1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thực trạng và kiến nghị

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ và giao lưu giữa các quốc gia với nhau không chỉ tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kinh tế mà còn làm biến đổi sâu sắc xã hội của một quốc gia. Đặc biệt trong số đó, quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã và đang trở thành một hiện tượng xã hội thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Chế định này được quan tâm như vậy sở dĩ là do nó là sự bảo vệ pháp lý rất cần thiết nhằm đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần có mái ấm gia đình, đồng thời đáp ứng nhu cầu chính đáng của những người nhận con nuôi như: vợ chồng hiếm muộn, vô sinh, phụ nữ sống đơn thân. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng các quy định về nuôi con nuôi có YTNN vẫn còn một số hạn chế bất cập; những quy định còn chưa rõ ràng, không cụ thể dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết của các cơ quan chức năng, dẫn đến việc không đảm bảo được quyền và lợi ích cho các bên trong quan hệ nuôi con nuôi, đặc biệt là đối với trẻ em. Chính vì vậy, với mong muốn có các nhìn tổng quát hơn cũng như để hiểu rõ hơn về các quy định về nuôi con nuôi có YTNN cùng với thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam, em đã quyết định nghiên cứu và phân tích đề tài: “ Pháp Luật Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo tư pháp Việt Nam- thực trạng và kiến nghị” làm đề tài cho bài tiểu luận cuối kỳ. Do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm cũng như kiến thức nên không tránh khỏi thiếu sót, kính mong sẽ nhận được góp ý của Cô để em có thể hoàn thiện và học hỏi nhiều hơn về kiến thức. Xin chân thành cảm ơn! 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Pháp luật về nuôi con nuôi có YTNN tại Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học pháp lý nghiên cứu và bình luận. Thông qua các nghiên cứu này các nhà khoa học pháp lý đã phân tích và làm rõ các chế định về nuôi con nuôi có YTNN trên nhiều khía cạnh như dưới góc độ hôn nhân gia đình, dưới góc độ bảo vệ quyền trẻ em và trước yêu cầu hội nhập quốc tế cũng như đáp ứng yêu cầu gia nhập Công ước Lahay 1993. Một số công trình nghiên cứu như: - Về luận án Tiến sĩ, luận văn nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ: “ So sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới- Bài học kinh nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam” của Vũ Thị Kiều Anh, Đại học quốc gia Hà Nội (2014), Luận án tiến sĩ “ Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài- Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Phạm Thị Kim Anh (2017), Trường đại học luật Hà Nội. - Về bài viết khoa học: Phạm Thị Kim Anh (2017), “ Định hướng sửa đổi, bổ sung Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, Số chuyên đề tháng 7/2018. 3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích Đề tài tập trung nghiên cứu tổng quan các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về nuôi con nuôi có YTNN. Từ việc nghiên cứu tổng quan quy định pháp luật trong nước, các Hiệp ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, đề tài giúp truyền tải những kiến thức cơ bản và chuyên sâu để giúp mọi người hiểu rõ hơn về các khía cạnh pháp lý trong việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, đề tài còn tìm hiểu, đánh giá thực tiễn áp dụng về chế định nuôi con nuôi có YTNN, từ đó chỉ ra một số điểm bất cập và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn về quy định này. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Trong giới hạn phạm vi đề tài, đối tượng nghiên cứu chính là người nhận nuôi con nuôi nước ngoài, người nhận nuôi con nuôi và việc xác định pháp luật áp dụng đối với việc nuôi con nuôi có YTNN. Ngoài ra, đề tài còn phân tích về các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi có YTNN, điều kiện và hệ quả tương ứng. 3.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu các quy định về nuôi con nuôi có YTNN dưới góc độ pháp luật Việt Nam, Công ước La Haye và thực tiễn thực hiện chế định này tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích luật viết: Phương pháp này thường dùng để phân tích nhằm làm rõ quy định pháp luật, thông qua đó, tác giả đưa ra nhìn nhận khách quan về vấn đề được áp dụng quy định để giải quyết có phù hợp hay không. Từ đó, tác giả có thể phân tích, so sánh, đánh giá để thể hiện quan điểm của mình về việc đề xuất sửa đổi hay bổ sung thêm quy định trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi có YTNN mà tác giả đang nghiên cứu. Phương pháp so sánh luật: Sau khi áp dụng phương pháp phân tích luật viết để phân tích các quy định thì phương pháp so sánh luật có vai trò tìm ra điểm giống nhau và khác nhau của quy định để cân nhắc áp dụng quy định đó khi đưa ra các đánh giá và đề xuất hoàn thiện với các bất cập tồn đọng. Phương pháp so sánh luật được áp dụng hài hòa, tương ứng với các phương pháp giải thích, phương pháp bình luận, phương pháp tổng hợp,... và dựa trên các góc độ khác nhau về phương pháp luận triết học, đạo đức,... Phương pháp bình luận: Phương pháp bình luận được dùng kết hợp với các phương pháp chính khác như phương pháp luật viết, phương pháp so sánh luật, phân tích liên ngành hay phụ trợ cho việc làm rõ khái niệm. Đây là phương pháp giúp tác giả có thể đưa ra quan điểm, nhận thức của mình dựa trên những nội dung đã trình bày, phân tích để làm rõ hơn nội dung mà tác giả muốn hướng đến. Phương pháp bình luận được tác giả vận dụng xuyên suốt nội dung của đề tài. Phương pháp tổng hợp: Sau khi so sánh, phân tích, đánh giá, bình luận,... tác giả tiến hành tổng kết nội dung chính bằng phương pháp tổng hợp. Từ đó, tác giả nêu ra những đánh giá và kiến nghị để có thể áp dụng vào tình hình thực tế. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về ý nghĩa khoa học: Bài tiểu luận góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về chế định nuôi con nuôi có YTNN của pháp luật Việt Nam. Về ý nghĩa thực tiễn: Nhận thức rõ hơn về thực trạng áp dụng các quy định pháp luật nuôi con nuôi có YTNN còn những bất cập và từ đó đưa ra những kiến nghị đề xuất góp phần hoàn thiện quy định về chế định này. 6. Bố cục của Tiểu luận Kết cấu của bài tiểu luận bao gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung bao gồm 2 chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. - Chương 2: Thực trạng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và kiến nghị hoàn thiện.   CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 1.1. Khái quát chung về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 1.1.1. Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Từ xa xưa, cụm từ nuôi con nuôi đã xuất hiện khá phổ biến, nó được định nghĩa là việc trẻ em được một gia đình khác nhận làm con để chăm sóc và nuôi dưỡng. Lâu dần, việc nuôi con nuôi trở thành một hiện tượng xã hội với mục đích xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, nhằm hướng đến những lợi ích về mặt vật chất cho các bên trong quan hệ và đặc biệt là hướng đến việc đảm bảo cho trẻ em được nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trong môi trường gia đình. Cùng với sự phát triển của xã hội, quan hệ dân sự giữa công dân của một nước này với công dân của một nước khác cũng phát triển theo. Chính vì vậy, cụm từ “có yếu tố nước ngoài” được sử dụng nhằm chỉ yếu tố ngoại lai hoặc “yếu tố quốc tế” có liên quan đến các chủ thể của quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài . Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (YTNN) theo quy định của Luật nuôi con nuôi được hình thành dựa vào khái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2005 (BLDS 2005). Cụ thể là được quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010: “nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài”. Khái niệm này được cụ thể thành các trường hợp nuôi con nuôi có YTNN theo quy định tại Điều 28 Luật nuôi con nuôi năm 2010. Như vậy, có thể thấy quan hệ nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có YTNN nói riêng là một hiện tượng tự nhiên của xã hội và mang tính nhân đạo sâu sắc. Việc nuôi con nuôi không chỉ mang đến phúc lợi cho trẻ em mà còn là một cách thức có tính xã hội và pháp lý để bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên khái niệm nuôi con nuôi có YTNN theo quy định của pháp luật nước ta chỉ được xem xét dưới góc độ xung đột pháp luật chứ chưa thể hiện được bản chất, tính chất cũng như xu hướng của việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài trên thế giới. 1.1.2. Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Nuôi con nuôi có YTNN có ý nghĩa đặc biệt đối với bản thân đứa trẻ và cả người nhận nuôi. Đối với những đứa trẻ được nhận nuôi, việc nhận nuôi này mang lại cho chúng một gia đình, một mái ấm trong trường hợp không thể tìm được gia đình thích hợp tại Việt Nam. Đồng thời, còn tạo điều kiện cho các em cơ hội phát triển toàn diện hơn, nhất là ở những đứa trẻ bị tàn tật, khuyết tật, có bệnh hiểm nghèo có điều kiện chữa trị phục hồi chức năng tốt hơn. Còn với người nhận nuôi, việc nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi đem lại cho họ quyền làm cha mẹ, cho họ một đứa con phù hợp với ý chí, nguyện vọng của mình, và hơn hết thúc đẩy được mối quan hệ gắn bó giữa họ với Việt Nam. Đó là những nguyện vọng chính đáng đối với những cặp vợ chồng hiếm muộn, với những người giàu tình thương yêu và lòng nhân ái. Ngoài ra, nuôi con nuôi có YTNN còn giúp cho các CSND trẻ em được giảm bớt gánh nặng mà vẫn đảm bảo được lợi ích tốt nhất cho trẻ. Song song với đó là nhằm triển khai chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập và giao lưu quốc tế. 1.1.3. Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ và giaolưu giữa các quốc gia với nhau không chỉ tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kinh tế màcòn làm biến đổi sâu sắc xã hội của một quốc gia Đặc biệt trong số đó, quan hệ nuôicon nuôi có yếu tố nước ngoài đã và đang trở thành một hiện tượng xã hội thu hút sựquan tâm của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam Chế định này được quan tâm nhưvậy sở dĩ là do nó là sự bảo vệ pháp lý rất cần thiết nhằm đảm bảo những lợi ích tốt nhấtcho những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần có mái ấm gia đình, đồng thời đáp ứng nhucầu chính đáng của những người nhận con nuôi như: vợ chồng hiếm muộn, vô sinh, phụnữ sống đơn thân

Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng các quy định về nuôi con nuôi có YTNN vẫn cònmột số hạn chế bất cập; những quy định còn chưa rõ ràng, không cụ thể dẫn đến khókhăn trong việc giải quyết của các cơ quan chức năng, dẫn đến việc không đảm bảođược quyền và lợi ích cho các bên trong quan hệ nuôi con nuôi, đặc biệt là đối với trẻem.

Chính vì vậy, với mong muốn có các nhìn tổng quát hơn cũng như để hiểu rõ hơnvề các quy định về nuôi con nuôi có YTNN cùng với thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt

Nam, em đã quyết định nghiên cứu và phân tích đề tài: “ Pháp Luật Nuôi con nuôi có

yếu tố nước ngoài theo tư pháp Việt Nam- thực trạng và kiến nghị” làm đề tài cho bài

tiểu luận cuối kỳ Do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm cũng như kiến thức nên khôngtránh khỏi thiếu sót, kính mong sẽ nhận được góp ý của Cô để em có thể hoàn thiện vàhọc hỏi nhiều hơn về kiến thức Xin chân thành cảm ơn!

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Pháp luật về nuôi con nuôi có YTNN tại Việt Nam đã được nhiều nhà khoa họcpháp lý nghiên cứu và bình luận Thông qua các nghiên cứu này các nhà khoa học pháplý đã phân tích và làm rõ các chế định về nuôi con nuôi có YTNN trên nhiều khía cạnhnhư dưới góc độ hôn nhân gia đình, dưới góc độ bảo vệ quyền trẻ em và trước yêu cầuhội nhập quốc tế cũng như đáp ứng yêu cầu gia nhập Công ước Lahay 1993 Một sốcông trình nghiên cứu như:

Trang 2

- Về luận án Tiến sĩ, luận văn nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ: “ So sánh phápluật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới-Bài học kinh nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam” của Vũ Thị Kiều Anh,Đại học quốc gia Hà Nội (2014), Luận án tiến sĩ “ Hoàn thiện pháp luật về nuôi connuôi có yếu tố nước ngoài- Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Phạm Thị Kim Anh

(2017), Trường đại học luật Hà Nội.

- Về bài viết khoa học: Phạm Thị Kim Anh (2017), “ Định hướng sửa đổi, bổsung Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi”, Tạp chí Dân

chủ & Pháp luật, Số chuyên đề tháng 7/2018

3 Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài3.1 Mục đích

Đề tài tập trung nghiên cứu tổng quan các quy định pháp luật Việt Nam hiện hànhvề nuôi con nuôi có YTNN Từ việc nghiên cứu tổng quan quy định pháp luật trongnước, các Hiệp ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, đề tài giúp truyền tải những kiến thứccơ bản và chuyên sâu để giúp mọi người hiểu rõ hơn về các khía cạnh pháp lý trongviệc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Ngoài ra, đề tài còn tìm hiểu, đánh giá thực tiễn áp dụng về chế định nuôi con nuôicó YTNN, từ đó chỉ ra một số điểm bất cập và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiệnhơn về quy định này.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Trong giới hạn phạm vi đề tài, đối tượng nghiên cứu chính là người nhận nuôi connuôi nước ngoài, người nhận nuôi con nuôi và việc xác định pháp luật áp dụng đối vớiviệc nuôi con nuôi có YTNN Ngoài ra, đề tài còn phân tích về các nguyên tắc giảiquyết việc nuôi con nuôi có YTNN, điều kiện và hệ quả tương ứng.

3.3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu các quy định về nuôi con nuôi có YTNN dưới góc độ phápluật Việt Nam, Công ước La Haye và thực tiễn thực hiện chế định này tại Việt Nam.

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích luật viết: Phương pháp này thường dùng để phân tích

nhằm làm rõ quy định pháp luật, thông qua đó, tác giả đưa ra nhìn nhận khách quan vềvấn đề được áp dụng quy định để giải quyết có phù hợp hay không Từ đó, tác giả có

Trang 3

thể phân tích, so sánh, đánh giá để thể hiện quan điểm của mình về việc đề xuất sửa đổihay bổ sung thêm quy định trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến quyềnlợi của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi có YTNN mà tác giả đang nghiên cứu

Phương pháp so sánh luật: Sau khi áp dụng phương pháp phân tích luật viết để

phân tích các quy định thì phương pháp so sánh luật có vai trò tìm ra điểm giống nhauvà khác nhau của quy định để cân nhắc áp dụng quy định đó khi đưa ra các đánh giá vàđề xuất hoàn thiện với các bất cập tồn đọng Phương pháp so sánh luật được áp dụng hàihòa, tương ứng với các phương pháp giải thích, phương pháp bình luận, phương pháptổng hợp, và dựa trên các góc độ khác nhau về phương pháp luận triết học, đạo đức,

Phương pháp bình luận: Phương pháp bình luận được dùng kết hợp với các

phương pháp chính khác như phương pháp luật viết, phương pháp so sánh luật, phântích liên ngành hay phụ trợ cho việc làm rõ khái niệm Đây là phương pháp giúp tác giảcó thể đưa ra quan điểm, nhận thức của mình dựa trên những nội dung đã trình bày,phân tích để làm rõ hơn nội dung mà tác giả muốn hướng đến Phương pháp bình luậnđược tác giả vận dụng xuyên suốt nội dung của đề tài.

Phương pháp tổng hợp: Sau khi so sánh, phân tích, đánh giá, bình luận, tác giả

tiến hành tổng kết nội dung chính bằng phương pháp tổng hợp Từ đó, tác giả nêu ranhững đánh giá và kiến nghị để có thể áp dụng vào tình hình thực tế.

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về ý nghĩa khoa học: Bài tiểu luận góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về chếđịnh nuôi con nuôi có YTNN của pháp luật Việt Nam.

Về ý nghĩa thực tiễn: Nhận thức rõ hơn về thực trạng áp dụng các quy định phápluật nuôi con nuôi có YTNN còn những bất cập và từ đó đưa ra những kiến nghị đề xuấtgóp phần hoàn thiện quy định về chế định này.

6 Bố cục của Tiểu luận

Kết cấu của bài tiểu luận bao gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận và danh mụctài liệu tham khảo Phần nội dung bao gồm 2 chương:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố

nước ngoài.

- Chương 2: Thực trạng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và kiến

nghị hoàn thiện.

Trang 5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT NUÔICON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1.1 Khái quát chung về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài1.1.1 Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Từ xa xưa, cụm từ nuôi con nuôi đã xuất hiện khá phổ biến, nó được định nghĩa làviệc trẻ em được một gia đình khác nhận làm con để chăm sóc và nuôi dưỡng Lâu dần,việc nuôi con nuôi trở thành một hiện tượng xã hội với mục đích xác lập quan hệ cha,mẹ và con lâu dài, nhằm hướng đến những lợi ích về mặt vật chất cho các bên trongquan hệ và đặc biệt là hướng đến việc đảm bảo cho trẻ em được nuôi dưỡng và chămsóc giáo dục trong môi trường gia đình.

Cùng với sự phát triển của xã hội, quan hệ dân sự giữa công dân của một nước nàyvới công dân của một nước khác cũng phát triển theo Chính vì vậy, cụm từ “có yếu tốnước ngoài” được sử dụng nhằm chỉ yếu tố ngoại lai hoặc “yếu tố quốc tế” có liên quanđến các chủ thể của quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài1.

Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (YTNN) theo quy định của Luậtnuôi con nuôi được hình thành dựa vào khái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoàitheo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2005 (BLDS 2005) Cụ thể là được quy định tại

khoản 5 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010: “nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài làviệc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nướcngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bênđịnh cư ở nước ngoài” Khái niệm này được cụ thể thành các trường hợp nuôi con nuôi

có YTNN theo quy định tại Điều 28 Luật nuôi con nuôi năm 2010.

Như vậy, có thể thấy quan hệ nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có YTNNnói riêng là một hiện tượng tự nhiên của xã hội và mang tính nhân đạo sâu sắc Việcnuôi con nuôi không chỉ mang đến phúc lợi cho trẻ em mà còn là một cách thức có tínhxã hội và pháp lý để bảo vệ trẻ em Tuy nhiên khái niệm nuôi con nuôi có YTNN theoquy định của pháp luật nước ta chỉ được xem xét dưới góc độ xung đột pháp luật chứchưa thể hiện được bản chất, tính chất cũng như xu hướng của việc cho trẻ em làm connuôi ở nước ngoài trên thế giới.

1 Trần Minh Ngọc, Tổng quan về tư pháp quốc tế, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư pháp, 2017.

Trang 6

1.1.2 Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Nuôi con nuôi có YTNN có ý nghĩa đặc biệt đối với bản thân đứa trẻ và cả ngườinhận nuôi Đối với những đứa trẻ được nhận nuôi, việc nhận nuôi này mang lại chochúng một gia đình, một mái ấm trong trường hợp không thể tìm được gia đình thíchhợp tại Việt Nam Đồng thời, còn tạo điều kiện cho các em cơ hội phát triển toàn diệnhơn, nhất là ở những đứa trẻ bị tàn tật, khuyết tật, có bệnh hiểm nghèo có điều kiệnchữa trị phục hồi chức năng tốt hơn Còn với người nhận nuôi, việc nhận trẻ em ViệtNam làm con nuôi đem lại cho họ quyền làm cha mẹ, cho họ một đứa con phù hợp với ýchí, nguyện vọng của mình, và hơn hết thúc đẩy được mối quan hệ gắn bó giữa họ vớiViệt Nam Đó là những nguyện vọng chính đáng đối với những cặp vợ chồng hiếmmuộn, với những người giàu tình thương yêu và lòng nhân ái Ngoài ra, nuôi con nuôicó YTNN còn giúp cho các CSND trẻ em được giảm bớt gánh nặng mà vẫn đảm bảođược lợi ích tốt nhất cho trẻ Song song với đó là nhằm triển khai chính sách mở rộngquan hệ đối ngoại của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập và giao lưu quốc tế.

1.1.3 Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

Quan hệ nuôi con nuôi có YTNN ở Việt Nam hiện nay được quy định trong điềuước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (chủ yếu là trong Công ước La Haye 1993 vềBảo vệ trẻ em và và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế ) và pháp luật trong nướccủa Việt Nam.

Những nguyên tắc cơ bản của Công ước La Haye 1993 về Bảo vệ trẻ em và hợptác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế được coi là những quy định bắt buộc và có giá trịràng buộc chung cho tất cả các quốc gia thành viên của Công ước Các nguyên tắc cơbản được Công ước ghi nhận bao gồm:

- Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em; mọi chính sách pháp luật đềuphải vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và thúc đẩy việc thực hiện quyền của em;

- Ưu tiên thu xếp cho trẻ em làm con nuôi trong nước; việc cho trẻ em làm connuôi ở nước ngoài chỉ được coi là giải pháp cuối cùng, sau khi chắc chắn rằng khôngthể tìm được gia đình thay thế cho trẻ em ngay tại nước mình;

- Việc nuôi con nuôi phải làm phát sinh đầy đủ quan hệ cha mẹ và con theo phápluật Nghiêm cấm mọi việc thu lợi bất minh từ việc cho trẻ em làm con nuôi; mọi hànhvi lạm dụng và buôn bán trẻ em phải bị xử lý nghiêm minh.

Trang 7

Việc quy định các nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho quan hệ nuôi con nuôi, đặcbiệt là bảo vệ trẻ em Dựa trên các quy tắc này, pháp luật nước ta đã quy định cácnguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi như sau:

Một là, “khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em đượcsống trong môi trường gia đình gốc”2

Gia đình gốc ở đây nghĩa là gia đình của những người mang cùng quan hệ huyếtthống3, đây là nơi mà trẻ em được sinh ra, do đó nó được xem là môi trường lý tưởngnhất cho sự trưởng thành, phát triển của trẻ em và đảm bảo cho trẻ em nhận sự quantâm, chăm sóc, giáo dục từ những người có quan hệ máu mủ với mình Chính vì vậynguyên tắc tôn trọng quyền của trẻ được sống trong môi trường gốc có thể nói là quantrọng nhất, phù hợp với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và luật pháp củaNhà nước về công tác bảo vệ trẻ em.

Hai là, “việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của ngườiđược nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phânbiệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”4

Trong hoạt động cho nhận con nuôi, các bên trong mối quan hệ này được đảm bảocác quyền và lợi ích hợp pháp Việc đảm bảo các lợi ích tốt nhất của trẻ em được đặt lênhàng đầu trong mối tương quan với cha mẹ nuôi Đồng thời, việc nuôi con nuôi phảithực hiện trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ và không trái phápluật Quy định này nhằm đáp ứng yêu cầu của Công ước La Haye 1993 Sự tự nguyệncủa các bên trong hoạt động cho nhận con nuôi nhằm đảm bảo việc nuôi con nuôikhông bị ép buộc hay nhằm vụ lợi và đặc biệt là vì một lợi ích vật chất Bình đẳng ở đâylà không phân biệt về giới tính của người người nhận con nuôi là nam hay nữ, về tìnhtrạng hôn nhân là đơn thân hay đã kết hôn cũng như là không phân biệt giữa con nuôi làtrai hay gái Hoạt động cho nhận con nuôi phải được thực hiện theo quy định của phápluật và phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, bởi đây là một hoạt mang ý nghĩa to lớntrong việc tạo cho những đứa trẻ một mái ấm, điều kiện để phát triển và đáp ứng cácnhu cầu khác của con người.

2 Khoản 1 Điều 4 Luật nuôi con nuôi năm 20103 Khoản 8 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 20104 Khoản 2 Điều 4 Luật nuôi con nuôi năm 2010

Trang 8

Ba là, “chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được giađình thay thế ở trong nước”5

Nhà nước đưa ra nguyên tắc này với mục tiêu nhằm đảm bảo cho cho trẻ em đượcsinh trưởng trong môi trường gia đình gốc và đồng thời nhằm hạn chế việc đưa trẻ emlàm con nuôi người nước ngoài, tránh làm thay đổi nguồn gốc của đứa trẻ Và chỉ saukhi xem xét tất cả các giải pháp trong nước mà vẫn không thể tìm được gia đình thíchhợp cho trẻ em ngay tại nước mình thì mới tính đến việc cho trẻ em làm con nuôi ngườinước ngoài Việc cho phép cho làm con nuôi người nước ngoài lại là biện pháp cuốicùng trong trường hợp không thể tìm được gia đình thay thế, bởi vì mỗi đứa trẻ đượcsinh ra đều thuộc một dân tộc nhất định, nếu được nhận làm con nuôi của người nướcngoài thì sẽ làm thay đổi dân tộc của đứa trẻ Vì vậy việc thay đổi nguồn gốc của trẻ sẽvi phạm nguyên tắc được sống trong môi trường gốc của trẻ

1.2 Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài1.2.1 Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tại Điều 28 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì các trường hợp nuôicon nuôi có YTNN bao gồm người Việt Nam định cư tại nước ngoài, người nước ngoàithường trú tại nước ngoài, người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trongthời gian ít nhất là 01 năm và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

1.2.2.1 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Pháp luật nước ta quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phậnkhông thể tách khỏi cộng đồng dân tộc Việt Nam6 Việc quy định chủ thể này vào cáctrường hợp nuôi con nuôi có YTNN nhằm đảm bảo quyền lợi của họ theo Hiến pháp vàđồng thời khuyến những người này giữ gìn mối quan hệ gắn bó với quê hương và đấtnước

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 sửa đổi bổsung năm 2014 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam vàngười gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài Chủ thể nàyđược quy định trong BLDS năm 1995 và 2005, Luật HN&GĐ năm 2000 và 2014 Trêncơ sở Điều 758 của BLDS năm 2005, Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định người ViệtNam định cư ở nước ngoài cũng là một trong những chủ thể của quan hệ nuôi con nuôi

5 Khoản 3 Điều 4 Luật nuôi con nuôi năm 20106 Khoản 1 Điều 18 Hiến Pháp 2013

Trang 9

có YTNN Tuy nhiên, theo BLDS năm 2015 thì chủ thể người Việt Nam định cư ở nướcngoài không còn là chủ thể của quan hệ dân sự có YTNN nữa.7

1.2.2.2 Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài

Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài ở đây là thường trú ở những nước màlà thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam Khái niệm ngườinước ngoài được quy định thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật của nướcta Theo khoản 1 Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014thì “người nước ngoài là người có quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịchViệt Nam” Theo khoản 1 Điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của ngườinước ngoài năm 2014, “ người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịchnước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại ViệtNam”.

Như vậy, theo các quy định trên thì chủ thể người nước ngoài nhận trẻ em ViệtNam làm con nuôi gồm có người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch.Tuy nhiên, việc để cho những người không quốc tịch nhận trẻ em Việt Nam làm connuôi có thể không đảm bảo được quyền và lợi ích cho đứa trẻ đó Chính vì thế, trongthực tiễn, yêu cầu nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi của người không quốc tịchthường khó được giải quyết

1.2.2.3 Người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam từ trên 01 năm trởlên

Người nước ngoài làm việc và sinh sống tại Việt Nam từ trên 01 năm trở lên cũnglà chủ thể của quan hệ nuôi con nuôi có YTNN Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều28 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì chủ thể này được nhận trẻ em Việt Nam làm connuôi theo thủ tục đích danh Đây là loại chủ thể không phổ biến trong quan hệ nuôi connuôi có YTNN

1.2.2.4 Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam

Theo quy định tại Điều 39 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của ngườinước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì đối tượng người nước ngoài được xét chothường trú bao gồm:

7 Phạm Thị Kim Anh, Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Luận án tiến sĩ, tr 52

Trang 10

“1 Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệTổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dựnhà nước.

2 Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.3 Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đangthường trú tại Việt Nam bảo lãnh.

4 Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở vềtrước.”

Theo quy định trên thì để được xét cho thường trú thì người nước ngoài phải thuộccác trường hợp nêu trên và đồng thời đáp ứng những điều kiện tại Điều 40 của Luật này.

1.2.2 Điều kiện nhận nuôi con nuôi

1.2.3.1 Điều kiện của người nhận con nuôi

Để bảo đảm quan hệ nuôi con nuôi có YTNN được hình thành một cách hợp phápvà được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận, người nhận con nuôi phải có đủcác điều kiện theo quy định pháp luật của các nước có liên quan.

Theo quy định tại Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010, người Việt Nam định cư ởnước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm connuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trúvà quy định tại Điều 14 của Luật nuôi con nuôi 2010.Theo đó, người nhận con nuôiphải “ có điều kiện sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáodục con nuôi” Có thể thấy, đây là những quy định hết sức cần thiết nhằm khẳng định tưcách đạo đức, ý thức pháp luật, điều kiện về thời gian, về kinh tế của người nuôi connuôi, đảm bảo cho con nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tốt nhất, được lớnlên trong mỗi trường gia đình lành mạnh8 Về nguyên tắc, khi nhận nuôi con nuôi, ngườinhận nuôi phải có đủ những điều kiện đó.

Theo quy định của Công ước La Haye 1993, người nhận con nuôi phải đáp ứngđiều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật của nước nơi người đó thường trú.Thông thường, cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú sẽcăn cứ vào pháp luật quốc gia của người nhận con nuôi để xác định điều kiện nuôi connuôi.

8 Giáo trình Tư pháp quốc tế

Ngày đăng: 03/06/2024, 08:25

Xem thêm:

w