1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG

111 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Xuất Khẩu Của Công Ty Cổ Phần May Trường Giang
Tác giả Cao Thị Thu Hiệp
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn
Trường học Trường Đại Học Quảng Nam
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2016
Thành phố Quảng Nam
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 0,95 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do ch ọn đề tài (9)
  • 2. M ụ c tiêu nghiên c ứ u (10)
  • 3. Đối tượ ng và ph ạ m vi nghiên c ứ u (10)
  • 4. N ội dung và phương pháp nghiên cứ u (10)
  • 5. Ý nghĩa khoa họ c và th ự c ti ễ n c ủa đề tài (11)
  • 6. B ố c ụ c c ủa đề tài (11)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA H Ọ C VÀ T Ổ NG QUAN TÀI LI Ệ U V Ề HO Ạ T ĐỘ NG XU Ấ T KH Ẩ U (12)
    • 1.1. C ơ sở khoa h ọ c v ề ho ạt độ ng xu ấ t kh ẩ u (12)
      • 1.1.1. Khái ni ệm, đặc điểm, vai trò của xuất khẩu (12)
        • 1.1.1.1. Khái ni ệm xuất khẩu (12)
        • 1.1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu (13)
        • 1.1.1.3. Vai trò c ủa xuất khẩu (14)
      • 1.1.2. Các hình th ức xuất khẩu (18)
      • 1.1.3. Quy trình th ực hiện xuất khẩu (21)
        • 1.1.3.1. T ổ chức điều tra nghiên cứu thị trường xuất khẩu (21)
        • 1.1.3.2. Lựa chọn thị trường và đối tác xuất khẩu (23)
        • 1.1.3.3. Lập kế hoạch xuất khẩu (24)
        • 1.1.3.4. Ký k ết hợp đồng (25)
        • 1.1.3.5. Th ực hiện hợp đồng, khiếu nại và giải quyết khiếu nại (25)
      • 1.1.4. Các ch ỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu (28)
        • 1.1.4.1. Chỉ tiêu định tính (28)
        • 1.1.4.2. Các chỉ tiêu định lượng (29)
      • 1.1.5. Các y ếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu (31)
        • 1.1.5.1. Các y ếu tố bên ngoài (31)
        • 1.1.5.2. Các y ếu tố bên trong (39)
    • 1.2. T ổ ng quan tài li ệ u (41)
  • CHƯƠNG 2. THỰ C TR Ạ NG XU Ấ T KH Ẩ U HÀNG MAY M Ặ C T Ạ I CÔNG TY C Ổ PH ẦN MAY TRƯỜ NG GIANG (45)
    • 2.1. T ổ ng quan v ề công ty C ổ ph ần may Trườ ng Giang (45)
      • 2.1.1. Gi ới thiệu khái quát về công ty Cổ phần may Trường Giang (45)
      • 2.1.2. Quá trình hình thành và phát tri ển (45)
        • 2.1.3.1. Ch ức năng (47)
        • 2.1.3.2. Nhi ệm vụ (47)
        • 2.1.3.3. Tri ết lý kinh doanh (48)
      • 2.1.4. T ầm nhìn, sứ mệnh của công ty (48)
        • 2.1.4.1. T ầm nhìn (48)
        • 2.1.4.2. S ứ mệnh (48)
      • 2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty (48)
        • 2.1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức (48)
        • 2.1.5.2. Ch ức năng và nhiệm vụ của các phòng ban (49)
      • 2.1.6. Tình ho ạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2013- 2015 (52)
      • 2.1.7. Th ực trạng về nguồn lực của công ty (56)
        • 2.1.7.1. Cơ sở vật chất (56)
        • 2.1.7.2. Ngu ồn nhân lực (58)
        • 2.1.7.3. Nguồn lực tài chính (60)
    • 2.2. Th ự c tr ạ ng xu ấ t kh ẩ u hàng d ệ t may c ủ a công ty C ổ ph ầ n may Trường Giang giai đoạ n 2013-2015 (61)
      • 2.2.1. Th ực trạng về tình hình xuất khẩu các mặt hàng may mặc tại công ty (61)
      • 2.2.2. Th ực trạng về thị trường xuất khẩu của công ty trong những năm vừa (63)
      • 2.2.3. Th ực trạng về hình thức xuất khẩu và quy trình xuất khẩu của công ty (66)
      • 2.2.4. Th ực trạng về hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc ở công ty (78)
        • 2.2.4.1. T ổng kim ngạch xuất khẩu (78)
        • 2.2.4.2. L ợi nhuận xuất khẩu (79)
        • 2.2.4.3. T ỷ suất lợi nhuận xuất khẩu (80)
        • 2.2.4.4. Ch ỉ tiêu về sử dụng vốn (82)
        • 2.2.4.5. Ch ỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu (84)
        • 2.2.4.6. T ỷ suất ngoại tệ ngoại tệ xuất khẩu (84)
        • 2.2.4.7. T ỷ lệ lỗ lãi xuất khẩu (85)
      • 2.2.5. Đánh giá chung (85)
        • 2.2.5.1. Thành công (85)
        • 2.2.5.2. H ạn chế (86)
        • 2.2.5.3. Nguyên nhân c ủa những tồn tại (87)
  • CHƯƠNG 3: MỘ T S Ố GI Ả I PHÁP NH Ằ M NÂNG CAO HI Ệ U QU Ả (89)
    • 3.1.1. Tri ển vọng ngành may mặc trong thời gian tới (89)
    • 3.1.2. Định hướng phát triển của công ty (93)
    • 3.1.3. M ục tiêu xuất khẩu của công ty trong thời gian tới (94)
    • 3.2. Các gi ả i pháp ch ủ y ếu đẩ y m ạ nh xu ấ t kh ẩ u hàng d ệ t may c ủ a công ty (96)
      • 3.2.1. V ề các mặt hàng xuất khẩu (96)
      • 3.2.2. V ề nghiên cứu, tiếp cận thị trường (98)
      • 3.2.3. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực (101)
      • 3.2.4. Gi ải pháp về vốn (103)
      • 3.2.5. Gi ải pháp cắt giảm chi phí xuất khẩu (103)
      • 3.2.6. Nâng cao hi ệu quả của quy trình tổ chức thực hiện xuất khẩu (104)
    • 1. K ế t lu ậ n (107)
    • 2. Ki ế n ngh ị (107)

Nội dung

Kinh Doanh - Tiếp Thị - Kinh tế - Quản lý - Xuất nhập khẩu UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA KINH TẾ ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG Sinh viên thực hiện CAO THỊ THU HIỆP MSSV: 2112010713 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA: 2012 – 2016 Cán bộ hướng dẫn ThS. NGUYỄN VĂN MSCB: …………………. Quảng Nam, tháng 04 năm 2016 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể Quý thầy cô Trường Đại Học Quảng Nam đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thứ c quý báu cho tôi trong suốt bốn năm học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trườ ng. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn đã tận tình hướng dẫn, góp ý cho tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị trong Công ty Cổ phần May Trường Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được thực tập tại công ty, được tiếp cận thực tế, giải đáp thắc mắc giúp tôi có thêm hiểu biết về hoạt động xuất khẩu của công ty trong suốt quá trình thực tập. Và cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ và những người thân trong gia đình đã tạo những điều kiện vật chất cũng như tinh thần cho tôi để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhấ t. Song với vốn kiến thức hạn chế và thời gian thực tập tại công ty có hạ n nên không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định mà bản thân chưa thấy đượ c. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và các anh chị trong công ty để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Quảng Nam, tháng 4 năm 2016 Sinh viên Cao Thị Thu Hiệp i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tên từ viết tắt 1 CN Công nghệ 2 CNH- HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa 3 DN Doanh nghiệp 4 ĐVT Đơn vị tính 5 FOB Free On Board 6 HĐQT Hội đồng quản trị 7 KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm 8 KNXK Kim ngạch xuất khẩu 9 LĐTT Lao động trực tiếp 10 LĐGT Lao động gián tiếp 11 LNXK Lợi nhuận xuất khẩu 12 NPL Nguyên phụ liệu 13 ODM Original Design Manufacturer 14 QLDN Quản lí doanh nghiệp 15 SL Số lượng 16 SX Sản xuất 17 SXKD Sản xuất kinh doanh 18 TC Tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu 19 TT Tỷ trọng 20 TR Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu 21 TGDN Tỷ giá hối đoái danh nghĩa 22 TGTT Tỷ giá hối đoái thực tế 23 TMQT Thương mại quốc tế 24 TGHĐ Tỷ giá hối đoái 25 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 26 TBCN Tư bản chủ nghĩa 27 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 28 UBND Uỷ ban nhân dân 29 XK Xuất khẩu 30 XHCN Xã hội chủ nghĩa ii DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG STT Bảng Tên bảng Trang 1 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2013-2015 45 2 2.2 Tình hình máy móc thiết bị của công ty 49 3 2.3 Số lượng và cơ cấu lao động của công ty từ năm 2013-2015 50 4 2.4 Bảng phân tích tình hình nguồn vốn của công ty 52 5 2.5 Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng mặt hàng may mặ c của công ty Cổ phần may Trường Giang trong giai đoạn 2013-2015 53 6 2.6 Thị trường của một số sản phẩm hiện nay của công ty Cổ phần may Trường Giang 56 7 2.7 Thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần may Trường Giang trong 3 năm 2013- 2014 56 8 2.8 Phân tích số lượng hợp đồng kí kết và thực hiện qua 3 năm 2013-2015 63 9 2.9 Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2013- 2015 70 10 2.10 Lợi nhuận hoạt động xuất khẩu 71 11 2.11 Thu nhập nội tệ xuất khẩu qua 3 năm 2013 – 2015 75 12 3.1 Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030 83 13 3.2 Dự báo về tình hình xuất khẩu hàng may mặc của công ty trong thời gian tới 87 iii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Sơ đồ Tên sơ đồ Trang 1 1.1 Mô hình sức mạnh của Michael Porter 30 2 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần May Trường Giang 41 3 2.1 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2013-2015 57 4 2.2 Quy trình gia công xuất khẩ u hàng may mặc của công ty 59 5 2.3 Quy trình công nghệ sản xuất 66 6 2.4 Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu 67 iv MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG ............................................................... iii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ............................................................... iv MỤC LỤC ............................................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu. ...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................... 3 6. Bố cục của đề tài: ............................................................................................ 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU .......................................................................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học về hoạt động xuất khẩu ........................................... 4 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của xuất khẩu .......................................... 4 1.1.1.1. Khái niệm xuất khẩu ................................................................................. 4 1.1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu ........................................................................... 5 1.1.1.3. Vai trò của xuất khẩu ............................................................................... 6 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu ...................................................................... 10 1.1.3. Quy trình thực hiện xuất khẩu ............................................................. 13 1.1.3.1. Tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường xuất khẩu................................. 13 1.1.3.2. Lựa chọn thị trường và đối tác xuất khẩu .............................................. 15 1.1.3.3. Lập kế hoạch xuất khẩu .......................................................................... 16 1.1.3.4. Ký kết hợp đồng ...................................................................................... 17 1.1.3.5. Thực hiện hợp đồng, khiếu nại và giải quyết khiếu nại ......................... 17 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu ......................... 20 1.1.4.1. Chỉ tiêu định tính .................................................................................... 20 1.1.4.2. Các chỉ tiêu định lượng .......................................................................... 21 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu ................................. 23 1.1.5.1. Các yếu tố bên ngoài .............................................................................. 23 1.1.5.2. Các yếu tố bên trong .............................................................................. 31 1.2. Tổng quan tài liệu ................................................................................. 33 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠ I CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG ............................................ 37 2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần may Trường Giang ......................... 37 2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần may Trường Giang ............. 37 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................... 37 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và triết lý kinh doanh của công ty.................... 39 v 2.1.3.1. Chức năng ............................................................................................... 39 2.1.3.2. Nhiệm vụ................................................................................................. 39 2.1.3.3. Triết lý kinh doanh .................................................................................. 40 2.1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh của công ty ........................................................... 40 2.1.4.1. Tầm nhìn.................................................................................................. 40 2.1.4.2. Sứ mệnh ................................................................................................... 40 2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ............................................ 40 2.1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ............................................................................... 40 2.1.5.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ........................................... 41 2.1.6. Tình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạ n 2013- 2015 ........................................................................................................... 44 2.1.7. Thực trạng về nguồn lực của công ty ................................................... 48 2.1.7.1. Cơ sở vật chất ......................................................................................... 48 2.1.7.2. Nguồn nhân lực ....................................................................................... 50 2.1.7.3. Nguồn lực tài chính ........................................................................................ 52 2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của công ty Cổ phần may Trường Giang giai đoạn 2013-2015 .................................................................. 53 2.2.1. Thực trạng về tình hình xuất khẩu các mặt hàng may mặc tạ i công ty trong những năm qua ......................................................................................... 53 2.2.2. Thực trạng về thị trường xuất khẩu của công ty trong những năm vừ a qua ................................................................................................................... 55 2.2.3. Thực trạng về hình thức xuất khẩu và quy trình xuất khẩu của công ty . ................................................................................................................... 58 2.2.4. Thực trạng về hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc ở công ty .................. 70 2.2.4.1. Tổng kim ngạch xuất khẩu ...................................................................... 70 2.2.4.2. Lợi nhuận xuất khẩu................................................................................ 71 2.2.4.3. Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu .................................................................... 72 2.2.4.4. Chỉ tiêu về sử dụng vốn ........................................................................... 74 2.2.4.5. Chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu ................................................................... 76 2.2.4.6. Tỷ suất ngoại tệ ngoại tệ xuất khẩu ........................................................ 76 2.2.4.7. Tỷ lệ lỗ lãi xuất khẩu ............................................................................... 77 2.2.5. Đánh giá chung ......................................................................................... 77 2.2.5.1. Thành công .............................................................................................. 77 2.2.5.2. Hạn chế ................................................................................................... 78 2.2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại .............................................................. 79 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................... 79 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG ................................................................................... 81 3.1. Các căn cứ để đưa ra các giải pháp ........................................................... 81 vi 3.1.1. Triển vọng ngành may mặc trong thời gian tới ....................................... 81 3.1.2. Định hướng phát triển của công ty .......................................................... 85 3.1.3. Mục tiêu xuất khẩu của công ty trong thời gian tới ................................ 86 3.2. Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may củ a công ty trong thời gian tới............................................................................................... 88 3.2.1. Về các mặt hàng xuất khẩu ..................................................................... 88 3.2.2. Về nghiên cứu, tiếp cận thị trường ......................................................... 90 3.2.3. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực ........................................................ 93 3.2.4. Giải pháp về vốn ....................................................................................... 95 3.2.5. Giải pháp cắt giảm chi phí xuất khẩu ..................................................... 95 3.2.6. Nâng cao hiệu quả của quy trình tổ chức thực hiện xuất khẩu ............ 96 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................... 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 99 1. Kết luận ....................................................................................................... 99 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 103 vii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quốc tế hóa đang là xu thế phát triển chung của cả thế giới hiện nay, vì vậy bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không thể chỉ dựa vào nền sản xuất trong nước mà còn phải quan hệ với các nước bên ngoài. Để đạt được hiệu quả kinh tế đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng ở trong nước, các quốc gia đều mong muốn có được những sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ hơn từ các nước khác đồng thời mở rộng được thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm thế mạnh của mình. Chính từ mong muốn đó đã làm nảy sinh hoạt động thương mại quốc tế hay còn gọi là hoạt động xuất nhập khẩu, thông qua mối quan hệ rộng rãi vượt ra ngoài biên giới quốc gia sẽ là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế bên ngoài, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế ở mỗi khu vực và trên toàn thế giới. Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệ p phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. Đó là một phương tiện hữu hiệ u cho phát triển kinh tế, tăng thu ngoại tệ, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, cải tiế n công nghệ kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, đây là yếu tố không thể thiếu nhằm triển khai thực hiện chương trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Trong điều kiện đất nước ta đang đổi mới hiện nay, ngành may mặc đượ c coi là một ngành quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu, chiến lượ c, nhiệm vụ của ngành là góp phần thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước đảm bảo nhu cầu may mặ c toàn xã hội, không ngừng tăng cường xuất khẩu và giải quyết việc làm cho người lao động. Công ty cổ phần May Trường Giang là một trong những công ty may mặ c xuất khẩu của tỉnh Quảng Nam. Cùng với mặt hàng may mặc xuất khẩu là mặ t hàng chính của công ty từ trước tới nay, công ty đã đóng góp một phầ n không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của tỉnh Quả ng Nam nói riêng và của nước ta nói chung. Vì vậy, để tiếp cận với thị trường nước ngoài đòi hỏi ngày càng cao như hiện nay đã đặt ra những cơ hội và thử thách. Đẩy mạnh xuất khẩu 1 hàng may mặc, duy trì và mở rộng thị trường nước ngoài là một vấn đề mang tính chiến lược đối với sự tồn tại và phát triển của công ty hiện nay. Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của xuất khẩu đối với hoạt động sả n xuất kinh doanh của công ty, nay em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằ m nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Trường Giang” làm đề tài nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu. - Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về xuất khẩu - Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của công ty Cổ phần may Trường Giang. - Căn cứ vào cơ sở lí luận và kết quả phân tích đánh giá thực tiễn và đ ịnh hướng phát triển để đề xuất giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuấ t khẩu của công ty Cổ phần may Trường Giang. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: tình hình xuất khẩu hàng may mặc. - Không gian nghiên cứu: tại công ty Cổ phần may Trường Giang. - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2013-2015 4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở khoa học và tổng quan tài liệu về hoạt động xuất khẩu - Nghiên cứu thực trạng về xuất khẩu hàng may mặc tại công ty Cổ phần May Trường Giang - Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu củ a công ty Cổ phần May Trường Giang 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề đặt ra, khóa luận đã sử dụng phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp hệ thống,…để luận giả i thích, khái quát và phân tích thực tiễn theo mục đích của đề tài. 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Những bài học rút ra được từ kết quả nghiên cứu góp phần phân tích, tổ ng hợp và giải quyết những rắc rối, khó khăn trong quá trình xuất khẩ u hàng may mặc của công ty nhằm mở rộng thị trường, mở rộng đố i tác, giúp công ty phát triển bền vững hơn. Thông qua quá trình nghiên cứu, đó còn là kinh nghiệm vô giá cho bản thân, đồng thời trao dồi kiến thức và kỹ năng sau này khi thực hiện viết báo cáo, chuyên đề, luận văn,… 6. Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học và tổng quan tài liệu về hoạt động xuất khẩu Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc tại công ty Cổ phần May Trường Giang Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độ ng kinh doanh xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Trường Giang 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1.1. Cơ sở khoa học về hoạt động xuất khẩu 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của xuất khẩu 1.1.1.1. Khái niệm xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, nó được hình thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến giai đoạn hiện nay . Trải qua quá trình phát triển nhiều năm đến nay xuất khẩu vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động ngoại thương của mỗi quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hoá, dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với hai quốc gia. Mục đích của hoạt động xuất nhập khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Và khi trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia là có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia vào hoạt động này. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian: nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có thể kéo dài hàng năm; nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các nước tham gia. Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ. 4 Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra kh ỏi lãnh thổ Việ t Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vự c hải quan riêng theo quy định của pháp luật. ( Luật thương mại Việt Nam, 2005, Theo điều 28, mục 1, chương 2) Trong thương mại quốc tế khái niệm xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hóa và dịch vụ ( có thể là hữu hình hoặc vô hình) cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm cơ sở thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là tiền của một trong hai nước hoặc cũng có thể là tiền dùng trong thanh toán quốc tế của một nước thứ ba nào đó. Và trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới thì xuất khẩu là hoạt động đóng vai trò vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Xuất khẩu chính là hoạt động giúp các quốc gia có tham gia gắn kết và phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Tùy vào lợi thế mà mức độ chuyên môn hóa sẽ khác nhau, trình độ chuyên môn hoá cao hơn, làm giảm chi phí sản xuất và các chi phí khác từ đó làm giảm giá thành. Mục đích chung của mọi quốc gia khi tiến hành việc xuất khẩu chính là thu được một lượng ngoại tệ lớn để có thể nhập khẩu các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại… nhằm tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân. Đây cũng là điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giúp rút ngắn sự chênh lệch giữa các nước trên thế giới. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, các quốc gia không thể tự mình đáp ứng mọi nhu cầu, nếu muốn đáp ứng thì phải tốn rất nhiều chi phí, vì vậy bắt buộc họ không thể đứng ngoài mà phải tham gia vào hoạt động xuất khẩu để xuất khẩu những gì mà mình có lợi thế hơn các quốc gia khác, đồng thời có thể nhập những gì mà trong nước không sản xuất được hoặc có sản xuất được thì chi phí quá cao. Như vậy, ta có thể hiểu: “ X uất khẩu là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ ra khỏi quốc gia sản xuất ra nó và là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia, đồng thời, lấy ngoại tệ làm phương tiện thanh toán.” 1.1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu Thứ nhất, khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là người nước ngoài. Do đó, khi muốn phục vụ họ, nhà xuất khẩu không thể áp dụng các biện pháp giống 5 hoàn toàn như khi chinh phục khách hàng trong nước. Bởi vì, giữa hai loại khách hàng này có nhiều điểm khác biệt về ngôn ngữ, lối sống, mức sống, phong tục tập quán.. . Điều này sẽ dẫn đến những khác biệt trong nhu cầu và cách thức thoả mãn nhu cầu. Vì vậy, nhà xuất khẩu cần phải có sự nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nước ngoài để đưa ra những hàng hoá phù hợp. Thứ hai, thị trường trong kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp và khó tiếp cận hơn thị trường kinh doanh trong nước. Bởi vì, thị trường xuất khẩu vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia nên về mặt địa lý thì nó ở cách xa hơn, phức tạp hơn và có nhiều nhân tố ràng buộc hơn. Thứ ba, hình thức mua bán trong hoạt động xuất khẩu thường là mua bán qua hợp đồng xuất khẩu với khối lượng mua lớn mới có hiệu quả. Thứ tư, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu như thanh toán, vận chuyển, ký kết hợp đồng. . . đều phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. 1.1.1.3. Vai trò của xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của một quốc gia được thực hiện bởi các đơn vị kinh tế của các quốc gia đó mà phần lớn là thông qua các doanh nghiệp ngoại thương. Do vậy, thực chất của hoạt động xuất khẩu hàng hoá của quốc gia là hoạt động xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp. Hoạt động xuất khẩu không chỉ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân mà còn đối với bản thân các doanh nghiệp tham gia và cả nền kinh tế thế giới.  Đối với nền kinh tế thế giới Là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế (TMQT), xuất khẩu có một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá t rình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như của toàn thế giới. Do những điều kiện khác nhau nên một quốc gia có thể mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác, vì vậy để có thể khai thác được lợi thế, tạo ra sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricacđo, ông nói rằng: “Nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất 6 hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào TMQT để tạo ra lợi ích của chính mình”, và khi tham gia vào TMQT thì “quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất các loại hàng hoá sẽ tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng là ít bất lợi nhất và nhập khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng có bất lợi lớn hơn”. Nói cách khác, một quốc gia trong tình huống bất lợi vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốc gia tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tương đối. Sự chuyên môn hoá đó làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của mình một cách tốt nhất giúp tiết kiệm được nguồn nhân lực như vốn, kỹ thuật, nhân lực trong quá trình sản xuất hàng hoá. Do đó, tổng sản phẩm trên quy mô toàn thế giới cũng sẽ được gia tăng.  Đối với nền kinh tế quốc dân Là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên trong hoạt động thương mại quốc tế, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Nó là một trong những nhân tố cơ bản để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia: Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Ở các nước kém phát triển, một trong những vật cản chính đối với sự tăng trưởng kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn. Vì vậy, nguồn vốn huy động từ nước ngoài được coi là nguồn chủ yếu cuả họ cho quá trình phát triển. Nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài và các quốc tế chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu của nước đó, vì đây là nguồn chính để đảm bảo nước này có thể trả được nợ. Thứ hai, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã, đang và sẽ thay đổi mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. 7 Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế: - Coi thị trường là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cụ thể là: + Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. + Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất, tạo ra lợi thế nhờ qui mô. + Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. Hoạt động ngoại thương cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều lần so với khả năng sản xuất của quốc gia đó. + Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo vốn và thu hút kỹ thuật công nghệ từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo năng lực cho sản xuất mới. + Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì phân công lao động ngày càng sâu sắc. Ngày nay đã có những sản phẩm mà việc chế tạo từng bộ phận được thực hiện ở các quốc gia khác nhau. Để hoàn thiện được những sản phẩm này, người ta phải tiến hành xuất khẩu linh kiện từ nước này sang nước khác để lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó, từng nước không nhất thiết phải sản xuất ra tất cả các loại hàng hoá mà mình cần, mà thông qua xuất khẩu họ có thể tập trung vào sản xuất một vài loại mà họ có lợi thế, sau đó tiến hành trao đổi lấy những hàng hoá mà mình cần. - Một cách nhìn nhận khác lại cho rằng, chỉ xuất khẩu những sản phẩm hàng hoá thừa trong tiêu dùng nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng. Nếu chỉ thụ động chờ sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong một phạm vi hẹp và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển. 8 Thứ ba, xuất khẩu có tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Đối với việc giải quyết công ăn việc làm: Xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua sản xuất hàng xuất khẩu, tạo thu nhập ổn định cho người lao động. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của nhân dân. Thứ tư, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có sự tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là một loại hoạt động cơ bản, là hình thức ban đầu của kinh tế đối ngoại, từ đó thúc đẩy các mối quan hệ khác như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… phát triển theo. Ngược lại sự phát triển của các ngành này lại tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu phát triển.  Đối với doanh nghiệp Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp có vai trò to lớn đối với bản thân các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế. Thứ nhất, thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tham gia vào các cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Những yếu tố này đòi hỏi các doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường. Thứ hai, sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo ra thu nhập ổn định cho họ, tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng. N ó vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu được lợi nhuận. Sản xuất hàng xuất khẩu còn giúp doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh, đồng thời có vốn để tiếp tục đầu tư vào sản xuất không chỉ về chiều rộng mà cả về chiều sâu. Thứ ba, xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước, trên cơ sở cả hai bên đều có lợi. Vì vậy đã giúp doanh nghiệp tăng được doanh số và lợi nhuận, 9 đồng thời chia xẻ được rủi ro mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của công ty. Thứ tư, xuất khẩu khuyến khích phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sản xuất, Marketing cũng như sự phân phối và mở rộng kinh doanh. Như vậy, hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng và có tác động tích cực tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế của một quốc gia. 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu hàng hoá được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, điều này căn cứ vào đặc điểm sở hữu hàng hoá trước khi xuất khẩu, căn cứ vào nguồn hàng xuất khẩu. Hiện nay, các doanh nghiệp ngoại thương thường tiến hành một số hình thức xuất khẩu và được coi là xuất khẩu sau: a. Xuất khẩu trực tiếp Hoạt động xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu hàng hoá mà trong đó các doanh nghiệp ngoại thương tự bỏ vốn ra mua các sản phẩm từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó bán các sản phẩm này cho các khách hàng nước ngoài (có thể qua một số công đoạn gia công chế biến). Theo hình thức xuất khẩu này, các doanh nghiệp ngoại thương muốn có hàng hoá để xuất khẩu thì phải có vốn thu gom hàng hoá từ các địa phương, các cơ sở sản xuất trong nước. Khi doanh nghiệp bỏ vốn ra để mua hàng thì hàng hoá thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Ưu điểm: + Xuất khẩu theo hình thức trực tiếp thông thường có hiệu quả kinh doanh cao hơn các hình thức xuất khẩu khác. Bởi vì, doanh nghiệp có thể mua được những hàng hoá có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của mình cũng như của khách hàng với giá cả mua vào thấp hơn. + Giảm được chi phí trung gian, nhiều khi chi phí này rất lớn, phải chia sẻ lợi nhuận. + Biết được nhu cầu của khách hàng từ đó đưa ra các phương án kinh doanh phù hợp. 10 Nhược điểm: + Đây là hình thức xuất khẩu có độ rủi ro lớn, hàng hoá có thể không bán được do những thay đổi bất ngờ của khách hàng, của thị trường dẫn đến ứ đọng vốn và đôi khi bị thất thoát hàng hoá. + Chi phí giao dịch trực tiếp cao. + Đòi hỏi cán bộ công nhân viên làm công tác kinh doanh XK phải có năng lực hiểu biết về nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ, văn hoá của thị trường nướ c ngoài, phải có nhiều thời gian tích luỹ. b. Xuất khẩu gián tiếp XK gián tiếp là hình thức XK mà nhà XK và nhà nhập khẩu phải thông qua một người thứ ba, người này là trung gian. Ưu điểm: Giảm bớt được chi phí nghiên cứu tìm kiếm bạn hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh như: mở rộng kênh phân phối, mạng lưới kinh doanh, am hiểu thị trường giảm được rủi ro, giảm các chi phí trong quá trình giao dịch. Nhược điểm: Bị thụ động phải phụ thuộc nhiều vào người trung gian, đặc biệt là không kiểm soát được người trung gian. c. Xuất khẩu uỷ thác Hoạt động xuất khẩu uỷ thác là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiệp ngoại thương đứng ra với vai trò là trung gian thực hiện việc xuất khẩu hàng hoá cho các đơn vị có hàng hoá uỷ thác. Trong hình thức này, hàng hoá trước khi kết thúc quá trình xuất khẩu vẫn thuộc sở hữu của đơn vị uỷ thác. Doanh nghiệp ngoại thương chỉ có nhiệm vụ làm các thủ tục về xuất khẩu hàng hoá, kể cả việc vận chuyển hàng hoá và được hưởng một khoản tiền gọi là phí uỷ thác mà đơn vị uỷ thác trả. Ưu điểm: là dễ thực hiện, độ rủi ro thấp, doanh nghiệp ngoại thương không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng về hàng hoá và cũng không phải tự bỏ vốn ra để mua hàng, phí ủy thác được thanh toán nhanh. Nhược điểm: phí uỷ thác mà doanh nghiệp nhận được thường nhỏ. 11 d. Hoạt động gia công xuất khẩu quốc tế Gia công quốc tế đó là một hoạt động mà một bên - gọi là bên đặt hàng - giao nguyên vật liệu, có khi cả máy móc, thiết bị và chuyên gia cho bên kia gọi là bên nhận gia công. Để xuất ra một mặt hàng mới theo yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hoá sau khi sản xuất xong được giao cho bên đặt gia công. Bên n hận gia công được trả tiền công. Khi hoạt động gia công vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì được gọi là gia công quốc tế. Theo hình thức xuất khẩu này, doanh nghiệp ngoại thương đứng ra nhập nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm về cho các đơn vị nhận gia công từ các khách hàng nước ngoài đặt gia công. Sau đó, đơn vị ngoại thương sẽ nhận thành phẩm từ các đơn vị nhận gia công và xuất sản phẩm này sang cho khách hàng nước ngoài đã đặt gia công. Đơn vị ngoại thương sẽ nhận được khoản tiền thù lao gia công. Ưu điểm: Doanh nghiệp ngoại thương không phải bỏ vốn vào kinh doanh nhưng thu được hiệu quả cũng khá cao, ít rủi ro và khả năng thanh toán đảm bảo vì đầu ra chắc chắn. Nhược điểm: Nếu doanh nghiệp muốn thực hiện theo hình thức này, doanh nghiệp phải quan hệ được với các khách hàng đặt gia công có uy tín. Đây là một hình thức phức tạp, nhất là trong quá trình thoả thuận với bên khách hàng gia công về số lượng, chất lượng, nguyên vật liệu và tỷ lệ thu hồi thành phẩm, giám sát quá trình gia công. Do đó, các cán bộ kinh doanh của doanh nghiệp phải am hiểu tường tận về các nghiệp vụ và quá trình gia công sản phẩm. e. Hoạt động xuất khẩu theo hình thức buôn bán đối lưu Theo hình thức này, mục đích của hoạt động xuất khẩu không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà là thu về một lượng hàng hoá khác tương đương với trị giá của lô hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp ngoại thương có thể sử dụng hình thức xuất khẩu này để nhập khẩu những loại hàng hoá mà thị trường trong nước đang rất cần hoặc có thể xuất khẩu sang một nước thứ ba. 12 f. Hoạt động xuất khẩu theo Nghị định thư Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá thường là hàng trả nợ được thực hiện theo Nghị định thư giữa hai Chính phủ của hai nước. Xuất khẩu theo hình thức này có nhiều ưu điểm như: Khả năng thanh toán chắc chắn (vì Nhà nước thanh toán cho doanh nghiệp), giá cả hàng hoá dễ chấp nhận, tiết kiệm được chi phí trong nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng. g. Xuất khẩu tại chỗ Xuất khẩu tại chỗ là hàng hóa do doanh nghiệp tại Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sản xuất rồi bán cho thương nhân nước ngoài theo h ợp đồng mua bán, được thương nhân nước ngoài thanh toán tiền mua hàng bằng ngoại tệ nhưng giao hàng cho doanh nghiệp sản xuất khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài để tiếp tục sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. Ưu điểm: + Tăng kim ngạch XK, giảm rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu, giả m chi phí kinh doanh xuất nhập khẩu như chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm hàng hóa + Giúp doanh nghệp tiết kiệm được thời gian chi phí và được hưởng ưu đãi về thuế. Khi thực hiện hoạt động xuất khẩu tại chỗ, doanh nghiệp được hưở ng các lợi ích về thuế Thuế giá trị gia tăng: Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đượ c áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0. Nhược điểm: phải xuất trình đầy đủ với cơ quan thuế các hồ sơ theo quy định. Trường hợp cơ s ở xuất khẩu tại chỗ không có đủ thủ tục, hồ sơ trên thì không được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0, cơ sở xuất khẩu tại chỗ phải thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng như hàng hóa tiêu thụ nội địa. 1.1.3. Quy trình thực hiện xuất khẩu 1.1.3.1. Tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường xuất khẩu  Phân tích tình hình ở nước có thể nhập hàng Đây là bước nghiên cứu quan trọng trước khi doanh nghiệp XK muốn đi sâu vào nghiên cứu nhà nhập khẩu ở nước đó. Trước hết, cần phải nghiên cứu 13 xem diện tích nước nhập khẩu là bao nhiêu, dân số như thế nào, chế độ chính trị xã hội, tài nguyên kinh tế của nước đó như thế nào, tốc độ phát triển kinh tế, tình hình tài chính, tiền tệ, chính sách nhập khẩu ra sao…  Nghiên cứu nhu cầu thị trường Nội dung chính của nghiên cứu thị trường là xem xét khả năng xâm nhậ p và mở rộng thị trường. Nghiên cứu thị trường được thực hiện theo hai bướ c: nghiên cứu khái quát và nghiên cứu chi tiết thị trường. - Nghiên cứu khái quát: Nghiên cứu khái quát thị trường cung cấp nhữ ng thông tin về quy mô cơ cấu, sự vận động của thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường như môi trường kinh doanh, môi trường chính trị- luật pháp… - Nghiên cứu chi tiết: Nghiên cứu chi tiết thị trường cho biết nhữ ng thông tin về tập quán mua hàng, những thói quen và những ảnh hưởng đế n hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Doanh nghiệp XK cần nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dù ng, từ đó mới có thể lựa chọn mặt hàng phù hợp để XK, phải nghiên cứu kĩ thêm nhu cầu đó về mặt hàng gì lớn nhất? Có thường xuyên hay không, đó có phải là nhu cầu tiềm năng không?  Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh Doanh nghiệp cần phải xem xét kĩ có bao nhiêu doanh nghiệp khác cung cấp hàng hoá giống doanh nghiệp của mình vào thị trường đó, thị phần của họ là bao nhiêu, mục tiêu và phương hướng của họ là gì? Quy mô có lớn không? Nguồn tài chính như thế nào? Lợi thế cạnh tranh, vị thế và uy tín của doanh nghiệp đó… từ đó, đưa ra phương án kinh doanh hợp lý, ngoài ra doanh nghiệp cần phải nghiên cứu cả sản phẩm thay thế.  Nghiên cứu giá cả hàng hóa Giá cả là biểu hiện bằng tiền của hàng hoá. Giá cả là một yếu tố cấu thành thị trường, nó luôn luôn biến đổi và thay đổi khôn lường do chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Trong kinh doanh việc xác định giá cả là việc làm hàng đầu vì nó ảnh hưởng lớn nhất đến sự sống còn của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong buôn bán ngoại thương thì giá cả càng khó xác định hơn. Bởi vì, giá cả luôn luôn biến đổi 14 mà hợp đồng ngoại thương lại thường kéo dài. Vì vậy, làm thế nào để không bị thua lỗ là vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng nếu không sẽ bị thất bại. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá thế giới: - Nhân tố chu kì - Nhân tố lũng đoạn của các công ty siêu quốc gia - Nhân tố cạnh tranh - Nhân tố lạm phát - Nhân tố thời vụ - Nhân tố xung đột xã hội, đình công, thiên tai, bạo loạn…, xác định giá cả hợp lí giúp cho các doanh nghiệp giảm rủi ro, an toàn và có lãi. 1.1.3.2. Lựa chọn thị trường và đối tác xuất khẩu a. Lựa chọn thị trường XK Khi muốn XK, các doanh nghiệp cần phải xác định các tiêu chuẩn của thị trường đó để tránh được rủi ro.  Tiêu chuẩn chung - Về chính trị: đó là sự nghiên cứu những bất trắc về sự ổn định chính trị, sự thuận lợi hay khó khăn về thể chế chính trị. - Về địa lí: khoảng cách xa gần, khí hậu, tháp tuổi, phân bố dân cư trên lãnh thổ. - Về kinh tế: tổng sản phẩm trong nước, tổng sản phẩm trong nước trên đầu người, những thoả thuận để tham gia kí kết. - Về kĩ thuật: những khu vực phát triển và có triển vọng phát triển.  Tiêu chuẩn về quy chế thương mại tiền tệ - Phần của sản xuất nội địa - Sự hiện diện của hàng hoá Việt Nam trên các thị trường. - Sự cạnh tranh quốc tế trên các thị trường lựa chọn. Những tiêu chuẩn này sau đó phải được cân nhắc, điều chỉnh tuỳ theo mức quan trọng của chúng đối với doanh nghiệp. 15 b. Lựa chọn đối tác XK - Về mặt pháp lí: có đăng kí kinh doanh, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập, được quyền tham gia kí kết hợp đồng ngoại thương. - Về mặt kinh tế kĩ thuật: nên chọn những doanh nghiệp có vốn lớn, vững chắc về tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật. Có tín nhiệm trên thị trường, làm ăn nghiêm túc lâu dài. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu đối tác XK thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua hội chợ triển lãm, báo chí, ngân hàng, hoặc các bạn hàng đáng tin cậy…để tránh sai lầm trong lựa chọn gây thiệt hại cho doanh nghiệp. 1.1.3.3. Lập kế hoạch xuất khẩu Sau khi nghiên cứu và phân tích kĩ, nắm bắt được thời cơ và cơ hội kinh doanh thì doanh nghiệp phải lên kế hoạch XK. Để đạt được mục tiêu đề ra thì doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch cần phải dựa vào các bước: - Bước 1: Đánh giá thị trường và thương nhân mà công ty có ý định XK: Trong bước này, người xây dựng chiến lược cần rút ra những nét tổng quát về tình hình, phân tích thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh. - Bước 2: Lựa chọn thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh. - Bước 3: Xác định mục tiêu cần đạt được: Những mục tiêu đề ra trong một phương án kinh doanh bao giờ cũng là một mục tiêu cụ thể như: Sẽ bán đượ c bao nhiêu hàng hoá? Với giá cả bao nhiêu? Sẽ thâm nhập vào thị trường nào?... - Bước 4: Đề ra biện pháp thực hiện: Những biện pháp này là công cụ để đạt được mục tiêu đề ra, bao gồm cả biện pháp trong nước và ngoài nước, trong nước như: đầu tư vào sản xuất, cải tiến bao bì, ký hợp đồng kinh tế, tăng giá thu mua… Những biện pháp ngoài nước như: Đẩy mạnh quảng cáo, lập chi nhánh ở nước ngoài, mở rộng mạng lưới đại lý. - Bước 5: Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh: Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh được thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau: + Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu. + Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn. 16 + Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. + Chỉ tiêu hoà vốn. Trong đó, chỉ tiêu mang tính chất quyết định: Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu, so sánh với tỷ giá hối đoái (TGHĐ) tại thời điểm thanh toán để quyết định có xuất khẩu hay không? Nếu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu bằng hoặc lớn hơn TGHĐ tại thời điểm thanh toán thì công ty xuất khẩu sẽ quyết định xuất khẩu vì khi đó sự chênh lệch của TGHĐ sẽ đem lại lợi nhuận cho nhà xuất khẩu. Còn nếu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu nhỏ hơn TGHĐ tại thời điểm thanh toán thì công ty xuất khẩu sẽ quyết định không xuất khẩu vì khi đó nhà xuất khẩu sẽ bị lỗ khi TGHĐ giảm. Sau khi phương án kinh doanh đã được đề ra, đơn vị kinh doanh phải cố gắng tổ chức thực hiện phương án thông qua việc quảng cáo, bắt đầ u chào hàng chuẩn bị hàng hoá… 1.1.3.4. Ký kết hợp đồng Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồ ng XK. Hợp đồng XK thường được thành lập dưới hình thức văn bản. Ở nướ c ta, hình thức văn bản của hợp đồng là bắt buộc đối với các đơn v ị XK. Đây là hình thứ c tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên. Ngoài ra, nó còn tạo thuận lợ i cho thống kê, theo dõi, kiểm tra việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Khi ký kết hợp đồng, các bên cần chú ý một số quan điểm sau: - Cần có sự thoả thuận thống nhất với nhau tất cả mọi điều khoản cần thiết trước khi ký kết. - Mọi điều kiện cần rõ ràng tránh tình trạng mập mờ, có thể suy luậ n ra nhiều cách. - Mọi điều khoản của hợp đồng phải đúng với luật lệ của hai quố c gia và thông lệ quốc tế. - Ngôn ngữ của hợp đồng là ngôn ngữ hai bên cùng chọn và thông hiểu. 1.1.3.5. Thực hiện hợp đồng, khiếu nại và giải quyết khiếu nại  Xin giấy phép XK 17 Giấy phép XK là một giải pháp quan trọng của nhà nước quản lí XK. Vì thế sau khi kí hợp đồng XK doanh nghiệp phải xin giấy phép XK để thực hiện hợp đồng đó. Ngày nay nhiều nước đã bỏ bớt số mặt hàng cần phải xin giấy phép XK. Mỗi giấy phép XK chỉ cấp cho một chủ hàng kinh doanh đồ XK một hoặc một số mặt hàng sang một nước nhất định chuyên chở bằng một phương thức vận tải và giao tại một cửa khẩu nhất định.  Chuẩn bị hàng XK Công việc chuẩn bị hàng XK thường qua các bước sau đây: - Thu gom hàng và bao bì hàng XK - Đóng gói bao bì hàng XK - Hiệu, chú thích về hàng XK  Kiểm tra chất lượng Trước khi giao hàng XK, người XK phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng bao bì. Việc kiểm nghiệm và kiểm dịch được tiến hành ở cơ sở và cửa khẩu. Kiểm nghiệm ở cơ sở do tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành, kiểm dịch thực vật do phòng bảo vệ thực vật tiến hành v.v.. Trong trường hợp có tổn thất phải mời cơ quan giám định giấy tờ lập biên bản nếu bị thiếu hoặc mất mát phải có biên bản kết toán nhận hàng với tàu, nếu có đổ vỡ phải có biên bản đổ vỡ, hư hỏng.  Thuê tàu Trong quá trình th ực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, việc thuê tàu chở hàng được tiến hành dựa vào các căn cứ sau đây: - Điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương (incotem) - Đặc điểm hàng mua bán - Điều kiện vận tải  Mua bảo hiểm Việc mua bảo hiểm là rất cần thiết hợp đồng ngoại thương nhằm giảm thiểu các rủi ro về hàng hoá. Nghĩa vụ mua bảo hiểm do bên bán hoặc bên mua tuỳ theo thoả thuận trong hợp đồng, khi kí kết các hợp đồng bảo hiểm cần phải nắm rõ các điều kiện bảo hiểm. 18  Làm thủ tục hải quan Khi XK hoặc nhập khẩu thì các doanh nghiệp đều phải làm thủ tục hải quan (gồm 3 bước): - Khai báo hải quan - Xuất trình hàng hoá - Thực hiện các quyết định của hải quan  Giao nhận hàng XK Trong buôn bán ngoại thương, hàng hoá thường được giao bằng đường biển và đường sắt. Khi giao hàng bằng đường biển chủ hàng phải làm các công việc sau: - Căn cứ chi tiết hàng XK, lập bảng đăng kí chuyên chở cho người vận tải để đổi lấy sơ đồ xếp hàng. - Trao đổi với các cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng. - Bố trí phương tiện đem hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu. - Lấy biên lai và đổi lấy vận đơn đường biển. Nếu hàng chuyên chở bằng đường sắt, thì chủ hàng phải kịp thời đăng kí với cơ quan đường sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hoá và khối lượng hàng hoá. Khi đã được cấp toa xe, chủ hàng tổ chức bốc xếp hàng, niêm phong kẹp trì và làm các chứng từ vận tải trong đó là vận đơn đường sắt.  Làm thủ tục thanh toán Đây là khâu quan trọng, nó là kết quả của cả quá trình giao dịch. Do đặc điểm buôn bán với nước ngoài nên thủ tục thanh toán phức tạp hơn. Thường dựa vào một trong các phương thức thanh toán sau: - Thanh toán bằng thư tín dụng - Thanh toán bằng phương pháp nhờ thu - Thanh toán bằng đổi chứng từ trả tiền - Thanh toán bằng chuyển khoản Khi thanh toán, người thanh toán cần dựa vào các điều kiện riêng của mình và chọn hình thức thanh toán phù hợp để có lợi nhất và tránh rủi ro. 19  Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) Đây là trường hợp doanh nghiệp không mong muốn. Nhưng nếu như phía đối tác không thực hiện đúng như các điều khoản đã ghi trong hợp đồng thì doanh nghiệp làm thủ tục khiếu nại để đòi quyền lợi của mình. Trong trường hợp ngược lại, nếu phía đối tác khiếu nại thì doanh nghiệp sẽ dựa trên các điều khoản trong hợp đồng, đối chiếu với thực tế để giải quyết trên tinh thần hợp tác, giải quyết đúng đắn có tình, có lí. Nếu trong trường hợp hai bên không thể thoả thuận được thì một trong hai bên sẽ kiện ra trọng tài hoặc toà án kinh tế để giải quyết tranh chấp. 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Qua đó, cho phép doanh nghiệp xác định được hiệu quả của mỗi hợp đồng xuất khẩu cũng như một giai đoạn hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nhờ các đánh giá đó doanh nghiệp sẽ có những biện pháp ứng xử phù hợp với việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu tiếp theo. Hiệu quả xuất khẩu được đánh giá thông qua hệ thống các chỉ tiêu: chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. 1.1.4.1. Chỉ tiêu định tính Các tiêu chuẩn định tính là các tiêu chuẩn không thể hiện được dưới dạng các số đo vật lý hoặc tiền tệ. Các chỉ tiêu định tính doanh nghiệp thường sử dụng để đánh giá hiệu quả xuất khẩu là: - Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường: Kết quả của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu của mình trên thị trường xuất khẩu, khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàng nước ngoài, khả năng khai thác, nguồn hàng cho xuất khẩu …Các kết quả này chính là những thuận lợi quá trình mà doanh nghiệp có thể khai thác để phục vụ cho quá trình xuất khẩu tới độ thu được lợi nhuận cao, khả năng về thị trường lớn hơn. - Kết quả về mặt xã hội: Những lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu nào đó thì cũng phải đem lại lợi ích cho đất nước. Do vậy, doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích xã hội khi thực hiện 20 các hợp đồng xuất khẩu, kinh doanh những mặt hàng Nhà nước khuyến khích xuất khẩu và không xuất khẩu những mặt hàng mà Nhà nước cấm. 1.1.4.2. Các chỉ tiêu định lượng  Chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là tiền đề để duy trì và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp, để cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được tính bằng công thức: TR = P x Q Trong đó: TR : Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu P : Giá cả hàng xuất khẩu Q : Số lượng hàng xuất khẩu Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu là lượng dôi ra của doanh thu xuất khẩu so với chi phí xuất khẩu, được tính bằng công thức: LNXK = TR – TC Trong đó: LNXK : Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu TC : Tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu Khi đó sẽ xảy ra 3 trường hợp: + LNXK= 0 tức là tổng doanh thu bằng với tổng chi phí bỏ ra, công ty không có lợi nhuận. + LNXK > 0 tức là tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí bỏ ra, công ty làm ăn có hiệu quả và sinh ra lợi nhuận. + LNXK < 0 tức là tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí bỏ ra, công ty làm ăn không hiệu quả và nếu tiếp tục kéo dài dễ dẫn đến nguy cơ phá sản.  Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của xuất khẩu Hiệu quả của việc xuất khẩu được xác định bằng cách so sánh số ngoại tệ thu được do xuất khẩu (giá trị quốc tế của hàng hoá) với những chi phí bỏ ra cho việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu đó. 21 - Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu: là chỉ tiêu hiệu quả tương đối

Lý do ch ọn đề tài

Quốc tế hóađang là xu thế phát triển chung của cả thế giới hiện nay, vì vậy bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không thể chỉ dựa vào nền sản xuất trong nước mà còn phải quan hệ với các nước bên ngoài Để đạt được hiệu quả kinh tế đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng ở trong nước, các quốc gia đều mong muốn có được những sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ hơn từ các nước khác đồng thời mở rộng được thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm thế mạnh của mình Chính từ mong muốn đó đã làm nảy sinh hoạt động thương mại quốc tế hay còn gọi là hoạt động xuất nhập khẩu, thông qua mối quan hệ rộng rãi vượt ra ngoài biên giới quốc gia sẽ là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế bên ngoài, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế ở mỗi khu vực và trên toàn thế giới.

Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng đất nước Đó là một phương tiện hữu hiệu cho phát triển kinh tế, tăng thu ngoại tệ, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, cải tiến công nghệ kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm Đặc biệt, đây là yếu tố không thể thiếu nhằm triển khai thực hiện chương trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước

Trong điều kiện đất nước ta đang đổi mới hiện nay, ngành may mặc được coi là một ngành quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân Mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ của ngành là góp phần thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước đảm bảo nhu cầu may mặc toàn xã hội, không ngừng tăng cường xuất khẩu và giải quyết việc làm cho người lao động Công ty cổ phần May Trường Giang là một trong những công ty may mặc xuất khẩu của tỉnh Quảng Nam Cùng với mặt hàng may mặc xuất khẩu là mặt hàng chính của công ty từ trước tới nay, công ty đã đóng góp một phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của tỉnh Quảng Nam nói riêng và của nước ta nói chung Vì vậy, để tiếp cận với thịtrường nước ngoài đòi hỏi ngày càng cao như hiện nay đã đặt ra những cơ hội và thửthách Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc, duy trì và mở rộng thị trường nước ngoài là một vấn đề mang tính chiến lược đối với sự tồn tại và phát triển của công ty hiện nay

Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của xuất khẩu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nay em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Trường Giang” làm đề tài nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp của mình.

M ụ c tiêu nghiên c ứ u

- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về xuất khẩu

- Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của công ty Cổ phần may Trường Giang

- Căn cứ vào cơ sở lí luận và kết quả phân tích đánh giá thực tiễn và định hướng phát triển để đề xuất giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần may Trường Giang.

Đối tượ ng và ph ạ m vi nghiên c ứ u

- Đối tượng nghiên cứu: tình hình xuất khẩu hàng may mặc

- Không gian nghiên cứu: tại công ty Cổ phần may Trường Giang

- Thời gian nghiên cứu: từnăm 2013-2015

N ội dung và phương pháp nghiên cứ u

- Nghiên cứu cơ sở khoa học và tổng quan tài liệu về hoạt động xuất khẩu

- Nghiên cứu thực trạng về xuất khẩu hàng may mặc tại công ty Cổ phần May Trường Giang

- Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần May Trường Giang

4.2 Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề đặt ra, khóa luận đã sử dụng phương pháp cụ thểnhư: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp hệ thống,…để luận giải thích, khái quát và phân tích thực tiễn theo mục đích của đề tài.

Ý nghĩa khoa họ c và th ự c ti ễ n c ủa đề tài

Những bài học rút ra được từ kết quả nghiên cứu góp phần phân tích, tổng hợp và giải quyết những rắc rối, khó khăn trong quá trình xuất khẩu hàng may mặc của công ty nhằm mở rộng thị trường, mở rộng đối tác, giúp công ty phát triển bền vững hơn.

Thông qua quá trình nghiên cứu, đó còn là kinh nghiệm vô giá cho bản thân, đồng thời trao dồi kiến thức và kỹ năng sau này khi thực hiện viết báo cáo, chuyên đề, luận văn,…

B ố c ụ c c ủa đề tài

Ngoài phần mởđầu và kết luận, cấu trúc của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học và tổng quan tài liệu về hoạt động xuất khẩu Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc tại công ty Cổ phần May Trường Giang

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Trường Giang

CƠ SỞ KHOA H Ọ C VÀ T Ổ NG QUAN TÀI LI Ệ U V Ề HO Ạ T ĐỘ NG XU Ấ T KH Ẩ U

C ơ sở khoa h ọ c v ề ho ạt độ ng xu ấ t kh ẩ u

1.1.1 Khái ni ệm, đặc điểm, vai trò của xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, nó được hình thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến giaiđoạn hiện nay

Trải qua quá trình phát triển nhiều năm đến nay xuất khẩu vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động ngoại thương của mỗi quốc gia

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hoá, dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với hai quốc gia Mục đích của hoạt động xuất nhập khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế Và khi trao đổihàng hoá giữa các quốc gia là có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia vào hoạt động này Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian: nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có thể kéo dài hàng năm; nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các nước tham gia.

Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ

Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật ( Luật thương mại Việt Nam, 2005, Theo điều 28, mục 1, chương 2)

Trong thương mại quốc tế khái niệm xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hóa và dịch vụ (có thể là hữu hình hoặc vô hình) cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm cơ sở thanh toán Tiền tệ ở đây có thể là tiền của một trong hai nước hoặc cũng có thể là tiền dùng trong thanh toán quốc tế của một nước thứ ba nào đó.

Và trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới thì xuất khẩu là hoạt động đóng vai trò vô cùng quan trọng và rất cần thiết Xuất khẩu chính là hoạt động giúp các quốc gia có tham gia gắn kết và phụ thuộc vào nhau nhiều hơn Tùy vào lợi thế mà mức độ chuyên môn hóa sẽ khác nhau, trình độ chuyên môn hoá cao hơn, làm giảm chi phí sản xuất và các chi phí khác từ đó làm giảm giá thành Mục đích chung của mọi quốc gia khi tiến hành việc xuất khẩu chính là thu được một lượng ngoại tệ lớn để có thể nhập khẩu các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại… nhằm tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân Đây cũng là điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giúp rút ngắn sự chênh lệch giữa các nước trên thế giới Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, các quốc gia không thể tự mình đáp ứng mọi nhu cầu, nếu muốn đáp ứng thì phải tốn rất nhiều chi phí, vì vậy bắt buộc họ không thể đứng ngoài mà phải tham gia vào hoạt động xuất khẩu để xuất khẩu những gì mà mình có lợi thế hơn các quốc gia khác, đồng thời có thể nhập những gì mà trong nước không sản xuất được hoặc có sản xuất được thì chi phí quá cao.

Như vậy, ta có thể hiểu: “ Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ ra khỏi quốc gia sản xuất ra nó và là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia, đồng thời, lấy ngoại tệ làm phương tiện thanh toán.”

1.1.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu

Thứ nhất, khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là người nước ngoài Do đó, khi muốn phục vụ họ, nhà xuất khẩu không thể áp dụng các biện pháp giống hoàn toàn như khi chinh phục khách hàng trong nước.Bởi vì, giữa hai loại khách hàng này có nhiều điểm khác biệt về ngôn ngữ, lối sống, mức sống, phong tục tập quán Điều này sẽ dẫn đến những khác biệt trong nhu cầu và cách thức thoả mãn nhu cầu Vì vậy, nhà xuất khẩu cần phải có sự nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nước ngoài để đưa ra những hàng hoá phù hợp.

Thứ hai, thị trường trong kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp và khó tiếp cận hơn thị trường kinh doanh trong nước Bởi vì, thị trường xuất khẩu vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia nên về mặt địa lý thì nó ở cách xa hơn, phức tạp hơn và có nhiều nhân tố ràng buộc hơn.

Thứ ba, hình thức mua bán trong hoạt động xuất khẩu thường là mua bán qua hợp đồng xuất khẩu với khối lượng mua lớn mới có hiệu quả.

Thứ tư, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu như thanh toán, vận chuyển, ký kết hợp đồng đều phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro.

1.1.1.3 Vai trò của xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của một quốc gia được thực hiện bởi các đơn vị kinh tế của các quốc gia đó mà phần lớnlà thông qua các doanh nghiệp ngoại thương Do vậy, thực chất của hoạt động xuất khẩu hàng hoá của quốc gia là hoạt động xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp.

Hoạt động xuất khẩu không chỉ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân mà còn đối với bản thân các doanh nghiệp tham gia và cả nền kinh tế thế giới.

 Đối với nền kinh tế thế giới

Là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế (TMQT), xuất khẩu có một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như của toàn thế giới

Do những điều kiện khác nhau nên một quốc gia có thể mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác, vì vậy để có thể khai thác được lợi thế, tạo ra sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricacđo, ông nói rằng:

T ổ ng quan tài li ệ u

Có thể nói xuất khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc đẩy mạnh hoạt xuất khẩu giúp cho mỗi doanh nghiệp giải quyết được vấn đề về công ăn việc làm cho công nhân viên, tăng nguồn ngoại tệ để phục vụ cho các hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô kinh doanh, và giải quyết các vấn đề về lợi nhuận Ngoài ra, việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu còn giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm hiểu và nắm bắt được phong tục, tập quán kinh doanh của các bạn hàng ở nước ngoài, là động lực để doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường ra thế giới Vì vậy, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu các đề tài có liên quan đến xuất khẩu Chẳng hạn:

- Chuyên đề thực tập của Phan Thị Thu Mai với đề tài “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Mỹ” Ưu điểm

+ Đề tài đã trình bày những nội dung về cơ sở lí luận liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như: thế nào là xuất khẩu, đặc điểm và vai trò của xuất khẩu + Cho thấy được thực trạng xuất nhập hàng dệt may sang thịtrường Mỹ tại công ty những năm vừa qua, nêu ra được những thành tựu cũng như hạn chế còn thiếu sót mà của công ty trong quá trình xuất nhập khẩu của mình, đồng thời từ những nguyên nhân hạn chế còn thiếu sót tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ trong thời gian tới

+ Chưa thấy được về quy trình xuất khẩu hàng dệt may qua mỹ được thực hiện như thế nào

+ Chưa trình bày về hiệu quả của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ

- Khóa luận tốt nghiệp của Huỳnh Thị Liễu với đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH WonDo Sài Gòn” Ưu điểm:

+ Nêu lên được quy trình xuất khẩu cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động gia công xuất khẩu

+ Cho thấy được thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty trong thời gian từnăm 2008- 2010

+ Bài viết cũng cho thấy được những thành tựu và hạn chế trong hoạt động gia công xuất khẩu của công ty trong thời gian 2008- 2010 đồng thời đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu trong thời gian tới

+ Chưa cho thấy đâu là những đối thủ hiện tại công ty trong hoạt động gia công xuất khẩu

- Chuyên đề tốt nghiệp của Trương Thanh Minh, đại học Quảng Nam với đề tài: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu dệt may tại Tổng công ty Cổ phần

May Hòa Thọ” Ưu điểm:

+ Nêu được thực trạng thịtrường, mặc hàng xuất khẩu của công ty

+ Nêu được hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của công ty

+ Nêu được hình thức xuất khẩu của công ty

+ Đưa ra được những thành công, hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của công ty

+ Chưa đưa ra được những yếu tốảnh hưởng đến xuất khẩu của công ty

- Chuyên đề luận văn tốt nghiệp của Văn Đức Minh, trường Đại học kinh tế

Hà Nội với tiêu đề “ Thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng công ty dệt may Việt Nam Ưu điểm:

+ Nêu được thực trạng về thị trường xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu và các chỉtiêu đánh giá hiệu quả kinh tế về xuất khẩu của công ty

+ Nêu được vấn đề vềđối tác và khảnăng cạnh tranh của công ty của công ty trên thịtrường thế giới

+ Đề tài cũng cho thấy được những thành tựu và hạn chế của công ty trong hoạt động xuất nhập khẩu của mình đồng thời tìm ra nguyên nhân và đưa ra được những giải pháp để khắc phục những hạn chếđó.

+ Chưa nêu được đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty

- Chuyên đề luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Minh Phương, Trường Đại học Kinh tế Hà Nội với đề tài: “ Xuất khẩu hàng may mặc của công ty Dệt may

Hà Nội vào thị trường Mỹ” Ưu điểm:

+ Đề tài cũng nêu được thực trạng về thị trường xuất khẩu, các mặc hàng xuất khẩu cũng như hình thức xuất khẩu của công ty

+ Đề xuất được các các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu của công ty

+ Chưa đưa ra đặc điểm của xuất khẩu, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu cũng như hiệu quả kinh tế của động xuất khẩu mang lại cho công ty

- Luận văn tốt nghiệp của Nghiêm Quỳnh Nga lớp A2-K38A- Khoa kinh tế ngoại thương, Trường đại học ngoại thương với đề tài “ Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam” Ưu điểm

+ Đề tài cho thấy được tình hình chung về cung và cầu gạo trên thế giới + Cho thấy được thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam từu năm 2009-

2010, những thịtrường xuất khẩu chính của Việt Nam

+ Bên cạnh đó, đề tài cũng cho thấy được những thành tựu, cũng như hạn chế khi Việt Nam thực hiện xuất khẩu gạo, đồng thời qua đó tác giảcũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam

+ Chưa làm rõ được đâu là đối thủ của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu gạo

+ Chưa trình bày rõ về quy trình mà Việt Nam đã xuất khẩu gạo được thực hiện như thế nào

+ Chưa cho thấy được đâu là nhân tố tác động đến việc xuất khẩu gạo của

Nhìn chung, các tác giảcũng đã làm rõ những vấn đề cốt lõi mà các đề tài muốn nhắc đến, trình bày được các cơ sở lí luận về vấn đề xuất khẩu, cho thấy được thực trạng về tình hình xuất khẩu của đơn vị mà mình thực tập và nghiên cứu, cũng như trình bày được những thành tựu và hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của công ty qua các năm, đồng thời thông qua các đề tài các tác giả cũng đưa ra các đề xuất về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới Bên cạnh đó, các tác giả cũng còn một số thiếu sót trong việc làm rõ các nhân tốảnh hưởng, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty cũng như các chỉtiêu đánh giá hiệu suất hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty.

THỰ C TR Ạ NG XU Ấ T KH Ẩ U HÀNG MAY M Ặ C T Ạ I CÔNG TY C Ổ PH ẦN MAY TRƯỜ NG GIANG

T ổ ng quan v ề công ty C ổ ph ần may Trườ ng Giang

2.1.1 Gi ới thiệu khái quát về công ty Cổ phần may Trường Giang

• Tên công ty: Công ty Cổ phần May Trường Giang

• Tên giao dịch: TRƯỜNG GIANG GARMENT JOINT STOCK COMPANY

• Trụ sở chính: 239 Huỳnh Thúc Kháng- Thành phố Tam Kỳ- Tỉnh Quảng Nam- Việt Nam

• Email: tgc.truonggiang@gmail.com

• Slogan: “ Thương hiệu, uy tín, sản phẩm chất lượng”

2.1.2 Quá trình hình thành và phát tri ển

Công ty Cổ phần May Trường Giang có tiền thân là xí nghiệp may Tam Kỳ được thành lập theo quyết định số: 1375/ QD-UB ngày 31/05/1979 của UBND tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng với tổng diện tích là: 13750 m 2

Trước ngày giải phóng đây là kho quân sự của Mỹ Ngụy Sau ngày giải phóng ban chỉ huy quân sự tiếp quản làm bệnh xá và đến năm 1978 bàn giao lại để xây dựng xí nghiệp may Tam Kỳ

Lúc mới thành lập là lúc trong thời kỳ bao cấp nên xí nghiệp thực hiện kế hoạch sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước Chuyên sản xuất các mặt hàng bảo hộ lao động với thiết bị được mua từ các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, thu hút khoảng 100 lao động địa phương với khoảng 2 chuyền may

Năm 1987, xí nghiệp may Tam Kỳ liên kết UBND thị xã Tam kỳ đầu tư mới khoảng 100 thiết bị trị giá khoảng 190000 USD nâng tổng số chuyền may lên 6 chuyền, thu hút thêm gần 200 lao động và mở rộng thị trường ra các nước như Liên Xô cũ, các nước Đông Âu Trong thời gian này, xí nghiệp chủ yếu sản xuất gia công theo đơn đặt hàng từnước ngoài và sản phẩm chủ yếu như: Áo sơ mi, áo khoác, áo Jacket

Từnăm 1989-1990 Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, xí nghiệp may Tam Kỳ chuyển hướng kinh doanh với các nước TBCN, và cũng sản xuất các sản phẩm như: Áo jacket, áo khoác, quần thể thao và thị trường chủ yếu là các nước EU, Nhật Bản, Hàn Quốc

Ngày 24/12/1993 xí nghiệp may Tam Kỳđược UBND tỉnh ra quyết định số:

2114/QD-UB về việc đổi tên xí nghiệp may Tam Kỳ thành Công ty May Trường Giang Sau khi đổi tên công ty tiến hành đầu tư thêm 5 chuyền may, máy móc thiết bị hiện đại thay thế cho các máy móc thiết bị lạc hậu đồng thời giải quyết thêm 302 lao động địa phương có công ăn việc làm

Trong suốt quá trình hoạt động trong những năm bắt đầu nền kinh tế thị trường Công ty cũng đã gặp vô vàng khó khăn về thị trường, nhưng với nổ lực của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của công ty đã từng bước khắc phục khó khăn đưa công ty ngày càng phát triển và cũng giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động và nộp ngân sách Nhà nước

Trên cơ sở phát triển, có được thị trường và thu hút nhiều khách hàng tìm đến với Công ty Vào năm 2004, công ty đầu tư xây dựng một nhà xưởng mới, đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại của Nhật với 6 chuyền may nữa nâng tổng số chuyền may là 17 chuyền, thiết bị lên đến gần 900 và hơn 900 lao động địa phương.

Song song với sự phát triển như vậy cùng với chủ trương cổ phần hóa các Doanh nghiệp của Nhà nước, ngày 22/09/2005 UBND tỉnh Quảng Nam có quyết định số: 5076/QD-UBND quyết định phê duyệt chuyển đổi Công ty May Trường

Giang thành Công ty Cổ Phần May Trường Giang với tỷ lệ 65% vốn của người lao động là các cổ đông trong công ty và 35% vốn của Nhà nước và tổng số vốn điều lệ là 8.388.000.000 đồng

Vào tháng 5/2010 tổng công ty kinh doanh và đầu tư vốn Nhà nước có công văn số 1042/QD-UBND về việc quyết định bán đấu giá công khai số vốn Nhà nước quản lý 35% cho người lao động Như vậy tính đến thời điểm hiện nay người lao động Công ty Cổ Phần May Trường Giang sở hữu 100% số vốn

Quy mô hi ện tại của Công ty :

• Tổng số vốn kinh doanh tính đến năm 2015 là 37.125.280.256 đồng

Trong đó, số vốn điều lệ của công ty là 8.388.000.000 đồng

• Hiện tại sốlao động của công ty là 950 người

• Diện tích mặt bằng của công ty là 13.750 m 2 bao gồm cả 2 khu vực sản xuất và làm việc có 16 dây chuyền được trang bịhơn 1000 máy may.

Như vậy, với số vốn hiện tại của công ty thì công ty Cổ Phần May Trường Giang được đánh giá là công ty có quy mô sản xuất vừa và nhỏ

2.1.3 Ch ức năng, nhiệm vụ và triết lý kinh doanh của công ty

Công ty Cổ Phần May Trường Giang là đơn vị hoạch toán độc lập, thực hiện việc kinh doanh sản xuất kinh doanh, gia công, xuất nhập khẩu trực tiếp sản phẩm may mặc

Công ty hoạt động theo luật Doanh nghiệp, có con dấu riêng và được mở tài khoản riêng tại các ngân hàng

- Công ty Cổ Phần May Trường Giang có nhiệm vụ tổ chức quản lý mọi hoạt động sản suất kinh doanh theo đúng nghành nghề đã đăng ký, bảo tồn và phát triển vốn

- Thực hiện báo cáo thống kê kếtoán, báo cáo định kỳtheo quy định của Nhà nước

- Ký kết tổ chức sản xuất các hợp đồng đã ký kết với các đối tác

- Đổi mới hiện đại hóa công nghệ sản xuất và phương thức quản lý

- Bồi dưỡng và nâng cao trình độvăn hóa, chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên

Công ty Cổ phần may Trường Giang hoạt động với triết lý sau:

- Con người là yếu tố quan trọng nhất

- Môi trường làm việc mà ở đó tiềm năng của mỗi người được đánh thức một cách cao độ

- Chiến lược và uy tín là sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ khâu thiết kế đến khâu dịch vụ khách hàng

2.1.4 T ầm nhìn, sứ mệnh của công ty

Công ty Cổ phần may Trường Giang mong muốn trở thành đơn vịhàng đầu ngành thời trang may mặc Việt Nam kết hợp quy trình công nghệ và kỹ thuật may hiện đại của quốc tế với năng lực thiết kế sáng tạo trong nước nhằm cung cấp những sản phẩm thời trang chất lượng cao, đáp ứng phong cách và lối sống hiện đại của khách hàng mục tiêu

Thấu hiểu, đáp ứng nhu cầu ăn mặc đa dạng và nâng cao chất lượng cuộc sống của khách hàng và cộng đồng thông qua:

- Thấu hiểu: hiểu rõ và đáp ứng nhu cầu khách hàng

- Thân thiện: phong cách sản phẩm, dịch vụ và nhân viên

- Sáng tạo: ứng dụng công nghệ, chất liệu mới và thiết kế sáng tạo để gia tăng giá trị khách hàng

- Chia sẻ: quan tâm, chia sẻ và hợp tác cộng đồng

2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

2.1.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Công ty có 3 cấp quản lí:

Cấp cao : Ban giám đốc

Cấp trung : Các phòng ban

Cấp cơ sở: Các phân xưởng và các xí nghiệp

Sơ đồ2.1 Sơ đồcơ cấu tổ chức của công ty may Trường Giang

Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến

2.1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Th ự c tr ạ ng xu ấ t kh ẩ u hàng d ệ t may c ủ a công ty C ổ ph ầ n may Trường Giang giai đoạ n 2013-2015

2.2.1 Th ực trạng về tình hình xuất khẩu các mặt hàng may mặc tại công ty trong nh ững năm qua

Trong những năm qua công ty đã có rất nhiều nổ lực trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Các mặt hàng xuất khẩu của công ty cũng tăng dần qua các năm Mặc hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty bao gồm: áo Jacket, Quần áo trượt tuyết, Áo thể thao, quần thể thao, áo gió, quần yếm Trong đó, mặt hàng chủ lực là áo Jacket chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty và hiện có xu hướng tăng lên, không những thế các mặt hàng khác của công ty cũng tăng dần qua các năm Có thể thấy rằng, những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty là sản phẩm có thương hiệu và uy tín lớn trên thị trường, đó đều là những sản phẩm mang tính thời trang cao có thểđem lại nguồn thu bền vững cho công ty

Bảng 2.5.Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng may mặc của công ty Cổ phần May Trường Giang trong giai đoạn 2013-2015 ĐVT: Sản phẩm

Quần áo thể thao 12.504 12.669 12.745 165 1,3 76 0,6 Áo gió 25.009 25.339 25.490 330 1,3 151 0,6

( Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh)

Nhận xét: Theo như bảng 2.4 ta thấy, sản phẩm xuất khẩu của công ty có các mặt hàng chủ yếu là: áo Jacket, quần áo trượt tuyết, quần áo thể thao, áo gió, quần yếm Trong đó, thì áo Jacket chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu của công ty ( 90% trong tổng sản phẩm xuất khẩu), các mặt hàng còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể Cụ thể:

Sản phẩm áo Jacket: Đây là sản phẩm được tiêu thụ với sốlượng lớn trong những năm vừa qua ở các thị trường nước ngoài và chiếm tỷ trọng xuất khẩu chủ yếu của công ty Sốlượng sản phẩm xuất khẩu mặt hàng áo Jacket vào năm 2013 đạt 562.693 sản phẩm đến năm 2014 số sản phẩm này xuất khẩu được 570.125 sản phẩm tăng 7.432 sản phẩm sao với năm 2013 tương đương với tăng 1,3 %

Sang năm 2015, số sản phẩm xuất khẩu đạt 573.530 sản phẩm tăng 3.405 sản phẩm so với năm 2014 tương đương với tăng 0,6%. Áo gió: Đây là sản phẩm được tiêu thụ nhiều thứ hai sau áo Jacket trong 3 năm vừa qua Sản lượng áo gió liên tục tăng qua các năm, cụ thể: năm 2014, sản lượng áo gió xuất khẩu tăng 330 sản phẩm so với năm 2013 tương ứng với tăng 1,3 % Đến năm 2015, sản lượng xuất khẩu lại tăng thêm 151 sản phẩm so với năm 2014, tương ứng với tăng 0,6%.

Quần yếm: Sản lượng của mặt hàng này cũng tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2014 tăng 248 sản phẩm so với năm 2013 tương ứng với tăng 1,3 % Đến năm 2015 sản lượng này tăng lên 19.118 sản phẩm, tức là tăng 114 sản phẩm so với năm 2014, tương ứng với tăng 0,6%.

Quần áo thể thao: cũng tăng dần qua các năm, tuy nhiên so sánh với sựtăng của các mặt hàng khác thì mặt hàng này dường như có tăng, nhưng tăng chậm hơn Cụ thể, năm 2014 mặt hàng này đạt 12.669 sản phẩm tăng 165 sản phẩm so với năm 2013 tức là tăng 1,3 %, đến năm 2015 tăng 76 sản phẩm so với năm

Quần áo trượt tuyết: chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty Nhưng nhìn chung sản lượng xuất khẩu các mặt hàng này qua các năm có tăng Cụ thể năm 2014 đạt 6.335 sản phẩm tăng 83 sản phẩm so với năm 2013, tức là tăng 1,3 % so với năm 2013 Đến năm 2015 sản lượng này đạt

6.373 sản phẩm tăng 38 sản phẩm so với năm 2014.

Như vậy, ta có thể thấy rằng, mặc dù mỗi mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu khác nhau trong cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng của công ty, nhưng nhìn chung, qua các năm các mặt hàng đều có tỷ lệ tăng trưởng bằng nhau Các mặt hàng xuất khẩu năm 2014 đều tăng 1,3 % so với năm 2013 và năm 2015, các mặt hàng xuất khẩu cũng đều tăng 0,6 % so với năm 2014 Có thể nói, trong những năm qua, các mặt hàng của công ty có sự chuyển biến tích cực hơn và nhiều khả quan, tỷ trọng tăng trưởng mặt dù còn thấp nhưng cũng cho thấy được các sản phẩm của công ty ngày càng có chất lượng cao hơn được nhiều khách hàng ưu chuộng và tin dùng Điều này chứng tỏ Công ty đã không ngừng vươn lên tự khẳng định mình Các phòng ban lãnh đạo, các cán bộcông nhân viên Công ty đã thể hiện tính năng động, sáng tạo và nhạy bén với môi trường kinh doanh trong việc mang lại kết quả cao cho Công ty

2.2.2 Th ực trạng về thị trường xuất khẩu của công ty trong những năm v ừa qua

Thịtrường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ Phần May Trường Giang chủ yếu là thị trường nước ngoài, khách hàng của Công ty là các Công ty nước ngoài họ trực tiếp đặt hàng cho Công ty và Công ty chỉ việc đáp ứng các yêu cầu, các quy định của nhà đặt hàng chứ không quan tâm nhiều đến nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng Thị trường trong nước, Công ty vẫn chưa khai thác mặc dù chất lượng sản phẩm của Công ty khá cao nhưng người tiêu dùng trong nước ít biết đến vì lý do Công ty chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng cho các Công ty nước ngoài Và thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty là ở các nước Mỹ, EU, Đài Loan và Nhật, trong đó thị trường Mỹ là thị trường chiếm tỉ trọng lớn nhất khoảng 70% trong tổng doanh số Các mặt hàng của Công ty phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã và kích thước, màu sắc, chất lượng luôn được chú trọng nâng cao không những khẳng định được mình ở thị trường trong nước mà còn cả những thị trường khó tính như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc đặc biệt là thịtrường Mỹ, EU vốn là những thịtrường mà trước đây nhiều DN bỏ ngỏ Cùng với các bạn hàng truyền thống, công ty không ngừng tìm kiếm các đối tác mới trong và ngoài nước để không ngừng mở rộng thêm thị trường Tình hình tiêu thụ của Công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.6 Thị trường của một số sản phẩm hiện nay của Công ty Cổ Phần May Trường Giang

STT Mặt hàng Thịtrường hiện nay

1 Áo Jacket Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, EU

2 Quần áo trượt tuyết Nhật, Hàn Quốc, Mỹ,EU

4 Quần áo thể thao Nhật, Mỹ, EU

5 Áo gió EU, Nga, TaiWan

Nhận xét: Qua bảng trên, ta thấy thịtrường chủ yếu của Công ty là Mỹ, Nhật,

EU, Đài Loan, Hàn Quốc Công ty rất chú trọng đến những thị trường này vì nó có sức tiêu thụ lớn, chiếm tỷ lệđặt hàng cao nhất so với những thị trường khác

Bảng 2.7.Thị trường xuất khẩu của công ty Cổ phần May

Trường Giang trong 3 năm 2013-2015 ĐVT: Sản phẩm

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch

% Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng +/- % +/- %

EU 15 93.782 17 107.690 20 127.451 13.908 14,8 18,5 15,5 Các thị trường khác

( Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty Cổ phần May Trường Giang)

Qua bảng trên ta thấy: Kim ngạch xuất khẩu vào thị trườngMỹ và EU tăng dần qua các năm, trong khi đó kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường khác như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, có xu hướng giảm Cụ thể:

Mỹ là thị trường là thị trường dễ tính, tiêu dùng với khối lượng lớn hàng dệt may Do đó, hàng dệt may các nướcthi nhau đổ vào thị trường này, trong đó có Việt Nam Theo đánh giá của bộ thương mại tốc độ tăng trưởng kim ngạch hàng may mặc vào Mỹđạt cao nhất trong ba thị trường chính kể từ khi hiệp định thương mại

Việt Mỹ có hiệu lực Và đây là thị trường truyền thống của công ty Năm 2014 sản lượng của công ty xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt 430.761 sản phẩm tăng 18.120 sản phẩm so với năm 2013 tương ứng với tăng 4,4% Đến năm 2015, sản lượng xuất khẩu tăng 15.318 sản phẩm so với năm 2014 tương ứng với tăng 3,6 %.

Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2013-2015

(Nguồn: phòng kế hoạchkinh doanh Trường Giang)

Năm 2014, tỷ lệ hàng xuất khẩu vào thị trường này đạt 107.690 sản phẩm tăng 13.908 sản phẩm so với năm 2013 tương ứng với tăng 14,8 % Đến năm

2015, sản lượng sản phẩm xuất khẩu tiếp tục tăng lên 127.451 sản phẩm tăng 19.761 sản phẩm so với năm 2014 ứng với tăng 15,5 % Việc mở rộng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU được hưởng lợi đáng kể từ Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập của EU (Generalised Scheme of Preferences (GSP)) tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hóa từ các nước đang phát triển vào EU Đặc biệt, kể từ đầu năm 2014, xuất khẩu hàng hóa quan trọng của Việt Nam chẳng hạn như giày dép, có thể hưởng mức thuế ưu đãi theo chương trình GSP cải cách của EU Thông tin toàn diện về mức thuế nhập khẩu EU và điều kiện tiếp cận thị trường khác có thể được tìm thấy tạiCơ sở Dữ liệu Hỗ trợ Xuất khẩu (Export Helpdesk) của EU

Bên cạnh 2 thị trường may mặt lớn là Mỹ và EU thì công ty Trường Giang còn thực hiện xuất khẩu sang một số thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường này rất ít và ngày càng có xu hướng giảm Cụ thể, năm 2014 sản lượng xuất khẩu của các thị trường này giảm 23.770 sản phẩm tương ứng giảm 20% so với năm 2013 Đến năm 2015, sản lượng này đạt được 63.726 sản phẩm giảm 31.295 sản phẩm so với năm 2014, tương ứng giảm 32,9% so với năm 2014.

2.2.3 Th ực trạng về hình thức xuất khẩu và quy trình xuất khẩu của công ty a Hình thức xuất khẩu của công ty

MỘ T S Ố GI Ả I PHÁP NH Ằ M NÂNG CAO HI Ệ U QU Ả

Tri ển vọng ngành may mặc trong thời gian tới

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã ký Quyết định số 3218/QĐ- BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với quan điểm “phát triển ngành Dệt May theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững; chuyển mạnh sản xuất từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu.”

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch nhằm xây dựng ngành công nghiệp Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Cùng với đó, phấn đấu đảm bảo cho ngành Dệt May phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo các chuẩn mực quốc tế; phân bố dệt may ở các vùng phù hợp: thuận lợi về nguồn cung cấp lao động, giao thông, cảng biển Đến năm 2020, ngành Dệt May xây dựng được một số thương hiệu nổi tiếng.

Theo quy hoạch, các sản phẩm, lĩnh vực quan trọng được phát triển theo định hướng:

Tăng cường cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường; trong đó: đa dạng hóa và nâng cao đẳng cấp mặt hàng may mặc, phát triển các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực trong quản lý doanh nghiệp, thiết kế mẫu, quản lý chất lượng, xúc tiến thương mại;

Xây dựng chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu, phát triển các sản phẩm dệt kỹ thuật, sản phẩm dệt phục vụ y tế; tập trung vào các khâu trọng yếu nhằm tăng chất lượng sản phẩm và lòng tin khách hàng, trong đó khâu dệt nhuộm, hoàn tất là quan trọng nhất Các dự án đầu tư sản xuất sợi, dệt, nhuộm, cần lựa chọn công nghệ phù hợp theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và ít gây ô nhiễm môi trường;

Phát triển nguồn nguyên liệu xơ bông, các loại cây có xơ sợi, xơ sợi nhân tạo và phụ liệu; trong đó lựa chọn, đầu tư bổ sung các nhà máy sản xuất xơ sợi nhân tạo, từng bước chủ động đáp ứng nhu cầu của ngành dệt về chủng loại, chất lượng, số lượng, nhằm mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa; triển khai chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng các vùng trồng bông có tưới nhằm tăng năng suất và chất lượng bông xơ trong nước, cung cấp cho ngành dệt.

Giai đoạn từ năm 2016 đến 2020: tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 12% đến 13%/ năm, trong đó ngành dệt may tăng 13% đến 14%/ năm, ngành may tăng 12% đến 13%/ năm Tăng trưởng xuất khẩu đạt 9% đến 10%/ năm Tăng trưởng thịtrường nội địa đạt 10% đến 12%/ năm. Giai đoạn 2021 đến 2030: tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 9% đến 10% Tăng trưởng xuất khẩu đạt 6% đến 7%/ năm Tăng trưởng thịtrường nội địa đạt 8% đến 9%/ năm.

Cơ cấu ngành dệt, ngành may trong cơ cấu toàn ngành dệt may: năm 2020, tỷ trọng ngành dệt tăng lên 47%, ngành may giảm còn 53%, năm 2030, ngành dệt tăng lên 49%, ngành may còn 51% trong toàn bộcơ cấu ngành dệt may

Bảng 3.1: Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2030

1 Kim ngạch XK Tỷ USD 36-38 64-67

Tỷ lệ XK so với cảnước % 13-14 9-10

2 Sử dụng lao động 1.000 người

- Xơ, sợi tổng hợp 1000 tấn 700 1.500

- Sợi ( kéo từxơ cắt ngắn) 1000 tấn 1.300 2.200

Sản phẩm may Tr.SP 6.000 9.000

4 Tỷ lệ nội địa hóa % 65 70

(Nguồn: Bộcông thương Việt Nam) Định hướng phát triển các sản phẩm, lĩnh vực quan trọng:

- Tăng cường cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thịtrường

+ Đa dạng hóa và nâng cao đẳng cấp mặt hàng may mặc, phát triển các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.

+ Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong dịch chuyển phương thức sản xuất kinh doanh từ hình thức gia công từ khẩu đầu đến khâu cuối (CMT) sang các hình thức khác như gia công từng thành phần (OEM), mua nguyên liệu sản xuất- bán thành phẩm (FOB) hoặc thiết kế - sản xuất- cung cấp sản phẩm và dịch vụ liên quan (ODM), tiến tới sản xuất sản phẩm với thương hiệu riêng (OBM)

+ Nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực quản lí doanh nghiệp, thiết kế mẫu, quản lí chất lượng, xúc tiến thương mại

+ Dịch chuyển sản xuất may mặc từ các thành phố lớn về các địa phương có nguồn lao động và thuận lợi giao thông

- Xây dựng chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu, phát triển các sản phẩm dệt kỹ thuật, sản phẩm dệt phục vụ y tế

+ Phát triển các mặt hàng dệt kim, dệt thoi là sản phẩm có khảnăng gắn kết các khâu sản xuất sợi, may mặc nhằm phát huy các lợi thế của các hiệp định thương mại như: TPP, FTA, phát triển các sản phẩm dệt kỹ thuật, sản phẩm dệt phục vụ y tế

+ Tập trung vào các khâu trọng yếu nhằm tăng chất lượng sản phẩm và lòng tin khách hàng, trong đó, khâu dệt nhuộm, hoàn tất là khâu quan trọng nhất + Các dự án đầu tư sản xuất sợi, dệt, nhuộm cần lựa chọn công nghệ phù hợp theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và ít gây ô nhiễm môi trường

+ Quy hoạch các nhà máy dệt, nhuộm, hoàn tất vào một số địa điểm nhất định để thuận lợi cho khâu cung cấp nước và xử lí nước thải Đầu tư các cụm công nghiệp dệt may đồng bộ, hiện đại theo hướng chuỗi giá trị: sản xuất nguyên liệu, phụ liệu và may sản phẩm dạng FOB, ODM

- Phát triển nguồn nguyên liệu xơ bông, các loại cây có xơ sợi, xơ sợi nhân tạo và phụ liệu

+ Triển khai chương trình phát triển cây trồng, trong đó, chú trọng xây dựng các vùng trồng bông có tưới nhằm tăng năng suất và chất lượng xơ bông trong nước, cung cấp cho ngành dệt

+ Lựa chọn, đầu tư bổ sung các nhà máy sản xuất xơ sợi nhân tạo, từng bước chủ động đáp ứng nhu cầu của ngành dệt về chủng loại, chất lượng, số lượng, nhằm mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa

Ngành dệt may được đánh giá là ngành hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu Yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải thiết lập được nguồn cung nguyên liệu mới, điều chỉnh dây chuyền sản xuất để đáp ứng quy tắc cũng như tìm kiếm khách hàng tại TPP Việt Nam đang nhập tới 60% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, vì thế, doanh nghiệp cần tự chủ về nguồn nguyên phụ liệu nhằm tăng dần tỷ lệ nội địa hóa, đáp ứng quy tắc xuất xứ đầu vào Có tám dòng hàng được hưởng lợi trong 5 năm, do đó Việt Nam phải thỏa mãn được yêu cầu từ sợi, khai thác trước những yêu cầu trong các nước TPP đang dành quyền ưu đãi cho Việt Nam

Định hướng phát triển của công ty

Với hơn 30 năm tồn tại và phát triển Công ty Cổ Phần May Trường Giang đã từng bước trưởng thành và mở rộng hơn về quy mô kinh doanh trên thị trường trong nước và thế giới Sản phẩm của Công ty sản xuất ra đã đủ tiêu chuẩn đểđáp ứng nhu cầu trong nước Tuy nhiên để có thể cạnh tranh được với các Công ty trong nước và ngoài nước, Công ty đãđềra phương hướng phát triển như sau:

Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm: Để nâng cao năng suất sản xuất của công ty thì trước tiên cần nâng cao năng suất của người lao động và đổi mới trang thiết bị máy móc Thực tế cũng cho thấy năng suất lao động ở ngành dệt may của Việt Nam nói chung và công ty

Cổ phần may Trường Giang còn rất thấp nếu so với các nước trong khu vực Do đó, ảnh hưởng rất lớn đến việc đáp ứng đơn đặt hàng của các đối tác Việc nâng cao năng suất sản phẩm giúp cho công ty tạo ra nhiều sản phẩm hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng đồng thời có thể mang lại nguồn doanh thu lớn Tiếp tục nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu và chiến lược lâu dài của công ty trong thời gian tới

Bên cạnh việc nâng cao năng suất thì công ty cũng không quên chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua quy trình quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo chất lượng của các phẩm đầu ra theo đúng yêu cầu của khách hàng Ổn định sản xuất:

Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì việc tiếp tục ổn định sản xuất kinh doanh của công ty nhằm giúp cho công ty duy trì phát triển ổn định, đồng thời, giúp cho người lao động có thể yên tâm sản xuất hơn và tạo được uy tín cũng như sự tin cậy đối với khách hàng

Tìm kiếm thị trường mới

Bên cạnh việc đàm phán với những thị trường truyền thống nhằm gia tăng lượng hàng dệt may xuất khẩu, công ty cũng đang tích cực đàm phán với một số thị trường với hy vọng từnay đến cuối năm sẽ mở thêm được một số thị trường mới cho may mặc xuất khẩu Việc tìm kiếm thị trường mới đang được công ty xúc tiến mạnh Công ty sẵn sàng chấp nhận chi khoản kinh phí khá lớn để cử cán bộđi châu Âu, thịtrường vốn được đánh giá là khó tính, để tìm kiếm đối tác.

M ục tiêu xuất khẩu của công ty trong thời gian tới

Với mục tiêu tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả trên tất cảcác lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh của Công ty; xây dựng Công ty trở thành một thực thể vững mạnh, có uy tín thương hiệu tại thị trường trong nước và khu vực; tạo lập một văn hóa doanh nghiệp có bản sắc riêng; xây dựng một hình mẫu về phát triển theo chiều sâu trong đầu tư, sản xuất và phấn đấu phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu, giữ vững và phát triển thị trường tiêu thụ, khai thác tốt ngồn hàng, tiết kiệm chi phí và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, tăng vòng quay của vốn, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh

Mục tiêu dài hạn của công ty đối với các mặt hàng may mặc xuất khẩu là hướng tới 100% xuất khẩu trong thời gian tới, tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh, thiết lập mối quan hệ bền chặt với các đơn vị kinh tếtrong và ngoài nước

Mục tiêu cụ thể của công ty được thể hiện qua các mặt sau

- Khai thác hiệu quảhơn các thịtrường hiện có như Mỹ, EU, Nhật Bản,…

- Mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trong khu vực ASEAN, Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), từng bước hội nhập với khối mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và tổ chức thương mại thế giới ( WTO)

Dự báo về xuất khẩu hàng may mặc sang các thị trường các năm tới của công ty như sau:

Bảng 3.2 Dự báo về tình hình xuất khẩu hàng may mặc của công ty trong thời gian tới

(ĐVT: Sản phẩm) STT Thịtrường Năm

(Nguồn: phòng Kế hoạch kinh doanh của công ty)

- Tiếp tục nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm

- Hướng tới mục tiêu kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty tăng dần qua các năm, mỗi năm tăng từ 10-20% so với nămtrước

- Không ngừng đầu tư mở rộng, nâng cao năng suất hoạt động của máy móc

- Đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu thịtrường trong và ngoài nước

Các gi ả i pháp ch ủ y ếu đẩ y m ạ nh xu ấ t kh ẩ u hàng d ệ t may c ủ a công ty

3.2.1 V ề các mặt hàng xuất khẩu

- Công ty cần đẩy mạnh công tác thiết kế sản phẩm

Hầu hết các sản phẩm của công ty là nhận các mẫu thiết kế của các đối tác và gia công theo đơn đặt hàng, do đó, công ty không chủ động trong vấn đề sản xuất của mình Vì vậy, để có thể chủđộng hơn trong việc tìm kiếm đối tác cũng như sản xuất sản phẩm của mình công ty cần đầu tư vào công tác thiết kế sản phẩm của riêng mình nhằm tạo nên những sản phẩm riêng đặt trưng của công ty và không bị phụ thuộc vào phía đối tác Để thực hiện được điều này, công ty cần nâng cao trình độ thiết kế, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và kết hợp với công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường để đưa các sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng

Hiện tại thì công ty chưa có bộ phận thiết kế vì vậy để có thể nâng cao trình độ thiết kế của công ty thì trước hết công ty cần có các phòng ban chuyên về nghiên cứu thị trường và thiết kế sản phẩm Do đó, công ty cần đẩy mạnh công tác chiêu mộ và tuyển dụng các nhà thiết kế trẻ, có năng lực nhằm bắt nhịp kịp với các xu thế thời trang hiện đại và có thểđáp ứng được các nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú của người tiêu dùng

- Nâng cao chất lượng sản phẩm các mặt hàng xuất khẩu

Xã hội ngày càng phát triển thì chất lượng sản phẩm cũng ngày càng được người tiêu dùng chú trọng hơn Dođó, để có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các nước trên thế giới và đứng vững trên thị trường thì công ty phải thực hiện việc nâng cao chất lượng sản phẩm của mình Để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm thì công ty cần tập trung vào 3 yếu tố chính:

+ Nguyên vật liệu đầu vào: Để có một sản phẩm đầu ra có chất lượng thì trước tiên đầu vào cũng phải chất lượng và yếu tố quan trọng nhất để cấu tạo nên một sản phẩm của ngành may mặc đó chính là vải và các nguyên phụ liệu làm quần áo Các yếu tố chính này có tốt, có đảm bảo chất lượng thì chất lượng sản phẩm đầu ra mới tốt được Do đó, công tác tìm kiếm các nguồn cung cấp có chất lượng cũng như kiểm tra chặt chẽ nguyên phụ liệu đầu vào, tạo bạn hàng cung cấp ổn định, đúng thời hạn, bảo quản tốt nguyên vật liệu tránh trường hợp để hư hỏng, ẩm mốc ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Ngoài ra, đối với các nguyên vật liệu được đối tác nhập khẩu để sản xuất theo đơn đặt hàng thì cũng cần kiểm tra xác định lại loại vải trước khi đi vào quy trình sản xuất nhằm tránh trường hợp gia công xong, chất lượng vải lại không như những gì hợp đồng kí kết Bên cạnh đó, công ty cần liên kết chặt chẽ với các khu vực trồng nguyên vật liệu, các nhà máy sản xuất vải và phụ kiện trong nước để thu mua nguyên vật liệu nhằm chủđộng hơn trong quá trình sản xuất cũng như gia tăng lợi nhuận cho công ty

+ Chất lượng nhân công: đây là yếu tố trực tiếp tác động lên nguyên phụ liệu để làm ra sản phẩm, vì vậy, công ty cần nâng cao chất lượng nguồn nhân công bằng cách tuyển dụng những công nhân có tay nghề, tổ chức công tác đào tạo cho công nhân bằng việc liên kết với các trung tâm tổ chức đào tạo nghề, cho công nhân đi học hỏi kinh nghiệm, hướng dẫn công nhân kỹ năng sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại

+ Đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại: Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển vì thế mà việc áp dụng công nghệ hiện đại nhằm khép kín quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và sản phẩm ngày càng làm ra nhanh hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường đang được các công ty áp dụng Chính vì thế mà việc đầu tư đổi mới công nghệ cho công ty là hết sức cần thiết

- Tập trung hóa các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

Mỗi công ty có một thế mạnh riêng vì thế việc phát huy thế mạnh của mình sẽlà cơ hội để công ty có thể tiến vững trên trên thịtrường hiện có, đồng thời mở rộng ra các thị trường khác Việc phát triển tràn lan nhiều mặt hàng sẽ rất khó trong công tác quản lí hơn nữa còn cần phải đầu tư nhiều chi phí do đó việc tập trung vào các mặt hàng trọng điểm như: áo Jacket, áo gió, quần áo thể thao, sẽ là thế mạnh giúp công ty vượt qua các rào cản của thị trường để ngày càng phát triển đi lên.

3.2.2 V ề nghiên cứu, tiếp cận thị trường

Trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì việc nghiên cứu tiếp cận thị trường được nhiều doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn Do đó, càng hiểu rõ về thịtrường và khách hàng tiềm năng thì mỗi doanh nghiệp sẽ càng có nhiều cơ hội thành công hơn Việc tìm hiểu về một nhóm khách hàng mục tiêu tại một địa phương và thói quen mua sắm của họ sẽ giúp tìm ra biện pháp thích hợp đểđưa sản phẩm của mình vào thịtrường một cách thành công

Qua nghiên cứu thị trường, sẽ cung cấp những thông tin cần thiết và quan trọng giúp công ty có thể tìm ra những thị trường “ ngách” cho đến việc hoạch định một chiến lược tiếp thị xuất khẩu có hiệu quả Nhờ công tác nghiên cứu, công ty không phải lãng phí tiền bạc và công sức cho những hy vọng sai lầm và tránh đưa ra những quyết định sai lầm Đểlàm được điều này thì công ty May Trường Giang cần phải:

- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường

Bên cạnh những thị trường hiện tại của công ty như: Mỹ, EU, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản với những sản phẩm hiện tại thì công ty cần đi sâu vào các thị trường này để tìm hiểu thêm về nhu cầu của họ, sở thích, thói quen phong tục tập quán ,… để đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của con người Đồng thời, bên cạnh tìm hiểu công ty cần nắm bắt được sự biến động của nhu cầu thị trường về sản phẩm may mặc Bởi vì, nhu cầu may mặc của thị trường hết sức phong phú, đa dạng, luôn thay đổi theo thị hiếu và có tính thời vụ

Tạo dựng một đội đội ngũ cán bộ marketing có năng lực thông qua các biện pháp tuyển dụng mới và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thị trường

Hiện tại thì công ty Trường Giang chưa có bộ phận cho công tác nghiên cứu thị trường, do đó trước tiên công ty cần thành lập một phòng ban cho bộ phận này Trang bị đầy đủ trang thiết bị thông tin, tin học hiện đại, tích cực áp dụng kỹ thuật quản trị marketing hiện đại

- Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá xúc tiến sản phẩm của công ty Đểngười tiêu dùng và khách hàng biết nhiều hơn về các sản phẩm của công ty thì công ty cần tăng cường biện pháp xúc tiến, quảng bá sản phẩm nhằm đưa sản phẩm của công ty đến gần hơn với người tiêu dùng Thông qua các biện pháp cụ thểnhư:

+ Thường xuyên cập nhật các trang Wesb của bộ công thương về việc tiến hành các cuộc hội chợ trong nước và quốc tế Lên kế hoạch cụ thể và rõ ràng, chuẩn bị đầy đủ kinh phí cho việc chuẩn bị tham gia các cuộc hội chợ,các cuộc hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước để giới thiệu các mặt hàng của công ty và những thế mạnh của công ty trong các hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc

+ Công ty cần liên kết với trung tâm quảng cáo, các báo, đài truyền hình để có thể giới thiệu công ty, quảng bá sản phẩm, hình ảnh của công ty đến với khách hàng và các đối tác

K ế t lu ậ n

Ngày nay, các quan hệ kinh tế quốc tế luôn có xu hướng mở rộng, do đó, hoạt động xuất khẩu giữa các nước sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển lên một tầm cao mới Tuy nhiên, cùng với xu thế hội nhập là sự cạnh tranh gay gắt buộc các nhà xuất khẩu phải vươn lên, đổi mới, am hiểu thị trường quốc tế và biết đánh giá các lợi thế của mình để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất khi vươn ra thị trường thế giới

Công ty Cổ phần may Trường Giang là một công ty chuyên xuất khẩu hàng may mặc Do vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc là một giải pháp then chốt nhằm nâng cao doanh thu và lợi nhuận của công ty Thị trường xuất khẩu hàng may mặc ngày càng có nhiều các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước điều này đòi hỏi công ty phải luôn có sựthay đổi và có những giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả xuất khẩu

Những kết quả đạt được trong hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần May Trường Giang trong thời gian qua đã thể hiện được sự phấn đấu nỗ lực của công ty trong cơ chế thị trường Để đạt được điều đó, bên cạnh những thuận lợi mà công ty đã có, là những khó khăn khách quan và chủ quan đã phần nào làm trở ngại đến hoạt động kinh doanh của công ty Đề tài được xây dựng không chỉ đề cập đến những lý thuyết cơ bản của nghiệp vụ xuất khẩu mà còn thông qua những khó khăn còn hạn chế trong công tác xuất khẩu của công ty Cổ phần May Trường Giang để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới

Do thời gian và những kiến thức thực tế cũng như năng lực có hạn, đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô đểđềtài được hoàn thiện hơn.

Ki ế n ngh ị

Trong cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệp đều toàn quyền hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh của mình và tuân theo pháp luật Vai trò của nhà nước là định hướng và tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát huy được khả năng kinh doanh của mình, đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu Tuy nhiên, trên thực tế kinh doanh xuất khẩu cũng phát sinh không ít những khó khăn cần tới sự điều chỉnh vĩ mô từ phía Nhà nước để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và đóng góp chung cho hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế Xuất phát từ thực tếđó, tôi xin đưa ra một số kiến nghịđối với Nhà nước như sau:

- Đầu tư phát triển ngành dệt, có sự cân đối giữa ngành dệt và ngành may

Hiện nay, ngành dệt trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu cho ngành may Các doanh nghiệp may hầu như phải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu từ nước ngoài Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp may gia công thì gần 90% các loại vải là do nhập khẩu Đây là một bất lợi lớn cho sự phát triển của ngành nhập khẩu với lượng lớn nguyên vật liệu và phụ kiện khiến Việt Nam trở thành một nhà gia công khổng lồ, chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực nhân công rẻ, dồi dào trong nước Chính vì phải nhập khẩu quá lớn nên giá thành sản phẩm sẽ bị đẩy lên cao, so với Trung Quốc giá thành các sản phẩm dệt may của

Việt Nam cao hơn 20- 30% so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc Thêm vào đó, việc nhập khẩu với khối lượng lớn nguyên phụ liệu sẽ làm cho ngành dệt may Việt Nam phải chịu sức ép của các nhà cung cấp nước ngoài và gặp khó khăn khi thực hiện các đơn hàng lớn Chính vì vậy, cần phải sao cho cân đối giữa ngành dệt và ngành may mặc Cần phải có sự đầu tư ngành dệt theo chiều sâu, hình thành một số cụm sản xuất dệt, in nhuộm với công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng cho ngành may xuất khẩu

- Cải cách hệ thống thuế để khuyến khích xuất khẩu

Vấn đề cấp bách hiện nay là cần phải cải cách hệ thống chính sách thuế hiện hành để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới

Giảm thuế là biện pháp mà các công ty trông đợi nhất ở chính sách thuế Ngoài việc giảm thuế nhập khẩu thì nhà nước cần giảm thuế VAT, thuế xuất khẩu để có thể giúp hạ giá hành sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Nhà nước cần phải có các văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp về việc thực thi luật thuế hay thông báo cho doanh nghiệp khi có sựthay đổi

Hoàn thiện các quy định về thuế giúp các doanh nghiệp dễ dàng khi khai và

Ngoài các chính sách trên nhà nước cần cải cách các thủ tục Hải quan theo hướng đơn giản hóa nhằm tiết kiệm thời gian cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu Xây dựng chế độ quản lí hạn ngạch minh bạch, hỗ trợ các doanh nghiệp

Việt Nam khi tham gia xuất khẩu ra thịtrường nước ngoài

- Chính sách tỷ giá hối đoái

Chính sách về tỷ giá hối đoái có sức ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của mỗi doanh nghiệp nói chung và công ty Cổ Phần May Trường

Giang nói riêng Việc giữ cho tỷ giá hối đoái ổn định sẽ giúp các doanh nghiệp có định hướng phát triển lâu dài, không bị ảnh hưởng nhiều Vì vậy, việc điều chỉnh tỷ giá ngoại tệcó ý nghĩa đặc biệt quan trọng, do đó, nhà nước cần áp dụng tỷ giá hối đoái hợp lí đểđảm bảo xuất khẩu có lãi và khuyến khích xuất khẩu Nhà nước cần tạo điều kiện để DN hội nhập vào khu vực, quốc tế bằng những hỗ trợ cụ thể như: Cho vay lãi suất thấp, miễn thuế, phí… đối với DN tự lực khởi nghiệp, hay có thị trường xuất khẩu ổn định.

- Nhà nước cần tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại

Nhà nước và các hiệp hội cần tiếp tục duy trì việc tổ chức các hội chợ triển lãm thường kỳ về thiết bị công nghệ ngành dệt may và sản phẩm dệt may nhằm tạo điều kiệngiao lưu giữa các doanh nghiệp Các cuộc triển lãm hội chợ được tổ chức với qui mô quốc gia hoặc và quốc tế cần được duy trì nhằm mở rộng tầm hiểu biết và tăng cơ hội cho doanh nghiệp may Việt Nam trong việc hiểu và tăng cường năng lực của mình Đồng thời, những hoạt động triển lãm hội chợ sản phẩm ngành may còn là cơ hội để các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam có thêm thông tin về các nhà cung cấp và khách hàng.

Các hoạt động xúc tiến thương mại trong lãnh thổ Việt Nam cần được tổ chức ở nhiều địa điểm, đặc biệt tập trung vào những địa điểm gần với trung tâm kinh tế lớn của cả nước và gần với khu vực tập trung những doanh nghiệp may xuất khẩu, ví dụ như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai… Bên cạnh những hội trợ triển lãm hiện tại, Nhà nước và các hiệp hội cần mở rộng danh mục các cuộc triển lãm như: thời trang hè thu, thời trang thu đông, thời trang đông xuân, thời trang quốc tế, thời trang Châu Á, thời trang ASEAN, hàng dệt may và phụ kiện,hàng dệt may và quà tặng, hàng tiêu dùng, thời trang và cuộc sống, hội chợ thời trang … Nhà nước và các hiệp hội cần lưu ý quan tâm đúng mức về kinh phí, hỗ trợ thủ tục hành chính, tổ chứcdịch vụtư vấn xây dựng gian hàng… để việc tổ chức các sự kiện thành công, thực sự trở thành cơ hội giao thương, học hỏi cho các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam Sự có mặt của các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam ở những sự kiện này là chưa đủ mà điều quan trọng là gian hàng của Việt Nam phải dễ nhận ra, gây ấn tượng, dễ dàng tiếp cận, mẫu mã phong phú và hấp dẫn…

Nhà nước và các hiệp hội cần tìm kiếm cơ hội, giúp các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam tham dự những hội chợ triển lãm ở các nước khác trên thế giới nhằm tăng cường cơ hội giao thương với các khách hàng ở các nước này Đồng thời, Nhà nước cần tận dụng nhiều cơ hội và thậm chí có những chương trình nhằm quảng bá hình ảnh của hàng may Việt Nam đến cộng đồng quốc tế. Nhà nước và các hiệp hội cần tăng cường việc thực hiện những hoạt động hội nhập quốc tế như các hội chợ giới thiệu nhà đầu tư, giới thiệu chiến lược đầu tư của ngành, tạo điều kiện để các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam tham gia các chuyến công du nước ngoài của các nhà lãnh đạo Chính phủ, đặc biệt là công du tại những nước có thị trường có nhu cầu lớn về hàng may mặc hoặc những thị trường chính của Việt Nam như Mỹ, Canada, các nước trong khối

EU, Nhật… Nhà nước và các hiệp hội cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thấp cùng các nhà lãnh đạo Chính phủ trong các chuyến viếng thăm các nước. Trong các cuộc thăm quan các nước, các hiệp hội cần hỗ trợ, tư vấn và giúp đỡ để những chuyến viếng thăm của các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam có hiệu quả như tìm hiểu thông tin địa bàn và thị trường, đặc biệt là phong cách tiêu dùng và tâm lý mua hàng, liên hệtrước với đối tác, tìm hiểu mong muốn của khách hàng, chuẩn bị mẫu mã để chào sản phẩm, luyện tập phong cách giao tiếp… Các mẫu chào hàng phải luôn luôn đổi mới, phù hợp với vùng địa lý, văn hóa và thời tiết của địa bàn được viếng thăm.

Ngày đăng: 06/06/2024, 23:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Thị Qu ỳ nh Anh khóa lu ậ n t ố t nghi ệ p “ Th ực trạng và giải pháp đẩy m ạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2000-2010”- Trường Đạ i h ọ c Ngo ại thương năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2000-2010”
3. Hu ỳ nh Th ị Li ễ u (2011) “ M ột số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động gia công xu ất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH WonDo Sài Gòn ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH WonDo Sài Gòn
4. Ph ạ m Th ị Thu Mai l ớ p kinh doanh qu ố c t ế K43 v ới đề tài “ Gi ải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
5. Trương Thanh Minh (2014), đạ i h ọ c Qu ả ng Nam “ M ột số biện pháp đẩy m ạnh xuất khẩu hàng dệt may tại công ty Cổ phần may Hòa Thọ ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tại công ty Cổ phần may Hòa Thọ
Tác giả: Trương Thanh Minh
Năm: 2014
6. Văn Đứ c Minh (2010), trường Đạ i h ọ c kinh t ế Hà N ộ i “ Th ực trang kinh doanh xu ất khẩu hàng may mặc ở Tổng công ty dệt may Việt Nam ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trang kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng công ty dệt may Việt Nam
Tác giả: Văn Đứ c Minh
Năm: 2010
7. Nghiêm Qu ỳ nh Nga, l ớ p A2- K38A-Khoa kinh t ế ngo ại thương Trườ ng đạ i h ọ c ngo ại thương về “ V ấn đề tiêu chuẩn chất lượng, môi trường và xã hội đối với hàng hóa xuất khẩu sang EU” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề tiêu chuẩn chất lượng, môi trường và xã hội đối với hàng hóa xuất khẩu sang EU
8. Nguy ễ n Th ị Minh Phương ( 2009), Trường Đạ i h ọ c kinh t ế Hà N ộ i “ Xu ất khẩu hàng may mặc của công ty Dệt may Hà Nội vào thị trường Mỹ ” 9. GS-TS. Võ Thanh Thu (2006) k ỹ thu ậ t kinh doanh xu ấ t nh ậ p kh ẩ u nhà xu ấ t b ản lao độ ng xã h ộ i Thành ph ố H ồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu hàng may mặc của công ty Dệt may Hà Nội vào thị trường Mỹ
Nhà XB: nhà xuất bản lao động xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
10. Nguy ễn Văn Trườ ng“ M ột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xu ất nhập khẩu tại công ty cơ điện Trần Phú ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty cơ điện Trần Phú
12. M ộ t s ố trang Wesbsite: http://www.vietrade.gov.vn/images/stories/3._Ban_tin_dt_may_T12_-_2015_-_Xuat_nhap_khẩu Link
2. Lê Ng ọ c H ả i (2010) Lý thuy ế t chung v ề ho ạt độ ng xu ấ t kh ẩ u- h ọ c vi ệ n m ở Vi ệ t Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2  2.1  Sơ đồ cơ cấ u t ổ  ch ứ c c ủ a công ty C ổ  ph ầ n - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG
2 2.1 Sơ đồ cơ cấ u t ổ ch ứ c c ủ a công ty C ổ ph ầ n (Trang 5)
Sơ đồ 1.1. Mô hình sức mạnh của Michael Porter - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG
Sơ đồ 1.1. Mô hình sức mạnh của Michael Porter (Trang 38)
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấ u t ổ  ch ứ c c ủa công ty may Trườ ng Giang - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấ u t ổ ch ứ c c ủa công ty may Trườ ng Giang (Trang 49)
Bảng 2.7. Thị trường xuất khẩu của công ty Cổ phần May - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG
Bảng 2.7. Thị trường xuất khẩu của công ty Cổ phần May (Trang 64)
Sơ đồ 2.2.  Quy trình gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG
Sơ đồ 2.2. Quy trình gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty (Trang 67)
Sơ đồ  2.3: Quy trình công ngh ệ  s ả n xu ấ t - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG
2.3 Quy trình công ngh ệ s ả n xu ấ t (Trang 74)
Hình th ứ c s ả n xu ấ t hi ệ n nay c ủ a Công ty là: Công ty   phân xưở ng   t ổ - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG
Hình th ứ c s ả n xu ấ t hi ệ n nay c ủ a Công ty là: Công ty  phân xưở ng  t ổ (Trang 75)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN