Việc tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn diễn ngôn một mặt vừa cho thay tính phức hợp và đa chiều của các biéu hiện diễn ngôn trong sáng tác vănchương: mặt khác khăng định bản chất của
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TẠ THANH LOAN
DIEN NGÔN NU QUYÈN TRONG SÁNG TÁC
CỦA SHIN KYUNG SOOK (Trường hop: Cô gái viết nỗi cô đơn, Hãy chăm sóc me)
Hà Nội-2022
Trang 2TẠ THANH LOAN
DIỄN NGÔN NỮ QUYÈN TRONG SÁNG TÁC
CỦA SHIN KYUNG SOOK (Trường hop: Cô gái viết nỗi cô đơn, Hãy chăm sóc me)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Nước ngoài
Mã số: 8229030.03
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Thục
Hà Nội-2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới
sự hướng dẫn khoa học của TS Trần Thị Thục, có kế thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố Những tài liệu sử dụng trong luận văn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành tới TS Trần Thị Thục,
người đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Văn học, Trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn — Đại học Quốc gia Hà Nội, đã hết lònggiảng dạy khóa cao học K64 chuyên ngành Văn học cùng các thay cô, các cán
bộ Khoa Văn học và Phòng Sau Đại học tạo mọi điều kiện để tôi học tap,
Trang 5MỤC LỤC
1 Lido Chom caaiiiđỐŸỶŸ®ẢŸỀŸÝÝỶÝỶÝÝÝỶÝ 4
2 Lich sử nghiên cứu vấn đề 2-2 scs+cEecEe2E 2E EEEEerxerkerkrres 7
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2 - 2 + ++£+xerxerxzrszes 10
4 Mure đích nghiên CỨU - -. -G 1x1 xvnHvnngngnrệc II
5 Phương pháp nghiên CỨU - - G55 c SkS Eskkseekerrkrsreeeee 12
6 Đóng góp của luận văn - c1 Hs ng ng rệt 13
7 Cấu trúc luận văn - 2: 5£ +£+E+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEcrkerkee 14
Chương 1 GIỚI THUYET VE DIEN NGÔN NU QUYEN VÀ SÁNG
TAC CUA SHIN KYUNG SOOK 2-22 SsccEcEEeEEerkrrkerkree 15
1.1 Bước di từ chủ nghĩa nữ quyền, nữ quyền luận đến diễn ngôn và
diễn ngôn nữ quyền - ¿2 SE ‡ETEEEEE1E1121111111111111 11.1111 1c 15
1.1L Giới thuyết về chủ nghĩa nữ quyền và nữ quyền luận 15 1.12 Giới thuyết về diễn ngôn và diễn ngôn nữ quyễhn 20
1.2 Văn học Hàn Quốc trong bối cảnh văn hoá xã hội đương thời 29
1.2.1 Bất bình dang giới và vẫn dé nữ quyền trong xã hội Hàn Quốc
,//x/1-0./080000n0n0nẺnẺ8Ẻ8Ẻ8n 291.2.2 Vài nét về Văn học Hàn Quốc trong xã hội đương đại 31 1.3 Sự ảnh hưởng của chủ thể sáng tạo đến âm hưởng diễn ngôn nữ
Trang 613.2 Méi quan hệ giữa chủ thể sáng tạo với cơ chế quyền lực và hệ
CO Ls 38
1.3.3 Mối quan hệ giữa chủ thé sáng tạo với khả nang kién tạo diễn
ngôn và diễn ngôn NUH qIVỄH - - G56 EkEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrkes 41 1.3.4 Shin Kyung Sook và hành trình sáng tác tiéu thuyết 45
Chương 2 DIEN NGON NU QUYEN TRONG SÁNG TÁC CUA SHIN
KYUNG SOOK TỪ GOC NHÌN CHU THE NỮ « 51
2.1 Diễn ngôn tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ từ truyền thống đếnCE) 0 6 dd3ẢgỞ 51
2.1.1 Tận hiến cho mái Gm gia đình -s©cs+ccccccccee: 512.1.2 Khao khát gin giữ những nét đẹp truyền thong 54
2.1.3 Nỗ lực sinh ton trong bước chuyển kinh tế - 59
2.2 Diễn ngôn đấu tranh cho quyền bình dang của người phụ nữ 60
2.2.1 Nhận thức lại những định kiến nam quyền về giới nữ 60 2.2.2 _ Tiếng than tham lặng cho số phận đau thương của lịch sử 64 2.2.3 Từ sự cam chịu đến ý thức phan kháng mạnh mẽ của người
2.3 Diễn ngôn thể hiện khát vọng vượt thoát bóng tối quá khứ 73
2.3.1 Những day ditt mang tên hồi ức 5- 5e cccccsesre2 73
2.3.2 Cảm thức cô đơn đây ám ảnh -2©csccsccsccxccceei 76 2.3.3 Viết như một hành trình cứu rỗi con Hgười - 78
2.4 Diễn ngôn nữ quyền sinh thái đầy sáng tạo 81
2.4.1 Gan kết vẻ đẹp giới nữ cùng tự nhiên 5-55 cccca 81
Trang 72.4.2 Dự cảm về số phận của người phụ nữ 55: 84 2.4.3 Xác lập tư thế tự chủ của Hgười phụ Hữi - «<< s<+ 87
Chuong 3 DIEN NGON NU QUYEN TRONG SANG TAC CUA SHIN
KYUNG SOOK TỪ GOC NHIN TRAN THUAT HỌC 92
3.1 Diễn ngôn nữ quyền qua đề tài tác phaM cece 92 3.1.1 Đề tài (7) 55 ScSc Street 92 3.1.2 Đề tài gia đình cĂcccicierirreco 94 3.1.3 ĐỀ tài cô đơn cằerieriirrririrrirree 97 3.2 Diễn ngôn nữ quyền qua kết cấu tran thuật - 99
3.2.1 Kết cầu mở - kién tạo vẻ dep trường tôn về Mẹ 100
3.2.2 Kết cầu phân mảnh — kiến tạo thé giới nữ vụn vỡ 103
3.3 Diễn ngôn nữ quyền qua điểm nhìn trần thuật 105
3.3.1 Sự đối thoại giữa các điểm nhìn không — thời gian 105
3.3.2 Sự linh hoạt trong thay đổi điểm nhìn tran thuật 111
3.4 Diễn ngôn nữ quyền qua ngôn ngữ trần thuật 114
3.4.1 Tinh nữ trong ngôn ngữ đối 1) | ere 115 3.4.2 Gia tăng ngôn ngữ độc thoại đây ám ảnh 117
3.5 Diễn ngôn nữ quyền qua giọng điệu trần thuật - 120
3.5.1 Giọng điệu hoài nghỉ mơ hô -©75cccccccea 120 3.5.2 Giọng điệu ân hận tiếc nuối -ccsccccccccea 122 3.5.3 Giọng điệu trữ tình sâu lắng 126 KET LUẬN -¿- 5c SE SE EEE1211 1111111111111 111111111111 cree 131
TÀI LIEU THAM KHAO - 2-2222 EvEEEEEEEEEEEerrkrrrkrrrkerred 135
Trang 8MỞ DAU
1 Lí do chọn đề tài
Trên thế giới và Việt Nam, nghiên cứu về diễn ngôn vốn không còn là
van dé quá xa lạ Lý thuyết diễn ngôn đang trở thành một trong những khuynhhướng, phương pháp nghiên cứu nỗi bật trong các ngành khoa học xã hội, đặc
biệt bùng nổ trong những năm gan đây “Trong thời đại ngày nay, khi lý thuyết tiếp nhận đã xuất hiện, khi vai trò của chủ thé người đọc đã lên cao, thì không còn một lý thuyết phê bình nào chiếm được vị trí độc tôn và trở thành khuôn vàng thước ngọc duy nhất” [35, tr.12] Tuy vậy, lý thuyết diễn ngôn có
sự tương thích đặc biệt đối với nhu cầu khám phá những cơ chế tạo dựng tri
thức, sự sáng tạo các chủ thể, các mối quan hệ quyền lực và sự thực hành xã hội đa dạng Trong nghiên cứu văn chương, lý thuyết diễn ngôn sẽ góp
phan mở ra một cách đọc và lí giải mới về các yếu tố cầu thành nên tác phẩm
văn.
Việc tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn diễn ngôn một mặt vừa cho
thay tính phức hợp và đa chiều của các biéu hiện diễn ngôn trong sáng tác vănchương: mặt khác khăng định bản chất của việc nghiên cứu và phân tích vănchương chính là hành trình kiếm tìm và giải mã các mã diễn ngôn được théhiện qua thế giới ngôn từ Tuy nhiên, quá trình giải mã này không hề đơn giản,
bởi cũng như bản chất của diễn ngôn, văn chương vẫn luôn mang trong nó tính lịch sử cụ thể và liên tục vận động không ngừng theo dòng chảy thời đại,
mà trong đó, chính bản thân diễn ngôn cũng không ngừng vận động và biến
đổi theo sự biến đổi, phát trién của xã hội Diễn ngôn trong tác phẩm van chương liên tục thay đổi theo dòng thời gian, mang theo nó là những đặc
trưng tiêu biểu của lịch sử, văn hoá, xã hội ở mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia
Bởi một sáng tác văn chương đích thực không phải là cuộc dạo chơi ngôn từ
Trang 9viên vông hay quá déi xa hoa, mà đó phải là một trò chơi ngôn từ có giá trị bảo vệ và nâng cao phẩm giá, giáo dục lối sống thẩm mỹ cho con người nhằmhướng tới ứng xử văn hoá cao đẹp, hoàn thiện nhân cách con người Tuy
nhiên, những nghiên cứu về diễn ngôn nữ quyền trong văn học tại Việt Namcòn khá đơn lẻ và chưa mang tính hệ thống toàn diện Đặc biệt là van dénghiên cứu diễn ngôn nữ quyền trong văn học Hàn Quốc tại Việt Nam vẫn
còn là vùng đất khá mới mẻ cần nhiều khai phá.
Văn học là một trong những dạng thức kết tinh tinh thần cao nhất của
văn hoá dân tộc, vậy nên quá trình phân tích và diễn giải tác phẩm văn họckhông thé tách rời khỏi việc làm sáng tỏ các đặc trưng văn hoá mà tác pham
ay dang an giấu Văn học của một dân tộc thể hiện rất rõ bản sắc văn hoá củadân tộc đó, từ trong nội dung phản ánh đến hình thức nghệ thuật biểu hiện của
tác phẩm Là một bộ phận của văn hoá, văn học chịu sự chi phối trực tiếp của
văn hoá, góp phần bảo lưu văn hoá và kiến tạo văn hoá Vì lẽ đó, mối quan hệ giữa văn hoá và văn học là không thê tách rời Bất kỳ một giá trị nào của văn học cũng được nuôi dưỡng trong môi trường của văn hoá Mỗi tác phẩm van học đều là những “đứa con tinh thần” quý giá của tác giả, nhưng nó cũng
đồng thời là sản phẩm của một thời đại, gan bó chặt chẽ với nền văn hoá nơisản sinh ra nó Bởi lẽ chủ thé sáng tao tác phâm không thé tim cách tự cô lậpbản thân mình, tự cắt đứt mọi mối quan hệ giữa anh ta và cộng đồng Vì dùmuốn hay không, anh ta đã tiếp nhận những thành tố văn hoá trong cộng đồng
của mình từ trong tâm thức, tư duy đến hành động, một cách vô thức hay có chủ đích Qua tác phẩm, người ta có thé nhận thấy tâm thái văn hoá và những kết cau tâm lý văn hoá đáo của dân tộc minh Có thé hiểu được hành xử truyền thống, thế giới quan, cảm thức thâm mỹ và cái nhìn cảm xúc của một
cộng đồng thông qua văn chương mà họ sáng tạo và phát triển đặc, điều nàybiệt thích hợp khi tìm hiểu văn chương Hàn Quốc
Trang 10Trên diễn đàn văn học Hàn Quốc những năm gần đây có sự tăng lên
đáng ké số lượng các nhà văn nữ Tuy cùng khai thác nhiều van đề vô cùng đa
dạng trong đời sống, nhưng khác với những nhà văn nam, có lẽ vì thuộc vềphái nữ nên trên trang văn của họ chất nữ tính có phần đậm nét hơn (về sựtinh tế, sâu sắc, đầy niềm trắc ân, thấu hiểu hơn khi viết về chính những ngườiphụ nữ) Đặc biệt khi khai thác về hình tượng người phụ nữ, các nhà văn nữvan thé hiện nét độc đáo và nhạy cảm riêng biệt Tìm hiểu văn chương Han
Quốc dưới góc nhìn diễn ngôn trở thành một cuộc hành trình bổ ích giúp
chúng ta khám phá những giấc mộng và nỗi lo âu, vinh quang và thất bại,
niềm vui và nỗi buồn của người Hàn Quốc qua các thời đại Đặc biệt nghiên cứu về van đề diễn ngôn nữ quyền qua cái nhìn của nhà văn nữ trở thành một
đề tài hấp dẫn, cần có được sự quan tâm thích đáng Mà ở đó, đại diện tiêubiểu cho văn chương hiện đại Hàn Quốc không thể không nhắc đến nữ nhàvăn Shin Kyung Sook cùng hai tiểu thuyết nổi tiếng Cô gái viết nỗi cô đơn vàHãy chăm sóc me Đây được đánh giá là những sáng tác thé hiện sâu sắc và rõ
nét phong cách sáng tạo của nữ nha văn trong việc hình thành nên đặc trưng
dién ngôn nữ quyên của mình.
Với tất cả những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Diễnngôn nữ quyên trong sáng tác của Shin Kyung Sook (trường hợp: Cô gái viếtnổi cô đơn, Hãy chăm sóc mẹ) Mục đích của luận văn nham định hình nhữngđặc điểm diễn ngôn nữ quyên thể hiện trong sáng tác của Shin Kyung Sook,
dé từ đó khám phá ra những yếu tô góp phần hình thành nên phong cách sáng tác của nữ nhà văn cũng như tiếng nói của họ về xã hội đương thời Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn rang từ việc định hình van đề diễn ngôn nữ quyền
có thê mở ra một cách thức tiếp cận mới về tiểu thuyết của Shin Kyung Sook
dựa trên những kiếm tìm nét độc đáo, mới mẻ cho lối viết từ chủ thể sáng tạo
nữ trong việc thê hiện tiêng nói của người phụ nữ về chính họ và thê giới cua
Trang 11họ; làm rõ thêm đóng góp của tác phẩm vào tổng thê giá trị tỉnh thần của một dân tộc; dé từ đó giúp bạn đọc Việt Nam có được những hiểu biết lí thú về thế
giới tâm thức ban thé nơi con người cũng như văn hoá của Hàn Quốc đươngđại Đây cũng sẽ là cơ hội quý báu dé chúng tôi có thé được tiếp xúc và trảinghiệm một nền văn học còn chứa đựng nhiều bí ân đầy sức hấp dẫn không
thé chối từ.
2 Lịch sử nghiên cứu vân đề 2.1 Nghiên cứu tại Việt Nam
Trong phạm vi tư liệu mà chúng tôi khảo sát, tình hình giới thiệu và
nghiên cứu tiểu thuyết của Shin Kyung Sook nói chung, và hai tác phẩm Cô
gái viết nỗi cô đơn và Hãy chăm sóc mẹ nói riêng ở Việt Nam còn khá khiêm
tốn, chủ yếu là các bài giới thiệu còn khá sơ lược trên một số tạp chí và một
số bài viết được tuyển chọn trong một số sách nghiên cứu văn hoá, văn học vềHàn Quốc
Năm 2009, công trình nghiên cứu Tim hiểu văn học Hàn Quốc thé kỷ 20
(20 Al7| Et=5†S| O|ðll) từ đội ngũ tác giả Lee Nam Ho, Woo Chan Jea,
Lee Gwang Ho, Kim Mi Hyeon được NXB Văn Nghệ tuyển dịch và giới
thiệu tại Việt Nam Thế kỷ XX tại Hàn Quốc được nhận định là một thời kỳvới nhiều biến động đau thương của lịch sử, song đây cũng là thời kỳ sản sinhrất nhiều nhà thơ, nhà văn xuất sắc với những sáng tác nỗi tiếng Ở đó, ShinKyung Sook được nhận diện là một trong những gương mặt nỗi bật trên văn
đàn đương đại, đặc biệt ở giai đoạn Văn học trong xã hội tiêu dùng đại chúng.Thông qua những sáng tác của mình, nữ nhà văn gây ấn tượng với với lối viết
đi sâu khám phá thế giới nội tâm phong phú của con người cùng giọng văn trữ tình đầy tinh tế Phong cách văn chương độc đáo của tác giả thể hiện vẻ đẹpthâm mỹ ân chứa trong từng câu văn mới mẻ với giọng văn đặc biệt tràn đây
Trang 12cam xúc “Tóm lai, có thê nói Shin Kyeong-suk là nha văn có thê đi sâu khám phá tâm lý nội tâm và những cung bậc đó của nhân vật băng khả năng quansát tỉnh tế và giọng văn đầy cá tính” [20, tr.194].
Năm 2012, Hoang Thi Xuân Vinh có bài viết giới thiệu về Sy tiép nhận
của tác giả Shin Kyung Sook và tác phẩm “Hãy chăm sóc mẹ ” được đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 11(141) Tác giả đưa đến một cái nhìn
khái quát về con đường Shin Kyung Sook đến với độc giả Việt Nam, cùng với
đó giới thiệu về tác phẩm Hay chăm sóc mẹ như một đại diện tiêu biểu trong
sự nghiệp sáng tác của nữ nhà văn Ở đó, tiểu thuyết đã được phân tích mộtcách khái quát thông điệp về vấn đề gia đình và sức hấp dẫn đến từ một ngòibút tài năng và tài hoa của nhà văn “Qua hon 300 trang sách nhỏ có cách kế
lạ, đẹp và đầy sáng tạo với hình thức tự sự đa chủ thể, một cuộc đời đầy vất
vả, nhọc nhắn, lam lũ đầy hi sinh và yêu thương của người mẹ dành cho
chồng con, cho tat cả những người thân xung quanh đã được tái hiện thật sinhđộng và cảm động.” [43, tr.48].
Nam 2017, tác giả Phan Thị Thu Hiển trong mục III phần Nhìn qua khu
vườn văn học hiện đại trích lược từ cuốn Dao bước vườn văn Hàn Quốc,
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, đã giới thiệu Shin Kyung Sook như
một nữ nhà văn mang theo tiềm năng cho văn học Hàn Quốc đi đến toàn cầu thông qua tác phẩm nỗi tiếng Hãy chăm sóc mẹ Đi qua từng trang tiểu thuyết,
chúng ta có thể tìm thấy “sức mạnh trong câu chuyện thường nhật, gần gũi và
cảm động đồng thời đậm chat ký thác, đa nghĩa, tram lắng suy tư” [11, tr.370].
Với đại diện tiêu biểu là tác pham Hay chăm sóc mẹ, tác giả bài viết đi đếnkhẳng định tính hiện đại và năng động trong sáng tác của Shin Kyung Sookvới việc mở ra những vấn đề có tính đối thoại quốc tế, tạo nên sức hút cho
văn học Han Quoc hiện dai.
Trang 13Tuy là gương mặt tiêu biểu của văn chương hiện đại Hàn Quốc, nhận được sự đón nhận của đông đảo độc giả, nhưng các công trình nghiên cứu về
Shin Kyung Sook tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế Đặc biệt vấn đề giớithiệu, phân tích về tác phẩm Cô gái viết nỗi cô đơn vẫn chưa nhận được sự
quan tâm và đánh giá đúng mực.
2.2 Nghiên cứu tại nước ngoài
Năm 2011, Park Sung Chang trong bài nghiên cứu Van học Hàn Quốc —
nhìn ra thé giới hiện đại (tựa gốc: Korean Writing Takes on The Modern
World) dang tai trén tap chi list: Books from Korea (Vol.12 Summer) da dé
cập cuốn tiểu thuyết Hay chăm sóc me của Shin Kyung Sook như một đại
diện cho hiện tượng được độc giả toàn cầu quan tâm đón nhận Park Sung
Chang nhận định: “Trong bối cảnh này, Hay chăm sóc mẹ của Shin Kyung
Sook nêu bật hình tượng người mẹ, như chạm được vào mối đồng cảm chung.
Với thời gian, văn chương Hàn Quốc tin chắc sẽ mở ra một chuyến phiêu lưu
vào những sáng tạo mới” [57, tr.47].
Năm 2012, Nancy Abelmann cùng Jeongsu Shin giới thiệu bài viết Mộ:làn sóng mới của Hàn Quốc: “Hãy chăm sóc me” — câu chuyện sự biến đổi
mang tính toàn cầu (tựa sốc: The New (Korean) Way: A Global Social
Mobility Story — Please Look After Mom) trén tap chi KOREA OBSERVER.
Tiểu thuyết của Shin Kyung Sook được lựa chọn như một trong những dai diện cho quá trình vượt thoát khỏi lăn ranh văn hoá Hàn Quốc trong việc nỗ lực thể hiện quy luật về sự thích ứng và biến đổi toàn cau [45, tr.414] Khi xã hội bước dần đến sự phát triển công nghiệp hoá cũng là khi con người chứng
kiến sự biến mất của những bản sắc mang tính cội nguồn gốc rễ Tác giả đãgióng lên hồi chuông cảnh báo cho những vấn đề mang tính nhân bản, nhân
văn đôi với môi con người, không phân biệt màu da, quôc tịch, văn hoá.
Trang 14Năm 2018, trên tạp chí Văn hoá Hàn Quốc của Viện nghiên cứu Hàn Quốc học Kyujanggak, trường Đại học Quốc gia Seoul, tác giả Cho Yeon
Jeon có bài viết Van học Hàn Quốc những năm 90 và các nhà văn thé hệ 386
(tựa gốc: "#š†&L|a 9| ‘90 ICH’ St <386 ACH S| StS BSH) Ở đó Shin
Kyung Sook với tác phâm Cô gái viết nôi cô don được giới thiệu như một người khăc hoạ sâu sắc thảm trạng của con người trong bước chuyên của xã
hội công nghiệp hiện đại [62, tr.241].
Năm 2019, Kang Yeon Ok trong công trình nghiên cứu của mình tạitrường trường Dai hoc Seoul với dé tài Nghiên cứu về sự phát triển của hình tượng người phụ nữ trong một số tiéu thuyết những năm 1990 (thông qua tiêu
thuyết của Shin Kyung Sook, Eun Hye Kyung, Kim Hyung Kyung) (tựa gốc:
1990 ‘ACH Bt] AMO] LEH BSAM7/Q| 28H of BS AT
(AAS, 25lB, ASS AMS SHLSB)), tác giả đã khảo sát dựa trên
một số tác phâm của các nữ tiêu thuyết gia tiêu biểu cùng thời với nhà vănShin Kyung Sook, từ đó đưa đến một số kết luận về lối viết đặc trưng tiểuthuyết thế hệ nhà văn 1990 Bài viết nhận định Shin Kyung Sook là một trong
số ít những tác giả lựa chọn khắc hoạ những tăm tối của cuộc sống đương thờitrong cái nhìn nữ tính thiết tha nhưng cũng rất độc đáo [60]
Như vậy có thé thay nghiên cứu Cô gái viết nổi cô đơn và Hay chăm sóc
mẹ của Shin Kyung Sook được giới nghiên cứu dành nhiều ưu ái và đánh giácao Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bài viết hoặc công trình nghiên cứu
đi sâu vào khai thác một cách rõ ràng, có hệ thống về vấn đề diễn ngôn nữquyền trong sáng tác của Shin Kyung Sook
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu
10
Trang 15Trong luận văn này chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề chủ
yếu sau: khảo cứu các lí thuyết về nghiên cứu diễn ngôn nữ quyền, từ đó
người viết tập trung phân tích và làm rõ đặc điểm diễn ngôn nữ quyền đượcthê hiện trong tác phâm Cô gái viết nổi cô đơn và Hãy chăm sóc mẹ của ShinKyung Sook trên phương diện chủ thé sáng tạo nữ và nghệ thuật thể hiện diễnngôn nữ quyền của nhà văn dưới góc nhìn trần thuật học Đặc biệt luận vănkhai thác sâu tiếng nói từ hệ thống nhân vật nữ trong tiêu thuyết
3.2 Pham vi nghiên cứu
Trong số ít các sáng tác của Shin Kyung Sook được giới thiệu tới độc giả
tại Việt Nam, hai tiểu thuyết Cô gái viết nổi cô đơn (xuất bản tại Hàn Quốc
năm 1995, bản dịch tiếng Việt của Huyền Vũ, NXB Hà Nội, 2016) và Hay
chăm sóc mẹ (xuất bản tại Hàn Quốc năm 2008, bản dịch tiếng Việt của LêHiệp Lâm và Lê Nguyễn Lê, NXB Hà Nội, 2018) đã ít nhiều tạo được ấntượng tốt đối với độc giả, đặc biệt vấn đề diễn ngôn nữ quyền cũng được thêhiện khá rõ nét trong tác phẩm, cũng như nhận được nhiều đánh giá cao từgiới phê bình Đặc biệt sự xuất hiện của kiểu nhân vật liên truyện “tôi” — nha
văn, trong hai tác phẩm tạo nên sự kết nối đặc biệt của hai tiểu thuyết Tuy
nhiên, luận văn sẽ chỉ tập trung nghiên cứu các giá trị biéu hiện về diễn ngôn
nữ quyền trong hai tiểu thuyết trên của Shin Kyung Sook Bên cạnh đó chúng tôi cũng sẽ tiến hành đối chiếu, so sánh với một số tác phâm khác trong văn
học Hàn Quôc và Việt Nam.
4 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích, làm rõ những biểuhiện của diễn ngôn nữ quyền trong hai tác phẩm Có gái viết nổi cô đơn vàHãy chăm sóc mẹ của tác giả Shin Kyung Sook, bao gồm cả những biểu hiện
về khía cạnh nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Từ đó luận văn đi đến
11
Trang 16khẳng định được tiếng nói riêng biệt, cùng phong cách sáng tác độc đáo củaShin Kyung Sook khi viết về vấn đề nữ quyền đặt trong bối cảnh văn họcđương đại Hàn Quốc, vốn là một đề tài thú vị nhưng còn nhiều khoảng trống.Đây cũng là vấn đề mang tính thời sự trong xã hội Hàn Quốc từ xưa tới nay.
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Góc độ tiép cận của luận văn
Lí thuyết về diễn ngôn và diễn ngôn nữ quyền: cho phép chúng tôi triển khai các điểm chính trong luận văn Góc độ tiếp cận này tạo cơ sở lí thuyết
giúp chúng tôi phân tích, làm rõ tính sáng tạo chủ thé sáng tạo trong quá trình
thê hiện diễn ngôn thông qua phân tích câu trúc nội tại của văn bản.
Hướng tiếp cận thi pháp học: hướng tiếp cận giúp chúng tôi tiến hành
khảo sát, tìm hiểu thé giới nghệ thuật trong hai tiểu thuyết, qua đó nhằm làmnổi bật lên những giá trị trong phương thức biểu hiện diễn ngôn nữ quyền của
Shin Kyung Sook.
5.2 Phương pháp nghiên cứu tổng hợp
Nghiên cứu diễn ngôn nữ quyền đòi hỏi sự tiếp cận đa ngành, liên ngành.
Do đó, ngoài việc sử dụng lý thuyết về diễn ngôn và hướng tiếp cận thi pháp
học soi chiêu vào giá tri nội dung và nghệ thuật của tác phâm, luận văn sẽ sử
dụng phối kết hợp nhiều phương pháp khác.
Phương pháp lịch sử: phương pháp đặt sáng tác tiểu thuyết của Shin
Kyung Sook vào trong bối cảnh lịch sử văn học nữ quyền ở Hàn Quốc, đặc
biệt là trong giai đoạn văn học tiêu dùng để có cái nhìn toàn cảnh khi kiếm
tìm những tác động từ xã hội đên nội dung và tư tưởng của nữ nhà văn.
12
Trang 17Phương pháp nghiên cứu liên ngành: phương pháp tiếp cận có nhiều ưuthé giúp khám đối tượng nghiên cứu một cách tông thé, toàn diện trong tương
quan với các văn bản, ngành nghiên cứu khác như văn hóa học, xã hội học
Phương pháp so sánh: so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các nhàvăn giúp chúng ta có thể khai phá và mở rộng nhiều tầng ý nghĩa độc đáo và
thú vi trong một thời kỳ văn học với nhiêu biên động sau sac.
Ngoài các phương pháp trên, luận văn còn sử dụng hỗ trợ các phương
pháp phân tích tổng hợp, thống ké, nham làm rõ hơn các van đề được đặt ra
và tăng thêm tính thuyết phục cho các luận điểm và kết luận.
6 Đóng góp của luận văn6.1 Về ý nghĩa khoa học
Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu về diễn ngôn nữ quyền
trong sáng tác của Shin Kyung Sook qua tiêu thuyết Cô gái viết nỗi cô don và Hãy chăm sóc mẹ Thông qua nghiên cứu lý thuyết về diễn ngôn nữ quyền trong văn học tiến tới định hình những đặc điểm diễn ngôn nữ quyền thé hiện
trong sáng tác của Shin Kyung Sook, dé từ đó khám phá ra những yếu tô gópphần hình thành nên phong cách sáng tác của nữ nhà văn cũng như tiếng nóicủa họ về xã hội đương thời Qua đó luận văn có thể mở ra một cách thức tiếpcận mới cho tiểu thuyết của Shin Kyung Sook dựa trên những kiếm tìm nét
độc đáo, mới mẻ của lối viết từ chủ thể sáng tạo nữ trong việc thể hiện tiếng nói của người phụ nữ về chính họ và thế giới của họ Bên cạnh đó, luận văn sẽ làm rõ thêm đóng góp của tiểu thuyết Shin Kyung Sook vào tông thê giá trị tỉnh thần của một dân tộc; giúp bạn đọc Việt Nam có được những hiểu biết líthú về thê giới con người cũng như văn hoá đât nước Hàn Quôc đương đại.
6.2 Về ý nghĩa thực tiễn
13
Trang 18Thông qua nghiên cứu diễn ngôn nữ quyền trong sáng tác của ShinKyung Sook, luận văn giúp nhận diện đặc trưng mang tính căn bản về vấn đề
diễn ngôn trong văn học nói chung và nghệ thuật diễn ngôn trong sáng tác của
nhà văn nữ nói riêng Từ đó mong muốn bổ sung thêm tư liệu cho quá trìnhđọc sáng tác của Shin Kyung Sook cũng như tiểu thuyết Hàn Quốc hiện đại;
làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động học tập, nghiên cứu và giảng dạy
văn học ở trường phổ thông va các trường Đại học, Cao đăng thuộc khối
ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7 Cau trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội
dung của luận văn được triển khai theo ba chương như sau:
Chương 1 Giới thuyết về diễn ngôn nữ quyền va sáng tác của Shin
Trang 19Chương 1 GIỚI THUYET VE DIỄN NGÔN NU QUYEN VA
SÁNG TÁC CỦA SHIN KYUNG SOOK
Lý thuyết diễn ngôn đang trở thành một trong những khuynh hướng,phương pháp nghiên cứu nôi bật trong các ngành khoa học xã hội, và đặc biệtbùng nỗ trong những năm gần đây Diễn ngôn học là một lĩnh vực nghiên cứumang tính liên ngành, có mối liên hệ mật thiết với các bộ môn khác như ngôn
ngữ học, kí hiệu học cũng như tạo nên mối liên kết đặc biệt với các thành tựcủa văn hoá học, sử học, xã hội học, tâm lý học, Đây cũng trở thành cơ sở
lý thuyết cho phương pháp tiếp cận, phân tích và phương pháp đọc văn hoá vềdiễn ngôn, cụ thé là diễn ngôn nữ quyền trong nghiên cứu và phê bình văn
học.
1.1 Bước đi từ chủ nghĩa nữ quyền, nữ quyền luận đến diễn ngôn
và diễn ngôn nữ quyền
1.LI Giới thuyết về chủ nghĩa nữ quyền và nữ quyền luận1.1.1.1 Giới thuyết về chủ nghĩa nữ quyền
Cho đến nay, khái niệm “chủ nghĩa nữ quyền” (Feminism) vẫn luônđược quan tâm và nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, điểmchung có thê nhận thấy rằng “chủ nghĩa nữ quyền” xuất hiện như một phongtrào xã hội nhằm mục đích cơ bản và quan trọng nhất là đấu tranh cho sự bìnhđăng giữa nam giới và nữ giới; cũng từ những phong trào xã hội ấy đã trở
thành tiền đề góp phần “hình thành nên một chủ thuyết về giải phóng phụ
nữ ”140, tr.8].
Cuộc đấu tranh cho bình đăng của người phụ nữ chỉ thực sự trở thànhphong trào nữ quyền khi nó bùng phát mạnh mẽ từ chính ý thức mong muốn
được giải phóng của người phụ nữ, manh nha vào thời kì Khai Sáng và phát
triển sâu rộng từ thé ky XVII dén ngay nay Trong chuyén luan Nir quyén
15
Trang 20luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt Nam đương dai, tác giả Trần Huyền Sâm
chỉ ra rằng làn sóng nữ quyền thứ nhất được khởi phát từ Bản tuyên ngôn về
nữ quyên và công dân đề xuất năm 1791 của Marie Gouze (Olympe deGouges) Trong Bản tuyên ngôn đã đưa ra những dé xuất về quyên lợi chínhđáng mà người phụ nữ xứng đáng được hưởng nhưng đã bị tước đoạt bởi chế
độ nam quyên Tuy nhiên, làn sóng nữ quyền lần dau tiên trong lịch sử đượcghi nhận tại dấu mốc năm 1848, khi nhà hoạt động xã hội người Mỹ -
Elizabeth Cady Stanton, đưa ra hệ thống những đường lối chính trị và văn hoá
tư tưởng dé giành lai sự công bằng cho người phụ nữ, trong đó có quyền quan trọng là quyền được tham gia biểu quyết Ở giai đoạn này nhân vật nữ trong tiểu thuyết xuất hiện chủ yếu trong khuôn khổ của hạt nhân gia đình, tập trung
vào quan hệ đối tác hôn nhân — yếu tố giữ vai trò quyết định đến địa vị xã hội
của chính họ.
Lan sóng nữ quyền thứ hai lan rộng và kéo dai suốt 3 thập kỷ, từ thập ky
60 đến 90 của thé kỷ XX, khởi phát từ cuộc biéu tình nhằm phản đối cuộc thi Hoa hậu Mỹ vào năm 1968 — 1969 Họ đấu tranh với mong muốn xoá bỏ sự bất công giữa mức lương của nam giới và nữ giới nơi làm việc, được tự do
quyết định trong tình dục và sinh sản của người phụ nữ Những thứ thuộc vềbản ngã và bản sắc của giới tính không phải là điều bất biến Nền tảng tạo nên
cơ chế áp bức đối với người phụ nữ chính là nền văn hoá phụ quyền Và dédau tranh với nên văn hoá ấy, phụ nữ cần phải tạo nên một mỹ học nữ giới với
đại diện tiêu biểu nhất là dòng văn hoc nữ quyền, nơi mà nhân vật nữ mangtheo khao khát được thoát khỏi những rào cản đã trói buộc và kìm hãm họ vào
những ngang trái, tầm thường, đầy bất công trong cuộc sống
Bắt đầu từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX, làn sóng nữ quyền thứ ba
mở ra mang theo tinh thần chủ động, lạc quan mạnh mẽ và quyết liệt hơn bởi
16
Trang 21vẻ đẹp của nữ tính ngày càng được đề cao Đến ngày nay, làn sóng nữ quyền
đã bước sang cuộc đấu tranh lần thứ tư của lịch sử Với tâm thế làm chủ, làn
sóng này đặc biệt chú ý đến các vấn đề về sự trải nghiệm giữa những ngườiphụ nữ trong nhiều hoàn cảnh khác nhau Làn sóng này đặc biệt có sự kết hợpvới sinh thái học, dẫn đến khái niệm “nữ quyền sinh thái” (Ecofeminism) khinhìn nhận nữ quyền là một tồn tại tất yếu của tự nhiên Vì vậy mọi hành độngxâm phạm đến nó cũng đồng nghĩa với sự phá vỡ quy luật của tự nhiên Do
đó, đấu tranh cho nữ quyền không chỉ còn là công việc của riêng người phụ
nữ Như vậy, bản chất của mỗi làn sóng nữ quyên chính là sự đấu tranh trên
cả bình diện thực tiễn và lý luận nhằm giải quyết các khía cạnh khác nhautrong vấn đề quyền bình đăng của người phụ nữ
1.1.1.2 Giới thuyết VỀ nữ quyên luận
Những nghiên cứu về nữ quyền đến từ hai nữ nhà nghiên cứu làVirginia Woolf và Simone de Beauvoir đã mở ra những bước phát triển chomột hệ thống lý thuyết xã hội học — văn hoá vào những năm 1960 — 1970
Khác với những người cùng thời của mình, Virginia Woolf tự ý thức
rằng bản thân là một người mang theo tâm thức đầy dẫn vặt và đớn đau, hứngkhởi nhưng cũng đầy ghê tởm về thứ được gọi là “thời hiện đại” được thểhiện trong những định dạng sáng tác mới, nơi có thể bao chứa trong nó thế
giới đầy cuồng loạn cùng những dòng chảy ý thức hỗn độn về cuộc sống đương thời Tiếng nói nữ quyền của bà được tập hợp lại trong tập tiểu luận Căn phòng riêng (A Room of One’s Own, 1929) — tác phẩm được đánh giá là nên tang cho cao trào tư tưởng lớn ở thé kỷ XX — nữ quyền luận Cuốn sách bao gồm các bài thuyết trình của Virginia Woolf tại Trường Newham College
và Trường Girton College — nơi dành cho phụ nữ tại Đại học Cambridge, tập
trung vào chủ đề “Phụ nữ và tiểu thuyết” Woolf dùng diễn ngôn nhằm giải
17
Trang 22cấu trúc thế giới biểu tượng những định kiến trong xã hội về người phụ nữ,
gợi mở sự gia tăng không gian như một thế giới mới — nơi người phụ nữ cóthé khang định tài năng của mình Lột trần những tiêu cực và bat bình đăngcủa xã hội đương thời đè nặng lên người phụ nữ Đặc biệt đối với những cácnha văn nữ, Woolf thé hiện mong ước được nâng cao năng lực, vai trò, địa vịcủa người người nữ Dé có thé đứng bên cạnh giới trí thức như một người danông, họ không chỉ cần phẩm giá, mà quan trọng nhất cần có sự tự do lý trí,
quyền được giáo dục và “một căn phòng riêng” Không sử dụng những thuậtngữ khô cứng của tâm lý học, bỏ qua những thanh âm bên ngoài, nhưngnhững trang viết của bà lại có sức mê hoặc khi diễn tả tâm trí của chúng ta dé
nhìn thấu chính mình và hiểu rõ người khác Cũng chính bởi tính chất đặt van
dé quan trọng của nó, tiêu luận này đã khơi nguồn cho phong trào nữ quyềnvốn đã được khởi phát và đang ngày càng lan rộng, trở thành biểu tượng cho
“khúc ngoặt nữ quyền” (feminist turn)
Đến Simone de Beauvoir — một nhà văn, nhà triết học hiện sinh, đồng thời là nhà lý thuyết về nữ quyền và tích cực tham gia vào các phong trao chính trị xã hội, bà đã tập trung nghiên cứu về nguồn gốc của van dé bat bình
đăng, từ đó tìm kiếm con đường giải phóng cho người phụ nữ Chuyên luậntriết học Giới tinh thứ hai (Le Deuxième Sexe, 1949) lần đầu được công bồtrên tờ Thời mới (Les Temps modernes) — tờ báo do chính bà cùng một séngười khác sáng lập, trở thành một trong những tác phẩm quan trọng của thé
kỷ XX Dưới tư cách một nhà triết học hiện sinh, Beauvoir luận ban van đề nữ
quyên từ lịch sử về phụ nữ trên cơ sở kiến giải và phân tích các quan điểm
sinh học, phân tâm học của Freud, và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác
-Angghen Tiếp đó tác gia đi đến trình bay vai trò của người phụ nữ trong tiến
trình phát triển của lịch sử nhân loại, từ đó mở ra tắm bản đồ cho công cuộc
giải phóng những kiép người nhỏ bé ay Theo Beauvoir, khái niệm “nữ tính”
18
Trang 23(femininity) được hiểu là tập hợp các đặc trưng về xã hội, như sự yếu đuối,
thụ động, ngoan hiền, (không xét ở phương diện đặc trưng sinh lý) của ngườiphụ nữ “Đàn ông cùng một lúc gán cho đàn bà tính cách của tất cả các concái: li lợm, nóng nảy, xảo tra, đần độn, vô cảm, dâm đãng, tan bạo, tự ti” [3,tr.6] Nó không phải là cái vốn có của người phụ nữ, mà là do toàn bộ điềukiện kinh tế - xã hội, là hệ tư tưởng nam giới trói buộc cho phụ nữ, là hậu quảcủa giáo dục gia đình và là số phận được áp đặt bởi xã hội nơi mà người phụ
nữ sống, tạo nên sức chênh lệch của cán cân bình dang giới Như vậy, những quan niệm thuộc về người phụ nữ vốn không phải là thuộc tính mang tính bản chất, mà nó là hệ quả được kiến tạo từ sự áp chế của văn hoá, giáo dục, tư tưởng nam giới, và ngay từ chính nhận thức hạn chế của người phụ nữ, dẫn
đến sự tự nguyện chấp nhận phần yếu thế Beauvoir đã vén bức màn thànhkiến đi theo nhân loại suốt nghìn năm phát triển để nói về người phụ nữ, vềmột nửa quan trọng của nhân loại trước nay vốn bị hạ thấp vai tro Câu nói
“Người ta không phải sinh ra là phụ nữ: người ta trở thành phụ nữ Không
phải một số phận sinh học, tâm lý, kinh tế nào xác định gương mặt phụ nữtrong lòng xã hội” [3, tr.153] chính là tuyên ngôn nỗi tiếng nhất của Beauvoirtrên lập trường hiện sinh chủ nghĩa về vấn đề nữ quyền trong xã hội Chuyên
khảo này đã gây ra một cú sốc lớn trong lòng xã hội Pháp đương thời, và bị
cam đến hơn mười năm, nhưng nó vẫn đủ sức khơi dậy phong trào phụ nữ với
một hệ thống lý luận khoa học và toàn diện trong quá trình đấu tranh giác ngộ
ý thức về người phụ nữ Cùng với tư tưởng cấp tiến, tác phẩm của Beauvoir
bởi vậy đã làm thay đổi số phận của hàng trăm triệu người, tiên phong mở
hướng cho thời đại mới.
Viết về Nữ quyên ở châu A [4], Kamla Bhasin — nhà văn, nhà khoa học
xã hội, nhà hoạt động nữ quyền phát triển An Độ, cho răng khái niệm “nữ
quyên” có thê được hiéu là nhận thức vê vân đê thông tri gia trưởng, sự áp
19
Trang 24bức và bóc lột từ cấp độ vật chất đến tư tưởng đối với người lao động, về vấn
đề sự sinh sản, tình dục của phụ nữ trong gia đình, nơi làm việc, trong xã hội
nói chung: và từ nhận thức dẫn đến hành động có ý thức của người phụ nữ vớinam giới nham thay đổi tình trạng bất công về giới Theo Kamla, tao hoákhông sinh ra bat bình đăng giới, mà chính là giới (“gender”, khái niệm nàyphân biệt với giới tính — “sex”) cùng những thiết lập ý thức của xã hội mới lànguyên nhân chủ yếu tạo ra sự bất bình đăng Và lối mòn suy nghĩ ấy được
bắt rễ trước hết từ trong tư tưởng gia trưởng của người đàn ông quy định giành cho người phụ nữ bao đời nay Nam quyên xuất hiện ở moi nơi, trong mọi thời đại của lịch sử, dù được biểu hiện dưới nhiều dáng vẻ khác nhau.Người phụ nữ từng bi coi là “vật sở hữu” của nam giới, bi can trở mọi sự phát
triển bởi tư tưởng “trọng nam khinh nữ” bao trùm hau khắp châu A khiến chobóng hình của họ luôn chỉ quần quanh phía sau một cách lặng lẽ và mờ nhạt
1.1.2 Giới thuyết về diễn ngôn và diễn ngôn nữ quyền1.1.2.1 Giới thuyết về diễn ngôn
Trong nghiên cứu khoa học, khái niệm “diễn ngôn” đang ngày càng trở
nên phổ biến Tuy nhiên, kế từ khi ra đời đến nay, việc định nghĩa về kháiniệm “diễn ngôn” vẫn chưa có câu trả lời thống nhất
LP Ilin — nhà nghiên cứu văn học người Nga, đã định nghĩa “diễn ngôn”
như là “một phương thức đặc biệt dé nói về và cắt nghĩa thế giới [ ], đôi khi
người ta dùng diễn ngôn như một khái niệm gần với phong cách (style), ví dụ
k
“diễn ngôn văn hoc’, “diễn ngôn khoa hoc’ Có thể nói đến “diễn ngôn khoa
hoc’ của phạm vi các tri thức khác nhau: triết học, tư duy khoa học tự nhiên,
v.v cho đến tận “biệt ngữ' (idiolecte) — phong cách cá nhân nhà văn” [18,
tr.295] LP Ilin cùng E.A.Tzuganova cũng nhân mạnh về khả năng bao quát
rộng của diễn ngôn như một phạm trù mở, mà ở đó diễn ngôn được lý giải là
20
Trang 25một quá trình kí hiệu học, được thực hiện ở những dạng thức thực tiễn diễn
ngôn khác nhau.
Trong công trình Phân tích diễn ngôn, Gillian Brown và George Yule
đưa ra khái niệm diễn ngôn dựa trên sự so sánh giữa hai khái niệm “diễn ngôn”
và “văn bản” Theo tác giả thì “văn bản” cũng chính là “một trong những đơn
vị biểu hiện của diễn ngôn” [6, tr.22] Diễn ngôn có khả năng bao quát vănbản trong không gian lịch sử, xã hội có tính chất liên chủ thê, liên văn bản
Trên cơ sở đó, David Nunan trong Dân nhập phân tích diễn ngôn cho rằng
“dién ngôn là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là có nghĩa, thống nhất
và có mục đích” [28, tr.19], nghĩa là các chuỗi ngôn ngữ gồm những câu được
thiết lập nên trong văn bản luôn tồn tại mối liên kết theo một cách nào đó.Chính vì vậy quá trình phân tích diễn ngôn nhất thiết phải được gắn liền với
“ngữ cảnh” thông qua việc xem xét đến tình huống tạo nên diễn ngôn cũngnhư tình huống mà diễn ngôn được gắn kết Như vậy thuật ngữ “diễn ngôn”
đã được sử dụng trong nhiều công trình lý luận ngày nay Ở lĩnh vực khoa học
nghệ thuật, “diễn ngôn” đã trở thành một thuật ngữ quan trọng trong các công
trình nghiên cứu của các trường phái: Chủ nghĩa hậu hiện đại, Lý thuyết nữquyền, Phân tích diễn ngôn phê phán, Chủ nghĩa thuộc dia và hậu thuộc
địa,
Tại Việt Nam, nhà nghiên cứu Lê Nguyên Can với công trình Tiếp cận
văn hoc từ góc nhìn văn hoá đã khang định: “Xét về ban chất, văn học là nghệ
thuật và ngôn từ, nghĩa là nghệ thuật sử dụng ngôn từ, là một hệ thống mỹ học
bao gồm hai phương diện: phương diện văn bản bao hàm trong nó một vựng
tập tu từ học về các thể loại, phong cách hay hình thê và phương diện xã hội —
lịch sử xét về mặt thé chế; ở đây văn ban văn học thay thé hay tác phẩm văn học trở thành một siêu văn bản — chứa đựng một truyện ké mang tính cấu
thành (hay một diễn trình), bao gộp trong nó một diễn ngôn mang tính thể chế”
21
Trang 26[7, tr.21] Két hop khía cạnh này cùng với bình diện nghệ thuật, hay kĩ thuật
tạo dựng ngôn từ, cả hai khía cạnh này cùng hợp thành một thé, và sự kết hợp
này đưa tác phẩm văn chương thành một hệ thống thẩm mỹ Và như vậy, diễnngôn tạo nên dáng hình tác phẩm văn học hiện diện trước mắt độc giả nhưmột tam lưới ngôn từ được đan bện bởi nhiều yếu tố khác nhau mà chỉ khigiải mã được chúng, chúng ta mới có thể khai phá nét dep cất giấu nơi tang
sâu văn bản ngôn từ.
Tiếp đó trong công trình nghiên cứu Trén đường biên của lí luận văn học,tác giả Trần Đình Sử cho rằng: “Văn học là nghệ thuật ngôn từ, nhưng cho
đến nay hầu hết các tài liệu lí luận văn học ở Việt Nam đều chỉ hiểu ngôn từ như một phương tiện biểu đạt, một công cụ bề ngoài, chưa đi sâu tìm hiểu bản
chất xã hội, thầm mĩ của nó, và do đó chưa đi đến hiểu rõ bản chất của ngôn
từ văn học với tư cách là một diễn ngôn” [34, tr.171] Theo ông, có nhiềunguyên nhân dẫn đến tình trạng đó Trước hết bắt nguồn từ truyền thống xemvăn học là sự phản ánh chỉ đơn thuần là sự phản ánh hiện thực thông qua hình
tượng vào ý thức, mà ở đó ngôn từ chỉ là phương tiện bề ngoài Một phiến
diện khác chính là việc các nhà lí luận hình thức Nga, phê bình mới Anh — Mĩ
xác lập thuần tuý cấu trúc ngôn từ làm nên đặc trưng văn học, băng cách đi
tìm “chất văn học”, “tính văn học” trong chất liệu ngôn từ trong cách thức tôchức ngôn ngữ nhưng đối lập với lời nói Tuy nhiên, con đường đúng đắn
nhất dé tìm hiểu ngôn từ của văn học cần phải được xuất phát từ sự thống
nhất không thể tách rời giữa ngôn từ và ý thức xã hội Và do đó, diễn ngôn
mang vai trò như một quy chế chung quy định nên các phương thức giao tiếp
của con người cùng các chuẩn mực xã hội trong mọi mặt của đời sống xã hội
Đến Lã Nguyên, trong quá trình kiếm tìm vị thế văn học trên sân chơivăn hoá theo tiến trình lịch sử, nhận thấy rằng dù trải qua hàng nghìn năm,
văn học vân luôn giữ vi trí trung tâm của đời sông văn hoá — xã hội bởi nó
22
Trang 27luôn nằm ở nơi giáp ranh giữa tư tưởng hệ và nghệ thuật Vậy nên, “đặt bên
cạnh tôn giáo, triết học, đạo đức học, chính trị học, pháp quyên, luật hoc ,
văn học là diễn ngôn tư tưởng hệ trong hình thức nghệ thuật Nhưng đặt bên
cạnh kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, hội hoạ , văn học là diễn ngôn nghệthuật mang nội dung tư tưởng hệ” [26, tr.69] Văn học bởi vậy vừa là nhân tốphân hoá, chia tách lại vừa là nhân tố liên kết, hợp nhất các hiện tượng thuộc
về thâm mĩ — nghệ thuật cùng các hiện tượng mang tư tưởng hệ
Trong cuốn Giáo trình văn học Việt Nam — Ba mươi năm đâu thé ky XX,
tac gia Pham Xuan Thach cho rang: “Diễn ngôn là một sản phẩm của một
hành vi ngôn ngữ, nó bắt buộc người nghiên cứu diễn ngôn không chỉ quan tâm đến nội dung của diễn ngôn mà cả thái độ của người phát ngôn Như các
nghiên cứu về diễn ngôn đã chứng minh, có hai loại thái độ cơ bản: hoặcngười phát ngôn đồng nhất diễn ngôn của mình với chân lí về hiện thực, hoặcanh ta đặt luôn vấn đề về tính xác thực của chính những điều mà anh ta phátbiểu” [44, tr.419] Nghiên cứu diễn ngôn trên cơ sở nền tảng ý thức hệ, người
viết đã chỉ ra những chiến lược tạo nghĩa cơ bản trong diễn ngôn tự sự, từ
kiêu diễn ngôn ý thức hệ, kiêu diễn ngôn có tính phê phán, cho đến kiêu diễn
ngôn có tính giéu nhại ý thức hệ đã manh nha trong tự sự giai đoạn nay.
Như vậy có thé thấy rang đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về diễn
ngôn cũng như phương thức sử dụng diễn ngôn như một cơ sở lí thuyết khi
nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực đa dạng, đặc biệt trong nghiên cứu văn học.
Diễn ngôn được tiếp nhận như một thực tiễn giao tiếp trong đời sống xã hội
cua con người, tồn tại dưới dạng văn bản hoặc phi văn bản tạo thành hệ thống
siêu ngôn ngữ độc đáo trong thực tiễn luận bàn về chủ đề nào đó của đời sống
Mỗi đơn vị diễn ngôn được cau tạo từ mỗi chủ dé cụ thé, tất cả tổng hoà nên
hệ thống diễn ngôn Hệ thống diễn ngôn này luôn chịu sự tác động của cácnhân tô như ý thức hệ, trạng thái tri thức và cơ chế quyền lực xã hội quy định
23
Trang 28quá trình hình thành nội dung và hình thức một cách có chiến lược của diễnngôn trong một giai đoạn lịch sử xã hội cụ thể.
1.1.2.2 Giới thuyết về diễn ngôn nữ quyên và các hướng tiếp cận
Khái niệm diễn ngôn đã trở thành lí thuyết nguồn thiết thực và vững
chắc trong nghiên cứu các ngành khoa học xã hội và nhân văn Trong nghiên cứu diễn ngôn có ba khuynh chủ yếu Thứ nhất là đưới khuynh hướng ngônngữ học do các nhà ngữ học khởi xướng Thứ hai là khuynh hướng lí luận vănhọc được đề ra bởi M Bakhtin Tuy nhiên diễn ngôn văn học này rất ít được
đề cập đến, chủ yếu được các nhà lí luận văn học nghiên cứu một cách chuyên
biệt Thứ ba là khuynh hướng xã hội học, lịch sử tư tưởng, mà đại diện tiêu
biểu là M Foucault Những thuật ngữ như diễn ngôn chính trị, diễn ngôn tínhdục, diễn ngôn nữ quyén, được sử dụng như một lí thuyết tiếp cận văn họctheo khuynh hướng xã hội học của Foucault Khi sự chú ý về bản chất giao
tiếp của tự sự ngày càng được quan tâm, cũng như nhận thức về sự gan kết không thé tách rời giữa nội dung, ngữ cảnh tự sự cùng với thi pháp tự sự vào cuối thập niên 1970, thì đây cũng là thời điểm xuất hiện các nghiên cứu, đánh giá về sự anh hưởng của nhân tố “giới” đến sự hình thành và phát triển của
các thé loại, chiến lược diễn ngôn hay diễn giải các văn bản tự sự Diễn ngôn
nữ quyền ra đời như một hệ quả tất yêu từ quá trình đấu tranh của lịch sử thé
hiện sự chi phối bởi các cơ chế quyền lực nhất định trong xã hội.
Với Michel Foucault, diễn ngôn về nữ quyền là một diễn ngôn cu thétheo kiểu định nghĩa những phát ngôn hoặc văn bản có nghĩa và có hiệu lựctrong đời sống thực, tức là nhấn mạnh khả năng tạo nghĩa và tác động của nóđến thế giới khách quan Nhưng đồng thời nó cũng có thể được xếp vào kiểu
định nghĩa thứ hai của ông khi coi diễn ngôn là một nhóm các nhận định đã
được cá thé hoá (diễn ngôn trong trường hợp này được sử dụng ở dạng số
24
Trang 29nhiều, discourses) Tuy nhiên trong quá tìm hiểu và nghiên cứu sự hình thành, phát triển, biến đổi của diễn ngôn cụ thé này thì điều này gắn bó mật thiết về
cách Foucault định nghĩa về diễn ngôn nữ quyền khi ông quan tâm tới nhữngquy tắc và cau trúc cau tạo nên những định nghĩa Trong cuốn The History of
Sexuality (volume I), Foucault nhận định rang: “Where there is power there is
resistance”, duoc hiểu là “Ở đâu có quyền lực, ở đó có đấu tranh” (Foucault,1978) Mối quan hệ giữa quyên lực va tri thức nay của Foucault diễn giải cu
thé hơn trong cuốn Michel Foucault của Sara Mills “Sự mat cân bằng về quan hệ quyền lực giữa các nhóm người hoặc giữa các thiết chế diễn ra ở đâu thì ở đó sẽ có sự xuất hiện đối kháng về tri thức” [54, tr.89] Tri thức về người phụ nữ được tạo nên bởi sự mất cân bằng trong quan hệ quyền lực giữa người
đàn ông và người phụ nữ Bởi vậy có rất nhiều cuốn sách viết về người phụ
nữ, mà ít viết về nam Tương tự như vậy, có thé nhận thấy rang nghiên cứu
học thuật trong khoa học nhân văn thường tập trung vào những người ở vi trí
thấp trong hệ thống thứ bậc của xã hội, những người “bị ngoại biên hoá” Hay
nói cách khác, đó là những người có vị trí quyền lực thấp hơn Đây cũng trở
thành lí thuyết mang tính gợi mở của Foucault cho những nghiên cứu sau này
về diễn ngôn tinh dục, diễn ngôn thuộc địa, diễn ngôn nữ quyén,
Năm 1986, bài báo của Susan S Lanser đã cho thấy sự phát triển cácphạm trù, khái niệm từ sự kết hợp giữa tự sự học và tư tưởng nữ quyền trongquá trình giải cấu trúc văn bản tự sự Thông qua các khảo sát, Lanser đã đưa
ra cách phân chia cấp độ tran thuật thay thế cho mô hình trần thuật kinh điển của Gerard Genette bởi sự hạn chế về khả năng tương thích giữa các tình huống tự sự, đặc biệt là đối với những văn bản xây dựng hoàn cảnh giao tiếp phức tạp và tinh tế như văn chương viết bởi giới nữ Có thé nhận thấy rang,
diễn ngôn công khai của người phụ nữ ton tại trong xã hội nam quyền thường
phải tim cách hoà giọng hoặc “cai trang” với giọng của đàn ông, hay nói cach
25
Trang 30khác, nó bị “ô nhiễm bởi sự kiểm duyệt từ bên ngoài đến bên trong” [50].Chính vì vậy mà trong lịch sử văn học phương Tây, thể loại nhật ký, thư từtrở thành giới hạn trong khả năng giao tiếp cá nhân, được các nhà văn nữ ưa
sử dụng hơn vì nó không có khả năng đe doạ đến sự thay đôi trật tự của xã hộinam quyên vốn trao diễn ngôn công khai cho đàn ông độc quyền chiếm giữ Ởnhững thực hành của Lanser, ta còn thấy tác giả luôn ý thức điều chỉnh và phêbình không chỉ những giới hạn của tự sự học kinh điển mà còn ngay cả cách
tiếp cận của các nhà phê bình nữ quyền khác, trong đó bao hàm cả những thực
hành của chính mình Vì vậy nên theo Lanser, diễn ngôn nữ quyền cũng tạo
nên tác động ngược trở lại đối với tự sự học, góp phần nhận thức và điều
chỉnh lại các phạm trù, khái niệm trước đó vốn bị “đóng” lại bởi tính trung lậpcũng như tính phổ quát của chúng Từ đó giúp cho tự sự học tăng cường tínhnhân văn và tính can dự (điều mà tự sự học giai đoạn trước đó đã loại trừ),cũng như nỗ lực trong quá trình giải cấu trúc tự sự học kinh điển vốn đã tồn
tại như một “đại tự sự”.
Trong cuốn Discourse (1997), tác giả Sara Mills cho rằng “diễn ngôn là thuật ngữ có phạm vi nghĩa khả hữu rộng nhất so với bất cứ thuật ngữ nào của
lý luận văn học và văn hóa” [55, tr.70] Ở đó, các phạm trù thuộc về diễnngôn bao gồm toàn bộ phát ngôn hoặc văn bản có nghĩa được xác định trongthế giới thực, hay một nhóm các diễn ngôn mang tính thiết chế, hoặc các nhận
định được sản sinh từ thực tiễn và có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Nói cách
khác, diễn ngôn được hiểu là một hệ thong những khái niệm, quan điểm, tư
tưởng, cách hành xử, tư duy xuất hiện và phát triển trong một bối cảnh xã hội
cụ thể nào đó Không đơn giản chỉ là tuyển tập các tuyên bố, nhận định nhất
thời, giản đơn mà diễn ngôn phải có tính đối thoại (quan điểm Bakhtin), cóchủ thé diễn ngôn, có tính quyền lực và tri thức (quan điểm Foucault) Soi
chiêu một vài diễn ngôn với tư cách là những “đại tự sự” từ những góc độ lý
26
Trang 31thuyết đã dẫn giải ở trên, rõ ràng có nhiều những kiến giải lý thú Diễn ngôn
nữ quyền không chỉ xuất hiện trong văn học mà còn trong điện ảnh với hàngloạt sáng tác nghệ thuật của các nghệ sĩ nữ như một bản tuyên ngôn nữ quyềnchống lại thế giới nam quyền, đề cao phẩm chất và giá trị của người phụ nữ.Mặc dù sở hữu những giá trị và quyền lực không thể chối cãi nhưng phụthuộc vào bối cảnh, thời đại và cách thức tạo dựng diễn ngôn khác nhau màsức ảnh hưởng của quyên lực dién ngôn nữ quyền cũng khác nhau
Đến nay nghiên cứu về diễn ngôn nữ quyền, cũng như tự sự học nữquyên luận ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm Trong chuyên luận Cách
thức tiếp cận với văn chương và ngôn ngữ học với tự sự học nữ quyên luận
(tựa gốc: Literary and Linguistic Approaches to Feminist Narratology), Ruth
E Page cho rằng diễn ngôn nữ quyén ở thập niên 1980 thé hiện mong muốnphá vỡ sự bất bình đăng giữa nam và nữ Tuy nhiên do thắm đẫm tinh thần từlan sóng đấu tranh nữ quyên thứ hai, việc định hình diễn ngôn bị đóng khungtrong ngữ cảnh mang tính đặc thù, chưa thực sự mang tiếng nói ảnh hưởng
sâu rộng Đến cuối những năm 1990, dưới ảnh hưởng của lý thuyết hậu cấu
trúc, những khái niệm về vấn đề phái tính đã được điều chỉnh một cách triệt
dé khi sự khác biệt trong ý niệm phổ quát thế giới và tư duy nhị nguyên bị phá vỡ, thay vào đó là sự biểu hiện phái tính được thực hiện ở nhiều ngữ cảnh
khác nhau, dưới nhiều phương thức đa dạng hơn Diễn ngôn nữ quyền cũng
trở lên linh hoạt hơn khi nó tiếp nhận cả thuyết đồng tính (queer theory) làm
tăng khả năng can dự của phái tính trong sự hồi đáp và cấu trúc tự sự [56, tr.9].
Như vậy có thé thấy rang, chủ nghĩa nữ quyên, nữ quyền luận và diễn ngôn nữ quyền đều là hệ quả tất yếu từ những chuyền biến của lịch sử, xã hội với mong muốn đem lại sự bình dang giữa các giới, đồng thời là tiếng nói
khang định quyên lợi xứng đáng cho người phụ nữ Tuy nhiên cần phải có sự
phân biệt rõ ràng giữa các khái niệm này Nêu “chủ nghĩa nữ quyên” là khái
27
Trang 32niệm chỉ tập hợp các phong trào xã hội xuất hiện nhăm mục đích căn bản nhất
là đấu tranh cho sự bình đăng giữa đàn ông và đàn bà; thì “nữ quyền luận” ra
đời như một hệ thống các quan điểm, tư tưởng về nguyên nhân dẫn đến sự bấtbình đăng giới dé từ đó tìm kiếm các giải pháp nhằm khắc phục sự bất ôn này
Và “diễn ngôn nữ quyền” xuất hiện như một hình thức biểu hiện ngôn ngữ théhiện những nhận định, tư tưởng được cá thể hoá đặt dưới sự chi phối của môhình tư duy, cơ chế quyền lực cùng các nguyên tắc rang buộc khác Nhữngnhận định thuộc về diễn ngôn này chủ yếu nhằm hướng tới mục đích điềuchỉnh nhận thức, hành vi, ngôn ngữ của giới nữ, tiến tới xoá bỏ sự bất bình
đăng giữa nam và nữ, giải phóng phụ nữ khỏi vòng kìm kẹp từ cơ chế nam trị,
tìm lại và khẳng định giá tri tự do của bản thân cùng ban ngã cá nhân Qua
các giai đoạn phát triển của lịch sử, diễn ngôn nữ quyền cũng có sự thay đổi,dần bổ sung và hoàn thiện: từ những khởi xướng ban đầu còn mang tính cáthê đơn lẻ, thiếu tập trung, dần trở nên có hệ thống hơn, mở rộng phạm vi bao
quát và tăng cường sức ảnh hưởng đên nhiêu quôc gia trên thê giới.
Là một vấn đề thuộc về nghiên cứu xã hội học, diễn ngôn nữ quyền hiện nay được tiếp cận dưới nhiều hướng khác nhau Theo hướng tiếp cận ngôn
ngữ học, nhà ngôn ngữ học Ferdinand de Saussure chỉ ra rằng, trong quá trìnhphân tích diễn ngôn nữ quyền cần đặt trọng tâm đến vấn đề cấu trúc nội tạicủa văn ban dé từ đó xác định các yếu tố nội tại tham gia vào quá trình chiphối hoạt động diễn ngôn Những yếu tố đó có thé kê đến như giọng kê, ngôi,
thé, thức, thời hoặc mối quan hệ giữa ngữ cảnh phát ngôn và nhân vật phát ngôn Hay theo hướng tiếp cận phong cách học của Mikhail Bakhtin, bộ mặt của diễn ngôn nữ quyền có thé được hình dung thông qua việc khảo sát các thể loại lời nói cùng các phát ngôn cụ thể được thực hiện trong văn bản Mục
đích của quá trình khảo sát và phân tích ấy là tìm ra sự đối thoại giữa diễn
ngôn nữ quyên và nam quyên nhăm phá vỡ thê độc tôn nam quyên vôn đã tôn
28
Trang 33tại từ trước đó, tạo nên một trật tự thế giới mới cân băng, bình đăng giữa nam
và nữ Tuy nhiên, với Michel Foucault, phân tích diễn ngôn nữ quyền sẽ mở
ra nhiều cánh cửa nghiên cứu văn bản sâu rộng Đặc biệt, M Foucault nhấnmạnh đến tính sáng tạo chủ thé trong quá trình thé hiện diễn ngôn thông quaphân tích cấu trúc nội tại của văn bản Trong luận văn này, chúng tôi sẽ sửdụng lý thuyết của M Foucault như một khung lý thuyết chủ yếu dé soi chiếu
sáng tác tiêu thuyết của Shin Kyung Sook trên bình diện diễn ngôn nữ quyên.
1.2 Văn học Hàn Quốc trong bối cảnh văn hoá xã hội đương thời 1.2.1 Bất bình dang giới và van dé nữ quyền trong xã hội Hàn Quốc
đương đại
Trong xã hội Hàn Quốc từ xa xưa, vai trò của người phụ nữ vốn đã bị
xem nhẹ, được xếp vào tầng lớp thấp kém và yêu thế Phụ nữ phải chịu nhiều
nhẫn nhục, bị tước bỏ cơ hội tham gia các lĩnh vực chính trị xã hội Chính bởi
sự hạn chế địa vị như vậy, SỐ phận người phụ nữ buộc phải phụ thuộc vàongười đàn ông Tuy nhiên tình hình này đã thay đổi ké từ thập niên 1880 sau
khi đào tạo giáo dục cho người phụ nữ dần được mở rộng cả trong và ngoài
nước Khi sự tự thức tỉnh của người phụ nữ được dâng cao cũng là thời điểm
đánh dấu các phong trào đấu tranh nhân quyền cho người phụ nữ bắt đầu xuấthiện Năm 1948, Vụ Phụ nữ (sau này sáp nhập thành Vụ Phúc lợi Gia đìnhnăm 1948) trực thuộc Bộ Các vấn đề xã hội được thành lập Từ đây cũng ghi
nhận bước đầu kết quả từ những phong trào và hoạt động của giới nữ trong
quá trình đấu tranh cho bình quyền nam nữ khi người phụ nữ có quyền được
bầu cử, ứng cử và chịu trách nhiệm cộng đồng, tham gia vào hoạch định các
chính sách quan trọng của đât nước.
Tuy bước ra từ cuộc nội chiên với nên kinh tê nông nghiệp lạc hậu
nhưng bắt đầu từ năm 1960, nền kinh tế Hàn Quốc đã chứng kiến sự gia tăng
29
Trang 34vượt bậc khi lựa chọn chiến lược phát triển kinh hướng ngoại cùng lay xuat khẩu làm động lực, tập trung vào xây dung nền tang công nghiệp nặng và
công nghiệp hoá dau Xã hội thay đổi cùng trình độ học vấn của người phụ nữđược tăng lên dẫn đến nhu cầu về phụ nữ có kỹ năng và chuyên môn cũngtăng theo Tuy gia tăng sự can dự của người phụ nữ vào các hoạt động kinh tếnhưng những vấn đề về giá trị gốc cùng thiết chế truyền thống trói buộc họ
vân tôn tại và găn chặt lầy sô phận của người phụ nữ.
Khi nền kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh chóng vào những năm 1970
và 1980, nhiều người đản ông có công việc ồn định, được trả lương cao Phụ
nữ không cần phải ra ngoài kiếm tiền bởi tiền lương của chồng đã đủ dé chucấp cho gia đình Chính điều này đã cho phép sự ra đời chế độ hoju (= All)
— chế độ đăng ky gia đình mang tính phụ hệ, mà theo luật pháp quy định rang
người đàn ông được ưu tiên là chủ gia đình hợp pháp trong khi người phụ nữ
không có vi trí xã hội của mình; và hệ thống này hiện đã bị bãi bỏ vào năm
2005 Vào cuối những năm 1990, cuộc khủng hoảng tài chính càn quét các quốc gia châu Á đã khiến nhiều gia đình Hàn Quốc rơi vào cảnh phá sản.
Cũng chính thời điểm này, mâu thuẫn giữa hai giới ở Hàn Quốc bắt nguồn từ
kinh tế càng trở nên rõ rệt Đây cũng là lúc phụ nữ dần thâm nhập vào thị
trường lao động và cạnh tranh trực tiếp với nam giới Tuy vậy, định kiến tiêucực về người phụ nữ vẫn tồn tại từ sâu trong lòng xã hội, cùng với sự biến đổicủa xã hội, hình thành những áp lực mới, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ
Tại Hàn Quốc luôn có một sự chênh lệch rất lớn giữa mức độ phát triển kinh tế với van đề bình dang giới Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thể giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 2018 (International Monetary Fund World
Economic Outlook, 2018) [49], Hàn Quốc có một sự phát triển kinh tế than ki,thuộc top 12 nên kinh tế lớn nhất thế giới Tuy nhiên trong một bảng xếp hạng
30
Trang 35khác về chỉ số bình đăng nam nữ (The forum's Global Gender
Gap Report, 2018) [48] của Tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World
Economic Forum), Hàn Quốc xếp thứ 115 Điều này cho thấy rang phong trào
nữ quyền ở Hàn Quốc tuy bùng né rất quyết liệt nhưng vị thé của người phụ
nữ, sự bình đăng giới trong xã hội hiện tại vẫn chưa thực sự được cải thiện
Sự bất bình đăng này được thể hiện ở một số vấn đề như: mức lương chênhlệch (lương trung bình của nữ thấp hơn lương trung bình của nam từ 20 —
30%), cơ hội thăng tiến, những chức vụ cấp cao nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn so
VỚI nữ,
Ở Hàn Quốc, nếu nhận mình là người ủng hộ nữ quyền, họ có thể sẽ bịxem là người chống đối nam giới Phụ nữ đã đấu tranh vì nữ quyền bằngnhiều cách khác nhau Tuy nhiên, sự phẫn nộ và phản đối gay gắt từ nam giớicũng không ít khiến phụ nữ vẫn ngại ngần khi mang mác “nữ quyền” Phong
trào 4 KHÔNG (không kết hôn, không sinh con, không hẹn hò, không quan
hệ tình dục) là một trong số những hành động mà phụ nữ Hàn Quốc thể hiện như một cách phản đối các quy tắc gia trưởng Hay các phong trào khác như
Escape the Corset — phong trào chống lại các tiêu chuẩn sắc đẹp nghiêm khắc,
và #Metoo — phong trào tố cáo nạn quay lén và tan công tình dục, cũng trở tạođược sức ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội Tuy nhiên vẫn chưa thể tìm đượcmột cộng đồng kết hợp nam giới và nữ giới dé hỗ trợ các phong trào nữ quyềntại Hàn Quốc trong bối cảnh mâu thuẫn giới vẫn đang diễn ra đầy căng thăng
và ngột ngạt.
1.2.2 Vài nét về Văn học Hàn Quốc trong xã hội đương đại
Văn học Hàn Quốc có lịch sử lâu đời như chính lịch sử của dân tộc Hàn
có bề dày trên 3000 năm Văn học Hàn Quốc phong phú về số lượng, đa dạng
về thê loại và có những đặc trưng độc đáo Trong suốt quá tiến trình lịch sử
31
Trang 36của người Hàn không chung sống với bất kỳ dân tộc nào khác, cũng không tồn tại vấn đề về dân tộc thiểu số Bởi vậy Hàn Quốc là một đất nước gan nhu
thuần chủng về mặt dân tộc, khác với sự phong phú và đa dang của thiênnhiên nơi đây Điều này cũng tạo nên cho người Hàn sự nhạy cảm với nhữngnét khác biệt về văn hoá và dân tộc, cho phép họ duy trì được những nét cátính độc đáo của dân tộc mình Bản sắc dân tộc rõ ràng và thống nhất này đãgop phan giúp cho văn hoc Hàn Quốc trở thành hình mẫu của nền văn học
quốc gia dân tộc Tuy nhiên “tác phẩm văn học Hàn Quốc được dịch và giới thiệu tại Việt Nam còn quá ít Văn học Hàn Quốc thật sự được độc giả biết đến sau ảnh hưởng của làn sóng Hallyu” [42, tr.263] Khác với điện ảnh hay
âm nhạc, văn học Hàn Quốc thường phản ánh một hình ảnh Hàn Quốc vớihiện thực khắc nghiệt trong nhịp sống hối hả cùng những nỗi ám ảnh, tâmtrạng hoài nghi và bé tắc Điều này khác xa với tâm ly đón nhận của phanđông độc giả so với những ấn tượng dành cho những thé loại văn hoá nghệ
thuật của Hàn Quôc được truyền bá rộng rãi và phô biên trước đó.
Quá trình dài tiếp xúc sâu rộng với nền văn hoá phương Tây tạo điều kiện thuận lợi cho văn học hiện đại Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ Dựa vào
bối cảnh chính trị, xã hội có thé chia văn học hiện đại Hàn Quốc thành bốnthời kì khác nhau: văn học cận đại (1900-1945), văn học thời hậu chiến vàchia cắt đất nước (1945-1970), văn học trong xã hội công nghiệp (1970-1990),văn học trong xã hội tiêu dùng đại chúng (1990 đến nay) Bắt đầu từ những
năm 1920, văn xuôi Hàn Quốc có xu hướng thoát thai khỏi văn học cô điển khi bat đầu có nhận thức về tính hư cầu cùng những van đề hiện thực, chú tâm đến truyền tải thế giới nội tâm phong phú của con người đương thời, thể hiện qua nhiều dé tài đa dang va bút pháp sáng tác hiện đại Đặc biệt trong tiểu
thuyết mới, cảm giác chân thực được tăng lên thông qua việc tái hiện không,thời gian cu thé sinh động và ngôn ngữ nhân vật tinh tế giàu giá trị biéu đạt
32
Trang 37Các thé loại tiêu thuyết như tiêu thuyết đô thị, tiêu thuyết nông thôn, tiểu thuyết thế sự, tiêu thuyết nữ giới, tiểu thuyết đại chúng, tiểu thuyết lịch sử đêu nhận được sự quan tâm chú ý từ độc giả.
Từ những năm 1970, dưới sự lãnh đạo của tông thống Park Jung Hee,tình hình văn học cũng trở nên vô cùng ngột ngạt và hỗn loạn Sự kiểm soát
độc tài của chính quyên quân sự tạo ra một khoảng cách lớn giữa nhà lãnh dao
và dân chúng Nhân dân không có tiếng nói dân chủ mà tất cả đều nằm dưới
sự lãnh đạo của tổng thống Park Sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp
hoá đã gây ra những mặt trái trong xã hội Hàn Quốc yên bình Ô nhiễm môitrường được cho là kẻ thù lớn nhất nảy sinh trong quá trình công nghiệp hoá.Tiếp sau đó là sự thu hẹp dần của xã hội nông thôn và sự tăng trưởng nhanh
mạnh của những khu đô thị Đại diện cho xã hội mới này là những ngôi nhàcao tầng cùng những con người thượng lưu với tư tưởng phân biệt giai cấp ở mức báo động Trong hoàn cảnh xã hội đó, các văn nhân, thi sĩ đã cất lên những hồi chuông cảnh báo về sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, về những
hệ lụy của một nền công nghiệp tăng trưởng quá sức mau lẹ Và tất nhiên,
không thé thiếu tiếng nói của các tác giả nữ Cũng cần nói thêm rằng, trong
giai đoạn hậu chiến và thời kì chia cắt đất nước, các tác giả nữ hầu như vắngbóng trên văn đàn nhưng đến giai đoạn này, họ xuất hiện ram rộ, đông đảo
Đề tài cũng đã mở rộng hơn so với trước đây, nếu như trước đây chỉ tập trungvào dé tài người phụ nữ thì ngày nay, đã mở rộng dé tài sang các lĩnh vực như
văn hóa, chính tri, xã hội, Cùng với đó, sự quay trở lại của các tác gia nữ đã
góp thêm tiếng nói phong phú cho nền văn học vì rằng, trong hơn 30 năm chiến tranh, độc giả đã quá quen với các tác phâm về bom đạn chiến tranh, về nỗi đau mat mát Tác pham của các tác giả nữ với văn phong nhẹ nhàng, tham
đẫm tính nhi nữ thể hiện sức hút mạnh mẽ đối với thị hiếu của các độc giả
trong thời đại công nghiệp.
33
Trang 38Và những thập kỷ từ 1970 đến 1990 là thời kỳ chứng kiến sự xuất hiện của nhiều gương mặt tác giả nữ từ nhiều tầng lớp khác nhau và hoạt động
sáng tác của ho cũng vô cùng sôi nổi, khang định được những nét cá tínhriêng biệt Các nhà văn giờ đây không chịu bắt kì trở ngại nào, họ có thé tự doviết ra những trăn trở, những suy tư của mình về thời cuộc, về lối sống củacon người trong thời đại mới Cuối thập niên 90, Internet xâm nhập mạnh mẽ,Hàn Quốc trở thành quốc gia có tỉ lệ đân số sử dụng Internet cao nhất thế giới
Internet xâm nhập vào tất cả mọi nơi từ gia đình, trường học cho đến những
nơi làm việc Khi mối quan hệ giữa con người với con người lúc này nhờ sự
phát triển của xã hội truyền thông đã được phát triển, ngay lập tức dẫn đến
việc hình thành dư luận của cộng đồng mạng Số lượng người tham gia vàocộng đồng càng trở nên đông đảo nên sự khuynh đảo ngôn luận của các côngdân mạng đã trở thành một vấn đề của văn hoá, xã hội người Hàn Quốc hiệnđại Các thé loại văn hoá như âm nhạc, điện ảnh, văn học, hoặc các van déchính trị, dân chủ, thế lực chính trị, quan hệ ngoại giao, ngày cảng chịu sựchi phối mạnh mẽ từ xã hội truyền thông Với tư tưởng dân chủ, bình dangnên giai đoạn này, thi đàn văn học đón chào rất nhiều các tác giả nữ xuất sắc
Họ không chỉ nổi tiếng trong nước mà nhờ sức ảnh hưởng của Internet, cùng
phong trào dịch thuật khá phát triển nên tác phẩm của họ đã được giới thiệu
rộng rãi tới các nước khác, và đương nhiên, một số nhà văn tài năng đã đoạt
được rất nhiều giải thưởng Nhìn chung “Văn học và thơ ca hiện đại ở Hàn
Quốc chủ yếu là u buôn do sự chia cắt đất nước bi thảm sau chiến tranh Hàn
Quốc Các tiểu thuyết viết về sự chia ly, sự thất vọng, về các ảnh hưởng mất
nhân tính của quá trình hiện đại hoá và công nghiệp hoá.” [27, tr.32] NếuHan Kang gây ấn tượng với ngòi bút đầy gai góc, sắc lạnh và ám ảnh; Gong Ji
Young dẫn người đọc đùa vui cùng con chữ trong thế giới văn chương hư cau
đầy sinh động, nhưng cũng hết sức chân thực của Hàn Quốc những năm 1960
34
Trang 39— 1980; hay Hwang Sun Mi hướng ngòi bút về nhiều góc cạnh của xã hội đương thời như sự va đập giữa truyền thống và hiện đại, van dé sinh tồn thì
Shin Kyung Sook lại tạo cho mình một phong cách độc đáo của riêng mình.
1.3 Sw ảnh hưởng của chủ thé sáng tạo đến âm hưởng diễn ngôn
nữ quyền
1.3.1 Khái niệm chủ thé sáng tao
Từ bức tranh văn hoá, xã hội mang tính toàn cảnh, điều quan trọng cần được nhận diện chính là khả năng hoạt động và kiến tạo giá trị diễn ngôn từchủ thê sáng tạo xuât hiện trước những biên đôi của đời sông.
Sáng tao là hoạt động mang tính đặc trưng của con người thé hiện qua
quá trình hoạt động có mục đích nhằm tạo ra cái mới có giá trị, từ đó thể hiện
năng lực riêng biệt và vượt trội của mỗi cá nhân Trong hoạt động sáng tạo đó
bao gồm những nhân tổ quan trọng như: chủ thé sáng tao, môi trường sáng tao,van dé của sáng tao và sản phẩm sáng tạo Giữ vị trí trung tâm của hoạt động
sáng tạo không thé thay thé chính là chủ thé sáng tạo (cá nhân hoặc tập thé).
“Chủ thé sáng tạo là những người quyết định đến sản phẩm sáng tạo [ ] Ở
hầu hết những sản phẩm sáng tao thì ý tưởng, lời giải của sản phẩm sáng tạo
luôn là phan quan trọng nhất, do vậy chủ thé sáng tạo trước hết phải là người
tạo ra ý tưởng, lời giải của sản phẩm” [34, tr.32] Vậy nên có thé nói rằng, chủ
thé sáng tao là những người mang lai giá trị mới có tính thẩm mỹ băng sản
phẩm sáng tạo của mình Tài năng, phong cách, thế giới quan, nhân sinh quan
chính là những yếu tố mang tính cốt lõi tạo nên diện mạo cho chủ thé.
Đề kiến tạo nên một hình tượng nghệ thuật trong một chỉnh thể trọn vẹnmang tính thẩm mĩ, năng lực tưởng tượng sáng tạo của chủ thể không chỉdừng lại ở quá trình mã hoá các nhận thức và cảm xúc thành biểu tượng, mà
đó còn là quá trình tâm lý sáng tác đầy phức tạp Hoạt động sáng tạo của chủ
35
Trang 40thé di từ việc quan sát, phân tích đối tượng thâm mỹ khách quan trong tương
quan nhu cầu thẩm mỹ xã hội để đi đến hình thành đối tượng có tính cụ thể,tính thâm mỹ bang các chất liệu đã được thu nhận từ trước đó Đối tượng sángtạo nhờ đó được vật chất hoá với đường nét, màu sắc, âm thanh, dáng điệu,ngôn từ, Một đối tượng khách quan có thể được biểu hiện dưới nhiều hìnhthức cụ thể khác nhau Quá trình biến đổi và vật chất hoá đối tượng khác nhau
ấy phụ thuộc phần lớn vào năng lực tự thân của chủ thể sáng tạo, môi trường
sáng tạo cùng nhiều yếu tố khách khách quan khác Mỗi chủ thê sáng tạo với
ý thức cá nhân riêng biệt trong việc kiến tạo nên những sản phẩm vừa mang bản sắc độc đáo thuộc về chính họ nhưng vẫn luôn tìm kiếm con đường được
hoà mình vào thế giới muôn hình vạn trạng
Trong văn học, chủ thể sáng tạo được xác lập trên tư thế của tác giả vănhọc, “là người sáng tạo ra các giá trị văn học mới; bằng cách đó và bằng bảnsắc sáng tạo độc đáo cua mình, tác gia văn học là một đơn vi, một “điểm tính”,một bộ phận hợp thành quá trình văn học, một “gương mặt” không thể thaythế, tạo nên “điện mạo” chung một thời kỳ hoặc thời dai văn học” [1, tr.358]
Như vậy khái niệm “chủ thể sáng tạo” hay “tác giả văn học” lúc này tương
ứng với khái niệm “phong cách cá nhân”, “cá tính sáng tạo” Cùng với tài
năng sáng tạo, mỗi tác giả đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo nên tính
chất liên văn bản cho tác tác phâm của mình Bởi mỗi tác phẩm văn học được
xây dựng với nhiều tầng nghĩa khác nhau liên kết chặt chẽ với hiện thực cuộc
sống hoặc nảy sinh trong mối liên tưởng khi tiếp cận tác phẩm Vậy nên “Một
văn bản văn học thường mang theo nhiều tiếng nói, nhiều âm hưởng của cùng
thời đại hay khác thời đại khác nhau, nó kế thừa những văn bản đã có trướcđó” [7, tr.58], và tất cả đều nằm dưới sự chi phối của chủ thé sáng tạo
Theo Bakhtin, không thể tách rời văn chương, hay nghệ thuật nói chung,
ra khỏi con người bằng xương bằng thịt đã sáng tạo ra nó Bởi vậy cần phải
36