1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI THÍCH LUẬT CỦA TÒA ÁN PHÁP VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Kinh Tế - Quản Lý - Kinh tế - Thương mại - Luật GIẢI THÍCH LUẬT CỦA TÒA ÁN PHÁP VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Huỳnh Thị Sinh Hiền ThS., Khoa Luật, Trường Đại học cần Thơ. 1 Yasutomo Morigiwa, Michel Stolleis and Jean - Louis Halparin, Interpretation of Law in the Age of Enlightenlent, from the Rule of King to the Rule of Law, Springer, 2011, tr. 10. 2 Yasutomo Morigiwa, Michel Stolleis and Jean - Louis Halparin, sdd, tr. 140. 3 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, Statutory interpretation in France trong Neil MacCormick and Robert s. Summer (1991), Interpreting Statutes: A Comparative Study, Routledge, 1991, tr. 203. 4 Alain Girardet, La realité de 1’independence judiciaire, https:www.courdecassation.frIMG Filepdf200710-05-200710-05-2007girardet.pdf, truy cập ngày 1052019. 5 Peter de Cruz, Comparative Law in a Changing World, 2nd edn, Cavendish Publishing Ltd, 1999, tr. 289. Tóm tắt: Bài viết giới thiệu về giải thích luật của Tòa án Pháp, bắt đầu từ vai trò của Tỏa án dưới thiết kế của các nhà cách mạng đến phương pháp, căn cứ, quy tắc giải thích và cách thức thế hiện các lập luận giải thích trong các phán quyết tư pháp. Từ đó, bài viết liên hệ đến giải thích luật của Tòa án Việt Nam và đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Abstract: The article introduces legal interpretation ofFrench courts, from the role of the courts under the design of French revolutionaries, to methods, grounds, rules of interpretation and the style to manifest the interpretation in judicial rulings. Thereby, the article examines the legal interpretation of Vietnamese courts and gives recommendations to improve the efficiency of the practice. 1. Giải thích luật của Tòa án Pháp 1.1. Vai trò giải thích luật của Tòa án Pháp Hình thức pháp luật cơ bản của Pháp là luật thành văn, trong đó chủ yếu là các bộ luật quy củ, lâu đời, có tính khái quát cao. Do đó, việc giải thích pháp luật ở Pháp tập trung chủ yếu vào giải thích các bộ luật. Vai trò của Tòa án Pháp trong giải thích luật chịu tác động bởi yếu tố lịch sử. Thời kỳ phong kiến ở Pháp, có một vài nghị viện (Parlement) hoạt động như Tòa án phúc thẩm tối cao, khác hoàn toàn chế độ đại diện ngày nay. Đó chính là các cơ quan xét xử có quyền lực chính trị1. Các cơ quan này có quyền ban hành pháp luật (judge-made law) để áp dụng và có quyền tuyên bố phủ quyết đối với các văn bản pháp luật của nhà vua12. Điều này mâu thuẫn với khái niệm dân chủ VÌ pháp luật phải xuất phát từ ý chí của nhân dân. Chính vì vậy, cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã giới hạn lại vai trò của Tòa án đến mức hẹp nhất có thể, nhằm bảo vệ quyền lập pháp và hành pháp, tránh sự can thiệp của tư pháp3. Thiết kế này được tóm tắt bởi câu nói của Montesquieu: "Thấm phán chỉ là cái miệng của pháp luật”'''', nghĩa là thẩm phán không được sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật4. Sau kết quả của cuộc Cách mạng tư sản Pháp, nhánh tư pháp không còn được phép liên quan đến hoạt động lập pháp. Triết lý chính trị Pháp xem tư pháp chi là "người hầu gái” của chính sách lập pháp5. Điều 5 3 NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLUẶTSÔ 62022 Bộ luật Dân sự Pháp quy định trong quá trình giải quyết các vụ việc, thẩm phán không được phép tạo ra các quy tắc pháp lý chung. Tuy nhiên, Điều 4 Bộ luật Dân sự Pháp quy định thẩm phán từ chối xét xử dựa trên lý do pháp luật không có quy định, không rõ ràng hoặc không đầy đủ thì có thể bị kết tội từ chối công lý6. Như vậy, thẩm phán có nghĩa vụ giải thích Bộ luật Dân sự, nhưng thông qua giải thích, họ không được sáng tạo ra các quy tắc chung của pháp luật để áp dụng cho các trường họp tương tự khác xảy ra sau đó. 6 Xem Điều 4 và Điều 5 Bộ luật Dân sự Pháp tại https:www.legifrance.gouv.frcodessectionlcLE GITEXT000006070721LEGISCTA000006089696 LEGISCTA000006089696, truy cập ngày 1932021 7 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, Statutory interpretation in France trong Neil MacCormick and Robert s. Summer, Interpreting Statutes: A Comparative Study, Nxb. Routledge, 1991, tr.199. 8 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, Statutory interpretation in France trong Neil MacCormick and Robert s. Summer (1991), Interpreting Statutes: A Comparative Study, Routledge, 1991, tr. 211. 9 Richard Groshut, The Free Scientific Search of Francois Geny, The American journal of jurisprudence, Vol. 17, 1972, tr. 15. Giải thích luật của Tòa án Pháp trước đây có thể được thực hiện qua hai cách. Cách thứ nhất là xác định nghĩa của quy định một cách chung chung, có tính quy phạm (Abstracto), cách thứ hai là giải thích cụ thể chỉ giới hạn trong trường hợp đang giải quyết. Nếu giải thích có tính quy phạm cho phép Tòa án trình bày quy tắc áp dụng cho toàn bộ các loại vụ việc tương tự trong tương lai thì giải thích cụ thể làm rõ một sự kiện trong vụ án đang được điều chỉnh bởi quy định được giải thích (Concreto). Ví dụ, đối với cụm từ “người cha mẫu mực” nếu giải thích quy phạm đưa ra các tiêu chí để một người cha thỏa mãn các tiêu chí đó được xem là người cha mẫu mực thì giải thích cụ thể chỉ làm rõ một người cha trong vụ việc nào đó có mẫu mực hay không và dừng lại ở đó7. Nghị viện Pháp ngày nay có quyền giải thích quy phạm bằng cách thông qua các luật giải thích (có tính hồi tố đến ngày ban hành của luật được giải thích) để sửa hoặc ngăn chặn các giải thích không đúng của nhánh tư pháp8. Tuy nhiên, với mục đích chính của Cách mạng Pháp là đảm bảo quyền tư pháp được triển khai theo đúng nghĩa của nó, giải thích có tính quy phạm được cho là vượt ra khỏi chức năng tư pháp nên bị cấm theo Điều 5 Bộ luật Dân sự Pháp. Qua các phân tích trên cho thấy, vai trò giải thích luật của Tòa án Pháp từ sau Cách mạng được pháp luật xác định nghiêm ngặt. 1.2. Các phương pháp giải thích luật của Tòa án Pháp Đầu thế kỉ XIX, ngay sau khi pháp điển hóa Bộ luật Dân sự Napoleon, với quan điểm của trường phái Chú giải (Exegesis), mục đích duy nhất của giải thích luật ở Pháp là tìm ý định của nhà làm luật. Thời kỳ này, giảng dạy và thực hành luật ở Pháp bị ảnh hưởng lớn bởi quan niệm ảo tưởng rằng luật thành văn có tính vẹn toàn; nghĩa là luật thành văn chứa đựng đầy đủ các giải pháp sẵn có để áp dụng vào giải quyết các vụ việc cụ thể, đồng thời đây là nguồn pháp luật duy nhất (không có tập quán pháp hay án lệ)9. Chính vì vậy, với trường phái Chú giải, khi giải thích các luật, thẩm phán chỉ đơn thuần tìm kiếm ý định lập pháp. Nếu ý định này không được thể hiện rõ ràng qua câu chữ, bằng phương pháp suy luận logic, thẩm phán sẽ tìm kiếm ý định lập pháp qua các 4 GIẢI THÍCH LUẬT CỦA TÒA ẢN... nguyên tắc chung của luật, qua các quy định điều chỉnh trường hợp tương tự hoặc qua các tài liệu được chuẩn bị lúc ban hành1011. 10 Julien Bonnecase, The problem of legal International in Frane, Journal of Comparative Legislation and International Law, vol. 12, 1930, tr. 87? 11 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, tlđd, tr. 178. 12 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, tldd, tr.176. 13 Rupert Granville Glover, Statutory Interpretation in French and English Law, Canterbury Law Review, vol.l, 1982, tr. 387 - 388. 14 Richard Groshut, tldd, tr. 32. 15 Rupert Granville Glover, tlđd, tr. 388. 16 Một sách chuyên khảo của Gény về phương pháp giải thích và các nguồn của luật tư thực chứng được xuất bản vào năm 1899: Francois Gény, Méthode d ''''interpretation et source en droit privẻ positif. 17 Richard Groshut, tlđd, tr. 14. 18 Richard Groshut, tlđd, tr. 15. 19 Richard Groshut, tlđd, tr. 23. 20 Richard Groshut, tlđd, ư. 32. Cũng xuất phát từ quan điểm luật thành văn có tính vẹn toàn, các học giả Pháp hiếm khi thừa nhận sự tồn tại của lỗ hổng pháp luật. Những ai thừa nhận sự tồn tại của lỗ hổng pháp luật đều xem chúng xuất phát từ sự không cố ý của nhà làm luật hơn là những dự định có suy xét cẩn thận để ủy quyền cho Tòa án giải quyết theo từng vấn đề cụ thể11. Hơn nữa, các lỗ hổng pháp lý này cũng được hiểu là sự thiếu hụt, sự không bao quát đến từng trường hợp cụ thể thay vì sự xuất hiện những vấn đề không được luật điều chỉnh12. Trên thực tế, thông qua hoạt động giải thích, các thẩm phán Pháp dùng chính luật thành văn để lấp các lỗ hổng pháp lý bằng các quy trình biện luận đa dạng, trong đó có biện luận tương tự và biện luận đối nghịch13. Một kỹ thuật khác liên quan là thẩm phán thông qua suy luận gồm hai bước: Bước quy nạp để rút ra một quy tắc chung và bước diễn dịch để tìm ra những trường hợp cụ thể khác tuân theo quy tắc được rút ra đó. Như vậy, khi giải thích luật, chủ yếu là giải thích Bộ luật Dân sự, trường phái Chú giải của Pháp sử dụng ba phương pháp chính bao gồm phương pháp giải thích văn phạm, logic và giải thích lịch sử lập pháp14. Khi các điều kiện xã hội, kinh tế và chính trị của Pháp thay đổi, nhiều câu hỏi pháp lý mới phát sinh mà không thể được giải quyết theo ý định lập pháp. Từ đó, nghi ngờ về sự đầy đủ của các kỹ thuật hay phương pháp giải thích luật dành cho Tòa án bắt đầu xuất hiện15. Trên cơ sở đó, cuối thế kỉ XIX, Frangois Gény đưa ra quan điểm mới đối nghịch với trường phái Chú giải để giải thích Bộ luật Dân sự Pháp, với tên là “nghiên cứu khoa học tự do” (free scientific research)16. Là học giả theo trường phái pháp luật tự nhiên, Gény ủng hộ sự đa dạng hóa các nguồn luật, đồng thời đề cao sự tự quyết của tư pháp trong áp dụng pháp luật17. Gény xây dựng phương cách giải thích dựa trên sự chính đáng, tính khách quan, công bằng của xã hội nhằm tránh sự chuyên quyền tùy tiện18. Gény cũng xem suy luận tương tự là một trong những phương tiện đáng tin cậy của nghiên cứu khoa học tự do19. Theo Gény, thẩm phán với sự giúp đỡ của các suy luận logic sẽ có được các giải pháp từ trong chính luật thành văn và nếu lồ hổng pháp lý vẫn tồn tại, thẩm phán bằng nghiên cứu khoa học tự do để bổ sung quy định cần thiết20. Dựa trên nhu cầu và ý kiến xã hội hiện thời, thẩm phán cần hành động như nhà lập pháp khi đối mặt với cùng vấn đề. Phương pháp của Gény đặt thẩm phán ngang hàng với cương vị của nhà lập pháp, do đó không được các Tòa án Pháp chấp nhận. Trên thực tế, khi giải thích 5 NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLUẬTSÓ 62022 các thẩm phán Pháp không bị ,bó buộc bởi câu chữ quy định, nhưng họ không tự do làm luật theo cách mà Gény đã đề ra21. 21 Claire M. Germain, Approaches to Statutory Interpretation and Legislative History in France, Duke J. Comp - Intemationla Law, 195, 2003, tr. 199. 22 Qua hai bài viết R. Saleilles, Quelques mots sur le role de la methode historique dans I''''enseignement du droit, 19 Revue Internationale de droit compar 6 482 (1890); Ecole historique et droit naturel, Revue trimestrielle de droit civil 80 (1902). 23 Trích theo Christophe Jamin, Saleilles’ and Lambert''''s Old Dream Revisited, the American Journal of Comparative Law, Vol. 50, 2002, tr.704. 24 Claire M. Germain, tldd, tr. 199. 25 Rupert Granville Glover, tldd, tr. 389. 26 Claire M. Germain, tlđd, tr. 199. 27 Rupert Granville Glover, tlđd, tr. 389. 28 Richard Groshut, tlđd, tr. 33. 29 Rupert Granville Glover, tlđd, tr. 389. 30 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, tlđd, tr.202. Ví dụ: Vào những năm 1970, khi một tỷ lệ lớn các nội dung trong Bộ luật Dân sự Pháp bị thay thế, các phương pháp giải thích thuộc trường phái Chú giải hồi sinh trở lại. Cùng thời với Gény, Saleilles ủng hộ cho sự thay thế các phương pháp cũ thuộc trường phái Chú giải bằng phương pháp phát triển lịch sử với quan niệm rằng Bộ luật Dân sự nên được giải thích phù hợp với sự phát triển của lịch sử22. Theo Saleilles, khi áp dụng Bộ luật Dân sự không nên dựa trên ý chí của người soạn thảo mà phải cập nhật hoàn cảnh xã hội hiện tại theo cách “vượt lên trên Bộ luật Dân sự nhưng thông qua Bộ luật Dân sự”23. Phương pháp của Saleilles được đánh giá là thỏa mãn nhu cầu của nhánh tư pháp Pháp hơn phương pháp nghiên cứu khoa học tự do của Gény vì Saleilles duy trì hoạt động giải thích Bộ luật Dân sự trong giới hạn của chính Bộ luật đó. Phương pháp phát triển lịch sử hay tiến hóa lịch sử của Saleilles còn được gọi là phương pháp mục đích luận24, được hình thành từ sự dung hòa giữa phương pháp của Geny và các phương pháp chú giải truyền thống25. Theo đó, khi áp dụng văn bản mà thẩm phán nhận thấy rằng ý chí của nhà lập pháp không còn phù họp trước những thay đổi của xã hội thì căn cứ vào nhu cầu xã hội, thẩm phán được phép điều chỉnh, cập nhật văn bản cho phù họp với tư tưởng lập pháp hiện đại26. Với cách tiếp cận mới này, luật không thể tự do phát triển, cũng không phải chỉ vận động trong một vòng tròn khép kín vì thẩm phán có quyền sáng tạo pháp luật, nhưng sự sáng tạo đó phải dựa trên luật, luôn chịu sự giới hạn bởi điểm xuất phát từ trong luật2728. Sau năm 1904, phương pháp giải thích mục đích luận của Saleilles chính thức được thừa nhận bởi nhánh tư pháp Pháp qua lời phát biểu của Chánh án Tòa phá án: “Tòa phá án luôn xem xét đến các điều kiện thực tế xã hội và khái niệm công bằng khi giải thích htậi”23. Ngày nay, việc sử dụng phương pháp mục đích luận ở Pháp không loại trừ phương pháp văn phạm và phương pháp giải thích dựa trên ý định của nhà lập pháp. Một đạo luật hoặc quy định mới được ban hành thì càng ít khả năng để giải thích theo phương pháp mục đích luận29. Trong khi đó, một đạo luật hoặc quy định càng cũ thì ý định lập pháp cũng như các tài liệu chuẩn bị trong quá trình lập pháp càng trở nên ít quan trọng30. 1.3. Các căn cứ giải thích luật của Tòa án Pháp Đầu thế kỉ XIX, khi Bộ luật Dân sự vừa được ban hành, với quan điểm của pháp luật thực chứng, trường phái Chú giải từ chối thừa nhận bất kỳ căn cứ nào ngoại trừ ý định của nhà lập pháp, kể cả lẽ công bằng 6 GIẢI THÍCH LUẬT CỦA TÒA ÁN... hoặc các ý kiến về luật tự nhiên31. Cho rằng ý định lập pháp được thể hiện thông qua câu từ của quy định, trên thực tế, Tòa án Pháp thường cố chứng tỏ rằng sự giải thích nếu không dựa trên ngôn ngữ, câu từ của quy định thì ít nhất cũng không mâu thuẫn với nó. Rất hiếm khi Tòa án Pháp phớt lờ đi những tranh luận dựa trên ngôn ngữ, trừ khi căn cứ vào ngôn ngữ của luật dẫn đến kết quả nhà lập pháp không mong muốn hoặc không khả thi32. 31 Jilien Bonnecase, The problem of legal interpretation in France, Journal of Comparative Legislation and International Law, Vol. 12, 1930, tr. 86. 32 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, tldd, tr. 190-192. 33 Claứe M. Germain, tldd, tr.204. 34 Claire M. Germain, tldd, tr.2O5. 35 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, tlđd, tr. 182 - 183 và Claire M. Germain, tlđd, tr. 202. 36 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, tlđd, tr. 187. 37 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, tlđd, tr.183. Ngoài câu từ của quy định, ý định lập pháp còn được thể hiện qua các tài liệu chuẩn bị trong quá trình lập pháp bao gồm: - Tuyên bố của Chính phủ về lý do ban hành dự luật. - Các báo cáo thẩm tra với đề xuất chỉnh sửa được chấp nhận hoặc bị từ chối bởi các ủy ban của Thượng viện và Hạ viện. - Các thảo luận tại hai viện .33 Có thể cho rằng, các phương pháp giải thích của trường phái Chú giải được thịnh hành vào thế kỉ XIX ở Pháp là nhờ vào khả năng truy cập tốt đối với lịch sử lập pháp của các bộ luật. Lịch sử lập pháp tổng hợp của các bộ luật đều được xuất bản và phân phối khắp nước Pháp. Hoạt động của hai viện liên quan đến các tài liệu được kiếm tra chéo lẫn nhau, các tranh luận kèm các phân tích ngắn về công việc lập pháp đều được xuất bản qua bản tin hàng tuần của Thượng viện hoặc Hạ viện34. Khi giải thích luật, các thẩm phán Pháp không chỉ cẩn thận xem xét câu chữ của quy định mà còn xem xét những bình luận được viết về nó, xem xét toàn bộ văn bản cần giải thích, tính phù hợp giữa nghĩa của quy định tìm được với quy định trong văn bản khác cùng lĩnh vực để xác định ngữ cảnh pháp lý của quy định cần giải thích35. Bên cạnh đó, các nhà lập pháp thường quy định: “Tất cả các quy định trước đây trái với quy định này đều hết hiệu lực ”, nhưng không liệt kê quy định cụ thể nào. Do đó, Tòa án cần phải giải thích để tìm ra quy định nào đã hết hiệu lực. Tòa án Pháp cũng dựa vào các công ước quốc tế có liên quan, đặc biệt khi các bên cho rằng có sự mâu thuẫn giữa các quy tắc pháp lý36. Thẩm phán Pháp cũng xác định nghĩa của quy định cần giải thích sao cho phù hợp với mục đích của quy định. Ở Pháp, mục đích là căn cứ trong giải thích luật có thể là mục đích chủ quan theo ý định cua nhà làm luật, liên quan đến các bằng chứng về lịch sử lập pháp của các quy tắc đó, cũng có thể là mục đích khách quan liên quan đến tình hình kinh tế, xã hội nhằm cập nhật các luật lâu đời37. Giải thích của hành pháp Pháp là đối tượng kiểm tra bởi Tòa án hành chính, nhưng đồng thời cũng được sử dụng như căn cứ trong tiến trình giải thích luật của Tòa án nước này. Giải thích cua nhánh hành pháp Pháp thường được thể hi...

Trang 1

GIẢI THÍCH LUẬT CỦA TÒAÁN PHÁP VÀKINH NGHIỆM

Huỳnh Thị Sinh Hiền*

* ThS., Khoa Luật, Trường Đại học cần Thơ.

1 Yasutomo Morigiwa, Michel Stolleis and Jean - Louis Halparin, Interpretation of Law in the Age of Enlightenlent, from the Rule of King to the Rule of Law, Springer, 2011, tr 10.

2 Yasutomo Morigiwa, Michel Stolleis and Jean - Louis Halparin, sdd, tr 140.

3 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, Statutory interpretation in France

trong Neil MacCormick and Robert s Summer (1991), Interpreting Statutes: A Comparative Study,

Routledge, 1991, tr 203.

4 Alain Girardet, La realité de 1’independence judiciaire, https://www.courdecassation.fr/IMG/ File/pdf_2007/10-05-2007/10-05-2007_girardet.pdf, truy cập ngày 10/5/2019.

5 Peter de Cruz, Comparative Law in a Changing

World, 2nd edn, Cavendish Publishing Ltd, 1999, tr 289.

Tóm tắt: Bài viếtgiới thiệu vềgiải thíchluật củaTòa án Pháp, bắt đầu từ vai trò củaTỏa ándưới thiết kế của các nhà cáchmạng đến phươngpháp, căn cứ, quy tắcgiảithíchvà cách thức thế hiệncác lập luậngiảithíchtrong các phánquyết tư pháp Từ đó, bài viết liên hệ đến giải thích luật củaTòa ánViệt Nam và đưara các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quảcủa hoạt động này.

Abstract: The article introduceslegal interpretation of French courts, from theroleofthecourtsunder the design of Frenchrevolutionaries, to methods, grounds, rulesof interpretation and the style to manifestthe interpretationin judicialrulings Thereby, thearticle examines the legal interpretationof Vietnamese courts and givesrecommendations to improve the efficiency of the practice.

1.Giảithích luậtcủaTòa ánPháp

1.1.Vai trò giải thích luậtcủa TòaánPháp

Hình thức pháp luật cơ bản của Pháp làluật thành văn, trong đó chủ yếu là các bộluật quy củ, lâu đời, có tính khái quát cao Do đó, việc giải thích pháp luật ở Pháp tậptrung chủ yếu vào giảithích các bộ luật Vai trò của Tòa án Pháp trong giải thích luật chịu tác động bởi yếu tố lịch sử Thời kỳphong kiến ở Pháp, có một vài nghị viện (Parlement) hoạt động như Tòa án phúcthẩmtối cao, khác hoàn toànchếđộđại diện ngày nay Đó chínhlà các cơquan xét xử có quyền lực chính trị1 Các cơ quan này có quyền ban hành pháp luật (judge-made law) đểáp dụng và có quyền tuyênbố phủ quyết đối với các vănbảnpháp luật của nhà vua* 12.Điều nàymâu thuẫn với khái niệm dân chủ

VÌ pháp luậtphải xuấtphát từ ýchí của nhân dân Chính vì vậy, cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã giới hạn lại vai trò của Tòa án đến mức hẹp nhất có thể, nhằm bảovệ quyền lập pháp và hành pháp, tránh sự can thiệp của tư pháp3 Thiết kế này được tóm tắt bởi câu nói của Montesquieu:

"Thấmphán chỉlà cáimiệng của pháp luật”', nghĩa là thẩm phán không được sửa đổi,bổ sung quyđịnh của pháp luật4.

Sau kết quả của cuộc Cách mạngtư sản Pháp, nhánh tư pháp không còn được phép liên quan đến hoạt động lập pháp Triết lý chính trị Pháp xem tư pháp chi là "ngườihầu gái” của chính sách lập pháp5 Điều 5

Trang 2

NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLUẶTSÔ 6/2022

Bộ luật Dân sự Pháp quy định trong quá trình giải quyết các vụ việc, thẩm phánkhông đượcphép tạo ra các quy tắc pháp lýchung Tuy nhiên, Điều Bộ luật Dân sự Pháp quy định thẩm phán từ chối xétxửdựatrên lý do pháp luật không có quy định,không rõ ràng hoặc không đầy đủ thì có thểbị kết tội từ chối công lý6 Như vậy, thẩmphán có nghĩa vụ giải thích Bộ luậtDân sự,nhưng thông qua giải thích, họ không được sángtạo ra các quy tắc chung của pháp luật để áp dụng cho các trường họp tương tựkhác xảy ra sau đó.

6 Xem Điều 4 và Điều 5 Bộ luật Dân sự Pháp tại https://www.legifrance.gouv.fr/codes/section_lc/LE GITEXT000006070721/LEGISCTA000006089696/ #LEGISCTA000006089696, truy cập ngày

7 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, Statutory interpretation in France trong Neil MacCormick and Robert s Summer,

Interpreting Statutes: A Comparative Study, Nxb

đây có thể được thực hiện qua hai cách Cách thứ nhất là xác định nghĩa của quyđịnh một cách chung chung, có tính quyphạm (Abstracto), cách thứhai là giải thích cụ thể chỉ giới hạn trong trường hợp đanggiải quyết Nếu giải thích có tính quy phạm cho phép Tòa án trình bày quy tắc áp dụng cho toàn bộ các loại vụ việc tương tựtrong tươnglai thì giải thích cụ thể làm rõ một sựkiện trong vụ án đang được điều chỉnh bởiquy định được giải thích(Concreto) Ví dụ, đối với cụm từ “người cha mẫu mực” nếugiải thích quy phạm đưa ra các tiêu chí đểmột người cha thỏa mãn các tiêu chí đó được xem là người cha mẫu mực thì giảithích cụ thể chỉ làm rõ một người cha trongvụ việc nào đó có mẫu mực hay không và dừng lại ở đó7 Nghị viện Pháp ngày nay có

quyền giải thích quy phạm bằng cáchthông qua các luật giải thích (có tính hồi tố đếnngày ban hành của luật được giải thích) đểsửa hoặc ngăn chặn các giải thích không đúng của nhánh tư pháp8 Tuy nhiên, vớimục đích chính của Cách mạng Pháp là đảm bảo quyền tư pháp được triển khai theo đúng nghĩa của nó, giải thích có tính quy phạm được cho là vượt ra khỏi chức năng tư pháp nên bị cấm theo Điều 5 Bộ luật Dân sự Pháp Qua các phân tích trên cho thấy, vai trò giải thích luật của Tòa án Pháp từsau Cách mạng được pháp luật xác địnhnghiêm ngặt.

1.2.Cácphươngpháp giảithíchluậtcủa Tòa án Pháp

Đầu thế kỉ XIX,ngay sau khi pháp điểnhóa Bộ luật Dân sự Napoleon, với quan điểm của trường phái Chú giải (Exegesis),mục đích duy nhất của giải thích luật ở Pháplà tìmý định của nhà làm luật Thời kỳ này,giảng dạy và thực hành luật ở Pháp bị ảnhhưởng lớnbởi quan niệm ảo tưởng rằng luật thành văn có tính vẹn toàn; nghĩa là luật thành văn chứa đựng đầy đủ các giải phápsẵn cóđểáp dụngvào giải quyết các vụ việccụ thể, đồng thời đây là nguồn pháp luậtduy nhất (không có tập quán pháp hay ánlệ)9 Chínhvì vậy, với trường phái Chú giải, khi giải thích các luật, thẩm phán chỉ đơn thuầntìm kiếm ý định lập pháp Nếu ý định này không được thể hiện rõ ràng qua câu chữ, bằng phương pháp suy luậnlogic, thẩmphán sẽ tìm kiếm ý định lập pháp qua các

Trang 3

GIẢI THÍCH LUẬT CỦA TÒA ẢN

nguyên tắcchung của luật, qua các quyđịnhđiều chỉnh trường hợp tương tự hoặc quacác tài liệu được chuẩn bị lúc ban hành10 11.

10 Julien Bonnecase, The problem of legal International in Frane, Journal of Comparative Legislation and International Law, vol 12, 1930, tr 87?

11 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, tlđd, tr 178.

12 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, tldd, tr.176.

13 Rupert Granville Glover, Statutory Interpretation

in French and English Law, Canterbury Law

Review, vol.l, 1982, tr 387 - 388.14 Richard Groshut, tldd, tr 32.

15 Rupert Granville Glover, tlđd, tr 388.

16 Một sách chuyên khảo của Gény về phương pháp giải thích và các nguồn của luật tư thực chứng được xuất bản vào năm 1899: Francois Gény, Méthode

d 'interpretation et source en droit privẻ positif.

17 Richard Groshut, tlđd, tr 14.18 Richard Groshut, tlđd, tr 15.19 Richard Groshut, tlđd, tr 23.20 Richard Groshut, tlđd, ư 32.Cũng xuất phát từ quan điểm luật thành

văn có tính vẹn toàn, các học giả Pháp hiếmkhi thừa nhận sự tồn tại của lỗ hổng phápluật Những ai thừa nhận sự tồn tại của lỗhổng pháp luật đều xem chúng xuất phát từsự không cố ý của nhà làm luật hơn là những dự định có suy xét cẩn thận để ủy quyền cho Tòa án giải quyết theo từng vấnđề cụ thể11 Hơn nữa, các lỗ hổng pháp lýnày cũng được hiểu là sự thiếu hụt, sự không bao quát đến từng trường hợp cụ thểthay vì sự xuất hiện những vấn đề khôngđược luật điều chỉnh12 Trên thực tế, thôngqua hoạt động giải thích, các thẩm phán Pháp dùng chính luật thành văn để lấp các lỗ hổng pháp lý bằng các quy trình biệnluận đa dạng, trong đó có biện luận tương tự và biện luận đối nghịch13 Một kỹ thuật khác liên quan là thẩm phán thông qua suy luận gồm hai bước: Bước quynạp để rútra một quytắc chung vàbước diễn dịch để tìm ra những trường hợp cụ thể khác tuân theo quy tắc được rút ra đó Như vậy, khi giảithích luật, chủ yếu là giải thích Bộ luậtDânsự, trường phái Chú giải của Pháp sử dụngba phương pháp chính bao gồm phương phápgiải thích văn phạm, logic và giải thíchlịch sử lậppháp14.

Khi các điều kiện xã hội, kinh tế và chính trị của Pháp thay đổi, nhiều câu hỏipháp lý mới phát sinh mà không thể được giải quyếttheo ý định lập pháp Từ đó, nghingờ về sự đầy đủ của các kỹ thuật hayphương pháp giải thích luật dành cho Tòa án bắt đầu xuất hiện15 Trên cơ sở đó, cuốithế kỉ XIX, Frangois Gény đưa ra quan điểm mới đối nghịch với trường phái Chúgiải để giải thích Bộ luật Dân sự Pháp, vớitên là “nghiên cứu khoa họctự do” (freescientific research)16 Là học giả theo trường phái pháp luậttựnhiên, Gény ủng hộsự đa dạng hóa các nguồn luật, đồngthời đềcao sự tự quyết của tư pháp trong áp dụngpháp luật17 Gény xây dựng phương cách giải thích dựa trên sự chính đáng,tính khách quan, công bằng của xã hội nhằm tránh sự chuyên quyền tùy tiện18 Gény cũng xem suy luận tương tự là một trong những phương tiện đáng tin cậy của nghiên cứukhoa học tự do19 Theo Gény, thẩm phánvới sự giúp đỡ của các suy luận logic sẽ có được các giải pháptừ trong chính luật thành văn và nếu lồ hổng pháp lý vẫn tồntại, thẩmphán bằngnghiên cứu khoa học tự do để bổsung quy định cần thiết20 Dựatrên nhu cầuvà ý kiến xã hội hiện thời, thẩm phán cần hành động như nhà lập pháp khiđốimặtvớicùng vấn đề Phương pháp của Gény đặtthẩm phán ngang hàng với cương vị của nhàlập pháp, do đó không được các Tòa ánPháp chấp nhận Trên thực tế, khi giải thích

Trang 4

NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLUẬTSÓ 6/2022

các thẩm phán Pháp không bị ,bó buộc bởicâu chữ quy định, nhưng họ không tự dolàm luật theo cách mà Gény đã đề ra21.

21 Claire M Germain, Approaches to Statutory Interpretation and Legislative History in France,

Duke J Comp - Intemationla Law, 195, 2003, tr 199.

22 Qua hai bài viết R Saleilles, Quelques mots sur le

role de la methode historique dans I'enseignement du droit, 19 Revue Internationale de droit compar 6 482

(1890); Ecole historique et droit naturel, Revue

trimestrielle de droit civil 80 (1902).

23 Trích theo Christophe Jamin, Saleilles’ and Lambert's Old Dream Revisited, the American

Journal of Comparative Law, Vol 50, 2002, tr.704.24 Claire M Germain, tldd, tr 199.

25 Rupert Granville Glover, tldd, tr 389.

26 Claire M Germain, tlđd, tr 199.27 Rupert Granville Glover, tlđd, tr 389.28 Richard Groshut, tlđd, tr 33.

29 Rupert Granville Glover, tlđd, tr 389.

30 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, tlđd, tr.202 Ví dụ: Vào những năm 1970, khi một tỷ lệ lớn các nội dung trong Bộ luật Dân sự Pháp bị thay thế, các phương pháp giải thích thuộc trường phái Chú giải hồi sinh trở lại.

Cùng thời với Gény, Saleilles ủng hộcho sự thay thế các phương pháp cũ thuộc trường phái Chú giải bằng phương phápphát triển lịch sử với quan niệm rằng Bộ luật Dân sự nên được giải thích phù hợp vớisự phát triển của lịch sử22 Theo Saleilles, khi áp dụng Bộ luật Dân sự không nên dựatrên ý chí của người soạn thảo mà phải cậpnhật hoàn cảnh xã hội hiện tại theo cách

“vượt lên trên Bộ luậtDân sựnhưng thông qua Bộ luậtDân sự”23 Phương pháp củaSaleilles được đánh giá là thỏa mãn nhucầu của nhánh tư pháp Pháp hơn phương phápnghiên cứu khoa học tự do của Gény vì Saleilles duytrì hoạtđộng giảithích Bộ luật Dân sự trong giới hạn của chínhBộ luật đó Phươngpháp phát triển lịch sử hay tiến hóalịch sử củaSaleilles còn được gọi là phương pháp mục đích luận24, được hìnhthành từ sựdung hòa giữa phương pháp của Geny và các phương pháp chú giải truyền thống25.Theo đó, khi áp dụng văn bản mà thẩm phán nhận thấy rằng ý chí của nhà lập phápkhông còn phù họp trước những thay đổicủa xã hội thì căn cứ vào nhu cầu xã hội,thẩm phán được phép điều chỉnh, cập nhật

vănbản cho phù họp với tư tưởng lập pháp hiện đại26 Với cách tiếp cận mới này, luậtkhông thể tự do phát triển, cũng không phảichỉ vận động trong một vòng tròn khép kínvì thẩm phán có quyền sáng tạo pháp luật,nhưng sự sáng tạo đó phải dựa trên luật,luôn chịu sự giới hạn bởi điểm xuấtphát từtrong luật27 28.

Sau năm 1904, phương pháp giải thíchmụcđích luận của Saleilles chính thức được thừa nhận bởi nhánh tư pháp Pháp qua lời phát biểu của Chánh án Tòa phá án: Tòaphá án luônxem xét đến các điều kiện thực

tế xã hộivà khái niệm công bằng khi giải thích htậi”23 Ngày nay, việc sử dụng phương pháp mục đích luận ở Pháp khôngloại trừ phương pháp văn phạm và phương pháp giải thích dựa trên ý định của nhà lậppháp Một đạo luật hoặc quy định mới đượcban hành thì càng ít khả năng để giải thích theo phương pháp mục đích luận29 Trongkhi đó, một đạo luật hoặc quyđịnh càng cũthì định lập pháp cũng như các tài liệu chuẩn bị trong quá trình lập pháp càng trở nên ít quan trọng30.

1.3 Các căncứ giải thích luậtcủaTòaán Pháp

Đầu thế kỉ XIX, khi Bộ luật Dân sựvừađượcban hành, với quanđiểm của pháp luật thực chứng, trường phái Chú giải từ chối thừa nhận bất kỳ căn cứ nào ngoại trừ ýđịnh của nhà lập pháp, kể cả lẽ công bằng

Trang 5

GIẢI THÍCH LUẬT CỦA TÒA ÁN

hoặc các ýkiến về luật tự nhiên31 Cho rằngý địnhlập pháp đượcthể hiện thông qua câutừ của quy định, trên thực tế, Tòa án Phápthường cố chứng tỏ rằng sự giải thích nếukhông dựa trên ngôn ngữ, câu từ của quy định thì ít nhất cũng không mâu thuẫn vớinó Rất hiếm khi Tòa án Pháp phớt lờ đinhững tranh luận dựatrên ngôn ngữ, trừ khicăn cứ vào ngôn ngữ của luật dẫn đến kếtquả nhà lập pháp không mong muốn hoặc không khả thi32.

31 Jilien Bonnecase, The problem of legal interpretation in France, Journal of Comparative Legislation and International Law, Vol 12, 1930, tr 86.

32 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, tldd, tr 190-192.

33 Claứe M Germain, tldd, tr.204.34 Claire M Germain, tldd, tr.2O5.

35 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean-

Louis Gardies, tlđd, tr 182 - 183 và Claire M Germain, tlđd, tr 202.

36 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, tlđd, tr 187.

37 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, tlđd, tr.183.

Ngoài câu từ của quy định, ý định lậppháp còn được thể hiện qua các tài liệuchuẩn bị trong quá trình lậpphápbao gồm:

- Tuyên bố của Chính phủ về lý do banhành dự luật.

- Cácbáo cáo thẩm tra với đề xuấtchỉnhsửa được chấp nhận hoặc bị từ chối bởi cácủy ban của Thượngviệnvà Hạ viện.

- Các thảo luận tại haiviện33.Có thể cho rằng, các phương pháp giảithích của trường phái Chú giải được thịnh hành vào thế kỉ XIX ở Pháp là nhờvào khảnăng truy cập tốt đối với lịch sử lập pháp của các bộ luật Lịch sử lập pháp tổng hợpcủa các bộ luật đều được xuất bản và phânphối khắp nước Pháp Hoạt động của haiviện liên quanđến các tài liệuđược kiếm tra chéo lẫn nhau, cáctranh luận kèm các phântích ngắn về công việc lập pháp đều được xuất bản qua bản tin hàng tuần của Thượngviện hoặcHạ viện34.

Khi giải thích luật, các thẩm phán Phápkhông chỉ cẩnthậnxemxét câu chữ của quy định mà còn xem xét những bình luận được viết vềnó, xem xéttoàn bộ văn bản cầngiải thích, tính phù hợp giữa nghĩa của quy định tìm được với quy định trong văn bản khác cùng lĩnh vực để xác định ngữ cảnh pháp lý của quyđịnh cần giải thích35 Bên cạnh đó, các nhà lập pháp thường quy định: “Tấtcả cácquy định trước đây trái với quy địnhnày đềuhết hiệu lực”, nhưng không liệt kê quyđịnh cụthể nào Dođó, Tòa áncần phải giải thích để tìm raquyđịnh nàođã hết hiệu lực Tòa án Pháp cũng dựa vào các công ước quốc tế có liên quan, đặc biệt khi cácbên cho rằng có sự mâu thuẫn giữa các quytắc pháplý36.

Thẩm phán Pháp cũng xác định nghĩa của quy định cầngiải thích sao cho phù hợpvới mục đích của quy định Ở Pháp, mục đích là căn cứ trong giải thích luật có thể làmục đích chủquan theo ý định cua nhà làm luật, liên quan đến các bằng chứng về lịch sử lập pháp của các quy tắc đó, cũng có thểlà mục đích khách quan liên quan đến tình hình kinh tế, xã hội nhằm cập nhật các luật lâu đời37.

Giải thích của hành pháp Pháp là đốitượng kiểm tra bởi Tòa án hành chính,nhưng đồng thời cũng được sử dụng nhưcăn cứ trong tiến trình giải thích luật của Tòa án nước này Giải thích cua nhánh hành pháp Pháp thường được thể hiện qua hai cách:

Trang 6

NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLUẬTSÔ 6/2022

Thứ nhất, thông qua hoạt động quyđịnh chi tiếtvàhướng dẫn thi hành hay còngọi là lập pháp thứ cấp Trong lĩnh vựchành chính ở Pháp, việc giải thích làm rõnghĩa các từ có tính kỹ thuật cao thuộc vềcác chuyên gia hoặc những người có thẩm quyền trong bộmáy quản lý hành chính Ví dụ, Luật Hành chính cấm bán các thuốc nếuviệc sử dụng thuốc đó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe; khi đó việc làm rõ nghĩa của từ nguy hiểm thuộc về bộ máyhành chính trong quá trình triển khai thihành luật38 Mặc dù vậy, Tòa Phá ánthường nhắc nhở các Tòa án cấp dưới rằng các thông tư giải thích của các cơ quan quản lý không ràng buộc thẩm phán về ngữnghĩa vàphạmvi áp dụng39.

38 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, tlđd, tr.202.

Bên cạnh giải thích của nhánh hành pháp, Tòa án cũng căn cứvào các giải thíchtư pháp trước đó, nhưng đây không được xem là lý do duy nhất hay lý do chính đemđến kết quả giải thích của Tòa án Bởi,Pháp một quyết định được ban hành chỉ dựa

vào án lệ là không họp lý vì khi đó Tòa ánlại cóquyềnđặt ra luật.

Tập quán của địa phương và tính chấtpháp lýcủamột tổ chức cũng được các Tòa án Pháp việndẫn để làm căn cứ cho sự giảithích của mình Ví dụ, Tòa án dựa trên tậpquán địa phương để giải thích quy định vềviệc trao quyền cho thị trưởng hướng dẫncác vấnđề liên quan đến ma chay mang tính tôngiáo41.

Hơn nữa, vì các bộ luật của Phápkhông chứa đựng quy định nào liên quan đến phương pháp giải thích nên các thẩm phán thườngtìm cách giải thích qua các bàiviết học thuật Ý kiến của giáo sư luật đượccác thẩm phán tham khảo và dựa vào khigiải thích luật Tuy nhiên, việc giải thíchpháp luật sẽ bị coi là không họp lệ nếu chỉsử dụng ý kiến giải thích của các chuyên gia42 Ngoài ra, để giải thích các đạo luật, thẩm phán Pháp cũng nghiên cứu các sáchluật xuất bản đồng thời cùng với đạo luật Ví dụ, để hiểu rõ ý chí nhà lập pháp về cácvấn đề dân luật, thẩm phán Pháp thường nghiên cứu các sách luật của Pothier, một luật gia danh tiếng của Pháp vào thế kỉXVIII43.

1.4.Các quytấc trong giải thích luậtcủa Pháp

Ở Pháp, không có quy định thành vănnào mô tả một cách cụ thể làm thế nào luậtđượcgiải thích44 Cũng rấthiếm để tìm thấytrong các phán quyết của Tòa án quy tẳc về

Trang 7

GIẢI THÍCH LUẬT CỦA TÒA ÁN

giải thích luật45 Hệ thống pháp luật Pháp không chứa đựng quy tắc chung nào về sựưu tiên giữa các phương pháp giải thích, nhưng có thể tìm thấy các quy tắc hướngdẫntồntại dưới dạng học thuyếtpháp lý Ví dụ: Trong quyển "Luận thuyếtvề giảithích phápluật” (the Traité de rinterpritation

Juridique) xuất bản năm 1849, Delisle, Trưởng Khoa Luật của Caen đã thiết kế cácquy tắc giải thích như sau: Người giải thíchphải theo sát nghĩa văn phạm của quy địnhtrừ khi có lý do hợp lý để diễn giải theohướng khác; không được phép để giới hạn câu chữ của quy định đến mức không cónghĩa; câu chữ của quy định có thể được giải thích bao gồm các tình huống khôngđược dự định bởi nhà lập pháp; các tình huống được bao quát bởi quy định theo câuchữ có thể bị loại bỏ nếu việc bao quát nólàm mất đi tính công bằng; khi quy định cóthể giải thích theo nhiều nghĩa, nghĩa được chọn là nghĩa công bằng nhất hoặc ít bấtcông nhất; khi không thể chọn một trong sốnhiều nghĩa dựa trên tiêu chí công bằng, người giải thíchphải xem các tài liệuchuẩn bị trong quá trình lập pháp hay hoàn cảnhdự luật ra đời, nhưng không thể dựatrên tài liệu lập pháp để chấp nhận một nghĩa mâu thuẫnvới câu chữ của luật46.

45 Jilien Bormecase, The Problem of Legal Interpretation in France, Journal of Comparative Legislation and International Law, 1930, Vol 12, tr 79.

46 Jilien Bonnecase, tldd, tr.85 - 86.

47 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, tlđd, tr 194 - 196.

48 Đoàn Nguyễn Phú Cường, Một vài khía cạnh của

phương pháp giải thích pháp luật theo luật học Pháp, Kỷ yếu hội thảo về Giải thích pháp luật của Tòa án Việt Nam hiện nay, Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ, 2018, tr.100.

Ngoài ra, còn có một số quy tắc giảđịnh được sử dụng trong giải thích luật ởPháp dù nội dung của chúng không được trình bày qua các quy định cụ thể47:

- Giả định về sự thống nhất của hệthống pháp luật

Nếu Tòa án nhận thấy có hai quy tắc pháp lý dường như xung đột nhau, Tòa ángiải thíchtheo hướng cho rằng chúng khôngcó mâu thuẫn để cả hai đều có giá trị Nếukhông thể hóa giải mâu thuẫn, thẩm phándựa theo nguyên tắc ưu tiên: Giá trị pháp lý cao ưutiên hơn thấp, quyđịnh riêngưu tiên hơn quy định chung, quy định hiện đại ưutiên hơn quy định cũ cần chú ý rằng các quy tắc ưu tiên trên cũng chỉ được xem là truyền thống pháp lý và không được thểhiện qua các quy định thành văn ở Pháp.

- Giả định luật thành văn khi có hiệu lực đã phù hợp với Hiến pháp và những quytắc chung của luật.

- Giảđịnh rằng nhà lập pháp khôngcó ý định tạo rakết quả vô nghĩa.

- Giả định rằng ý chí của nhà làm luật được thểhiện qua câu chừcủa luật, nếu câuchữđã rõvẫn phải theo sátngữ nghĩa dù nókhông phù hợp với ý định thật sự của nhàlập pháp.

- Khi giải thích pháp luật hành chính, thẩm phán giả định rằng luật trao quyền quản lý vìlợi íchchung của xã hội.

- Giả định chung rằng luật không hồi tố trừ khi được quy địnhrõ ràng.

Trên thực tế, từthời kỳnày qua thời kỳ khác, sự ưu tiên của phương pháp này sovới phương pháp khác chưa bao giờ là điều hiển nhiên và các thẩm phán Pháp dường như không do dự để viện dẫn các phương pháp khác nhau theo từng vụ việc48.

Trang 8

NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SÔ 6/2022

1.5 Cách thể hiện kết quả giải thích trong các phánquyếtcủa Tòa án Pháp

Các nhànghiên cứu thường nhấn mạnh rằng khó tìm trong các quyết định tư pháp của Pháp các câu trả lời liên quan đếnphương pháp giải thích, đặc biệt về sự lựachọn giữa nhiều phương pháp sẵn có Họ cho rằng điều này thiên về sự liên quan giữa tâm lý cá nhân thẩm phán với quyết định của họ Nói cách khác, lýdo tại sao phương pháp này được áp dụng trong trường hợpnày nhưng phương pháp khác lại được áp dụng trongtrường hợp khác là tùytheo mục đích Tòa án muốn đạt được trong từng vụ việc cụ thể49 Cũng có quan điểm khác lý giải rằng, các thẩmphán Pháp quantâm đếnsự hợp lý, công bằng, đạo đức và nhu cầulợi ích của xã hội hơn là phương pháp giảithích, vì vậy họ sử dụng đa dạng các phương pháp giải thích đê đảm bảo mụctiêu trên50.

49 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, tỉđd, tr 189 - 193.

50 Claire M Germain, tlđd, tr 201.

51 Serge Dauchy, Véronique Demars-Sion, La non-

motivation des descisions judiciaires dans I’ancien droit: principe OU usage? Revue Historique de Droit

francais et estranger, 82 (2), 2004, tr 3 - 6.

52 Một nghiên cứu so sánh ba phán quyết Tòa án trong cùng chủ đề ở Pháp, Đức và Mỹ thì phán quyết của Pháp là 300 từ, Đức 2.000 từ và Mỹ 8.000 từ (xem: Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, tlđd, ử 172.)

53 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies, tlđd, tr 181 và tr 184.

54 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk, Jean- Louis Gardies (1991), tlđd, tr.172.

55 Gerard Carney,Comparative Approaches to Statutory Interpretation in Civil Law and Common Law Jurisdictions, Statute Law Review, Vol 36, No

1, 2015, tr 58.Thực tế làcác thẩm phán Pháp từ thế kỉ

XIV (năm 1330) không bị bắt buộc trình bày lý do phán quyết trong các bản án vàcũng không cần nêu rõ phương pháp giảithích nào được sử dụng và tại sao nó đượcsử dụng Học thuyết pháp lý(ýkiến của một số nhà luật học) cho rằng không cần cho biết lý do đưa ra phán quyết thì có lợi hơncho việc xét xử của thẩm phán và theo Nghị viện Paris thì khi giải quyếtvụ án, các trao đồi, tranh luận của bên thực hiện việc xét xử về vụ án phải được giữ bí mật51 Vì vậy, ý kiến tư pháp của Pháp rất ngắn,

thường chỉ có vài hàng52 Chỉ có nhữngtranh luận chính mới được thảo luận hay đúng hơn là đề cập tới theo công thức ngắngọn và theo phong cách rất cẩnthận Một sốquyết định của Tòa án thường chứa đựng cụm từ: “Nhận thấy từ chính câu chữ củaquy định rằng” hoặc khi đề cập đến nhữngtài liệu mang tính lịch sử Tòa án cũng thường trình bày ngắn gọn như: “Nghĩa này cóđược từviệc nhìn vào công việc chuẩn bịcủa luật thànhvăn”53 Do đó, các nhà nghiên cứu cảm thấy khó khăn trong việc giải thíchlời văn của phán quyết54.

Mặc dù vai trò củanhánh tư pháp Pháp ngay từ đầu bịhạn chế đến mứchẹp nhất có thể, nhưng do tính khái quát cao của luật,tính khôngràng buộc của án lệ kết hợp vớitính ngắn gọn của các phán quyết tư phápnên giải thích luật của thẩm phán Pháp được cho là sáng tạo, linh hoạt ngay cả so với vớithẩm phán các nướcThôngluật55.

2 Bài học kinh nghiệm cho giải thíchluật của Tòa ánViệt Nam

Vào thời kỳ Pháp thuộc, Bộ Dân luật giản yếu của miền Nam Việt Nam năm

1884, Dân luật Bắc Kỳ và Dân luật Trung Kỳ cũng cấm thẩm phán tạo ra các quy tẳc chung trong quá trình phán quyết đồng thời buộc thẩm phán phải có nghĩa vụ áp dụng

Trang 9

GIẢI THÍCH LUẬT CỦA TÒA ÁN

và giải thích pháp luật56 Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Hiếnpháp Việt Namđầu tiên có đề cập đến quyền giải thích luậtlà Hiến pháp năm 1959 Cho đến nay, quyềngiải thích luật ởViệtNamvần là quyền hiếnđịnh thuộc về ủy ban Thường vụ Quốc hội Đây là nguyênnhân làm cho hoạtđộnggiảithích luật của Tòa án Việt Nam chưa đượcchú ý đúng với tầm quantrọng của nó.

56 Xem Vũ Văn Mầu, sđd, tr 279, 280, 301.

57 Xem Luật này tại https://mafr.fr/fr/article/lois-des- 16-et-24-aout-1790-sur-lorganisation-judi/, truy cập ngày 4/5/2021.

"Trong trườnghợp thẩmphản thayrằngcần thiếtđê giải thích hoặc bổ sung quyđịnh mới thì phải thỉnh thị Nghị viện đểcỏ được cáchgiải thíchchính thong’’5" Quy định này tỏ ra không hiệu quả và đã đượcbãi bỏ vào năm 1837 do giải thích củaNghịviện Pháp thiếu tính độc lập, cũng như chịuảnh hưởng lớn bởi yếu tố chính trị58 Mặc dù pháp luật Phápđãcố gắng để hạn chếvaitrò củatư pháp, tránhsự lấn sân của tư pháp sang lập pháp, nhưng trên thực tế mụcđích này không thể đạt được Dù các thẩm phánPháp bị cấm giải thích mangtínhquy phạm (abstracto), nhưng để tránh bản án bị từ chối trong quá trình xem xét lại bởi Tòa án cấp trên, các phán quyết có hiệu lực của Tòa án cấp trên gần như có giá trị ràng buộcđốivớithẩm phán các tòa án cấp dưới59.

Kinh nghiệm từ Pháp cho thấy quyền giải thích luật củaTòa án trong quá trình áp dụng chúng không thể bị phủ nhận Chínhsách từ các nhà cách mạng của Pháp thểhiện rõ mongmuốn hạn chế vai trò củaTòa án trong việc sáng tạo pháp luật đã khôngthành công, các thẩm phán Pháp vẫn sángtạo, cập nhật luật để phù hợp với tình hình xã hội hiện tại Vì vậy, bên cạnh việc thừa nhận án lệ, Việt Nam nên chính thức thừa nhậnthẩmquyền giảithích luật theo vụ việc của Tòa án song song với thẩm quyền giảithích mang tính quy phạm của ủy banThường vụ Quốc hội.

Bên cạnh đó, do bị chi phối bởi yếu tố lịch sử nên các phán quyết của tòa án ở Pháp rất ngắn gọn, các lập luận liên quanđến căn cứ, phương pháp giải thích không được thể hiện công khai Chính điều nàyđược tin rằng giúp củng cố vai trò năng động, tích cực sáng tạo của thẩm phán (tất nhiên cách thức và mức độ sáng tạo của thẩm phán Pháp thì quá khó để đo lường).Tuy nhiên, chínhđiều này cũng tạo nên sựngờ vực về tính tùy tiện của thẩm phán Pháp thay vì tạo cơ hội cho họ sáng tạopháp luật để đảm bảo công bằng Ở nước tahiện nay, cách thức trình bày bản án, quyết định của Tòa án, đặc biệt là lý do liên quanđến phán quyết cũng không thể được cho là rõ ràng Vì vậy, việc ghi nhận chính thứcthẩm quyền giải thích luật theo vụ việc của Tòa án sẽ làm cơ sở đểpháp luật tố tụng ởnước ta thay đổi theo hướng đề cao tráchnhiệm giải trình của cơ quan tư pháp đốivới kết quả phán quyết Thẩm phán cần được yêu cầu công khai các lập luận nhằm làm rõ nghĩa của quy định được áp dụng,đồng thời làm tăng tính thuyết phục của bản án, tạo niềm tin của người dân vào cơquan tư pháp.

Trang 10

NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLUẬTSÓ 6/2022

Điều quan trọng là mặc dù thiếu các quy định thành văn cho hoạt động giải thích luật của Tòa án, nhưng các Tòa ánPháp lại có sựhướng dẫn từ các học thuyếtcủa các nhà nghiên cứu Đối với các thấmphán Pháp, ngay cả khi pháp luật im lặng,họ tuân theo các học thuyết và triển khai thực hiện các học thuyết đó trongbối cảnh của các vụ việc cụ thể Khi đó, “thẩm phán sẽ không có lựa chọn nàokhác ngoàiviệcchấp nhận những quan điểm học thuyếtnhư một phần trong phương pháp giải thíchcủa riênghọ ”60 Trongvấn đề nàycó sự khác biệt lớn là họcthuyết pháp lý chưa phát triển ở Việt Nam Do không có truyềnthống học thuyết như Pháp nên Tòa ánnhân dân tối cao nước ta cần thiết lập các quy ước giải thích mang tính hướng dẫn chungđể các tòa áncấp dưới dựa vào trong quá trình áp dụng Để thực hiện công việcnày, theo tác giả, chúng ta có thể học tậpkinh nghiệmcủa Pháp như sau:

60 R Saleilles, Droit civil et droit compare, Revue international de droit compare, 61, 1911, tr 24, được trích bởi Christophe Jamin, Saleiỉles’ and Lambert’s

Old Dream Revisited, The American Journal of

Comparative Law, Vol.50, 2002, tr 709.

về căn cứ, khi giải thích luật,các thẩm phán cẩn thận xem xét câu chữ của quyđịnh được cho là điều chỉnh vụ việc, đặtchúng trong mối quan hệ với toàn bộ văn bản được giải thích và các vănbản khác cóliên quan bao gồm văn bản được ban hành bời nhánhhành pháp để triển khai thi hànhvăn bản đó cần tập họp và công khai các tài liệu lịch sử lập pháp theo từng văn bản luật ngay khi chúng được ban hành Thực hiện điều này sẽ tạo điều kiện cho ngườigiải thích hiểu rõ hơn ý định, mục đích lậppháp nhằm làm rõ nghĩa của các quy định mơ hồ, nâng cao hiệu quả áp dụng phápluật Ngoài án lệ (giải thích của Tòa án

thông quacác bản án, quyếtđịnh trước đó),thẩm phán có thể dựa vào các căn cứ xa hơn khi giải thích luật như tập quán, đạođức, tình hình kinh tế - xã hội, các yếu tốkhách quan khác như đặc điểm sự vật, hiệntượng có liên quan nhằm đạt được kết quả giải thích công bằng.

Kinh nghiệm từ Pháp cho thấy giải thích luật là hoạt động khó khăn, phức tạp, đòi hỏi thẩm phán phải linh hoạt lựa chọnphương pháp giải thích phù hợp với từngvụ việc cụ thể Ngôn ngữ không thể chính xác như toán học, nên khi còn nghi ngờ từ kết quả giải thíchcó được qua câu từ, thẩmphán có thể sử dụng lịch sử lập pháp đã được tập hợp để làm sáng tỏ sự mơ hồ Từng xem văn bản quy phạm pháp luật là nguồn luật duy nhất, nên kỹ thuật giải thích luật bằng phương pháp suy luận logic như được phân tích rất phát triển Pháp Kỹ thuật giải thích này cần được học tập đểgóp phần khắc phục sự không đầy đủ vốn cócủaluật thànhvăn dựatrên các quy địnhđiều chỉnh trường hợp tương tự, dựa trên nguyên tắc và tinh thần chung của pháp luật Cũng từ thực tế giải thích luật ở Phápcho thấy, quan niệm “thâm phán chi là cáimiệng của pháp luật ” không còn đúng trên thực tế, đặc biệt khi thẩm phán giải thích và áp dụng các luật được ban hành lâu.Quả thật, sẽ không khả thi để cơ quan lậppháp liên tục sửa đổi, cập nhật luật Nhưng, thông qua phươngpháp giải thích mục đíchluận, thẩm phán có thể làm cho các quy định pháp luật thích nghi với nhu cầu củaxã hội và tư tưởng lập pháp hiện đại Vaitrò tích cực của thẩm phán trong việc thayđổi câu chừ của quyđịnh khi có cơ sởhợp lý góp phần làm cho thẩm phán hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ công bằng, công lý.

Ngày đăng: 05/06/2024, 06:30

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w