Mục đích nghiên cứu -Luận án phân tích, làm rõ cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người làm lưu trữ; - Khảo sát, đánh giá thực tiễn xây dựng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Ngô Thị Kiều Oanh
CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN
TIỂU CHUAN ĐẠO ĐỨC NGHE NGHIỆP
CUA NGƯỜI LAM LƯU TRU
Hà Nội - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Ngô Thị Kiều Oanh
CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN
TIỂU CHUAN ĐẠO ĐỨC NGHE NGHIỆP
CUA NGƯỜI LAM LƯU TRU’
Chuyên ngành: Lưu trữ hoc
Mã số: 62 32 03 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Minh Phương
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Cơ sở khoa học xây dựng và hoàn thiện tiêuchuẩn đạo đức nghề nghiệp của người làm lưu trữ” là công trình nghiên cứu của tôi
Các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của đề tài là trung thực và
chưa từng được ai công bồ trong các công trình trước đây Trong quá trình thực hiện
luận án, một số thông tin, tư liệu được tham khảo từ các công trình nghiên cứu trướcđều được tôi trích dẫn đầy đủ và ghi trong phần tài liệu tham khảo
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án
Ngô Thị Kiều Oanh
Trang 4LOI CAM ON
Trong quá trình thực hiện luận án: “Co sở khoa học xây dựng va hoàn thiện
tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người làm lưu trữ” tôi đã nhận được sự giúp
đỡ, chỉ bảo tận tình của các thay, cô, bạn bè và đồng nghiệp
Tôi xin được thê hiện lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Minh Phương
- người đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận án.
Với lòng kính trọng và và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chânthành nhất tới PGS.TS.Vũ Thị Phụng, PGS.TS Đào Đức Thuận, TS Cam Anh
Tuấn cùng các thầy, cô giáo Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các công chức, viên chức Bộ
Nội vụ, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IH, Chi cụcVăn thư - Lưu trữ các địa phương, các cơ quan, tô chức nơi tôi tiến hành khảo sát,cùng với các đồng nghiệp của tôi tại Trường Đại học Nội vụ (trước đây) và Học
viện Hành chính Quốc gia đã cung cấp thông tin, giúp đỡ, động viên tôi trong quá
Tác giả
Ngô Thị Kiều Oanh
Trang 52 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - 5c 322332 * + E+EEseEreerrerrserrseree 10
3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu - - 2-2-5252 +E££EeEEeEEEEEEEerrrerrered 10
4 Đối tượng và phạm vi nghiên ứu - - 2 + + ++S£+E££ke£EeEEeEE+Ezxerkerxee 11
5 Nguồn tư liệu, tài liệu phục vụ cho nghiên CỨU - 55+ sex 12
1.3.1, Những nghiên cứu về các khái niệm liên QUỐIH 2S ẶẶSSSSSkssissvke 211.3.2 Những nghiên cứu về vai trò và tam quan trọng của đạo đức
nghệ nghiệp đối với người làm lưu trÍữ - 55c c E+EEEeEEeEkeEEEerrrrrrrrrerkee 25
1.3.3 Những nghiên cứu về đặc điểm của nghề lưu trữ và tiêu chuẩnđạo đức của nghề rt tFữỮ - c5 St EkÝEEEEEEEEEEEEE1111212121 1111011112111 e 26
1.3.4 Những nghiên cứu về xây dựng, hoàn thiện tiêu chuẩn đạo đứcnghệ nghiệp của người làm Wt fFỮP +55 ềEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrtrkerkee 31
LBS NAGI XE n 36
Trang 61.4 Những van dé đặt ra và cần tiếp tục nghiên cứu trong luận Tiểu kết Chwong 1 2222 ©e<©c< Set S£EEEEEEEEeEkEteteErrrerrrkrkerrererrerrerrerrere
án -Chương 2 CO SỞ LÝ LUẬN VE XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIEN
TIEU CHUAN ĐẠO ĐỨC NGHE NGHIỆP CUA NGƯỜI
LAM LƯU TTR Ũ 2° e#©++4EEE+eEEEA4E9EA44E2234 0779410940 020230 re2.1 Cơ sở lý luận về đạo đức nghề nghiệp của người làm lưu trữ .
XI N9 1 nang nneố.ee ầ<a
2.1.2 Quá trình hình thành đạo đức nghệ nghiệp và những yếu to tác động,ảnh hưởng đến đạo đức nghệ nghiệp của người làm lưu trữ -scc+¿
2.1.3 Các yếu tổ cấu thành đạo đức nghệ nghiệp của người làm lưu trữ
2.2 Cơ sở lý luận về xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghè nghiệp của người làm
2.2.1 Khái niệm tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người làm lưu trữ
2.2.2 Mục đích và sự can thiết xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
Của NWOT [AM WU ẨFÍẾ TH TH Hà HH Hà HH TT TT HH Hàng
2.2.3 Căn cứ, cơ sở dé xây dựng tiêu chuẩn đạo đức ngh nghiệp của
HGUỜI [AM LU ẨƑÍỸ HT HT HH Hà Hà HH TT TH HH
2.2.4 Trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người
/00/778/2780 000080888806 5
2.2.5 Nguyên tắc, yêu câu, quy trình, phương pháp xây dựng tiêu chuẩn
đạo đức nghệ nghiệp của người làm Wt trib 2 £©5£+c+keceEeresrzrerrerxee
2.2.6 Các biện pháp tổ chức thực hiện tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
CUA HQƯỜI [AM TU ẨTỂ SG TH TH TH HH nếp
2.3 Cơ sở lý luận về hoàn thiện tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người
Trang 7Chương 3 CƠ SỞ THỰC TIỀN CỦA VIỆC XÂY DỰNG, TỎ CHỨC
THỰC HIỆN TIEU CHUAN ĐẠO ĐỨC NGHE NGHIỆP CUA
NGƯỜI LAM LƯU TRRỮ -s°-es<Eveseerorraetrrrarrttrrrrrrtorrasree 973.1 Các văn bản quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người
CUA NGUWOT LAM UU trl ee 124
3.3.1 Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn đạo đức
nghề nghiệp của người làm Ïưu IrĂữ 5e SE EEEEEEEEEEerkerrrrrrrrkerkee 125
3.3.2 Tuyên truyền, phổ biến, hướng dan việc thực hiện tiêu chuẩn đạo đức
nghề nghiệp của người làm Ïưu Iriữ c5 ccccESESEEEEEEEEEEEEEErkerrrrrrrkerkee 126
3.3.3 Đảm bảo các điều kiện dé thực hiện tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
27128/14710812//8/77017000nn0n0808088 128
3.3.4 Kiểm tra, đánh gid việc thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
CUA HgƯỜI [AM TH ẨHF Gv 134 3.4 Nhận xét, đánh giá 2: 2++2+2Ek 221 2112711271211211271 21121111111 xe 135
của người làm ÏưU {TỮ - s11 23119111 11911191111 TH TH TH TH HH TH ng Hệ 143
Trang 84.1.1 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng đạo đứcNGhE ng hÏỆ) 5-5 St SE SE 2E EEEEEEEEEEE1E1111111121.21 T1 1.10122111111011 g 143
4.1.2 Yêu cau đặt ra trong bối cảnh hội nhập và phát triển - 1454.1.3 Tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thé giới - 1464.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
của người làm LU fTỮ - - - c2 132111321133 11 19111181111 111 111 g1 1H HH Hy 154
4.3 Giải pháp hoàn thiện tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người làm lưu trữ 157
4.3.1 Hoàn thiện về hình thức văn bản quy định tiêu chuẩn đạo đứcnghệ nghiệp của người làm Wu fHỮ: + 5£ ©teSteEE‡E‡EEESEEEEEEEkerkerkerkrrrrees 157
4.3.2 Dé xuất bộ tiêu chuẩn đạo đức nghệ nghiệp của người làm lưu trữ 1604.4 Các giải pháp hoàn thiện việc tô chức thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức
nghề nghiệp của người làm lưu trữ - 2 ¿+ E+SE+EE+EE+E££E£Ee£EeEEerkerxrrerreres 177
4.4.1 Lập kế hoạch và ban hành văn bản quy định thực hiện tiêu chuẩnđạo đức nghề nghiệp của người làm lưu triữ :- 25c 5e+EeckereEererrresrees 177
4.4.2 Tuyên truyén, hướng dan việc thực hiện tiêu chuẩn đạo đứcnghề nghiệp của người làm [tu trữ - + 5+c©c£+E‡E‡EEeEEcEEEEkerkrrkerrrrkerkee 178
4.4.3 Tuyển dụng người làm lưu trữ có trình độ, được đào tạo đúng ngành
dé họ hiểu và thực hiện tốt tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động
2/1/a/2/8//7)/SEEPPPnP0PẼ8ẼAA 182
4.4.4 Đảm bảo kinh phí và các điều kiện can thiết cho việc xây dung, ban hành
và tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người làm lưu trữ 184
4.4.5 Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người làm lưu trữ các quy định về đạo đức
nghề nghiệp của người làm Wt trữy +-©-e+©ce+©++cSEkcEEEECEEEEEEEEtErkrrrkrrrkerrrcee 188
4.4.6 Hoàn thiện các quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm
31/1587/171/112/207n0n0708588 169
78707).71 88089Nnnn8n8 0h A.AH, 191x00 ~ Ô 192
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ
LIÊN QUAN DEN LUẬN ÁN -s- 2e ©cse©ssevssersetrserssersserserssrre 194DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-25 ssessesssessss 195
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC TỪ VIET TAT
STT | Từ viết tắt Tiếng việt
1 CTLT Công tác Lưu trữ
2 CBCCVC Cán bộ, Công chức, Viên chức
3 |CCHCNN Cải cách hành chính nhà nước
4 |CCCCHCNN Công cuộc Cải cách hành chính nhà nước
5 Cục VT và LTNN Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước
6 | DDNN Dao đức nghê nghiệp
12 | TLLT Tài liệu Luu trữ
13 | TCDDNN Tiêu chuân đạo đức nghé nghiệp
14 | TCDDNN của NLLT Tiêu chuân đạo đức nghề nghiệp của người
làm lưu trữ
15 | XDGTTL Xác định giá trị tài liệu
Trang 10DANH MỤC BANG, BIEU DO
Bang 3.1 Các van bản quy định về dao đức nghề nghiệp . -5+- 97Bảng 3.2 Các văn bản quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của
J1) LAM WU trite a - 105
Bang 3.3 Kết quả khảo sát các yếu tô tac động đến hiệu suất chat lượng
công tác và lòng yêu nghề của người làm lưu trữ - 2 s+ 132Bang 4.1 Bộ tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của người làm lưu trữ 167Bảng 4.2 Bảng so sánh tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người làm lưu trữ
đã ban hành và tiêu chuẩn mới đề xuất bồ sung -. : - 172
Bang 4.3 Mô tả một số tiêu chuẩn và tiêu chí về dao đức nghé nghiệp của
011401080140 0011121177 175
Biểu đồ 3.1 Biêu đồ công tác tuyén truyền, hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn
đạo đức nghé nghiệp của người làm lưu trữ - 5 cse¿ 127
Trang 11MỞ DAU
1 Lý do chọn đề tài
Tài liệu lưu trữ (TLLT) là kho tài nguyên thông tin quý giá, là hồn cốt của dân
tộc Công tác lưu trữ (CTLT) có vai trò góp phần lưu giữ và truyền lại cho muôn
đời sau những thông tin quá khứ có giá tri đặc biệt trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế, kiến thiết quốc gia Mục tiêu của công tác lưu trữ
là bảo vệ an toàn và sử dụng có hiệu quả TLLT Việc thực hiện mục tiêu này phụ
thuộc rất lớn vào thái độ, nhận thức, hành vi của những cán bộ, công chức, viênchức trực tiếp làm công tác lưu trữ trong các cơ quan, tổ chức (gọi chung là ngườilàm lưu trữ) Có thé nói, người làm lưu trữ (NLLT) là nhân tố quyết định trong quátrình cung cấp thông tin phục vụ cho việc khai thác, sử dụng có hiệu quả TLLT.Nâng cao tinh thần, trách nhiệm, ý thức dao đức nghề nghiệp (ĐĐNN) đối với
NLLT trong việc quản lý và và phục vụ khai thác sử dụng tài liệu là nhiệm vụ vô
cùng cấp thiết Bởi vậy, trong thời gian qua Nhà nước đã xây dựng và ban hành một
số tiêu chuẩn ĐĐNN cho viên chức lưu trữ trong hoạt động nghề nghiệp (HĐNN),
góp phần nâng cao vị thế của các cơ quan lưu trữ và người làm lưu trữ trong xã hội
ĐĐNN là những quan điểm, quy tắc và chuẩn mực hành vi đạo đức xã hội đòihỏi phải tuân theo trong hoạt động nghề nghiệp, có tính đặc trưng của nghé nghiệp.Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rat chú ý đến các tiêu chuẩn làm cơ sở choviệc tuyển chon cán bộ, công chức Người quan niệm: cán bộ, công chức phải vừa
có đức, vừa có tài Cả đức và tài đều quan trọng nhưng đức phải là gốc, bởi Ngườicho rằng: “Đạo đức cách mạng là cái gốc, cái nên tảng, cái bản chất, cũng nhưsông có nguồn mới có nước không có nguôn thì sông cạn Cây phải có gốc, không
có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏimay cũng không lãnh đạo được nhân dân” “Công việc thành công hay thất bạidéu do cán bộ tốt hay kém” [37, tr 5]
Vận dụng tư tưởng của Người, Đảng ta cũng chỉ rõ công tác cán bộ là then
chốt của vấn đề then chốt Trong đó việc xây dựng đạo đức cách mạng nói chung,
ĐĐNN nói riêng cho đội ngũ CBCCVC hiện nay vừa có ý nghĩa cơ bản, vừa cấp
Trang 12bách, bởi đó là một trong những mặt không thể thiếu được của việc xây dựng độingũ cán bộ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước (CCHCNN).
Công tác lưu trữ “Id một ngành hoạt động của nhà nước bao gồm tất cảnhững vấn dé lý luận, pháp chế và thực tiễn liên quan đến việc bảo quản và tổ chức
sử dụng tài liệu lưu trữ” [14, tr 5] Ở góc độ khác, công tác lưu trữ được hiểu là
“toàn bộ các quy trình quản lý nhà nước và quản lý nghiệp vụ lưu trữ, nhăm thuthập, bổ sung, bảo quan, bảo vệ an toàn và tô chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu
trữ” [34, tr 109] Do đó trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, công tác nay
có vai trò không thê thiếu đối với hoạt động quản lý, nó góp phần đảm bảo cung cấp
thông tin cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức
Đề thực hiện tốt CTLT thì NLLT là chủ thể tích cực và đóng vai trò quantrọng trong quá trình cung cấp nguồn thông tin cho việc khai thác sử dụng TLLT vàhiệu quả của công tác này tốt hay kém phụ thuộc vào thái độ phục vụ, DDNN, hành
vi của họ Điều này đòi hỏi NLLT phải có phẩm chất đạo đức tốt, vững vàng, có ý
thức giữ gìn bảo vệ an toàn tài liệu, không làm hư hỏng mat mát tài liệu, bảo đảm bí
mật thông tin tài liệu và am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, tuân thủ các quy tắc,
chuẩn mực hành vi trong hoạt động lưu trữ NLLT đóng vai trò quyết định đến hiệu
suất, chất lượng của CTLT, nếu lệch chuẩn trong suy nghĩ sẽ dẫn đến lệch chuẩn vềhành vi Do đó, yếu tố đạo đức đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành
vi trong quá trình thực hiện chuyên môn nghiệp vu.
Nhận thức rõ điều này Đảng và Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản
quy phạm pháp luật (VBQPPL) dé quy định về đạo đức công vụ (ĐĐCV), DDNN
nói chung va trong lĩnh vực lưu trữ nói riêng như: Luật Cán bộ, công chức; Luật
Phòng chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật Viên chức,
Luật Lưu trữ và các văn bản dưới Luật (bao gồm: Thông tư quy định về tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp viên chức lưu trữ, Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp )
để xây dựng chuẩn mực đạo đức công vụ, ĐĐNN làm cơ sở pháp lý, phục vụ tốt
cho công tác quản lý nguồn nhân lực thực hiện CTLT
Đề thực hiện cải cách hành chính Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết
số 76/NQ-CP ban hành chương trình tong thé cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
Trang 132021-2030, xác định rõ 06 lĩnh vực: “Cai cách thé chế, Cải cách thi tục hành chính;Cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước; Cải cách chế độ công vụ; Cải cáchtài chính công và Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số” [10, tr 5].
Xác định rõ nội dung: “Xây dung đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên
nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cau nhiệm vụ và sự phát triển đất nước,trong đó chú trọng cải cách chính sách tiên lương; xây dựng và phát triển Chính phủđiện tứ, Chính phủ” [10, tr 6] sẽ là mục tiêu để các cơ quan hoạch định công tácquản lý, đạo tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Do đó, việc xây dựng TCDDNN làmột yếu tố không thê thiếu góp phần thúc day CCHC nâng cao hiệu suất, chất lượng
của CTLT.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế tác giả nhận thấy việc xây dựng, ban hành cáctiêu chuan về ĐĐNN trong lĩnh vực lưu trữ mới chỉ ở giai đoạn bước đầu; quá trìnhxây dựng các tiêu chuẩn chưa được đầu tư về thời gian, công sức và quy trình xâydựng, ban hành các tiêu chuẩn cũng như việc tô chức thực hiện còn nhiều vấn đềchưa được chú trọng đúng mức Các tiêu chuẩn đã được ban hành chưa day đủ,chưa có các tiêu chí cụ thé dé thuận lợi cho quá trình triển khai và áp dụng Quátrình xây dựng, ban hành các tiêu chuan về ĐĐNN trong lĩnh vực lưu trữ chưa phântích, đánh giá đầy đủ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn như: sứ mệnh, trách nhiệm củanghề lưu trữ đối với xã hội; vai trò của đạo đức nghề nghiệp đối với NLLT; tính đặcthù của nghề lưu trữ; thực tiễn hoạt động của nghề lưu trữ ở Việt Nam Điều này đãảnh hưởng đến tính khả thi và kết quả thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
đã được ban hành.
Với mong muốn đóng góp cho sự phát triển của ngành lưu trữ, tác giả đã tìmhiểu về vấn đề này và đồng ý với nhiều ý kiến cho rằng, việc xây dựng và hoànthiện các tiêu chuẩn về ĐĐNN phải dựa trên cơ sở khoa học mới đảm bảo cho quátrình thực thi được hiệu quả và thống nhất Chính vì vậy, cần có một nghiên cứu
chuyên sâu dé phân tích cơ sở khoa học, đánh giá lại các tiêu chuân ĐĐNN đối với
NLLT hiện có và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc xây dựng, ban hành,thực hiện các tiêu chuẩn ĐĐNN đối với NLLT ở Việt Nam
Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Cơ sở khoa học xây dựng và hoàn
thiện tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người làm lưu trữ” để nghiên cứu, nhăm
Trang 14làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn ĐĐNNcủa NLLT ở Việt Nam hiện nay Từ đó cung cấp cơ sở khoa học đề các cơ quan quản
lý nhà nước tham khảo, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về ĐĐNN củaNLLT, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính, công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và hội nhập quốc tế
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
-Luận án phân tích, làm rõ cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện tiêu
chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người làm lưu trữ;
- Khảo sát, đánh giá thực tiễn xây dựng và tổ chức thực hiện TCĐĐNN của NLLT;
- Đề xuất các giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện TCĐĐNN đối với NLLT
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích nghiên cứu, luận án thực hiện những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Hệ thông hóa những nghiên cứu ở Việt Nam và quốc tế về ĐĐNN
và TCDDNN của NLLT.
Thứ hai: Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về xây dựng, hoàn thiện TCDDNN
của NLLT Trong đó chi ra các yếu tố cấu thành ĐĐNN của NLLT; mục đích, sự
cần thiết phải xây dựng TCDDNN; các căn cứ, cơ sở và nguyên tắc, yêu cau, quytrình, phương pháp xây dựng TCĐĐNN của NLLT; các biện pháp tô chức thực hiện
TCDDNN của NLLT.
Thứ: ba: Phân tích, làm rõ cơ sở thực tiễn thông qua việc khảo sát, đánh giá thực
trạng xây dựng, thực hiện TCDDNN của NLLT ở Việt Nam; chỉ ra những ưu điểm vàhạn chế, phân tích nguyên nhân của những hạn chế về TCĐĐNN của NLLT
Thứ tu: Đề xuất một số giải pháp nham tiếp tục xây dựng, hoàn thiện TCĐĐNNcủa NLLT và tổ chức thực hiện các TCDDNN của NLLT trong thực tiễn
3 Câu hói và giả thuyết nghiên cứu
3.1 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hoi 1: Những TCDDNN của NLLT ở Việt Nam đã được xây dựng, ban
hành trên những căn cứ, cơ sở nào? Những căn cứ và cơ sở đó đã đầy đủ và phù
hợp chưa?
10
Trang 15Câu hỏi 2: Các biện pháp và kết quả tổ chức thực hiện TCĐĐNN của NLLT ởViệt Nam trong thực tế? Những khó khăn, vướng mắc và những vấn đề cần khắc phục?
Câu hỏi 3: TCĐĐNN của NLLT ở Việt Nam có cần thiết phải tiếp tục xâydựng và hoàn thiện không và cần dựa trên căn cứ, cơ sở khoa học nào?
Câu hỏi 4: Nếu muốn hoàn thiện TCĐĐNN đối với NLLT ở Việt Nam, cần
phải thực hiện những giải pháp gì?
3.2 Giả thuyết nghiên cứu
Với những câu hỏi trên, tác giả đưa ra giả thuyết sau:
Việc xây dựng các TCDDNN của NLLT ở Việt Nam đã được cơ quan có thầm
quyền xây dựng dựa trên căn cứ, cơ sở khoa học, vì vậy TCDDNN tương đối phù
hợp Tuy nhiên các căn cứ chưa đầy đủ và thiếu tính hệ thống, do đó chưa đem lạihiệu quả cao trong thực tế
Vì vậy cần thiết phải hoàn thiện TCĐĐNN của NLLT Quá trình xây dựng,hoàn thiện cần phải dựa vào cơ sở lý luận, tình hình thực tiễn và các quy định củapháp luật hiện hành dé bảo đảm cho việc ban hành, thực hiện TCDDNN của NLLT
phù hợp và hiệu quả.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề thực hiện đề tài này, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu là:
- Cơ sở khoa học (gồm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn) để xây
dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của NLLT ở Việt Nam
- Quy trình và các căn cứ, cơ sở đã được áp dụng dé xây dựng, tô chức thực
hiện TCDDNN của NLLT.
- Các giải pháp hoàn thiện việc xây dựng TCDDNN của NLLT.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung: ĐĐNN của NLLT có nhiều cách hiểu khác nhau,
nhưng trong phạm vi luận án, tác giả giới hạn nghiên cứu là các nguyên tắc, chuẩn
mực về nhận thức, hành vi, quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp của
NLLT, cu thé là các viên chức trực tiếp thực hiện CTLT Đặc biệt tác giả tập trung
nghiên cứu cơ sở khoa học dé xay dung, tổ chức thực hiện và hoàn thiện tiêu
chuẩn ĐĐNN đối với NLLT
11
Trang 16Giới hạn về không gian nghiên cứu: ĐĐNN của NLLT tại các cơ quan hành
chính nhà nước, đơn vi sự nghiệp ở Việt Nam.
Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Chủ yêu từ giai đoạn 2010 đến 2022 (từ khi
có Luật Viên chức sửa đôi bố sung 2019; Luật Lưu trữ 2011; Thông tư BNV; Quyết định 916/QD-BNV Quy định về Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp
13/2014/TT-của Viên chức nganh Luu trữ; Thông tư 07/2022/TT-BNV ngày 31/8/2022 13/2014/TT-của Bộ
Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghé nghiệp, thi hoặc xét thănghạng, bổ nhiệm và xếp lương viên chức chuyên ngành lưu trữ)
5 Nguồn tư liệu, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu
Dé phục vụ cho quá trình nghiên cứu luận án tác giả sử dụng nhiều nguồn tài
liệu, trong đó có Hồ sơ xây dựng TCĐĐNN của viên chức lưu trữ đang được bảo
quản tại Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Cục VT và LTNN) và một số hồ sơnghiên cứu về đạo đức được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các nguồn tài liệu khác như: các Nghị quyếtcủa Đảng, VBQPPL của nhà nước Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới nhưTrung Quốc, Nga, Canada, Thái Lan, Singapo, Hội đồng Lưu trữ Quốc tế (ICA)
về ĐĐNN, TCĐĐNN của người làm lưu trữ; các sách, giáo trình về công tác lưu
trữ, đạo đức công vụ (dé cap đến các vấn dé lý luận về ĐĐNN), các bài viết trên tạp
chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, các luận án, luận văn, dé tài nghiên cứu khoa học vàthông tin do tác giả thu thập liên quan đến nội dung luận án
6 Góc độ tiếp cận
Có nhiều góc độ tiếp cận khác nhau để nghiên cứu về vấn đề này, nhưng trong
phạm vi luận án, tác giả tiếp cận chủ yếu từ góc độ của Lưu trữ học Đây là ngành
khoa học nghiên cứu những quy luật, vấn dé lý luận, thực tiễn, pháp chế công tác
lưu trữ Trong phạm vi của luận án tác giả nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng
TCĐĐNN của NLLT Đây là góc độ tiếp cận quan trọng nhất dé giải quyết các van
đề thuộc nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Ngoài ra nội dung nghiên cứu của đề tài có tính chất liên ngành, vì vậy ngoài
góc độ tiêp cận Luu trữ học, tác giả còn tiêp cận từ góc độ liên ngành như: Triệt
12
Trang 17học, Đạo đức học, Khoa học Quản lý, Luật học, Tâm lý học, Xã hội học dé ly giainhững quan điểm về dao đức, ĐĐNN, các yếu tố cầu thành, tác động và quá trìnhhình thành ĐĐNN, vai trò và mục đích, sự cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩnĐĐNN , đồng thời phân tích cơ sở khoa học dé xây dựng TCĐĐNN của NLLT.
Bên cạnh đó, tác giả còn tiếp cận ở góc độ liên cấp gồm: các cơ quan xây dựng
TCĐĐNN và co quan sử dụng NLLT; các cơ quan quản lý về CTLT; các cấp quản
lý có trách nhiệm hoàn thiện tiêu chuẩn ĐĐNN của NLLT
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
Dé thực hiện luận án này, tác giả vận dụng co sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mac - Lê nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh
va chủ trương đường lối chính sách, quan điểm của Dang làm cơ sở lý luận dénghiên cứu về đạo đức nói chung và ĐĐNN của NLLT nói riêng Đạo đức là một
hình thái ý thức xã hội, vì vậy phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau,
thường xuyên vận động phát triển trong điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, môi trường
công tác dé thay được sự phù hợp của TCĐĐNN trong giai đoạn hiện nay
7.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp lịch sử: được sử dụng để tìm hiểu quá trình hình thành các
quan niệm về đạo đức, đạo đức nghề nghiệp và việc xây dựng TCDDNN của
NLLT, để từ đó tìm ra những nguyên tắc, yêu cầu, quy trình và phương pháp xâydựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp Phương pháp này cũng được sử dụng dé
nghiên cứu quá trình xây dựng các TCDDNN của NLLT ở Việt Nam trong thời
gian qua; trên cơ sở đó chỉ ra ưu điểm và hạn chế, tìm ra những điểm bat cập, chưaphù hợp dé tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới
-Phương pháp hệ thống: phương pháp này được sử dụng dé hệ thống các van
đề đã được quy định về đạo đức, ĐĐNN, TCĐĐNN của NLLT; từ những quy định
chung về đạo đức nghề nghiệp đến các quy định cụ thể về ĐĐNN của NLLT của
Việt Nam và một số nước nhằm rút ra những điểm phù hợp, chưa phù hợp dé tiến
hành hoàn thiện các TCDDPNN của NLLT.
13
Trang 18Ví dụ: Tác giả đã sử dụng phương pháp này đề hệ thống các công trình nghiêncứu về TCĐĐNN của một số quốc gia và của Việt Nam dé tìm ra những điểm tương
đồng và khác biệt; hệ thống các VBQPPL quy định về đạo đức nghề nghiệp từ Hiến
pháp, Luật, Thông tư, Quy tắc ứng xử đề tìm ra những quy định chung về ĐĐNN,
từ đó chỉ ra TCDDNN của NLLT.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Phương pháp này được sử dụngkhi tổng hợp, phân tích kết quả điều tra, khảo sát; nhận xét, đánh giá thực trạng; sosánh các số liệu điều tra, thống kê; tổng hợp việc thực hiện và xây dựng các tiêuchuân ĐĐNN của NLLT và để xuất các giải pháp
- Phương pháp khảo sát:
+ Khảo sát tư liệu (văn bản quy phạm pháp luật; văn bản quy định về quy tắc
ứng xử ĐĐNN đối với viên chức ngành lưu trữ; kỷ yếu hội thảo quốc gia, sách, giáotrình ) trong nước và nước ngoài liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của NLLT
+ Khảo sát thực tế: tại các các cơ quan trung ương, địa phương, Cục Văn thư vàLưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, các Lưu trữ lịch sử, cơ quan hànhchính, don vi sự nghiép _.dé thu thập các thông tin, số liệu về việc xây dựng và thựchiện các TCĐĐNN Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý và viên chức làm lưu trữ để
thu thập thêm các số liệu, thông tin thực tiễn ngoài thông tin điều tra qua phiếu
Mặc dù tiêu chuẩn về TCĐĐNN đã được ban hành, nhưng trong thực tế việc
hiểu và áp dụng nó như thế nào cần phải được tiến hành khảo sát ở những nơi cóhoạt động lưu trữ diễn ra Phương pháp này được thực hiện cụ thể thông qua việcnghiên cứu hồ sơ lưu trữ, sử dụng mẫu phiếu khảo sát và điều tra xã hội học đối với
các nhà khoa học, nhà quản lý, viên chức lưu trữ; các chuyên gia tham gia xây dung
TCĐĐNN và quy tắc ứng xử ĐĐNN đối với viên chức lưu trữ
- Phương pháp phỏng van: Đề tim hiểu về ĐĐNN của NLLT, chúng tôi đãtiến hành phỏng vấn một số lãnh đạo và các chuyên gia tham gia vào quá trình xây
dựng TCDDNN của NLLT; cán bộ lưu trữ trực tiếp thực hiện công tác lưu trữ tại
các cơ quan lưu trữ như Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Trung tâm Lưu trữ lịch sử
tỉnh; viên chức lưu trữ làm việc ở các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị hành
14
Trang 19chính sự nghiệp và độc giả đến khai thác sử dung tài liệu lưu trữ dé có cái nhìn toàndiện hơn về ĐĐNN của NLLT Thông qua phương pháp này chúng tôi thu thậpđược những thông tin khách quan từ những người trực tiếp làm lưu trữ và gián tiếplàm công tác lưu trữ như: những người quản lý công tác lưu trữ, người trực tiếpthực hiện các nghiệp vụ trong lưu trữ, độc giả đến khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ.
- Phương pháp thống kê: tác giả đã sử dụng phương pháp này trong việc thống
kê các công trình ngoài nước và trong nước nghiên cứu về ĐĐNN, TCĐĐNN, xâydựng, hoàn thiện TCĐĐNN để từ đó đánh giá về số lượng và nội dung các côngtrình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề này; thống kê các văn bản pháp luật có quyđịnh về ĐĐNN của NLLT
8 Đóng góp của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung và làm rõ thêm hệ thống lý luận vềpháp chế lưu trữ: chỉ ra được tầm quan trọng của ĐĐNN đối với NLLT; làm rõ co
sở khoa hoc của việc xây dựng TCDDNN của NLLT Kết quả nghiên cứu của luận
án là tài liệu tham khảo cho việc xây dựng và hoàn thiện TCDDNN nói chung va
của ngành LT nói riêng, giúp cho khoa học về LT ngày càng phát triển
Hon thé nữa, công trình nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách
có thé tham khảo, sử dụng dé phục vụ cho việc xây dung và hoàn thiện TCDDNNcủa NLLT, nhằm hướng tới việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực làm CTLTvừa hồng, vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển ngành theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
9 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần nội dung luận án gồm 4 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứuTrong chương này, tác giả đã tổng hợp công trình nghiên cứu của các tác giảtrong nước và ngoài nước có nội dung liên quan đến luận án Trên cơ sở đó tác giả
nhận xét, đánh giá kết quả nghiên cứu về ĐĐNN của NLLT trong các công trình
nghiên cứu trước, từ đó chỉ ra các khoảng trống và những nội dung cần tiếp tục
nghiên cứu và làm rõ trong luận án.
15
Trang 20Chương 2 Cơ sở lý luận về xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn đạo đức nghề
nghiệp của người làm lưu trữ
Chương này tác giả đã làm rõ các khái niệm đạo đức, đạo đức nghề nghiệp,đạo đức công vụ và TCĐĐNN của NLLT; Những yếu tố cấu thành, tác động, ảnh
hưởng đến đạo đức nghề nghiệp và quá trình hình thành ĐĐNN của NLLT; tính
chất, đặc điểm của công tác lưu trữ và sự cần thiết phải xây dựng TCĐĐNN củaNLLT; trách nhiệm xây dựng; nguyên tắc, yêu cầu và quy trình, phương pháp xâydựng, tổ chức thực hiện TCĐĐNN của NLLT, sự cần thiết, trách nhiệm và các biện
pháp hoàn thiện TCDDNN của NLLT.
Chương 3 Cơ sở thực tiễn xây dựng và tô chức thực hiện tiêu chuẩn đạo đức
nghề nghiệp của người làm lưu trữ ở Việt Nam
Trong chương này tác giả hệ thống các quy định của pháp luật về ĐĐNN vàTCĐĐNN của Việt Nam; khảo sát việc xây dựng, tô chức thực hiện TCĐĐNN củaNLLT Từ đó, tác giả đưa ra nhận xét, đánh giá, chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên
nhân của những hạn chế, đề xuất quy trình, phương pháp xây dựng và hoàn thiện
TCDDNN của NLLT.
Chương 4 Dinh hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn dao đức
nghề nghiệp của người làm lưu trữ
Trong chương này, tác giả phân tích chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước; bối cảnh, yêu cầu đặt ra trong quá trình hội nhập và phát triển; kinh nghiệmcủa số quốc gia trên thé giới về xây dựng TCĐĐNN của NLLT Trên cơ sở đó, luận
án đề xuất các nhóm giải pháp dé tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng, tổ chức thựchiện tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của NLLT ở Việt Nam trong bối cảnh cải cáchhành chính và hội nhập quốc tế
16
Trang 21Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU
1.1 Nguồn tư liệu, tài liệu phục vu nghiên cứu tổng quan
Từ tên luận án: “Cơ sở khoa học xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn đạo đứcnghé nghiệp của người làm lưu trữ”, tác giả tiễn hành tông quan tình hình nghiên cứu
trên cơ sở các từ khóa sau đây: Đạo đức, đạo đức nghé nghiệp, đạo đức công vụ, xây
dung và hoàn thiện TCDPNN của NLLT Tác giả đã tra tìm, khảo cứu nhiều công
trình khoa học ở trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu qua nhiềukênh thông tin khác nhau như: thông qua hệ thống mạng Internet, tìm và ở các thư
viện nước ngoài được dịch ra tiếng Việt và hiện có tại bộ phận tư liệu của Trung tâm
Khoa học kỹ thuật Văn thư - Lưu trữ, thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
Tác giả đã khảo cứu các công trình nghiên cứu khoa học thông qua danh mục các công trình nghiên cứu khoa học tại Tư liệu Khoa Lưu trữ và Quản trị Văn phòng -
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Thư việnQuốc gia; Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia; Thư viện Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội; Tạp chí Quản lý Nhà nước; Tạp chí Lưu trữ và Thời đại; Tạp chí Khoa học
Nội vụ; Tạp chí Triết học; Tạp chí Văn thư - Lưu trữ, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà
nước, Phòng Lưu trữ - Bộ Nội vụ, Lưu trữ Lịch sử - Cục Lưu trữ Văn phòng Trung
ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Ngoài ra, tác giả tiếp cận, sử dụng một
số bài viết của các nhà khoa học được đăng trên các Kỷ yếu Hội thảo quốc gia, Hội
thảo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hội thảo của Cục Văn thư và
Lưu trữ Nhà nước; các bài viết được đăng tải trên mạng internet, các trang website
như: tapchicongsan.org.vn, archives.gov.vn, caicachhanhchinh.gov.vn
1.2 Thống kê và nhận xét về nguồn tư liệu được sử dụng trong tổng quan
1.2.1 Thống kê số lượng và loại hình nghiên cứu
1.2.1.1 Nguồn tư liệu nước ngoàiQua nhiều kênh thông tin khác nhau tác giả tìm hiểu được 14 công trình
nghiên cứu có đề cập đến ĐĐNN và TCĐĐNN ở một số nước trên thế giới
Các công trình này dé cập đến các quy tắc đạo đức, chuân mực dao đức, vai
trò của DDNN và TCDDNN của NLLT (Chi tiết về tên các công trình xin xem
thêm tại phục lục số 01 )
17
Trang 221.2.1.2 Nguồn tư liệu trong nướcQua khai thác tài liệu ở các thư viện và nhiều nguồn khác nhau tác giả đã thuthập được 18 giáo trình, sách chuyên khảo, Ky yếu hội thảo, tạp chi, đề tài nghiêncứu khoa học, luận án có liên quan (Chi tiết về tên các công trình xin xem thêm tạiphụ lục số 02).
Nội dung các công trình nghiên cứu đã đề cập đến lý luận đạo đức, đạo đứcnghề nghiệp, đạo đức công vụ, yêu cầu tiêu chuẩn đạo đức của cán bộ, đạo đứctrong quản lý hành chính công, các quy định về tiêu chuẩn đạo đức của NLLT
Trong số các bài viết nêu trên chiếm phan lớn là các bài viết có liên quan đếnđạo đức, dao đức nghé nghiệp, đạo đức công vụ nhưng lại có ít bài viết liên quanđến việc xây dựng TCĐĐNN của NLLT
1.2.2 Thời gian công bé các công trình nghiên cứu
Qua khảo cứu cho thấy công trình được công bố sớm nhất là vào năm 1990 vàmuộn nhất là năm 2022 Các công trình này phần lớn được nghiên cứu vào khoảngnhững năm 2004 trở lại đây Các bài viết này đều đề cập đến đạo đức công vụ, đạođức nghề nghiệp, liên quan trực tiếp đến van đề TCĐĐNN của NLLT, chỉ có một số
bài viết của tác giả Trần Việt Hoa (2014), “Xây dựng tiêu chuẩn, chức danh ngạch
công chức và nghề nghiệp viên chức ngành văn thư, lưu trữ - nhiệm vụ cần thiếttrong bối cảnh triển khai Luật Lưu trữ” Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 01/2014; Trần
Việt Hoa (2014), “Quy định mới về tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức văn thư
và chức danh nghề nghiệp viên chức ngành lưu trữ", Tạp chí Văn thu Lưu trữ số12/2014 Ngoài ra vấn đề đặc điểm của nghề lưu trữ còn được trình bày trong một
số giáo trình như: “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” [14]; “Nghiệp vụ lưu trữ
cơ bản” [76]
Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy chưa có bài viết nào đề cập đến việc xâydựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người làm lưu trữ, chưa có bài viết liên
quan đến việc cần hoàn thiện các TCĐĐNN của NLLT
1.2.3 Góc độ tiếp cận của các công trình nghiên cứu
- Một số công trình nghiên cứu dưới góc độ Triết học:
Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề về đạo đức và ĐĐNN như:luận án, bài viết đăng trên các tạp chí và hội thảo khoa học quốc gia đã đề cập đến
18
Trang 23các van đề về xây dựng dao đức và ĐĐNN trong công tác trên mọi lĩnh vực của đờisông Các đề tài đã chỉ rõ đây là vấn đề cần được đi sâu nghiên cứu, bởi đạo đức cókhả năng điều chỉnh tất cả các mối quan hệ xã hội, từ đó hình thành những hành viứng xử Chuẩn mực về ĐĐNN ở các lĩnh vực khác nhau cũng được các tác giả đề
cập đến và coi đó là nền tảng cho sự hình thành và phát triển của ĐĐNN Đề thực
hiện tốt chức trách, nhiệm vụ mỗi người phải chủ động, tích cực rèn luyện nhữngphẩm chat và những chuân mực dao đức gắn liền với nghề nghiệp, với công việc
chuyên môn nghiệp vụ của mình.
Đảng, Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng đạo đức trong quá
trình thực thi công vụ Hội thảo khoa học Quốc gia năm 2017 với chủ đề “Xây dựng
Đảng về đạo đức - những vấn đề lý luận và thực tiên” đã thu hút được sự quan tâm
của các nhà khoa học và các nhà quản lý của các cơ quan Đảng, Nhà nước và lực
lượng vũ trang Từ diễn đàn này các quan điểm về đạo đức và ĐĐNN đã được đặcbiệt quan tâm và nhắn mạnh tại hội thao thê hiện qua 127 bài viết
- Một số công trình nghiên cứu dưới góc độ Khoa học Quản lý:
Vũ Gia Hién và Nguyễn Hữu Hoạt (2007), trong cuốn “Đạo đức trong quản lý
hành chính công”, NXB Chính trị Quốc gia đã nghiên cứu về đạo đức, từ đó chỉ ra
chủ thể và đối tượng của đạo đức và đưa ra định hướng giá trị đạo đức hành chínhquốc gia Tác giả xác định rõ mục tiêu đạo đức trong quản lý hành chính công gắnliền với nghề nghiệp công chức, tránh và ngăn ngừa hành động và tư tưởng làm
quan nhân dân.
Cuốn “Về chế độ công vụ Việt Nam” [27], tác giả Nguyễn Trọng Điều đã chỉ
rõ thực trạng và làm rõ các vấn đề công vụ ở Việt Nam, từ đó đề xuất xây dựngLuật Công vụ Việt Nam Trong đó quy định các vấn đề về quyền, nghĩa vụ, tuyểndụng, sử dụng, quản lý công chức và đặc biệt là quy định về đạo đức công vụ Theo
tác gia đạo đức công vụ là hệ thống các chuẩn mực quy định những nhận thức và
hành vi của công chức trong hoạt động công vụ.
Một số công trình khác như: Ngô Thanh Can (chủ biên), “Dao đức công chứctrong thực thi công vụ” [15], đã đề cập đến những van dé chung về đạo đức công
chức và tính tât yêu của việc xây dựng đạo đức công chức trong điêu kiện hiện nay.
19
Trang 24Ngoài ra còn đề cập đến đạo đức công chức trong quá trình thực thi công vụ; vị trí,
ý nghĩa của đạo đức công vụ của một số nước trên thế giới; xây dựng đạo đức côngchức ở Việt Nam, những chuẩn mực và nguyên tắc xây dựng đạo đức ở Việt Nam
Tô Tử Hạ (2002), “Đạo đức trong nên công vu’ [31] Cuốn sách đề cập đếnđạo đức trong nên công vụ, trong đó đề cập đến đạo đức; cơ sở của sự phát triển cáctiêu chuẩn đạo đức trong nền công vụ, các quy tắc đạo đức của một số nước, luật
pháp về đạo đức công vụ ở Việt nam
Giáo trình “Đạo đức công vụ” của tác giả Nguyễn Đăng Thành (chủ biên) đềcập đến lý luận về đạo đức, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, pháp luật về đạođức công vụ, chuẩn mực của dao đức công vụ, phân tích so sánh với pháp luật công
vụ của một số nước điển hình (liên bang Nga, Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp, New
Zealand )' Nội dung giáo trình không trực tiếp bàn về ĐĐNN cho NLLT Tuy
nhiên, giáo trình đã đề cập đến toàn bộ các vấn đề về đạo đức và ĐĐNN, đạo đứccông vụ, đây cũng là cơ sở dé nghiên cứu các van dé lý luận về ĐĐNN cho NLLT
- Công trình nghiên cứu dưới góc độ Hành chính học: Nguyễn Minh Phương
và Thang Văn Phúc (đồng chủ biên), “Co sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ
ran?
cán bộ công chức” [72] Trong đó đề cập đến những yêu cầu cơ bản của việc xâydựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức và bài học kinh nghiệm trong nước va ngoài nước về việc xây dựng độingũ cán bộ, công chức Trên cơ sở đó xác định các tiêu chuẩn của cán bộ, công
chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
- Công trình nghiên cứu dưới góc độ Pháp luật, Khoa học Quản lý: Nguyễn
Minh Phương (2020), Giáo trình “Công vụ công chức” Giáo trình đã đề cập đếnnhững vấn đề thuộc giá trị cốt lõi trong hệ thống công vụ, công chức của hầu hết
các quốc gia như: đặc điểm, vai trò, các yếu tố cầu thành hệ thống công vụ, đạo đức
công vụ, pháp luật Việt Nam về đạo đức công vụ, mô hình công vụ với những giátrị và kinh nghiệm tham chiếu giữa các quốc gia, đạo đức văn hóa công vụ, kiểmsoát hoạt động công vụ nhăm nâng năng lực và hiệu quả thực thi công vụ của đội
ngũ công chức.
' Xem tài liệu của ILO về Codes of Conduct for Multinationals.
http://actray.itcilo
20
Trang 25- Nghiên cứu dưới góc độ pháp luật có các công trình cua: tac giả Bùi Xuân
Đính, (2005) “Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam - những suyngam”, NXB Tư Pháp Hà Nội; Pham Hồng Thái (2004), “Công vụ, Công chức”,NXB Tư pháp Tác giả cho rằng, chất lượng của hoạt động công vụ phụ thuộc vàonăng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức công vụ của cán bộ,
công chức nhà nước Hiệu quả của bộ máy nhà nước phục thuộc vào hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức nhà nước Do đó khi nghiên cứu đạo đức công vụ
không được tách rời với nghiên cứu về đạo đức công chức
- Một số công trình nghiên cứu dưới góc độ Lưu trữ học gồm: Đào XuânChúc, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Hàm, Nguyễn Văn Thâm, năm 1990, Lýluận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Dai học và Giáo dục chuyên nghiệp Ha
Nội; Vũ Thị Phụng, năm 2006, Giáo trình Nghiệp vụ Lưu trữ cơ ban, NXB Hà Nội; Chu Thị Hậu (2016), “Ly luận và phương pháp công tác lưu trữ”, NXB Giao thông
Vận tải Những giáo trình này đã đề cập đến toàn bộ các vấn đề lý luận về lưu trữ
học và các khâu nghiệp vụ trong công tác lưu trữ và nhấn mạnh: Dé thực hiện tốt
các nghiệp vụ trong CTLT, ĐĐNN là yếu tố không thể thiếu trong quá trình tác
nghiệp bởi công tác này sẽ liên quan đến văn bản, giấy tờ và đảm bảo cho việc giữ
gìn bí mật thông tin trong văn bản Do đó trong quá trình thực hiện hoạt động nghềnghiệp thì yếu tố ĐĐNN là một nội dung không thé thiếu trong công tác lưu trữ
Kết quả khảo sát trên cho thấy ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu
về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp Tuy nhiên, số lượng công trình nghiêncứu về vấn đề này ở góc độ lưu trữ học rất ít và chưa có công trình nào nghiên cứu
trực tiếp, chuyên sâu về tiêu chuẩn ĐĐNN của NLLT
1.3 Những vấn đề đã được nghiên cứu
1.3.1 Những nghiên cứu về các khái niệm liên quan
1.3.1.1 Những nghiên cứu về khái niệm đạo đức
Hiện nay, khái niệm đạo đức đã được đề cập đến trong khá nhiều công trình
nghiên cứu Về cơ bản, các tác giả cho rằng: đạo đức là một hình thái ý thức xã hội,
là tong hợp những chuẩn mực, nguyên tắc ứng xử, được xã hội thừa nhận dé điềuchỉnh hành vi của con người trong xã hội Tiêu biểu cho quan điểm này là ý kiến
của các tác giả sau:
21
Trang 26Tác giả Trần Hậu Kiểm cho rằng: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là
tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh
giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội,
chúng được thực hiện bởi niém tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức
mạnh cua du luận xã hộ?” [60, tr 12].
Với góc độ tiếp cận trên, nhìn từ góc độ Triết học thì đạo đức là một hình thái
ý thức xã hội Ở cách tiếp cận này đạo đức thể hiện thông qua hành vi, chuẩn mực
xã hội, có giá trị định hướng để nhằm điều chỉnh hành vi của mỗi người Đạo đứccòn thé hiện thông qua các nguyên tac, chuân mực, quy tắc dé điều chỉnh cách đánhgiá và cách ứng xử của con người Qua đó con người điều chỉnh cách ứng xử vớinhau, đó là cách thức nhăm hiện thực hóa các mối quan hệ giữa con người với conngười trong xã hội, tap thé, cộng đồng, gia đình
Tác giả Phạm Khắc Chương - Hà Nhật Thăng cho rằng: “Dao duc là một hình
thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó
mà con người tu điều chỉnh hành vi của minh sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh
phúc của con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ xã hội giữa con người với con
người, giữa cá nhân với xã hội [9, Tr 9].
Như vậy, đạo đức được hiểu là một hình thái ý thức xã hội thông qua cácnguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội giúp cho con người điều chỉnh hành vi nhằm
hướng tới sự phù hợp với các mối quan hệ giữa con người với con người, con người
với xa hội.
Dưới góc độ tiếp cận của Khoa học quản lý, tác giả Ngô Thành Can cho rang,với tư cách là hình thái ý thức xã hội: “Đạo đức là toàn bộ tư tưởng, quan điểm vềnguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con
người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chung được thực hiện bởi niềmtin cá nhân, truyền thống và sức mạnh của du luận xã hoi” [8, tr 85]
Như vậy, những khái niệm đề cập đến ở trên đều có điểm chung khi cho rằngđạo đức là một hình thái ý thức xã hội, được thể hiện thông qua các nguyên tắc, quytắc, chuẩn mực được xã hội công nhận để nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi
của con người trong xã hội Đạo đức đánh giá hành vi của con người thông qua các chuân mực xã hội và nguyên tac, quy tac vê đạo đức ma con người phải tuân thu.
22
Trang 271.3.1.2 Những nghiên cứu về khái niệm đạo đức công vụCho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về đạo đức công vụ nhưng chưa
có sự thống nhất, nên vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này:
+ Tác giả Nguyễn Minh Phương, (2005) cho răng: “Đạo đức công vụ đó là sựthể hiện tập trung của mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong thi hành công
vu” [73, tr 327]; “Đạo đức công vụ là hệ thống các nguyên tắc, quy tắc về hành vi
xử sự trong hoạt động công vụ nhằm điều chỉnh hành vi, thái độ, cách xử sự và
trách nhiệm của công chức trong thi hành công vụ” [73, tr 251].
Dưới góc độ tiếp cận của Luật học, đạo đức công vụ thé hiện mối quan hệ giữađạo đức và pháp luật trong đó quy định các nguyên tắc, quy tắc, hành vi ứng xử của
công chức trong hoạt động công vụ.
+ Tác giả Phạm Hong Thái: “Đạo đức công vụ cua cán bộ, công chức là hệthống các nguyên tắc, các quy tắc hành vi xử sự trong công vụ, nhằm điều chỉnhthai độ, hành vi, cách xử sự, chức trách, bồn phận, nghĩa vu cua cán bộ, công chức
trong hoạt động công vụ (từ khía cạnh chủ quan) Từ góc độ khách quan, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức là thái độ, hành vi, cách xử sự, việc thực hiện chức
trách, bổn phận, nghĩa vụ của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ” [96, tr 241]
+ Tác giả Ngô Thanh Can (2008) [15, tr 259], đã khái quát quan điểm của
một số quốc gia về van đề đạo đức công vụ như sau:
Chính phủ Campuchia cho rằng: Đạo đức công vụ của công chức là trung
thành, trung thực, tự hào.
Chính phủ Lào cho rằng: nâng cao hiệu quả của hoạt động công vụ là trung
thành với Chính phủ và Đảng Cách mạng Nhân dân.
Chính phủ Malaysia cho rằng: không trung thành với nhà Vua, đặt lợi ích lên
cá nhân lên trên lợi ích quốc gia là đạo đức xấu, sẽ bị kỷ luật
Đối với Singgapore, đạo đức công vụ được nhấn mạnh ở việc phân biệt rạch
ròi giữa công và tư, đó là công chức không được phép lợi dụng thông tin chính thức
hay chức vụ của mình vì lợi ích cá nhân; không được xử sự theo cách mà khiến nềncông vụ mat uy tín [8, tr 221]
23
Trang 28Tác giả Phạm Hồng Thái (2004) trong cuốn sách “Công vụ, Công chức nhà
nước” [96] cho rang cần nhìn nhận công vụ như một phạm trù chính trị-pháp
lý-nghề nghiệp trong tinh lịch sử, dé thay được yêu cầu của đạo đức công vụ trongtừng thời kỳ khác nhau cũng có những yêu cầu khác nhau Ông cho rằng chất lượngcủa hoạt động công vụ phụ thuộc vao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp,phẩm chất đạo đức công vụ của cán bộ, công chức nhà nước Hiệu qua của bộ máy
nha nước phục thuộc vào hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức nhà nước Do đó khi nghiên cứu đạo đức công vụ không được tách rời với nghiên cứu
về đạo đức công chức
Trong cuốn sách “Về chế độ công vụ Việt Nam” (2007), [27] của tác giảNguyễn Trọng Điều, đã chỉ ra rõ thực trạng và làm rõ các vấn đề công vụ ở ViệtNam, từ đó đề xuất xây dựng Luật Công vụ Việt Nam Trong đó quy định các vấn
đề về quyền, nghĩa vụ, tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức và đặc biệt là quyđịnh về đạo đức công vụ Theo tác giả đạo đức công vụ là hệ thống các chuẩn mựcquy định những hành vi và nhận thức của công chức trong hoạt động công vụ, vềquy tắc ứng xử trong hoạt động công vụ
Trong sách chuyên khảo: “Cơ sở lý luận và thực tiền xây dựng đội ngũ cán bộcông chức” [72] tác giả Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên)
đã xác định hệ thống các yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức đề thực hiện tốtnhiệm vụ đề ra Trong đó đặc biệt nhấn mạnh “việc tuyển chọn, xây dựng đội ngũcán bộ phải chú ý đến đức và tài trong đó đức là gốc, là căn ban” [T2 tr 283]
Như vậy, những nghiên cứu trên về đạo đức công vụ đều cho rằng: đạo đứccông vụ là những nguyên tắc, quy tắc về hành vi ứng xử trong hoạt động công vụ vàtrách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ, gắn với những điều “được làm”
và “không được làm” trong hoạt động công vụ Việc thực hiện chức trách, bốn phận
của công chức, đạo đức công vụ là những chuẩn mực đạo đức mà công chức phải
tuân thủ khi thực hiện nhiệm vụ công vụ được g1ao.
1.3.1.3 Những nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp của người làm lưu trữ
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về ĐĐNN nhưng chưa có nhiều côngtrình nghiên cứu trực tiếp đến ĐĐNN của NLLT Trong bài viết “Đạo đức nghề
nghiệp - Yếu to không thể thiếu đối với người làm lưu trữ" [67, tr 35] Tác gia đã
24
Trang 29khẳng định rõ vai trò của ĐĐNN là hết sức quan trong trong công tác chuyên mônnghiệp vụ và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động nghề LT, đồng thời khăngđịnh sự cần thiết phải xây dựng TCĐĐNN trong CTLT.
Bài viết của tác giả Vương Đình Quyền: “Về giáo dục đạo đức trong nghiên cứu
Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng” tác giả đã đề cập đến vẫn đề đạo đức trong
nghiên cứu khoa học Theo tác giả, người nghiên cứu phải trung thực, khi sử dụng các
công trình nghiên cứu của tác giả khác vào mục đích nghiên cứu của mình cần phải
có chú thích rõ ràng Day cũng chính là van đề liên quan đến đạo đức cá nhân trongnghiên cứu khoa học, là sự liêm chính Tác giả cho rằng: “Đó là một yêu cau mang
tính nguyên tắc trong nghiên cứu cũng như trong đánh giá đóng góp của ngườinghiên cứu đối với một sản phẩm khoa học Đề thực hiện được yêu cầu này vấn đề
đặt ra trước hết là người nghiên cứu phải có đạo đức nghiên cứu mà giới nghiên cứu
thường gọi đó là đạo duc khoa học hay sự liêm chính trong học thuật” [85, tr 18].
Khi bàn về “Vẫn đề đạo đức trong thực thi công vụ của người làm lưu trữ”, tácgiả Cam Anh Tuấn cho rằng: “dao đức công vụ sẽ giúp những người làm nghề lưutrữ nhận biết được lẽ đúng - sai, phải - trái trong tat cả các tinh huồng tác nghiệp
trong thực té Vì vậy, nâng cao đạo đức công vụ đối với NLLT là một việc làm hết
sức quan trọng nhằm cải thiện chất lượng thực hiện công tác lưu trữ từ đó góp phannâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức” [93, tr 22]
1.3.2 Những nghiên cứu về vai trò và tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp
doi với người làm lưu trữ
Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng đã thấy rõ tầm quan trọng củaĐĐNN trong CTLT và đã nghiên cứu về TCĐĐNN cho cán bộ, nhân viên Cục lưutrữ Văn phòng Trung ương Đảng Các tiêu chuan này đã đặt ra những chuân mựcứng xử căn bản giúp người làm lưu trữ luôn nhận thức đầy đủ về trách nhiệm nghềnghiệp của mình để luôn rèn luyện và tu dưỡng góp phần củng cố niềm tin củaĐảng, nhà nước, nhân dân đối với nghề nghiệp lưu trữ Trong đó xác định rõ tiêuchuẩn đạo đức về chuyên môn nghiệp vụ là: nhiệm vụ của NLLT là hoàn thành sứmệnh và bảo vệ các giá trị nghề nghiệp; đảm bảo tính xác thực, toàn vẹn củaTLLT; tạo điều kiện thuận lợi cho việc KTSDTLLT; bảo quản và bảo vệ tuyệt đối
25
Trang 30an toàn tài liệu; trách nhiệm, thận trọng, khoa học, khách quan trong công tác Tiêu
chuẩn đạo đức về quan hệ với người sử dụng tài liệu lưu trữ phải thực sự tôn trọng
và hợp tác, tiêu chuẩn đạo đức về phẩm chất phải trung thực, bản lĩnh”
Trong bài viết “Vai trò của đạo đức nghề nghiệp trong việc tạo dựng niềm tin
nơi công chúng” tác giả Glenn Dingwall đã kết luận rằng: ĐĐNN góp phần nâng
cao tính chuyên nghiệp đối với các nhà lưu trữ, đồng thời có thể nâng cao khả năng
phục vụ công chúng.
Theo tác giả Karen Bendiet [26, tr 8], tiêu chuẩn đạo đức là thành phần cơbản của bất kỳ nghề nghiệp nào Đối với ngành lưu trữ, nhu cầu về một bộ quy tắcĐĐNN là vô cùng cần thiết Ông còn cho rang: thông qua người làm lưu trữ cầnphải tăng cường nhận thức của công chúng về TLLT bằng hình thức giáo dục vàgiúp công chúng tiếp cận gần hơn với tài liệu Mặt khác, lưu trữ viên có quan hệ vớingười sử dụng tài liệu lưu trữ, giống như người tạo lập tài liệu, những NLLT có
trách nhiệm bảo quản tài liệu và bảo vệ tính xác thực tài liệu đó Họ còn có vai trò
làm trung gian trong mối quan hệ giữa người tạo và người sử dụng TLLT Ngoài ra,lưu trữ viên còn có trách nhiệm với người quản lý trong việc đưa TLLT đến vớinhân dân, điều này một lần nữa khang định vai trò của ĐĐNN của người làm công
tác lưu trữ.
Những nghiên cứu của các tác giả nêu trên đều chỉ rõ vai trò của ĐĐNN sẽgóp phần nâng cao tính chuyên nghiệp đối với NLLT và nâng cao khả năng phục vụcông chúng Tiêu chuẩn ĐĐNN là thành phan cơ ban của bất kỳ nghề nghiệp nàonên ngành lưu trữ cần ban hành một bộ quy tắc dao đức nghé nghiệp
1.3.3 Những nghiên cứu về đặc điểm của nghề lưu trữ và tiêu chuẩn đạo đức
của nghề lưu trữ
Xác định được vai trò và tầm quan trọng của CTLT nên đã có những côngtrình nghiên cứu, bàn luận về đặc điểm của nghề lưu trữ và tiêu chuẩn đạo đức củanghề lưu trữ” Một số công trình nghiên cứu đã phân tích và khăng định:
? Xem Cục Lưu trữ (2017), “Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên Cục Lưu trữ”, tr 1
3 Xem Dao Xuan Chic, Nguyễn Văn Ham, Vuong Dinh Quyền, Nguyễn Văn Thâm (1990), Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
26
Trang 31*Lưu trữ là một nghề mang tính chính trị cao:
Theo quan điểm của nhóm tác giả: Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm,Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm (1990), “Lý luận và thực tiễn công tác lưu
wd
trữ”: TLLT có vai trò quan trong trong đời sống xã hội Nếu xét một cách tổng quátthì TLLT có ý nghĩa chính trị sâu sắc Lich sử đã chứng minh bat cứ thời đại nào và
ở bat cứ quốc gia nào thì các giai cấp trong xã hội, trước hết là giai cấp thống trị đều
có ý thức sử dụng TLLT như một thứ vũ khí sắc bén dé chống lại giai cấp đối địch,bảo vệ quyền lợi và củng cố địa vị của mình [14, tr 10] Vi vậy mà CTLT mangtính chính tri, đòi hỏi NLLT phải có tinh thần trách nhiệm cao, giữ gìn được bí mật
của thông tin trong TLLT.
*Lưu trữ là nghề mang tính xã hội:
Công tác lưu trữ là một công tác mang tính văn hóa bởi đối tượng quản lý củaCTLT là TLLT Trong đó chứa đựng các “ký ức” của quốc gia, dân tộc, là nguồn tàisản văn hóa lịch sử quý báu của nhà nước, là nac thang cho sự tiễn bộ văn minh của
nhân loại Vì những thông tin chứ đựng trong TLLT đã và đang phát huy được vai
trò làm bước đệm trong tiễn trình lịch sử của văn minh, văn hóa nhân loại
Có thé thay TLLT có giá trị đặc biệt bởi nó có ý nghĩa trên các phương diện
của đời sống xã hội, được sản sinh đồng thời với các sự kiện, hiện tượng trong tự
nhiên và xã hội Thông tin trong TLLT là những thông tin có độ tin cậy cao so với các tài liệu khác.
*Lưu trữ là nghề có tính cơ mật:
TLLT chứa đựng thông tin quá khứ và được lưu giữ lại phục vụ cho việc nghiên
cứu lịch sử và các hoạt động khác, phục vụ yêu cầu chính đáng của cơ quan, tổ chức,
cá nhân Nhiều TLLT có nội dung chứa đựng thông tin bí mật quốc gia, cơ quan, tô
chức, cá nhân Do đó các thế lực đối lập luôn tìm mọi cách để khai thác bí mật trongtài liệu lưu trữ Một số tài liệu có thể không hạn chế sử dụng đối với độc giả này
nhưng lại hạn chế sử dụng với độc giả khác Vì vậy, CTLT phải thể hiện đầy đủ cácnguyên tắc, chế độ bảo vệ những nội dung cơ mật của TLLT Người làm lưu trữ phải
là những người có đạo đức, quan điểm chính trị đúng đắn, giác ngộ quyên lợi giai
câp, quyên lợi dân tộc, quyên lợi chính đáng của các cơ quan, các cá nhân có TLLT,
27
Trang 32luôn cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, có ý thức tô chức kỷluật, trách nhiệm cao, chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế bảo mật.
Ngoài ra, tính xã hội còn thể hiện ở chỗ TLLT ngoài việc phục vụ cho nghiêncứu lịch sử còn phục vụ cho các nhu cầu khác của đời sông xã hội, thông qua đó có
thể làm sáng tỏ mối quan hệ xã hội của một giai đoạn lịch sử của đất nước hoặc của
một con người cụ thé Nó có tác động đến ý thức hệ của cả một tầng lớp xã hội nhấtđịnh Do đó hoạt động lưu trữ có mối quan hệ chặt chẽ với các khoa học khác délàm rõ những van đề của đời sống xã hội [70, tr 24-25]
*Lưu trữ là nghé có tính khoa học
Các cơ quan quản lý hành chính trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm
vụ được giao đều phải sử dụng đến TLLT dé làm bằng chứng, căn cứ dé giải quyết
công việc Vì vậy phải thực hiện tốt các quy trình nghiệp vụ trong lưu trữ, bởi mỗiquy trình nghiệp vụ đều có tính khoa học của nó
Quan điểm của tác giả Chu Thị Hậu (2016), giáo trình “Lý luận và phương
pháp lưu trữ” xác định: “Tính chất khoa học của CTLT được thé hiện nỗi bật qua
việc tìm ra các quy luật hoạt động xã hội được phản ánh vào TLLT đề thực hiện các
nội dung chuyên môn của CTLT” [38, tr 48].
Do đó, CTLT mang tính quản lý, tính phục vụ, tính chính tri, tính văn hóa và
tính khoa học, đây cũng là những đặc điểm của nghề lưu trữ
Trong cuốn “Cẩm nang công tác lưu trữ” giáo trình bồi đưỡng cho cán bộ lưu
trữ của Cục Văn thu và Lưu trữ Nhà nước [22] và xác định rõ CTLT là một công việc
mang tính quản lý vì CTLT của một số đơn vị hay cơ quan luôn mang hai tinh chat,
một mặt là bộ phận hợp thành của toàn bộ CTLT nhà nước Mặt khác, nó là một khâu
của công tác quản lý cụ thể nào đó Mà TLLT luôn là tài sản đặc biệt của quốc gia,dân tộc, nhà nước, lại vừa là một công cụ không thé thiếu trong bất kỳ hoạt động
quản lý của một cơ quan, tổ chức nào CTLT là một công tác mang tính phục vụ vi nókhông trực tiếp sản xuất ra sản phẩm vật chất cụ thể nhưng việc triển khai các công
tác quản lý, đưa ra các quyết sách dé lãnh đạo, chi đạo đều phải dựa vào nguồn thôngtin bang văn bản của CTLT Đây cũng là một trong những đặc điểm của CTLT, tính
phục vụ là một trong những thuộc tính quan trọng của công tác này.
28
Trang 33Ngoài ra, CTLT còn mang tính chính trị vì CTLT phục vu cho những mục dich
chính trị nhất định của mỗi nhà nước Vì mỗi một giai cấp cầm quyền đều sử dụng
TLLT như một thứ vũ khí sắc bén để bảo vệ quyền lợi của giai cấp, nó phục vụ cho
một chế độ và một chính quyền xã hội nhất định CTLT ở mỗi thời đại, mỗi quốc
gia đều có yêu cầu bảo mật nhất định bởi trong TLLT ghi chép lại những thông tin
quan trọng trên các phương diện: chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, khoa học
kỹ thuật vì vậy cần phải có sự cảnh giác cao độ trước các thế lực thù địch có đãtâm đánh cắp thông tin trong TLLT
Mặt khác, các công trình nghiên cứu còn cho thấy: Thứ nhất, CTLT là mộtcông tác mang tính khoa học Vì TLLT là điều kiện và cơ sở vật chất của việc
nghiên cứu khoa học dù đó là khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội Các tài liệu
này đã ghi chép một cách hệ thống, đầy đủ các kinh nghiệm của con người với tựnhiên, đáp ứng yêu cầu của việc nghiên cứu khoa học
Thứ hai, bản thân CTLT đã mang tính khoa học vì các quy trình nghiệp vụ
trong CTLT đòi hỏi tính khoa học cao TLLT da dạng về thé loại như tài liệu giấy,
tài liệu điện tử, tài liệu chuyên môn, tài liệu khoa học kỹ thuật nên cần phải được
tiền hành thu thập, phân loại, xác định giá trị, bảo quản chặt chế nhằm kéo dài tuổithọ của tài liệu và thực hiện đúng quy định, chế độ về bảo mật thông tin (đối vớinhững tài liệu có tính chất cơ mật và chưa được công bố rộng rãi) Với những đặc
điểm đặc thù nêu trên của TLLT đòi hỏi NLLT phải có chuyên môn nghiệp vụ trong
LT dé tổ chức khoa học tài liệu Boi CTLT, nó sẽ quyết định đến “số phận” của một
loại đi sản của dân tộc.
Về vấn đề này, trong nghiên cứu của mình tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương
(2019)! cho rằng: “Tuy vào vi trí, tính chất, nhiệm vụ, quy mô, đặc điểm, loại hình
tài liệu nơi viên chức lưu trữ làm việc, sẽ đòi hỏi người làm lưu trữ phải đáp ứng
được về trình độ, thậm chí còn phải có kiến thức chuyên ngành khác mới có thể đáp
ứng được yêu cầu có tính chất đặc thù chuyên môn lưu trữ trong giai đoạn hiện nay,
việc xác định được đặc thù của bat kỳ loại công việc nao cũng cân xem xét ở các
* Xem thêm Nguyễn Thị Thanh Hương (2019), “Co sở khoa học xây dựng hoàn thiện chế độ dai ngộ đối với
viên chức lưu trữ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Luận án Tiên sĩ Lưu trữ học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội (Tr 57-64).
29
Trang 34yếu tố: Tính chất công việc; điều kiện thực hiện công việc; quy trình thực hiện công
việc và các yêu cầu đối với người thực hiện công việc” Để hoàn thành tốt nhiệm vụ
của mình NLLT phải thay đổi từ tư duy, đến trình độ đến các kỹ năng làm việc mới
đáp ứng được yêu cầu công việc Vì ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều
loại hình TLLT, thông tin hình thành trong hoạt động quản lý không chỉ có thông
tin trên tài liệu giấy mà đã dịch chuyền sang các loại tài liệu điện tử, đòi hỏi NLLTphải tích cực, chủ động trong chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, phươngpháp tiếp cận tài liệu, có như vậy mới lưu giữ thông tin một cách khoa học nhất đápứng yêu cầu của công cuộc chuyên đổi số quốc gia
Xuất phát từ những đặc điểm trên đòi hỏi người làm nghề lưu trữ phải tự ýthức được tinh thần, thái độ, trách nhiệm của mình và chú ý bảo vệ sự an toàn, bímật của TLLT Đây cũng là đòi hỏi về pham chat cần có đối với tiêu chuẩn của
người làm lưu trữ.
Mỗi nghề đều hình thành nên những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vànhững quy phạm nhất định Dao đức nghề lưu trữ được thê hiện rõ ràng về những
đặc điểm của nghề này, từ đó làm cho nghề lưu trữ cũng có sự khác biệt với nghề
khác đó chính là sự trung thành với lịch sử, chế độ xã hội, trung thực, giữ gìn bí
mật, tính khoa học, tính văn hóa
Bên cạnh những nghiên cứu về đặc điểm của nghề lưu trữ còn có công trìnhnghiên cứu về tiêu chuẩn đạo đức nghề lưu trữ như bản “Chuan mực đạo đức nghềnghiệp của cán bộ lưu trữ” được Hội đồng lưu trữ Quốc tế thông qua năm 1996 đề
cập đến chuẩn mực dao đức nghề lưu trữ gồm: có lòng yêu nghề, yêu mến công
việc, kính trọng nghề nghiệp; tuân thủ kỷ luật, tuyệt đối giữ bí mật; có tinh thần cầu
tiến, phục vụ công bằng Trong thời gian diễn ra Dai hội Lưu trữ quốc tế lần thứXIII năm 1996, trong “Tuyên ngôn Bắc Kinh” được Hội đồng Lưu trữ Quốc tế vaIFLA phê chuẩn có đoạn như sau: “Hai chuyên ngành chúng ta đều có chung một
niềm tin về mặt trực quan giá trị đạo đức, bất kế là xét về đạo nghĩa hay ý nghĩapháp luật, đều đảm đương những trách nhiệm như nhau, đó chính là bảo vệ nền văn
hóa tri thứ của xã hội loài người, đồng thời cung cấp dịch vụ khai thác, sử dụng
> Xem thêm Xác định phân loại nghề đặc thù trong nền kinh tế quốc dân, Hà Nội 2003
30
Trang 35miễn phí đối với các báu vật này Việc cung cấp dịch vụ cho những người khai thác,
sử dụng được coi là nhiệm vụ hang đầu Đây cũng chính là một trong những tiêu
chuẩn về ĐĐNN của NLLT
1.3.4 Những nghiên cứu về xây dựng, hoàn thiện tiêu chuẩn đạo đức nghề
nghiệp của người làm lưu trữ
Việc nghiên cứu về tiêu chuan dao đức nghề nghiệp của NLLT hoặc chuẩnmực về đạo đức nghề lưu trữ đã được quan tâm và làm rõ ở một số nước trên thếgiới như: Hội đồng lưu trữ quốc tế (ICA) vào năm 1996 tại Đại hội đồng phiênXII- Hội đồng lưu trữ quốc tế, "ICA code of ethics", tổ chức tại Bắc Kinh -Trung
Quốc thông qua bản “chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ lưu trữ” đã được
bổ sung và chỉnh sửa Trong đó giới thiệu cho cán bộ lưu trữ những chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp và trách nhiệm chuyên môn của họ đối với nghề, quy định nhữngtiêu chuẩn có tính chất bắt buộc trong việc quản lý TLLT
Karen Benedict (2004) trong bài viết “Sự phát triển của một quy tắc đạo đức”được trình bay tại Dai hội ICA lần thứ mười lăm ở Vienna năm 2004 [26] đã đưa raquan điểm trong đó quy định trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức của NLLT đối với xã
hội trong việc quản lý va bảo quản TLLT, phục vụ khai thác sử dụng TLLT; trách
nhiệm cua NLLT trong việc bảo quản tính toan vẹn của hồ sơ và cần tuân thủ cácquy định về quyền khai thác sử dụng thông tin trong hé sơ, tai liệu Bên cạnh đó cần
chú trọng các chuan mực trong giao tiếp ứng xử với các cơ quan, tổ chức, nhân dân
Người làm lưu trữ phải xác định rõ nhiệm vụ trong tâm của mình và có trách nhiệm
chia sẻ cho đồng nghiệp những kết quả nghiên cứu của mình [130]
Trong một nghiên cứu sâu của Sousa (2007b, 24) cho thấy: Đề quản lý tài liệu
và hồ sơ, người làm công tác lưu trữ phải có các kỹ năng lưu trữ, phải biết các giá
trị đạo đức lưu trữ, những giá trị này có thê liên quan đến môi trường xã hội, bị ảnhhưởng bởi các nhân tố kinh tế, tôn giáo và nghề nghiệp chuyên môn của cá nhân
Lopez (2002) [53, tr 174] cho rằng việc phân loại tài liệu lưu trữ ở cả lưu trữhiện hành và lưu trữ lịch sử phải luôn được cải tiễn và cập nhật Theo đó người làm
lưu trữ phải hoạt động chuyên nghiệp, linh động trong cả hoạt động phân loại và
hoạt động nghiệp vụ khác Đó chính là kinh nghiệm cá nhân - cái đồng thời phản
31
Trang 36ánh giá trị đạo đức của người làm lưu trữ, vì vậy sự phản ánh các giá trị đạo đức
phô biến là rất cần thiết
Nhà nghiên cứu về lưu trữ của Trường Dai học Sao Paulo (UNESP), Marilia,Bra-xin, trong bai viết “Giá tri dao đức trong các bộ sưu tập và bản thảo lưu trữ:
phân tích các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp”, đã đặt ra câu hỏi: làm thé nào dé
những nguyên tắc về đạo đức cho các nhà lưu trữ giải quyết được các vấn đề có liênquan tới hoạt động thông tin của tô chức Đặc biệt là trong các hoạt động soạn thảovăn bản và tô chức khoa học tài liệu lưu trữ Mục tiêu của việc nghiên cứu là xác
định và phân tích các giá trị đạo đức có liên quan đến hoạt động soạn thảo văn bản
và thực hiện các nghiệp vụ trong lưu trữ Hai quá trình này có liên quan không chỉ
đến các nội dung mà nó phản ánh, mà còn liên quan tới các hoạt động nghề nghiệp
chuyên môn (thể hiện ở các giá tri và thái độ trong công việc) và các ảnh hưởng của
nó đối với người sử dụng Nó cũng cho biết cách tiếp cận đạo đức của những người
thực hiện các hoạt động lưu trữ.
Theo Guimaraes [121] “mục tiêu của việc xây dựng tiêu chuẩn ĐĐNN là déthiết lập các nguyên tắc đạo đức, mà những người làm việc trong một nghề nghiệp
nhất định nên thực hiện để có cách ứng xử đúng đắn và phù hợp với xã hội Trong
đó cán bộ lưu trữ đang làm việc và ĐĐNN thể hiện thông qua các quy tắc, bảng tiêuchuẩn đạo đức, bản hướng dẫn đạo đức cho một nghề cụ thể” Như vậy tác giả đã đềcập đến việc nghiên cứu ĐĐNN nhằm hướng tới việc thiết lập các nguyên tắc đạo
đức cho cán bộ làm lưu trữ.
Quy phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ lưu trữ ở Bắc Mỹ được ban hànhvào năm 1955 và đã được sửa đôi bồ sung vao các năm 1980,1992 và 2005
Quy phạm đạo đức nghề lưu trữ của Mỹ [123] (1992) cho rằng: quy phạm đạo
đức được hình thành bởi cả xã hội, các cơ quan, các chuyên gia và từng cá nhân
trong xã hội Vấn đề được quan tâm trong xã hội hiện đại luôn là những chuẩn mực
đạo đức và sự rèn luyện chuyên môn được hình thành từ việc giáo dục đạo đức của
con người, là những quy tắc về mối quan hệ lao động, những chuẩn mực và quyphạm pháp luật Bởi vậy, quy phạm đạo đức của nghề lưu trữ không chỉ là nhữngtiêu chuẩn đạo đức hướng tới mà còn là hành vi chuyên môn của người làm lưu trữ
32
Trang 37Giới lưu trữ Mỹ cho răng, việc xây dựng quy phạm đạo đức cần dựa trên
những lý do sau:
- Làm cho những thành viên mới trong giới lưu trữ hiểu được những tiêuchuẩn hành vi của công tác lưu trữ;
- Thức tinh các nhân viên làm công tác lưu trữ lâu năm trong nghề ghi nhớ
được trách nhiệm của bản thân Làm cho công việc của họ luôn được duy trì ở trình
độ cao, đồng thời truyền đạt những phương pháp làm việc ở trình độ cao này chocác đồng nghiệp khác
Quy phạm ĐĐNN trên thực tế còn bao gồm cả trách nhiệm đạo đức và phápluật Các CBLT cần tuân thủ pháp luật, đồng thời phải thông thuộc, hiểu biết vềnhững điều khoản có liên quan đến chức trách của họ theo pháp luật Tuân thủ cácnguyên tắc đạo đức thông thường khác, đây là tiền đề cơ bản dé thực hiện quy phạmđạo đức nghé nghiệp
So với phiên bản năm 1992, bản được sửa đôi bổ sung năm 2005 có ba điểm
khác biệt lớn:
Một là, nó đã thê hiện được những ảnh hưởng của việc thông tin hóa TLLT,
đặc biệt việc số hóa đối với công tác lưu trữ;
Hai là, nó đã thê hiện được sự bảo hộ được quyền riêng tư cá nhân;
Ba là, nó đã thể hiện được sự ảnh hưởng từ những thay đổi của cục diện anninh chính trị sau sự kiện 11/9/2001 đối với công tác lưu trữ
Trong bản quy phạm đạo đức nghề lưu trữ còn dé cập đến trách nhiệm của
NLLT đối với người quyên tặng TL và việc hạn chế sử dụng TLLT Điều đặc biệtquan trọng là họ cần nắm rõ quy định của Luật Bản quyền dé thông báo với ngườiquyên tặng những điều khoản liên quan đến vật phâm được quyên tặng Ngoài ra,trong quy phạm ĐĐNN này còn đề cập đến trách nhiệm của người làm lưu trữ đối
với các nghiệp vụ như: thu thập TL vào LT; xác định giá trị, bảo vệ và chỉnh lý
TLLT; bảo vệ quyền riêng tư và việc hạn chế khai thác sử dụng cũng như không
được thu lợi thông qua việc nắm bắt được các nội dung trong TLLT Trong quátrình công tác có những tai liệu nhạy cảm và nội dung bi hạn chế KTSD, NLLT
không được cấp đặc quyền cho nhà nghiên cứu khai thác nào KTSDTL Khi xử lý
33
Trang 38các vấn đề về công bố theo quy định của pháp luật, NLLT cần cân nhắc việc công
bố và tôn trọng nhu cầu về quyền riêng tư Quá trình phục vụ KTSDTL người làmlưu trữ cần có thái độ lễ phép khi giải đáp các câu hỏi của độc giả và cố gắng giúp
đỡ họ Giải thích với độc giả về những điều khoản có liên quan đến việc hạn chếKTSDTL, đồng thời coi trọng tất cả các độc giả như nhau Họ không được phép tiết
lộ các chi tiết nghiên cứu của những nhà nghiên cứu khác, cũng không được hanchế sử dụng các TL mà người khác đã từng sử dụng Nếu NLLT sử dụng TLLT của
cơ quan minh dé phục vụ việc nghiên cứu của cá nhân hay xuất bản các an phẩm thiphải được sự đồng ý của lãnh đạo Đồng thời thông báo với các nhà nghiên cứu có
KTSD những tài liệu tương tự NLLT cần tránh việc phê bình một cách không có
trách nhiệm với đồng nghiệp và các cơ quan lưu trữ khác Tránh NLLT cần nhận
thức được tầm quan trọng của sự hợp tác, thúc đây sự phát triển của ngành, truyềndat được những quy phạm ngành nghề
Đối với quy phạm đạo đức nghề lưu trữ của Mỹ (bản chỉnh sửa năm 2005) xácđịnh rõ việc ban hành các nguyên tắc đạo đức hướng dẫn hành vi nghề nghiệp của
NLLT có ý nghĩa quan trọng với ngành và đông đảo quần chúng trong xã hội Quy
phạm này đã cung cấp bộ tiêu chuẩn hành vi mà NLLT cần phải có [121]
Trong bản “Quy tắc về đạo đức của cán bộ lưu trữ” (Do Hội Lưu trữ Australiasoạn thảo năm 1993) đăng trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 3 (8-1999) đã dé cập đến
những chuẩn mực đạo đức là một trong những yếu tố cần thiết cho bất kỳ ngànhnghề nào, đặc biệt là nghề lưu trữ Một trong những mục tiêu của Hội Lưu trữ
Australia là “xác lập và duy trì thực tiễn lưu trữ và hành chính và hạnh kiểm nghềnghiệp của cán bộ lưu trữ” Trong quy tắc này đã quy định trách nhiệm, TCĐĐNN
dé NLLT soi mình khi cần trong bat kỳ hoàn cảnh nào
Người làm lưu trữ có trách nhiệm hiểu và tuân theo quy chế luật lệ liên quan đến
việc sản sinh, loại hủy, sử dụng các cơ sở dit liệu ở bat kỳ loại hình nào
Trách nhiệm nghề nghiệp và hạnh kiểm: NLLT có nhiệm vụ bố trí tiếp xúchoặc tư vấn cho cơ quan chủ quản cũng như các chuyên gia đối tác ở bất kỳ hoàncảnh nào có lợi nhất cũng không được dau diém nhận thù lao quà cap trong việc tu
vân hoặc môi giới cho các bên đôi tác NLLT áp dụng các tiêu chuân khách quan
34
Trang 39cho mọi công việc liên quan đến bổ nhiệm, thăng chức, thưởng phat; không kê phânbiệt sắc tộc, màu da, giới tính, đảng phái chính trị, tín ngưỡng, dân tộc; không đượcnhận đặc ân đặc biệt của các cá nhân hoặc tô chức có liên quan; phải công khai lợiích tài chính cần thiết của họ hoặc của cơ quan khi có yêu cầu về thông tin hoặc cần
trưng bay trang thiết bị hay dịch vụ thuộc phạm vi của hộ quan lý NLLT không
được dù vô tình hay hiểm ý làm tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp tới thanh danh,khả năng và công việc của cá nhân hoặc tô chức khác; tránh phê phán một cách vôtrách nhiệm những đồng nghiệp khác, tránh phàn nàn về nghề nghiệp hay hạnh
kiểm đạo đức cá nhân hoặc cơ quan nghề nghiệp khác Trong lời nói và hành động
của mình cần phân biệt thật rõ ràng giữa niềm tin cá nhân với niềm tin và thái độ
của cơ quan chủ quản; phải chịu mọi trách nhiệm nếu có hiện tượng xuyên tạc, bóp
méo hiện thực, đó là những tiêu chuẩn về ĐĐNN của NLLT mà được Hội đồng Lưutrữ Quốc tế đề cập đến
Bài viết về ĐĐNN trên tạp chí Lưu trữ Nga [112, tr 95-96], đã đề cập đến tiêu
chuân ĐĐNN của NLLT Nga và sự phát triển ĐĐNN của người làm lưu trữ Trong
đó đã chú trọng đến việc quy định NLLT cần phải chống lại bất kỳ tác động của cánhân có ý định gian lận, đánh tráo tài liệu nhằm mục đích che giấu hoặc xuyên tạc,
bóp méo sự thật và có trách nhiệm bao quản TLLT.
Các nghiên cứu trên cho thấy mục tiêu của việc xây dựng TCDDNN là thiết
lập các nguyên tắc đạo đức trong nghề và có hành vi ứng xử phù hợp với cơ quan,
tổ chức, xã hội nơi NLLT đang công tác ĐĐNN còn thể hiện thông qua các quytắc, hành vi trong hoạt động chuyên môn, tiêu chuẩn đạo đức, hướng dẫn cho nghề
LT, ý thức trách nhiệm của họ trong việc duy trì trình độ chuyên môn cao.
Việc đặt ra các quy tắc về ĐĐNN cho NLLT đã được các nước quan tâm và đặt
ra các quy định và ở một số nước do các Hiệp hội Lưu trữ thực hiện Vì để đạt đượcĐĐNN cần có sự kết hợp hài hòa giữa kỳ vọng của xã hội Vai trò của cơ quan quản
lý nhà nước, nỗ lực của các hội nghề nghiệp và ý chí của những người làm nghề, gắn
liền với cách ứng xử với nghề TCĐĐNN của NLLT phải thé hiện trên cơ sở tráchnhiệm với nghề nghiệp và đạo đức của họ Điều này còn thê hiện ở việc tuân thủ quy
định của pháp luật và tuân theo chuẩn mực đạo đức xã hội đối với nghề.
35
Trang 401.3.5 Nhận xét
Trong các công trình nghiên cứu nói trên các công trình nghiên cứu về đạo
đức, đạo đức công vụ, ĐĐNN, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp có số lượng nhiều
hơn so với các công trình nghiên cứu về xây dựng, hoàn thiện tiêu chuẩn đạo đứcnghề nghiệp của người làm lưu trữ Đặc biệt là, trong các công trình này chưa có
công trình nào nghiên cứu trực tiếp và chuyên sâu về xây dựng và hoàn thiện tiêu
chuẩn đạo đức nghề nghiệp của NLLT
Các nghiên cứu trên đều cho thấy mục tiêu của việc xây dựng tiêu TCDDNNnhằm thiết lập các nguyên tắc, quy tắc, nhận thức và hành vi ứng xử phù hợp vớiđặc thù của nghề lưu trữ và đáp ứng yêu cầu của nghề Trong đó người làm lưu trữ
phải có trách nhiệm đạo đức, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và tuân thủ pháp luậtquy định đối với nghề
Mặt khác, các nghiên cứu cũng khang định rõ vai trò của đạo đức nghề nghiệp
và sự cần thiết phải ban hành bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp để NLLT căn cứ vào
đó có đề tuân thủ các chuan mực, nguyên tắc đặt ra trong hoạt động nghề nghiệp
1.4 Những vấn đề đặt ra và cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Trên cơ sở kết quả tổng quan, tác giả nhận thấy, mặc dù đã có một số côngtrình nghiên cứu, nhưng vấn đề xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn ĐĐNN củaNLLT vẫn còn nhiều khoảng trống như:
- Sự cần thiết và tầm quan trọng của việc xây dựng và hoàn thiện các tiêuchuẩn đạo đức nghề nghiệp của người làm lưu trữ ở Việt Nam
- Cơ sở khoa học dé xây dựng và hoàn thiện TCDDNN của NLLT
- Thực tiễn xây dựng và tổ chức thực hiện các TCĐĐNN của NLLT ở Việt Nam
- Những vấn đề cần hoàn thiện khi xây dựng và tổ chức thực hiện các
TCDDNN của NLLT ở Việt Nam.
Dé góp phan làm rõ những van đề trên, luận án của tác giả đặt ra và tập trung
vào một số vấn đề sau:
Một là: Làm rõ hơn cơ sở lý luận về xây dựng, hoàn thiện TCDDNN của
NLLT.
36