1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề thực tập du lịch bền vững tại hạ long vai trò giữa các bên

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Điều kiện để phát triển du lịchTheo Luật Du lịch, “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịchsử, di tích cách mạng, giá trị văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-o0o -ĐỀ ÁN MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNHTên đề tài :

DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HẠ LONG – VAI TRÒ GIỮA CÁC BÊN

Sinh viên thực hiện : LÊ PHƯƠNG THẢO

Trang 2

1.1.3 Vai trò của các bên trong phát triển du lịch bền vững 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN ĐỐI VỚI PHÁTTRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HẠ LONG 13

2.1 Các điều kiện để phát triển du lịch bền vững tại Hạ Long 13

2.1.1 Điều kiện phát triển du lịch tại thành phố Hạ Long 13

2.1.2 Về môi trường 13

2.1.3 Về kinh tế 15

2.1.4 Về văn hóa – xã hội 17

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững tại TP.Hạ Long 18

2.3 Thực trạng vai trò của doanh nghiệp đối với phát triển du lịch bền vữngtại HạLong 23

2.4 Thực trạng vai trò của người dân địa phương đối với phát triển du lịchbền vững tại Hạ Long 28

2.5 Thực trạng vai trò của du khách đối với phát triển du lịch bền vững tại HạLong 31

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG VAITRÒ CỦA CÁC BÊN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HẠ LONG

34

Trang 3

3.1 Phương hướng phát triển kinh tế -xã hội của thành phố Hạ Long trong

giai đoạn tới 34

3.2 Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước 35

3.3 Tăng cường vai trò của doanh nghiệp 36

3.4 Tăng cường vai trò của người dân 37

3.5 Tăng cường vai trò của du khách 38

KẾT LUẬN 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BÀNG BIỂU

Hình 2.1.1 Doanh thu và thu nhập du lịch của Thành phố Hạ Long giai đoạn 2011 –2015 (tỷ đồng) 25Bảng 2.1.2 Doanh thu du lịch Thành phố Hạ Long giai đoạn 2011 - 2015 26Bảng 2.2 Tỷ trọng du lịch trong GDP của Thành phố Hạ Long giai đoạn 2011 -2015 27Bảng 2.3 Thực trạng về nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh 29Bảng 2.4 Khách du lịch đến Thành phố Hạ Long 31Hình 2.2 Cơ cấu khách du lịch tại Thành phố Hạ Long giai đoạn 2011 – 2015 (lượtngười) 32

Trang 5

MỞ ĐẦU

Hạ Long được thành lập năm 1993 và mở rộng thêm vào năm 2001, có tổngdiện tích tự nhiên khoảng 636,11km2, trong đó diện tích đất tự nhiên 208,552km2,dân số khoảng 26 vạn người với 20 đơn vị hành chính Trong những năm qua, HạLong đã có những bước phát triển vược bậc về du lịch, cơ sở vật chất hạ tầng đượcđầu tư, nâng cấp Nhiều sản phẩm du lịch chất lượng cao ử các loại hình như cơ sởlưu trú, tầu thuyền vận chuyển khách tham quan Vịnh, dịch vụ vui chơi giải trí.v.v.,được đưa vào khai thác tạo nên diện mạo mới cho Hạ Long được xếp hạng, còn cókhoảng 30 doanh nghiệp lữ hành và các nhà hàng, điểm mua sắm được cấp biểnhiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch Hạ Long là thành phố trung tâm của tỉnhQuảng Ninh, nơi có Vịnh Hạ Long được UNESCO 2 lần công nhận là Di sản thiênnhiên của Thế giới và mới đây Vịnh Hạ Long đã được bầu là 1 trong 7 kỳ quanthiên nhiên mới của thế giới Du lịch Hạ Long ngày càng thu hút nhiều khách dulịch trong nước và quốc tế, tốc độ tăng trưởng cao, giải quyết nhiều việc làm tăngthu nhập cho người dân.v.v…, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tếthành phố theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá và là điểm sáng trên bản đồdu lịch Việt Nam và khu vực.

Có được kết quả trên, trước hết phải nói đến sự phát huy nội lực của ngànhdu lịch Quảng Ninh nói chung và Hạ Long nói riêng Đặc biệt, Tỉnh ủy, UBNDThành phố đã chỉ đạo, ban hành cơ chế chính sách phù hợp cho phát triển du lịch,rất coi trọng đầu tư cho ngành du lịch Đồng thời Hạ Long cũng nhận được sự quantâm chỉ đạo, giúp đỡ của Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành Trung ươngcũng như tỉnh Quảng Ninh về định hướng phát triển từng thời kỳ, về đầu tư cơ sở hạtầng du lịch Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, du lịch Hạ Long thời gian quacũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, đòi hỏi sớm được khắc phục, như: hiện tại dulịch nước ta vẫn đang gặp nhiều thách thức lớn như: Ô nhiễm về môi trường, cácsản phẩm du lịch chưa có nhiều tính sáng tạo, du lịch còn làm ăn manh mún, tạmthời, dịch vụ còn nhiều bất cập…Chúng ta cần một nền du lịch bền vững - một nền

Trang 6

du lịch tốt cho đất nước lúc này và còn bền vững dài lâu mai sau Trong phần sauđây chúng ta sẽ tìm hiểu phát triển du lịch bền vững là gì? Tại sao lại cần phát triểndu lịch bền vững? Việt Nam đang gặp những khó khăn gì trong việc tiếp cận môhình phát triển du lịch bền vững? Và đâu là giải pháp cho những khó khăn này?

Trước thực trạng trên, đòi hỏi các cấp, các ngành chức năng cần phải nghiêncứu, xây dựng các hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục những tồn tại, yếu

kém trong công tác quản lý nhà nước về du lịch Vì vậy, tôi chọn đề tài: "Du lịch

bền vững tại Hạ Long – vai trò giữa các bên" làm đề tài của mình.

Kết cấu của đề án:

Chương 1: Du lịch và du lịch bền vững

Chương 2: Thực trạng về vai trò của các bên đối với phát triển du lịch bền

vững tại Hạ Long

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường vai trò của các bên

trong phát triển du lịch bền vững tại Hạ Long.

Nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên đề án môn họcQuản Trị doanh nghiệp này của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rấtmong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để đề án môn học của em đượchoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS Lương Thu Hà đã giúp

đỡ em hoàn thành đề án môn học Quản trị doanh nghiệp này.Em xin trân trọng cảm ơn!

Trang 7

Xét từ góc độ sản phẩm: sản phẩm đặc trưng của du lịch là các chương trìnhdu lịch Nội dung chủ yếu của nó là sự liên kết những di tích lịch sử, di tích văn hoávà cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất - kỹ thuật như cơ sở lưutrú, ăn uống, vận chuyển.

Xét từ góc độ thị trường: mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị du lịch làtìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu cuả du khách để “mua chươngtrình du lịch”.

1.1.1.2 Điều kiện để phát triển du lịch

Theo Luật Du lịch, “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịchsử, di tích cách mạng, giá trị văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người cóthể được sử dụng nhằm thõa mãn nhu cầu du lịch của con người Là yếu tố cơ bảnđể hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn của du lịch” [20,tr.2] Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt Tàinguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hìnhthành chuyên môn hóa vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ.

Tài nguyên du lịch được phân thành các loại sau:

Thứ nhất, tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng, trong môi

trường tự nhiên xung quanh chúng ta được lôi cuốn vào việc phục vụ cho mục đích

Trang 8

du lịch Tài nguyên du lịch tự nhiên là các thành phần tự nhiên trực tiếp hoặc giántiếp được khai thác, sử dụng tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ cho mục đích pháttriển du lịch Trong các thành phần tự nhiên, có một số thành phần chính tác độngtrực tiếp và thường xuyên đối với các hoạt động du lịch và trong các thành phần nàycũng chỉ có một số yếu tố nhất định được khai thác như nguồn tài nguyên du lịch.Các thành phần trong tự nhiên tác động mạnh nhất đến hoạt động du lịch là địahình, khí hậu, nguồn nước và sinh vật

Các dạng tài nguyên luôn gắn bó với nhau, có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổsung và hỗ trợ cho nhau và cũng được khai thác tạo nên các sản phẩm du lịch hoànchỉnh có tính tổng hợp cao Vì thế các tài nguyên du lịch tự nhiên luôn được xemxét dưới góc độ tổng hợp của các dạng tài nguyên với nhau tại mỗi một đơn vị lãnhthổ có không gian và thời gian xác định.

Ngoài các tài nguyên du lịch tự nhiên có tính chất cố định kể trên cũng có thểxếp vào dạng tài nguyên này vào những tài nguyên du lịch tự nhiên không có tínhchất cố định Đó là các hiện tượng thiên nhiên đặc biệt, rất đặc sắc, có thể diễn rađịnh kỳ hoặc không định kỳ, có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch như sựxuất hiện của sao chổi, hiện tượng nhật thực, hiện tượng phun trở lại của núi lửa,hiện tượng cực quang hoặc mưa sao.

Trong phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên, tùy vào mục đích sử dụng kết quảcủa việc phân loại mà người ta phân chia tài nguyên du lịch tự nhiên thành nhiềuloại khác nhau theo các tiêu chí phân loại khác nhau Nếu căn cứ vào đặc điểm vàtính chất cũng như giá trị sử dụng thì tài nguyên du lịch tự nhiên có thể được chialàm các loại như trên hoặc một vài loại khác nữa Song nếu căn cứ vào khả năng táitạo của tài nguyên thì tài nguyên du lịch tự nhiên có thể được phân chia thành hailoại: tài nguyên tái tạo được và tài nguyên không tái tạo được

Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên dựa vào nguồn năng lượng đượccung cấp hầu như là liên mục và vụ tận từ vũ trụ vào trái đất, dựa vào quy luật thiênnhiên đã hình thành để tiếp mục tồn tại và phát triển và chỉ mất đi khi không cònnguồn năng lượng và thông tin Theo cách đơn giản hơn ta cũng có thể định nghĩa

Trang 9

tài nguyên tôn tạo được là những tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung mộtcách liên mục nếu được khai thác và quản lý tốt: năng lượng mặt trời, năng lượngnước, gió, tài nguyên sinh học là những tài nguyên tái tạo được.

Tài nguyên không tái tạo được thì tồn tại một cách hữu hạn, chúng sẽ bị mất đihoặc hoàn toàn bị biến đổi, không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình sửdụng: Các loại khoáng sản, nhiên liệu khoáng, các thông tin di truyền bị mai mộtkhông giữ lại được cho đời sau là tài nguyên không tái tạo được Về lý thuyết thìvới thời gian hàng trăm triệu năm các tài nguyên này cũng có khả năng được tái tạolại một cách tự nhiên, nhưng xét một cách thực tế theo yêu cầu của đời sống conngười hiện nay thì các tài nguyên này phải được xem là không tái tạo được.

Thứ hai, tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con

người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch.Tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị nhận thức nhiều hơn giá trị giải trí, ít bị phụthuộc vào các điều kiện tự nhiên, thường tập trung ở các khu vực quần cư và thu hútdu khách có mức thu nhập, có trình độ văn hóa cũng như yêu cầu nhận thức cao

hơn Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các loại di tích lịch sử, lễ hội, các đối

tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa, thể thao, kiến trúc và cáchoạt động nhận thức khác.

Thứ ba, phát triển du lịch kinh tế: Có tầm quan trọng hàng đầu đối với phát

triển du lịch Trước hết, nó làm xuất hiện nhu cầu du lịch, biến nhu cầu đó thànhhiện thực và mở rộng nhu cầu du lịch Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và cácngành kinh tế cho ra đời hoạt động du lịch, sau đó chi phối lại tốc độ tăng trưởnghoạt động du lịch Giữa nhu cầu du lịch và hiện thực du lịch có một khoảng cáchnhất định và khi trình độ của nền sản xuất xã hội càng cao thì khoảng cách ấy ngàycàng được rút ngắn Sự phát triển của du lịch cũng bị chi phối bởi các ngành kinh tếkhác, đặc biệt là một số ngành như nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải,bưu chính viễn thông, Đây là những ngành giúp cho việc đáp ứng nhu cầu thiếtyếu nhất của du khách đó là ăn, ở, đi lại,

Trang 10

1.1.2 Khái niệm về du lịch bền vững

1.1.2.1 Khái niệm

“Phát triển du lịch bền vững là một hoạt động khai thác một cách có quản lícác giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch,có quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảotồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn văn hóa để phát triểnhoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nângcao mức sống của cộng đồng địa phương” (PGS.TS Phạm Trung Lương, Phát triểnbền vững từ góc độ môi trường, tài liệu Nhân học du lịch)

Phát triển du lịch bền vững là sự đáp ứng đầy đủ nhất, tiện nghi nhất các nhucầu của khách du lịch, tạo sức hút du khách đến vùng, điểm du lịch đồng thời bảovệ và nâng chất lượng cho tương lai Nó được định ra để hướng việc quản lý toànbộ các tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và các điều kiện kinhtế, xã hội, văn hoá kèm theo, theo cách mà chúng ta có thể thoả mãn các nhu cầu vềkinh tế, xã hội và thẩm mỹ, đồng thời duy trì tính toàn vẹn về văn hoá, các quá trìnhsinh thái chủ yếu, sự đa dạng sinh học và các hệ thống duy trì nuôi dưỡng sự sống

Phát triển du lịch bền vững là việc quản lý toàn bộ các thành phần cấu thànhngành du lịch đảm bảo phát triển cân bằng để có thể mang lại những kết quả có lợivề kinh tế, xã hội mang tính lâu dài mà không gây ra những tổn hại cho môi trườngtự nhiên và bản sắc văn hoá của du lịch Qúa trình phát triển du lịch bền vững phảikết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêudùng du lịch, nhằm mục đích bảo tồn và tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữgìn và phát huy bảo sắc văn hoá dân tộc.

1.1.2.2 Tiêu chí đánh giá du lịch bền vữnga Tiêu chí về kinh tế

Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồngđịa phương

Công ty du lịch tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng xã hội vàphát triển cộng đồng như xây dựng công trình giáo dục, y tế và hệ thống thoát nước.

Trang 11

Sử dụng lao động địa phương, có thể tổ chức đào tạo nếu cần thiết, kể cả đốivới vị trí quản lý.

Các dịch vụ và hàng hóa địa phương nên được doanh nghiệp bày bán rộng rãiở bất kỳ nơi nào có thể.

Công ty du lịch cung cấp phương tiện cho các doanh nghiệp nhỏ tại địaphương để phát triển và kinh doanh các sản phẩm bền vững đựa trên đặc thù vềthiên nhiên, lịch sử và văn hóa địa phương (bao gồm thức ăn, nước uống, sản phẩmthủ công, nghệ thuật biểu diễn và các mặt hàng nông sản).

Thiết lập một hệ thống quy định cho các hoạt động tại cộng đồng bản địa hayđịa phương, với sự đồng ý và hợp tác của cộng đồng

Công ty phải thi hành chính sách chống bóc lột thương mại, đặc biệt đối vớitrẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm cả hành vi bóc lột tình dục.

Đối xử công bằng trong việc tiếp nhận các lao động phụ nữ và người dân tộcthiểu số, kể cả ở vị trí quản lý, đồng thời hạn chế lao động trẻ em.

Tuân thủ luật pháp quốc tế và quốc gia về bảo vệ nhân công và chi trả lươngđầy đủ.

Các hoạt động của công ty không được gây nguy hiểm cho nguồn dự trữ cơbản như nước, năng lượng hay hệ thống thoát nước của cộng đồng lân cận

b Tiêu chí về môi trường

Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên:

(i) Ưu tiên buôn bán những sản phẩm thân thiện môi trường như vật liệu xâydựng, thức ăn và hàng tiêu dùng;

(ii) Cân nhắc khi buôn bán các sản phẩm tiêu dùng khó phân hủy và cần tìmcách hạn chế sử dụng các sản phẩm này;

(iii) Tính toán mức tiêu thụ năng lượng cũng như các tài nguyên khác, cần cânnhắc giảm thiểu mức tiêu dùng cũng như khuyến khích sử dụng năng lượng tái sinh;(iv) Kiểm soát mức tiêu dùng nước sạch, nguồn nước và có biện pháp hạn chếlượng nước sử dụng.

Trang 12

(iv) Hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn, thuốc tẩy, thaythế bằng các sản phẩm không độc hại, quản lý chặt chẽ các hóa chất được sử dụng;

(v) Áp dụng các quy định giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, nước thải, chấtgây xói mòn, hợp chất gây suy giảm tầng ozon và chất làm ô nhiễm không khí, đất

- Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên:

(i) Các loài sinh vật hoang dã khai thác từ tự nhiên được tiêu dùng, trưng bàyhay mua bán phải tuân theo quy định nhằm đảm bảo việc sử dụng là bền vững;

(ii) Không được bắt giữ các loài sinh vật hoang dã, trừ khi đó là hoạt độngđiều hòa sinh thái Tất cả những sinh vật sống chỉ được bắt giữ bởi những tổ chứccó đủ thẩm quyền và điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc chúng;

(iii) Việc kinh doanh có sử dụng các loài sinh vật bản địa cho trang trí và tôn tạocảnh quan cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn;

(iv) Đóng góp ủng hộ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm việc hỗtrợ cho các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao;

(v) Các hoạt động tương tác với môi trường không được có bất kỳ tác hại nàođối với khả năng tồn tại của quần xã sinh vật, cần hạn chế, phục hồi mọi tác động tiêucực lên hệ sinh thái cũng như có một khoản phí đóng góp cho hoạt động bảo tồn.

c Tiêu chí về văn hóa xã hội

Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực

Tuân thủ các hướng dẫn và quy định về hành vi ứng xử khi tham quan cácđiểm văn hóa hay lịch sử, nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách.

Đồ tạo tác khảo cổ hay lịch sử không được phép mua bán hay trưng bày, trừkhi được pháp luật cho phép.

Ngày đăng: 05/06/2024, 21:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN