Tài Chính - Ngân Hàng - Kinh tế - Quản lý - Tài chính - Ngân hàng TẠP CHi CONS THÚONS NÂNG CAO NĂNG Lực TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI cổ PHAN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM NGUYỀN ANH TUẤN TÓM TẮT: Tài chính vững mạnh là yếu tố nền tảng quan trọng đảm bảo năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng. Bài nghiên cứu tập trung đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng thương mại (NHTM) thông qua các chỉ tiêu tài chính liên quan đến nguồn vốn, thu nhập, khả năng sinh lời, chất lượng tài sản, quy mô thị phần và khả năng thanh toán với nghiên cứu điển hình tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank). Bài viết sử dụng một số phương pháp phân tích để so sánh năng lực tài chính của Vietinbank với một sốNHTM khác trong giai đoạn 2019-2021 và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu về năng lực tài chính của ngân hàng. Từ đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao năng lực tài chính của Vietinbank trong giai đoạn tới. Từ khóa: năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính, ngân hàng thương mại, Vietinbank. 1. Khái quát về năng lực tài chính của ngân hàng thương mại Tài chính vững mạnh là yếu tố rất quan trọng trong cạnh tranh. Có nguồn vốn chủ sở hữu lớn, cơ cấu huy động và cho vay an toàn, chi phí cạnh tranh sẽ tạo điều kiện để NHTM mở rộng thị phần, tài trợ các dự án lớn, thi hành chính sách lãi suất cạnh tranh do đó sẽ chiến thắng đô''''i thủ có năng lực tài chính yếu hơn một cách dễ dàng. Như vậy có thể hiểu “Năng lực tài chính của NHTM” chính là nguồn lực tài chính để ngân hàng thực hiện và phát triển các hoạt động, nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. Theo Phan Thị Hằng Nga (2013), năng lực tài chính đóng vai trò là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc đảm bảo sự hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời cũng là công cụ để thể hiện sức mạnh tài chính hiện tại lẫn sức mạnh tiềm năng tương lai của ngân hàng đó. Việc đánh giá năng lực tài chính của một NHTM sẽ cần dựa trên các nhóm chỉ tiêu, bao gồm: Nhóm chỉ tiêu về vốn; Nhóm chỉ tiêu về thu nhập; Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời; Nhóm chỉ tiêu về chất lượng tài sản; Nhóm chỉ tiêu về quy mô và thị phần; Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh khoản. 318 SỐ 23-Tháng 102022 TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-BẢO HIỂM 2. Thực trạng năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Để đánh giá năng lực tài chính của Vietinbank, tác giả lựa chọn thêm 1 NHTM có vốn Nhà nước là NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và 2 NHTM không có vốn Nhà nước là NHTM cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và NHTM cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank) để làm nhóm so sánh. Việc lựa chọn 4 ngân hàng này sẽ đảm bảo cái nhìn toàn diện và khách quan về năng lực tài chính của từng nhóm ngân hàng. Bài nghiên cứu sử dụng các dữ liệu thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 4 ngân hàng trong giai đoạn 2019-2022, với các phương pháp phân tích định tính như so sánh, thống kê. 2.1. Nhóm chỉ tiêu về vốn Đôi với nhóm chỉ tiêu về vốn, chỉ tiêu đầu tiên là vốn điều lệ. Đây là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong bản điều lệ của ngân hàng, được hình thành ngay từ khi NHTM được thành lập. Vốn điều lệ có thể được điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Tính đến ngày 31122021 với 48.058 tỷ đồng, Vietinbank đang là ngân hàng có quy mô vôn điều lệ lớn thứ hai trên hệ thống (sau B1DV). Năm 2021 chính là năm các ngân hàng tăng vốn điều lệ một cách mạnh mẽ nhát. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán giai đoạn 2020-2021 diễn ra sôi động khiến cho việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng trở nên thuận lợi hơn. Xét về quy mô và tốc độ tăng vốn điều lệ của Vietinbank ở mức tương đương so với nhóm NHTM cổ phần có vốn Nhà nước, tuy nhiên vẫn còn khá khiêm tốn so với nhóm NHTM cổ phần tư nhân, đặc biệt là VPbank với mức tăng trưởng năm 2021 so với năm 2020 là 19.757 tỷ đồng và tỷ lệ tăng là 78,1. Chỉ tiêu thứ hai liên quan tới tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR- Capital Adequacy Ratio), ở Việt Nam, đến cuôì năm 2016, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư SỐ412016TT-NHNN giảm tỷ lệ tối thiểu xuống 8 như quy định của Basel II, quy định thời hạn áp dụng từ ngày 01012020. Năm 2020, hệ sô'''' CAR có xu hướng giảm do bối cảnh kinh tế suy giảm do tác động của dịch bệnh Covid-19. Năm 2021, hệ số CAR của Vietinbank đạt 9,1 đảm bảo quy định của NHNN. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn tháp so với nhiều ngân hàng khác (Techcombank 15, VPbank 14,3) và đang thấp hơn trung bình ngành (11,5). Với Vietinbank nói riêng và nhóm các ngân hàng quốc doanh nói chung, mặc dù sở hữu rất nhiều lợi thế về quy mô và vốn, nhưng khó khăn lớn nhất của các ngân hàng này là hệ số an toàn vốn (CAR) vẫn ở mức thâ''''p so với nhiều ngân hàng khác. 2.2. Nhóm chi tiêu về thu nhập Với nhóm chỉ tiêu về thu nhập, chỉ tiêu thứ nhát là thu dịch vụ ròng. Thu dịch vụ ròng các ngân hàng đều có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2019-2021, tuy nhiên đối với Vietinbank, mức tăng trưởng chưa có sự bứt phá mạnh mẽ như BIDV hay Techcombank. Năm 2021, thu dịch vụ ròng của Vietinbank đạt 4.961 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với Techcombank (6.382 tỷ đồng), mặc dù năm 2020 thu dịch vụ ròng của Vietinbank cao hơn và tổng thu thuần các năm cũng cao hơn Techcombank. Nguyên nhân là từ năm 2020, Vietinbank đã áp dụng chính sách 0 phí khi miễn phí hầu hết các loại phí giao dịch: phí chuyển khoản trong và ngoài hệ thống qua iPay, phí quản lý tài khoản... cho khách hàng tham gia gói tài khoản. (Bảng 1) Đôi với chỉ tiêu thứ hai liên quan đến thu ròng từ lãi, năm 2021, Vietinbank đạt 41.789 tỷ đồng (chiếm 78,6 tổng thu nhập), thuộc nhóm những ngân hàng dẫn đầu về thu nhập từ lãi. Tuy nhiên xét về tốc độ tăng trưởng thu ròng từ lãi lại tháp hơn nhiều ngân hàng. Tỷ lệ tăng thu ròng từ lãi năm 2021 so với năm 2020 của Vietinbank là 17,4, cao hơn VPbank (6,2) nhưng lại thâ''''p hơn BIDV (30,8) và Techcombank (42,4). Nguyên nhân bởi năm 2021 trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Vietinbank tiếp tục kiên trì với chính sách tăng trưởng bền vững, không nới lỏng các tiêu chí tín dụng để kiểm soát chặt chẽ rủi ro song song với tăng trưởng hiệu quả. 2.3. Nhóm chi tiêu về khả năng sinh lời Xét về nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời, các chỉ tiêu cần đánh giá bao gồm: “Lợi nhuận trước thuế” SỐ23-Tháng 102022 319 TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG Bảng 1. Thu dịch vụ ròng và thu ròng từ lãi của các ngân hàng STT Ngân hàng Thu d Ịch vụ ròng (tỷ đổng) Thu ròng từ lãi (tỷ đồng) 2019 2020 2021 2019 2020 2021 1 VIETINBANK 4.055 4.362 4.961 33.199 35.581 41.789 2 BIDV 4.266 5.266 6.614 35.978 35.797 46.823 3 TECHCOMBANK 3.253 4.189 6.382 14.258 18.751 26.699 4 VPBANK 2.792 3.356 4.059 30.670 32.346 34.349 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo Báo cáo tài chính 2019, 2020, 2021 của Vietinbank, BIDV, Techcombank, VPbank và “Khả năng sinh lời”. Năm 2021, lợi nhuận trước thuế của Vietinbank đạt 17.589 tỷ đồng, đứng thứ ba trong hệ thông ngân hàng (sau Vietcombank và Techcombank). Tuy nhiên, trong khi hầu hết các ngân hàng đều có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ở mức cao so với năm 2020 như BIDV là 50,1, Techcombank là 47,1, VPbank là 10,3, thì Vietinbank chỉ tăng 2,7. Chỉ tiêu thứ hai phản ánh khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động là ROA và ROE. ROA (Return on Assets) là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên tài sản. Trong năm 2021, ROA của Vietinbank đạt 1,2 (giảm 0,1 so với năm 2020) cao hơn BIDV (đạt 0,61) nhưng thấp hơn so với Techcombank (đạt 3,7) và VPbank (đạt 2,6). Chỉ tiêu ROE (Return on Equity) thể hiện tỷ suất sinh lời trên vein chủ sở hữu. Năm 2021, kết quả của Vietinbank đạt được là 15,9 (giảm 1 so với năm 2020); BIDV là 12,6 (tăng 3,53 so với năm 2020); Techcombank là 20,1 (tăng 2,1 so với năm 2020); VPbank là 20 (giảm 2 so với năm 2020). (Bảng 2) Qua các sô'''' liệu phân tích cho thấy trong năm 2021, kết quả kinh doanh của Vietinbank duy trì ở mức tăng trưởng ổn định, đảm bảo hiệu quả sinh lời. Mặc dù chỉ sô'''' ROA và ROE của năm 2021 có sụt giảm so với năm 2020, tuy nhiên tỷ lệ giảm không lớn. Mặt khác trong một năm mà nền kinh tế có nhiều biến động, lợi nhuận trước thuê của Vietinbank vẫn được duy trì tăng trưởng, mặc dù tốc độ vẫn còn khiêm tô''''n so với các ngân hàng còn lại. 2.4. Nhóm chỉ tiêu về chất lượng tài sản Chất lượng tài sản của NHTM được thể hiện thông qua chỉ tiêu đầu tiên là tỷ lệ nợ xấu. Trong năm 2021, tỷ lệ nỢ xâu của Vietinbank tăng 0,32 so với năm 2020 và ở mức 1,26 cao hơn nhiều so với BIDV và Techcombank với tỷ lệ lần lượt là 0,81 và 0,7 nhưng thấp hơn VPbank với tỷ lệ là 3,6. Chỉ tiêu thứ hai liên quan đến chi phí dự phòng rủi ro. Năm 2021, chi phí này của Vietinbank là 18.382 tỷ đồng, cao hơn Techcombank (2.665 tỷ đồng) nhưng thấp hơn khá nhiều so với BIDV (29.481 tỷ đồng). Bảng 2. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng STT Ngân hàng ROA ROE 2019 2020 2021 2019 2020 2021 1 VIETINBANK 1,00 1,30 1,20 13,10 16,90 15,90 2 BIDV 0,62 0,47 0,61 14,46 9,07 12,60 3 TECHCOMBANK 2,90 3,10 3,70 17,80 18,00 20,10 4 VPBANK 2,36 2,60 2,60 21,48 22,00 20,00 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo Báo cáo tài chính 2019, 2020, 2021 của Vietinbank, BTDV, Techcombank, VPbank 320 Số 23-Tháng 102022 TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-BẢO HIỂM Chỉ tiêu còn lại phản ánh chất lượng tài sản là tỷ lệ bao phủ nợ xấu. Đối với nhóm các ngân hàng quốc doanh, ...
Trang 1NÂNG CAO NĂNG Lực TÀI CHÍNH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI cổ PHAN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
• NGUYỀN ANH TUẤN
TÓM TẮT:
Tài chính vững mạnhlàyếu tố nềntảngquan trọng đảm bảo nănglực cạnhtranh chocác ngân hàng Bài nghiên cứu tập trung đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng thương mại (NHTM) thôngquacácchỉtiêu tài chính liênquanđến nguồn vốn, thu nhập, khảnăng sinh lời, chất lượng tài sản,quy mô thị phần và khả năng thanh toánvới nghiên cứuđiểnhình tại Ngân hàng thươngmạicổ phần Công ThươngViệt Nam(Vietinbank).Bài viết sửdụng một số phương phápphân tíchđể so sánh năng lực tài chínhcủa Vietinbank với một sốNHTMkhác tronggiaiđoạn2019-2021 vàđánh giá những điểm mạnh, điểmyếu về năng lực tàichínhcủangân hàng Từ đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao năng lực tài chínhcủa Vietinbank trong giai đoạn tới
Từ khóa: năng lực cạnhtranh, năng lực tài chính, ngân hàng thương mại, Vietinbank
1 Khái quát về năng lực tài chính của ngân
hàng thương mại
Tài chính vững mạnh là yếu tốrất quan trọng
trongcạnhtranh Có nguồn vốnchủ sở hữu lớn, cơ
cấu huy động và cho vay an toàn, chi phí cạnh
tranh sẽ tạo điều kiện để NHTM mở rộng thị
phần, tài trợ các dựán lớn, thi hành chínhsách lãi
suấtcạnh tranh do đó sẽ chiến thắng đô'i thủ có
nănglựctài chính yếuhơnmộtcáchdễ dàng
Như vậy có thể hiểu “Năng lực tài chính của
NHTM” chính là nguồn lực tài chính để ngân
hàng thực hiện và phát triển các hoạt động,
nghiệpvụ kinhdoanh ngân hàng Theo Phan Thị
Hằng Nga(2013), năng lực tài chính đóng vaitrò
là một trong những yếu tốquan trọng nhất trong việcđảm bảo sự hiệu quả cho cáchoạtđộng kinh doanh của ngân hàng, đồngthời cũng là công cụ
để thể hiện sức mạnh tài chính hiện tại lẫn sức mạnh tiềmnăngtương lai của ngân hàng đó Việc đánh giá năng lực tài chính của một NHTM sẽ cần dựa trên các nhómchỉ tiêu, bao gồm: Nhóm chỉ tiêu về vốn; Nhóm chỉ tiêu về thu nhập; Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời; Nhóm chỉ tiêu về chất lượng tài sản; Nhóm chỉ tiêu về quy mô và thị phần; Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanhkhoản
Trang 22 Thực trạng năng lực tài chính của Ngân
hàng thương mại cổ phần Công Thương
Việt Nam
Để đánhgiá nănglực tài chínhcủa Vietinbank,
tác giả lựa chọn thêm 1 NHTM có vốn Nhà nước
là NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV) và 2 NHTM không có vốn Nhà nước là
NHTM cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
(Techcombank) và NHTM cổ phần Việt Nam
Thịnh Vượng (VPbank) để làm nhóm so sánh
Việc lựa chọn 4 ngân hàng này sẽ đảm bảo cái
nhìn toàn diện và khách quan về năng lực tài
chính của từng nhóm ngân hàng Bài nghiên cứu
sử dụng các dữ liệu thu thập từ các báo cáo tài
chính đã được kiểm toán của 4 ngân hàng trong
giai đoạn 2019-2022, với các phương pháp phân
tíchđịnh tính như so sánh, thốngkê
2.1 Nhóm chỉ tiêu về vốn
Đôi với nhóm chỉ tiêuvề vốn, chỉ tiêu đầu tiên
làvốn điều lệ Đây là khoản vốn thuộcsởhữu của
ngân hàng, ghi trong bản điều lệ của ngân hàng,
được hình thành ngay từ khiNHTMđược thành lập
Vốn điều lệ có thểđược điều chỉnh tăng lên trong
quá trình hoạt động của ngân hàng
Tính đến ngày 31/12/2021 với 48.058 tỷ đồng,
Vietinbank đang là ngân hàng có quy mô vôn điều
lệ lớnthứ hai trên hệ thống(sauB1DV) Năm 2021
chính là năm các ngân hàngtăngvốn điều lệ một
cách mạnh mẽ nhát Bên cạnh đó, thị trường chứng
khoán giai đoạn 2020-2021 diễnra sôi động khiến
choviệctăng vốn điềulệ củacácngânhàng trở nên
thuận lợihơn Xét về quy mô và tốc độ tăng vốn
điều lệ của Vietinbank ở mức tương đương so với
nhóm NHTM cổ phần có vốn Nhà nước,tuy nhiên
vẫn còn khá khiêm tốn so vớinhóm NHTM cổ phần
tư nhân, đặc biệt là VPbank với mức tăng trưởng
năm 2021 sovới năm 2020 là 19.757tỷ đồng vàtỷ
lệ tăng là 78,1%
Chỉ tiêu thứ hai liên quan tới tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu (CAR- Capital Adequacy Ratio), ở Việt
Nam, đến cuôì năm 2016, Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) ban hànhThông tư SỐ41/2016/TT-NHNN
giảm tỷ lệ tối thiểu xuống 8% như quy định của
Basel II, quy định thời hạn áp dụng từ ngày
01/01/2020 Năm 2020, hệ sô' CAR có xu hướng
giảm do bối cảnh kinhtế suy giảm dotác độngcủa dịch bệnh Covid-19 Năm 2021, hệ số CAR của Vietinbankđạt9,1% đảm bảo quy định của NHNN Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn tháp so với nhiều ngân hàng khác (Techcombank 15%, VPbank 14,3%) và đang thấp hơn trung bình ngành (11,5%) Với Vietinbank nói riêng vànhóm cácngân hàngquốc doanh nói chung, mặc dù sở hữu rất nhiều lợi thế về quy mô và vốn, nhưng khó khăn lớn nhất của các ngân hàng nàylà hệ số an toàn vốn (CAR)vẫn ở
mức thâ'p sovới nhiều ngân hàng khác
2.2 Nhóm chi tiêu về thu nhập
Với nhómchỉtiêu về thunhập, chỉ tiêu thứ nhát
làthu dịch vụ ròng Thu dịch vụ ròng các ngân hàng đều có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2019-2021, tuynhiên đối với Vietinbank, mức tăng trưởngchưa
có sự bứt phá mạnh mẽ như BIDV hay Techcombank Năm 2021, thu dịch vụ ròng của Vietinbank đạt4.961 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với Techcombank(6.382 tỷ đồng), mặc dù năm 2020 thu dịch vụ ròng của Vietinbank cao hơn và tổng thu thuần các năm cũng cao hơn Techcombank Nguyên nhân là từ năm 2020, Vietinbank đã áp dụng chính sách 0 phí khi miễnphíhầu hết các loại phí giaodịch: phí chuyển khoản trong và ngoàihệ thống qua iPay, phí quảnlý tài khoản cho khách hàng thamgia gói tài khoản (Bảng 1)
Đôivới chỉtiêu thứ hailiênquanđến thu ròng từ lãi, năm 2021, Vietinbank đạt 41.789 tỷ đồng (chiếm 78,6% tổng thu nhập), thuộc nhóm những ngân hàngdẫn đầu về thu nhập từ lãi Tuy nhiên xét về tốc độ tăngtrưởngthu ròng từ lãi lại tháp hơn nhiều ngân hàng Tỷ lệ tăng thu ròng từ lãi năm
2021 so với năm2020củaVietinbanklà 17,4%, cao hơn VPbank (6,2%) nhưng lại thâ'p hơn BIDV (30,8%) và Techcombank (42,4%) Nguyên nhân bởi năm 2021 trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Vietinbank tiếp tục kiên trì với chính sách tăng trưởng bền vững, không nới lỏng các tiêu chí tín dụng để kiểm soát chặt chẽ rủi ro song song với tăngtrưởnghiệu quả
2.3 Nhóm chi tiêu về khả năng sinh lời
Xét về nhóm chỉ tiêu khả năngsinh lời, các chỉ tiêu cần đánh giá bao gồm: “Lợi nhuậntrước thuế”
SỐ 23-Tháng 10/2022 319
Trang 3Bảng 1 Thu dịch vụ ròng và thu ròng từ lãi của các ngân hàng
Thu d Ịch vụ ròng (tỷ đổng) Thu ròng từ lãi (tỷ đồng)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo Báo cáo tài chính 2019, 2020, 2021 của Vietinbank, BIDV, Techcombank, VPbank
và “Khả năng sinh lời” Năm2021, lợi nhuận trước
thuếcủa Vietinbank đạt 17.589 tỷ đồng, đứng thứ
ba trong hệ thông ngân hàng (sau Vietcombank và
Techcombank) Tuy nhiên, trong khi hầu hết các
ngân hàng đều có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
trướcthuế ở mức cao sovớinăm 2020 nhưBIDVlà
50,1%,Techcombank là 47,1%, VPbank là 10,3%,
thìVietinbank chỉ tăng 2,7%
Chỉ tiêu thứhai phản ánh khả năng sinh lời và
hiệu quả hoạt động là ROAvà ROE ROA (Return
on Assets) là chỉ số thể hiện tỷ suất sinhlời trên
tài sản Trong năm 2021, ROA củaVietinbank đạt
1,2%(giảm 0,1% so vớinăm 2020) cao hơnBIDV
(đạt 0,61%) nhưng thấp hơn so với Techcombank
(đạt 3,7%) và VPbank (đạt 2,6%) Chỉ tiêu ROE
(Return on Equity) thể hiện tỷ suất sinh lời trên
vein chủ sở hữu Năm 2021, kết quả của
Vietinbank đạt được là 15,9% (giảm 1% so với
năm 2020); BIDV là 12,6% (tăng 3,53% so với
năm2020); Techcombank là 20,1% (tăng 2,1 % so
với năm 2020); VPbank là 20% (giảm 2% so với
năm2020) (Bảng 2)
Qua các sô' liệuphân tích cho thấy trong năm
2021, kết quả kinh doanh của Vietinbank duy trì ở mức tăng trưởng ổn định, đảm bảo hiệu quả sinh lời Mặc dù chỉ sô' ROAvàROE của năm2021 có sụt giảm so với năm 2020, tuy nhiên tỷ lệ giảm không lớn Mặt khác trong mộtnămmà nền kinh
tếcó nhiều biến động, lợi nhuận trước thuê của Vietinbank vẫn được duy trì tăngtrưởng, mặc dù tốc độ vẫn còn khiêm tô'n so với các ngân hàng còn lại
2.4 Nhóm chỉ tiêu về chất lượng tài sản
Chất lượng tài sản của NHTM được thể hiện thông qua chỉ tiêuđầu tiên là tỷ lệ nợ xấu Trong năm 2021, tỷ lệ nỢ xâu củaVietinbank tăng0,32%
so với năm 2020và ở mức 1,26% caohơn nhiềuso với BIDV và Techcombank với tỷ lệ lần lượt là 0,81% và 0,7% nhưng thấp hơnVPbank vớitỷ lệlà 3,6% Chỉ tiêu thứ hai liên quan đến chi phí dự phòngrủiro Năm 2021,chiphí này của Vietinbank
là 18.382tỷ đồng, cao hơn Techcombank (2.665 tỷ đồng) nhưng thấp hơn khá nhiều so với BIDV (29.481 tỷ đồng)
Bảng 2 Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
của các ngân hàng
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo Báo cáo tài chính 2019, 2020, 2021 của Vietinbank, BTDV, Techcombank, VPbank
Trang 4Chỉtiêu còn lại phản ánhchất lượng tàisản làtỷ
lệ bao phủ nợ xấu Đối với nhóm các ngân hàng
quốc doanh, tỷ lệ bao phủ nợ xâu được duy trì ở
mức cao đến rất cao Năm 2021, tỷ lệ này ở
Vietinbank là 180,4%,ở BIDV là 219,74% Trong
khi đó,khối NHTM cổ phần tư nhân cũng chothấy
sự thậntrọngtrongviệc đối phóvới nợ xấu khi tỷ lệ
này cũng tăng cao đối với Techcombank và
VPbank lần lượt là 163% và 79% (Bảng 3)
nhánh/Phòng giao dịch và số lượng khách hàng hiện hữu đông đảo nên lượng vốn huy động của nhóm các ngân hàngquốc doanhlớnhơn rất nhiều nhóm các NHTM tư nhân cả về quymô lẫntốc độ tăng trưởng Cụ thể quy mô vốn huy động của Vietinbank tính đến cuối năm 2021 đạt khoảng 1.266nghìntỷđồng, tăng trưởng 16,8%so với năm 2020; B1DV là 1.504 nghìn tỷ đồng; Techcombank
là348 nghìn tỷ đồng; VPbank là 323 nghìn tỷ đồng
Bảng 3 Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ bao phủ nợ xấu của các ngân hàng
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo Báo cáo tài chính 2019, 2020, 2021 của Vietinbank, BIDV, Techcombank, VPbank
Nhìn chung,với nhómchỉ tiêu về chất lượng tài
sản, Vietinbank đã duy trì ởmức tốtdo chất lượng
nợđược kiểm soát chặt chẽ và nhận diện sớm các
ngành/lĩnh vực/kháchhàng tiềmẩn rủi ro Mặc dù
tỷ lệ nợ xấu năm 2021 có tăng sovớinăm2020, tuy
nhiên Vietinbank đã chủ động trích lập dự phòng
rủi ro hơn 90% số dự phòng theo quyđịnh tại Thông
tưsố03/2021/TT-NHNN nhằm nângcaonănglực
quảntrịrủiro, cũng như khả năng chống chịu trước
cácbiến động bất lợicủanềnkinh tế
2.5 Nhóm chỉ tiêu về quy mô và thị phần
Đối với nhóm chỉ tiêu quy mô và thị phần, chỉ
tiêuđầu tiên được sử dụng để đánh giá là quy mô
tổng tài sản Năm 2021, quy mô tổng tài sảncủa
Vietinbank đạt 1.532 nghìn tỷ đồng, sau BIDV
(1.762 nghìn tỷ đồng) và lớn hơn Techcombank
(569nghìn tỷ đồng)cũngnhưVPbank(547nghìn tỷ
đồng) Quy môtổng tài sản của nhóm các NHTM
quốc doanh vượt trội so vớinhóm NHTM tư nhân
Mặc dù vậy,tốc độtăng trưởngtổng tài sản so với
năm 2020 của nhóm này lại thấp hơn với
Vietinbank vàBIDV, lần lượt là 14,2% và 16,2% so
với 29,3% và 30,5%của TechcombankvàVPbank
Chỉtiêu thứ hailiênquan đếndư nợ tín dụng và
huy động vốn Do có ưu thế về mạng lưới chi
với tốc độ tăngtrưỏng lần lượt là 16,6%; 14,1 % và 9,1% so với năm 2020 Bên cạnh đó, do sở hữu lượng vốnlớn,nên quy môdưnợ tín dụng củanhóm ngân hàngquốcdoanh cũngrất lớn Tính đến ngày 31/12/2021, quy mô dư nợ tín dụng củaVietinbank đạt 1.141 nghìn tỷ đồng, của BIDV đạt 1.326 nghìn
tỷ đồng trong khi đó của Techcombankvà VPbank lần lượt chỉ đạt 344nghìntỷ đồngvà 345 nghìn tỷ đồng Tuy nhiên, xétvề tốc độ tăngtrưởng tín dụng,
so vớinăm 2020, nhóm NHTM tư nhânlạicaohơn với mức tăng trưởng của Techcombank là 25,1%, của VPbank là 20,6%, trong khicủaVietinbankvà BIDV lần lượtlà 13,8% và 11% Nguyên nhân do các ngân hàng quốc doanh bên cạnh việc kinh doanh còn là “đầu tàu” thực hiện các chính sách tiền tệ của Nhà nước, trong khi các ngân hàng tư nhânkhôngphảithực hiện nhiệmvụ này, nên hoạt động linh hoạt hơn, giúp tăng trưởng tín dụng dễ dàng hơn
Chỉ tiêu cuối cùng là thị phần tín dụng và huy động vốn Năm 2021, thị phần tín dụng của Vietinbank, BIDV, Techcombank, VPbanklần lượt
là 10,8%; 12,8%;4,1%; 4%, cùng với đó thị phần huy động vốnchiếmtỷ lệ lần lượt là 11,2%; 13,6%; 4,8%; 4,2% Tuy nhiên, trongnhững năm qua, thị
SỐ 23-Tháng 10/2022 321
Trang 5phần tíndụngvàhuy độngvốncủa Vietinbank nói
riêng và nhóm ngân hàng quô'c doanh nói chung
ngày càng bị thu hẹp do áp lực về vốn, nềntảng
vốnmỏng
2.6 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh khoản
Đôl với nhóm chỉ tiêu khả năng thanh khoản,
chỉtiêu quan trọngđểđánh giá là tỷ lệ dư nợ cho
vay trên tổng tiền gửi LDR (Loantodeposit ratio)
Năm 2021, tỷ lệ này tại Vietinbank, BIDV,
Techcombank, VPbanklần lượtlà 81,9%; 83,3%;
75%; 75,7% đều thấp hơn so với quy định tỷ lệ
LDR tối đa đối với các NHTM là 85% tạiThông
tư số 22/2019/TT-NHNN Như vậy có thể thấy,
Vietinbank đang sửdụng vốntương đốì hiệu quả
trong kinh doanh, tuy nhiên sẽ chịu nhiều áp lực
trong việc giatăngnguồn tiền gửi để đảm bảotính
thanh khoản đáp ứng quy định của Thông tư sô'
22/2019/TT-NHNN
3 Các khuyến nghị chính sách
Thứ nhất, trong những năm tới, ngân hàng sẽcần
phát hành thêm cổ phiếuchocác cổ đông hiện hữu,
đồng thờiđề nghị Nhà nước giữ lại phầnlợi nhuận
được Vietinbank chia sẻ tương ứng với sô' cổphần
nắm giữ đểbổ sung tăngvốn điều lệ, nhằm giatăng
quymô vềvốn, trởthành ngânhàng thương mạicó
mứcvốnđiềulệ cao nhất tại Việt Nam
Thứ hai, tăng quy mô về vốn vàtín dụng ở nhóm
những kháchhàng hiện hữu Xét về tỷ lệ dư nợtín
dụng trên tổng vốn huy động (LDR), Vietinbank
đạttỷ lệ khá cao sovới các NHTM Điều này cho
thây Vietinbank đangtậndụng hiệu quảnguồn vốn
cho các hoạtđộng cho vay Tuy nhiêntrên thực tế,
số lượng khách hàng hiện hữu chưa khai thác hết
tiềm năng còn rấtnhiều Cụ thểvới hoạt động cho
vay, Vietinbank vẫn đang tập trung nhiều vào việc
cấp tín dụng đô'i với doanh nghiệp sản xuất, thương
mại dịch vụ quy mô lớn, trong đómảng khách hàng
bán lẻ chưa thực sự được quan tâm đúng mức
Vietinbank có thể tận dụng cơ hộinềnkinhtế được
phục hồi sau dịch bệnhCovid-19đểgia tăng dưnợ tín dụngthông qua việc ban hànhcác chính sách lãi suấtcho vay ưu đãi,chínhsách hỗ trợ lãi suấtvớicá nhân/doanh nghiệp, ngành nghề chịu ảnh hưởng lớnbởi dịch bệnh Covid - 19 và thiên tai Bên cạnh
đó, ngân hàng cũng cần điều chỉnh lãi suâ't huy động vốn để tăng lượng tiền gửi từkháchhàng, góp phầnduytrì tỷ lệ LDR ởmức ổn định,đảm bảo khả năngthanhkhoản chongân hàng
Thứ ba, mạng lưới kênh phân phôi Với kênh phân phối truyền thống, hiện tại, Vietinbankđang
cósô' lượngchinhánhđứng thứ 3 trên hệ thống (sau Agribank và BIDV) Tuynhiên, độ bao phủ cácchi nhánh/phònggiao dịch trên cả nước lạikhông đồng đều.Mộtsố tỉnh, thành phô' ở Việt Namcó nhiều tiềm năng phát triển kinh tê' như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng nhưng các điểm giao dịch của ngân hàng chưa nhiều Bởi vậy, việcmở thêm cácchinhánh/phòng giao dịch tại những vùng này sẽ giúp Vietinbank tiếp cận được thêm nhiều đối tượng khách hàng tiềmnăng
Ngoài việc mở rộng mạng lưới hoạt động, Vietinbank cũng cần phát triển kênh phân phối hiện đại,cụ thể thông qua các kênh ngân hàng điện
tử như Internetbanking hay mobile banking Hiện tại, Vietinbank đã cho ra mắt hai ứng dụng ngân hàng điện tử là Vietinbank iPay dành cho khách hàng cá nhân và Vietinbank eFAST dành cho khách hàng doanh nghiệp Đây là các kênh giao dịchhếtsức thuận tiện và hiệu quả đến tất cả các đô'i tượng khách hàng, đặcbiệt là các kháchhàng trẻvàcáckhách hàng mới
Các chínhsách nêu trên sẽ giúp Vietinbank cải thiện những hạn chê' về vốn điều lệ,quymô và thị phầntín dụng, huy động vô'n Đâycũng là cơ sở để nâng cao năng lựctài chính và năng lựccạnh tranh của Ngân hàng này so với các ngân hàng thương mại khác ■
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 về Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trang 62 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 về Quy định xếp hạng
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 về Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động cửa ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (2022), Báo cáo tài chính hợp nhất và Báo cáo của Hội đồng quản trị về hoạt động kinh doanh các năm 2019,2020, 2021.
5 Phan Thị Hằng Nga (2013) Năng lực tài chính của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, Luận văn tiến sĩ kinh
tế, Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài: 13/8/2022
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 4/9/2022
Ngày chấp nhận đăng bài: 15/9/2022
Thông tin tác giả:
ThS NGUYỄN ANH TUÂN
Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
STRENGTHENING THE FINANCIAL CAPACITY OF COMMERCIAL BANKS:
A CASE STUDY OF THE JOINT STOCK COMMERCIAL BANK
FOR INDUSTRY AND TRADE OF VIETNAM
• Master NGUYEN ANH TUAN
University of Transport Technology
ABSTRACT:
Strong financial health is an importantfactor to ensure thecompetitiveness ofbanks This study
is to assess the financial capacity of commercial banks in Vietnam through capital, income, profitability, assetquality, market share and solvency indicators withacasestudy of theJoint Stock CommercialBank for Industry and Tradeof Vietnam (Vietinbank) Some analytical methods are used to compare the financial healthof Vietinbank with othercommercial banks in the period of 2019-2021 and assess thestrengths and weaknesses of Vietinbank in terms of financial capacity Based on the study’s findings, some policy recommendations are made to help Vietinbank strengthen its financialhealthinthecomingtime
Keywords: competitiveness, financialcapacity, commercial banking, Vietinbank
So 23 - Tháng 10/2022 323