1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Biến đổi kinh tế, xã hội ở Hà Đông từ năm 1986 đến năm 2018

236 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN HỮU SƠN

TU NĂM 1986 DEN NAM 2018

LUẬN ÁN TIEN SĨ LICH SỬ

Hà Nội — 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN HỮU SƠN

TỪ NĂM 1986 ĐÉN NĂM 2018

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 62 22 03 13

LUẬN ÁN TIEN SĨ LICH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS NGUYÊN ĐÌNH LÊ

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Luận án Biển đổi kinh tế, xã hội ở Hà Đông từ năm 1986 đến năm 2008 là công

trình nghiên cứu của cá nhân tôi và được hoàn thành với sự giúp đỡ, động viên của

nhiều cá nhân và tập thê.

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đình Lê đã nhiệt tìnhhướng dẫn, định hướng, gợi mở vấn đề nghiên cứu; đồng thời luôn động viên và giúp

đỡ tôi hoàn thành luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các giáo sư, phó giáo sư, tiễn sĩ, giảng viên Bộ

môn Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

Quốc gia Hà Nội, nơi tôi học tập và làm luận án, đã tận tình giúp đỡ tôi về mặt chuyênmôn trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bộ phận Đào tạo Sau đại học Khoa Lịch sử,

Phòng Sau đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốcgia Hà Nội, Trường Trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Huệ - Hà Nội đã giúp đỡtôi hoàn thành các thủ tục hồ sơ trong quá trình học tập, nghiên cứu, viết và bảo vệ

luận án.

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Cục Thống kê Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầutư Hà Nội, Thư viện Hà Nội, Quận ủy và Ủy ban Nhân dân quận Hà Đông, Chi cụcThống kê quận Hà Đông, và các cơ quan chức năng khác thuộc quận Hà Đông cùngnhân dân địa phương đã chia sẻ tài liệu, số liệu, thông tin quý báu dé tôi hoàn thành

luận án.

Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng

nghiệp, hoc trò đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận an.

Mặc dù có nhiều có gắng, nhưng vì kiến thức và thời gian có hạn nên luận án khótránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học,

các đông nghiệp và toàn thê các bạn.

Tôi xin trân trọng cảm on !

Nguyễn Hữu Sơn

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các tải liệu, số liệu,được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và được trích dẫn rõ rangtheo quy định Những kết luận của luận án chưa được công bố trong bat ki công trình

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Mục lục Q0 0 0 02g ng ng HH n ĐH kg ki cà 1Danh mục chữ việt tắt - terete eee tenet een ees 3

Danh mục các bảng - c2 n2 cnet ne ene nh nh khe 4Danh mục các biêu -. c2 222222222 nà 5

MỞ ĐẦU HS SS TS T TT T ng kh 6Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU -. 11

1.1 Cac công trình nghiên cứu liên quan đên đê tài luận án II1.1.1 Nghiên cứu kinh tê, xã hội Việt Nam thời kỳ đôi mới H1.1.2 Nghiên cứu kinh tê, xã hội tỉnh Hà Sơn Bình, tỉnh Hà Tây và thủ 26

_ đô Hà Nội thời kỳ đôi mới -cccs cà

1.2 Két quả nghiên cứu và một sô vân dé luận án tập trung nghiên cứu 37

1.2.1 Kêt quả nghiên cứu c2 371.2.2 Một sô vân đê luận án tập trung nghiên cứu 30Tiêu kêt chương 1 c c2 enn eee vn nh nh kh hs 30

Chương 2 BIEN ĐÔI KINH TE, XÃ HỘI Ở HÀ ĐÔNG (1986-2008) AI

2.1 Nhân tô tac động đên biên đôi kinh tê, xã hội ở Ha Đông (1986-2008) 4I

2.1.1 Boi cảnh thê giới và trong nước -. cc-ccsc++ Al2.1.2 Dia giới hành chính và điêu kiện tự nhiên, xã hội Ha Dong 432.1.3 Dinh hướng phát triên kinh tê, xã hội của Hà Đông 462.2 Biên đôi kinh tê ở Hà Đông (1986-2008) cà 522.2.1 Co câu sử dung đât HH HH nh na 52

2.2.2 Von dau tư và thu chi ngân sách . . 542.2.3 Tôc độ tăng trưởng, quy mô và cơ câu kinh tê 562.2.4 Nông nghIỆp ene een eee Eee EEE ened 59

2.2.5 Công nghiệp - xây dung - ee ences se 642.2.6 Thương mại - dịch VU c2 2n sa 702.3 Biên đôi xã hội ở Hà Đông (1986-2008) 0 cece eee cence een eeeee es 73

2.3.1 Dan sô va lực lượng lao động xã hội .- 732.3.2 Thu nhập, mức sông và phân tang xã hội 702.3.3 Văn hóa, giáo dục, y tê, thê dục thê thao -. 83

2.3.4 Trật tự xã hội, môi trường -c- sec tena teenies 87Tidu ket churong k::adđađađaaiaẳaẳũáẳăảảảẻä<4ẢẢẢ 88

Trang 6

Chương 3 BIEN ĐÔI KINH TE, XÃ HỘI Ở HA ĐÔNG (2009-2018) 903.1 Nhân tố tác động đến biến đổi kinh tế, xã hội ở Hà Đông (2009-2018) 90

3.1.1 Boi cảnh thê giới và trong nước - -«.-« «+ 903.1.2 Hà Nội điêu chỉnh địa giới hành chính và tác động đên Hà Dong 91

3.1.3 Dinh hướng phát triên kinh tê, xã hội của Ha Đông 943.2 Biên đôi kinh tê ở Hà Đông (2009-2018) c ones 963.2.1 Cơ câu sử dụng đât -ccQQnn HS neces teen ene ened 96

3.2.2 Von dau tư và thu chi ngân sách - «- 973.2.3 Toc độ tăng trưởng, quy mô và cơ câu kinh tê 100

3.2.4 Nông nghiỆp -cQQQQQQ SH eens HT nh nh hen 103

3.2.5 Công nghiép - xây dựng -c ca 108

3.2.6 Thương mại - dich VỤ -.c c2 eee eens ene nh sa 12

3.3 Biên doi xã hội ở Hà Đông (2009-2018) Ă se 1153.3.1 Dân sô va luc lượng lao động xã hội 1153.3.2 Thu nhập, mức sông và phan tang xã hội 121

3.3.3 Văn hóa, giáo dục, y tê, thê duc thê thao 125

3.3.4 Trật tự xã hội, môi trường cccssssss 130Tiêu kêt chương 3 - c2 n SH SH nh kg kh ng 132

Chương 4 NHAN XÉT VE BIEN DOI KINH TE, XÃ HỘI Ở HA ĐÔNG (1986-1344.1 Tién trinh bién on ố da 134

4.2 Đặc điêm biên đôi - -.-Ÿc 222cc 1374.3 Tác động qua lại giữa biên đôi kinh tê và biên đôi xã hội 149

4.4 Thành tựu, hạn chê - -ccccc 222cc S222 v2 158

Tiêu kêt chương 4 c Q22 enn EEE nh kh EEE Es 170

KET LUẬN TH ST TT KT nh kh 172

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN

DEN LUẬN ÁN LH SH nêu 176

TÀI LIEU THAM KHẢO 2c 1122 1112 1118 nh nh nha 177PHU LỤC c1 1112 111 1111 HH HH 197

Trang 7

DANH MỤC CHU VIET TAT

Chir viét tat Chir viét day du

CNXH Chủ nghĩa xã hội

ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội

GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa)

GTSL Giá tri sản lượng

HĐND Hội đồng Nhân dân

HTX Hop tac xa

KHXHVNV Khoa học Xã hội va Nhân van

NXB Nhà xuất bản

UBND Ủy ban Nhân dân

USD United States dollar (đô là Mi)

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 8

DANH MỤC CÁC BANG

TT Tên bảng Trang

1 | Bảng 2.1: Cơ câu sử dung đất ở Hà Đông (1987-2008) 53

2 | Bảng 2.2: Thu - chi ngân sách của Ha Đông (1986-2008) 56

3 | Bang 2.3: Sản lượng kinh tế Hà Đông theo vùng (1986-2008) 584 | Bang 2.4: Cơ cau kinh tế nhóm ngành trồng trọt ở Ha Đông 61

9 | Bang 3.3: Gia nha ở chung cư tai Hà Đông (2014-2018) 101

10 | Bang 3.4: Giá tri san lượng kinh tế trồng trọt của Hà Đông 105

Trang 10

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh dao từ năm 1986 đến nayđem lại những thành tựu to lớn và toàn diện cho đất nước Tuy nhiên, Việt Nam vẫncòn nhiều khó khăn thách thức Một trong những nguyên nhân của tình trạng này làdo Đảng và Nhà nước chưa có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý kinh tế, xã hộitheo cơ chế thị trường; đồng thời chưa có nhiều kinh nghiệm khắc phục những hạn

chế phát sinh trong quá trình đổi mới.

Nhiệm vụ cấp thiết hiện nay là phải nhìn lại cụ thể và sâu sắc hơn quá trình đôimới đã qua, đề xuất những giải pháp hiệu qua dé phát huy hon nữa những thế mạnhvà khắc phục những thách thức trong quá trình đôi mới, đưa đất nước phát triển bềnvững Thời gian qua đã có nhiều công trình khảo cứu ở trong và ngoài nước về biếnđổi kinh tế, xã hội Việt Nam thời kì đổi mới Bên cạnh những công trình nghiên cứuở phạm vi quốc gia, đã có một số công trình nghiên cứu ở phạm vi địa phương.

Hà Đông có nhiều biến động về tên gọi và địa giới hành chính: là thị xã tỉnh lycủa tinh Hà Sơn Bình (1975-1991), tinh Hà Tây (1991-2006), là thành phố tỉnh ly củatỉnh Hà Tây (2006-2008) và là quận nội thành của thủ đô Hà Nội (năm 2009 đến nay).

Hà Đông có truyền thống lịch sử, văn hoá, gắn bó lâu đời với thủ đô Hà Nội.

Từ khi đất nước đôi mới đến 10 năm đầu trở thành quận của Thủ đô (1986-2018),Hà Đông có nhiều biến đổi kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá,đô thị hoá Kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao,

an ninh chính tri và trật tự an toàn xã hội được giữ vững Bên cạnh đó, Hà Đông vẫn

còn nhiều khó khăn, thách thức Do đó, rất cần có sự nghiên cứu, tổng kết quá trìnhđôi mới ở địa phương, tạo cơ sở khoa học dé các cấp lãnh đạo hoạch định chính sáchphát triển kinh tế, xã hội Hà Đông trong tương lai bền vững hơn.

Nghiên cứu biến đổi kinh tế, xã hội ở Hà Đông từ năm 1986 đến năm 2018 góp

phân nghiên cứu về lịch sử Hà Đông nói chung, nghiên cứu chuyên sâu về biên đôi

Trang 11

kinh tế, xã hội ở một đơn vị hành chính cụ thé, đặc thù từ thị xã tinh ly phát triểnthành quận nội thành Thủ đô trong thời kì đổi mới; góp thêm nghiên cứu đô thị hóaở Việt Nam; góp phan tổng kết lý luận và thực tiễn sự nghiệp đôi mới nói chung va

công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng ở nước ta.

Đã có một số công trình nghiên cứu kinh tế, xã hội ở Hà Đông thời kì đôi mới,nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu toàn điện và sâu sắc dưới góc độ lịch sử về

biến đổi kinh tế, xã hội ở Hà Đông từ năm 1986 đến năm 2018 Vì vậy, nghiên cứu

sinh chọn Biển đổi kinh tế, xã hội ở Hà Đông từ năm 1986 đến năm 2018 làm đề tàiluận án tiến sĩ lịch sử có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, không trùng lặp với các côngtrình và luận án đã công bố, phù hợp với mã số chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Làm rõ biến đổi kinh tế, xã hội ở Hà Đông từ năm 1986đến năm 2018, góp phan tông kết đánh giá quá trình đổi mới đã qua và phục vụ phattriển kinh tế, xã hội ở Hà Đông thời gian tới.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ những nhân tố tác động đến quá trình biến đổi

kinh tế, xã hội ở Hà Đông từ năm 1986 đến năm 2018; thực trạng quá trình biến đôi

kinh tế, xã hội ở Hà Đông qua hai giai đoạn 1986-2008 và 2009-2018; nhận xét quatrình biến đổi kinh tế, xã hội ở Hà Đông từ năm 1986 đến năm 2018.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là biến đổi kinh tế, xã hội ở Hà Đông từ năm1986 đến năm 2018.

Phạm vị nghiên cứu của luận án: Về không gian, luận án nghiên cứu biến đổikinh tế, xã hội thuộc phạm vi quản lý cua thị xã Hà Đông thuộc tỉnh Ha Son Binh

(1986-1991), tỉnh Hà Tây (1991-2006); thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây 2008); quận Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội (2009-2018) Về thời gian, luận ánnghiên cứu từ năm 1986 đến năm 2018, chia ra hai giai đoạn là 1986-2008 và 2009-2018 Chọn mốc năm 1986 là lay bối cảnh chung của cả nước bắt đầu công cuộc đổimới dé làm mốc bắt đầu cho biến đổi kinh tế, xã hội Hà Đông Chọn mốc năm 2008

Trang 12

(2006-là lấy bối cảnh chung của Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, chấm dứt thời kì HàĐông là tỉnh ly của tỉnh Hà Tây Chọn mốc năm 2009 là lấy bối cảnh Hà Đông bắtđầu trở thành quận nội thành Thủ đô Chọn mốc năm 2018 là 10 năm đầu Hà Đôngđược sáp nhập vào thành phố Hà Nội Biến đôi kinh tế, xã hội ở Hà Đông giai đoạn

2009-2018 có những khác biệt so với giai đoạn 1986-2008.

Nội dung nghiên cứu: Biến đổi kinh tế ở Hà Đông từ năm 1986 đến năm 2018trên các mặt cơ cau sử dụng dat, vốn đầu tư, thu chi ngân sách, tăng trưởng kinh tế;biến đồi kinh tế theo ngành, theo thành phan, theo vùng Biến đồi xã hội ở Hà Đôngtừ năm 1986 đến năm 2018 trên các mặt dân sé, lực lượng lao động; thu nhập, mứcsống, phân hoá xã hội; văn hóa, giáo dục, y tế, thé dục thé thao; trật tự xã hội, môitrường Trinh bày nhận xét về biến đổi kinh tế, xã hội ở Hà Đông (1986-2018).

4 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu nghiên cứu

Phương pháp luận

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của

chủ nghĩa Mác - Lênin Phương pháp luận duy vật biện chứng nghiên cứu biến đổikinh tế, xã hội ở Hà Đông (1986-2018) trên cơ sở các mối liên hệ biện chứng giữakinh tế và xã hội, giữa các bộ phận cấu thành kinh tế và cấu thành xã hội; cũng nhưsự tương tác giữa các bộ phận đó Phương pháp luận duy vật lịch sử xem xét biến đồikinh tế, xã hội ở Hà Đông (1986-2018) trong những điều kiện lịch sử cụ thể và theotrình tự thời gian, không gian cụ thê.

Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử vàphương pháp logic Phương pháp lich sử xem xét và trình bày quá trình biến đổi kinhtế, xã hội ở Hà Đông từ năm 1986 đến năm 2018 theo trình tự thời gian hai giai đoạn(1986-2008 và 2009-2018) Nhờ phương pháp này, chúng ta có thể dựng lại chânthực bức tranh kinh tế, xã hội ở Hà Đông từ năm 1986 đến năm 2018.

Phương pháp lôgic xem xét, nghiên cứu biến đổi kinh tế, xã hội ở Hà Đông từ

năm 1986 đến năm 2018 dưới dạng tông quát, chỉ ra ban chất, khuynh hướng tat yếu,

Trang 13

quy luật vận động của lịch sử phát triển; đồng thời lý giải, khái quát, đánh giá và rútra những kết luận về quá trình biến đổi kinh tế, xã hội ở Hà Đông thời gian này.

Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp tiếp cận cấu trúc hệ thống déphân tích và xác định vị trí và mối quan hệ tác động giữa các yếu tố và bộ phận trongnên kinh tế, xã hội; phương pháp xã hội học dé thu thập và phân tích thông tin từ thựctế xã hội của cá nhân hoặc tổ chức, giúp luận án có những thông tin cụ thể và sinhđộng về biến đối kinh tế, xã hội ở Hà Đông (1986-2018).

Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu khu vực học nhằm tìm hiểuquy hoạch kiến trúc đô thị, sử dụng đất đai, đầu tư và phát triển hạ tầng công cộng;phương pháp phân tích, tong hợp, thống kê dé tổng hợp các thông tin, số liệu nhamtrình bày vấn đề nghiên cứu một cách hệ thong va phan tich gia tri cua su kién, séliệu liên quan đền đề tài; phương pháp so sánh dé so sánh, đánh giá các van dé kinhtế, xã hội giữa giai đoạn 1986-2008 và giai đoạn 2009-2018, giữa các khu vực ở HaĐông và giữa Hà Đông với một số địa phương khác cùng thời kì.

Nguồn tài liệu nghiên cứu

Tài liệu sơ cấp, gồm các văn bản pháp quy về đường lối chính sách của các cấpủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến quận Hà Đông (1986-2018) được lưu trữtại văn phòng và công thông tin điện tử của mỗi cơ quan Các báo cáo, nghị quyết,quyết định về kinh tế, xã hội của cơ quan Đảng, chính quyền và các cơ quan chuyênmôn khác thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Nội, quận Hà Đông,

các phường trực thuộc quận Hà Đông được lưu trữ tại Văn phòng Quận ủy, Vanphòng UBND Quận, các phòng ban thuộc quận Hà Đông, văn thư các phường thuộc

quận Hà Đông Các tai liệu niên giám thống kê từ năm 1986 đến năm 2018 của Chicục Thống kê quận Hà Đông, Cục Thống kê tỉnh Hà Sơn Bình, Cục Thống kê tỉnhHà Tây, Cục Thống kê thành phố Hà Nội, Tổng cục Thống kê được lưu trữ tại các cơ

quan thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nôi, Thư viện Hà Nội.

Tài liệu thứ cấp, gồm tài liệu lịch sử Đảng bộ quận Hà Đông, tỉnh Hà Sơn Bình,tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Nội được lưu trữ tại Phòng Tuyên giáo Đảng bộ quận HàĐông, Ban Tuyên giáo Đảng bộ thành phó Hà Nội, Thư viện Hà Nội Tài liệu của các

Trang 14

nhà nghiên cứu trong và ngoải nước về kinh tế, xã hội Việt Nam, tỉnh Hà Sơn Bình,tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Nội, nhất là quận Hà Đông, thời kỳ đổi mới được lưu trữtại Thư viện Hà Nội, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn - DHQGHN, Thư viện Trường Đại học Kinh tế - DHQGHN,

Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp

Hà Nội, Thư viện Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Thư viện Trường Đại họcThương mại Hà Nội, Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Thư viện Học việnQuốc phòng Việt Nam

5 Đóng góp của luận án

Về khoa hoc: Luan án cung cấp những lý luận được hình thành từ thực tiễn lãnhđạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, xã hội ở Hà Đông từ năm 1986 đến năm 2018 Luậnán góp thêm một nghiên cứu trong tổng thê đề tài khoa học về biến đổi kinh tế, xã hộiViệt Nam thời kỳ đổi mới nói chung, về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

đô thị hóa nói riêng.

Về thực tiễn: Luận án là một nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể về kinh tế, xã hội ởmột thị xã trở thành quận Luận án chỉ rõ bối cảnh lịch sử, thực trạng biến đổi kinhtế, xã hội ở Hà Đông qua hai giai đoạn 1986-2008 và 2009-2018; đồng thời đưa ranhận xét về biến đổi kinh tế, xã hội ở Hà Đông (1986-2018) Luận án là cơ sở dé HàĐông đưa ra định hướng và giải pháp phát triển bền vững trong tương lai Luận án cóthể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy học tập về biến đổikinh tế, xã hội Luận án sưu tam nguồn tư liệu phong phú về kinh tế, xã hội Hà Đông

(1986-2018), góp phần tìm hiểu về lịch sử Hà Đông nói chung trong giai đoạn này.6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 4

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2 Biến đổi kinh tế, xã hội ở Hà Đông (1986-2008)

Chương 3 Biến đổi kinh tế, xã hội ở Hà Đông (2009-2018)

Chương 4 Nhận xét về biến đôi kinh tế, xã hội ở Hà Đông (1986-2018).

10

Trang 15

Chương 1

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án1.1.1 Nghiên cứu kinh tế, xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới

1.1.1.1 Nghiên cứu ở trong nước

Năm 1990, Việt Kinh tế học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam có côngtrình 45 năm kinh tế Việt Nam (1945-1990) (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội) Cáctác giả đã trình bày kinh tế Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1990 qua các giai đoạngan lién với biến động chính trị của đất nước Nền kinh tế vốn nghèo nàn lạc hậu lạibị chiến tranh hóa, lấy phục vụ chiến tranh là chủ yếu nên phát triển mat cân đối Quá

trình công nghiệp hóa bị chiến tranh làm cho gián đoạn nên kinh tế vẫn mang nặngtính nông nghiệp Cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp tuy phát huy tác dụngtích cực ở một chừng mực và thời điểm nhất định, nhưng việc duy trì nó quá lâu vớitư duy chủ quan duy ý chí đã kìm hãm lực lượng sản xuất, làm cho kinh tế, xã hộilâm vào khủng hoảng Qua 5 năm đầu đổi mới (1986-1990), kinh tế Việt Nam từngbước vận động theo đúng quy luật khách quan, tạo ra chuyên biến tích cực cho đấtnước Từ đó cho thấy, tác giả đã chỉ ra quá trình vận động của kinh tế Việt Nam từphi tự nhiên sang đúng quy luật tự nhiên mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.

Lê Du Phong và Nguyễn Thanh Độ đồng chủ biên cuỗn Chuyển dich cơ cau kinhtế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới (NXB Chính trị Quốc gia, HàNội, 1998) Bùi Tất Thắng có cuốn Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam

(NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006) Các công trình khái quát lý luận về chuyển

dịch cơ cầu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa; nêu thực trạng, quan điểmvà giải pháp thúc đây chuyên dịch co cấu kinh tế ở nước ta giai đoạn hiện nay Cáccông trình khang định, dé chuyển dich cơ cau ngành kinh tế hợp lý, Việt Nam cầnkhai thác lợi thế sẵn có là tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, thị trường tiêu thụ và

11

Trang 16

cần có chính sách thu hút đầu tư, phát triển khoa học - công nghệ, tham khảo kinhnghiệm chuyên dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ngoài Chuyển dich cơ cau kinhtế góp phần đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Đây vừa là đòi hỏikhách quan vừa là xu thế phát triển tất yêu khi Việt Nam hội nhập thế giới.

Trong cuốn Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đạihóa (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006), Nguyễn Xuân Thu và Nguyễn Văn

Phú trình bày lý luận cơ bản về vùng và phát triển ving; điều kiện, yếu tố và thực

trạng phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Từ đó,các tác giả nêu quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế vùng trongquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn đối với các vùng đến năm 2020.Điểm nổi bật nhất của công trình này là chỉ ra việc phát triển kinh tế vùng nhằm pháthuy tiềm năng, loi thế của mỗi vùng 14 nh thé Việt Nam trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa Đây là cơ sở khoa học và thực tiễn để Đảng và Nhà nước có chiếnlược phát triển vùng kinh tế, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm khi đất nước bướcvào thé kỷ XXI với xu thé toàn cầu hóa ngày càng mở rộng.

Trong cuốn Sở hữu tu nhân và kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay một số nhậnthức về lý luận và thực tiễn (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011), Lương MinhCừ và Vũ Văn Thư phân tích đặc điểm của sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân trong tiếntrình phát triển lịch sử thế giới và Việt Nam, nhất là giai đoạn đổi mới ở Việt Nam.

Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng của kinh tế thị trường,tồn tại lâu dai và phố biến trên thế giới Tuy còn hạn chế, nhưng kinh tế tư nhân làmột trong những động lực quan trọng dé phát triển kinh tế, xã hội đất nước Chính vìvậy, thừa nhận, tôn trọng và tạo thuận lợi cho sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân pháttriển là xu thế tất yêu, phù hợp với quy luật phát triển khách quan của kinh tế nước tatrong quá trình đổi mới.

Tạ Ngọc Tan và Lê Quôc Lý đông chủ biên cuôn Đổi mới, nâng cao hiệu quảdoanh nghiệp nhà nước bảo dam vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nên kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012).

12

Trang 17

Công trình đã khẳng định vị trí, vai trò, bản chất và sự cần thiết của doanh nghiệp nhà

nước trong nên kinh tế thị trường định hướng XHCN; thực trạng hoạt động của doanhnghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay Những năm gan đây, doanh nghiệp nha nướcgặp nhiều khó khăn, thách thức không đáp ứng được mục tiêu mong muốn của xãhội Từ đó cần phải đổi mới doanh nghiệp nhà nước, như cơ cấu lại hệ thống ngânhàng, cỗ phần hóa, nâng cao năng lực cán bộ, xây dựng các tập đoàn kinh tế ViệtNam cần tham khảo kinh nghiệm của một số nước, trong đó có Trung Quốc, về cảicách doanh nghiệp nhà nước Công trình muốn khang định kinh tế nhà nước phải giữvững vị thé chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân Muốn vậy, doanh nghiệp nha nướcphải không ngừng đổi mới dé đáp ứng được đòi hỏi khách quan của nền kinh tế.

Trong cuốn Môi trường đầu tư hướng tới phát triển bên vững tại Việt Nam (NXB.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014), Nguyễn Hồng Sơn và Nguyễn Quốc Việt cùngcộng sự trình bày thực trạng môi trường đầu tư của Việt Nam hiện nay, tập trung vàomôi trường thé chế, ổn định kinh tế vĩ mô, nguồn nhân lực , có so sánh với môitrường đầu tư của các nước trong khu vực Môi trường đầu tư ở Việt Nam có nhiềuđiểm hấp dẫn hơn một số nước trong khu vực, như én định chính tri, nhân lực déi dào

và đang được đảo tạo ở trong và ngoàải nước, tài nguyên thiên nhiên phong phú, hệ

thống hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư phát triển hiện đại, cơ chế chính

sách ngày càng thông thoáng nhờ cải cách thủ tục hành chính , nhưng vẫn có những

hạn chế, như cải cách thủ tục hành chính chưa như mong muốn, cán bộ ở một số địaphương còn gây phiền hà cho doanh nghiệp, nguồn nhân lực dồi dào va đang đượcdao tạo nhưng vẫn thiếu lao động có trình độ cao, tài nguyên thiên nhiên phong phúnhưng khai thác không hiệu quả, hệ thống giao thông không theo kịp yêu cầu pháttriển kinh tế - xã hội Cải thiện môi trường đầu tư tác động rất lớn đến thu hút đầutư nói chung, đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng Các tác giả đề ra một số địnhhướng và giải pháp dé Việt Nam có môi trường dau tư hướng tới phát triển bền vững.

Trong cuốn Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Namhiện nay (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017), Ninh Thị Minh Tâm vàLê Ngự Bình trình bày khái quát lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực trạng

13

Trang 18

doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trước và sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chứcthương mại thế giới (2007); tập trung phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh củacác doanh nghiệp này Trong kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đangkhăng định vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phầnduy trì tốc độ chuyên dịch cơ cấu kinh tế, giữ gìn và phát triển những nghề truyềnthống, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, chuyển dịch cơ cau kinh tế

nông thôn, tham gia xóa đói giảm nghèo và bao đảm an sinh xã hội Khi Việt Nam

hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì các doanh nghiệp này phải đối mặtvới nhiều khó khăn, thách thức Các tác giả đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh

doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa như, Nhà nước hoàn thiện môi trường kinh

doanh thuận lợi; các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy tinh thần chủ động tích cựcmở rộng thị trường và đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao hiệu

quả sử dụng các nguôn lực, nâng cao năng lực quản trị.

Trong công trình nghiên cứu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên kinh tế Việt Namtrong bồi cảnh cách mạng công nghiệp lan thứ te (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật,

Hà Nội, 2019), Phạm Thuyên khái quát các cuộc cách mạng công nghiệp đã và đang

diễn ra trên thế giới (nội dung, đặc điểm, tác động); chiến lược thích ứng với cáchmạng công nghiệp lần thứ tư của một số quốc gia trên; một số bài học kinh nghiệm

từ các cuộc cách mạng công nghiệp Tác giả tập trung phân tích thực trạng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và có so sánh với các nước trên thế giới, đánhgiá về kết quả thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay Trên cơsở đó, tác giả đưa ra quan điểm, mô hình, mục tiêu và giải pháp công nghiệp hóa,hiện đại hóa nền kinh tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Namđến năm 2025 và tam nhìn đến năm 2050 Dang va Nhà nước cần điều chỉnh cơ cauphát triển ngành kinh tế, xác định các ngành mũi nhọn cần tập trung đầu tư phát triển,

nhằm sớm đưa Việt Nam thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, nông dân vànông thôn cũng rất phong phú Cuốn, Kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam ngày nay

của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (NXB Tư tưởng - Văn hóa, Hà Nội, 1991)

14

Trang 19

phản ánh nghiên cứu nông thôn Việt Nam khá toàn diện và sâu sắc Một là, đánh giáthực trạng kinh tế - xã hội nông thôn những năm đầu đổi mới Hai là, nghiên cứunhững vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn; thực trạng kinh tế - xã hội nông thôntại một số vùng tập trung các dân tộc thiểu số; thực trạng văn hóa nông thôn ViệtNam Ba là, nêu rõ phân tang xã hội nông thôn những năm đầu đổi mới; việc thựchiện các chính sách bảo trợ xã hội nông thôn; tình hình giáo dục, y tế, môi trường tạicác vùng nông thôn; thực trạng dân chủ, công bằng xã hội và pháp chế nông thôn; tổchức chính trị và tình hình đội ngũ cán bộ cơ sở nông thôn Có thé nói, cuốn sách đãdựng lại bức tranh tương đối toàn diện về kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam 5 nămđầu đôi mới dựa trên chính sách khoán trong nông nghiệp Đây là thời điểm bản lề déchuyền đổi nền kinh tế xã hội nông thôn nói riêng và toàn đất nước Việt Nam nóichung từ nghéo đòi, lạc hậu dan sang ôn định và phát trién.

Trương Thị Tiến có chuyên khảo Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ởViệt Nam (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999) Tác giả khái quát lịch sử các cơchế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, chỉ rõ những hạn chế của cơ chế kếhoạch tập trung quan liêu bao cấp trong nông nghiệp trước năm 1986 đã hìm hãm sựphát triển của lực lượng sản xuất nông nghiệp, là một trong những nguyên nhân dẫnđến tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm, nghèo đói và lạc hậu của nông dân, nôngnghiệp và nông thôn Việt Nam Trên cơ sở đó, tác giả phân tích quá trình đổi mớiquản lý kinh tế nông nghiệp với bước đột phá từ khi Ban Bí thư Trung ương Đảng raChỉ thị 100 (1981), Chỉ thị 10 (1988) đã cởi trói và mở đường cho kinh tế nông nghiệpViệt Nam phát triển, góp phần quan trọng vào ôn định đời sống nhân dân, đưa đấtnước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội Sự chuyên biến của kinh tế nông nghiệplàm bộ mặt nông dân và nông thôn Việt Nam thay đôi rõ rệt Tác giả đề cập hạn chếphát sinh trong quá trình đổi mới cơ chế quan lý kinh tế nông nghiệp không được giải

quyết đúng đắn, kịp thời sẽ dẫn đến những phức tạp mới của nền kinh tế thị trường.Đặng Kim Sơn và cộng sự có cuốn Nông nghiệp, nông dân và nông thôn ViệtNam hôm nay và mai sau (NXB Chính tri Quéc gia, Ha Nội, 2008) làm rõ thực trang

các vân đê nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam trong 20 năm đâu đôi moi

15

Trang 20

(1986-2006) Những thành tựu của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá

trình đổi mới đã đi trước và mở đường cho đất nước đổi mới toàn diện Bên cạnh đó,quá trình đổi mới cũng cho thấy những tồn tại và thách thức mới đối với nông nghiệp,nông dân và nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau Cần nhận thức rõ hơn mốiquan hệ mật thiết giữa nông dân, nông nghiệp và nông thôn, trong đó nông dân là chủthé và trung tâm, nông nghiệp là động lực, nông thôn là nền tảng của sự phát triểnnông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới Xuất phát từ thực tiễn,nhóm tác giả đề xuất những định hướng nhằm đưa nông nghiệp, nông dân và nông

thôn ngày càng phát triển Cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông thôn, coi đó làthành tố cơ bản dé đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế đất nước.Đổi mới, hoàn thiện thể chế phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là khâu độtphá đề phát huy hiệu quả các nguồn lực của hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội, nhấtlà vai trò chủ thể của nông dân Các tác giả cũng kiến nghị tiếp tục bổ sung, hoànthiện cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi dé phát triển; gắn kết nông nghiệpvới công nghiệp chế biến, du lịch, dịch vụ để kéo dài chuỗi giá trị cho nông nghiệpvà tạo dựng nông thôn phát triển toàn diện và đồng bộ; chú trọng dau tư phát trién,khai thác và sử dụng có hiệu quả kết câu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gan vớiphát triển công nghiệp, đô thị; đổi mới và nâng cao chất lượng dạy nghề, cải thiệncăn bản chất lượng nhân lực cư dân nông thôn, phát triển mạnh doanh nghiệp nôngnghiệp; nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống chính trị ở nông thôn.

Đỗ Thi Thanh Loan có cuốn Chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồngbằng sông Hồng trong bối cảnh hội nhập quốc té (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,2016) trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệptrong hội nhập kinh tế quốc tế Trên cơ sở đó, tác giả phân tích thực trạng chuyêndich cơ cau kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong tiến trình hội nhậpkinh tế quốc tế những năm gần đây, như đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và thểchế chính sách ảnh hưởng đến chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồngbằng sông Hong; tác động của một số nhân tố và thực trạng chuyền dịch cơ cau kinhtế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2005-2014; đánh giá chung về

16

Trang 21

quá trình chuyền dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồngtrong hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2005-2014; những vấn đề và yêu cầu đặt rađối với chuyên dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh mớicủa hội nhập kinh tế quốc tế Công trình đã đưa ra quan điểm, định hướng và giảipháp chủ yếu thúc đây chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng băng sôngHồng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Có thể khăng định, đây là công trìnhnghiên cứu công phu về chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng băngsông Hong trong bối cảnh hội nhập quốc tế dé từ đó chúng ta có thé phát huy thuậnlợi, khắc phục khó khăn phát triển nông nghiệp khu vực này bền vững hơn.

Đặng Kim Khôi và Nguyễn Công Thắng chủ biên cuốn Bức tranh sinh kế người

nông dân Việt Nam trong thoi kì hội nhập (1990-2018) (NXB Nông nghiệp, Hà Nội,

2019) Các tác giả trình bày hệ thống những van đề liên quan đến sinh kế người nông

dân Việt Nam trong thời kì hội nhập (1990-2018), như khái niệm nông dân Việt Nam;

chiến lược và hình thức tô chức sản xuất và kinh doanh; thu nhập, chỉ tiêu và tích lũy;đất đai và tài sản; y té, dinh dưỡng, sức khỏe, trình độ học vấn; lao động và việc làm;tương tác của nông dân với chính sách Nhà nước và chính quyền; rủi ro và cơ chế

ứng phó với rủi ro; cơ hội và thách thức của nông dân trong tương lai Trên cơ sở đó,

các tác giả đưa ra khuyến nghị chính sách để nông dân Việt Nam có sinh kế phát triểnbền vững trong tương lai Đây là công trình nghiên cứu phân tích bức tranh sinh kế

hộ nông dân Việt Nam trên phạm vi cả nước, so sánh giữa các vùng sinh thái nông

nghiệp chủ yếu, so sánh thành thị và nông thôn, trong một số trường hợp có so sánhgiữa Việt Nam và thế giới Công trình dựa trên khung phân tích sinh kế được sử dụngrộng rãi nhất là của Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID 2003) dé đánh giá các khía

cạnh về đời sông của người nông dân Việt Nam.

Cùng với nghiên cứu nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nhiều nhà khoa họccòn nghiên cứu kinh tế, xã hội đô thị hiện đại Những công trình tiêu biéu, như Quyhoạch xây dựng và phát triển đô thị của Bộ Xây dựng (NXB Xây dựng, Hà Nội,

1997), Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đạihóa ở Việt Nam của Trần Ngọc Hiền và Trần Văn Chử (NXB Chính trị Quốc gia, Hà

17

Trang 22

Nội, 1998) Những công trình trên đã khái quát cơ sở lý luận về quy hoạch và pháttriển đô thị; thực trạng quy hoạch và phát triên đô thị ở Việt Nam trước năm 1996.

Sau 10 năm đầu đổi mới (1986-1995), Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xãhội, đất nước có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế Từ năm 1996, cùng với công nghiệphóa, hiện đại hóa, Việt Nam day mạnh đô thị hóa Nhiều đô thị được cải tạo, chỉnhtrang, hoặc xây dựng mới ngày càng hiện đại, văn minh Các chuyên gia cảnh báo vềsự thiếu hụt công gian công cộng trong đô thị, nhất là diện tích dành cho vui chơi giảitrí, thé dục thé thao, giao thông, giáo dục, y tế và các sức ép khi dân số đô thị giatăng cơ học Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị cần có sự kết hợp các lĩnh vựckinh tế, xã hội, nhân văn, địa lý, tự nhiên, kỹ thuật, nghệ thuật Cốt lõi của vấn đềquy hoạch xây dựng và phát trién đô thị là “tổ chức không gian đô thị” Đó là lời giảichung tông hợp các vấn đề ở đô thị cho từng giai đoạn phát triển và là cái sườn cơban dé chỉ đạo kiến thiết mỗi đô thị Bộ Xây dựng cùng các cơ quan chức đã thammưu cho Đảng và Chính phủ định hướng quy hoạch xây dựng và phát triển đô thịtrong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa đô thị Việt Nam phát triểntheo xu hướng hiện đại của thế giới; đồng thời bảo tồn và phát triển các giá trị di sảnkiến trúc đô thị, xây dựng bản sắc đô thị Việt Nam.

Trương Minh Dục và Lê Văn Định cùng cộng sự có cuốn Văn hóa và lối sống đôthị Việt Nam một cách tiếp cận (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010) Trên thựctế, văn hóa và lỗi sông đô thị chưa được nghiên cứu nhiều Công trình này là kết quảnghiên cứu bước đầu của nhóm tác giả, nhưng rất có giá trị cho các nhà nghiên cứu,

quản lý và các nhà hoạch định chính sách trong quá trình xây dựng và quản lý lốisống đô thị giai đoạn đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tếhiện nay Các tác giả đã trình bày tổng quan cơ sở lý luận và phương pháp nghiêncứu văn hóa và lối sống đô thị hóa; phân tích sự hình thành và phát triển văn hóa vàlối sống trong xã hội đô thị hiện đại; tác động của đô thị hóa và các ảnh hưởng củakinh tế, chính trị, giáo dục đối với quá trình hình thành và biến đổi văn hóa và lốisông đô thị Việt Nam; đặc trưng văn hóa và lối sống đô thị một số thành phố lớn nhưHà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ Sự thay đổi của

18

Trang 23

đời sông đô thị đang tác động mạnh mẽ đên biên đôi văn hóa và lôi sông của thị dânvới cả tích cực và tiêu cực Vân đê là phải nhận thức đúng thực trạng và lôi sông đô

thị hiện nay dé định hướng phát triển bền vững trong tương lai.

Khoa Xã hội học, Trường Dai học KHXHVNV thuộc ĐHQGHN có công trình

Những van dé xã hội hoc trong sự biến đổi xã hội (NXB ĐHQGHN, Hà Nội, 201 1).Các tác giả có nhiều cách tiếp cận và góc nhìn về biến đổi xã hội ở Việt Nam trongthời kì đổi mới từ năm 1986 đến năm 2010, như biến đổi xã hội và quản lý xã hội;nghẻo đói, việc làm và công tác xã hội; dân số và gia đình; văn hóa và xã hội hóa;một số van dé lý thuyết xã hội học về xã hội và biến đổi xã hội Công trình đã phụcdựng những biến đổi xã hội đã và đang diễn ra, từ đó hình dung xu hướng của sự biếnđổi, nhằm đề xuất những giải pháp tổ chức và quản lý xã hội hiệu quả hơn.

Vũ Thị Vinh có công trình Tăng frưởng kinh tế với giảm nghèo ở Việt Nam hiện

nay (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2014) Tác giả đã trình bày lý luận vàthực tiễn về tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo; đánh giá việc thực hiện gắn mục tiêutăng trưởng kinh tế với giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay; bài học kinh nghiệm củamột số nước về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo Từđó, tác giả đưa ra định hướng và giải pháp để gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế vớigiảm nghèo ở Việt Nam hiện nay Công trình đã cho thấy, trong quá trình hoàn thiệnnên kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chủ động và tích cực hội nhập quốctế, tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởngkhông nhỏ đến ổn định chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường Phát triển bền vữnglà chủ trương lớn, nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

của Việt Nam hiện nay.

Trong cuốn Một số vấn dé vẻ biến đổi cơ cầu kinh tế - xã hội Việt Nam 2000) (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2017), Nguyễn Đình Lê và cộng sự đề cập

(1986-các yếu tố tác động đến biến đôi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam (1986-2000), nhưđiểm xuất phát với cơ cấu kinh tế - xã hội trước đổi mới, hậu quả chiến tranh nặng

nê, nên kinh tê - xã hội tôn tại nhiêu vùng và khu đôi lập nhau, nên kinh tê nông

19

Trang 24

nghiệp manh mún và dễ tôn thất; đường lối đổi mới; quá trình hội nhập quốc tế củaViệt Nam Khi trình bày biến đổi cơ cau kinh tế (1986-2000), các tác giả đã phân tíchtrên các mặt vốn đầu tư, thu chi ngân sách, tăng trưởng kinh tế, biến đồi kinh tế theongành nghề và theo thành phần qua các kế hoạch 5 năm Khi trình bày biến đổi cơcấu xã hội cùng kỳ, các tác giả đã phân tích trên các mặt dân số, lực lượng lao độngxã hội, phân hóa xã hội Các tác giả cho rằng, đặc điểm của cơ cấu kinh tế hay cơ cauxã hội là các bộ phận trong nó luôn gắn với nhau nên khi nghiên cứu cơ cấu kinh tếvà cơ cấu xã hội phải thấy được hai vấn đề quan trọng: Một là, tỷ trọng (hay tỷ lệ)giữa bộ phận, thành phần đang nghiên cứu với các phần còn lại Hai là, vị thế của bộphận đó, ngành đó, lực lượng đó trong quan hệ tong thé như thé nào Cơ cấu kinh tế,cơ cau xã hội thường thể hiện qua số liệu, qua định lượng, định tính của các bộ phậnhợp thành, tổng hòa trong toàn bộ nền kinh tế - xã hội Trên cơ sở đó, các tác giả đánhgiá khái quát về biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội trong 15 năm dau đổi mới (1986-2000) Đây là những năm tháng bản lề đưa kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển đúngquy luật và hội nhập quốc tế Từ lát cắt kinh tế, xã hội cho thấy rõ hơn diện mạo lịchsử dân tộc ở một thời điểm cụ thể Do đó, tìm hiểu biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hộiViệt Nam trong 15 năm (1986-2000) sẽ thay được bối cảnh lịch sử, tiến trình biến

đôi, thành tựu và hạn chê của công cuộc đôi mới ở Việt Nam giai đoạn này.

Hoàng Bá Thịnh có công trình Biến đổi gia đình Việt Nam trong quá trình pháttriển (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021) Sau khi xây dựng cơ cở lýluận về biến đồi gia đình trong quá trình phát triển xã hội, tác giả phân tích thực trạngbiến đồi gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, như hôn nhân, loại hình gia đình,

quy mô gia đình và chức năng cơ bản của gia đình; phân tích các nhân tổ tác độngđến biến đôi gia đình và mối liên hệ giữa chính sách và biến đổi gia đình Trên cơ sởđó, tác giả nhận diện những thách thức mà gia đình Việt Nam đang đối diện, đề xuấtnhững kiến nghị về chính sách và các giải pháp nhằm tăng cường những giá trị tíchcực của gia đình đối với xã hội và các cá nhân Tác giả khẳng định, qua các thời kỳphát triển, mặc dù cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có nhiều thay đối,

nhưng chức năng cơ bản cua gia đình van tôn tai va gia đình vẫn luôn là nhân tô quan

20

Trang 25

trọng, không thể thiếu trong sự trường tồn của dân tộc và sự phát triển của đất nước.Ngày nay, chúng ta cần xây dựng một hệ giá trị gia đình Việt Nam gồm tông hòa giá

trị kinh tế, văn hóa, xã hội kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trở thành nguồn lựcmạnh mẽ dé thực hiện mục tiêu phát triển con người, phát triển đất nước bền vững.Đây là công trình nghiên cứu công phu, là kết quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa tư

duy lý luận với nghiên cứu thực nghiệm trong nghiên cứu gia đình.

Bên cạnh những công trình khoa học nêu trên, có nhiều bài báo khoa học phảnánh kết quả nghiên cứu về kinh tế, xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, như PhạmXuân Nam có bài "Mấy nét tổng quan về quá trình đổi mới kinh tế - xã hội ở ViệtNam 15 năm qua" (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1/2001), "Nhìn lại bước thăngtram của nông nghiệp, nông thôn nước ta trước và trong thời kì đổi mới" (Tạp chíNghiên cứu Lịch sử, số 5/2001) Đặng Thị Kim Oanh có bài "Chuyên dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa" (Tạp chí Lịch sửĐảng, sỗ 1/2005) Nguyễn Sinh Cúc có bài "Chuyên dịch cơ cau kinh tế trong 20 nămđổi mới" (Tạp chí Lich sử Đảng, số 12/2005) Nguyễn Văn Sửu có bài “Khung sinhkế bền vững: Một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo” (Tạp chíDân tộc học, số 2, 2010) Đào Thị Mai Ngọc có bài "Lao động giúp việc gia đình tạiViệt Nam" (Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 6 (103) - 2016) Minh Quân cóbài "Thành tựu xóa đói giảm nghèo - một bảo đảm thực thi nhân quyền vững chắc ởViệt Nam" (Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 4, 2018) Những bài báo khoa họcnêu trên đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về biến đổikinh tế, xã hội của đất nước trong quá trình đôi mới.

1.1.1.2 Nghiên cứu ở nước ngoài

Một số nhà khoa học trên thế giới tìm hiểu biến đổi kinh tế, xã hội Việt Nam thờikỳ đổi mới, tiêu biểu trong số đó là Börje Ljunggren và cộng sự có công trình The

Challenge of Reform in Indochina (Những thách thức trên con đường cải cách ở Đông

Dương), Publisher Cambridge, MA: Havard Institute for International Development,

Havard University, 1993 Sách được Bùi Thế Giang và cộng sự dịch sang tiếng Việt

21

Trang 26

(Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994) Đây là công trình nghiên cứu củanhiều học giả phương Tây về quá trình cải cách kinh tế ở Đông Dương, nhất là ViệtNam, từ năm 1979 đến năm 1992 Các tác giả cho rằng, các nước Đông Dươngchuyền dần từ kinh tế kế hoạch, tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường Năm 1989,công cuộc đổi mới ở Viêt Nam có bước ngoặt về chính sách và cơ chế kinh tế trongnông nghiệp, công nghiệp, các thành phan kinh tế; chính sách kinh tế vĩ mô, cơ chếvà chính sách làm thông thoáng thị trường trong nước; chính sách kinh tế đối ngoạiđa phương hoá, đa dạng hoá các đối tác và hình thức quan hệ kinh tế Các tác giảnhấn mạnh đến thành công của chính sách cải cách giá cả và chống siêu lạm phát(1986-1988) Những thành công đó tạo 6n định kinh tế vĩ mô từ đầu năm 1992, tạođà thuận lợi đề triển khai những bước tiếp theo của công cuộc cải cách kinh tế nhưmột yếu tố dé thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ sắptới Công trình được hoàn thành vào năm 1993, nên các tác giả chưa thấy được những

thành tựu đổi mới của Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Adam Fforde và Stefan de Vylder với cuỗn From Plan to Market: The EconomicTransition on Vietnam (Từ kế hoạch hóa sang thị trường: chuyền đối kinh tế ở ViệtNam), Westview Press, The United States of America, 1996 Nội dung cuốn sáchkhang định, Việt Nam gợi lên đối với nhiều người là hình ảnh về chiến tranh và sựphù hợp với chủ nghĩa cộng sản Tuy nhiên, đến đầu những năm 1990, Việt Nam đãthay đôi hệ thống kinh tế và xã hội của mình Các chỉ tiêu của mô hình kế hoạch hóatập trung kiểu Liên Xô được thay bang một dạng biến thé kiểu Việt Nam của cơ chếthị trường Cuốn sách trình bày lich sử kinh tế, xã hội của quá trình chuyên đổi từ kếhoạch hóa sang thị trường ở Việt Nam và cố gắng làm sáng tỏ quá trình chuyền đôicăn bản đó đã diễn ra như thế nào Tác giả cho rằng, cải cách ở Việt Nam chủ yếu làquá trình "từ dưới lên" trong những năm 1980 đầu những năm 1990, và có lẽ không

gọi là "cải cách" mà nên gọi là "chuyển đổi" Có thé nói, với From Plan to Market:

The Economic Transition in Vietnam, Adam Fforde va Stefan de Vylder là hai trong

những nhà nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về quá trình chuyền đổi kinh tế Việt Namtừ kế hoạch hóa sang thị trường Công trình đã chỉ ra một cách hệ thống quá trình

22

Trang 27

chuyên đổi đó, nhưng mới chỉ đề cập từ năm 1986-1995.

Charles Harvie và Trần Văn Hòa có cuốn Vietnam reform and economicgrowth (Cai cách và tăng trưởng kinh tế Việt Nam), Macmillan Press, UK, 1997 Cáctác giả trình bay bối cảnh Việt Nam trước đôi mới 1986 là quốc gia nông nghiệp lạchậu, bị chiến tranh tan phá nặng né, theo mô hình kinh tế kế hoạch tập trung bao cấpnhư Liên Xô, nhưng dang lâm vào khủng hoảng nặng nè, thiếu lương thực, thực phẩmvà hàng tiêu dùng, lạm phát tăng cao, đời sống nhân dân khó khăn, bị các nướcphương Tây bao vây cắm vận Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI(1986), Việt Nam bắt đầu đổi mới chuyên sang kinh tế thị trường định hướng XHCN,từng bước mở cửa hội nhập với thế giới Nhờ vậy, tăng trưởng nhanh, nhất là nôngnghiệp Sau 10 năm đầu đổi mới (1986-1996), Việt Nam ra khỏi khủng hoảng kinhtế, xã hội, bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa Các tác giả phân tích, so sánh cảicách kinh tế ở Trung Quốc và Việt Nam, từ đó rút ra bài học cho đổi mới ở Việt Nam,như đây mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệpnước ngoài và các thành phần kinh tế tư nhân, cá thê phát triển, cô phần hóa doanhnghiệp nhà nước, hình thành các đặc khu kinh tế, phát triển hạ tầng giao thông liênlạc, đây mạnh phát triển giáo dục - đảo tạo, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường,ồn định an sinh xã hội Day là công trình nghiên cứu công phu về cải cách và tăngtrưởng kinh tế Việt Nam thời kì đầu đổi mới.

Keith Griffin chủ biên cuốn Economic reform in Vietnam (Cải cách kinh té ở

Việt Nam), ST Martin's press, USA, 1998 Các tác giả chỉ rõ xây dựng môi trường

thuận lợi dé thúc đây phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam Chuyển đôi cơ chế làm chotốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam vào loại cao nhất trong số 28 nền kinh tế đangcải cách trên thế giới Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người tăng đáng ké và tỷ lệnghèo đói giảm dần Các nước có thê học hỏi thành công của Việt Nam Các tác giảđều khăng định cải cách kinh tế ở Việt Nam là đúng đắn, nhưng chưa quyết liệt, vẫncòn những cơ chế chính sách và thủ tục hành chính rườm rà cản trở Việt Nam cầnđây mạnh cải cách thủ tục hành chính, mở đường cho kinh tế phát triển Day là côngtrình nghiên cứu tương đối đầy đủ về cải cách kinh tế Việt Nam từ kế hoạch hóa sang

23

Trang 28

thị trường Tuy nhiên, các tác giả mới dừng lại ở dạng báo cáo hơn là phân tích, đánh

giá Chúng ta có thể tham khảo số liệu về biến đôi kinh tế, xã hội Việt Nam trong 10năm đầu đổi mới.

OECD (Organization for Econnomic Cooperation and Development) là Tổchức hợp tác và phát triển kinh tế của 38 nước thành viên có tru sở tại Paris (Pháp)viết cuốn Agriculral Policies in Viet Nam 2015 (Các chính sách nông nghiệp ở Việt

Nam 2015), OECD Publishing, Paris, 2015 Đây là Báo cáo rà soát nông nghiệp và

lương thực của OECD Các tác giả đề cập bối cảnh chính sách nông nghiệp ở ViệtNam, như chính trị, nhân khâu học, kinh tế vĩ mô và xã hội; đồng thời đánh giá nôngnghiệp trên khía cạnh sản xuất, năng suất và thương mại; phác họa những tác động

xã hội về việc làm, thu nhập, nghẻo đói và tiêu dùng thực phẩm; thảo luận hậu quả

môi trường: phân tích các vấn đề về cơ câu nông nghiệp và các lĩnh vực đầu vào vađầu ra của nông nghiệp Trên cơ sở đó, các tác giả chỉ ra xu hướng và đánh giá các

chính sách nông nghiệp ở Việt Nam từ năm 2000 đến 2015, cũng như các chính sáchliên quan đến nông nghiệp Báo cáo này giúp chúng ta thêm cái nhìn tổng quan vềchính sách nông nghiệp Việt Nam tính đến thời điểm năm 2015.

Một số nhà nghiên cứu nước ngoài tìm hiểu đô thị và đô thị hóa ở Việt Nam như,

Micheal Leaf có "Chính sách nhà ở và quá trình xây dựng nhà ở đô thị" (1993), Trịnh

Duy Luân và Micheal Leaf có "Vấn đề nhà ở đô thị trong nền kinh tế thị trường củathế giới thứ ba" (1996), Pandolfi Laurent có "Sự chuyền thể đô thị và quá trình xây

dựng các vùng ngoại vi đô thị" (2000) Những báo cáo khoa học nêu trên khẳng định

đô thị hóa ở Việt Nam từ cuối thé ki XX đến nay, đặc biệt ở những đô thị lớn, dangdiễn ra mạnh mẽ, tạo ra những biến đổi lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội Bên cạnh

những diện mạo mới cả chiều rộng và chiều cao theo hướng hiện đại văn minh, đô thị

hóa cũng đặt ra những thách thức, như thiếu không gian công cộng - nơi rất cần choSỰ giao tiếp xã hội của cu dân đô thi, vấn đề nhà ở, hạ tầng giao thông, cấp thoátnước Tuy chưa đi sâu nghiên cứu kinh tế, xã hội, nhưng các nghiên cứu trên đã đề

cập nhiều mặt trong đô thị hóa ở Việt Nam.

24

Trang 29

Ngân hàng thế giới có Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam (Báo cáo hỗ trợ kỹ thuật,2011) Các tác giả khảo sát và đánh giá sự phát triển hệ thống đô thị ở Việt Nam, vàcho rằng, Việt Nam đang bước vào giai đoạn quan trọng của quá trình đô thị hóatương ứng với quá trình phát triển kinh tế hiện tại Chính phủ Việt Nam đã đặc biệtchú trọng phát triển hệ thống đô thị Đánh giá đô thị hóa được thực hiện dé tìm hiểucác khía cạnh và phương diện chính sách của quá trình đô thị hóa tại Việt Nam, đồng

thời xác định các xu hướng, cơ hội, thách thức và ưu tiên chính sách mà chính phủ

cần giải quyết dé thực hiện mục tiêu đô thị hóa Những nghiên cứu này chỉ ra mốiquan hệ tương hỗ lẫn nhau của 5 thành tố trong quá trình đô thị hóa, đó là hành chính,dân số, phúc lợi xã hội, không gian và trung tâm là kinh tế.

Lisa Drummond có bài viết “Urbanization in the Out City: A case in Ho ChiMinh City's Suburbs” (Đô thị hóa ở ngoài thành phố: Một trường hợp ngoại ô thànhphố Hồ Chí Minh), Malaysian Journal of Tropica Geography, 29, No 1 (1998): p 23-28, nghiên cứu về những thay đôi sâu sắc của một khu vực ngoại 6 thành phố Hồ ChíMinh trong “cơn bão đô thị hóa” Tác giả phân tích và đưa ra bằng chứng về nhữngmặt tích cực, những cái được, như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống người dân,diện mao đô thị thay đôi nhanh chóng Bên cạnh đó, đô thị hóa cũng đưa đến nhữngbất cập, như ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo, quy hoạch thiếu kiểm soát,

tệ nạn xã hội gia tăng Đây là những cảnh báo đòi hỏi chính quyền và nhân dân phảicó điều chỉnh cho phù hợp.

Lương Văn Hy là nhà nghiên cứu Canada gốc Việt có công trình Urbanization,

Migration and Poverty in a Vietnamese Metropolis: Ho Chi Minh in Comparative

Perspective (Đô thị hóa, di cư và nghèo đói ở một đô thị Việt Nam: Thành phố HồChí Minh trong quan điểm so sánh), Publisher, National University of Singapore/NUS Press, January, 1, 2009 Tác giả trình bày kết quả của dự án nghiên cứu liênngành từ thu thập dữ liệu của hơn 1.000 hộ gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh trongthời gian ba năm về các luồng di cư từ những khu vực khác nhau đến đô thị này.Nghiên cứu chỉ ra, di cư đến thành phố Hồ Chí Minh đã được định hình bởi sự batbình đăng giữa thành thị và nông thôn và bởi các động lực văn hóa xã hội đa dạng

25

Trang 30

trong khu vực Mặc dù có những tuyên bố chính thức về giảm nghèo ở thành phố Hồ

Chí Minh, nhưng tỷ lệ nghèo đói ở thành thi vẫn tăng, đặc biệt ở những người di cư.

Tín dụng nhỏ và các chương trình giảm nghèo ít ảnh hưởng đến sự di chuyền kinh tế

xã hội của các hộ gia đình.

Erik Harms có cuốn Saigon's edge on the margins of Ho Chỉ Minh City (CạnhSai Gon bén 1é thanh phố Hồ Chí Minh), Publisher, University of Minnesota press,2011 Từ khám phá cuộc sống ở Hóc Môn, tác giả đưa ra viễn cảnh mức độ đô thịhóa nhanh chóng tác động đến những người sống ở nơi tiếp giáp giữa nông thôn và

thành thị tại Hóc Môn nói riêng và Việt Nam nói chung Đó là những tác động kinh

tế, như cơ cấu kinh tế được hình thành và phát triển dựa theo các nhu cầu của đô thị,sự suy giảm sản xuất nông nghiệp dẫn đến hình thành những mô hình hoạt động phinông nghiệp, dich vụ mới mang tính tự phát Chuyển đổi cơ cau kinh tế phan nào cảithiện mức sống của cư dân ven đô so với các xã thuần nông Đô thị hóa gắn với côngnghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần chuyền dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo

hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại,

dịch vụ Bản thân nông nghiệp cũng chuyên biến theo cơ chế thị trường mạnh mẽhơn Co cấu sử dụng đất thay đồi theo hướng thu hep đất nông nghiệp dé phục vụcông nghiệp hóa, hiện đại hóa Hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng Con ngườinăng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các phương thức sản xuất kinhdoanh, làm giàu chính đáng Đô thị thu hút việc làm, tiêu thụ sản pham hàng hóa chovùng ngoại 6 Cùng với biến đổi kinh tế, đô thị hóa tác động mạnh đến đời sống mỗigia đình nông dân ven đô Đó là, sự biến đổi lối sống từ nông thôn sang đô thị, thayđổi các mối qua hệ họ hàng, cộng đồng làng xã, pha trộn nhiều tang lớp dân nhập cưvà chuyển đổi các mô hình tô chức Phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, nhiều tộiphạm và tệ nạn xã hội, môi trường ô nhiễm, không gian kiến trúc và cảnh quan nông

thôn bị suy giảm.

1.1.2 Nghiên cứu kinh tế, xã hội tinh Hà Sơn Binh, tinh Hà Tây và thủ đô HàNội thời kỳ đổi mới

1.1.2.1 Nghiên cứu ở trong nước

26

Trang 31

Nghiên cứu về kinh tế, xã hội tỉnh Hà Sơn Bình và tỉnh Hà Tây

Nguyễn Đức Hưng có công trình Một số van dé kinh tế - tổ chức sản xuất lươngthực ở tỉnh Hà Sơn Bình (Luận án tiễn sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 1991).Luận án đã tổng hợp những van đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu,làm rõ tình hình sản xuất lương thực ở Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1990 Trêncơ sở đó, tác giả là người đầu tiên nghiên cứu, phân tích và tổng kết có tính hệ thống,toàn diện thực trạng sản xuất lương thực ở tỉnh Hà Sơn Bình trong thời gian này, như

làm rõ những chủ trương, chính sách, kết quả đạt được và cả những thiếu sót, ton tại.

Luận án đã chỉ ra những quan điểm mới về sản xuất lương thực của tỉnh Hà Sơn Bìnhtrong tương lai, nêu những mục tiêu cơ bản cần đạt được Tác giả đề xuất phương ánsản xuất nông nghiệp của tỉnh đến năm 2000 Đó là phương án khả thi dé lãnh đạotỉnh có thể chấp nhận trong xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đến năm2000 Tác giả cũng mạnh dạn kiến nghị lãnh đạo tỉnh Hà Sơn Bình thực hiện các giảipháp dé dat được mục tiêu sản xuất nông nghiệp đến năm 2000.

Bùi Hồng Vạn có công trình Biển đổi cơ cầu kinh tế - xã hội của một số xã Châutho sông Hong: xã Phụng Thượng (Hà Tây) từ năm 1954 đến nay (Luận án tiễn sĩ

Lịch sử, Trường Đại học KHXHVNV - DHQGHN, 2002) Luận án đã dựng lại bức

tranh kinh tế - xã hội của xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, tỉnh Ha Tây (ci), naythuộc thành phố Hà Nội, từ năm 1954 đến năm 1995 tương đối đầy đủ, hệ thống:đồng thời chỉ ra và phân tích những biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của xã PhụngThượng qua các giai đoạn lịch sử trong thời gian này Luận án đã vận dụng quan điểmtiếp cận liên ngành, từ khảo sát sâu một xã cụ thé (có đối sánh với một số xã khác) đểđưa ra mốt số nhận xét về đặc điểm, kinh nghiệm và khuyến nghị về phương hướng

phát triển kinh tế - xã hội đối với xã Phụng Thượng nói riêng và vùng châu thổ sông

Hồng nói chung trong giai đoạn day mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Phạm Quốc Sử biên soạn Phát triển du lịch làng nghề, nghiên cứu trường hợptỉnh Hà Tây (NXB Dai học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007) Tác giả trình bày thựctrạng tinh Hà Tây là "đất trăm nghề", với nhiều làng nghề thủ công nghiệp truyền

27

Trang 32

thong nỗi tiếng Các làng nghề của Hà Tây có vị trí địa lý nằm giữa đồng bằng sôngHồng, tiếp giáp với Thủ đô, có những tuyến quốc lộ quan trọng chay qua nên khôngchỉ thuận lợi cho phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phâm mà còn có thé kết hop khaithác du lịch làng nghè Từ đó, tác giả đề cập đến những chính sách của địa phươngvề phát triển du lịch làng nghề, như quy hoạch không gian sản xuất, du lịch, côngviên, vườn hoa, cảnh quan diện mạo kiến trúc, đầu tư vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹthuật, cở sở lưu trú, các dịch vụ ăn uống giải trí, đào tạo nghề dịch vụ du lịch cho laođộng địa phương Tác giả cũng chi ra triển vọng phát triển du lịch làng nghé, vaitrò của hoạt động du lịch vừa quảng bá sản phẩm thủ công của làng nghề, vừa tăngthu nhập của người thợ và nhân dân địa phương Đó là xu hướng phát triển bền vững

các làng nghề truyền thống.

Phạm Quốc Sử còn có báo cáo "Các làng nghề Hà Tây trong khung cảnh hội nhậpthủ đô Hà Nội" trong Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Phát triển thủ đô Hà Nội văn hiến,anh hùng, vì hòa bình (NXB ĐHQGHN, 2010) Tác giả khái quát điều kiện tự nhiên,xã hội đề hình thành và phát triển các làng nghề trong tỉnh Hà Tây (cũ), mối liên hệmật thiết giữa các làng nghề của tỉnh Hà Tây với Thăng Long - Hà Nội xưa; thựctrạng, thời cơ, thách thức, chính sách, triển vọng của các làng nghề Hà Tây trongkhung cảnh hội nhập thủ đô Hà Nội sau năm 2008 Tác giả cho rằng, các làng nghềtrên đất Hà Tây sẽ có triển vọng dé phát triển tốt hơn nhờ chính quyền thành phó HàNội đưa ra cơ chế mới, quy hoạch làng nghề, quan tâm đầu tư vốn, công nghệ, đào

tạo lao động, kết hợp sản xuất với du lịch làng nghề, bảo vệ môi trường Việc sẵn

có mối liên hệ mắt thiết với Thăng Long xưa là lợi thế lớn của các làng nghề Hà Tây.Vì thế, việc sáp nhập địa giới hành chính tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội tạo thêmthuận lợi cho các làng nghề Hà Tây phát trién.

Bên cạnh những công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội tỉnh Hà Sơn Bình vàtỉnh Hà Tây, còn có những công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội quận Hà Đông,tiêu biểu nhất là Nguyễn Hoàng Minh có công trình Quản lý xây dựng theo quy hoạchkhu đô thị mở rộng quận Hà Đông thành phố Hà Nội (Luận án tiên sĩ, Đại học Kiếntrúc Hà Nội, 2015) Tác giả nêu kinh nghiệm của Việt Nam và thế giới trong quản lý

28

Trang 33

xây dựng đô thị theo quy hoạch, đặc biệt là các nội dung quản lý khuyến khích đầu

tư xây dựng đô thi, hài hòa lợi ích với cộng đồng và các định hướng phát triển đô thị.

Hà Đông từ một đô thi tỉnh ly trở thành một quận nội thành của thủ đô Hà Nội, có

nhiều thuận lợi dé thu hút đầu tư xây dựng và phát triển đô thị, nhất là khu đô thị mở

rộng Trong quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mở rộng quận Hà Đông,

ngoài yêu cầu quản lý không gian trên và đưới mặt đất, cần đảm bảo khả năng cungứng hạ tầng kỹ thuật phù hợp với sự phát triển đô thị Do vậy, việc tái lập chỉ tiêu hệsố sử dụng đất gắn với công tác lập quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạchlà nhu cầu cấp thiết Trên cơ sở đó, tác giả công trình này đề xuất đổi mới quan điểm,

hoàn thiện nội dung thể chế, áp dụng các cơ chế khuyến khích đầu tư dựa trên nội

dung quản lý chỉ tiêu sử dụng đất có tham khảo kinh nghiệm quốc tế nhằm quản lý

xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mở rộng quận Hà Đông hiệu quả hơn.

Nghiên cứu về kinh tế, xã hội thành phố Hà Nội

Lê Du Phong chủ biên cuốn Anh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn ngoại thành

Hà Nội: thực trạng và giải pháp (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002) trình bàyvề tốc độ đô thị hóa tại khu vực ngoại thành Hà Nội giai đoạn 1991-2000 làm thayđổi diện mạo các làng quê, thúc đây phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sốngnhân dan; đồng thời phát sinh nhiều vấn dé cần giải quyết Tác giả nhận xét ảnh hưởngtích cực và hạn chế vướng mắc trong quá trình đô thị hóa ở nông thôn ngoại thànhHà Nội, chi ra những bức xúc và đề xuất các giải pháp khi thu hồi đất nông nghiệpdé đô thị hóa.

Một nghiên cứu khá chuyên sâu về quan hệ giữa đô thị hóa và dân số là Dân sốvà di chuyển nội thị - trường hợp thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội của Viện Nghiêncứu phát triển Paris, Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Dân số, Daihọc Kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2002 Nghiên cứu đã chỉ ra một số điểm đángchú ý, như từ khi đổi mới, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội bước vào giai đoạn đôthị hóa mạnh mẽ Hiện nay, việc phát triển đô thị chủ yếu do làn sóng di cư từ nôngthôn ra thành thị Tái cấu trúc nhà ở và dân cư đô thị diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

29

Trang 34

Cùng với ra đời nhiều khu công nghiệp là các khu đô thị mới, chung cư cao tầng đặtra yêu cầu phát triển hạ tang kỹ thuật và phương tiện giao thông đô thị Từ đó, nghiêncứu đề xuất một số giải pháp dé phát triển đô thị bền vững cân đối với quá trình tăngtrưởng dân số.

Cuốn Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong quá trình đô thị hóa trên địabàn thành phá Hà Noi của Ñ guyén Tiệp (NXB Lao động xã hội, Ha Nội, 2005) nêunhững van đề lý luận và thực tiễn về dao tạo va phát triển nguồn nhân lực nông thôntrong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thủ đô Tác giả đề xuất các phươngán, giải pháp dao tạo nghề cho lao động nông thôn ở những vùng ngoại thành khácnhau phù hợp với hoàn cảnh, yêu cầu và khả năng của từng địa phương Đảo tạo nghềphù hợp là yêu cầu cấp thiết dé 6n định và phát triển kinh tế, xã hội.

Lê Tiến Dũng có Đảng bộ Thành pho Hà Nội lãnh dao phát triển kinh tế ngoại

thành từ năm 1991 đến năm 2008 (Luận án tiến sĩ, Trường DHKHXHVNV ĐHQGHN, 2016) Tác giả đã phân tích, đánh giá những yếu tố tác động đến quá trìnhlãnh đạo phát triển kinh tế ngoại thành của Đảng bộ Thành phó Hà Nội; sự chỉ đạocủa cơ quan này trong phát triển kinh tế ngoại thành trên các lĩnh vực nông nghiệp,công nghiệp, tiéu thủ công nghiệp, thương mại và dich vụ từ năm 1991 đến năm 2008.Từ đó, tác giả đưa ra những đánh giá về ưu điểm, hạn chế và rút ra bài học kinhnghiệm từ thực tiễn lãnh dao phát triển kinh tế ngoại thành của Đảng bộ Thành phóHà Nội, qua đó đưa ra một số định hướng góp phần giải quyết những vấn đề đặt ratrong các giai đoạn tiếp theo.

-Nguyễn Chí My, Hoàng Ngọc Bắc có cuốn Giải phóng mặt bang ở Hà Nội hệluy và hướng giải quyết (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012) Các tác giả nêunhững van dé chung về giải phóng mặt bang và hậu giải phóng mặt bang; đánh giánhững van đề giải phóng mặt bằng và hậu giải phóng mặt bang trên địa bàn Hà Nộisau mở rộng địa giới hành chính năm 2008 Đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triểnThủ đô hiện tại và tương lai, việc giải phóng mặt bằng được thực hiện với quy môlớn chưa từng thay đã tac động sâu sắc tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của một

30

Trang 35

bộ phận lớn dân cư Thủ đô Công tác giải phóng mặt bằng và xử lý các vấn đề saugiải phóng mặt bằng ở Hà Nội ngày càng phức tạp, nhạy cảm và bức xúc Nếu nhưkhông có những quyết sách hiệu quả và kịp thời, đây sẽ là nguy cơ kìm hãm quá trìnhtăng trưởng và phát trién bền vững, ảnh hưởng tiêu cực tới ổn định chính trị - xã hội,tới đô thị hóa ở Hà Nội Các tác giả cũng chỉ ra phương hướng và giải pháp hạn chếvà chủ động giải quyết các van đề giải phóng mặt băng và hậu quả giải phóng mặtbăng ở Hà Nội đến năm 2020, tam nhìn 2030 Công tác giải phóng mặt bằng và cácvấn đề hậu giải phóng mặt bang phải được đặt vào trọng tâm hoạt động lãnh đạo, chiđạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như hoạt động của các tô chức, doanhnghiệp và nhân dân Thủ đô Thời gian tới, cần tập trung tạo đột phá trong công tác

giải phóng mặt bằng dé thúc day quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Nguyễn Thị Hải Vân có luận án tiến sĩ kinh tế: Tac động của đô thị hóa đối với

lao động ở khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội (2012) và công trình D6 thị hóa

đối với việc làm lao động ngoại thành Hà Nội (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2013)Hai công trình cho thấy một trong nhiều tác động của đô thị hóa đối với vùng ngoạithành Hà Nội là van đề lao động và việc làm Nhiều nông dân bị thu hồi dat sản xuất

nông nghiệp, phải chuyên đổi nghề dé kiếm sông Van dé này rất được Dang, Nhà

nước và nhân dân quan tâm, nhưng chính sách đào tạo nghề va tạo việc làm cho lao

động vùng nông thôn nói chung và vùng ngoại thành Hà Nội nói riêng chưa phát huy

được hiệu quả Từ đó, tác giả dé xuất một số giải pháp dé dao tao nghé cho luc lượngnày nhằm phát triển kinh tế, xã hội bền vững hon.

Nguyễn Thành Công chủ biên cuốn Thực trạng và các giải pháp chủ yếu nângcao chất lượng tăng trưởng kinh tế Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 (NXB Chính trịQuốc gia, Hà Nội, 2013) Tác giả chỉ ra thực trạng kinh tế Hà Nội những năm đầumở rộng địa giới hành chính với những thuận lợi là quỹ đất lớn, dân số đông, lao độngcó tay nghề cao, có nhiều cơ sở kinh tế trung ương và địa phương, nhiều làng nghềtruyền thống, vị thế Thủ đô thu hút đầu tư nhưng phát triển chưa bền vững, thiếuquy hoạch chiến lược, công nghệ lạc hậu, thiếu vốn đầu tư, nhiều van đề bức xúc vềkinh tế, xã hội và môi trường Từ đó, đặt ra những giải pháp dé nâng cao chất lượng

3l

Trang 36

tăng trưởng kinh tế Hà Nội giai đoạn 20112020, như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội dài hạn, đổi mới khoa học công nghệ, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trong vàngoài nước, phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi

-trường sinh thái

Nguyễn Dinh Tuan có công trình Biến đổi văn hóa trong cộng dong dân cư vùng

đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp tại phường Định Công và xã Minh Khai, Hà Nội),

Luận án tiến sĩ nhân học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2013 Tác giả chỉ ra

quá trình biến đổi tiếp nối và đan xen giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống vàhiện đại, trong đó những biến đổi đời sông vật chất diễn ra nhanh hơn và có tác độngtrở lại đời sống tinh thần Biến đổi đời sống vật chất thể hiện trên các mặt thay đổikhông gian sống, kiến trúc nhà ở và các tiện nghi sinh hoạt trong gia đình Biến đôivăn hóa tinh thần thể hiện ở thay đổi cách ứng xử, chuẩn mực, giá trị trong quan hệhọ hàng, cộng đồng và một số phong tục tập quán, sử dụng thời gian rỗi và giải trí Biến đổi văn hóa nông thôn sang văn hóa đô thị, khôi phục giá trị văn hóa truyền

thống Những biến đổi này có cả tích cực và tiêu cực Tác giá đưa ra định hướng débiến đồi văn hóa trong cộng đồng dân cư vùng đô thị hóa được tích cực hơn.

Nguyễn Đình Dương chủ biên cuốn Kinh tế - xã hội Hà Nội sau 5 năm mở rộngđịa giới hành chính (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014) Tác giả nêu bật vị thếvà nguồn lực mới của Hà Nội khi mở rộng địa giới, nhưng kinh tế - xã hội trong 5năm dau phát triển chưa tương xứng với tiềm năng Từ đó, tác giả đề xuất định hướngphát triển kinh tế - xã hội Hà Nội xứng tầm là một trong những trung tâm lớn nhấtcủa cả nước Tác giả cũng đưa ra một số giải pháp khắc phục hạn chế và phát huytiềm năng dé phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô trong tương lai, như tái câu trúc đầutư công, thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững

(chuyển từ lợi thê đất đai, lao động giá rẻ sang khoa học công nghệ).

Trần Thị Hồng Yến có công trình Biển đổi về xã hội và văn hóa ở các làng quêtrong quả trình đô thị hóa tại Hà Nội (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014) Bằng

phương pháp tiép cận nhân hoc, tác giả nghiên cứu những biên đôi xã hội và văn hóa

32

Trang 37

ở các làng quê trong quá trình đô thị hóa tại Hà Nội những năm qua Tác giả chọn

làng Trung Kính Thượng (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy), thôn Tây (phườngNhật Tân, quận Tây H6) và làng Thanh Trì (phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai)

làm đối tượng nghiên cứu Sau khi chuyền đổi từ làng thành phường, ba địa phươngtrên đã thay đôi cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tô chức, môi trường sống, các quan hệ xã

hội truyền thống, sự phân tầng xã hội rõ rệt và những tệ nạn xã hội Tác giả làm rõnhững tác động tích cực và những bất cập về xã hội và văn hóa; đồng thời đưa ra một

số giải pháp dé phát huy thành tựu và khắc phục hạn chế của quá trình này.

Nguyễn Văn Sửu có cuốn Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến doi sinh kế ở venđô Hà Nội (NXB Tri thức, Hà Nội, 2014) Đây là công trình nghiên cứu về đô thịhóa, công nghiệp hóa và những tác động của nó đến biến đổi sinh kế của các hộ gia

đình nông dân ở khu vực ven đô Hà Nội trong hơn một thập ky trước năm 2014, cụ

thé là hai làng Phú Điền và làng Gia Minh Từ thực tiễn, tác giả trao đổi một số ý kiếnmang tính gợi ý chính sách với hy vọng góp phần làm bền vững hơn sinh kế và cuộcsông của những người nông dân bị thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp vì các dựán phát triển đô thị và phát triển công nghiệp.

Nguyễn Thừa Hy Trong cuỗn Thang Long - Hà Nội trong mắt một người Hà Nội- Tuyển tập nghiên cứu (NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội, 2018) trình bàynhiều bài nghiên cứu sâu sắc về kinh tế, xã hội Thăng Long - Hà Nội Trong bài "Suynghĩ về kinh tế - xã hội Thăng Long - Hà Nội hôm qua, hôm nay và ngày mai" trang487-512, tác giả nêu rõ kinh tế - xã hội Thăng Long - Hà Nội trong diễn trình lịch sử,chỉ ra hướng tiếp cận đến viễn cảnh một đô thị tương lai, đó là một đô thị nhân bản,khai mở Bài viết còn chỉ ra hạn chế của kinh tế - xã hội Thủ đô, như phát triển thiếucân đối, bất bình đăng xã hội, lạm quyền và tham nhũng, nạn bạo hành và thói vôcảm Tác giả đã gợi mở một vài suy nghĩ bước đầu dé khắc phục tình trạng này.

Trong bài nghiên cứu "Chat lượng thị dân Thăng Long - Ha Nội: Những van đềđặt ra trong quá trình phát triển Thủ đô", trang 522-535, Nguyễn Thừa Hy làm rõ khái

niệm "thị dân" trong thuật ngữ "thị dân Thăng Long - Hà Nội" Trên cơ sở đó, ông

33

Trang 38

khẳng định trong tiến trình lịch sử, thị đân Thăng Long - Hà Nội đã mang hai đặc

trưng nổi bat là cau trúc đăng cấp đa thành phan và phẩm chất đa tính cách Cộngđồng thị dân Hà Nội đương đại được hình thành và phát triển trong bối cảnh lịch sửkhá đặc biệt, qua đó, những điều kiện và ảnh hưởng đều tác động sâu sắc đến cautrúc, đặc điểm và chất lượng thị dân.

Lê Thị Thu Hằng có luận án tiến sĩ Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Từ Liêm(thành phố Hà Nội) dưới tác động của quá trình đô thị hóa từ năm 1996 đến năm2013 (Học viện Khoa học Xã hội, 2020) Công trình tập trung tìm hiểu chuyền biếnkinh tế - xã hội huyện Từ Liêm từ năm 1996 đến năm 2013, đưa ra một số nhận xétnhư, tác động tích cực và tiêu cực trong quá trình chuyên biến Luận án khẳng định,từ một huyện thuần nông, nhờ quá trình đổi mới, Từ Liêm chuyền biến mạnh mẽ cơ

cấu kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa Tác giả đưa ra nhữnggiải pháp dé phát triển kinh tế - xã hội huyện Từ Liêm khi chuyền thành hai quận Bắc

Từ Liêm và Nam Từ Liêm từ năm 2013.

Bên cạnh những công trình khoa học, còn có một số bài báo khoa học đăng trêncác tạp chí nghiên cứu về kinh tế, xã hội Lê Văn Nãi có bài "Nghiên cứu đánh giácác mặt tích cực, tồn tại trọng quá trình đô thị hóa làng - xã thành phường ở Hà Nộivà kiến nghị các giải pháp khắc phục" (Tạp chí Người xây dựng, sô 2/2004) cho rằng,đây là quá trình biến đồi 4 van đề cơ bản: Một là, chuyền đổi từ sản xuất nông nghiệpthành sản xuất phi nông nghiệp Hai là, chuyền từ nơi dân cư phân tán, mật độ dâncư thấp thành noi tập trung dân cư với mật độ cao Ba là, chuyển từ cơ sở hạ tang kỹthuật nông thôn thành hạ tầng kỹ thuật đô thị Bốn là, chuyên đổi từ xã hội - văn hóanông thôn thành xã hội - văn hóa đô thị Tất cả các chuyền đôi đó làm cho làng xãthành phường có vai trò thúc day đô thị hóa các làng xã tiếp theo.

Đỗ Thị Lệ Hang có bài viết "Thực trạng chuyển đổi nghề của cư dân vùng ven

đô trong qua trình đô thị hóa" (Tap chí Tâm lý hoc, số 3/2008) nêu rõ thực trạngchuyền đổi cơ cau nghề nghiệp và thu nhập của người dân vùng ven đô Hà Nội Thôngqua những nghiên cứu, thống kê về nghề nghiệp, thu nhập chính của các hộ gia đình

34

Trang 39

thuộc 3 khu vực: Yên Mi, Yén Sở va Mĩ Đình trong quá trình đô thị hóa, tác giả bài

viết khang định việc chuyên đổi nghề của cư dan vùng ven đô Hà Nội còn nhiều khókhăn Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp, định hướng chuyên đổi nghề cho cư

dân vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa được hiệu quả và bền vững hơn.

1.1.2.2 Nghiên cứu ở nước ngoài

Li Tana có cuốn Peasants on the Move: Rural-Urban Migration in the Hanoi

Region (Nông dân đang di chuyền: Di cư nông thôn - thành thị ở khu vực Hà Nội)

do, Occasional Paper No 91, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore xuất bản

năm 1996 Tác giả ước tính các xu hướng chính, các hướng dẫn và các mẫu của phong

trào di dân (từ nông thôn ra đô thị) ở vùng đồng bằng sông Hồng, tìm hiểu nhữngthay đôi cơ chế ở nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới, và khang định những cải thiện

trong hệ thống giao thông, sự tăng lên của các nhà trọ cho người đi cư đều có tác

động đến phong trào di dân của người lao động Tác gia tập trung phân tích chính

sách của chính phủ Việt Nam đôi với sự di cư tự nguyện và những hậu quả của nó.

Micheal Leaf (Canada) có bài viết "Vùng ven đô Việt Nam: việc quản lí hànhchính sự phát triển đô thị của Hà Nội” đăng trên Tạp chí Xã hội học của Việt Nam số3 (71) năm 2000, trang 11-23, đề cập đến các thê chế và đô thị hóa ở Việt Nam Tácgiả cho rằng, Hà Nội là thành phố thế giới thứ ba XHCN, thành phố của nền kinh tế“đang chuyền tiếp” từ kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường nhiềuthành phan Bài viết điểm lại các thể chế quản trị địa phương ở Hà Nội, xem xét tongquát việc quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội Tác giả khang dinh viéc quy hoachHà Nội hiện nay dang bi day vào trang thai đứng giữa, không dé dang gi, giữa nhữngnhu cau cấp bách của quan trị địa phương va sự thích ứng với sức ép bên ngoài déhội nhập với nền kinh tế toàn cầu Tác giả đưa ra kết luận: quy hoạch những gì có thé

và bỏ qua những gi còn lại.

Mike Douglass là nhà khoa học Mi có bài nghiên cứu Đồ thi hóa vùng ven

Đông Nam Á: bỏ rơi không gian công cộng trong Kỷ yêu Hội thảo về "Các xu hướngđô thị hóa và đô thị hóa vùng ven ở Đông Nam Á", Thành phố Hồ Chí Minh, 2008.

35

Trang 40

Tác giả đã khẳng định đô thị hóa tạo ra cho Hà Nội một diện mạo mới Thành phốkhông những được mở rộng ra các vùng ven đô theo chiều rộng mà còn phát triểntheo chiều cao với những khu đô thị cao tầng, khách sạn, nhà hàng, văn phòng Tácgiả cũng cảnh báo về sự thiếu hụt không gian công cộng cần thiết cho giao tiếp xã hội

của cư dân đô thi.

Timothy M Gorman là nhà khoa học Mĩ, có bài nghiên cứu "Nền kinh tế hàng

ngày: suy nghĩ lại về tính chất không chính thống ở Việt Nam" trong Kỷ yếu Hội thảo

quốc tế Việt Nam học lần thứ III - Việt Nam hội nhập và phát triển, Hà Nội, 2008.Tác giả đã trình bày về Hà Nội thời kì đô thị hóa xuất hiện những người nông dân từ

nông thôn vào thành thị để kiếm sống bằng việc bán hàng rong Tác giả cho đó là hệquả tat yêu của đô thị hóa và đề xuất chính quyền thành phố nên sắp xếp lại việc làmvà bồ trí nơi ở, quản lý học tập, thay vi áp dụng những biện pháp hành chính cứng

Danielle Labbé viết cuốn Facing the urban transition in Hanoi: recent urbanplanning issues and initiatives (Đôi mặt với quá trình chuyên đổi đô thị ở Ha Nội:các van dé và sáng kiến quy hoạch đô thị gần đây), Trung tâm Đô thị hóa Văn hóa xãhội, Viện nghiên cứu khoa học quốc gia, Montreal (Queesbec) Canada, xuất bản năm2010 Đây là công trình đề cập đến hai trường hợp là xã Tân Triều thuộc huyện ThanhTrì và xã An Khánh thuộc huyện Hoài Đức, đều ở ngoại thành Hà Nội, nhằm tìmcách hiểu rõ hơn về các loại hình đô thị hóa (theo kế hoạch, tự phát) đã ảnh hưởngđến cuộc sống của con người và mối quan hệ của họ với nhà chức trách trong thời kìtự do hóa kinh tế Nghiên cứu làm rõ cư dân ven đô và chính quyền đối phó với biếnđổi nhanh chóng do đô thị hóa (với trong tâm là chuyền đổi dat dai) và các diễn biến

cực đoan của thời tiệt.

Cuốn Hanoi: Biography of a City (Hà Nội: tiểu sử một đô thị) của William S.

Logan, (Nguyễn Thừa Hỷ dịch, NXB Hà Nội, Hà Nội 2010) Tác giả đã dựng lại

một cách thuyết phục quá trình Thăng Long - Hà Nội một ngàn năm tuổi, qua diện

mạo vật chât bên ngoài và côt lõi tâm thức bên trong, trên một nên tảng lịch sử với

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w