1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát địa danh Choang ở thành phố Sùng Tả, Trung Quốc (có liên hệ với địa danh Tày Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam)

242 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát địa danh Choang ở thành phố Sùng Tả, Trung Quốc (có liên hệ với địa danh Tày Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam)
Tác giả Vi Hồng Bình (Wei Hong Ping)
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 242
Dung lượng 53,54 MB

Nội dung

Địa danh là một hiện tượng ngôn ngữ, tìm hiểu địa danh về phương diện cau tao, ngữ nghĩa sẽ có được nguồn tư liệu quý cho việc nghiên cứu lich sử ngônngữ, quy luật diễn biến của ngôn ngữ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Vi Hồng Bình (Wei Hong Ping)

KHẢO SÁT ĐỊA DANH CHOANG

Ở THÀNH PHO SUNG TẢ, TRUNG QUOC

LUẬN ÁN TIEN SĨ NGON NGỮ HOC

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XA HOI & NHÂN VAN

Vi Hồng Bình (Wei Hong Ping)

Chuyên ngành : Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam

MÃ SỐ: 62220109

LUẬN ÁN TIEN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYÊN VĂN HIỆU

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi Các công

trình nghiên cứu khác có liên quan và được trích dẫn trong Luận án có chú

thích rõ ràng ở phần tài liệu tham khảo Mọi nhận định, kiến giải, kết luận

là của bản thân, không sao chép từ bất kì một tài liệu nào Nếu có gi sai sot,

tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, thang 08 năm 2017

Người viết

Vi Hồng Bình (Wei Hong Ping)

Trang 4

LOI CAM ON

Trong quá trình nghiên cứu va hoàn thành luận án này, tôi đã nhận

được sự hướng dẫn và giúp đỡ hết sức tận tình của người hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu, các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, nhất là các thầy

cô giáo của Khoa Ngôn ngữ học và Phòng đào tạo Sau đại học; các thầy cô

và bạn đồng nghiệp Khoa Tiếng Việt của Học viện Ngoại ngữ - Đại học

Dân tộc Quảng Tây Trung Quốc Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành,

sâu sắc đến quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.

Tôi rất mong muốn được tiếp thu những ý kiến nhận xét, chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo, của hội đồng chuyên môn và các bạn đồng nghiệp

dé khắc phục những thiếu sót, hạn chế dé luận án được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, tháng II năm 2017

Người viết

Vi Hồng Bình (Wei Hong Ping)

Trang 5

1 Quy ước cách viết tắt

+ Viết hoa toàn bộ: nhân danh, địa danh, quốc hiệu.

+ Viết hoa chữ cái đầu: tên thời đại (Xuân thu, Chiến quốc), tên công

trình, tên một đơn vị tổ chức (Thư viện Đại học Bắc Kinh, Viện Nghiên

cứu Hán Nôm)

+ In nghiêng: tên công trình (4n Nam chí lược, Nam Giao hảo âm)

đó chữ sô đâu là sô thứ tự tư liệu được trích, chữ sô sau là sô trang.

Trang 6

Danh mục các biêu bảng:

Bảng 1 Cây phố hệ của họ Thái - Kadai theo cách phân chia của M.Ferlus

Em — 1

Bảng 1 Bản đồ về phạm vi nghiên cứu -¿- 5¿©2+2©5++2++2£x2z+erxezrxesred 5 Bảng 1.1 Đối tượng địa danh -¿- ¿©2222 2EE2EEEEEESEE2EEEEEErkrrkrrrrees 31 Bang 1.2 Hình thức ngôn ngữ - - n1 vn T1 1 111g 1H ng ng ngư 32 Bảng 1.3 Phương pháp định danh - - c2 32213333 E1EEEEEerrrsrrsres 33 Bảng 2.1 mô hình cấu tạo địa danh - c-kSt+kvEx+kEEkSEEkEEEkEEkEkEEkrkerkrrerrree 53 Bang 2.2 Dac điểm cấu tao địa danh Choang cccScssssseieesrsseree 54 Bảng 2.3 Đặc điểm cau tạo địa danh Tày/Nùng c ccccccssscsssecsessseessesstesseesseessee 55 Bảng 2.6 Tổng hợp sự chuyên hoá thành tố chung thành thành tố riêng 58

Bang 2.4 Số lượng thành tô chung địa danh Choang . - 5-5 s+5s255+: 62 Bảng 2.5 Yếu t6 chỉ phương vị hoặc cây cối trong địa danh Choang 66

Bảng 2.6 Số lượng thành tố chung trong địa danh Tày-Nùng 67

Bang 2.7 Cac phương vi từ trong địa danh Choang và dia danh Tày-Nùng 72

Bảng 2.8 So sánh thành tố chung của các địa danh Tay Choang 73

Bảng 2.9 Loại hình cấu tạo địa danh 01.0117 -11 81

Bang 2.10 Thống kê địa danh Choang Sung Tả theo các quan hệ cấu tạo 85

Bảng 2.11 Thống kê địa danh Tày-Nùng theo các quan hệ cấu tạo 86

Bảng 3.1 Hệ thống phương thức định danh ¿- ¿52s sz+zx+2zxzse2 101 Bảng 3.2 Thống kê địa danh Sùng Tả theo phương thức định danh 102

Bang 3.3 Thống kê địa danh Lang Sơn theo phương thức định danh 128

Trang 7

MỤC LỤC

MO DAU 00020212255 1

1 Lý do chọn đề tai ecceccececceccsscsscescssessesscssesscsussussucsessessessessesucsucsussessessesscssesecseeaes 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CUU ce eeceesceseesececeeeeeeececeeeeeeeeeaeeeaeeeeeeaeeeaes 2

3 Phương pháp nghiên CỨU - c5 322133113 113 119111 11 1 11H ng ng net 3

4 Phạm vi đối tượng nghiên cứu và nguồn tư liệu 2-5 52522 s+cs2 4

5 Dong BOp vì 0ì 6

6 Bố cục của luận ấn - :- St StSEt SE EEEEEEEEE E11 115111115111111111 1111.112 7

CHƯƠNG 1 TÓNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ

LÝ THUYÊẾT 22¿:22222+222221212222111122221111222 11 T Tre 8

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu - 2-5 2 2+££+E£Eezxezx+rezrzrezrees 8

1.1.1 Van dé nghiên cứu địa danh trên thé giới -2- 2 s2 z+£z+cze+ 81.1.2 Van đề nghiên cứu địa danh ở Trung Quốc - 2 s22 +2 101.1.3 Van đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam -2- ¿+55 141.1.4 Các hướng nghiên cứu địa danh Choang ở Trung Quốc 19

1.1.5 Tình hình nghiên cứu địa danh Tay - Nùng ở Việt Nam 26

1.2 Cơ sở lý thUYẾT 5-5-5 SE 211221211211 2171111101111211 2111111111 c0 27

1.2.1 Khái niệm dia danh .- - << 1333322311111 1£ 11 kkkerrreeeeree 27 1.2.2 Chức năng của dia danh 13c 132311191119 1111 11 ng rey 30 1.2.3 Phân loại địa danh - - - - < 1332111121111 511111811111 111g tre 31 1.2.4 Hướng nghiên cứu địa danh từ góc độ ngôn ngữ hoc 34

1.3 Một số van đề về địa bàn nghiên cứu liên quan đến địa danh 38

1.3.1 Thành phố Sùng Tả (Trung Quốc) 2 2 2 +£x+zz+xszrxzrxeee 38

1.3.2 Tỉnh Lang Sơn (Việt Nam) - 1n vn HH ng re, 39

1.3.3 Mối quan hệ giữa dân tộc Choang với các dân tộc Tày, Nùng và cảnh

hudng ngOn NW :5 40

F5 43

Trang 8

Chương 2 ĐẶC DIEM CAU TẠO DIA DANH CHOANG Ở TP SUNG TA,

QUANG TÂY, TRUNG QUOC (Có liên hệ với địa danh Tày-Nùng ở tỉnh Lạng

Riu0à 100/107 — a -: 46

2.1 Nhận diện địa danh Choang - - <5 5 333113 E+EEEseeEeeeeeeeereeeeree 46

2.2 Mô hình cấu tạo địa danh :-++t+22xxtttExvtttrktrrrrtrrrrrrtrrrrrrirrrre 48

2.2.1 Sự hình thành của thành tô chung(TTC) và thành tổ riêng(TTR) 512.2.2 Mô hình cấu tạo địa danh Chang 1117575— 54

2.2.3 Liên hệ so sánh với địa danh Tày-Nùng -.- 5c cssccsseresres 55

2.2.4 Thành tố chung và thành tổ ri6ng ccceccecccsscsssesstesseesseesseestesseesseessees 56

2.2.5 Nhận xét so sánh - << 1111112231111 19923111119 1 ng 1v rec 72 2.3 Phương pháp tạo từ địa danh Choang 5c cs«cssssssersersrrs 76

2.3.1 Địa danh nguyên sInhh - «s21 1 vn ng ngư 77

2.3.2 Dia danh phat Sinh 0n 78

2.3.3 Địa danh chuyên hoá c cccscssessessessesssssessessessuessessessessusssessessesseseseeses 79

2.3.4 Địa danh Vay MUON 5G 0122111111113 1111 1111 111 11 g1 ng ng rry 80

2.4 Quan hệ cấu tạo địa danh 0.9 2101177 80

2.4.2 Địa danh từ phức theo quan hệ chính phụ -‹++-<++s+>+ 81

2.4.3 Dia danh từ phức theo quan hệ đăng lập -2- 2 5 +52 84

2.4.4 Địa danh từ phức theo quan hệ chủ vỊ - - «+ s«<+sccssexsseeseees 85 2.4.5 Có liên hệ so sánh với địa danh Tày-Nùng -.- se 86

2.5 Dấu ấn biến đổi về hình thức cấu tạo địa danh Tay Choang 86

2.5.1 Quá trình biến đổi của các địa danh Choang -:-+ 882.5.2 Dau ấn biến đổi của địa danh Tày-Nùng 2¿©52©5s+cxcsc2 90

2.5.3 Nhận xét so sánh <1 1111121111111 111v ng vn rec 91

"J0 92

CHUONG 3 ĐẶC DIEM NGỮ NGHĨA - VĂN HOA CUA DIA DANH

CHOANG Ở TP SUNG TA TRUNG QUOC (có liên hệ với địa danh

Tày-Nùng ở tỉnh Lạng Sơn Việt Nam)) 5c v1 HH ng 95

Trang 9

3.1 Dẫn nhậpp ¿+ 2 SE+kÉEEEEEEEEE212112121211111121111111 21111111111 re 953.2 Mối quan hệ giữa văn hoá với ngôn ngữ trong nghiên cứu địa danh 95

3.2.1 Mối quan hệ giữa địa danh và văn hóa - ¿5c s+cs+cs+czxzez 983.2.2 Đặc trưng văn hoa thé hiện qua đặc điểm ngữ nghĩa của các yếu tố cấu

tao dia danh Choang 100187 99

3.3 Van đề ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh Choang 100

3.4 Phân loại ý nghĩa trong phương thức định danh Choang ở Sùng Tả 101

3.4.1 Địa danh M6 tả - - - -ĂGĂ E3 2011111111 2311111111992 11 vn ng v rrreg 102

3.4.2 Các địa danh trần thuật ¿-2c+:22xvttttktrrrrrrrrrtrirrrrrirerrriee 1153.4.3 Các địa danh mang tinh gửi gắm - 2-2: 5+ ©z+++cx+zxczxzereee 124

3.5 Liên hệ với địa danh Tày-Nùng - Ăn HH rht 127

3.6 Tìm hiểu địa danh Choang qua sự tiếp xúc ngôn ngữ, vấn đề Hán ngữ hóa,

Việt hóa địa danh Tay Choang - - c 3 3 3131115151111 E1 rkrree 130

3.6.1 Những dấu ấn địa danh trong quá trình di cư của dân tộc 1303.6.2 Đặc trưng tiếp xúc văn hoá thé hiện qua hình thức cấu tạo địa danh

0091007777 132

3.7 Những yếu tố địa danh tiêu biểu được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm

nhất của địa danh Tay Choang -2- 22 2 £+SE+EE££E£+EE+EE+EEZEE+EEerxerxerree 134

k0 -::::::Œ1 142KET LUẬN 2-52-5122 E221 E212211211221211211211 2111111121111 crree 145

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN

2080006090077 151

TÀI LIEU THAM KHAOo.oo eccceccessessesseessesssesssessesssesssessesssesssesseesseesseess 152

PHU LUC 0oieeccccccccscccsssesssesseessesssessuessecssesssessesssscssessusssecssesssessesssesssessesssecssesseseaeeess 1

Trang 10

MỞ ĐÀU

1 Lý do chọn đề tài

Choang, Tày, Nùng là ba trong số những dân tộc xuyên biên giới ở giữaTrung Quốc và Việt Nam Dân tộc Choang, Tày và Nùng là các dân tộc có cùng

họ ngôn ngữ Các ngôn ngữ này thuộc tiêu nhóm Tày Choang, nhánh Tày - Thái

trong họ Thái-Kađai Những khung màu trắng trong cây phổ hệ đưới đây, chính

là hệ thống họ ngôn ngữ Tày Choang (Đề dễ trình bày trong luận án, chúng tôi

dùng từ “địa danh Tày Choang” để biểu thị chung cho cả địa danh Choang, địa

danh Tày và địa danh Nùng)

Tiểu Nhóm Tiểu nóm Tiểu nhóm Tiểu nhóm

Thái Tay-Choang Day Sek

Các dân tộc này sống tại hai nước khác nhau Theo đà phát triển xã hội vavăn hoá chủ thé khác nhau Vi thé, các dân tộc này đã phát triển theo những

hướng riêng biệt Nghiên cứu so sánh sự diễn biên của địa danh giữa các dân tộc

Trang 11

Tày Choang, không những có thể tìm hiểu vấn đề văn hóa và cội nguồn của dântộc trong địa bàn này, mà còn có thể tìm hiểu xu thế thay đổi về các van đề địa

văn hoá chung của các địa bàn có các cư dân Tày, Nùng và Choang cư trú Tuy

ngôn ngữ của người Tày và Nùng có những nét khác biệt nên đôi khi cách viết

địa danh cũng có sự khác biệt nhất định, nhưng trong lĩnh vực địa danh, hai dân

tộc này có cách gọi tên gần như thống nhất Chính vì vậy, chúng tôi gọi chung làđịa danh Tày-Nùng để biểu thị địa danh Tay và địa danh Ning

Địa danh là một hiện tượng ngôn ngữ, tìm hiểu địa danh về phương diện cau

tao, ngữ nghĩa sẽ có được nguồn tư liệu quý cho việc nghiên cứu lich sử ngônngữ, quy luật diễn biến của ngôn ngữ, địa văn hóa, và lịch sử văn hoá dân tộcv.v Chúng tôi muốn thông qua việc so sánh phân tích và nghiên cứu cau tạo và

ý nghĩa địa danh Tày-Nùng - Choang một cách hệ thống, để tìm hiểu sự giốngnhau và khác nhau cũng như sự diễn biến văn hoá của nó Qua nghiên cứu nàycũng có thé cung cấp tư liệu hữu ích cho những người quan tâm về văn hóa cũng

như nguồn gốc của dân tộc thiểu số hai nước

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích chính của luận án này là nghiên cứu hệ thống địa danh Choang ởthành phố Sùng Tả của khu Tự trị Dân tộc Choang (Quảng Tây-Trung Quốc) và

có liên hệ với địa danh Tày-Nùng ở tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) Làm rõ hình thức

cầu tạo, đặc điểm phương thức định danh của địa danh trong khu nghien cứu, tìm

ra sự khác biệt và sự giống nhau về mặt cau tạo va phương thức định danh cũngnhư nguyên nhân của nó Kết quả nghiên cứu này góp phần bé sung thêm cho việcnghiên cứu địa danh Tày Choang và nguồn gốc văn hóa các dân tộc Thái-Ka đai nóichung Đồng thời cung cấp những cứ liệu đề hệ thống hóa những vấn đề lý luận

liên quan đến địa danh và địa danh học ở Việt Nam và Trung Quốc, cũng như

trong khu vực Luận án góp phần vào việc làm rõ bức tranh địa-văn hoá của khu

vực cũng như việc nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ-văn hoá-dân tộc.

Trang 12

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án thực hiện những nhiệm vụ cụ thé như sau:

-Trình bày tổng quan về lịch sử nghiên cứu địa danh và cơ sở lý thuyết về

địa danh cũng như các vấn đề có liên quan đến quá trình nghiên cứu địa danh.Khái quát về địa bàn thành phố Sùng Tả (Trung Quốc) và tỉnh Lạng Sơn (Việt

Nam).

-Điền dã, khảo sát thực tế hệ thống địa danh Tay Choang thuộc các loại hình,đối tượng địa lý khác nhau được phân bố và tôn tại trong phạm vi thành phốSùng Tả và Tỉnh Lạng Sơn Thống kê, miêu tả và phân tích cứ liệu để nghiên cứu

các vấn đề về cấu tạo địa danh Choang ở Sùng Tả (Trung Quốc), đồng thời có so

sánh với địa danh Tày-Nùng ở tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam).

- Phân tích đặc điểm ý nghĩa, phân loại, cách thức định danh Choang ởThành phố Sùng Tả, Trung Quốc có liên hệ với địa danh Tày-Nùng ở tỉnh LạngSơn, Việt Nam Tìm hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá cũng như đặc

trưng văn hóa biểu hiện qua hệ thống địa danh Tay Choang ở hai khu vực này

3 Phương pháp nghiên cứu

-Trong quá trình thu thập cứ liệu, luận án sử dụng phương pháp điều tra điền

dã thực tế, thông qua việc thu thập cứ liệu, ghi chép những thông tin và tìm đọctài liệu để sưu tầm và tập hợp các tư liệu liên quan đến những địa danh phân bố

trên địa bàn thành phố Stng Tả (Trung Quốc) và tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam).

-Sau khi thu thập đầy dủ các cứ liệu cần thiết, chúng tôi sử dụng phương pháp

qui nạp Chúng tôi sẽ sắp xếp các địa danh theo sự phân loại của các loại ý nghĩayếu t6 cũng như các hình thức cấu tạo địa danh Dựa vào đặc trưng các trườngnghĩa và đặc diém hình thức cấu tạo, tìm ra quy luật biến đổi của địa danh trong

địa bản nghiên cứu.

Sau đó sử dụng phương pháp miêu tả, chủ yếu là miêu tả đồng đại Khi sửdụng phương pháp miêu tả, các thủ pháp phân loại và thống kê định lượng, hệ

thống hoá tư liệu cùng đồng thời được sử dụng dé phân tích và miêu tả đặc điểm

ý nghĩa và các kiểu cấu tạo địa danh Khi phân tích đặc điểm ý nghĩa của các địa

Trang 13

danh, luận án còn phối hợp với phương pháp phân tích ngôn ngữ Cách làm cụthể là phân tích từng yếu tố địa danh sau đó tổng hợp lại các loại yêu tố khảo sátmột cách tổng quan dé tìm hiểu bản chat văn hóa của nó.

-Trong luận án chúng tôi cũng sử dụng phương pháp so sánh-đối chiếu vàphương pháp nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ-văn hoá-tộc người dé so sánh đốichiếu về mặt cau tạo, phương thức định danh cũng như địa văn hoá của địa danh

Choang với địa danh Tày-Nùng Trong một vài trường hợp các thao tac phương

pháp so sánh - lịch sử được sử dụng dé làm rõ sử biến đổi về âm thanh, ngữ

nghĩa của địa danh trong sự tiếp xúc giữa ngôn ngữ Hán Việt, Tày, Nùng và

Choang.

Chúng tôi kết hợp các kiến thức liên ngành như: phương pháp sử học, dân tộchọc và văn hoá học, cách nhìn vừa đồng đại vừa lịch đại Trong đó chúng tôi chủyếu sử dụng phương pháp ngôn ngữ học nghiên cứu địa danh ở bình diện từvựng-ngữ dé tìm hiểu đặc trưng cấu tạo và ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo địa

danh (chủ yếu trên bình diện đồng đại)

4 Phạm vi đối tượng nghiên cứu và nguồn tư liệu

Đối tượng khảo sát trong luận án là lớp địa danh gốc Choang ở thành phố

Sùng Tả (Trung Quốc) có so sánh với địa danh Tày-Nùng tỉnh Lạng Sơn (Việt

Nam) Vì các địa danh hành chính trong trung tâm thành phó đa số đã bị Hán hoá

và trở thành địa danh Hán, tiếng Choang ở các vùng khác nhau lại sử dụng

phương ngữ khác nhau, dé có thé phân tích nghiên cứu một cách hiệu qua, chúng

tôi chủ yếu chọn những vùng nông thôn mà người dân còn nói tiếng Choang déđiền dã và thu thập các địa danh hành chính Cụ thể, chúng tôi chọn địa danh củabốn huyện: Đại Tân, Long Châu, Bằng Tường, và Ninh Minh thuộc Sùng Tả Lý

do lựa chọn là vì tiếng Choang của bốn huyện này tương đối giống nhau và bốn

huyện này giáp với tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam).

Trang 14

Bang1 Bản đồ về phạm vi nghiên cứu

[ ind oon “|AON h.

sd _.

Sree, = 5 3 00) ne: | ee ——-: -_ < > Fa:

K ~- 2 &

ÔẺ x — h ADAYA © AMEE— { oe khu vực điền dã Huyện ly

Ld og 12k

L_ ` _I

-Đề có thé tong quat vé hé thong địa danh ở các địa bàn nghiên cứu một cách

minh xác và trung thực, chúng tôi còn sử dụng tổng hop các cách thức sưu tam

tập hợp các địa danh phân bồ trên địa ban và trải qua các thời ky lịch sử khác

nhau Hệ thống địa danh mà chúng tôi đã tập hợp còn được lấy từ các nguồn tu

liệu sau:

-Tư liệu rút trong các văn bản sưu tâm, các sách nghiên cứu về văn hoá dân

Trang 15

gian, về lịch sử, địa chí văn hoá các huyện và những thư tịch khác có liên quan.

-Bản đô, tài liệu địa lý các loại.

-Sau khi khảo sát thu thập tư liệu chúng tôi sắp xếp, thống kê, phân loại địa danhtheo những hệ thống khác nhau để phục vụ cho các mục đích, nhiệm vụ của đềtài Đồng thời có liên hệ đối chiếu với địa danh ở tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) Bởi

tư liệu của chúng tôi được thu thập với khối lượng lớn lại trải dài trên hai địa bàn

ở hai quốc gia khác nhau nên khối tư liệu khá phức tạp Tuy nhiên, do sự hạnchế về nhiều mặt và do khuôn khổ luận án, chúng tôi chủ yêu xem xét các địa

danh đã thu thập và đã được kiểm chứng tính xác thực của chúng Số lượng địa

danh mà luận án khảo sát: 1/47 địa danh Choang và 375 địa danh Tày-Nùng (căn

cứ vào Phụ lục) Trong một sỐ trường hợp cụ thể, chúng tôi đưa thêm vào các địa

danh khác với mục đích so sánh và làm rõ những vấn đề liên quan đến địa danh

trong hai khu vực thành phó Sùng Tả (Trung Quốc) và tỉnh Lạng Sơn (Việt

Nam).

5 Đóng góp của luận án

-Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu địa danh Choang ở Sùng Tả (TrungQuốc) một cách đầy đủ và có hệ thống nhất theo hướng tiếp cận ngôn ngữ học

Đề tài sẽ cho thấy một bức tranh tổng thể về nguồn gốc, ý nghĩa, cau tạo, đặc

trưng văn hoá, và cách thức định danh của các đơn vị địa danh sốc Choang ở địa

bàn này.

-Mặt khác chúng tôi sẽ coi hai địa bàn nghiên cứu như một khu văn hóa, coi đó

như một tong thể, trình bày quy luật phân bố của khu vực này, làm rõ sự diễn biến

của đặc trưng văn hóa vùng này qua việc nghiên cứu các bình diện ngôn ngữ trên

từng vùng địa lý, được thê hiện qua địa danh Và cũng vận dụng các phương pháp

nghiên cứu lịch sử học, địa lý học và dân tộc học, qua việc tra cứu các tư liệu và

khảo sát thực tiễn dé phân tích cội nguồn văn hóa của các dân tộc Tay Choang trongkhu vực Trên cơ sở này, kết quả luận án cũng có thé góp phần bổ sung thêm choviệc nghiên cứu nguồn gốc văn hóa các dân tộc Thái-Ka đai nói chung và địa danh

Tày Choang nói riêng.

-Việc nghiên cứu sẽ cung cấp những cứ liệu dé hệ thống hóa những van đề lý

luận liên quan đến địa danh và địa danh học ở Việt Nam và Trung Quốc, cũng

như trong khu vực Kết quả nghiên cứu trong đề tài sẽ là nguồn cứ liệu quý giágóp phần làm rõ bức tranh địa-văn hoá của khu vực

Trang 16

- Trong tương lai, việc tiếp tục nghiên cứu địa danh gốc Thái-Ka Đai ở trongkhu vực, cùng với việc nghiên cứu các đơn vị địa danh Choang ở Trung Quốc vàđịa danh Tày-Nùng ở Việt Nam theo hướng ngôn ngữ văn hoá chắc chắn cũng sẽ

là một hướng mở và hứa hẹn đóng góp nhiều kết quả cho việc nghiên cứu liên

ngành ngôn ngữ-văn hoá-dân tộc.

6 Bồ cục của luận án

Ngoài Phần mở đầu và Phần kết luận và các phụ lục ra, luận án của chúng

tôi được chia thành 3 chương như sau:

CHUONG 1: Téng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết

Chương này sẽ trình bày tông quan tình hình nghiên cứu địa danh Choang ở

Trung Quốc và tình hình nghiên cứu địa danh Tày-Nùng ở Việt Nam, tình hình

nghiên cứu về địa danh ở Trung Quốc và Việt Nam Đồng thời trình bày nhữngvẫn đề lý thuyết về địa danh làm cơ sở cho việc triển khai các chương mục tiếp

theo của luận án.

CHƯƠNG 2: Đặc điểm cấu tạo địa danh Choang ở TP Sùng Tả Quảng TâyTrung Quốc (có liên hệ với địa danh Tày/Nùng ở tỉnh Lạng Sơn

Việt Nam)

Chương nay sẽ trình bày cấu trúc địa danh, đi sâu tìm hiểu những đặc điểm

về cấu tạo, phương thức định danh Choang ở Sùng Tả (Trung Quốc) Và CỐ so

sánh với mô hình cấu tạo cũng như cách thức định danh Tày/Nùng ở tỉnh Lạng

Sơn ( Việt Nam).

CHƯƠNG 3: Đặc điểm ngữ nghĩa văn hóa của địa danh Choang ở Sùng TảQuảng Tây Trung Quốc (có liên hệ với địa danh gốc Tày/Nùng ở tỉnh Lạng Sơn

Việt Nam)

Đi sâu khai thác ý nghĩa của các yêu tố cấu tạo nên địa danh gốc Choang ởSùng Tả Trung Quốc Tìm hiểu những ảnh hưởng của địa lý, lịch sử, văn hoá,

dân tộc, khí hậu đối với một số địa danh trong địa ban So sánh với các ý nghĩa

của địa danh gốc Tày/Nùng ở tỉnh Lạng Sơn Việt Nam Qua đó thấy được đặc

điêm và sự biên đôi của địa danh Tày -Choang của hai khu vực này.

Trang 17

CHƯƠNG 1

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYET

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giớiĐịa danh học (toponymy) là một phân ngành nghiên cứu địa danh, bao gồmnguồn gốc, nghĩa sử dụng và nghĩa biểu trưng của địa danh Thuật ngữ tiếng Hy

Lạp “toponymy” bắt nguồn từ “tópos” tương ứng với place, chỉ “địa điểm, nơi

chốn” và từ “ónoma” tương ứng với name chỉ “tên gọi” Dia danh học là mộtnhánh của danh xưng học (onomastics) Theo từ điển Oxford, “toponym” lúc đầuxuất hiện ở nước Anh, nhưng về sau từ này được giới nghiên cứu địa danh thaythế băng thuật ngữ “place name”

Địa danh học mới bắt nguồn từ thế kỷ 19 hoặc đầu thế kỷ 20, nhưng đã phát

triển rất nhanh Thời kỳ ban đầu là nghiên cứu tên địa phương và lấy việc khảo

sát địa danh làm chính hoặc khảo chứng các địa danh lớn như tên quận huyện hay tên nước, theo hướng nghiên cứu lịch sử văn hóa Nội dung nghiên cứu thời

kỳ này chủ yếu là nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh Những nhà nghiên cứu địadanh đầu tiên của nước Anh là bác học và nhà thơ; ban đầu họ chỉ lấy nguồn gốc

địa danh làm câu chuyện thông báo cho mọi người cùng biết Dần dần, các nhà

bác học phát hiện ra ngữ âm, từ vựng và ngữ nghĩa của địa danh có ý nghĩa rấtlớn đối với việc nghiên cứu địa danh: địa danh học góp phần nghiên cứu địa lýlịch sử của một khu vực nhất định và cung cấp thông tin độc đáo rất có giá trị Ví

dụ như Địa đanh ký (62 cuốn, năm 1803) của Utiyama Sinnryuu (PY Lz) vàĐịa danh Vương triều Owari của Tsuda Masao ## FH 1E”E đều là những công trìnhnoi tiếng ở Nhật Ban[71;tr.71-76]

Vào thế kỷ 20, địa danh học đã trở thành hướng nghiên cứu liên ngành sửhọc, địa lý học và ngôn ngữ học Nghiên cứu địa danh từ cách tiếp cận ngôn ngữhọc là một phương pháp rất cần thiết và quan trọng Giai đoạn này bắt đầu tiếnhành những nghiên cứu lý thuyết; lý luận nghiên cứu chin mudi và đã hình thànhmột số trường phái nghiên cứu trong lĩnh vực địa danh học với nhiều kết quả

Trang 18

nghiên cứu rất lớn Ví dụ Dia danh học Nhật Bản của Kagami Kanji (8Ä? —)

vận dụng phương pháp ngôn ngữ địa lý học và phương pháp nghiên cứu lịch sử

tộc người, tiếp thu thành quả nghiên cứu Đức đã phân tích loại hình phân bố địa

danh cũng như trật tự phân tầng niên đại địa danh[59:tr.17] Về mặt lý thuyết, có

Lý luận địa danh của Ichiro Yamaguchi Keiichirou (IlIE18#——R, năm 1984), Nhập môn địa danh học của Kagami Akira (4% 7 năm 1984).

Ở Anh, việc nghiên cứu địa danh có hệ thống là do nhà ngôn ngữ học A

Mawer Do ông đề xướng, năm 1923 tại London đã thành lập Hiệp hội địa danh

học Năm 1929, A Mawer lần đầu tiên giảng dạy môn học về địa danh ở TrườngĐại học London và viết cuốn sách Vấn dé địa danh học Trong công trình này, tácgiả trình bày ti mi các van đề về mối quan hệ giữa địa danh với lich sử đất nước,

các lớp khác nhau của ngôn ngữ cư dân thời cổ cũng như ý nghĩa của địa danh,

v.v Năm 1954, dịch giả F.M.Powicke cho rằng “Nghiên cứu và sử dụng địadanh học, đã làm phong phú và kiểm tra sự phát hiện của khảo cổ hoc, sử học vàqui luật ngôn ngữ, không chỉ giải thích mô hình cư trú tộc người mà còn có thể

phân tích các thời ky di dân khác nhau” [128:tr.140]

J Gilliron xuất bản “Tập bản đồ ngôn ngữ Pháp”, cho thấy quy luật phân

bố ngôn ngữ theo khu vực, đưa ra cách hiểu về quan hệ hạn chế giữa ngôn ngữ

và địa lý, tác giả chú trọng nghiên cứu địa danh theo hướng phát triển địa lý học.Nam 1926, A Dauzat (Pháp) với “Nguồn gốc và diễn tiến của diadanh”[134:tr.24], đã đi sâu vào nghiên cứu phân tầng niên đại dia danh bằngphương pháp văn hoá - địa lý học, tác giả cho rằng các nét văn hoá cô đại nhưphát triển kinh tế, chiến tranh, di chuyên tộc người, v.v thường được thể hiện

bằng những đặc trưng lịch sử của địa danh ở địa phương Người đặt nền móng

cho địa danh học của Pháp là A.Longnon, Cuốn sách Dia danh nước Pháp[135:tr.36] của tác giả phân tích nguồn gốc và sự diễn biến địa danh của các khu

vực dân cư, sông ngòi va rừng núi Mục đích và phương pháp nghiên cứu địa

danh Pháp của ông là chỉ ra nguồn gốc và diễn biến của địa danh, phân tích sự

câu thành địa danh ở nước Pháp, đưa ra quan niệm nên coi địa danh học là một

Trang 19

ngành khoa học nghiên cứu độc lập, với mối quan hệ giữa địa danh học với cáckhoa học khác Ngoài ra còn có Dia danh nước Pháp của A.Vincent; Địa danh của huyện Rabastens tinh Tarn của E.Nerge Trong thời kỳ này, các nước khác

cũng xuất ban rất nhiều cuốn từ điển địa danh

Năm 1930, Mỹ thành lập Uy ban Dia danh Năm 1952 thành lập Hiệp hội

chuyên về tên gọi Năm 1953, Hiệp hội chuyên về tên gọi sáng lập ra tạp chí Names.Tap chí này có đăng những bài về địa danh học, đa số là liên quan với địa danh Mỹ.Trong số đó, nhiều bài trình bày về nguồn gốc địa danh và đặc trưng địa danh trong

khu vực, cũng có một số bài liên quan đến tên gọi các nước khác Ở các nước khác

như Canada, Đức, Thụy Điền, Arập, v.v cũng có nhiều công trình về địa danh học.

Năm 1960, Liên Hợp Quốc thành lập tô chuyên gia địa danh Liên Hợp Quốc,

đã tô chức nhiều cuộc hội nghị tổ chuyên gia địa danh và hội nghị tiêu chuẩn hóa địadanh Liên Hợp Quốc, việc nghiên cứu địa danh đã phát triển mở rộng đến khắp nơitrên thé giới

Nói chung các nước phương Tây chủ yếu nghiên cứu địa danh từ thực tiễn và

trong nghiên cứu có nhắc đến phương pháp và lý luận Còn các công trình chuyên

về lý luận và phương pháp nghiên cứu thì ở Liên Xô, Nhật Bản, Trung Quốc tươngđối nhiều

1.1.2 Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Trung Quốc1.1.2.1 Tình hình nghiên cứu thời cổ

Thuật ngữ “địa danh” được ghi chép sớm nhất trong cuốn sách Chu lý, là

công trình ở thời kỳ Chiến quốc Công trình chủ yếu viết về quan chế thời nhàChu và chế độ kinh tế chính trị của các nước thời kỳ Chiến quốc Thời kỳ này lầnlượt ra đời các cuén sách Sơn hải kinh và Vũ cổng, có ghi khoảng 1100 địa danh.Các địa danh ghi trong Vi Cổng có đóng góp rất lớn cho đời sau Sau đó, dan dần

có nhiều sách giải thích về nguồn gốc địa danh 7Jy kinh chú ghi nhận hơn20.000 địa danh, có 2400 chỗ giải thích về nguồn gốc địa danh Tuy nhiên trong

thời kỳ phong kiến, việc nghiên cứu địa danh Trung Quốc chỉ thiên về việc ghichép địa danh, giải thích nguồn gốc, tìm hiểu lịch sử địa danh, khái quát nguyên

10

Trang 20

tắc định danh và quy phạm hóa địa danh Các nghiên cứu này thiếu tính hệ thống

và tính tổng hợp, cũng chưa có những khám phá mới và chưa hề hình thành

ngành khoa học độc lâp.

1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu cận đại

Sau cuộc chiến tranh Nha phiến, những người truyền giáo bắt đầu dịch và

giới thiệu những công trình nghiên cứu địa danh Ngoài những ảnh hưởng của

các nước phương Tây, van đề nghiên cứu địa danh cũng lay Thủy kinh chú, Thủykinh chu do, Lịch đại du dia đồ của Dương Thủ Kính và Tiểu phương hồ trai duđịa tùng Sao,; Bong lai hiên dia học lý tùng thư làm những công trình thamkhảo tiêu biểu Dé kỷ niệm 60 năm thành lập Thân Báo, Dinh Văn Giang vàTăng Thế Anh xuất bản Bản đồ mới Trung Hoa Dân Quốc, trở thành một tập bản

đồ Trung Quốc có ghi địa danh nhiều nhất trước khi thành lập nước Cộng hòaNhân dân Trung Hoa Lúc đó, về phương pháp nghiên cứu, phương pháp so sánhngôn ngữ học được đưa vào nghiên cứu địa danh là một bước tiễn mới và đãgiành được thành quả khá lớn Phòng Thừa Quân và La Thường Bồi là nhữngnhà nghiên cứu tiêu biểu Đầu những năm 30 thé kỷ trước đã xuất bản Trung

Quốc địa danh đại từ điển và Trung Quốc cô kim địa danh đại từ điển cùng với

những chú thích về lich sử địa danh và vị trí địa danh trên hơn 40.000 địa danh

đã thu thập Từ đó các nhà khoa học Trung Quốc bắt đầu áp dụng các phươngpháp địa danh học để nghiên cứu địa danh với thành quả là một loạt các công

trình về địa danh học đã ra đời Nghiên cứu địa danh của Cát Tuy Thanh, Dia

Danh Thông Luận và Địa danh học Khái Luận của Kim Tô Mạnh là những cuốnsách rất có giá tri trong việc trình bay địa danh va địa danh học từ góc độ khoahọc cận đại, thể hiện sự phát triển mới của địa danh học cận đại Trung Quốc.Năm 1960, giáo sư Tăng Thế Anh lần đầu tiên đưa ra ý kiến địa danh học phảixây dựng thành một khoa học mới, giáo sư chỉ ra rằng việc tìm hiểu nguồn gốc

và ý nghĩa địa danh là nhiệm vụ của địa danh học, nó đã tách khỏi địa lý học và ngôn ngữ học mà trở thành một khoa học độc lập ở Liên Xô [75;tr.95-100].

Sự phát triển về địa danh học cận đại Trung Quốc đã bắt đầu có xu thế

11

Trang 21

nghiên cứu lý luận và nghiên cứu tông hợp trên nền tảng đã có từ trước.Thời kỳnày, việc nghiên cứu địa danh Trung Quốc chủ yếu tập trung ở các hướng nghiêncứu như: tông kết thành quả nghiên cứu trong lịch sử và thúc đây địa danh tiêuchuẩn hóa cũng như giới thiệu thành quả nghiên cứu địa danh và phương pháp lý

luận địa danh học nước ngoài Điều này đã đặt nền móng cho sự phát triển và

hình thành ngành địa danh học hiện đại Trung Quốc.

1.1.2.3 Tình hình nghiên cứu hiện nay

Hiện nay, ngoài phương pháp truyền thống, các nhà nghiên cứu đã triển khai

phương pháp và lý thuyết khoa học địa danh, chú trọng đến tính hệ thống, tính

tong hợp cũng như tính ứng dụng trong việc nghiên cứu địa danh Một mặt thúc

đây việc xuất bản các loại sách báo về địa danh, từ điển địa danh và công trình

viết về địa danh, mặt khác tăng cường sự giao lưu với quốc tế, thành lập cơ quancác cấp quản lý địa danh và khôi phục, tái tạo hoàn thiện cơ cau học thuật về địadanh Năm 1977, Quốc vụ viện phê chuẩn việc thành lập Uy ban Địa danh Trung

Quốc, với chức năng xây dựng nguyên tắc định danh và thay đổi địa danh trong

nước, lập ra nguyên tắc tiêu chuẩn hóa về cách dịch, cách viết địa danh trong và

ngoài nước, tổ chức điều tra, thu thập chỉnh lý, thâm định và lưu trữ tư liệu địa

danh trong và ngoài nước, biên tập và xuất bản các loại sách báo về địa danh vàgiao lưu với quốc tế Sau khi thành lập Ủy ban Địa danh nhà nước, các huyện,thành phố và tỉnh đã dần dần xây dựng cơ quan địa danh địa phương Từ năm

1979 đến năm 1996, dưới sự chỉ đạo và tổ chức của Ủy ban Địa danh nhà nước,

lần đầu tiên Trung Quốc triển khai điều tra địa danh trong phạm vi toàn quốc.Nội dung điều tra gồm có tên gọi chuẩn hóa địa danh, xác định vị tri địa lý, lailịch, ý nghĩa và lịch sử quá trình biến đổi địa danh cũng như tình hình xã hội,kinh tế, văn hóa, địa lý và lịch sử liên quan tới địa danh Với thành quả là đã điều

tra hơn 5,5 triệu địa danh, trong đó có hàng loạt tư liệu địa danh vùng dân tộc

thiểu số và 25 nghìn địa danh vùng biển Từ khi thành lập, Ủy ban Địa danh

Trung Quốc, các tỉnh cũng lần lượt xuất bản các loại sách báo về địa danh như:Phương vực Trung Quốc của tỉnh Sơn Tây, Địa danh Trung Quốc của tỉnh Liêu

12

Trang 22

Ninh, Tap san địa danh của tỉnh Vân Nam, Pia danh của tỉnh Phúc Kiến, Địadanh Hồ Bắc, Địa danh Nội Mông, v.v [105;tr.63]

Đồng thời cũng xuất hiện rất nhiều tác giả với công trình có ảnh hưởng tolớn trong sự phát triển khoa học địa danh học Trung Quốc như Chu Chấn Hạc,

Du Nhữ Kiệt với Tim hiểu địa danh cổ Việt (1984)[123:tr.93-96], đã tìm hiểu về

đặc trưng của các địa danh Việt cô ở khu vùng tỉnh Giang Tô và tỉnh Triết Giang;

Năm 1986 công trình Phương ngôn và văn hóa Trung Quốc[124;tr.15] do hai tácgiả cộng tác, đã trình bày mối quan hệ giữa điạ danh với cảnh quan lịch sử văn

hóa, địa danh và di dân, điạ danh và địa lý giao thông lịch sử, địa danh và lịch sử dân tộc, địa danh và địa lý dân tộc lịch sử cũng như phân lớp địa danh với phân lớp văn hóa trong chương thứ 5 Cách trình bày và phương pháp nghiên cứu trên

đã có ảnh hưởng rộng rãi tới ngôn ngữ học văn hóa, ngôn ngữ học, thậm chí ảnh

hưởng đến cách nghiên cứu địa danh học Trung Quốc Văn hóa địa danh TrungQuốc[94;tr26] của Ngưu Nhữ Than tìm hiểu mối quan hệ giữa địa danh với văn

hóa Trung Quốc thông qua nghiên cứu phong tục sùng bái Totem và địa danh, họ

tên và địa danh, di cư tộc người và địa danh, kinh tế xã hội và địa danh Từ đó tác

giả đã phác họa sơ lược tình hình về văn hóa địa danh Trung Quốc Hoàng Gia

Giáo viết cuốn Nghiên cứu và ứng dụng của địa danh (1990), thảo luận và giảithích nguyên tắc tiêu chuẩn hoá địa danh Nhắn mạnh vai trò quan trọng của việc

biên soạn “Từ điển địa danh” và “Dia danh chí”, nêu ra nghiên cứu địa danh phảitiếp cận quan hệ giữa địa danh với văn hoá lịch sử, ngôn ngữ và văn tự Ngoài ra,còn có cuốn Trinh bày và phân tích địa danh học của Chư A Bình

Năm 1995 sau khi thành lập Sở nghiên cứu Địa danh Trung Quốc, ban tổchức đã biên tập Tập bản đồ địa danh tiêu chuẩn chính khu nước Cộng hòa Nhân

dân Trung Hoa, Đại từ điển địa danh xưa nay Trung Quốc, Kho sách nghiên cứu

tiêu chuẩn hóa dia danh Trung Quốc, v.v Đại từ điển địa danh xưa nay Trung

Quốc là một từ điển địa danh có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, với nội dungđầy đủ nhất và có uy tín nhất từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời

Kho sách nghiên cứu tiêu chuẩn hóa Dia danh Trung Quốc đã tông kết một cách

13

Trang 23

hệ thống và trình bày thành quả nghiên cứu địa danh học Trung Quốc, tiêu biéugồm các loại công trình sau: Khái luận cơ sở địa danh học, Khái luận địa danh

quản lý học, Khái luận cơ cầu địa danh, Khái luận nguồn sốc lịch sử học địa

danh, Khái luận địa danh điều tra học, Khái luận chế độ tiêu chuẩn địa danh,

Khái luận địa danh dân tộc thiểu số Trung Quốc, Khái luận thông tin hóa địa

danh, Khái luận quy hoạch địa danh, Khái luận đi sản văn hóa địa danh, Khái

luận tiêu chuẩn hóa quốc tế địa danh [119;tr4].

Các bài nghiên cứu về khoa học địa danh Trung Quốc hiện nay chủ yếu theocác hướng nghiên cứu sau: 1 Nghiên cứu nguồn gốc địa danh 2 Nghiên cứu quátrình phát triển và biến đổi 3 Nghiên cứu lý luận và phương pháp khoa học địadanh 4 Nghiên cứu việc ứng dụng địa danh 5 Nghiên cứu sự tiêu chuẩn hóa địadanh; 6 Nghiên cứu sự phân loại và hệ thống tra tìm địa danh 7 Nghiên cứuviệc biên tập từ điển địa danh 8 Trao đổi kinh nghiệm quan lý địa danh

Các nhà nghiên cứu địa danh học Trung Quốc đang có xu hướng nghiên cứu

về mặt hệ thống hoá lý thuyết, thực tiễn hoá khoa học địa danh, đặc biệt là hiện

nay địa danh học đã thu hút các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực: ngôn ngữ học,

địa lý học, dân tộc học, sử học, bản đồ học, v.v , đang cố găng phát triển

hướng nghiên cứu địa danh học theo phương pháp liên ngành và cũng đã giành

được rất nhiều thành quả to lớn

1.1.3 Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam

Vấn đề nghiên cứu địa danh Việt Nam cũng có lịch sử lâu dài, nhưng doảnh hưởng của chiến tranh liên miên, việc nghiên cứu địa danh ở Việt Nam phát

triển tương đối chậm Cho đến những năm gần đây địa danh học mới trở thành

một môn khoa học mới và có những công trình chuyên sâu nghiên cứu về địadanh Các hướng nghiên cứu địa danh Việt Nam chủ yếu như sau: 1 Trình bayphân tích cội nguồn và sự diễn biến của địa danh theo hướng lịch sử văn hóa; 2

Vận dụng phương pháp ngôn ngữ học nghiên cứu địa danh.3 Nghiên cứu địa danh theo hướng liên ngành.

14

Trang 24

1.1.3.1 Trình bày phân tích cội nguồn và sự diễn biến của địa danh theo

hướng lịch sử văn hóa

Các công trình nghiên cứu địa danh Việt Nam trong thời kỳ phong kiến chủyếu là ghi chép, phân tích và giải thích cội nguồn và sự diễn biến địa danh theo

hướng lịch sử văn hóa Trong lịch sử Việt Nam, thư tịch địa lý nổi tiếng có nhữngcông trình như sau:4n Nam chí lược của Lê Trắc (1333), cuốn sách này đượcnhiều hoc giả đánh giá cao Dir dia chí của Nguyễn Trãi ở đầu thời kỳ nhà hậu Lê(1435, lại có tên An Nam Vii cong) cuén sách này ở Việt Nam được coi là “ Vii

cong An Nam” Vì Du dia chí mô phỏng thê thức Vii cong, ghi chép các tình

huống đất đai, phong tục, sản vật và thuế khóa của các nơi miền bắc Việt

Nam[117;tr.82] Ngoài ra còn có Đại Việt sw ký toàn thư của Ngô Si Liên (1479)

và Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821), An Nam nhất thống

chí của Ngô ThìSĩ (cuối thế ky 18), Lê Quang Định với Đại Việt nhất thống dư

địa chí (1807), Nguyễn Văn Siêu với Đại Việt du địa toàn biên (1833), Hoàng

Việt địa du chí (một loại An Nam dia lý toàn chí), Sw học bị khảo, mục Địa lý

khảo ( thượng, hạ)của Đặng Xuân Bảng, Bắc thành địa dư chí của Lê Chất ởcuối thời kỳ Gia Long (là một loại Bắc Kỳ toàn chí), An Nam chí của Phạm Đình

Hồ, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Cao Xuân Dục và các tác giả

khác với Dai Nam nhất thống chí (1882) Trong các công trình này, Gia Dinh

thành thông chí của Trịnh Hoài Đức là công trình quý báu và hiếm thấy với nội

dung về lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa và lịch sử Hoa kiều của khu vực Gia

Định; Thư tịch cô đại nổi tiếng nhất của Việt Nam là Đại Nam nhất thống chí,cuốn sách này dựa theo thé thức của Dai Thanh nhất thong chí Trung Quốc, nộidung trình bày về hình thế, khí hậu, phong tục, thành trì, trường học, đồng ruộng,

non nước, chùa miéu, nhân vật, sản vật và sự diễn biến, v.v của hon ba mươi

tỉnh từ Lạng Sơn đến Hà Tiên (xem Tây vực Nam hải sử địa khảo chứng dịchtung (1962) tr.59), được coi là một “thư tịch địa lý hoàn thiện nhất của các tỉnhmiền Bắc, Trung và Nam” Những công trình này đều là những công trình viếtbang chữ Hán va nhắc đến địa danh Việt Nam sớm nhất

15

Trang 25

Cũng như các thư tịch địa lý chí truyền thống Trung Quốc, các sách cô vềđịa lý và địa danh Việt Nam tuy đã giải thích rất nhiều cội nguồn địa danh, nhưngđều thiên về ghi chép và giải thích địa danh cụ thé chứ không nâng tầm thành cáccông trình nghiên cứu một cách hệ thống.

Cuối thé kỷ 20, Tên làng xã Việt Nam dau thé kỷ 19 (thuộc các tinh từ Nghệ

Tĩnh trở ra) do Dương Thị The và Phạm Thị Thoa dịch và biên soạn (1981) đã sưu tập 10.994 địa danh tên làng xã.

Ngoài ra còn có các công trình tiếp cận theo hướng nghiên cứu lịch sử văn

hóa như Đào Duy Anh với Đát nước Việt Nam qua các đời (1964); Thái Hoàngvới Bàn về tên làng Việt Nam (1982); Phương pháp vận dụng địa danh học trong

nghiên cứu địa lý học lịch sử cổ đại Việt Nam (1984) của Dinh Văn Nhật

Một số vấn dé địa danh học Việt Nam (2000) cua Nguyễn Văn Âu nghiêncứu bằng phương pháp địa lý, lịch sử văn hóa Tìm hiểu địa danh qua tục ngữ, ca

dao Phú Yên (2001) của N guyén Dinh Chúc, Lich sw dia danh Việt Nam(2008)

cua Vũ Ngoc Khánh, Ké chuyện tên làng Việt (2010) của Nguyễn Tọa, Di sản tênnom các làng văn hóa dân gian Việt Nam của Trần Gia Linh (2010) , Tìm hiểu

địa danh lịch sử quân sự Việt Nam do NXB Quân đội Nhân dân xuất bản (2012),

đều là các công trình nói về đặc điểm và nguồn gốc địa danh dưới góc độ lịch sử

văn hóa.

1.1.3.2 Nghiên cứu địa danh theo ngôn ngữ học và nghiên cứu hiên ngành

Gần đây, nghiên cứu địa danh theo hướng ngôn ngữ học được nhiều học giả

Việt Nam quan tâm Các nhà ngôn ngữ học đều nhất trí rằng địa danh là thuộc về

từ vựng, chủ yếu nghiên cứu nguồn gốc địa danh, cách thức định danh, cấu tạo và

ý nghĩa của địa danh Hoàng Thị Châu với Mới liên hệ về ngôn ngữ cô đại ởĐông Nam Á qua một vài tên sông (1965) là người đầu tiên nghiên cứu địa danh

bằng hướng ngôn ngữ học ở Việt Nam: nữ tác giả phân tích quá trình hình thànhtên gọi và nguồn gốc của các con sông Đông Nam Á Thử bàn về Địa danh Việt

Nam (1976) của Trần Thanh Tâm có nhắc đến một số van đề cơ bản về địa danh

và địa danh học Việt Nam.

16

Trang 26

Bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ 20, các công trình nghiên cứu về địa

danh Việt Nam ngày càng phong phú: Các tác giả nghiên cứu, khảo sát địa danh

với tầm nhìn rộng hơn, nhưng van lấy góc độ ngôn ngữ học làm chính dé nghiêncứu nguồn gốc và đặc trưng địa danh, cau tạo và ý nghĩa của địa danh cũng như

cách đặt tên của cư dân bản địa Trong khi nghiên cứu địa danh Việt Nam, nhiều

học giả chú trọng nghiên cứu địa danh bằng nhiều phương pháp Ví dụ: Lê TrungHoa, với Địa danh ở thành phố Hồ Chi Minh (1991), nghiên cứu địa danh dướigóc độ ngôn ngữ học cũng như phân tích cấu tạo, nguồn gốc và ý nghĩa địa danh,thé hiện hiện trạng và quá trình thay đổi của địa danh TP Hồ Chí Minh, đồng thời

cũng đưa ra một số vấn đề lý luận để làm cơ sở cho việc nghiên cứu địa danh.Nguyễn Kiên Trường với Những đặc điểm chính cua địa danh Hải Phòng (1996),

Nguyễn Nhã Bản với Về địa danh Hội An (1999), Hoàng Tất Thắng với Địa danh

Đà Nẵng từ cách tiếp cận ngôn ngữ học (2003) hay Nghiên cứu địa danh QuảngTri (2004) của Từ Thu Mai, Dia danh Bến Tre (2005) của Nguyễn Thanh Lợi và

Những đặc điểm chính của địa danh Dak Lak (2005) của Trần Văn Dũng đều cho

thấy hướng tìm hiểu địa danh từ góc độ ngôn ngữ học Dia danh học Việt Nam

(2006) của Lê Trung Hoa là một công trình về địa danh học tương đối hệ thống,

vì công trình trình bày một cách hệ thống về tình hình nghiên cứu địa danh Việt

Nam, phương pháp nghiên cứu địa danh, sự phân loại địa danh, v.v

Hiện nay, có nhiều tác giả đề cập đến địa danh tiếng Kinh (Việt) và tiếng cácdân tộc thiểu số, so sánh lịch sử từ góc độ ngôn ngữ học, đồng thời tiếp cận bằng

các phương pháp địa lý học, sử học, dân tộc học, v.v Ví dụ như các bài viết Vềđịa danh Cửa Lò (2000), Về một vài địa danh, tên riêng sốc Nam Đảo trongvùng Hà Nội xưa (2000), Không gian ngôn ngữ và tính kế thừa da chiêu cua địadanh (qua phân tích một vài địa danh ở Việt Nam (2001), vấn đề địa danh biên

giới Tây Nam: một vài nhận xét và những kiến nghị (2001),Một vài nhận xét về

cách Hán Việt hoá địa danh Nôm tên làng: trường hợp địa danh Cổ Loa, (2005),Tiếp tục tìm hiểu về xuất xứ và ý nghĩa địa danh Cổ Loa (2005), Tên gọi củasông Hồng (2008 )của Trần Trí Doi; Chuẩn hóa cách viết địa danh tiếng Việt

17

Trang 27

(2005), Máy suy nghĩ từ cách ghi địa danh Hà Nội thời thuộc Pháp (2007), May

nhận xét về địa danh Tay — Nùng (2008), May nhận xét về địa danh ở Lạng Sơn

(2009) của Vương Toàn;Nguyễn Văn Hiệu với Những địa danh gốc Hán ở một

số vung dan tộc Mông-Dao ở Việt Nam (2005), Vấn dé quốc ngữ hóa hệ thống

phụ âm dau trong các địa danh ở Việt Nam có nguồn sốc từ tiếng Hán quan thoại

vùng Tây Nam Trung Quốc(2007),Một vài đặc điểm địa- văn hoá-nhân văn vùngTây Bắc Việt Nam qua các địa danh gốc Hán Quan Thoại Tây Nam (2013).Những bài viết này chủ yếu là tìm hiểu đặc điểm văn hóa lịch sử dân tộc bằng

các tiếp cận ngôn ngữ học và ngôn ngữ học so sánh lịch sử

Nói chung các hướng tiếp cận địa danh Việt Nam có những đặc điểm nhưsau:1 Trình bày về nguồn gốc và sự diễn biến của địa danh theo hướng tiếp cận

lịch sử văn hóa 2 Vận dụng phương pháp ngôn ngữ học dé nghiên cứu địa danh

3 Nghiên cứu địa danh theo hướng liên ngành.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu địa danh đã có nhiều đóng góp cho

việc xây dựng ngành địa danh học Từ giai đoạn phân tích nguồn gốc ý nghĩa địa

danh bằng cách giới thiệu đơn điệu đến giai đoạn kết hợp ngôn ngữ học để

nghiên cứu địa danh cũng như hướng tiếp cận nghiên cứu liên ngành địa danh

học Từ giai đoạn nghiên cứu địa danh một cách lẻ tẻ đến giai đoạn nghiên cứumột cách hệ thông và có cơ sở lý thuyết phong phú Tuy nhiên địa danh học vẫn

còn nhiều lĩnh vực còn chưa được khai thác hoàn thiện Hiện nay đã có rất nhiều

nhà nghiên cứu chú ý đến việc mở rộng phạm vi nghiên cứu địa danh vượt quaranh giới vốn có của nó Các tác giả đã bắt đầu so sánh địa danh trong vùng vănhoá lớn hơn và đa diện hơn Gần đây cũng có một số công trình nghiên cứu về so

sánh các địa danh xuyên biên giới hoặc so sánh địa danh giữa các nước khác

nhau Trong lĩnh vực này còn nhiều van dé chưa duoc triển khai nghiên cứu Cho

nên xuất phát từ cảnh huống này chúng tôi muốn so sánh các địa danh dân tộcthiểu số có mối quan hệ mật thiết giữa hai nước khác nhau Xét trên tổng thẻ,

cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về cấu tạo và ýnghĩa của địa danh thành phố Sùng Tả cũng như địa danh tỉnh Lạng Sơn Việt

18

Trang 28

Nam Và cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu so sánh địa danh Choang

với địa danh Tày-Nùng của hai nước Trung Quốc và Việt Nam Vì vậy, luận áncủa chúng tôi sẽ góp phần bé sung cho mảng nghiên cứu còn trong này

1.1.4 Các hướng nghiên cứu địa danh Choang ở Trung QuốcNhững năm 30 của thế kỷ 20, Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu địa danh

dân tộc thiểu số, nhưng việc nghiên cứu địa danh Choang vẫn còn tương đối ít.Các nhà nghiên cứu chủ yếu vận dụng địa danh Choang để nghiên cứu lịch sửvăn hóa và tình hình phân bố của dân tộc Choang Sau cuộc cải cách mở cửa,

việc nghiên cứu địa danh Choang ngày càng được coi trọng, các công trình

nghiên cứu địa danh Choang ngày càng nhiều Chính quyền địa phương triểnkhai công cuộc điều tra cơ bản về địa danh Choang và công bố xuất bản địa danh

chí của các huyện vùng dân tộc Choang cư trú Những công trình này đã đặt nền

móng cho việc nghiên cứu địa danh Choang sau này.

Ở Trung Quốc, việc nghiên cứu điạ danh Choang có những hướng nghiên

cứu cơ bản như sau: a Nghiên cứu địa danh tiếng Choang theo hướng lịch sử văn

hóa; b Nghiên cứu địa danh từ góc độ so sánh - lịch sử ngôn ngữ học và ngôn ngữ học văn hóa; c Hướng nghiên cứu liên ngành.

1.1.4.1 Nghiên cứu địa danh Choang theo hướng lịch sử văn hóa Địa danh Choang trong lịch sử có ghi trong Địa phương Chi, trong Dia lý

Chí của Chính sử cũng có ghi chép Bách sơn Tư chi của thời Thanh đã ghi các

địa danh Choang với số lượng khá nhiều Người chú ý đến điạ danh Choang sớm

nhất là Khuất Đại Quân thời nhà Thanh Ông đã chỉ ra rằng “ Từ Dương Xuânđến Cao, Lôi, Liêm, Quynh, đều có những địa danh mang tên với Na, La, Đa,Phù, Qua, Nha, Nga, Đà, Đả” trong cuốn sách Quảng Đông Tân

Ngữ{ 100:tr.340] Khuất Đại Quân đúc kết lại đặc trưng của địa danh Choang và

sơ lược tình trạng phân bố địa danh Choang Cách ghi chép địa danh Choangtrong sách cô chủ yếu là giới thiệu gốc tích và sự diễn biến cuả địa danh, nhưng

đa số không viết bằng tiếng Choang Những nội dung ghi chép về địa danhChoang trong sách cô viết bằng chữ Hán cũng tồn tại một số cách giải thích

19

Trang 29

không thật chính xác.

Nghiên cứu về địa danh Choang cô chủ yếu là nghiên cứu từ góc độ ngônngữ học đề phân tích sự diễn biến của địa danh Choang cổ, nhằm tìm hiểu nguồngốc các dân tộc Choang - Đồng Các tác giả với bài viết có ảnh hưởng khá lớnnhư Chu Chan Hac và Du Nhữ Kiệt trong bai Tim hiểu địa danh cổ Việt cho rang

“Cô Tô” chính là tiếng Bách Việt, “Cô” là một từ phát âm ra không mang ýnghĩa Địa danh “kiểu đều đầu” ngôn ngữ Bách Việt có hai hình thức cơ bản:kiểu đặt trước và kiểu đặt sau “Cô Tô” thuộc loại kiểu đặt trước điển hình “Cô”,

“Cú”, và “Vu” đều thuộc loại từ chỉ có âm tiếng mà không có ý nghĩa thực tế Lý

Như Long trong bai Dia danh và Ngôn ngữ học đã khảo sát các địa danh tiếng

Choang phân bố tại huyện Kiến Dương, huyện Sing An và thành phố Thiệu Vũ

trong khu Vũ Di Sơn của tỉnh Phúc Kiến; qua đó tìm ra tư liệu phong phú đểchứng minh khu Vũ Di Sơn cũng là nơi hoạt động của người Choang cổ, nướcMân Việt có mối quan hệ với người Choang cô Lý Cầm Phương với Nội hàm

Van hóa cua Địa danh Bách Việt [82;tr.78-88], Trình bày sự Khác nhau và sự

Giống nhau giữa Địa danh Bách Việt miễn Đông và miễn Tây Thờicổ[83;r.42-46], tác giả vận dùng phương pháp so sánh - lịch sử ngôn ngữ học và

lý luận phân tầng ngôn ngữ kết hợp với phương pháp địa danh học, vận dùng tưliệu ngôn ngữ Choang — Đồng hiện nay và tư liệu ngôn ngữ hữu quan dé giải

thích thành tố chung của địa danh Bách Việt cô, được ghi trong thư tịch phiên âmbằng tiếng Hán hơn mười loại, thời gian là từ thời kỳ Xuân Thu đến thời kỳ nhà

Hán Ngoài ra còn có bài Giải thích Địa danh Nhân danh tiếng Bách Việt cổ củaTrình Trương Thượng Phương [125;tr.8-13] và Thăm dò Cú Cô của tiếng BáchViệt cổ của La Ngọc Lan[91:tr.105-117], v.v

Năm 1988, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Khu Tự trị Dân tộc

Choang Quảng Tây, Uỷ ban Địa danh Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, Ủy

ban Sự vụ dân tộc Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây và Ủy ban Công tácVăn tự Ngôn ngữ Dân tộc Thiéu số Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây cộngtác biên tập và xuất bản Tuyển tập Địa danh tiếng Choang Quảng Tây Công

20

Trang 30

trình này đã thu thập được 5500 địa danh, nhưng chỉ chiếm 8% địa danh tiếngChoang Quảng Tây, trong đó địa danh làng xóm tự nhiên chiếm 75% tổng số địadanh trong tuyén tập, các làng xóm tự nhiên phân bồ trên vùng núi và vùng sâuvùng xa, ít bị văn hóa Hán đồng hóa, giữ được đặc trưng địa danh tiếng Choang

tương đối tốt Các địa danh được lựa chọn, đa số đều dựa theo yêu cầu tiêu chuẩn

hoá địa danh ghi các thông tin như tên gọi chuẩn, phiên âm tiếng Choang, phiên

âm tiếng Hán, vi trí địa lý, lai lịch địa danh, quá trình phát triển và biến đổi địadanh, ý nghĩa địa danh, phong tục tập quán, v.v Công trình này đã cung cấp tư

liệu phong phú cho việc nghiên cứu địa danh Choang Mặc dù những nghiên cứu

này có nhiều quan điểm khá mới, nhưng đa số chỉ trình bày lẻ tẻ hoặc mang tính

khảo chứng, thiếu sự nghiên cứu và phân tích một cách hệ thống

1.1.4.2 Nghiên cứu địa danh từ góc độ so sánh - lịch sử ngôn ngữ hoc và ngôn ngữ học văn hóa

La Thường Bồi trong Ngôn ngữ và Văn hóa nêu ra cách nghiên cứu “kếthợp lẫn nhau ngôn ngữ với văn hóa”, trình bày “tìm hiểu dấu tích đi cư dân tộc từđịa danh” bằng cách kết hợp ngôn ngữ học với việc nghiên cứu văn hóa Từ đó

bắt đầu day lên phong trào nghiên cứu địa danh bang cách kết hợp ngôn ngữ dia

danh với văn hoá dân tộc Trương Tuệ Anh trong Ngôn ngữ và Văn hóa danh

xưng -Nguôn gốc nhân danh, địa danh và tộc danh vùng Đông Á[120;ir.52 j tìm

hiểu nhân danh, địa danh và tộc danh nói chung mà có liên quan trong các khuvực, các dân tộc và các nước Đông A Qua do tim hiểu ra đặc điểm chung giữaphương ngôn tiếng Hán và phương ngôn dân tộc cũng như lich sử văn minh thời

cô của Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và Đông Á Vi Thụ Quan trong Giải

thích từ LF (HE 6) Khu, Hư [109;tr.42-45] áp dụng tư liệu địa danh khu vực

phương ngôn Hán và khu vực tiếng Choang, khảo sát mối quan hệ giữa các từKhư, Khư, Hư của phương ngôn Hán miền Nam với từ Haw, Faw của tiếngChoang, qua đó phác họa nguồn gốc, ý nghĩa và dấu tích biến đổi ngữ âm của từKhư, Hư trong phương ngôn Hán miền Nam Ngoài ra, còn có các bài viết như:

Vi Dat với Sắc thái Văn hóa Địa danh Choang[108;tr:90-94]; Lữ Tung Tùng về

21

Trang 31

Phép tu từ và Tư duy Cụ tượng trong Địa danh Choang[92;tr.109-II3]; Dương

Bon, Hoàng Ngọc, Lý Bình với bài Gidi thích Văn hóa Địa danh

Choang[115;tr.62-66]; Tông Trường Đống với Tiếp xúc hòa nhập ngôn ngữ

trong địa danh Lĩnh Nam[103;tr.62-66] v.v

Phòng Anh và Pranee đã cộng tác hoàn thành công trình Nghiên cứu và So

sánh Địa danh Dân tộc Quảng Tây Trung Quốc với miễn Đông bắc Thái Lan (đãxuất bản tại Thái Lan ) [133;tr.120-132]

Công trình Ngôn ngữ và Văn hóa của Địa danh Choang của Đàm Phượng

Dư và Lâm Dịch [96;tr.32], trình bày một cách sâu sắc và toàn diện về ý nghĩa

văn hóa và đặc trưng ngôn ngữ địa danh tiếng Choang ở 24 huyện và thành phố ởTrung Quốc Qua đó, tác giả cũng đã phân tích những đặc điểm về lịch sử, địa lý,

văn hóa, phong tục và tín ngưỡng tôn giáo của người Choang Đúng như sự đánh

giá của La Vĩnh Hiện, cuốn sách này là công trình đầu tiên phân loại một cách hệthống các địa danh tiếng Choang ở tỉnh Quảng Tây với phương pháp ngôn ngữhọc, khảo sát đặc trưng phương vị từ tiếng Choang bằng phương pháp phân tích

và thống kê, tìm hiểu sự khác nhau và giống nhau về mặt nhận thức phương vị vàtính không cân bằng trong việc sử dụng phương vị từ giữa dân tộc Choang vớidân tộc Hán Ngoài ra còn vận dụng phương pháp âm vận học phân tích mối

quan hệ tương ứng ngữ âm trong việc phiên dịch địa danh giữa Choang và Hán

cũng như các lớp lịch sử của từ mượn Hán, nhằm cung cấp tư liệu mới chonghiên cứu so sánh - lich sử các ngôn ngữ Hán — Thai[89;tr.203] Cho đến nay, đây

là một công trình nghiên cứu về địa danh tiếng Choang hệ thống nhất ở Trung Quốc.Nhưng công trình này chủ yếu phân tích các ý nghĩa và các chức năng của địa danh

Choang bằng phương pháp ngôn ngữ văn hoá Nội dung nói chung vẫn nghiêng về

văn hoá địa danh Tác giả chưa phân tích cấu tạo địa danh Choang một cách hệthống theo hướng ngôn ngữ học

1.1.4.3 Hướng nghiên cứu địa danh theo phương pháp liên ngành

Nghiên cứu địa danh bằng phương pháp liên ngành là một hướng chính đểnghiên cứu dia danh Choang ở Trung Quốc Hướng nghiên cứu này vận dụng các

22

Trang 32

phương pháp nghiên cứu của dân tộc học, ngôn ngữ học, ngôn ngữ so sánh - lịch

sử, địa lý học, địa danh học, v.v dé tìm hiểu địa danh Choang qua đó phân tíchnguôồn gốc, cảnh huống văn hóa, những cuộc thiên di và sự phân bố của các dântộc Choang - Đồng hoặc dân tộc Choang

Trong đó, Từ Tùng Thạch là một trong những người nghiên cứu tiêu biểunhất đồng thời cũng là người nghiên cứu địa danh Choang Đồng sớm nhất TừTùng Thạch có đóng góp rất lớn trong việc nghiên cứu địa danh Choang Những

năm 30, công trình Lịch sw nhân dân lưu vực Việt Giang[112;tr45] của tác giả là

sử dụng phương pháp khảo chứng địa danh dé nghiên cứu lịch sử và văn hoá của

các dân tộc miền Nam Những năm 60 công trình Khảo sát về Người Thái, Người

Choang, Người Việt và Lich sử Nhân dan Lưu vực sông Việt Giang [112;tr130]

Tiếp tục sử dụng phương pháp khảo sát địa danh, dựa vào sự phân bố của các địadanh đặc biệt mà khảo sát lịch sử các dân tộc thời cô Trong hai công trình nàytác giả đã có những thành quả như sau: một là lần đầu tiên đưa ra địa danh

Choang với đặc điểm là không thể giải thích bằng tiếng Hán mà nó có ý nghĩa

Choang của mình; những địa danh này chủ yếu là hai âm tiết; họ là những địa

danh “kiểu tế đầu” (thành tố chung rất đều đặn và đứng trước thành tố riêng so

với tiếng Hán) v.v Hai là liệt kê ra những yếu tố hay dùng trong địa danh và

giải thích ý nghĩa của nó; Ba là trình bày ý nghĩa và đặc trưng của địa danh

Choang, từ hình thức cơ cấu trong nội bộ và không gian phân bố của địa danh

Choang chứng minh sự phân bố của nguồn gốc dân tộc Choang cũng như sự pháttriển và cuộc di cư của nó.Trong đó đã chỉ ra những địa danh lấy chữ Na, Bản,Bach, Đô đứng đầu là địa danh “kiêu tế đầu” của các ngôn ngữ Choang - Thái,trong “kiểu tế đầu” này vẫn giữ tại tỉnh Tứ Xuyên, Hồ Nam, Quý Châu, QuảngĐông và Quảng Tây Trung Quốc cũng như các nước khác như Xiêm La, MiếnĐiện và An Nam xưa (nay là Thái Lan, Myanmar và Việt Nam) Băng Cóc, kinhthành Xiêm La xưa chính là kiểu tế đầu Có thé thay rằng miễn là các nơi giữ diadanh tế đầu với nghĩa Choang, nếu không phải là hiện nay thì là thời cỗ đã có thé

lực rat lớn của người Choang.” Tác gia tìm hiéu quan hệ nguôn gôc giữa dân tộc

23

Trang 33

Choang với dân tộc Thái bằng cách “khảo sát địa danh” Tác giả cho rằng: ngườiThái ở Thái Lan cùng gốc với người Choang, họ di cư từ Lĩnh Nam NgườiChoang ở Trung Quốc và người Thái, người Lào, người Thiền, người Tày và

người Ning của các nước Đông Nam A đều bắt nguồn từ Bách Việt (Bách Việt làtên gọi chung của những bộ phận dân tộc thiêu số sống ở miền Nam Trung Quốc

thời nhà Tần và nhà Hán, giới nghiên cứu Trung Quốc thường cho rằng các dântộc nói tiếng Choang - Đồng ở miền Nam Trung Quốc hiện nay là hậu duệ cácdân tộc Bách Việt cô ) thời cổ Nội dung công trình này phong phú và tỉ mi Quan

điểm và kết luận độc đáo của ông vẫn có giá trị tham khảo quan trọng đối với

việc nghiên cứu địa danh Choang - Đồng cũng như việc nghiên cứu địa danh

Thái và Choang Có thể nói, đây là bước khởi đầu cho việc nghiên cứu địa danh

dân tộc Choang và dân tộc Thái của Trung Quốc

Phạm Hồng Quý cũng từng nhắc đến sự giống nhau và khác nhau giữa địadanh quan tộc Choang va Thái trong công trình Dân tộc cùng gốc -Văn hóa và

Nguồn gốc các dân tộc Choang Thái [69;tr44] Ông đã áp dụng phương pháp

khảo cứu địa danh nghiên cứu quá trình di cư từ Hoa Nam đến Bán đảo Trung

Nam của “dân tộc Thiền Thái”, chủ yếu khảo sát các địa danh với từ “Bảng”,

“Na”, “Lộng”, “Long”, “Lông”, “Đồng”, “Nam”, “Niệm”, “Bó”, “Bạch”, “Bắc”,

“Mang”, “Mạnh”, “Mãnh”, “Xuyên” phân bố trong khu vực Hoa Nam và Bán

đảo Trung Nam, nêu ra kết luận rằng: hậu duệ của người Tây Âu, tức là các dântộc Choang - Thái được phát triển và phân chia từ một gốc chung, dân tộc Thái

của Thái Lan, dân tộc Thiền của Miến Điện (Mynmar), dân tộc Lão Long củaLào, dân tộc Thái của Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo (trừ

dân tộc Thái ở Việt Nam); dân tộc Lào, dân tộc Mao Nam, dân tộc Lê của Trung

Quốc và dân tộc Nùng Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Hán và môi

trường địa lý khác nhau lại phát triển theo hướng khác; dân tộc Tày do sự ảnh

hưởng của dân tộc Kinh lại theo hướng phát triển khác

Ngoài ra, còn phải kế đến các công trình và bai báo như: Lý Cầm Phuongvới Ngôn ngữ và Văn hóa Đồng -Thái[84;tr67] Cuốn sách này từ góc độ dân tộc

24

Trang 34

học, văn hoá nông nghiệp và thương mai kinh tế giải thích ý nghĩa văn hoá củađịa danh và nhân danh của những người nói tiếng Đồng-Thái Lữ Tung Tùng viết

về Nội hàm Văn hóa của Địa danh Tịnh Tây, Khảo sát và Giải thích Câu Đỉnh và

các Địa danh Tây Lâm liên quan đến Câu Đinh -Tây Lâm Quảng Tây Từng làTrung tâm Chính Trị nước Câu Đinh[93;tr 118-124]; Phan Kỳ Húc với Tim hiểu

Dân tộc Choang và Dân tộc Thái từ Nguôn gốc chung Phân Hóa[99;tr.38-50],qua phương pháp so sánh Địa danh, Tìm hiểu mối Quan hệ Lịch sử Văn hóa giữa

Dân tộc Choang và Dân tộc Thái từ Địa danh “Na” và Phong tục Canh tác Lúa,

nêu ra địa danh Choang và Thái đều thuộc thế hệ địa danh kiểu đều đầu với mô

hình “từ trung tâm + tính từ”, thê hiện dân tộc Choang và Thái không những chỉ

có ngôn ngữ cùng gốc, tô tiên của họ là quần tộc người Việt cổ canh tác ở Lĩnh

Nam mà còn sống chung hoặc sống trong khu vực gần nhau, có mối quan hệ chặtchẽ trong lịch sử văn hóa Sở dĩ có sự khác nhau là vì từ thời nhà Tần Hán đếnthời Đường Tống theo đà phát triển của lịch sử và trong quá trình đi cư phân hóa,

họ sống trong môi trường và đất nước khác nhau, có sự ảnh hưởng của văn hóa

ngoại lai mà dần dần biến đổi Về hướng nghiên cứu này, có thể kế thêm: Tống

Trường Đống với Ý nghĩa văn hóa trong những địa danh Lĩnh

Nam[ 104;tr62-66]; Dương Bon, Lý Bạch Trung với Tìm hiểu Nhân to Văn hóaĐịa danh huyện Lệ Phổi 115;tr62-66]; Lưu Hướng Trinh về Tìm hiểu sự Truyền

ba Văn hóa Canh tác Đồng Đình từ các Địa danh Trung Quốc và Nhật Bản;

Trương Huệ Vinh với Nghiên cứu và So sánh các Địa danh với Văn hóa canh tác

Trung Quốc và Nhật Ban, v.v

Tóm lại, hiện nay chủ yếu có hai xu hướng nghiên cứu địa danh Choang đangphát triển mạnh mẽ Đó là hướng nghiên cứu chuyên ngành và hướng nghiên cứu

liên ngành Trong hướng nghiên cứu chuyên ngành, các nhà khoa học chuyên đi

sâu vào lĩnh vực riêng của mình như địa lý học, sử học, dân tộc học, ngôn ngữ

học, v.v để nghiên cứu địa danh Choang Hiện nay, lĩnh vực nghiên cứu mới về

địa danh Choang là nghiên cứu sử dụng kỹ thuật công nghệ điện tử Còn hướng nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu địa danh Choang thì ngày càng được các

25

Trang 35

nhà khoa học chú ý Ví dụ họ nghiên cứu địa danh Choang - Thái bằng cácphương pháp kết hợp sử học, ngôn ngữ học, dân tộc học cũng như địa lý học.

Các nhà khoa học của các lĩnh vực khác nhau cũng cộng tác với nhau nghiên cứu

về địa danh Choang và các đặc điểm văn hóa liên quan Những tư liệu nghiêncứu này rất có giá trị cho những người nghiên cứu sau tham khảo để nghiên cứu

địa danh Choang và các vấn đề liên quan tới dân tộc Choang

1.1.5 Tình hình nghiên cứu địa danh Tày - Nùng ở Việt Nam

So với tình hình nghiên cứu địa danh tiếng Choang ở Trung Quốc, số lượng

nghiên cứu về địa danh Tày - Nùng ở Việt Nam tương đối ít Đáng chú ý là nhàkhảo cổ học, văn hóa học, Trần Quốc Vượng đã bỏ nhiều công sức vào vấn đềđịa danh Tày-Thái cổ trong cuốn sách Việt Nam cái nhìn Địa - Văn hóa (1998)

Trần Quốc Vượng phân tích các địa danh Tày-Thái cổ băng cách nhìn lịch sử vàđịa ly văn hóa, đã rút ra nhiều quan niệm độc đáo của minh về những vấn đề liênquan đến nguồn gốc người tay cô Việt Nam Hoang Lương với dé tài Những dia

danh Tày-Thái Cổ ở xung quanh vùng Hà Nội dựa trên cơ sở nghiên cứu về địa

danh Tay cổ của cố Trần Quốc Vượng phân tích ý nghĩa các địa danh Tày-Tháinhư Ta Lo,Ta Khai, Kẻ Đồng từ gốc đồ phân tích địa lý văn hoá và phong tục tậpquán của dân tộc Tày-Thái cô

Nguyễn Duy Hinh với Về chữ Lang trong địa danh xứ Lạng trong Tuyển

tập luận văn hội nghị khoa học xứ Lạng Lạng Sơn (năm 1988) Tác giả sử dụng

phương pháp địa danh học và địa danh học lịch sử cũng như ngữ âm và ngữ âm

lịch sử để giải thích nguồn gốc và sự diễn biến của chữ Lạng trong địa danh LạngSơn Đưa ra giả thuyết từ Lạng là một từ Hán-Việt cô, kết hợp với từ Lũng trongngôn ngữ Tày-Nùng dưới dạng ngữ âm Hán-Việt cổ, theo ngữ nghĩa cổ, dé chỉ

địa danh các điểm cư trú Tày/Nùng

Năm 2009, Hội thảo khoa học của chương trình Thái học Việt Nam lần thứ

5 tập trung vào chủ đề: Tìm hiểu, nghiên cứu về địa danh các nhóm, vùng Tày

-Thái ở Việt Nam, và xuất bản Kỷ yếu với chủ đề: Dia danh và những van dé lịch

sử-văn hóa của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái Việt Nam Trong đó có

26

Trang 36

phân tích các địa danh Tày- Thái theo từng vùng dân tộc Tay-Thai, theo hướng

tiếp cận lịch sử văn hóa Tày/Nùng là một trong những dân tộc chính trong họ

các dân tộc Tày- Thái Các địa danh Tày-Nùng cũng được giới thiệu và phân tích

một cách ti mi trong tập hợp công trình này, như Khám phá một số địa danh

Ning của Mông Ký Slay, Về dia danh Tày-Nùng của Hoàng Văn Ma, Máy nhận

xét về địa danh ở Lạng Sơn của Vương Toàn Những bài viết này có phân tích về

cội nguồn, ý nghĩa, cau tạo, đặc trưng định danh và cách chuẩn hóa, v.v củacác địa danh Tày - Nùng.

1.2 Cơ sở lý thuyết

Địa danh thuộc về một loại từ vựng trong ngôn ngữ, các hệ thống từ vựng như:

địa danh, nhân danh Tên các tổ chức xã hội v.v đều thuộc hệ thống tên riêng

nam trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ Trong ngôn ngữ học, ngành địa

danh học (toponymic) và nhân danh học (athronymic) thuộc bộ môn khoa học có

tên là danh xưng học (onomasiologie) Dưới đây, dựa vào kết quả nghiên cứu củacác nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôi sẽ khái quát một số vấn đề cơbản của lý thuyết địa danh làm cơ sở cho việc khảo sát hệ thống địa danh thành

phố Sing Tả và địa danh tỉnh Lang Sơn

1.2.1 Khái niệm địa danh

Đa số học giả Trung Quốc cho rằng: “Pia danh là tên gọi của thực thể địa lý Vì

nó có thể khái quát lại các thực thể mang tính địa lý như địa phương, khu vực, địađiểm, địa vật, v.v do thiên nhiên hoặc hoạt động nhân loại tạo thành”[111; tr.38]

Đàm Phượng Dư cho răng: “Địa danh là dấu hiệu ngôn ngữ chuyên môn chomột thực thê địa lý trong phương vị và phạm vi khác nhau, là dấu ấn ồn định

trong hoạt động của nhân loại”[96; tr.1].

Nhưng thực ra địa danh không chỉ biểu thị một thực thể, mà còn có thể chỉ mộtphạm vi địa lý nhất định Và nhiều khi trong các công trình văn học nghệ thuật có

những địa danh là hư cấu, trong tình hình đó thì địa danh không phải biểu thị địa lý

thực thê

Theo B.A Jutchkjevjtch (Liên Xô): “Dia danh là một loại từ vựng chuyên môn,

27

Trang 37

khi ngôn ngữ phát triển đến một giai đoạn nhất định mà giai đoạn đó tương đốimuộn thì địa danh mới hình thành danh từ phô thông Các tên gọi địa lý này saukhi tách ra từ từ vựng phổ thông sẽ trở thành một khái niệm trừu tượng thể hiện

đặc trưng sự vật địa lý Những từ đó sau khi trở thành địa danh lại có ý nghĩa mới

của nó”[62; tr.9-13].

Quách Cầm Phù cho rằng: “Địa danh có bốn đặc điểm ngôn ngữ, thứ nhất làmỗi địa danh đều có ý nghĩa tiêu chí; thứ hai là sự hình thành của địa danh là kếtquả quy ước của xã hội; thứ ba là cấu tạo địa danh và cấu tạo ngôn ngữ cơ bảnnhất trí; thứ tư là sự lưu thông của địa danh gồm có hình thức truyền khâu vàhình thức văn bản Hai hình thức này đa số trường hợp là nhất trí, nhưng cũng cótrường hợp không thống nhất”[73; tr 26-27]

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu địa danh học đã tiếp cận địa danh từ hai góc

độ khác nhau là nghiên cứu địa danh từ góc độ địa lý — văn hoá và nghiên cứu địa danh từ góc độ ngôn ngữ học Những người nghiên cứu từ góc độ địa lý — văn

hoá thiên về phân tích phương thức định danh, phân loại địa danh cũng như chứcnăng địa danh, v.v Còn về khái niệm địa danh, họ không nhắc đến hoặc chỉ

khái quát đơn giản thôi, ví dụ như Trần Quốc Vượng, Vũ Ngọc Khánh, Bùi Thiết,

v.v Trong đó Nguyên Văn Âu đưa ra khái niệm (Toponymie) đề giải thích Địadanh học là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về tên địa lý các địa

phuong.[4; tr.5]

Những người nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ hoc thi chủ yếu dựa vào quanniệm của A.V Superanskaja: Địa danh là những từ ngữ biểu thị tên gọi “nhữngđịa điểm, mục tiêu địa lý”, “những địa điểm, mục tiêu địa lý đó là những vật thể

tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái dat”[40; tr.13] Vi

dụ như Nguyễn Kiên Trường: “Địa danh là tên riêng của các đối tượng địa lý tựnhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất”.[52; tr.23] Từ Thu Mai:

“Địa danh là những từ chi tên riêng của các đối tượng địa lý có vị trí xác định

trên bề mặt trái đất”[35: tr.19]

Theo Lê Trung Hoa: “Dia danh là những từ hoặc ngữ, được dùng làm tên

28

Trang 38

riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ vàcác công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều”[28; tr 8].

Hà Quang Năng đã phân tích một cách hệ thống về khái niệm địa danh,không những xuất phát từ ngôn ngữ học mà còn liên quan đến địa lý học, quan

niệm rằng: “Địa danh chính là những từ, cụm từ được sử dụng dé chỉ, dé goi tén

cac déi tượng, không gian dia lý, các đặc trưng địa hình, dia vat nao đó, theo đó,

nó có tác dụng khu biệt, định vị chính những đối tượng, không gian địa lý, những

đặc trưng địa hình, địa vật được gọi tên đó với những đối tượng, không gian địa lý,

những đặc trưng địa hình, địa vật xung quanh, môi trường xung quanh”.[36; tr 8]

Xét từ các quan niệm như trên và dựa vào quan niệm của Lý Như Long,

theo tác giả: “Địa danh là một danh từ chuyên môn do cộng đồng xã hội nhất

định ước định cho một khu vực nhất định Các địa danh với các loại biệt, cáctầng lớp khác nhau trở thành một hệ thống nhất định, những hệ thống này đều cóliên quan với môi trường thiên nhiên của khu vực, phản ánh đặc trưng đời sống

xã hội trong lịch sử và hiện thực Dia danh có ý nghĩa ban đầu trong khi định

danh, cũng có ý nghĩa đặc trưng sau khi định danh theo đà phát triển và mức độ

danh tiếng của khu vực đó giành được, nhưng ý nghĩa cơ bản quan trọng nhất của

địa danh vẫn là chỉ rõ phương vị, phạm vi và loại hình địa lý của một khu vựcnhất định”[§1; tr.6]

Chúng tôi có thể tóm lược lại khái niệm địa danh: là một ký hiệu ngôn ngữcủa không gian địa lý với vị trí, phạm vi và hình thái đặc trưng nhất định do một

nhóm người nhất định trong xã hội quy ước ra, là danh từ riêng nằm trong ngônngữ, chịu sự hạn chế của các quy tắc ngôn ngữ, địa danh còn mang tính ồn định

so với những danh từ riêng khác.

Như vậy, địa danh có đặc trưng riêng của mình “Thi nhất là tính chỉ định,

mỗi địa danh đều có sự liên quan đến đối tượng chỉ định, đều là tiêu chí chỉ định

của một khu vực hoặc một địa điểm Thứ hai là tính ký hiệu, các từ vựng địadanh khác với từ vựng phổ thông, đa số dé mat đi nội hàm của nó và làm một dấuhiệu biểu thị vật khác”[94; tr.3] Nói một cách chính xác là nội hàm của nó được

29

Trang 39

tạm thời giữ trong địa danh, có khi sẽ hoàn toàn mat đi Thứ ba là phải sử dụngtrong một phạm vi tương đối lớn và được một cộng đồng xã hội quy ước ra.

1.2.2 Chức năng của địa danh

Địa danh là một hiện tượng văn hóa xã hội phức tạp liên quan đến ngôn ngữ,địa lý, lịch sử, xã hội, văn hóa, dân tộc, v.v nên chức năng địa danh cũng thểhiện tính đa dạng của nó Chúng ta tong kết lại có ba chức năng như sau:

Thứ nhất, chức năng xã hội của địa danhVới chức năng cá thé hóa đối tượng và định danh cho thực thé địa lý hoặckhu vực phạm vi địa lý Trong đời sống hàng ngày mọi người đều không thể tách

ra khỏi địa danh Chúng ta biết là mỗi câu chuyện đều có bốn yếu tổ quan trọng,

đó là: thời gian, địa điểm, nhân vật và sự kiện Chính địa điểm phải thông qua địa

danh cá thê hóa đối tượng để khu biệt ra đối tượng mới thê hiện ra được

Địa danh cũng là công cụ quản lý hành chính nhà nước Mỗi quốc gia đềuquản lý các khu vực trong nước bằng cách phân vùng hành chính từng cấp khác

nhau qua việc đặt tên gọi địa danh cho các nơi khác nhau.

Thứ hai, chức năng lịch sử của địa danh

Địa danh là hóa thạch sống trong lịch sử nhân loại Chúng ta có thể tìm

thấy các chứng cứ về sự kiện, nhân vật lịch sử, hoặc các hoạt động chính trị, văn

hóa và quân sự từng xảy ra trong lịch sử Ví dụ: TP Long Châu của TP Sùng Tả

có một làng tên là Nội Doanh WW #¥, nơi đây có truyền thuyết cho rằng vì DichThanh đã từng cắm doanh trại ở đây

Thứ ba, chức năng thể hiện sự diễn biến trong ngôn ngữ văn hóaQua sự tìm hiểu kết cấu và các tầng lớp nghĩa của địa danh, chúng ta có théhiểu biết được quá trình tiếp xúc ngôn ngữ và sự diễn biến của nó Ngôn ngữkhác nhau thì âm, hình của địa danh sẽ khác nhau, nhưng do có sự tiếp xúc củacon người, một số địa danh là một phức thé bao gồm hai hoặc ba ngôn ngữ trởlên Ví du:3#2 Long Phụ (chợ hát), từ Long là từ gốc Choang, còn Phụ thì là từHán cổ.

Vì vậy, địa danh không chỉ mang tính xã hội, tính thời đại, tính địa phương

30

Trang 40

và tính dân tộc, mà còn mang tính trường tồn cũng như tính 6n định, nên giữ

được rất nhiều thông tin lịch sử

1.2.3 Phân loại địa danh

Phân loại địa danh bằng cách khoa học có ích cho chúng ta tìm hiểu quy

luật nội bộ địa danh và cũng có lợi cho việc đi sâu nghiên cứu địa danh một cách

hệ thống Mục đích phân loại địa danh là nham phan biét ra su khac nhau va

giống nhau của nó, tim hiểu mối quan hệ nội bộ của nó

Giáo trình Cở sở Địa danh học cho rằng,việc phân loại địa danh nên chia

thành ba bước: Trước hết phải xác định mục đích và yêu cầu trong sự phân

loại địa danh; Sau đó phải so sánh sự khác nhau và giống nhau của địa danh,

phân biệt và quy nạp một cách hợp lý; cuối cùng là lập ra phương án phân loại

địa danh [61; tr.77].

Ở Trung Quốc, cách phân loại địa danh của Ly Như Long[80,tr.42] là một

mô hình phân loại khái quát và tương đối hệ thống và hoàn thiện Lý Như Long

có các cách phân loại địa danh như sau:

1.2.3.1 Từ góc độ các đối tượng do địa danh chỉ thị:

Bang 1.1 Đối tượng địa danh

Lục địa Thủy vực : vật thị trấn nông thôn các loại khác

Trong hệ thống phân vùng hành chính các thời đại lịch sử đều có hệ thống

riêng của mình.

31

Ngày đăng: 09/06/2024, 23:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w