thực trạng hoạt động phòng chống dịch covid 19 tại huyện đoan hùng tỉnh phú thọ và đề xuất một số giải pháp

116 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng hoạt động phòng chống dịch covid 19 tại huyện đoan hùng tỉnh phú thọ và đề xuất một số giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ĐỖ ĐĂNG LÂM THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II THÁI NGUYÊN – 2

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

ĐỖ ĐĂNG LÂM

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG,

TỈNH PHÚ THỌ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN – 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

ĐỖ ĐĂNG LÂM

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG,

TỈNH PHÚ THỌ V ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số: CK 62 72 76 01

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Hướng dẫn khoa học: TS TRẦN THẾ HOÀNG

THÁI NGUYÊN – 2023 ĐẠI HỌC TH I NGUYÊN

Trang 3

Tôi là Đỗ Đăng Lâm xin cam đoan đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Trần Thế Hoàng Công trình nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố trước đây trên thế giới và tại Việt Nam Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này

Thái Nguyên, năm 2023

Người viết cam đoan

Đỗ Đăng Lâm

Trang 4

Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo - bộ phận Sau đại học - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo nhất là các thầy cô giáo của Khoa Y tế công cộng - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi những kiến thức về chuyên môn và nghiên cứu khoa học

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch huyện Đoan Hùng, Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng cùng các phòng ban liên quan và các Trạm Y tế xã, thị trấn thuộc huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS Trần Thế Hoàng - người thầy đã chỉ bảo, dìu dắt tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong Hội đồng khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Gia đình, đồng nghiệp những người luôn sát cánh, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong công việc và cuộc sống

Thái Nguyên, năm 2023

Tác giả

Đỗ Đăng Lâm

Trang 5

CBYT : Cán bộ y tế

CFR : Case fatality rate - Tỉ lệ tử vong ca bệnh COVID-19 : Bệnh do virus corona phát hiện năm 2019 CSYT : Cơ sở Y tế

NVYT : Nhân viên y tế PCD : Phòng chống dịch

SARS-CoV-2 : Hội chứng hô hấp cấp tính nặng Coronavirus 2 THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông TTYT : Trung tâm y tế TYT : Trạm y tế

WHO : Tổ chức y tế thế giới

Trang 6

LỜI CẢM ƠN 4

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Đặc điểm dịch bệnh COVID-19 3

1.2 Hoạt động phòng chống dịch COVID-19 trên thế giới và Việt Nam 10

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phòng chống dịch COVID-19 và giải pháp qua một số nghiên cứu 18

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG V PHƯƠNG PH P NGHIÊN CỨU 29

2.1 Đối tượng nghiên cứu 29

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 29

2.3 Phương pháp nghiên cứu 30

2.4 Chỉ số nghiên cứu 33

2.5 Tiêu chuẩn đánh giá biến số nghiên cứu 34

2.6 Công cụ và phương pháp thu thập thông tin 35

2.7 Sai số và cách khống chế sai số 37

2.8 Phương pháp phân tích số liệu 38

2.9 Đạo đức của nghiên cứu 38

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39

3.1 Thực trạng hoạt động phòng chống dịch COVID-19 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ năm 2020-2021 39

3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phòng chống dịch COVID - 19 của huyện Đoan Hùng và đề xuất giải pháp 54

Chương 4 BÀN LUẬN 67

4.1 Thực trạng hoạt động phòng chống dịch COVID-19 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ năm 2020-2021 67

Trang 7

KẾT LUẬN 87

KHUYẾN NGHỊ 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động tổ chức, chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19

năm 2020-2021 39

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động thành lập các khu cách ly, điều trị COVID-19 năm 2020-2021 40

Bảng 3.3 Kết quả điều trị, truy vết, cách ly COVID-19 năm 2020-2021 41

Bảng 3.4 Kết quả xét nghiệm COVID-19 năm 2020-2021 41

Bảng 3.5 Kết quả kiểm soát dịch tại các chốt năm 2020-2021 42

Bảng 3.6 Kết quả phun khử khuẩn năm 2020-2021 42

Bảng 3.7 Kết quả tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2020-2021 43

Bảng 3.8 Kết quả truyền thông PCD COVID-19 năm 2020-2021 43

Bảng 3.9 Kết quả tập huấn và giám sát PCD COVID-19 năm 2020-2021 44

Bảng 3.10 Kết quả mua dự trù vật tư trang thiết bị năm 2020-2021 44

Bảng 3.11 Kết quả công tác an ninh trật tự trong phòng chống dịch 19 năm 2020-2021 45

COVID-Bảng 3.12 Đặc điểm chung của người dân tham gia nghiên cứu 46

Bảng 3.13 Đặc điểm nhận thức của người dân về đại dịch 47

Bảng 3.14 Kỳ vọng/mong muốn về chính sách phòng chống dịch 48

Bảng 3.15 Sự hài lòng với dịch vụ phòng chống dịch COVID-19 49 Bảng 3.16 Phàn nàn thường gặp của người dân về phòng chống dịch COVID-19 50

Bảng 3.17 Sự tin tưởng của người dân về PCD COVID-19 51

Bảng 3.18 Nhận thức về tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh 52 Bảng 3.19 Mức độ đánh giá sự hài lòng chung của người dân tham gia nghiên cứu về hoạt động PCD COVID-19 của huyện Đoan Hùng 53

Trang 9

Hộp 3.1 Ảnh hưởng cơ chế, chính sách, tổ chức, chỉ đạo, điều hành 54

Hộp 3.2 Ảnh hưởng bởi cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, tài chính 55 Hộp 3.3 Ảnh hưởng bởi nhân lực trong phòng chống dịch COVID-19 56

Hộp 3.4 Ảnh hưởng bởi nhận thức PCD COVID-19 của người dân 57

Hộp 3.5 Một số yếu tố khác ảnh hưởng hưởng đến hoạt động PCD 58

Hộp 3.6 Giải pháp về cơ chế, chính sách, tổ chức, chỉ đạo, điều hành 59

Hộp 3.7 Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, tài chính 60

Hộp 3.8 Giải pháp về nhân lực trong phòng chống COVID-19 61

Hộp 3.9 Giải pháp nâng cao nhận thức PCD COVID-19 của người dân 61

Hộp 3.10 Một số giải pháp khác tăng cường hoạt động PCD 62

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

COVID-19 là bệnh do chủng coronavirus mới gây ra, ký hiệu bởi Tổ chức Y tế thế giới là SARS-CoV-2, còn được gọi là virus viêm phổi Vũ Hán vì là tác nhân gây bệnh viêm phổi ở Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) [64] Bệnh có thể lây trực tiếp từ người sang người qua hôn nhau hoặc hít phải những giọt bắn từ mũi hoặc miệng của người bị COVID-19 phát tán khi ho, hắt hơi hoặc thở ra [51] Đại dịch COVID-19 đã diễn biến rất phức tạp, gây ra gánh nặng bệnh tật và tổn thất lớn trên toàn thế giới Tính đến ngày 26/10/2022, thế giới đã có 633.775.234 người mắc và 6.585.852 người tử vong do COVID-19 [67] Con số này tại Châu Âu là 233.664.898 người mắc và 1.938.106 người tử vong; tại Châu Á có 192.957.919 người mắc và 1.486.167 người tử vong [67] Tại Việt Nam, tính đến ngày 26/10/2022 có tổng cộng 11.498.047 người mắc COVID-19 và 43.161 người tử vong [10]

Theo Tổ chức Y tế thế giới, việc sử dụng vaccine phòng COVID-19 được coi là biện pháp quan trọng nhất để phòng đại dịch [65] Tuy nhiên, bên cạnh việc sử dụng vaccine thì cũng cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp dự phòng không đặc hiệu nhằm cắt đứt đường lây truyền của dịch COVID-19 như: Huy động sự tham gia của cộng đồng trong phòng chống dịch [39]; tăng cường các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm ngăn ngừa COVID-19 thông qua phân luồng bệnh nhân và xây dựng hướng dẫn cho các trường hợp nghi nhiễm COVID-19 [45]; tăng cường quản lý nhân sự, bảo vệ cá nhân, làm sạch và khử trùng môi trường và giáo dục sức khỏe [61]; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong phòng chống dịch bệnh [33]

Thực tế, việc triển khai các hoạt động phòng COVID-19 cũng gặp những khó khăn nhất định như: COVID-19 là một đại dịch mới, chưa từng xảy ra trên quy mô toàn cầu, ảnh hưởng lớn, nhiều mặt, hầu hết các nước chưa có nhiều kinh nghiệm và có các cách ứng xử khác nhau Đợt dịch thứ 4

Trang 11

tại Việt nam với biến chủng Delta lây nhiễm nhanh, mạnh, khó kiểm soát và kéo dài [1] Hầu hết các trang thiết bị y tế, thuốc, sinh phẩm, vaccine đều phải nhập khẩu do chưa sản xuất được trong nước nên dẫn đến chưa kịp thời, bị động, chi phí cao [1] Nhận thức về mức độ nguy hiểm của dịch và các biện pháp phòng chống dịch chưa tương xứng với tình hình dịch bệnh; còn tình trạng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác khi chưa có dịch; ngược lại, là tình trạng hoang mang, lo lắng, mất bình tĩnh dẫn đến áp dụng các biện pháp cực đoan, chưa phù hợp

Đoan Hùng là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Thọ, giáp huyện Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hòa của tỉnh Phú Thọ; giáp huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái, giáp các huyện Yên Sơn, Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang Huyện Đoan Hùng có ba tuyến Quốc lộ chạy qua, với diện tích tự nhiên 302,4 km² Với địa hình rộng, thông thương giao lưu với nhiều khu vực trên địa bàn có thể gặp khó khăn trong phòng chống dịch COVID-19 Câu hỏi đặt ra cho chúng tôi là hoạt động phòng chống dịch COVID-19 của huyện Đoan Hùng hiện nay ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động phòng chống dịch COVID-19 của huyện? Giải pháp nào tăng cường hoạt động phòng chống COVID-19 trên địa bàn huyện Đoan Hùng? Đó là lý do chúng tôi

tiến hành đề tài: “Thực trạng hoạt động phòng chống dịch COVID-19 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và đề xuất một số giải pháp” nhằm mục tiêu:

1 Đánh giá thực trạng hoạt động phòng chống dịch COVID-19 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ năm 2020-2021

2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chống dịch 19 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và đề xuất một số giải pháp

Trang 12

COVID-Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Đặc điểm dịch bệnh COVID-19

1.1.1 Khái niệm

COVID-19 là bệnh do chủng coronavirus mới gây ra, ký hiệu bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là SARS-CoV-2, còn được gọi là virus viêm phổi Vũ Hán vì là tác nhân gây bệnh viêm phổi ở Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc), bắt đầu xuất hiện và lây lan từ cuối năm 2019 [64]

1.1.2 Tác nhân gây bệnh COVID-19

SARS-CoV-2 thuộc chủng coronavirus, là chủng virus có khả năng gây bệnh ở các loài động vật có vú, gồm cả con người và chim [48] SARS-CoV-2 là RNA virus kích thước trung bình, có vỏ bao, hạt virus hình tròn hoặc bầu dục, với đường kính 60-140nm Bộ gen mã hóa bốn hoặc năm loại protein cấu trúc: S, M, N, HE và E [36] Ngoài môi trường, SARS-COV-2 rất dễ bị chết bởi ánh sáng, tia cực tím và nhiệt độ cao Ở môi trường lạnh, ẩm, S RS-COV-2 có thể tồn tại trên bề mặt phẳng kim loại từ 1 đến 5 ngày, trên một số bề mặt nhựa và kim loại đến 9 ngày; trên bìa cát tông 24 giờ; trên đồ vật bằng đồng 4 giờ Các bề mặt được khử trùng bằng dung dịch 0,1% Clo hoạt tính hoặc 60-70% cồn có thể giết chết coronavirus trên các bề mặt trong vòng 1 phút [23], [62]

1.1.3 Tình hình dịch COVID-19

Đến nay sau hơn 02 năm, đại dịch COVID-19 đã lây lan đến 230 quốc gia, vùng lãnh thổ với trên 594 triệu ca mắc và 6,4 triệu ca tử vong [67] Kể từ cuối tháng 3/2021, thế giới ghi nhận làn sóng dịch bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia cùng với sự lây lan rộng của biến chủng Delta, số ca mắc mới mỗi ngày trên toàn cầu đã tăng 44,5% từ khoảng 400.000 ca/ngày vào giữa tháng 10/2021 lên hơn 578.000 ca trong ngày 26/11/2021 [16] Năm nước có số

Trang 13

người mắc cao nhất thế giới hiện nay là Hoa Kỳ với 94.643.632 người mắc và 1.062.151 người tử vong; tiếp theo là Ấn Độ với 44.239.372 người mắc và 526.996 người tử vong; Pháp có 34.148.131 người mắc và 153.064 người tử vong; Brazil có 34.148.131 người mắc và 681.317 người tử vong; Đức có 31.535.343 người mắc và 145.698 người tử vong [67]

Hầu hết các nước trên thế giới đã thay đổi chiến lược từ “không COVID-19” sang “thích ứng an toàn” và áp dụng nhiều biện pháp nhằm ứng phó phù hợp với biến thể Omicron; không áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi rộng, đồng thời thúc đẩy việc mở cửa, giao lưu, giao thương quốc tế: du lịch quốc tế, mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế [49], [56] Tuy nhiên, theo WHO, biến thể Delta và Omicron và các biến chủng mới sẽ là mối đe dọa kép làm gia tăng số ca mắc từ đó dẫn đến số ca nhập viện và tử vong tăng lên đột biến, tiếp tục gây áp lực lớn lên các nhân viên và hệ thống y tế [16]

Tại Việt Nam, từ khi bùng phát dịch đến nay, cả nước đã trải qua 4 đợt bùng phát Đợt dịch thứ nhất: 85 ngày, từ tháng 1-4/2020 với số ca mắc ở mức thấp là 257, trong đó khoảng một nửa là người bệnh nhập cảnh và không có trường hợp nào tử vong [40], [53] Đợt dịch thứ hai: 129 ngày, từ tháng 7-11/2020 với 962 ca mắc ở 15/63 tỉnh thành và 35 ca tử vong [10] Đợt dịch thứ 3: 57 ngày, từ tháng 1-3/2021 với 910 ca mắc và không có trường hợp tử vong [10], [14] Đợt dịch thứ 4: tiếp diễn từ ngày 27/4/2021, đợt dịch COVID-19 thứ tư của Việt Nam bắt đầu khi có các ca lây nhiễm được phát hiện ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K, các khu công nghiệp ở Bắc Giang và Bắc Ninh sau đó lây nhiễm cộng đồng sau đó xuất hiện ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước [10], [15] Quy mô, địa bàn và mức độ lây lan qua mỗi đợt có xu hướng phức tạp hơn Trong năm 2021, cả nước ghi nhận 1.729.792 ca mắc, trong đó 1.726.428 ca ghi nhận trong nước, 1.354.286 người khỏi bệnh và 32.133 ca tử vong Riêng giai đoạn 4, đến nay đã có hơn

Trang 14

1,7 triệu ca mắc, trên 32 nghìn ca tử vong Tính trên 1 triệu dân, Việt Nam có số mắc xếp thứ 144/223 nước trên thế giới, 09/11 nước khu vực ASEAN; số tử vong xếp thứ 131/223 nước trên thế giới, 06/11 nước khu vực ASEAN Tỉ lệ tử vong trên số mắc là 1,9%, xếp thứ 58/223 nước trên thế giới, 03/11 nước trong ASEAN [16]

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến hiện nay tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP: Nghị quyết Ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” [18] Nhằm thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4800/QĐ-BYT: Quyết định Ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” [14]

1.1.4 Đặc điểm dịch tễ của bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 * Nguồn truyền nhiễm

Nguồn truyền nhiễm cộng đồng là người mắc bệnh có triệu chứng từ nh đến nặng là nguồn truyền nhiễm chính lây lan dịch bệnh trong cộng đồng Đến thời điểm hiện tại, COVID-19 chủ yếu lây truyền từ những người đã có triệu chứng, và cũng có thể xảy ra ngay trước khi họ xuất hiện triệu chứng khoảng 3 ngày Những trường hợp không có triệu chứng có thể lây virus sang cho người khác, tuy vậy vẫn chưa rõ mức độ lây nhiễm Người nhiễm bệnh có thể lây truyền virus cả khi họ có triệu chứng và khi họ không có triệu chứng [20], [23]

* Phương thức lây truyền: S RS-CoV-2 có thể lây truyền từ người mang

virus sang người lành qua các con đường sau:

- Lây truyền qua giọt bắn: khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, họ bắn ra những giọt đờm và dịch nhầy lớn nhỏ khác nhau mang virus [51]

- Lây truyền qua hạt aerosol: những hạt aerosol có kích thước quá nhỏ

Trang 15

để lắng xuống theo trọng lực Những hạt này được các dòng không khí mang đi và phát tán nhờ vào sự khuếch tán và nhiễu loạn không khí và người bình thường có nguy cơ hít phải các hạt aerosol từ những người bị nhiễm bệnh

- Lây truyền qua tiếp xúc: giọt nước bọt hoặc dịch chảy ra từ mũi người bệnh có thể bám vào các vị trí khác nhau Người bình thường để tay chạm vào, sau đó virus từ bàn tay xâm nhập vào niêm mạc miệng, mắt, mũi [21], [46]

- Lây qua đường tiêu hóa: S RS-CoV-2 được phát hiện trong phân của bệnh nhân với các triệu chứng không điển hình cho thấy khả năng lây nhiễm qua đường tiêu hóa [21], [68]

* Thời gian ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh của người nhiễm S RS-CoV-2

trung bình 5-7 ngày, tối đa thường là 14 ngày Tuy nhiên, đã có nghiên cứu phát hiện ra thời gian ủ bệnh của các bệnh nhân khác nhau có thể từ 1-24 ngày [20], [23]

* Tốc độ lây truyền: Chỉ số lây R0 đại diện khả năng truyền của virus, là số ca nhiễm thứ cấp trung bình gây ra bởi một người bị nhiễm bệnh tại một quần thể chưa có miễn dịch cộng đồng Nếu R0≤1 có ý nghĩa rằng một dịch bệnh đang có xu hướng kết thúc, nếu R0>1 tức dịch bệnh đó đang có nguy cơ phát triển [57] WHO ước tính R0 của dịch COVID-19 trong khoảng 1,4-2,5 [66]

1.1.5 Chẩn đoán COVID-19

1.1.5.1 Trường hợp bệnh nghi ngờ

a Là người tiếp xúc gần hoặc là người có yếu tố dịch tễ và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng sau đây: sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, ngh t mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp [17]

b Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2 [11], [17], [23]

* Người tiếp xúc gần là một trong số các trường hợp sau:

- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp

Trang 16

với da, cơ thể…) với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền

- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian h p, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền

- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian h p, kín với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền

- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE) [8], [17]

* Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT ≥30

* Người có yếu tố dịch tễ bao gồm:

- Người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học với ca bệnh xác định đang trong thời kỳ lây truyền

- Người ở, đến từ khu vực ổ dịch đang hoạt động [17]

Trang 17

COVID-nghiệm nhanh kháng nguyên lần thứ 2 âm tính thì cần phải có xét COVID-nghiệm Real-time RT-PCR để khẳng định [6], [11], [17]

1.1.6 Các biện pháp phòng chống dịch COVID-19

Các biện pháp phòng chống dịch (PCD) COVID-19 được thực hiện theo Quyết định số 3468/QĐ-BYT: Quyết định Về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19” của Bộ Y tế ngày 7/8/2020 [9]

1.1.6.1 Triển khai các biện pháp phòng bệnh

- Không đến các vùng có dịch bệnh Hạn chế đến các nơi tập trung đông người; khi đến nơi đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân [7]

- Thường xuyên cấp nhật kiến thức và tình hình dịch bệnh COVID-19 từ các nguồn thông tin chính thống

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (ho, sốt, khó thở); khi cần thiết tiếp xúc phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách ít nhất 2 mét khi nói chuyện

- Người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh phải ở nhà, đeo khẩu trang, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời

- Vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trong ít nhất 20 giây; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi

- Đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng thức ăn nấu chín - Không mua bán, tiếp xúc với các loại động vật hoang dã

- Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao [3], [5], [9]

- Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa [20]

- Thường xuyên vệ sinh nơi ở, cơ quan, trường học, xí nghiệp nhà máy…

Trang 18

với xà phòng, chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử khuẩn [4], [9] - Tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo đúng chỉ định và hướng dẫn [12]

1.1.6.2 Triển khai các biện pháp chống dịch khác * Cách ly và xử lý y tế

- Ca bệnh xác định: Cách ly nghiêm ngặt và điều trị tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế, giảm tối đa biến chứng, tử vong

- Người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định (người tiếp xúc vòng 1): Tổ chức điều tra, truy vết người tiếp xúc gần ngay khi nhận được thông tin về ca bệnh Lập danh sách tất cả người tiếp xúc gần Tổ chức cách ly ngay tất cả người tiếp xúc gần tại cơ sở cách ly tập trung trong 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định Lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR tối thiểu 2 lần trong quá trình cách ly

- Người tiếp xúc với người tiếp xúc gần (người tiếp xúc vòng 2): Yêu cầu cách ly tại nhà và hướng dẫn cách tự phòng bệnh và tự theo dõi sức khỏe trong khi chờ kết quả xét nghiệm PCR của người tiếp xúc vòng 1

- Ca bệnh nghi ngờ: Cho bệnh nhân đeo khẩu trang và đưa đi cách ly, điều trị ngay tại cơ sở y tế ở khu riêng với khu điều trị bệnh nhân xác định

- Người tiếp xúc gần với ca bệnh nghi ngờ: Yêu cầu cách ly tại nhà và hướng dẫn cách tự phòng bệnh và tự theo dõi sức khoẻ trong khi chờ kết quả xét nghiệm của ca bệnh nghi ngờ

* Tổ chức giám sát, tuyên truyền phòng chống dịch chủ động tại cộng đồng

Thành lập các tổ “Giám sát và tuyên truyền phòng, chống COVID-19 tại cộng đồng” (tổ COVID cộng đồng) nhằm tuyên truyền, giám sát trong PCD

* Khử trùng và xử lý môi trường ổ dịch

Nhà bệnh nhân và các hộ liền kề xung quanh phải được khử trùng bằng cách lau rửa hoặc phun với dung dịch khử trùng có chứa 0,1% Clo hoạt tính theo hướng dẫn của Bộ Y tế [9]

Trang 19

1.2 Hoạt động phòng chống dịch COVID-19 trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Kinh nghiệm hoạt động phòng chống dịch COVID-19 trên thế giới

Huy động cộng đồng: Huy động sự tham gia của cộng đồng là hoạt động có thể hỗ trợ việc triển khai mạnh mẽ hơn trong đối phó với đại dịch COVID-19 Theo Gilmore B và cs thì có sáu tác nhân chính của cộng đồng đã được xác định tham gia vào PCD: lãnh đạo địa phương, cộng đồng và các tổ chức dựa trên tín ngưỡng, các nhóm cộng đồng, ủy ban cơ sở y tế, các cá nhân và các bên liên quan chính Nhóm thực hiện những công việc hoạt động trên các chức năng khác nhau: thiết kế và lập kế hoạch, gia nhập cộng đồng và xây dựng lòng tin, truyền thông thay đổi hành vi và xã hội, truyền thông rủi ro, giám sát và truy tìm, hậu cần và quản trị [39] Sự hiện diện toàn cầu và các con đường lây truyền của COVID-19 đòi hỏi phản ứng của cộng đồng và cả xã hội Điều này đặc biệt quan trọng để tiếp cận các nhóm dân cư bị thiệt thòi và hỗ trợ công bằng thông tin Việc điều chỉnh kinh nghiệm tham gia của cộng đồng trước đây với các khuyến nghị hiện tại về chiến lược dựa vào cộng đồng COVID-19 nêu bật cách cộng đồng có thể đóng những vai trò quan trọng và tích cực trong việc phòng ngừa và kiểm soát COVID-19 Các quốc gia trên toàn thế giới được khuyến khích đánh giá các cấu trúc tham gia của cộng đồng hiện có và sử dụng các phương pháp tiếp cận tham gia của cộng đồng để hỗ trợ các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát COVID-19 phù hợp, có thể chấp nhận và theo ngữ cảnh [39]

Kiểm soát COVID-19 tại các bệnh viện: Đối với các bệnh viện, cần tăng cường các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm ngăn ngừa COVID-19 Nghiên cứu tại một trung tâm chạy thận nhân tạo thấy: Bệnh nhân chạy thận nhân tạo duy trì dễ bị nhiễm COVID-19 và dễ phát triển thành các trường hợp nặng do tuổi càng cao, bệnh đi kèm nặng và suy giảm khả năng miễn dịch Bệnh nhân phải dùng chung phòng chạy thận với người khác trong quá trình chạy thận, khiến việc phòng, chống COVID-19 tại các trung tâm lọc

Trang 20

máu khác với tại cộng đồng và khó khăn hơn Để đối phó với COVID-19 tại các trung tâm cần: (1) thực thi quản lý kiểm soát nhiễm khuẩn của các trung tâm, (2) đào tạo bệnh nhân chạy thận nhân tạo và nhân viên y tế, (3) sàng lọc COVID- 19 trong số các bệnh nhân và nhân viên y tế, và (4) cung cấp dịch lọc máu cách ly được phân loại cho những người tiếp xúc gần gũi, các trường hợp nghi ngờ và các trường hợp xác nhận nhiễm COVID-19 [38] Kinh nghiệm ở Hàn Quốc cho thấy, cần xây dựng một sơ đồ hướng dẫn cho các hành động trong trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 Tăng cường phân loại bệnh nhân ở điểm đầu tiên vào phòng cấp cứu và ở lối vào chính của bệnh viện để phát hiện sớm ca bệnh và ngăn ngừa lây truyền trong bệnh viện Lập danh sách kiểm tra cho những bệnh nhân có các triệu chứng sốt do sốt, tiền sử đi lại hoặc tình trạng tiếp xúc với các trường hợp COVID-19 Các danh sách kiểm tra được giao cho các nhân viên y tế và nhân viên tương tác với khách đến thăm, bao gồm cả bệnh nhân, và được sử dụng để đánh giá tất cả các bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Sau khi tất cả các lối vào bệnh viện bị đóng cửa, ngoại trừ lối vào chính, số lượng bệnh nhân và người chăm sóc đã bị hạn chế Tất cả nhân viên và người nhà bệnh nhân cần phải vệ sinh tay cá nhân thường xuyên Mặt nạ phẫu thuật được cung cấp cho tất cả khách thăm quan, nhân viên tiếp xúc với bệnh nhân và nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Khẩu trang N95, tấm che mặt hoặc kính bảo hộ, áo choàng dài tay và găng tay đã được cung cấp cho nhân viên y tế tại khoa cấp cứu, trung tâm chăm sóc hô hấp và những người thực hiện các thủ thuật tạo khí dung Việc đến thăm bệnh viện của cá nhân bị hạn chế, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp Một số dấu hiệu thông báo cho bệnh nhân có các triệu chứng sốt do sốt đã được thiết lập ở lối vào bệnh viện, và các bệnh nhân nghi ngờ có các triệu chứng sốt được tách biệt với các bệnh nhân khác ngay cả khi không có triệu chứng Bệnh viện được chia thành ba khu theo phân tầng nguy cơ Bệnh viện chính được duy trì như một khu vực sạch sẽ và một tòa nhà tạm thời riêng biệt

Trang 21

(khu vực nguy cơ trung bình) được sử dụng cho các trường hợp nghi ngờ COVID-19, chẳng hạn như những người có các triệu chứng sốt do sốt mà không có liên quan dịch tễ học rõ ràng Một khu vực riêng trong khoa cấp cứu (khu vực nguy cơ cao) được sử dụng cho những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao, chẳng hạn như những người mắc hội chứng hô hấp sốt và có tiền sử tiếp xúc với những trường hợp đã xác nhận nhiễm COVID-19 [45]

Kiểm soát COVID-19 tại các phương tiện giao thông: Theo Shen Jin và cs (2020), các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả lâu dài nên được áp dụng cho các phương tiện giao thông công cộng, vì chúng ngày càng phổ biến và là phương thức đi lại chính của nhiều người Các biện pháp đối phó toàn diện nhằm PCD COVID-19 dành cho phương tiện giao thông gồm tăng cường quản lý nhân sự, bảo vệ cá nhân, làm sạch và khử trùng môi trường, và giáo dục sức khỏe Các chiến lược đa hướng, nhiều lựa chọn phương tiện có thể nâng cao tính an toàn của giao thông công cộng [61]

Ứng dụng công nghệ thông tin: Đại dịch COVID-19 đang diễn ra và còn quá sớm để định lượng đầy đủ giá trị gia tăng của các công nghệ kỹ thuật số đối với ứng phó với đại dịch Công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong việc ứng phó toàn diện với các đợt bùng phát và đại dịch, bổ sung cho các biện pháp y tế công cộng thông thường, và do đó góp phần giảm tác động kinh tế và con người của COVID-19 Cần có các phương pháp tiếp cận cấp hệ thống để xây dựng các lộ trình chăm sóc trực tuyến kỹ thuật số liên kết việc kiểm tra nhanh chóng và rộng rãi với các máy kiểm tra triệu chứng kỹ thuật số, truy tìm liên hệ, thông minh dịch tễ học và theo dõi lâm sàng lâu dài Đại dịch COVID-19 đã khẳng định không chỉ nhu cầu chia sẻ dữ liệu mà còn cần đánh giá nghiêm ngặt và khuôn khổ đạo đức với sự tham gia của cộng đồng để phát triển cùng với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe di động và kỹ thuật số đang nổi lên Công nghệ thông tin cũng góp phần xây dựng lòng tin của công chúng thông qua các chiến lược truyền thông mạnh mẽ trên tất cả các kênh kỹ

Trang 22

thuật số Tương lai của y tế công cộng có khả năng ngày càng được kỹ thuật số hóa, và việc nhận ra tầm quan trọng của công nghệ kỹ thuật số trong lĩnh vực này và trong việc lập kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch đã trở nên cấp thiết Cần có sự liên kết cấp thiết của các chiến lược quốc tế về quy định, đánh giá và sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tăng cường quản lý đại dịch và chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai đối với COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác [33]

Sử dụng vaccine: Vaccine phòng COVID-19 được coi là biện pháp hiệu quả nhất để kiểm soát đại dịch Theo WHO, việc người dân được tiếp cận rộng rãi và sử dụng vaccine an toàn, hiệu quả chính là yếu tố quan trọng nhất để phòng đại dịch [65] Hiện tại, trên thế giới đã có rất nhiều vaccine được nghiên cứu, thử nghiệm và sử dụng như Pfizer BioNTech, Moderna, Johnson&Johnson, straZeneca… Các nghiên cứu đã chứng minh khả năng bảo vệ cho cơ thể chống lại COVID-19 của các loại vaccine khác nhau đã sản xuất [27], [63] Hiện nay nhiều quốc gia đang tích cực thu mua đủ số lượng vaccine và tiêm phòng nhằm đảm bảo ngưỡng miễn dịch cộng đồng Việc cung cấp kinh phí tài trợ để nghiên cứu, sản xuất và triển khai tiêm vaccine cũng đem lại nhiều hiệu quả trong công tác ngăn chặn đại dịch COVID-19

Tăng cường nhân lực y tế bằng việc sử dụng sinh viên y khoa:Sự bùng phát COVID-19 đã gây ra sự hỗn loạn về mặt y tế và hành chính tại các trung tâm y tế (TTYT) Việc tiếp tục đào tạo và khuyến khích sinh viên tình nguyện tham gia các hoạt động PCD đã tạo nguồn nhân lực y tế cho phòng chống đại dịch COVID-19 [60]

Bài học kinh nghiệm tại Nepal, trong lúc đang ứng phó với lũ lụt thì phải đối mặt với dịch COVID-19 với điều kiện nguồn lực hạn chế Quốc gia này xây dựng hệ thống bản đồ theo dõi dịch tễ COVID-19 và theo dõi tình trạng bệnh nhân Các phát hiện sơ bộ cho thấy bệnh đường hô hấp, bệnh tiểu đường và bệnh thận mãn tính là những bệnh đi kèm phổ biến nhất liên quan

Trang 23

đến cái chết do COVID-19 ở Nepal Cách tốt nhất để hạn chế ảnh hưởng của đại dịch đang diễn ra ở một quốc gia hạn chế về tài nguyên như Nepal là tăng cường năng lực kiểm tra, truy tìm và cách ly, đồng thời thành lập các trung tâm kiểm dịch chất lượng trên toàn quốc Bên cạnh đó, một chiến dịch phổ cập sức khỏe toàn diện, chăm sóc chất lượng cho người lớn tuổi và những người mắc bệnh đi kèm cũng sẽ giúp quản lý hiệu quả đại dịch đang diễn ra [58]

Bài học kinh nghiệm ở Tây Bắc Syria: Mặc dù thiếu năng lực và nguồn lực, hệ thống y tế ở tây bắc Syria đang sử dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo để ngăn chặn COVID-19 Xây dựng Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó sớm tại đây đã một hệ thống giám sát phát triển các cơ chế dự đoán nguy cơ và tăng cường giám sát đối với đại dịch mới Sử dụng các công cụ truyền thông xã hội như Whats pp đang thu thập hiệu quả thông tin sức khỏe và truyền đạt thông điệp sức khỏe về COVID-19 Sự tham gia của cộng đồng cũng đã được mở rộng, huy động các nguồn lực địa phương và khuyến khích hàng nghìn tình nguyện viên tham gia chiến dịch „Tình nguyện viên chống lại Corona‟ Các tổ chức kỹ thuật quản trị địa phương từ dưới lên, chẳng hạn như Idleb Health Director và White Helmets, đã đóng vai trò lãnh đạo chính trong đáp ứng PCD COVID-19 Những nỗ lực này cần được mở rộng để ngăn chặn sự lây truyền của COVID-19 trong một khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi những cuộc xung đột vũ trang phức tạp [37]

1.2.2 Các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến hiện nay tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP: Nghị quyết Ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” [19] Nhằm thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4800/QĐ-BYT: Quyết định Ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng

Trang 24

10 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” [13]

Trong hướng dẫn tạm thời chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Y tế đưa ra 6 biện pháp chuyên môn y tế mà các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần có kế hoạch triển khai và thực hiện để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, cụ thể bao gồm:

1.2.2.1 Chuẩn bị năng lực ứng phó với dịch COVID-19

Để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, các tỉnh, thành phố cần chuẩn bị các nội dung sau:

a) Xây dựng kịch bản và phương án bảo đảm công tác y tế phục vụ PCD COVID-19 theo từng cấp độ dịch; tổ chức triển khai khi có dịch xảy ra

Phân loại cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ theo bảng sau:

Tiêu chí 1 (Số ca mắc mới tại cộng

Tiêu chí 2 (Tỉ lệ người ≥ 18 tuổi được tiêm

0-<20 20 - <50 50-<150 ≥150 ≥70% người từ 18 tuổi trở lên

được tiêm ít nhất 1 liều vaccine Cấp 1 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 <70% người từ 18 tuổi trở lên

được tiêm ít nhất 1 liều vaccine Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4

* Tiêu chí 1, 2 có thể điều chỉnh số ca mắc mới, tỷ lệ người được tiêm chủng trong từng mức độ cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương

b) Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực truy vết, xét nghiệm, cách ly y tế và điều trị trên địa bàn

c) Tăng cường khả năng thu dung, điều trị và chăm sóc người mắc COVID-19:

- Xây dựng kế hoạch thu dung, chăm sóc, điều trị người mắc

Trang 25

COVID-19 (F0), đặc biệt kế hoạch bảo đảm đáp ứng về giường ICU Cập nhật số liệu và quản lý phần mềm báo cáo các cơ sở thu dung, điều trị F0

- Có kế hoạch bảo đảm khi có dịch xảy ra: các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên có hệ thống cung cấp ô xy hóa lỏng, khí nén; các TYT xã, phường, thị trấn bảo đảm cung cấp ô xy y tế; có kế hoạch tổ chức các trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng, tổ chức quản lý F0 tại nhà

- Tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vừa điều trị bệnh nhân thông thường vừa điều trị COVID-19 Bảo đảm tổ chức phân luồng, sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phát hiện ca bệnh, quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1.2.2.2 Xét nghiệm

a) Việc xét nghiệm được thực hiện theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ - Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở

- Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị ; đối với các nhóm nguy cơ (các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người ) như lái xe, người chạy xe mô tô chở khách (xe ôm), người giao hàng hóa (shipper)

- Tại cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở: tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao

b) Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3

c) Đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và người đã khỏi bệnh: chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; với trường hợp cách ly y tế hoặc theo

Trang 26

dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng

d) Việc thực hiện xét nghiệm để xử lý ổ dịch: tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ, tình hình dịch bệnh và mức độ của ổ dịch, địa phương quyết định đối tượng, địa bàn xét nghiệm cho phù hợp

đ) Thực hiện xét nghiệm theo phương pháp gộp mẫu trong trường hợp xét nghiệm tầm soát, sàng lọc, định kỳ

1.2.2.3 Cách ly y tế

a) Đối với người đến từ địa bàn có dịch (địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế), người tiếp xúc gần (F1): thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế(Công văn số 8399/BYT-MT ngày 06/10/2021; Công văn số 6386/BYT-MT ngày 06/8/2021; Công văn số 7316/BYT-MT ngày 03/9/2021 Công văn số 5599/BYT-MT ngày 14/7/2021; Công văn số 7020/BYT-MT ngày 25/8/2021)

b) Đối với người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi (trẻ em): thực hiện cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng (Áp dụng theo Công văn số 5599/BYT-MT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế; Công văn số 7020/BYT-MT ngày 25/8/2021 của Bộ Y tế)

1.2.2.4 Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19, ưu tiên tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền, phụ nữ có thai, người lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp

1.2.2.5 Điều trị F0: thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế 1.2.2.6 Công tác đảm bảo PCD COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh

doanh, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng/quán ăn, tại các cơ sở giáo dục đào tạo, đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển: thực hiện

theo các hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công thương [13]

Trang 27

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phòng chống dịch COVID-19 và giải pháp qua một số nghiên cứu

1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phòng chống dịch COVID-19

1.3.1.1 Ảnh hưởng bởi môi trường, diễn biến dịch bệnh

Sự biến đổi khí hậu, biến động về dân cư, đô thị hóa, đặc biệt là thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm của một bộ phận lớn dân cư chưa được tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và lan tràn Trong khi đó, dịch bệnh COVID-19 luôn diễn biến phức tạp, luôn có nguy cơ bùng phát do chưa khống chế được triệt để, vẫn có xu hướng gia tăng Trong đó có những quốc gia có chung đường biên giới và một số quốc gia có nhiều hoạt động giao lưu thương mại với nước ta thì dịch bệnh COVID-19 hiện vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp COVID-19 là một đại dịch mới, chưa có tiền lệ, chưa từng xảy ra trên quy mô toàn cầu, ảnh hưởng lớn, nhiều mặt, hầu hết các nước chưa có nhiều kinh nghiệm và có các cách ứng xử khác nhau Đợt dịch thứ 4 tại Việt nam với biến chủng Delta lây nhiễm nhanh, mạnh, khó kiểm soát đối với tất cả các nước và kéo dài Dịch tấn công vào các khu công nghiệp, khu vực có mật độ dân cư cao làm số nhiễm tăng rất nhanh trong thời gian ngắn gây áp lực lớn cho hệ thống y tế trong bối cảnh năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở còn nhiều hạn chế; nhân lực, trang thiết bị, hạ tầng cơ sở chưa chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống nhiều người mắc nên xảy ra quá tải cục bộ, dẫn đến số tử vong tăng trong thời gian ngắn [1]

1.3.1.2 Ảnh hưởng bởi cơ chế, chính sách, tổ chức, chỉ đạo, điều hành

Một số địa phương chưa có sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp đối với công tác phòng chống dịch, chưa thấy được sự cần thiết và tính cấp bách của công tác PCD, coi công tác PCD là nhiệm vụ của ngành y tế, các Ban ngành đoàn thể chưa tham gia tích cực vào công tác PCD COVID-19 Trong thời gian đầu của đợt dịch thứ 4 với biến chủng Delta, công tác chỉ đạo điều hành ở các cấp có nơi, có lúc còn lúng túng, chưa thống nhất, bị động;

Trang 28

chỉ đạo thực hiện một số biện pháp cụ thể có lúc nóng vội, thiếu nhất quán, chưa kịp thời điều chỉnh khi tình hình thay đổi; bộc lộ nhiều điểm yếu của hệ thống quản lý, năng lực quản lý các cấp Công tác dự báo có lúc chưa sát với thực tiễn Việc triển khai một số quyết sách như giãn cách xã hội, xét nghiệm phát hiện người nhiễm còn chậm, chưa nghiêm, tỷ lệ xét nghiệm thấp so với các nước trong khu vực đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động PCD COVID-19 [1]

Các quy định của pháp luật hiện hành chưa bao quát được hết các tình huống ứng phó với bùng phát của dịch bệnh; nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành; một số văn bản chưa sát thực tiễn, thiếu khả thi, có phần dành thuận lợi cho cơ quan quản lý nhưng khó khăn cho người dân, doanh nghiệp Khi ban hành văn bản có phạm vi ảnh hưởng lớn đến nhiều đối tượng, một số nơi chưa làm tốt việc đánh giá tác động, công tác truyền thông nên khó thực hiện; một số quy định mâu thuẫn, thay đổi nhanh, gây bức xúc trong xã hội (như quy định về giấy đi đường, lưu thông hàng hóa ) Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu Một số biện pháp còn chưa sát với thực tiễn của từng vùng, từng địa bàn và chưa tính hết nhu cầu của người dân, khả năng đáp ứng tại chỗ của chính quyền Một số nơi chưa thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn của các cơ quan quản lý cấp trên; chưa ứng xử thực sự đúng mực trong xử lý tình huống nảy sinh, gây bức xúc, thiếu thiện cảm của người dân với chính quyền [1]

Nhận thức về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và các biện pháp PCD có nơi, có lúc, có cấp chưa tương xứng với tình hình; còn tình trạng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác khi chưa có dịch hoặc dịch đã đi qua; ngược lại, khi có dịch lại hoang mang, lo lắng, mất bình tĩnh dẫn đến áp dụng các biện pháp cực đoan, chưa phù hợp, thiếu thống nhất Còn thiếu cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, ra quyết định; dự báo tình hình dịch bệnh chưa sát đối với biến chủng Delta; năng lực phân tích, đánh giá khoa học về diễn biến dịch bệnh còn nhiều hạn chế; chưa kịp thời chuẩn bị cho các tình huống, kịch bản xấu hơn Trong lãnh đạo, chỉ đạo tại một số nơi, một số cấp còn lúng

Trang 29

túng, thiếu quyết liệt, thiếu kiên định, còn chần chừ, do dự do tác động bởi nhiều nguồn thông tin khác nhau Năng lực của cán bộ trong quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện PCD COVID-19 có nơi, có lúc, có cấp còn hạn chế, chưa đồng đều

1.3.1.3 Ảnh hưởng bởi cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, tài chính

Cơ sở hạ tầng, TTB y tế là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của hệ thống y tế, đảm bảo chất lượng y tế, đáp ứng cho hoạt động khám chữa bệnh và PCD Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động PCD tại các cơ sở y tế Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp; nhu cầu hóa chất, thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị tăng nhanh Nhu cầu xét nghiệm sàng lọc tại cơ sở điều trị, khu cách ly y tế tập trung, cách ly y tế tại nhà với số lượng lớn, nên việc thực hiện test nhanh cho người dân còn vướng do thiếu nhân lực, thiếu vật tư phương tiện Hay nhu cầu sử dụng trang thiết bị bảo hộ tăng cao trong điều kiện không được đáp ứng nhanh Nghiên cứu của Phạm Như Vĩnh Tuyên và cs (2020) thấy có có 82,0% người tham gia khảo sát đánh giá cơ sở khám chữa bệnh cung cấp đầy đủ TTB bảo hộ: khẩu trang, mặt nạ chắn giọt bắn, nước rửa tay; 18,0% người tham gia khảo sát nhận định không được cung cấp bảo hộ đầy đủ [24] Theo đánh giá của Ban chỉ đạo PCD COVID-19 Quốc gia: Hầu hết các TTB y tế, thuốc, sinh phẩm, vaccine đều phải nhập khẩu do chưa sản xuất được trong nước nên dẫn đến chưa kịp thời, bị động, chi phí cao Chưa đảm bảo phương châm “4 tại chỗ” tại nhiều địa phương [1]

1.3.1.4 Ảnh hưởng bởi năng lực phòng chống COVID-19 của cán bộ y tế

NLYT là yếu tố quan trọng của hệ thống y tế, có và trò quan trọng trong thúc đẩy và đảm bảo chất lượng dich vụ y tế Nghị quyết số 46/NQTW, ngày 23/02/2005, của Bộ Chính trị đã nêu rõ nguyên tắc chỉ đạo nguồn

NLYT, cụ thể là “Nghề Y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo,

hiện nay, thiếu nhân lực y tế trong công tác PCD là một thực tế rõ ràng Một

Trang 30

số bệnh viện, trạm y tế còn thiếu bác sĩ; đặc biệt là bác sĩ chuyên ngành hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 Số lượng bác sỹ còn thấp, nhân lực y tế tại chỗ chưa đáp ứng được yêu cầu, phải điều động số lượng lớn từ Trung ương, các địa phương khác đến khi dịch bùng phát [1]

Đối với hoạt động giám sát y tế cộng đồng, trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, ngành Y tế đã tăng cường củng cố lực lượng và phát huy vai trò cán bộ y tế cơ sở Đây chính là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm kiểm soát, phát hiện, khống chế, đẩy lùi dịch bệnh Bên cạnh việc thiếu về số lượng thì còn vấn đề đặt ra là chất lượng CBYT Năng lực CBYT là cực kỳ quan trọng trong phòng chống COVID-19 Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, năng lực phòng chống COVID-19 của CBYT còn một số bất cập Nghiên cứu của Saqlain M và cs (2020) tại Pakistan thấy: tỉ lệ CBYT có kiến thức tốt là 93,2%, thái độ tích cực trung bình 8,43 (độ lệch chuẩn 1,78) và thực hành tốt là 88,7% về COVID-19 CBYT cho rằng tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn hạn chế (50,7%) và kiến thức về lây truyền kém (40,6%) là những rào cản lớn đối với việc kiểm soát nhiễm khuẩn [59] Nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y Makerere, Uganda của Olum Ronald và cs (2020) cho kết quả: trong số 581 CBYT có 62% là bác sĩ y khoa; có 69% CBYT có kiến thức đầy đủ, 21% CBYT có thái độ tích cực và 74% CBYT có thực hành tốt đối với COVID-19 [55]

Một nghiên cứu của Alfahan Ali và cs (2020) nhằm đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh tay của CBYT Kết quả nghiên cứu trên 237 người tham gia được đưa vào phân tích cho thấy: có 87,54% CBYT thừa nhận rằng họ thường xuyên sử dụng cồn xoa tay, 87,4% CBYT đã khử nhiễm đủ cho bàn tay ngay cả khi chịu áp lực công việc cao, và 78,6% cho rằng phương pháp này không bị ảnh hưởng bởi các đồng nghiệp kém tuân thủ Như vậy, có gần 15% CBYT không tuân thủ việc vệ sinh tay [26] Nghiên cứu Nemati M

Trang 31

và cs (2020) cho kết quả: Hơn một nửa số y tá (56,5%) có kiến thức tốt về nguồn gốc, đường lây truyền, triệu chứng, dấu hiệu, tiên lượng, điều trị và tỷ lệ tử vong của COVID-19 Các nguồn cung cấp thông tin cho y tá là Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế (55,29%), các ứng dụng xã hội (48,23%) và các phương tiện truyền thông (42,35%) [52] Theo Zhou Minghe và cs (2020) phân tích kiến thức, thực hành và thái độ của nhân viên y tế (NVYT) về bệnh coronavirus 2019 (COVID-19) trên tổng số 1357 NVYT tại 10 bệnh viện ở Hà Nam, Trung Quốc thấy có 89% NVYT có hiểu biết đầy đủ về COVID-19, hơn 85% lo sợ bản thân bị lây nhiễm virus và 89,7% tuân thủ các thực hành đúng về COVID-19 [69]

Tại Việt Nam, nghiên cứu cắt ngang nhằm đánh giá kiến thức và thái độ đối với bệnh COVID-19 của 327 nhân viên y tế tại Bệnh viện Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh của Huỳnh Giao và cs (2020) cho điểm trung bình về kiến thức và thái độ lần lượt là 8,17±1,3 (dao động từ 4 - 10) và 1,86 ± 0,43 (dao động từ 1 - 5) CBYT đã thể hiện kiến thức tốt và một thái độ tích cực về COVID-19 Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2/3 số người tham gia biết phương thức lây truyền, thời gian cách ly và điều trị (67,0%, 65,8% và 58,4%, theo thứ tự) Có 82,3% và 79,8% CBYT có thái độ tích cực về nguy cơ cá nhân và các thành viên trong gia đình mắc bệnh Có 91,1% CBYT thường sử dụng mạng xã hội để tự thông báo về COVID-19 [43] Nghiên cứu của Phạm Như Vĩnh Tuyên và cộng sự (2020) thấy có 81,8% CBYT tham gia tư vấn cho bệnh nhân nội trú về PCD Tư vấn giúp cho bệnh nhân hiểu đúng về dịch, biện pháp phòng ngừa hữu hiệu Nhưng có 18,2% không có tham gia tư vấn [24]

1.3.1.5 Ảnh hưởng bởi nhận thức phòng chống COVID-19 của người dân

Nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa tự giác tham gia các hoạt động PCD COVID-19 tại cộng đồng Một bộ phận người dân chưa chấp hành nghiêm các quy định về PCD Nhiều người dân không chủ động, tự giác đi tiêm phòng vaccine hay thực hiện các biện pháp PCD do Đảng, Nhà nước và

Trang 32

ngành y tế triển khai Nghiên cứu của Habib Maryam Abdulrazaq và cs (2021) thấy tỉ lệ người dân ở Bắc Nigieria có kiến thức chưa tốt về COVID-19 là 69,53%; thái độ chưa tốt là 82,2% và thực hành chưa tốt là 74,04% [41] Theo Kakemam Edris và cs (2021) cho tỉ lệ người dân không rửa tay bằng xà phòng nước sạch là 4,6%; không tránh chỗ đông người là 7,0%; không thường xuyên sát khuẩn tay là 20,0%; không che mũi, miệng khi hắt hơi là 23,9% [44]

Nghiên cứu của Huynh G và cs (2021) cho kết quả: trong tổng số 425 người trưởng thành đủ điều kiện tham gia cuộc khảo sát, có tuổi trung bình là 52,9 ± 15,6 tuổi; 67,8% trong số họ là phụ nữ, hơn một nửa trong số họ có trình độ học vấn trung học phổ thông trở lên (57,4%) và nhận thông tin về COVID-19 chủ yếu qua truyền hình và mạng xã hội, lần lượt chiếm 82,4% và 58,1% Tổng điểm kiến thức về vaccine phòng COVID-19 được báo cáo là tương đối tốt với điểm trung bình là 7,11±1,77 (ngưỡng điểm từ 0-9), với hơn 80% trả lời chính xác các câu hỏi về mầm bệnh SARS-CoV-2 85,2%, biết đường lây truyền 92,2%, biểu hiện bệnh 83,1%), thời gian cách ly nếu nghi ngờ nhiễm bệnh 88,0%, và sự nguy hiểm của COVID-19 93,2% Có 74,6% biết các biện pháp phòng ngừa COVID-19 và 76,0% biết những người bị bệnh mãn tính có nguy cơ lây nhiễm cao Hầu hết những người tham gia đều có niềm tin tích cực liên quan đến tiêm phòng COVID-19, với điểm trung bình cao cho mức độ nhạy cảm và mức độ nghiêm trọng của bệnh 3,33±0,74; nhận thức về phương án hành động 3,96±0,51; nhận thức lợi ích của việc tiêm chủng 2,78 ± 0,83; nhận thức được rào cản đối với việc tiêm chủng 3,63±0,56 [42]

1.3.1.6 Một số ảnh hưởng khác

Cơ cấu tổ chức hệ thống y tế đóng vai trò quan trọng trong công tác PCD Trong đợt dịch thứ 4 tại Việt Nam đã bộc lộ những hạn chế của hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở và y tế dự phòng, chưa đáp ứng được yêu cầu khi dịch xảy ra, chưa có chính sách phù hợp đối với cán bộ y tế cấp cơ sở Người

Trang 33

dân khó khăn khi tiếp cận với các dịch vụ y tế khi dịch bùng phát trên diện rộng, dẫn đến tình trạng quá tải và tăng nguy cơ tử vong [1]

Công tác truyền thông chưa được chuẩn bị kỹ, chưa thông tin kịp thời, có thời điểm bị động, lúng túng, nhất là trong thời gian đầu của đợt dịch Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong truyền thông Đời sống tinh thần của người dân chưa được quan tâm đúng mức, nhất là tại các khu vực giãn cách Cơ chế cung cấp thông tin, nội dung, phương thức, lực lượng thông tin có lúc chưa thật hợp lý, tạo dư luận, kẽ hở cho các thế lực thù địch, bất mãn, chống phá Đảng, Nhà nước, gây nghi ngờ, chia rẽ nội bộ Sự phát triển của truyền thông xã hội gây khó khăn trong quản lý thông tin PCD, đặc biệt là thông tin sai sự thật, mang tính kích động

Ứng dụng công nghệ thông tin còn bộc lộ hạn chế, hiệu quả chưa cao, vẫn còn tình trạng manh mún, cục bộ, thiếu thống nhất, đồng bộ Việc tích hợp thành một ứng dụng duy nhất trong quản lý, truy vết, tổ chức khám, tiêm chủng, xét nghiệm, quản lý đi lại còn chậm, chưa tạo thuận lợi cho người dân Trình độ công nghệ thông tin khác nhau giữa các địa phương và các lực lượng PCD; chưa có đầu tư kịp thời về phát triển công nghệ thông tin trong PCD

Công tác an sinh xã hội nhiều nơi chưa được kịp thời bảo đảm, nhất là tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội Việc giải ngân các gói an sinh xã hội còn chậm, thủ tục hành chính còn phức tạp, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, thậm chí có nơi không đủ lương thực, thực phẩm Việc người dân di chuyển về quê chưa có kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng gây ảnh hưởng an toàn PCD và an ninh trật tự Chưa kịp thời xây dựng các kịch bản bài bản, tổng thể phù hợp về kinh tế, nguồn lực khi dịch bùng phát và lan rộng Nguồn lực PCD của nước ta còn hạn chế, mức chi tiêu cho y tế bình quân đầu người còn thấp Chưa đảm bảo đủ nguồn lực cho công tác PCD, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là đối với các địa phương khi thực hiện giãn cách kéo dài

Trang 34

Chưa chủ động được việc sản xuất vật tư, trang thiết bị, thuốc, sinh phẩm, vaccine Nguồn vaccine nước ta phụ thuộc vào nhập khẩu, trong khi vaccine khan hiếm trên toàn cầu Tiếp cận và độ bao phủ vaccine của Việt Nam chậm hơn một số nước trong khu vực và trên thế giới Việc mua vaccine chịu nhiều rủi ro do phải chấp nhận tất cả các điều kiện của nhà cung cấp Việt Nam hiện đã thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước nhưng đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người dân, vì vậy việc cấp phép, sử dụng phải bảo đảm an toàn, hiệu quả, nên chưa đẩy ra thị trường

1.3.2 Một số nghiên cứu về các giải pháp tăng cường PCD COVID-19

Có nhiều các biện pháp đưa ra nhằm tăng cường PCD COVID-19, như: Tập huấn nâng cao năng lực, chuẩn bị cho những người ứng phó đầu tiên, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong PCD Theo Monreal T.J và cs (2022) thì CBYT xã còn thiếu kiến thức về dịch bệnh, chủ yếu liên quan đến các hình thức lây truyền và PCD Các nhà quản lý y tế và xã hội cần quan tâm nhiều hơn và tiến hành tập huấn cho CBYT xã để nâng cao năng lực PCD, qua đó nâng cao hiệu quả phòng chống COVID-19 cho quốc gia [50] Nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y Makerere, Uganda của Olum Ronald và cs (2020) đưa ra giải pháp: tiếp tục giáo dục chuyên môn cho NVYT ở Uganda để nâng cao kiến thức về NVYT, do đó ngăn chặn thái độ tiêu cực và thúc đẩy các thực hành phòng ngừa và điều trị tích cực COVID-19 [55] Theo Bhagavathula A.S và cs (2020) thì khi mối đe dọa toàn cầu về COVID-19 tiếp tục xuất hiện, điều quan trọng là phải nâng cao kiến thức và nhận thức của NVYT Các can thiệp giáo dục là cần thiết khẩn cấp để tiếp cận NVYT trên toàn thế giới và các nghiên cứu can thiệp sâu hơn được triển khai nhằm nâng cao năng lực CBYT [30] Nghiên cứu can thiệp của Brinzac M và cs (2021) nhằm mục đích tăng cường năng lực của NVYT cộng đồng Romania để phòng chống đại dịch COVID-19 trong cộng đồng Các khóa học đề cập

Trang 35

đến thông tin cập nhật về vi rút SARS-CoV-2, sự lây truyền, các triệu chứng và phương pháp phòng ngừa và điều trị COVID-19, quản lý ca bệnh tại cộng đồng Tổng số 144 buổi đã được thực hiện, tổng cộng 288 giờ với 1658 CBYT cộng đồng đã được đào tạo Phản hồi của CBYT tham gia đào tạo nhìn chung là vô cùng tích cực, vì khóa đào tạo đã cung cấp cho những người tham gia những thông tin rất hữu ích Khóa đào tạo đã góp phần nâng cao năng lực của CBYT cộng đồng trong việc quản lý đầy đủ đại dịch COVID-19 và tạo cơ sở để cung cấp khóa đào tạo trực tuyến, quy mô lớn cho lực lượng y tế Romania [32] Theo Ballard M và cs (2022) thì cần cung cấp sự phát triển kỹ năng liên tục cho CBYT Cung cấp cho CBYT được đào tạo liên tục về các kỹ năng và kiến thức cần thiết về lâm sàng và phi lâm sàng và kiến thức cần thiết để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cộng đồng toàn diện (bao gồm giáo dục và cung cấp dịch vụ chăm sóc điều trị) sẽ nâng cao năng lực PCD cho CBYT [28] Nghiên cứu của Huỳnh Giao và cs (2020) thấy cần có các can thiệp và chiến dịch giáo dục bổ sung là cần thiết cho các NVYT [43]

Thành lập liên thông thông tin rõ ràng trong các hệ thống y tế để hiểu rõ việc sử dụng dịch vụ y tế, đặc biệt là sự gia tăng nhu cầu chăm sóc y tế và các nguồn lực liên quan Nghiên cứu Nemati M và cs (2020) nhằm đánh giá mức độ nhận thức của các y tá ở Shiraz, Iran, trong thời kỳ bùng phát COVID-19 đề xuất WHO và Bộ Y tế vẫn phải cung cấp thêm thông tin cho các NVYT để kiểm soát tốt hơn dịch bệnh truyền nhiễm [52]

Biên soạn các hướng dẫn về kiểm soát lây nhiễm, đánh giá khả năng sẵn sàng của bệnh viện, lập kế hoạch cung ứng PPE là các giải pháp nâng cao năng lực phòng chống COVID-19 cho CBYT Theo Bhaumik S và cs (2020) thì việc cung cấp PPE, trợ cấp nhà ở, tạo cơ hội đào tạo bình đẳng, trợ cấp đi lại, cải thiện lương (trả đúng hạn và trả cả tiền làm ngoài giờ) cũng như tạo các giải thưởng trong các sự kiện công cộng góp phần vào việc nâng cao năng lực, tuyển dụng và giữ chân CBYT tuyến cơ sở tốt hơn [31] Nghiên cứu của

Trang 36

Ballard M và cs (2020) đề xuất các giải pháp: Quản lý các nhu cầu thông thường, đồng thời phân lớp nhu cầu bổ sung đối với PPE, bộ dụng cụ thử nghiệm và thiết bị và xử lý COVID-19, sẽ nâng cao năng lực và khả năng phòng chống COVID-19 mạnh mẽ cho CBYT Đầu tư vào chuỗi cung ứng quốc gia để định lượng nhu cầu và phối hợp phân phối các mặt hàng thiết yếu và nguồn cung cấp tăng đột biến (ví dụ: oxy, máy thở và lều hạ sốt ngoài trời) [29] Theo Olateju Zahra và cs (2022) thì các giải pháp nâng cao năng lực cho CBYT xã trong PCD COVID-19 gồm: cần có những chi trả tài chính ngoài lương của CBYT trong PCD như một khoản “phụ cấp bổ sung” cho những “không rủi ro không đáng có” mà họ đã phải chịu Bên cạnh đó cần cung cấp PPE để CBYT xã được bảo vệ và thực hiện công việc tốt hơn [54] Theo Chengo Rehema và cs (2022), để hỗ trợ hiệu quả việc phòng ngừa và quản lý COVID-19 thì cần: cung cấp nguồn lực, đồ bảo hộ, bồi hoàn phương tiện đi lại, bổ sung phụ, và các công cụ để ghi chép và báo cáo; trao quyền với đầy đủ kỹ năng, đào tạo về cung cấp hỗ trợ tâm lý xã hội, sơ cấp cứu và bổ sung các chính sách cho CBYT [35] Nghiên cứu của Ballard M và cs (2022) thấy giải pháp nâng cao năng lực PCD cho CBYT cơ sở là trả lương cho CBYT ở mức cạnh tranh so với thị trường tương ứng và trả cho họ một cách nhất quán, đúng thời hạn và tương xứng với công việc Cung cấp cho CBYT những quyền lợi mà họ xứng đáng được hưởng bao gồm lương rủi ro, nghỉ phép cho gia đình, bồi thường làm thêm giờ và nghỉ ốm [28]

Theo Ballard M và cs (2020) thì cần tối ưu hóa tỉ lệ biên chế ở tất cả các cấp của hệ thống y tế cộng đồng để thúc đẩy chăm sóc liên tục và phòng chống COVID-19 Có thể cần có sự giám sát hỗ trợ thường xuyên, do đại dịch và các quy trình, thủ tục trong PCD [29] Một nghiên cứu khác của khác Ballard M và cs (2022) cũng nhấn mạnh giải pháp nâng cao năng lực của CBYT xã là cần đảm bảo hệ thống giám sát và cần có người giám sát tận tình Điều này rất quan trọng trong thời kỳ đại dịch khi các giao thức chuyên

Trang 37

nghiệp phát triển và các rủi ro về sức khỏe và an toàn tăng lên Có các giám sát viên hỗ trợ xem xét các thống kê tóm tắt về hoạt động PCD, đánh giá trải nghiệm của bệnh nhân và hỗ trợ cải thiện việc sử dụng dịch vụ chăm sóc dựa vào cộng đồng và chất lượng cung cấp dịch vụ y tế [28]

Củng cố, duy trì hoạt động Ban Chỉ đạo PCD các cấp để nâng cao chất lượng, hiệu quả và chủ động trong phòng chống bệnh dịch, kịp thời chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống và ứng phó khi dịch bệnh xảy ra trên địa phương Tăng cường chỉ đạo công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng tích cực tham gia, hưởng ứng các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm Tăng cường chỉ đạo việc thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, đặc biệt tại các cơ sở khám, chữa bệnh Việc thực hiện tốt các hoạt động trên sẽ góp phần tăng cường PCD bệnh truyền nhiễm nói chung và PCD COVID-19 nói riêng [16]

Trang 38

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG V PHƯƠNG PH P NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tài liệu thứ cấp: Hồ sơ, báo cáo, sổ sách lưu trữ tại Ban chỉ đạo PCD COVID-19 huyện Đoan Hùng và phòng Kế hoạch tổng hợp của TTYT huyện Đoan Hùng về kết quả PCD năm 2020-2021 Sổ sách, hồ sơ về cơ sở hạ tầng, TTB y tế và kinh phí của huyện Đoan Hùng, Phú Thọ

- Người dân đến xét nghiệm sàng lọc COVID-19 hoặc tiêm vaccine phòng COVID-19 tại TTYT huyện Đoan Hùng

- Đại diện cán bộ của Ban chỉ đạo chống dịch COVID-19 huyện Đoan Hùng, đại diện cán bộ các khoa, phòng của TTYT huyện Đoan Hùng

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn người dân để phỏng vấn

- Những người được lựa chọn để phỏng vấn là người dân đến xét nghiệm sàng lọc COVID-19 hoặc tiêm vaccine phòng COVID-19 tại TTYT huyện Đoan Hùng

- Đối tượng có thể tự đọc và trả lời câu hỏi một cách chính xác

- Người không mắc các chứng bệnh rối loạn tâm thần, rối loạn trí nhớ - Người đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Đối tượng thuộc phạm vi nghiên cứu không có khả năng tự trả lời chính xác câu hỏi hoặc từ chối tham gia nghiên cứu

- Người không đồng ý tham gia nghiên cứu

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2022

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Trang 39

Huyện Đoan Hùng là một huyện đồi núi trung du, nằm tại ngã ba ranh giới giữa tỉnh Phú Thọ với tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang, có vị trí địa lý:

- Phía đông giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang - Phía tây giáp huyện Hạ Hòa

- Phía nam giáp huyện Thanh Ba và huyện Phù Ninh

- Phía bắc giáp huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái và huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

Huyện có diện tích tự nhiên của huyện Đoan Hùng là 302,4 km² với dân số là 113.413 người Huyện có 3 tuyến quốc lộ chạy qua gồm Quốc lộ 2; Quốc lộ 70 và Quốc lộ 70B Về đường thủy có sông Chảy, sông Lô Diện tích rộng, thông thương nhiều sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác PCD

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính

2.3.2 Cỡ mẫu

2.3.2.1 Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng

a) Số liệu thứ cấp: Cỡ mẫu toàn bộ (Toàn bộ số liệu hồi cứu qua các báo cáo, thống kê, sổ lưu trữ ghi chép, tổng hợp số liệu hoạt động PCD COVID-19 của huyện Đoan Hùng năm 2020-2021)

b) Đánh giá sự hài lòng của người dân về hoạt động PCD COVID-19 của huyện Đoan Hùng:

Trang 40

Để đánh giá sự phản hồi của người dân về hoạt động PCD của huyện, chúng tôi sử dụng phương pháp tính cỡ mẫu theo công thức [47]:

+ d: độ chính xác mong muốn, lấy d=0,05

Thay số, ta có cỡ mẫu n = 326 người dân Thực tế điều tra được 416 người dân tham gia nghiên cứu

2.3.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu định tính

- Phỏng vấn sâu (PVS): 09 cuộc

- Thảo luận nhóm có trọng tâm: 4 cuộc

- Nghiên cứu định tính được thực hiện theo nguyên tắc “bão hòa thông tin”

2.3.3 Phương pháp chọn mẫu

2.3.3.1 Số liệu thứ cấp

Chọn mẫu: chủ đích Chọn chủ đích là các báo cáo, thống kê, sổ ghi chép, tổng hợp số liệu hoạt động PCD COVID-19 của huyện Đoan Hùng năm 2020-2021 lưu trữ tại Ban chỉ đạo PCD COVID-19 huyện Đoan Hùng và phòng Kế hoạch tổng hợp của TTYT huyện Đoan Hùng Sổ sách, hồ sơ về cơ sở hạ tầng, TTB y tế và kinh phí của huyện Đoan Hùng, Phú Thọ

2.3.3.2 Chọn mẫu đánh giá sự hài lòng của người dân về hoạt động phòng chống dịch COVID-19 của huyện Đoan Hùng

Ngày đăng: 01/06/2024, 14:56