Có nhiều tài liệu đãđịnh nghĩa nhập khẩu theo nhiều góc độ khác nhau.Theo Khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005 khái niệm nhập khẩu hàng hóađược định nghĩa: “Nhập khẩu hàng hóa là việc h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG
NGÔI SAO VIỆT
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023
Giảng viên hướng dẫn : ThS Trần Thị Xuân Viên
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Nam
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG
NGÔI SAO VIỆT
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023
Giảng viên hướng dẫn : ThS Trần Thị Xuân Viên
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Nam
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài khóa luận là một kết quả nghiên cứu độc lập dưới sự
hướng dẫn của giảng viên ThS Trần Thị Xuân Viên Các nội dung nghiên cứu, kếtquả trong bài là hoàn toàn trung thực Những số liệu phục vụ cho việc phân tích,nhận xét, đánh giá được thu thập từ các nguồn khác nhau và có ghi rõ nguồn thamkhảo
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm vềnội dung bài báo cáo của mình
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 11 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Nam
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận “Hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Kỹ thuậtHàng không Ngôi Sao Việt” tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô trongban giám hiệu Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh, các giảngviên Khoa Quản trị kinh doanh cùng toàn thể giảng viên Trường Đại học Côngthương Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức nền tảng vànhững kỹ năng cần thiết để hoàn thiện khóa luận này
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ThS Trần Thị XuânViên - giảng viên hướng dẫn chuyên ngành Kinh doanh quốc tế là người đã hướngdẫn, chỉ dạy và cho tôi những lời khuyên cũng như bài học kinh nghiệm hữu ích đểtôi hoàn thành bài khóa luận
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, tập thể các anh, chịtrong Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt, đặc biệt là các anh, chị
bộ phận Cung ứng và kho đã tận tình hỗ trợ, hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành bàikhóa luận này
Mặc dù, đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện khóa luận nhưng do trình độchuyên môn còn hạn chế trong quá trình nghiên cứu cá nhân tôi còn gặp nhiều khókhăn và không tránh khỏi những sai sót Vì vậy tôi rất mong nhận được những ýkiến đóng góp, phản hồi từ phía thầy, cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.Cuối cùng tôi xin kính chúc toàn thể quý thầy, cô dồi dào sức khỏe, thànhcông trong công việc và cuộc sống
Kính chúc Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt đạt đượcnhiều thắng lợi và phát triển hơn nữa
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 11 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Nam
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Nam MSSV : 2036200103
TP Hồ Chí Minh, ngày… tháng 11 năm 2023
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ST
1 CAAV Cục Hàng không Việt Nam - Civil Aviation Authority of
Vietnam
2 HAWB Vận đơn của người gom hàng - House Airway Bill
3 IATA Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế - International Air
Transport Association
4 IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế - International Monetary Fund
5 ITA Cục Quản lý Thương mại Quốc tế - International Trade
Administration
6 L/C Thư tín dụng - Letter of credit
7 LNST Lợi nhuận sau thuế
8 LNTT Lợi nhuận trước thuế
9 MSDS Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất - Material safety data sheet
10 NĐ-CP Nghị định - Chính phủ
11 VSAE Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt -
Vietstar Aero Engineering Joint Stock Company
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH Ả
Hình 2 1: Logo Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt 42
YDANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 1: Quy trình nhập khẩu hàng hóa 19
Sơ đồ 1 2: Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 26
Sơ đồ 2 1: Cơ cấu tổ chức của VSAE 44
Sơ đồ 2 2: Quy trình nhập khẩu phụ tùng máy bay tại VSAE 53
Sơ đồ 2 3: Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu phụ tùng máy bay tại VSAE 57
DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu đồ 2 1: Tình hình tăng trưởng doanh thu, chi phí, lợi nhuận sau thuế của VSAE giai đoạn 2020 - 2022 49
Biểu đồ 2 2: Thị trường nhập khẩu phụ tùng máy bay của VSAE giai đoạn 2020-2022 52
Biểu đồ 2 3: Cơ cấu phụ tùng máy bay nhập khẩu giai đoạn 2020-2022 63
Biểu đồ 2 4: Biến động giá dầu thô thế giới qua các năm 69
YDANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của VSAE giai đoạn 2020 – 2022 48
Bảng 2 2: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của VSAE giai đoạn 2020 - 2022 50
Bảng 2 3: Nhân sự tham gia vào hoạt động nhập khẩu phụ tùng máy bay 51
Bảng 2 4: Thị trường nhập khẩu của VSAE giai đoạn 2020-2022 52
Bảng 2 5: Sản lượng phụ tùng máy bay nhập khẩu của VSAE giai đoạn 62
Bảng 2 6: Cơ cấu phụ tùng máy bay nhập khẩu của VSAE giai đoạn 63
Bảng 2 7: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch nhập khẩu phụ tùng máy bay 65
Bảng 2 8: Tỷ lệ tuân thủ chất lượng đối với phụ tùng máy bay nhập khẩu 66
Bảng 2 9: Ma trận IFE của VSAE 72
Bảng 2 10: Ma trận EFE của VSAE 73
Bảng 2 11: Ma trận SWOT 74
Trang 8MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 5
1.1 Một số khái niệm 5
1.1.1 Khái niệm nhập khẩu 5
1.1.2 Khái niệm phụ tùng máy bay 5
1.1.3 Bộ chứng từ trong hoạt động nhập khẩu 6
1.1.4 Hợp đồng nhập khẩu 12
1.2 Đặc điểm, chức năng và vai trò của hoạt động nhập khẩu 13
1.2.1 Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu 13
1.2.2 Chức năng của hoạt động nhập khẩu 15
1.2.3 Vai trò của hoạt động nhập khẩu 15
1.3 Các hình thức nhập khẩu 17
1.3.1 Nhập khẩu trực tiếp 17
1.3.2 Nhập khẩu ủy thác 17
1.3.3 Buôn bán đối lưu 18
1.3.4 Tạm nhập tái xuất 18
1.3.5 Nhập khẩu gia công 18
1.4 Quy trình nhập khẩu hàng hóa 19
1.4.1 Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh 19
1.4.2 Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu 21
1.4.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 25
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu 31
1.5.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 31
1.5.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 32
1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động nhập khẩu 37
1.6.1 Sản lượng nhập khẩu 37
1.6.2 Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu 37
1.6.3 Thủ tục nhập khẩu 37
1.6.4 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch nhập khẩu 38
1.6.5 Tỷ lệ tuân thủ chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu 38
1.7 Bài học kinh nghiệm trong nước và nước ngoài 39
Trang 91.7.1 Các nghiên cứu tại Việt Nam 39
1.7.2 Các nghiên cứu nước ngoài: 40
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 41
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG NGÔI SAO VIỆT 42
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt 42
2.1.1 Thông tin chung 42
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 42
2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh - dịch vụ 43
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 44
2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt giai đoạn 2020 – 2022 48
2.2 Thực trạng hoạt động nhập khẩu phụ tùng máy bay của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt giai đoạn 2020-2022 50
2.2.1 Thực trạng nhân sự tham gia hoạt động nhập khẩu phụ tùng máy bay 51
2.2.2 Thực trạng thị trường nhập khẩu phụ tùng máy bay 52
2.2.3 Thực trạng quy trình nhập khẩu phụ tùng máy bay tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt 53
2.3 Đánh giá hoạt động nhập khẩu phụ tùng máy bay của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt 61
2.3.1 Sản lượng phụ tùng máy bay nhập khẩu 61
2.3.2 Cơ cấu phụ tùng máy bay nhập khẩu 62
2.3.3 Thủ tục nhập khẩu phụ tùng máy bay 64
2.3.4 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch nhập khẩu 65
2.3.5 Tỷ lệ tuân thủ chất lượng đối với phụ tùng máy bay nhập khẩu 66
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu phụ tùng máy bay của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt 67
2.4.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 67
2.4.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 68
2.5 Ma trận IFE, EFE, SWOT 72
2.5.1 Ma trận các yếu tố bên trong - IFE 72
2.5.2 Ma trận các yếu tố bên ngoài - EFE 73
Trang 102.5.3 Ma trận SWOT 74
2.6 Đánh giá chung về hoạt động nhập khẩu phụ tùng máy bay tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt 75
2.6.1 Ưu điểm 75
2.6.2 Hạn chế 76
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 78
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG NGÔI SAO VIỆT 79
3.1 Định hướng, mục tiêu và cơ sở đề xuất giải pháp 79
3.1.1 Định hướng 79
3.1.2 Mục tiêu 79
3.1.3 Cơ sở đề xuất giải pháp 80
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu phụ tùng máy bay tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt 80
3.2.1 Tăng cường tuyển dụng nguồn nhân lực 80
3.2.2 Tối ưu quá trình lựa chọn nhà cung ứng 80
3.2.3 Tăng cường trao đổi thông tin, hợp tác giữa các bộ phận để nâng cao hiệu quả dự báo nhu cầu phụ tùng cần nhập khẩu 81
3.2.4 Thuê đơn vị giao nhận trong các công đoạn phức tạp 81
3.2.5 Chú trọng công tác thống kê, lưu trữ thông tin sau khi nhập khẩu 81
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 82
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, xu hướng tự do hóa thương mại đang mở rộng với sự tham gia củahầu hết các quốc gia (ở nhiều mức độ khác nhau), thể hiện ở việc tham gia và ký kếtcác hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương, các định chế và tổ chức
đa phương, các cam kết về tự do hóa thương mại, đầu tư… Việt Nam đã và đangchủ động tích cực hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Theo báo cáo của tổ chứcnghiên cứu thị trường Fitch Solutions, Việt Nam đứng thứ 5 châu Á và đứng thứ 20thế giới về độ mở của nền kinh tế [CITATION VnE22 \l 1066 ], để có được kết quảnày đóng vai trò rất lớn từ hoạt động nhập khẩu Nhập khẩu đóng vai trò quan trọngtrong việc cung cấp nguồn nguyên liệu thô cho sản xuất trong nước, đồng thời lànguồn công nghệ và tư liệu sản xuất của nền kinh tế, nhập khẩu giúp nâng cao năngsuất, hiệu quả lao động và đổi mới công nghệ Thông qua việc nhập khẩu kiến thức
và công nghệ mới được áp dụng vào nền kinh tế, giúp nâng cao năng lực sản xuất
và cuối cùng là tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế (Maitra, 2020)
Ngành hàng không Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với số lượng tàu baykhai thác tăng qua từng năm Theo hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) kể
từ khi dỡ bỏ hạn chế đi lại do dịch Covid-19, Việt Nam hiện dẫn đầu ngành hàngkhông với chỉ số phục hồi nhanh nhất thế giới và là thị trường hàng không tăngtrưởng nhanh thứ 5 thế giới, dự kiến đạt 150 triệu hành khách vận tải hàng khôngvào năm 2035 [CITATION Adm22 \l 1033 ] Theo Cục Hàng không Việt Nam(CAAV), trong 6 tháng đầu năm 2023, các sân bay Việt Nam đã phục vụ 34,7 triệuhành khách tăng 49,6% so với cùng kỳ 2022, thị trường hàng hóa ước đạt 483 nghìntấn, dự báo trong các tháng cuối năm, thị trường hàng không sẽ tiếp tục hồi phụcvới tốc độ hồi phục của thị trường sẽ nhanh hơn các tháng đầu năm 2023[CITATION Nam23 \l 1033 ] Điều này kéo theo nhu cầu về phụ tùng, linh kiệnthay thế để bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay ngày càng lớn Hơn nữa, đa số linh kiệnmáy bay hiện nay chưa thể sản xuất trong nước nên việc nhập khẩu sẽ góp phần duytrì hoạt động khai thác ổn định của tàu bay, phục vụ nhu cầu của các hãng hàngkhông Ngoài ra việc nhập khẩu phụ tùng, linh kiện tàu bay cũng góp phần thúc đẩyphát triển ngành công nghiệp hàng không trong nước, tạo tiền đề cho việc chuyểngiao công nghệ sản xuất trong tương lai
Trang 12Tuy nhiên, hiện nay hoạt động nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩuphụ tùng máy bay nói riêng của các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn donhiều nguyên nhân Thứ nhất là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xuất nhậpkhẩu của Việt Nam vẫn còn phức tạp, nhiều quy định chồng chéo, các văn bản, quyđịnh thường xuyên thay đổi, chỉnh sửa gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhậpkhẩu trong việc cập nhật các quy định, thủ tục Thứ hai là hệ thống cơ sở hạ tầnglogistics của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện dẫn tới chi phí vận chuyển tăng cao,theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, chi phí logistics so vớitổng sản phẩm nội địa của VN đang ở mức 16,8%, trong khi bình quân thế giới là10,7% Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch Covid - 19, xung đột thương mại giữaTrung Quốc và Hoa Kỳ Chiến tranh giữa Nga và Ukraine, xung đột giữa Israel vàPalestine gây ra một loạt những biến động xấu về giá nhiên liệu ảnh hưởng trực tiếptới giá cước vận tải gây áp lực chi phí cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt, hoạt động nhậpkhẩu phụ tùng máy bay có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Trong giai đoạn 2020 - 2022, tổng giá trị kim ngạch nhậpkhẩu phụ tùng máy bay của doanh nghiệp đạt trên 34 tỷ đồng và có xu hướng tăngtrưởng trong những năm tới (Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt,2023) Mặc dù sản lượng nhập khẩu ngày càng tăng nhưng doanh ngiệp vẫn kiểmsoát tốt chất lượng của phụ tùng máy bay nhập khẩu Tuy nhiên bên cạnh nhữngthành tích đã đạt được, hoạt động nhập khẩu tại doanh nghiệp vẫn còn tồn tại một sốhạn chế nhất định như việc dự báo nhu cầu phụ tùng máy bay còn sai sót hay thống
kê việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu vẫn chưa được quan tâm Qua đó tác giả đã
lựa chọn đề tài “Hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không
Ngôi Sao Việt” làm đề tài nghiên cứu cho bài khóa luận này nhằm đề xuất một số
giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại doanh nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 13nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng khôngNgôi Sao Việt.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động nhập khẩu
Nghiên cứu thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt độngnhập khẩu tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt
Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nội dung cơ sở lý thuyết về hoạt động nhập khẩu là gì?
Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu tại Công ty
Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt thế nào?
Giải pháp nào góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty
Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt?
3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao
Việt, địa chỉ: số 286, đường Hoàng Hoa Thám, phường 12, quận Tân Bình, Thànhphố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Phạm vi về thời gian: đề tài “Hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Kỹ
thuật Hàng không Ngôi Sao Việt” được tác giả thực hiện trong khoảng thời gian từ
ngày 14/8/2023 đến ngày 20/11/2023 Nguồn dữ liệu thứ cấp để phân tích thựctrạng từ trong 3 năm (từ 2020 đến năm 2022) Các giải pháp được đề xuất tới năm2028
Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu họat động nhập khẩu phụ
tùng máy bay tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt, vì sau quátrình khảo sát, thực tế tại doanh nghiệp tác giả nhận thấy hàng hóa nhập khẩu tạidoanh nghiệp hầu hết là phụ tùng máy bay
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi SaoViệt
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 14Đề tài “Hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt” được tác giả thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm:
Tìm hiểu về hoạt động nhập khẩu hàng hoá
Tìm hiểu hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng khôngNgôi Sao Việt
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: thông qua việc quan sát trực tiếp cáchoạt động kinh doanh, hoạt động nhập khẩu tại doanh nghiệp
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: thông qua báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh của công ty giai đoạn 2020-2022 và một số dữ liệu, thông tin công tycung cấp Và thông qua các giáo trình xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hoá, các bàinghiên cứu, báo cáo, thống kê…
Phương pháp phân tích, so sánh, mô hình SWOT, EFE, IFE
Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến cả giảng viên hướng dẫn, cán bộ,nhân viên Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt để bổ sung thôngtin cho bài nghiên cứu
Áp dụng các kỹ năng thu thập thông tin, tổng hợp, hệ thống hoá các vấn đề; kỹnăng so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá trong quá trình thực tập tại doanhnghiệp
5 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài nghiên cứu đã khái quát thực trạng hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổphần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế tronghoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hàngkhông Ngôi Sao Việt
6 Bố cục của đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của đề tài bao gồm 3chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động nhập khẩu
Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Kỹ thuậtHàng không Ngôi Sao Việt
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổphần Kỹ thuật Hàng không Ngôi Sao Việt
Trang 15CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm nhập khẩu
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, nhập khẩucùng với xuất khẩu tạo nên cán cân thương mại của quốc gia Có nhiều tài liệu đãđịnh nghĩa nhập khẩu theo nhiều góc độ khác nhau
Theo Khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005 khái niệm nhập khẩu hàng hóađược định nghĩa: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ ViệtNam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi
là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” [CITATION hội05 \l 1033 ].Trong cuốn Từ điển Kinh tế học của tác giả Nguyễn Văn Ngọc thì khái niệmnhập khẩu được hiểu là việc mua hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài [ CITATIONNgu06 \l 1033 ]
Ngòai ra, theo tác giả Đoàn Thị Hồng Vân, việc mua bán hàng hóa quốc tếđược thực hiện dưới hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất táinhập và chuyển khẩu (Đoàn Thị Hồng Vân & Kim Ngọc Đạt, 2021)
Từ những định nghĩa về nhập khẩu theo nhiều góc độ tiếp cận như trên, trongphạm vi nghiên cứu này tác giả sử dụng khái niệm nhập khẩu tại Điều 28 LuậtThương mại 2005: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổViệt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được
coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.” Vì nhận thấy định nghĩa
này đầy đủ nội dung và mang ý nghĩa bao quát nhất
1.1.2 Khái niệm phụ tùng máy bay
Theo Nghị định 110/2011/NĐ-CP về quản lý hoạt động thuê, mua tàu bay,động cơ, phụ tùng vật tư và dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, động cơ, phụ tùngvật tư tàu bay, cụ thể tại Khoản 6 Điều 4, khái niệm phụ tùng vật tư tàu bay đượcđịnh nghĩa như sau: “Phụ tùng vật tư tàu bay là các chi tiết của tàu bay, động cơ baogồm cả động cơ phụ, càng và dụng cụ, trang thiết bị chuyên dùng phục vụ khai thác,bảo dưỡng, sửa chữa Danh mục phụ tùng vật tư tàu bay được liệt kê trong các tài
liệu do nhà sản xuất ban hành” [CITATION Chí11 \l 1033 ].
Theo quy định tại Nghị định 110/2011/NĐ-CP về quản lý hoạt động thuê, muatàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư và dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, động cơ,
Trang 16phụ tùng vật tư tàu bay, phụ tùng vật tư tàu bay được phân loại dựa theo cách thứcmua sắm bao gồm: phụ tùng vật tư tàu bay do người mua cung cấp, phụ tùng vật tư tàu bay do người bán cung cấp, phụ tùng vật tư tàu bay mua ban đầu, phụ tùng vật tư tàu bay thường xuyên (Chính phủ, 2011).
Ngoài ra phụ tùng máy bay còn được phân chia theo loại máy bay, loại linhkiện, tính chất phụ tùng Theo loại máy bay, phụ tùng được chia thành phụ tùngmáy bay thân hẹp, thân rộng và máy bay phản lực Theo loại linh kiện, phụ tùngmáy bay được phân thành khung máy bay, động cơ, nội thất và các loại phụ tùngkhác Theo tính chất các phụ tùng thì được phân chia thành các phụ tùng tiêu hao vàcác phụ tùng xoay vòng
1.1.3 Bộ chứng từ trong hoạt động nhập khẩu
Bộ chứng từ nhập khẩu là các tài liệu đi kèm với hàng hóa, là các căn cứ đểngười bán, người mua và các bên có liên quan thực hiện các nghĩa vụ của mình.Nhìn chung tất cả chứng từ đều có mục đích là tạo điều kiện thuận lợi, kiểm soát vàtheo dõi hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế có rất nhiều loại chứng từ được sửdụng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, tùy từng trường hợp sẽ sử dụngnhững chứng từ cụ thể, dưới đây là một số chứng từ cơ bản thường được sử dụngtrong hoạt động xuất nhập khẩu
1.1.3.1 Chứng từ hàng hóa
Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu củangười bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn Trong hóa đơn phảinêu được đặc điểm của hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sởgiao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải…
Hóa đơn thường được lập làm nhiều bản để sử dụng trong nhiều trường hợpkhác nhau: xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảohiểm để tính chi phí bảo hiểm, xuất trình cho hải quan để tính thuế…
Ngoài hóa đơn thương mại thường gặp trong thực tế còn có các loại hóa đơnkhác như:
Hóa đơn tạm thời (Provisional invoice): là hóa đơn để thanh toán sơ bộ tiền
hàng trong các trường hợp: giá hàng mới là giá tạm tính, thanh toán từng phần hànghóa (giao hàng nhiều lần) …
Trang 17Hóa đơn chính thức (Final invoice): là hóa đơn dùng để thanh toán tiền hàng
khi thực hiện toàn bộ hợp đồng
Hóa đơn chi tiết (Detailed invoice): có tác dụng phân tích chi tiết các bộ phận
của giá hàng
Hóa đơn chiếu lệ (Proforma invoice): là loại chứng từ có hình thức giống như
hóa đơn, nhưng không dùng để thanh toán vì nó không phải là yêu cầu đòi tiền Hóađơn chiếu lệ về hình thức giống như hóa đơn thương mại bình thường có tác dụngđại diện cho số hàng gửi đi triển lãm, gửi bán hoặc có tác dụng làm đơn chào hàng,làm thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu (Đoàn Thị Hồng Vân & Kim Ngọc Đạt,2021)
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin - C/O)
Giấy chứng nhận xuất xứ là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do người xuấtkhẩu kê khai, ký và được người của cơ quan có thẩm quyền của nước người xuấtkhẩu xác nhận Chứng từ này cần thiết cho cơ quan hải quan để tùy theo chính sáchcủa Nhà nước vận dụng các chế độ ưu đãi khi tính thuế Nó cũng cần thiết cho việctheo dõi thực hiện chế độ hạn ngạch Đồng thời trong chừng mực nhất định, nó nóilên phẩm chất của hàng hóa bởi vì đặc điểm địa phương và điều kiện sản xuất cóảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa (Nguyễn Xuân Quyết, 2017)
Phiếu đóng gói (Packing list)
Phiếu đóng gói hay còn được gọi là bảng kê chi tiết hàng hóa là chứng từ hànghóa liệt kê tất cả những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong từng kiện hàng(thùng hàng, container…) và toàn bộ lô hàng được giao Phiếu đóng gói do ngườisản xuất hoặc người xuất khẩu lập ra khi đóng gói hàng hóa Phiếu thường được lậpthành ba bản với nội dung bao gồm:
Tên người bán;
Tên người mua;
Số hiệu của hóa đơn;
Số thứ tự của kiện hàng;
Cách thức đóng gói;
Loại hàng, số lượng hàng đóng trong từng kiện hàng, trọng lượng tịnh,trọng lượng cả bao bì (Đoàn Thị Hồng Vân & Kim Ngọc Đạt, 2021)
Trang 18 Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of quality)
Đây là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng hóa, và chứng minh phẩm chấthàng hóa phù hợp với các điều khoản của hợp đồng, hoặc chứng minh hàng hóa cóchất lượng phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.Giấy chứng nhận chất lượng có thể do người cung cấp hàng hóa hoặc cơ quan giámđịnh hàng hóa cấp, tùy theo sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán (Đoàn Thị HồngVân & Kim Ngọc Đạt, 2021)
Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng (Certificate of quantity/ weight)
Là chứng từ xác nhận số lượng/ trọng lượng của hàng hóa thực giao Chứng từnày có thể do người bán cung cấp hoặc tổ chức giám định hàng hóa cấp tùy theothỏa thuận trong hợp đồng Khi thỏa thuận về các giấy chứng nhận chất lượng, sốlượng hoặc trọng lượng cần đặc biệt quan tâm đến giấy chứng nhận lần cuối, bởicác giấy này sẽ có tác dụng quyết định trong việc giải quyết tranh chấp sau này.Phải quy định rõ kiểm tra lần cuối sẽ được thực hiện tại đâu, ai tiến hành kiểm tra
và cấp giấy chứng nhận (Đoàn Thị Hồng Vân & Kim Ngọc Đạt, 2021)
Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật (Animal product sanitaryinspection certificate)
Chứng từ này do cơ quan kiểm dịch động vật cấp cho các hàng hóa là động vậthoặc các sản phẩm động vật hoặc bao bì của chúng, xác nhận đã kiểm tra và xử lýchống các bệnh dịch (Đoàn Thị Hồng Vân & Kim Ngọc Đạt, 2021)
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certificate)
Chứng từ này áp dụng đối với các loại hàng hóa là thực vật hay các sản phẩm
từ thực vật Cơ quan lập chứng từ là cơ quan bảo vệ thực vật, nhằm mục đích xácnhận hàng hóa đã được kiểm tra và xử lý chống các bệnh dịch, nấm mốc, cỏ dại (Đoàn Thị Hồng Vân & Kim Ngọc Đạt, 2021)
Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary certificate)
Là chứng từ xác nhận hàng hóa đã được kiểm tra và trong đó không có vitrùng gây bệnh cho người sử dụng do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về phẩm chấthàng hóa hoặc về y tế cấp cho chủ hàng (Đoàn Thị Hồng Vân & Kim Ngọc Đạt,2021)
Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation certificate)
Trang 19Chứng từ này áp dụng đối với các loại hàng hóa dễ bị côn trùng gây hại (gỗ,gạo, đậu…) hoặc được đóng gói bằng thùng gỗ, pallet Cơ quan lập chứng từ làcông ty khử trùng, nhằm mục đích xác nhận hàng hóa đã được xử lý hóa chất diệtsâu bọ, côn trùng.
1.1.3.2 Chứng từ vận tải
Vận đơn
Vận đơn là chứng từ vận tải do người vận chuyển, đại lý của người vậnchuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên phương tiện vận tải hoặc hàng hóađã được nhận và chờ xếp lên phương tiện vận tải
Phổ biến nhất hiện nay là vận đơn đường biển và vận đơn hàng không
Vận đơn đường biển (Bill of Lading - B/L)
Vận đơn đường biển là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển dongười chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) hoặc đại lý cấp cho người gửi hàngnhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển B/L có ba chứcnăng cơ bản sau:
Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở
Là một bằng chứng về việc thực hiện những điều khoản của một hợp đồng vậntải đường biển
Là một chứng từ sở hữu hàng hóa, quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảngđích, do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L
Vận đơn đường biển được lập thành một số bản gốc, những bản gốc này lậpthành bộ vận đơn Trên các bản gốc, người ta in hoặc đóng dấu các chữ “Original” -Bản gốc Ngoài bộ Vận đơn gốc, còn có một số bản sao, trên đó ghi chữ “Copy” -Bản sao Chỉ có bản gốc của B/L mới có chức năng nêu trên, còn các bản sao không
có giá trị pháp lý như bản gốc, chúng chỉ dùng trong các trường hợp: thông báo giaohàng, kiểm tra hàng hóa… (Đoàn Thị Hồng Vân & Kim Ngọc Đạt, 2021)
Vận đơn hàng không (Air Waybill - AWB)
Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàngkhông và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hóa vàcác điều kiện của hợp đồng Vận đơn hàng không bao gồm một số chức năng sau:
Là bằng chứng của một hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa người chuyênchở và người gửi hàng
Trang 20Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng
Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không
Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hóa
Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chởhàng hóa
Không giống như vận tải đường biển, trong vận tải hàng không, vận đơn hàngkhông không phải chứng từ sở hữu hàng hóa như vận đơn đường biển thôngthường Vận đơn hàng không có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể dongười gom hàng phát hành
Căn cứ vào việc gom hàng, vận đơn hàng không được chia làm hai loại:
Vận đơn chủ (Master Airway Bill - MAWB): là vận đơn do người chuyên chởhàng không cấp cho người gom hàng có vận đơn nhận hàng ở sân bay đích Vậnđơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở hàng không và ngườigom hàng và làm chứng từ giao nhận hàng giữa người chuyên chở và người gomhàng
Vận đơn của người gom hàng (House Airway Bill - HAWB): là vận đơn dongười gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ cóvận đơn đi nhận hàng ở nơi đến Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữangười gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng hóa giữa người gom hàngvới các chủ hàng lẻ (Nguyễn Xuân Quyết, 2017)
Thông báo hàng đến (Arrival notice - A/N)
Là chứng từ do hãng tàu (hoặc hãng hàng không) hoặc đại lý gửi cho ngườithuê chuyên chở hoặc người nhận hàng khi tàu (hoặc máy bay) đến cảng dỡ hàng(sân bay đến), nhằm cung cấp thông tin về tình hình lô hàng, thời gian nhận lệnhgiao hàng và nhận hàng (Nguyễn Xuân Quyết, 2017)
Lệnh giao hàng (Delivery Order - D/O)
Lệnh giao hàng được người vận chuyển hay đại lý của họ ký phát cho ngườinhận hàng sau khi người nhận hàng đã xuất trình vận đơn hợp lệ và thanh toán đầy
đủ các khoản phí liên quan đến vận chuyển hàng hóa
Lệnh giao hàng được ký phát với mục đích hướng dẫn bộ phận quản lý hànghóa của cảng biển/ cảng hàng không giao hàng cho bên đã được ghi trên lệnh giaohàng Nội dung của lệnh giao hàng thường bao gồm: tên tàu/ máy bay và hành trình,
Trang 21tên người nhận hàng, cảng/ sân bay dỡ hàng, ký mã hiệu của hàng hóa, số lượng baokiện, trọng lượng, thể tích hàng hóa, chữ ký hợp lệ (của người vận chuyển thực tếhoặc đại lý của họ) và dấu xác nhận (Nguyễn Xuân Quyết, 2017).
1.1.3.3 Chứng từ bảo hiểm
Chứng từ bảo hiểm
Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người/ tổ chức bảo hiểm cấp cho ngườiđược bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiếtquan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm Trong mối quan hệ này, tổchức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà haibên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp một
số tiền nhất định là phí bảo hiểm
Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn/ hợp đồng bảo hiểm và giấychứng nhận bảo hiểm:
Đơn bảo hiểm (Insurance policy) là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, baogồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợpđồng này Đơn bảo hiểm gồm có:
Các điều khoản chung và có tính chất thường xuyên, trong đó người ta quyđịnh rõ trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm
Các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm (Tên hàng, số lượng, ký mãhiệu, tên phương tiện chở hàng…) và việc tính toán phí bảo hiểm
Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate) là chứng từ do người bảohiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa bảo hiểm theo điều kiệnhợp đồng Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm điều khoản nói lênđối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán phí bảo hiểm vàđiều kiện bảo hiểm đã thỏa thuận (Đoàn Thị Hồng Vân & Kim Ngọc Đạt, 2021)
1.1.3.4 Chứng từ khác
Tờ khai hải quan (Customs declaration)
Tờ khai hải quan là một văn bản do chủ hàng hoặc chủ phương tiện khai báoxuất trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhậpqua lãnh thổ quốc gia Thông lệ quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam quy định việckhai báo hải quan là việc làm bắt buộc đối với phương tiện xuất hoặc nhập qua cửakhẩu quốc gia Mọi hành vi vi phạm như không khai báo hoặc khai báo không trung
Trang 22thực đều bị cơ quan hải quan xử lý theo luật pháp hiện hành (Nguyễn Xuân Quyết,2017).
Hợp đồng ngoại thương (Commercial contract)
Hợp đồng ngoại thương là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở kinhdoanh ở các nước khác nhau, theo đó bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển vào quyền
sở hữu của bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hoá Bên nhập khẩu có
nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng (Nguyễn Xuân Quyết, 2017).
Hợp đồng ngoại thương là văn bản do người bán và người mua cùng lập ra để
mô tả chi tiết về các điều khoản mua bán hàng hóa, là thỏa thuận bằng văn bản củabên bán và bên mua trong đó thường có quy định cụ thể về đối tượng mua bán,thông tin về người mua và người bán, các điều khoản về giao hàng, số tiền, thời hạnthanh toán, phương thức thanh toán Hợp đồng ngoại thương chỉ có hiệu lực khi có
đủ chữ ký xác nhận của cả hai bên Trong nhiều trường hợp, khi hai bên không lậphợp đồng mà sử dụng đơn đặt hàng (Purchase order), đơn đặt hàng được coi là mộttrường hợp đặc biệt của hợp đồng ngoại thương
Giấy phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu áp dụng đối với các sản phẩm hàng hóa thuộc danh mụchàng hóa nhập khẩu theo giấy phép Các loại giấy phép này rất đa dạng, được quản
lý và cấp phép bởi nhiều cơ quan, ban ngành khác nhau tùy theo lại hàng hóa
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện được quyđịnh tại Phụ lục III, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 củaChính phủ, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.Ngoài các chứng từ kể trên, thủ tục nhập khẩu có thể cần một số loại chứng từkhác để hỗ trợ thủ tục hoặc bắt buộc đối với một số sản phẩm đặc thù chẳng hạnnhư:
Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (Material safety data sheet - MSDS): yêu cầuđối với vận chuyển hàng hóa có chứa hóa chất nguy hiểm
Tờ khai hàng hóa nguy hiểm (Dangerous goods declaration forms): áp dụngkhi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1.1.4 Hợp đồng nhập khẩu
Trang 23Theo Khoản 1 Điều 24, Luật Thương mại 2005 thì “Hợp đồng mua bán hànghoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụthể”.
Khoản 2 Điều 27, Luật Thương mại 2005 khẳng định: “Mua bán hàng hoáquốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thứckhác có giá trị pháp lý tương đương”
Theo Điều 398 Luật dân sự năm 2015, hợp đồng có thể có các nội dung sauđây:
Đối tượng của hợp đồng;
Số lượng, chất lượng;
Giá, phương thức thanh toán;
Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
Quyền, nghĩa vụ của các bên;
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
Phương thức giải quyết tranh chấp
Theo công ước Lahaye 1964 về mua bán những động sản hữu hình, hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế là tất cả các hợp đồng mua bán trong đó các bên ký kếthợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hàng hóa được chuyển từnước này sang nước khác, hoặc là việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên
ký kết được lập ở những nước khác nhau
Theo Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt (2021): “hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế về bản chất là sự thỏa thuận về mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sởthương mại đặt ở các nước khác nhau Trong đó quy định quyền và nghĩa vụ củacác bên, bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quanđến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhậnhàng”
Như vậy, hợp đồng nhập khẩu về bản chất là hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế giữa các bên có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau, hoặc giữa cácbên có trụ sở nằm trong khu vực nội địa của Việt Nam và các khu vực hải quanriêng theo quy định của pháp luật Trong đó quy định quyền và nghĩa vụ của cácbên, bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến
Trang 24hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhậnhàng (Đoàn Thị Hồng Vân & Kim Ngọc Đạt, 2021).
1.2 Đặc điểm, chức năng và vai trò của hoạt động nhập khẩu
1.2.1 Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu
Thứ nhất: Chủ thể tham gia
Chủ thể tham gia vào hoạt động nhập khẩu bao gồm các cá nhân, tổ chức,doanh nghiệp, chính phủ trong nước và nước ngoài Trong đó chính phủ, nhà nướchay các tổ chức có liên quan khác đóng vai trò quan trọng trong việc định hướngchiến lược nhập khẩu từng ngành hàng, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể chodoanh nghiệp về chính sách nhập khẩu đồng thời giám sát, quản lý việc thực hiệncác quy định của pháp luật trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp trong hoạt động nhập khẩu bao gồm doanh nghiệp xuấtkhẩu và doanh nghiệp nhập khẩu, các bên có trụ sở đặt tại các quốc gia khác nhauhoặc giữa các bên có trụ sở cùng nằm trên lãnh thổ Việt Nam , nhưng một bên ởtrong nội địa và bên kia ở trong khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.Ngoài ra các bên tham gia vào quá trình nhập khẩu còn có: các công ty bảohiểm, đơn vị vận chuyển, đơn vị giao nhận, ngân hàng…
Thứ hai: Đối tượng nhập khẩu
Đối tượng của nhập khẩu là hàng hóa, dịch vụ được các cơ quan quản lý củanhà nước cho phép nhập khẩu
Thứ ba: Phương thức thanh toán
Hoạt động nhập khẩu có nhiều phương thức thanh toán đa dạng như: trả tiềnmặt, phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu, phươngthức giao chứng từ trả tiền, phương thức tín dụng chứng từ Việc lựa chọn phươngthức thanh toán phụ thuộc vào quá trình giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng muabán hàng hóa
Thứ tư: Phương tiện thanh toán
Hoạt động nhập khẩu sử dụng nhiều phương tiện thanh toán như: hối phiếu,lệnh phiếu, séc, thẻ thanh toán, tiền mặt, ngoài ra ngày nay tiền điện tử đang đượcmột số quốc gia công nhận là tiền tệ chính thức có thể được sử dụng trong thanhtoán quốc tế (ở nhiều mức độ khác nhau) chẳng hạn như Cộng hòa Trung Phi và El
Trang 25Salvador Việc lựa chọn phương tiện thanh toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưmức độ rủi ro, mức độ tin cậy của đối tác, chi phí giao dịch, các quy định pháp lý…Thứ tư: Vấn đề rủi ro
Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với mua bánhàng hóa trong nước do hoạt động này bị chi phối bởi nhiều yếu tố của cả quốc gianhập khẩu và xuất khẩu: các yếu tố tự nhiên, chính trị, pháp luật, văn hóa - xã hội…Thứ năm: Nguồn luật điều chỉnh
Hoạt động nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật như các điềuước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, luật pháp các quốc gia liên quan Khitham ký kết hợp đồng mua bán quốc tế các quốc gia phải tuân thủ cả luật pháp quốc
tế và luật pháp của các quốc gia liên quan
1.2.2 Chức năng của hoạt động nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu có các chức năng cơ bản sau:
Cung cấp hàng hóa và dịch vụ: nhập khẩu cung cấp các hàng hóa và dịch vụkhông có sẵn hoặc khan hiếm trong nước, bao gồm nguyên liệu, máy móc, côngnghệ, và các sản phẩm tiêu dùng
Điều chỉnh cán cân thương mại: nhập khẩu giúp điều chỉnh cán cân thươngmại của một quốc gia bằng cách cung cấp hàng hóa và dịch vụ cần thiết để bù đắpcho sự thiếu hụt sản xuất trong nước
Thúc đẩy cạnh tranh trong nước: nhập khẩu thúc đẩy cạnh tranh trong thịtrường nội địa, giúp giảm giá cả và nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó tăng cườnghiệu quả kinh tế
Tạo điều kiện chuyển giao công nghệ: việc nhập khẩu công nghệ và thiết bịtiên tiến của nước ngoài giúp chuyển giao kiến thức và công nghệ kỹ thuật cho nướcnhập khẩu, từ đó thúc đẩy đổi mới và phát triển công nghiệp
Hỗ trợ sản xuất trong nước: nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm, phụtùng vật tư cần thiết cho sản xuất nội địa, giúp doanh nghiệp nội địa mở rộng và cảithiện sản xuất giúp gia tăng giá trị của hàng hóa
Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng: nhập khẩu đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngườitiêu dùng trong nước cũng như khách du lịch quốc tế, mang lại lựa chọn rộng rãi vềsản phẩm và dịch vụ từ khắp nơi trên thế giới
Trang 26 Góp phần vào tăng trưởng kinh tế: ngoài việc cung cấp nguyên liệu và hànghóa cần thiết cho nền kinh tế, nhập khẩu góp phần vào hỗ trợ phát triển doanhnghiệp và tạo thêm việc làm cho người lao động.
Tăng cường quan hệ quốc tế: qua quá trình nhập khẩu, các quốc gia có thểtăng cường quan hệ kinh tế và chính trị với các đối tác thương mại, góp phần vàohòa bình và ổn định khu vực
1.2.3 Vai trò của hoạt động nhập khẩu
2.3.1 Vai trò đối với nền kinh tế
Ngày nay, hội nhập nền kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, thị trườngthương mại quốc tế vô cùng sôi động Với sự phát triển ngày càng cao, nhu cầu tiêudùng ngày càng lớn Với năng lực sản xuất khác nhau giữa các quốc gia và bản thâncác nước cũng không thể đáp ứng đầy đủ tất cả nhu cầu trong nước từ nguồn cungnội địa thì việc nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia bên ngoài là rất cần thiết Hoạtđộng nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng, thể hiện qua các vai trò sau:
Đa dạng hóa sản phẩm: nhập khẩu mang đến sự đa dạng trong lựa chọn sảnphẩm cho người tiêu dùng, cho phép người dân có thể sử dụng hàng hóa và dịch vụ
từ nhiều quốc gia khác nhau Điều này không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống màcòn thúc đẩy cạnh tranh, giữ giá cả ổn định
Giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh tế: một số sản phẩm có thể được sảnxuất với chi phí thấp hơn ở nước ngoài do lợi thế về nguồn lực, công nghệ, hoặc chiphí lao động, nhập khẩu những sản phẩm này giúp giảm chi phí cho người tiêu dùng
và doanh nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế
Kích thích cạnh tranh và đổi mới: chất lượng từ các sản phẩm nhập khẩuthúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cải tiến, đổi mới để duy trì khả năng cạnhtranh điều này có thể dẫn đến cải tiến trong chất lượng sản phẩm, dịch vụ và quytrình sản xuất để thu hút khách hàng
Tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế: nhập khẩu tạo cơ hội cho các quốc giatăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế qua đó, các quốc gia có thể tận dụng lợi thế
so sánh của mình, mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: nhập khẩu nguyên liệu sản xuất và máy móc
có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách hỗ trợ sản xuất trong nước và pháttriển cơ sở hạ tầng
Trang 27 Tạo cơ hội học hỏi và chuyển giao công nghệ: nhập khẩu hàng hóa và dịch
vụ, đặc biệt là những sản phẩm công nghệ cao, cung cấp cơ hội học hỏi và chuyểngiao công nghệ, từ đó nâng cao kỹ năng và kiến thức cho nguồn nhân lực trongnước
2.3.2 Vai trò đối với doanh nghiệp
Hoạt động nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt làtrong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay:
Đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng: nhập khẩu cho phépdoanh nghiệp tiếp cận nguồn hàng hóa và nguyên liệu đa dạng từ khắp nơi trên thếgiới giúp mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm của mình, đáp ứng các yêu cầu củakhách hàng
Tăng tính cạnh tranh của sản phẩm: thông qua việc nhập khẩu nguyên liệu,máy móc, và công nghệ với chi phí thấp hơn, doanh nghiệp có thể giảm chi phí sảnxuất giảm giá thành sản phẩm giúp tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh
Chuyển giao công nghệ, tăng hiệu quả sản xuất: việc nhập khẩu hàng hóa từcác thị trường có công nghệ tiên tiến và chất lượng cao giúp doanh nghiệp có cơ hộitiếp cận với các phương pháp sản xuất tiên tiến hiện đại và chuyển giao kiến thức,công nghệ góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất
Mở rộng thị trường và cơ hội kinh doanh: thông qua việc nhập khẩu, doanhnghiệp có thể xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp quốc tế và mở rộng cơhội kinh doanh của mình
Tăng khả năng linh hoạt trong kinh doanh: việc có nhiều nguồn cung ứng từtrong nước và nhập khẩu giúp doanh nghiệp có thêm lựa chọn và linh hoạt hơntrong việc quản lý chuỗi cung ứng
1.3 Các hình thức nhập khẩu
1.3.1 Nhập khẩu trực tiếp
Nhập khẩu trực tiếp là hình thức thương mại quốc tế trong đó một doanhnghiệp hoặc tổ chức mua hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc nhàcung cấp ở nước ngoài, không qua bất kỳ trung gian thương mại nào Trong hìnhthức này, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp thực hiện các công việctìm kiếm đối tác, đàm phán kí kết hợp đồng… và phải tự bỏ vốn để kinh doanhhàng nhập khẩu, phải chịu mọi chi phí giao dịch, nghiên cứu thị trường, giao nhận,
Trang 28lưu kho bãi, nộp thuế, tiêu thụ hàng hóa Nhập khẩu trực tiếp thường được cácdoanh nghiệp lớn và có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ưa chuộng dokhả năng kiểm soát tốt và lợi ích về chi phí Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi nguồn lực,
kỹ năng quản lý và hiểu biết pháp lý nhất định
1.3.2 Nhập khẩu ủy thác
Nhập khẩu ủy thác (nhập khẩu gián tiếp) được hiểu là bên muốn nhập khẩuhàng hóa thuê một đơn vị trung gian thay mặt và đứng tên nhập khẩu hàng hóathông qua một hợp đồng ủy thác
Theo Điều 155, Luật Thương mại (2005), ủy thác mua bán hàng hóa là hoạtđộng thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán với danh nghĩacủa mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao
ủy thác sẽ trả phí dịch vụ cho bên nhận ủy thác nhập khẩu, chi phí về việc ủy tháctùy thuộc vào mối quan hệ của hai bên và sự thỏa thuận giá cả
1.3.3 Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu (hàng đổi hàng) là phương thức mua bán trong đó hai bêntrực tiếp trao đổi các hàng hóa hoặc dịch vụ có giá trị tương đương với nhau Có thểhiểu, khi nhập khẩu một sản phẩm từ nước ngoài, thì doanh nghiệp trong nước xuấtkhẩu cho họ lượng hàng hóa có giá trị tương đương thay vì phải trả phí tiền tệ.Trong phương thức này, doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời cả hai hoạt độngxuất khẩu và nhập khẩu trong cùng một hợp đồng với giá trị hàng xuất và giá trịhàng nhập tương đương nhau
1.3.4 Tạm nhập tái xuất
Theo Điều 29, Luật Thương mại (2005), Tạm nhập tái xuất hàng hóa là việchàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ
Trang 29Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào ViệtNam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hànghóa đó ra khỏi Việt Nam.
Tạm nhập tái xuất là hình thức nhập khẩu mà thương nhân Việt Nam nhậpkhẩu tạm thời hàng hóa vào Việt Nam, nhưng sau đó lại xuất khẩu chính hàng hóa
đó sang nước đó hoặc một nước khác Việc nhập khẩu hàng hóa này có thể có nhiềumục đích khác nhau như: sử dụng cho các sự kiện, triển lãm, dự án, nhập khẩu đểbảo trì…
1.3.5 Nhập khẩu gia công
Nhập khẩu gia công là một hình thức thương mại quốc tế trong đó doanhnghiệp nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện hoặc các thành phần khác từ nước ngoài đểgia công, chế biến hoặc lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó sản phẩm này cóthể được xuất khẩu trở lại nước ngoài hoặc tiêu thụ trong nước
Ở nước ta nhập khẩu gia công phổ biến trong các ngành công nghiệp như maymặc, điện tử, chế tạo máy Hình thức này không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng quy
mô sản xuất mà còn hỗ trợ hội nhập kinh tế quốc tế
1.4 Quy trình nhập khẩu hàng hóa
1.4.1 Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh
1.4.1.1 Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường để có một hệ thống thông tin về thị trường đầy đủ,chính xác, kịp thời Điều này sẽ làm cơ sở cho doanh nghiệp có những quyết định
Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Sơ đồ 1 1: Quy trình nhập khẩu hàng hóa
(Nguồn: Thư viện Học liệu Mở Việt Nam, 2013)
Trang 30đúng đắn, đáp ứng được các tình thế của thị trường Đồng thời hệ thống thông tinkhông những làm cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn được các đối tác giao dịch thíchhợp mà còn làm cơ sở cho quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện cáchợp đồng sau này có hiệu quả Do đó, ngoài việc nắm vững tình hình trong nước vàđường lối chính sách, luật lệ quốc gia có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, doanhnghiệp cũng cần phải nhận biết hàng hoá kinh doanh, nắm vững thị trường nướcngoài và lựa chọn đối tác.
Quá trình nghiên cứu thị trường có thể bao gồm các bước như sau: nghiên cứumặt hàng nhập khẩu, nghiên cứu dung lượng thị trường, lựa chọn bạn hàng, nghiêncứu giá cả hàng hoá trong nhập khẩu
Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu
Mục đích nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu là để tiến hành nhập khẩu đúngchủng loại mà thị trường trong nước cần nhằm kinh doanh có hiệu quả, đạt đượcmục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp Việc nhận biết mặt hàng nhập khẩu trước hếtcăn cứ vào nghiên cứu sản xuất và tiêu dùng trong nước về số lượng, chất lượng,tính thời vụ, thị hiếu cũng như tập quán tiêu dùng của từng vùng, từng lĩnh vực sảnxuất Từ đó tiến hành xem xét các khía cạnh của hàng hoá cần nhập khẩu như côngdụng, đặc tính, quy cách, phẩm chất, mẫu mã, giá cả, điều kiện mua bán, kỹ năngsản xuất và các dịch vụ kèm theo…
Nghiên cứu dung lượng thị trường
Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá được giao dịch trên một phạm
vi thị trường nhất định trong một thời gian nhất định, thường là một năm Nghiêncứu dung lượng thị trường để xác định nhu cầu thật của khách hàng và khả năngcung cấp của nhà sản xuất Nghiên cứu dung lượng của thị trường nhằm hiểu rõ hơn
về quy luật vận động của thị trường
Lựa chọn bạn hàng
Trong thương mại quốc tế, bạn hàng hay khách hàng là những người hoặcnhững tổ chức có mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp trong các hợp đồng muabán hàng hoá hay dịch vụ, các hoạt động hợp tác kinh tế hay khoa học kỹ thuật liênquan đến việc cung cấp hàng hoá Khi lựa chọn bạn hàng, thông thường doanhnghiệp cần quan tâm đến quan điểm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh của họ, vốn,
cơ sở vật chất, uy tín và mối quan hệ trong kinh doanh của họ
Trang 31 Nghiên cứu giá cả hàng hoá trong nhập khẩu.
Giá cả luôn gắn liền với thị trường và là một yếu tố cấu thành thị trường,nghiên cứu giá cả thị trường bao gồm các công việc sau: nghiên cứu mức giá từngmặt hàng tại từng thời điểm trên thị trường, xu hướng biến động và các yếu tố ảnhhưởng
Một số yếu tố ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường thế giới:
Yếu tố chu kỳ: tức là sự vận động có tính chất quy luật của nền kinh tế thịtrường qua các giai đoạn của chu kỳ sẽ làm thay đổi quan hệ cung cầu của các loạihàng hoá trên thị trường do đó làm biến đổi dung lượng thị trường và thay đổi vềgiá cả các loại hàng hoá
Yếu tố lũng đoạn giá cả: đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc biến động giá
cả hàng hoá trên thị trường thế giới trong thời đại ngày nay Lũng đoạn làm xuấthiện nhiều mức giá đối với cùng một loại hàng hoá trên cùng một thị trường, tuỳtheo quan hệ giữa người mua và người bán trên thị trường thế giới có giá trị lũngđoạn cao và giá trị lũng đoạn thấp
Yếu tố cạnh tranh: cạnh tranh có thể làm cho giá biến động theo xu hướngkhác nhau Chẳng hạn như cạnh tranh giữa người bán xảy ra trên thị trường làm giá
cả có xu hướng giảm xuống
Yếu tố lạm phát: giá cả của hàng hoá không những được quyết định bởi giátrị hàng hoá mà còn phụ thuộc vào giá tiền tệ Trên thị trường thế giới giá cả hànghoá thường được biểu hiện bằng đồng tiền của các nước có vị thế quan trọng trongmậu dịch quốc tế như: USD, GBP, JPY…Do đặc điểm của nền kinh tế thị trườngnên giá cả của những đồng tiền này cũng luôn thay đổi, việc thay đổi đó thường gắnliền với lạm phát
1.4.1.2 Lập phương án kinh doanh
Dựa vào những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu thị trường, đơn vịkinh doanh tiến hành lập phương án kinh doanh Kế hoạch hoạt động kinh doanhcủa đơn vị nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các bước sau:Bước 1: Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân
Đơn vị kinh doanh phải đưa ra được những đánh giá tổng quan về thị trườngnước ngoài và đánh giá chi tiết với từng phân khúc thị trường và nhận định cụ thể
về từng thương nhân nước ngoài mà đơn vị sẽ hợp tác kinh doanh
Trang 32Bước 2: Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh Tùy vào mục đích kinh doanh, công ty xác định mặt hàng nhập khẩu phù hợp.Căn cứ vào đặc thù của hàng hóa, thị trường để tính toán sản lượng đặt hàng, quy
mô nhập khẩu để tối ưu hóa chi phí
Bước 3: Đề ra những mục tiêu cụ thể
Như nhập khẩu bao nhiêu với giá cả bao nhiêu, nhập ở thị trường nào và tìnhhình tiêu thụ hàng hoá đó như thế nào
Bước 4: Đề ra biện pháp thức hiện
Bao gồm cả biện pháp mua hàng trong nước và biện pháp nhập khẩu đối vớithị trường nước ngoài
Bước 5: Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh
Giúp cho công ty đánh giá hiệu quả kinh doanh sau thương vụ kinh doanh,đồng thời đánh giá được hiệu quả những khâu công ty đã và làm tốt, những khâucòn yếu kém nhằm giúp công ty hoàn thiện kế hoạch kinh doanh
1.4.2 Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu
1.4.2.1 Giao dịch
Sau giai đoạn nghiên cứu, tiếp cận thị trường, để chuẩn bị giao dịch nhậpkhẩu, các doanh nghiệp tiến hành tiếp xúc với khách hàng bằng nhiều phương thức(trực tiếp, gián tiếp) Nhưng để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán với nhau, ngườixuất khẩu và người nhập khẩu thường phải qua một quá trình giao dịch, thương thảo
về các điều kiện giao dịch Quá trình đó có thể bao gồm những bước sau đây:
Hỏi giá (Enquiry): là lời đề nghị bước vào giao dịch Hỏi giá là việc ngườimua đề nghị người bán cho biết giá cả và các điều kiện thương mại cần thiết khác
để mua hàng Hỏi giá không ràng buộc trách nhiệm pháp lý của người hỏi giá, chonên người hỏi giá có thể hỏi nhiều nơi nhằm nhận được nhiều bản chào hàng cạnhtranh nhau để so sánh lựa chọn bản chào hàng thích hợp nhất Tuy nhiên, nếu ngườimua hỏi giá nhiều nơi quá sẽ gây nên thị trường ảo tưởng là nhu cầu tăng cao Đó làđiều không có lợi cho người mua
Chào hàng (Offer): chào hàng là việc người xuất khẩu thể hiện rõ ý định bánhàng của mình Trong chào hàng người ta nêu rõ: tên hàng, quy cách, phẩm chất, sốlượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện thanh toán, bao bì, ký mã hiệu,thể thức giao nhận…Trường hợp hai bên đã có quan hệ mua bán với nhau hoặc có
Trang 33điều kiện chung giao hàng điều chỉnh thì chào hàng chỉ nêu những nội dung cầnthiết cho lần giao dịch đó như tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, giá cả, thờihạn giao hàng Những điều kiện còn lại sẽ áp dụng như những hợp đồng đã ký trước
đó hoặc theo điều kiện chung giao hàng giữa hai bên
Có hai loại chào hàng đó là: chào hàng cố định và chào hàng tự do
Chào hàng cố định (Firm offer): là việc chào bán một lô hàng nhất định chomột người mua, có nêu rõ thời gian mà người chào hàng bị ràng buộc trách nhiệmvào lời đề nghị của mình, thời gian này gọi là thời hạn hiệu lực của chào hàng.Trong thời gian hiệu lực nếu người mua chấp nhận hoàn toàn chào hàng đó thì hợpđồng coi như được giao kết
Chào hàng tự do (Free offer): là loại chào hàng không ràng buộc trách nhiệmngười phát ra nó, cùng một lúc với cùng một lô hàng người ta có thể chào hàng tự
do cho nhiều khách hàng Trong chào hàng tự do cần ghi rõ “chào hàng không camkết- Offer without engagement” Chào hàng tự do trở thành hợp đồng khi có sự xácnhận lại của người xuất khẩu
Đặt hàng (Order): đặt hàng là lời đề nghị ký kết hợp đồng thương mại xuấtphát từ phía người mua Trong đặt hàng người mua nêu cụ thể về hàng hoá địnhmua và tất cả những nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng (tên hàng, chấtlượng, số lượng, giá cả, thời hạn giao hàng, phương thức thanh toán )
Trong thực tế người ta chỉ đặt hàng với các khách hàng có quan hệ thườngxuyên, hoặc hai bên đã ký những hợp đồng dài hạn và thoả thuận giao hàng theonhiều lần thì nội dung đặt hàng chỉ nêu những điều kiện riêng biệt đối với lần đặthàng đó Còn những điều kiện khác, hai bên áp dụng theo những hợp đồng đã kýkết trong lần giao dịch trước
Hoàn giá (Counter - offer): hoàn giá là sự mặc cả về giá cả và các điều kiệnthương mại khác Hoàn giá có thể bao gồm nhiều lần trả giá Khi người nhận đượcchào hàng không chấp nhận hoàn toàn chào hàng đó mà đưa ra một lời đề nghị mớithì đề nghị này là trả giá Khi hoàn giá, chào giá trước đó coi như hủy bỏ Trongbuôn bán kinh doanh, mỗi lần giao dịch thường phải qua nhiều lần hoàn giá mới điđến thỏa thuận
Trang 34Chấp nhận (Acceptance): chấp nhận là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điềukiện của hoàn giá, chào hàng, đặt hàng để kết thúc quá trình hoàn giá Đây là mộtbước quan trọng để đi đến một thỏa thuận cuối cùng.
Xác nhận (Confirmation): xác nhận là văn bản thống nhất những điều kiện đãthoả thuận có xác nhận của các bên tham gia Đặc tính của xác nhận là có tính ràngbuộc trách nhiệm pháp lý cao nhất đối với giao dịch kinh doanh Chính vì vậy, giaiđoạn xác nhận được coi là giai đoạn ký kết hợp đồng
Xác nhận thường được lập thành hai bản, bên lập xác nhận ký trước rồi gửicho bên kia Bên kia ký xong giữ lại một bản rồi gửi trả lại một bản Bản xác nhận
có thể soạn thảo là một văn bản thống nhất bao gồm các điều khoản và điều kiệnquy định rõ nội dung, tính chất, hình thức của giao dịch mua bán hoặc là văn bảnchấp nhận có hội tụ đủ các yếu tố chứng minh tính pháp lý của nó
1.4.2.2 Đàm phán
Đàm phán thương mại là quá trình trao đổi ý kiến của các chủ thể nhằm đi đếnthống nhất cách nhận định, thống nhất quan niệm, thống nhất cách xử lý những vấn
đề nảy sinh trong quan hệ buôn bán giữa hai hoặc nhiều bên
Thông thường người ta sử dụng ba hình thức sau để đàm phán:
Đàm phán qua thư tín: đàm phán qua thư tín là việc đàm phán qua thư từ vàđiện tín, là phương thức các bên gửi cho nhau những văn bản để thoả thuận nhữngđiều kiện buôn bán Đây là hình thức đàm phán chủ yếu để giao dịch giữa các nhàkinh doanh xuất nhập khẩu trong điều kiện hiện nay So với việc gặp gỡ trực tiếp thìgiao dịch qua thư tín tiết kiệm được nhiều chi phí Hơn nữa, trong cùng một lúc cóthể trao đổi với nhiều khách hàng ở nhiều nước khác nhau Người viết thư có điềukiện để cân nhắc suy nghĩ, tranh thủ ý kiến nhiều người và có thể khéo léo giấu kín
ý định thực sự của mình Nhưng việc giao dịch qua thư tín đòi hỏi nhiều thời gianchờ đợi, có thể cơ hội mua bán tốt sẽ trôi qua
Đàm phán qua điện thoại (Các phương tiện truyền thông): đàm phán qua điệnthoại và các phương tiện truyền thông là hình thức giao dịch mà các bên chỉ tiếp cậnđược một dạng thức hình ảnh hoặc âm thanh hoặc cả hình ảnh lẫn âm thanh nhưngtrong một cảnh tĩnh nhất định
Do đó người đàm phán cần phải có công tác chuẩn bị trước khi bước vào giaodịch, đàm phán Phải chuẩn bị phương án đàm phán, mục tiêu đàm phán, bố trí
Trang 35không gian, khung cảnh khi đàm phán Giai đoạn đàm phán phải trình bày ngắngọn, rõ ràng và dễ hiễu Khi kết thúc đàm phán phải liệt kê và khẳng định những nộidung đã được thống nhất Việc trao đổi qua điện thoại là việc trao đổi bằng miệng,không có gì là bằng chứng cho những thoả thuận, quyết định trong trao đổi, bởi vậyđiện thoại chỉ sử dụng trong những trường hợp cần thiết, thật khẩn trương, hoặctrong những trường hợp mà mọi điều kiện đã thoả thuận xong chỉ còn chờ xác nhậnmột vài chi tiết.
Đàm phán qua gặp gỡ trực tiếp: hình thức giao dịch này là một cuộc trao đổi ýkiến giữa các chủ thể nhằm đi đến thống nhất các điều kiện mua bán và giá cả trên
cơ sở gặp mặt lẫn nhau Trong giao dịch gặp gỡ trực tiếp các bên thường thể hiệnrất nhiều thủ thuật đàm phán, lợi dụng bối cảnh đàm phán thể hiện khả năng củamình Việc hai bên mua bán gặp gỡ trực tiếp nhau tạo điều kiện cho việc hiểu biếtnhau tốt hơn và duy trì được mối quan hệ tốt, lâu dài với nhau
Đây là hình thức đàm phán khó khăn nhất trong ba hình thức đàm phán Đàmphán trực tiếp đòi hỏi người tiến hành đàm phán phải chắc chắn về nghiệp vụ, phảnứng nhanh nhạy để có thể tỉnh táo, bình tĩnh nhận xét, nắm được ý đồ, sách lược củađối phương, nhanh chóng có biện pháp đối phó trong những trường hợp cần thiếthoặc quyết định ngay tại chỗ khi thời cơ tới Mỗi lần gặp gỡ nhau thường tốn kém
về chi phí đi lại, đón tiếp, quà cáp Cho nên việc gặp gỡ nhau mà không đi đến kếtquả là điều mà cả hai bên đều không mong muốn Do vậy việc chuẩn bị kỹ lưỡngtrước khi tiến hành đàm phán trực tiếp là việc hết sức cần thiết
1.4.2.3 Ký kết hợp đồng nhập khẩu
Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên, bên bán có nhiệm vụ giao hàng vàchuyển quyền sở hữu cho bên mua Bên mua có nhiệm vụ thanh toán toàn bộ số tiềntheo hợp đồng
Hợp đồng có thể coi như đã ký kết chỉ trong trường hợp các bên ký vào hợpđồng Các bên đó phải có địa chỉ pháp lý ghi rõ trong hợp đồng Hợp đồng được coinhư đã ký kết chỉ khi người tham gia có đủ thẩm quyền ký vào các văn bản đó, nếukhông thì hợp đồng không được công nhận là văn bản có cơ sở pháp lý Nhiềutrường hợp có ký kết hợp đồng ba bên trở lên có thể thực hiện bằng tất cả các bêncùng ký vào một văn bản thống nhất hoặc bằng một văn bản hợp đồng tay đôi có
Trang 36trích dẫn trong từng hợp đồng đó với hai hợp đồng khác (trích dẫn chéo) Theo Luậtthương mại Việt Nam, hình thức của hợp đồng nhập khẩu bắt buộc phải là văn bản.Trong phần nội dung của hợp đồng cần phải ghi rõ nội dung của các điềukhoản hợp đồng đó là: tên hàng, số lượng, quy cách, chất lượng, giá cả, phươngthức thanh toán, địa điểm và thời hạn giao nhận hàng Ngoài ra, còn có thể có cácđiều khoản khác như: khiếu nại, trọng tài…Ở phần kết thúc hợp đồng cần phải nêu
rõ số bản hợp đồng, ngôn ngữ sử dụng để ký kết, giá trị pháp lý của bản hợp đồng,thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, chữ ký và dấu của các bên tham gia hợp đồng
1.4.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, đơn vị kinh doanh xuấtnhập khẩu với tư cách là một bên ký kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó Đây làmột công việc rất phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải nắm vững các quy định củapháp luật, hiểu rõ lý thuyết, biết vận dụng linh hoạt vào thực tế Căn cứ vào các điềukhoản trong hợp đồng để tiến hành sắp xếp các công việc phải thực hiện, theo dõitiến độ thực hiện hợp đồng để kịp thời nắm bắt và xử lý các tình huống phát sinh.Dưới đây là quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu bao gồm 10 bước nhưsau:
(Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân & Kim Ngọc Đạt, 2021)
Sơ đồ 1 2: Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu
Xin giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lýnhập khẩu Vì vậy sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu doanh nghiệp phải xin giấyphép nhập khẩu để thực hiện hợp đồng đó Ngày nay, trong xu hướng tự do hoámậu dịch, nhiều nước đã giảm bớt số mặt hàng cần phải xin giấy phép nhập khẩu
Xin giấy
phép nhập
khẩu
Thực hiện những bước đầu của khâu thanh toán
Thuê phương tiện vận tải
Mua bảo hiểm hàng hóa
Làm thủ tục hải quan
Nhận hàng
Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu
Khiếu nại
và giải quyết khiếu nại
Thanh toánThanh lý
hợp đồng
Trang 37Theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP Quy định chi tiếtmột số điều của Luật quản lý ngoại thương: “Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ,
cơ quan ngang bộ liên quan”
Cụ thể tại phụ lục III của Nghị định này có ban hành danh mục hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện
Bước 2: Thực hiện những bước đầu của khâu thanh toán
Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng thư tín dụng (Letter of Credit - L/C)thì nhà nhập khẩu cần làm đơn đề nghị phát hành L/C, nhà nhập khẩu phải ký quỹ
và trả phí ngân hàng, rồi chờ ngân hàng mở L/C theo yêu cầu
Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền(Cash against documents - CAD) thì nhà nhập khẩu cần tới ngân hàng yêu cầu mởtài khoản tín thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu
Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng phương thức chuyển tiền bằng điệntrả trước (Telegraphic transfers advance - TT Advance) thì nhà nhập khẩu cần làmthủ tục chuyển tiền theo đúng quy định trong hợp đồng
Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng phương nhờ thu (Collection) hoặcchuyển tiền trả sau thì nhà nhập khẩu chờ người bán giao hàng rồi mới tiến hànhcông việc của khâu thanh toán
Bước 3: Thuê phương tiện vận tải
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, việc ai thuê phương tiện vận tải, thuê theohình thức nào được tiến hành dựa vào: Điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồngnhập khẩu (điều kiện Incoterms), khối lượng và đặc điểm của hàng hóa, điều kiệnvận tải
Nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng là điều kiện CFR, CIF, CPT, CIP,DAP, DPU, DDP thì người xuất khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải Cònnếu điều kiện cơ sở giao hàng là EXW, FCA, FAS, FOB thì người nhập khẩu phảitiến hành thuê phương tiện vận tải
Bước 4: Mua bảo hiểm hàng hoá
Bảo hiểm là một sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người đượcbảo hiểm về những mất mát, hư hỏng, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do nhữngrủi ro đã thoả thuận gây ra với điều kiện người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho
Trang 38đối tượng đó và trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm Hàng hoá chuyên chở trênbiển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất, vì thế bảo hiểm hàng hoá đường biển là loạibảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương.
Khi mua hàng theo các điều kiện EXW, FOB, FAS, FCA, CFR, CPT nhà nhậpkhẩu cần mua bảo hiểm cho hàng hóa Để thực hiện mua bảo hiểm hàng hoá, ngườinhập khẩu tiến hành các nghiệp vụ sau:
Chọn điều kiện thích hợp để mua bảo hiểm: nhà nhập khẩu cần căn cứ vào đặctính của hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển… để chọn điềukiện bảo hiểm thích hợp nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa và đạt hiệu quả kinhtế
Làm giấy yêu cầu bảo hiểm: căn cứ vào hợp đồng và L/C (nếu có), điền đầy
đủ các nội dung vào giấy yêu cầu bảo hiểm như: tên người được bảo hiểm; tên hànghóa cần bảo hiểm; loại bao bì, cách đóng gói và ký mã hiệu của hàng hóa được bảohiểm; trọng lượng, số lượng của hàng hóa; tên phương tiện vận chuyển; cách thứcxếp hàng lên phương tiện; nơi bắt đầu vận chuyển, chuyển tải, nơi nhận hàng hóa;ngày tháng phương tiện chở hàng rời bến; giá trị hàng hóa được bảo hiểm; điều kiệnbảo hiểm; nơi thanh toán bồi thường…
Đóng phí bảo hiểm và lấy chứng thư bảo hiểm: sau khi người bảo hiểm tínhphí bảo hiểm, nhà nhập khẩu đóng phí bảo hiểm và nhận chứng thư bảo hiểm
Bước 5: Làm thủ tục hải quan
Theo Luật Hải quan Việt Nam, Thủ tục Hải quan là các công việc mà ngườikhai hải quan và công chức hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hóa vàphương tiện vận tải
Theo Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, hồ sơ hải quan đối với hàng hóanhập khẩu bao gồm:
Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
Hóa đơn thương mại;
Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác tương đương;
Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu;
Tờ khai trị giá;
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
Các chứng từ khác tùy theo trường hợp cụ thể
Trang 39Doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu hàng hóa cần thực hiện các bước sau:
Khai báo, nộp hồ sơ hải quan
Xuất trình hồ sơ hải quan để kiểm tra
Xuất trình hàng hóa để kiểm tra
Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định
Thực hiện các quyết định của Hải quan
Sau khi kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, cơ quan Hải quan sẽ racác quyết định xoay quanh các việc sau:
Thông quan hàng hóa: nếu tất cả các thủ tục, kiểm tra, và nghĩa vụ thuế đãđược
hoàn tất đúng cách, hải quan sẽ cấp phép thông quan
Yêu cầu thanh toán thuế và lệ phí: nếu xác định được rằng hàng hóa cần phảichịu thuế hoặc lệ phí nhất định, hải quan sẽ ra quyết định về việc thanh toán nhữngkhoản này trước khi hàng hóa có thể được thông quan
Phân loại hàng hóa: hải quan có thể đưa ra quyết định về phân loại hàng hóa,điều này có thể ảnh hưởng đến mức thuế và các quy định áp dụng cho hàng hóa đó Kiểm tra hàng hóa: hải quan có thể quyết định tiến hành kiểm tra kỹ lưỡnghơn đối với một số lô hàng cụ thể, dựa trên các tiêu chí như nguy cơ an ninh, nghingờ vi phạm quy định, hoặc mẫu hàng hóa không rõ ràng
Giữ hàng hóa để điều tra: trong trường hợp phát hiện vi phạm hoặc nghi ngờ
vi phạm pháp luật (như hàng giả, hàng cấm, hoặc sai phạm về thuế), hải quan có thểquyết định giữ hàng hóa để điều tra
Tái xuất hàng hóa: trong một số trường hợp, nếu hàng hóa không đáp ứng cácyêu cầu hoặc không thể thông quan vì lý do nào đó, hải quan có thể yêu cầu tái xuấthàng hóa ra khỏi quốc gia
Bước 6: Nhận hàng
Khi hàng được vận chuyển về cửa khẩu nhập, các cơ quan vận tải (ga, cảng)
có trách nhiệm tiếp nhận hàng hóa nhập khẩu trên các phương tiện vận tải từ nươcngoài vào, bảo quản hàng hóa đó trong quá trình xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi và giaocho các đơn vị nhập khẩu, theo lệnh giao hàng của đơn vị vận tải (hãng tàu, đạilý…) đã nhận hàng đó Do đó khi hàng nhập cảng, hãng tàu sẽ trực tiếp đứng ragiao nhận hàng hóa với cảng, rồi đưa hàng về vị trí an toàn (kho hoặc bãi)
Trang 40Đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một đơn
vị nhận uỷ thác giao nhận tiến hành các công việc sau:
Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải về việc giao nhận hàng từ tàu
Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hoá như vận đơn,lệnh giao hàng
Thanh toán cho cơ quan vận tải các phí tổn về giao nhận, bốc xếp, bảo quản
và vận chuyển hàng nhập khẩu
Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập các biên bản về hànghoá và giải quyết trong phạm vi quyền hạn những vấn đề xảy ra trong việc giaonhận
Bước 7: Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu
Hàng hoá nhập khẩu về qua cửa khẩu phải được kiểm tra Mỗi cơ quan tiếnhành kiểm tra theo chức năng, quyền hạn của mình Nếu phát hiện thấy dấu hiệukhông bình thường thì mời bên giám định đến lập biên bản giám định Cơ quan giaothông kiểm tra niêm phong, kẹp chì trước khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải.Đơn vị nhập khẩu với tư cách là một bên đứng tên trong vận đơn cũng phải kiểm trahàng hoá và lập thư dự kháng (Letter of reservation) nếu nghi ngờ hoặc thực sựhàng hoá có tổn thất, thiếu hụt hoặc không theo hợp đồng
Bước 8: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)
Khiếu nại là một trong hai cách giải quyết các tranh chấp phát sinh trong ngoạithương Bằng cách khiếu nại, các bên đương sự thương lượng trực tiếp với nhau đểgiải quyết tranh chấp, bao gồm: khiếu nại người bán; khiếu nại người vận tải; khiếunại bảo hiểm
Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu phát hiện ra hàng có sai sót về mặt sốlượng hoặc bất cứ tình trạng không bình thường phải mời ngay các cơ quan hữuquan như chủ tàu, nhân viên cảng biển, cán bộ giám định (nếu có) trực tiếp làm cácbiên bản hàng đổ vỡ, hàng kém chất lượng để làm chứng từ khiếu kiện sau này
Bộ chứng từ khiếu kiện bao gồm: Đơn khiếu kiện, khiếu nại; hợp đồng ngoạithương; biên bản sai phạm; các chứng từ liên quan hoặc mẫu hàng kém chất lượng.Tuỳ theo nội dung khiếu nại mà người nhập khẩu và bên bị khiếu nại có cáccách giải quyết khác nhau Nếu không tự giải quyết được thì làm đơn gửi trọng tàihoặc toà án theo quy định trong hợp đồng