1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Thái độ của học sinh trường THPT Chợ Đồn, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn về vấn đề bạo lực học đường

183 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THI MAY

THAI ĐỘ CUA HOC SINH TRUONG THPT

CHO DON, HUYEN CHO DON, TINH BAC KAN

LUAN VAN THAC SI

Chuyén nganh: Tam ly hoc

Hà Nội - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, mọi kết quả đạt được trong đề tài nghiên cứu nàyhoàn toàn mới, không có sự sao chép các nghiên cứu khác Các kết quảnghiên cứu chưa từng được công bố hoặc sử dụng trong bất kỳ hình thức

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành luận văn này em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ýkiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến PGS.TS Phạm Thị Thu Hoa

người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt nhiều tri thức kinh nghiệm và luôn theo sát,

hướng dẫn về mặt nội dung và phương pháp cho em trong suốt quá trình làm luậnvăn Trong quá trình làm luận văn em đã gặp phải rất nhiều khó khăn, cô đã ân cần

động viên dé em có thé hoàn thành luận văn của minh.

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Tâm lý học đãgiúp em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt

quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô và cảm ơn các em học sinh

trường THPT Chợ Đồn đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình điều tra.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều

kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thànhluận văn tốt nghiệp.

Mặc dù đã có gang hết sức nhưng do kha năng có hạn nên luận văn không

tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những lời góp ý của các thầy côdé luận văn được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2017Học viên

Nguyễn Thị Mây

Trang 5

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2 + s+2E+E+2EE£EEEEE2EEEEEEEEerEkrrkrrkrree 5

1.1.1 Những nghiên cứu vẻ bạo lực học đường -ccccccccccccetttrrrerrrreeeccee 51.12 Những nghiên cứu về thái độ -¿-222EE2veeetEEEEEEEEertrrtrtkrrrrrrrrrrvee 121.1.3 Những nghiên cứu về thái độ của học sinh với vấn đề bạo lực học

z1 17

1.2 Một số van đề lý luận của đề tài - 2-5 ©52Sz‡EEeEEEEE2EEEEEEEEEEerkerrerkee 18

1.2.1 Ly Luận về thái độ -2- SE St E2EEEEEEEEEE 1121121212111 2112121 xe 18

1.2.3 Khai niệm thai độ cua học sinh trung hoc phổ thông đối với bạo lực học

z1 00000n0n0n858A5 Ả Ả 31

1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của học sinh với van dé bạo lực học đường 35

1.3.1 Các yếu tỐ Chủ QUAN c55ccc222cc222EEEEEEE2222E1221212111111111 1 1 35

1.3.2 YEU 06 khách qHdH -22 -22SS2222+92EEEEE2+t12221111511212111111.22111111 Xe 37Tiểu kết chương l c1 SềEE9E12E12E12E21111121121121121111.11 11111111 xe 40

Chương 2: Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 41

2.1 Vài nét về địa bàn và khách thé nghiên cứu -2- 2 2 s+2zz+£zzzx+zxez 41

2.2 Tổ chức nghiên cứu 2 2 s++E2EE+EE2EE£2E2112712712112112711171 1.11 42

2.2.1 Giai đoạn nghiên cứu xác định L2 IERERRRRRNNNEm 42

Trang 6

2.2.2 Giai đoạn nghiên cứu xây dựng dé CƠNg, -cccccccccccvceeeerrrrrre 42

2.2.3 Giai đoạn xây dựng CO sở LY UG ceeceseccccseceessssesessssesesessesesseeseseseesesesnesessseenenes 422.2.4 Nghiên cứu thre ten eecccccccccssssssssssssssssssssssssssssessssssssssusssssssssssessssssssssessssssssssesess 43

2.3 Cac phương pháp nghién CỨU - c2 3221335111211 151 1181111 re 442.3.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản tải TEU 55+ S«Sc«ceerveeerverersrk 44

2.3.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi -2cccccc2ccc+etSEEEEEEvvvvecceerrrrrr 45

2.3.3 Phương pháp phỏng vấn sâi -c::+22SEEEEEEE22eeetttEEEEEEEEEkreeerrrrrrer 49

2.3.4 Phương pháp QUAN SÍ Set SESESESESEEtEkEkektttrtrkrkkkrrkrrkrkrkrkrrerrree 49

2.3.5 Phương pháp thong kê toán học bằng xử lý số liệu -: : 50Tiểu kết chương 2 - 2-2 St +E2EEEE XE 121121121111111111121121121111111 111 E1 xe 52

Chương 3: Kết quả nghiên cứu - 2 2SS2E+2EE2EE£EEEEE2EE2EEEEEEEEEEEErrrrerkee 533.1 Thái độ của học sinh trường Trung học phổ thông chợ Đồn đối với van đề

bạo lực học đường - - - c + c x12 11 11115115 112111111 111111111 T11 HH TH HH ng 533.1.1 Thái độ của hoc sinh với van dé bạo lực hoc đường thể hiện ở mặt

/77:7,87,777ẼẼ8 ccc ecc cece esuesceececeeeseecceceesseeseueteceesseeeseeeesanseeeeeeeneees 53

3.1.2 Thái độ của học sinh đối với vấn dé bao lực hoc đường thể hiện ở

INGE CAIN XUC ĂQQQ HH SH TK ng TK TK TH TK cv ry 65

3.1.3 Thái độ của học sinh với van dé bạo lực hoc đường thể hiện ở mặt hành vi.703.2 Các yêu tố ảnh hưởng đến thái độ của học sinh đối với vấn đề bạo lực học

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu khách thỂ 2: 2222222 2EEt2EE2EE22EE22EEt2EEeEErsrkree 44

Bảng 3.1 Nhận thức về hành vi bạo lực học đường của hoc sinh - 54

Bang 3.2 Su đồng tình với các hành vi BLHĐ của hoc sinh 25-55: 56Bang 3.3: Cảm xúc của học sinh khi chứng kiến hành vi BLHĐ 65

Bảng 3.4: Mức độ thực hiện các hành vi BLHD của học sinh 73

Bảng 3.5 Sự khác biệt nam nữ đối với việc thực hiện hành vi bao lực thé chat 74

Bảng 3.6: Sự khác biệt về hành vi bạo lực tình dục giữa nam va nữ - 77

Bảng 3.7: Sự khác biệt của học sinh ở các khối trong việc phải chịu các hành vi baoi13 79

Bảng 3.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi BLHD :- 2: ©5225z225z+2 82Bang 3.9 Kỹ năng xử ly tình huống của hoc sinh 2-5 5z2sz+£v£xerxerrssred 83Bang 3.10: Sự khác biệt nam nữ khi đánh giá sự ảnh hưởng do cha mẹ ly hôn 87

DANH MUC BIEU DOHình 1.1 Thuyết cap bậc nhu cầu của A Maslow 2-©5¿+cc+ccrxerxerrerred 36Biểu đồ 1: Nhận thức của học sinh về hình thức bao lực thé chất - 58

Biểu đồ 2: Nhận thức của hoc sinh về hình thức bao lực vật chất -: 59

Biểu đồ 3: Nhận thức của hoc sinh về hình thức bạo lực tinh thần - 60

Biểu đồ 4: Nhận thức của học sinh về hình thức bạo lực tình dục - 62

Biểu đồ 5: Nhận thức về hậu quả của BLHEĐ - - 2c 221323 tirssrrssrrsres 64Biểu đồ 6: Nhóm cảm xúc tích cực khi chứng kiến hành vi BLHĐ - 67

Biểu đồ 7: Cảm xúc của học sinh khi bi thầy cô giáo nhắc nhở nặng lời 69

Biểu đồ 8: hành vi của học sinh khi chứng kiến BLHĐ 2-2-5 522522 71Biểu đồ 9: Hanh vi của hoc sinh khi bị giáo viên nhắc nhở nặng lời 72

Trang 8

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đều biết rằng trường học là nơi cung cấp cho các em học sinh

những tri thức khoa học cũng là nơi rèn luyện nhân cach, đạo đức cho các em, bồi

dưỡng cho các em tâm hồn trong sáng, dạy dỗ các em những quan niệm đúng đắn

về cuộc sống, về lòng nhân ái, bao dung Ở lứa tuổi cắp sách đến trường, các emthường không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người

xung quanh Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi

nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, đề tập nói tiếng xin lỗi, cảm

ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới Còn với hiện tại, những van đề này khôngchỉ đơn thuần là tranh cãi để tranh luận mà đã tiến triển thành những mâu thuẫn,

xích mích và dẫn tới những hành vi bạo lực học đường.

Bởi vậy, thời gian gần đây, tình trạng bạo lực học đường (BLHĐ) đang diễnra tràn lan Theo số liệu thống kê từ đường dây nóng được Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ

em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) công bố trong những ngày cuối năm2012, so với 10 năm trở về trước, số vụ bạo hành tại trường học tăng gấp 13 lần.Bao lực học đường hiện đang có xu hướng gia tăng, ké cả số lượng vụ việc lẫn tính

chất nghiêm trọng [48] Còn theo số liệu của Bộ Giáo duc va Đảo tạo, trong một

năm học xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học.

Trong đó cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau, cứ hơn 11.000học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau Những vụ việc này trở thànhhồi chuông báo hiệu sự gia tăng bạo lực trong lứa tuổi học sinh [49] Mức độ

nghiêm trọng của các vụ bạo lực học đường được thể hiện rõ qua những đoạn videodo chính các em quay lại và đưa lên mạng xã hội trong những năm gần đây Những

hành vi này dẫn tới những hệ quả vô cùng nghiêm trọng về mặt thé chất như bam

tim, gay xương, trầy xước, tôn thương ngoài da thậm chí là tử vong Hơn nữa, nannhân của hành vi bạo lực sẽ phải chịu tôn thương lớn về mặt tinh thần chăng hạn

như nạn nhân sẽ rơi vảo trạng thái lo âu, buồn bã, chán nản, căng thăng, mệt mỏi.

Ban thân những học sinh có hành vi bạo lực sẽ bi bạn bè xa lãnh, phải chịu các hình

thức kỷ luật của nhà trường và sự khién trách từ gia đình nạn nhân.

Trang 9

Đối với các em ở tuổi Trung học phổ thông (THPT), tính tự trọng đặc biệtphát triển Các em thường không chịu được sự xúc phạm của người khác đối vớimình Một câu nói hay một hành động xúc phạm của người khác có thé là nguyêncớ gây xung đột, thậm chí âu đả ở lứa tuổi này Chính vì thé, mà không ít những vụBLHĐ xảy ra chỉ vì những lời nói tưởng chừng rất đơn giản, có lúc như vô tình haychỉ vì thoáng nghe bạn nói xấu mình ở đâu đó Tính tự trọng phát triển cũng là mộttrong những nhân tố tạo nên tâm lý bốc đồng ở học sinh lứa tuổi này Tâm lý bốc

đồng là điểm yếu làm cho học sinh dé bị kích động bởi người khác Đó cũng là một

trong những nguyên nhân dé dẫn đến hành vi bao lực các em lứa tuổi này.

Xét riêng đối với trường THPT Chợ Đồn của huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạnthì đây là một trường THPT ở miền núi cũng là trường THPT duy nhất của huyệnnên những học sinh trong trường là con em từ tất cả các xã khác nhau trong huyệnhội tụ về thị tran dé học tập Việc xuất phat từ nhiều địa phương khác nhau làm nênsự đa dạng về mặt tính cách cho những học sinh của trường Với nền tảng gia đình

của các em là văn hóa làng xã, việc người dân dùng vũ lực để giải quyết các mâu

thuẫn là chuyện không hiếm thấy, điều đó phần nào ảnh hưởng tới quá trình pháttriển nhân cách của các em và hành vi ứng xử của các em khi gặp các tình huốngkhác nhau Vậy khi đứng trước tình huống xảy ra BLHD thì học sinh có suy nghĩ gi,thái độ như thế nào, cảm xúc và hành động của các em ra sao? Đó là điều mà chúng

tôi băn khoăn Mặc dù với diễn biến phức tạp của thực trạng BLHĐ như hiện nay có

nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã đi sâu tìm hiểu, phân tích nguyên nhân cũngnhư tìm ra các giải pháp hạn chế BLHĐ nhưng hiện tại chưa có đề tài nào nghiêncứu trên dia ban huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn.

Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thái độ của học sinh trườngTrung học phổ thông Chợ Đồn, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bac Kạn về van đề bạo lựchọc đường” nhằm tìm hiểu thái độ của học sinh đối với van đề BLHĐ, từ đó có thé

làm rõ nguyên nhân của tình trạng trên Chúng tôi hy vọng có thê đưa ra các giải pháp

nhằm giúp các em nâng cao nhận thức và có thái độ phù hợp với BLHĐ.

Trang 10

- Xác định những quan điểm lý luận và phương pháp luận định hướng cho

quá trình nghiên cứu.

- Tổng quan tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, nghiên cứucác vấn đề lý luận về thái độ, bạo lực, BLHĐ, thái độ của học sinh về BLHĐ, các

5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

5.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thái độ của học sinh THPT Chợ Đồn về vanđề BLHĐ trên ba mặt là nhận thức, cảm xúc và hành vi.

5.2 Giới hạn khách thể nghiên cứu

Nhóm khách thê nghiên cứu của chúng tôi gồm 360 học sinh của trườngTHPT Chợ Đồn, trong đó:

Trang 11

- 120 học sinh thuộc khối lớp 10- 120 học sinh thuộc khối lớp 11- 120 học sinh thuộc khối lớp 12

Ngoài ra, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 1 giáo viên phụ trách chung về

công tác Đoàn của trường, 3 giáo viên chủ nhiệm và 7 học sinh.

6 Giả thuyết khoa học

Nhận thức của học sinh trường THPT Chợ Đồn đối với BLHĐ còn nhiều hạnchế, các em có thái độ phản đối, lên án những hành vi bạo luc song chưa có hành vi

can thiệp đúng mức.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu tai liệu

7.2 Phương pháp trưng cau ý kiến bằng bảng hỏi

7.3 Phương pháp phỏng van sâu

7.4 Phương pháp quan sát

7.5 Phương pháp thong kê toán học bang xử lý số liệu

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

Chương 2 Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứuChương 3 Kết quả nghiên cứu

Trang 12

Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu về bạo lực học đường

1.1.1.1 Nghiên cứu bạo lực học đường ở nước ngoài

Ở nước ngoài, đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tiến hành nhiều công

trình nghiên cứu dé làm rõ các van đề liên quan đến BLHĐ Một cuộc khảo sát gần

đây của Bộ Giáo dục Nhật Bản cho thấy, số vụ bắt nạt ở cấp tiểu học và trung học

đạt đến mức kỷ lục là 224.540 trường hợp trong năm 2015, tăng hơn 36.400 trườnghợp so với năm trước [44].

Qua khảo sát các công trình nghiên cứu, có thé chia theo các hướng nghiên

cứu chính sau:

e Nghiên cứu về các hành vi lệch chuẩn dan tới bao lực học đường:

Ở các nước phương Tây, có một số công trình nghiên cứu về hành vi lệch

chuẩn của học sinh, về tình trạng bắt nạt học đường có thể ké đến như sau:

Glew MG và các cộng sự (2005) tiến hành nghiên cứu trên 3520 học sinh lớpba, lớp bốn và lớp 5 tại Mỹ nhằm xem xét tỷ lệ bắt nạt trong trường tiêu học và mối

liên quan của nó với nhà trường, thành tích học tập hành động kỷ luật và cảm giác

của bản thân bao gồm: cảm giác buồn, an toàn và phụ thuộc Kết quả nghiên cứu

cho thấy 23% trẻ em được khảo sát đã từng tham gia bắt nạt hoặc đã từng là kẻ bắt

nạn, là nạn nhân hoặc cả hai Nạn nhân và kẻ bắt nạt có thành tích học tập thấp hơnso với những người ngoài cuộc Tất cả 3 nhóm trên đều có cảm giác không an toàn

khi ở trường học hơn so với những đứa trẻ ngoài cuộc Nạn nhân và kẻ bắt nạt nạn

nhân cảm thấy răng chúng không thuộc về trường học Chúng thường cảm thấy

buồn bã nhiều hơn so với những đứa trẻ bình thường Những kẻ bắt nạt và nạn nhâncủa hành vi bắt nạt chủ yếu là các em trai.

Các tác giả này đã đưa ra kết luận: Ty lệ bắt nat thường xuyên của các họcsinh tiêu học là đáng kể Đồng thời, mối liên hệ giữa hành vi bắt nat và BLHD chothay đó là vấn đề nghiêm trọng ở trường tiêu học Bởi vậy cần thiết phải có cácchương trình giảng dạy chống bạo lực dựa trên bang chứng ở bậc tiểu học [29].

Trang 13

Bên cạnh đó, Liang H và cộng sự (2007) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Bắtnat, bạo lực và hành vi nguy hiểm ở học sinh trung học Nam Phi” tại nhằm kiểm tratỉ lệ của hành vi bắt nat ở 5074 học sinh vị thành niên dang học lớp 8 và lớp 11

thuộc 72 trường học tại Cape và Durban, Nam Phi Nghiên cứu làm rõ mối liên

quan giữa những hành vi này với mức độ bạo lực và các hành vi nguy hiểm ở thanh

thiếu niên Kết quả cho thấy: Hơn 1/3 (36,3%) học sinh đã tham gia vào hành vi bắtnạt, 8,2% là kẻ bắt nạt, 19,3% là nạn nhân và 8,7% là kẻ bắt nạt người khác và bịnhững người khác bắt nạt Học sinh nam dễ trở thành thủ phạm và nạn nhân củanhững hành vi bắt nạt Bên cạnh đó, học sinh nam dễ trở thành nạn nhân của bắt nạthọc đường Bạo lực và hành vi chống đối xã hội tăng lên trong hành vi bắt nạt.Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những kẻ bắt nat là nạn nhân thường thé hiện hành vibạo lực, chống đối xã hội và có những hành vi nguy hiểm hơn so với kẻ bắt nạt.Nghiên cứu cho thấy hành vi bắt nat là một van dé khá phổ biến của trẻ Nam Phi.Hành vi bắt nạt được xem như là một chỉ báo của các hành vi bạo lực, chống đối xã

hội và hành vi nguy hiểm [31].

e Nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường:

Năm 2008, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) tại Mỹ đãtiến hành một cuộc khảo sát với tên gọi “Hiểu biết về BLHĐ” (Understandingschool violence) trên quy mô lớn Trung tâm đã sử dụng phương pháp khảo sát,trưng cầu ý kiến và phân tích tài liệu dé thực hiện dé tài này Nghiên cứu đã chỉ rathực trạng và quy mô BLHĐ diễn ra tại các trường phô thông trung học trong những

giai đoạn khác nhau ở Mỹ, trong đó đặc biệt là từ năm 2005 — 2007 Nghiên cứu đã

đưa ra những con số thống kê về tình trạng BLHĐ, về môi trường học đường,

những hành vi đe dọa, những trường hợp bạo lực không gây tử vong và những

trường hợp gây tử vong.

Qua những con số này, Trung tâm đã đưa ra kết luận tình trạng BLHĐ tạiMỹ đang ngày càng gia tăng và mức độ nguy hiểm, tính trầm trọng của nó ngày

càng cao Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra những nhân tổ nguy hại gây ra tình

trạng bạo lực ở giới trẻ như nhân tô cá nhân, các môi quan hệ thân cận và nhân tô xã

Trang 14

hội, cộng đồng Đồng thời, nghiên cứu cũng phân tích những tác động trước mắt vàlâu dài của BLHĐ đến học sinh phổ thông trung học nói riêng và toàn xã hội nói

chung [46].

Đến năm 2012, các tác giả đã đưa ra những con số thống kê về tình trạng môitrường học đường với những hành vi de dọa, hành vi bao lực gây tử vong và khônggây tử vong như sau: có 5,9% học sinh mang theo một loại vũ khí (như súng, dao)vào trường học trong 30 ngày trước thời điểm điều tra Tý lệ này ở nam lớn gấp balần nữ Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 7,8% học sinh trung học được thông báo

bị đe dọa hay bị thương tích bằng một loại vũ khí trong trường học ít nhất một lần,

với tỷ lệ nam cao gấp hai lần nữ Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 12,4% họcsinh từng tham gia vào một vụ đánh nhau tại trường ít nhất một lần Tỷ lệ này ởnam cũng cao gấp hai lần nữ Trong 30 ngày trước cuộc điều tra, 5,5% học sinhđược cảnh báo những nguy cơ không an toàn nên họ đã không tới trường ít nhất mộtngày Các tỷ lệ này ở nam và nữ xấp xi bằng nhau [51].

© Nghiên cứu về các hình thức biểu hiện bạo lực học đường

Công trình nghiên cứu của Wang.J và cộng sự năm 2009 được tiễn hành tạiMỹ với đề tài: “Bắt nạt trường học trong thanh thiếu niên tại Hoa Kỳ: thể chất, băng

lời nói, quan hệ và trên Internet” đã xem xét 4 hình thức của hành vi bắt nạt trong

trường học ở nhóm thanh thiếu niên Mỹ và mối liên quan với các đặc điểm về mặt

nhân học xã hội, hỗ trợ của cha me và bạn bè đã được khảo sát.

Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ hành vi bắt nạt người khác đã từng bị bắt nạt ởtrường học ít nhất 1 lần trong 2 tháng gần thời điểm khảo sát nhất là 20,8% về mặt

thé chất, 53,6% bằng lời nói, 51,4% về mặt xã hội hoặc 13,6% về các trò chơi trên

internet Các bạn nam dính liu nhiều hơn đến các kiêu bat nat thé chất hoặc bằng lời

nói Nam giới cũng có xu hướng là người đi bắt nạt qua mạng, trong khi các bạn gái

có xu hướng là nạn nhận của hiện tượng bắt nạt đó Thanh thiếu niên người Mỹ gốcPhi đã tham gia bắt nat nhiều hơn (về mặt thân thé, lời nói hay qua mạng), nhưng lạiít trở thành nạn nhân của hình thức bắt nạt (bằng lời nói hoặc quan hệ) Nghiên cứu

cho thấy sự hỗ trợ của cha mẹ có liên quan đến việc thanh thiếu niên ít dính líu đến

Trang 15

tất cả các hành vi bắt nạt nêu trên Ngoài ra, việc thanh, thiếu niên có nhiều bạnbẻ sẽ có liên quan đến các hành vi bắt nạt nhiều hơn và họ cũng it bị bắt nạt hơnvề những hình thức như thé chất, bang lời nói và quan hệ trừ hình thức bat nat

qua mạng.

Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra những kết luận quan trọng đó là:

sự hỗ trợ của cha mẹ có thê bảo vệ thanh thiếu niên khỏi tất cả bốn hình thức bắt

nạt, liên kết bạn bè theo kiểu khác với bắt nạt truyền thống và bắt nạt mạng [29].

Tổ chức phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em Plan International vàTrung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW) (2015) công bố báo cáo về tìnhtrạng bạo lực trong các trường học ở châu Á Báo cáo dựa trên kết quả nghiên cứu

và khảo sát thực tế với 9.000 học sinh ở lứa tuổi 12 đến 17, các giáo viên, hiệutrưởng, phụ huynh tai 5 quốc gia Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan vàNepal, thực hiện từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2014 Theo báo cáo này, tình trạng

bạo lực trong các trường học châu Á đang ở mức báo động Trung bình cứ 10 học

sinh thì có 7 em từng trải nghiệm bạo lực học đường Quốc gia có số học sinh hứngchịu nạn bạo lực cao nhất là Indonesia (84%); thấp nhất là Pakistan với 43% Chỉtính trong 6 tháng (10/2013-3/2014), số học sinh bị bạo lực (ở mọi hình thức: tinhthần, thể xác ) tại trường học của Indonesia là 75% Việt Nam đứng thứ hai với

71% [45].

Nhìn chung các nghiên cứu đã phản ánh được một phần thực trạng BLHĐqua những hình thức cụ thé như bao lực, bắt nat học đường ở một số quốc gia trênthế giới, các hình thức bạo lực, bắt nạt học đường điển hình Nhiều nghiên cứu chothay tỉ lệ BLHD ở nam cao hon ở nữ Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn chỉ ra đượcảnh hưởng của hành vi bạo lực tới thé chat, tâm lý của thanh thiếu niên và nhữngyếu tô giúp giảm thiểu hay gia tăng tình trạng BLHĐ.

1.1.1.2 Nghiên cứu bạo lực học đường ở Việt Nam

Hiện nay, do tình trạng BLHĐ được báo chí phản ánh nhiều nên đã có khá

nhiều tác giả nghiên cứu về BLHD tại Việt Nam Có thể kế đến một số công trình

nghiên cứu như sau.

Trang 16

© Nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường

Tác giả Lê Thị Hồng Thắm và Tô Gia Kiên nghiên cứu về lĩnh vực y tế côngcộng đã tiến hành nghiên cứu dé tài “Nguyên nhân dẫn đến BLHD tại trường trunghoc cơ sở Lê Lai — Quận 8 — Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009” Nghiên cứu nàyđược thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng (điều tra bằng bảng hỏi,áp dụng phương pháp chọn mẫu đa dạng và đồng nhất với mục đích kiểm tra chéo

các thông tin của các đối tượng cung cấp; nghiên cứu định tính bao gồm phỏng van

sâu và thảo luận nhóm.

Kết quả nghiên cứu thu được như sau: Các đối tượng nghiên cứu đều chorằng hành vi BLHĐ là những hành vi như kết băng nhóm hăm dọa bạn bè, ăn hiếpngười nhỏ hoặc yếu thé, có thé là hành vi tran lột đồ - tiền của bạn khác hoặc thậm

chí có thể do ghét nhau lâu ngày nên dẫn đến xô xát, đánh nhau (có hung khí hoặc

không có hung khí) Da số các đối tượng cho rang hành vi mắng chửi nhau và hành

vi hiếp dâm không phải là BLHĐ Đa số các đối tượng nghiên cứu đều cho rằng

BLHĐ ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và liên hệ xã hội của nạn nhân Bên cạnhđó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các em có hành vi bạo lực luôn muốn chứng tỏ

mình Ba mẹ các em thường la ray, danh dap mỗi khi các em sai phạm và ba mẹ cóthái độ xúi giục các em thực hiện hành vi bạo lực khi bị người khác xúc phạm, anh

chị thì không quan tâm đúng cách đến các em Nhà trường chưa tổ chứcđược chương trình phòng chống bạo lực học đường và không đồng nhất trong cáchxử ly các hành vi sai phạm của các em, đôi khi nhà trường còn dùng hành vi bao

lực đối với các em [19].

e _ Nghiên cứu khảo sát vé thực trạng bạo lực học đường hiện nay:

Tác giả Phan Mai Hương đã có bài viết về “Thực trạng BLHD hiện nay”.

Chủ đề của bài viết là nhu cầu, định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại ViệtNam Tác giả đã trình bày khảo sát của tác giả về thực trạng BLHĐ bằng phươngpháp phân tích tai liệu và các số liệu thứ cấp được công bố trên diễn đàn Nghiên

cứu đã đưa ra những vấn đề trọng điểm như: BLHĐ ngày một gia tăng về số lượng

và mở rộng địa bản; BLHĐ ngày một nguy hiểm về mức độ và tính chất bạo lực;

Trang 17

Đối tượng gây BLHĐ ngày một đa dạng; BLHĐ ngày một đa dạng về kiểu loại vàphong phú về biểu hiện; BLHĐ có thé bắt nguồn từ những nguyên nhân vô cớ và vô

cùng đơn giản [13].

Từ khảo sát này tác đã đưa ra kết luận rằng tình trạng BLHĐ cần được

nghiên cứu, tìm hiểu sâu và cần sự góp sức của các chuyên gia tâm lý học đường.

Tác giả Lê Vân Anh và các cộng sự của Viện Khoa học giáo dục Việt namđã tiến hành đề tài nghiên cứu “Giải pháp ngăn ngừa các hành vi bạo lực trong học

sinh trung học phô thông” Đề tài giới hạn nghiên cứu các biểu hiện hành vi bao lực,

xác định nguyên nhân và một số giải pháp ngăn ngừa hành vi bạo lực trong học sinh

trung học phổ thông tại các địa bàn Quảng Ninh, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh và Gia

Lai Các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tiễn,

phương pháp chuyên gia, điều tra xã hội học và phương pháp thống kê Đề tài đãchỉ ra những hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số nơi hiện nay đã bộc lộtính chất nguy hiểm, nghiêm trọng và nguyên nhân hành vi BLHĐ hiện nay xuấtphát từ nhiều yếu tố như gia đình, nhà trường, xã hội và chính bản thân học sinh Đềtài đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng, cung cấp bức tranh mô tả đầy đủ các biểu

hiện, nguyên nhân, hậu quả của hành vi BLHD trong học sinh THPT Từ nghiên

cứu lý luận, đánh giá thực trạng, các tác giả đã đề xuất 4 nhóm giải pháp ngăn ngừahành vi bạo lực ở học sinh trung học phô thông [36].

e Nghiên cứu về nhận thức của học sinh trung học phổ thông dan tới bạo

lực học đường

Tác giả Ông Thị Mai Thương đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Hành vi bạolực trong nữ sinh trung học phô thông”, tác giả khảo sát trên 200 khách thé tại 2

trường trung học phô thông thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) và đã đưa ra một số van

dé quan trọng trong thực trạng hành vi bao lực của nhóm nữ sinh trung học phổ

thông như mức độ xảy ra hiện tượng bạo lực trong nhà trường, phương thức, công

cụ, phương tiện tiến hành hành vi bạo lực Đề tài cũng tìm hiểu về nhận thức củahọc sinh về hành vi bạo lực và nguyên nhân xuất hiện bao lực Trong đề tài, tác giả

cũng chỉ ra một sô yêu tô tác động đên hành vi bạo lực của học sinh như sự thiêu

10

Trang 18

quan tâm của cha mẹ, bạo hành gia đình, ảnh hưởng của phương tiện truyền thôngđại chúng, sức ép tâm lý và bat mãn xã hội Từ đó, tac giả đưa ra một sô kết luận,kiến nghị nhằm giúp giảm thiểu, ngăn chặn hành vi bạo lực trong nhóm nữ sinhtrung học phé thông [22].

Tác giả Trần Thị Minh Đức đã tiến hành nghiên cứu về “Gây han học đường

ở học sinh trung học phổ thông” Tác giả nghiên cứu về một trong những nguyên

nhân quan trọng dẫn tới BLHĐ là gây hắn Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng cácphương pháp nghiên cứu định tính như phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, thảo luậnnhóm; phương pháp nghiên cứu định lượng gồm trưng cầu ý kiến trên 771 học sinhtrung học phổ thông ở 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Bac Ninh, Thái Bình.

Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đi sâu vào phân tích hai nội dung chính:

Nội dung thứ nhất là tinh trạng gây han ở học sinh (trong đó có cả mức độ gây hanvà bị gây han) Nội dung này còn được tác giả phân tích dựa trên cơ sở về giới Nộidung thứ hai là nhận thức của học sinh về hành vi gây han Từ đó tác giả đưa ra kết

luận như sau: Gây han học đường là hiện tượng phổ biến và ngày càng trở nên nguy

hiểm, tình trạng này có nguyên nhân tác động từ nhiều phía như bản thân học sinh,gia đình, nhà trường và xã hội Học sinh nhận thức còn yếu về bản chất của gây hắn,

nhiều học sinh đã không nhận biết được đâu là hành vi gây han Những hành vi gây

han là mầm mong dẫn tới BLHD Do đó, việc hoc sinh nhận thức còn yếu về bản

chất của gây han đã khiến cho tình trạng BLHĐ diễn ra ngày càng tram trọng hơn.

Nhà trường, gia đình và xã hội vẫn chưa có biện pháp mang tính hệ thống và tíchcực nhằm hạn chế van đề này [7, tr.42-52].

Như vậy, chỉ trong một vài năm gần đây, nhiều tác giả trong nước đã quan

tâm nghiên cứu sâu hơn về vấn đề BLHĐ ở những góc độ khác nhau Các nghiên

cứu đều cho thấy tình trạng BLHĐ có xu hướng gia tăng và tính chất ngày càng trởnên nguy hiểm hơn Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích thực trạngBLHD, nguyên nhân dẫn tới thực trạng này cũng như đề xuất các giải pháp tích cựcnhằm hạn chế mặt tiêu cực của BLHĐ.

lãi

Trang 19

1.1.2 Những nghiên cứu về thái độ

1.1.2.1 Nghiên cứu về thái độ ở nước ngoài

Trong lĩnh vực tâm lý học xã hội ở phương Tây, vấn đề thái độ luôn là vấn

đề được nhiều các nhà khoa học chú ý và nghiên cứu Đặc biệt là các công trìnhnghiên cứu về thái độ của các nhà tâm lý học người ở Nga (Liên Xô) và Đức Khi

nghiên cứu thái độ các nhà Tâm lý học Liên Xô đã vận dụng cách tiếp cận hoạtđộng và nhân cách đối với thái độ và nhu cầu trong điều kiện hoạt động của cánhân, coi thái độ như là một hệ thống từ đó lý giải hợp lý và khoa học về sự hình

thành thái độ, vi tri, chức năng của thai độ trong quá trình điều chỉnh hành vi hoạt

động của cá nhân Có thé nhac đến các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữathái độ và hành vi của con người Đó là thuyết “Tự nhận thức” của Daryl Bem vàLeon Fertinger Học thuyết của Leon Festinger và Daryl Bem đã có ảnh hưởng khálớn tới các nghiên cứu sau này Không những thế các nhà nghiên cứu cũng đưa raphương pháp nghiên cứu hình thành, thay đổi thái độ như phương pháp “đường ống

giả vờ” cho phép đo các thái độ của con người do Edward Jones va Harold Sigall(1971) dé ra cùng “kỹ thuật lấn từng bước một” của Janathan Freedman va ScottFraer (1966) Bên cạnh những đạt được nó cũng ton tai những han chế nhất định.Theo Shikiew P.M hạn chế đó là sự bế tắc trong phương pháp luận trong việc lý giải

các số liệu thực nghiệm, không lý giải được các mâu thuẫn giữa thái độ và hành vi,

tách rời hai thái độ với hoàn cảnh xã hội và với hoạt động [27, tr.45].

Như vậy qua nghiên cứu của tác giả Shikhirev P.M, chúng ta có thể nhận

thấy: Lịch sử nghiên cứu thái độ nói riêng và khoa học tâm lý nói chung, cũng trải

qua những thăng tram cùng với lịch sử phát triển của con người Nghiên cứu củaShikhirev P.M có thé được xem là nghiên cứu vạch đường cho chúng ta khi muốn

đi sâu vào nghiên cứu thái độ ở một thời kì cụ thể nào đó Cũng ở Liên Xô trước

đây, ngoài Shikhirev P.M còn có hai tác giả được coi là có ảnh hưởng rất lớn đến sựphát triển của tâm lý học hơn cả Đó là D.N Uzantze với công trình nghiên cứu về“Thuyết tâm thế”, và V.A Iadov với nghiên cứu về “Thuyết định vị” Tuy còn nhiềunhững hạn chế nhưng nghiên cứu của D.N Uzantze đã đóng vai trò quan trọng, đó là

12

Trang 20

phương pháp luận khoa học cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu cu thé của tâm lý họchiện đại Dựa trên thuyết tâm thé của D.N Uzantze, V.A Iadov đã phát triển thànhkhái niệm tâm thế nhằm điều chỉnh hành vi, hoạt động xã hội của cá nhân V.Aladov cho rằng con người là một hệ thống các định vị khác nhau rất phúc tạp, vàhành vi của con người được điều khiển bởi các tổ chức định vị này V.A ladov đã

nghiên cứu thái độ ở một góc nhìn hoàn toàn mới Nó đã thiết lập được mối quan hệ

giữa cách tiếp cận hành vi cá nhân từ các góc độ khác nhau như trong nghiên cứu ởTâm lý học đại cương, Tâm lý học xã hội Tuy nhiên, thiếu sót của V.A Iadov làđã không làm rõ được khái niệm “định vi là gì?” Đồng thời cũng chưa chỉ ra được

cơ chế điều chỉnh hành vi băng các định vị trong các tình huống xã hội.

Ở Đức những công trình nghiên cứu về thái độ tiêu biểu là các công trình

nghiên cứu của các nhà Tâm lý học xã hội như: Vnâyzơ, V đorxtơ ngoài những

van đề truyền thống, các nhà Tâm lý học Đức còn đề cập tới kiểu định hình thái độ,cơ chế của thái độ, coi thái độ như là một thành tố của năng suất lao động tập thể

[27; tr 50].

Một số nghiên cứu về thái độ cụ thé:

Theo tác giả G.Witzlack, về cơ bản thái độ học tập và thái độ làm việc thốngnhất với nhau Ông cũng phân tích thái độ học tập trong các hình thức học tập khácnhau như thái độ học tập trên lớp, thái độ tự học Trong các hình thức học tập ay

tac giả lai đưa ra những “điểm tựa”cho sự đánh giá thái độ học tập như: sự nỗ lực

nhận thức, sự sẵn sảng thực hiện những nhiệm vụ học tập, tự đặt ra những yêu cầucao về thành tích học tập của bản thân, sự phản ứng với những thể nghiệm thànhcông hay thất bại trong học tập, tinh thần vận dụng kiến thức.

N.P.Lêvitốp cho rằng thái độ học tập tích cực của người học thể hiện ở chỗ:người học chú ý, hứng thú và sẵn sàng găng sức vượt khó khăn Tác giả đã phântích tỉ mi những mặt biéu hiện này trên hành vi học tập của sinh viên trong giờ học

trên lớp cũng như tự học Những nghiên cứu này rất có ý nghĩa đối với những

nghiên cứu về thái độ học tập của sinh viên.

13

Trang 21

Dé chương trình phòng chống bạo lực cho thanh thiếu niên ở New York hiệuquả hơn, năm 1992, Sở Y tế New York, trung tâm kiêm soát và phòng ngừa dịch

bệnh cùng các trường công lập ở thành phố New York đã tiễn hành điều tra mối liên

hệ giữa thai độ và hành vi bạo lực ở học sinh THPT Trong năm học 1991-1992,

36,1% học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 của các trường công lập tại Thành phố New

York được khảo sát cho thay bi de dọa tôn hại về thé chất, và 24,7% có tham giađánh nhau ở bat cứ nơi nào (tai nhà, trường học và khu dân cư) Nhìn chung, 21%

học sinh cho biết có mang theo vũ khí như súng, dao hoặc côn, có thể mang di 1

hoặc nhiều ngày trong 30 ngày trước cuộc điều tra; 16,1% học sinh mang theo một

con dao hoặc dao cạo và 7,0% mang theo một khâu súng ngắn Nếu so sánh thì tỷ lệ

các hành vi bạo lực và nguy hiểm có thể thấp hơn đáng ké trong trường học (trongđó: tỷ lệ bị đe dọa cao nhất chiếm tới 14,4%; tỷ lệ mang vũ khí chiếm 12,5%; tỷ lệcầm dao hoặc dao cạo là 10,0%; tham gia đánh nhau là 7,7%; và mang theo một

khẩu súng lục là 3,7%) so với khi đi đến trường hoặc từ trường về nhà Những học

sinh tham gia đánh nhau ở trường học ít tin tưởng rằng việc xin lỗi, tránh mặt hoặc

tránh xa người muốn đánh nhau với mình là cách hiệu quả dé tránh các cuộc au đả,những học sinh này tin răng gia đình các em muốn các em đánh trả nếu có ai đóđánh các em trước Những học sinh đem theo vũ khí tới trường học cho rằng việcđem theo vũ khí là cách phòng tránh các cuộc âu đả hiệu quả; chúng cũng tin rằnggia đình mong muốn các em có thể tự bảo vệ bản thân khỏi các cuộc tấn công cho

dù là đem theo vũ khí Những học sinh này cũng cảm thấy an toàn hơn trong các

cuộc au đả nếu có mang theo dao hay súng ngắn

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng hành vi bạo lực và mang theo vũ khí trongthanh niên diễn ra cả trong trường học và ngoài cộng đồng Các tác giả đã đưa ra kếtluận thái độ của học sinh có ảnh hưởng từ gia đình của họ Dé giảm sự xuất hiện

của bạo lực trong các trường học cần đòi hỏi sự phối hợp từ các chương trình với

các tổ chức cộng đồng, các nhóm phụ huynh, giáo viên, nhà nước, y tế địa phươngvà các cơ quan khác phục vụ cho thanh thiếu niên năm phòng chống bạo lực họcđường [52].

14

Trang 22

1.1.2.2 Nghiên cứu về thái độ ở Việt Nam

Trong những năm gan đây, van đề thái độ được quan tâm, nghiên cứu nhiều.Có thé kế đến một số đề tài nghiên cứu thực tiễn như sau:

(1) Những điều kiện tâm lý — sư phạm của việc hình thành thái độ tráchnhiệm ở học sinh, thiếu niên trong hoạt động học tập và hoạt động ngoài giờ lên lớp— Nghiêm Thị phiến (Luận án Tiến sỹ Tâm lý học; 2002) Qua luận án này, tác giả

đã có những phân tích về điều kiện tâm lý, các nhân tố ảnh hưởng đến việc hìnhthành thái độ trách nhiệm ở học sinh, thiếu niên trong hoạt động học tập và hoạt

động ngoài giờ lên lớp của học sinh.

(2) Thái độ đối với quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên Học viện

ngân hàng TP HCM - Lê Thị Linh Trang (Luận văn thạc sỹ Tâm lý hoc; 2002) Day

là vẫn đề được xã hội quan tâm và hầu như phổ biến trong giới trẻ, việc tìm hiểuthực tế và đưa ra các giải pháp phần nào đã có được cái nhìn tổng thể về vấn đề

nghiên cứu và giảm các tệ nạn xã hội.

(3) Thái độ của thanh niên trước tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong giađình — Lý Minh Hang (Luận văn thạc sỹ Tâm ly học; 2003) Day cũng là van đềđược xã hội quan tâm, qua luận văn, tác giả đã nêu bật được tình trạng bạo lực đốivới phụ nữ hiện nay, thực trạng, nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đưa ra

giải pháp hạn chế bạo lực đối với phụ nữ.

(4) Thái độ của thanh niên sinh viên với van đề phòng chống ma túy hiện nay

— Lê Thu Hà (Luận văn thạc sỹ Tâm lý học; 2004) Trong luận văn nay, tac giả đã

nêu bật được vấn đề tệ nạn ma túy, cơ sở lý luận có liên quan đề tài, thực trạng ténạn ma túy và vấn đề phòng chống hiện nay, qua đó tác giả cũng đã đề xuất cácbiện pháp phòng chống ma túy cũng như kiến nghị với các cấp lãnh đạo trong côngtác phòng chống ma túy nhằm giảm tệ nạn này đến mức thấp nhất có thé.

(5) Thái độ kỳ thị của cán bộ làm công tác tuyên truyền đối với những ngườinhiễm HIV/AIDS - Đỗ Thị Thanh Hà (Luận văn thạc sỹ Tâm lý học; 2005) Đề tài

đã nêu bật được thực trạng hiện nay trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết liên quan, từ đó

đề xuất các biện pháp nhằm hướng thái độ của cán bộ làm công tác tuyên truyền đốivới những người nhiễm HIV/AIDS theo hướng tích cực, phù hợp nghề nghiệp.

15

Trang 23

(6) Thái độ của phụ nữ trước hành vi bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình —

Trịnh Thị Vân Anh (Luận văn thạc sỹ Tâm lý học; 2006) Tình trạng bao lực gia

đình hiện nay đang được xã hội quan tâm, đề tài là một trong những vấn đề cấpthiết Trên cơ sở lý thuyết, tác giả đã tìm hiểu thực tế và từ đó đề xuất các giải phápcũng như các kiến nghị đối với ngành chức năng, xã hội về vấn đề bạo lực đối vớiphụ nữ.

(7) Thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma túy ở Đại học

Quốc gia Hà Nội — Chu Thị Thu Trang; 2011) Tác giả đã trình bày, phân tích thực

trạng trên cơ sở lý thuyết liên quan, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm giúp sinh

viên có thái độ đúng đắn với việc phòng ngừa nghiện ma túy 6 trường đại học Quốc

gia Hà Nội

(8) Thái độ của phạm nhân đối với việc chấp hành chế độ lao động trong trại

giam — Dương Thị Như Nguyệt (Luận văn thạc sỹ Tâm lý học; 2014) Qua thời gian

nghiên cứu cơ sở lý luận va thực tế, tác giả đã trình bày và phân tích thực trạng, từ

đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức cũng như thái độ củaphạm nhân đối với việc chấp hành chế độ lao động trong trại giam

(9) Nghiên cứu thái độ tình dục của sinh viên có tiếp xúc với nội dung khiêu

dâm trên INTERNET — Đặng Thị Thu Mai (Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học; 2014).

Đề tài là một hiện thực xã hội, qua đề tài tác giả đã trình bày, phân tích được cácthực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức của sinh

viên về van đề tình dục khi tiếp xúc với nội dung khiêu dâm trên INTERNET

Như vậy có thé thay, van đề thái độ đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâmvà nghiên cứu thực tiễn trên nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sông Điều này cho

thấy, thái độ là một vấn đề có tam quan trọng cả về lý luận và thực tiễn Tuy nhiên,

nghiên cứu cụ thé về thái độ với hành vi BLHĐ hiện tại còn rất ít ỏi Có thé ké đếnnghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai Lan về vấn đề “Thái độ và hành động đốivới hành vi BLHD ở nước ta hiện nay” [25] Cụ thé với đối tượng học sinh THPTthì hiện tại chưa có đề tài nghiên cứu về thái độ của học sinh THPT về vấn đề

BLHD Bởi vậy, đây một vân đê còn nhiêu điêu cân phân tích, mô xẻ.

16

Trang 24

1.1.3 Những nghiên cứu về thái độ của học sinh với van đề bạo lực

học đường

Nhìn chung trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu

về vấn đề bạo lực học đường, nhất là về bạo lực giữa các em học sinh Nhữngnghiên cứu nay đã thống kê về thực trạng bạo lực bằng những số liệu cụ thể, mô tả

hiện trạng về tính chất hoặc hành vi bạo lực học đường, xem xét nguyên nhân vàhậu quả của nó Những nghiên cứu trên góc độ tâm lý học cũng chỉ ra rằng sự thờ ơcủa học sinh, thái độ bàng quan, sự nhận thức còn hạn chế của các em là một trongnhững nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng hiệnnay Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về thái độ của các

em học sinh về vấn đề này mặc dù đây là vấn đề quan trọng.

Bên cạnh đó, có thé nhắc đến một số đề tai:

Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh (2010) với đề tài “ Thái

độ của học sinh trường trung học cơ sở Nghỉ Kim (TP Vinh - Nghệ An) về vấn đề

bạo lực học đường” Trong đề tài, tác giả đã nghiên cứu các vấn đề lý luận chung vềthái độ, bạo lực, bạo lực học đường, thái độ của học sinh về bạo lực học đường Bêncạnh đó tác giả tìm hiểu thực trạng thái độ của học sinh trường trung học co sở NghiKim (TP Vinh - Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường Từ đó, đề xuất một số giảipháp nhằm hạn chế và đây lùi tình trạng bạo lực học đường, nâng cao nhận thức,

thái độ của các em học sinh về vấn đề này.

Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thùy Dung (2012) với đề tài “Nhận

thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP Vinh — Nghệ An) về van débao lực học đường” Trong đó, tác giả đã tìm hiểu nhận thức về van dé bao lực họcđường của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An), tìm hiểu

mỗi quan hệ của nhận thức với thái độ và hành vi của học sinh đối với bạo lực học

đường, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm ngăn chặn bạo lực học đường đề hướng tới

môi trường học đường lành mạnh, an toàn.

Về thái độ của học sinh đối với BLHĐ được nghiên cứu chủ yếu trên các bài

báo, như một sô bài viét trên các trang bao Có thê nhac đên:

17

Trang 25

(1) Minh Luân với bài “ Dửng dưng với bao lực học đường” được đăng trênBáo thanh niên (25/12/2014) đã chỉ ra thái độ thờ ơ của đại bộ phận giới trẻ hiện

nay với bạo lực học đường.

(2) Mỹ Dung, Hà Thanh với bài “ Tại sao giới trẻ thờ ơ trước bạo lực học

đường” được đăng trên báo Giao thông (22/3/2015), các tác giả đã tìm hiểu nguyên

nhân và có bài phân tích về nguyên nhân khiến giới trẻ hiện nay thờ ơ trước bạo lực

học đường.

Tóm lại, BLHĐ được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnhkhác nhau Tuy nhiên, về thái độ của học sinh đối với bạo lực học đường vẫn chưađược nhiều tác giả nghiên cứu một cách cụ thể.

1.2 Một số vẫn đề lý luận của đề tài1.2.1 Lý Luận về thái độ

1.2.1.1 Khái niệm thái độ

Từ khi khái niệm thái độ được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1918, cùng vớirất nhiều nghiên cứu khác nhau về thái độ thì đồng thời cũng xuất hiện những địnhnghĩa khác nhau của các nhà tâm lý học về thái độ Mỗi định nghĩa lại bàn tới một

khía cạnh của thái độ.

Trong từ điển Anh - Việt, “Attitude” được dịch là thái độ, quan điểm vàđược hiệu nghĩa là cách ứng xử, quan điểm của cá nhân.

Trong lịch sử nghiên cứu thái độ ở phương Tây, hai nhà tâm ly học người

Mỹ là W.I.Thomas và F.Znaniecki là những người đầu tiên đưa ra khái niệm thái độ

vào năm 1918 Hai ông cho rang: “thdi độ là trạng thái tinh than của cá nhân đốivới một giá tri” [35] Định nghĩa này chú trọng đến yếu tô chủ quan của cá nhân đối

với một giá tri khác, làm cho cá nhân có hành động này hay hành động khác mà

được xã hội chấp nhận” Như vậy, hai ông đã đồng nhất thái độ với định hướng giá

tri của cá nhân.

Năm 1935, nhà tâm lý học người Mỹ G W.Allport đã đưa ra định nghĩa vềthái độ như sau: “¿hái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh than và thân kinh được

tô chức thông qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh hay ảnh hưởng năng động

18

Trang 26

đối với phản ứng của cá nhân hướng tới các khách thé và tình huống mà nó liênquan” [11, tr.319] G W Allport đã định nghĩa thái độ trên khía cạnh điều chỉnhhành vi Thái độ được coi là một trạng thái tâm ly thần kinh ảnh hưởng tới hoạtđộng Ở cá nhân khi sắp có một hành động diễn ra thì sẽ xuất hiện thái độ nhằm

lượng cũng như về mặt nội dung, sự săn sàng này phụ thuộc không những vào chủthể hữu quan mà frước hết là một hiện tượng tâm lý xã hội, phụ thuộc và khuynhhướng xã hội của cá nhân, là cái gắn liền với những chuẩn mực của nhóm” [18,

Tác giả Robet S Feldman coi “Thái độ là khuynh hướng học tập đáp lại

bang cách tán thành hay không tán thành một đối tượng cụ thể” [32, tr.596].

Trong hau hết các định nghĩa, quan niệm trên đều giải thích “thái độ” dướigóc độ chức năng của nó Thái độ định hướng chức năng, hành vi ứng xử của conngười, chức năng thúc day, tăng cường tính sẵn sang của những phản ứng nơi conngười hướng tới đối tượng.

Ở Việt Nam, trong “Từ điển Tiếng Việt” (Hoàng Phê) thái độ được địnhnghĩa là “Cách nhìn nhận hoạt động cua ca nhân theo một hướng nào đó trướcmột van dé, một tình huồng can giải quyết Đó là tổng thể những biểu hiện ra

bên ngoài của ý nghĩ tình cảm của cá nhân đối với con người hay một việc nào

đó” [15, tr 134].

19

Trang 27

Những quan điểm về thái độ cũng được phản ánh trong quan điểm của cácnhà tâm lý học Việt Nam đó là quan niệm cho rằng: “Thdi độ là một bộ phận cau

thành, đồng thời là thuộc tính co bản của ý thức ” [23, tr 4].

Theo tác giả Vũ Thị Như Quỳnh: “Thái độ là một trạng thái tâm lý chủ quan

của cá nhân, sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định đối với một đối

tượng nào đó, được thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm, tình cam và hành vicủa chủ thé trong những tình huống, những điều kiện nhất định [18, tr.20].

Qua tìm hiểu và tham khảo những khái niệm thái độ trên, chúng tôi đồng

tình với quan điểm về thái độ của tác giả G W Allport: “hái độ là trạng thái sẵn

sàng về mặt tỉnh than và thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, có khả

năng điều chỉnh hay ảnh hưởng năng động đối với phản ứng của cá nhân

hướng tới các khách thể và tình huống mà nó liên quan ”[11, tr.319].1.2.1.2 Đặc điểm của thái độ

Năm 1953, nhà tâm lí học người Mĩ G.V.Allport đã đưa ra 5 đặc điểmchung của thái độ dựa trên sự tổng kết 17 định nghĩa khác nhau về thái độ [11,

(1) Thái độ là trạng thái nhất định của tinh than và hệ thần kinh.(2) Thái độ thể hiện sự sẵn sàng phản ứng

(3) Thái độ là trạng thái có tổ chức.

(4) Thái độ dựa trên kinh nghiệm được tiếp thu từ trước.

(5) Thái độ có ảnh hưởng, tác động, điều khiển hành vi.

Ngoài ra, thái độ còn mang một số đặc điểm quan trọng tạo ra sự khác nhau của thái

độ đó là:

(6) Trị số (Hay được gọi là tính phân cực): Tính tích cực hay tiêu cực, ủng

hộ hay phản đối.

(7) Mức độ: Ít hay nhiều.

(8) Cường độ: Mạnh hay yếu.

(9) Tính ổn định: Thời gian tồn tại của thái độ, mối liên hệ giữa nhận thức,xúc cam, tình cam của hành vi.

20

Trang 28

1.2.1.3 Chức năng của thái độ

Con người có khả năng ứng xử linh hoạt, phù hợp với tác động da dạng của

môi trường chính là nhờ khuôn mẫu thái độ xác định Điều đó có một vai trò quantrọng trong đời sống tâm lí con người Việc tổng kết ý kiến của các nhà nghiên cứu

đã đưa ra một số chức năng cơ bản của thái độ như sau:

(1) Chức năng thích nghỉ: Nhằm đạt được mục đích đề ra Một số trườnghợp các cá nhân thay đổi thái độ do tác động của môi trường.

(2) Chức năng tiết kiệm trí lực: Cá nhân tiết kiệm sức lực, năng lượng thần

kinh cơ bắp trong hoạt động nhờ các khuôn mẫu hành vi quen thuộc đã được hình

(3) Chức năng thể hiện giá trị: Qua sự đánh giá một cách có chọn lọc về

đối tượng, việc biểu lộ cảm xúc, hành động cũng như sẵn sàng hành động, cá nhân

thể hiện giá trị nhân cách của mình.

(4) Chức năng tự vệ: Chức năng tự vệ của thái độ giúp chúng ta nâng cao

lòng tự trọng và bảo vệ cơ thê chống lại những căng thăng của cuộc sống Khi mộtcá nhân có sự xung đột nội tâm (Giữa hứng thú và nhu cầu, giữa nhận thức và hành

vi ), cá nhân đó thường tim cách biện minh, tim lí do giải thích hoặc hợp lí hoá

hành vi của mình Quá trình nay dẫn đến sự hình thành một thái độ mới tương ứng,giảm bớt và loại bỏ những bắt đồng nội tâm.

(5) Chức năng tác động điều chỉnh hành vi: Đây là chức năng quan trọng,giúp cá nhân tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn

cảnh Qua chức năng nay chúng ta có thé tìm hiểu được sự ảnh hưởng của thái độđối với hành vi của cá nhân như thé nao.

1.2.1.4 Cấu trúc của thái độ

Khi bàn về cấu trúc của thái độ, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về cautrúc thái độ Tuy nhiên phần lớn các nhà tâm lý học đồng ý với cấu trúc ba thànhphần của thái độ do M.Smith (đưa ra năm 1942) Theo ông, thái độ gồm 3 thành

phân: nhận thức; xúc cảm - tình cảm; hành vi - hành động của cá nhân đôi với đôi

21

Trang 29

tượng Ba thành tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau và qui định nên thái độ đối vớimột đối tượng cụ thé nào đó.

(5) Nhận thức là một qua trình lĩnh hội tri thức kinh nghiệm, nhờ tri thức có

được về đối tượng mà chủ thể có cảm xúc và có khả năng đánh giá đối tượng.

Thư hai la yếu tô xúc cảm, tình cảm

(1) Xúc cảm, tình cảm là thái độ rung cảm của cá nhân đối với sự vật, hiện

tượng liên quan đến nhu cầu, cuộc sống của con người Thẻ hiện ở sự hài lòng, dễ

chịu, đồng cảm, vui sướng, mừng rỡ hoặc khó chịu, bat bình, tức giận tức là cócảm tình hay không có cảm tình với đối tượng và ở sự rung động, quan tâm chú ý

đến đối tượng.

(2) Xúc cảm tình cảm là sự biểu thị thái độ của cá nhân đối với các hiệntượng xảy ra trong hiện thực có liên quan mật thiết đến việc thoả mãn hay khôngthoả mãn các nhu cầu của cá nhân.

(3) Xúc cảm tình cảm thúc đây con người trong hoạt động, giúp họ vượt qua

khó khăn trở ngại trong cuộc sống, thúc day và tao điều kiện cho cá nhân nhận thức

22

Trang 30

về đối tượng Chính xúc cảm tình cảm đã làm cho tư duy về đối tượng tốt hơn vàảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của họ Vì vậy yếu tố xúc cảm tình cảm tình cảmđược xem như một chỉ bảo quan trọng khi nghiên cứu về thái độ.

(4) Tuy nhiên trong quan hệ với đối tượng, xúc cảm luôn luôn mang sắc tháichủ quan của cá nhân Dựa vào tình cảm người ta thường gán cho đối tượng nhữngthuộc tính mà có thể đối tượng không có, tạo nên sự nhận thức sai lệch về đối tượng

“Yêu nên tốt, ghét nên xâu”, phan ánh rõ ràng ảnh hưởng của tình cảm với nhận thức.Thứ ba là yếu to hành vi:

(1) Hành vi được coi như là một cấp độ của thái độ, đó là những biểu hiện ra

bên ngoài hay xu hướng hoạt động của cá nhân với đối tượng của thái độ và chia

làm 2 loại: Hành vi tích cực và hành vi tiêu cực

(2) Hanh vi có thé biểu hiện ra bên ngoài và được người khác đánh giá cònthái độ bên trong đối tượng với hành vi đó của bản thân được thê hiện ở sự tự đánh

giá theo chuân mực mà chủ thé đã cảm nhận.

Ba yếu tổ trên có quan hệ mật thiết với nhau Trong thực tế yếu tố tình cảm

thường chứa đựng các yếu tố ý thức và yếu tố hành vi có các khía cạnh của yếu tốtình cảm Có nghĩa là nếu một người nao đó thích đối tượng của thái độ (Yếu tố tìnhcảm) thì tin răng đối tượng sẽ dẫn đến một điều gi đó tốt đẹp, (yếu tô ý thức) và cóxu hướng hành động một cách tích cực với đối tượng, có những hành vi mang tính

tích cực nhiều (Yếu tổ hành vi) Tuy theo tình huống mà một thành phan nao đó

chiếm vị trí chủ đạo chi phối hành vi cá nhân Cấu trúc 3 thành phan là cơ sở choviệc xây dựng các thang đo thái độ khi nghiên cứu về vấn đề này.

Một số nhà tâm lí học cho rằng, tỷ lệ các thành phần nêu trên trong các loại

thái độ có sự khác nhau Tuỳ theo tình huống mà một thành phần nào đó chiếm vị

trí chủ đạo ảnh hưởng chi phối hành vi cá nhân Cấu trúc ba thành phan này là cơ sở

cho việc xây dựng các thang đo về thái độ.

1.2.2 Lý luận về bạo lực học đường

1.2.2.1 Khai niệm bao lực

Bao lực là một hiện tượng xã hội và có nhiêu cách hiệu khác nhau về bạo lực.

23

Trang 31

Thông thường có thể hiểu bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thê chất vớimục đích gây thương vong, tôn hại một ai đó.

Theo từ điển Anh — Việt, từ “violence” có nghĩa là bạo lực.

Trong Từ điền Tiếng Việt có ghi: “Bao luc là dùng sức mạnh dé cưỡng bức,

tran áp hoặc lật đổ" [16].

Với các quan điểm trên, bạo lực chỉ được hiểu như những hành động mangtính chất chiếm đoạt làm tổn thương đến người khác và bị pháp luật trừng trị Nói

cách khác, cách hiểu như trên chỉ là hiểu theo nghĩa hẹp mà thôi Hiện nay, khái

niệm bao lực không chỉ giới hạn ở những hành động làm tốn thương đến thé chấtmà còn xét cả những hành động làm ton thương đến tinh thần của người khác trong

gia đình và ngoài xã hội.

Dưới góc nhìn xã hội học thì khái niệm này được hiểu rộng hơn.

“Bao lực là việc sử dung vũ lực để gây thương tích cho người hoặc tải sản.Bao lực có thé gây ra dau đón về thé chất cho người trực tiếp gây ra các hành vi

bạo lực cũng như cho những người bị hại Cá nhân, gia đình, trường học, nơi lamviệc, cộng đồng, xã hội, và môi trường — tat cả đều bị tổn thương do bạo lực gây

ra” [46].

Dưới góc độ tâm lý học, tác giả Trần Thị Minh Đức cho rằng: “Bạo lực thể

hiện ở những việc đơn giản như khích bác, có tình thêu dệt cấu chuyện làm tồnthương người khác hay giải quyết tình huống bằng cách dam đá nhau giữa các cá

nhân và nhóm Bao lực có mặt ở khắp mọi nơi, từ các chuyện xích mích nho nhỏ

giữa những đứa trẻ trong gia đình, chuyện bố mẹ đánh mang con, đến chuyện bắtnat học đường , tat cả đều nhằm mục đích làm tồn thương nhau vỀ mặt tâm ly, thé

chat hay hủy hoại tài sản” [8, tr.39].

Qua việc tham khảo các khái niệm như trên, chúng tôi hiểu về bạo lực như

sau: “Bao lực là hành vi sử dụng sức mạnh, quyên lực hay các hành động để cưỡng

bức, tran áp, đe dọa, hành hung làm ton thuong đến thé chất và tinh than củangười khác mà không có sự chấp thuận của người bị hai”.

24

Trang 32

1.2.2.2 Khái niệm bạo lực học đường

Hiểu một cách đơn giản, BLHĐ là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi, mang

tính miệt thị, de doa, khủng bố người khác, dé lại thương tích trên cơ thé, thậm chídẫn đến tử vong, đặc biệt là gây ton thương đến tư tưởng, tình cảm, tâm lý cho

những đối tượng trực tiếp tham gia Trong đó, hành vi bắt nạt được xem như là một

chỉ báo của các hành vi bạo lực, hành vi gây han là mầm mống tiềm ẩn dẫn tới các

vụ BLHĐ.

BLHĐ khá phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên trong môi trường giáo dục.BLHĐ là bạo lực về tinh thần, ngôn ngữ, thân thể có ý đồ giữa các học sinh trongvà ngoài trường Dù chỉ là những hành động thiếu tôn trọng hay giễu cợt đã làm cho

người bị hại cảm thấy bat tiện cũng được xem là BLHĐ.

Theo tác giả Nguyễn Thị Thùy Dung, “BLHĐ là hành vi cố ý của học sinhhay/và giáo viên diễn ra trong hay người phạm vi nhà trường mà gây ton hại hoặccó khả năng gây tôn hại về thê chat, tinh thần, kinh tế đối với học sinh hay/và giáo

viên khác” [4, tr L7].

Tác giả Phan Mến trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Trảng Bom, tỉnh ĐồngNai trong chuyên đề bạo lực học đường đã đưa ra định nghĩa như sau: “Bao luc hocđường là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quả nghiêmtrọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường Và nếu nhìn từ góc độ lấy học sinh làmtrung tâm thì bạo lực học đường là sự xâm hại của học sinh đối với học sinh, sựxâm hại của học sinh đối với người bên ngoài nhà trường, là sự xâm hai của giáo

viên đối với học sinh và ngược lại Bạo lực ấy xâm phạm đến sức khoẻ hoặc danhdự của người bị hại, hoặc xâm phạm đến tính mạng và nhân phẩm của người bị hại.Bạo lực ấy không chỉ xảy ra trong phạm vì nhà trường mà nhiễu khi xảy ra bên

ngoài nhà trường” [26, tr.57].

Trên cơ sở tham khảo các khái niệm về BLHĐ như trên, chúng tôi đồng tìnhvới quan điểm của nhóm tác giả Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Thị Diễm My, HuỳnhNgọc Trâm về BLHĐ như sau: “Bao luc học đường là một thuật ngữ dùng dé chỉ

các hành động làm ton hại đến thé chat, tinh than và vật chất của người khác dưới

những hình thức khác nhau trong môi trường học đường” [26, tr.60].

25

Trang 33

1.2.2.3 Các hình thức bạo lực học đường

Có nhiều cách phân loại hành vi BLHĐ Cụ thể như phân tích trên bình diện

chung nhất thì nó bao gồm hành vi bạo lực thé chất và tinh than Bao lực về mặt thé

chất là những hành vi có sử dụng vũ lực, sức mạnh của bản thân hoặc các vật dụng,

công cụ nhằm tấn công người khác Bạo lực về mặt tinh thần là những hành vi không

sử dụng vũ lực nhưng cô ý tắn công người khác bằng ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ.

Theo tác giả Hoàng Bá Thịnh BLHĐ được chia thành 4 hình thức như sau

[20; tr.34].

e_ Bao lực về vật chất:

Bao lực về vật chất là những hành động gay thiệt hại, chiếm đoạt, cô ý hủy

hoại hay làm hư hỏng tài sản của người khác.

Bạo lực về vật chất này thực ra có liên quan đến bạo lực về thé chất hay bạolực về tình cảm - tâm lý Thế nhưng, xét ở một góc độ nhất định, những biểu hiệncủa hành vi bạo lực này thường hướng đến sự bắt ép có liên quan đến vật chất haynhững phương tiện vật chất có liên quan Trong môi trường học đường, bạo lực vậtchất này được xem là một đặc thù có liên quan chặt chẽ đến hành vi bắt nạt họcđường hay BLHD Hành vi này cũng có những biểu hiện diễn ra một cách có chủđích, cụ thể, có tính toán hay thậm chi là có “tổ chức” nhóm.

(2) Những hành vi sử dung các vật dụng hoặc công cụ dé đánh đập, gây ton

thương thân thé nạn nhân (roi, gậy gộc, ghế, lưỡi lam, côn )

Ngoài ra, hình thức của hành vi bạo lực này cũng diễn ra ở những dạng khác

nhau, ở các mức độ và cấp độ khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi, văn hóa cũng như

tình hình thực tế ở từng địa phương hay môi trường học đường.e Bao lực về mặt tinh than:

26

Trang 34

Là loại hình bao lực không sử dụng vũ lực, tác động lên tinh thần nạn nhân,

bao gồm:

(1) Mang chửi, lăng ma, miét thi

(2) Bỏ rơi, không quan tâm, cô lập, tránh giao tiếp với nan nhân

(3) Dé nạn nhân luôn lo lắng, trạng thái tinh thần bat an, sống trong bầukhông khí bị đe dọa hoặc bị lăng mạ với những lời lẽ mạt sát.

(4) Xúc phạm khiến nạn nhân ngộ nhận, bị mất niềm tin vào chính mình,buộc họ phải tin rằng họ bị hành hạ như vậy là đúng.

(5) Chụp ảnh, quay phim cảnh lăng nhục nạn nhân phát tán trên internet, điệnthoại

e Bao lực về tình dục:

Bạo lực về tình dục học đường cũng bắt đầu diễn ra một cách khá phức tạptrong môi trường học đường Cùng với sự phát triển tâm lý xã hội của học sinh, bạolực về tình dục học đường trở thành một hành vi cần được xem xét trên bình diệnlứa tuổi, giới - giới tính Có thé chia ra làm hai loại cơ bản: Quay rối tinh duc và

lạm dụng tình dục.

(1) Quấy rối tình dục: là bất kỳ một lời nói hay hành động cử chỉ có ý nghĩatinh duc ngoài ý muốn, những câu nói xúc phạm có ý hay bat kỳ những nhận xét về

tình dục của ai xúc phạm người khác (nạn nhân) và làm cho nạn nhân cảm thấy bị

đe dọa, bi làm nhục, ngắm ngầm phá hoại sự an toàn và gây ra sự lo sợ cho nạn nhân.Đơn cử như những lời nói thiếu tế nhị, những lời trêu chọc, những câu bình phẩm vôvăn hóa đến những hành động cô ý như sờ mo, bóp ngực, đụng chạm vào những nơi

nhạy cam của học sinh thanh niên nam đối với học sinh nữ và ngược lại.

(2) Lạm dụng tình dục: được coi là hành động lợi dụng sự thiếu hiểu biếthoặc sự thiếu kinh nghiệm, thiếu quyền lực của người khác dé đạt được mục đíchtình dục của mình.

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi có tham khảo quan điểm của tác giảHoàng Bá Thịnh dé tìm hiểu các mặt biểu hiện của BLHĐ.

27

Trang 35

1.2.2.4 Nguyên nhân của bạo lực học đường

Thứ nhất là nguyên nhân xuất phát từ cá nhân học sinh.

Hành vi của mỗi cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, nhu cầu, tình

Trường hợp này cá nhân hành động theo quan điểm của mình và cho răng mình

đúng, không chịu thừa nhận cái sai.

(3) Cá nhân biết mình sai nhưng vẫn có tình vi phạm Trường hợp này do cánhân không có khả năng kiểm soát hành vi và tự kiềm chế kém; Học sinh kém khảnăng tập trung, hiếu động; Học sinh dé bị căng thang về xúc cảm.

Về mặt tính cách và đặc điểm tâm — sinh lý của lứa tudi học sinh.

Đó là những kiểu phản ứng nhất định của mỗi cá nhân trước một sự vật, hiệntượng: ra quyết định nhanh hay chậm, thụ động hay chủ động, phụ thuộc hay độclập Các đặc điểm tâm — sinh lý của học sinh là một trong những nhân tố ảnh hưởngtới hành vi lệch chuẩn (BLHĐ) ở các em.

Bên cạnh đó, tình trạng “dư thừa sức lực” của học sinh ở lứa tuổi dậy thìkhiến các em phát triển mạnh về thé chất, hưng phan cao, kiềm chế kém Hơn nữa,các em đang muốn chứng tỏ bản thân, khăng định cái “tôi” cá nhân, nhưng lạikhông biết thé hiện bằng cách nào Do đó, muốn dùng vũ lực như một cách thé hiện

sự vượt trội của mình so với bạn bè.

Thứ hai là nguyên nhân xuất phát từ gia đình

Gia đình chính là xã hội thu nhỏ, đó cũng là nơi mỗi cá nhân sinh ra và lớn

lên Gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng nhân cách, là nơi hình thành cho các em

nhân cách sống và cách ứng xử trong xã hội, nơi giáo dục cho các em những cảm

nhận đâu tiên vê quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên

28

Trang 36

nhiên và giữa mỗi người với chính bản thân mình, Nếu không được giáo dục tốttừ gia đình thì các em dé mat phương hướng có những hành vi lệch lạc về tâm sinh

lý Có thé kể đến những tác động trực tiếp như: Những thành viên khác trong giađình có cách cư xử không đúng với chuẩn mực đạo đức, lối ứng xử đó đã gieo vàođầu các em những suy nghĩ không tốt, các em cũng có những hành vi cư xử không

đúng với bạn bè Chang hạn bố mẹ các em thường mang chửi, đánh nhau nên dandần các em cũng hình thành tính bạo lực, sẵn sàng chống đối; Gia đình bố mẹ ly tán

hoặc thiếu văng sự chăm sóc của bố, mẹ khiến các em bị hụt hang, gặp khó khăntrong việc định hướng nhân cách và thường có xu hướng bat cần, dé bộc phát hành

vi hung tính, đánh nhau; Gia đình nhận thức còn lệch lạc, kém hiểu biết, thiếu kiếnthức về giáo dục con cái dẫn đến quan tâm chiều chuộng thái quá trong nuôi dạy

con, giao duc con về đạo đức con hạn chế.

Thứ ba là nguyên nhân xuất phát từ nhà trường

Nhà trường là nơi các em học sinh học văn hóa, học kiến thức Đây là nơi màhọc mà các em gắn bó chiếm đa số thời gian trong thời kỳ còn đi học Bởi vậynhững gì diễn ra trong trường sẽ tạo những nét vẽ đầu tiên trong cuộc đời các em.Dé dễ hiểu có thé tam phân chia theo một số ý như sau:

(1) Giữa học sinh với học sinh: Mâu thuẫn hàng ngày của các em không lớn,

rất nhỏ nhặt nhưng các em quá đề cao cái tôi của mình, chỉ đôi lời qua lại đã khiếncác em mat bình tĩnh và không làm chủ được bản thân.

(2) Giữa học sinh với giáo viên: Khoảng cách thế hệ khiến giáo viên và họcsinh khó thấu hiểu nhau Học sinh có chuyện nhưng ngại tâm sự với giáo viên để

nghe lời khuyên hay sự chỉ dẫn Trong khi đó ngoài xã hội lại vô cùng phức tạp,

tudi đời của các em còn quá nhỏ dé phân biệt đúng sai hay thậm chí là biết cách ứng

xử phù hợp với tình huống phát sinh bất ngờ Sự thiếu quan tâm của người lớn càng

dễ khiến các em lầm đường lạc lối.

Thứ tu là nguyên nhân xuất phát từ xã hội và các phương tiện truyền thông

Tình hình kinh tế - xã hội có diễn biến phức tạp, khoảng cách giàu nghèogiữa các gia đình, giữa các vùng miên ngày càng rõ nét, áp lực kinh tê dân đên giảm

29

Trang 37

sút vai trò cua gia đình đối với việc bảo vệ và chăm sóc con cái Bên cạnh đó, côngnghệ thông tin phát triển như vũ bão, trẻ em được tiếp cận với các trò chơi điện tửvà mạng Internet từ khi còn rất nhỏ, từ đó, dẫn đến các hiện tượng nghiện game

online, nghiện Internet cũng như các trang mạng xã hội, ảnh hưởng từ các trò chơimang tính bạo lực cao, các em bat chap pháp luật, chuẩn mực đạo đức dé được thỏa

mãn “nhu cầu bạo lực” thông qua các trò chơi online, rời xa cuộc sống thực tìm đến

thế ảo của internet Các ấn phẩm báo chí, sách, truyện tranh, video clip, phim ảnhmang tính bạo lực cũng ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của học sinh.

1.2.2.5 Hậu quả của bạo lực học đường

e Anh huong toi doi song tinh than, tinh cảm, xúc cảm

Những hoc sinh bị đánh, bị tống tiền sẽ vô cùng căng thang va hoảng sợ.Thông thường ít có em nào nào dám nói lên sự thật để nhờ nhà trường và gia đình

can thiệp Các em sẽ chịu dung, lo lắng dẫn tới suy sup về sức khỏa Từ đó, các em

dễ dàng bị tram cảm, tâm lý sợ sệt mỗi lần đến lớp, nơm nớp lo sợ bị đánh ảnhhưởng đến kết quả học tập Nghiêm trọng hơn, nhiều em vì quá sợ hãi và bế tắc dẫn

đến nghĩ quân và tự kết liễu cuộc đời mình.

Với những học sinh gây ra BLHD: các em luôn tự hao, tự mãn khi bạn bé sợ

hãi, phục tùng mọi yêu cầu của mình Tuy nhiên, với tính hiếu thắng của tuổi mớilớn, các em sẽ tiếp tục gây g6 với những bạn bè khác Điều này giống như tình trạng

leo thang, cấp độ bạo lực với bạn bè ngày càng gia tăng Tuy nhiên, cuối cùng chính

các em lại chịu những tôn thương tâm ly nặng nè về sau này Khi những hành vi củacác em bị phơi bày những học sinh này sẽ phải vào trại giáo dưỡng khi tuổi đời cònrất trẻ, học hành dang dở, bị điều tiếng xã hội chê cười Nếu không đi trại giáodưỡng, những học trò này lại tiếp tục gây ra những “tội ác” về thể xác và tinh thần

cho bạn bè mình Qua thời gian, các em sẽ bị méo mó về nhận thức, rằng không cần

học hành nhiều vì việc kiếm tiền rất đễ dàng, chỉ cần đe dọa, làm người khác lo sợ,phục tùng dé hưởng thụ Từ suy nghĩ đó, các em sẽ gia nhập những băng nhóm trộm

cướp, bỏ đở học hành, trở thành vấn nạn cho xã hội.

30

Trang 38

e Ảnh hưởng tới thân thể

BLHD có thé gây chan thương, giảm sức khỏe đối với nạn nhân Nếu nhẹ cóthé phục hồi, nặng hon có thé bị suy nhược thần kinh hoặc có thể gây tử vong cho

nạn nhân cũng như người gây ra hành vi BLHD.

1.2.3 Khái niệm thái độ của học sinh trung học phô thông doi với

bạo lực học đường

1.2.3.1 Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học pho thông

Học sinh trung học phổ thông là các em học sinh các khối lớp 10, 11, 12 củabậc trung học phổ thông Lira tuổi của các em khoảng từ 15 đến 19 tuổi

Đến nay, học sinh trung học phô thông được xếp vào giai đoạn lứa tuổi thanhxuân hoặc lứa tuôi đầu thanh niên Ở lứa tuổi này, học sinh trung học phé thông có

sự phát triển về tâm sinh lý xã hội tương đối ôn định so với lứa tuôi thanh thiếu niên

từ 11, 12 tuổi đến 15 tuổi.

* Sự phát triển về thé chất ở học sinh trung học phổ thông

Từ 15, 16 tuổi đến 18 tudi là thời kỳ mà sự phát triển thể chất của con ngườiđang đi vào giai đoạn hoàn chỉnh Chăng hạn, sự nở nang của cơ thể giúp cho họcsinh trung học phố thông có một cơ thé cân đối, đẹp, khoẻ của người thanh niên.

Đây cũng là thời kỳ trưởng thành về giới tính Ở vào giai đoạn cuối THPT khoảng

18, 19 tuổi các em dần chấm dứt giai đoạn khủng hoảng của thời kỳ phát dục đểchuyên sang thời kỳ ôn định hơn, cân bằng hơn Từ đặc điểm này, ở một số em đãxuất hiện nhu cầu tình dục và hoạt động tình dục thoả mãn nhu cầu này.

* Sự phát triển tình cảm ở học sinh trung học phô thông

Lửa tuổi học sinh THPT được xem là lứa tuổi không còn là trẻ con mà cũngchưa han là người lớn nên có rất nhiều van đề nảy sinh do sự phát triển chưa thực sựhoàn thiện nay.

Trang 39

nhận hay không chấp nhận bản thân với tư cách là một nhân cách Biểu hiện cụ thélà cá nhân không coi mình là tồi hơn, kém hơn những người khác Các em thường

không chịu được sự xúc phạm của người khác đối với mình Một câu nói hay một

hành động xúc phạm của người khác có thê là nguyên cớ gây xung đột, thậm chí âu

da ở lứa tuổi này” Chính vi thế, mà không ít những vụ BLHĐ xảy ra chỉ vì những

lời nói tưởng chừng rất đơn giản, có lúc như vô tình hay chỉ vì thoáng nghe là bạnnói xấu mình ở đâu đó Tính tự trọng của học sinh THPT chưa đạt được mức độ caovới những biểu hiện tích cực của nó như: có thái độ tích cực, đúng mực đối với bản

thân và biết bảo vệ nhân cách mình một cách phù hợp trong mọi hoàn cảnh Do đó,

có nhiều học sinh đã bảo vệ nhân cách của mình mang tính chất cảm tính với nhữnghành vi sai lệch Một trong số đó là những hành vi bạo lực Tính tự trọng phát triểncũng là một trong những nhân tố tạo nên tâm lý bốc đồng ở học sinh lứa tuổi này.Tâm lý bốc đồng là điểm yếu làm cho học sinh dé bị kích động bởi người khác Đócũng là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến hành vi bạo lực ở học sinh.

(2) Đời sống cảm xúc của học sinh trung học phổ thông rất phong phú, đadạng, bởi các mối quan hệ giao tiếp của các em ngày càng được mở rộng về phạmvi và đặc biệt được phát triển về mặt chất lượng Các em đạt được mức độ tương đốivề sự bình dang, độc lập trong sự giao tiếp với người lớn và các bạn cùng độ tui.

Bên cạnh nhu cầu về tình bạn, chọn bạn một cách có lý trí thì tình cảm đốivới người lớn của học sinh THPT thường biểu hiện tính tự lập, có nét riêng độc đáo

của cái tôi tương đối tự do Học sinh THPT hay có tâm lý cho rằng người lớn

thường không đánh giá đúng, nghiêm túc những điều họ nghĩ, những việc họ làmcũng như sự trưởng thành của họ Bởi vậy, lứa tuổi này thường dé có xu hướng xalánh người lớn và tìm sự đồng tình, đồng cảm ở các bạn cùng lứa tuổi Đặc điểmnảy cùng với sự phát triển của tính tự trọng chưa cao làm cho học sinh THPT thiếutự chủ và thường chịu sự tác động từ bạn bè hơn là từ người lớn Đó cũng là một

trong những nguyên nhân dễ xảy ra những vụ BLHĐ ở học sinh THPT khi bị bạn

bẻ kích động.

(3) Sự tự đánh giá bản thân

32

Trang 40

Sự tự đánh giá về bản thân đó là quá trình cá nhân đánh giá chính mình, đánhgiá năng lực, phẩm chat và vị trí của mình so với người khác.

Học sinh THPT có nhu cầu tìm hiểu, đánh giá những đặc điểm tâm lý củamình theo quan điểm về mục đích sống và hoài bão của mình Điều này khiến các

em quan tâm sâu sắc đến đời sống tâm lý, phâm chất nhân cách và năng lực riêng

của bản thân Các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại mà cònnhận thức về vị trí của mình trong xã hội, trong tương lai, về các mối quan hệ củamình với người xung quanh Dé khang định và tự đánh giá mình các em có xu

hướng hành động theo một những cách sau:

- Tu nguyện nhận nhiệm vụ khó khăn, cố găng hoan thành nó Tuy nhiêndo còn hạn chế về kinh nghiệm sống nên việc tự đánh giá này đôi khi gâyra những ngộ nhận Vi dụ, bướng binh, ngang tang được hiểu là gan góc,dũng cảm; sự càn quấy được xem như một điều lạ, một cách thé hiện sựanh hùng Bởi vậy, nhiều em thực hiện những hành vi đe dọa, bắt nạn bạn

khác vì nghĩ rằng đó là biểu hiện anh hùng Sự ngộ nhận sai lầm này sẽ

làm gia tăng các hành vi hăm he, bắt nạt bạn bè, đây cũng là một trong

những hành vi mang tính bạo lực.

- Ngầm so sánh với những người xung quanh, đối chiếu ý kiến của minhvới người lớn, nhất là người mà các em ngưỡng mộ, lắng nghe ý kiến củanhững người xung quanh về mình Nếu các em có những hành vi khôngphù hợp, chăng hạn bắt nạt bạn khác nhưng lại được một nhóm bạn cô vũthì việc các em dé lặp lại hành vi bắt nạt bạn khác.

Nhìn chung, học sinh THPT có thể tự đánh giá bản thân một cách sâu sắcnhưng đôi khi vẫn chưa đúng đắn nên các em vẫn cần sự giúp đỡ của người

lớn Một mặt, người lớn phải lắng nghe ý kiến của em các, mặt khác phải giúp các

em hình thành được biểu tượng khách quan về nhân cách của mình nhằm giúp chosự tự đánh giá của các em được đúng đắn hơn, tránh những lệch lạc, phiến diện

trong tự đánh giá.

33

Ngày đăng: 10/06/2024, 01:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN