1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đánh giá in vivo khả năng hỗ trợ điều trị suy sinh dục của viên nang ks dâm dương hoắc cửu thái tử bạch quả đinh lăng

220 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 220
Dung lượng 5,79 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN (20)
    • 1.1. Suy sinh dục nam theo Y học hiện đại (20)
    • 1.2. Suy sinh dục nam theo Y học cổ truyền (31)
    • 1.3. Một số cơ chế tác động của thuốc cổ truyền và thảo dược (35)
    • 1.4. Một số mô hình gây suy sinh dục nam trên động vật thí nghiệm (0)
      • 1.4.1. Mô hình gây suy sinh dục bằng nhiệt độ cao (43)
      • 1.4.2. Mô hình gây suy sinh dục do đột biến gen (44)
      • 1.4.3. Mô hình gây suy sinh dục bằng cách cắt bỏ 2 tinh hoàn (0)
      • 1.4.4. Mô hình gây suy sinh dục bằng hóa chất (44)
      • 1.4.5. Mô hình gây suy sinh dục bằng phóng xạ (46)
    • 1.5. Giới thiệu chế phẩm nghiên cứu - Viên nang KS (47)
      • 1.5.1. Một số kết quả thử nghiệm tiền lâm sàng của viên nang KS (0)
      • 1.5.2. Tác dụng của các thành phần trong viên nang KS theo lý luận (0)
      • 1.5.3. Tác dụng của các thành phần trong viên nang KS theo hóa học và dược lý hiện đại (0)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (55)
    • 2.1. Thiết kế nghiên cứu (55)
    • 2.2. Đối tượng nghiên cứu (55)
    • 2.3. Thời gian - Địa điểm nghiên cứu (56)
    • 2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu (56)
    • 2.5. Dụng cụ – Hóa chất – Phương pháp nghiên cứu (57)
      • 2.5.1. Dụng cụ (57)
      • 2.5.2. Hóa chất (58)
      • 2.5.3. Sơ đồ nội dung nghiên cứu (59)
      • 2.5.4. Phương pháp nghiên cứu (60)
    • 2.6. Phương pháp phân tích dữ liệu (0)
    • 2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (78)
  • Chương 3: KẾT QUẢ (79)
    • 3.1. Tính an toàn của phác đồ kết hợp viên nang KS với testosteron (0)
      • 3.1.1. Ảnh hưởng của viên nang KS kết hợp testosteron trên chuột bình thường sau 14 ngày thí nghiệm (79)
      • 3.1.2. Ảnh hưởng của viên nang KS kết hợp testosteron trên chuột bình thường sau 60 ngày thí nghiệm (82)
    • 3.2. Sự thay đổi nồng độ testosteron của chuột nhắt trắng đực cắt 2 tinh hoàn khi cho uống đồng thời viên nang KS với testosteron 15 ngày (86)
      • 3.2.1. Ảnh hưởng của phác đồ kết hợp viên nang KS với testosteron đối với nồng độ testosteron của chuột nhắt trắng đực sau 15 ngày cắt 2 tinh hoàn (86)
      • 3.2.2. Ảnh hưởng của phác đồ kết hợp viên nang KS với testosteron đối với trọng lượng túi tinh – tuyến tiền liệt, cơ nâng hậu môn của chuột nhắt trắng đực sau 15 ngày cắt 2 tinh hoàn (87)
      • 3.2.3. Ảnh hưởng của phác đồ kết hợp viên nang KS với testosteron đối với nồng độ protein toàn phần của chuột nhắt đực sau 15 ngày cắt 2 tinh hoàn (88)
      • 3.2.4. Ảnh hưởng của phác đồ kết hợp viên nang KS với testosteron đối với thể trọng của chuột nhắt trắng đực sau 15 ngày cắt 2 (89)
    • 3.3. Sự thay đổi nồng độ testosteron, hình thái mô học tinh hoàn, đặc điểm (0)
      • 3.3.1. Khảo sát khoảng liều gây suy sinh dục của natri valproat (90)
    • 3.4. Sự thay đổi nồng độ testosteron, hình thái mô học tinh hoàn, đặc điểm tinh trùng, tình trạng ADN phân mảnh của chuột nhắt đực suy sinh dục bởi 60 Co khi cho uống đồng thời viên nang KS với testosteron 07 ngày (0)
      • 3.4.1. Khảo sát mô hình gây suy sinh dục trên chuột nhắt trắng đực bằng (0)
      • 3.4.2. Ảnh hưởng của phác đồ kết hợp viên nang KS với testosteron trên chuột nhắt đực suy sinh dục sau 7 ngày chiếu xạ 60 Co (108)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (116)
    • 4.1. Tính an toàn của phác đồ kết hợp viên nang KS với testosteron trên một số chỉ tiêu huyết học, sinh hóa (0)
    • 4.2. Tác dụng tăng nồng độ testosteron của phác đồ kết hợp viên nang KS với testosteron của chuột nhắt trắng đực cắt 2 tinh hoàn (0)
    • 4.3. Tác dụng tăng nồng độ testosteron, cải thiện hình thái mô học tinh hoàn, đặc điểm tinh trùng, giảm tình trạng phân mảnh ADN tinh trùng của chuột đực suy sinh dục bởi natri valproat khi cho uống đồng thời viên nang (0)
      • 4.3.1. Xác định liều uống gây suy sinh dục chuột nhắt đực bằng natri (0)
      • 4.3.2. Tác dụng tăng nồng độ testosteron, cải thiện hình thái mô học (0)
    • 4.4. Tác dụng tăng nồng độ testosteron, điều hòa FSH, LH, tăng trọng lượng tinh hoàn, túi tinh – tuyến tiền liệt, cơ nâng hậu môn, cải thiện hình thái mô học tinh hoàn, đặc điểm tinh trùng, giảm tình trạng phân mảnh (138)
      • 4.4.1. Xác định liều chiếu xạ gây suy sinh dục chuột đực bằng 60 Co (0)
  • KẾT LUẬN ................................................................................................ 143 (159)
    • sau 14 ngày (0)
    • sau 60 ngày uống phác đồ kết hợp viên nang KS với testosteron (0)
    • sau 35 ngày thí nghiệm (0)
    • sau 7 ngày theo thang điểm Johnsen (0)
    • Gy 7 ngày (480 nm, X40) (0)

Nội dung

Sự thay đổi nồng độ testosteron, hình thái mô học tinh hoàn, đặc điểmtinh trùng, tình trạng ADN phân mảnh của chuột đực suy sinh dục bởinatri valproat khi cho uống đồng thời viên nang KS

TỔNG QUAN

Suy sinh dục nam theo Y học hiện đại

Suy sinh dục nam là một hội chứng lâm sàng, sinh hóa do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng có liên quan nhiều đến tuổi, đặc trưng với sự giảm nồng độ androgen trong máu Điều này làm rối loạn cương dương, giảm khả năng hoạt động tình dục, giảm sinh tinh và dưỡng tinh, kèm theo đó là những suy giảm về sức khoẻ thể chất – tinh thần, ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sinh hoạt của nam giới 16,17 Đây là một bệnh lý có xu hướng ngày càng tăng trong xã hội phát triển, khá nhạy cảm – nhất là ở các quốc gia phương Đông – ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tinh thần, bản lĩnh tự tin của người bệnh.

Suy sinh dục nam tăng theo tuổi, nguyên nhân chính là béo phì, các bệnh lý nền khác (như tăng huyết áp, đái tháo đường…) và sức khỏe cơ thể suy giảm.

Từ 40-79 tuổi, tỷ lệ suy sinh dục nam có triệu chứng khoảng 2,1-5,7% 18-20 Tỷ lệ suy sinh dục nam khoảng 11,7-12,3 trường hợp/1.000 người mỗi năm 20,21

Tỷ lệ nam giới mắc suy sinh dục trong độ tuổi từ 40-49 là 2-5%, từ 50-

59 tuổi là 6-40%, từ 60-69 tuổi là 20-45%, từ 70-79 tuổi tỷ lệ tăng 34-70% 22 Theo tác giả Trần Quán Anh, tỷ lệ nam giới từ 21-70 tuổi có rối loạn cương dương – một trong những triệu chứng chính của suy sinh dục nam – ở Mỹ là 18%, Đông Nam Á 10%, châu Âu khoảng 17%, Trung Quốc 28%, Châu Á 14%, Việt Nam khoảng 15,7% 23,24

Không tương tự như nữ giới, ở nam giới giai đoạn quá độ chuyển sang suy sinh dục diễn ra chậm hơn, có thể kéo dài diễn ra trong nhiều thập niên. Những yếu tố góp phần vào sự tiến triển nhanh tình trạng suy sinh dục bao gồm stress tâm lý, lối sống, sinh hoạt không điều độ, uống nhiều rượu, bia, thuốc lá, chấn thương, dùng các loại thuốc, chất kích thích, béo phì, nhiễm khuẩn Bên cạnh nguyên nhân chính là lão hóa làm giảm nồng độ testosteron máu, các yếu tố khác như: môi trường, nhựa tổng hợp, thuốc diệt côn trùng, trừ sâu, diệt cỏ,

5 diệt nấm, mỹ phẩm, chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến nồng độ testosteron trong máu Suy sinh dục nam còn bị ảnh hưởng bởi lối sống, phong tục tập quán ở các quốc gia, vùng miền Tại các nước Châu Á – phương Đông, do thói quen “khép kín” trong đời sống tình dục, tâm lý dễ tự ti, mặc cảm, khiến nhiều nam giới bỏ qua việc thăm khám sức khỏe định kỳ khiến bệnh càng trầm trọng hơn 23

Thuật ngữ ADAM (Androgen Deficiency in the Aging Men) hoặc PADAM (Partial Androgen Deficiency in the Aging Men) ra đời nhằm mô tả chính xác hơn bản chất của vấn đề, nó nhấn mạnh vai trò của androgen – testosteron và cũng tránh đi hàm ý rằng nội tiết tố sinh dục nam giảm mất đột ngột ở người cao tuổi 25

Testosteron ở động vật có vú được hình thành và tiết ra từ tinh hoàn của giống đực, buồng trứng của giống cái Đồng thời testosteron cũng được tiết ra từ vỏ thượng thận với một lượng nhỏ: androstenedion, dihydrotestosteron (DHT), dehydroepiandosteron (DHEA) Phản ứng tổng hợp các steroid giống nhau, chỉ khác nhau về enzym: 11-hydroxylase và 21-hydroxylase ở vỏ thượng thận, 17-hydroxylase ở tế bào Leydig 25 Testosteron được tổng hợp từ cholesterol ở tế bào Leydig trong mô kẽ tinh hoàn Testosteron là một steroid có 19 carbon và nhóm –OH ở vị trí 17 Sự tổng hợp testosteron chịu sự điều khiển của hormon LH (luteinizing hormon) Qua cơ chế tăng cAMP, LH kích thích tế bào Leydig Còn hormon FSH cũng kích thích tiết testosteron gián tiếp qua cơ chế tăng thụ thể trên tế bào Leydig 25

Khi bắt đầu dậy thì, thùy trước tuyến yên bắt đầu tiết hormon LH (luteinizing hormon - hormon dưỡng hoàng thể) và hormon FSH (follicle- stimulating hormon - hormon kích thích phát triển nang trứng) Sự bài tiết các hormon này được thực hiện dưới sự kiểm soát của hormon GnRH (gonadotropin releasing hormon - hormon kích thích giải phóng các hormon

hướng sinh dục) của vùng hạ đồi (hypothalamus) 25 LH kích thích các tế bào Leydig để tổng hợp hormon sinh dục nam testosteron chủ yếu từ cholesterol.

Ngoài ra hormon testosteron còn được tổng hợp từ androstenedion do vỏ thượng thận bài tiết 25 Testosteron sau khi phóng thích khỏi tế bào Leydig nhanh chóng kết hợp với các protein albumin và chủ yếu với SHBG trong hệ tuần hoàn GnRH sẽ làm cho thùy trước tuyến yên giảm bài tiết LH có trong máu Nồng độ LH giảm sẽ làm cho các tế bào Leydig trong tinh hoàn giảm bài tiết hormon testosteron Sự tổng hợp và bài tiết testosteron được thực hiện bởi cơ chế điều khiển ngược (negative feedback) LH kích thích tạo ra testosteron, khi nồng độ của hormon testosteron trong máu tăng đến một ngưỡng nhất định sẽ gây ức chế giải phóng GnRH của các tế bào vùng hạ đồi, sự sụt giảm nồng độ GnRH sẽ làm thùy trước tuyến yên giảm bài tiết LH Lượng LH trong máu giảm sẽ làm các tế bào Leydig trong tinh hoàn giảm bài tiết testosteron Khi nồng độ testosteron trong máu xuống quá thấp, GnRH sẽ được vùng hạ đồi bài tiết để kích thích thùy trước tuyến yên tăng cường bài tiết LH, qua đó kích thích các tế bào Leydig tăng cường tổng hợp testosteron 23

Testosteron đóng vai trò quan trọng trong sản xuất tinh trùng và phát triển sự nam tính (giọng nói trầm, lông tóc rậm ) Tế bào Leydig ở tinh hoàn là nơi sản xuất testosteron (95%), ngoài ra vỏ tuyến thượng thận, buồng trứng, nhau thai cũng tạo lượng nhỏ testosteron từ cholesterol Sau tuổi 30, nồng độ hormon testosteron bắt đầu giảm trung bình 1% mỗi năm 26 Với nam giới tuổi

40, nồng độ hormon testosteron bắt đầu giảm chỉ khoảng 400 ng/dL trong máu 26

Từ sau 70 tuổi, nồng độ hormon testosteron trong máu giảm nhanh, còn khoảng

260 ng/dL 26 , bằng phân nửa so với lúc trưởng thành Testosteron có vai trò quan trọng trong cơ thể: tổng hợp đạm nên đóng vai trò trong sự phát triển cơ thể đặc biệt là cơ và giúp phát triển cơ quan sinh dục nam và thay đổi giọng nói, lông, tóc Đồng thời, sự duy trì đủ testosteron có thể giữ LDL cholesterol, triglycerid

7 và fibrinogen thấp, tăng hàm lượng HDL cholesterol, HGH ổn định huyết áp, nhịp tim, giảm đề kháng insulin (đề kháng insulin là tiền đề của bệnh lý đái tháo đường), giữ trương lực cơ ổn định, giảm mỡ toàn thân Testosteron còn ổn định tim - thần kinh 27,28 Trong huyết tương, 98% testosteron gắn với protein (cụ thể 65% gắn với SHBG, 33% gắn với albumin) Tổng của testosteron gắn với albumin với testosteron tự do là testosteron sinh khả dụng Chỉ có 1 - 2% testosteron tự do mới có hoạt tính sinh học 23 Bình thường ở nam giới trưởng thành, testosteron được bài tiết 4 – 9 mg/ngày (13,9 – 31,2 nmol/ngày) Ở nữ giới, testosteron cũng được bài tiết với một lượng rất nhỏ Trong huyết tương, nồng độ testosteron tự do và nồng độ testosteron gắn với protein ở nam giới trưởng thành khoảng 525 ng/dL (18,2 nmol/L) và giảm dần theo tuổi Đối với nữ giới trưởng thành là 30 ng/dL (1,0 nmol/L) 23 Testosteron tan được trong mỡ, từ đó khuếch tán dễ dàng ra khỏi các tế bào Leydig để vào máu rồi đến các tế bào đích Sự phát triển khối cơ và nam tính chủ yếu phụ thuộc vào testosteron 23

Một số nghiên cứu cho thấy, testosteron - đặc biệt testosteron tự do - có hoạt tính sinh học giảm dần theo tuổi, mặc dù có sự biến thiên đáng kể giữa các cá thể Từ tuổi dậy thì, hormon hướng sinh dục ở tuyến yên được bài tiết liên tục trong suốt phần đời còn lại Ở nam giới, tuy không có một giai đoạn suy giảm hoàn toàn chức năng tuyến sinh dục như ở nữ giới (mãn kinh) nhưng theo thời gian, tuổi càng cao thì hoạt động chức năng của tinh hoàn sẽ giảm dần đi. Vào giai đoạn 40 - 50 tuổi, sự bài tiết testosteron bắt đầu có xu hướng giảm, tuy nhiên tốc độ giảm rất chậm Trung bình ở nam giới 68 tuổi không còn quan hệ tình dục, mặc dù nhu cầu tình dục có sự khác nhau rất lớn giữa mỗi con người Cơ chế sinh lý bệnh của sự giảm sản xuất testosteron liên quan tới tuổi chủ yếu ở tinh hoàn nhưng sự kích thích sản xuất các steroid tinh hoàn ở trục hạ đồi – tuyến yên cũng giảm theo tuổi Ngoài ra, protein quan trọng nhất

chuyên chở testosteron, SHBG, gia tăng theo tuổi, gây ra giảm nồng độ testosteron tự do Nghiên cứu cho thấy nam giới trung niên lượng testosteron toàn phần sẽ giảm 0,8%/năm, lượng testosteron sinh khả dụng giảm 2% mỗi năm, còn SHBG tăng 1,6%/năm 28 Từ đó thấy rằng các triệu chứng của giảm testosteron có thể được chứng minh qua đo lường nồng độ testosteron Tuy nhiên cần phải chú ý rằng nồng độ testosteron trong máu dao động theo chu kỳ, nên muốn chính xác thì đồng thời đo lường nồng độ LH trong huyết tương. Giảm nồng độ testosteron và tăng nồng độ LH đồng thời ở huyết tương là bằng chứng suy tinh hoàn ở nam giới 23 Ở hầu hết các loài, chỉ có hai loại giao tử và hoàn toàn khác nhau Trứng là một trong những tế bào lớn nhất của một sinh vật, trong khi tinh trùng (ống sinh tinh, tinh trùng số nhiều) thường là tế bào nhỏ nhất Tinh trùng là tế bào ở nam giới, giữ chức năng sinh sản bằng cách di chuyển trong đường sinh dục ở nữ giới, nhận biết và thụ tinh với trứng Tinh trùng gồm 3 phần là đầu, thân và đuôi Đầu tinh trùng chứa nhân, trong nhân chứa ADN - vật liệu di truyền kết hợp với bộ gen của trứng để tạo ra thai nhi Trứng và tinh trùng được tối ưu hóa theo những cách ngược nhau để truyền gen mà chúng mang theo Tinh trùng có tính di động cao và sắp xếp hợp lý để đạt được tốc độ và hiệu quả trong nhiệm vụ thụ tinh Trong số hàng tỷ tinh trùng được phóng ra trong cuộc đời sinh sản của nam giới, chỉ một số ít có thể thụ tinh với trứng 29 Tinh trùng điển hình là các tế bào rời, được trang bị một trùng roi mạnh để đẩy chúng đi qua môi trường nước nhưng không bị cản trở bởi các bào quan tế bào chất như ribosome, lưới nội chất hoặc bộ máy Golgi, không cần thiết cho nhiệm vụ cung cấp ADN cho trứng Tuy nhiên, tinh trùng chứa nhiều ty thể được đặt ở vị trí chiến lược, nơi chúng có thể cung cấp năng lượng tốt nhất cho trùng roi Tinh trùng thường bao gồm hai vùng khác biệt về chức năng và hình thái được bao bọc bởi một màng sinh chất duy nhất: đuôi đẩy tinh trùng đến gặp trứng và giúp nó chui qua lớp

9 áo trứng và đầu chứa nhân đơn bội cô đặc ADN trong nhân được đóng gói cực kỳ chặt chẽ, do đó thể tích của nó bị giảm thiểu để vận chuyển và quá trình phiên mã dừng lại Các nhiễm sắc thể của nhiều tinh trùng đã phân phối với các mô của tế bào xôma và thay vào đó được bao bọc bằng các protein đơn giản, mang điện tích dương cao được gọi là protamine 29 Nguyên nhân làm phân mảnh ADN tinh trùng, chủ yếu do môi trường như phóng xạ, nhiệt độ; do sử dụng thuốc, rượu bia, hay các bệnh lý khác… Nam giới hiếm muộn ít có sự toàn vẹn chất nhiễm sắc tinh trùng hơn những người không hiếm muộn 25

Suy sinh dục nam theo Y học cổ truyền

Trong lý luận Y học cổ truyền (YHCT), suy sinh dục nam tương ứng với chứng bất lực hoặc chứng di tinh, liệt dương, tảo tiết, dương nuy… Tảo tiết là chứng xuất tinh sớm, khi chưa giao hợp hoặc mới bắt đầu giao hợp đã xuất tinh, vì phóng tinh quá sớm nên âm hành mềm nhanh không giao hợp được Di tinh là tinh dịch tự tiết ra lúc không giao hợp Ở độ tuổi thanh niên, mỗi tháng di tinh vài lần là hiện tượng sinh lý bình thường của nam giới Khi tinh tự di nhiều lần và xuất hiện chứng trạng toàn thân mới là có bệnh Cơ quan sinh dục nam giới suy yếu hay còn gọi là dương nuy 37 Liệt dương - dương nuy (dương ủy) xảy ra nam giới dưới 64 tuổi, thiên quý chưa hết, nhưng dương vật không thể cương cứng, hoặc có cương nhưng không cứng, hoặc cứng mà lại không bền làm cho không tiến hành giao hợp được 38

Theo YHCT, tạng thận trong đóng vai trò quan trọng đối với chức năng sinh dục, cụ thể là thận tàng tinh, chủ về sinh dục và phát dục Tạng thận gồm

thận âm (thận tinh) và thận dương (thận khí) Theo YHCT, tinh của cơ thể người được tạo thành từ tinh tiên thiên và tinh hậu thiên Trong đó, quyết định chức năng sinh dục chủ yếu là tinh tiên thiên Tinh tiên thiên là phần vật chất ban đầu để xây dựng cơ thể và duy trì nòi giống, thường chỉ tinh sinh dục, còn gọi là tinh bẩm sinh Chức năng sinh dục do tạng thận làm chủ - thận chủ sinh dục Tinh tiên thiên trữ ở thận (thận tinh) Sự rối loạn chức năng của bất kỷ tạng phủ nào cũng đều có tác động đến chức năng chủ sinh dục của thận gây suy giảm khả năng sinh sản và sinh dục Chức năng của tạng thận liên quan đến sinh dục được đề cập đến trong nhiều y văn cổ: trong điều 36 sách Nạn kinh viết “Mệnh môn là nơi tàng nạp, duy trì nguyên khí Con trai thì chứa đựng tinh khí, con gái thì ràng giữ bào cung” 39 ; theo Lý Thời Trân thì “Mệnh môn là gốc của sinh mệnh, là chủ tướng hỏa, là kho của tinh khí Khi nam nữ giao cấu phải bẩm thụ thứ chân hỏa mệnh môn ấy mới kết thành thai”; trong Tố vấn – Thượng cổ thiên chân luận có nghi nhận “Thận tinh và thận khí quyết định sự sinh dục và phát dục của cơ thể Con trai 8 tuổi thì thận khí thực tuổi sáu mươi tư

(64) thiên quý kiệt, tinh khí ít đi, thận tạng bị suy ”; theo Phụ đạo xán nhiên của Hải Thượng Lãn Ông thì “Thận khỏe dễ thụ thai, sinh con khỏe mạnh, thông minh Thận yếu tinh khí khô cạn, không thể tàng chứa tinh khí, không sinh tinh, không thể có con hoặc có con yếu ớt, bệnh nhiều, không thọ Tinh khí yếu do bẩm thụ thiên nhiên, phần nhiều do phòng lao quá độ, uống rượu bia, hút thuốc lá nhiều, lo nghĩ quá độ đều khó có con” 40,41 Thận có mối quan hệ với các tạng phủ khác Thận tàng tinh và can tàng huyết Thận tinh nuôi dưỡng can huyết, nếu thận tinh không đầy đủ sẽ làm cho can huyết giảm sút Như vậy, suy sinh dục nam theo YHCT có thể do các nguyên nhân thường gặp như tình dục quá độ làm cho hao tổn thận tinh; tiên thiên bất túc làm cho tinh tiên thiên hư yếu Ngoài ra cũng còn có thể do các nguyên nhân như tình

Thất tình làm Tâm Thận bất giao; Ngoại tà xâm nhập Âm Nang; Ăn uống thất thường khiến Đàm thấp tích tụ; Chấn thương làm Khí huyết ứ trệ 42-45.

Dựa trên một số tài liệu kinh điển và tài liệu hiện nay, YHCT chia “suy sinh dục nam” được chia thành một số bệnh danh thường gặp39,40,41,42-45 Thận âm khuy hư: số lượng tinh trùng giảm, tinh dịch lượng ít, lưng đau gối mỏi, nóng lòng bàn tay bàn chân, mất ngủ, đạo hãn, cảm giác sốt về chiều, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ; thận dương bất túc: số lượng tinh trùng giảm, tinh dịch lạnh loãng, độ di động kém, liệt dương hoặc di tinh, mệt mỏi, tay chân lạnh, sợ lạnh, tiểu đêm nhiều; khí huyết khuy hư: giảm ham muốn, liệt dương hoặc xuất tinh sớm, tinh dịch loãng, số lượng tinh trùng giảm, ăn kém, đại tiện lỏng, gầy yếu, mất ngủ, hay quên; tỳ thận dương hư: liệt dương hoặc di tinh, tinh dịch lạnh loãng, số lượng và chất lượng tinh trùng giảm, lưng đau gối mỏi, ngũ canh tả giảm ham muốn; đàm trọc trở trệ vùng kinh cân can: tinh hoàn hay sưng nề, tức ngực, béo bệu, tinh dịch lượng ít, không có hoặc có rất ít tinh trùng, khó xuất tinh; huyết ứ trở trệ vùng kinh cân can: không có hoặc có rất ít tinh trùng, giãn tĩnh mạch thừng tinh, đau khi xuất tinh, lưỡi có điểm ứ huyết, bụng dưới và bìu đau chướng…

Mỗi bệnh cảnh lâm sàng, YHCT sẽ áp dụng phép trị khác nhau Bên cạnh các phương pháp điều trị không dùng thuốc như thay đổi thói quen sinh hoạt, châm cứu, xoa bóp, tập luyện, dưỡng sinh… sử dụng thuốc cổ truyền cũng áp dụng các phép trị tương ứng: Bổ thận âm đối với bệnh cảnh lâm sàng thận âm khuy hư; bổ thận dương đối với bệnh cảnh lâm sàng thận dương bất túc; bổ khí huyết đối với bệnh cảnh lâm sàng khí huyết khuy hư; bổ thận, kiện tỳ đối với bệnh cảnh lâm sàng tỳ thận dương hư; kiện tỳ trừ đàm đối với bệnh cảnh lâm sàng đàm trọc trở trệ can mạch; hành khí hoạt huyết đối với bệnh cảnh lâm sàng huyết ứ trở trệ kinh can 43

Với chứng tảo tiết, di tinh, YHCT thường áp dụng các phép trị sau: an thần, định tâm, cố tinh, để giảm căng thẳng, lo âu, ức chế giao cảm trung ương.

Bài thuốc tiêu biểu là An thần định chí thang gia giảm, thích hợp với chứng tâm thận bất giao, tướng hoả vọng động; nạp khí cố tinh, ôn bổ thận dương để ức chế giao cảm ngoại vi, gây giãn cơ trơn mạch máu đến dương vật, gây ham muốn tình dục và sinh tinh như tác dụng của hormon testosteron hoặc cung cấp arginin (tiền chất của nitric oxid) Bài thuốc tiêu biểu là Hữu quy hoàn gia giảm, thích hợp với chứng thận khí bất cố; thanh nhiệt lợi thấp thích hợp với bệnh cảnh thấp nhiệt (nhiễm trùng niệu sinh dục), thường dùng bài Thủy lục đơn gia giảm Với chứng liệt dương, dương nuy, YHCT tập trung vào các phép trị sau: ôn thận nạp khí với bài thuốc tiêu biểu là Hữu quy hoàn với mục đích làm ức chế giao cảm ngoại từ đó giãn cơ trơn mạch máu nuôi dương vật, gây ham muốn tình dục và sinh tinh đồng thời cung cấp arginin (một tiền chất của nitric oxyd) gây giãn cơ trơn mạch máu, phù hợp với chứng Mệnh môn hoả suy (thận khí bất túc); ôn bổ tâm tỳ nhằm bồi dưỡng thể lực và cung cấp nhiều acid amin, trong đó có arginin (một tiền chất nitric oxid) với bài thuốc tiêu biểu là Quy tỳ thang, thích hợp với trường hợp tâm tỳ lưỡng hư 42

Một số bài thuốc, vị thuốc như Dâm dương hoắc 9 , Nhân sâm 10 Bạch tật lê 11 , Mật nhân 12 , Ba kích 13 , Tả quy ẩm 14 , Hành, Tỏi, Riềng, Tiêu, Ớt, Chùm bao, Liên tâm… 46 được ghi nhận ở một số nước châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…) trong điều trị di tinh, tảo tiết Một số loài côn trùng như Bò cạp, Bửa củi, Bọ cánh cứng, Giun đất… 47 được sử dụng ở Trung Đông để hỗ trợ điều trị suy sinh dục nam Trong đó các chiết xuất từ Dâm dương hoắc, hoặc bộ phận sinh dục một số loài động vật và côn trùng có L-arginin, testosteron và một số chất làm cho hưng phấn, kích thích khác Đây là những thành phần liên quan đến tác dụng của các bài thuốc cổ truyền đã đề cập trên đây.

Một số cơ chế tác động của thuốc cổ truyền và thảo dược

Cơ chế tác động chính của thuốc cổ truyền đối với chứng suy sinh dục nam đã được kiểm chứng dựa trên các kết quả nghiên cứu in vivo, in vitro, thử nghiệm lâm sàng như sau: Điều hòa hệ thống nội tiết sinh sản

Theo lý luận YHCT, thận có chức năng tàng trữ vật chất, chi phối sự tăng trưởng, phát triển, sinh sản Tinh của hậu thiên và tinh của tiên thiên đều được tàng trữ ở thận gọi là thận tinh Thận tinh còn gọi là thận âm, chân âm, nguyên âm Tinh biến thành khí nên có thận khí Thận khí còn gọi là thận dương, chân dương, nguyên dương, mệnh môn hỏa YHCT cho rằng thận khí là nhân tố quyết định sự sinh trưởng phát dục cho đến sự duy trì nòi giống sau này của cơ thể Thận khí thịnh và đầy đủ giúp gân xương cứng mạch, răng bền, tóc tốt, tinh khí dồi dào, kinh nguyệt đầy đủ, …Thận khí suy kiệt thì thân thế hao mòn, răng rụng, tóc khô, tinh khí cạn kiệt, kinh nguyệt không còn…Một trong các cơ chế bệnh sinh của suy sinh dục nam là suy thận, nên bổ thận được công nhận là một phác đồ thiết yếu Trục hạ đồi-tuyến yên-tinh hoàn (H-P-T) là một hệ thống phản hồi nội tiết dương tính và âm tính chủ yếu điều chỉnh chức năng tinh hoàn. Nồng độ hormon quá cao hoặc quá thấp đều gây bất lợi cho quá trình sinh tinh. Nghiên cứu hiện đại chứng minh rằng suy sinh dục nam thường biểu hiện với rối loạn chức năng và cấu trúc suy yếu của trục H-P-T 48 Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các bài thuốc bổ thận có thể sửa chữa cấu trúc và khôi phục chức năng của trục H-P-T điều chỉnh hai chiều nồng độ FSH và LH, làm tăng mức độ testosteron để cải thiện chất lượng tinh dịch 48

Tăng FSH, điều hòa LH

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một số thảo dược có khả năng điều chỉnh nồng độ FSH và LH Kỷ tử (Lycium barbarum), một vị thuốc YHCT đã được sử dụng để tăng cường khả năng sinh sản ở nam giới từ hàng ngàn năm

trước và polysacharid từ Kỷ tử (L Barbarum polysacharid - LBP) là thành phần hoạt chất chính Các thử nghiệm trên động vật chỉ ra rằng LBP làm tăng đáng kể nồng độ của FSH và LH trong chuột mô hình cảm ứng nhiệt 49 Ginsenosid Rb1 và Rg1 kích thích tế bào tuyến yên tiết ra FSH và LH in vitro 50 Ngoài ra, chiết xuất Thỏ ti tử (Semen Cuscutae) cải thiện không nhỏ nồng độ FSH và LH trên chuột trong mô hình adenin 51 Một số bài thuốc thảo dược Trung Quốc cũng có tác dụng tương tự Lục vị địa hoàng hoàn làm tăng đáng kể nồng độ FSH và LH trên người bệnh suy sinh dục nam thể thận âm hư 52 Chế phẩm Ngũ tử diễn tông (Wuzi Yanzong - WYP) có tác dụng thúc đẩy bài tiết FSH và giảm

LH thông qua cơ chế phản hồi âm tính 53

Giảm FSH, điều hòa LH

Polysacharid chiết xuất từ Ngũ vị tử (Schizandra chinensis) làm giảm nồng độ FSH và LH trên mô hình cyclophosphamid 54 Kim quỹ thận khí hoàn (Jingui Shenqi) làm giảm không nhỏ nồng độ FSH và LH ở chuột thận dương hư do adenin 55 , dịch sắc Lục vị địa hoàng làm giảm FSH và tăng LH trên mô hình gossypol acetat Nồng độ FSH và LH cao bất thường cho thấy quá trình sinh tinh trùng ở tinh hoàn bị tổn thương, thảo dược có thể sửa chữa cấu trúc mô học bị tổn thương của biểu mô tế bào và kích thích sự sinh tinh trùng bằng cách điều hòa mức độ FSH 56

Ngoài tác động điều chỉnh trục H-P-T, echinacosid trong Nhục thung dung và chiết xuất toàn phần vị thuốc này đã chứng minh vai trò thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp testosterone, kích thích sản xuất các enzym steroid như StAR, CYP11A1, 3β-HSD, 17β-HSD và CYP17A1 Các bài thuốc như Tả quy ẩm và Ngũ tử diễn tông cũng được sử dụng để cải thiện nồng độ testosterone thông qua tác động trên trục H-P-T hoặc kích thích sinh tổng hợp hormone này.

Kim sư 15 … cũng có tác dụng tăng nồng độ testosteron ở chuột nhắt cắt 2 tinh hoàn Những kết quả này chỉ ra các vị thuốc bổ thận làm tăng mức testosteron thông qua nhiều mục tiêu và con đường khác nhau. Điều hòa 2 chiều FSH và LH

Một nghiên cứu bệnh chứng tiến cứu cho thấy bài thuốc Sinh tinh bổ thận - Shengjing Bushen làm tăng nồng độ LH trên nam giới vô sinh thể thận dương hư, giảm nồng độ FSH ở những người thận âm hư và thận âm dương lưỡng hư 61 Kết quả nghiên cứu này chỉ ra thuốc YHCT điều chỉnh mức độ FSH và LH hai chiều để duy trì cân bằng nội tiết.

Tăng cường chức năng tế bào Sertoli và Leydig

Tế bào Sertoli (SC) đóng vai trò trung tâm trong quá trình sinh tinh Giảm số lượng SC dẫn đến giảm tỷ lệ số lượng tế bào mầm và tế bào Leydig (LC), gây các tác động bất lợi đến khả năng sinh sản 62 SC tiết ra protein liên kết androgen dưới sự tác động của FSH, trong khi LH kích thích LC tổng hợp testosteron Hai quá trình này hợp tác giúp duy trì quá trình sinh tinh diễn ra bình thường Thuốc cổ truyền thúc đẩy sự tăng sinh SC và LC, tăng nồng độ inhibin B và T, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tế bào mầm tinh trùng Ngũ tử diễn tông (WYP) tăng cường đáng kể hoạt động của cytochrom

C oxyase trong SC 63 và làm ức chế việc biểu hiện quá mức của Cox7a2 trong

SC 64 WYP làm tăng nồng độ inhibin B trên chuột cống đực suy sinh dục bởi multiglycosid chiết xuất từ Lôi công đằng (Trippetgium wilfordii Hook F.) 65 WYP cũng làm tăng biểu hiện vimentin và sửa chữa tế bào trong SC 66 , đồng thời kích hoạt đường dẫn truyền tín hiệu Akt và điều hòa biểu hiện p-Akt để tạo ra sự tăng sinh của SC 67 Dịch chiết Lục vị địa hoàng còn có khả năng kích thích sự tăng sinh SC 68 Viên nang Dưỡng tinh - Yangjing (YC) tăng tổng hợp testosteron trong LC thông qua con đường Nur77 69 Icariin làm giảm apoptosis và thúc đẩy tăng sinh LC 70 , kích thích sự tăng sinh SC thì phải kích

hoạt đường dẫn tín hiệu ERK1/2, điều chỉnh sự biểu hiện mRNA của thụ thể FSH và claudin-11 trong SC 71

Ngăn ngừa stress oxy hóa Ở những thập kỷ gần đây, nhiễm khuẩn, ô nhiễm môi trường và lối sống công nghiệp là các yếu tố làm gia tăng tổn thương tế bào bởi stress oxy hóa (SO) Khi các gốc tự do tăng quá mức sẽ ảnh hưởng đến màng và ADN của các tế bào tinh trùng, dẫn đến giảm tính lưu động, cản trở tính thấm của màng tế bào tinh trùng Từ đó, làm tăng chỉ số phân mảnh ADN (DFI) và tỷ lệ apoptosis, dẫn đến vô sinh Stress oxy hóa có liên quan với tổn thương tinh trùng và thuốc YHCT có khả năng khắc phục việc thiếu hụt nội tiết sinh dục thông qua con đường chống oxy hóa Thuốc YHCT được chứng minh rằng có khả năng làm sạch gốc tự do, tăng khả năng chống oxy hóa của tinh dịch, giảm DFI tinh trùng và bảo vệ hệ thống sinh sản nam khỏi các tổn thương do ROS gây ra Ba kích (Morinda officinalis), cao chiết từ hạt Thỏ ti tử (Semen Cuscutae), Kỷ tử (Lycii fructus) và Ngũ vị tử (Schisandrae fructus) có thể làm tăng nồng độ superoxide effutase (SOD) và làm giảm malondialdehyd (MDA) trong tinh hoàn để bảo vệ tinh trùng khỏi thương tổn bởi SO 72-74 Ngũ tử diễn tông (Wuzi Yanzong) cải thiện tỷ lệ sống sót của SC, tăng hoạt động SOD và giảm hàm lượng MDA trong SC bị tổn thương bởi H2O2 75 Hoàn Kim quỹ thận khí (Jinkui Shenqi) làm tăng hoạt động của SOD và giảm nồng độ MDA trong huyết tương ở chuột cống trắng đực suy sinh dục do hydrocortison 76 Thuốc bổ thận và hoạt huyết có khả năng làm tăng đáng kể hoạt động của SOD và glutathion reductase (GSH) trong tinh hoàn, làm giảm MDA và hiện tượng DFI tinh trùng trên mô hình suy sinh dục bằng cadmium clorua và khói thuốc lá 77 Điều chỉnh sự tăng sinh và apoptosis của tế bào mầm

Tế bào Sertoli (SC) có vai trò quan trọng với sự sinh tinh trùng và sự bài tiết yếu tố thần kinh đệm (GDNF), là một yếu tố tăng trưởng quan trọng điều

23 chỉnh sự biệt hóa và tự đổi mới của tinh trùng 78 Cao chiết Dưỡng tinh - Yangjing (YC) có ảnh hưởng lên GDNF, điều chỉnh tăng biểu hiện POU3F1 bằng cách kích hoạt đường dẫn PI3K/AKT, kích thích tăng sinh tế bào gốc tinh trùng 79 Dịch chiết Kỷ tử (Lycium barbarum) thúc đẩy sự phân chia in vitro, biệt hóa của tinh trùng, tăng sự lan truyền của các tế bào sinh tinh nguyên phát 80 Apoptosis của tế bào mầm là một quá trình tự điều chỉnh tinh hoàn quan trọng. Tuy nhiên, mức độ apoptosis cao lại gây ra tình trạng vô sinh của nam giới. Polysacharid của Kỷ tử (Lycium barbarum - LBP) làm giảm mức độ biểu hiện caspase-3, tăng tỷ lệ Bcl-2/Bax-43 và hoạt động của enzyme chống oxy hóa tinh hoàn SOD và GSH, gây ức chế quá trình apoptosis của tế bào mầm tinh hoàn ở chuột nhắt đái tháo đường do streptozotocin 81 Hoàn Kim quỹ thận khí (Jingui Shenqi) làm giảm biểu hiện của Fas/FasL để ức chế quá trình apoptosis của tế bào mầm trên mô hình chuột nhắt thận dương hư 81 Ngũ tử diễn tông làm giảm mức độ biểu hiện protein của Bax và caspase-3 82 , điều hòa biểu hiện Bcl-

2, điều chỉnh đường dẫn tín hiệu p53 và trục H-P-T Từ đó, làm nồng độ testosteron tăng và ức chế apoptosis trong tế bào mầm 83,84 Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy vai trò của thảo dược đối với sự tăng sinh của tinh trùng và ức chế quá trình tự hủy ở tế bào mầm, đây là cơ sở để ứng dụng thuốc cổ truyền trong điều trị suy sinh dục nam.

Bổ sung các nguyên tố vi lượng

Kẽm và selen là các nguyên tố vi lượng thiết yếu cho sự phát triển tinh hoàn và sinh tinh trùng Kẽm là thành phần của SOD, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chống oxy hóa 85 , cơ chế sửa chữa ADN và duy trì sự ổn định của bộ gen 86 Selen là thành phần quan trọng của phospholipid hydroperoxide glutathione peroxidase, giúp bảo vệ lipid màng khỏi quá trình oxy hóa Selen cũng là một thành phần trong ty thể của tinh trùng 87 Mangan cũng là nguyên tố vi lượng thiết yếu, một tác nhân ảnh hưởng đến sự di chuyển của tinh trùng

Một số mô hình gây suy sinh dục nam trên động vật thí nghiệm

đều chưa công bố về lợi ích cũng như bất lợi có thể gặp phải khi phác đồ kết hợp YHCT với testosteron, để đưa ra các khuyến nghị về hiệu quả, tính an toàn đáng tin cậy cho bệnh nhân cũng như các chuyên gia nam khoa.

1.4 Một số mô hình gây suy sinh dục nam trên động vật thí nghiệm

1.4.1 Mô hình gây suy sinh dục bằng nhiệt độ cao

Nhiệt độ của da bìu luôn thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 2 đến 8 o C, là một yêu cầu cho gen của tinh trùng bình thường, vì tiếp xúc với nhiệt độ cao làm mất tế bào mầm trong bệnh tinh hoàn ẩn ở trẻ em Việc làm nóng cục bộ cho bìu được chứng minh là tạo ra những thay đổi tương tự trong tinh hoàn, có thể làm giảm khả năng sinh sản hoặc vô sinh Các giai đoạn tế bào mầm nhạy cảm với stress nhiệt cục bộ là tiền giảm phân hai, giai đoạn ghép đôi đoạn tiếp hợp và tinh trùng nguyên sinh, các tinh trùng non Những giai đoạn tế bào mầm giống nhau này cũng đã được chứng minh là có nguy cơ lớn nhất với thử nghiệm tương tự với bệnh tinh hoàn lạc chỗ (tinh hoàn ẩn) 107,108

Qua nhiều nghiên cứu, cho thấy rằng tinh hoàn và sự sinh tinh nhạy cảm với nhiệt độ, điều đó được thấy rõ ở việc tinh hoàn được bảo vệ trong bìu nằm bên ngoài cơ thể và vị trí này đảm bảo mức nhiệt an toàn của nó phải dao động thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 2 o C đến 8 o C 109 để sự sinh tinh được diễn ra bình thường Sinh tinh là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau, do bản chất rất dễ bị tổn thương nên quá trình sinh tinh có thể bị gián đoạn bởi nhiều yếu tố, trong đó việc tiếp xúc với nhiệt độ cao ảnh hưởng mạnh đến quá trình này, cụ thể là có sự hiện diện của nhiều tế bào bị apoptosis 110 sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao Các nhà nghiên cứu tạo mô hình bằng cách cho tinh hoàn tiếp xúc với nguồn nhiệt đơn một cách nhanh chóng ở nhiệt độ từ 38 o C đến 42 o C 111 Mô hình này thực hiện khá đơn giản và ít tốn thời gian.

1.4.2 Mô hình gây suy sinh dục do đột biến gen

Chuột đột biến có thể thu thập được nhiều thông tin về đặc điểm tinh trùng 112 Trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản thì các yếu tố di truyền ước tính khoảng 60% 112 Có thể kể đến một số mô hình gây đột biến di truyền suy giảm sinh sản thực nghiệm trên động vật đã được thực hiện: đột biến gen tạo GnRH 113 ; đột biến làm mất thụ thể androgen 114 ; đột biến chuyển đoạn gen 115 ; đột biến do n-ethyl-n-nitrosourea 115 … Các mô hình gây suy sinh dục dựa trên phương pháp đột biến gen có đặc điểm bệnh lý tương tự trên người, phù hợp khi nghiên cứu suy sinh dục nguyên phát do bất thường trên gen 116,117

Mặc dù mô hình chuột đột biến có đặc điểm bệnh lý gần giống người, giúp nghiên cứu về cơ chế gây bệnh hiệu quả, nhưng chi phí cao của chúng là một hạn chế đáng kể Điều này làm cho mô hình này khó áp dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm sinh học.

1.4.3 Mô hình gây suy sinh dục bằng cách cắt bỏ 2 tinh hoàn

Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam đã sử dụng mô hình cắt 2 tinh hoàn để gây suy sinh dục Chuột được gây mê, cắt 2 tinh hoàn và để nghỉ 2 tuần trước khi thử thuốc 118,119 Mô hình này được thực hiện khá đơn giản, khảo sát được cơ chế gây thiếu hụt testosteron phù hợp với bệnh lý thiếu hụt testosteron do tinh hoàn tổn thương không hồi phục, phù hợp với những thử nghiệm thuốc trên những người bệnh suy sinh dục sau giải phẫu ung thư cắt 2 tinh hoàn… Tuy nhiên, mô hình này không phù hợp với đa số nguyên nhân gây suy sinh dục nam thứ phát trên lâm sàng do thuốc, do hóa chất hay môi trường…, không phù hợp để khảo sát tác động cải thiện các thông số tinh hoàn, tinh dịch đồ…của đối tượng thử nghiệm trên các bệnh lý suy sinh dục nam như vô tinh, thiểu tinh…

1.4.4 Mô hình gây suy sinh dục bằng hóa chất

Một số hóa chất hoặc thuốc có thể gây rối loạn hormon, giảm ham muốn, ức chế sinh tinh, rối loạn cương dương, từ đó dẫn đến việc rối loạn sinh sản.

Một số tác nhân hóa học/thuốc có thể tác động trực tiếp đến chức năng của tinh hoàn, dẫn đến giảm testosterone và các chỉ số sinh sản Các ví dụ điển hình bao gồm phức hợp ruthenium, dichloro-diphenyl trichlorothan, carbamazepin, amitriptylin, natri valproat, ethanol, cyclophosphamid, ethan dimethanesulfonat (EDS),

Trong đó, natri valproat (NV) là thuốc chống động kinh đa cơ chế, là lựa chọn đầu tiên cho điều trị các thể động kinh Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy

NV làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới theo hướng tác dụng vào trục hạ đồi - tuyến yênhoặc ảnh hưởng trực tiếp đến tinh hoàn, dẫn đến giảm chất lượng tinh dịch Bằng chứng về ảnh hưởng bất lợi của natri valproat đối với khả năng sinh sản đã được nhiều nghiên cứu đề cập NV làm giảm các thông số sinh sản, nồng độ hormon sinh sản, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở người và động vật thí nghiệm 131,132 NV gây teo tinh hoàn, mào tinh hoàn, túi tinh và tuyến tiền liệt 133 Từ đó, gây ảnh hưởng bất lợi đến các thông số sinh sản, giảm nồng độ hormon sinh dục 133-136 kèm theo sự gia tăng tổn thương oxy hóa đối với lipid và protein, làm cạn kiệt glutathion và giảm hoạt tính các enzym chống oxy hóa trên tinh hoàn và mào tinh 137 qua hệ quả làm tăng nồng độ malondialdehyd (MDA) 134,138 , tăng phản ứng acrosome hóa tinh trùng sớm, gây hiện tượng xơ hóa tinh hoàn 139 , thay đổi cấu trúc mô học, giảm mức độ thụ thể androgen của tinh hoàn và mào tinh hoàn trên động vật thử nghiệm 139

Sử dụng hóa chất nói chung hoặc natri valproat nói riêng gây suy sinh dục là phương pháp đơn giản, hợp với cơ chế gây suy sinh dục thứ phát nên được áp dụng rộng rãi tại các phòng thí nghiệm Bên cạnh đó trong mô hình này động vật thí nghiệm vẫn còn tinh hoàn, điều này giúp ích cho việc khảo sát mô học tinh hoàn, khảo sát tinh dịch đồ và tình trạng ADN phân mảnh tinh trùng.

1.4.5 Mô hình gây suy sinh dục bằng phóng xạ

Phóng xạ là một nguyên nhân khiến suy sinh dục thứ phát Trong vài thập kỷ gần đây, nhiều báo cáo đã xác nhận tác động tiêu cực của các loại bức xạ (gồm ion hóa và không ion hóa) đối với vô sinh nam Bức xạ ion hóa từ thiết bị y tế và xạ trị trong điều trị ung thư có liên quan với tình trạng phân mảnh ADN tinh trùng dẫn đến làm giảm chất lượng tinh trùng Các bức xạ không ion hóa từ điện thoại di dộng, wifi (Wireless fidelity - truyền tín hiệu bởi sóng vô tuyến thông qua việc kết nối không dây) và các nguồn phóng xạ khác cũng có tác động tiêu cực đáng kể đến khả năng sinh sản ở nam giới và tính toàn vẹn ADN của tinh trùng 140

Phóng xạ gamma làm giảm trọng lượng tinh hoàn và các cơ quan sinh dục phụ, thay đổi về mô học và hình thái của tinh hoàn, giảm tế bào mầm sinh dục 146 Nhiều mô hình gây suy sinh dục bằng phóng xạ được thực hiện với các nguồn phóng xạ khác nhau 141,142 Tinh hoàn là cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất bởi phóng xạ Tia gamma nguồn 60 Co (6 Gy) làm giảm tế bào Sertoli, tế bào Leydig, giảm tế bào mầm sinh dục 149 , làm phân mảnh ADN tinh trùng, gây stress oxy hóa dẫn đến suy sinh dục 150 Khi chiếu phóng xạ liều tích lũy 2 Gy trên chuột sau 7 ngày nồng độ MDA trong huyết thanh tăng trên 163 % so với nhóm bình thường 143,144 Tia X cũng gây tác động xấu lên chức năng sinh sản của động vật thí nghiệm 142 Ở liều xạ thấp có thể dẫn đến bế tinh (Azoospermia

- vô sinh do không có tinh trùng) tạm thời 145 Nguyên nhân, các tia phóng xạ gây tổn thương các tế bào Leydig, ảnh hưởng đến quá trình tạo thành testosteron. Phóng xạ cũng làm tổn thương tế bào Sertoli dẫn đến giảm sản xuất tinh trùng. Mức độ tổn thương sinh dục nam phụ thuộc vào liều lượng và số lần chiếu 146 Tổn thương tinh hoàn do phóng xạ cũng liên quan stress oxy hóa 144 , các biểu hiện suy sinh dục xuất hiện rõ ràng và nhanh chóng, gần giống với đặc điểm lâm sàng trên người Bên cạnh đó mô hình này cũng đánh giá mô học tinh hoàn,

Phân tích tình trạng phân mảnh ADN của tinh trùng bằng kỹ thuật tinh dịch đồ là một phương pháp hữu ích Tuy nhiên, do nguy cơ nhiễm xạ, kỹ thuật này chỉ có thể áp dụng trong các phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn bức xạ.

Giới thiệu chế phẩm nghiên cứu - Viên nang KS

Viên nang KS có nguồn gốc từ bài thuốc gia truyền của dòng họ Lý Cửu. Viên nang Kim sư (sau đây sẽ viết tắt là viên nang KS) chứa cao khô từ bốn loại thảo dược là lá Dâm dương hoắc (50%), Cửu thái tử - hạt Hẹ (20%), lá Đinh lăng (20%), lá Bạch quả (10%) Công dụng của bài thuốc này là hỗ trợ bổ thận giúp tăng cường sinh lực và khả năng sinh lý nam, hỗ trợ giảm nguy cơ mãn dục sớm ở nam giới Đối tượng sử dụng: dùng cho nam giới trong các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, yếu sinh lý, tiểu đêm nhiều lần, mãn dục sớm do chức năng thận kém Cách dùng: mỗi ngày uống 2-

3 lần, mỗi lần 2 viên Mỗi đợt nên dùng liên tục ít nhất 2-4 tuần và có thể tiếp tục sử dụng cho đến khi đạt kết quả tốt nhất (Hướng dẫn sử dụng - Phụ lục PL 2.2).

Viên nang KS chứa hỗn hợp 420 mg cao thuốc chiếm 82% theo tỷ lệ trên và tá dược, được đóng gói trong viên nang cứng số 0, màu đỏ, với khối lượng

trung bình khoảng 510 mg Chế phẩm được bào chế tại công ty TNHH Gpharm (công ty TNHH Giai Cảnh), theo sơ đồ quy trình bào chế mô tả tại Phụ lục PL

1.5.1 Một số kết quả thử nghiệm tiền lâm sàng của viên nang KS

Viên nang KS được chứng minh an toàn qua các nghiên cứu trên động vật Ở liều gấp 2 lần liều dùng hàng ngày trên người (3 viên/kg thể trọng chuột), viên nang KS không gây độc tính trên chuột nhắt sau 2 tháng sử dụng liên tục Thêm vào đó, ở liều gấp 6,66 lần liều dùng hàng ngày trên người (10 viên/kg thể trọng chuột), viên nang KS vẫn đảm bảo an toàn trong thời gian sử dụng kéo dài tương tự.

Các lô chuột thử nghiệm uống viên nang KS ở liều uống tương đương liều sử dụng mỗi ngày trên người (1 viên/kg và 3 viên/kg thể trọng chuột) sau

14 đến 30 ngày có sự gia tăng về thể trọng (ở liều 3 viên/kg thể trọng chuột), có tác dụng tăng lực - hồi phục sức khỏe và thể hiện tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục nam (tác dụng androgen) trên cơ địa bình thường như tăng nồng độ testosteron có trong huyết tương, tăng trọng lượng tinh hoàn, tăng hoạt tính đồng hóa protein và tăng trọng lượng túi tinh - tuyến tiền liệt 15 Đặc biệt là tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục nam của viên nang KS thể hiện khá điển hình trên chuột nhắt trắng suy sinh dục do cắt 2 tinh hoàn Cụ thể là viên nang KS đã phục hồi 50% sự suy giảm nồng độ testosteron trong huyết tương và giúp tăng trọng lượng túi tinh - tuyến tiền liệt 15

Kết quả nghiên cứu tiền đề cho thấy trong viên nang KS có các hợp chất flavonoid, saponin; trên sắc ký đồ, dịch chiết viên nang KS thể hiện các vết có màu sắc và giá trị Rf tương đồng với màu sắc và giá trị Rf của các vết thu được từ dịch chiết các dược liệu Dâm dương hoắc, Cửu thái tử, Đinh lăng, Bạch quả

33 đối chiếu và chuẩn bilobalid đối chiếu, có sự hiện diện của chuẩn quercetin và chuẩn acid oleanolic; hàm lượng flavonoid tổng số theo quercetin trung bình 24,6 ± 0,08 mg/g; hàm lượng saponin tổng số theo acid oleanolic trung bình 2,62 ± 0,063 mg/g; hàm lượng trung bình của bilobalid 8,15 mg/viên, icariin 0,47 mg/viên và epimedin C là 2,14 mg/viên (Phụ lục PL 2.1) 148 Viên nang KS đã được kiểm nghiệm tại Viện Vệ sinh – Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh cũng đạt tiêu chuẩn về giới hạn kim loại nặng và độ nhiễm khuẩn (Phụ lục PL 1.2 và PL 2.1).

1.5.2 Tác dụng của các thành phần trong viên nang KS theo lý luận YHCT

Bảng 1.1 Tác dụng dược lý của các vị thuốc trong viên nang KS theo YHCT

Tính vị, quy kinh Công năng, chủ trị

Vị cay, tính ấm, không độc 149 Quy kinh can, thận 150

Công năng: bổ thận dương, bền gân xương, trừ phong thấp, bổ Mệnh môn 151

Chủ trị: thận dương suy yếu, liệt dương, hoạt tinh, đau lưng, tiểu tiện không tự chủ, chân tay mềm yếu, tê thấp, dương nuy, phong hàn thấp tý, gân xương co quắp, chân tay tê bại, bán thân bất toại, phụ nữ tuyệt âm 151

Quy kinh phế, tỳ, thận 152

Công năng: bổ khí, lợi sữa, giải độc 151

Chủ trị: suy nhược cơ thể và thần kinh, kém phát dục, sưng

Tính vị, quy kinh Công năng, chủ trị tấy, sưng vú, cảm sốt, mụn nhọt, dị ứng mẩn ngứa, vết thương 152

Cửu thái tử - hạt Hẹ

Vị cay, ngọt, tính ấm, không độc

Công năng: bổ can thận, ấm lưng đầu gối, tráng dương, cố tinh 151

Chủ trị: dương nuy, di tinh, di niệu, bạch trọc, lưng gối yếu mềm đau nhức, khí hư 151

Vị ngọt đắng, tính bình 152 Quy kinh phế, thận 152

Công năng: liễm phế khí, định suyễn chỉ khái, súc tiểu tiện 152 Chủ trị: hen suyễn, đàm thấu, di tinh, lâm chứng, bạch đới, bạch trọc, tiểu tiện nhiều lần 152

Xét về tính vị, trong viên nang KS có 3/4 thành phần có vị ngọt (Đinh lăng, Cửu thái tử, Bạch quả), 2/4 thành phần có vị cay (Dâm dương hoắc, Cửu thái tử) và 1/4 có vị đắng (Bạch quả); 2/4 thành phần có tính ấm (Dâm dương hoắc, Cửu thái tử) và 2/4 thành phần có tính bình (Bạch quả, Đinh lăng) Tính vị chung của chế phẩm là vị ngọt, hơi cay, tính ấm.

Xét về quy kinh, trong viên nang KS có 4/4 thành phần quy kinh thận (Dâm dương hoắc, Đinh lăng, Cửu thái tử, Bạch quả), 2/4 thành phần quy kinh can (Dâm dương hoắc, Cửu thái tử), 2/4 thành phần quy kinh phế (Đinh lăng, Bạch quả) và 1/4 thành phần quy kinh tỳ (Đinh lăng) Như vậy, đa số các vị thuốc trong chế phẩm quy vào kinh thận.

Từ công năng của 4 vị thuốc thành phần, có thể thấy viên nang KS bao gồm các tác dụng chính là bổ thận tráng dương, ích tinh, liễm phế khí, mạnh cân cốt Chủ trị chung là chữa thận dương suy yếu, liệt dương, đau lưng, tiểu tiện không tự chủ, chân tay mềm yếu, tê thấp Với tính vị quy kinh và công năng của các vị thuốc thành phần mô tả trong bảng 1.1, theo lý luận YHCT có thể nhận định về khuynh hướng tác dụng của viên nang KS là ôn bổ thận dương hoặc ôn thận nạp khí, có khả năng phù hợp với bệnh cảnh thận dương hư hoặc thận khí hư.

1.5.3 Tác dụng của các thành phần trong viên nang KS theo hóa học và dược lý hiện đại

Bảng 1.2 Tác dụng dược lý của các vị thuốc trong viên nang KS theo YHHĐ

Hoạt chất/ thành phần hóa học

Tác dụng dược lý YHHĐ

(magnoflorin), sterol, vitamin E, tannin, acid béo, tinh dầu… 153

Tăng testosteron, tăng cường miễn dịch Tăng lưu lượng động mạch vành và mạch máu não, hạ áp, giãn mạch, cải thiện vi tuần hoàn, long đờm, giảm ho, hen, cải thiện rối loạn chức năng tinh hoàn, chống oxy hóa, cải thiện chức năng tuyến tiền liệt 153

Chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, sốt, thấp khớp, đau lưng, ho, tiểu ít, tiêu hóa kém, mụn nhọt, tăng khả năng di động tinh trùng 157

Kích thích tình dục, dùng chữa xuất tinh sớm, di tinh, di niệu, niệu huyết, đau lưng, đau khớp, khí hư 154

Tăng tuần hoàn máu não, chống oxy hóa, chữa hen suyễn, dị ứng, suy giảm trí tuệ ở người già, ù tai, nghe kém, khập khiễng cách hồi do thiếu máu cục bộ 153,158 , kháng viêm 74 , ức chế men aromata 159

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu thực nghiệm theo mô hình trên động vật, không can thiệp và đánh giá trong quá trình theo dõi.

Đối tượng nghiên cứu

Viên nang KS đóng trong nang số 0 màu đỏ, trung bình 510 mg/viên (trong đó chứa 420 mg cao chiết dược liệu, chiếm 82%), bao gồm: lá Dâm dương hoắc (50%); Cửu thái tử - hạt Hẹ (20%); lá Đinh lăng (20%); lá Bạch quả (10%) Được sản xuất bởi Công ty TNHH Gpharm (Công ty TNHH Giai Cảnh), đạt tiêu chuẩn chất lượng 148 và kết quả kiểm nghiệm (Phụ lục PL 1.2 và

Hình 2.1 Viên nang KS Trong nghiên cứu này sử dụng 2 lô viên nang KS: Lô 61/2013, ngày sản xuất 22/6/2013, hạn dùng 22/6/2016, số đăng ký 10023/2010/YT-CNTC; lô 51/2016, ngày sản xuất 05/12/2016, hạn dùng 11/2019, số đăng ký 10569/2016/ATTP-XNCB Nhà sản xuất (Gpharm) được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm - Bộ Y tế (số 341/2013/ATTP-CNĐK ngày 03/6/2013 và số 000405 ngày 14/4/2016) (Phụ lục PL 2.2)

Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

Khi sử dụng cho các thử nghiệm dược lý, các viên nang được tháo bỏ vỏ nang, cân trọng lượng bột viên của 10 viên và lấy khối lượng trung bình của 01 viên Bột viên được hòa trong nước cất và được cho uống hàng ngày vào các thời điểm theo bố trí thí nghiệm Động vật thử nghiệm

Chuột nhắt trắng phái đực, chủng Swiss albino, khỏe mạnh, trưởng thành 6-8 tuần tuổi, trọng lượng trung bình 20 - 25 g, mua tại Viện Pasteur Thành phố

Hồ Chí Minh hoặc Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang cung cấp Chuột được nuôi ổn định ít nhất một tuần trước khi bắt đầu thí nghiệm để làm quen với môi trường phòng thí nghiệm (27 ± 2 o C), sử dụng máy điều hòa nhiệt độ trong suốt thời gian thí nghiệm Kích thích âm thanh và mùi ở phòng thí nghiệm được hạn chế ở mức thấp nhất để tránh thay đổi nội tiết tố Trong suốt quá trình nghiên cứu, động vật thí nghiệm được nuôi bằng thức ăn chuẩn mua tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, nước uống tự do.

Thời gian - Địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: từ 10/2014 đến 12/2019 Địa điểm nghiên cứu:

- Phòng thí nghiệm Y dược Cổ truyền, khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh;

- Phòng Thí nghiệm bộ môn Mô – Phôi – Giải phẫu bệnh, Khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh;

- Trung tâm Y sinh học phân tử, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh;

- Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Cỡ mẫu nghiên cứu

Chuột được chia ngẫu nhiên thành các nhóm theo hàm Roundup và Rank trong MS Excel 2013 Mỗi nhóm có 6-10 chuột, tùy thuộc vào từng thí nghiệm Trong mỗi thí nghiệm, số lượng mẫu của tất cả các nhóm đều bằng nhau.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

Dụng cụ – Hóa chất – Phương pháp nghiên cứu

Tên thiết bị Nhà sản xuất Nước sản xuất

Máy li tâm Universal 320R Hettich Đức

Tủ lạnh âm sâu -80 o C Panasonic Nhật Bản

Hệ thống máy cắt microm HM 325 Thermo scientific Hoa Kỳ

Hệ thống xử lý mô tự động STP120 Microm Đức

Máy làm lạnh block mô đúc Thermo scientific Hoa Kỳ

Máy cắt mô lát mỏng Thermo scientific Hoa Kỳ

Hệ thống máy đúc – bàn lạnh histostar Thermo scientific Hoa Kỳ

Cân phân tích MS-TS 2 số lẻ Mettler Toledo Thụy sĩ

Cân phân tích CP 224S 4 số lẻ Sartorius Đức

Cân phân tích SPS6001F 1 số lẻ Ohaus Hoa Kỳ

Máy đọc ELISA Biotek Elx808 BioTek Hoa Kỳ

Máy đọc ELISA OD 450 nm IRE 96 SFRI Pháp

Máy rửa khay vi thể tự động BioTek Hoa Kỳ

Nguồn xạ gamma 60 Co Issledavachel Nga

Máy sinh hóa bán tự động Screen master 3000

Máy đo tự động công thức máu 20 thông số RT-7600

Kính hiển vi 2 mắt CXL 9135006 Labomed Ấn Độ

Kính hiển vi 2 mắt CX43 Olympus Nhật Bản

Micropipette Thermo scientific Hoa Kỳ

Buồng đếm Neubauer cải tiến Marienfeld Đức

Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

Tên Nhà sản xuất Nước sản xuất

Bộ kit testosteron, FSH, LH

Natri Buffer Formalin 10% Cancer diagnotic Inc Hoa Kỳ

Hematoxylin Cancer diagnotic Inc Hoa Kỳ

Eosin Cancer diagnotic Inc Hoa Kỳ

Nigrosin Cancer diagnotic Inc Hoa Kỳ

Ferticult Flushing Medium FertiPro Bỉ

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

2.5.3 Sơ đồ nội dung nghiên cứu

Tính an toàn của phác đồ uống kết hợp viên nang KS với testosteron trên chuột nhắt trắng đực sau

14 và 60 ngày trên một số chỉ số sinh hóa và huyết học Ảnh hưởng của phác đồ kết hợp

KS + Tes/ mô hình chuột cắt 2 tinh hoàn

1.Khảo sát liều uống NV gây suy sinh dục 2.Ảnh hưởng của phác đồ kết hợp KS + Tes/ mô hình chuột uống NV

1.Khảo sát liều chiếu xạ 60 Co gây suy sinh dục

2.Ảnh hưởng của phác đồ kết hợp KS + Tes/ mô hình chuột chiếu 60 Co

Chỉ tiêu theo dõi: Thể trọng, nồng độ testosteron, trọng lượng tinh hoàn, túi tinh – tuyến tiền liệt, cơ nâng hậu môn

Chỉ số huyết học, hàm lượng glucose, cholesterol, creatinin,

Chỉ tiêu theo dõi: Nồng độ testosteron, protein toàn phần, thể trọng, trọng lượng túi tinh – tuyến tiền liệt, cơ nâng hậu môn

Chỉ tiêu theo dõi: Nồng độ testosteron, trọng lượng tinh hoàn, túi tinh – tuyến tiền liệt, cơ nâng hậu môn, mô học tinh hoàn, đặc điểm tinh trùng, phân mảnh ADN

Chỉ tiêu theo dõi: Nồng độ testosteron, FSH, LH, trọng lượng tinh hoàn, túi tinh – tuyến tiền liệt, cơ nâng hậu môn, mô học tinh hoàn, đặc điểm tinh trùng, phân mảnh ADN

Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

2.5.4.1 Liều thử nghiệm viên nang KS và testosteron

Liều thử nghiệm trên chuột nhắt trắng được quy đổi từ liều dự kiến sử dụng trên người, cụ thể là mỗi ngày uống 5 viên (trung bình) cho 60kg thể trọng (theo thể trọng trung bình của nam giới Việt Nam) Quy đổi này dựa trên giả định người dùng sẽ uống 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 viên.

- Liều bột viên tính theo thể trọng: 510 mg x 5 viên/60 kg = 42,5 mg/kg thể trọng

- Liều có hiệu quả tương đương trên chuột nhắt trắng: 42,5 mg/kg x 11,76 (*hệ số ngoại suy quy đổi từ liều của người sang chuột nhắt trắng) = 499,8 mg/kg 15,119

Như vậy, đối với viên nang KS chọn liều 510 mg/kg, tương đương với 1 viên/kg (KS 1v), liều 2 viên/kg (KS 2v) và liều testosteron là 1-2 mg/kg dựa trên kết quả nghiên cứu tiền đề 15

2.5.4.2 Đánh giá tính an toàn của phác đồ kết hợp viên nang KS với testosteron trên chuột nhắt đực Ảnh hưởng của phác đồ kết hợp viên nang KS đối với nồng độ testosteron, protein toàn phần và trọng lượng cơ quan sinh dục của chuột bình thường

Khảo sát sự thay đổi nồng độ testosteron, trọng lượng cơ quan sinh dục của chuột đực sau 14 ngày uống kết hợp viên nang KS với testosteron:

Chuột được chia ngẫu nhiên thành 6 lô (mỗi lô 10 chuột): Lô BT (uống nước cất), lô KS1 (uống viên nang KS liều 1 viên/kg), lô KS1 + Tes1 (uống viên nang KS liều 1 viên/kg + testosteron liều 1 mg/kg), lô KS1 + Tes2 (uống viên nang KS liều 1 viên/kg + testosteron liều 2 mg/kg) và lô Tes1 (uống testosteron liều 1 mg/kg), lô Tes2 (uống testosteron liều 2 mg/kg)

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

Bảng 2.1 Bố trí thí nghiệm khảo sát sự thay đổi hoạt tính androgen của chuột đực sau 14 ngày uống kết hợp viên nang KS với testosteron

KS1 + Tes1 10 KS 1 viên/kg + testosteron 1 mg/kg KS1 + Tes2 10 KS 1 viên/kg + testosteron 2 mg/kg Tes1 10 Testosteron 1 mg/kg

Tes2 10 Testosteron 2 mg/kg Các lô chuột được cho uống với thể tích cho uống là 10 ml/kg thể trọng chuột, liên tục trong 14 ngày, uống một lần vào buổi sáng Với 2 lô kết hợp, cho chuột uống lần lượt viên nang KS (bột viên pha trong nước) trước, ngay sau đó uống testosteron (pha trong dầu oliu) Sau 14 ngày, gây ngạt chuột bằng

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của CaCl2 lên hệ trục vùng dưới đồi - tuyến yên - tinh hoàn, các chỉ tiêu sau đã được xác định: nồng độ testosteron huyết tương (đo ở bước sóng OD 450 nm), nồng độ protein toàn phần trong huyết tương (xác định bằng phương pháp Biuret), trọng lượng tinh hoàn, túi tinh - tuyến tiền liệt, cơ nâng hậu môn, và sự thay đổi trọng lượng cơ thể của chuột.

Phương pháp định lượng testosteron

Nguyên lý: Định lượng nồng độ testosteron bằng phương pháp ELISA dựa trên sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể Kháng thể được phủ là kháng thể đơn dòng, kháng thể phát hiện là kháng thể đa dòng Cơ chất được thêm vào, bị phân hủy bởi enzyme và tạo tín hiệu màu Thông qua cường độ màu biết được nồng độ kháng nguyên/kháng thể cần phát hiện

Phương pháp tiến hành theo Phụ lục 7

Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

Sơ đồ 2.1: Quy trình thí nghiệm khảo sát sự thay đổi hoạt tính androgen của chuột đực sau 14 ngày uống kết hợp viên nang KS với testosteron

Phương pháp định lượng protein toàn phần bằng phương pháp Biuret

Nguyên lý: Dựa vào sự tương tác của ion Cu 2+ với protein trong dung dịch kiềm, sản phẩm thu được có độ hấp thụ cực đại ở bước sóng 545 nm

Phương pháp tiến hành: Pha loãng mẫu thử bằng dung dịch nước muối sinh lý đến hàm lượng thích hợp trong khoảng đường chuẩn Pha dung dịch chuẩn bằng dung dịch nước muối sinh lý (không ít hơn 3 nồng độ) có hàm lượng trong khoảng từ 0,5 mg/mL đến 10 mg/mL Dùng dung dịch nước muối sinh lý làm mẫu trắng Lấy một thể tích dung dịch mẫu thử, thêm đồng lượng dung dịch natri hydroxyd 60 g/l, lắc đều Ngay lập tức cho thuốc thử biuret với lượng bằng 0,4 lần thể tích dung dịch mẫu thử và lắc nhanh Để yên ở nhiệt độ phòng 15 phút Trong vòng 90 phút sau khi cho thuốc thử biuret, đo mật độ quang của mẫu thử ở bước sóng 545 nm Song song tiến hành với mẫu trắng và mẫu chuẩn Dựa vào đường chuẩn tính ra nồng độ protein có trong mẫu thử Pha thuốc thử biuret: hòa tan 3,46 g đồng sulfat trong 10 ml nước cất nóng, để Ổn định 1 tuần

Gây mê = CO 2 Lấy máu tim, bóc tách tinh hoàn, TT-TTL, CNHM

- Trọng lượng tinh hoàn, TT-TTL, CNHM

- Hàm lượng protein toàn phần

Uống thuốc liên tục 14 ngày

Lô BT: uống nước cất lúc 8 giờ

Lô KS1: uống KS 1 viên/kg lúc 8 giờ;

Lô KS1+Tes1: uống KS 1 viên/kg và testosteron 1mg/kg lúc 8 giờ;

Lô KS1+Tes2: uống KS 1 viên /kg và testosteron 2 mg/kg lúc 8 giờ;

Lô Tes1: uống testosteron 1 mg/kg lúc 8 giờ;

Lô Tes2: uống testosteron 2 mg/kg lúc 8 giờ;

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

47 nguội (dung dịch A) Hòa tan 34,6 g natri citrat và 20 g natri carbonat khan vào

80 ml nước cất nóng, để nguội (dung dịch B) Trộn dung dịch A và B, thêm nước cất vừa đủ 200 ml Dùng trong 6 tháng, không dùng nếu thấy vẩn đục hoặc có tủa 152

Khảo sát sự thay đổi nồng độ testosteron, trọng lượng cơ quan sinh dục của chuột đực sau 60 ngày uống kết hợp viên nang KS với testosteron

Chuột được chia ngẫu nhiên thành 6 lô, mỗi lô 6 chuột: Lô BT (nước cất), lô KS1 (uống viên nang KS 1 viên/kg), lô KS1 + Tes1 (uống viên nang KS 1 viên/kg với testosteron 1 mg/kg), lô KS1 + Tes2 (uống viên nang KS 1 viên/kg với testosteron 2 mg/kg) và lô Tes1 (uống testosteron 1 mg/kg), lô Tes2 (uống testosteron 2 mg/kg) Testosteron 2 mg/kg là liều có tác dụng hướng androgen 15 Bảng 2.2 Bố trí thí nghiệm khảo sát sự thay đổi hoạt tính androgen, một số chỉ tiêu huyết học và sinh hóa của chuột đực sau 60 ngày uống kết hợp viên nang

KS1 + Tes1 6 KS 1 viên/kg + testosteron 1 mg/kg KS1 + Tes2 6 KS 1 viên/kg + testosteron 2 mg/kg

Chuột được cho uống với thể tích cho uống là 10 ml/kg thể trọng chuột, liên tục trong 60 ngày, uống vào buổi sáng Với 2 lô kết hợp, cho chuột uống lần lượt viên nang KS (bột viên pha trong nước) trước, ngay sau đó uống testosteron (pha trong dầu oliu) Sau 60 ngày, gây ngạt chuột bằng CO2, giải phẫu quan sát đại thể gan, thận, tim, lấy máu tim chuột

Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

Các chỉ tiêu theo dõi: Nồng độ testosteron trong huyết tương (theo quy trình của bộ kit được cung cấp bởi hãng Human, Đức); nồng độ protein toàn phần trong huyết tương được xác định bằng phương pháp Biuret; chỉ số huyết học (Bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, hematocrit, hemoglobin), sinh hóa (Chức năng gan: AST, ALT; chức năng thận: Creatinin; các thông số sinh hóa khác: Cholesterol, glucose); trọng lượng tinh hoàn, túi tinh - tuyến tiền liệt, cơ nâng hậu môn; thể trọng chuột trước và sau thí nghiệm Các thông số về sinh hóa gan, thận được xác định theo hướng dẫn của các bộ kit định lượng (hãng Human Co., Đức) và được đo bằng máy sinh hóa bán tự động Screen Master 3000 (Ý)

Sơ đồ 2.2: Quy trình thí nghiệm khảo sát sự thay đổi hoạt tính androgen, một số chỉ tiêu huyết học và sinh hóa của chuột đực sau 60 ngày uống kết hợp viên nang KS với testosteron

Ngày 1 N=6 con/lô Thể trọng

Uống thuốc liên tục 60 ngày

Gây mê = CO 2 Lấy máu tim, bóc tách tinh hoàn, TT-TTL, CNHM

- Hàm lượng glucose, cholesterol, creatinine, AST, ALT, protein toàn phần

- Trọng lượng tinh hoàn, TT-TTL, CNHM

Lô BT: uống nước cất lúc 8 giờ

Lô KS1: uống KS 1 viên/kg lúc 8 giờ;

Lô KS1+Tes1: uống KS 1 viên/kg và testosteron 1mg/kg lúc 8 giờ;

Lô KS1+Tes2: uống KS 1 viên /kg và testosteron 2 mg/kg lúc 8 giờ;

Lô Tes1: uống testosteron 1 mg/kg lúc 8 giờ;

Lô Tes2: uống testosteron 2 mg/kg lúc 8 giờ; Ổn định 1 tuần

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

2.5.4.3 Khảo sát sự thay đổi nồng độ testosteron của chuột nhắt trắng đực cắt 2 tinh hoàn khi cho uống đồng thời viên nang KS với testosteron

Gây mô hình động vật bị suy sinh dục bằng cách cắt 2 tinh hoàn

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Chuột nhắt trắng đực, chủng Swiss albino được mua tại Viện Pasteur

Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Viện Vắc xin và Sinh phẩm Nha Trang Chuột được nuôi cho ăn uống, trong điều kiện ổn định của phòng thí nghiệm Các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn Quy trình tuân thủ nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu trên động vật Kết thúc thí nghiệm chuột được an tử bằng khí CO2

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

KẾT QUẢ

Sự thay đổi nồng độ testosteron của chuột nhắt trắng đực cắt 2 tinh hoàn khi cho uống đồng thời viên nang KS với testosteron 15 ngày

3.2.1 Ảnh hưởng của phác đồ kết hợp viên nang KS với testosteron đối với nồng độ testosteron của chuột nhắt trắng đực sau 15 ngày cắt 2 tinh hoàn

Nồng độ testosteron trong huyết tương của cả 2 lô kết hợp không khác biệt so với lô bình thường (p > 0,05) Lô uống kết hợp viên nang KS 1 viên/kg với testosteron 1 mg/kg có nồng độ testosteron tăng so với lô bệnh lý (p = 0,009

< 0,05), không khác biệt so với lô KS1 (p > 0,05) Như vậy, phác đồ kết hợp KS1 + Tes1 thể hiện tác dụng hồi phục nồng độ testosteron, nhưng không làm testosteron tăng quá mức bình thường

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

Bảng 3.11 Nồng độ testosteron (ng/mL) huyết tương của chuột nhắt đực đã cắt

2 tinh hoàn sau 15 ngày thử nghiệm

Lô n Nồng độ testosteron (ng/mL) huyết tương

** p < 0,01 so với lô BT (Student ‘t-test);

*** p < 0,001 so với lô BT (Student ‘t-test);

# p < 0,05 so với lô BL (Student ‘t-test);

## p < 0,01 so với lô BL (Student ‘t-test);

### p < 0,001 so với lô BL (Student ‘t-test); a p < 0,05 so với lô testosteron tương ứng (Student ‘t-test)

3.2.2 Ảnh hưởng của phác đồ kết hợp viên nang KS với testosteron đối với trọng lượng túi tinh – tuyến tiền liệt, cơ nâng hậu môn của chuột nhắt trắng đực sau 15 ngày cắt 2 tinh hoàn

Trọng lượng túi tinh và tuyến tiền liệt ở lô kết hợp viên nang KS với testosteron giảm hoặc tăng tùy thuộc vào liều lượng testosteron sử dụng Lô kết hợp viên nang KS với testosteron 1 viên/kg tăng trọng lượng túi tinh và tuyến tiền liệt so với lô bệnh lý, trong khi lô kết hợp viên nang KS với testosteron 2 viên/kg lại giảm trọng lượng so với lô bình thường Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể giữa các lô kết hợp với nhau và trọng lượng túi tinh - tuyến tiền liệt của lô kết hợp viên nang KS với testosteron 2 viên/kg thấp hơn so với lô chỉ uống testosteron.

2 mg/kg (p < 0,05), không khác biệt so với lô KS1 (p > 0,05)

Trọng lượng cơ nâng hậu môn ở cả 2 lô kết hợp không khác biệt so với lô bình thường (p > 0,05) Ở cả 2 lô kết hợp viên nang KS 1 viên/kg với testosteron 1 mg/kg và viên nang KS 1 viên/kg với testosteron 2 mg/kg tăng so với lô bệnh lý (p < 0,05 và p < 0,01) Giữa các lô kết hợp không khác biệt so

Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn. với nhau (p > 0,05) và cũng không khác biệt so với lô chỉ uống testosteron 2 mg/kg và lô KS1 (p > 0,05)

Bảng 3.12 Trọng lượng túi tinh - tuyến tiền liệt, cơ nâng hậu môn (mg%) của chuột nhắt đực đã cắt 2 tinh hoàn sau 15 ngày thử nghiệm

Lô n Trọng lượng cơ quan của chuột (mg%)

Túi tinh - tuyến tiền liệt Cơ nâng hậu môn

* p < 0,05 so với lô BT (Student ‘t-test);

*** p < 0,001 so với lô BT (Student ‘t-test);

# p < 0,05 so với lô BL (Student ‘t-test);

## p < 0,01 so với lô BL (Student ‘t-test);

### p < 0,001 so với lô BL (Student ‘t-test); a p < 0,05 so với lô testosteron tương ứng (Student ‘t-test)

3.2.3 Ảnh hưởng của phác đồ kết hợp viên nang KS với testosteron đối với nồng độ protein toàn phần của chuột nhắt đực sau 15 ngày cắt 2 tinh hoàn

Nồng độ protein toàn phần ở cả 2 lô kết hợp không khác biệt so với lô bình thường (p > 0,05) Nồng độ protein toàn phần của lô uống kết hợp KS 1 viên/kg với testosteron 2 mg/kg lại tăng so với lô bệnh lý (p < 0,001), nhưng thấp hơn lô uống testosteron liều 2 mg/kg (p = 0,025 < 0,05) và gần với trị số của lô chuột bình thường (p > 0,05), không khác biệt so với lô KS1 (p > 0,05)

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

Bảng 3.13 Nồng độ protein toàn phần (g/dL) huyết tương của chuột nhắt đực đã cắt tinh hoàn sau 15 ngày thử nghiệm

Lô n Nồng độ protein (g/dL) sau 15 ngày thử nghiệm

** p < 0,01 so với lô BT (Student ‘t-test);

### p < 0,001 so với lô BL (Student ‘t-test); a p < 0,05 so với lô uống testosteron tương ứng (Student ‘t-test)

3.2.4 Ảnh hưởng của phác đồ kết hợp viên nang KS với testosteron đối với thể trọng của chuột nhắt trắng đực sau 15 ngày cắt 2 tinh hoàn

Bảng 3.14 Thể trọng (g) chuột trước và sau thử nghiệm 15 ngày cắt 2 tinh hoàn

Thể trọng (g) chuột Trước thử nghiệm Sau 15 ngày

Thể trọng chuột sau 15 ngày uống thuốc ở cả 2 lô kết hợp không khác biệt so với lô bình thường và các lô còn lại cùng thời điểm (p > 0,05) Như vậy, phác đồ kết hợp viên nang KS với testosteron không ảnh hưởng đến thể trọng động vật thí nghiệm

Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

Sự thay đổi nồng độ testosteron, hình thái mô học tinh hoàn, đặc điểm

3.3.1 Khảo sát khoảng liều gây suy sinh dục của natri valproat

3.3.1.1 Thể trọng của chuột nhắt cho uống các liều NV trước và sau 35 ngày thí nghiệm

Sau 35 ngày, thể trọng chuột ở 2 lô uống natri valproat liều cao (NV 750 mg/kg, NV 1000 mg/kg) thấp hơn lô bình thường (p = 0,01 và p = 0,002 < 0,05) Như vậy, natri valproat liều 750 và 1000 mg/kg làm giảm thể trọng chuột nhắt đực sau uống liên tục 35 ngày

Bảng 3.15 Thể trọng (g) của chuột nhắt cho uống các liều NV trước và sau 35 ngày thí nghiệm

Lô n Thể trọng (g) của chuột

Trước thí nghiệm Sau 35 ngày

* p < 0,05 so với lô BT cùng thời điểm (Student ‘t-test);

** p < 0,05 so với lô BT cùng thời điểm (Student ‘t-test)

3.3.1.2 Ảnh hưởng của natri valproat lên trọng lượng tinh hoàn

So với chuột bình thường, trọng lượng tinh hoàn của chuột nhắt đực giảm dần khi tăng liều natri valproat, bắt đầu từ liều NV 250 mg/kg giảm (p = 0,013

< 0,05), ở các mức liều cao hơn (500, 750 và 1000 mg/kg) thì sự giảm trọng lượng tinh hoàn càng rõ rệt hơn (p < 0,001)

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

Bảng 3.16 Trọng lượng tinh hoàn (mg%) của chuột nhắt cho uống các liều NV sau 35 ngày thí nghiệm

Lô n Trọng lượng tinh hoàn (mg%)

* p < 0,05 so với lô BT (Student ‘t-test);

*** p < 0,001 so với lô BT (Student ‘t-test)

3.3.1.3 Ảnh hưởng của natri valproat lên đặc điểm tinh trùng chuột

Bảng 3.17 Mật độ (10 6 /mL), tỷ lệ di động (%) và tỷ lệ sống (%) của tinh trùng chuột cho uống các liều NV sau 35 ngày thí nghiệm

Lô n Mật độ (10 6 /mL) Tỷ lệ di động (%) Tỷ lệ sống (%)

** p < 0,01 so với lô BT (Student ‘t-test);

*** p < 0,001 so với lô BT (Student ‘t-test)

Natri valproat làm giảm đáng kể mật độ tinh trùng, tỷ lệ di động và tỷ lệ tinh trùng sống Ở liều 750 mg/kg, mật độ tinh trùng chỉ còn 0,14 x 10 6 /mL (p < 0,01) và ở lô NV 1000 mg/kg thì hầu như không còn tinh trùng (p < 0,001) Từ mức liều 750 mg/kg trở lên, tinh trùng hoàn toàn không di động (p < 0,001) Tương tự, tỷ lệ tinh trùng sống ở lô NV 750 mg/kg cũng giảm mạnh đến mức

Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

8,1% (p = 0,003 < 0,01), đến liều 1000 mg/kg thì không còn tinh trùng sống (p

Lô NV 500 mg/kg có mật độ giảm còn 69,5%, tỷ lệ di động giảm còn 36,9% và tỷ lệ sống giảm còn 36,3% so với lô BT Ở các lô NV 750 mg/kg, 1000 mg/kg có những chỉ số về mức 0, không còn khả năng hồi phục Nên chọn liều

NV 500 mg/kg để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo

3.3.1.4 Ảnh hưởng của natri valproat lên mô học tinh hoàn

So với lô bình thường (A), lô NV 100 mg/kg (B) và NV 200 mg/kg (C) có hình thái tinh hoàn và ống sinh tinh không khác biệt đáng kể, Tuy nhiên, bắt đầu có sự giảm tinh trùng bên trong lòng ống sinh tinh, tế bào mầm sinh dục, mô ống sinh tinh có các tế bào Sertoli bao quanh các tinh bào tạo nên, tế bào

Leydig liên kết giữa các ống dẫn tinh (C) Ở lô NV 500 mg/kg (D), ống sinh tinh bắt đầu co lại và biến dạng Trong lòng ống sinh tinh vẫn có tinh trùng, tế bào kẽ Leydig, tế bào Sertoli nhưng số lượng ít và giảm hơn so với lô bình thường (A) Với lô NV 750 mg/kg (E) và lô NV 1000 mg/kg (F) ống sinh tinh biến dạng rõ và cấu trúc bên trong ống sinh tinh gần như bị phá hủy hoàn toàn so với lô bình thường (A) Tinh trùng không còn xuất hiện trong lòng ống sinh tinh, các tế bào ống sinh tinh bên trong tinh hoàn trở nên rời rạc, thiếu liên kết do giảm tế bào Leydig

Như vậy, ở liều 500 mg/kg, 750 mg/kg, 1000 mg/kg, natri valproat gây tổn thương cấu trúc biểu mô bên trong tinh hoàn Trong đó, mức liều 500 mg/kg đã làm giảm các chỉ số tinh trùng, thay đổi hình thái mô học tinh hoàn (p < 0,05) Tuy nhiên, ở lô NV 500 mg/kg, mật độ tinh trùng chuột còn khoảng 70%, tỷ lệ tinh trùng di động còn khoảng 37%, tỷ lệ sống của tinh trùng khoảng 16,6% so với lô bình thường; sự thay đổi hình thái mô học tinh hoàn cùng chỉ mới bắt đầu và chuột có thể có khả năng hồi phục Vì thế, liều 500 mg/kg được

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

77 chọn để thực hiện khảo sát tác dụng của viên nang KS và phác đồ kết hợp KS với testosteron trong các thực nghiệm tiếp theo

Hình 3.1 Mô học tinh hoàn chuột ở các liều NV sau 35 ngày (Nhuộm HE, X40)

Ghi chú: lô BT (hình A), lô NV 100 mg/kg (hình B), lô NV 250 mg/kg (C), lô NV 500 mg/kg (D), lô NV 750 mg/kg (E), lô NV 1000 mg/kg (F)

Bảng 3.18 Đánh giá mô học tinh hoàn chuột ở các liều NV sau 35 ngày theo thang điểm Johnsen

Tinh trùng/ống sinh tinh Điểm Johnsen

Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

Chọn liều NV 500 mg/kg do tổn thương tinh hoàn nhưng vẫn còn tinh trùng để khảo sát tinh dịch đồ ở nghiên cứu tiếp theo

3.3.2 Ảnh hưởng của phác đồ kết hợp viên nang KS với testosteron trên chuột nhắt đực suy sinh dục sau 35 ngày uống natri valproat 500 mg/kg

3.3.2.1 Ảnh hưởng của phác đồ kết hợp viên nang KS với testosteron đối với nồng độ testosteron (ng/mL) trong huyết tương của chuột nhắt trắng đực sau 35 ngày uống natri valproat 500 mg/kg

Nồng độ testosteron huyết tương của hai lô kết hợp giảm so với lô bình thường và tăng so với lô bệnh lý (p < 0,01) Tuy nhiên, nồng độ testosteron giữa hai lô kết hợp không có sự khác biệt (p > 0,05) và cũng tương đương với lô chỉ uống viên nang KS (p > 0,05).

Như vậy, phác đồ kết hợp KS với testosteron không làm tăng nồng độ testosteron huyết tương theo hướng hiệp lực trên chuột nhắt đực suy sinh dục bởi natri valproat

Bảng 3.19 Khảo sát sự thay đổi nồng độ testosteron (ng/mL) của chuột nhắt sau 35 ngày uống natri valproat 500 mg/kg

Lô n Testosteron (ng/mL) So với BT So với BL

** p < 0,01 so với lô BT (Student ‘t-test);

## p < 0,01 so với lô BL (Student ‘t-test)

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

3.3.2.2 Ảnh hưởng của phác đồ kết hợp viên nang KS với testosteron đối với thể trọng (g) của chuột nhắt trắng đực trước và sau 35 ngày uống natri valproat 500 mg/kg

Bảng 3.20 Khảo sát sự thay đổi thể trọng (g) chuột nhắt trước và sau 35 ngày uống natri valproat 500 mg/kg

Trước thử nghiệm Sau 35 ngày

* p < 0,05 so với lô BT (Student ‘t-test);

# p < 0,05 so với lô BL (Student ‘t-test)

Sau 35 ngày, thể trọng chuột ở cả 2 lô uống kết hợp đều giảm so với lô bình thường (p < 0,05) và mặc dù có tăng nhưng không khác biệt so với lô bệnh lý (p >0,05) Thể trọng giữa 2 lô kết hợp không khác biệt nhau (p > 0,05) và cũng không khác biệt so với 2 lô chỉ uống viên nang KS (p > 0,05)

3.3.2.3 Ảnh hưởng của phác đồ kết hợp viên nang KS với testosteron đối với trọng lượng tinh hoàn, túi tinh – tuyến tiền liệt, cơ nâng hậu môn (g) của chuột nhắt trắng đực sau 35 ngày uống natri valproat 500 mg/kg

Trọng lượng tinh hoàn của cả 2 lô kết hợp đều giảm so với lô bình thường (p < 0,05) và đều tăng hơn so với lô bệnh lý (p < 0,05) Trọng lượng tinh hoàn giữa 2 lô kết hợp không khác biệt nhau (p > 0,05) và cũng không khác biệt so với 2 lô chỉ uống viên nang KS (p > 0,05)

Trọng lượng túi tinh – tuyến tiền liệt của cả 2 lô kết hợp đều giảm so với lô bình thường (p < 0,05) và đều tăng hơn so với lô bệnh lý (p < 0,05) Trọng

Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn. lượng túi tinh – tuyến tiền liệt giữa 2 lô kết hợp không khác biệt nhau (p > 0,05) và cũng không khác biệt so với 2 lô chỉ uống viên nang KS (p > 0,05) Trong đó lô uống kết hợp viên nang KS 1 viên/kg với testosteron 1 mg/kg cao hơn so với các lô còn lại

Trọng lượng cơ nâng hậu môn của cả 2 lô kết hợp đều giảm so với lô bình thường (p < 0,05) và đều tăng hơn so với lô bệnh lý (p < 0,05) Trọng lượng cơ nâng hậu môn giữa 2 lô kết hợp không khác biệt nhau (p > 0,05) và cũng không khác biệt so với 2 lô chỉ uống viên nang KS (p > 0,05)

Bảng 3.21 Khảo sát sự thay đổi trọng lượng tinh hoàn, túi tinh – tuyến tiền liệt, cơ nâng hậu môn (mg%) chuột đực sau 35 ngày uống natri valproat 500 mg/kg

Lô n Trọng lượng cơ quan của chuột (mg%)

Tinh hoàn Túi tinh – tuyến tiền liệt

KS1 6 60,8 ± 4,4 *# 98,4 ± 10,4 *# 88,3 ± 4,3 *# KS2 6 53,8 ± 4,5 *# 87,0 ± 6,4 *# 81,4 ± 4,2 *# KS1 + Tes1 6 60,3 ± 3,0 *# 139,5 ± 15,7 *# 97,4 ± 16,2 *# KS2 + Tes1 6 43,0 ± 2,6 *# 86,0 ± 14,2 *# 87,1 ± 6,8 *#

* p < 0,05 so với lô BT (Student ‘t-test);

# p < 0,05 so với lô BL (Student ‘t-test)

Sự thay đổi nồng độ testosteron, hình thái mô học tinh hoàn, đặc điểm tinh trùng, tình trạng ADN phân mảnh của chuột nhắt đực suy sinh dục bởi 60 Co khi cho uống đồng thời viên nang KS với testosteron 07 ngày

4.1 Tính an toàn của phác đồ uống kết hợp viên nang KS với testosteron trên chuột nhắt trắng đực sau 14 và 60 ngày trên một số chỉ số sinh hóa và huyết học

Các thuốc cổ truyền có nguồn gốc từ dược liệu từ lâu đã được sử dụng trên thế giới để phòng ngừa và điều trị bệnh Trước đây, khi nền y dược học chưa phát triển, người ta cho rằng việc sử dụng các dược liệu theo kinh nghiệm dân gian là an toàn và không có độc tính Tuy nhiên, các khảo sát gần đây đã chỉ ra các tác dụng bất lợi của nhiều dược liệu Điều này cũng làm tăng mối lo ngại về các độc tính tiềm ẩn, có thể xuất hiện khi sử dụng ngắn ngày hay dài ngày Vì vậy việc đánh giá độc tính của bất kỳ dược liệu hay chế phẩm dùng làm thuốc nào trước khi áp dụng trên lâm sàng là điều không thể thiếu Đây là bằng chứng an toàn trước khi sử dụng trên người bệnh Các nghiên cứu độc tính thường được thực hiện là nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trường diễn Nghiên cứu độc tính cấp, độc tính bán trường diễn của viên nang KS đã được thực hiện 15,148 Như vậy, ở trong các nghiên cứu tiền đề thì viên nang KS an toàn Còn ở nghiên cứu này đánh giá tính an toàn trên phác đồ kết hợp viên nang KS với testosteron trên chuột bình thường trong thời gian ngắn (14 ngày) và thời gian dài (60 ngày) Chọn liều viên nang KS và testosteron dựa vào nghiên cứu tiền đề 15

Androgen là hormon sinh dục nam, có vai trò trong sự hình thành các đặc tính sinh dục nam, thử nghiệm xác định hoạt tính androgen được xem là bước sàng lọc để đánh giá ảnh hưởng của thuốc thử đến chức năng sinh dục nam Các chỉ tiêu để xác định hoạt tính androgen là sự gia tăng nồng độ testosteron trong huyết tương, tăng trọng lượng của túi tinh - tuyến tiền liệt và tăng trọng lượng của cơ nâng hậu môn của chuột nhắt đực bình thường Kết quả cho thấy, lô uống testosteron 1 mg/kg, lô uống viên nang KS liều 1 viên/kg

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

BÀN LUẬN

Tác dụng tăng nồng độ testosteron, điều hòa FSH, LH, tăng trọng lượng tinh hoàn, túi tinh – tuyến tiền liệt, cơ nâng hậu môn, cải thiện hình thái mô học tinh hoàn, đặc điểm tinh trùng, giảm tình trạng phân mảnh

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

ADN tinh trùng của chuột nhắt đực suy sinh dục bởi 60 Co khi cho uống đồng thời viên nang KS với testosteron 07 ngày

4.4.1 Xác định liều chiếu xạ gây suy sinh dục chuột đực bằng 60 Co

Suy sinh dục làm giảm chức năng sinh sản, mức độ ham muốn, gây loãng xương, đau lưng, nguy cơ tim mạch… Nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn quá trình sản xuất testosteron 25,26 Hiện tại trong và ngoài nước đã có nghiên cứu để tạo mô hình suy sinh dục bằng nhiều phương pháp khác nhau để mô phỏng các tác nhân từ đó tìm hiểu về cơ chế gây bệnh Đối với suy sinh dục nguyên phát thì nguyên nhân xuất phát chủ yếu từ sự tổn thương tinh hoàn, khi vùng này bị tổn thương thì ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, làm giảm tế bào Leydig, tế bào Sertoli Từ đó, tinh hoàn giảm tiết testosteron, làm nồng độ testosteron trong máu giảm đáng kể Như vậy, cần xây dựng mô hình trên động vật theo xu hướng gây bệnh suy sinh dục tác động vào tinh hoàn Vũ Mạnh Hùng và cộng sự đã nghiên cứu mô hình gây suy sinh dục chuột bằng cách tác động nhiệt lên tinh hoàn (nước sôi 43 0 C) 180 , Nguyễn Phương Dung và cộng sự cũng thực hiện nghiên cứu trên chuột suy sinh dục bằng cách cắt bỏ 2 tinh hoàn 14 , nhưng những phương pháp này có thể làm nhiễm trùng tinh hoàn, có thể gây tử vong cho chuột, ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu Ngoài ra đối với cơ chế bệnh thứ phát, các nhà nghiên cứu đã tạo mô hình bằng cách tiêm thuốc, cho uống thuốc để tác động lên vùng hạ đồi – tuyến yên gây suy sinh dục (như natri valproat…) Trong khi đó, tia phóng xạ gamma 60 Co ngoài có tác dụng chẩn đoán và chữa bệnh trong y học, tiệt trùng thực phẩm, bảo quản thực phẩm còn ảnh hưởng đến cơ thể người khi tiếp trực tiếp liều cao hoặc tiếp xúc lâu dài, gây ra một số bệnh không mong muốn trên cơ thể, cụ thể là ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ở nam giới Nguồn xạ gamma Co-60 Issledavachel, hoạt độ của nguồn 300Ci, suất liều 0,20 kGy/giờ là một trong những tác nhân gây đột biến, tác động lên nhiều hệ cơ quan khác nhau, trong đó có tinh hoàn Alexander

Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

D và cộng sự đã thử nghiệm tia phóng xạ nguồn 60 Co trên chuột bằng liều chiếu tổng 7 Gy, kết quả cho thấy rằng sau 7 ngày chiếu xạ, thể trọng, trọng lượng tinh hoàn, nồng độ testosteron trong huyết tương chuột giảm đáng kể so với lô bình thường 143 Như vậy, có thể thấy tia phóng xạ gamma nguồn 60 Co có thể gây suy sinh dục theo cơ chế tương tự như suy sinh dục ở nam giới Chính vì vậy, trong nghiên cứu này đã sử dụng tia phóng xạ gamma nguồn 60 Co để làm tác nhân gây suy sinh dục trên chuột nhắt trắng đực chủng Swiss albino để mô phỏng suy sinh dục trên nam giới Tia phóng xạ gamma có thể làm phân mảnh ADN tinh trùng cũng như gây stress oxy hóa từ đó gây suy sinh dục 181 Mô hình chiếu xạ này có ưu điểm hơn so với cắt 2 tinh hoàn do đây là một trong những nguyên nhân thường gặp trên lâm sàng, có thể khảo sát được tinh hoàn và tinh dịch đồ

Việc chọn lựa các mức liều chiếu xạ để thử nghiệm theo các nghiên cứu trước đây Các nghiên cứu này cho thấy liều chiếu xạ được sử dụng với nhiều nguồn phát xạ, liều, thời gian và trên các đối tượng khác nhau Đối với nghiên cứu này, chọn các mức liều chiếu xạ từ thấp đến cao 4 Gy 164 , 5 Gy, 6 Gy, 7

Gy 146,165 , 8 Gy 164,166 để chọn ra liều tối ưu nhất có tác dụng gây suy sinh dục

Từ đó làm các thí nghiệm tiếp theo

Thể trọng chuột ở các lô chiếu xạ sau 7 ngày đều tăng so với trước khi chiếu xạ Tuy nhiên, ở lô chiếu xạ liều thấp (4 – 6 Gy) thể trọng chuột tăng đều, nhưng không đạt ý nghĩa thống kê so với lô bình thường Mặc khác, lô chiếu xạ 7 Gy thì thể trọng chuột tăng nhưng không bằng lô bình thường Các lô chiếu xạ liều 4 – 8 Gy có trọng lượng tinh hoàn đều giảm so với lô chứng (không chiếu xạ) Tuy nhiên, lô 8 Gy trọng lượng chuột dường như không tăng lên đáng kể so với lúc trước khi chiếu xạ Điều này có thể thấy rằng, sau khi chiếu xạ 7 ngày thì thể trạng của chuột bị yếu dần, chiếu xạ liều càng cao thì thể trạng yếu càng nhiều, dẫn đến trọng lượng có tăng nhưng không nhiều Tiêu chí về

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

125 hình thái tinh trùng cho thấy rằng tỷ lệ tinh trùng bình thường giảm dần từ lô bình thường đến lô 8 Gy và đều đạt ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Nồng độ testosteron ở các lô chiếu xạ đều giảm so với lô bình thường, điều này chứng tỏ rằng tia phóng xạ đã ảnh hưởng lên tinh hoàn chuột làm rối loạn quá trình sản xuất testosteron Ở lô 8 Gy nồng độ testosteron xuống rất thấp (0,02 ng/mL) Bên cạnh đó, nồng độ LH và nồng độ FSH tăng dần từ lô bình thường đến lô 8

Gy (p < 0,05) Như vậy, tia phóng xạ đã ảnh hưởng đến tinh hoàn của chuột nhắt trắng đực, làm cho nồng độ testosteron, nồng độ FSH và LH bị rối loạn

Trong nghiên cứu này thực hiện chiếu xạ chuột ở các liều chiếu khác nhau từ 4 – 8 Gy để so sánh với lô đối chứng (không chiếu xạ) Kết quả thu được từ nghiên cứu này cho thấy, trọng lượng chuột cũng như trọng lượng cơ quan sinh dục đều giảm so với lô đối chứng, kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác 165 Ngoài ra, các tế bào Sertoli, tế bào Leydig, tế bào mầm sinh tinh đều giảm so với lô chuột không chiếu xạ và điều này làm giảm nồng độ testosteron trong huyết thanh, kéo theo nồng độ FSH và LH trong huyết thanh tăng lên cao so với lô đối chứng Bên cạnh đó, liều chiếu xạ càng cao thì nồng độ testosteron càng thấp, làm cho gia tăng nồng độ FSH và LH trong huyết tương Đối với mô học tinh hoàn thì nghiên cứu này sử dụng thang điểm Johnsen cải tiến để phân loại tổn thương mô học tinh hoàn Dựa vào mức độ tổn thương quá trình sinh tinh và mô học tinh hoàn, xếp mức độ tổn thương mô học tinh hoàn thứ tự điểm từ cao xuống thấp 162,163 Mô học tinh hoàn ở những lô chiếu xạ đều có sự khác biệt so với lô đối chứng (không chiếu xạ) Các lô chiếu xạ đều có ống sinh tinh biến dạng tăng dần theo liều chiếu Ở những liều chiếu xạ

4 – 6 Gy có suy giảm các loại tế bào trong lòng ống sinh tinh, tuy nhiên sự thay đổi này không đáng kể, đạt 8 - 9 điểm theo thang điểm Johnsen Ở lô chiếu xạ

7 Gy, các tế bào Leydig, tế bào Sertoli và tế bào mầm nguyên sinh đều có sự

Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Liều chiếu xạ 8 Gy gây tổn thương nặng nề trên tinh hoàn chuột, làm giảm đáng kể số lượng tinh trùng và số lượng tế bào Sertoli, tế bào mầm sinh tinh và tế bào Leydig Đa số tinh trùng có hình dạng bất thường, đạt 2-3 điểm theo thang điểm Johnsen Nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu trên chuột tiếp xúc với tia phóng xạ nguồn 60Co với liều tích lũy 7 Gy, cho thấy trọng lượng chuột giảm đáng kể sau 7 ngày chiếu xạ.

Như vậy, có thể thấy có thể nhận thấy rằng tia phóng xạ gamma nguồn

60Co có khả năng gây suy sinh dục cho chuột đực gần giống với bệnh suy sinh dục do tổn thương tinh hoàn ở nam giới Xét về mô học tinh hoàn của liều chiếu xạ 7 Gy thì tinh trùng trong lòng ống sinh tinh giảm mạnh, ít tinh trùng có hình dạng bất thường so với lô chứng sinh lý Còn ở lô 8 Gy còn rất ít tinh trùng trong lòng ống sinh tinh, đa số là tinh trùng có hình dạng bất thường Ở những lô chiếu xạ thấp hơn (4 Gy, 5 Gy, 6 Gy) thì sự thay đổi về các chỉ tiêu đánh giá suy sinh dục dường như không đổi so với lô đối chứng (không chiếu xạ) Vì thế, chọn chiếu xạ 60 Co liều 7 Gy cho các thử nghiệm dược lý đánh giá tác dụng của viên nang KS và phác đồ kết hợp KS với testosteron

4.4.2 Tác dụng tăng nồng độ testosteron, điều hòa FSH, LH, tăng trọng lượng tinh hoàn, túi tinh – tuyến tiền liệt, cơ nâng hậu môn, cải thiện hình thái mô học tinh hoàn, đặc điểm tinh trùng, giảm tình trạng phân mảnh ADN tinh trùng của chuột nhắt đực suy sinh dục bởi 60 Co liều 7 Gy khi cho uống đồng thời viên nang KS với testosteron 07 ngày

Kết quả cho thấy rằng, thể trọng chuột cũng như trọng lượng cơ quan sinh sản đều giảm so với lô đối chứng, kết quả này phù hợp với nghiên cứu khác 171 Ngoài ra, các tế bào Sertoli, tế bào Leydig, tế bào mầm sinh tinh đều

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

127 giảm so với lô chuột không chiếu xạ và làm giảm nồng độ testosteron trong huyết tương, kéo theo nồng độ FSH và LH trong huyết tương tăng lên cao so với lô đối chứng Nồng độ hormon testosteron, FSH, LH là các chỉ số quan trọng trong việc phân biệt cũng như đánh giá tình trạng suy sinh dục, sự thay đổi nồng độ cao hay thấp cho biết rõ tác dụng bảo vệ của KS đối với động vật thí nghiệm Liều chiếu xạ càng cao thì nồng độ testosteron càng thấp, làm cho gia tăng nồng độ FSH và LH trong huyết tương 171 Kết quả cho thấy nồng độ testosteron của chuột ở lô bệnh lý giảm mạnh so với lô bình thường và lô uống testosteron 2 mg/kg (p < 0,05) Nồng độ testosteron của chuột trong các lô chỉ uống viên nang KS (1 viên/kg, 2 viên/kg) và viên nang KS 1 viên/kg kết hợp Testosteron 1 mg/kg có dấu hiệu hồi phục nhiều hơn so với lô bệnh lý (p < 0,05), nhưng vẫn thấp hơn lô bình thường (p < 0,05) Riêng lô uống kết hợp viên nang KS 2 viên/kg với testosteron 1 mg/kg thì nồng độ testosteron tăng so với lô bệnh lý và các lô uống viên nang KS còn lại (p < 0,05) và tương đương lô uống testosteron 2 mg/kg, mặc dù liều testosteron đã giảm một nửa Như vậy, phác đồ uống kết hợp viên nang KS 2 viên/kg với testoteston 1 mg/kg mang lại hiệu quả hiệp đồng trong việc hồi phục nồng độ testosteron huyết tương của chuột nhắt nhưng không tăng cao quá mức, có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn Nồng độ FSH tỷ lệ thuận với trình trạng suy sinh dục, nồng độ FSH càng cao thì mức độ suy sinh dục càng nặng Nồng độ FSH ở lô bệnh lý cao hơn so với lô bình thường, các lô uống viên nang KS và lô uống testosteron 2 mg/kg (p < 0,05) Cụ thể là nồng độ FSH lô phóng xạ liều 7 Gy cao hơn so với lô bình thường và cao hơn so với các lô uống viên nang KS và lô uống testosteron 2 mg/kg Nồng độ FSH ở lô bình thường thấp hơn các lô uống viên nang KS và lô uống testosteron 2 mg/kg (p < 0,05) Giữa các lô uống viên nang KS và lô uống testosteron 2 mg/kg có sự chệnh lệch nồng độ FSH

Lô uống liều KS 2 viên/kg với testosteron 1 mg/kg có nồng độ FSH thấp nhất

Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử

Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

(1,145 ng/mL) so với các lô còn lại và lô có nồng độ cao nhất trong các lô uống viên nang KS là lô uống viên nang KS 1 viên/kg (1,512 ng/mL) Cũng như FSH, nồng độ LH càng cao thì mức độ suy sinh dục càng nặng Nồng độ LH ở lô chiếu xạ liều 7 Gy cao hơn lô bình thường, các lô uống viên nang KS và lô uống testosteron 2 mg/kg Nồng độ LH ở lô 7 Gy cao gấp 2,3 lần so với lô bình thường (p < 0,05) Nồng độ LH ở các lô uống viên nang KS và lô uống testosteron 2 mg/kg cao hơn lô bình thường (p < 0,05) Lô uống viên nang KS

1 viên/kg có nồng độ LH cao nhất (4,124 ng/mL) trong các lô uống viên nang

KS và lô uống testosteron 2 mg/kg Lô kết hợp KS 2 viên/kg với testosteron 1 mg/kg có nồng độ LH thấp nhất là 2,514 ng/mL Sau 7 ngày uống viên nang

Ngày đăng: 03/06/2024, 14:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Harman SM. Baltimore Longitudinal Study of Aging. Longitudinal effects of aging on serum total and free testosterone levels in healthy men.Baltimore Longitudinal Study of Aging. J Clin Endocrinol Metab. 2001; 86:724-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Clin Endocrinol Metab
2. Mulligan T, Frick MF, Zuraw QC, Stemhagen A, McWhirter C. Prevalence of hypogonadism in males aged at least 45 years: the HIM study.International journal of clinical practice. 2006; 60(7): 762-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International journal of clinical practice
3. Travison TG, Araujo AB, Kupelian V, O’Donnell AB, McKinlay JB. The relative contributions of aging, health, and lifestyle factors to serum testosterone decline in men. The Journal of Clinical Endocrinology &amp;Metabolism. 2007; 92(2): 549-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of Clinical Endocrinology & "Metabolism
4. Morley JE, Kaiser FE, Perry Iii HM, et al. Longitudinal changes in testosterone, luteinizing hormone, and follicle-stimulating hormone in healthy older men. Metabolism. 1997; 46(4): 410-3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Metabolism
5. Dandona P, Rosenberg MT. A practical guide to male hypogonadism in the primary care setting. International journal of clinical practice. 2010; 64(6):682-96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International journal of clinical practice
7. Surampudi P, Swerdloff RS, Wang C. An update on male hypogonadism therapy. Expert opinion on pharmacotherapy. 2014; 15(9): 1247-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Expert opinion on pharmacotherapy
8. Bhasin S, Brito JP, Cunningham GR, et al. Testosterone therapy in men with hypogonadism: an Endocrine Society clinical practice guideline. The Journal of Clinical Endocrinology &amp; Metabolism. 2018; 103(5): 1715-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism
9. Chuang HL, Bharath Kumar V, Day CH, et al. Epimedium promotes steroidogenesis by CREB activation‐mediated mitochondrial fusion in endosulfan treated leydig cells. Environmental Toxicology. 2021; 36(9): 1873- 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environmental Toxicology
10. Smith SJ, Lopresti AL, Teo SYM, Fairchild TJ. Examining the effects of herbs on testosterone concentrations in men: A systematic review. Advances in Nutrition. 2021; 12(3): 744-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Advances in Nutrition
11. Qureshi A, Naughton DP, Petroczi A. A systematic review on the herbal extract Tribulus terrestris and the roots of its putative aphrodisiac and performance enhancing effect. Journal of dietary supplements. 2014; 11(1): 64- 79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of dietary supplements
12. Henkel RR, Wang R, Bassett SH, et al. Tongkat Ali as a potential herbal supplement for physically active male and female seniors—a pilot study.Phytotherapy Research. 2014; 28(4): 544-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phytotherapy Research
13. Trần Công Luận, Nguyễn Thị Thu Hương, Trần Mỹ Tiên. Nghiên cứu tác dụng hướng sinh dục nam của Ba kích. Tạp chí Y học Tp.Hồ Chí Minh.2012; 1: 192-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học Tp.Hồ Chí Minh
14. Nguyễn Phương Dung, Nguyễn Thái Dương. Đánh giá tác dụng hướng sinh dục nam của cao chiết Tả quy ẩm trên chuột nhắt trắng. Tạp chí Y học Tp.Hồ Chí Minh. 2015; 19(05): 67-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học Tp.Hồ Chí Minh
15. Trần Mỹ Tiên, Nguyễn Thị Thu Hương. Khảo sát độc tính, tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục nam và tác dụng tăng lực của viên Kim Sư (Chế phẩm phối hợp Dâm dương hoắc, Cửu thái tử, Đinh lăng, Bạch quả) trên thực nghiệm. Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh. 2014; 18(1): 114-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh
16. Burnett AL N. R. CD, Liu JX, Demas GE, Klein SL, Kriegsfeld LJ, Dawson VL, Dawson TM, Snyder SH Nitric oxide-dependent penile erection in mice lacking neuronal nitric oxide synthase. Mol Med. 1996;2(3):288-96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mol Med
17. European Association of Urology. EAU Guidelines on Sexual and Reproductive Health. European 2022:11-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: EAU Guidelines on Sexual and Reproductive Health
18. Wu FC, Tajar A, Beynon JM, et al. Identification of late-onset hypogonadism in middle-aged and elderly men. The New England journal of medicine. Jul 8 2010; 363(2): 123-35. doi:10.1056/NEJMoa0911101 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The New England journal of medicine
19. Zarotsky V, Huang MY, Carman W, et al. Systematic literature review of the risk factors, comorbidities, and consequences of hypogonadism in men.Andrology. Nov 2014; 2(6): 819-34. doi:10.1111/andr.274 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Andrology
20. Araujo AB, Dixon JM, Suarez EA, Murad MH, Guey LT, Wittert GA. Clinical review: Endogenous testosterone and mortality in men: a systematic review and meta-analysis. The Journal of clinical endocrinology and metabolism. Oct 2011; 96(10): 3007-19. doi:10.1210/jc.2011-1137 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of clinical endocrinology and metabolism
21. Haring R, Vửlzke H, Steveling A, et al. Low serum testosterone levels are associated with increased risk of mortality in a population-based cohort of men aged 20-79. European heart journal. Jun 2010; 31(12): 1494-501.doi:10.1093/eurheartj/ehq009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: European heart journal

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w