1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa huyện hà quảng tỉnh cao bằng và đề xuất giải pháp

119 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và đề xuất giải pháp
Tác giả Lục Thị Hiền
Người hướng dẫn PGS.TS Đàm Thị Tuyết
Trường học Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Y tế công cộng
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng máy móc trang thiết bị chưa được đầu tư nhiều, đội ngũ cán bộ, các y bác sĩ chưa có trình độ chuyên khoa sâu nên chưa đáp ứng yêu cầu cung cấp các dịch vụ khám c

Trang 1

TỈ A Ằ V Ề XUẤT Ả P P

U V U K A

THÁI NGUYÊN – M 2023

Trang 3

Ờ AM A

Tôi là Lục Thị Hiền, học viên Bác sỹ Chuyên khoa 2 khóa 14 chuyên ngành Y tế công cộng, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên, xin cam đoan:

1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đàm Thị Tuyết

2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này

Thái Nguyên, ngày 03 tháng 03 năm 2023

Học viên

Lục Thị Hiền

Trang 4

Ờ ẢM Ơ

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy cô, các anh chị, của cơ quan, gia đình và các bạn đồng nghiệp

Với tất cả kính trọng và lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm

ơn tới:

- Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Y - Dược,

Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập tại Trường và Bộ môn

- Đảng ủy, Ban Lãnh đạo Sở Y tế Cao Bằng và Bệnh viện Đa khoa

huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

PGS.TS Đàm Thị Tuyết - Người đã tận tâm dạy dỗ giúp tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thiện luận văn này

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã hết lòng ủng hộ, động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Thái Nguyên, ngày 03 tháng 03 năm 2023

Học viên

Lục Thị Hiền

Trang 5

TTB Trang thiết bị TYT Trạm Y tế

YHCT Y học cổ truyền YTCS Y tế cơ sở

Trang 6

MỤ Ụ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: T NG QU N TÀI I U 4

1.1 Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh trên thế giới và Việt Nam 4

1.1.1 Một số khái niệm 4

1.1.2 Phân loại bệnh viện 6

1.1.3 Thực trạng hoạt động khám, chữa bệnh trên thế giới 7

1.1.4 Thực trạng hoạt động khám, chữa bệnh ở Việt Nam 10

1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh tại ệnh viện và đề xuất giải pháp 16

1.2.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh tại ệnh viện 16 1.2.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện 21

1.3 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 26

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Đối tượng nghiên cứu 26

2.1.1 Người bệnh 26

2.1.2 Đối tượng khác: 27

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 27

2.2.2 Thời gian nghiên cứu 27

2.3 Phương pháp nghiên cứu 27

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 27

2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 27

2.3.3 Ch số nghiên cứu 30

2.4 C ng cụ và phương pháp thu thập số liệu 33

2.5 Phương pháp x l số liệu 34

Trang 7

2.6 h a cạnh đạo đức trong nghiên cứu 34Chương 3: ẾT QU NGHIÊN CỨU 343.1 Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh của ệnh viện đa khoa huyện

Hà Quảng, t nh Cao ằng 353.2 Đánh giá của người bệnh khi s dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện 423.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện 513.4 Một số giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện 613.4.1 Nhóm giải pháp nhằm đảm bảo số lượng, cơ cấu nhân lực cho bệnh viện 613.4.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Y tế 623.4.3 Nhóm giải pháp xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị Y tế 633.4.4 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ệnh viện.63Chương 4: ÀN UẬN 674.1 Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh của ệnh viện đa khoa huyện

Hà Quảng, t nh Cao ằng 674.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện

và đề xuất giải pháp 754.2.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện 754.2.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện 80

ẾT UẬN 82 HUYẾN NGHỊ 84TÀI I U TH M H O

PHỤ ỤC

Trang 8

A MỤ Ả

ảng 3.1 ết quả hoạt động khám chữa bệnh năm 2021 35 ảng 3.2 ết quả một số hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản 37 ảng 3.3 Đánh giá chất lượng chung bệnh viện theo quy chuẩn 39 ảng 3.4 Thực trạng thực hiện danh mục kỹ thuật so với quy định của Th ng tư 43/2013/TT-BYT 39 ảng 3.5 Th ng tin chung của đối tượng nghiên cứu là người bệnh 42 ảng 3.6 Đánh giá của người bệnh về khả năng tiếp cận dịch vụ y tế tại bệnh viện 43 ảng 3.7 Đánh giá của người bệnh về sự minh bạch th ng tin và thủ tục khám chữa bệnh điều trị 44 ảng 3.8 Đánh giá của người bệnh về cơ sở vật chất và phương tiện phục

vụ người bệnh 45 ảng 3.9 Đánh giá của người bệnh thái độ ứng x và năng lực chuyên m n của nhân viên y tế 47 ảng 3.10 Đánh giá của người bệnh về kết quả cung cấp dịch vụ của bệnh viện 49 ảng 3.11 Đánh giá chung của người tham gia nghiên cứu khi s dụng dịch vụ y

tế tại bệnh viện 50 ảng 3.12 hả năng quay lại bệnh viên đa khoa Hà Quảng nếu có nhu cầu khám

và điều trị của người tham gia nghiên cứu 51 Bảng 3.13 Tình hình nhân lực hiện có so với quy định của th ng tư liên bộ số 08/2007/TTLT-BYT-BNV……….51 ảng 3.14 Thực trạng phòng làm việc của một số khoa, phòng 53 ảng 3.15 Danh mục Trang thiết bị một số khoa so với quy định của ộ Y tế 54 ảng 3.16 Danh mục Trang thiết bị của ệnh viện 55 Bảng 3.17 Thực trạng danh mục thuốc Bệnh viện so với quy định tại Th ng tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế……….58 ảng 3.18 Nguồn tài ch nh của ệnh viện 60

Trang 9

A MỤ ỘP

Hộp 1 Đặc điểm hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện……… 36

Hộp 2 Đặc điểm bệnh nhân điều trị tại ệnh viện 38

Hộp 3 Đặc điểm thực hiện danh mục kỹ thuật theo phân tuyến của Bệnh viện 41

Hộp 4 Đặc điểm nhân lực y tế của bệnh viện 52

Hộp 5 Đặc điểm cơ sở vật chất, trang thiết bị ệnh viện 57

Hộp 6 Đặc điểm cung cấp thuốc điều trị của ệnh viện 60

Hộp 7 Thực trạng nguồn tài ch nh của bệnh viện 61

Hộp 8 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện 65

A MỤ ỂU Ồ iểu đồ 3.1 ết quả hoạt động khám bệnh cho người có thẻ HYT 37

iểu đồ 3.2 Đặc điểm đối tượng điều trị nội trú s dụng thẻ HYT tại ệnh viện 38

Trang 10

ẶT VẤ Ề

Trong hệ thống y tế ở các Quốc gia bệnh viện chiếm một vị trí quan trọng trong c ng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Bệnh viện được hình thành từ lâu đời, theo quan điểm thời xưa bệnh viện được xem là nhà tế bần cứu giúp những người nghèo khổ bị ốm đau, bệnh tật; ngày nay, bệnh viện được coi là nơi chẩn đoán và điều trị bệnh tật, nơi tiến hành các hoạt động chăm sóc sức khỏe và các nghiên cứu y sinh học Trong các chức năng của bệnh viện, chức năng khám bệnh, chữa bệnh được xem là chức năng quan trọng nhất

Bệnh viện nằm trong hệ thống y tế của mỗi Quốc gia; Ở Việt Nam hệ thống y tế phân thành các tuyến: Tuyến trung ương, tuyến t nh, tuyến huyện

và tuyến xã [15] Tuyến y tế cơ sở bao gồm tuyến huyện và tuyến xã, đây là đơn vị y tế gần dân nhất; giải quyết 80% khối lượng công tác y tế tại chỗ [27]

Hệ thống y tế huyện Hà Quảng, t nh Cao Bằng hiện nay có 01 bệnh viện

đa khoa huyện hạng 2 đảm nhiệm chức năng khám chữa bệnh cấp cứu và thực hiện 7 nhiệm vụ theo Quy chế bệnh viện của Bộ Y tế [6] Trung tâm y tế huyện đảm nhiệm công tác y tế dự phòng, triển khai các chương trình y tế, thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế xã, toàn huyện có 21/21 xã, thị trấn có trạm y tế làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, đồng thời cũng thực hiện chức khám chữa bệnh Ngoài y tế công lập trên địa bàn còn có 02 phòng khám

đa khoa tư nhân, 01 phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền, 21 cơ sở hành nghề dược về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn

Bệnh viện đa khoa huyện Hà Quảng là bệnh viện hạng II trực thuộc Sở

Y tế Cao Bằng, với quy mô 100 giường bệnh kế hoạch, giường thực kê 160 giường bệnh [53] Về tổ chức, bệnh viện Hà Quảng có 13 khoa và 03 phòng chức năng với tổng số 110 cán bộ trong biên chế, trong đó có 10 bác sỹ

Trang 11

chuyên khoa cấp I, 24 bác sỹ, 03 dược sỹ đại học 05 c nhân điều dưỡng và nhiều cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp, hàng năm bệnh viện luôn bảo đảm công tác cấp cứu, khám chữa bệnh cho nhân dân trong huyện và các vùng lân cận Năm 2020 bệnh viện đã khám cho trên 16.579 lượt người bệnh, điều trị nội trú cho trên 4385 lượt, điều trị ngoại trú 150 lượt, công suất s dụng giường bệnh đạt 67,2% [40] Tại bệnh viện hiện nay đã áp dụng một số kỹ thuật như khoa Cận lâm sàng đã triển khai một số xét nghiệm về sinh hoá, huyết học, X quang, siêu âm, điện tim; phẫu thuật ngoại, sản phụ khoa, s dụng máy thở trong điều trị Bệnh viện cũng đã triển khai tốt quy trình khám chữa bệnh tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đến khám bệnh Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng máy móc trang thiết bị chưa được đầu tư nhiều, đội ngũ cán bộ, các y bác sĩ chưa có trình độ chuyên khoa sâu nên chưa đáp ứng yêu cầu cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh một cách tốt nhất cho người bệnh; trong năm 2020, về công tác chuyên môn bệnh viện chưa đạt các ch tiêu kế hoạch được cấp trên giao Bên cạnh đó, việc đánh giá thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa huyện còn chưa được thực hiện vì Bệnh viện vừa được thành lập do tách

từ Trung tâm y tế đa chức năng Việc đánh giá ch nh xác người bệnh cảm thấy như thế nào khi được khám chữa bệnh tại bệnh viện cũng được xem là một tiêu chí quan trọng trong việc cải tiến chất lượng dịch vụ y tế nhằm phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn

Vậy câu hỏi đặt ra là: Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện như thế nào Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện Để trả lời các câu hỏi trên, chúng t i tiến hành

nghiên cứu đề tài “Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện

đa khoa huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và đề xuất giải pháp”, nhằm các

mục tiêu sau:

Trang 12

1 Đánh giá thực trạng hoạt động khám ch a bệnh tại Bệnh viện đa khoa huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng năm 2021

2 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khám ch a bệnh của Bệnh viện và đề xuất giải pháp

Trang 13

hương 1

TỔ UA T ỆU 1.1 Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh trên thế giới và Việt Nam

1.1.1 Một số khái niệm

Sức khỏe: “Sức khoẻ là tình trạng thoải mái về thể chất, tinh thần và

xã hội, chứ không phải chỉ đơn thuần là không có bệnh hay tật”[60]

Khái niệm về bệnh viện: Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và

chăm sóc sức khỏe cho người bệnh [6] Bệnh viện có các nhiệm vụ sau:

1 Cấp cứu – khám bệnh - chữa bệnh - phục hồi chức năng;

2 Đào tạo cán bộ y tế;

3 Nghiên cứu khoa học về y học;

4 Ch đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật;

5 Phòng bệnh;

6 Hợp tác quốc tế;

7 Quản lý kinh tế y tế [6]

Sự hài lòng: Theo Philip otler 2001 thì “Sự thỏa mãn -hài lòng của

khách hàng là mức độ trạng thái, cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được qua quá trình tiêu dùng sản phẩm với những kỳ vọng của họ Mức độ hài lòng phụ thuộc vào sự khác biệt giữa kết quả nhận được

và kỳ vọng, nếu kết quả thực tế thấp hơn kỳ vọng thì khách hàng không hài lòng, nếu kết quả thực tế tương xứng với kỳ vọng thì khách hàng hài lòng, nếu kết quả thực tế cao hơn kỳ vọng thì khách hàng rất hài lòng” [57]

Tiêu ch đánh giá và bộ ch số đo lường “Sự hài lòng của người dân với dịch vụ y tế c ng” được Bộ Y tế đưa ra trong quyết định số 4448/QĐ-BYT ngày 6/11/2013 như sau:

a) Nhóm chỉ số về tiếp cận:

- hoảng cách từ nhà đến cơ sở cung cấp dịch vụ

Trang 14

- Địa điểm, vị tr , biển báo, ch dẫn giữa các khu vực…

- Áp dụng c ng nghệ th ng tin trong quảng bá dịch vụ

- Thời gian, thời điểm cung cấp dịch vụ trong ngày, trong tuần, trong tháng, theo mùa vụ

- h ng gian, hình ảnh thể hiện sự thân thiện, gần gũi [14]

b) Nhóm chỉ số về minh bạch thông tin và thủ tục hành chính:

- Niêm yết c ng khai hoặc có bộ phận hướng dẫn/ch dẫn các th ng tin

sơ đồ các khoa phòng, các loại hình dịch vụ được cung cấp, các thủ tục giấy

tờ có liên quan, quy trình khám chữa bệnh, thời gian thực hiện, giá dịch vụ

- Áp dụng c ng nghệ th ng tin trong giải quyết các thủ tục hành ch nh;

- C ng bố cơ chế tiếp nhận và x l th ng tin phản hồi;

- Niêm yết các quy định về quy tắc ứng x của cán bộ, c ng chức, viên chức;

- Niêm yết các quy định nội quy của cơ sở [14]

- Tuân thủ thực hiện các quy định về Quy tắc ứng x ;

- ỹ năng giao tiếp;

- Thái độ phục vụ;

- iến thức và kỹ năng cung cấp dịch vụ chuyên m n, kỹ thuật [14]

đ) Nhóm chỉ số về kết quả cung cấp dịch vụ:

- Áp dụng c ng nghệ th ng tin trong cung cấp dịch vụ;

- Thời gian cung cấp dịch vụ;

Trang 15

- Mức độ đáp ứng đối với nhu cầu của khách hàng V dụ như sự thay đổi về tình trạng bệnh tật ;

- Mức thu ph , cơ chế thu ph so với khả năng chi trả của người s dụng dịch vụ;

- Mức độ t n nhiệm/thương hiệu của cơ sở [14]

Khái niệm về chất lượng dịch vụ y tế là mức độ đạt được các mục

đ ch bên trong của một hệ thống y tế nhằm nâng cao sức khỏe và đáp ứng được kỳ vọng ch nh đáng của nhân dân [47]

Sự minh bạch thông tin và thủ tục hành chính:

- Niêm yết c ng khai hoặc có bộ phận hướng dẫn/ch dẫn các th ng tin

sơ đồ các khoa phòng, các loại hình dịch vụ được cung cấp, các thủ tục giấy

tờ có liên quan, quy trình khám chữa bệnh, thời gian thực hiện, giá dịch vụ

- Áp dụng c ng nghệ th ng tin trong giải quyết các thủ tục hành ch nh

- C ng bố cơ chế tiếp nhận và x l th ng tin phản hồi

- Niêm yết các quy định về quy tắc ứng x của cán bộ, c ng chức, viên chức

- Niêm yết các quy định nội quy của cơ sở [14]

1.1.2 Phân loại bệnh viện

Hệ thống bệnh viện công ở Việt Nam được phân cấp theo bộ máy hành

ch nh Nhà nước từ trung ương tới địa phương Với Tuyến trung ương bao gồm Bộ Y tế và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế; tuyến t nh trở xuống

là y tế địa phương, trong đó bao gồm tuyến tình, tuyến huyện và tuyến xã, phường Tuyến huyện và tuyến xã, phường còn gọi là tuyến Y tế cơ sở Các

cơ sở y tế được phân loại theo tuyến chuyên môn kỹ thuật bao gồm từ tuyến I tới tuyến IV, trong đó tuyến I tương đương với tuyến trung ương, tuyến II là tuyến t nh, tuyến III là tuyến huyện và tuyến IV là tuyến xã, phường [15]

Trang 16

Hệ thống các bệnh viện công lập hiện nay đã được Chính phủ quan tâm đầu tư phát triển khá toàn diện trên phạm vi toàn quốc [7] Từ năm 2008, thực hiện Quyết định 47/TTg của Thủ tướng Chính phủ về s dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để dầu tư cơ sở hạ tầng cho bệnh viện [27], đến nay 100% các bệnh viện tuyến huyện đã được đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới, khắc phục được tình trạng xuống cấp, thiếu hụt giường bệnh bên cạnh sự nâng cấp về cơ sở vật chất, các thiết bị dùng cho chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện tuyến huyện đã được đầu tư về cơ bản, một số thiết bị hiện đại như máy siêu âm 4 chiều, máy nội soi, máy xét nghiệm, bằng các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn xã hội hóa, liên danh, liên kết , cùng với nâng cấp trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, Bộ Y tế YT cũng đã ch đạo về tăng cường

c ng tác đào tạo cán bộ, từ năm 2008, ộ Y tế đã cho phép một số bệnh viện đầu ngành như ệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Thống Nhất… được mở các khóa đào tạo sau đại học như đào tạo bác sỹ CKI,

C II, … để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong các cơ

sở khám chữa bệnh hiện nay [12]

* Phân hạng bệnh viện: Theo Th ng tư số 23/2005/TT-BYT ngày

25/8/2005 của Bộ Y tế quy định về phân hạng bệnh viện Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, quy m giường bệnh và khả năng chuyên m n kỹ thuật các bệnh viện được phân thành 5 hạng bao gồm: hạng đặc biệt, hạng 1, hạng 2, hạng 3 và hạng 4 [8], [9]

1.1.3 Thực trạng hoạt động khám, chữa bệnh trên thế giới

Bệnh vi-rút corona (COVID-19) tiếp tục là mối đe dọa toàn cầu đối với sức khỏe hơn hai năm sau khi WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế T nh đến ngày 20/4/2022, đã có 50,4 triệu trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19, bao gồm 6,2 triệu trường hợp t vong do COVID-19 Khu vực Châu Mỹ và Châu Âu của WHO chiếm

Trang 17

gần 72% tổng số trường hợp được báo cáo và 75% trường hợp t vong do COVID-19 được báo cáo Tuy nhiên, nhiều quốc gia có năng lực xét nghiệm hạn chế và thiếu chức năng số liệu thống kê quan trọng hoặc hệ thống đăng k

để cung cấp dữ liệu t vong và nguyên nhân t vong ch nh xác và đầy đủ Do

đó, số ca mắc và t vong do COVID-19 trên toàn cầu kh ng được báo cáo đầy đủ [62]

Năm 2020, chi tiêu toàn cầu cho y tế đạt 9 nghìn tỷ USD, tương đương 10,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu và có sự chênh lệch cao giữa các nhóm thu nhập Mức chi tiêu từ tiền túi của người dân bình quân đầu người giảm trong năm đầu tiên xảy ra đại dịch, điều này có thể phản ánh giảm

s dụng dịch vụ y tế Từ năm 2019 đến năm 2020, chi tiêu y tế bình quân đầu người từ viện trợ tăng nhẹ ở các nước thu nhập thấp Dữ liệu ban đầu từ sáu quốc gia có thu nhập cao và một quốc gia có thu nhập trung bình thấp cho thấy rằng chi tiêu y tế cho COVID-19 đã tăng vào năm 2021, do tăng chi tiêu cho tiêm chủng, xét nghiệm và truy dấu tiếp xúc [61]

Tuổi thọ trung bình toàn cầu tăng từ 66,8 tuổi năm 2000 lên 73,3 tuổi vào năm 2019 và tuổi thọ khỏe mạnh H E tăng từ 58,3 tuổi lên 63,7 tuổi Tuy nhiên, sự bất bình đẳng về sức khỏe tiếp tục gây ra thiệt hại kh ng tương xứng đối với cuộc sống và sức khỏe ở những nơi có nguồn lực thấp hơn [62]

Tỷ lệ t vong do các bệnh không lây nhiễm (NCD) trên toàn cầu đã tăng từ gần 61% năm 2000 lên gần 74% vào năm 2019 Các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình cũng tiếp tục chịu phần lớn gánh nặng của các bệnh truyền nhiễm, bao gồm lao, HIV, sốt rét, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên và viêm gan B [62]

Theo đánh giá của tạp chí CEOWORLD về các hệ thống y tế trên thế giới dựa vào những ch số chăm sóc sức khỏe được xuất bản năm 2021 thì Hàn Quốc có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất trên thế giới 02 quốc gia

Trang 18

Châu Á khác cũng lọt trong top 10 là Đài oan thứ 2) và Nhật Bản (thứ 5) [56]

Hệ thống y tế của Hoa Kỳ xếp thứ 30 trong bảng đánh giá của tạp chí CEOWORLD [56] Hệ thống y tế của Hoa Kỳ là sự kết hợp của các công ty bảo hiểm nhà nước và tư nhân, vì lợi nhuận và phi lợi nhuận cũng như các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe Chính phủ liên bang tài trợ cho chương trình Medicare quốc gia dành cho người lớn từ 65 tuổi trở lên và một

số người khuyết tật cũng như các chương trình khác nhau dành cho cựu chiến binh và người có thu nhập thấp, bao gồm Medicaid và Chương trình ảo hiểm Sức khỏe Trẻ em Bảo hiểm tư nhân là hình thức bảo hiểm chủ yếu, được cung cấp chủ yếu bởi người s dụng lao động Ước t nh vào năm 2018, gần 92% dân số có bảo hiểm, còn lại khoảng 8,5% dân số không có Bảo hiểm [59]

Năm 2018, 57% trong số 5.198 bệnh viện chăm sóc cấp tính ngắn hạn ở Hoa Kỳ là tổ chức phi lợi nhuận; 25 phần trăm là vì lợi nhuận; và 19% là bệnh viện công (do chính quyền tiểu bang hoặc địa phương sở hữu) Ngoài ra, còn có 209 bệnh viện của chính phủ liên bang [59]

Ở Đức, Bảo hiểm y tế là bắt buộc Khoảng 86 phần trăm dân số tham gia bảo hiểm y tế theo luật định Các bác sĩ đa khoa và các chuyên gia chăm sóc ngoại trú thường làm việc trong các cơ sở hành nghề tư nhân của riêng họ Tổng số bác sĩ chăm sóc ngoại trú và nhà trị liệu tâm lý là hơn 170.000 Trong năm 2017, bác sĩ gia đình, bác sĩ nội khoa và bác sĩ nhi khoa, chiếm 45% số bác sĩ chăm sóc ngoại trú tự làm việc, ký hợp đồng với BHYT (57.600 trên khoảng 129.000), trong khi 55 phần trăm 71.400 là chuyên gia [58]

Các bệnh viện công ở Đức chiếm khoảng một n a số giường bệnh, trong khi các bệnh viện tư nhân phi lợi nhuận chiếm khoảng một phần ba Số bệnh viện tư nhân vì lợi nhuận đã tăng lên trong những năm gần đây hiện

Trang 19

chiếm khoảng 1/6 tổng số giường bệnh) Tất cả các bệnh viện đều có nhân viên chủ yếu là các bác sĩ được trả lương Các bác sĩ trong bệnh viện tương

tự như các bệnh viện ở Hoa Kỳ thường kh ng được phép điều trị cho bệnh nhân ngoại trú, nhưng các trường hợp ngoại lệ sẽ được thực hiện nếu các bác

sĩ chuyên khoa tại văn phòng không thể cung cấp dịch vụ chăm sóc cần thiết Các bác sĩ cao cấp có thể điều trị cho bệnh nhân được bảo hiểm tư nhân trên

cơ sở cung cấp dịch vụ thu phí [58]

1.1.4 Thực trạng hoạt động khám, chữa bệnh ở Việt Nam

Bệnh viện công lập ở Việt Nam được chia thành ba tuyến: tuyến trung ương 47 bệnh viện); tuyến t nh (419 bệnh viện) và tuyến huyện (684 bệnh viện) Ngoài các bệnh viện công lập, Việt Nam hiện có 182 bệnh viện tư nhân, hầu hết đều nằm ở khu vực thành thị [55] Theo báo cáo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, t nh đến thời điểm 31/12/2013 trên toàn quốc

có tổng số các loại hình bệnh viện, cơ sở điều dưỡng – Phục hồi chức năng trong hệ thống (không bao gồm các bệnh viện Quân đội) là 1.180 bệnh viện (công và tư trong đó có 44 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, 20 khu điều trị phong) Tổng số giường bệnh kế hoạch là 199.011 giường bệnh công lập và tư nhân chưa bao gồm nhà hộ sinh, phòng khám, đa khoa, trạm y

tế xã) Số bệnh viện tư nhân 150 bệnh viện (bao gồm bệnh viện tư, bệnh viện bán công và bệnh viện có 100% vốn nước ngoài) với tổng số 9.611 giường bệnh [34], [16] Theo số liệu của Tổng cục thống kê, đến năm 2017 nước ta

có tổng số 13.583 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 1.085 bệnh viện; 60 Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng; 579 Phòng khám đa khoa khu vực; 11.120 Trạm y tế xã, phường; 710 Trạm y tế của cơ quan, x nghiệp và

29 cơ sở khác [41] T nh đến năm 2021, số giường bệnh ước tính là 335,2 nghìn giường, trung bình 31,2 giường bệnh/1 vạn dân (không tính số giường

Trang 20

bệnh tuyến trung ương quản lý); số bác sỹ là 109,5 nghìn người, trung bình 11,1 BS/10.000 dân [42]

Theo kết quả khảo sát trên 200 bệnh viện tại 21 t nh/thành trên toàn quốc năm 2012 của Cục QLKCB: Có 82% bệnh viện có dự kiến xây dựng kế hoạch chất lượng trong 2 năm sau đó, tuy nhiên đến năm 2013, tỷ lệ bệnh viện đã có kế hoạch chất lượng ch chiếm 9%; trong đó tỷ lệ này ở bệnh viện hạng I chiếm 29%, bệnh viện hạng II là 12%; bệnh viện hạng III là 2% và không có bệnh viện hạng IV nào có kế hoạch chất lượng Tỷ lệ các bệnh viện

có xây dựng mục tiêu về cải thiện chất lượng chiếm 21% Một số mục tiêu chất lượng khá cụ thể như “cải tiến quy trình đón tiếp người bệnh”; “giảm tỷ

lê nhiễm khuẩn bệnh viện”; “cải thiện thủ tục hành ch nh”… nhưng nhiều mục tiêu khá chung chung như “nâng cao chất lượng khám và điều trị”, “nâng cao sự hài lòng người bệnh”… [13] Cho đến năm 2016, ch có 5% các bệnh viện đã xây dựng đề án, chương trình về chất lượng, tỷ lệ này ở bệnh viện hạng I và II là 11% và 10% Tỷ lệ các bệnh viện có các chính sách về chất lượng còn thấp hơn, ch chiếm 4% [16], [25] Năm 2021, số giường bệnh của

cả nước là 335,2 nghìn giường (không bao gồm số giường bệnh thuộc tuyến Trung ương quản l , tăng 1,8% so với năm 2020, bao gồm: 307,7 nghìn giường bệnh công lập và 27,5 nghìn giường bệnh ngoài công lập Tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân đạt 31,2 Thành phố Hồ Chí Minh có số giường bệnh cao nhất cả nước 38,4 nghìn giường bệnh Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin đạt 87,1%, giảm 9,7% so với năm 2020 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi là 11,2%, giảm 0,3% so với năm 2020; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi là 19,2%, giảm 0,4% và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao là 3,6%, giảm 0,6% [42]

Trang 21

* Về quản lý chất lượng dịch vụ khám ch a bệnh: Việc nâng cao chất

lượng dịch vụ CSS người bệnh là vô cùng cần thiết, đây là mục tiêu số một của bệnh viện trong công tác quản lý chuyên môn

* Chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh: Chất lượng CSS người

bệnh bao gồm khám chữa bệnh và chăm sóc điều dưỡng Đối với người bệnh, chất lượng CSS là người bệnh được điều trị đúng mức, được thương yêu, tôn trọng; đối với người CBYT, chất lượng CSSK là s dụng tối đa kiến thức,

kỹ thuật, kỹ năng của bản thân để mang lại sức khỏe tốt nhất cho người bệnh còn về mặt quản lý bệnh viện, chất lượng CSS cho người bệnh tốt khi có bác sỹ giỏi, có phòng điều trị tốt, cung cấp dịch vụ thuận lợi nhất cho người bệnh Như vậy, chất lượng CSS cho người bệnh tốt là: Có hiệu quả, khoa học, thích hợp với người bệnh, an toàn không gây biến chứng, người bệnh tiếp cận được và chấp nhận với sự hài lòng, ít tốn kém so với cách điều trị khác Một nghiên cứu được thực hiện năm 2019 tại Bệnh viện trường Đại học

Y Dược Cần Thơ của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nga cho thấy: Tỷ lệ hài lòng chung về chất lượng phục vụ chiếm 92,1%; hài lòng chung về khả năng tiếp cận là 95,0%; hài lòng về thủ tục khám chữa bệnh là 94,0%; hài lòng về cơ sở vật chất phục vụ người bệnh là 85,0%; hài lòng về thái độ ứng x là 96,0% và hài lòng về kết quả cung cấp dịch vụ là 93,0% Có mối liên quan giữa nghề nghiệp, khoa điều trị và sự không hài lòng về chất lượng phục vụ của người bệnh [35]

Kết quả điều tra của Bộ Y tế công bố tháng 03/2018 về Ch số hài lòng người bệnh bằng cách phỏng vấn người bệnh nội trú đã xuất viện qua điện thoại cho thấy chất lượng cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh đã đáp ứng được gần 80% kỳ vọng của người dân và ngành y tế trong c ng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Kết quả khảo sát cũng cho thấy người bệnh đánh giá dịch vụ cung cấp ở các bệnh viện thuộc tuyến t nh và tuyến huyện đều đạt mức trung

Trang 22

bình khá trở lên, đặc biệt các bệnh viện tuyến t nh đã cho thấy sự đổi mới mạnh mẽ trong công tác khám, chữa bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe Các bệnh viện tuyến huyện nhìn chung còn một số mặt hạn chế; cần được quan tâm cải thiện nhiều hơn nữa Một số yếu tố làm gia tăng sự không hài lòng của người bệnh là điều kiện về cơ sở vật chất như giường nằm

và nhà vệ sinh bệnh viện tuy được cải thiện nhưng vẫn bị đánh giá là điểm yếu nhất trong các dịch vụ được cung cấp; chi phí chữa bệnh đang tăng lên cũng là mối quan ngại, mặc dù phần lớn người được điều tra đều được bảo hiểm y tế chi trả toàn bộ hoặc một phần chi phí Những lĩnh vực đóng góp nhiều nhất vào sự hài lòng của người bệnh đối với chất lượng khám, chữa bệnh là: kết quả điều trị; trình độ chuyên môn, tay nghề của bác sỹ, điều dưỡng; hỏi và gọi được bác sỹ khi cần; thái độ giao tiếp ứng x của nhân viên

y tế [19]

* Chất lượng chuyên môn bệnh viện được đánh giá dựa vào 83 tiêu chí đánh giá được quy định trong Bộ tiêu ch đánh giá đi kèm trong Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế [17]

- Một số ch số hoạt động chuyên môn bệnh viện năm 2017 – 2018 [18], [20]:

TT Các chỉ số

hoạt động

ăm 2017 ăm 2018 So sánh

tăng (giảm)

Trang 23

TT Các chỉ số

hoạt động

ăm 2017 ăm 2018 So sánh

tăng (giảm)

1 Trung ƣơng 1.419.753 8,85 1.475.751 9,61 + 0,76

2 Y tế ngành 176.618 1,10 194.995 1,27 + 0,17

3 T nh/thành phố 14.462.093 90,05 13.690.952 89,12 - 0,93 III Tổng số lƣợt điều

Trang 24

TT Các chỉ số

hoạt động

ăm 2017 ăm 2018 So sánh

tăng (giảm)

Theo nghiên cứu của Phan Trọng Quyền (2011) tại bệnh viện đa khoa thành phố Bắc Giang, số lượt khám bệnh /ngày là 588 lượt Tổng số lần khám bệnh/ tổng số giờ làm việc là 73,5 lượt/giờ Về chất lượng điều tri: tổng số lượt điều trị nội trú/ngày đạt 125,4 lượt, công suất s dụng giường bệnh đạt 127% Tỷ lệ chấn đoán phù hợp giữa lúc ra với lúc vào là 84.5% [39]

Nguyễn Thế Vinh đã đưa ra thống kê tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa Đaklak như sau [54]

ăm Kế hoạch (lượt khám) Thực hiện ạt (%)

Kết quả nghiên cứu của Vũ Văn Quang năm 2013 tại bệnh viện Y học

cổ truyền t nh Hà Giang: Tỷ lệ số lượt khám bệnh đạt 112% Công suất s dụng giường bệnh đạt 114,3%, số lượt xét nghiệm đạt 103%, tổng số lần phẫu

Trang 25

thuật đạt 133% so với kế hoạch Bệnh viện có 50 phòng điều trị và 25 phòng chưc năng, còn 4 khoa phòng còn bố trí s dụng lồng ghép, chưa có điều kiện tách riêng Và khảo sát ý kiến người bệnh thì có 12,4% số người bệnh không hài lòng với cơ sở vật chất của bệnh viện [37]

Nghiên cứu thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa t nh Hà Giang từ năm 2010 đến năm 2012, tác giả ương Viết Thuần đã

ch ra: Hàng năm tổng số lần khám bệnh lu n đạt mức cao và có chiều hướng giảm( từ 105,3% -89%); số lượt điều trị nội trú tăng từ 92,5% lên 105,3% Số ngày điều trị trung bình 7,8 ngày Tỷ lệ khỏi bệnh khi xuất viện đạt mức cao (94,3%-94,5%); công suất s dụng giường bệnh luôn ở mức cao (101-102%) Các ch số cận lâm sàng đều tăng, nhất là các ch số về xét nghiệm chung/ngày từ 1.522 lần/ngày tăng lên 1.739 lần/ngày, chụp CT từ 8,1 lần/ngày tăng lên 10,3 lần/ngày Siêu âm từ 51,3 lần/ngày tăng lên 81,1 lần/ngày [51]

Nghiên cứu của Đặng Đình Thắng về thực trạng cung cấp và s dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Văn Yên t nh Yên Bái năm 2012, cho thấy: Hầu hết các ch tiêu chuyên m n đều đạt và vượt so với

kê hoạch Tỷ lệ khám chữa bệnh đạt 110,7%; tỷ lệ điều trị nội trú đạt 103,4%;

tỷ lệ điều trị ngoại trú 135%; công suất s dụng giường bệnh đạt 160,3%, số lần xét nghiệm đạt 142%, số lần siêu âm đạt 149,1%, số lần chụp X quang đạt 169,3%; tổng số lần phẫu thuật đạt 115,5% [47]

1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh tại ệnh viện và đề xuất giải pháp

1.2.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động h chữ ệnh tại ệnh viện

* Về nguồn nhân lực y tế

Trang 26

Nhân lực y tế có vai trò quyết định và quan trọng trong cung cấp dịch

vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Nhìn chung, nếu tính theo con số trung bình trên cả nước, đến năm 2015, Việt Nam đã đạt được các ch tiêu cơ bản

về nhân lực đã đặt ra trong kế hoạch 5 năm, hoàn toàn phù hợp th ng tư hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước [22]

Đào tạo sau đại học bác sĩ chuyên khoa I, II, nội trú, thạc sĩ và tiến sĩ cho cán bộ y tế được tăng cường ở tất cả các loại hình Theo niên giám thống

kê y tế, số lượng học viên sau đại học tốt nghiệp năm 2010 ch là 3378 người

đã tăng lên 4680 người vào năm 2013 [22], [16]

Năm 2005, tỷ số bình quân giữa cán bộ nhân viên/một giường bệnh chung cả nước xấp x là 0,92 và nếu tính cả số cán bộ hợp đồng là 1,15 Trong

đó, số cán bộ hợp đồng của tuyến trung ương là 20,9%, bệnh viện t nh là 22,2%, tuyến huyện là 11,8% Tỷ số bình quân giữa số cán bộ trên một giường bệnh ở các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế cao hơn (1,38) so với bệnh viện t nh (1,13) và huyện (1,09); các bệnh viện thuộc các bộ ngành, tỷ số bình quân giữa số cán bộ nhân viên/một giường bệnh thấp hơn khoảng 1) Bình quân cứ 10 giường thì có 2 bác sĩ và 3 y tá Tỷ số y tá/điều dưỡng so với bác

sĩ còn thấp và bất hợp lý Tỷ số chung cho các bệnh viện vào khoảng 1,5 điều dưỡng/1 bác sĩ Tỷ số này thấp nhất ở các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế là 1,22 và cao nhất ở các bệnh viện t nh là 1,56 Nếu so với mục tiêu chiến lược của Bộ Y tế về đổi mới c ng tác điều dưỡng theo định hướng chăm sóc toàn diện bệnh nhân và tỷ số điều dưỡng/bác sĩ cần phải đạt ít là 2,5 thì các bệnh viện ở tất cả các tuyến đều chưa đạt được [24]

Sự thiếu hụt điều dưỡng, cả về số lượng và chất lượng tại các bệnh viện đều rất lớn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện người bệnh Sự bất hợp lí về cơ cấu, số lượng cán bộ viên chức y tế và phân bố nhân lực mất cân đối giữa các vùng miền sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng c ng tác chăm sóc

Trang 27

và khám chữa bệnh cho bệnh nhân [13], [16] Nghiên cứu của Phan Trọng Quyền (2009) về chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa thành phố Bắc Giang đã cho thấy tình hình nhân lực thì thiếu cán bộ so với quy định đạt 90,9%); tỷ lệ điều dưỡng viên/ bác sỹ thấp (1,76) Về cơ sở vật chất (diện tích đất s dụng, nhà làm việc) quá chật hẹp, thiếu thốn đạt 26,46%) Ngân sách nhà nước cấp ch chiếm 11,1% trong tổng số kinh phí chi phí cho hoạt động, thiếu quá nhiều trang thiết bị y tế hiện đại [39]

* Về nguồn tài chính bệnh viện: Nguồn tài chính bệnh viện công có từ 4

nguồn: ngân sách Nhà nước, viện phí, Bảo hiểm y tế, và nguồn khác Ngân sách Nhà nước cấp cho các bệnh viện tuyến t nh, huyện theo ch tiêu kế hoạch giường bệnh; trung ương theo quy m dân số Trên thực tế, số lượng giường bệnh tại các địa phương chưa phải là ch số hợp lí về nhu cầu nguồn lực vì nó không phản ánh đầy đủ thực tế năng suất và hiệu quả hoạt động các bệnh viện Với mức đầu tư thấp cho chăm sóc sức khoẻ như hiện nay (chiếm khoảng 29% tổng nguồn thu của bệnh viện, qua kiểm tra 731 bệnh viện năm

2007 của Bộ Y tế cho thấy nguồn thu chủ yếu của bệnh viện là viện phí chiếm 59,4% các nguồn thu và tăng hơn 26,5% so với năm 2006 Từ năm 2002, một

số bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số

10/2002/NĐ-CP để cụ thể hoá việc phân cấp cho các đơn vị sự nghiệp có thu Nghị định số 10/2002/NĐ-CP đã cho phép các đơn vị tự chủ động về mặt tài chính, tổ chức nhân lực, nhằm quản lý thống nhất nguồn thu, khuyến kh ch tăng thu, tiết kiệm chi đảm bảo trang trải kinh phí hoạt động, thực hiện tinh giản biên chế

và tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước [32]

Sau vài năm thực hiện, năm 2006, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP thay thế Nghị định số 10/2002/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài ch nh đối với các đơn vị sự

Trang 28

nghiệp công lập Ngày 09/8/2006, Bộ Tài chính ban hành Th ng tư số 71/2006/TT- TC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP cho tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập Ngày 23/01/2008, Liên bộ Bộ Y tế - Bộ Nội vụ ban hành Th ng tư liên tịch số 02/2008/TTLT/BYT- NV hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế Theo quy định này, Nhà nước chủ trương trao quyền tự chủ toàn diện cho các đơn vị sự nghiệp công lập y tế cả về tổ chức, bố trí sắp xếp bộ máy, nhân lực và tài ch nh Đối với tự chủ tài ch nh thì các đơn vị được hoàn toàn chủ động về nguồn thu chi tài ch nh, được tự chủ trong việc s dụng kết quả hoạt động tài ch nh năm để trích lập các quỹ như: quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng rủi ro, quỹ thu nhập tăng thêm cho người lao động Đồng thời cho phép các đơn vị s dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức¸ cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị y tế phục

vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với các chức năng nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật [12] Việc trao quyền tự chủ tài chính cho các bệnh viện sẽ

là đòn bẩy nhằm tăng cường hiệu suất hoạt động, tiết kiệm chi ph , tăng thêm nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ cho các cơ sở y tế đồng thời tăng thêm t nh sẵn có của các dịch vụ y tế để đáp ứng nhu cầu phục vụ chăm sóc sức khoẻ của nhân dân [5]

Thực hiện tốt các quy định và quản lí tài chính bệnh viện theo quy định tại Nghị định số 43/NĐ-CP có liên quan đến đời sống của nhân viên và phát triển kỹ thuật - công nghệ của bệnh viện Tự chủ tài chính bệnh viện là vấn đề nhạy cảm và nó liên quan đến khả năng s dụng dịch vụ bệnh viện của các thành phần xã hội khác nhau, liên quan đến vấn đề công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ

Trang 29

Dự toán chi ngân sách Nhà nước (NSNN) cho y tế tăng 8,2% GDP năm 2014 so với 7,7% năm 2010 Tổng chi công cho y tế tăng bình quân 10,2% sau khi đã loại trừ yếu tố lạm phát, cao hơn so với mức tăng chi NSNN Bảo hiểm y tế HYT gia tăng cả về tỷ lệ bao phủ và mức phí bình quân đầu thẻ Quỹ PCTHTL bắt đầu được s dụng cho các hoạt động Các đề

án 47, 930 được cấp kinh phí từ trái phiếu chính phủ để nâng cấp cơ sở y tế Nguồn viện trợ vẫn duy trì ở mức 2% tổng chi y tế [16]

* Về Tổ chức quản lý bệnh viện: Quản lý bệnh viện tốt tức là s dụng

có hiệu quả cao nguồn ngân sách, nguồn nhân lực vào trong chăm sóc sức khoẻ Đánh giá về vấn đề này, trong tài liệu "Những nhiệm vụ cấp bách của công tác khám và chữa bệnh" đã ch rõ: "Sai phạm về Y đức, về tinh thần trách nhiệm là vấn đề nổi cộm lớn nhất, gây tổn hại sâu sắc tới niềm tin của nhân dân Tai biến trong điều trị còn nhiều, đặc biệt lĩnh vực sản phụ khoa, 5 tai biến sản khoa vẫn là những thách thức lớn"

Nhằm khắc phục những tồn tại về tình trạng quá tải, nằm ghép tại các bệnh viện, những việc làm vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ y

tế chậm khắc phục đã giảm lòng tin của nhân dân Nguyên nhân chính là: một

số bệnh viện thiếu bác sỹ, bác sỹ chuyên khoa, bác sỹ cận lâm sàng, giường bệnh điều trị nội trú, sự chênh lệch về chất lượng khám bệnh, chữa bệnh giữa các tuyến bệnh viện, công tác giáo dục y đức, thực hiện chưa thường xuyên,

sự kiểm tra, giám sát chưa liên tục [24]

* Phát triển BHYT toàn dân:

Hệ thống chính sách, pháp luật về HYT được hoàn thiện dần, Luật

s a đổi, bổ sung Luật HYT được thông qua Tỷ lệ bao phủ HYT tăng bình quân 4,3%/năm và đạt 75,3% vào năm 2015 Mức hỗ trợ đóng HYT cho các

hộ gia đình cận nghèo tăng từ 50% lên 70% Kinh phí từ NSNN hỗ trợ mua HYT cho đối tượng ch nh sách tăng dần, chiếm 20% tổng NSNN cho y tế

Trang 30

Quyền lợi của người có thẻ HYT cũng được tăng lên Mức đồng chi trả đã được điều ch nh giảm đối với một số nhóm Năm 2012, số lượt khám bệnh trung bình/người có thẻ HYT tăng 8,5% so với năm 2010 [16]

* Tiếp cận dịch vụ khám ch a bệnh:

Người dân đã tiếp cận và s dụng nhiều hơn dịch vụ KCB tại mạng lưới YTCS, nhờ việc thực hiện một số giải pháp nâng cấp và cải thiện về cơ sở vật chất, TTB, tài chính Một số dịch vụ kỹ thuật, thuốc thuộc tuyến trên cũng đã dần được triển khai tới tận tuyến huyện, xã Kết quả là có sự gia tăng đáng kể việc s dụng dịch vụ KCB tại bệnh viện đa khoa huyện, phòng khám đa khoa khu vực và TYT xã Theo kết quả Khảo sát Mức sống dân cư qua các năm, tỷ

lệ lượt người s dụng dịch vụ KCB ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện năm 2010 là 17,6%, cao hơn so với tỷ lệ 11,9% vào năm 2004; số lượt điều trị nội trú tại các bệnh viện đa khoa huyện đã gia tăng đạt tỷ lệ 38,2% vào năm

2010, so với 35,4% vào năm 2004 Tuy nhiên, tại TYT xã, tỷ lệ lượt KCB ngoại trú lại giảm từ 26% vào năm 2008 xuống 23,8% vào năm 2012 T nh đến năm 2014, đã triển khai KCB BHYT tại 80% tổng số TYT xã, tỷ lệ thẻ HYT đăng k C ban đầu tại TYT xã chiếm 41% và tại bệnh viện huyện chiếm 45% tổng số thẻ đăng k C ban đầu Hoạt động KCB bằng YHCT tiếp tục phát triển Năm 2014, các cơ sở KCB tuyến huyện và xã đã thành lập các tổ YHCT Tỷ lệ điều trị ngoại trú bằng YHCT so với tổng điều trị ngoại trú chung ở tuyến xã là 26,8% [16]

1.2.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện

Để nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, ngày 07/12/2007, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Ch thị số 06/2007/CT- YT đã yêu cầu các bệnh viện cần thực hiện ngay một số nội dung công việc cụ thể [10]:

* Hạn chế tình trạng quá tải bệnh viện:

Trang 31

Cần bố trí, sắp xếp lại nơi làm việc hợp lý tạo thêm buồng bệnh điều trị; xây dựng lịch làm việc và bố trí cán bộ hợp lí, cải tiến quy trình, thủ tục khám bệnh rút ngắn thời gian chờ đợi khám bệnh và làm xét nghiệm cận lâm sàng; nâng cao hiệu quả điều trị nhằm rút ngắn thời gian điều trị nội trú, tăng cường điều trị ngoại trú

Kết quả nghiên cứu của ê Quang Cường, Trần Thị Mai Oanh, hương Anh Tuấn, Dương Huy ương và cộng sự 2007 Đánh giá tình hình quá tải của một số Bệnh viện ở Hà Nội và Thành phố Hồ Ch Minh cũng đã đưa ra những giải pháp tương tự [24]

* Nâng cao năng lực của cán bộ hiện tại:

Có biện pháp bổ xung nhân lực, trang thiết bị y tế để nâng cao năng lực

y tế tuyến cơ sở đặc biệt tuyến quận/huyện; Thực hiện tốt quy chế vào viện, ra viện, chuyển viện góp phần giảm quá tải cho tuyến trên

* Đẩy mạnh xã hội hoá công tác khám bệnh, ch a bệnh:

Bệnh viện tăng cường thực hiện có hiệu quả Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ; chủ động huy động các nguồn vốn để hiện đại hoá bệnh viện; đào tạo cán bộ có trình độ chuyền môn cao, cải tạo cơ sở

hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị y tế theo quy định nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao

* Nâng cao y đức cho cán bộ y tế phải được thực hiện thường xuyên:

Cán bộ y tế phải làm tốt chuyên môn nghiệp vụ của mình, thực hiện nghiêm các quy chế chuyên m n, đặc biệt chú đến thái độ trong giao tiếp với người bệnh và người nhà người bệnh Không lạm dụng thuốc, xét nghiệm cận lâm sàng, dịch vụ kỹ thuật cao gây tốn kém không cần thiết cho người bệnh

Tăng cường kiểm tra, giám sát và x lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế chuyên m n trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Trang 32

Nghiên cứu của Phan Trọng Quyền (2009) về chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa thành phố Bắc Giang đã cho thấy, muốn nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị là phải chống tình trạng quá tải trong khám bệnh và người bệnh phải nằm ghép tại bệnh viện Đơn vị cần phải được đầu tư về: Cơ sở vật chất, kinh phí sự nghiệp y tế, tăng cường nguồn lực, cải tiến về lề lối làm việc quản lý, giám sát các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của các khoa, phòng Quản lý và giám sát cán bộ chấp hành kỷ luật lao động, mọi hoạt động giao tiếp ứng x giữa nhân viên y tế với người bệnh; giữa nhân viên y tế các khoa phòng với nhau thông qua triển khai th điểm tổ chức quản lý cán bộ, giám sát điều hành hoạt động đơn vị bằng hệ thống quan sát camera, bằng ghi hình hàng ngày [39]

Nghiên cứu can thiệp của ương Viết Thuần năm 2013 cho thấy: Tăng cường nguồn lực cho bệnh viện và tổ chức tốt các hoạt động quản lý bệnh viện như: Tăng cường quản l , giám sát và điều hành cán bộ nhân viên y tế của bệnh viện; Tập huấn lại các chế độ chức trách cho lãnh đạo, nhân viên các khoa, phòng; Kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế chuyên môn; C cán bộ đi đào tạo chuyên môn, bổ sung danh mục kỹ thuật; Giáo dục thường xuyên Y đức của cán bộ nhân viên y tế của bệnh viện và phấn đấu tăng nguồn thu nhập cho cán bộ nhân viên [51]

Kết quả sau 01 năm can thiệp: Đã cải thiện được tình hình nhân lực của bệnh viện Tăng cường thêm nhiều cán bộ đại học, bác sỹ, bố trí sắp xếp lại khu khám bệnh, đưa vào s dụng khối nhà mổ - HSCC, khoa điều trị, được đầu tư thêm 32 trang thiết bị y tế hiện đại Triển khai thêm nhiều kỹ thuật mới như chạy thận nhân tạo, ch nh hình cho trẻ khuyết tật Năng suất công tác cán

bộ trong khám chữa bệnh tăng lên Điều dưỡng viên thực hiện quy trình chuyên môn (tiệt trùng trước khi tiêm, cấp phát thuốc đúng giờ theo ch định

Trang 33

của bác sỹ, kiểm tra đối chiếu thuốc trước khi cấp phát và tư vấn sức khoẻ cho người bệnh trước khi ra viện ) có tỷ lệ đạt yêu cầu cao từ 84,1% – 100%

Chất lượng nâng lên nhất là tỷ lệ khỏi xuất viện tăng, số lượt N được điều trị nội trú, công xuất s dụng giường bệnh tăng, tỷ lệ chuyển viện giảm (25%), Tỷ lệ t vong giảm mạnh (80%) TS lượt điều trị ngoại trú/ngày tăng thêm 22,2%), tổng số lần điện tim/ngày (7,4%)

Tỷ lệ người bệnh s dụng các thủ thuật YHCT (châm cứu, bấm huyệt tăng nhiều thêm 14%, tăng 10% người bệnh được điều trị hoàn toàn bằng thuốc YHCT

Các ch số người bệnh hài lòng đều ở mức cao như khi đón tiếp, được hướng dẫn s dụng thuốc, giải thích về bệnh và phương pháp điều trị, được hướng dẫn quyền lợi, nghĩa vụ khi nằm viện, công khai thuốc Mức độ hài lòng của người bệnh về y đức của cán bộ nhân viên bệnh viện đều gia tăng như khi giao tiếp với người bệnh và gia đình người bệnh, thái độ niềm nở, tận tình chu đáo hay chia xẻ, cảm thông với người bệnh trong quá trình nằm điều trị tại bệnh viện [51]

* Các giải pháp hạn chế tình trạng thiếu nhân lực y tế

- Xây dựng chính sách thu hút nhân lực y tế cho một số chuyên ngành

+ S a đổi, bổ sung chế độ tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề để thu hút nhân lực y tế, đặc biệt là nhân lực y tế làm việc ở các chuyên khoa sản, nhi, y học dự phòng để thu hút thêm điều dưỡng viên, khắc phục tình trạng thiếu hụt trong tỷ số điều dưỡng/bác sỹ

+ Có cơ chế khuyến khích học sinh theo học tại các chuyên khoa sản, nhi, y học dự phòng

* Các giải pháp về nâng cao chất lượng nhân lực y tế

- Đẩy mạnh các hình thức đào tạo liên tục, đào tạo ngắn hạn

+ Thường xuyên mở các lớp đào tạo liên tục để nâng cao trình độ cho bác sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên ở BV

Trang 34

+ Tăng kinh ph th ch đáng cho đào tạo liên tục, đặc biệt cho các ngành sản, nhi, y học dự phòng cho CBYT ở BV

+ Tổ chức các lớp học ở địa phương để cán bộ có thể tham gia học tập, không phải bỏ đơn vị đi dài ngày

* Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực ở Bệnh viện

- Nâng cao năng lực cán bộ quản lý

+ Xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn về quản lý cho cán bộ quản

lý của bệnh viện

+ Xây dựng chương trình đào tạo quản lý cho CBNV

- Áp dụng các biện pháp có hiệu quả để quản lý nhân lực

+ Xây dựng và ban hành các hướng dẫn điều trị và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, làm cơ sở để xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá kết quả làm việc

+ Hướng dẫn cho đơn vị xây dựng quy trình hoạt động chuẩn, giám sát đánh giá kết quả làm việc của cán bộ Quân y và thực hiện chế độ đãi ngộ dựa vào kết quả làm việc

* Giải pháp về tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế

- Tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ khám chữa bệnh:

+ Xây dựng bổ sung các phòng chức năng còn thiếu trong bệnh bệnh viện đặc biệt là phòng khám chuyên khoa như phòng khám tai mũi họng, phòng khám răng hàm mặt, phòng sản khoa, phòng HHGĐ Mở rộng phòng khám bệnh, bổ sung giường điều trị

+ Bố trí buồng khám, quầy phát thuốc, nơi thu tiền, hệ thống phòng cận lâm sàng hợp lý nhất để giảm thời gian chờ đợi của người bệnh

+ Đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có, bảo đảm các phòng chuyên môn luôn sạch sẽ, thoáng mát Tạo m i trường trong sạch để cán bộ, nhân viên có tâm lý thoải mái để làm việc cũng như tạo sự an tâm cho người bệnh

Trang 35

- Đầu tư trang thiết bị y tế

+ Bảo đảm trang thiết bị y tế hiện đại theo phân tuyến kỹ thuật đã được phê duyệt

1.3 Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Hà Quảng là huyện miền núi nằm ở phía Bắc t nh Cao Bằng, cách trung tâm t nh Cao Bằng 40 km về hướng bắc; diện tích tự nhiên 810,9399 km2 Huyện có 21 đơn vị hành chính, gồm 19 xã và 02 thị trấn, có 8 xã biên giới giáp biên với Trung Quốc Dân số huyện Hà Quảng trên 58.312 người, gồm 5 dân tộc cùng sinh sống: Tày, Nùng, Mông, Dao và Kinh Bệnh viện đa khoa huyện Hà Quảng t nh Cao Bằng là bệnh viện đa khoa hạng II trực thuộc Sở Y

tế Cao Bằng, bệnh viện được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm y tế huyện theo Quyết định số 1462/QĐ-UBND ngày 18/02/2020 của Ủy ban nhân dân t nh Cao Bằng thành 02 đơn vị y tế là Bệnh viện đa khoa huyện và Trung tâm y tế huyện do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện theo Nghị quyết số 897/NQ-UBTVQH14 ngày 11/02/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Bệnh viện với quy mô 100 giường bệnh kế hoạch, giường thực kê 160 giường bệnh [53] Về tổ chức, bệnh viện Hà Quảng có 13 khoa và 03 phòng chức năng với tổng số 110 cán bộ trong biên chế

hương 2

Ố TƯỢ V P ƯƠ P P ỨU

2.1 ối tượng nghiên cứu

2.1.1 Người ệnh

 Tiêu chuẩn lựa chọn:

Người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện Hà Quảng, đáp ứng được các tiêu chí sau:

+ Tuổi ≥ 18 tuổi

+ Nằm điều trị nội trú tại bệnh viện và chuẩn bị làm thủ tục xuất viện

Trang 36

Đối với bệnh nhân khoa nhi chọn là người chăm sóc thường xuyên cho trẻ tại bệnh viện trên 18 tuổi)

 Tiêu chuẩn loại trừ:

- Người bệnh mắc các bệnh về tâm thần, mắc bệnh nặng, không có khả năng trả lời phỏng vấn

- Những người kh ng đồng ý tham gia vào nghiên cứu sau khi được giải thích rõ mục tiêu và mục đ ch của nghiên cứu

2.1.2 Đối tượng khác:

- Đại diện ban giám đốc bệnh viện, lãnh đạo một số khoa

- Cán bộ y tế trực tiếp điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh

- Sổ sách, báo cáo lưu về nguồn lực, hoạt động công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa huyện Hà Quảng, t nh Cao Bằng năm 2021

- Các văn bản của Bộ Y tế, sở y tế

2.2 ịa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1 Đị điểm nghiên cứu

Tại bệnh viện đa khoa huyện Hà Quảng, t nh Cao Bằng

2.2.2 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 10 năm 2022

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Theo phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang Nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính

2.3.2 Cỡ mẫu và phương ph p chọn mẫu

2.3.2.1 Cỡ mẫu

- Định lượng:

Trang 37

+ Lấy cỡ mẫu toàn bộ sổ sách báo cáo nguồn nhân lực: Điều tra về nguồn lực và hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện đa khoa, huyện Hà Quảng năm 2021

+ Phỏng vấn người bệnh được tính theo công thức: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho xác định một tỷ lệ [49]

n = Z2(1 -  /2) 2

)1

p: Tỷ lệ người bệnh chưa hài lòng về cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh của nghiên cứu trước là 78,3% [25]

Bộ công cụ thu thập th ng tin và cách đánh giá: Dựa trên thang đo do

Bộ Y tế ban hành tiến hành loại bỏ những yếu tố không phù hợp và bổ sung những yếu tố còn thiếu để xây dựng lên thang đo cho nghiên cứu này với 48 tiểu mục thuộc 5 khía cạnh:

- Về khả năng tiếp cận: 05 tiểu mục

- Về sự minh bạch thông tin về thủ tục khám bệnh, điều trị: 11 tiểu mục

- Về cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh: 15 tiểu mục

Trang 38

- Về thái độ ứng x và năng lực chuyên môn của nhân viên y tế: 13 tiểu mục

- Về kết quả cung cấp dịch vụ: 04 tiểu mục

Chất lượng dịch vụ y tế s dụng thang đo mức độ hài lòng của người bệnh đối với chất lượng chăm sóc sức khỏe dựa trên thang điểm Likert với các mức độ từ 1 “rất kh ng hài lòng”, 2 “kh ng hài lòng”, 3 “bình thường”, 4

“hài lòng” và 5 “rất hài lòng”

Cách nhận định và đánh giá sự hài lòng của người bệnh

- S dụng thang điểm ikert để đánh giá sự hài lòng của người bệnh với 5 mức độ từ 1 - 5 điểm:

- Định tính: Tiến hành 2 cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu

+ Cuộc thảo luận nhóm thứ 1: Trưởng, phó khoa/ phòng (12 người để đánh giá về thực trạng hoạt động, những yếu tố về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị … ảnh hưởng đến kết quả hoạt động khám chữa bệnh và các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện

+ Cuộc thảo luận nhóm thứ 2: Thảo luận nhóm với điều dưỡng trưởng các khoa 8 người để phân t ch, đánh giá về thực trạng hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt khám chữa bệnh của bệnh viên

+ Phỏng vấn sâu: 01 Phó giám đốc phụ trách chuyên m n, 06 trưởng khoa (Cụ thể: Khoa Nội tổng hợp, Ngoại tổng hợp và Gây mê hồi sức, Sản phụ, Nhi, Y học Cổ truyền và Phục hồi chức năng, Truyền nhiễm), 8 cán bộ

Trang 39

khoa, 03 phòng (Cụ thể: Phòng Tổ chức – Hành chính, Kế hoạch - Nghiệp vụ

và Tài chính - Kế toán, Điều dưỡng và Công tác xã hội và 05 người s dụng dịch vụ, 05 người này đã làm xong các thủ tục ra viện được mời đến phòng đã được chuẩn bị để tiến hành phỏng vấn

2.3.2.2 Kỹ thuật chọn mẫu:

* Đối với nghiên cứu định lượng:

+ Chọn chủ đ ch: sổ sách, báo cáo về nguồn lực, hoạt động công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa huyện Hà Quảng năm 2021 và các văn bản về tổ chức bộ máy của bệnh viện

+ Cách chọn mẫu người bệnh vào nghiên cứu: Chọn mẫu thuận tiện Chọn bệnh nhân ra viện vào các ngày trong tuần cho đến khi đủ số lượng nghiên cứu

* Đối với nghiên cứu định tính: S dụng kỹ thuật chọn chủ đ ch để

chọn các đối tượng tham gia vào phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm

2.3.3 Chỉ số nghi n cứu

2.3.3.1 Nhóm các chỉ số về hoạt động khám ch a bệnh ( mục tiêu 1)

* Các ch số đánh giá chất lượng chung theo quy chuẩn:

- Công suất s dụng giường bệnh

- Ngày điều trị trung bình/ đợt điều trị

- Thời gian chờ đối với BN cấp cứu

Trang 40

* Các ch số về kết quả khám chữa bệnh, điều trị ngoại trú, điều trị nội trú, công suất s dụng giường, các ch tiêu về cận lâm sàng, phẫu thuật, số ca

t vong

+ Tổng số lần KB

+ Tổng số N điều trị nội trú

+ Tổng số N điều trị ngoại trú

+ Số ngày điều trị trung bình 1 NB khỏi bệnh

+ Công suất s dụng giường bệnh (%)

Ngày đăng: 01/06/2024, 14:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w