Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm, rất nhiều vấn đề lịch sử đã được làm sáng tỏ bởi các nhà sử học trong và ngoài nước nghiên cứu. Với việc sử dụng nhiều phương pháp lịch sử khác nhau để tìm ra vấn đề lịch sử, chất lượng nghiên cứu không ngừng được nâng cao theo nhu cầu phát triển, mặt khác là thể hiện niềm tự hào dân tộc. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những vấn đề sử học còn nhiều tranh cãi, chưa được làm sáng tỏ vì còn thiếu tài liệu lịch sử, cũng như nhiều yếu tố khác chi phối. Để giải quyết các vấn đề sử học này, đòi hỏi phải có sự đầu tư cho sự nghiên cứu thấu đáo về mặt khoa học lẫn thực tiễn, làm cơ sở cho sự phát triển của nền sử học nước nhà
Trang 1BÀN LUẬN NHỮNG VẤN
ĐỀ
BÀN LUẬN NHỮNG VẤN
ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Nghiên cứu lịch sử Việt Nam
TẬP 1
Trang 2BÀN LUẬN NHỮNG VẤN
ĐỀ
PHAN KIM HÙNG (sách tham khảo) (sách tham khảo)
TẬP 1
LỊCH SỬ VIỆT NAM
Nghiên cứu lịch sử Việt Nam
Trang 3Phan Kim Hùng
Sinh năm 2001 tại Tuy An, Phú Yên.
Nhất khối C kỳ thi THPT năm 2020 của trường THPT Trần Phú, Phú Yên.
Học chương trình tài năng chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
Đạt giải Quán quân cuộc thi Active Citizens Vietnam 2021 do HCMUSSH và AUF tổ chức.
Đạt thành tích học tập và rèn luyện tốt, được tôn vinh là sinh viên Phú Yên tiêu biểu năm 2023.
Hiện nay là Hội viên Chi Hội Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả, Hội Khoa học Lịch sử TP.HCM; Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia Phả Trẻ TP.HCM, Viện Lịch sử Dòng họ.
Địa chỉ: Khu phố 6, P Linh Trung, TP Thử Đức, TP.HCM.
Email: phankimhung45@gmail.com
Sinh năm 2001 tại Tuy An, Phú Yên.
Nhất khối C kỳ thi THPT năm 2020 của trường THPT Trần Phú, Phú Yên.
Học chương trình tài năng chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
Đạt giải Quán quân cuộc thi Active Citizens Vietnam 2021 do HCMUSSH và AUF tổ chức.
Đạt thành tích học tập và rèn luyện tốt, được tôn vinh là sinh viên Phú Yên tiêu biểu năm 2023.
Hiện nay là Hội viên Chi Hội Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả, Hội Khoa học Lịch sử TP.HCM; Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia Phả Trẻ TP.HCM, Viện Lịch sử Dòng họ.
Địa chỉ: Khu phố 6, P Linh Trung, TP Thử Đức, TP.HCM.
Email: phankimhung45@gmail.com
Trang 4Lời nói đầu
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm, rất nhiều vấn đề lịch sử đã được làm sáng tỏbởi các nhà sử học trong và ngoài nước nghiên cứu Với việc sử dụng nhiều phương pháp lịch
sử khác nhau để tìm ra vấn đề lịch sử, chất lượng nghiên cứu không ngừng được nâng cao theonhu cầu phát triển, mặt khác là thể hiện niềm tự hào dân tộc Tuy nhiên, vẫn còn không ít nhữngvấn đề sử học còn nhiều tranh cãi, chưa được làm sáng tỏ vì còn thiếu tài liệu lịch sử, cũng nhưnhiều yếu tố khác chi phối Để giải quyết các vấn đề sử học này, đòi hỏi phải có sự đầu tư cho
sự nghiên cứu thấu đáo về mặt khoa học lẫn thực tiễn, làm cơ sở cho sự phát triển của nền sửhọc nước nhà
Nền sử học nước ta đã hình thành và phát triển từ lâu, trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, giới
sử học đã có những bước thăng trầm với những quan điểm cũng như cách viết và nghiên sử họckhác nhau Mỗi thời kỳ, với bối cảnh lịch sử cụ thể, các nhà sử học đã có những đóng góp nhấtđịnh vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước Những vấn đề lịch sử được họ nêulên đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cũng như những vấn đề còn chưa sáng tỏ cầnđược khai thác, vận dụng vào công cuộc phát triển và bảo vệ tổ quốc hiện nay
Ngoài ra còn để góp phần vào việc bổ sung tư liệu tham khảo cho các bạn sinh viên học cácmôn học thuộc ngành lịch sử Việt Nam
Mặt dù nhiều vấn đề lịch sử Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu lý giải Tuy nhiên, tôimong muốn cung cấp thêm nguồn tham khảo để các bạn có thể tham khảo nhiều nguồn tư liệu,góp phần ít trong nền sử học nước nhà Cuốn sách này chủ yếu nêu lên các vấn đề bàn luận sửlịch sử Việt Nam ở góc độ giải thích và nêu lên quan điểm
Mặt dù đã cố gắng, song sẽ có nhiều khuyết điểm, thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ýchân thành của các bạn gần xa để cuốn sách về sau có chất lượng tốt hơn
Xin chân thành cảm ơn !
Tác giả Phan Kim Hùng
Trang 5Sự xác lập văn hóa tiền Sa Huỳnh ở Việt Nam
Phan Kim Hùng: Uỷ viên Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia Phả, Hội Khoa học Lịch sử TP.HCM
Nguyễn Thái Phi Ân, Trần Duy Chuyển, Huỳnh Song Hưng, Giang Minh Khôi, Hồ Sỹ Trung, Nguyễn Quang Thiện: Sinh viên Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
Thời đại đồ đồng là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển có tính chất quy luật của lịch sử loài người Nối tiếp thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, vài ngàn năm so với thời gian hàng triệu năm của thời đại đồ đá Trong thời đại đồ đồng, xã hội loài người không những có những bước phát triển mạnh hơn trước mà còn đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, muôn hình muôn vẻ Thời đại đồ đồng chấm dứt địa vị thống trị của những người đi săn, những kẻ hái lượm, đưa nền kinh tế sản xuất của thời đại đồ đá mới lên địa vị chủ đạo, trước tiên là vai trò thống trị của những người làm ruộng tưới nước Thời đại đồ đồng đưa con người lên con đường phát triển mới Nhìn chung, đó là thời đại dựng nước, thời đại văn minh, thời đại của những Nhà nước đầu tiên lịch sử loài người.
Thời đại kim khí ở Miền Trung Việt Nam được bắt đầu bằng giai đoạn cuối của văn hóa Bàu Tró và văn hóa Xóm Cồn tương đương với Phùng Nguyên muộn ở miền Bắc Việt Nam Những tư liệu về mộ vò sớm khu vực Tây Nguyên đã gợi ý về một dòng chảy văn hóa từ núi xuống biển trong thời điểm hậu kỳ đá mới- sơ kỳ đông thau Giai đoạn văn hóa tiền Sa Huỳnh được tạo lập bởi những văn hóa và nhóm di tích trên 20 địa điểm, phân bố khắp miền Trung Việt Nam với những đặc trưng văn hóa định hình góp phần vào quá trình hội tụ, kết tinh văn hóa ở giai đoạn muộn hơn- Sa Huỳnh sơ kỳ thời đại đồ sắt.
Nói về tiến trình lịch sử của thời đại đồ đồng ở miền Trung nước ta hay văn hóa Sa Huỳnh sau này, có rất nhiều ý kiến trái chiều Việc đặt những di tích này trong phạm trù thời đại đồng thau cũng đang còn là vấn đề chưa thực sự thỏa đáng, dù chúng có niên đại tương đương với thời đại đồng thau ở miền Bắc Việt Nam Nhiều nhà nghiên cứu đã xếp tất cả các di tích phát hiện được trên địa bàn miền Trung từ sơ kỳ thời địa đồ đồng thau đến sơ kỳ thời đại đồ sắt vào các loại hình và giai đoạn phát triển sớm muộn của văn hóa Sa Huỳnh Nhiều người thừa nhận
sự phát triển văn hóa là một quá trình liên tục song không thể hiểu đơn giản theo một đường thẳng, đơn tuyến Diễn trình văn hóa thời địa kim khí miền Trung Việt Nam dù là liên tục song
có đứt gãy, có nguồn gốc cốt lõi bản địa những không thể loại trừ những nhóm di tích hay văn hóa độc lập với các quan hệ qua lại và những ảnh hưởng văn hóa ngoại sinh.
Những trung tâm cư trú hay sản xuất được hình thành thời kỳ tiền Sa Huỳnh phần lớn đều tập trung ở những vùng đồng bằng chính yếu, cạnh các dòng sông lớn Với sự ổn định từ kinh tế
Trang 6lương thực và sự đa dạng của môi trường sống cùng nguồn tài nguyên phong phú đã giúp các nghề thủ công ở những khu vực này có điều kiện phát triển Ở trung tâm Trung bộ, từ giai đoạn
sơ kỳ thời đại đồng thau đến thời đại sắt, một loạt các địa điểm thuộc văn hóa Xóm Cồn, văn hóa Long Thạnh, văn hóa Bình Châu… được phát hiện với khối lượng di vật phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình, chất liệu đã phần nào phản ánh sức sản xuất mạnh mẽ của trung tâm này.
Để làm rõ hơn những nội dung trên, xin mời các bạn cùng tìm hiểu đề tài này để cùng nhau đúc kết và học hỏi kiến thức về thời đại đồ đồng ở miền Trung Việt Nam cũng như nền văn hóa
“Tiền Sa Huỳnh” ở Việt Nam.
Chương I Vài nét về văn hóa Sa Huỳnh
1.1 Lịch sử khám phá văn hóa Sa Huỳnh
Văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, cùngvới Văn hóa Đông Sơn và Văn hóa Đồng Nai tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam tiền sơsử
Sa Huỳnh được nhà khảo cổ người Pháp M Vinet phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 khiông tìm thấy bên đầm An Khê (một đầm nước ngọt ở Sa Huỳnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi) một sốlượng lớn quan tài bằng chum (khoảng 200 chiếc) Người ta gọi Di tích khảo cổ đó là KhoChum Sa Huỳnh (Dépot à Jarres Sa Huỳnh) Các cuộc khai quật vào nhiều năm khác nhau tại ditích gò Ma Vương hay còn gọi là Long Thạnh Đức Phổ nơi được xem là có niên đại sớm nhấtcủa nền văn hóa Sa Huỳnh, đã đem lại những đánh giá xác đáng và quan trọng về nguồn gốc vàquá trình hình thành, phát triển văn hóa Sa Huỳnh Nền văn hóa Sa Huỳnh đã được cácnhà khảo cổ trên thế giới nghiên cứu từ đó đến nay và ngày càng sáng tỏ nhiều điều về đời sốngcủa các tộc người thời tiền sơ sử ở miền Trung Việt Nam
Viện Khảo cổ học Quốc gia Đức hợp tác với các nhà khảo cổ học thuộc khoa Lịch sử củaĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành khảo cứu trong cácnăm 2004-2005 tại một số vùng thuộc tỉnh Quảng Ngãi Bước đầu đã xác định được diện mạomột nền văn hóa đặc sắc ở miền Trung, Việt Nam
1.2 Thời gian hình thành và phát triển của nền văn hóa Sa Huỳnh
Thời gian tồn tại văn hóa Sa Huỳnh trước công nguyên khoảng 500 năm và kết thúc ở thế kỷ
2 sau công nguyên Văn hóa Sa Huỳnh có chung một không gian liền khoảnh khu vực miềnTrung từ Hà Tĩnh vào đến Bình Thuận mà ở hai đầu của nó có sự giao thoa với văn hóa ĐôngSơn (phía Bắc) và văn hóa Đông Nam Bộ (phía Nam) Những di tích thuộc thời đại đồng thaucách nay trên dưới 3000 năm đến 2600 năm phát triển trực tiếp hay gián tiếp lên văn hóa Sa
huỳnh được gọi bằng thuật ngữ “Tiền Sa Huỳnh” hoặc giai đoạn sớm của văn hóa Sa Huỳnh,
Trang 7trong đó các dòng chảy văn hóa Tiền Sa Huỳnh phát triển trực tiếp lên Sa Huỳnh như LongThạnh, Bình Châu I, Bình Châu II, Bàu Trám (lớp sớm), Bãi Ông Gián tiếp góp phần vào sựhình thành Sa Huỳnh ví như văn hóa Xóm Cồn Không gian phân bố của các di tích Tiền SaHuỳnh tồn tại trong khu vực Nam Trung Bộ, giữa chúng đều có mối quan hệ, tuy thời gian có
sớm muộn khác nhau nhưng cùng góp phần vào sự hình thành đỉnh cao Sa Huỳnh sắt - (Đoàn
Ngọc Khôi, 2004).
Có thể chia văn hóa Sa Huỳnh được chia thành các giai đoạn như sau:
* Tiền Sa Huỳnh (4000 - 2500BP)
Giai đoạn văn hóa Xóm Cồn (4000 – 3000 BP)
Giai đoạn văn hóa Long Thạnh(3300 – 2800 BP)
Giai đoạn văn hóa Bình Châu (3500 – 2500BP)
* Sa Huỳnh (2500BP - 1800BP)
1.3 Phạm vi không gian của văn hóa Sa Huỳnh
Không gian phân bố văn hóa Sa Huỳnh trải dài ở miền Trung Việt Nam; phía Bắc giao thoavới văn hóa Đông Sơn ở Bãi Cọi (Hà Tĩnh); phía Nam giao lưu với văn hóa Đông Nam Bộ ởBình Thuận; phía Tây trải dọc theo thung lũng Đông Trường Sơn giao lưu với văn hóa TâyNguyên; phía Đông văn hóa Sa Huỳnh vươn ra hệ thống các đảo trong vùng biển của Việt Namnhư: Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Phú Quý, Thổ Chu, Côn Đảo, Phú Quốc ở đây văn hóa SaHuỳnh giao lưu với văn hóa của vùng đảo Tây Thái Bình Dương theo dòng chảy văn hóa hảilưu
Vùng trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh nằm ở tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Bắc BìnhĐịnh Đặc biệt tại tỉnh Quảng Ngãi, văn hóa Sa huỳnh phân bố theo ba vùng sinh thái văn hóarất đặc trưng và được xác thực qua các cuộc khai quật khảo cổ quy mô, đó là: Vùng núi – thunglũng sông Tang Hồ nước Trong; Vùng đồng bằng duyên hải – Long Thạnh, Bình Châu, SaHuỳnh; Vùng đảo Cù lao Ré – Xóm Ốc, Suối Chình Tại các điểm trung tâm này đã tìm thấyhàng trăm mộ chum, mộ vò, mộ đất của văn hóa Sa Huỳnh và hàng ngàn di vật đá, đồng, sắt,gốm, thủy tinh, đồ trang sức đá ngọc nephrit, agat
1.4 Chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh
Tình hình nghiên cứu cũng chưa thật khả quan nhưng với quan điểm hiện nay đa số ý kiếncho rằng cư dân Sa Huỳnh nói tiếng Nam Đảo (Malayo - Polynesiens) Tuy nhiên đồng bằngduyên hải miền Trung vốn là nơi tụ hội các dòng văn hóa, nhân chủng và ngôn ngữ Do vậy ngữ
hệ Nam Đảo không thể phát triển biệt lập như một ốc đảo được mà phát triển trong khung cảnhgiao tiếp văn hóa và tộc người, tiếp nhận các yếu tố ngôn ngữ của các nhóm cư dân khác Hiệntượng tiếp nhận và tiếp biến văn hóa đồng thời với tiếp nhận và tiếp biến các yếu tố ngôn ngữ
Trang 8luôn xảy ra gần như là một quy luật Chỉ có điều mức độ xảy ra như thế nào và tốc độ nhanhchậm ra sao Tài liệu khảo cổ học cho thấy trong nội dung văn hóa Sa Huỳnh có các yếu tố vănhóa thời đại kim khí vùng Đông Nam Bộ và Thái Lan Và ngược lại, các yếu tố văn hóa SaHuỳnh cũng có mặt ở các nơi trên và trên các vùng khác của cư dân nói ngữ hệ Nam Á (Austro
- Asiatic) Rõ ràng địa bàn phân bố của người Sa Huỳnh đã có pha trộn ngữ hệ Nam Đảo vàNam Á cổ
Văn hóa Sa Huỳnh có mối quan hệ cũng rất mật thiết với cư dân hải đảo, đặc biệt làPhilippines Táng tục mộ vò, khuyên tai bốn mấu, khuyên tai hai đầu thú, đồ thủy tinh, mã não,
có mặt trong các văn hóa sắt sơm ở Philippines chúng ta có thể thấy mối quan giao tiếp văn hóaxảy ra ở mức độ cao Hải đảo Đông Nam Á trong đó có cư dân Philippines, Indonesia,Malaysia, là nơi tụ cư chủ yếu của tộc người Nam Đảo và họ đã nói ngữ hệ Nam Đảo Sự lantỏa của cư dân Nam Đảo mang theo văn hóa và ngữ hệ của mình đến nhiều khu vực ở ĐôngNam Á, trong đó có khu vực Nam Trung Bộ Việt Nam, là địa bàn của cư dân Sa Huỳnh Tuynhiên cư dân Sa Huỳnh không hẳn nói thứ tiếng không hẳn thuần Nam Đảo mà là ngôn ngữ
giao thoa giữa Nam Đảo và Nam Á đó là ngữ hệ Nam Phương (Austric) - (Ngô Thế Phong,
1995).
Các ngôn ngữ Malayo-Polynesia phía Tây1
1.5 Một vài đặc trưng của văn hóa Sa huỳnh
Dân cư cổ văn hóa Sa Huỳnh thuộc một nguồn gốc văn minh lúa nước Đông Nam Á Nhữngdụng cụ bằng sắt như cuốc, dao, kiếm, lao, đục, xà beng đã được tìm thấy ở đây Đồ gốm lớnvới hoa văn đẹp, cùng với kỹ thuật dùng bàn xoay đã làm lạc hướng các nhà khảo cổ về nguồngốc của Vương quốc Chăm Pa, những đồ gốm dùng để đựng các vật dụng và sản phẩm nôngnghiệp, đánh cá và cả mai táng người chết
Trang 9Một số hình mộ chum tại Bảo tàng Quảng Nam
Phần đất miền Trung bao gồm xứ Quảng là nơi tụ hội và giao tiếp văn hóa Tây Đông, giữamiền núi với miền biển và đồng bằng xứ Quảng đã từng là nơi hội tụ văn hóa, kết tinh văn minh,dựng lên nền văn minh lúa nước và dâu tằm nổi tiếng Lúa hai mùa, tằm tám lứa, tơ mỗi nămđược sử sách chép đến sớm nhất là đồng bằng xứ Quảng, trung tâm của nền văn hoá Sa Huỳnh.Các phát hiện cho thấy người Sa Huỳnh cổ là những cư dân nông nghiệp, và đi biển chỉ làmột trong những sinh hoạt của họ Các đồng tiền Ngũ Thủ và Vương Mãng (đầu thế kỷ thứ 1TCN), các gương đồng của nhà Tây Hán, đỉnh đồng nhà Đông Hán có trong các mộ chumchứng tỏ họ đã có một nền sản xuất hàng hóa cùng với sự giao thương khá phát triển Thủy tinhnhân tạo là một thành tựu rực rỡ của văn hóa Sa Huỳnh Chúng không những đa dạng về kiểudáng mà còn phong phú về màu sắc như xanh lơ, xanh đen, xanh lá mạ, xám, tím, đỏ và nâu.Nổi bật trong những vật trang sức của người Sa Huỳnh là khuyên tai ba mấu dành cho phụ nữ
và khuyên tai hai đầu thú của nam giới Người ta đã tìm thấy khuyên tai ba mấu và khuyên taihai đầu thú ở Thái Lan, Malaysia, Philippines và Đài Loan.Người Sa Huỳnh cổ rất khéo tay và
có mỹ cảm tuyệt vời Các đồ gốm gia dụng đều được tạo dáng thanh nhã, cân đối, hoa vănphong phú, sinh động thể hiện một tâm hồn tinh tế và giàu xúc cảm
Tập tục độc đáo của cư dân Sa Huỳnh chính là tập tục chôn người quá cố trong các chumlớn, có những chiếc chum cao đến 1,2 m Đồ tùy táng theo người chết tùy thuộc vào sự giàu cóhay nghèo khó của người chết mà có nhiều hay ít hiện vật được chôn theo Người Sa Huỳnh cổrất "sành điệu" và khá duyên dáng trong các đồ trang sức làm bằng đá quý và đá bán quý cũngnhư pha lê nhiều màu sắc Người Sa Huỳnh cổ theo tín ngưỡng thờ mẫu (mẹ, bà) và còn tồn tạicho đến ngày nay ở các dân tộc Chăm, các cư dân bản địa Tây Nguyên
Trang 10II Các giai đoạn văn hóa Tiền Sa Huỳnh
Tháng 10/1975 hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa hợp nhất với tên gọi là Phú Khánh Trong giaiđoạn này phát hiện và khai quật 1 địa điểm xóm cồn, có một số ý kiến cho rằng, Xóm Cồn nằmngoài hệ thống Sa Huỳnh 2 và đặt tên cho giai đoạn này là giai đoạn Xóm Cồn Từ giai đoạn
1988 đến nay, phát hiện thêm 7 địa điểm mới: Di chỉ Bình Hưng (1988) khai quật năm 1990 Dichỉ Gò Ốc và Giồng Đồn phát hiện năm 1990 và khai quật năm 1991 Di chỉ Bích Đầm pháthiện năm 1990 và khai quật năm 1993 Di chỉ Bình Đam, Bãi Trủ và Đấm Già phát hiện vàthám sát năm 1990 Một số phát hiện khả quan đó chính là khẳng định được sự tồn tại một hệthống các di tích có môi trường sinh thái, đặc trưng gốm và công cụ giống nhau, đủ để xác lậpvăn hóa khảo cổ học mới – văn hóa Xóm Cồn.2
Khai quật di tích khảo cổ Xóm Cồn3
Văn hóa Xóm Cồn, thuộc sơ kỳ thời đại đồng thau Niên đại c14 từ vỏ nhuyễn thể ở lớp cuốicủa hai di chỉ Xóm Cồn là 4140 ± 80 BP4 và ở Bích Đầm là 2935 ± 65 BP Niên đại của di chỉ
2 Vũ Quốc Hiền (1996), Văn hóa xóm Cồn và vị trí của nó trong thời đại kim khí ven biển miền Trung, NXB Hà Nội, tr5
3 Nguồn Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Trang 11Bích Đầm có lẽ là thời điểm kết thúc của văn hóa Xóm Cồn Niên đại của văn hóa Xóm Cồn cóthể nằm trong khoảng 3500 – 3000 năm cách ngày nay5.
Giai đoạn xóm cồn được xác lập thành một văn hóa khảo cổ riêng biệt Cho đến nay đã pháhiện được 8 địa điểm thuộc văn hóa Xóm Cồn Chủ yếu phân bố ở đồng bằng ven biển và cácđảo ven bờ của hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa Trên đồng bằng người ta còn thấy được nhữngcồn cát trắng bọc những đầm phá lớn, đường bờ biển lô nhô dạng răng cưa, xen kẽ là nhữngvùng vịnh tự nhiên khá kín, che chắn cho các bãi biển trong vùng Cư dân văn hóa Xóm Cồn đã
tụ cư ở những cồn cát trên dải đồng bằng ven biển ấy, hoặc trên các hòn đảo không xa bờ
Nồi gốm khai quật tại di chỉ Xóm Cồn năm 1991 (Ảnh.Văn Kỳ).
Trong số 8 địa điểm văn hóa Xóm Cồn, về mặt tự nhiên có thể nhận rõ 2 loại địa hình cư trú:trong đất liền (Xóm Cồn, Gò Ốc, Giồng Đồn) và các đảo gần bờ (Bình Hưng, Bích Ba, BíchĐầm, Bãi Trủ, Đầm Già) Dù cư trú ở đất liền hay trên đảo, nhưng họ đều tự cư trên các cồn cát,một mặt liền kề với biển, một mặt là liền kề với những vạt rừng chân núi Tất cả các di chỉthuộc văn hóa Xóm Cồn đều hướng ra gần mép nước biển Cư dân văn hóa Xóm Cồn đềuhướng ra biển kín, hay các vịnh, vũng biển Tất cả các di tích thuộc văn hóa Xóm Cồn đều nằmtrong các điểm dân cư hiện tại sinh sống
Các di chỉ văn hóa Xóm Cồn phân bố đều trên chiều dài hơn 200km với 2 cụm: đảo gần bờ
và đất liền nhưng đều trên một dạng địa hình là các cồn cát sát mép nước biển và gắn bó với hệthống núi rừng liền kề, tạo ra môi trường sống thuận lợi cho khai thác và phát triển
Nhóm trang sức có 8 tiêu bản gồm vòng tay và hạt chuỗi Đồ đá được làm từ đá trầm tíchbiến chất hoặc đá cuội khai thác tại chỗ Ghè đẽo và mài là hai thủ pháp kỹ thuật được dùngtrong chế tác các công cụ như rìu, bôn, đục Kỹ thuật cưa khoan, đánh bóng được dùng để chếtác đồ trang sức Cư dân Xóm Cồn sử dụng nhiều loại công cụ sản xuất như rìu, bôn, cuốc, đục:một số công cụ gia công: hòn ghè, bàn mài, mũi khoan, hòn kê, chày nghiền và các công cụ ghè
Trang 12đẽo khác Đặc trưng nổi bật trong di vật đá là sự độc tôn loại rìu, bôn, đục không có vai, phổbiến loại rìu bôn hình thang đốc thuôn nhỏ, hoặc mặt cắt ngang hình chữ nhật hoặc thấu kính ởđây cũng có mặt công cụ ghè đẽo kiểu Hòa Bình và đồ trang sức nhưng rất hiếm.
Đồ xương và nhuyễn thể trong văn hóa Xóm Cồn khá đa dạng và phổ biến, nhóm công cụ
sản xuất có 84 tiêu bản, trong 5 loại hình công cụ thì có 2 loại hình mũi dùi, mũi lao được làm
bằng xương hoặc sừng động vật, còn ba loại: công cụ ghè đẽo, công cụ vẩy ốc, hòn ghè, đượclàm từ vỏ nhuyễn thể Trong văn hóa Xóm Cồn, đồ Xương và cỏ nhuyển thể có 102 hiện vật6,chứng tỏ đồ xương và nhuyễn thể đã trở thành một nét văn hóa đặt trưng của cư dân văn hóaXóm Cồn
Đồ gốm xuất hiện trong hầu hết các di chỉ văn hóa Xóm Cồn, với số lượng khác nhau, ởXóm Cồn có 33.000 mảnh, Bích Đầm có 7.800 mảnh, đồ gốm trong các văn hóa Xóm Cồnkhá đồng nhất về chất liệu, kỹ thuật chế tạo Loại gốm có xương màu đem chiếm đa số (86%),còn loại xuông đỏ chiếm ít hơn (14%).7 Phần lớn gốm trong văn hóa Xóm cồn đạ sử dụng đấtsét pha cát biển, hạt cát tương đối mịn Xét về loại hình gốm thì đơn điệu, nhưng phong phú vềkiểu dáng, và có nhiều biến thể khác nhau Đồ gốm ở đây chủ yếu làm bằng tay kết hợp bàn đập– hòn kê Kỹ thuật bàn xoay chỉ áp dụng ở khâu hoàn thiện Hoa văn trang trí là những hoa vănkhắc vạch, in chấm, dán thêm, tô màu Loại văn in chấm với phương pháp dùng que nhiều răngtạo những đường in chấm ziczac rất đặc trưng Đồ gốm văn hóa Xóm Cồn khá đơn giản về loạihình, nhưng khá phong phú về kiểu dáng với các loại: đồ đựng miệng loe không chân đế, bát đồđựng có chân đế, về loại hình, đồ gốm trong văn hóa Xóm Cồn thực ra rất đơn giản và không
có sự khác biệt nhiều, nhưng lại có sự thiếu vắng bi gốm, dọi xe chỉ, chì lưới và hiếm gốm vănthừng
Sự đóng góp của cư dân văn hóa Xóm Cồn vào quá trình hình thành văn hóa Sa Huỳnh ởkhu vực đảo ven bờ là phương thức sống khai thác biển, sử dụng vỏ nhuyễn thể làm công cụ laođộng và đồ trang sức Những chứng cứ này có thể tìm thấy trong tầng văn hóa của các di tíchvăn hóa Sa Huỳnh Xóm Ốc, Suối Chình trên đảo Lý Sơn, hay ở di tích Hòa Diêm (Khánh Hòa),
đã tạo nên nét độc đáo, đa dạng cho văn hóa Sa Huỳnh Đồng thời, trong lớp sớm nhất của tầngvăn hóa di chỉ Xóm Ốc, bên cạnh những hiện vật đặc trưng Long Thạnh đã tồn tại công cụ nạobằng vảy ốc Mặt Trăng, công cụ ghè đẽo bằng vỏ ốc Tai Tượng và đồ gốm trang trí văn díchdắc đặc trưng của văn hóa Xóm Cồn Như vậy, văn hóa Xóm Cồn không phải là đóng góp giántiếp, mà là một trong những nguồn đóng góp trực tiếp vào sự hình thành và phát triển của vănhóa Sa Huỳnh ở miền Trung Việt Nam
6 Vũ Quốc Hiền (1996), tlđd, tr12 – 13
Trang 13Một số điểm nữa là trong văn hóa Xóm Cồn vắng mặt những di vật mang sắc thái đặc trưngcủa Sa Huỳnh: không thấy vò hay chum mai táng, chưa thấy công cụ kim khí và những đồ trangsức điển hình của văn hóa Sa Huỳnh Tuy nhiên giữa chúng có sự tương đồng như màu gốm có
bề mặt tô màu đỏ
2.2 Văn hóa Long Thạnh
Địa điểm Long Thạnh ở Quảng Ngãi bắt đầu được khai quật và thám sát bởi Viện Khảo cổhọc và Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam vào các năm 1977 và 1978 Từ kết quả của nhữngcuộc khai quật, nhiều nhà khai quật đã xếp địa điểm này vào giai đoạn đầu của văn hóa SaHuỳnh ( giai đoạn tiền Sa Huỳnh)
Kết quả đợt thám sát năm 1977 của Viện Khảo cổ học8: Ở phía Nam của gò cát thôn LongThạnh II, hố thám sát với diện tích 24m2được mở đã phát hiện một khu cư trú có độ dày trên2m Giữa hai lớp văn hóa trên và dưới có lớp vô sinh Ở lớp văn hóa trên các nhà khai quật đãtìm thấy mộ chum
Kết quả đợt khai quật của Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam năm 19779: Tại gò cát mang tên
Gò Ma Vương, thôn Long Thạnh II, các nhà thám sát đã khai quật được 250m2diện tích tại nơiđây Theo như kết quả khai quật thì hai hố đào cách nhau 200m, bên cạnh đó còn phát hiện mộtkhu vực vô sinh dày 0,2m Trong lớp đất cư trú còn thấy dấu vết còn lại của mộ chum mà trướcđây đã bị đào phá và 3 mộ chum còn khá nguyên vẹn Những người khai quật đã ghi nhận rằng
ở tầng đất cuối cùng ( sâu 1,8m) của hố I có chứa một số di vật gốm, di cốt động vật, vỏ sò ốc,than tro, song phân bố thưa thớt và cho rằng đây là vết tích nơi tạm cư
Kết quả của đợt khai quật của Viện Khảo cổ học năm 197810: Năm 1978, Viện Khảo cổ họckhai quật hai hố: hố I ( khu A) được mở ở phía nam gò Ma Vương; hố II ( Khu B) ở phía bắc gò
Ma Vương với tổng diện tích 150m2 Hố I cách hố II gần 100m Diễn biến lớp văn hóa cũngnhư tính chất khu mộ đồng nhất với những đợt nghiên cứu trước đây
Tập thể tác giả cuốn “ Văn hóa Xóm Cồn” cho rằng: “ Chúng ta có thể thừa nhận tính chấtsớm trong các sưu tầm qua khai quật Gò Ma Vương- Long Thạnh, nhưng không thể quá sớmnhư đoán định của Chử Văn Tần và Đào Linh Côn ( 4000-3500 năm) Ở Long Thạnh đã xuấthiện nhiều yếu tố khá đặc trưng của Sa Huỳnh, đó là tục táng mộ vò, phổi biến loại gốm vai gẫy,hoa văn in vỏ sò, in chấm kết hợp với khắc vạch và tô đỏ, tô ánh chì Những đặc điểm của sưutập Long Thạnh thậm chí, theo chúng tôi, còn muộn hơn cả Bình Châu”.( Bảo tàng Lịch sử ViệtNam- Sở VHTT Khánh Hòa, 1993)
8 Lâm Thị Mỹ Dung (2004), “ Thời đại đồ đồng”, NXB ĐHQG Hà Nội, Tr.160-161.
9 Lâm Thị Mỹ Dung (2004), “ Thời đại đồ đồng”, NXB ĐHQG Hà Nội, Tr.161.
Trang 14Diệp Đình Hoa khi đưa ra phổ hệ phát triển của văn hóa Sa Huỳnh đã xem Bình Châu thuộctrung kỳ đồng thau, còn Gò Ma Vương ( tức Long Thạnh) thuộc hậu kỳ thời đại đồng thau ( dichỉ cư trú) (1983).
Long Thạnh là một địa điểm khảo cổ học phức tạp có khung niên đại dài Tại đây đã từngtìm thấy mộ chum Sa Huỳnh sơ kỳ thời đại đồ sắt theo thông báo của người Pháp Tuy nhiêntrong cuộc thám sát năm 1977 và 1978 của những nhà nghiên cứu ở Việt Nam thì đã xác địnhlớp văn hóa ở đây có niên đại sớm nhất, trên 3000 năm cách ngày nay, ứng với niên đại C14 ở
độ sâu 1,50m của hố I là 1420±20 năm trước Công nguyên Lớp văn hóa trên của hố thám sátnăm 1977, hố khai quật I năm 1978 và lớp cư trú của hố khai quật II năm 1978 có niên đạikhoảng trên 3000 năm cách ngày nay hoặc muộn hơn chút ít, mộ táng tồn tại trong nửa đầuthiên niên kỷ I trước Công nguyên Mộ chum Long Thạnh là cổ típ cho hình thức mộ chum giaiđoạn Sa Huỳnh sơ kỳ thời sắt có niên đại khoảng thế kỷ III, IV trước Công nguyên Từ nhữngnhận định trên có thể đưa ra nhận định rằng giai đoạn Long Thạnh trong văn hóa Tiền SaHuỳnh tồn tại từ 3300-2800 năm cách ngày nay
Bộ Sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) ( Nguồn: baotangquangngai.com)
Trong giai đoạn văn hóa Long Thạnh cư dân nơi đây cư trú có tầng văn hóa dày ( trên 2m)năm trên một lớp cát trắng chứng tỏ một cuộc sống ổn định, lâu dài Lớp cát vô sinh dày 0,4mngăn cách giữa tầng văn hóa trên và tầng văn hóa dưới của hố I (A) được các nhà nghiên cứucoi là do điều kiện thiên tai, bão tố và thành tạo trong một thời gian ngắn
Công cụ sản xuất chủ yếu bằng đá mài gồm có bôn răng trâu, rìu hình thang đốc hẹp, lưỡixòe rộng, rìu hình thang hay hình chữ nhật có kích thước nhỏ, mài nhẵn và cuốc hình thang có
Trang 15đốc hẹp, lưỡi xòe rộng, kích thước lớn song rất mỏng Ngoài ra còn có bàn mài nhiều loại, mũikhoan đá bằng thạch anh Đồ đá được tìm thấy ở hố khai quật II ( phía bắc gò Ma Vương).Gốm Long Thạnh thuộc loại gốm thô Đất gốm là loại sét thường có trộn cát hạt khá lớn,mặt gốm vì vậy thường không nhẵn mịn Miệng gốm có hai kiểu chính là loe và khum Hoa văntrang trí gốm cũng dần phong phú từ dưới lên trên với nhiều thủ pháp và đồ án khác nhau.Những kiểu miệng này thuộc các loại hình bình, nồi, bát sâu lòng, âu Loại hình chân đế có hailoại: loại cao, dáng choãi và loại thấp, dáng đứng Ngoài mảnh gốm, di tích cư trú Long Thạnhcòn có những nồi gốm rất nhỏ được nặn bằng tay Những hiện vật khác bao gồm chì lưới, dọi xechỉ, con lăn in hoa văn và loại hình mà các nhà nghiên cứu cho rằng đó là những sinh thực khínam, nữ.
Tổng số mộ trong các cuộc khai quật và thám sát là 20 mộ, Từ hố II của cuộc khai quật năm
1978 có 16 mộ, trong đó có một mộ huyệt đất Theo Ngô Sĩ Hồng, hình thức mộ táng LongThạnh biểu lộ tính chất sớm qua những đặc điểm như táng thức tùy tiện, loại hình vỏ chum đadạng Bên cạnh chum hình trứng có chung dạng hình gần tròn, có mộ chum, mộ nồi úp nhau,nắp đậy được sử dụng tùy tiện
Phần lớn gốm mộ táng Long Thạnh có hoa văn trang trí Hoa văn được phủ kín mặt ngoàigốm với nhiều thủ pháp: đập thừng, in mép vỏ sò, khắc vạch, đắp nổi, tô màu Đồ án hoa vănphóng khoáng, rậm, dày Gốm tô màu Long Thạnh chủ yếu tô màu đen ánh chì, trên phần nền
để trơn của những đồ án hoa văn khắc vạch kết hợp
Đồ trang sức có khuyên tai mấu có khe hở, đầu các mấu được rạch lõm hình đuôi cá, khuyêntai hình vành khăn, hạt chuỗi hình đốt trúc, hình trụ và hình trái xoan
2.3 Văn hóa Bình Châu
Di tích Bình Châu gồm di tích Bình Châu I và di tích Bình Châu II là một trong những ditích quan trọng trong hệ thống di tích Tiền Sa Huỳnh thuộc thôn Châu Me, xã Bình Châu, huyệnBình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi Được phát hiện vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX, cho đếnnay di chỉ khảo cổ học Bình Châu đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong nước vàquốc tế
Di tích Bình Châu I, đã được các nhà khảo cổ học phát hiện năm 1977 Năm 1978 ViệnKhảo cổ học đã phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Nghĩa Bình (cũ) lần đầu tiên khai quật
di chỉ này Từ đó đến nay đã có 1 cuộc khai quật và 3 cuộc khảo sát
Năm 2000 di tích Bình Châu II được phát hiện, qua việc thám sát cho thấy đây là một di chỉ
cư trú và mộ táng, có tầng văn hóa dày, chứa nhiều vỏ nhuyễn thể nước mặn và rải rác xươngđộng vật, đan xen mộ huyệt đất và mộ vò, đồng thời mang những nét tương đồng với di tích củaLong Thạnh; Bàu Trám; Xóm Ốc, Suối Chình thuộc đảo Lý Sơn (đã được nghiên cứu, khai
Trang 16quật), tuy nhiên tại di tích Bình Châu II cũng có những sắc thái riêng Nhận thấy tầm quan trọngcủa di tích Bình Châu II và để hiểu biết đầy đủ về diện mạo văn hóa của di chỉ này, tháng 4 năm
2002, được phép của Bộ Văn hóa – Thông tin Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã phối hợp với SởVăn hóa – Thông tin tỉnh Quảng Ngãi trở lại điều tra, thám sát di tích Bình Châu II
Ngày 14-12-2002 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Tổng hợp tỉnh QuảngNgãi đã tiến hành khai quật di tích khảo cổ học Bình Châu II Căn cứ vào thực địa các nhà khảo
cổ mở 6 hố khai quật với tổng diện tích khai quật và thám sát là 259m2, đến cuối tháng 01-2003thì hoàn thành
Cảnh khai quật di tích Bình Châu II
Cho tới ngày nay vẫn không ít nhà nghiên cứu băn khoăn khi xác định vị trí của Bình Châutrong phả hệ văn hóa kim khí miền Trung Việt Nam Bình Châu không chỉ được xác định thuộcgia đoạn tiền Sa Huỳnh Bình Châu có tương với thời gian Sa Huỳnh cổ điển về thời gian tồn tạihay sớm hơn một chút Những khai quật gần đây của Viện Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam cho thấy
có Bình Châu sớm thuộc giai doạn Tiền Sa Huỳnh song cũng có Bình Châu muộn đã bước vàothời đại sắt mới Bình Châu có niên đại có thể tồn tại trong khoảng 3000 – 2500 BP
Địa điểm Bình Châu thuộc thôn Châu Thuận, Bình Châu, bình Sơn, Tỉnh Quãng Ngãi, đượcphát hiện năm 1977 và khai quật năm 1978 Kết quả khai quật cho biết Bình Châu có hai loạihình di tích cư trũ và di tích mộ táng phân bố trên hai gò cát trên nằm cận kề nhau
Nhóm di tích Bình Châu ( Bình Sơn, Quãng Ngãi) được biết chủ yếu ở khu vực QuãngNghãi và Quãng Nam – Đà Nẵng:
Bình Châu I: Trảng Quỳnh, Châu Thuận.
Bình Châu II: Châu Me.
Tầng văn hóa Bình Châu dày 0,4m đến 1,2m Trong này đã phát hiện những vết tích thancho, công cụ sản xuát bằng đá, mảnh gốm và bằng chứng của kỹ nghệ luyện kim đồng thau.Đồ
Trang 17đá ít chỉ một cuốc đá, 1 dao đá Đồ gốm chủ yếu là mảnh vỡ vì vậy chỉ có thể nhận biết kiểudáng miệng và chân đế Theo sự phân loại của Vũ Công Quý ở đây có hai loại miệng: Miệngloa và miệng Khum, trong những loại này được phân thành nhiều kiểu Chân đế cũng được chiathành 2 loại: chân đế cao choãi hay khum và chân đế thấp hơi choãi.
Ở Bình Châu phát hiện 7 mộ trong hố khai quật và hai mộ ngoài hố đều là mộ huyệt đất vớiphương thức chôn cất là những nhóm đồ gốm đặt gần nhau, úp miệng đất xuống Đồ túy tánggồm công cụ sản xuất, vũ khí bằng đồng thau, đồ gốm, đồ trang sức – khuyên tai hình đỉa bằngđất nung Hiện vật đồng thau có ba mũi tên, lao có ngạnh, dục lưỡi câu
Gốm mộ Bình Châu bao gồm các loại nồi, bình hình con tiện và bát sâu lòng có chân đế cao.Nồi Bình Châu có đặc điểm: đáy tròn thân phìn, cổ thắt, miệng loe Gốm Bình Châu khá độcđáo về loại hình cũng như thủ pháp trang trí và khó có thể tìm thấy những nét chung với gốmLong Thạnh và gốm Bàu Trám Những dạng bát mâm bồng Bình Châu có dáng thấp có thể liêntưởng đến những bát bồng chân cao hay các nấp đạy võ táng Long Thạnh Các bình gốm BìnhChâu có ý nghĩa thực dụng hơn trang trí Phong cách tạo hình giống hệt như vò Các đồ án trangtrí: có phong cách tạo hình ổn định Nghệ thuật trang trí giai đoạn này với các hoa văn hình connhện, hình giọt nước, hình đám mây,… Phong cách trang trí gốm Bình Châu dường như toát lênmột chủ đề nông nghiệp nào đó và chính trong nền nghệ thuật trang trí này, chúng ta có thể tìmthấy những tín hiệu rất chung, biểu trưng cho các cư dân nông nghiệp cổ trên thế giới
Trông tổng thể đặc trưng văn hóa của dạng di tích Bình Châu cho thấy những yếu tố văn hóamới, phổ biến ở các di tích vũng Bắc Trung Bộ: Khuyên tai hình con đỉa, gốm tô màu đen ánhchì họa tiết hoa văn con sói vạch liên tiếp trên vai bình
Bình con tiện hiện vật khai vật di tích Bình Châu II, Quãng Ngãi (nguồn: https://baotanglichsu.vn )
III Một số di tích, di vật tiêu biểu của thời kì Tiền Sa Huỳnh
3.1 Di tích Gò Ốc
Di tích Gò Ốc thuộc một nền văn hóa khảo cổ- văn hóa Xóm Cồn, chính di tích Gò Ốc cùngcác nhóm di tích khác ta tạo nên nền văn hóa nằm ngoài hệ thống văn hóa Sa Huỳnh, có niên
Trang 18đaih đầu thời đại kim khí và là một trong những nền văn hóa có nhiều đóng góp cho sự hìnhthành văn hóa Sa Huỳnh.
Gò Ốc là một ngọn gò nổi cao và chạy dài dọc ven bờ đầm Cù Mông thuộc thôn Thọ Lộc,
xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên Địa điểm Gò Ốc được phát hiện từ cuối nhữngnăm 80 Vào khoảng giữa và cuối năm 1990, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch
sử quốc gia) phối hợp với Bảo tàng Phú Yên đã đào 2 đợt thăm dò
Cuộc khai quật khảo cổ chính thức được tiến hành vào cuối năm 1991, trong cuộc thám sát
đó đã phát hiện được thêm một loạt vết tích văn hóa cùng tính chất văn hóa với Gò Ốc nhưngphân bố bên dãy núi Bầu Bàng Các địa điểm mới đó gồm: Giồng Đồn, Giồng Niệm, HangBeo… Trong đó, chỉ có Giồng Đồn là còn một phần đáng kể của tầng đất văn hóa
Di tích văn hóa Gò Ốc là di tích thuộc loại hình “Đống rác bếp” Ở đây còn lại lớp đất văn
hóa đã bị bạt một phần trên, dưới nó là lớp sinh thổ
Địa điểm Gò Ốc chỉ có một tầng văn hóa Ở cả hai hố đào, đất văn hóa dày khoảng 80 90cm Ở hố II, có lớp vô sinh dày khoảng 10cm Khi chưa đào bóc lớp văn hóa, đã phát hiệnđược ngay trên mặt một số di vật như: hòn kê và đặc biệt là bàn mài lõi vòng Trong lớp đất vănhóa còn lại đào được một số đồ đá, đồ xương, bếp nấu, xương răng thú rừng và hàng loạt mảnhgốm thô…
-Lớp dưới của tầng văn hóa là cát xám trắng chứ không có màu xám thẫm như lớp văn hóa nằm
ở phía trên nó
Cuộc khai quật thu được những kết quả sơ bộ với các di vật:
Đồ đá: Nhìn chung nghèo nàn Kỹ thuật ghè đẽo ở trình độ thấp: chỉ bằng mấy nhát ghè to,
thô giống rìu ngắn Hòa Bình Ngoài ra, còn nhiều hòn kê, nạo lưỡi lồi, bàn xoa, mấy mảnh cuội
và hòn cuội
Đồ gốm: Dường như có hiện tượng chênh lệch về trình độ phát triển giữa đồ gốm và đồ đá.
Trong hai hố khai quật đã thu được 1903 mảnh, gồm: gốm thô và gốm màu Trong đó loại gốmmàu chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1/10
Gốm màu: Là loại gốm làm bằng nguyên liệu đất sét pha lẫn bột màu đỏ hồng, chủ yếu khaithác từ các loại khoáng sản có màu như: đá ong, đá gra-nit biến màu…, không trang trí hoa văn
Kỹ thuật chế tác chủ yếu bằng bàn xoay, ngoại trừ phần đáy Phần đáy được làm riêng rẽ và lắpvào khí vật trước khi đem nung
Gốm thô: Là loại gốm làm bằng nguyên liệu sét pha cát, bã thực vật, vụn sò ốc, gỉ sỏi…Xương xám hoặc đen Da màu vàng - xám hồng, xám hoặc xám đen Số mảnh gốm không hoavăn chiếm khoảng 25% Số mảnh văn thừng chiếm khoảng gần 40% Số mảnh còn lại có vănkhắc vạch, văn răng lược, văn in mép sò… Đặc biệt là sự có mặt của loại văn răng lược với các
Trang 19cỡ từ khoảng 0,5 đến hơn 1mm Các dạng cỡ nhỏ trông dễ lẫn với văn in mép sò Vành miệngnhất là loại loe nghiêng gần gũi với Xóm Cồn, Bàu Trám…
Bếp lửa: Các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết các bếp lửa ở hai hố khai quật H.1 và H.2,một ở gần góc Đông Bắc thuộc H.2 Ở đây, ba ông đầu rau là các tảng đá gra-nit vừa tầm.Chúng chỉ là mấy tảng đá ngẫu nhiên được nhặt về và sau đó đem sử dụng Do đó, chúng không
có hình dáng đầu rau Trên thân còn dính đầy tro xám và nằm trên đống tro
Một ở gần góc Đông Nam của H.1 Ở đây, tàn tích chỉ còn lại một lớp tro xám
Đá son: Nhiều viền đá màu đỏ thắm rất đẹp đã được tìm thấy ở Gò Ốc Đây là một trongnhững nguồn nhan liệu (nguyên liệu màu) góp phần quan trọng cho việc sản xuất loại gốm màu.Xương răng động vật gồm nhiều loại như: tê giác, hươu, nai, gấu, hổ, báo… và một chiếcrăng có thể thuộc giống ngựa rừng Còn vài chiếc răng to, cao hình nón chưa có điều kiện giámđịnh Nhìn chung, đó là những xương răng thú hiện đại Quần động vật đương thời ở đây đồngdạng với quần động vật phát hiện ở địa điểm Xóm Cồn
Vỏ nhuyễn thể: Ken dày trong mỗi độ cao, thấp khác nhau của tầng đất văn hóa.Nền vănhóa Gò Ốc mới mẻ này hàm chứa những đặc thù của mình về đồ đá, nó hơn nền văn hóa QuỳnhVăn ở chỗ kỹ thuật mài chế vừa chớm nở Nhưng kém hơn văn hóa Bắc Sơn ở mặt kỹ thuật Ởđây đã có một bước phát triển đầu tiên về đồ gốm, trong nghệ thuật trang trí hoa văn, loại vănthừng mịn chiếm chủ đạo
Di tích văn hóa Gò Ốc là một trong những di tích khởi đầu sáng tạo nên nghệ thuật tô màulên gốm Ngoài ra, những mảnh gốm màu được tìm thấy ở đây đánh dấu sự phát sinh, hìnhthành nghệ thuật hóa xương gốm Về sau và ở những nơi khác, hiện tượng hóa bản thân đồ gốmngay từ nguyên liệu chế nặn ngày một phổ biến Những di tích Xóm Cồn, Tam Thăng, BàuTrám… là những minh chứng
3.2 Di tích Thôn Tre 1
Địa điểm Thôn Tre 1 - giai đoạn Long Thạnh tiền Sa Huỳnh cũng có nhiều đặc trưng tiêubiểu Tuy nhiên ở địa điểm Thôn Tre 1 vẫn có đặc trưng riêng kiểu miền núi khác với LongThạnh, đó là loại hình quan tài chum hình lọ hoa độc đáo đặc trưng, các chum gốm được trangtrí toàn thân bằng loại hoa văn chấm tròn tạo thành băng dải, được trang trí toàn thân, bình
lọ hoa bụng phình đáy tròn không có chân đế, loại bát bồng khá đặc trưng kiểu hình lồng bàn cóchân đế hoặc không có chân đế Phong cách trang trí với sự ưa thích văn chấm ống rạ tạo thànhbăng dải, văn in chấm que, ấn mép vỏ sò, văn thừng, văn vạch Đồ gốm được đặt dưới, một bên
mộ gồm bình hình lọ hoa, bát bồng, nồi Có mộ tìm thấy xương chôn ngoài ở dưới quan tàichum Táng tục có phần đặc biệt đồ gốm tùy táng được chôn sâu dưới đáy chum sau khi đã lấpđất
Trang 20Hiện vật tìm thấy khi khai quật khảo cổ ở thung lũng sông Tang đang được chỉnh lý (Ảnh Đoàn Ngọc Khôi).
So sánh về loại hình quan tài chum hình cầu, hình trứng, về công cụ đá, loại hình đồ gốmbao gồm kiểu dáng, nghệ thuật trang trí và xử lý bề mặt gốm …cho thấy địa điểm Thôn Tre 1 cócùng niên đại với di tích Long Thạnh là di tích tiền Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi khai quật năm
1978, niên đại C14 lớp sớm: 3370±60 BP) và có đặc trưng chung về văn hóa Về không gianphân bố địa điểm Thôn Tre 1 phân bố ở vùng miền núi và có đặc trưng của loại hình miền núi.Như vậy sự phát hiện địa điểm Thôn Tre 1 ở vùng miền núi Quảng Ngãi giáp giới với vùng TâyNguyên đã đem lại nhận thức mới về giai đoạn Long Thạnh Đến nay với sự phát hiện khai quậtcác địa điểm thuộc giai đoạn Long Thạnh phân bố ven biển đến miền núi, với khối lượng vănhóa vật chất phong phú chứng tỏ sức sống nội sinh mạnh mẽ Hiện nay có thể xem Long Thạnh
là một văn hóa khảo cổ bao gồm các địa điểm Long Thạnh, Gò Lồi, Truông Xe, Thôn Tre 1…thuộc giai đoạn sơ kỳ đồng thau tiền Sa Huỳnh, là nguồn gốc hình thành nên văn hóa Sa Huỳnh
sơ kỳ sắt
3.3 Di tích Bình Châu
Di tích Bình Châu I: Kết quả khai quật di tích Bình Châu cho thấy, ở đây có hai khu cư trú
và khu mộ táng Khu mộ táng tìm thấy 7 mộ đất, đồ tùy táng gồm nồi, bát bồng, bình con tiện,đều được đặt úp ngược hoặc nghiêng Đặc trưng di vật Bình Châu I gồm có các loại: đồ đá(cuốc đá lưỡi xoè nở hình trái tim), đồ đồng (có mũi tên, lao, lưỡi câu), đồ gốm (có các loại nồimiệng loe, vai gảy, đáy chỏm cầu, các loại bát bồng chân thấp và chân cao, bình hình con tiện,chén gốm), loại trang sức khuyên tai gốm hình đĩa một quả cân lê có hai lỗ ở núm cầm ) Đặctrưng đồ gốm Bình Châu I là trên thân đồ gốm luôn được tô đỏ để làm nổi bật các băng dải tôchì ở vành miệng, vai và chân đế Tại di tích Bình Châu I còn tìm thấy mảnh nồi nấu đồng, làbằng chứng của nghề đúc đồng) Hiện vật đồng trong mộ thường là hiện vật nhỏ như lưỡi câu,mũi tên ba cạnh, hoặc chiếc đục hoặc rìu nhỏ như dạng minh khí Mộ nhiều hiện vật hơn cũngchỉ có đôi hoà tai bằng gốm, hay cây đèn hoặc quả cân y đen hoặc quả 21 cân Hiện vật nơi đâychủ yếu đã sử dụng qua vài lần và cách trang trí của hiện vật trên ngôi mộ có sự đơn điệu trongmỗi ngôi mộ Đồ tùy táng là sự kết tinh của một cộng đồng người, hiện vật thể các qui tắc của
Trang 21một cư dân Hiện vật cũng thể hiện được trình độ của mộ cư dân, nó thể hiện tính khách quan, ýthức về cộng đồng Niên đại của Bình Châu I ở giai đoạn đồng thau phát triển, cách nay khoảngtrên 2.500 năm
Di tích Bình Châu II: Thuộc thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn Đặc trưng di
tích Bình Châu II phân bố ở vùng thấp ven sông, tầng văn hoá cư trú dày trên 2m, có kết cấu đấtpha cát, chuyển biến từ sớm đến muộn Trong tầng văn hoá có đan xen mộ đất, mộ vò Di vậtBình Châu II phong phú về chủng loại Nằm ở lớp sớm có các công cụ đá như bôn hình răngtrâu, rìu vai, cuốc hình lưỡi mèo, bàn mài và chày nghiền Nằm ở lớp muộn có đồ đồng các loại,như rìu xoè cân, mũi nhọn đồng, đặc biệt có nhiều xỉ đồng, hạt đồng, nồi nấu đồng, muôi rótđồng,… Qua các hiện vật này, có thể thấy ở tầng văn hoá lớp muộn của di tích Bình Châu II đã
có dấu hiệu của nghề luyện kim đồng khá phát triển Đồ xương có nhiều mũi nhọn, xương códấu vết chế tác Đồ gốm có các loại hình nồi, bát bồng, bình hình con tiện, nồi minh khí, dọi xechỉ Đặc trưng đồ gốm Bình Châu II có sự chuyển biến về mặt loại hình từ sớm đến muộn Niênđại tương đối của lớp sớm Bình Châu II khoảng 3.000 năm ở giai đoạn sơ kỳ đồng thau, lớpmuộn ở giai đoạn đồng thau phát triển, tương ứng với niên đại di tích Bình Châu I Các di tíchBình Châu I, Bình Châu II thuộc phạm trù của dòng chảy văn hoá Tiền Sa Huỳnh, không giantồn tại và phát triển ở thời đại đồng thau Các dòng chảy văn hoá Tiền Sa Huỳnh là nền tảng, tạođộng lực quan trọng để tiếp tục phát triển lên thời đại sắt sơ kỳ của Văn hoá Sa Huỳnh
Hiện vật khai quật tại di tích Bình Châu II (Nguồn https://baotanglichsu.vn/)
3.4 Một số di vật tiêu biểu khác
Các di vật của văn hóa xóm Cồn: Đặc trưng văn hóa nổi trội nhất của văn hóa Xóm Cồn là
những hiện vật xương và vỏ nhuyễn thể Theo thống kê của những người khai quật, trong 8 địađiểm của văn hóa, đã phát hiện được 84 công cụ lao động với một vài mũi dùi, mũi lao làmbằng xương hoặc sừng, còn tuyệt đại đa số làm bằng vỏ nhuyễn thể bao gồm các loại hình nhưcông cụ ghè đẽo, công cụ nạo và hòn ghè Bên cạnh đó còn có 18 mảnh vòng trang sức bằng vỏ
Trang 22ốc Tai tượng và một số lõi vòng bằng vỏ ốc Những hiện vật này phát hiện thấy từ giai đoạnsớm đến giai đoạn muộn trong văn hóa Xóm Cồn Và, điều đặc biệt là các hiện vật này cũngthấy xuất hiện trong địa tầng của các di tích văn hóa Sa Huỳnh ở khu vực đảo ven bờ như di tíchXóm Ốc, Suối Chình trên đảo Lý Sơn và di tích Hòa Diêm ở gần vịnh Cam Ranh - Khánh Hòa.Ngoài ra còn thấy xuất hiện ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á như ở cực Nam Nhật Bản,Đông Đài Loan, Bắc Philippines, Nam Thái Lan Như vậy có thể coi rằng việc lần đầu phát hiện
các mảnh vòng trang sức bằng vỏ ốc “lạ” đó cho thấy nơi đây đã có sự giao lưu với các khu
vực xung quanh
Một số di vật của văn hóa xóm Cồn (Nguồn https://baotanglichsu.vn/)
Gốm Long Thạnh: Bộ sưu tập gồm 18 bình gốm được tìm thấy ở khu mộ táng (gồm 16 mộ
chum trong hố khai quật H2, do Bảo tàng phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam khai quậtnăm 1978 thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ và nhóm 3 bình gốm thu được trong mộ tángcủa cuộc đào thám sát năm 1994 Bộ sưu tập bình gốm Long Thạnh, Sa Huỳnh gồm 18 hiện vậttrong đó mỗi hiện vật là một tác phẩm tạo hình bằng gốm độc đáo không chỉ có giá trị độc đáo
về nghệ thuật tạo hình và trang trí mỹ thuật, thể hiện rõ đặc trưng của đồ gốm văn hóa SaHuỳnh Bộ sưu tập bình gốm Long Thạnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) được tạo dáng hình lọ hoa làloại hình đồ gốm chỉ có ở di tích Long Thạnh, Đức Phổ nói riêng và văn hóa Sa Huỳnh nóichung Còn ở các di tích văn hóa đồng đại Phùng Nguyên và Đồng Nai không có bình gốm hình
lọ hoa đẹp về kiểu dáng, màu sắc và trang trí hoa văn như ở Long Thạnh, Sa Huỳnh Bởi vìtrong di tích văn hóa Phùng Nguyên, đồ gốm có kiểu dáng chủ yếu là nồi, mâm bồng, chạc gốm;trong di tích văn hóa Đồng Nai các loại hình đĩa, bát, vò có đáy tròn, đáy bằng và có chân đếchiếm số lượng lớn nhưng thường không nguyên vẹn Về trang trí hoa văn: Tất cả 18 bình gốmLong Thạnh, Đức Phổ đều được trang trí các băng hoa văn đẹp và thanh nhã Các băng hoa văntrang trí trên các bình gốm này là sự tổng hợp các yếu tố khắc vạch, in mép vỏ sò, tô màu, vănthừng Nội dung các băng hoa văn thể hiện các biến tấu của sóng biển Trái lại, hoa văn trang trí
Trang 23trên đồ gốm Phùng Nguyên chủ yếu là in lăn kết hợp khắc vạch và khắc vạch với các đồ án đốixứng tạo thành những băng dải hài hòa; hoa văn trang trí trên gốm Đồng nai thì đơn giản hơn,chủ yếu là văn khắc vạch, văn chấm dải thành mảng, hình mũi giáo Qua so sánh bình gốmLong Thạnh, Sa Huỳnh với đồ gốm Phùng Nguyên, Đông Sơn, ta nhận thấy rằng cùng là trangtrí hoa văn khắc vạch trên đồ gốm nhưng để làm nổi bật những họa tiết khắc vạch cư dân LongThạnh đã tô màu đỏ, màu đen ánh chì hoặc in mép vỏ sò, in thừng bên ngoài họa tiết khắc vạch.Ngược lại, cư dân Phùng Nguyên chỉ miết láng hay in dấu vải hoặc thừng mịn bên trong và bênngoài họa tiết khắc vạch Chính nhờ việc kết hợp trang trí các băng hoa văn khắc vạch với tômàu đỏ và đen ánh chì đã làm cho bình gốm Long Thạnh trở thành những tác phẩm nghệ thuậtđặc sắc Hơn nữa nội dung các hoa văn trên đồ gốm của văn hóa Phùng Nguyên và văn hóaĐồng Nai đều không thể hiện yếu tố biển Từ kết quả so sánh trên, có thể nhận thấy bộ sưu tậpbình gốm Long Thạnh đã có nhiều nét độc đáo, riêng biệt về hình dáng, màu sắc, mỹ thuật trangtrí Vì vậy, có thể nói các bình gốm này chỉ có ở di tích Long Thạnh mà không có ở các di tíchvăn hóa khác ở nước ta.
Bộ Sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) ( Nguồn: baotangquangngai.com)
Qua nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất, kiểu dáng thanh nhã, cân đối và hoa văn phong phúđược trang trí trên các bình gốm Long Thạnh, chúng ta nhận thấy cư dân Long Thạnh nói riêng
và cư dân Sa Huỳnh nói chung rất khéo tay và có tư duy thẩm mỹ cao Mô típ hình sóng biểnđược trang trí dày đặc trên các bình gốm Long Thạnh đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, khátvọng chinh phục biển cả của cư dân Sa Huỳnh đồng thời cũng phản ảnh đặc trưng văn hóa tộcngười và nguồn gốc bản địa của nền văn hóa này Mười tám bình gốm hình lọ hoa này được làmbằng kỹ thuật nặn tay kết hợp với dải cuộn Chất liệu làm gốm bằng đất sét được lọc kỹ pha cátmịn Các bình gốm đều có xương gốm mỏng tương đối chắc, áo gốm màu đỏ, kiểu dáng thanh
Trang 24thoát, hoa văn trang trí phong phú Tất cả các yếu tố đó đã tạo cho bình gốm Long Thạnh vẻ đẹpsinh động và quyến rũ, có phong cách riêng Có thể nói bộ sưu tập 18 bình gốm Long Thạnh cógiá trị đặc sắc về nghệ thuật tạo hình và trang trí mỹ thuật phản ánh sự khéo léo tài hoa của cưdân Sa Huỳnh, Long Thạnh Quảng Ngãi cũng như sự phát triển của nghề thủ công làm gốm củacộng đồng cư dân này trong thời kỳ tiền sử.
Gốm Bình Châu: Mang một sắc thái khác nhau, kiểu cách khác nhau và các đồ gốm thường
có miệng loe gãy, hông nhọn Nhìn ngang có hình chữ S có góc cạnh móc đuôi nhau, bụng rộng
ra tạo nên đường cong từ cổ xuống thân hoặc từ cổ xuống vai Gốm Bình Châu chủ yếu tạo hìnhgồm có ba màu chính Nhưng màu đỏ được dùng chủ yếu trong các loại gốm Công dụng đadạng có thể trang trí thay cho màu trắng, trang trí lẫn bên trong và cả bên ngoài Gốm BìnhChâu được cư dùng để trang trí các đường nét và họa tiết của gốm làm tăng thêm tính thẩm mĩcho các loại gốm Gốm văn thừng rất nhiều, khá mịn và được dập đều khắp phản dưới gốm.Gốm khắc vạch là gốm chiếm ưu thế nổi bật nhất, được trang trí trên các gốm Bình Châu Cáchọa tiết đều là các đường dích dắc, những đường chữ đan xen Nhưng in chấm là nét đặc trưngnhất ở gốm Bình Châu với các dấu răng vuông 24 vắn, in thành từng dải song song liên tiếp tạothành bảy đường tạo thành một nhóm Chất liệu gốm ở đây pha cát ít, xương gốm có màu đỏnâu, gốm mịn rất cứng Sau khi nung và lấy gốm ra lò, sau đó tô chì lên, nên màu chì còn giữđược nét óng ánh
Bình con tiện (hiện vật khai quật tại di tích Bình Châu II, Quảng Ngãi (Nguồn.https://baotanglichsu.vn/)
Gốm Bình Châu có thiết kế đa dạng, miệng gốm có hai loại là miêng loe và miệng khum.Miệng loe đa số có nhiều kiểu miệng thành cao, thành thấp, và có dáng cong khum được trangtrí nhiều kiểu khác nhau, họa tiết phong phú đa dạng với vô số cách tạo hình đặc sắc Miệngkhum có hai loại là miệng bóp vào và khum ra Giữa hai loại miệng này đều có những họa tiếtrất khác nhau Chân gốm thường là thân tròn với loại nồi nhỏ và thân bầu ở phần dưới với loại
Trang 25nồi lớn Có hai loại là chân đế cao và chân đế thấp Chân đế cao dãng choãi có thân hình trụ vàphần dưới loe, tô màu ánh chì Chân đế cao dáng khum có chân đế choãi dần từ trên xuống đếngần mép khum vào, họa tiết khắc vạch với họa tiết tạo thành hình chữ V Chân đế thấp có cấutạo gần giống với chân đến cao dáng khum, ở thân chân đế không có trang trí hoa văn Chỉ cóvài mảnh trang trí văn thừng, văn chải, khắc vạch họa tiết rất đơn giản và 1 mảnh vẽ màu
IV Giao lưu văn hóa Tiền Sa Huỳnh
4.1 Giai đoạn văn hóa Xóm Cồn
Đến nay, với các mẫu vật thu thập được liên quan đến văn hóa Xóm Cồn chưa cho ta thấyđucợ sự rõ nét trong việc giao lưu kinh tế của văn hóa Xóm Cồn đối với các nền văn hóa kháctrong cùng thời kì Tuy nhiên, từ những dữ kiện ít ỏi ta vẫn thấy được nền văn hóa Xóm Cồn có
sự giao lưu tiếp xúc với các nền văn hóa khác thông qua các hiện vật bằng đá, xương, nhuyễnthể và các mẫu vật gốm của văn hóa Xóm Cồn Đối với mẫu vật đồ xương và nhuyễn thể thì
theo thống kê của Vũ Quốc Hiền (1996): “Trong 8 địa điểm của văn hóa Xóm Cồn đã phát hiện
84 công cụ lao động với một vài mũi dùi, mũi lao làm bằng xương hoặc sừng, còn tuyệt đại đa
số làm bằng vỏ sò nhuyễn thể bao gồm các loại hình như công cụ ghè đẽo, công cụ nạo và hòn ghè Bên cạnh đó có 18 mảnh vòng trang sức bằng vỏ ốc tai tượng và một số lõi vòng cũng bằng vỏ ốc Những loại hiện vật này lần đầu tiên phát hiện thấy ở Việt Nam Song chúng đã được tìm thấy nhiều ở khu vực cực Nam Nhật Bản, Đông Đài Loan, Bắc Philippines và Nam Thái Lan.”11 Từ những mẫu vật bằng xương và nhuyễn thể có thể thấy việc cư dân xăn hóaXóm Cồn có sự giao lưu học hỏi hoặc trao đồi đối với các nền văn minh khác trong khu vực.Đối với các mẫu vật là đồ gốm, với hơn 42000 mảnh gốm được khai quật ở văn hóa XómCồn trong đó có những mảnh xuất hiện hoa văn vẽ trên nền áo đảo hoặc da cam với nhữngđường xoán ốc, tương tự thoa văn gốm Ban Chiang Ngoài ra, trong quá tình khai quật có tìmthấy mảnh gốm có loại văn in chấm kiểu dích dắc cũng là nét đặc trưng của hoa văn gốm trongvăn hóa Xóm Cồn Loại hoa văn này cũng xuất hiện trong một số loại hình gốm ở di chỉ LộcGiang (Long An), di chỉ Lung Leng (Tây Nguyên) và ở di chỉ Sam-rông-sen (Cam-pu-chia).Điều ghi nhận nữa là ngoài các kiểu dạng nồi gốm, trong văn hóa Xóm Cồn còn có một số loạihình bát và đĩa mâm bồng có tô màu đỏ Những loại hình đồ gốm này có nhiều nét gần gũi với
đồ gốm Sa Huỳnh giai đoạn sớm
Bên cạnh những hiện vật bằng vỏ nhuyễn thể, trong văn hóa Xóm Cồn còn có các di vậtbằng đá, với đặc trưng nổi bật là sự độc tôn loại rìu, bôn, đục không có vai, phổ biến loại rìubôn hình thang đốc thuôn nhỏ, mặt cắt ngang hình chữ nhật hoặc thấu kính Nét đặc trưng này
Trang 26mang nhiều dấu ấn của công cụ đá nhóm di tích Đắk Lấp - Cầu Sắt ở khu vực Nam Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
4.2 Giai đoạn văn hóa Long Thạnh
Đối với văn hóa Tiền Sa Huỳnh trong giai đoạn Long Thạnh thì bằng chứng về việc giao lưuvăn hóa với các nền văn hóa khác được thể hiện rõ ràng hơn thông qua các hiện vật thu thậpđược trong giai đoạn này Thể hiện rõ nét nhất cho việc giao lưu văn hóa Long Thạnh với cácnền văn hóa khác thông qua các mẫu vật là công cụ lao động bằng đá Đặc trưng của văn hóa
Long Thạnh là công cụ bằng đá như cuốc hình “lưỡi mèo” được tìm thấy tại các di tích Long
Thạnh, Bầu Trám (lớp dưới), Mỹ Tường… có nét liên hệ với những tiêu bản gần gũi được khaiquật tại các di tích Quỳnh Hồng, Bảo Thành, Hoa Lộc và cả trên sông Iapuch… Ngoài ra theo
GS Hà Văn Tấn, những mẫu vật rìu đá có cai kiểu “răng trâu” cũng có mặt trong các di tích
của văn hóa Bầu Tró.12Theo TS Phạm Quang Sơn, những mẫu vật là riều có đốc dẹp, hình tamgiác, chế tác chưa hoàn chỉnh được tìm thấy ở văn hóa Long Thạnh cũng chính là loại rìu chiếngần 50% trong các di tích gia đoạn đầu của băn hóa hậu kì đá mới – sơ kì đồng lưu vực sôngĐồng Nai Ngoài ra, những rìu đá tứ diện hình thang cỡ nhỏ rất nổi nét trong bộ sưu tập công cụ
đá giai đoạn Long Thạnh cũng là loại hiện vật đặc trưng cho văn hóa Phùng Nguyên và các vănhóa đá mới hậu kì ở Nam Trung Bộ Những rìu đá có vai của nhóm di tích Long Thạnh cũng nóilên mối quan hệ văn hóa giữa nhóm di tích sớm Tiền Sa Huỳnh với văn hóa Bàu Tró, các vănhóa hậu kì đá mới ở Tây Nguyên và lưu vực sông Đồng Nai.13
Bên cạnh các công cụ sản xuất bằng đá, thì những công cụ sản xuất bằng gốm như con lăn
có mặt ở Long Thạnh và Xóm Cồn cũng khá giống những con lăn trong các di tích văn hóa HoaLộc và xa hơn là ở Ban Chiang (Thái Lan) Ngoài con lăn có mặt thì những bình gốm có númhình đầu thú cũng thể hiện những nét tương đồng của văn hóa Long Thạnh với văn hóa Hoa Lộc.Loại bát bồng có chân đế thấp, vai nở, thành miệng đứng, đặc trưng cho giai đoạn Long Thạnhđều có mặt ở hầu hết các nền văn hóa sơ kì đồng ở Việt Nam.14Phong cách tạo hoa văn gốm, tômàu chì đặc trưng của văn hóa Long Thạnh cũng xuất hiện phổ biến trong các nền văn hóa khácnhư việc dùng chì sống tô lên gốm ở các văn hóa Bầu Tró ở Nghệ Tĩnh và Quảng Bình, QuảngTrị và những hoa văn có tô màu chì giống văn hóa Long Thạnh cũng được tìm thấy ở những
mẫu vật thuộc các di tích Ba Đồn, Cồn Nền, Bàu Tró Theo GS Hà Văn Tấn (1989): “Rõ ràng,
yếu tố văn hóa này gợi cho chúng ta suy nghĩ về một mối liên hệ mang ý nghĩa nguồn gốc và
12 Hà Văn Tấn (cb) (1999) Khảo cổ học Việt Nam (Tập II: Thời đại kim khí Việt Nam) KHXH: Hà Nội trang 324
13 Hà Văn Tấn (cb) (1999) Khảo cổ học Việt Nam (Tập II: Thời đại kim khí Việt Nam) KHXH: Hà Nội trang 325
Trang 27cùng với những yếu tố văn hóa khác như đã nói ở trên, có thể nhận định rằng văn hóa Bàu Tró
là động lực cơ bản, góp phần cho sự ra đời và phát triển của văn hóa Sa Huỳnh.”15
Phong cách sử dụng mép vỏ sò in hoa văn trên gốm là đặc điểm nổi bật của các văn hoáphân bố ven biển như Hạ Long, Hoa Lộc, Bàu Tró, Sa Huỳnh Đây là yếu tố văn hoá đặc thùcho các văn hoá duyên hải ở cả khu vực Đông Nam Á Ở đâu có mặt yếu tố này có thể nói ở
đó có sự tham gia của yếu tố văn hoá biển Cho dù xa biển như Mả Đống hay ở miền núi như
Pò Cung thì dấu ấn của sự lan toả văn hoá biển cũng được nhìn nhận khi phát hiện thấy loạihoa văn gốm dùng vỏ sò biển để in.Văn in vỏ sò trong văn hoá Sa Huỳnh phổ biến nhất trongkhu vực Quảng Ngãi và được tiếp thu, phát triển lễn từ các văn hoá Hoa Lộc, Bàu Tró.16
Di vật đặc trưng của văn hóa Tiền Sa Huỳnh là các khuyên tai đá có bốn mấu Chúng ta đãphát hiện được một hệ thống khuyên tai có mấu trong các văn hoá thời kỳ đồng ở Việt Namngoài văn hóa Long Thạnh như trong các di tích Nghĩa Lập, Lũng Hoà, Tràng Kênh, ĐồngĐậu, Gò Mun, Đồng Ngầm
Bên cạnh những mẫu vật hiện hữu như trên thì văn hóa tùy táng cũng thể hiện được rõ sựgiao lưu văn hóa của văn hóa Long Thạnh với các nền văn hóa khác Điều đáng lưu ý khichúng ta tìm hiểu nguồn gốc táng tục của văn hoá Sa Huỳnh là trong các văn hoá sớm ở Bắc
Bộ chúng ta chưa hề phát hiện được tục sử dụng vò gốm để thực hiện các nghi lễ chôn cất.Việc sử dụng vò gốm trong nghi lễ này chỉ phát hiện được trong giai đoạn muộn văn hoá BàuTró, khi văn hoá Bàu Tró chuyển từ hậu kỳ đá mới sang sơ kỳ đồng hoặc có thể đã bước sanggiai đoạn sơ kỳ đồng như Cồn Nền, Đền Đổi, Thạch Lâm Những tiêu bản tương tự của mộ
vò Sa Huỳnh giai đoạn sớm được tìm thấy ở cả khu vực Tây Nguyên như Trà Dom, An Mỹ,Bàu Cạn Mộ chum khu vực này đi cùng bộ với bộ công cụ đá như cuốc, rìu thể hiện đặctrưng của các văn hoá hậu kỳ đá mới Những tư liệu này đã gợi ra hướng suy nghĩ về mộtdòng chảy văn hoá với đặc trưng mộ vò từ các miền đất phía tây, đặc biệt vùng rẻo cao TâyNguyên đã tràn xuống vùng đồng bằng và duyên hải miền Trung trong thời điểm hậu kỳ đámới - sơ kỳ đồng thau Trên mảnh đất mới định cư, đông người và dòng văn hoá đã nhanhchóng tiếp thu và hoà nhập nhuần nhuyễn các yếu tố văn hoá mới như dạng di tích Bầu Trổ,Hoa Lộc, Đồng Nai và có thể còn có sự tham gia của các yếu tố văn hoá khác như Hạ Long,phân bố ở vùng biển Đông Bắc Việt Nam, Bản Kao ở phía tây và các yếu tố văn hoá đá mớikhác ở hải đảo Đông Nam Á như những nhân tố phù trợ, đã tạo nên một giai đoạn văn hoáđặc sắc ở Trung Bộ Việt Nam thời sơ kỳ đồng thau giai đoạn Long Thạnh Trong quá trìnhphát triển để tiến lên đỉnh cao Sa Huỳnh sắt sớm, giai đoạn Long Thạnh đã có mối quan hệmật thiết với các văn hoá đương đại như Phùng Nguyên và các di tích sơ kỳ kim khí ở miền
15 Hà Văn Tấn (cb) (1999) Khảo cổ học Việt Nam (Tập II: Thời đại kim khí Việt Nam) KHXH: Hà Nội trang 325
Trang 28Trung như dạng di tích Đền Đổi, Lèn Hai Vai, Cổn Nền, Ba Đồn, Phổi Phối, Bảo Thành đểmột lần nữa tạo nên một giai đoạn văn hoá mới với những phong cách văn hoá mới lạ.17
Nếu so sánh với giai đoạn Xóm Cồn thì giai đoạn Long Thạnh cho chúng ta rõ ràng hơn
về sự giao lưu văn hóa của Tiền Sa Huỳnh với các nền văn hóa khác trong cùng thời gian mộtcách rõ ràng hơn Điều này càng làm rõ thêm luận điểm khu vực miền Trung nước ta là mộtđịa điểm giao thoa lớn giữa các dòng văn hóa trong và ngoài nước trong gia đoạn này
4.3 Giai đoạn văn hóa Bình Châu
Trong tổng thể đặc trưng văn hoá của dạng di tích Bình Châu chúng ta thấy có những yếu
tố văn hoá mới, phổ biến ở các di tích vùng Bắc Trung Bộ Khuyên tai gốm hình con địaBình Châu có mặt trong các di tích văn hoá Hoa Lộc, văn hoá Bàu Tró Hiện vật gốm hìnhquả lê, có khả năng là quả cân, cũng có mặt trong một số di tích thời đại đồng thau ở Bắc Bộ
và BắcTrung Bộ Gốm tô màu đen ánh chì, màu trắng trên nền đỏ ở Bình Châu có cùngphong cách với gốm Phôi Phổi Hai di tích này còn có mối liên hệ với di tích Rá Trăn và vớiLong Thạnh trong hoạ tiết hoa văn hình răng sói vạch liên tiếp trên vai bình Phải chăng,Long Thạnh là địa bàn gốc toả đi loại hoa văn này và Binh Châu là điểm trung chuyển đồngthời cũng là 335 xuất phát điểm loại hoa văn tổ màu trắng kết hợp màu đen, vàng, đỏ Trongmột số di tích ở Đông Nam Á cũng có hiện tượng trang trí trên gốm với các màu trắng với,màu đen ánh chì và màu đỏ Di tích Lato ở Philippines là một ví dụ Di tích này thuộc sơ kỳsắt và có những mảnh gốm trang trí khá giống với Bình Châu Có thể, phong cách trang trínày của Bình Châu, Phôi Phổi đã tham gia vào quá trình thành tạo văn hoá của cư dân vùnghải đảo ở khu vực Đông Nam Á Phong cách chôn mộ ở Bình Châu có thể tìm thấy mối liên
hệ với nhóm di tích Bắc Trung Bộ như Quỳ Chử Đồ đồng Bình Châu, Bầu Trám phỏng phátphong cách đồ đồng văn hoá Gò Mun và Đồng Đậu Dạng cuốc đá hình lưỡi mèo Bình Châu,Hầu Trám là truyền thống có từ giai đoạn trước đó Yếu tố văn hoá này là đặc điểm chungcho các văn hoá thời kỳ đồng ở miền Trung Trong di tích Bàu Trám có đồ gốm được trangtrí hoa văn chữ S nối đuôi nhau nằm ngang và có tam giác đệm Đây là phong cách của gốmgiai đoạn sơ kỳ đồng ở Bắc Bộ Hoa văn trang trí hình chữ S nổi đuôi nhau nằm ngang đãxuất hiện trong hệ thống gốm sớm văn hoá Sa Huỳnh nhưng không có tam giác đệm Vài nét
về mối quan hệ văn hoá như vậy, chúng tôi muốn nói rằng trong nội dung văn hoá của nhóm
di tích này đã có sự tham gia của nhiều yếu tố văn hoá khác từ các khu vực khác nhau, trong
đó nhóm di tích vùng Bắc Trung Bộ đóng vai trò rất quan trọng
Số lượng di tích, di vật thuộc nhóm Bình Châu hiện nay còn quá nghèo nàn, để có thểkhái quát thành một giai đoạn tiếp nối sau giai đoạn Long Thạnh và trước Sa Huỳnh sắt Tuy
Trang 29nhiên, dựa vào đặc trưng di vật, đặc biệt là sự xuất hiện nghề luyện kim đồng thau, bước đầuxếp nhóm di tích này sau giai đoạn Long Thạnh và trước Sa Huỳnh cổ điển để chúng ta thấyđược từng bước đi, quá trình vận động của văn hoá Sa Huỳnh.18
Kết luận
Vào cuối thời đá mới, đầu thời đại đồng thau, con người có xu hướng mở rộng địa bàn cưtrú xuống vùng đồng bằng ven sông, ven biển Những chuyển biến trong xã hội như dân số tăng,kinh tế nông nghiệp sơ khai dần thay thế kinh tế săn bắn và hái lượm… đã thúc đẩy con ngườiquy tụ lại những vùng thuận lợi cho trồng trọt, giao thông đường thủy, tiềm tàng cho nhữnghoạt động khai thác thức ăn ở vùng ven sông ven biển Nam và cực nam Trung Bộ là nơi tụ hội
từ biển – đảo vào, từ rừng – núi xuống của nhiều tộc người và ngữ hệ từ sau thời kỳ đá mới.Sang sơ kỳ kim khí càng phân lập, về cơ bản có hai hệ: Nam Đảo ở biển và ven biển và hệ Nam
Á ở đồi núi và rừng Hai hệ này lại phân chia thành nhiều nhóm tộc người khác nhau nhưngcũng tăng cường giao lưu giao tiếp Quá trình tiếp xúc, giao lưu giữa các tộc người đã tạo nênsắc thái đặc trưng từng vùng, từng khu vực
Vào đầu thời đại đồng thau, những chuyển biến trong xã hội như dân số tăng, kinh tế nôngnghiệp sơ khai dần thay thế kinh tế săn bắn và hái lượm… đã thúc đẩy con người quy tụ lạinhững vùng thuận lợi cho trồng trọt, giao thông đường thủy, tiềm tàng cho những hoạt độngkhai thác thức ăn ở vùng ven sông ven biển Một số di tích và tập tục mộ chum vò ở Nam Trung
bộ, Tây Nguyên có nhiều yếu tố khác biệt mộ chum vò ở trung tâm văn hóa điển hình về hìnhdáng chum, vò mai táng Các di tích di vật từ giai đoạn sớm khai quật phảng phất quan hệ haichiều với văn hóa hậu kỳ đá mới sơ kỳ kim khí Tây Nguyên
Thời kì này điểm đặc biệt trong sản xuất thủ công ở trung tâm Trung Trung bộ là sự phatrộn giữa sản xuất công cụ hay đồ trang sức vừa bằng đá vừa bằng nhuyễn thể Kỹ thuật chế tạocông cụ bằng vỏ ốc cũng như công cụ đá chủ yếu là kỹ thuật ghè đẽo, mài…
Những trung tâm cư trú hay sản xuất được hình thành thời kỳ này phần lớn đều tập trung ởnhững vùng đồng bằng chính yếu, cạnh các dòng sông lớn Với sự ổn định từ kinh tế lương thực
và sự đa dạng của môi trường sống cùng nguồn tài nguyên phong phú đã giúp các nghề thủcông ở những khu vực này có điều kiện phát triển Ở trung tâm Trung bộ, từ giai đoạn sơ kỳthời đại đồng thau đến thời đại sắt, một loạt các địa điểm thuộc văn hóa Xóm Cồn, văn hóaLong Thạnh, văn hóa Bình Châu… được phát hiện với khối lượng di vật phong phú về số lượng,
đa dạng về loại hình, chất liệu đã phần nào phản ánh sức sản xuất mạnh mẽ của trung tâm này.Các nghề chế tác đá, làm đồ gốm, luyện kim, chế tạo thủy tinh là những nghề thủ công chủ yếutrong xã hội lúc bấy giờ
18 Hà Văn Tấn (cb) (1999) Khảo cổ học Việt Nam (Tập II: Thời đại kim khí Việt Nam) KHXH: Hà Nội trang 335,336
Trang 30Có thể nói, vào giai đoạn sơ kỳ đồng, điểm đặc biệt trong sản xuất thủ công ở trung tâmTrung Trung bộ là sự pha trộn giữa sản xuất công cụ hay đồ trang sức vừa bằng đá vừa bằngnhuyễn thể Kỹ thuật chế tạo công cụ bằng vỏ ốc cũng như công cụ đá chủ yếu là kỹ thuật ghèđẽo, mài… Nghề gốm, đan lát, dệt vải cũng tồn tại nhưng không phát triển như vùng phía Bắc.
Là một trung tâm phát triển mạnh mẽ ở vùng Trung Bộ, sự phát triển của nhiều nghề thủ cônggóp phần đáng kể vào sự thịnh vượng của nền kinh tế, làm cơ sở cho những biến đổi sâu sắctrong cơ cấu xã hội miền Trung Việt Nam thời kỳ chuyển tiếp từ sơ sử sang lịch sử giai đoạnsau
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Hà Văn Tấn (cb) (1999) Khảo cổ học Việt Nam (Tập II: Thời đại kim khí Việt Nam) KHXH:
Hà Nội.
* Phạm Thị Ninh (16/09/2018) Vai trò của văn hóa Xóm Cồn trong quá trình hình và phát triển
văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung Việt Nam Trang thông tin điện tử phường Cam Linh.
* Lâm Thị Mỹ Dung (2004), Thời đại đồ đồng, NXB ĐHQGHN.
* Hán Văn Khẩn (chủ biên), (2007), Cơ sở khảo cổ học, Hà Nội: ĐHQGHN.
* Vũ Quốc Hiền (1996), Văn hóa xóm Cồn và vị trí của nó trong thời đại kim khí ven biển miền
Trung, NXB Hà Nội.
* Trần Văn Bảo, (2002) Khảo Cổ Học Việt Nam
* Hà Văn Tấn, (1975), Cơ sở Khảo cổ học, NXB Đại học Tổng hợp Hà Nội.
* Chử Văn Tần (1997), 20 năm sau phát hiện ở Long Thạnh, một lần nữa nhìn lại Sa Huỳnh,
Tạp chí Khảo cổ học
* VĂN HÓA XÓM CỒN, 30 NĂM NHÌN LẠI (baotanglichsu.vn)
* Vai trò của văn hóa Xóm Cồn trong quá trình hình thành và phát triển văn hóa Sa Huỳnh ởmiền Trung Việt Nam | Viện Khảo Cổ Học (khaocohoc.gov.vn)
* ket-qua-khai-quat-nam-2003.html
https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3101/15210/di-tich-binh-chau-ii-quang-ngai-qua-bao-cao-* https://lienhiephoi.quangngai.gov.vn/mnews.aspx?id=689
Trang 31Văn hóa Xóm Cồn
Phan Kim Hùng: Uỷ viên Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia Phả, Hội Khoa học Lịch sử TP.HCM
Văn hóa Sa Huỳnh là một nền văn hóa khảo cổ có niên đại sơ kỳ thời đại Đồ sắt ở Duyên hải Miền Trung (Việt Nam) Địa điểm Sa Huỳnh là khu mộ táng được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909, tại một cánh đồng muối Sa Huỳnh ngay cửa sông Trà Bồng, xã Phổ Hạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) Thuật ngữ “Văn hóa Sa Huỳnh” lần đầu tiên được Colani (1937) đề xuất, bà viết rằng: “trong tỉnh Quảng Ngãi, ở Sa Huỳnh, bờ đụn cát cao đến 19m Phía Nam là một núi đá nhỏ Phía tây, dưới kia là làn nước trong của vịnh và tận xa là nóng sẫm của giải Trường Sơn Phía Đông là biển, khi thì xanh tươi, lấp lánh, khi thì tối sần buồn thảm hay giận
dữ, đe dọa Dưới chân chúng tôi là cát, gồm những hạt thạch anh, rực sáng lên dưới sự vuốt ve
êm đềm của tia sáng mặt trời” Đến nay giới khảo cổ học thừa nhận sự tồn tại của một văn hóa khảo cổ riêng biệt - “Văn hóa Sa Huỳnh”
Kể từ khi phát hiện đến nay, nhiều kết quả và tư liệu mới được công bố đã đem lại những nhận thức mới về nền văn hóa độc đáo này Có thể nói, tính đa dạng của văn hóa Sa Huỳnh xuất phát từ nền tảng đa dạng của thời kỳ Tiền Sa Huỳnh trước đó, là cơ sở của sự hình thành các tiểu quốc Lâm Ấp - Champa sau này
Những địa điểm thời đại đồng thau (khoảng 3500 năm đến cách ngày nay) được gọi là Tiền Sa Huỳnh, và được phân lập thành những văn hóa như Xóm Cồn, Long Thạnh, Bình Châu Giai đoạn này đã có nhiều sự đổi mới như cư dân đã chiếm lĩnh những không gian cửa sông, đảo ven bờ hay là các ngành nghề thủ công nơi đây cũng dần phát triển, khai thác biển được thể hiện rõ ràng trong trang trí đồ gốm, trang sức Những văn hóa và nhóm di tích đã góp phần vào quá trình hội tụ và kết tinh văn hóa, tạo nên Sa Huỳnh sơ kỳ thời đại đồ sắt.
Tháng 10/1975 hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa hợp nhất với tên gọi là Phú Khánh Trong giaiđoạn này phát hiện và khai quật 1 địa điểm xóm cồn, có một số ý kiến cho rằng, Xóm Cồn nằmngoài hệ thống Sa Huyenh2 và đặt tên cho giai đoạn này là giai đoạn Xóm Cồn Từ giai đoạn
Trang 321988 đến nay, phát hiện thêm 7 địa điểm mới: Di chỉ Bình Hưng (1988) khai quật năm 1990 Dichỉ Gò Ốc và Giồng Đồn phát hiện năm 1990 và khai quật năm 1991 Di chỉ Bích Đầm pháthiện năm 1990 và khai quật năm 1993 Di chỉ Bình Đam, Bãi Trủ và Đấm Già phát hiện vàthám sát năm 1990 Một số phát hiện khả quan đó chính là khẳng định được sự tồn tại một hệthống các di tích có môi trường sinh thái, đặc trưng gốm và công cụ giống nhau, đủ để xác lậpvăn hóa khảo cổ học mới – văn hóa Xóm Cồn.19
2 Thời gian
Văn hóa Xóm Cồn, thuộc sơ kỳ thời đại đồng thau Niên đại c14 từ vỏ nhuyễn thể ở lớp cuốicủa hai di chỉ Xóm Cồn là 4140 ± 80 BP ( HCM V 10/94) và ở Bích Đầm là 2935 ± 65 BP(HCM V 11/94) Niên đại của di chỉ Bích Đầm có lẽ là thời điểm kết thúc của văn hóa XómCồn Niên đại của văn hóa Xóm Cồn có thể nằm trong khoảng 3500 – 3000 năm cách ngày nay
3 Khu vực phân bố
Giai đoạn xóm cồn được xác lập thành một văn hóa khảo cổ riêng biệt Cho đến nay đã pháhiện được 8 địa điểm thuộc văn hóa Xóm Cồn Chủ yếu phân bố ở đồng bằng ven biển và cácđảo ven bờ của hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa Trên đồng bằng người ta còn thấy được nhữngcồn cát trắng bọc những đầm phá lớn, đường bờ biển lô nhô dạng răng cưa, xen kẽ là nhữngvùng vịnh tự nhiên khá kín, che chắn cho các bãi biển trong vùng Cư dân văn hóa Xóm Cồn đã
tụ cư ở những cồn cát trên dải đồng bằng ven biển ấy, hoặc trên các hòn đảo không xa bờ
Trong số 8 địa điểm văn hóa Xóm Cồn, về mặt tự nhiên có thể nhận rõ 2 loại địa hình cư trú:trong đất liền (Xóm Cồn, Gò Ốc, Giồng Đồn) và các đảo gần bờ (Bình Hưng, Bích Ba, BíchĐầm, Bãi Trủ, Đầm Già) Dù cư trú ở đất liền hay trên đảo, nhưng họ đều tự cư trên các cồn cát,một mặt liền kề với biển, một mặt là liền kề với những vạt rừng chân núi Tất cả các di chỉthuộc văn hóa Xóm Cồn đều hướng ra gần mép nước biển Cư dân văn hóa Xóm Cồn đềuhướng ra biển kín, hay các vịnh, vũng biển Tất cả các di tích thuộc văn hóa Xóm Cồn đều nằmtrong các điểm dân cư hiện tại sinh sống
Các di chỉ văn hóa Xóm Cồn phân bố đều trên chiều dài hơn 200km với 2 cụm: đảo gần bờ
và đất liền nhưng đều trên một dạng địa hình là các cồn cát sát mép nước biển và gắn bó với hệthống núi rừng liền kề, tạo ra môi trường sống thuận lợi cho khai thác và phát triển
4 Đặc trưng văn hóa cơ bản
Chủ nhân của văn hóa Xóm Cồn qua giám định răng người cổ Bình Ba thuộc chủngMongolo – Australoid với những đặc điểm nổi trội hơn Cư dân Xóm Cồn cũng là những cư dânsản xuất nông nghiệp, đã chăn nuôi nò, nhiều khả năng là chăn nuôi lợn và trâu Điều kiện tựnhiên nơi cư dân Xóm Cồn định cư rất hạn chế đối với trồng lúa nước Thế mạnh của cư dân
Trang 33Xóm Cồn xưa là kinh tế khai thác biển bằng nhiều hình thức, kết hợp với săn bắt động vật trêncạn Phương thức sản xuất kinh tế của cư dân Xóm Cồn là khai thác kết hợp với sản xuất nôngnghiệp và chăn nuôi Phương thức kinh tế khai thác của cư dân văn hóa Xóm Cồn mang đậmyếu tố biển.
Đồ đá văn hóa Xóm Cồn là một trong những tiêu chí quan trọng để nhận diện văn hóa, qua
2 nhóm di vật Nhóm công cụ sản xuất gồm 23 công cụ ghè đẽo và mảnh tước; 81 rìu, bôn, đụcmài toàn thân; 108 công cụ không gia công như chày, hòn ghè, hòn kê, bàn mài; nhóm mũikhoan, mũi nhọn, đục có 6 hiện vật ở các địa điểm Xóm Cồn, Gò ốc, Giồng Đồn
Nhóm trang sức có 8 tiêu bản gồm vòng tay và hạt chuỗi Đồ đá được làm từ đá trầm tíchbiến chất hoặc đá cuội khai thác tại chỗ Ghè đẽo và mài là hai thủ pháp kỹ thuật được dùngtrong chế tác các công cụ như rìu, bôn, đục Kỹ thuật cưa khoan, đánh bóng được dùng để chếtác đồ trang sức Cư dân Xóm Cồn sử dụng nhiều loại công cụ sản xuất như rìu, bôn, cuốc, đục:một số công cụ gia công: hòn ghè, bàn mài, mũi khoan, hòn kê, chày nghiền và các công cụ ghèđẽo khác Đặc trưng nổi bật trong di vật đá là sự độc tôn loại rìu, bôn, đục không có vai, phổbiến loại rìu bôn hình thang đốc thuôn nhỏ, hoặc mặt cắt ngang hình chữ nhật hoặc thấu kính ởđây cũng có mặt công cụ ghè đẽo kiểu Hòa Bình và đồ trang sức nhưng rất hiếm
Đồ xương và nhuyễn thể trong văn hóa Xóm Cồn khá đa dạng và phổ biến, nhóm công cụ
sản xuất có 84 tiêu bản, trong 5 loại hình công cụ thì có 2 loại hình mũi dùi, mũi lao được làm
bằng xương hoặc sừng động vật, còn ba loại: công cụ ghè đẽo, công cụ vẩy ốc, hòn ghè, đượclàm từ vỏ nhuyễn thể Trong văn hóa Xóm Cồn, đồ Xương và cỏ nhuyển thể có 102 hiện vật,chứng tỏ đồ xương và nhuyễn thể đã trở thành một nét văn hóa đặt trưng của cư dân văn hóaXóm Cồn
Đồ gốm xuất hiện trong hầu hết các di chỉ văn hóa Xóm Cồn, với số lượng khác nhau, ởXóm Cồn có 33.000 mảnh, Bích Đầm có 7.800 mảnh, đồ gốm trong các văn hóa Xóm Cồnkhá đồng nhất về chất liệu, kỹ thuật chế tạo Loại gốm có xương màu đem chiếm đa số (86%),còn loại xuông đỏ chiếm ít hơn (14%) Phần lớn gốm trong văn hóa Xóm cồn đạ sử dụng đất sétpha cát biển, hạt cát tương đối mịn Xét về loại hình gốm thì đơn điệu, nhưng phong phú về kiểudáng, và có nhiều biến thể khác nhau Đồ gốm ở đây chủ yếu làm bằng tay kết hợp bàn đập –hòn kê Kỹ thuật bàn xoay chỉ áp dụng ở khâu hoàn thiện Hoa văn trang trí là những hoa vănkhắc vạch, in chấm, dán thêm, tô màu Loại văn in chấm với phương pháp dùng que nhiều răngtạo những đường in chấm ziczac rất đặc trưng Đồ gốm văn hóa Xóm Cồn khá đơn giản về loạihình, nhưng khá phong phú về kiểu dáng với các loại: đồ đựng miệng loe không chân đế, bát đồđựng có chân đế, về loại hình, đồ gốm trong văn hóa Xóm Cồn thực ra rất đơn giản và không
Trang 34có sự khác biệt nhiều, nhưng lại có sự thiếu vắng bi gốm, dọi xe chỉ, chì lưới và hiếm gốm vănthừng.
5 Vai trò của văn hóa Xóm Cồn đối với văn hóa Sa Huỳnh
Sự đóng góp của cư dân văn hóa Xóm Cồn vào quá trình hình thành văn hóa Sa Huỳnh ởkhu vực đảo ven bờ là phương thức sống khai thác biển, sử dụng vỏ nhuyễn thể làm công cụ laođộng và đồ trang sức Những chứng cứ này có thể tìm thấy trong tầng văn hóa của các di tíchvăn hóa Sa Huỳnh Xóm Ốc, Suối Chình trên đảo Lý Sơn, hay ở di tích Hòa Diêm (Khánh Hòa),
đã tạo nên nét độc đáo, đa dạng cho văn hóa Sa Huỳnh Đồng thời, trong lớp sớm nhất của tầngvăn hóa di chỉ Xóm Ốc, bên cạnh những hiện vật đặc trưng Long Thạnh đã tồn tại công cụ nạobằng vảy ốc Mặt Trăng, công cụ ghè đẽo bằng vỏ ốc Tai Tượng và đồ gốm trang trí văn díchdắc đặc trưng của văn hóa Xóm Cồn Như vậy, văn hóa Xóm Cồn không phải là đóng góp giántiếp, mà là một trong những nguồn đóng góp trực tiếp vào sự hình thành và phát triển của vănhóa Sa Huỳnh ở miền Trung Việt Nam
Một số điểm nữa là trong văn hóa Xóm Cồn vắng mặt những di vật mang sắc thái đặc trưngcủa Sa Huỳnh: không thấy vò hay chum mai táng, chưa thấy công cụ kim khí và những đồ trangsức điển hình của văn hóa Sa Huỳnh Tuy nhiên giữa chúng có sự tương đồng như màu gốm có
bề mặt tô màu đỏ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Vũ Quốc Hiền (1996), Văn hóa xóm Cồn và vị trí của nó trong thời đại kim khí ven biển miền
Trung, NXB Hà Nội, tr 20(236).
* Hà Văn Tấn, Cơ sở Khảo cổ học, NXB Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1975.
* VĂN HÓA XÓM CỒN, 30 NĂM NHÌN LẠI (baotanglichsu.vn) truy cập 5/11/2022
* Vai trò của văn hóa Xóm Cồn trong quá trình hình thành và phát triển văn hóa Sa Huỳnh ở
miền Trung Việt Nam | Viện Khảo Cổ Học (khaocohoc.gov.vn) truy cập 5/11/2022
Trang 35Mối quan hệ của kinh đô Na Phất Na trong tiến trình lịch sử vương quốc Phù Nam
Phan Kim Hùng: Uỷ viên Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia Phả, Hội Khoa học Lịch sử TP.HCM
Trần Bình Triệu: Thành viên Ban Chủ nhiệm CLB Gia Phả Trẻ TP.HCM, Viện Lịch sử Dòng họ
Bất cứ quốc gia dân tộc hiện đại nào cũng tìm kiếm cho mình một nền văn hóa, văn minh, hay một vương quốc khởi đầu qua việc kết nối với một thực thể mờ ảo trong quá khứ Đó là nơi huyền thoại dựng nước bắt đầu, và cũng là nơi chứng kiến sự va chạm giữa các diễn ngôn lịch
sử Phù Nam là một câu chuyện như thế ở Đông Nam Á.
Trong số các nền văn hóa kim khí quan trọng trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó phát triển các
xã hội phức tạp và hình thành nhà nước: Đông Sơn/ Cổ Loa, Sa Huỳnh/Champa, Óc Eo/ Phù Nam, thì Phù Nam ít được chú ý hơn cả Bao trùm lên nó là huyền thoại về vương quốc được hình thành đầu tiên ở Đông Nam Á, với cảng thị sầm uất như Óc Eo, trung tâm tôn giáo, chính trị như Angkor Borei Dù chỉ tồn tại khoảng từ thế kỷ I TCN đến thế kỷ VII, vương quốc này không chỉ là trung tâm của kết nối giao thương giữa các cộng đồng khu vực với Ấn Độ, Trung Hoa mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong diễn ngôn chính trị - lịch sử ở thời kỳ hiện đại bởi vì dựa vào những cứ liệu lịch sử không rõ ràng của giai đoạn này mà chủ nghĩa dân tộc Campuchia tìm cách khẳng định sự hiện diện của dân tộc Khmer hàng nghìn năm trước ở vùng
hạ lưu Mekong.
Vương quốc Phù Nam được hình thành từ các tiểu quốc trong mandala, mà tiểu quốc đầu tiên là Na Phất Na (Nafuna/Naravaranagara) trung tâm là vùng đất Óc Eo ngày nay Từ Na Phất Na (Óc Eo) phát triển rộng ra hình thành tiểu quốc Na Phất Na, tiểu quốc “Chinh phục từ đầm lầy”, tiểu quốc Cát Tiên và các tiểu quốc khác nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam ngày nay Trung tâm vùng Tứ giác Long Xuyên - khu di tích Óc Eo cho đến nay vẫn được nhìn nhận là địa điểm khảo cổ có quy mô rộng lớn nhất, tập trung nhiều di tích nhất, di tích đa dạng nhất và có
tổ hợp di vật lớn nhất về số lượng, đa dạng nhất về chủng loại, cao cấp nhất về trình độ kỹ thuật, về thẩm mỹ nghệ thuật so với những vùng khác trong vương quốc Phù Nam Na Phất Na từng có thời kỳ là một tiểu quốc lớn, tiểu quốc trung tâm, một cảng thị quan trọng cũng là kinh
đô đầu tiên chi phối về kinh tế, thương mại, chính trị đối với các tiểu quốc xung quanh Na Phất
Na (Óc Eo) không chỉ là kinh đô đầu tiên của vương quốc Phù Nam và là kinh đô lớn nhất của vương quốc Phù Nam mà còn nơi ở, cai trị của các vua và là kinh độ cuối cùng của vương quốc Phù Nam.
Trang 36Lịch sử Phù Nam và vùng hạ lưu Mekong chắc chắn sẽ là những chủ đề được quan tâm trong tương lai Hiện tại, các bảo tàng cấp tỉnh ở An Giang, Đồng Tháp, Long An, thành phố
Hồ Chí Minh… có rất nhiều các hiện vật được khai quật, đang chờ đợi các nhà nghiên cứu Chúng sẽ góp phần làm sáng tỏ bức chân dung ẩn giấu của kinh đô Na Phất Na (Óc Eo) Na Phất Na là một ẩn dụ cho cách tiếp cận lịch sử của người Việt hiện đại, rằng lịch sử Việt Nam dường như vẫn chủ yếu được viết và nhìn từ châu thổ sông Hồng Đã đến lúc chúng ta cần những cách thức tiếp cận lịch sử đa dạng, và mở rộng không gian của lịch sử dân tộc Việt Nam Bởi vì, dù phía sau Phù Nam nói chung và Na Phất Na nói riêng là huyền thoại gì đi nữa, nó đã trở thành một phần của Việt Nam, cũng như lịch sử Phù Nam đã là một bộ phận của lịch sử Việt Nam.
Chương I Tổng quan về vương quốc Phù Nam
Phù Nam là một vương quốc cổ ở Đông Nam Á tồn tại 7 thế kỷ đầu Công nguyên Vị trítrung tâm của Phù Nam được nhiều nhà nghiên cứu xác định là ở vùng hạ lưu Đồng bằng sôngMekong hiện nay, bao gồm: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp Lãnh thổ và ảnh hưởng củaPhù Nam rất rộng lớn, bao trùm từ Nam Bộ Việt Nam qua Campuchia, Thái Lan, phía Nam Lào,một phần phía Đông Myanmar và một phần phía Nam Malaysia ngày nay
Theo thư tịch cổ của Trung Quốc ghi nhận trong Lương thư là: “Tục nước Phù Nam vốn
khỏa thân, vẽ mình, xõa tóc và không biết may quần áo, phụ nữ làm vua Vị nữ vương tên là Liễu Diệp, còn ít tuổi, khoẻ mạnh như nam giới Phía Nam nước ấy có một nước Khích, quốc vương nước đó tên là Hỗn Điền Hỗn Điền cưới Liễu Diệp làm vợ, sinh con, rồi chia nước làm
7 ấp cho các con cai trị”.
Theo sứ giả Khang Thái của Ngô Tôn Quyền thời Tam Quốc chép trong sách Phù Nam thổ
tục thì ông vua đầu tiên của nước Phù Nam, có lẽ là một quý tộc người Ấn Độ hay là một tăng
lữ Bà-la-môntên là Hỗn Điền
Vương triều của Kaundinya tồn tại khoảng hơn 150 năm, trải qua 3 đời vua Các thư tịch cổcủa Trung Quốc phiên âm tên 3 vị vua này là Hỗn Điền, Hỗn Bàn Huống (127-217) và Hỗn BànBàn (217-220) Lương thư cho biết rằng quốc vương cuối cùng của Vương triều Kaundinya làmvua được 3 năm thì mất Một vị tướng của Phù Nam mà Lương thư của Trung Quốc phiên âm làPhạm Sư Mạn lên làm vua, lập ra Vương triều họ Phạm Làm vua được 3 năm thì Phạm Sư Mạnmất Phù Nam dưới Vương triều họ Phạm trở nên hùng mạnh Phạm Sư Mạn đã đem quân đichinh phạt được tới hơn 10 nước, mở rộng đáng kể lãnh thổ Phạm Chiên đã thúc đẩy quan hệngoại giao với Ấn Độ Còn Phạm Tầm đã thúc đẩy quan hệ ngoại giao với nhà Tấn ở TrungQuốc Người Phù Nam đã có chữ viết, kiểu chữ viết có nguồn gốc Ấn Độ
Trang 37Các nhà khoa học cho rằng vào khoảng giữa thế kỷ IV, quyền cai trị Phù Nam một lần nữalại vào tay người Ấn Độ Lương thư và Tấn thư có nhắc tới một người là Trúc Chiên Đàn đãtriều cống Mục Đế Các nhà khoa học sau này cho đó là người Ấn Độ tên là Chandan hoặcChandana Đến đầu hoặc giữa thế kỷ V, vẫn là người Ấn Độ nắm quyền cai trị Phù Nam Lươngthư cho biết một người Thiên Trúc là Kiều Trần Như mà các nhà khoa học sau này cho rằng đó
có thể là một người Brahman Ấn Độ cũng lại tên là Kaudinya đã thay đổi chế độ nhà nước Phù
Nam sang theo kiểu Ấn Độ Kiều Trần Như ở ngôi khoảng năm 470 đến 514, tự xưng là Người
bảo vệ thánh kinh Vê đa Vào thời kỳ này, nhiều thương gia Phù Nam sang buôn bán ở Quảng
Châu (Trung Quốc)
Giữa thế kỷ V, Chân Lạp nổi lên, chiếm thành Đặc Mục - kinh đô của Phù Nam, hợp nhấtlãnh thổ Phù Nam với Chân Lạp Nhà vua Phù Nam phải bỏ chạy và lập triều đình lưu vong tại
Na Phất Na (vùng Óc Eo) Phù Nam diệt vong
Sách Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam (tr 20) viết:
Sau một thời rực rỡ, đế quốc Phù Nam bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỷ thứ VI Nước Cát Miệt,[15] một thuộc quốc của Phù Nam, đến thế kỷ này đã nhanh chóng phát triển thành một vương quốc độc lập và hùng mạnh Nhân sự suy yếu của Phù Nam, Chân Lạp đã tấn công và chiếm lấy một phần lãnh thổ (tương đương với vùng đất Nam Bộ ngày nay) của đế chế này vào đầu thế kỷ VII…
Sách Tùy thư chép tương tự:
Nước Chân Lạp ở về phía Tây Nam nước Lâm Ấp, nguyên là một chư hầu của Phù Nam Vua nước ấy là Ksatriya Citrasena đánh chiếm và tiêu diệt Phù Nam.20
Sách Tân Đường thư do Âu Dương Tu và Tống Kỳ biên soạn cũng đã cho biết đầu niên hiệu Trinh Quán nhà Đường (627-649); trong nước Phù Nam có thay đổi lớn Nhà vua đóng đô ở
thành Đặc Mục, thình lình bị nước Chân Lạp đánh chiếm, phải chạy trốn về Na Phất Na.21
Khi mới hình thành Nhà nước Phù Nam, khoảng nửa sau thế kỷ I, với truyền thuyết về quan
hệ hôn nhân Hỗn Điền (Kaundinya) - Liễu Diệp (Soma) Phù Nam là một cộng đồng cư dân venbiển mà Hỗn Điền dùng thuyền vượt biển đến và cuộc tiếp xúc cũng diễn ra vùng ven biển,thuộc hạ lưu sông Mekong (Mekong) Khu vực Óc Eo - Ba Thê (Thoại Sơn, An Giang) và cũng
có thể, nơi đây là kinh đô đầu tiên của Phù Nam Sau này, khi Phù Nam là đế quốc Phù Namdưới thời Phạm Sư Mạn (220-225), khi kinh đô dời lên Angkor Borei (Takeo, Campuchia) thìnơi này trở về là tiểu quốc Na Phất Na Lãnh thổ của tiểu quốc Na Phát Na (Nafuna/Nanavaranapara) có thể là nơi mà đầu cho sự kiện lập nước Phù Nam của Hỗn Điền (Kaundinya)
1.Tùy thư, Quyển 82, Liệt truyện 47, tờ 5 (Tư liệu khoa Sử, Đại học Quốc gia Hà Nội, H 1949).
2 Tân Đường thư, Quyển 222 hạ, Liệt truyện 147 hạ, tờ 3 (Bản chữ Hán, Tư liệu khoa Sử, Đại học Quốc gia Hà Nội, H.
Trang 38- Liễu Diệp (nửa sau thế kỷ I), phân bố từ lưu vực sông Hậu kéo dài đến mũi Cà Mau(Transbasac), chủ yếu trên địa bàn các tỉnh An Giang, Kiên Giang, thành phố Cần Thơ, HậuGiang, Bạc Liêu và Cà Mau ngày nay.
Sau khi Chân Lạp đánh bại Phù Nam, trong sách Trung Quốc đã xuất hiện tên gọi ThủyChân Lạp để chỉ phần lãnh thổ Phù Nam trên vùng đất Nam Bộ và cũng để phân biệt với vùngđất Lục Chân Lạp, tức là vùng đất gốc của Vương quốc Chân Lạp.22
Phù Nam chỉ là tập hợp của các tiểu quốc, trong đó, mỗi tiểu quốc vẫn giữ nguyên tổ chức,tên gọi và cả truyền thống của mình Vị trí Tiểu quốc Na Phất Na là ở miền Tây sông Hậu, mà
Óc Eo nằm trong đất quốc gia này Tiểu quốc Na Phất Na - trung tâm chính trị Phù của Nam, làKinh đô dầu tiên của Phù Nam và là Kinh đô cuối cùng khi Kinh thành Đặc Mục (Vyadhapura/Angkor Borei, Takeo) bị Chân Lạp thôn tính
Phù Nam vào khoảng thế kỷ III (Nguồn Commons).
Sự suy yếu và sụp đổ của nước Phù Nam là do mô hình tổ chức của đế chế Phù Nam chủyếu dựa trên quan hệ thần phục dưới những hình thức và mức độ khác nhau với nước tôn chủ
Do quan hệ thần phục lỏng lẽo nên mỗi khi các nước thành viên phát triển và lớn mạnh thì cácmâu thuẫn trong nội bộ đế chế sẽ phát sinh và làm suy yếu đế chế Cơ chế quản lý và vận hànhcủa Đế chế Phù Nam mang nặng tính chất liên kết kinh doanh, thương mại, rất linh hoạt nhưngcũng rất lỏng lẻo Bối cảnh mậu dịch khu vực từ thế kỷ V cũng có những chuyển biến bất lợicho vị trí thương mại của Phù Nam Do sự phát triển của nghề hàng hải và kinh tế các nướctrong khu vực Đông Nam Á lục địa và hải đảo, hải trình qua eo biển Kra chuyển Á dần xuốngphía Nam qua eo biển Malacca (Maleka) và Sunda Từ thế kỷ VI, hải trình này càng ngày cànggiữ vai trò chi phối trên con đường biển từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, từ Trung
Trang 39Quốc qua Đông Nam Á sang Ấn Độ Nền mậu dịch đối ngoại của Phù Nam bị ảnh hưởngnghiêm trọng, làm kinh tế của vương quốc và cả đế chế nói chung Theo một số nhà địa chấthọc, trong giai đoạn Holocen muộn, có một đợt biển tiến quy mô nhỏ ở Đồng bằng Nam Bộ, gọi
là biển tiến Holocen IV - khoảng từ thế kỷ IV đến giữa thế kỷ XII - mà vào giữa thế kỷ VII mứcnước cao trung bình là 0,8m Nếu đợt biển tiến này được xác nhận thì đây cũng là một nhân tốthiên nhiên ảnh hưởng đến sự tồn vong của nước Phù Nam Một nguyên nhân khác là sự sụp đổcủa đối tác thương mại và văn hóa thân thiện Ấn Độ có một tầm ảnh hưởng hết sức quan trọngđối với đế chế Phù Nam nên những biến đổi xã hội ở Ấn Độ, đặc biệt là sự sụp đổ của vươngtriều Gupta (320- 550) - một triều đại có liên hệ mật thiết với Phù Nam về thương mại và vănhóa, đã đẩy Phù Nam lún sâu hơn vào sự suy yếu Nguyên nhận trực tiếp là cuộc xâm lăng củaChân Lạp, một thuộc quốc của Phù Nam, đánh chiếm Phù Nam năm 550
Vật dụng sinh hoạt của cư dân Phù Nam (Ảnh Bảo tàng An Giang).
Mặc dầu chiếm đoạt được, nhưng trên thực tế, việc cai quản vùng lãnh thổ mới này đối vớiChân Lạp gặp rất nhiều khó khăn Trước hết, với truyền thống quen khai thác các vùng đất cao,dân số còn ít ỏi, người Khmer khi đó khó có khả năng tổ chức khai thác trên quy mô lớn mộtvùng đồng bằng mới bồi lấp, còn ngập nước và sình lầy Hơn nữa, việc khai khẩn đất đai trênlãnh thổ của Lục Chân Lạp đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực Việc cai trị xứ Thủy Chân Lạp
vì vậy vẫn phải giao cho những người thuộc dòng dõi Vua Phù Nam Chứng cứ cho sự pháttriển liên tục của hai thời kỳ Phù Nam và hậu Phù Nam có thể ghi nhận qua những cuộc khaiquật Gò Tư Trăm ở triền núi Ba Thê, với tầng văn hóa phát triển liên tục từ thế kỷ II TCN chođến thế kỷ XII
Trang 40Trong hậu Phù Nam, còn ngoài khu vực Óc Eo - Ba Thê là kinh đô, khu vực Đồng Tháp
Mười với trung tâm là khu di tích Gò Tháp (huyện Tháp Mười) là tiểu quốc “Chinh phục từ
đầm lầy” vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển Bằng chứng là có những di tích và di vật ở đây Từ
việc nghiên cứu các tư liệu khảo cổ ở khu vực Ba Thê - Óc Eo và tìm hiểu các tư liệu thư tịch
cổ Trung Hoa ghi chép về Phù Nam, có thể thấy chế độ chính trị ở tiểu quốc Na Phất Na thời kỳnày đã ở vào thời kỳ văn minh, Nhà nước với tư tưởng chính trị là Ấn giáo Có hai văn bia khắc
trên đá cho biết tên gọi hai quốc gia: Kuruumbanagara phát hiện ở gần dãy núi phía Tây, Phnom Da, Phnom Angkor Borei, Phnom Tapa, và Naravaranagara (Na Phất Na) đoán là
vùng thấp, ven biển với cảng thị Óc Eo
Khu di tích Óc Eo - Ba Thê có diện tích lớn cùng với hệ thống đường nước cổ dẫn đến cáckhu vực xung quanh, nhiều kiến trúc đền xây bằng đá, gạch hay sự kết hợp giữa đá và gạch,kiến trúc nhẹ dụng bằng gỗ có kích thước lớn, nhiều tượng thờ, linh vật thờ nhiều di vật đẹp vàquý hiểm đó chính là những biểu hiện cho thấy trung tâm quyền lực về kinh tế – tôn giáodạng “đô thị”, phù hợp với tổ chức xã hội Phù Nam Chỉ khi vương quyền kết hợp với thầnquyền ở một mức độ cao thì mới có khả năng tạo ra được những thành tựu lớn như thế
Hiện vật gốm đặc sắc trang trí hình người phát hiện tại Nền Chùa (Ảnh Bảo tàng Kiên Giang).
Việc xác định 03 tiểu quốc thuộc vương quốc Phù Nam trên đất Nam Bộ gồm Tiểu quốc NaPhất Na, tiểu quốc “Chinh phục từ đầm lầy” và Tiểu quốc Cát Tiên là căn cứ vào môi trườngsinh thái, vào số lượng phức tạp của di tích tìm được và vào nguồn tài liệu thư tịch của TrungQuốc
Khi mới hình thành Nhà nước Phù Nam, khoảng nửa sau thế kỷ I, với truyền thuyết về quan
hệ hôn nhân Hỗn Điền (Kaundinya) - Liễu Diệp (Soma), Phù Nam là một cộng đồng cư dân venbiển mà Hỗn Điền dùng thuyền vượt biển đến và cuộc tiếp xúc cũng diễn ra vùng ven biển,thuộc hạ lưu sông Mekong (Mekong), khu vực Óc Eo - Ba Thê (Thoại Sơn, An Giang) và cũng