1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Du lịch bền vững - DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI SA PA

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 146,11 KB

Nội dung

Du lịch cộng đồng tại Sa Pa - Thị xã Sa Pa sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, khí hậu đặc trưng và văn hóa dân tộc độc đáo là một trong những địa danh du lịch hấp dẫn của Việt Nam. Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và nhân văn riêng có, Sa Pa được coi là vùng đất có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH



BÁO CÁO THẢO LUẬN HỌC PHẦN DU LỊCH BỀN VỮNG

ĐỀ TÀI: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI SA PA

Hà Nội

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DLCĐ 2

1.1 Khái niệm 2

1.1.1 Khái niệm về DLBV và DLCĐ 2

1.2 Mô hình phát triển cộng đồng 2

1.2.1 Trụ cột kinh tế 2

1.2.2 Trụ cột xã hội và văn hóa 3

1.2.3 Trụ cột môi trường 3

1.2.4 Mối quan hệ (sơ đồ) 3

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI SA PA 4

2.1 Khái quát chung về Sa Pa 4

2.1.1 Vị trí địa lý 4

2.1.2 Đặc điểm tự nhiên 4

2.1.3 Kinh tế - xã hội của Sa Pa 5

2.2 Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa 6

2.2.1 Khái quát phát triển DLCĐ ở Sa Pa 6

2.2.2 Các trụ cột của mô hình phát triển cộng đồng tại Sapa 6

2.3 Đánh giá chung về mô hình phát triển DLCĐ tại Sa Pa 11

2.3.1 Thành công 11

2.3.2 Hạn chế 13

2.3.3 Nguyên nhân hạn chế 13

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, trên thế giới, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng, nó được ví như “con gà đẻ trứng vàng” của nhiều quốc gia Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), trong vòng 30 năm qua, lượng khách du lịch quốc tế đã tăng xấp xỉ bốn lần, du lịch nội địa ở các quốc gia cũng có bước nhảy vọt đáng kể Tuy nhiên, tại các quốc gia, do du lịch phát triển với tốc độ quá nhanh, lại phát triển theo hướng đại chúng, dẫn đến tình trạng suy thoái tài nguyên, hủy hoại môi trường và xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống Đây cũng chính là một vấn đề đặt ra cho ngành du lịch của Việt Nam: phát triển gắn với bền vững Cũng như trên thế giới thì ở Việt Nam, du lịch

là một ngành công nghiệp non trẻ và đầy tiềm năng, hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển trong tương lai Song, đi kèm với đó là tiềm ẩn những hậu quả tiêu cực trên nhiều phương diện mà sự tăng trưởng ấy mang lại Do đó, nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch, các giá trị văn hóa tại các điểm đến du lịch vì sự phát triển bền vững dài hạn, du lịch có trách nhiệm thì loại hình du lịch cộng đồng đang được chú trọng và triển khai tại nhiều địa phương

Thị xã Sa Pa sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, khí hậu đặc trưng và văn hóa dân tộc độc đáo là một trong những địa danh du lịch hấp dẫn của Việt Nam Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và nhân văn riêng có, Sa Pa được coi là vùng đất có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, Chính vì lẽ đó, từ năm 2008, với sự giúp

đỡ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), huyện Sa Pa đã xây dựng thí điểm Dự án "hỗ trợ du lịch bền vững" Đây được coi là điểm đột phá trong phát triển du lịch của huyện và của tỉnh

Để nhằm làm rõ hơn về loại hình du lịch cộng đồng này, nhóm 5 chúng em với

đề tài thảo luận: “Du lịch cộng đồng tại Sa Pa” sẽ cung cấp những nguồn kiến thức toàn

diện và bổ ích nhất có thể trong sự hiểu biết của chúng em để cô và các bạn tham khảo

Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức chưa đủ sâu rộng nên trong quá trình làm bài còn nhiều thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý từ cô và các bạn để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DLCĐ

1.1 Khái niệm

1.1.1 Khái niệm về DLBV và DLCĐ

- Theo luật Du lịch Việt Nam (2017): “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời về các nhu cầu KT-XH và môi trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”

- Khoản 15, điều 3 luật Du lịch 2017 du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác hoặc hưởng lợi

1.2 Mô hình phát triển cộng đồng

Mô hình du lịch bền vững là tổng hợp các phần cần thiết cho hoạt động du lịch và các mối liên kết giữa chúng tạo ra hoạt động vận hành để tạo được mục tiêu phát triển bền vững

Việc xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng theo hướng phát triển bền vững tại một khu vực phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:

- Thống nhất hoạt động quản lý có hiệu quả các mẫu thuẫn nảy sinh trong hoạt động kinh doanh du lịch

- Xây dựng được sản phẩm du lịch đặc thù, có tính cạnh tranh cao để thu hút khách

- Xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng và phù hợp với nhu cầu thị trường song không làm tổn hại đến sức chịu tải của tài nguyên

- Tăng cường hoạt động quảng bá du lịch có trách nhiệm( quảng bá những gì có)

- Nâng cao đời sống cộng đồng những người sở hữu hoặc sống dựa vào những giá trị tài nguyên mà doanh nghiệp khai thác để phát triển sản phẩm du lịch

- Quy hoạch không gian du lịch phù hợp với cảnh quan, thân thiện môi trường

- Tăng trưởng kinh tế du lịch mà không làm suy thoái, tổn hại đến môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống bản địa

- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn tài nguyên du lịch

1.2.1 Trụ cột kinh tế

Du lịch đã và đang góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của nước ta,

Trang 5

nó được coi là ngành công nghiệp không khói phát triển mạnh, trong tương lai hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững với tốc độ hợp lý, đảm bảo sự hoạt động kinh tế lâu dài cung cấp những lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bố một cách công bằng bao gồm nghề nghiệp, cơ hội thu lợi nhuận từ du lịch một cách ổn định và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương có đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo

1.2.2 Trụ cột xã hội và văn hóa

Tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng và đang sống động, đóng góp chia sẻ hiểu biết về văn hóa

1.2.3 Trụ cột môi trường

Sử dụng tốt các tài nguyên môi trường đóng vai trò chủ yếu trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu và giúp duy trì di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học tự nhiên

1.2.4 Mối quan hệ (sơ đồ)

Phát triển du lịch bền vững xoay quanh ba trụ cột chính là môi trường, văn hóa xã hội và kinh tế được phát triển một đồng đều hài hòa và mật thiết với nhau

Việc phát triển du lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống Không chỉ bảo vệ môi trường sống của các loài động thực vật quý hiếm trong môi trường đó mà còn bảo vệ

Môi trường

Phát triển du lịch bền vững

Văn hóa

xã hội Kinh tế

Trang 6

môi trường sống mà con người được hưởng lợi từ đó: không bị nhiễm độc nguồn nước, không khí và đất giúp con người có môi trường sống được đảm bảo Tạo ra một môi trường có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú Với môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên phong phú như vậy thì chắc chắn thu hút được rất nhiều du khách đến khám phá, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Mang lại những lợi thế kinh doanh cao

Việc phát triển du lịch bền vững giúp nền kinh tế phát triển từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa xã hội Cụ thể là việc khai thác các đặc sắc văn hóa của vùng, người dân trong vùng có thể nâng cao đời sống nhờ khách du lịch đén thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch, sản phẩm đắc trưng của vùng miền Việc phát triển

du lịch bền vững sẽ giúp người làm du lịch, cơ quan địa phương, người dân địa phương

có công ăn việc làm

Khi mà đời sống được nâng cao thì các vấn đề tiêu cực về xã hội sẽ được giảm bớt

đi Ở một cái nhìn sâu xa hơn du lịch bền vững khai thác nguồn tài nguyên một cách có khao học, trách nhiệm, đảm bảo cho nguồn tài nguyên này sinh sôi và phát triển về sau này, thế hệ tương lai có thể tiếp nối và vận dụng định hướng công việc dài lâu cho người dân địa phương

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI SA PA

2.1 Khái quát chung về Sa Pa

2.1.1 Vị trí địa lý

Thị xã Sa Pa nằm ở phía tây tỉnh Lào Cai, có vị trí địa lý:

- Phía đông giáp huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai

- Phía tây giáp huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

- Phía nam giáp huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu và huyện Văn Bàn

- Phía bắc giáp huyện Bát Xát

- Theo như thống kê năm 2019, thị xã Sa Pa có diện tích 681,37 km², cách thành phố Lào Cai 33 km và 317 km tính từ Hà Nội

2.1.2 Đặc điểm tự nhiên

* Địa hình

Thị xã Sa Pa có độ cao trung bình khoảng 1.500 m – 1.800 m so với mực nước biển Con đường chính từ thành phố Lào Cai để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Tam Đường, Lai Châu Sa Pa nằm trên một mặt bằng

ở độ cao 1.500 đến 1.650m ở sườn núi Lô Suây Tông Đỉnh của núi này có thể nhìn thấy

ở phía đông nam của Sa Pa, có độ cao 2.228m Từ trung tâm thị xã nhìn xuống có thung lũng Ngòi Đum ở phía đông bắc và thung lũng Mường Hoa ở phía đông nam

* Khí hậu

Trang 7

Tuy nằm ở miền Bắc Việt Nam, lẽ ra phải mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng do nằm ở địa hình cao và gần chí tuyến nên SaPa có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, ôn đới không khí mát mẻ quanh năm với nhiệt độ trung bình 15-18 °C Vào mùa hè, thời tiết

ở thị xã một ngày như là có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, có nắng, không khí dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có lúc xuống dưới 0 °C và SaPa là một trong những địa điểm hiếm hoi có tuyết rơi tại Việt Nam

* Thủy văn

Sa Pa có mạng lưới sông suối khá dày, bình quân khoảng 0,7 -1,0 km/km2 , với hai

hệ thống suối chính là hệ thống suối Đum và hệ thống suối Bo

2.1.3 Kinh tế - xã hội của Sa Pa

* Kinh tế

Những năm gần đây, quy mô nền kinh tế của thị xã Sa Pa không ngừng lớn mạnh, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tiềm năng, thế mạnh sẵn có được khai thác tốt Trong đó, lĩnh vực du lịch - dịch vụ, thương mại và sản xuất nông nghiệp có bước tiến nhanh, đúng hướng, tạo cơ sở vững

chắc cho địa phương lựa chọn, hoạch định các chương trình phát triển trong tương lai

Trong 5 năm qua (2015 - 2020), thị xã Sa Pa đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13,42%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp, xây dựng, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp Kinh tế du lịch, dịch vụ, thương mại tăng nhanh về mọi mặt, đặc biệt, du lịch tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã

* Xã hội

Theo như thống kê năm 2019, thị xã Sa Pa có diện tích 681,37 km², dân số là 81.857 người, mật độ dân số đạt 120 người/km² Đây là nơi sinh sống của dân cư 6 dân tộc Kinh, H'Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó Mặc dù phần lớn cư dân Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng khu vực trung tâm thị xã lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch Du lịch - dịch vụ phát triển sôi động, qua đó tạo việc làm ổn định cho 8.000 lao động, trong đó có 2.000 lao động được đào tạo nghiệp vụ du lịch hoặc tương đương Nắm bắt thời cơ, vận hội, khai thác hiệu quả các điều kiện tự nhiên, tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế là yêu cầu hàng đầu đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc thị xã Sa Pa trong thời gian tới Phát triển đồng bộ, toàn diện không có nghĩa là dàn trải, thị xã Sa Pa tiếp tục xác định hướng phát triển kinh tế chủ đạo là: Lấy du lịch - dịch vụ - thương mại làm trung tâm, chọn sản xuất nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới là nền tảng

2.2 Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa

Trang 8

2.2.1 Khái quát phát triển DLCĐ ở Sa Pa

Khác hẳn những điểm du lịch trong và ngoài nước, Sa Pa được coi là vùng đất có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, bởi nơi đây không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên mà còn ẩn chứa kho tàng văn hoá truyền thống đặc trưng Giai đoạn 2015-2020 là quãng thời gian hoạt động du lịch cộng đồng phát triển sôi động và thu hút sự quan tâm ở rất nhiều địa phương Các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển du lịch cộng đồng đã được Đảng, Nhà nước ban hành

Tại thị xã Sa Pa, mỗi dân tộc đều khai thác và phát huy bản sắc văn hóa riêng để phát triển du lịch cộng đồng Dân tộc Dao Đỏ (xã Tả Phìn) đã biết khai thác vốn tri thức dân gian trong việc chữa bệnh và đã phát triển thành thương hiệu thuốc lá tắm của dân tộc Dao Đỏ - Tả Phìn Dân tộc Mông, Dao… khai thác văn hóa truyền thống thêu trang trí trên trang phục của mình tạo thành sản phẩm thủ công thêu tay rất độc đáo…

Bên cạnh đó, việc phát triển và hình thành 12 tuyến, 17 điểm du lịch cộng đồng đưa vào khai thác phục vụ du khách cùng với tuyến đường đi bộ trải nghiệm tại thị xã SaPa hàng năm thu hút được hàng vạn lượt khách du lịch nước ngoài đến trải nghiệm Thời gian qua, tại các điểm du lịch này cũng đã xây dựng và đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch cộng đồng với tên gọi "Một ngày làm cô dâu người Mông", "Một ngày làm nông dân người Dao", thi nấu rượu, thi dệt thổ cẩm với du khách…

Theo kết quả điều tra, phỏng vấn trực tiếp từ khách du lịch cho thấy, hơn 70% số

du khách quốc tế đến Lào Cai, đặc biệt là đến thị xã Sa Pa đều có nhu cầu đi du lịch xuống các bản, làng đồng bào dân tộc thiểu số Hàng trăn ngàn lượt khách đi theo tuyến

du lịch cộng đồng, trong đó tập trung chủ yếu các tour du lịch ở Sa Pa Lào Cai, nhất là thị xã Sa Pa có những nguồn lực du lịch ấn tượng và xu hướng thị trường tốt, song vẫn chưa phát huy hết các giá trị văn hóa dân tộc để phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng Ngoài một số ít những điểm du lịch hiện đã được xây dựng, tới nay sản phẩm du lịch đặc biệt là việc khai thác và phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng diễn ra rất chậm và chưa khai thác được hết tiềm năng, thế mạnh

2.2.2 Các trụ cột của mô hình phát triển cộng đồng tại Sapa

2.2.2.1 Trụ cột kinh tế

* Tác động tích cực

Du lịch tạo ra nhiều việc làm so với nhiều ngành khác Sau gần 4 năm thực hiện,

dự án hỗ trợ du lịch cộng đồng bền vững tại Sa Pa đã đạt hiệu quả thiết thực Năm đầu triển khai thí điểm tại 2 thôn Cát Cát và Sín Chải (xã San Sả Hồ) có sự tham gia của 4 hộ dân, đến nay đã nhân rộng ra nhiều xã trong huyện như: Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn, Nậm Cang, với sự tham gia của hàng trăm hộ dân làm du lịch Tiêu biểu như thôn Cát Cát, chỉ

Trang 9

từ 3 hộ ban đầu tham gia dự án, đến nay đã có trên 30 hộ kinh doanh du lịch theo hình thức cộng đồng, đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ, tham quan của khách du lịch Từ đây, du lịch cộng đồng phát triển đã tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương Sapa

Du lịch cộng đồng đã tạo động lực cho du lịch Sa Pa phát triển kinh tế bền vững.

Từ khi dự án được đưa vào thực hiện, du lịch Sapa đã có những bước phát triển vượt bậc, các tài nguyên du lịch được khai thác một cách bài bản có hiệu quả, giảm được tình trạng khai thác quá mức, bừa bãi Đồng thời, sự phát triển của loại hình du lịch này đã kéo theo

sự phát triển của cả ngành du lịch ở Sapa, tạo tiếng vang và thu hút được lượng lớn khách

du lịch đến đây

Du lịch cộng đồng là một ngành kinh tế có khả năng phục hồi các ngành nghề truyền thống đang có dần bị mai một bởi hiện đại hóa Điển hình như du lịch cộng đồng ở

Sapa đã khuyến khích các hộ dân ở đây bảo tồn và phát triển một số ngành nghề truyền thống, như: thêu, dệt thổ cẩm, rèn, đúc, chạm khắc đồ thủ công mỹ nghệ, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc

Du lịch cộng đồng giúp xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ phát triển kinh tế Nếu năm

2013, tổng lượng khách đến Sa Pa mới đạt 720.000 người với doanh thu du lịch vào khoảng 576 tỷ đồng thì đến hết năm 2018, Sa Pa đã đón 2,7 triệu lượt khách, thu tương ứng 3.900 tỷ đồng The thống kê 6 tháng năm 2019 cho thấy, khu du lịch quốc gia này đã đón trên 1,6 triệu lượt khách với tổng doanh thu ước đạt 5.200 tỷ đồng, ghi nhận bằng 133,3% doanh thu cả năm 2018 và gấp 9 lần con số năm 2013 Qua số liệu thống kê trên thấy được du lịch và du lịch cộng đồng khi được triển khai ở Sapa đã là tăng tổng doanh thu, tăng thu nhập cho người dân Sapa

Một trong những địa chỉ làm du lịch cộng đồng gây ấn tượng phải kể đến đồng bào thôn Bản Hồ (xã Bản Hồ), ở đây với sự giúp đỡ và hướng dẫn của chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng đã có 32 hộ đồng bào người Tày trong xã cải tạo nhà sàn rộng rãi, thoáng mát với đầy đủ tiện nghi, đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ của du khách Từ mô hình kinh doanh du lịch cộng đồng, nhiều hộ đã có thêm nguồn thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/năm, góp phần nâng cao đời sống, xoá đói, giảm nghèo

Du lịch cộng đồng đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường Vì để khai thác tiềm năng lĩnh vực du lịch, huyện Sa Pa đã chỉ đạo các

xã, các cơ quan chuyên môn, ngoài việc hướng dẫn người dân làm du lịch, tiếp tục tập trung vào bảo tồn, phục dựng những nét đẹp văn hoá truyền thống các dân tộc vùng cao, nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, mang tính đặc trưng, thu hút ngày càng đông du khách tham quan Phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên là hướng đi bền vững của du lịch Sa Pa

Trang 10

* Tác động tiêu cực

Hoạt động du lịch cộng đồng tại các bản làng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh, chưa kéo dài được thời gian lưu trú của du khách, do các hoạt động du lịch còn

nghèo nàn cả về mặt nội dung và hình thức, cũng như việc tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo mang tính vùng miền

Người dân tộc ở Sapa quá phụ thuộc vào du lịch, dễ bị tổn thương trong các cú sốc kinh tế Khi sự bùng phát của Covid-19 xảy ra đột ngột, ngăn chặn dòng chảy của

khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế đến Sa Pa Tất cả 709 cơ sở du lịch và cơ sở kinh doanh dịch vụ trong các cộng đồng khác nhau đã phải đóng cửa và gần 10.000 người không có việc làm và thu nhập Các mặt hàng thủ công truyền thống, nông sản, ẩm thực vốn chủ yếu để phục vụ du khách không thể tiêu thụ được

Du lịch là nhân tố gây ra tình trạng bất bình đẳng về thu nhập ngày càng cao giữa các dân tộc khác ở Sapa Mỗi năm có hơn 200.000 lượt khách du lịch đến Sapa, doanh

thu từ du lịch ở Sapa từ 250 đến 300 tỷ đồng Nhưng nguồn thu này chủ yếu tập trung vào các hãng lữ hành, các công ty du lịch, khách sạn ở Hà Nội và thị trấn Sapa Không ngủ tại làng bản, đồ ăn của du khách cũng mang theo nên người dân ở các bản làng không có thu nhập gì ngoài bán một số đồ uống, hàng thủ công cho du khách

2.2.2.2 Trụ cột xã hội và văn hóa

* Tác động tích cực

Du lịch cộng đồng giúp nâng cao nhận thức của người dân địa phương Khi tham

gia vào du lịch cộng đồng, người dân được nâng cao hiểu biết, nhận thức của mình về phát triển du lịch, về văn hóa bản địa, về các địa danh lịch sử, văn hóa tại địa phương

Du lịch cộng đồng tại Sa Pa giúp người dân địa phương rèn luyện, trang bị được nhiều kỹ năng Khi tham gia làm du lịch cộng đồng, người dân ngoài nâng cao kiến thức,

nhận thức về du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng, người dân còn rèn luyện được nhiều kỹ năng như: kỹ năng phục vụ, kỹ năng tìm hiểu về kiến thức văn hóa bản địa,

kỹ năng sử dụng thành thạo công nghệ, áp dụng công nghệ 4.0 vào phát triển du lịch cộng đồng ( vì nhiều gia đình phát triển du lịch cộng đồng khách tham gia đặt tour thông qua mạng internet; quảng bá khu du lịch cộng đồng, các mô hình du lịch cộng đồng, sản phẩm

du lịch…)

Khi phát triển du lịch cộng đồng, người dân địa phương có điều kiện tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong cả nước, với du khách nước ngoài Một trong

những đòi hỏi cấp thiết là phải biết ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh Đồng bào bản địa để có việc làm, phục vụ du lịch cộng đồng đã học nói tiếng Anh, rất nhiều người đồng bào, nhất

là người dân tộc Mông tại thị xã Sa Pa nói tiếng Anh rất thành thạo

Ngày đăng: 04/06/2024, 21:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w