Để giành được sự tín nhiệm của khách hàng không phải bài toán dễ đối với các nhà quản trị .Trong thị trường cạnh tranh hiện nay ngoài việc cung cấp sản phẩm chất lượng lợi thế sẽ thuộc v
Trang 1HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Họ và tên: LÊ THỊ LINH Mã Sinh viên:1973403010393
Khóa/Lớp: (tín chỉ) CQ57/21.01 (Niên chế): 21.10
STT: 03 ID phòng thi: 582 058 1207
Ngày thi: 28/09/2021 Giờ thi: 10h30
BÀI THI MÔN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1
Hình thức thi: Tiểu luận
Thời gian thi: 3 ngày
ĐỀ TÀI QUẢN TRỊ NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN THỰC PHẨM HỒNG HÀ
Năm 2021
Trang 21
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
“ Khách hàng là thượng đế ’’ là phương châm hoạt động của các doanh nghiệp trong
môi trường kinh doanh cạnh tranh với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững ,các nhà quản trị phải vạch ra những chiến lược kinh doanh
đúng đắn Một chiến lược đúng đắn với những chinh sách phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và làm hài lòng các “ thượng đế ‘’ từ đó giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh Để giành được sự tín nhiệm của khách hàng không phải bài
toán dễ đối với các nhà quản trị Trong thị trường cạnh tranh hiện nay ngoài việc cung cấp sản phẩm chất lượng lợi thế sẽ thuộc về các doanh nghiệp có đãi ngộ về thanh toán và nợ
hấp dẫn Việc cho nợ mua hàng hóa đã trở thành điều tất yếu trong thị trường hiện nay
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mang lại từ việc bán chịu khi không được kiểm soát chặt chẽ sẽ đem lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp và thậm chí có thể gây nguy cơ phá sản Làm thế nào để việc bán chịu phát huy được hết tác dụng không phải doanh nghiệp nào cũng
nắm được Trước nền kinh tế đã được hội nhập ,môi truờng cạnh tranh ngày càng gay gắt
vấn đề quản trị nợ phải thu và xử lí nợ phải thu đã và đang trở nên vô cùng cấp thiết đối với doanh nghiệp Chính vì vậy quản trị nợ phải thu là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp đặc biệt là các nhà hoạch định tài chính
Chính vì tầm quan trọng của vấn đề này, hiểu và nắm rõ được tầm quan trọng, tính cấp thiết của công tác quản trị nợ phải thu trong doanh nghiệp, nên em đã chọn đề tài
“ Quản trị nợ phải thu của Công ty cổ phần đầu tư phát triển thực phẩm Hồng Hà”
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Phân tích và đánh giá công tác nợ phải thu tại Công Ty cổ phần đầu tư phát triển thực phẩm Hồng Hà qua 2 năm 2019-2020 thông qua các chỉ tiêu tài chính từ đó biết được những ưu nhược điểm, những khó khăn mà công ty gặp phải để đưa ra những giải pháp hợp lí cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị nợ phải thu cho công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Là quản trị nợ phải thu của Công ty cổ phần đầu tư phát triển Hồng Hà
Trang 34 Kết cấu của bài tiểu luận
Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, nội dung tiểu luận gồm 3 phần:
Phần 1:Lý luận chung về quản trị nợ phải thu của Công ty CP đầu tư phát triển thực phẩm Hồng Hà (HSL)
Phần 2: Thực trạng quản trị nợ phải thu Công ty CP đầu tư phát triển thực phẩm Hồng Hà (HSL)
Phần 3: Đề xuất tăng cường quản trị nợ phải thu tại Công ty CP đầu tư phát triển thực phẩm Hồng Hà (HSL)
PHẦN 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỰC PHẨM HỒNG HÀ
+ Phân loại nợ phải thu
* Khoản phải thu có liên quan đến các đối tác có quan hệ kinh tế đối với doanh nghiệp bao gồm các khoản : phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, các khoản tạm ứng của công nhân viên phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác…
- Phải thu khách hàng : Là khoản tiền mà khách hàng đã mua nợ doanh nghiệp khi khách hàng này đã được doanh nghiệp cung cấp hàng hóa , dịch vụ nhưng chưa thanh toán tiền cho doanh nghiệp
- Trả trước cho người bán : Là khoản tiền mà DN đặt trước cho người bán để nhận hàng nhằm mục đích nhận chiết khấu từ phía khách hàng là nhà cung cấp DN trả tiền hàng trước cho người bán còn nhằm mục đích đảm bảo nhận được hàng khi thị trường khan hiếm hàng hóa đó Tuy
Trang 41.1.2 Quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp
- Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
- Tăng tính cạnh tranh trên thị trường
* Bất lợi
• Phát sinh các chi phí quản lý, thu hồi nợ, chi phí nhân viên quản lý
• Doanh nghiệp có thể gánh chịu rủi ro mất vốn do không thu hồi được nợ
• Kìm hãm tốc độ chu chuyển của vốn lưu động, ứ đọng vốn khâu lưu thông, làm thiếu vốn khâu sản xuất
• Doanh nghiệp bị mất chi phí cơ hội của vốn
* Các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản nợ phải thu
Quy mô sản phẩm – hàng hoá bán chịu cho khách hàng;
Tính chất thời vụ của việc tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp;
Mức giới hạn nợ của doanh nghiệp cho khách hàng;
Mức độ quan hệ và độ tín nhiệm của khách hàng với doanh nghiệp
+ Nội dung quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp
- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng
Trang 54
o Nội dung chính sách bán chịu hợp trước hết là xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp có thể chấp nhận bán chịu Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà doanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp
o Ngoài tiêu chuẩn bán chịu DN cần xác định đúng đắn các điều khoaran bán chịu hàng hóa ,dịch vụ bao gồm cả vịêc xác định thời hạn bán chụ và tỷ lệ chiết khấu thanh toán nếu
KH thanh toán sớm hơn thời hạn bán chịu theo hợp đồng
- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu
o Để tránh các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi doanh nghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu Nội dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán
o Việc đánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu phải qua các bước: Thu thập thông tin về khách hàng; đánh giá uy tín khách hàng theo các thông tin thu nhận được; lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu
- Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ
o Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp: Có bộ phận kế toán theo dõi khách hàng nợ; kiểm soát chặt chẽ nợ phải thu đối với từng khách hàng; xác định hệ số nợ phải thu trên doanh thu hàng bán tối đa cho phép phù hợp với từng khách hàng mua chịu
o Xác định trọng tâm quản lí và thu hồi nợ trong từng thời kì để có chính sách thu hồi nợ thích hợp: Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn như gia hạn nợ, thỏa ước xử
lí nợ, bán lại nợ, yêu cầu sự can thiệp của Tòa án kinh tế nếu khách hàng nợ chây ỳ hoặc mất khả năng thanh toán nợ
o Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính
+ Các chỉ tiêu phản ánh tình hình nợ phải thu của doanh nghiệp
- Cơ cấu nợ phải thu
Tỷ trọng các khoản phải thu=𝑮𝒊á 𝒕𝒓ị 𝒄á𝒄 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒉𝒖
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒔ố 𝒗ố𝒏 𝒍ư𝒖 độ𝒏𝒈 𝑿 𝟏𝟎𝟎%
Trang 65
Chỉ tiêu này cho thấy các khoản phải thu chiếm bao nhiêu % trong tổng VLĐ của doanh nghiệp
- Số vòng quay nợ phải thu ( số vòng luân chuyển khoản phải thu )
Số vòng quay khoản phải thu =
Nếu phải thu nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và công ty ít bị chiếm dụng vốn Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao thì cũng không tốt vì nó sẽ ảnh hưởng tới khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ sẽ thu hẹp mạng lưới khách hàng, sẽ có ít khách hàng đáp ứng được mức yêu cầu tín dụng mà doanh nghiệp đưa ra
- Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền trung bình = 𝟑𝟔𝟎
𝒔ố 𝒗ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒉𝒖 ( Ngày )
Kỳ thu tiền bình quân cho biết một đồng tiền bán hàng trước đó phải mất bao nhiêu ngày mới thu lại được Kỳ luân chuyển càng ngắn thi số vòng quay càng cao Hiệu suất sử dụng vốn là tốt
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp
kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp Do vậy, khi xem xét kỳ thu tiền trung bình, cần xem xét trong mối liên hệ với sự tăng trưởng doanh thu cảu doanh nghiệp.Kỳ thu tiền trung bình tỷ lệ nghịch với số vòng quay nợ phải thu Khi kỳ thu tiền trung bình quá dài so với các doanh nghiệp trong nghành thì dễ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi, vốn bị chiếm dụng lâu có thể dẫn đến bị mất vốn trong kinh doanh
- Hệ số khoản nợ phải thu trên tổng tài sản:
Hệ số khoản nợ phải thu trên tổng tài sản = 𝑵ợ 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒉𝒖 𝒌𝒉á𝒄𝒉 𝒉à𝒏𝒈𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏
Trang 76
- Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả
Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒔ố 𝒏ợ 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒉𝒖
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒔ố 𝒏ợ 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả
Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ công ty bị các tổ chức khác chiếm dụng vốn càng nhiều và ngược lại tỷ lệ này càng nhỏ thì chứng tỏ đơn vị đã sử dụng vốn của đơn vị khác nhiều
+ Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp
- Nhân tố khách quan : các nhân tố về môi trường kinh tế, về môi trường tự nhiên, về môi trường văn hóa xã hội, chính sách vĩ mô của nhà nước, từ doanh nghiệp khác nợ…
- Nhân tố chủ quan: trình độ nhân lực của doanh nghiệp khi bán hàng, các chính sách của doanh nghiệp, cơ sở vật chất hạ tầng, công nghệ thông tin…
1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích số liệu
PHẦN 2 : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỒNG HÀ
2.1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỒNG HÀ
2.1.1: Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP đầu tư phát triển Hồng Hà
Giới thiệu chung
- Tên công ty: CTCP Đầu tư Phát triển Thực phẩm Hồng Hà (HOSE: HSL)
- Tên tiếng anh: Hong Ha Food Investment Development JSC
- Người đại diện: Nguyễn Ngọc Dũng
- Ngành nghề: Sản xuất nông nghiệp-Trồng trọt- Trồng trọt cây lương thực và các loại hạt có dầu
- Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: lı̃nh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản (sản, ngô )
- Trụ sở chính: Bản Cung Tà Làng, Xã Tú Nang, Huyện Yên Châu, Tỉnh Sơn La
Trang 87
- Liên hệ
+ Website: http://honghagroup.com.vn + Điện thoại: (84.24) 6296 2699
+ Email: :hongha.fid@gmail.com + Fax: (84.28) 3848 7237
- Mã cổ phiếu : HSL + Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 17,167,144
Quá trình hình thành và phát triển
+ Lịch sử hình thành
Công ty CP đầu tư phát triển Thực phẩm Hồng Hà thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5500512492 ngày 06/01/2015 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh
Sơn La cấp, với số vốn ban đầu là 4.500.000.000 đồng ( Bốn tỷ năm trăm triệu đồng)
Ngày 30/06/2015 : Công ty đã tiến hành tăng vốn lên 12.000.000.000 đồng ( Mười hai tỷ đồng)
Tính đến nay, trong quá trình hoạt động công ty đã 11 lần được Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La cấp bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 11 được Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La cấp ngày
- Nhà máy và xưởng sản xuất được đặt gần vùng nguyên liệu đảm bảo cung cấp kịp thời cho hoạt động sản xuất, giảm giá thành của sản phẩm đồng thời cung cấp việc làm cho lao động địa phương thúc đấy phát triển kinh tế của vùng
2.2: PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ NỢ PHẢI THU CỦA CTCP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỰC PHẨM HỒNG HÀ
2.2.1 Tình hình quản trị nợ phải thu của CTCP đầu tư phát triển Hồng Hà
Trang 9Đi sâu vào phân tích chi tiết khoản phải thu sẽ giúp ta nhận biết cụ thể hơn về sự biến động của các khoản mục như phải thu khách hàng ,trả trước cho người bán ,phải thu khác, dự phòng
nợ phải thu ngắn hạn ,tài sản thiếu chờ xử lý
2.2.2 Cơ cấu nợ phải thu của CTCP đầu tư phát triển thực phẩm Hồng Hà
60.933
21.209 201.861 201.547
Trang 10I: Các khoản phải thu ngắn hạn
( Trích Bảng CĐKT năm 2019 và 2020 của CTCP đầu tư phát triển thực phẩm Hồng Hà )
Từ bảng phân tích 2.3, ta có thể thấy rõ sự biến động các khoản mục trong tổng thể nợ phải thu của công ty như sau:
- Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty trong năm 2019 là 60 933 triệu đồng nhưng sang năm 2020 đã giảm xuống còn 21 209 tương ứng giảm 65,19% => Điều này cho thấy dấu hiệu tốt cho DN, DN đã có nhưng chính sách thu hồi nợ phải thu hiệu quả, để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn
- Hầu như sang năm 2020 các khoản nợ phải thu đều có xu hướng giảm, thậm chí là không có.(các khoản phải thu dài hạn không thấy có)
- Phải thu ngắn hạn khác trong năm 2020 không thấy xuất hiện => Cho thấy công tác thu hồi
nợ thực sự khả thi
2.2.3.Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nợ phải thu của CTCP đàu tư phát triển thực phẩm Hồng Hà
Để xem xét hiệu quả các khoản nợ phải thu, ta đi phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
sử dụng các khoản phải thu qua bảng sau :
Trang 11Doanh thu thuần
Triệu đồng
118 973 244 504 -125 531 - 51,34%
Doanh thu thuần có VAT
Triệu dồng
130 870,3 268 954,4 -138 084,1 -51, 34%
NPT ngắn hạn bình quân
Triệu đồng
+ Vòng quay nợ phải thu
Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng tốc độ luân chuyển các khoản phải thu năm 2020 của công
ty đã giảm so với năm 2019 Cụ thể, năm 2019 vòng quay các phải thu là 3,97 vòng nhưng sang năm 2020 số vòng quay nợ phải thu đã giảm 0,78 vòng so với năm 2019 và đạt 3.186vòng
Điều này chứng tỏ tốc độ thu hồi vốn của doanh nghiệp chậm, vốn thường xuyên bị chiếm dụng, Đồng thời cũng cho thấy chính sách tín dụng của công ty không được tốt hoặc khách hàng không có khả năng thanh toán nợ Với tình trạng này thì công ty nên thay đổi chính sách tín dụng Thận trọng trong việc cấp tín dụng và thay đổi thời gian thu hồi tín dụng để kích thích tăng hệ số vòng quay nợ phải thu
+ Kỳ thu tiền trung bình (ngày)
Đồng thời kỳ thu tiền trung bình tăng lên 22,31 ngày so 2019 , tương ứng tăng 24,6%, tức là để thực hiện được 1 lần thu hồi nợ là 112,99 ngày như vậy lả năng thu hồi nợ của công ty khá thấp
Cho thấy việc thu hồi nợ phải thu của Công ty gặp nhiều khó khăn Cần xem xét thị trường một cách cụ thể chính xác để đưa ra những quyết định đúng đắn trong kinh doanh Công ty
Trang 1211
nên xem xét cụ thể khả năng cạnh tranh của khách hàng, các biến động về giá cả, chất lượng của hàng hóa khách hàng đang kinh doanh, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, khả năng bán hàng, tình hình tài chinh và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp cũng như xem xét tinh hình tài chính của bạn hàng, các phát sinh phải thu chi tiết, tuổi nợ các khoản phải thu để xác định lý do thực chất của việc thay đổi chính sách bán hàng
* Để thấy rõ hơn hiệu quả nợ phải thu em so sánh với CTCP Tập đoàn Sao Mai (ASM) trong
cùng ngành Em có bảng sau
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch 2020 với 2019
Tuyệt đối Tỷ lệ (%)
Doanh thu thuần
Triệu đồng
4 306 734 4 383 959 -77 225 - 1,76%
Doanh thu thuần có VAT
Triệu dồng
4 737 407,4 4 822 354,9 -84 947,5 -1,76%
NPT ngắn hạn bình quân
Triệu đồng
(Nguồn BCTC kiểm toán năm 2019 và 2020 CTCP tập đoàn Sao Mai )
So với CTCP đầu tư phát triển thực phẩm Hồng Hà, thì số vòng quay nợ phải thu đã tăng lên 0,97 vòng so với 2019 nhưng vẫn ở mức thấp, cùng với đó là kỳ thu tiền trung bình đã giảm đi 17,65 ngày Cho thấy công tác thu hồi nợ có có tiến bộ hơn nhưng còn ở mức thấp Vì vậy DN cũng cần phải có nhưng biện pháp, những hướng đi đúng đắn để mang lại hiệu quả cho DN
2.2.4 So sánh nợ phải thu với nợ phải trả của CTCP đầu tư phát triển thực phẩm Hồng
Hà
ĐVT: triệu đồng
Trang 13( Nguồn BCTC kiểm toán năm 2019 và 2020 CTCP đầu tư phát triển thực phẩm Hồng Hà )
Dựa vào bảng phân tích, ta nhận thấy, thời điểm cuối năm 2020 so với cuối năm 2019, các khoản nợ phải thu giảm và các khoản nợ phải trả tăng Cụ thể:
+ Các khoản phải trả năm 2020 so với 2019 tăng 1 169 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 10,68% + Các khoản phải thu thời điểm cuối năm 2020 là 21 209 triệu đồng, cuối năm 2019 là
60 933 triệu đồng, giảm 39 724 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 65,19%
+ Tỷ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản năm 2019 là 0,3 lần và năm 2020 là 0,11 lần điều này cho thấy tỉ lệ vốn bị chiếm dụng có xu hướng giảm => Điều này tốt cho DN, cho thấy công ty quản lý được việc thanh toán của khách hàng
+ Tỷ lệ nợ phải thu / nợ phải trả đã giảm 4,17 lần => Cho thấy DN không bị chiếm dụng vốn, cho thấy công tác quản trị nợ phải thu đã có hiệu quả, tốt Vì vậy DN cần phát huy
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ NỢ PHẢI THU CỦA CTCP ĐẦU
Trang 1413
Công ty đã ra những điều khoản trong chính sách bán chịu gồm các điều khoản xác định độ dài thời gian hay thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian bán chịu cho phép của công ty
+ Công ty đã thực hiện đầu tư đổi mới mẫu mã, chất lượng sản phẩm để kích cầu người mua, chính sách bán hàng đã phát huy hiệu quả đồng thời đã truyền thông, quảng bá dịch vụ tốt giúp tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng
+ Thường xuyên thu thập thông tin về chính sách tín dụng của các đối thủ cạnh tranh để đưa ra thời hạn tín dụng và tỷ lệ chiết khấu phù hợp với từng đối tượng khách hàng
+ Công ty đã nhanh chóng thu hồi được những khoản nợ từ đó tăng thêm nguồn tiền sử dụng và tránh được tình trạng ứ đọng vốn
* Những điểm hạn chế
+ Công ty chưa cụ thể và chi tiết các điều khoản về điều kiện thanh toán, phương thức thanh toán cũng như thời gian thanh toan,… trong hợp đồng ký kết với các đối tác, nhất là đối với đối tác mới
+ Chưa phân loại được đối tượng nợ, từ đó đưa ra được hệ thống cơ cấu nợ mới cho những khách hàng suy giảm khả năng chi trả nhưng có thể chi trả khi cơ cấu thời hạn nợ mới
+ Trình độ nguồn nhân lực phụ trách khoản phải thu còn kém, cần nâng cao chuyên môn nghiệp
vụ để có thể thực hiện tốt được công tác quản trị khoản nợ phải thu ở công ty
+ Công ty chưa chủ động trích lập Dự phòng nợ phải thu khó đòi Điều này sẽ khiến công ty gia tăng đáng kể chi phí quản lý doanh nghiệp khi xử lý các khoản nợ khó đòi, không thu hồi được + Tỷ lệ chiết khấu của công ty chưa được phù hợp giữa khách hàng thường xuyên và khách hàng mới nên chưa khuyến khích được khách hàng trả nợ sớm hơn
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY
Nhìn chung 2 năm 2019 và 2020, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặt hái được khá nhiều thành công trong bối cảnh đại dịch covid-19 kinh tế các doanh nghiệp bị ảnh hưởng Trong bối cảnh kinh tê khó khăn , công ty cần phải liên tục cập nhật các chính sách mới, theo dõi sự biến đổi của thị trường Đây cũng chính là thách thức lớn nhất của công ty,
Trang 1514
Cạnh tranh cao gây khó khăn trong chuỗi cung ứng , gây nguy cơ đình trệ sản xuất ,giảm sức mua thi trường , bất kì công tác quản trị nào cũng cần phải được lưu ý Nhận rõ được tầm quan trọng trong công tác nợ phải thu em xin đưa ra ý kiến đóng góp của mình để khắc phục được một số công ty đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả quản trị nợ phải thu của mình
3.1 Biện pháp quản lý các khoản phải thu
Covid-19 đã gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Công ty nên việc quản lý tốt các khoản phải thu sẽ giúp công ty đảm bảo được nguồn vốn, tận dụng tối đa được nguồn vốn để phát triển kinh doanh Dù các khoản phải thu tăng lên sẽ giúp cho tổng tài sản tăng nhưng thực chất công ty lại đang bị chiếm dụng vốn Việc các khoản phải thu tăng nhanh hơn tốc độ gia tăng doanh thu sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp có lãi nhưng lại không có tiền Điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán, làm giảm hiệu quả của hoạt động kinh doannh Biện pháp đề ra đó chính là lựa chọn đối tượng Công ty nên đặt ra những tiêu chuẩn khi cho khách hàng nợ Cụ thể có thẻ xét lịch sử thanh toán, khả năng thanh toán và tình hình tài chính Qua việc xét các yếu tố trên để đưa ra hạn mức có thể cho khách hàng nợ
3.1.1.Quản lý các khoản phải thu khách hàng
- Trong các hợp đồng ký kết công ty nên có các điều khoản ràng buộc chặc chẽ, quy định rõ phương thức thanh toán, thời gian trả tiền… một cách cụ thể Nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì bên đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường và thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng Nhưng các điều khoản trong hợp đồng phải phù hợp với chính sách và chế độ hiện hành
- Việc thự hiện chính sách chiết khấu, giảm giá hàng bán đối với những hợp đồng có giá trị lớn, khách hàng thường xuyên và khách hàng thanh toán tiền sớm sẽ thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh, giảm bớt được nợ dây dưa, tránh bị chiếm dụng vốn lâu Do đó công ty cần phải xác định một tỷ lệ chiết khấu hợp lý để công tác quản trị các khoản nợ phải thu của khách hàng đạt hiệu quả cao nhất
- Công ty nên phân loại từng đối tượng nợ, sau đó tổ chức ra một bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ thu hồi nợ sẽ theo dõi chặt
3.1.2 Trích lập và dự phòng các khoản phải thu khó đòi
Trang 1615
- Việc trích lập dự phòng là cần thiết cho hoạt động của công ty nhằm tranh khỏi những tổn thất không đáng có trong quá trinh sản xuất kinh doanh Việc tính tóan tỷ lệ trích lập dự phòng thế nào cho hợp lý cần được công ty quan tâm, việc phân loại nợ, mỗi loại nên có một tỷ lệ trích lập dự phòng riêng là cần thiết
3.1.3 Quản lý các khoản phải thu trả trước cho người bán
Với việc quản lý khoản thu này, công ty cần phải cân nhắc cụ thể các chỉ tiêu mà công ty lựa chọn nhà cung cấp, từ đó có thể loại bỏ những nhà cung cấp không cần thiết để có thể thu lại các khoản đã trả trước, từ đó đầu tư sang hoạt động sản xuất kinh doanh
3.2 Các biện pháp khác
-Nâng cao chất lượng thẩm định thông tin về khách hàng, thường xuyên theo dõi tình hình tài chính đối tác Nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường sẽ có biện pháp xử lý kịp thời,
VD: Công ty cần sử dụng những thông tin tín dụng của khách hàng từ những số liệu lịch
sử tại bộ phận kế toán và bộ phận kinh doanh Những thông tin cần thiết để giúp ích cho công tác thu hồi nợ trở lên nhanh chóng hơn
- Sử dụng những công cụ tiên tiến trong quản lý và thu hồi nợ : áp dụng một số phần mềm trong quản lý nợ phải thu giúp công ty theo dõi kịp thời các khoản nợ đến hạn thanh toán cung như thời gian của những khoản nợ quá hạn
- Thực hiện đánh giá và rút kinh nghiệm hàng năm: Giữa phòng kế hoạch bán hàng và bộ phận marketing cần phối hợp với phòng kế toán thống kê tài chính của công ty tổ chức tổng kết công tác quản lý tài chinh của công ty
- Phân tích kĩ tình hình đặc biệt là khả năng thanh toán và uy tín tín dụng thương mại để quyết định nên bán chịu cho khách hàng hay không
- Đồng thời tuyển chọn các nhân viên phân tích tài chính có trình độ, kinh nghiệm nhất định vào làm việc Các nhân viên này sẽ có trách nhiệm trong việc tổng hợp, phân tích các số liệu cần thiết cho hoạt động quản lý tài chính, báo cáo với giám đốc tài chính
- Sử dụng những công cụ tiên tiến trong quản lý và thu hồi nợ : áp dụng một số phần mềm trong quản lý nợ phải thu giúp công ty theo dõi kịp thời các khoản nợ đến hạn thanh toán cung như thời gian của những khoản nợ quá hạn
Trang 1716
KẾT LUẬN
Sự phát triển chóng mặt của công nghệ cùng với thời điểm dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt này, đòi hỏi các công ty phải có sự nhanh nhạy trong thông tin, cập nhật xu hướng để có thể gia tăng sự cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu ngày một khó tính của khách hàng Nâng cao hiệu quả quản lý nợ phải thu không còn là vấn đề mới đối với các doanh
nghiệp mà vấn đề này đã được đề cập đến rất nhiều Với nền kinh tế thị trường ,các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía thị trường, cũng những với các đối thủ cạnh tranh ngày một nhiều Vì vậy việc thích ứng và hòa nhập này không thể một sớm một chiều thay đổi được ,muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải
có hiệu quả Do đó ,việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và nợ phải thu nói riêng là không thể thiếu được và ngày càng được quan tâm ,nó còn là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra Công ty Cổ phần đầu tư phát triển thực phẩm Hồng Hà cần phải chú trọng đến công tác quản trị khoản nợ phải thu để có thể đảm bảo ổn định hoạt động tài chính Công ty cần phải nâng cao hiệu quả công tác này, dùng các chính sách tín dụng nới lỏng để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, đồng thời cũng phải tự nâng cao khả năng của chính bản thân công ty trong hoạt động này
DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO
1 PGS.TS Bùi Văn Vần ; PGS TS Vũ Văn Ninh (2015 ) Giáo trình Tài Chính doanh
nghiệp ,NXB Tài Chính , Hà Nội
2 Công ty Cổ phần đầu tư phát triển thực phẩm Hồng Hà (2019, 2020), Báo cáo tài chính (kiểm toán)
3 Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai (ASM) (2019, 2020 ), Báo cáo tài chính (Kiểm toán)