Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp, bao gồm: - Thống kê, phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ sởvật chất, vốn, lao động, nguyê
Khái niệm thống kê doanh nghiệp
Thống kê doanh nghiệp là một bộ phận của hạch toán thống kê Nó là một loại thống kê nghiệp vụ chuyên đi sâu nghiên cứu và hoàn thiện các phương pháp tính,các hệ thống chỉ tiêu phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1 Các hiện tượng và sự kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Các hiện tượng và sự kiện về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được coi là đối tượng nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp bao gồm:
- Các hiện tượng về lao động, tài sản, vốn,…sử dụng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sự kiện về tình hình kinh doanh, tình hình sử dụng và kết quả sử dụng các yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động.
- Các hiện tượng và sự kiện về nhu cầu tiêu dùng cả xã hội (trong nước và nước ngoài), về sự biến động kinh tế.
- Các hiện tượng thiên nhiên tác động đến tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.2 Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động:
- Hoạt động kinh doanh sản xuất.
- Hoạt động kinh doanh dịch vụ sản xuất.
- Hoạt động kinh doanh dịch vụ thương mại.
- Hoạt động kinh doanh khác: Phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân, dịch vụ tư vấn,…
2.2.3 Doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường Quá trình kinh doanh thực hiện một cách liên tục, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích để sinh lợi Như vậy doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận.
- Phân loại doanh nghiệp: Theo bản chất kinh tế của chủ ở hữu chúng ta sẽ có
3 loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hợp danh, doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn
2.2.4 Các bộ phận tổ chức hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp:
- Bộ phận hoạt động sản xuất
- Bộ phận hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp của thống kê kinh doanh
- Cơ sở lý luận là kinh tế chính trị, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và kinh tế học Chủ nghĩa duy vật lịch sử, kinh tế chính trị học nghiên cứu các phạm trù kinh tế, bản chất và tính quy luật chung về sự phát triển kinh tế - xã hội…là cơ sở nền tảng lý luận cho việc nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất.
- Cơ sở phương pháp là chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, lý thuyết xác suất, lý thuyết thống kê:
+ Phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin đề ra phương pháp quan sát và nhận thức sự vật tồn tại của xã hội một cách thực tế khách quan trong mọi mối liên hệ biện chứng ràng buộc lẫn nhau như một thể thống nhất ở trạng thái vận động không ngừng.
+ Lý thuyết xác xuất, lý thuyết thống kê đề ra phương pháp thu thập dữ liệu (tình hình và số liệu), tính toán các chỉ tiêu, phân tích, đánh giá tình hình và dự báo thông kê…là cơ sở cần thiết để thống kê doanh nghiệp hình thành hệ thống chỉ tiêu thống kê doanh nghiệp thích hợp.
+ Thống kê doanh nghiệp lấy chủ nghĩa duy vật làm cơ sở phương pháp luận:Đánh giá quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong trạng thái động Xem xét trong mối quan hệ biện chứng, quan hệ nhân quả Xây dựng các phương pháp tính toán mang tính hệ thống và lôgic.
Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp
Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp, bao gồm:
- Thống kê, phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ sở vật chất, vốn, lao động, nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở từng thời kỳ.
- Thống kê và phân tích giá thành, hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- Thống kê và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thống kê và phân tích lựa chọn quyết định đúng đắn cho hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian trước mắt và lâu dài.
Câu 1: Hãy nêu Khái niệm thống kê doanh nghiệp.
Câu 2: Hãy nêu Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 3: Hãy nêu Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp.
Khái niệm, Ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê kết quả sản xuất
- Hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thỏa mẫn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng không tự làm được hoặc không đủ điều kiện để tự làm được những sản phẩm vật chất và dịch vụ mà mình có nhu cấu nhằm thu lợi nhuận kinh doanh.
+ Phân biệt hoạt động sản xuất tự cấp, tự túc và hoạt động sản xuất kinh doanh: Giống nhau đều phải sử dụng các yếu tố đầu vào như nhau đối với cùng một loại sản phẩm, Khác nhau:
Sản xuất tự cấp, tự túc Sản xuất kinh doanh
- Mục đích sản xuất thỏa mãn nhu cầu người sản xuất.
- Quy mô sản xuất nhỏ.
- Không cần so sánh về chất lượng, mẫu mã, hình thức,…
- Không cần phải được xã hội thừa nhận.
- Không cần phải hạch toán kinh tế.
- Không cần quan tâm đến thông tin giá cả thị trường.
- - Thu lợi nhuận tối đa là mục đích
- - Quy mô sản xuất tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường và năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
- Luôn quan tâm đến so sánh chất lượng, mẫu mã với các doanh nghiệp khác.
- Phải được xã hội thừa nhận.
- Luôn tiến hành hạch toán kinh tế,
- Luôn quan tâm đến thông tin giá cả thị trường.
- Yêu cầu để được coi là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Nó là kết quả của lao động hữu ích.
+ Do những người lao động trong đơn vị đó làm ra trong thời gian tính toán + Những sản phẩm mua về mà doanh nghiệp không có đầu tư gì thêm để gia công, chế biến thì không được coi là kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các dạng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: + Bán thành phẩm: là kết quả sản xuất đã qua chế biến ở một hoặc một số giai đoạn công nghệ nhưng chưa qua chế biến ở gian đoạn công nghệ cuối cùng trong quy trình công nghệ chế biến sản phẩm.
+ Sản phẩm hoàn thành: là những sản phẩm đã qua chế biến ở tất cả các giai đoạn công nghệ cần thiết trong quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm và đã hoàn thành chế biến ở giai đoạn cuối cùng, đã qua kiểm tra và đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
+ Tái chế phẩm: là sản phẩm đã được hoàn thành ở một hoặc một số khâu của quy trình sản xuất nhưng chưa đến khâu sản xuất cuối cùng và hiện tại đang được chế biến ở một khâu nào đó Nó không đem đi tiêu thụ được.
+ Sản phẩm sản xuất dở dang: gồm toàn bộ bán thành phẩm, tái chế phẩm có tại thời điểm nghiên cứu.
+ Sản phẩm chính: là sản phẩm thu được thuộc mục đích chính của quy trình sản xuất.
+ Sản phẩm phụ: là sản phẩm thu được thuộc mục đích phụ của quy trình sản xuất.
+ Sản phẩm song đôi: gồm hai hoặc nhiều sản phẩm cùng là sản phẩm chính, thu được trong một quy trình sản xuất.
+ Hoạt động sản xuất chính: là hoạt động tạo ra giá trị gia tăng nhiều nhất của một đơn vị sản xuất.
+ Hoạt động sản phẩm phụ: là các hoạt động của một đơn vị sản xuấtđược thực hiện nhằm tận dụng các yếu tố dư thừa của hoạt động chính để sản xuất ra các sản phẩm phụ nhưng giá trị gia tăng của nó phải nhỏ hơn giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất chính.
+ Hoạt động sản xuất hỗ trợ: là các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp để tự thỏa mãn nhu cầu cho sản xuất chính hoặc sản xuất phụ của doanh nghiệp Nó không phục vụ cho bên ngoài doanh nghiệp.
- Đơn vị biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên thang đo định danh như đơn vị đo hiện vật, đơn vị đo hiện vật kép,
- Những nguyên tắc chung tính kết quả sản xuất kinh doanh:
+ Phải là kết quả lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra trong kỳ và chỉ tính các kết quả đã hoàn thành trong kỳ báo cáo.
+ Được tình toàn bộ sản phẩm làm ra trong kỳ báo cáo.
+ Tính cho các đơn vị thường trú tại Việt Nam.
+ Tính theo hai loại giá Giá so sánh (cố định)và giá hiện hành.
+ Không tính trùng giá trị luân chuyển nội bộ trong doanh nghiệp.
+ Chỉ tính những sản phẩm đủ tiêu chuẩn nằm trong khung chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất trong doanh nghiệp
- Chỉ tiêu sản phẩm hiện vật của doanh nghiệp: quy ước là chỉ tiêu phẩn ánh lượng sản phẩm tính đổi từ lượng các sản phẩm cùng tên nhưng khác nhau về mức độ hoàn thành, quy cách phẩm chất.
- Giá trị sản xuất: là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một kỳ nhất định của doanh nghiệp, thường tính là 1 năm.
Phương pháp tính kết quả sản xuất trong doanh nghiệp
2.3.1 Phương pháp tính khối lượng sản phẩm vật chất trong doanh nghiệp (tính bằng hiện vật).
Hệ số tính đổi (H) được xác định căn cứ vào tính chất biểu thị giá trị sử dụng, lao động hao phí để sản xuất sản phẩm và được xác định theo công thức.
Tại nông trường A trong kỳ báo cáo có số liệu sao đây:
Sản lượng thóc thu hoạch là 100 tấn.
Sản lượng ngô thu hoạch là 25 tấn.
Sản lượng khoai lang tươi thu hoạch là 90 tấn.
Sản lượng sắn tươi thu hoạch là 120tấn.
Sản lượng dong giềng thu hoạch là 100 tấn.
Biết rằng người ta lấy thóc là sản phẩm qui ước để tính đổi cho tất cả các sản phẩm lương thực về một dạng cụ thể như thóc theo tỷ lệ sau:
1kg thóc = 1kg ngô = 3kg khoai lang = 3kg sắn tươi = 5kg dong giềng.
Yêu cầu: Xác định tổng sản phẩm lương thực quy thóc của nông trường trên.
Theo công thức trên, ta tính được sản phẩm lương thực quy thóc của doanh nghiệp trong kỳ
Bài tập ứng dụng 2: Có số liệu của một doanh nghiệp sản xuất máy kéo nông nghiệp như trong bảng dưới đây:
Loại máy kéo Sản lượng hiện vật
Yêu cầu: Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất máy kéo nông nghiệp của doanh nghiệp theo hai phương pháp: a Hiện vật b Hiện vật quy ước
2.3.2 Phương pháp tính giá trị sản xuất trong doanh nghiệp
- Giá trị thành phẩm sản xuất bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
- Giá trị thành phẩm sản xuất bằng nguyên vật liệu của khách hàng.
- Giá trị các công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài đã hoàn thành trong kỳ.
- Chênh lệch giá trị cuối kỳ trừ (-) đầu kỳ của sản phẩm dở dang, công cụ mô hình tự chế.
- Doanh thu bán phế liệu, phế phẩm.
- Gía trị sản phẩm tính theo quy định đặc biệt.
- Doanh thu cho thuê thiết bị máy móc thuộc dây truyền sản xuất của doanh nghiệp và các khoản thu khác.
- Bán thành phẩm của hoạt động công nghiệp không tiếp tục chế biến, bán ra ngoài bộ phận công nghiệp của doanh nghiệp.
Thống kê chất lượng sản phẩm
2.4.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm là vấn đề cơ bản quyết định khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm là một hình thức quảng cáo hữu hiệu, không mất tiền đối với các cơ sở sản xuất.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ giảm chi phí cho việc sửa chữa sản phẩm hỏng trong thời gian bảo hành.
- Tăng thêm khả năng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Như vậy đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là một yêu cầu khách quan của tất cả các doanh nghiệp, các ngành sản xuất Nghiên cứu thống kê chất lượng sản phẩm là điều kiện cần thiết trong công tác quản lý sản xuất và quản lý kinh tế.
2.4.2 Thống kê chất lượng sản phẩm có ích
- Thống kê chất lượng sản phẩm trong trường hợp sản phẩm có phân chia thành cấp chất lượng:
+ Phương pháp hệ số phẩm cấp: tính riêng cho từng loại sản phẩm.
+ Phương pháp giá bình quân.
- Thống kê chất lượng sản phẩm trong trường hợp sản phẩm không được phân chia thành cấp chất lượng: Một sản phẩm nào đó khi sản xuất đòi hỏi phải đạt đồng thời rất nhiều tiêu chuẩn Có khi sản phẩm làm ra có hình thức đẹp, chất lượng tốt nhưng chỉ cần một chi tiết nhỏ nào đó không đạt tiêu chuẩn đã làm giảm uy tín nhà sản xuất đối với người tiêu dùng Để thống kê thống kê chất lượng sản phẩm phải tính chỉ số chất lượng tổng hợp của sản phẩm và nghiên cứu chất lượng tổng hợp của nhiều sản phẩm.
2.4.3 Thống kê tỷ lệ sản phẩm hỏng
- Các doanh nghiệp đều mong muốn không có sản phẩm hỏngnhưng nó vẫn tồn tại ở hầu hết các doanh nghiệp Phấn đấu giảm sản phẩm hỏng là điều cần thiết tất yếu đối với doanh nghiệp sản xuất.
- Trong thực tế có những sản phẩm chỉ có thể sử dụng được khi phải đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng, nếu một tiêu chuẩn nào đó không đạt yêu cầu thì sản phẩm đó cũng xếp vào sản phẩm hỏng.
- Sản phẩm hỏng của doanh nghiệp sản xuất ra bao gồm:
+ Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được (hỏng hoàn toàn)
+ Số sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được.
- Phương pháp thống kê sản phẩm hỏng (tỷ lệ sai hỏng) để đánh giá sự biến động của chất lượng sản phẩm Ta so sánh tỷ lệ sản phẩm hỏng thực tế so với kế hoạch ( hoặc thực tế so với kỳ trước) Tỷ lệ sản phẩm hỏng càng cao thì chất lượng sản phẩm sẽ càng giảm và ngược lại.
Câu 1: Phân biệt hoạt động sản xuất tự cấp, tự túc và hoạt động sản xuất kinh doanh giống và khác nhau như thế nào
Câu 2: Có số liệu của một doanh nghiệp sản xuất máy kéo nông nghiệp như trong bảng dưới đây:
Loại máy kéo Sản lượng hiện vật
Yêu cầu: Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất máy kéo nông nghiệp của doanh nghiệp theo hai phương pháp: a Hiện vật b Hiện vật quy ước
Câu 3: Tại doanh nghiệp N có số lao động trong danh sách ở các ngày trong quý
- Trong ngày từ 01/01 – 14/01: Có 52 người mỗi ngày.
- Trong ngày từ 15/01 – 03/02: Có 56 người mỗi ngày.
- Trong ngày từ 04/02 – 07/02: Có 55 người mỗi ngày.
- Trong ngày từ 08/02 – 28/02: Có 53 người mỗi ngày.
Biết rằng tháng 3 ngừng hoạt động, tháng 2 có 28 ngày.
- Xác định số công nhân viên trong danh sách bình quân trong quý I/2011.
- Xác định số công nhân viên trong danh sách bình quân trong tháng 01/2011.
Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của lao động trong DN
- Thống kê lao động trong doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp thường bao gồm nhiều loại lao động khác nhau Mỗi loại lao động có những đặc điểm khác nhau đòi hỏi phải có những biện pháp tổ chức, quản lý và sử dụng khác nhau Do vậy khi thống kê số lượng lao động trước hết người ta thường tiến hành phân loại lao động theo những tiêu thức khác nhau.
- Tiền lương trong doanh nghiệp: là tổng số tiền doanh nghiệp dung để trả lương và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương cho toàn bộ công nhân viên trong danh sách của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định nói cách khác là tất cả các khoảng tiền mà doanh nghiệp dung để trả cho công nhân viên theo kết quả lao động của học căn cứ vào các chế độ về tiền lương và phụ cấp tiền lương hiện hành.
2.1.2 Ý nghĩa của thống kê lao động trong doanh nghiệp.
- Giúp doanh nghiệp biết được tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp mình co hợp lý hay không (tiết kiệm hy lãng phí).
- Trên cơ sở thống kê tình hình sử dụng lao động sẽ giúp cho doanh nghiệp có các biện pháp quản lý và sử dụng tiết kiệm lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng lao động.
2.1.3 Nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp.
- Phải điều tra, tính toán các chỉ tiêu về số lượng lao động, thời gian sử dụng lao động theo ngày công, giờ công,
- Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu vê số lượng, thời gian lao động đã tổng hợp được ở trên từ đó có biện pháp sử dụng hiệu quả lao động trong doanh nghiệp.
Thống kê số lượng lao động của doanh nghiệp
2.2.1 Phân loại lao động trong đơn vị
- Căn cứ vào việc tổ chức, sử dụng và trả lương:
+ Lao động trong danh sách: Là tất cả những người có tên trong danh sách của doanh nghiệp, thuộc phạm vi quản lý, sử dụng và trả lương của doanh nghiệp Lao động trong danh sách của doanh nghiệp bao gồm:
+ Lao động thường xuyên: Là những người được tuyển dụng chính thức vào làm việc lâu dài trong doanh nghiệp và những người tuy chưa có quyết định chính thức nhưng làm việc liên tục cho doanh nghiệp.
+ Lao động tạm thời: Là những người làm việc tại doanh nghiệp theo hợp đồng tạm tuyển để làm các công việc có tính đột xuất, tính thời vụ hoặc ngắn hạn tạm thời.
+ Lao động ngoài danh sách: Là những người làm việc tại doanh nghiệp nhưng không thuộc thẩm quyền quản lý, trả lương hay sinh hoạt phí của doanh nghiệp.
- Căn cứ vào chính chất hoạt động sản xuất của doanh nghiệp gồm: Lao động làm việc trong các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp.
2.2.2 Các chỉ tiêu thống kê số lượng lao động
* Tính số lao động bình quân trong trường hợp có số liệu hằng ngày về số công nhân có trong danh sách của doanh nghiệp (kể cả sản xuất liên tục và thời vụ).
- Ti: Là số công nhân hiện có trong danh sách của mỗi ngày trong khoảng thời gian thứ i.
- ti: là độ dài khoảng thời gian thứ i (biểu thị bằng hằng số ngày).
- T: là số công nhân bình quân trong danh sách hằng ngày trong kỳ.
- Ngày lễ, ngày chủ nhật lấy số liệu của ngày hôm trước kề nó.
- Đối với những doanh nghiệp mang tính thời vụ thì những khoảng thời gian doanh nghiệp không sản xuất thì lấy Ti = 0;
Tại doanh nghiệp X có số lao động trong danh sách ở các ngày trong quý I/2007 như sau:
- Trong ngày từ 01/01 – 14/01: Có 50 người mỗi ngày.
- Trong ngày từ 15/01 – 03/02: Có 54 người mỗi ngày.
- Trong ngày từ 04/02 – 07/02: Có 53 người mỗi ngày.
- Trong ngày từ 08/02 – 28/02: Có 51 người mỗi ngày.
Biết rằng tháng 3 ngừng hoạt động, tháng 2 có 28 ngày.
- Xác định số công nhân viên trong danh sách bình quân trong quý I/2007
- Xác định số công nhân viên trong danh sách bình quân trong tháng 1/2007
- Xác định số công nhân viên trong danh sách bình quân trong quý I/2007
- Xác định số công nhân viên trong danh sách bình quân trong tháng 1/2007
* Tính số lao động bình quân đối với công nhân viên tạm thời.
- Có thể áp dụng một trong 2 phương pháp sau:
+ Phương pháp tính theo năng suất lao động bình quân:
Ttt: Số công nhân tạm thời bình quân trong danh sách.
Q: Khối lượng sản phẩm do số công nhân tạm thời tạo ra trong kỳ.
Wn: Năng suất lao động bình quân ngày của 1 công nhân thường xuyên tcd: Số ngày chế độ trong kỳ
Tại doanh nghiệp X có tài liệu như sau:
Bộ phận công nhân nhận việc về gia đình làm trong tháng đã sản xuất được một số sản phẩm trị giá là 15.600.000 đồng Biết rằng một công nhân thường xuyên trong doanh nghiệp làm cùng một công việc đó mỗi ngày bình quân làm được một số sản phẩm trị giá 25.000 đồng, số ngày chế độ trong tháng là 25 ngày.
Căn cứ vào tài liệu đã cho, chúng ta xác định số công nhân tạm thời bình quân tháng theo công thức sau:
- Phương pháp tính theo tiền lương bình quân.
F: Tổng số tiền doanh nghiệp đã trả cho số công nhân tạm thời trong kỳ.
Xn: Tiền lương bình quân ngày của 1 công nhân thường xuyên trong kỳ.
Tại doanh nghiệp X có tài liệu sau:
Tổng số tiền công doanh nghiệp đã trả cho số công nhân tạm thời trong tháng là 46.800.000 đồng Biết rằng tiền lương bình quân ngày của 1 công nhân thường xuyên là 25.000 đồng, số chế độ trong tháng là 25 ngày.
Căn cứ vào tài liệu đã cho, ta xác định số công nhân tạm thời bình quân tháng theo công thức sau:
2.2.3 Thống kê biến động số lượng lao động.
- Thống kế biến động số lượng lao động tính bằng đơn vị hiện vật.
- Thống kế biến động số lượng lao động tính bằng tiền.
2.2.4 Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động.
* Các chỉ tiêu phản ánh quỹ thời gian lao động theo ngày công
- Tổng số ngày công dương lịch trong tuần
+ Khái niệm: Là toàn bộ số ngày công dương lịch mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong kỳ báo cáo (không kể họ có mặt hay vắng mặt).
+ Cách tính: Cộng dồn số công nhân có trong danh sách hàng ngày của kỳ báo cáo (ngày lễ, ngày chủ nhât, thứ 7 nếu được nghỉ) tính theo số liệu của ngày hôm trước kề nó hoặc lấy số công nhân trong danh sách bình quân với số ngày theo lịch trong ngày.
- Tổng số ngày công chế độ
+ Khái niệm: Là toàn bộ số ngày công tính theo số ngày làm việc theo chế độ quy định của toàn bộ công nhân của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
+ Cách tính: Lấy tổng số ngày công dương lịch trừ đi số ngày công nghỉ lễ, chủ nhật hoặc có thể lấy số công nhân trong danh sách bình quân với số ngày làm việc theo chế độ quy định cho mỗi công nhân trong kỳ
- Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất trong kỳ.
+ Khái niệm: Là tổng số ngày công doanh nghiệp có thể sử dụng tối đa vào quá trình sản xuất chính của doanh nghiệp.
+ Cách tính: Lấy tổng số ngày công chế độ trừ đi số ngày công nghỉ phép năm của công nhân trong kỳ báo cáo.
- Tổng số ngày công có mặt trong kỳ
+ Khái niệm: Là toàn bộ số ngày công mà người công nhân có mặt tại nơi làm việc theo quy định của doanh nghiệp, không kể thực tế có làm việc hay không làm việc do các nguyên nhân khách quan.
+ Cách tính: Lấy tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất trong kỳ trừ đi số ngày công nhân vắng mặt trong kỳ, hoặc có thể tiến hành cộng dồn số công nhân có mặt hàng ngày của kỳ báo cáo đã được ghi trong bảng chấm công.
- Tổng số ngày công vắng mặt trong kỳ
Là tổng số ngày mà người công nhân không có mặt tại nơi làm việc vì mọi nguyên nhân: ốm đau, hội họp, thai sản, nghỉ không lý do.
- Tổng số ngày công làm việc thực tế trong chế độ.
Là tổng số ngày mà người công nhân thực tế làm việc trong phạm vi ngày công quy định trong chế độ (không kể làm đủ ca hay không)
- Tổng số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn.
Là tổng số ngày công làm việc thực tế trong chế độ và tổng số ngày công làm thêm ca.
* Các chỉ tiêu phản ánh quỹ thời gian theo giờ công
- Tổng số giờ chế độ.
+ Khái niệm: Là toàn bộ số giờ trong kỳ báo cáo mà chế độ nhà nước quy định người công nhân phải làm việc.
Tổng số giờ công chế độ trong kỳ = Tổng số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn trong kỳ x Số giờ công chế độcủa 1 ngày
- Tổng số giờ công làm việc thực tế trong chế độ.
Là toàn bộ số giờ mà công nhân thực tế làm việc trong những ngày – công làm việc thực tế hoàn toàn của kỳ báo cáo ( kể cả số giờ công ngừng việc nội bộ ca được sử dụng vào sản xuất).
- Tổng số giờ công làm thêm.
Là số giờ công mà người công nhân làm việc vào thời gian ngoài ca làm việc quy định (không kể thời gian làm thêm có đủ ca hay không).
- Tổng số giờ công làm việc thực tế hoàn toàn.
Là tổng số giờ công làm thêm cộng với số giờ công làm việc thực tế trong chế độ.
2.2.5 Kiểm tra thực hiện kế hoạch thời gian hao phí lao động
Khi kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thường dùng hai phương pháp:
- Phương pháp kiểm tra có liên hệ với tình hình thực hiện kế hoạch.
Thống kê năng suất lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp biểu hiện kết quả lao động có ích của con người, được tính bằng số lượng sản phẩm có ích sản xuất ra trên một đơn vị thời gian hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
2.3.2 Các chỉ tiêu năng suất lao động.
- Căn cứ vào mục đích nghiên cứu và tài liệu tính toán ( hay căn cứ vào phương pháp xác định số lượng) năng suất lao động trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại.
+ Năng suất lao động hiện vật: chỉ tiêu này dùng để xác định mức năng suất lao động đối với từng loại sản phẩm căn cứ vào sản lượng hiện vật và số lượng đơn vị lao động hao phí.
+ Năng suất lao động giá trị ( năng suất lao động tính bằng tiền) chỉ tiêu này dùng để xác định mức năng suất lao động chung đối với các loại sản phẩm khác nhau, căn cứ vào giá trị sản phẩm và số lượng đơn vị lao động hao phí
- Căn cứ vào đơn vị đo lường lao động hao phí
+ Năng suất lao động bình quân giờ: chỉ tiêu này phản ánh số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một giờ công làm việc thực tế hoàn toàn.
+ Năng suất lao động bình quân ngày: chỉ tiêu này phản ánh số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một ngày công làm việc thực tế hoàn toàn.
+ Năng suất lao động bình quân tháng (quý, năm): chỉ tiêu này phản ánh số lượng sản phẩm do một lao động sản xuất trong tháng (quý, năm).
- Căn cứ vào việc sắp xếp, bố trí lao động năng suất lao động bình quân một lao động được chia thành các chỉ tiêu:
+ Năng suất lao động bình quân một công nhân chính: chỉ tiêu này biểu hiện số lượng sản phẩm do một công nhân chính sản xuất ra trong kỳ.
+ Năng suất lao động bình quân một công nhân: chỉ tiêu này biểu hiện số lượng sản phẩm do một công nhân sản xuất ra trong kỳ.
2.3.3 Các chỉ số năng suất lao động
- Chỉ số năng suất lao động hiện vật.
- Chỉ số năng suất lao động tính bằng thời gian lao động.
2.3.4 Phân tích sự biến động của năng suất lao động
- Hệ thống chỉ số phân tích sự biến động năng suất lao động bình quân:
+ Phương pháp dùng hệ thống số cấu thành khả biến năng suất lao động bình quân biến động phụ thuộc chủ yếu vào 2 nhân tố sự biến động bản thân năng suất lao động và sự biến động của kết cấu lao động có các mức năng suất lao động khác nhau.
+ Phương pháp dựa vào các nhân tố liên quan đến tình hình sử dụng thời gian lao động
+ Phương pháp dựa vào các nhân tố liên quan đến tình hình sắp xếp, bố trí lao động trong doanh nghiệp.
- Một số phương pháp phân tích biến động sản lượng theo các nhân tố về sử dụng lao động
+ Phương pháp phân tích theo 2 nhân tố: năng suất lao động và số lượng lao động.
+ Phương pháp phân tích theo các nhân tố có liên quan đến tình hình sử dụng thời gian lao động
Thống kê thu nhập của lao động trong doanh nghiệp
2.4.1 Khái niệm thu nhập của lao động.
Tiền lương: là hình thức thu lao lao động, đó là số tiền mà cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trả cho công nhân, viên chức căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của họ đã đóng góp cho doanh nghiệp.
2.4.2 Cấu trúc thu nhập của lao động trong DN.
- Chỉ tiêu tiền lương bình quân:
+ Tiền lương bình quân giờ.
+ Tiền lương bình quân ngày.
+ Tiền lương bình quân tháng.
2.4.3 Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương.
- Phương pháp phân tích tổng quát:
+ Phương pháp phân tích giản đơn.
+ Phương pháp phân tích có liên hệ đến tình hình hoàn thành kế hoạch sản lượng.
- Phương pháp phân tích sự biến động của tổng mức tiền lương thông qua sự biến động của tiền lương bình quân.
2.4.4 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương bình quân
- Phương pháp phân tích theo các nhân tố liên quan đến tình hình sử dụng thời gian lao động.
- Phương pháp phân tích theo chi phí tiền lương cho một đơn vị sản lượng và sản lượng.
Câu 1: Hãy nêu Thống kê số lượng lao động của doanh nghiệp.
Câu 2: Hãy trình bày Thống kê năng suất lao động.
Câu 3: Thống kê thu nhập của lao động trong doanh nghiệp.
Câu 4: Tại doanh nghiệp N có số lao động trong danh sách ở các ngày trong quý
- Trong ngày từ 01/01 – 14/01: Có 52 người mỗi ngày.
- Trong ngày từ 15/01 – 03/02: Có 56 người mỗi ngày.
- Trong ngày từ 04/02 – 07/02: Có 55 người mỗi ngày.
- Trong ngày từ 08/02 – 28/02: Có 53 người mỗi ngày.
Biết rằng tháng 3 ngừng hoạt động, tháng 2 có 28 ngày.
- Xác định số công nhân viên trong danh sách bình quân trong quý I/2011.
- Xác định số công nhân viên trong danh sách bình quân trong tháng 01/2011.
Khái niệm, Ý nghĩa và Nhiệm vụ
* Khái niệm: Tài sản cố định là những tư liệu lao động cần thiết không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh, đó là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài.
- Thông qua thống kê tài sản cố định, chúng ta biết được số lượng, hiện trạng và sự biến động của tài sản cố định Qua đó để điều chỉnh lựa chọn cơ cấu đầu tư tối ưu giữa các nhóm tài sản cố định đảm bảo tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, đồng thời giúp chúng ta có cơ sở thông tin cho việc nghiên cứu thực hiện các dự án đầu tư bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả của từng tài sản cố định.
- Thông qua thống kê tài sản cố định, chung ta biết được tình hình tích lũy của doanh nghiệp thông qua việc khấu hao, từ đó có cơ sở sử dụng nguồn vốn khấu hao mua sắm cho phù hợp.
- Thông qua thống kê tài sản cố định, giúp chúng ta đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng như tình hình sử dụng về mặt số lượng để từ đó có biện pháp khai thác tiềm năng sẵn có của tài sản cố định về mặt số lượng, thời gian, công suất.
* Nhiệm vụ: để đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng tài sản cố định một cách triệt để về mặt số lượng, công suất, thời gian, năng lực và có biện pháp điều chỉnh lại cơ cấu tài sản cố định hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng như từng bước nâng cao tài sản cố định, thống kê doanh nghiệp phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:
- Điều tra, tính toán các chỉ tiêu về khối lượng, kết cấu tài sản cố định, về các chỉ tiêu tăng, giảm tài sản cố định, các chỉ tiêu phản ánh hiện trạng tài sản cố định,hiệu quả sử dụng tài sản cố định và các chỉ tiêu sử dụng thiết bị trong doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về tài sản cố định đã tổng hợp được ở trên từ đó có biện pháp khai thác tốt mọi khả năng tiềm tàng của tài sản cố định trong doanh nghiệp.
Phân loại tài sản cố định
2.2.1 Căn cứ vào tính chất của tài sản cố định. a Tài sản cố định hữu hình.
* Khái niệm: Là những tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể, có thể nhìn thấy được, nắm bắt được Nó phải có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng mà chế độ kinh tế tài chính hiện hành quy định.
* Các loại tài sản cố định hữu hình:
- Nhà cửa: nhà làm việc, nhà hàng, nhà chữa bệnh
- Máy móc, thiết bị làm việc: Máy tiện, máy phay, máy bào, máy gặt đập
- Vật kiến trúc: nhà ga, cầu cống, kênh mương, sân bay, bến cảng
- Máy móc, thiết bị động lực: máy phát điện, nồi hơi, động cơ diezen
- Máy móc, thiết bị truyền dẫn: công cụ truyền dẫn, đường dây dẫn điện, dẫn nhiệt
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: các thiết bị, dụng cụ trong quản lý như dụng cụ đo lường, dụng cụ thí nghiệm
- Cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật cho sản phẩm
- Tài sản cố định phúc lợi, nhà trẻ, câu lạc bộ
- Tài sản cố định khác. b Tài sản cố định vô hình.
* Khái niệm: Là loại tài sản cố định không có hình thái, vật chất cụ thể, nó được thể hiện bằng một lượng giá trị đã được đầu tư tham gia vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc thể hiện bằng các lợi ích hoặc các nguồn có tính kinh tế mà giá trị của chúng xuất phát từ các đặc quyền của doanh nghiệp.
* Các loại tài sản cố định vô hình:
- Đất đai: Là tài sản cố định của doanh nghiệp thể hiện ở quyền sử dụng đất, mặt nước và cả chi phí cải tạo chung nhằm mục đích tạo mặt bằng cho sản xuất, khai thác, xây dựng cơ bản và các chi phí lợi thế thương mại
- Chi phí thành lập công ty chuẩn bị sản xuất.
- Bằng phát minh sáng chế
- Tài sản cố định vô hình khác như đặc quyền, đặc nhượng, quyền thuê nhà, bản quyền tác giả, độc quyền nhãn hiệu.
Tác dụng: Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch sử dụng tài sản cố định phù hợp với tính năng công dụng của tài sản cố định.
2.2.2 Căn cứ vào trạng thái của TSCĐ.
Theo cách phân loại này tài sản cố định được chia thành 4 loại sau:
- Tài sản cố định đang dùng: là những tài sản cố định đang sử dụng (kể cả tài sản cố định ngừng việc để sửa chữa, bảo dưỡng vẫn có nhu cầu sử dụng).
- Tài sản cố định chưa dùng: Là tài sản cố định mua về vẫn chưa sử dụng Đó là tài sản cố định dự phòng và số tài sản cố định chưa lắp đặt vào nền móng theo thiết kế quy định.
- Tài sản cố định không dùng: Là những tài sản cố định trước đây đã sử dụng nay do đổi mới công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật được loại ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.
- Tài sản cố định chờ xử lý: Là tài sản cố định đã khấu hao hết hoặc bị hư hỏng không dùng được nữa.
Tác dụng: Theo cách phân loại này, nó tạo điều kiện cho việc khấu hao, xem xét xử lý và nâng cao năng suất sử dụng tài sản cố định.
Thống kê số lượng, kết cấu, hiện trạng TSCĐ
2.3.1 Thống kê số lượng TSCĐ
Chỉ tiêu tài sản cố định hiện có cuối kỳ báo cáo: Là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp tính theo nguyên giá tài thời điểm cuối kỳ nghiên cứu.
Chỉ tiêu tài sản cố định bình quân: Là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp tính bình quân cho cả kỳ báo cáo.
2.3.2 Thống kê kết cấu TSCĐ
Kết cấu tài sản cố định là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh khả năng sản xuất, sử dụng của tài sản cố định Nó được xác định bằng cách tính tỷ trọng của từng nhóm, từng loại tài sản cố định so với tổng số tài sản cố định của đơn vị
2.3.3 Thống kê hiện trạng TSCĐ
- Khái niệm và phân loại hao mòn tài sản cố định.
+ Khái niệm: Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần về mặt giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong quá trình sử dụng tài sản cố định.
+ Phân loại hao mòn tài sản cố định.
Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn vật chất do trong quá trình sử dụng tài sản cố định bị mài mòn, hư hỏng từng bộ phận làm giảm dần giá trị sử dụng ban
đầu.Hao mòn vô hình: Là sự giảm sút thuần túy về mặt giá trị của tài sản cố định do có những tài sản cố định mới cùng loại nhưng được sản xuất ra với giá rẻ hơn, hiện đại hơn bởi sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
- Ý nghĩa của thống kê hao mòn tài sản cố định
Thống kê hao mòn tài sản cố định có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, nó phản ánh đúng mức hiện trạng và năng lực còn khai thác được của tài sản cố định có đảm bảo tính hợp lý so với tài sản lưu động hay không? Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ có biện pháp để tái sản xuất tài sản cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn của mình.
Thống kê tình hình biến động, trang bị và HQSD TSCĐ
2.4.1 Thống kê tình hình biến động TSCĐ
- Thống kê tình hình tăng, giảm tài sản cố định người ta sử dụng hai chỉ tiêu là hệ số tăng tài sản cố định và hệ số giảm tài sản cố định.
- Giá trị tài sản cố định tăng trong kỳ: Bao gồm các tài sản cố định doanh nghiệp đã mua vào, được biếu, tặng, cấp trên cấp vốn ( không cần biết tình trạng của tài sản cố định đó như thế nào).
- Giá trị tài sản cố định giảm trong kỳ: Bao gồm các tài sản cố định có tên trong doanh sách trong kỳ đến cuối không có tên trong danh sách của doanh nghiệp. Để đánh giá chung tình hình tăng, giảm tài sản cố định
2.4.2 Thống kê mức trang bị TSCĐ cho lao động
- Thống kê số lượng thiết bị trong sản xuất.
- Thống kê thời gian thiết bị sản xuất.
- Thống kê năng suất thiết bị sản xuất.
- Thống kê sử dụng tổng hợp thiết bị sản xuất
2.4.3 Thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ
- So sánh giữa giá trị sử dụng của doanh nghiệp thực hiện trong năm với tổng giá trị tài sản cố định bình quân năm Chỉ tiêu này cho ta biết trong một thời gian ( 1 năm) cứ 1 đồng tài sản cố định của doanh nghiệp tham gia vào sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- So sánh giữa mức thu nhập của DN thực hiện trong năm với tổng giá trị tài sản cố định bình quân trong năm Chỉ tiêu này cho ta biết cứ 1 đồng tài sản cố định củ DN tham gia vào sản xuất đã góp phần tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập trong một năm.
- Hệ số trang bị tài sản cố định cho một công nhân trực tiếp hoặc số chổ làm việc. Chỉ tiêu này cho ta biết số tài sản cố định đầu tư bình quân có bao nhiêu để lập nên một chổ làm việc Đồng thời nó có ý nghĩa cho các quyết định của từng doanh nghiệp đối với đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển sản xuất kinh doanh cũng như cho nên kinh tế vĩ mô của toàn xã hội.
Câu 1: Hãy Phân loại tài sản cố định.
Câu 2: Hãy trình bày Thống kê số lượng, kết cấu, hiện trạng TSCĐ.
Câu 3: Thống kê tình hình biến động, trang bị và HQSD TSCĐ
Ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê tài sản lưu động
* Khái niệm: Tài sản lưu động là hình thức hiện vật của vốn lưu động được sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm những tài sản không đạt tiêu chuẩn của tài sản cố định.
- Phản ánh quy mô vốn đầu tư Tài sản lưu động
- Tình hình Tài sản lưu động trong các khâu sản xuất kinh doanh
- Tình hình cung cấp dự trữ Nguyên vật liệu.
- Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu cho doanh nghiệp.
- Phân loại, xác định kết cấu Tài sản lưu động.
- Tính các chỉ tiêu phản ánh tình hình dự trữ, cung cấp Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
- Phân tích tình hình sử dụng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng Nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
Phân loại tài sản lưu động
2.2.1 Phân loại theo các giai đoạn của quá trình Kinh doanh:
- Tài sản lưu động trong khâu dự trữ: là những Tài sản lưu động đã được mua sắm như Nguyên vật liệu chuẩn bị đưa vào sản xuất.
- Tài sản lưu động trong khâu sản xuất: là chi phí cho sản phẩm trung gian còn nằm trong giai đoạn sản xuất.
- Tài sản lưu động trong khâu lưu thông: là những chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dưới dạng tiền mặt.
2.2.2 Phân loại theo trạng thái tồn tại của Tài sản lưu động
- Các khoản tiền nằm trong quỹ hay ngân hàng
- Giá trị những chứng khoán đầu tư ngắn hạn
- Các khoản phải thu từ khách hàng, từ nội bộ,…
- Các khoản ứng và trả trước.
2.2.3 Phân loại theo hình thái biểu hiện
- Tiền, ngân phiếu, các chứng khoán và chứng từ có giá.
- Giá trị vàng bạc, kim cương, đá quý.
- Hạt giống, cây giống, con giống.
- Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y.
- Sản phẩm dở dang, nửa thành phẩm.
Thống kê kết cấu Tài sản lưu động
Từ việc phân loại Tài sản lưu động ta có thể xác định được kết cấu (cơ cấu) Tài sản lưu động Kết cấu = Giá trị từng loại (hoặc nhóm) Tài sản lưu động x 100 Tài sản lưu động Giá trị toàn bộ Tài sản lưu động Thông qua kết cấu Tài sản lưu động ta thấy được tỷ trọng của từng loại Tài sản lưu động chiếm trong tổng số, vai trò và đặc điểm của từng loại Từ đó có biện pháp khắc phục tình trạng ứ đọng hoặc thiếu vốn
Thống kê phân tích tình hình cung cấp, dự trữ nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục
- Nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục.
- Bộ phận chủ yếu của Tài sản lưu động là nguyên, nhiên vật liệu dùng trong sản xuất.
- Để sản xuất đạt hiệu quả cao và liên tục đòi hỏi công tác cung cấp Nguyên vật liệu phải đầy đủ, kịp thời và đúng hẹn Vì vậy cần phải kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp Nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
2.4.1 Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp Nguyên vật liệu theo yêu cầu đầy đủ
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp Nguyên vật liệu cho sản xuất, Khối lượng Nguyên vật liệu cung cấp theo thực tế và kế hoạch.
- Mức thời gian đảm bảo Nguyên vật liệu cung cấp cho sản xuất, thời gian đảm bảo sản xuất cho sản xuất (ngày đêm), Mức hao phí sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm, Khối lượng sản phẩm sản xuất bình quân trong một ngày đêm.
2.4.2 Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp Nguyên vật liệu theo yêu cầu kịp thời và đầy đặn
- Việc cung cấp Nguyên vật liệu trong kỳ của doanh nghiệp thường được thực hiện nhiều lần theo yêu cầu của sản xuất và khả năng cung cấp Do vậy, việc cung cấp phải đảm bảo kịp thời và theo đúng tiến độ để sản xuất không bị ngưng trệ và không gây ứ đọng Nguyên vật liệu.
- Để kiểm tra và đánh giá tình hình này, thống kê lập bảng theo dõi số lượng và thời điểm nhập Nguyên vật liệu trong kỳ.
Thống kê tình hình sử dụng Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
- Thống kê khối lượng và kết cấu Nguyên vật liệu tiêu dung:
+ Thống kê tổng mức Nguyên vật liệu tiêu dung.
+ Thống kê kết cấu Nguyên vật liệu tiêu dung.
- Phương pháp kiểm tra khối lượng Nguyên vật liệu tiêu dung:
+ Phương pháp kiểm tra giản đơn.
+ Phương pháp kiểm tra có liên hệ với sản xuất.
2.6 Theo dõi tình hình thực hình thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm
2.6.1 Các chỉ số phản ánh biến động mức tiêu hao Nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm
- Phân tích sự biến động mức hao phí Nguyên vật liệu cho một đơn vị sàn phẩm là so sánh mức chi dùng thực tế với mức chi dùng kế hoạch về mức tiêu hao Nguyên vật liệu do một đơn vị sản phẩm.
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng một hay nhiều loại Nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm.
2.6.2 Phân tích các nhân tố cấu thành trong mức tiêu hao Nguyên vật liệu để sản xuất một đơn vị sản phẩm
- Phần tạo nên thực thể của sản phẩm gọi là trọng lượng tinh của sản phẩm.
- Phế phẩm tính bình quân cho một sản phẩm tốt.
- Phế liệu tạo ra trong quá trình sản xuất.
Câu 1: Hãy nêu khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn lưu động.
Câu 2: Thống kê kết cấu Tài sản lưu động.
Câu 3: Hãy trình bày Thống kê tình hình sử dụng Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
Câu 4: Cho số liệu về doanh thu và vốn lưu động của doanh nghiệp “M” trong năm
- Tổng doanh thu thuần trong năm 1.357 (triệu đồng)
- Vốn lưu động trong năm 825 (triệu đồng)
- Vốn lưu động cuối năm 475 (triệu đồng)
- Số ngày theo lịch trong quý 90 ngày
Yêu cầu: Tính số ngày chu chuyển vốn lưu động
Khái niệm và ý nghĩa nghiên cứu giá thành sản phẩm
2.1.1 Khái niệm về giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biệu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hay một khối lượng sản phẩm nhất định.
2.1.2 Ý nghĩa nghiên cứu thống kê giá thành sản phẩm
Thống kế giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất Nghiên cứu thống kê giá thành sản phẩm nhằm tìm ra quy luật biến động giá thành sản phẩm chung của nhiều loại sản phẩm và từng loại sản phẩm, góp phần thông tin số liệu cho công tác quản trị doanh nghiệp ra quyết định về chi phí sản xuất và phân bố cho từng loại sản phẩm, xác định mức giá bán trong từng thời điểm và khu vực bán hàng.
2.1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu thống kê giá thành Điều tra, tính toán các chỉ tiêu về giá thành đơn vị, tổng giá thành của sản phẩm so sánh được.
Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về giá thành đã tính toán tổng hợp được ở trên nhằm giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định về giá bán sản phẩm trong kỳ kinh doanh Đồng thời có biện pháp hạ giá thành, nâng cao công tác quản lý giá thành trong doanh nghiệp.
Phân tích kết cấu giá thành sản phẩm
2.2.1 Kết cấu giá thành theo khoản mục chi phí
- Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ dùng trong sản xuất
- Nhiên liệu dùng vào sản xuất
- Động lực dùng vào sản xuất
- Lương chính và phụ của công nhân sản xuất
2.2.2 Kết cấu giá thành theo tính chất chi phí:
- Chi phí trung gian (bao gồm chi phí vật chất và dich vụ)
- Chi phí tiền lương (chính và phụ)
- Khấu hao tài sản cố định
- Chi phí bằng tiền khác
* Công dụng: nghiên cứu tỷ trọng từng yếu tố.
2.2.3 Kết cấu giá thành theo hình thức (phương pháp) hạch toán
- Chi phí gián tiếp Các khoản chi phí này phải dùng hình thức phân bổ cho từng loại sản phẩm.
2.2.4 Kết cấu giá thành theo đặc điểm chi phí
Phân tích thống kê hoàn thành kế hoạch và biến động giá thành sản phẩm
2.3.1 Phân tích hoàn thành kế hoạch giá thành
- Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành:
+ Đối với một loại sản phẩm
+ Đối với nhiều loại sản phẩm
- Phân tích tình hình biến động của tổng chi phí sản xuất do ảnh hưởng của 2 nhân tố: giá thành sản phẩm và khối lượngsản phẩm sản xuất.
2.3.2 Phân tích biến động giá thành sản phẩm theo thời gian
Phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm theo thời gian Để nghiên cứu biến động của giá thành đơn vị sản phẩm và toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp, thống kê dùng phương pháp chỉ số Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có thể sử dụng chỉ số liên hoàn hoặc định gốc.
- Nghiên cứu sự biến động của giá thành đơn vị sản phẩm Vận dụng chỉ số trong nghiên cứu thống kê, tính 2 dãy chỉ số:
- Nghiên cứu biến động của giá thành nhiều loại sản phẩm:
2.3.3 Phân tích mối quan hệ giửa hoàn thành kế hoạch giá thành sản phẩm với biến động giá thành
Kế hoạch giá thành sản phẩm là một bộ phận của kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp Xây dựng kế hoạch giá thành, căn cứ vào nhiều vấn đề khác nhau, ví dụ như căn cứ vào việc xây dựng kế hoạch hạ giá thành và việc phấn đấu giảm giá thành như thế nào Do vậy để đánh giá các vấn đề nêu trên, cần phải xem xét mối quan hệ giữa hoàn thành kế hoạch giá thành sản phẩm với biến động giá thành Việc đánh giá mối quan hệ trên thông qua 3 chỉ số:
- Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch giá thành.
- Chỉ số giá thành thực tế
- Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành
Phân tích ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí đến giá thành sản phẩm
2.4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng biến động của từng khoản mục chi phí đến biến động giá thành sản phẩm Để đi sâu nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình giá thành của doanh nghiệp, ngoài việc nghiên cứu biến động và trình độ hoàn thành kế hoạch giá thành sản phẩm thống kê còn nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến sự tăng, giảm mức chi phí của mỗi khoản mục giá thành Tuỳ theo từng loại hình sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất có thể chia thành các khoản mục chi phí khác nhau Thông thường trong chi phí sản xuất, 3 khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm có ảnh hưởng nhiều đến tình hình giá thành sản phẩm, đó là khoản mục chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và khoản mục chi phí sản xuất chung.
2.4.2 Khoản mục Nguyên vật liệu
Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về Nguyên vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu… Để đơn giản trong tính toán phân tích, thống kê thường phân tích khoản mục chi phí Nguyên vật liệu chính, sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ Ngày nay, khi tiến bộ của khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, năng suất lao động ngày càng tăng Do đó phải thay đổi cơ cấu chi phí trong giá thành sản phẩm, đó là tỷ trọng hao phí lao động sống giảm thấp, còn tỷ trọng hao phí lao động vật hoá ngày càng tăng Bởi vậy, phải thống kê phân tích tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến khoản mục chi phí Nguyên vật liệu Qua đó đề ra các biện pháp giảm bớt chi phí Nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí Nguyên vật liệu, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp phụ thuộc vào các nhân tố: đơn giá từng loại Nguyên vật liệu, và mức tiêu hao Nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm.
- Phân tích chi phí Nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị sản phẩm.
- Phân tích khoản mục chi phí Nguyên vật liệu trong giá thành nhiều loại sản phẩm Khi phân tích đối với nhiều loại sản phẩm thì khoản mục chi phí Nguyên vật liệu bằng tổng của tích số giữa chi phí Nguyên vật liệu cho đơn vị từng loại sản phẩm với khối lượng sản phẩm sản xuất Mục đích phân tích ở đây là nghiên cứu sự biến động của khoản mục chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm nên không chịu ảnh hưởng tình hình biến động của khối lượng sản phẩm sản xuất Do đó khối lượng sản phẩm sản xuất được sử dụng như là quyền số và được giữ cố định ở kỳ báo cáo.
2.4.3 Phân tích biến động khoản mục tiền lương công nhân đến biến động giá thành sản phẩm Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp có nhiều nhân tố ảnh hưởng như sự thay đổi mức năng suất lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động, trình độ lành nghề của công nhân, trình độ sử dụng máy móc thiết bị sản xuất và các khoản phụ cấp tiền lương… được tập hợp ở 2 nhân tố cơ bản, đó là đơn giá lương cho 1 đơn vị, thời gian lao động (giờ, ngày công) và lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Để đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố trên đến tình hình chi phí ở khoản mục nhân công trực tiếp, thống kê sử dụng phương trình kinh tế biểu hiện mối liên hệ giữa mức chi phí tiền lương trong 1 đơn vị thời gian lao động, với lượng lao động hao phí.
- Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành đơn vị sản phẩm.
- Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành nhiều loại sản phẩm Tương tự như phân tích khoản mục chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp, mục đích phân tích ở đây là nghiên cứu sự biến động của khoản mục chi phí nhân công trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm nên không chịu ảnh hưởng sự biến động của khối lượng sản phẩm sản xuất, khi tính toán ta cố định nhân tố sản lượng ở kỳ báo cáo.
2.4.4 Phân tích khoản mục khấu hao tài sản cố định
- Tài sản cố định hữu hình: Là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể như đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị sản xuất, thiết bị truyền dẫn, dụng cụ quản lý, cây lâu năm và TSCĐ hữu hình khác,
- Tài sản cố định vô hình:Là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể như giá trị quyền sử dụng đất, nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền, bằng sáng chế, phần mềm máy vi tính; giáy phép, giấy phép nhượng quyền, quyền phát hành,
- Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ tham gia trực tiếp, hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị động lực, máy móc thiết bị sản xuất, và những TSCĐ không có hình thái vật chất khác
- Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ, dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phụ trợ trong doanh nghiệp; và những TSCĐ dùng cho phúc lợi công cộng gồm nhà cửa, máy móc thiết bị sản xuất, phục vụ cho sản xuất kinh doanh phụ; nhà cửa và phương tiện dùng cho sinh hoạt văn hóa, nghiên cứu, và các công trình phúc lợi tập thể.
- Tài sản cố định đang dùng: Là những TSCĐ đang sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, hay các hoạt động khác của doanh nghiệp như hoạt động phúc lợi sự nghiệp, hay an ninh quốc phòng.
- Tài sản cố định chưa cần dùng: Là những TSCĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, nhưng hiện tại chưa đưa vào sử dụng đang được dự trữ để sử dụng cho kỳ sau
- Tài sản cố định không cần dùng: Là những TSCĐ không còn sử dụng được cho sản xuất của doanh nghiệp, vì không còn phù hợp với qui trình sản xuất hiện nay của doanh nghiệp.
- Tài sản cố định tự có: Là những TSCĐ do doanh nghiệp tự mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách cấp, vốn vay, vốn tự bổ sung và vốn góp liên doanh
- Tài sản cố định đi thuê: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của các doanh nghiệp khác (không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp).TSCĐ đi thuê gồm 2 loại: TSCĐ thuê hoạt động và TSCĐ thuê tài chính
2.4.5 Phân tích khoản mục chi phí chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác, phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất Đây là những loại chi phí không thể tính trực tiếp mà phải phân bổ vào các đối tượng chịu phí Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí lương nhân viên phân xưởng, chi phí Nguyên vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao Tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền Đặc điểm các loại chi phí này là khối lượng chi phí thường không thay đổi (hoặc ít thay đổi) Vì vậy chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi số lượng khoản chi phí và khối lượng sản phẩm sản xuất.
Phân tích mối quan hệ giữa giá bán, giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất có mối quan hệ với nhau và giống nhau về chất Chúng đều là các hao phí về lao động và các khoản chi tiêu khác của doanh nghiệp Tuy vậy chúng vẫn có sự khác nhau trên các phương diện sau:
- Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí chi sản xuất sản phẩm và chi phí cho quản lý doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm Còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí sản xuất ra sản phẩm ( chi phí sản xuất trực tiếp và chi phí sản xuất chung).
Mặt khác chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong mỗi kỳ nhất định (tháng, quý, năm) không tính đến chi phí liên quan đến số lượng sản phẩm đã hoàn thành hay chưa Còn giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành.
- Về mặt lượng: Nói đến chi phí sản xuất là xét đến các hao phí trong một thời kỳ còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí của cả kỳ trước chuyển sang và số chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm tổng quát sau: