1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phong thủy vastu shastra trong kiến trúc hindu giáo ở ấn độ

135 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phong thủy (Vastu Shastra) trong kiến trúc Hindu giáo ở Ấn Độ
Tác giả Phạm Thị Minh Anh, Trần Phượng Khanh, Đào Mạc Khánh Ly
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Đông phương học
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường
Năm xuất bản 2019 – 2020
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 5 MB

Nội dung

Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết, phương pháp lịch sử và phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm, bài nghiên cứu này sẽ làm rõ các đặc điểm cơ bản của Vastu Shastra cũ

Trang 1

Trường ĐHKHXH&NV

Ngày nhận hồ sơ

Do P.ĐN&QLKH ghi Mẫu: SV02

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2019 – 2020

Tên đề tài: PHONG THỦY (VASTU SHASTRA) TRONG KIẾN TRÚC

HINDU GIÁO Ở ẤN ĐỘ

Thành phần tham gia thực hiện đề tài

1 Phạm Thị Minh Anh Chủ nhiệm 0949367478 phamminhanh.ussh@gmail.com

2 Trần Phượng Khanh Tham gia 0987899146 tranphuongkhanh27.02@gmail.com

3 Đào Mạc Khánh Ly Tham gia 0798650388 khanhly21120@gmail.com

TP.HCM, tháng 7 năm 2020

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Khoa Đông phương học

TÊN ĐỀ TÀI:

PHONG THỦY (VASTU SHASTRA) TRONG

KIẾN TRÚC HINDU GIÁO Ở ẤN ĐỘ

Trang 3

TÓM TẮT 1 PHẦN MỞ ĐẦU 2 PHẦN NỘI DUNG 6

3 Phân biệt Vastu Shastra của người Ấn Độ với Phong Thủy của người Trung

4 Một số nguyên tắc cơ bản của Vastu Shastra được sử dụng trong xây dựng và lí

5 Một vài yếu tố để phân biệt một ngôi ngôi đền thờ Hindu ở Bắc Ấn và một ngôi

3 Dấu ấn của Vastu Shastra trong những ngôi đền Hindu giáo tiêu biểu ở Bắc Ấn

86

4.3 Dấu ấn của Vastu Shastra trong những ngôi đền Hindu giáo tiêu biểu ở Nam

KẾT LUẬN 122

Trang 4

TÓM TẮT

Vastu Shastra là một môn khoa học kiến trúc cổ đại tuyệt vời của Ấn Độ, được thể hiện rõ nét nhất qua các công trình kiến trúc tôn giáo như đền thờ Hindu trên khắp đất nước Ấn Độ nhưng vẫn chưa được biết đến phổ biến ở Việt Nam Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết, phương pháp lịch sử và phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm, bài nghiên cứu này sẽ làm rõ các đặc điểm cơ bản của Vastu Shastra cũng như những nguyên tắc và các bước để xây dựng một ngôi đền Hindu giáo, những trường phái chính và đặc điểm nổi bật khác nhau của những ngôi đền Hindu ở Nam Ấn và Bắc Ấn Thông qua đó quảng bá thêm một nền nét văn hóa đặc sắc của

Ấn Độ cho độc giả nói chung, đồng thời cung cấp thêm một số kiến thức mới cho những ai đã, đang và sẽ nghiên cứu tìm hiểu thêm về phần của bộ tri thức cổ xưa và thiêng liêng nhất của tiểu lục địa Ấn Độ, kinh Vệ Đà

Trang 5

Ngày nay, nhiều người đều biết đến Feng Shui (phong thủy) của Trung Quốc là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người, cũng là một nét đặc trưng riêng của kiến trúc Trung Quốc Nhưng không nhiều người biết rằng chính Ấn Độ cũng có một hệ thống kiến thức về kiến trúc đã có từ lâu, chính là học thuyết Vastu Shastra, dịch theo nghĩa đen

có nghĩa là “khoa học kiến trúc” Theo lịch sử, Vastu đã phát triển trong giai đoạn

6000 TCN và 3000 TCN và được các kiến trúc sư cổ truyền miệng hoặc bằng các chuyên khảo bằng tay Một cấu trúc xây dựng trên một mảnh đất được gọi là “Vaastu” hay “Vastu”, và từ “Vaas” ở đây có nghĩa là ở trong tiếng Phạn cổ Vastu là một phần của Veda, vì trí tuệ Vệ Đà được coi là đồng nghĩa với tri thức thiêng liêng của tâm trí

vũ trụ thu được bởi các nhà hiền triết trong các trạng thái thiền sâu, Vastu Shastra, hoặc khoa học của Vastu, được cho là có các hướng dẫn do Đấng Tối cao cung cấp

Do vậy, không có gì quá ngạc nhiên giữa mối quan hệ của Vastu Shastra với Hindu giáo, ứng dụng kiến trúc vào tôn giáo và tôn giáo thể hiện lại kiến trúc qua các công trình tôn giáo Với số lượng tín đồ đông đảo ở Ấn Độ của Hindu giáo hiện nay, không hiếm để có thể bắt gặp các công trình kiến trúc có sự áp dụng của Vastu Shastra ở trong đó

Vastu Shastra không chỉ là một hình thức nghệ thuật mà thực tiễn đã chứng minh nó chính là một hệ thống kiến thức có khoa học Nhưng vẫn còn nhiều người không còn

Trang 6

3

tin vào việc nó có ý nghĩa gì, nó đã lỗi thời trong thời đại hiện nay Vì vậy chúng tôi

đã quyết định chọn “Vastu Shastra trong các kiến trúc Hindu giáo ở Ấn Độ” làm đề tài nghiên cứu khoa học lần này để có thể làm rõ những sự tuyệt vời của Vastu Shastra trong các công trình kiến trúc Hindu giáo ở Ấn Độ và để nó có thể biết đến rộng rãi hơn

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Bởi tính ứng dụng rộng khắp trong nhiều công trình kiến trúc đặc biệt là kiến trúc đền đài, ở Ấn Độ đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về Vastu Shastra Tính độc đáo của Vastu cũng thu hút nhiều nhà nghiên cứu và các học giả về kiến trúc và văn hóa trên thế giới Riêng ở Việt Nam, Vastu Shastra là một đề tài còn quá đỗi mới mẻ Đến nay vẫn chưa

có công trình nghiên cứu chính thức và chi tiết về Vastu Shastra, đặc biệt là về ứng dụng của Vastu Shastra trong kiến trúc Hindu giáo ở Ấn Độ Phần lớn các tài liệu ở Việt Nam chỉ dừng lại ở nghiên cứu về kiến trúc ở Ấn Độ mà không đào sâu vào Vastu

● Đề tài nghiên cứu "Kiến trúc đền thờ Hindu giáo" của Cao học Văn hóa học khóa 16A thực hiện: Thanh Quyên, Phương Tri, Đỗ Uyên, Bảo Vy Bài nghiên cứu này tập trung về quá trình hình thành, phát triển cùng phong cách và thiết

kế của đền thờ Hindu và có nhắc đến Vastu Shastra là các văn bản hướng dẫn trong xây dựng công trình kiến trúc

● Sách "Văn hóa và kiến trúc Phương Đông", năm 2009, nhiều tác giả, NXB Xây dựng Đây là tài liệu học tập quan trọng cho các học viên Cao học Kiến trúc và tất cả bạn đọc quan tâm đến văn hóa kiến trúc Nội dung sách đã giới thiệu về văn hóa và kiến trúc của nhiều quốc gia trong đó có hẳn một mục "Văn hoá và kiến trúc Ấn Độ"

● Quá trình phát triển của kiến trúc hiện đại Ấn Độ, Đặng Thái Hoàng, Nguyễn Văn Đỉnh, Lương Thị Hiền, NXB Xây dựng, năm 2009

● Handbook of vastu (revised and enlarge) của Niranjan B Babu Ông là một học giả chuyên nghiệp và là nhà tư vấn Vastu nổi tiếng quốc tế với hơn 20 năm kinh nghiệm Trong cuốn sách, tác giả đã nỗ lực để đưa ra trước độc giả các nguyên

Trang 7

tắc cơ bản của Vastu Sơ đồ và các bảng được lồng ghép giúp người đọc hiểu các nguyên tắc tốt hơn

● Sách "Scientific Approach to Vastu Shastra" của Tiến sĩ Anand Bhardwaj Tiến

sĩ Anand Bhardwaj là một trong những chuyên gia tư vấn Vastu hàng đầu trên thế giới với hơn 38 năm kinh nghiệm, có bằng thạc sĩ về Khoa học Vastu, Phong thủy và nhiều chuyên môn khác Cuốn sách này đã thuật lại các nguyên tắc Vastu Shastra bằng một ngôn ngữ đơn giản, tập trung nhiều vào các lô và tòa nhà không theo hướng chính của Vastu Shastra bị nghiêng vài hoặc nhiều

Mang đến kiến thức và cái nhìn cụ thể, chi tiết hơn về hệ thống Vastu Shastra của Ấn

Độ cho cộng đồng Qua đây, chúng ta có thể ứng dụng trong việc nghiên cứu các đền Hindu trong Hindu giáo ở Việt Nam cũng như ứng dụng trong kiến trúc đời sống thực tiễn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của Vastu Shastra trong kiến trúc Hindu giáo ở

Ấn Độ

Phạm vi nghiên cứu: Các công trình kiến trúc Hindu giáo ở Ấn Độ

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích là nghiên cứu các tài liệu,

lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc

về đối tượng Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng

Trang 8

- Phương pháp lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc

phát sinh, quá trình phát triển của đối tượng từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tượng

- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp nghiên cứu và

xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học

6 Đóng góp của đề tài

- Là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm đến Vastu Shastra

- Là sự bổ sung và làm phong phú thêm nguồn tài liệu về kiến trúc của đất nước

Ấn Độ, đặc biệt là kiến trúc Hindu giáo

- Là một trong những công trình đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu về Vastu Shastra, nhất là ứng dụng của Vastu trong kiến trúc Hindu giáo

7 Bố cục đề tài

Đề tài gồm 4 chương và 16 tiết bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lí luận:

1 Khái niệm Vastu Shastra

2 Lịch sử Vastu Shastra

3 So sánh Vastu Shastra của người Ấn Độ với Phong Thủy của người Trung Quốc

4 Một số nguyên tắc cơ bản của Vastu được sử dụng trong xây dựng và lí giải khoa học đằng sau chúng

Chương 2: Vastu Shastra trong các ngôi đền Hindu giáo ở Ấn Độ

1 Vài nét về những ngôi đền thờ Hindu giáo

2 Các thành phần chính của một ngôi đền Hindu giáo

3 Năm nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng một ngôi đền thờ Hindu giáo

4 Các bước cơ bản để xây dựng một ngôi đền thờ Hindu

5 Các tips của Vastu Shastra đối với đền Hindu giáo

6 Các tips của Vastu Shastra đối với đền Hindu giáo

Chương 3: Vastu Shastra trong các ngôi đền Hindu giáo ở Bắc Ấn

1 Phong cách đền thờ Nagara

2 Một số đặc điểm của các ngôi đền Hindu giáo ở Bắc Ấn

3: Một số công trình tiêu biểu cụ thể

Chương 4: Vastu Shastra trong các ngôi đền Hindu giáo ở Nam Ấn

Trang 9

1 Phong cách đền thờ Dravidian

2 Một số đặc điểm của các ngôi đền Hindu giáo ở Nam Ấn

3: Một số công trình tiêu biểu cụ thể

Chương 1: Cơ sở lí luận

P HẦ N N Ộ I D U N G

1 Khái niệm về Vastu Shastra

Vastu Shastra là một hệ thống kiến trúc truyền thống của Ấn Độ, dịch theo nghĩa đen

có nghĩa là "khoa học về kiến trúc".1 Đây là phần văn bản của Vastu Vidya, sau này là kiến thức rộng hơn về kiến trúc và các lý thuyết thiết kế từ những cư dân Ấn Độ cổ đại,2

tương tự như thuật Phong Thủy của người Trung Quốc Vastu Shastra giúp tạo ra một khung cảnh bẩm sinh hoặc một nơi để sống và làm việc một cách khoa học nhất, tận dụng những lợi ích mà thiên nhiên ban tặng, các yếu tố và trường năng lượng của

nó để tăng cường sự giàu có, sức khỏe, thịnh vượng và hạnh phúc

Vastu là một khoa học về phương hướng, với mục đích sử dụng các năng lượng tự nhiên có sẵn miễn phí vì lợi ích con người bằng cách tạo ra trạng thái cân bằng giữa con người và vật chất Vastu Shastra trích xuất năng lượng từ các yếu tố tự nhiên của

vũ trụ là Trái Đất, nước, lửa, không khí và không gian để tạo ra một khung cảnh bẩm sinh hoặc một nơi để sống và làm việc theo cách khoa học nhất, khai thác các lợi ích

do năm yếu tố cơ bản ban tặng.3

Con người là chủ thể, đối tượng và là nguyên nhân của kiến trúc Con người ta nhận thức và quan niệm kiến trúc liên quan đến kinh nghiệm của bản thân với thế giới xung quanh Thông qua nghệ thuật thiết kế, con người thay đổi và nhào nặn các yếu tố của môi trường tự nhiên Thế giới bao gồm năm yếu tố cơ bản, còn được gọi là

1

Quack, Johannes (2012) “Disenchanting India: Organized Rationalism and Criticism of Religion in India” Oxford

University Press p 119

3 “Vastu as Science” Truy cập 13/04/2020, từ http://www.vaastuinternational.com/vastu_shastra5.html

Trang 10

“Panchabhutas”, 4 chúng là Trái đất, nước, lửa, không khí và không gian Trong số chín hành tinh, hành tinh của chúng ta có sự sống vì sự hiện diện của năm yếu tố này Đất và nước là tài nguyên chỉ có ở mức giới hạn từng địa phương cho môi trường sinh hoạt và phát triển của con người Mặt trời, không khí và không gian có sẵn trên toàn cầu và có thể được đúc theo nhu cầu của con người bằng hành động thiết kế Để hiểu được hành động thiết kế với năm yếu tố này, chúng ta sẽ phải tách riêng từng yếu tố để đánh giá cao ý nghĩa, vai trò và khả năng làm việc của chúng trong kiến trúc

Trái Đất (prithvi): Là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của tự nhiên, được biết với

bởi trọng lực và từ tính của nó Trái Đất là yếu tố duy nhất kết nối với năm giác quan của con người là vị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác và thị giác.5 Đây là lí do vì sao Trái Đất là yếu tố có ảnh hưởng đến chúng ta nhiều nhất Chính vì vậy, lựa chọn địa điểm để xây dựng một công trình là điều quan trọng nhất của Vastu Shastra Việc kiểm tra chi tiết công trình trước khi xây dựng, bao gồm kiểm tra hình dạng lô đất, diện tích và hướng lô đất sẽ giúp chúng ta sống khỏe mạnh hơn

Nước (jal): Là yếu tố quan trọng thứ hai đứng sau Trái Đất trong Vastu Shastra Yếu

tố này liên kết với vị giác, xúc giác, thị giác và thính giác của chúng ta Tuy nhiên, nước là yếu tố lớn nhất trong tự nhiên bởi nước chiếm 80% cơ thể người và bao phủ 2/3 bề mặt Trái Đất Theo Vastu, để có được lợi ích tối đa, các nguồn nước nên được giữ theo hướng đông bắc của một ngôi nhà Hướng Đông Bắc cho nước thể hiện sự tích cực và vì vậy hồ cá, bể bơi, bể nước và giếng nên được bố trí ở hướng này

Lửa (agni): Lửa là yếu tố quan trọng xếp sau Trái Đất và Nước trong Vastu Lửa được

kết nối với Mặt trời và được biết đến nhờ sức sống và sức mạnh của nó Mặt trời là nguồn sáng tự nhiên và là nguồn năng lượng quan trọng Hướng thích hợp để bố trí các nguồn lửa theo Vastu Shastra là hướng Đông Nam Các nguồn lửa như lửa nhà bếp, các thiết bị điện nên được đặt ở hướng này để nhận được nhiều nguồn năng lượng tích cực cũng như nhiều lợi ích Trong một ngôi nhà, việc dẫn ánh sáng mặt trời vào nhà qua lỗ thông gió là một điều cần thiết bởi đây là một nguồn ánh sáng tự nhiên cho con người

4 “What is Vastu” Truy cập 13/04/2020, từ https://www.vaastu-shastra.com/what-is-vastu.html

5 “Elements of Vaastu” Truy cập 13/04/2020, từ http://www.vaastuinternational.com/vastu_shastra8.html

Trang 11

Không khí (vayu): Không khí là một yếu tố quan trọng của tự nhiên, nếu không có

không khí thì sẽ không có sự sống trên Trái Đất Yếu tố không khí có liên quan đến các giác quan của chúng ta về cảm ứng và âm thanh Hướng thích hợp cho yếu tố này trong Vastu là là hướng Tây Bắc Không khí bao gồm nhiều loại khí khác nhau trên Trái Đất rất cần thiết cho cuộc sống của con người, như oxy, nitơ, hydro và carbon dioxide Vastu cung cấp các hướng dẫn thích hợp cho các vị trí của cửa ra vào, cửa sổ, ban công, thông gió, chiều cao của nhà và vị trí của cây cỏ Theo Vastu, không khí nên vào nhà từ hướng Đông Bắc

Không gian (akask): Không gian không có giới hạn Yếu tố này có liên quan đến ý

thức của chúng ta về thính giác Về mặt định lượng, không gian chứa các thiên hà, các

vì sao, Mặt trời, mặt trăng, chòm sao và tất cả chín hành tinh Không gian ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và Vastu cung cấp các hướng dẫn phù hợp cho Không gian Theo đó, việc xây dựng nhà cửa phải theo cách mà ánh sáng đi vào khu vực trung tâm của ngôi nhà Không gian này trong một ngôi nhà nên được để trống và bất

kỳ sự xáo trộn nào trong không gian đều có thể chứng minh là bất lợi cho sự phát triển

và tiến bộ

Hình 1: Các nguyên tố trong Vastu Shastra (Nguồn http://www.vaastuinternational.com/vastu_shastra1.html)

2 Lịch sử tồn tại và phát triển

Trang 12

2.1 Những bằng chứng lịch sử cho thấy Vastu đã xuất hiện từ lâu

Từ khi bộ não của con người dần trở nên nhạy bén, từ khi con người bắt đầu xây dựng những ngôi nhà đầu tiên, họ đã nghĩ đến tác động của môi trường đối với họ và đối với chính ngôi nhà của họ Các nhà hiền triết đã viết nhiều cuốn sách như Manasara Silpa Shastra (viết bởi Manasara), Mayamatam (tác giả Mayasuras), Viswakarma Vastu Shastra (tác giả Viswakarma) và Samarangana Sutradara (viết bởi Raja Bhoja)6, trong

đó Mayamatam và Vastu Prakash đã được xem là những chuyên luận tốt nhất vì tính toàn diện và mạch lạc của chúng.7

Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến Vastu Dev và các nghi thức của nó trong Matsya Purana, một trong những văn bản lâu đời nhất của Hindu giáo.8 Một câu chuyện kể rằng Thần Shiva đã giết một con quỷ tên là Andhak sau một cuộc chiến dài kéo dài trong nhiều năm Mahabhoot, một linh hồn bắt nguồn từ mồ hôi của thần Shiva

và đã hút hết máu từ cơ thể của quỷ Andhak Cái đói của hắn ta vẫn chưa thể thỏa mãn Sau đó, hắn ta đã cam kết đền tội, Thần Shiva rất hài lòng và ban cho hắn một ân huệ Nhưng hắn ta lại bắt đầu giết và ăn thịt tất cả con người và động vật trên trái đất Con người, ác quỷ và thậm chí cả thần linh đều sợ hãi Họ đã đến cầu xin với Thần Brahma Lúc đó, Thần Brahma đề nghị họ đánh bại hắn 81 vị thần bao gồm cả thần Brahma đặt linh hồn hắn xuống và sau đó họ ngồi trên các bộ phận khác nhau của cơ thể linh hồn đó Khi Mahabhoot cầu xin sự tha thứ, Thần Brahma đã cho hắn một cơ hội: "Sau khi xây dựng bất kỳ cấu trúc nào, những người cầu nguyện cho ngươi và tôn thờ ngươi như Vaastudevta sẽ được ban hạnh phúc và sự thịnh vượng Tuy nhiên, những người không cầu nguyện cho ngươi sẽ bị phó mặc và ngươi có thể gây rắc rối cho họ bằng mọi cách."9 Có khả năng những câu chuyện này đã được thêm vào trong các kịch bản cũ chỉ để dọa mọi người và khiến họ ý thức về chủ đề này Tuy nhiên, khoa học về Vastu Shastra không phải là câu chuyện thần thoại và đã đứng trước thử thách của thời gian trong hàng ngàn năm

6 Dr S Sundaravadivelu Understanding and Revealing Hidden Link : Cosmic Energy, Chakras, Aura, Vastu and Human Health

7 Lion Dr Kiron Earth Shasthra: A Compendium of Real Estate Definitions & Laws of Reality

8 “Matsya Purana” Truy cập 17/5/20 https://en.m.wikipedia.org/wiki/Matsya_Purana

9 http://www.vaastuinternational.com/vaastuorigin.html

Trang 13

Nguồn gốc của Vastu có thể đã có từ hơn nghìn năm trước.10 Nhưng rất khó để có thể nói rõ được chính xác Vastu Shastra ra đời vào năm nào bởi Ấn Độ là một nền văn minh đã có qua hàng ngàn năm phát triển

Vastu Shastra là phần văn bản của Vastu Vidya, sau này là kiến thức rộng hơn về lý thuyết kiến trúc và Ấn Độ cổ đại.11 Vastu Vidya bắt nguồn từ Sthapatya Veda, một phần của Atharva Veda.12 Theo Chakrabarti, Vastu Vidya hay kiến thức về kiến trúc của người Ấn Độ cổ đại đã có từ thời kỳ Vệ Đà thuộc khoảng thời gian 1500 – 1000 năm trước công nguyên.13 Trong khi đó, các nhà sử học như James Ferguson, Sir Cunningham, Dr Havell lại cho rằng Vastu Shastra đã phát triển trong thời kỳ từ 6000 đến 3000 năm trước Công Nguyên.14

10 “Vastu as Science” Truy cập 13/04/2020, từ http://www.vaastuinternational.com/vaastuorigin.html

11 Vibhuti Sachdev, Giles Tillotson (2004) Building Jaipur: The Making of an Indian City p 147

12 Tilak Raj (2014) Remedies of Domestic Vastu p.4

13 Vibhuti Chakrabarti (2013) Indian Architectural Theory and Practice: Contemporary Uses of Vastu

Vidya Routledge pp 1–2

14 John F.S Bhama in Vedic Physics p.16

Trang 14

Bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy sự xuất hiện của vastu vào thời tiền Veda là qua những di tích khảo cổ ở thành phố Harappa – nơi đại diện cho nền văn minh lưu vực Sông Ấn rực rỡ Ở đó, văn hóa và kiến trúc của Harappa đã bị ảnh hưởng sâu rộng bởi

những nguyên tắc của vastu.15

Hình 2: Quang cảnh Harapa (Nguồn:https://en.wikipedia.org/wiki/Harappa#/media/File:View_of_Granary_and_G

ký hiệu này có cấu thành một tập lệnh được sử dụng để ghi lại một ngôn ngữ hay thậm

15 Rohit Arya (2000) Vaastu: The Indian Art of Placement: Design and Decorate Homes to Reflect Eternal Spiritual Principles p.9

16

Milton Singer (1991) Semiotics of Cities, Selves, and Cultures: Explorations in Semiotic

Anthropology Walter de Gruyter p 117

Trang 15

chí tượng trưng cho một hệ thống chữ viết hay không.17 Theo tác phẩm Indian Architectural Theory And Practice: Contemporary Uses of Vastu Vidya của V.Chakrabarti, Vastu Vidya diễn ra vào thời kỳ Vệ đà và gắn liền với kiến trúc nghi lễ Theo Michael W Meister, giáo sư đại học Harvard, Atharvaveda chứa những câu thơ

về vũ trụ huyền bí cung cấp một mô hình cho quy hoạch vũ trụ, nhưng chúng không đại diện cho kiến trúc cũng như một thực tiễn phát triển.18 Theo Meister, công trình bách khoa toàn thư Brihat Samhita của Varahamihira có niên đại từ thế kỷ công nguyên thứ sáu, là văn bản Ấn Độ được biết đến đầu tiên mô tả "một cái gì đó giống như vastu-purusa-mandala (một vùng đất rộng lớn) để lên kế hoạch cho các thành thị".19 Sự xuất hiện của Vastu vidya như một lĩnh vực khoa học chuyên ngành được suy đoán là đã xảy ra đáng kể trước thế kỷ Công nguyên thứ nhất

5000 năm trước, vào thời đại Mahabharata, môn khoa học Vastu đã ở trong thời kỳ đỉnh cao Những vấn đề về quy hoạch đô thị đã được nhắc đến cực kỳ chi tiết trong những văn bản được tìm thấy thuộc thời kỳ này.20

Vastu đã xuất hiện trong hai cuốn sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ là Ramayana và Mahabharata Trong Mahabharata, thần Krishna muốn xây dựng nên vương quốc Dwaraka dựa theo những nguyên lí của vastu Sau khi thần Krishna rời khỏi thân thể của mình, Dwaraka đã biến mất trong lòng đại dương Những tàn tích của Dwaraka đã được tìm thấy gần đây trong lòng biển Ả Rập.21

Cũng trong Mahabharata, cuốn sử thi này có nhắc đến khi những vị vua được mời đến thành phố Indraprastha cho lễ Rajasuya Yagna của vua Yudhistira, những căn nhà đã được xây dựng khi đó đều tuân theo những hướng dẫn của vastu Những ngôi nhà này không có vật cản, có tường cao bao bọc, chiều cao của cửa đồng đều nhau và được khảm nhiều đồ trang trí kim loại trên đó Còn trong Ramayana, kiến trúc của thành phố

17 “Indus script” Truy cập 10/5/2020 từ https://en.m.wikipedia.org/wiki/Indus_script

18 Gudrun Bühnemann (2003) Mandalas and Yantras in the Hindu Traditions BRILL Academic pp 251–254

19 Gudrun Bühnemann (2003) Mandalas and Yantras in the Hindu Traditions BRILL Academic pp 251–254

20 Dr Bhojraj Dwivedi (2005) Commercial Vaastu pp.8

21 Talavane Krishna (2001) The Vaastu Workbook: Using the subtle Energies of the Indian Art of Placement to Enhance Health, Prosperity, and Happiness in your home pp.12,13

Trang 16

thần thánh của Oyodhya, nơi thần Rama sinh ra và thống trị có chung sự tương đồng với một bản quy hoạch được viết trong tài liệu kiến trúc vĩ đại Manasara.22

Khoa học của Vastu được coi là một phần không thể thiếu trong kiến trúc Ấn Độ Là một chủ đề kỹ thuật, nó chỉ giới hạn trong các kiến trúc sư (Sthapati) và truyền lại bằng lời nói hoặc dưới dạng các chuyên khảo viết tay như Mayamatam, Manasara Silpa Shastra hay Viswakarma Vastu Shastra Các nguyên tắc xây dựng, kiến trúc và điêu khắc, như được nêu trong các chuyên luận về kiến trúc đền thờ, đã được kết hợp trong khoa học của Vastu Vastu được đề cập đến trong các sử thi Mahabharata, Ramayan hay các văn bản Matsya Purana, Skanda Purana, Agni Purana, Garuda Purana.23 Từ văn bản cổ đại, có thể kết luận rằng Vastu được coi là khoa học xây dựng các đền thờ và cung điện hoàng gia Trong Matsya Purana, mười bảy người thầy của Vastu đã được đề cập Họ là Bhrigu, Atri, Vasista, Viswakarma, Maya, Narada, Nagnajit, Visalaksha, Purandara, Brahma, Kumaraswamy, Nandisa, Sounaka, Bhargava, Vasudeva, Aniruddha, Shukra và Brihaspat.24

Chuyên luận chính thức đầu tiên về Vastu, Kasyapa Silpa, còn được gọi là Amsumad Agama, Kasypiya hoặc Silpasastra, đã được quy cho Sage Kasyapa Kasyapa Silpa liên quan đến ba nghi thức xây dựng đóng một vai trò quan trọng về nghi lễ và kiến trúc:

● Prathamestakanyasa (đặt những viên đá đầu tiên)

● Murdhestakanyasa (đặt những viên gạch lên đỉnh)

● Garbhanyasa (đặt tiền ký gửi)25

Trong chuyên luận Agama Shastra, bao gồm bốn phần:

● Jnana pada, còn được gọi là Vidya pada- bao gồm học thuyết, kiến thức triết học và tâm linh, kiến thức về thực tế và giải phóng

● Yoga pada - giới luật về yoga, kỷ luật về thể chất và tinh thần

22 Sudhir Kumar & Sunita Kumar (2012) Vastu for Home and Office pp.2,3

23 “Origin of Vastu Shastra” Truy cập 20/04/2020, từ

http://www.vaastuinternational.com/vastu_shastra4.html

24 “Origin of Vaastu” Truy cập 20/04/20202, từ http://www.vaastuinternational.com/vaastuorigin.html

25 “Temple and Worship” Truy cập 21/04/2020 từ

https://www.wordtrade.com/religion/hinduism/temple.htm

Trang 17

● Kriya pada - bao gồm các quy tắc cho các nghi lễ, xây dựng các đền thờ ( Mandir); nguyên tắc thiết kế để điêu khắc, chạm khắc, và thánh hiến các thần tượng của các vị thần để thờ phượng trong các đền thờ; cho các hình thức khởi xướng

● Charya pada - đưa ra các quy tắc ứng xử, thờ cúng (puja), chấp hành các nghi thức tôn giáo, nghi lễ, lễ hội và cầu nguyện.26

Nhất là trong phần Kriya pada, Agama Shastra giải thích về khoa học của các ngôi đền, Vastu được coi là cơ sở cho bất kỳ loại công trình nào Các cuộc khai quật tại Harappa và Mohenjo Daro cũng cho thấy ảnh hưởng của Vastu đối với nền văn minh Thung lũng sông Ấn Đặc điểm của Mohenjo Daro là chất lượng cao đồng nhất trong xây dựng thành phố, đặc biệt là trong hệ thống cung cấp nước và hệ thống nước thải Các thành phố được xây dựng tương tự như một bàn cờ, chứng minh cho những hiểu biết tiến bộ trong khoa vệ sinh và quy hoạch đô thị, đạt đến một mức độ chính xác đáng kinh ngạc trong đo lường về chiều dài, khối lượng và thời gian.27

2.2 Quá trình phát triển

2.2.1 Thời kỳ cổ đại

Vào thế kỷ thứ 6, đã có rất nhiều văn bản tiếng Sankrit về việc xây dựng những ngôi đền tráng lệ được lưu hành ở Ấn Độ.28 Những tài liệu Vastu Shastra này có bao gồm những chương nói về cách xây dựng nhà cửa, quy hoạch đô thị,29 và làm thế nào để tích hợp làng mạc, đô thị và các vương quốc với đền thờ có hiệu quả, thủy vực và các khu vườn bên trong để có được sự hài hòa với thiên nhiên.30

Ở Bắc Ấn, Brihat-samhita viết bởi Varāhamihira là tài liệu tiếng Sanskrit cổ đại được phổ biến rộng rãi từ thế kỷ thứ VI miêu rả thiết kế và thi công những ngôi đền Hindu theo phong cách Nagara 31

26 “Agama (Hinduism)” Truy cập 21/04/2020 từ https://en.m.wikipedia.org/wiki/Agama_(Hinduism)

27 “Văn minh lưu vực sông Ấn” Truy cập 21/04/2020 từ

31

Heather Elgood (2000), Hinduism and the religious arts, Bloomsbury Academic, pp 121-125

Trang 18

Manasara shilpa và Mayamata, các văn bản gốc Nam Ấn, được cho là đã lưu hành vào khoảng thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VII, là một cuốn sách hướng dẫn việc thiết kế và xây dựng Vastu ở Nam Ấn.32 Isanasivagurudeva paddhati là một văn bản tiếng Sankrit khác từ thế kỷ thứ IX miêu tả nghệ thuật xây dựng công trình ở Nam và Trung Ấn.33Cuốn Silpa Prakasa ở Odisha, được viết bởi Ramachandra Bhattaraka Kaulachara vào thế kỷ thứ IX hoặc X, cũng là một tác phẩm về Vastu Shastra Silpa Prakasa miêu tả những nguyên tắc hình học ở trong mọi khía cạnh của đền thờ và những biểu tượng như 16 cảm xúc của con người được khắc thành 16 kiểu hình dạng của người phụ nữ.34Thành phố màu hồng Jaipur ở Rajasthan được quy hoạch bởi vua Rajput Jai Singh và được xây dựng vào năm 1727 sau công nguyên, một phần xoay quanh các nguyên tắc của Vastu Shilpa Sastra.35 Tương tự, các dự án thời kỳ hiện đại như Gandhi Smarak Sangrahalaya do kiến trúc sư Charles Correa thiết kế ở Ahmedabad, Vidhan Bhavan ở Bhopal36, và Jawahar Kala Kendra ở Jaipur, cũng điều chỉnh và áp dụng các khái niệm

từ Vastu Shastra Vidya37 Trong thiết kế của thành phố Chandigarh, Le Corbusier Kết hợp các lý thuyết kiến trúc hiện đại với những lý thuyết của Vastu Shastra38 39 40

13(1), pp 87-97

Temple Architecture, E.J Brill (Netherlands)

35 Jantar Mantar & Jaipur - Section II National University of Singapore, pp 17-22

36 Irena Murray (2011) Charles Correa: India's Greatest Architect

37 Vibhuti Sachdev, Giles Tillotson (2004) Building Jaipur: The Making of an Indian City pp 155–

160

38 Gerald Steyn (2011) "Le Corbusier's research-based design approaches"

39 H Saini (1996) Vaastu ordains a full flowering for Chandigarh

40 Reena Patra (2009) "Vaastu Shastra: Towards Sustainable Development" Sustainable

Development

Trang 19

Hình 3: Thành phố màu hồng Jaipur ở Rajasthan

(Nguồn:https://pystravel.vn/tin/4011-mot-ngay-lac-buoc-tai-thanh-pho-mau-hong-

jaipur-an-do.html)

Trang 20

Hình 4: Bản thiết kế lấy cảm hứng từ Vastu Shastra được điều chỉnh và phát triển bới kiến trúc sư hiện đại Charles Correa trong bản thiết kế Jawahar Kala Kendra, Jaipur, Rajasthan (Nguồn:https://en.wikipedia.org/wiki/File:Plan,_Jawahar_Kala_Kendra,_Jaipur,_Raj

asthan.JPG

2.2.2 Thời kỳ thuộc địa và cận đại

Trong thời kỳ thuộc địa của Ấn Độ, quan chức British Raj khi quy hoạch thành phố, không xem xét Vastu Vidya, mà chủ yếu sử dụng các họa tiết và thiết kế thời kỳ Hồi giáo Mughal như mái vòm và vòm trên các tòa nhà theo phong cách thời Victoria mà không có bố cục quan hệ tổng thể41 42 Phong trào này, được gọi là kiến trúc Indo- Saracenic, được tìm thấy trong các công trình hỗn loạn, nhưng bên ngoài dưới dạng

41 Vibhuti Sachdev, Giles Tillotson (2004) Building Jaipur: The Making of an Indian City pp 149–

157

42 Anthony D'Costa (April 2012) A New India?: Critical Reflections in the Long Twentieth Century

pp 165–168

Trang 21

các nhà ga lớn, bến cảng, tòa nhà thu thuế và các văn phòng thuộc địa khác ở Nam

Á.43

Vastu Shastra Vidya đã bị bỏ qua, trong quá trình xây dựng thời kỳ thuộc địa, vì nhiều

lý do Các văn bản này được các kiến trúc sư thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 xem là cổ xưa, là văn học không thể tiếp cận được bằng một ngôn ngữ cổ không được các kiến trúc sư nói hoặc đọc44 45 Sachdev và Tillotson tuyên bố rằng những định kiến này là thiếu sót, vì một cách đọc học thuật và đầy đủ về văn học Vastu Shastra cho thấy kiến trúc sư có thể tự do điều chỉnh các ý tưởng với vật liệu xây dựng mới, hạn chế bố cục địa phương vào một không gian không vuông.46 Việc thiết kế và hoàn thành một thành phố mới của Jaipur vào đầu những năm 1700 dựa trên các văn bản Vastu Shastra, trước bất kỳ dự án công cộng thời thuộc địa nào, là một trong nhiều bằng chứng Kiến trúc sư người Đức Klaus Peter Gast tuyên bố rằng các nguyên tắc của Vastu Shastra đang chứng kiến sự hồi sinh lớn và sử dụng rộng rãi trong quy hoạch và thiết kế nhà ở riêng lẻ, khu dân cư, cơ sở thương mại và công nghiệp, và các dự án công cộng lớn ở

Ấn Độ, cùng với việc sử dụng biểu tượng cổ xưa và tác phẩm nghệ thuật thần thoại được kết hợp vào các kiến trúc Vastu vidya.47

2.2.3 Thời kỳ hiện đại

Việc sử dụng Vastu shastra và tư vấn Vastu trong các dự án nhà và công cộng hiện đại đang gây tranh cãi.48 Một số kiến trúc sư, đặc biệt là trong thời kỳ thuộc địa của Ấn

Độ, coi Vastu phức tạp và bị xem mê tín Vastu Shastra bị xem là giả khoa học bởi những người theo chủ nghĩa duy lý như Narendra Nayak thuộc Liên đoàn các Hiệp hội Duy lý Ấn Độ.49 Nhà khoa học và nhà thiên văn học Jayant Narlikar coi Vastu Shastra

43 Vibhuti Sachdev, Giles Tillotson (2004) Building Jaipur: The Making of an Indian City pp 149–

Trang 22

là giả khoa học và viết rằng Vastu không có bất kỳ "mối liên hệ logic" nào với môi trường.50

Nhưng hiện tại Vastu Shastra là một truyền thống đang diễn ra rất mạnh mẽ ở Ấn Độ ngày nay và không có nguy cơ bị thất truyền Các trường trung học ở Ấn Độ có các lớp để dạy học sinh về sự biến đổi của các kỹ năng và kỹ thuật cần thiết trong khoa học về kiến trúc thiêng liêng Trong các lớp này, văn học đều được viết bằng tiếng Sankrit, do đó để học sinh học kiến thức chính xác, họ phải biết cách đọc tiếng Sankrit

Họ được dạy mọi thứ cần thiết về Vastu Shastra như hình học, phác thảo, điêu khắc đá, đúc đồng, khắc gỗ, vẽ tranh, và nhiều hơn nữa Khi sinh viên có được kiến thức và kỹ năng chính xác để trở thành một kiến trúc sư ở Ấn Độ, sau đó họ tốt nghiệp với bằng cấp và sau đó nhận được danh hiệu sthapati (kiến trúc sư đền thờ và người xây dựng) danh hiệu này được đặt theo tên của Sri M Vaidyanatha Sthapati một kiến trúc sư bậc thầy, ông là nhà thiết kế và kiến trúc sư của một số ngôi đền rất nổi tiếng và các tòa nhà khác của Ấn Độ giáo] Ấn Độ có hầu hết các ví dụ về kiến trúc thiêng liêng tồn tại

so với tất cả các quốc gia khác trên thế giới cộng lại.51

50

Jay Pasachoff, John Percy (2005) Teaching and Learning Astronomy: Effective Strategies for

Educators Worldwide Cambridge University Press p 165

51 Osborn, David (2010) Science of the Sacred, Lulu.com p.87

Trang 23

Hình 5: Học viện Kharagpur biến Vastu Shastra thành một môn học của mình

kỳ Vệ đà tại Ấn Độ Vastu shastra coi một ngôi nhà là một linh hồn sống.52

Mặt khác, Phong thủy là một nghệ thuật cổ xưa của nghệ thuật Trung Quốc, người đưa

ra ý tưởng sống hòa hợp với môi trường để sống cuộc sống mãn nguyện và hạnh phúc Trong tiếng Trung Quốc, Feng Shui, Feng có nghĩa là Gió (Phong) và Shui có nghĩa là Nước (Thủy), có nghĩa là kỹ thuật này bao gồm việc cân bằng giữa yếu tố vũ trụ -

52 “The differences between Vastu and Feng Shui” Truy cập ngày 18/06/2020 từ

ttps:// www.commonfloor.com/guide/the-difference-between-vastu-and-feng-shui-614.html

Trang 24

nước và chất lượng vũ trụ - gió trong một hệ thống để đạt được sự hài hòa của các lực lượng vũ trụ

Vastu Shastra dựa trên khoa học trong khi đó Phong thủy dựa trên những cân nhắc và truyền thống địa lý địa phương Theo Vastu Shastra, hướng Bắc thường được coi là tốt lành vì nó là hướng của nguồn năng lượng từ tính Hướng Đông cũng được coi là tốt lành vì hướng này là hướng của nguồn năng lượng mặt trời (mặt trời mọc ở hướng Đông) Ngược lại, trong Phong thủy, hướng Bắc thường được coi là không thuận lợi Điều này là do ở Trung Quốc, hướng Bắc là nơi cát và gió lạnh từ Mông Cổ thổi đến Trong phong thủy, hướng Nam và Đông Nam thường được coi là tốt lành vì sự ấm áp của mặt trời có thể được cảm nhận từ những hướng này

Theo Vastu Shastra, bếp trong nhà bếp thường nên được đặt ở bên phải trong khi bồn rửa nên được đặt ở bên trái Trong phong thủy, có một nguyên tắc cơ bản là bếp nấu và bồn rửa không được đối diện với nhau Hơn nữa, ở Vastu Shastra, ngủ với đầu hướng

về hướng Nam hoặc Đông được coi là tốt lành trong khi theo Phong thủy, hướng ngủ thường phải theo hướng tốt lành may mắn của riêng người đó Ở Vastu Shastra, đồ nội thất lớn hoặc nặng như ghế sofa, TV, thiết bị radio, v.v nên được đặt ở khu vực phía Nam hoặc Tây Nam của một ngôi nhà Điều này sẽ để lại nhiều không gian hơn ở khu vực phía Bắc và phía Đông - được coi là tốt lành Trong phong thủy, đồ nội thất lớn hoặc nặng thường được đặt ở khu vực phía Bắc, đối diện trực tiếp với khu vực phía Nam tốt lành

Vastu Shastra và Phong Thủy đều sử dụng năm yếu tố; tuy nhiên, Vastu sử dụng đất, nước, lửa, không khí và không gian; trong khi Phong Thủy thay thế đất và không gian bằng gỗ và kim loại (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ)

Trang 25

Biểu đồ 1: Năm yếu tố trong Vastu Shastra

Biểu đồ 2: Năm yếu tố trong Phong Thủy

3.1 Nguyên lí hoạt động của Vastu Shastra

Vastu hoạt động trên ba nguyên tắc thiết kế bao gồm toàn bộ tiền đề:

Đầu tiên là Bhogadyam, có nghĩa là việc thiết kế phải hữu ích và thích hợp để áp dụng

dễ dàng

Trang 26

Thứ hai là Sukha Darsham, trong đó chỉ ra rằng thiết kế phải đi đôi với tính thẩm mỹ

Tỷ lệ của các không gian và vật liệu được sử dụng, trong nội thất và ngoại thất của tòa nhà - trang trí, màu sắc, kích thước của cửa sổ, cửa ra vào và các phòng và nhịp điệu của chiếu và ấn - nên là tỉ lệ đẹp

Nguyên tắc thứ ba là Ramya, việc thiết kế phải gợi lên được cảm giác hạnh phúc cho

người sử dụng

3.2 Nguyên lí hoạt động của thuật Phong Thủy

Phong thủy truyền thống cho tầm quan trọng tương đương với Thời gian, Không gian

và Hành động Vì vậy, điều quan trọng là có một sự pha trộn của hành động đúng, đúng nơi, đúng thời điểm để làm tốt

Do đó, nguyên tắc quan trọng nhất là 'thiên thời', đó là số phận và định mệnh của bạn

và nó không do bạn chi phối

Cái thứ hai là 'địa lợi', những năng lượng hiện diện trong không gian và thời gian của bạn

Thứ ba là "nhân hòa" , đó là hành động và ý chí tự do của bạn Vì vậy, đây nói đến cách bạn sử dụng các cơ hội có sẵn tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống của bạn.53

Ba nguyên tắc này giúp chúng ta dễ dàng hiểu tại sao những người khác nhau dù ở trong cùng một ngôi nhà nhưng lại có thể làm những việc khác nhau và đạt được những hệ quả và thành tựu khác nhau trong cuộc sống của họ

4 Một số nguyên tắc cơ bản của Vastu Shastra được sử dụng trong xây dựng và lí giải khoa học đằng sau chúng

Bởi vì nguyên tắc kiến trúc và kỹ thuật xây dựng Ấn Độ cổ đại dựa trên việc quan sát

tự nhiên, vậy nên nó có thể được coi là nguyên tắc cơ bản hoặc cốt lõi Chúng ta có thể

áp dụng nguyên tắc này trong kỹ thuật xây dựng của bất kỳ thời đại nào Kiến thức khoa học và sự ứng dụng của những nguyên tắc này trong việc xây dựng các công trình kiến trúc hiện đại có thể giúp làm tăng hiệu quả sử dụng và mang lại kết quả tốt

53 “The Difference between Vastu and Feng Shui” Truy cập 10/6/2020 từ

https://www.commonfloor.com/guide/the-difference-between-vastu-and-feng-shui-614.html

Trang 27

hơn Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để làm cầu nối giữa một số tiêu chuẩn của Vastu với và các kỹ thuật hiện đại của thiết kế và xây dựng Điều này được thực hiện trên năm cấp độ được mô tả như sau.54

4.1 Lựa chọn địa điểm và thăm dò đất

● Hình dạng của mặt bằng phải là hình chữ nhật và có tỷ lệ phù hợp

Lý do khoa học: Có định nghĩa lưới cấu trúc tốt và cung cấp thẩm mỹ tốt Rất khó lập

kế hoạch bố trí mặt bằng trong một khu đất có diện tích hẹp.55

● Vị trí của lô đất không nên gần nhà hỏa táng, chùa hoặc gần bất kì công trình công cộng nào khác

Lý do khoa học: Địa điểm xây dựng nên cách xa chốn công cộng để tránh việc cản trở các hoạt động đời sống hàng ngày

● Khi chọn mặt bằng xây nhà, người ta sẽ đào một hố Mayamattam có kích thước 2‟x2‟x2‟ và sau đó đổ đầy nước vào Nếu thời gian để đất ở đây hấp thụ nước là hơn một giờ, điều này chứng tỏ đất ở đây đủ độ vững chắc để có thể xây dựng các công trình kiến trúc Một cách khác để kiểm tra là khi nước đổ vào đất và khi đi bộ

5 bước tiến / lùi trên nơi ẩm ướt, nếu nước đất bị hấp thụ thì không nên chọn địa điểm này.56

Lý do khoa học: Nếu thời gian hấp thụ nước quá nhanh, ta có thể kết luận rằng chất liệu đất của mặt bằng là đất cát, bởi loại đất này có độ thấm cao, nước có thể dễ dàng thấm qua Chính vì đặc tính này mà các khu vực có đất cát không phù hợp để làm nơi xây cất nhà cửa

4.2 Lập kế hoạch bố trí mặt bằng

● Định hướng có nghĩa là vị trí của mặt bằng phải tuân thủ các hướng chính Có thể một số người sẽ thắc mắc một lô đất bằng phẳng thì sẽ định hướng như thế nào

54 Satwik P Rayjada, Application of Ancient Indian Principles of Architecture and Engineering in Modern

Practice, Indian National institute of Technology

55 K.A Chauhan; Thesis for degree of Ph.D “Resident‟s selection and priority setting for the satisfaction in housing using analytical hierarchy process – A novel study of surat”,V.N.S.G.U., Surat

56

K.A Chauhan; Thesis for degree of Ph.D “Resident‟s selection and priority setting for the satisfaction in housing using analytical hierarchy process – A novel study of surat”,V.N.S.G.U., Surat

Trang 28

Câu trả lời chính là định hướng theo hướng mà mặt trước ngôi nhà quay về Quyết định xem mặt tiền ngôi nhà quay về hướng nào thì đó chính là định hướng Đối với việc định hướng, tất cả mọi hướng đều được cân nhắc về một mặt tốt nào đó tất cả các hướng đều có ưu điểm riêng Tuy nhiên, khi xem xét sự di chuyển của mặt trời

và mức độ dễ dàng lập kế hoạch, hướng Đông được cho là hướng tốt nhất Trong khi đó, hướng ít phù hợp để làm mặt tiền nhất là hướng nam

● Nhưng suốt ngày người ta thực hiện các hoạt động khác nhau trong các phòng/ bộ phận khác nhau tại những thời điểm khác nhau Vị trí mặt trời thay đổi liên tục từ bình minh đến hoàng hôn Mỗi phòng nên được định vị sao cho nó đối mặt với mặt trời tại thời điểm ngày khi nó được sử dụng nhiều nhất Sự sắp xếp của các thành phần trong nhà được mô tả bởi Vastu Purusha Mandala.57

Trường năng lượng Trái đất và tám hướng là các yếu tố thao túng để tạo ra một bầu không khí có lợi cho nhân loại Nó bắt nguồn từ sự chuyển động của mặt trời và hoạt động của con người và nó được đại diện bởi các vị thần như mô tả ở trên

4.3 Khía cạnh kiến trúc

● Tỷ lệ chiều cao/chiều rộng rất quan trọng đối với thẩm mỹ của kết cấu; hướng dẫn liên quan đến nó là được đưa ra ở Maana Cấu trúc sẽ ổn định và mang tính thẩm

mỹ khi tỉ lệ giữa chiều cao và chiều rộng dao động từ 1.5 – 2.0

Lý do khoa học: Người ta đã chứng minh được rằng tỷ lệ tối ưu nhất của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật là 1.618 và nó được gọi là tỉ lệ vàng Hơn nữa Ayadi và Chanada cung cấp một số hướng dẫn đo lường và thẩm mỹ của cấu trúc như đã nêu ở trên.58

4.4 Một số nguyên tắc khi xây dựng 59

● Độ dốc địa hình nên theo hướng Đông và hướng Bắc được xem là tốt nhất

57 Juliet Pegrum (2002) The Vastu Home, Ulysses Press

58 Satwik P Rayjada, Application of Ancient Indian Principles of Architecture and Engineering in Modern Practice, Indian National institute of Technology

59

Satwik P Rayjada, Application of Ancient Indian Principles of Architecture and Engineering in Modern Practice, Indian National institute of Technology

Trang 29

Lý do khoa học: Theo Vastu, tốt nhất là nên hướng về phía đông và dốc về phía đông bắc, điều này dẫn đến việc dễ dàng loại bỏ nước thải và nước mưa từ phía trước hoặc bên đường

● Vị trí thăm dò nên ở hướng Đông Bắc hoặc Tây Bắc

Vì việc xây dựng chính nên được thực hiện theo hướng Đông Nam khi xem xét chuyển động của Mặt trời, việc khoan lỗ thăm dò theo hướng Đông Bắc hoặc Tây Bắc sẽ không ảnh hưởng đến nền tảng của phần chính của công trình

● Hướng nghiên cứu tìm hiểu đi từ Đông Bắc sang Đông Nam, rồi từ Đông Nam đến Tây Nam

Lý do khoa học: Góc Đông Bắc nhìn chung luôn được giữ thấp hơn Tây Nam trong xây dựng Điều này là để đảm bảo ánh sáng và gió ở mọi thời điểm đều có thể tiếp cận tới miền Đông Bắc – phần còn lại của công trình khi mà miền Đông Bắc là miền thấp hơn

4.5 Khía cạnh cân bằng sức mạnh và tính an toàn khi có động đất

● Tòa nhà với một hình dạng bất thường là một điều cấm kỵ

Lý do khoa học: Bản thiết kế xây dựng bất đối xứng có thể dẫn đến việc tòa nhà bị méo mó dưới hiệu ứng tải trọng một bên (tức là sự chịu lực của hai bên không bằng nhau dẫn đến một bên bị biến dạng) 60

● Tốt nhất là có 9 phần (3 × 3) trong thiết kế xây dựng

Lý do khoa học: Khái niệm cân bằng nhịp tạo ra tính đối xứng trong việc bố trí mặt bằng Trong thực tế hiện đại nếu khái niệm này không thể thực hiện được nhưng cần duy trì khái niệm về tính đối xứng của tải trọng để tránh việc công trình bị biến dạng dưới tác động địa chấn.61

60 Satwik P Rayjada, Application of Ancient Indian Principles of Architecture and Engineering in Modern Practice, Indian National institute of Technology

61 A K Desai; Similarities between Vastu Shastra and Earthquake Engineering; Vastu Conference 2008

Trang 30

● Độ dày của tường nên được giữ ở mức tối thiểu, một phần mười sáu chiều dài của

nó.62

Lý do khoa học: Tường có tỉ lệ chiều dài với chiều rộng lớn và tỷ lệ chiều cao với chiều rộng lớn dễ bị sụp đổ khi có địa chấn

● Tòa nhà phải được kết nối chắc chắn với mặt đất

Lý do khoa học: Điều này giúp tòa nhà trụ vững dưới tác động của địa chấn63

● Hình dạng của cột phải là hình vuông hoặc hình tròn

Lý do khoa học: cột hình vuông và hình tròn có sự cân bằng về lực giữa các trục

Chương 2: Vastu Shastra trong kiến trúc Hindu giáo ở Ấn Độ

1 Vài nét về những ngôi đền thờ Hindu giáo

Các ngôi đền Hindu thường được gọi là “Mandir” trong tiếng Hindi và nó được bắt nguồn từ tiếng Phạn “Mandira”, Tuy nhiên, ở các vùng khác nhau của Ấn Độ người ta cũng ghi nhận nhiều tên gọi khác nhau là là “koil” hoặc “kovil” ở Tamil, “devasthana”

ở Kanada và “devalaya” trong tiếng Telugu, v.v

Phong cách kiến trúc địa phương cùng vật liệu và các kĩ năng thi công liên quan được phản ánh qua các tính chất của các ngôi đền Trong thời gian 600-800 sau Công nguyên, các hình thức và phong cách chính của ngôi đền Hindu đã được thiết lập Các ngôi đền được lợp bằng một ngọn tháp hình chóp hoặc mái vòm thu nhỏ theo chiều dọc được gọi là sikhara Toàn bộ ngôi đền được xây dựng trên một khối lớn và thường được bao quanh bởi các đền thờ phụ và bởi một bức tường bao quanh xen kẽ với một hoặc nhiều tháp cổng khổng lồ

Kiến trúc, hình thức và quy mô của các ngôi đền khác nhau trên khắp Ấn Độ, tuy nhiên các yếu tố cơ bản của ngôi đền là như nhau Các ngôi đền Hindu có nhiều kiểu, nằm ở nhiều địa điểm khác nhau, triển khai các phương pháp xây dựng khác nhau và

62 Nilakanth Dash and Gayatri Devi Vasudev ;Vāstu, Astrology, and Architecture: Papers Presented at the First All India Symposium on Vāstu, Bangalore, Held on June 3-4, 1995

63 A K Desai; Similarities between Vastu Shastra and Earthquake Engineering; Vastu Conference 2008

Trang 31

tin theo các vị thần và tín ngưỡng khu vực khác nhau,64 nhưng hầu hết tất cả đều có chung ý tưởng cốt lõi, biểu tượng và chủ đề Chúng được tìm thấy ở Nam Á đặc biệt là

Ấn Độ và Nepal, Pakistan, ở các quốc gia Đông Nam Á như Sri Lanka, Campuchia, Việt Nam và các đảo Indonesia và Malaysia,65 66 và các quốc gia như Canada, Fiji, Pháp, Guyana, Kenya Mauritius, Hà Lan, Nam Phi, Suriname, Tanzania, Trinidad và Tobago, Uganda, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và các quốc gia khác có dân số theo đạo Hindu.67 Trạng thái hiện tại và hình dáng bên ngoài của các ngôi đền Hindu phản ánh nghệ thuật, vật liệu và kĩ thuật thiết kế khi chúng được phát triển qua hai thiên niên kỷ; ngoài ra, chúng cũng phản ánh ảnh hưởng của xung đột giữa Ấn Độ giáo và Hồi giáo

từ thế kỷ thứ 12.68 Đền Swaminarayanan Akshardham ở Robbinsville, New Jersey, Hoa Kỳ, giữa các khu vực đô thị New York và Philadelphia, đã được khánh thành vào năm 2014 và là một trong những ngôi đền Hindu giáo lớn nhất thế giới.69

Phần sau đây mô tả sự phát triển của ngôi đền và sự phát triển của phong cách kiến trúc của họ cùng với vật liệu xây dựng của họ

2 Các thành phần chính của một ngôi đền Hindu giáo

Phải đến nửa sau của thế kỷ thứ 7, các cấu trúc đền thờ Hindu của Ấn Độ bắt đầu có được một hình thức xác định.70 Tương tự như thuật ngữ được sử dụng để phân biệt các thành phần cơ bản của một Giáo hội Gô-tích (ví dụ: gian giữa, lối đi, tụng kinh, ngọn tháp, v.v.), các yếu tố phổ biến của một ngôi đền Hindu được biết đến trong các từ tiếng Phạn gốc của chúng như sau:

Toàn bộ đền chính được gọi là Vimana bao gồm hai phần Phần trên của Vimana được gọi là Sikhara và phần dưới bên trong Vimana được gọi là Garbhagriha (chính điện)

64

Alice Boner (1990), Principles of Composition in Hindu Sculpture-Cave Temple Period, Motilal Banarsidass

trang 36-37

65 Francis Ching et al (2017) A Global History of Architecture, 3, Wiley trang 227-302

66 Brad Olsen (2004) Sacred Places Around the World: 108 Destinations, CCC Publishing pp 117-119

67 Paul Younger (2009) New Homelands: Hindu Communities, Oxford University Press

68 “Hindu temple” Truy cập 30/04/2020 từ https://en.wikipedia.org/wiki/Hindu_temple

Trang 32

Hình 6: Một vinama có 7 tầng

(Nguồn:https://en.wikipedia.org/wiki/Vimana_(architectural_feature)#/media/File:183 4_sketch_of_elements_in_Hindu_temple_architecture,_seven_storey_vimana.jpg

Trang 33

1 Sikhara có nghĩa là tháp hoặc ngọn tháp Đó là phần hình chóp hoặc phần thon

nhọn của ngôi đền tượng trưng cho đỉnh núi cao nhất Hình dạng và kích thước của tháp khác nhau tùy theo vùng

Hình 7: Hình ảnh bộ phận sikhara của đền Khajuraho Kandariya Mahadeo

(Nguồn:https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Khajuraho_Kandariya_Mahadeo_T

emple_Sikhara.jpg)

Trang 34

2 Garbhagriha nghĩa là chính điện Nó là hạt nhân và buồng trong cùng của ngôi đền

nơi đặt hình ảnh hoặc tượng của vị thần của ngôi đền Căn phòng này hầu như là hình vuông theo như kế hoạch bố trí mặt bằng và thường người ta sẽ vào phòng từ một cánh cửa ở hướng đông Ở hầu hết các ngôi đền, các du khách không được phép vào bên trong garbhagriha, chỉ có các tu sĩ mới được vào để thực hiện các nghi lễ và thờ cúng

Hình 8: Hình ảnh thực tế của garbhabriha (chính điện)

(Nguồn: https://alchetron.com/Garbhagriha)

Trang 35

3 Pradakshina patha có nghĩa là lối đi xung quanh Nó bao gồm các hành lang kín

được xây bên ngoài chính điện Các tín đồ đi xung quanh tượng thần ở chính điện theo chiều kim đồng hồ như một nghi lễ thờ cúng và đây chính là biểu tượng cho sự tôn kính của các tín đồ đối với các vị thần của đền thờ

Hình 9: Sơ đồ biểu thị các thành phần được bố trí trong một ngôi đền Hindu giáo

(Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Parikrama)

Trang 36

4 Mandapa là một nhà dài với nhiều cột trụ trước khi dẫn vào chính điện Đây là nơi các tín đồ sử dụng để tụ tập, cầu nguyện, tụng kinh, thiền định và xem các tu sĩ thực hiện các nghi lễ Ngoài ra, nơi này còn được gọi là “Natamandira”, nghĩa là nơi múa hát của ngôi đền, nơi mà ngày xưa nghi lễ âm nhạc và khiêu vũ đã được thực hiện Trong một số ngôi đền trước đó, mandapa là một cấu trúc biệt lập và tách biệt với đền chính

Hình 10: Mandapa (hội trường, nhà dài) ở Amritapura (Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Mandapa)

Trang 37

5 Antarala nghĩa là tiền điện hoặc nhà trung gian Nó là khu vực nối liền giữa chính diện và nhà dài của ngôi đền

Hình 11: Vị trí của Antarala (tiền điện) được minh họa trong sơ đồ bố trí

(Nguồn:https://commons.wikimedia.org/wiki/File:A_schematic_of_a_simple_Hindu_te

mple_showing_the_sanctum,_antarala_and_mandapa.jpg)

Trang 38

6 Ardhamandapa có nghĩa là hiên trước hoặc lối vào chính của ngôi đền dẫn đến

chính điện

Hình 12: Ardhamandapa của đền Khajuraho Kandariya Mahadeva

(Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Ardhamandapa)

Trang 39

7 Gopurams là tòa cổng hoành tráng và được trang trí công phu ở lối vào của quần

thể đền, đặc biệt được tìm thấy ở miền nam Ấn Độ

Hình 13: Gopuram của đền Sri Ranganathaswamy (Nguồn:https://commons.wikimedia.org/wiki/File:(24)_Vellai_Gopuram_of_Hindu_te mple_Sri_Ranganathaswamy_Srirangam_Thiruvarangam_Tiruchirapalli_India_2014

jpg)

Trang 40

8 Pitha là chân hoặc nền tảng của ngôi đền

Hình 14: Mô tả vị trí của pitha trong bản thiết kế của một ngôi đền Hindu (Nguồn: https://www.pinterest.fr/pin/314900198945969418/)

Ngày đăng: 04/06/2024, 10:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w