1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài giảng Đạo Đức kinh doanh hm36 Đại học mở hà nội

160 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái Niệm Đạo Đức Kinh Doanh, Tầm Quan Trọng Của Đạo Đức Kinh Doanh
Trường học Đại học mở hà nội
Chuyên ngành Đạo đức kinh doanh
Thể loại Bài giảng
Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 3,97 MB

Nội dung

BÀI 1: KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH, TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Xin chào các anh, chị sinh viên! Trước hết, chúng tôi rất hân hạnh được giới thiệu một cách khái quát với các anh/chị nội dung môn học Đạo đức Kinh doanh. Môn học này gồm 6 bài. Bài 1: Khái niệm và tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh. Bài 2: Sự phát triển của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bài 3: Các vấn đề đạo đức trong kinh doanh. Bài 4: Quyết định đạo đức trong kinh doanh. Bài 5: Chương trình đạo đức trong doanh nghiệp. Bài 6: Xây dựng bộ quy tắc ứng xử. Tuần này, chúng ta nghiên cứu bài 1. Bài này gồm 2 phần: Phần I. Khái niệm đạo đức kinh doanh Phần II. Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh Mục tiêu chung Nghiên cứu bài này, anh/chị có thể hiểu được khái niệm đạo đức kinh doanh và tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh trong sự phát triển của doanh nghiệp. Mục tiêu cụ thể - Phân biệt các khái niệm khác nhau về đạo đức và đạo đức kinh doanh - Xác định các nguyên tắc đạo đức - Tìm hiểu về các phương pháp tiếp cận đạo đức kinh doanh - Trình bày sự cần thiết của đạo đức kinh doanh Để nắm được những nội dung cơ bản của bài này anh,/chị nhớ ôn tập bằng cách trả lời những câu hỏi và làm bài tập ở cuối mỗi phần của bài.

Trang 1

BÀI 1:

KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH, TẦM QUAN TRỌNG

CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Xin chào các anh, chị sinh viên!

Trước hết, chúng tôi rất hân hạnh được giới thiệu một cách khái quát với các anh/chị nội dung môn học Đạo đức Kinh doanh Môn học này gồm 6 bài Bài 1: Khái niệm và tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh Bài 2: Sự phát triển của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Bài 3: Các vấn đề đạo đức trong kinh doanh Bài 4: Quyết định đạo đức trong kinh doanh Bài 5: Chương trình đạo đức trong doanh nghiệp Bài 6: Xây dựng bộ quy tắc ứng xử

Tuần này, chúng ta nghiên cứu bài 1 Bài này gồm 2 phần:

Phần I Khái niệm đạo đức kinh doanh

Phần II Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh

- Tìm hiểu về các phương pháp tiếp cận đạo đức kinh doanh

- Trình bày sự cần thiết của đạo đức kinh doanh

Để nắm được những nội dung cơ bản của bài này anh,/chị nhớ ôn tập bằng cách trả lời những câu hỏi và làm bài tập ở cuối mỗi phần của bài

Chúc các anh/chị đạt kết quả tốt!

Trang 2

1 Khái niệm đạo đức kinh doanh

a Khái niệm đạo đức

Từ lúc bắt đầu của nền văn minh, một số nguyên tắc đạo đức sơ khai đã xuất hiện Các nhà lý luận cổ đại như Pythagoras (582-500 trước CN); Heraclitus (535-475 trước CN) Confucius (Khổng Tử, 558-479 trước CN) đã đề xuất các quan điểm đa dạng về chân lý và nguyên tắc đạo đức Tuy nhiên, khái niệm đạo đức như chúng ta hiểu ngày nay lần đầu tiên được đề cập đến trong lý thuyết của nhà triết học Hy Lạp Socrates (470- 399 trước CN) Trong xã hội hiện đại, đạo đức có rất nhiều sắc thái ngữ nghĩa khác nhau Paul W Taylor định nghĩa: “Đạo đức là quá trình tìm hiểu bản chất và các căn cứ của nguyên tắc luân lý như các đánh giá, tiêu chuẩn và quy tắc ứng xử phù hợp với các nguyên tắc đó” Theo giáo trình Giáo dục Công dân lớp 10 (Mai Văn Bính chủ biên, NXB Giáo dục 2014), đạo đức “Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù họp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội” Trong từ điển Oxford, đạo đức được định nghĩa là những nguyên tắc chi phối hành vi của một người hoặc việc tiến hành một hoạt động nào đó Nhìn chung, mọi khái niệm về đạo đức đều bao gồm những ý: là một hình thái ý thức xã hội; là những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi của con người với nhau, với cộng đồng, với tự nhiên ; những quy tắc này hướng tới lợi ích, hạnh phúc của con người, tiến bộ xã hội, hướng tới những điều tốt đẹp hơn Từ góc độ khoa học, từ điển điện tử American Heritage Dictionary định nghĩa “đạo đức

là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng – cái sai và sự phận biệt khi lựa chọn giữa cái đúng – cái sai, triết lý về cái đúng – cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên của một nghề nghiệp”

Trải qua thời gian dài lịch sử, các quan niệm về đạo đức có thay đổi, nhưng có một

số nguyên tắc đạo đức luôn trường tồn; đó là: (1) Tôn trọng (người khác, quyết định của người khác ); (2) Không làm hại (môi trường, người khác, sinh vật khác …); (3) Vì lợi ích của người khác (không vì lợi ích cá nhân); (4) Công bằng; (5) Trung thực

Trang 3

b Khái niệm đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh, được coi là sự phản ánh khía cạnh đạo đức của ngành kinh doanh, có lịch sử lâu đời Trong Bộ luật Hammurabi (Bộ luật Hammurabi ở Lưỡng Hà thời

cổ đại là bộ luật thành văn tương đối hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại xuất hiện vào khoảng từ năm 1792 đến năm 1750 TCN) có những điều quy định về kinh doanh Ngoài các mục về giá cả còn có quy định mức phạt nghiêm khắc cho các hành vi không tuân thủ quy định Đây có thể coi là chứng cứ cho những cố gắng của nền văn minh nhân loại trong việc xác định các hành vi đạo đức trong kinh doanh Triết học của Aristotle (khoảng những năm 300 TCN) cũng đề cập đến vấn đề minh bạch trong quan hệ thương mại trong phần nói

về quản lý các hộ nhân khẩu Tuy nhiên, khái niệm đạo đức kinh doanh như một ngành nghiên cứu độc lập, tự ý thức mới chỉ xuất hiện trong khoảng 4 thập kỷ trở lại đây

Vào năm 1974, hội nghị khoa học đầu tiên về đạo đức kinh doanh đã được tổ chức Đây là thời điểm mà Norman Bowie, nhà nghiên cứu về đạo đức kinh doanh nổi tiếng, coi

là sự ra đời của ngành học Kể từ thời điểm đó, đạo đức kinh doanh đã trở thành một chủ đề thảo luận phổ biến của các giám đốc điều hành, nhân viên, cổ đông, người tiêu dùng, và các giáo sư đại học tại Mỹ Sau đó, ngành nghiên cứu về đạo đức kinh doanh đã lan rộng đến gần như tất cả các nước trên thế giới Thật không may, không phải tất cả các học giả, giảng viên, nhà văn, và người phát ngôn đồng thuận trong các khái niệm về đạo đức kinh doanh Hầu hết sẽ đồng ý rằng để có những tiêu chuẩn đạo đức cao, các doanh nghiệp và cá nhân phải tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc đạo đức Tuy nhiên, một số khía cạnh đặc biệt phải được xem xét khi áp dụng đạo đức vào kinh doanh

Đầu tiên, để tồn tại, các doanh nghiệp phải thu được lợi nhuận, nhưng đôi khi lợi nhuận thu được thông qua các hành vi sai trái Ở đây, có một cuộc xung đột tự nhiên, vốn có giữa kinh doanh và đạo đức Xã hội muốn có các doanh nghiệp để tạo ra nhiều công ăn việc làm, những doanh nghiệp đó lại muốn hạn chế chi phí và nâng cao năng suất; khách hàng muốn mua hàng hóa và dịch vụ với giá thấp, nhưng các doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận; xã hội muốn giảm mức độ ô nhiễm, nhưng các doanh nghiệp muốn giảm thiểu chi phí môi trường Do đó, một mâu thuẫn không thể tránh khỏi, được gọi tên là “Đạo đức kinh

Trang 4

doanh”, phát sinh Mâu thuẫn này bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa lợi ích của công ty và nhân viên, khách hàng của họ, và cả xã hội

Thứ hai, các doanh nghiệp phải cân bằng giữa mong muốn về lợi nhuận của họ với các nhu cầu và mong muốn của xã hội Các nhà quản lý phải liên tục có ý thức cân bằng nhu cầu của doanh nghiệp và các cổ đông của mình với nhu cầu của các bên liên quan khác, bao gồm cả người lao động, khách hàng và cộng đồng Việc duy trì sự cân bằng này thường đòi hỏi phải có sự thỏa hiệp hay đánh đổi

Để giải quyết những vấn đề đặc biệt này của giới kinh doanh, xã hội đã phát triển các quy tắc - cả thành văn và không thành văn - để hướng dẫn các doanh nghiệp trong nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận bằng những phương pháp không gây tổn hại cho các cá nhân, môi trường hay xã hội

Stephen Brenner đã đưa ra định nghĩa đơn giản nhất về đạo đức kinh doanh: "Đạo đức kinh doanh là những nguyên tắc được chấp nhận quy định các hành vi đúng hoặc sai Các nguyên tắc này chi phối hoạt động của những nhà kinh doanh" Định nghĩa này là khá chung chung, thiếu một số vấn đề cần thiết, chẳng hạn như: các nguyên tắc có thể chi phối loại hạnh vi nào? Hoặc ai là doanh nhân? Và hành vi của họ nên được điều chỉnh bằng cách nào?

Nhận thức được sự phức tạp của vấn đề này, Giáo sư Phillip V Lewis từ Đại học Abilene Christian, Mỹ đã thu thập và khảo sát 185 định nghĩa về đạo đức kinh doanh, xuất hiện trong sách giáo khoa và các bài viết trong 20 năm (từ năm 1961-1981) để tìm hiểu việc định nghĩa khái niệm "đạo đức kinh doanh" Sau khi tìm được các điểm chung giữa những định nghĩa này, ông đã tổng hợp được một định nghĩa về "đạo đức kinh doanh" như

sau: "Đạo đức kinh doanh là các quy tắc, tiêu chuẩn, quy chuẩn, hoặc các nguyên tắc cung cấp các hướng dẫn cho các hành vi đạo đức đúng đắn và sự trung thực của một tổ chức trong các tình huống cụ thể " Theo định nghĩa của ông, đạo đức kinh doanh có thể bao

gồm những vấn đề sau:

1 Các quy tắc, tiêu chuẩn, hoặc nguyên tắc đạo đức Nếu được doanh nghiệp và

Trang 5

những hành vi phi đạo đức Ví dụ: nếu luật lao động quy định rằng phụ nữ có quyền bình đẳng trong việc làm như nam giới, thì điều đó có thể ngăn người sử dụng lao động phân biệt đối xử về giới trong quá trình tyển dụng nhân viên

2 Hành vi đúng đắn về mặt đạo đức – đây là những hành động của cá nhân phù hợp

với công lý, luật pháp, quy định của doanh nghiệp…, và phù hợp với thực tế Một doanh nhân thường sẽ tập trung chú ý vào những kết quả đến từ hành động của mình Và để đảm bảo sự liêm chính, minh bạch trong kinh doanh, họ không nên tham gia vào bất kỳ hoạt động nào có xu hướng ảnh hưởng tới sự minh bach đó

3 Tính trung thực – điều này có nghĩa là những tuyên bố và/hoặc hành động của

mỗi cá nhân nên phản ánh đúng thực tế Lời mở đầu của Quy tắc đạo đức của Hiệp hội Nhà báo chuyên nghiệp ở Hoa Kỳ tuyên bố: "Chúng tôi tin tưởng rằng sự công khai thông tin đối với công chúng chính là tiền thân của công lý và Hiến pháp, chúng tôi cho rằng được biết sự thật là quyền của mỗi công dân"

Khó khăn nhất trong nghiên cứu đạo đức nói chung và đạo đức kinh doanh nói riêng

là xác định điều gì đúng, điều gì sai Vì một điều có thể đúng về mặt đạo đức đối với người này, nhưng có thể sai đối với người khác; những gì hôm nay có thể được coi là đúng, ngày mai có thể là sai Điều này được Lewis đặt tên là "những tình huống cụ thể - những trường hợp khó xử về đạo đức của mỗi cá nhân Trong tình huống này, mỗi cá nhân phải đưa ra những quyết định đạo đức phù hợp"

Trong ấn bản lần thứ chín giáo trình Ra Quyết định Đạo đức trong Kinh doanh (Ethical Decision making in Business - 2013), Ferrels và John Fraedrich đã viết: "Đạo đức kinh doanh bao gồm các nguyên tắc, giá trị và tiêu chuẩn hướng dẫn hành vi trong thế giới kinh doanh Nguyên tắc xác định các ranh giới cụ thể và mang tính phổ biến, thống nhất cho các hành vi kinh doanh Các nguyên tắc này thường là cơ sở để phát triển các quy tắc hoạt động Một số ví dụ về các nguyên tắc bao gồm tự do ngôn luận, công bằng, và dân quyền Các giá trị được sử dụng để phát triển các chuẩn mực xã hội, ví dụ như sự liêm chính, trách nhiệm và niềm tin Các nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm lợi ích, hệ thống pháp luật, và cộng đồng thường xác định xem liệu một hành động cụ thể là đúng hay sai, đạo đức

Trang 6

hay phi đạo đức Mặc dù quan điểm của những nhóm này không nhất thiết là đúng, nhưng chúng ảnh hưởng đến sự chấp nhận hay phản đối của xã hội đối với một doanh nghiệp và các hoạt động của nó "

Định nghĩa này và định nghĩa của Lewis trùng nhau hầu hết các phần Tuy nhiên, Ferrels và John Fraedrich xác định rõ ràng hơn những người có liên quan đến đạo đức kinh doanh Họ không chỉ là những nhà đầu tư, người lao động (đại diện cho giới doanh nhân), khách hàng mà còn các nhóm lợi ích, hệ thống pháp luật (đại diện cho chính phủ), và các cộng đồng (đại diện cho xã hội)

Như vậy, đạo đức kinh doanh có nhiều điểm chung với việc tuân thủ pháp luật, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ đạo đức giữa công ty và cổ đông của mình như: trách nhiệm ủy thác, trách nhiệm đối với những bên liên quan và trách nhiệm đối với cổ đông, vv Điều đó có nghĩa là đạo đức kinh doanh bao gồm không chỉ việc tuân theo luật pháp và các quy tắc mà còn bảo vệ các lợi ích của người có liên quan với các hoạt động của doanh nghiệp và lợi ích của cộng đồng

c Đạo đức kinh doanh trong bối cảnh quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các mối quan hệ kinh doanh liên lục địa và liên văn hóa

có thể gặp một số khó khăn đơn giản vì các nền văn hóa khác nhau tuân theo các chuẩn mực khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố như vị trí, lịch sử và các định hướng tôn giáo của họ Tương tự, các quan niệm về đạo đức kinh doanh và các hệ tiêu chuẩn, nguyên tắc cũng thay đổi Gordon Jack, Steven Glasgow, Thomas Farrington and Kevin O’Gorman (2015) đã nghiên cứu về đạo đức kinh doanh trong bối cảnh quốc tế và mô tả quan điểm về đạo đức kinh doanh của một số quốc gia và khu vực như sau:

Ở châu Phi, các mối quan hệ xã hội và kinh doanh dựa trên Ubuntu (có nghĩa là nhân loại) Trong các nguyên tắc của Ubuntu, nghĩa vụ chung sống hài hòa, trong nội bộ và giữa các thế hệ là mấu chốt Trong tất cả mọi việc, quyết định của cộng đồng và lãnh đạo bằng sự đồng thuận là ưu tiên hàng đầu Từ quan điểm Ubuntu, các doanh nghiệp ở châu Phi cũng thể hiện các thuộc tính này, đặc biệt là trong quản lý Về chiến lược, Ubuntu yêu cầu các

Trang 7

Với định hướng cộng đồng, Ubuntu đề cao tinh thần đồng đội và trách nhiệm tập thể đối với thành công, thưởng nhóm hơn là thưởng cá nhân Nhân viên làm việc không hiệu quả phải chịu sự kiểm soát của đồng nghiệp hoặc thậm chí gia đình, những người cố gắng giúp đỡ nhân viên này tiến bộ hơn

Hồi giáo là tôn giáo phát triển nhanh nhất thế giới, với khoảng 50 quốc gia có dân số

đa số theo đạo Hồi Từ 'islam' trong tiếng Ả Rập có nghĩa là "hòa bình có thể đạt được thông qua sự phục tùng ý muốn của Đức Chúa Trời trong mọi khía cạnh của cuộc sống ” Giá trị cốt lõi của đạo Hồi xoay quanh lòng dũng cảm, sự rộng lượng, khiêm tốn, kiên nhẫn, bình đẳng, trách nhiệm, chăm chỉ, công lý, tin tưởng, kỷ luật, hợp tác, trung thực, trung thành Vì vậy các hoạt động kinh doanh trong thế giới Hồi giáo cũng được yêu cầu tôn trọng các giá trị trên Ví du như trong tiếp thị thì cần thông tin trung thực về sản phẩm & chất lượng sản phẩm, không bán hàng cấm; về nhân lực sự thì thanh toán lương kịp thời; lựa chọn nhân viên tốt nhất (không chuyên quyền), sa thải minh bạch, khuyến khích phát triển nhân viên; về lãnh đạo thì phải công bằng; khuyến khích làm việc nhóm, mạnh mẽ nhưng giàu lòng thương xót

Đạo đức kinh doanh, thường được dịch sang tiếng Trung Quốc là “Lunli” Từ này được ghép giữa từ lun, có nghĩa là mối quan hệ giữa con người và li, những nguyên tắc mà người ta nên tuân theo Hai khái niệm theo đạo đức kinh doanh của Trung Quốc được các học giả thảo luận rộng rãi nhất là mianzi (thể diện) và guanxi (mối quan hệ) Thể diện ở Trung Quốc đề cập đến cách một người được người khác nhìn nhận về địa vị của anh/chị ta trong hệ thống phân cấp xã hội Hai hành vi quan trọng nhất liên quan đến thể diện là làm

“mất mặt” hoặc làm “mát mặt” ai đó Thể diện ở Trung Quốc thường mang tính tập thể hơn

là cá nhân Một nhân viên, chẳng hạn, có thể làm mất thể diện của công ty vì hành vi cá nhân của mình Guanxi được từ điển Oxford định nghĩa “hệ thống các mạng xã hội và có ảnh hưởng các mối quan hệ tạo thuận lợi cho kinh doanh và các giao dịch khác Không giống như ở các nước phương Tây, Guanxi là một hệ thống các quan hệ mang tính cá nhân nhiều hơn Cùng với thể diện và mối quan hệ, các truyền thống lâu đời của các nguyên tắc Nho giáo vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh hiện tại ở Trung Quốc Nho giáo yêu cầu mọi người nhìn xa hơn cá nhân hành động là 'đúng' hoặc 'sai' và thay vào đó tuân thủ các

Trang 8

nguyên tắc cơ bản của nó Trong niềm tin của Nho giáo, những người ở vị trí cao nhất được coi là đạo đức nhất ở một mức độ không thể nghi ngờ và mọi công dân được yêu cầu trung thành với gia đình, tổ chức hoặc xã hội

Ở Ấn Độ, các quan điểm đạo đức bị ảnh hưởng nhiều bởi các nguyên lý tôn giáo, đặc biệt là Ấn Độ giáo, tôn giáo chính ở Ấn Độ; ngoài ra, Phật giáo và Kỳ Na giáo cũng có ảnh hưởng của mình vào hoạt động kinh doanh tại quốc gia này Ở Ấn Độ, khái niệm đạo đức còn mơ hồ và trong lịch sử đã từng bị coi như không quan trọng đối với chủ doanh nghiệp Tình trạng cạnh tranh cao do mật độ dân số đông đúc của Ấn Độ khiến doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình sản xuất và cắt giảm chi phí dẫn đến các hành vi phi đạo đức, chẳng hạn như hối lộ phổ biến và được coi là một phần của công việc kinh doanh hàng ngày; các cơ quan quản lý yếu kém đã bỏ qua các hành động kinh doanh không công bằng, tham nhũng công khai Tuy nhiên, Ấn Độ có một nền tảng các giá trị tinh thần và tôn giáo sâu sắc với các chân

lý, niềm tin vào bất bạo động và sự chân thành Những giá trị này là hy vọng để cải cách đất nước Với sự gia tăng của toàn cầu hóa, cạnh tranh trên thị trường quốc tế và cơ sở hạ tầng chính phủ mạnh mẽ hơn, các doanh nghiệp Ấn Độ trong thế kỷ 21 đang bị buộc phải thay đổi thái độ của họ và giữ vững danh tiếng đạo đức

Quan niệm đạo đức của Nhật Bản kết hợp niềm tin của Nho giáo với các nguyên tắc Phật giáo và kỳ vọng của xã hội để tạo thành các quy tắc ngầm chi phối xã hội và kinh doanh Trung tâm đối với quan điểm đạo đức này là ý tưởng về numen Các numen, có nghĩa tinh thần, hiện diện trong từng hiện tượng riêng lẻ bao gồm con người, gia đình, doanh nghiệp và các quốc gia Các numen được kết nối với 'sức sống to lớn của vũ trụ' Ở Nhật Bản, công việc được coi là có tinh thần riêng của nó và do đó, làm việc là một cách kết nối với 'sinh lực vĩ đại' Mặc dù không phải tất cả người Nhật giữ vững những niềm tin tôn giáo này, nó

đã hình thành nên thái độ của quốc gia đối với làm việc như một mệnh lệnh đối với cuộc sống Quan niệm đạo đức này được thể hiện rõ ràng trong hoạt động kinh doanh Trong khi các doanh nghiệp tồn tại chủ yếu vì lợi ích của các cổ đông trong các xã hội tư bản, ở Nhật doanh nghiệp tồn tại vì nhân viên của họ Ý tưởng tạo điều kiện việc làm cho người lao động

Trang 9

bước đầu tiên mà các công ty thực hiện là giảm lợi ích và tiền lương của giám đốc điều hành của họ Các công ty chỉ sa thải công nhân của họ như một biện pháp cuối cùng, nhưng ngay

cả trong trường hợp này, các giám đốc điều hành thường tìm cho nhân viên của họ những vị trí ở doanh nghiệp mới Phản ánh niềm tin tập thể của Nho giáo, đạo đức Nhật Bản cũng nhấn mạnh sự hòa hợp xã hội và đối xử với những người thân thiết với bạn một cách đạo đức nhất Hành vi đạo đức là hành vi duy trì sự hài hòa xã hội theo những sắc thái nhất định

Có một nguyên tắc cạnh tranh tự do nhưng các doanh nghiệp bị ràng buộc về mặt đạo đức

để hoạt động bền vững; các chiến lược của một công ty khiến các công ty khác gặp rủi ro là phi đạo đức

Có nguồn gốc từ Polynesia, người Maori là những người định cư sớm nhất ở New Zealand và chiếm khoảng 10% dân số ngày nay Giá trị của người Maori thấm vào mọi khía cạnh của cuộc sống Tikanga trong tiếng Maori có nghĩa là làm điều thích hợp, đúng đắn và quan niệm này đã ảnh hưởng đến mọi hoạt động của người Maori, ngay cả trong thế giới kinh doanh Đối với người Maori lợi ích bản thân được xác định rất chặt chẽ với lợi ích của cộng đồng tập thể, mối quan hệ, sự liên kết giữa các bên Các doanh nghiệp được lãnh đạo bởi các nguyên tắc của người Maori thường cố gắng để đạt được nhiều mục tiêu dài hạn, không chỉ vì lợi nhuận, mặc dù lợi nhuận được coi là một khía cạnh quan trọng của quá trình cần thiết để đạt được mục tiêu Các nguyên tắc của người Maori bao gồm “Whanaungatanga”

là quan hệ họ hàng, ý thức về nghĩa vụ gia đình và cộng đồng rộng lớn hơn Các mối quan

hệ được được duy trì và phát triển dẫn đến lợi ích chung cho tất cả mọi người trong quan hệ đối tác “Kaitiakitanga” là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là quyền giám hộ và mọi người tin rằng họ có nghĩa vụ bảo tồn, theo dõi và bảo vệ môi trường tự nhiên, ngay cả khi điều này

có nghĩa là hy sinh lợi ích ngắn hạn để đảm bảo tính bền vững “Wairuatanga” là tâm linh đòi hỏi người Maori phải tuân theo các quy trình tâm linh để đảm bảo phúc lợi tinh thần của

cá nhân và xã hội “Manaakitanga” là xem xét phúc lợi xã hội của doanh nghiệp, với sự hiểu biết rằng chăm sóc lẫn nhau, cung cấp sự hiếu khách và lòng tốt cùng nhau làm tăng năng lượng hoặc năng lượng của cả người nhận và người cho

Trang 10

• Ví dụ: sự trung thực, can đảm, trung tín, sự tin cậy, tính toàn vẹn, vv

• Nguyên tắc: “Đạo đức phát triển những đức tính tốt đẹp trong một cá nhân và trong cộng đồng"

Phương pháp tiếp cận Quyền con người

• Xác định các lợi ích và hành vi nhất định cần được tôn trọng, đặc biệt là những lĩnh vực thuộc về giá trị cuộc sống

• Quyền cơ bản của mỗi cá nhân là được tôn trọng và đối xử bình đẳng

• Quyền này là cơ sở cho các quyền khác (ví dụ, sự riêng tư, tự do lương tâm, vv) phải được bảo vệ để đảm bảo quyền tự do trong cuộc sống riêng của mỗi cá nhân

• Nguyên tắc: "Một hành động hay chính sách có đạo đức khi những người bị ảnh hưởng không bị sử dụng đơn thuần như một công cụ để đạt được mục tiêu; những người bị ảnh hưởng cần được thông báo đầy đủ và tự nguyện chấp nhận những hệ quả có thể xảy ra

Phương pháp tiếp cận Công bằng (hoặc Tư pháp)

• Tập trung vào việc các hành vi có công bằng về lợi ích và trách nhiệm giữa các thành viên của một nhóm hay không

• Công bằng đòi hỏi sự nhất quán trong cách đối xử với mọi người

Trang 11

• Nguyên tắc: "Hãy đối xử với mọi người như nhau, trừ khi có sự khác biệt được xã hội chấp nhận giữa các cá nhân."

Phương pháp tiếp cận Lợi ích chung

• Trình bày tầm nhìn về xã hội như một cộng đồng bao gồm những thành viên cùng

theo đuổi, chia sẻ các giá trị và mục tiêu chung

• Cộng đồng bao gồm các cá nhân mà lợi ích của họ gắn bó chặt với lợi ích của toàn thể

• Nguyên tắc: "Những hành vi đạo đức thúc đẩy lợi ích chung"

Phương pháp tiếp cận quản lý

• Công tác lãnh đạo cá nhân tập trung vào việc phát triển kỹ năng cảm xúc (biết mình và những người khác, quản lý bản thân trong mối quan hệ với những người khác)

• Công tác lãnh đạo quản trị tập trung vào phát triển con người và kỹ năng quản lý nhóm (phát triển hệ thống thông tin liên lạc và kết nối quan hệ đối tác, ra quyết định;

tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo cho các thành viên trong doanh nghiệp

• Lãnh đạo dựa trên các giá trị tập trung vào khả năng tạo động cơ, mục đích, ý nghĩa cho các hoạt động của doanh nghiệp

• Nguyên tắc: "Thay đổi bắt đầu ở cấp quản lý Lãnh đạo là những người khởi xướng

sự đổi mới: doanh nghiệp sẽ tiếp tục đổi mới chỉ khi lãnh đạo theo đuổi mục tiêu này "

Mặc dù có rất nhiều các quan điểm khác nhau về đạo đức kinh doanh và phương pháp tiếp cận, trong học phần này, chúng tôi thống nhất sẽ sử dụng định nghĩa của Ferrels và John Fraedrich về đạo đức kinh doanh và phương pháp tiếp cận quản lý làm cơ sở cho các phần

lý thuyết và áp dụng thực tế tiếp theo

2 Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh

Trang 12

Thực tế cho thấy mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp phụ thuộc vào đạo đức kinh doanh và sự tăng trưởng về lợi nhuận thu được gắn liền với việc thực hành đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh như một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của văn hóa kinh doanh, là yếu tố nền tảng tạo nên sự tin cậy của đối tác, khách hàng và người tiêu dùng đối với doanh nghiệp Đạo đức kinh doanh chính là cơ sở để xây dựng lòng tin, sự gắn kết và trung thành của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, bảo đảm từ lãnh đạo đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp có những ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức, qua đó không ngừng nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp

Sự tồn vong, phát triển cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp chính là do người tiêu dùng quyết định, do đó doanh nghiệp muốn đạt được tỷ suất lợi nhuận cao và thành công bền vững thì phải xây dựng được nền tảng đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp mình

Việc xây dựng và thực thi đạo đức kinh doanh là nhân tố đem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp Theo công trình nghiên cứu của hai giáo sư thuộc Trường Đào tạo quản

lý kinh doanh Harvard (Hoa Kỳ) là John Kotter và James Heskeu (tác giả cuốn sách “Văn hóa công ty và chỉ số hoạt động hữu ích”), các công ty với những chuẩn mực và truyền thống đạo đức kinh doanh khác nhau thì đạt được những thành quả khác nhau Hai giáo sư

đã đưa ra những con số thống kê ấn tượng, theo đó, trong vòng 11 năm, những công ty chú trọng thực hành đạo đức kinh doanh đã nâng được mức thu nhập của mình lên tới 682% so với 36% của các công ty không coi trọng thực hành các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh Các công ty này cũng tăng được 90% giá trị cổ phiếu của họ trên thị trường chứng khoán so với 74% của các công ty không thực sự coi trọng đạo đức kinh doanh; tăng được 756% lợi nhuận ròng, vượt xa các công ty không coi trọng việc thực hành đạo đức kinh doanh

Theo tác giả Ferrels và John Fraedrich (Ra Quyết định Đạo đức trong Kinh doanh Ethical Decision making in Business, 2013), đạo đức kinh doanh mang đến cho doanh nghiệp bốn lợi ích nổi bật

Đạo đức góp phần xây dựng mối ràng buộc giữa doanh nghiệp và nhân viên

Trang 13

Một công ty càng chăm sóc các nhân viên của mình bao nhiêu thì càng có nhiều khả năng

là các nhân viên sẽ quan tâm lại doanh nghiệp của mình

- Đạo đức góp phần xây dựng lòng tin của nhà đầu tư

Nhà đầu tư quan tâm về đạo đức, trách nhiệm xã hội, và danh tiếng của doanh nghiệp Họ cũng nhận ra rằng một nền tảng văn hóa đạo đức tốt sẽ là cơ sở cho việc tăng cao hiệu quả, năng suất và lợi nhuận Đồng thời họ cũng biết rằng các hành vi tiêu cực, kiện cáo, việc bị

xử phạt có thể làm giảm giá chứng khoán, làm giảm lòng trung thành của khách hàng, và

đe dọa khả năng tồn tại lâu dài của công ty

- Đạo đức góp phần tạo dựng sự hài lòng của khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với doanh nghiệp Công ty phải tiếp tục phát triển và điều chỉnh các sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng; đồng thời công ty cũng cần tìm kiếm và phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng và các bên liên quan

Khi một doanh nghiệp có một môi trường đạo đức tốt, doanh nghiệp sẽ tập trung vào các giá trị cốt lõi, đặt lợi ích của khách hàng lên đầu tiên Mặt khác, doanh nghiệp cũng kết hợp lợi ích của tất cả các nhân viên, nhà cung cấp và các bên quan tâm khác trong các quyết định và hành động của mình

- Đạo đức góp phần tăng cao lợi nhuận

Hành vi đạo đức đối với khách hàng tạo nên một vị thế cạnh tranh mạnh mẽ Điều này ảnh hưởng một cách tích cực đến hiệu quả kinh doanh và đổi mới sản phẩm Các công ty được nhân viên đánh giá có môi trường đạo đức tốt, trung thực và liêm chính có tổng lợi nhuận trung bình cao

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 John Fraedrich, Linda Ferrell & O.C Ferrell, “Ethical Decision Making in Business”, South Western, Cengage Learning, 2013

2 Laura P Hartman & Joe Des Jardins, “Đạo đức Kinh doanh”, Nhà Xuất bản Tổng

hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2011

Trang 14

3 Vụ Thương mại Quốc tế, Bộ Thương mại Hoa Kỳ, “Đạo đức Kinh doanh, Cẩm nang quản lý doanh nghiệp có trách nhiệm trong các nền kinh tế thị trường mới nổi”,

Nguyễn Thị Hoàng Anh và Đặng Thùy Trang dịch Nhà Xuất bản Trẻ, 2007

4 PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân “Giáo trình Đạo đức Kinh doanh và Văn hóa Công ty”, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 2012

5 Gordon Jack, Steven Glasgow, Thomas Farrington and Kevin O’Gorman, Business Ethics in a Global Context, Goodfellow Publishers Limited, 2015

Chúc Anh/ Chị học tập tốt!

Trang 15

BÀI 2:

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Xin chào các anh, chị sinh viên!

Tuần này, chúng ta nghiên cứu bài 2 Bài này gồm 2 phần:

Phần I Sự phát triển của đạo đức kinh doanh

Phần II Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Mục tiêu chung

Nghiên cứu bài này, anh/chị có thể phân biệt được các giai đoạn phát triển khác nhau của đạo đức kinh doanh và xác định các lĩnh vực liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Mục tiêu cụ thể

- Nhận diện nền tảng lịch sử và sự phát triển của đạo đức kinh doanh

- Miêu tả sự hình thành của đạo đức kinh doanh tại Việt Nam

- Xác định khái niệm và vai trò của các bên liên quan trong đạo đức kinh doanh

- Xác định khái niệm trách nhiệm xã hội

- Nhận diện các mối quan hệ giữa định hướng các bên liên quan và trách nhiệm xã hội

Để nắm được những nội dung cơ bản của bài này anh,/chị nhớ ôn tập bằng cách trả lời những câu hỏi và làm bài tập ở cuối mỗi phần của bài

Chúc các anh/chị đạt kết quả tốt!

1 Sự phát triển của đạo đức kinh doanh

a Các giai đoạn phát triển đạo đức kinh doanh trên thế giới

Các nghiên cứu về đạo đức kinh doanh mô tả ngắn gọn quá trình phát triển qua năm giai đoạn riêng biệt như sau:

Trang 16

Những năm 1960: Sự trỗi dậy của các vấn đề xã hội trong kinh doanh

Những năm 1970: Đạo đức kinh doanh là lĩnh vực mới

Những năm 1980: Giai đoạn củng cố

Những năm 1990: Thể chế của Đạo đức kinh doanh

Những năm 2000: Thế kỷ 21 - Một tiêu điểm mới trong đạo đức kinh doanh

- Những năm 1960: Sự trỗi dậy của các vấn đề xã hội trong kinh doanh

Môi trường đạo đức

Đây là thời gian của tình trạng bất ổn xã hội và phong trào chống chiến tranh Người lao động có một mối quan hệ đối địch với giới quản lý Lòng trung thành với giới chủ đã chuyển thành lòng trung thành với lý tưởng Các giá trị cũ đã bị gạt sang một bên

Các vấn đề đạo đức chính

• Vấn đề môi trường

• Mối quan hệ căng thẳng giữa người lao động và giới quản lý trở nên nghiêm trọng hơn

• Các vấn đề quyền dân sự xuất hiện rất phổ biến

• Trung thực

• Những thay đổi trong thái độ làm việc

• Sử dụng ma túy leo thang

Sự phát triển của đạo đức kinh doanh

• Các công ty bắt đầu thiết lập các quy tắc ứng xử và các tuyên bố về giá trị

• Sự ra đời của phong trào trách nhiệm xã hội

• Các tập đoàn giải quyết các vấn đề đạo đức thông qua các tổ chức pháp chế hoặc nhân sự

- Những năm 1970: Đạo đức kinh doanh là lĩnh vực mới

Môi trường đạo đức

Nhà thầu quốc phòng và các ngành công nghiệp lớn khác vấp phải nhiều vụ bê bối Các nền kinh

tế đã trải qua thời kỳ suy thoái Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao Xã hội quan tâm hơn về các vấn đề môi trường Công chúng thúc đẩy các doanh nghiệp phải có trách nhiệm cho những vấn đề đạo đức

Các vấn đề đạo đức chính

• Sự tranh đấu của nhân viên (sự đối lập về tâm lý giữa giới chủ và người lao động)

• Các vấn đề bề nổi về quyền con người (cưỡng bức lao động, tiền lương không đủ tiêu

Trang 17

• Một số doanh nghiệp chọn cách che giấu chứ không sửa chữa sai sót

Sự phát triển của đạo đức kinh doanh

• Việc tuân thủ pháp luật được nhấn mạnh

• Tại Mỹ, điều luật chống tham nhũng tại nước ngoài được thông qua năm 1977

• Giá trị đạo đức bắt đầu dịch chuyển từ định hướng tuân thủ pháp luật sang việc tuân theo các giá trị xã hội, nhân văn

- Những năm 1980: Giai đoạn củng cố

Môi trường đạo đức

Khế ước xã hội giữa giới chủ và người lao động được xác định lại Nhà thầu quốc phòng đã được yêu cầu tuân thủ các quy định nghiêm ngặt Các tập đoàn giảm quy mô; lòng trung thành của người lao động với giới chủ đã bị xói mòn Đạo đức trong ngành y tế được nhấn mạnh

Các vấn đề đạo đức chính

• Hối lộ và các hợp đồng bất hợp pháp

• Doanh nghiệp bán lẻ bị ảnh hưởng

• Gian dối trong quảng cáo

• Gian lận tài chính (bê bối trong tiền gửi tiết kiệm và cho vay)

• Các vấn đề về minh bạch phát sinh

Sự phát triển của đạo đức kinh doanh

• ERC (Ethics Resouce Center – Mỹ) phát triển Bộ Quy tắc Đạo đức cho bộ phận dịch vụ của chính phủ (1980)

• ERC thành lập Văn phòng đạo đức kinh doanh đầu tiên tại General Dynamics (1985)

• Tổ chức Sáng kiến Công nghiệp Quốc phòng (Defense Industry Initiative, một hiệp hội của các doanh nghiệp quốc phòng Mỹ) được thành lập (năm 1986) với mục tiêu thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách có đạo đức

• Một số công ty có thêm các vị trí thanh tra đạo đức

• Điều luật chống các hành vi phi đạo đức (False Claims Act) được thông qua tại Mỹ

- Những năm 1990: Thể chế của Đạo đức kinh doanh

Môi trường đạo đức

Toàn cầu hóa mang lại những thách thức đạo đức mới Các quan ngại chính bao gồm: lao động trẻ

em, hối lộ, và các vấn đề môi trường Sự xuất hiện của internet thách thức các biên giới văn hóa Những điều trước đây là cấm kị giờ đã trở nên phổ biến

Trang 18

Các vấn đề đạo đức chính

• Điều kiện làm việc không an toàn ở các nước thế giới thứ ba

• Trách nhiệm của công ty trong vẫn đề thiệt hại cá nhân tăng lên (công ty thuốc lá, hóa chất, vv)

• Quản lý tài chính yếu kém và gian lận (thương mại, tài chính)

Sự phát triển của đạo đức kinh doanh

• Hướng dẫn trong việc xử phạt các hành vi phi đạo đức trong phạm vi toàn liên bang Mỹ (Federal Sentencing Guidelines for Organizations – FSGO) được thông qua năm 1991

• Các vụ khởi kiện tập thể

• Bộ nguyên tắc Sullivan (Bộ quy tắc về hành vi tổ chức, do nhà truyền giáo người Mỹ gốc Phi Rev Leon Sullivan xây dựng nhằm thúc đẩy trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp – Bộ nguyên tắc xuất hiện lần đầu tiên năm 1977; năm 1999 được điều chỉnh, bổ sung)

• Quyết định Caremark (Tòa án riêng của bang Delaware, Delaware Chancery Court) đưa ra những hướng dẫn cho giám đốc doanh nghiệp về trách nhiệm về đạo đức

• IGs (International GNSS Service - tổ chức quốc tế cung cấp các dịch vụ về hệ thống GNSS,

là một hiệp hội tự nguyện liên kết hơn 200 đại diện cung cấp nguồn về quản lý các trạm cố định GPS, GLONASS với mục đích cung cấp các sản phẩm tốt nhất về GNSS như quỹ đạo

vệ tinh, tần số quay của trái đất, các thông tin) yêu cầu các doanh nghiệp phải báo cáo về các khoản chi lớn

• ERC thành lập các văn phòng quốc tế

• Royal Dutch Shell International bắt đầu phát hành các báo cáo hàng năm về thực hiện đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp

- Những năm 2000: Thế kỷ 21 - Một tiêu điểm mới trong đạo đức kinh doanh

Môi trường đạo đức

Tăng trưởng kinh tế chưa từng có đi kèm với những thất bại về tài chính Các bê bối đạo đức hủy diệt một số công ty lớn Dữ liệu cá nhân được thu thập và bán công khai Hacker và kẻ trộm dữ liệu gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và cơ quan chính phủ Hành vi khủng bố và xâm lược quốc

tế xảy ra

Các vấn đề đạo đức chính

• Tội phạm trên mạng

Trang 19

• Quản lý tài chính yếu kém

• Tham nhũng quốc tế

• Quyền riêng tư bị xâm phạm - nhân viên và người sử dụng lao động

• Hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ

• Vai trò của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy phát triển bền vững

Sự phát triển của đạo đức kinh doanh

• Các quy định kinh doanh tạo ra lớp bảo vệ mạnh mẽ hơn cho hành vi kinh doanh có đạo đức

• Nỗ lực chống tham nhũng phát triển

• Nhấn mạnh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự liêm chính trong quản lý

• Công ước OECD về chống hối lộ (1997-2000)

• Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng (2003); Công ước toàn cầu thông qua nguyên tắc chống tham nhũng lần thứ 10 (2004)

• Sửa đổi Hướng dẫn trong việc xử phạt các hành vi phi đạo đức trong phạm vi toàn liên bang Mỹ (FSGO - 2004)

• Tăng sự nhấn mạnh vào việc đánh giá hiệu quả của chương trình đạo đức

b Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam

- Sự khởi đầu của đạo đức kinh doanh ở Việt Nam

Đạo đức kinh doanh là một vấn đề tương đối mới ở Việt Nam Giống như Văn hóa kinh doanh, Văn hóa doanh nghiệp, vv, Đạo đức kinh doanh đã bắt đầu nổi lên sau những cải cách kinh tế thị trường được thực hiện vào năm 1991, khi Việt Nam bắt đầu tham gia vào việc quốc tế và toàn cầu hóa quá trình

Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, các vấn đề này chưa bao giờ được đề cập ở Việt Nam Trong nền kinh tế này, tất cả các hoạt động kinh doanh được thực hiện theo đơn đặt hàng của chính phủ Thông qua các đơn đặt hàng này, hành vi đạo đức được coi là hoàn toàn tuân theo hướng dẫn của cơ quan cấp trên Hầu hết tất cả các loại hàng hóa đều thiếu thốn, những ai mua được hàng hoá đã là thực sự may mắn, vì thế việc khiếu nại về chất lượng hàng hoá gần như không tồn tại Do cầu vượt quá cung, chất lượng dịch vụ trong mạng lưới phân phối là khá nghèo nàn; khách hàng có rất ít cơ hội để phàn nàn Vào thời điểm đó, ngành công nghiệp ở Việt Nam kém phát triển, số lượng các nhà sản xuất hạn chế, và hơn nữa, gần như tất cả trong số họ thuộc sở hữu

Trang 20

nhà nước, do đó, các vấn đề như thương hiệu hoặc các quyền sở hữu trí tuệ không cần phải xem xét Các nhân viên làm việc cho nhà nước, nơi mà kỷ luật và khen thưởng đối với các cá nhân gần như không có sự khác biệt Không có bất kỳ cuộc xung đột hoặc đình công nào mà giới quản lý phải đối phó

Sự hồi sinh của đất nước bắt đầu với tự do hóa kinh tế và chính sách "đổi mới" vào năm 1986 Sau khi cải cách nền kinh tế thị trường vào năm 1991, sự mở cửa với thị trường tự do đã khiến Việt Nam trở thành đối tác thương mại phát triển nhanh nhất của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á Những thành tựu kinh tế bao gồm việc ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ năm 2001; ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007; và 2008 Việt Nam trở thành thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; ra nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP) tháng 2 năm 2016 Từ khi trở thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày 11/1/2007, Việt Nam nhận được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, tính minh bạch trong quản trị cũng tăng lên Năm 2015 Việt Nam đã hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP và ngày 14/1/2019, hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương CPTTP chính thức có hiệu lực tại Việt Nam

Cùng với cam kết để cải thiện thể chế quản lý, chính phủ đã thực hiện một số hình phạt đối với cán bộ công chức tham nhũng (với phạm vi từ án tù đến tử hình) Kết quả là đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tiếp tục tăng, cho thấy triển vọng Việt Nam sẽ vẫn là một điểm sáng cho các doanh nghiệp quốc tế Cùng với quốc tế hóa và toàn cầu hóa, nhiều công ty nước ngoài đến Việt Nam, cạnh tranh kinh doanh đã đạt được sự chú ý nhiều hơn và có những vấn đề mới mọc lên như: quyền

sở hữu trí tuệ, quy định an toàn thực phẩm, đình công, thị trường chứng khoán, vv và do đó vấn

đề đạo đức kinh doanh trở nên phổ biến hơn cho xã hội

- Nhận thức về đạo đức kinh doanh ở Việt Nam

Như trên đã đề cập, đạo đức kinh doanh vẫn còn là vấn đề tương đối mới ở Việt Nam, không chỉ đối với các doanh nhân mà còn cả với giới trí thức Đến nay, mới có rất ít sách về đạo đức kinh doanh, hầu hết là được dịch từ sách của Mỹ

Trên phương tiện truyền thông, có nhiều bài viết về chủ đề này, đặc biệt là trong tạp chí Chúng ta (tạp chí nội bộ của tập đoàn FPT,) hoặc báo Diễn đàn doanh nghiệp (tờ báo dành cho doanh nhân,

do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI - ấn hành) và một số tờ báo và tạp chí khác, chẳng hạn như Thời báo Sài Gòn, Lao động vv Tuy nhiên, các bài báo này chủ yếu thảo

Trang 21

một số trường hợp, lấy từ nguồn nước ngoài Các báo điện tử như Vietnamnet hoặc VNExpress và một báo khác đã đăng bài về nhiều trường hợp trong đó quyền của khách hàng đã bị vi phạm Điều này có thể khiến cho công chúng bắt đầu chú ý về quyền lợi của mình khi mua hàng hóa đồng thời đưa ra cảnh báo cho các nhà sản xuất và nhà cung cấp

Trong hầu hết các trường cao đẳng và đại học Việt Nam, trừ đối với một số trường lớn như Đại học Kinh tế Quốc dân NEU, Đại học Ngoại thương FTU, Đại học Công nghiệp TP HCM vv, môn đạo đức kinh doanh không nằm trong chương trình học, hoặc nếu có thì chỉ là một môn tự chọn Đạo đức kinh doanh thậm chí không được đề cập trong các văn bản trong các lĩnh vực liên quan, chẳng hạn như kinh doanh quốc tế, quản lý kinh doanh Tuy nhiên, đôi khi đạo đức kinh doanh được đề cập đến như là việc tuân thủ các quy định và pháp luật! Quan niệm sai lầm này và việc thiếu thông tin về đạo đức kinh doanh dẫn đến việc đạo đức kinh doanh “bị” hiểu theo một ý hẹp, không bao hàm hết những nội hàm cần có Gần đây, dưới áp lực của toàn cầu hóa, phương tiện truyền thông đại chúng Việt Nam đề cập đến đạo đức kinh doanh khá thường xuyên như đã đề cập

ở trên, nhưng cũng không có bất kỳ định nghĩa chính thức nào được cung cấp Kết quả là, mặc dù mọi người thường nghe về đạo đức kinh doanh, sự hiểu biết của họ về vấn đề này vẫn còn rất mơ

hồ Trong một nghiên cứu gần đây, tiến sĩ Nguyễn Hoàng Anh, Đại học Ngoại thương đã phát hiện

ra rằng 66% số sinh viên được hỏi trả lời rằng họ đã nghe nói thường xuyên về đạo đức kinh doanh, trong khi 34% đôi khi đã nghe nói về đạo đức kinh doanh Trả lời câu hỏi: "đạo đức kinh doanh

là gì theo ý kiến của bạn", 91% coi là "đạo đức kinh doanh là tuân theo các quy tắc", hoặc "đạo đức kinh doanh là bảo vệ quyền lợi của khách hàng"; không ai cho rằng đạo đức kinh doanh nên

là cả hai: tuân thủ các quy định và bảo vệ quyền lợi của khách hàng (Lưu ý rằng cuộc khảo sát được tiến hành tại Hà Nội, thủ đô và là thành phố lớn thứ hai ở Việt Nam)

2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sử dụng lẫn lộn Trên thực

tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng như là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh doanh

Trang 22

lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm

xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả

sự tuân thủ các luật lệ và quy định Chỉ khi các công ty có những mối quan tâm về đạo đức trong

cơ sở và các chiến lược kinh doanh của mình thì khi đó trách nhiệm xã hội như một quan niệm mới có thể có mặt trong quá trình đưa ra quyết định hàng ngày được

a Các bên liên quan của doanh nghiệp

- Khái niệm các bên liên quan

“Stakeholder” là thuật ngữ chỉ các cá nhân, tổ chức có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp Họ có quan tâm, chia sẻ những nguồn lực, chịu tác động hoặc trực tiếp tác động tới doanh nghiệp trong các chiến lược, kế hoạch, các hoạt động kinh doanh và có thể quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Trong bài viết về mô hình 5 áp lực của M-Porter, Stakeholder đã được nhận định là một áp lực có tác động tới toàn bộ các doanh nghiệp trong một ngành bất kỳ

Trong bối cảnh kinh doanh, khách hàng, nhà đầu tư và cổ đông, nhân viên, nhà cung cấp, cơ quan chính phủ, cộng đồng và nhiều thành phần khác được gọi là các bên liên quan Các nhóm này bị ảnh hưởng bởi hoạt động kinh doanh, nhưng họ cũng có khả năng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp;

do đó, mối quan hệ giữa các công ty và các bên liên quan của họ là một quan hệ hai chiều Hành

vi sai trái về đạo đức và các quyết định gây thiệt hại cho các bên liên quan thường sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty về cả niềm tin của nhà đầu tư và niềm tin của người tiêu dùng Khi nhận thức và quyết định của nhà đầu tư bắt đầu thay đổi, giá trị cổ phần sẽ giảm xuống, khiến công ty phải chịu sự thiệt hại Theo một khảo sát gần đây của Edelman, ba ngành công nghiệp đứng cuối danh sách về niềm tin là bảo hiểm, ngân hàng và dịch vụ tài chính, trong khi công nghệ, ô tô và viễn thông là những ngành đáng tin cậy nhất Những cải cách mới nhằm cải thiện trách nhiệm và minh bạch của doanh nghiệp cho thấy các bên liên quan bao gồm các cơ quan quản lý, cộng đồng địa phương, luật sư và các công ty kế toán công có thể đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy việc

Trang 23

ra quyết định có trách nhiệm Các bên liên quan áp dụng các giá trị và tiêu chuẩn của họ cho nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm điều kiện làm việc, quyền lợi người tiêu dùng, bảo tồn môi trường, an toàn sản phẩm và công bố thông tin phù hợp, có thể hoặc không ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của các bên liên quan

- Phân loại các bên liên quan

Có nhiều cách để phân loại các bên liên quan của doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí khác nhau Thông thường các bên liên quan mật thiết trong doanh nghiệp có thể được chia thành các nhóm sau: trong nội bộ doanh nghiệp: người lao động, ban quản lý, HĐQT, ban quản lý ; các bên liên quan có quan hệ trực tiếp (đối tác): cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp, nhà tài trợ, chủ nợ ; các

tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp: chính phủ, các hiệp hội, cộng đồng, các tổ chức quan trọng (Pressure Group)

Hoặc có thể xác định hai loại bên liên quan dựa trên mối liên kết của họ đối với hoạt động doanh

nghiệp Các bên liên quan chính là những bên có mối liên kết liên tục và cần thiết cho sự sống còn

của một công ty Các bên này bao gồm nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư và cổ đông, cũng như

chính phủ và các cơ quan địa phương cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết Các bên liên quan thứ cấp

thường không tham gia trực tiếp vào các giao dịch của một doanh nghiệp và do đó không thiết yếu cho sự tồn tại của doanh nghiệp Các bên này bao gồm các phương tiện truyền thông, hiệp hội thương mại và các nhóm lợi ích đặc biệt Cả hai bên liên quan chính và thứ cấp đều chấp nhận các giá trị và tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá các hành vi của doanh nghiệp có thể chấp nhận và không được chấp nhận Điều quan trọng là các nhà quản lý doanh nghiệp phải nhận ra rằng trong khi các nhóm chính có thể đưa ra nhiều mối quan tâm hàng ngày hơn, thì các nhóm thứ cấp không thể bị

bỏ qua hoặc xem xét ít hơn trong quá trình ra quyết định đạo đức

b Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

- Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Đã có nhiều cách định nghĩa của các học giả khác nhau về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility, viết tắt là CSR) Chẳng hạn, ngay từ năm 1973, Keith Davis đã đưa ra một khái niệm khá rộng: “CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn

đề vượt ra ngoài việc thoả mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ” Trong khi đó, Archie Carroll (1999) còn cho rằng, CSR có phạm vi rộng lớn hơn: “CRS bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”

Trang 24

Matten và Moon (2004) lại cho rằng, “CSR là một khái niệm chùm, bao gồm nhiều khái niệm khác nhau, như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp là từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”… Trong khi đó, theo Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững, "CRS là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung”… Hay gần đây, theo Nhóm Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB), “CRS là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”…

Mới chỉ điểm qua một số cách định nghĩa trên đây đã cho thấy, dù cách thể hiện, hình thức diễn đạt ngôn từ có khác nhau, song nội hàm phản ánh của CSR về cơ bản đều có điểm chung là, bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội Chính vì thế, theo chúng tôi, có lẽ định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của WB về CSR là hoàn chỉnh, rõ ràng và dễ hiểu nhất, vì nó đã đề cập đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phải gắn liền với vấn đề phát triển bền vững - một yêu cầu khách quan, cấp thiết, có tính toàn cầu của sự phát triển hiện nay Khi cạnh tranh thương trường ngày càng khốc liệt, những yêu cầu, đòi hỏi từ khách hàng ngày càng cao và do vậy, xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe hơn đối với doanh nghiệp về bổn phận, trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội thì các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ không chỉ những chuẩn mực về bảo đảm sản xuất - kinh doanh phải có lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận, mà còn cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động,

về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng, bao hàm cả các hoạt động thực hiện an sinh xã hội như nhân đạo, từ thiện,…

Diễn giải cụ thể tất cả nội dung trên về CSR trong thời bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay,

có thể hiểu như sau về nội hàm yêu cầu của nó:

- Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng;

- Trách nhiệm về bảo vệ môi trường;

Trang 25

- Trách nhiệm chung với cộng đồng

Như vậy, nội hàm của CSR bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu thụ, tiêu dùng đến các nhà cung ứng nguyên liệu, vật liệu tại chỗ; từ đội ngũ cán bộ, nhân viên cho đến các cổ đông của doanh nghiệp Trong đó, có cả trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên, môi trường mà về thực chất, cũng là có trách nhiệm chung với lợi ích cộng đồng xã hội, bao gồm cả những hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước

- Nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với xã hội

Theo Nhóm Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB), trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp lẫn xã hội

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp và cá nhân liên quan phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối đa tác động tiêu cực đối với xã hội Về cơ bản, trách nhiệm xã hội bao gồm những nghĩa vụ:

Thứ nhất, về kinh tế, bao gồm thỏa mãn nhu cầu xã hội, tăng thêm phúc lợi xã hội, bảo đảm sự tồn

tại và phát triển của doanh nghiệp

Thứ hai, về pháp lý, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý đối với các

bên liên quan, bao gồm cổ đông, người tiêu dùng, gia đình của người lao động

Thứ ba, về đạo đức, là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp, nhưng

không được quy định trong hệ thống pháp luật

Thứ tư, về tính nhân văn, doanh nghiệp cần thực hiện những hành vi thể hiện mong muốn đóng

góp cho cộng đồng và xã hội

Như vậy, doanh nghiệp phải có trách nhiệm với cộng đồng, góp phần nâng cao, cải thiện và phát triển cuộc sống cộng đồng, mà gần nhất là địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động, đóng góp cho

sự phát triển bền vững môi trường kinh tế, xã hội của quốc gia

Trách nhiệm này thể hiện qua các chương trình xã hội - từ thiện thiết thực Mặt khác, doanh nghiệp

có trách nhiệm với cổ đông qua những ràng buộc, cam kết liên quan đến quyền và phạm vi sử dụng

Trang 26

tài sản ủy thác, bảo đảm sự trung thực, minh bạch thông tin, trong phần lợi tức mà cổ đông được hưởng và tất nhiên không thể bỏ qua trách nhiệm với khách hàng và nhân viên

Hơn 10 năm trước, người dân Na Uy đã tẩy chay, không sử dụng quả bóng bàn nhập khẩu từ Pakistan khi biết sản phẩm này được sản xuất bởi lao động trẻ em dưới 15 tuổi Chuyện như vậy giờ không còn hiếm vì người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng và giá thành sản phẩm

mà còn quan tâm đến cách thức tạo ra sản phẩm và trong quá trình đó, người lao động có bị bóc lột hay không

Cần thấy rằng, trong thời đại hội nhập, quốc tế hóa hiện nay, trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh là nguồn lực, nguồn vốn mới cho doanh nghiệp trong cạnh tranh quốc tế Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp giúp điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh, nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, nhằm thu hút nguồn lao động giỏi và góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Hơn thế nữa, trách nhiệm xã hội còn góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia, thông qua vai trò của chính phủ trong việc tạo ra môi trường pháp luật hoàn chỉnh, sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp, cũng như cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp

c Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam

Trên thực tế, ở Việt Nam, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mặc dù là vấn đề mới mẻ, nhưng bước đầu đã được một số bộ, ngành quan tâm, chú ý Bằng chứng là, từ năm 2005, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng với các hiệp hội Da giày, Dệt may trao giải thưởng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững” nhằm tôn vinh các doanh nghệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với doanh nghiệp, bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh Kết quả khảo sát gần đây do Viện Khoa học lao động và

xã hội tiến hành trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành Giầy da và Dệt may cho thấy, nhờ thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh thu của các doanh nghiệp này

Trang 27

đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 triệu đồng lên 35,8 triệu đồng/1 lao động/năm;

tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97% Bên cạnh hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn củng

cố được uy tín với khách hàng, tạo được sự gắn bó và hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, thu hút được lực lượng lao động có chuyên môn cao

Do nhận thức được tầm quan trọng và ích lợi của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam, ngoài trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước, đã đăng ký thực hiện trách nhiệm xã hội dưới dạng các cam kết đối với xã hội trong việc bảo vệ môi trường, với cộng đồng địa phương nơi doanh nghiệp đóng và với người lao động

Tuy nhiên, bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp

đã không thực hiện một cách nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình Điều đó thể hiện ở các hành

vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các dòng sông và cộng đồng dân cư của các Công ty Miwon, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty Giấy Việt Trì, công ty Hyundai Vinashin (Khánh Hòa), các vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người, như nước tương

có chứa chất 3-MCPD gây ung thư, bánh phở chứa phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm, vấn đề an toàn lao động cho người lao động cũng không còn là hiện tượng hiếm thấy,

đã và đang gây bức xúc cho xã hội Vấn đề đặt ra hiện nay là, cần tìm nguyên nhân của các hiện tượng và những giải pháp để khắc phục tình trạng đó

Hiện đang có những ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện trách nhiệm

xã hội của nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam Một số người cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam chưa được luật hóa ở tất cả các doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp lớn

có thị trường xuất khẩu, do yêu cầu của khách hàng nên buộc phải thực hiện trách nhiệm xã hội, còn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, do khó khăn về tài chính và thiếu ràng buộc về pháp lý nên nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu trách nhiệm xã hội là “các khoản đóng góp từ thiện” Một số người khác cho rằng, việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh ban đầu mà chưa thấy ngay được lợi ích trước mắt, do đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ không muốn thực hiện trách nhiệm xã hội Nói tóm lại, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam còn tương đối khó khăn Sở dĩ như vậy trước hết là do sự hiểu

Trang 28

biết chưa đầy đủ của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội; trách nhiệm xã hội doanh nghiệp chỉ đơn thuần được hiểu là các khoản đóng góp từ thiện Thứ hai, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng gây ra những khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp do thiếu nguồn vốn và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội Điều này đặc biệt khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam là những doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nói một cách toàn diện hơn, theo nghiên cứu năm 2002 của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, những rào cản và thách thức lớn nhất cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm:

1 Nhận thức về trách nhiệm xã hội trong và giữa các doanh nghiệp Việt Nam còn có sự khác nhau khá lớn

2 Năng suất lao động bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng bộ nhiều bộ quy tắc ứng xử (CoC)

3 Thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ)

4 Sự khác biệt giữa Bộ luật lao động và bộ quy tắc ứng xử của khách đặt hàng gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như vấn đề làm thêm hay hoạt động của công đoàn

5 Sự thiếu minh bạch trong việc áp dụng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên thực tế đang cản trở lợi ích thị trường tiềm năng mang lại cho doanh nghiệp

6 Mâu thuẫn trong các quy định của nhà nước khiến cho việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử không đem lại hiệu quả mong muốn, ví dụ như mức lương, phúc lợi và các điều kiện tuyển dụng

Tóm lại, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tương đối mới mẻ với Việt Nam Song, trong những năm gần đây, trước thảm họa về môi trường và những hậu quả tiêu cực về xã hội do các doanh nghiệp gây ra, vấn đề trách nhiệm xã hội được đặt ra một cách cấp bách Ở Việt Nam, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững Để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam, thì việc tuyên truyền, giáo dục trách nhiệm xã hội và việc hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện nó là việc làm cấp thiết

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 29

1 John Fraedrich, Linda Ferrell & O.C Ferrell, “Ethical Decision Making in Business”, South Western, Cengage Learning, 2013

2 Laura P Hartman & Joe Des Jardins, “Đạo đức Kinh doanh”, Nhà Xuất bản Tổng

hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2011

3 Vụ Thương mại Quốc tế, Bộ Thương mại Hoa Kỳ, “Đạo đức Kinh doanh, Cẩm nang quản lý doanh nghiệp có trách nhiệm trong các nền kinh tế thị trường mới nổi”,

Nguyễn Thị Hoàng Anh và Đặng Thùy Trang dịch Nhà Xuất bản Trẻ, 2007

4 PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân “Giáo trình Đạo đức Kinh doanh và Văn hóa Công ty”, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 2012

5 PGS TS Phạm Văn Đức, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một

số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách, Thông tin Pháp luật Dân sự, 20/2/2010

(https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/02/20/4438/)

6 Trần Anh Phương, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số 8 (219), tháng 8 - 2009

Chúc Anh/ Chị học tập tốt!

Trang 30

BÀI 3:

CÁC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

Xin chào các anh, chị sinh viên!

Tuần này, chúng ta nghiên cứu bài 3 Bài này gồm 2 phần:

Phần I Các vấn đề đạo đức trong kinh doanh

Phần II Các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh

Mục tiêu chung

Nghiên cứu bài này, anh/chị có thể nhận diện các vấn đề đạo đức và các hành vi vi phạm đạo đức có liên quan đến các giá trị cơ bản của sự trung thực, công bằng và liêm chính

Mục tiêu cụ thể

- Xác định các vấn đề/tình huống đạo đức trong doanh nghiệp

- Mô tả các hành vi phi đạo đức trong kinh doanh

Để nắm được những nội dung cơ bản của bài này anh,/chị nhớ ôn tập bằng cách trả lời những câu hỏi và làm bài tập ở cuối mỗi phần của bài

Chúc các anh/chị đạt kết quả tốt!

1 Các vấn đề đạo đức trong kinh doanh

Một vấn đề đạo đức đơn giản chỉ là một tình huống, một vấn đề, hoặc thậm chí là một cơ hội cần phải được suy nghĩ, thảo luận, hoặc điều tra trước khi ra một quyết định Và vì thế giới kinh doanh luôn chuyển động, các vấn đề đạo đức mới liên tục xuất hiện

Các vấn đề đạo đức trong kinh doanh thường liên quan đến 3 nguyên tắc cơ bản của đạo đức: trung thực, công bằng và liêm chính

a Trung thực

Trung thực đề cập đến tính trung thực và đáng tin cậy Các vấn đề liên quan đến sự trung thực nảy sinh do doanh nghiệp đôi khi được coi như một thế giới tách biệt với những quy định riêng của

Trang 31

mình chứ không luôn tuân theo những quy định chung của xã hội Dường như đối với không ít doanh nghiệp, việc trung thực chỉ là một trong những chiến lược tạm thời Vì vậy, chỉ khi nào họ coi điều đó là chiến lược phát triển lâu dài thì người tiêu dùng mới có thể an tâm phần nào Do đó, khi nền kinh tế có nhiều doanh nghiệp "lách luật" như hiện nay, chắc chắn cũng sẽ có những doanh nghiệp tìm con đường riêng để khẳng định sự trung thực của mình, mong tồn tại bền vững với khách hàng

Văn hóa trung thực không đơn giản chỉ thể hiện trong mối quan hệ giữa công ty với khách hàng

mà còn trong quan hệ của nhân viên và lãnh đạo Ví dụ, giám đốc điều hành doanh nghiệp giữ vai trò như một thuyền trưởng Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, dù con thuyền đang chìm, thuyền trưởng vẫn thông báo với thủy thủ đoàn và hành khách rằng nó đang chạy băng băng và không hề hấn gì Không ngạc nhiên khi một nghiên cứu được thực hiện trong các doanh nghiệp bởi Công ty nghiên cứu thị trường KPMG LLP (Mỹ) cho thấy, chỉ có 23% nhân viên được hỏi tin tưởng giám đốc điều hành của mình Nếu sự trung thực không được duy trì trong nội bộ doanh nghiệp thì chẳng có gì bảo đảm cho tính chân thật của họ với khách hàng

Tại sao họ lại cố gắng nói quá lên, không đúng sự thực? Ðầu tiên là do áp lực phải luôn tạo ra những sản phẩm tốt nhất Khái niệm sản phẩm tốt là một cái gì đó rất chung chung Nó được quảng cáo một cách rộng rãi và hầu hết đều tự cho mình là số 1 trên thị trường Sự thật là áp lực này luôn tồn tại, cho dù nền kinh tế có phát triển như thế nào

Thứ hai là do chúng ta tự cho mình hợp lý Có thể lấy tình huống nước tương "đen" có chứa chất

3 - MCPD gây ung thư vượt quá tiêu chuẩn cho phép làm ví dụ Sở dĩ tình trạng này tồn tại suốt nhiều năm là do các doanh nghiệp sản xuất đều cho rằng nồng độ chất 3 - MCPD của mình là hợp

lý, nó rất nhỏ và hầu như tất cả các đối thủ cạnh tranh đều làm vậy, khách hàng vẫn sử dụng một cách bình thường

Ngày 19/5/2007, hãng sôcôla Mars (Anh) đã chính thức xin lỗi khách hàng khi dự định thêm một chút men của dạ dày dê vào công thức chế biến sôcôla, điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến những khách hàng ăn chay Việc tuy chưa xảy ra và gây thiệt hại gì cho khách hàng, nhưng họ đã thú nhận và xin lỗi khách hàng, việc làm này chứng tỏ sự tôn trọng tuyệt đối với khách hàng của

họ Trở lại vụ nước tương "đen", giám đốc một trong những doanh nghiệp sản xuất đã nói: "Tôi

có lời xin lỗi sâu sắc đến người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm nước tương của chúng tôi thời gian qua " Việc người tiêu dùng sử dụng nước tương "độc" suốt mấy năm trời chỉ được ông này xem

Trang 32

là sự cố và đưa ra lời xin lỗi đơn giản Thật khó chấp nhận, bởi khi mọi việc vỡ lở ra thì một lời xin lỗi không còn giá trị nữa

Ít có doanh nghiệp Việt Nam nào dám công khai chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình, vì nếu điều này lộ ra thì khả năng tồn tại của họ không còn nữa, nhất là các doanh nghiệp nhỏ Hầu hết đều không nhận thức được rằng, cách duy nhất để giữ niềm tin của khách hàng và cổ đông là luôn nói sự thật Sự không trung thực có thể hủy hoại niềm tin mà một doanh nghiệp phải mất rất nhiều năm xây dựng

Ðến thời điểm này, vấn đề xây dựng văn hóa trung thực của các doanh nghiệp Việt Nam là vô cùng cần thiết nhằm lấy lại niềm tin của nhân viên, khách hàng và chuẩn bị cho tầm nhìn dài hạn Tính trung thực phải được coi là một giá trị cao nhất được đưa lên hàng đầu, làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp

b Công bằng

Công bằng thể hiện sự công bình và không thiên vị Công bằng có nhiều điểm trùng với khái niệm

về công lý, công bình, bình đẳng, và đạo đức Có ba yếu tố cơ bản có thể thúc đẩy mọi người thực hiện công bằng: bình đẳng, có đi có lại, và tối ưu hóa

Bình đẳng đề cập đến cách phân phối của cải và thu nhập trong phạm vi doanh nghiệp, quốc gia hoặc thậm chí là trên toàn cầu

Có đi có lại đề cập đến việc cho đi và nhận lại trong các mối quan hệ xã hội Một vấn đề đạo đức liên quan đến có đi có lại là số tiền được trả cho những CEO và giám đốc điều hành trong tương quan với tiền lương của nhân viên

Tối ưu hóa là sự thỏa hiệp (hoặc đánh đổi) giữa bình đẳng (công bằng) và hiệu quả (năng suất tối đa) Phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính, chủng tộc hay tôn giáo thường được coi là không công bằng vì những phẩm chất này có rất ít liên quan đến khả năng thực hiện công việc của nhân viên

c Liêm chính

Gần đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có tiến hành một khảo sát và kết quả cho thấy một thực trạng đáng báo động Có 68% doanh nghiệp tư nhân được hỏi thừa nhận, phải chi trả hoa hồng để có hợp đồng với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) Trong số 68% doanh nghiệp (DN) đó, có tới 70% thừa nhận hành động hối lộ của mình là do tự nguyện, chủ động Ngoài ra, có tới 60% cho rằng, chi phí không chính thức khá tốn kém cho DN và 57% cho rằng chi phí không chính thức tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng giữa các DN

Trang 33

Mối nguy hại lâu dài của việc đánh mất sự liêm chính trong kinh doanh của DN sẽ là gì? Câu hỏi này nhiều khi không được các ông chủ DN đặt ra với chính mình, bởi họ còn quá bị áp lực vào bài toán lợi nhuận Nhưng hệ quả của sự thiếu minh bạch và thiếu yếu tố thực hành liêm chính trong kinh doanh chính là các nguyên tắc vận hành của nền kinh tế bị phá vỡ và dần hình thành những thói quen kinh doanh bất chính, làm suy yếu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và của chính nền kinh tế

Do đó, xét đến cùng, thực hành liêm chính và minh bạch trong kinh doanh chính là cái gốc của phát triển bền vững Không thuận theo điều đó, DN tự đánh mất đi cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện năng suất lao động Và quan trọng hơn là tự gạt mình ra khỏi xu thế tất yếu của các luật chơi trên thị trường khu vực và quốc tế, nhất là khi Việt Nam đang đứng trước một cấp độ mới của hội nhập

Có thể thấy, thực hành liêm chính và minh bạch trong kinh doanh đã trở thành xu thế tất yếu của thế kỷ này Nó không còn là vấn đề của một quốc gia đang phát triển mà ngay cả những nước phát triển cũng phải tính đến Tham nhũng đã trở thành vấn nạn tiềm ẩn đối với toàn cầu, với hình thức

và quy mô ngày một tinh vi, nghiêm trọng hơn Vậy nên, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và các cuộc họp thượng đỉnh của Liên hợp quốc đều chú trọng đến vấn đề này DN Việt cũng không thể đứng ngoài cuộc Dẫu vậy, được trao trách nhiệm trong phòng, chống tham nhũng cũng đồng nghĩa với việc DN cần có được điểm tựa để không đơn độc khi thực hành liêm chính và minh bạch Thể chế nào doanh nghiệp ấy, nhưng cũng chính doanh nghiệp góp phần tạo dựng thể chế Từng DN phát triển trên nền tảng trung thực và chính trực sẽ tạo nên quốc gia phát triển mạnh mẽ

2 Các hành vi vi phạm đạo đức trong kinh doanh

Một vấn đề đạo đức là một vấn đề, tình huống, hoặc cơ hội đòi hỏi một cá nhân, nhóm hoặc tổ chức để lựa chọn giữa một số hành động được đánh giá là đúng hay sai, đạo đức hay phi đạo đức Một hành vi vi phạm đạo đức là một vấn đề, hoàn cảnh, hoặc cơ hội đòi hỏi một cá nhân, nhóm hoặc tổ chức lựa chọn giữa một vài hành động sai hoặc phi đạo đức

Trong một hành vi vi phạm đạo đức, không có lựa chọn nào là đúng đắn hay đạo đức, chỉ có sự lựa chọn ít phi đạo đức hay ít bất hợp pháp theo cảm nhận của các bên liên quan mà thôi

a Lạm dụng các nguồn lực của doanh nghiệp

Đây là hành vi sai trái hàng đầu được quan sát thấy trong các tổ chức

Hành vi này có thể dao động từ sử dụng trái phép các thiết bị và máy tính đến biển thủ công quỹ

Trang 34

Trộm cắp trong nội bộ doanh nghiệp: vấn đề lớn hơn nhiều so với việc khách hàng ăn trộm Trộm cắp thời gian gây thiệt hại hàng trăm tỷ đô la cho các công ty hàng năm Trung bình, một nhân viên "đánh cắp" khoảng 4,25 giờ mỗi tuần

Sử dụng máy tính công ty cho các công việc cá nhân

b Hành vi quát nạt hoặc đe dọa

Đây là hành vi vi phạm đạo đức phổ biến đối với nhân viên

Trong một cuộc khảo sát toàn nước Mỹ, Viện nghiên cứu về vấn đề Bắt nạt ở Công sở (Workplace Bullying Institute-WBI) đã chỉ ra rằng có tới 19% người trưởng thành được hỏi cho biết họ từng

bị bắt nạt ở chỗ làm trong khi 19% người tham gia điều tra khác trả lời họ đã thấy sự việc xảy ra với người khác

Bị bắt nạt ở công sở khiến nạn nhân tổn thương cả về tinh thần và thể chất, một số hệ luỵ có thể gặp là căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, huyết áp cao, các vấn đề về đường tiêu hoá và nhiều rắc rối khác

Theo định nghĩa của WBI, bắt nạt là “hành động ngược đãi lặp đi lặp lại, gây hại đến sức khoẻ của một hay nhiều nạn nhân bởi một hay nhiều thủ phạm” Hành động ngược đãi – bao gồm cả ngược đãi bằng lời nói - có tính chất đe doạ hoặc làm nhục nạn nhân Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc của nạn nhân

Không may là không như quấy rối, bắt nạt không có luật cấm Hai hành vi này khác nhau ở đâu? Quấy rối bao gồm hành vi ngược đãi liên quan đến các phạm trù được pháp luật bảo vệ như thân thể, giới tính, chủng tộc, tôn giáo hay quốc tịch Nếu hành vi xấu không liên quan đến một trong các phạm trù kể trên, nó vẫn có thể gây hại và gây tổn thương nhưng lại không bị luật pháp cấm Theo khảo sát của WBI, đa số (61%) kẻ đi bắt nạt ở nơi làm việc là những người giữ chức vụ điều hành, quản lý Điều này cũng có nghĩa hơn 1/3 những kẻ đi bắt nạt không phải các sếp mà là những người ngang hàng trong cơ quan, thậm chí có cả nhân viên dưới cấp Nói ngắn gọn, bắt nạt có thể bắt nguồn từ bất kỳ mắt xích nào trong sơ đồ tổ chức và nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau Sau đây là 4 kiểu người bắt nạt bạn có thể gặp phải ở nơi làm việc cũng như những hành vi họ thường thực hiện (lưu ý: một kẻ đi bắt nạt có thể có nhiều hơn một dấu hiệu):

1 Kẻ la hét (Giao tiếp hung hăng) Khi bạn muốn miêu tả một kẻ đi bắt nạt, những từ gì hiện ra trong tâm trí bạn? Nếu chỉ có la hét, chửi mắng, giận dữ thì bạn đang nghĩ đến kiểu người mà ông Namie, giám đốc WBI, gọi là “Kẻ

Trang 35

la hét” Kiểu người bắt nạt này có xu hướng làm lớn chuyện ở nơi đông người, gieo nỗi sợ không chỉ tới nạn nhân mà còn tới tất cả đồng nghiệp khác, những người có thể sợ hãi không dám phản ứng lại vì lo lắng mình sẽ là nạn nhân tiếp theo

Giao tiếp hung hăng không chỉ bao gồm la hét, gửi email đe doạ, các hình thức gây hấn bằng lời nói khác mà còn cả việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể hung hăng Bà Zundel từng xử lý một trường hợp ông sếp thường xuyên chưng ra một kiểu tạo dáng khá hách dịch trong các cuộc họp với nhân viên Ông này gác chân lên bàn phòng họp, ngả người ra sau trước khi ca một bài giáo huấn dài về

lý do vì sao ý tưởng của ai đó lại không thể đem lại kết quả tốt

2 Kẻ hay chỉ trích (Miệt thị và làm nhục) Khi Laine (yêu cầu chỉ ghi tên đệm) vào làm việc ở một tổ chức phi lợi nhuận mà cô ấy hằng ao ước, cô đã nghĩ đây chính là công việc hoàn hảo nhất dành cho mình Thế nhưng sếp của cô ấy, một người thường xuyên đi công tác xa, chỉ trích từ xa mọi việc cô ấy làm Mọi chuyện căng thẳng đến độ các email miệt thị gần như là công cụ giao tiếp duy nhất ông ta dành cho Laine Ông này không chỉ phạt Laine mỗi khi cô ấy mắc lỗi hoặc khi ông ta vô lý khẳng định cô ấy không làm được việc mà còn khiến Laine tin rằng cô ấy thực sự không có năng lực

Cô ấy bắt đầu làm việc nhiều giờ hơn nhưng “Tôi càng chăm chỉ tôi càng trở nên kém cỏi trong mắt ông ấy… Mọi việc tôi làm đều sai”, Laine kể Ông ta nói với cô rằng: “Kết quả của cả đội chỉ tốt bằng mắt xích yếu kém nhất và cô chính là mắt xích yếu kém nhất.” Suốt một thời gian dài, Laine đã tin lời ông ấy

Ông Namie gọi kiểu người bắt nạt này là “Kẻ hay chỉ trích” Có thể họ không la mắng bạn trực tiếp hay trước mặt nhiều người nhưng họ sẽ chỉ trích bạn nhiều đến mức bạn bắt đầu nghi ngờ vào năng lực của mình, cảm thấy chán nản và hiệu quả công việc cũng đi xuống Đối với trường hợp của Laine, cô ấy lo lắng không biết trong email tiếp theo ông sếp sẽ mắng gì nên cô dừng cả việc kiểm tra email và hiệu quả công việc của cô ấy cũng kém đi đáng kể Cuối cùng Laine bị cho thôi việc

Theo bà Zundel, CEO của Civility Partners, kẻ bắt nạt có thể làm bạn mất mặt khi chỉ có hai người hoặc trước nhiều người bằng cách chỉ ra lỗi sai của bạn, không tin tưởng vào công việc của bạn,

cô lập hay thậm chí đùa cợt bạn

3 Người gác cổng (Giấu diếm và giữ tài nguyên cho riêng mình)

Trang 36

Một trong những điểm gây ức chế nhất trong trường hợp của Laine là ông sếp thường xuyên phê bình cô làm sai hoặc khác ý sếp trong khi ông ta chưa bao giờ chỉ dẫn cho cô ấy Có khi ông này nổi giận vì Laine không hoàn thành những đầu việc mà ông ta còn chưa giao cho cô ấy

Một số kẻ bắt nạt giấu diếm nạn nhân và giữ các tài nguyên cho riêng mình, có thể là sự hướng dẫn, thông tin, thời gian hay sự giúp đỡ từ những người khác và điều này khiến nạn nhân gặp khó khăn trong công việc Có thể họ chỉ nói cho bạn ba bước của cả quá trình trong khi thực tế phải có năm bước Họ cũng có thể giao cho bạn một đống việc cùng lúc làm bạn không có cách nào hoàn thành tất cả trước deadline Họ có thể đánh giá thấp hiệu quả công việc của bạn dù việc bạn làm không quá tệ, phạt bạn vì đi họp muộn 1 phút trong khi những người lề mề khác không phải chịu bất kỳ hậu quả nào

Theo ông Namie, “người gác cổng” cũng có thể là nhân viên cùng cấp hoặc là cấp dưới của bạn

Ví dụ trường hợp họ “quên” không mời bạn tham gia vào một cuộc họp quan trọng hoặc không chuyển lời tới bạn những lưu ý ảnh hưởng rất nhiều đến việc hoàn thành công việc

4 Rắn hai đầu (Phá đám sau sân khấu) Một trong những kiểu người đi bắt nạt khó phát hiện thành ra khó đối phó nhất là kẻ trước mặt thì làm bạn nhưng sau lưng thì hạ bệ bạn “Họ kiểm soát danh tiếng của bạn với người khác, chỉ trích bạn là không đáng tin, không có năng lực, không thế này thế nọ mặc dù trước mặt, bạn vẫn có thể nghĩ họ là bạn bè”, giám đốc WBI chia sẻ

Cuối cùng bạn sẽ phát hiện ra nếu có ai đó lỡ lời và tiết lộ bí mật với bạn nhưng thường thì kẻ đi bắt nạt sẽ yêu cầu mọi người giữ bí mật về những nhận xét của người đó Chẳng cần nói cũng biết việc phải đối phó với rắc rối mà bạn không hề biết nó đang diễn ra khó khăn thế nào

Trang 37

từ được đánh vần giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau, hoặc bác bỏ sự thật bằng một tuyên bố gian dối Quảng cáo sai sự thật cũng nằm trong phạm vi này

Che dấu sự thật là cố tình không thông báo cho người khác biết về bất kỳ sự khác biệt, các vấn đề

có thể gặp phải, các cảnh báo an toàn, hoặc các vấn đề tiêu cực liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, hoặc bản thân công ty Hình thức gian dối này ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức, ý định, hoặc hành vi của người bị nói dối

d Xung đột lợi ích

Hãy tưởng tượng bạn phát hiện một số nhân viên công ty bạn (“CT”) đang làm một số việc như: (i) thành lập CT riêng kinh doanh các loại hàng hóa hay cung cấp các loại dịch vụ mà CT bạn đang cung cấp; (ii) lấy một số thông tin kinh doanh nhạy cảm của CT bạn phục vụ cho công việc kinh doanh của họ và/hoặc gia đình họ; (iii) thông qua CT của họ hay gia đình họ cung cấp một số dịch

vụ, hàng hóa cho các nhà cung cấp, khách hàng của CT bạn hay thậm chí là đi vay tiền của họ; (iv) tận dụng vị trí của nhân viên trong CT bạn để giao dịch với bên thứ ba cho mục đích cá nhân của nhân viên; (v) đại diện cho CT bạn mua sắm hàng hóa, dịch vụ từ các nhà cung cấp là những

CT do nhân viên đó hay những người thân/họ hàng của họ thành lập; (vi) nhận quà có giá trị từ các nhà cung cấp hay khách hàng của CT bạn; (vii) đi làm thêm công việc thứ hai cho đối thủ cạnh tranh với CT bạn

Đây được gọi chung là “xung đột lợi ích” (“XĐLI”) Hiện \không có quy định cụ thể về XĐLI nhưng có thể hiểu nôm na là XĐLI thường xuất hiện khi lợi ích cá nhân của nhân viên hoặc của một “bên liên quan” với nhân viên có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhân viên hoặc làm suy yếu khả năng của nhân viên để hành động vì lợi ích tốt nhất cho người sử dụng lao động “Bên liên quan” có thể là gia đình của nhân viên, bạn thân, hay một doanh nghiệp mà nhân viên giữ một

sự quan tâm đáng kể, hoặc bất cứ ai mà nhân viên đang nợ một nghĩa vụ

Để tránh xung đột lợi ích, nhân viên phải có khả năng phân biệt lợi ích cá nhân của họ với các hoạt động kinh doanh Các tổ chức cũng phải tránh xung đột lợi ích khi cung cấp sản phẩm

e Hối lộ

Hối lộ là việc biếu tặng (thường là tiền bạc) để đạt được một mối lợi bất chính Việc xem xét một hành vi biếu tặng có bị coi hối lộ hay không phụ thuộc vào việc hành vi đó có bất hợp pháp hoặc trái với chuẩn mực đạo đức đã được xã hội thừa nhận hay không Hối lộ không những là một hành

Trang 38

động bất hợp pháp, mà nó còn là một vấn đề đạo đức kinh doanh vì nó có thể được định nghĩa khác nhau trong những tình huống và môi trường văn hóa khác nhau

Khi một quan chức chính phủ chấp nhận hối lộ, thường đó là từ một doanh nghiệp tìm kiếm một

số lợi ích nào đó, có thể là một điểm trong cơ chế, chính sách có lợi doanh nghiệp Do vậy, đưa hối lộ cho các nhà lập pháp hoặc công chức là một vấn đề đạo đức kinh doanh

f Tìm hiểu thông tin doanh nghiệp

BI (Business Intelligence) - Hệ thống Báo cáo quản trị là một quy trình có tích hợp công nghệ mà các doanh nghiệp dùng để kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ đến từ nhiều nguồn khác nhau

và khai thác nguồn dữ liệu đó một cách hiệu quả, tạo ra những tri thức (knowledge) mới giúp cho các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của mình

CI (Corperate Intelligence) là kết quả của quá trình thu thập và phân tích thông tin về thị trường, công nghệ, khách hàng, và đối thủ cạnh tranh, cũng như về các xu hướng kinh tế xã hội và chính trị bên ngoài công ty

Tìm hiểu thông tin doanh nghiệp (CI) liên quan đến việc nghiên cứu kỹ lưỡng thông tin từ hồ sơ công ty, tài liệu tòa án, hồ sơ pháp lý, và thông cáo báo chí, cũng như bất kỳ thông tin cơ bản khác

về công ty hoặc những nhà lãnh đạo

Tìm hiểu thông tin doanh nghiệp là một quy trình hợp pháp nhằm tìm kiếm các thông tin có ý nghĩa có thể được sử dụng trong việc tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau Tuy nhien, việc này có thể bị lạm dụng nếu các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu hợp pháp và

có đạo đức không được tuân thủ Hiện nay, trộm cắp bí mật thương mại gây thiệt hại tới 300 tỷ đô-la cho các công ty mỗi năm Nếu bị phát hiện, hoạt động gián điệp của công ty có thể dẫn đến

bị phạt nặng và bị kết án tù

Một số thủ đoạn thường được dùng cho việc truy cập thông tin của công ty có giá trị bao gồm: lấy cắp và sao chép các thông tin trong ổ cứng máy tính, hack máy tính, tìm bới sọt rác, kỹ thuật xã giao, hối lộ, và “cướp” nhân viên chủ chốt của các công ty cạnh tranh

g Phân biệt đối xử

Phân biệt đối xử vẫn còn là một vấn đề đáng kể trong đạo đức kinh doanh mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong nhiều thập kỷ luật để loại bỏ Phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, giới tính, và tuổi tác

là nguyên nhân chính của các cuộc tranh luận về đạo đức và pháp lý tại nơi làm việc Phân biệt đối

Trang 39

xử cũng có thể là một vấn đề của đạo đức kinh doanh khi công ty dựa vào các yếu tố chủng tộc hay cá nhân khác để phân biệt đối xử với một số nhóm khách hàng cụ thể

Dưới đây là một số tình huống minh hoạ cho thấy phân biệt đối xử trông như thế nào Tuy nhiên, điều quan trọng cần phải nhớ là trong khi phân biệt đối xử có thể có nhiều hình thức, thì cũng có các lý do chính đáng cho hành vi của người khác trong một số tình huống này

a Vân, 56 tuổi, phát hiện ra rằng cô ấy không nhận được công việc mà cô ấy đã đủ điều kiện Thay vào đó, công ty đã thuê một người đàn ông, 25 tuổi, vừa ra khỏi trường đại học với ít kinh nghiệm và trình độ thấp hơn Vân có thể là nạn nhân của phân biệt đối xử về tuổi tác hoặc giới tính

b Hằng, một nhân viên lâu năm trong tổ chức, đã thông báo với sếp rằng cô đang mang thai Ba ngày sau, sếp đã nói với cô rằng cô đã bị nghỉ việc vì cắt giảm ngân sách – tuy nhiên, cô

là người duy nhất mất việc Có thể, Hằng là nạn nhân của kỳ thị mang thai

c Tuấn theo tôn giáo nên đòi hỏi anh phải cầu nguyện 5 lần một ngày Tuy nhiên, sếp của anh ấy không chấp nhận việc anh nghỉ giải lao cho các nghĩa vụ tôn giáo đó Tuấn buộc phải cầu nguyện lén Khi sếp phát hiện ra những gì anh đang làm, anh đã bị sa thải Có thể Tuấn là nạn nhân của sự phân biệt tôn giáo

d Huyền đã xin việc làm lái xe taxi và ngạc nhiên khi thấy rằng có một hạn chế về chiều cao Hạn chế dường như không liên quan đến vị trí và Huyền nghi ngờ rằng công ty đang sử dụng những hạn chế đó sàng lọc nữ giới, thường thấp hơn nam giới Huyền có thể là nạn nhân của phân biệt đối xử về giới tính

e Dũng làm việc ở một công ty nước ngoài, anh là người rất có năng lực và luôn hoàn thành xuất sắc công việc Nhưng anh không được bổ nhiệm lên làm quản lý, chỉ bởi vì công ty ưu tiên cho người của nước họ nắm giữ các vị trí chủ chốt

Tuy nhiên, một lần nữa, có thể có một lời giải thích hợp lý cho phân biệt đối xử trong một số tình huống Ví dụ, trong trường hợp của Vân, ứng cử viên được tiếp nhận công việc ở vị trí cô ứng tuyển có thể có bằng cấp cao mà cô không biết, hoặc Vân có thể không nêu bật được những kỹ năng và kinh nghiệm cụ thể trong cuộc phỏng vấn

h Quấy rối tình dục

Quấy rối tình dục là một hình thức kỳ thị giới tính Quấy rối tình dục là việc lặp đi lặp lại những hành vi không mong muốn liên quan hoặc ám chỉ đến tình dục nhằm vào một cá nhân Theo Bộ

Trang 40

quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, VCCI, được sự hỗ trợ và tham gia ý kiến của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ban hành năm 2015: Đặc điểm cơ bản nhất của hành vi quấy rối tình dục nói chung, quấy rối tình dục nơi làm việc, công sở nói riêng, là hành vi gợi dục không được chấp nhận và không mong muốn Nói cách khác, đây là loại hành vi cưỡng bức có yếu tố tình dục, phản văn hóa Các hành vi này có thể là những lời nói, hình ảnh, chữ viết (những nhận xét khó ưa, hạ thấp nhân phẩm, hay phân biệt giới tính), hoặc hành vi động chạm, sờ mó cơ thể người khác Các hành vi này nhằm vào một nhân viên với ngụ ý rằng nếu người này chấp nhận một mối quan hệ nào đó thì đổi lại anh ta/chị ta sẽ nhận được các ưu đãi trong công việc Quấy rối tình dục có thể xảy ra giữa hai người khác giới tính hoặc cùng giới tính

3 nguyên nhân chủ yếu

- Một là, do nhận thức đơn giản, không đầy đủ của xã hội về quấy rối tình dục Nhiều người cho rằng, chỉ khi có hành vi ôm, hôn, sờ mó hoặc dẫn đến hiếp dâm thì mới là quấy rối Lại có quan niệm “Làm hoa cho người ta hái; làm gái cho người ta trêu”… vậy nên các hành vi trêu trọc dễ có tính dục thái quá; các câu chuyện tiếu lâm dung tục, được mọi người chấp nhận và truyền bá ở nhiều nơi

- Hai là, nguyên nhân từ văn hóa truyền thống có nhiều yếu tố tiêu cực, lạc hậu, nhận thức lệch lạc…Đó chính là các biểu hiện của thói trọng nam, khinh nữ Người phụ nữ thấp cổ bé họng, khi

bị quấy rối tình dục, dù bị khó chịu, đau khổ…nhưng các nạn nhân nữ thường muốn giấu kín, ngại công khai sự việc và không dám phản kháng, tố cáo đối tượng Hiện nay, quấy rối tình dục có cả các nạn nhân nam song nạn nhân nữ thường vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều

- Ba là, sự bất cập của luật pháp và thiếu chế tài hiệu quả trong ngăn chặn và xử phạt Bộ Quy tắc ứng xử trên mới có tác dụng hướng dẫn định tính và ngăn ngừa các hành vi lệch chuẩn văn hóa

Cơ sở pháp lý để xử phạt hiện nay là Bộ luật Lao động 2012 có một số điều khoản quy định về quấy rối tình dục như Điều 8 quy định cấm “ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc”; Điều 37 quy định người lao động bị quấy rối có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… đều chưa có chế tài xử phạt mạnh đối với chủ thể quấy rối tình dục

i Hành vi hủy hoại môi trường

Vấn đề môi trường đang trở thành mối quan tâm đáng kể trong cộng đồng doanh nghiệp Môi trường được hiểu là toàn bộ thế giới vật lý xung quanh chúng ta bao gồm cả giới tự nhiên và các

Ngày đăng: 03/06/2024, 16:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN