1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan

100 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Dinh Dưỡng Của Học Sinh Hai Trường Tiểu Học Tại Huyện Trùng Khánh, Tỉnh Cao Bằng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan
Tác giả Nguyễn Thành Trung
Người hướng dẫn TS. Trương Thị Thùy Dương
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Y tế công cộng
Thể loại luận văn chuyên khoa
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,41 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (14)
    • 1.1. Một số khái niệm cơ bản và phân loại tình trạng dinh dưỡng (14)
      • 1.1.1. Dinh dưỡng (14)
      • 1.1.2. Tình trạng dinh dưỡng (14)
      • 1.1.3. Phân loại tình trạng suy dinh dưỡng (15)
      • 1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi (17)
    • 1.2. Nguyên nhân và hậu quả của suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì ở học (0)
      • 1.2.1. Nguyên nhân và hậu quả của suy dinh dưỡng ở học sinh tiểu học (18)
      • 1.2.2. Nguyên nhân và hậu quả của thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học (20)
    • 1.3. Thực trạng dinh dưỡng ở học sinh tiểu học trên thế giới và Việt Nam (0)
      • 1.3.1. Thực trạng dinh dưỡng ở học sinh tiểu học trên thế giới (22)
      • 1.3.2. Thực trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học tại Việt Nam (26)
    • 1.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học (0)
      • 1.4.1. Yếu tố gia đình và yếu tố di truyền (29)
      • 1.4.2. Yếu tố kinh tế xã hội (30)
      • 1.4.3. Khẩu phần ăn của học sinh (30)
      • 1.4.4. Hoạt động thể lực (31)
      • 1.4.5. Các yếu tố tăng trưởng của cơ thể (32)
      • 1.4.6. Các rối loạn nội tiết (32)
      • 1.4.7. Thói quen ăn uống của học sinh (32)
    • 1.5. Một vài nét về địa điểm nghiên cứu (33)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (35)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (0)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (35)
    • 2.3. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu (35)
    • 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (35)
    • 2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu (36)
      • 2.5.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (36)
      • 2.5.2. Thực trạng dinh dưỡng của học sinh (36)
      • 2.5.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của học sinh (36)
    • 2.6. Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan (0)
    • 2.7. Phương pháp thu thập số liệu (40)
      • 2.7.1. Thu thập thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (40)
      • 2.7.2. Thu thập số liệu về tình trạng dinh dưỡng của học sinh (40)
      • 2.7.3. Thu thập thông tin về một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của học sinh (40)
    • 2.8. Sai số và các biện pháp khống chế sai số (41)
      • 2.8.1. Sai số (41)
      • 2.8.2. Các biện pháp khống chế sai số (41)
    • 2.9. Phương pháp xử lý số liệu (41)
    • 2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (41)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (43)
    • 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (0)
    • 3.2. Thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng năm 2022 (46)
    • 3.3. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (0)
      • 3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (52)
      • 3.3.2. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh tại (58)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (66)
    • 4.1. Thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (66)
    • 4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của học sinh (0)
      • 4.2.1. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh (70)
      • 4.2.2. Một số mối liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh (73)
  • KẾT LUẬN .................................................................................................... 67 (78)
  • PHỤ LỤC (88)

Nội dung

Một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng .... Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của học

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022

- Địa điểm nghiên cứu: Trường tiểu học thị trấn Trùng Khánh và Đàm Thủy, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

* Cỡ mẫu: Cỡ mẫu toàn bộ học sinh hai trường tiểu học của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng:

- Trường tiểu học thị trấn Trùng Khánh, thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh hiện tại có 476 học sinh

- Trường tiểu học Đàm Thủy, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh hiện tại có 296 học sinh

* Phương pháp chọn mẫu: Chọn chủ đích thị trấn Trùng Khánh và xã Đàm Thủy của huyện Trùng Khánh của tỉnh Cao Bằng Tại thị trấn Trùng Khánh có 01 trường tiểu học, tại xã Đàm Thủy chọn chủ đích 01 trường tiểu học Hiện tại chưa có nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng ở học sinh hai trường tiểu học thị trấn Trùng Khánh và trường tiểu học Đàm Thủy Hơn nữa dựa vào cơ sở xem xét về địa điểm, nguồn lực khả thi để tiến hành nghiên cứu đồng thời có sự đồng ý và tạo điều kiện của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng cũng như Ban Giám hiệu hai trường trong quá trình thu thập số liệu.

Các biến số và chỉ số nghiên cứu

2.5.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: độ tuổi, giới, dân tộc của học sinh, trình độ học vấn, nghề nghiệp của phụ huynh, số con trong gia đình, thứ tự sinh con, cân nặng lúc sinh, thu nhập trung bình/tháng của gia đình, yếu tố gia đình có người bị thừa cân, béo phì

2.5.2 Thực trạng dinh dưỡng của học sinh

- Cân nặng trung bình, chiều cao trung bình, BMI trung bình

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo 3 thể (Nhẹ cân, thấp còi, gày còm)

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung

- Tỷ lệ thừa cân, béo phì Tỷ lệ thừa cân và béo phì chung

2.5.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của học sinh

2.5.3.1 Một số yếu tố liên quan đến tình suy dinh dưỡng của học sinh

- Mối liên quan giữa giới của học sinh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh

- Mối liên quan giữa cân nặng lúc sinh của học sinh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh

- Mối liên quan giữa tuổi của phụ huynh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh

- Mối liên quan giữa trình độ học vấn của với phụ huynh tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh

- Mối liên quan giữa nghề nghiệp của phụ huynh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh

- Mối liên quan giữa số con trong gia đình với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh

- Mối liên quan giữa thứ tự sinh con với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh

- Mối liên quan giữa hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh

- Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành phòng chống suy dinh dưỡng của phụ huynh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh

- Mối liên quan giữa tần suất ăn sáng và ăn kiêng của học sinh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh

2.5.3.2 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

- Mối liên quan giữa giới của học sinh với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

- Mối liên quan giữa cân nặng lúc sinh của học sinh với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

- Mối liên quan giữa tuổi của phụ huynh với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

- Mối liên quan giữa trình độ học vấn của phụ huynh với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

- Mối liên quan giữa nghề nghiệp của phụ huynh với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

- Mối liên quan giữa số con trong gia đình với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

- Mối liên quan giữa thứ tự sinh con với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

- Mối liên quan giữa hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

- Mối liên quan giữa yếu tố gia đình có người bị thừa cân, béo phì với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

- Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành phòng chống thừa cân, béo phì của phụ huynh với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

- Mối liên quan giữa thói quen ăn uống của học sinh với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

- Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

- Mối liên quan giữa thời gian tĩnh tại với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

2.6 Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng dinh dƣỡng và một số yếu tố liên quan

* Cách tính tuổi hiện tại của học sinh: Lấy ngày tháng năm tại thời điểm nghiên cứu trừ đi ngày tháng năm sinh của học sinh

* Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của học sinh: Theo thang phân loại Z - score của WHO 2007 cho trẻ từ 0 đến 19 tuổi [61]:

- SDD thể nhẹ cân: Cân nặng theo tuổi (W/A) có Z - score < - 2 SD

- SDD thể thấp còi: Chiều cao theo tuổi (H/A) có Z - score < - 2 SD

- SDD thể gày còm: BMI theo tuổi (BMI/A) có Z - score < - 2SD

(BMI = Cân nặng (kg)/(chiều cao) 2 (m))

- Bình thường: Cân nặng theo tuổi (W/A) và chiều cao theo tuổi (H/A) và BMI theo tuổi (BMI/A) từ - 2 SD đến + 1 SD

- Thừa cân: Khi cân nặng theo tuổi (W/A) hoặc BMI theo tuổi (BMI/A) > + 1 SD

- Béo phì khi cân nặng theo tuổi (W/A) hoặc BMI theo tuổi (BMI /A)

* Tiêu chuẩn đánh giá thói quen ăn uống của học sinh [22]:

- Có thói quen ăn sau 21h: Ăn ≥ 4 lần/tuần

- Có thói quen ăn thịt mỡ: Ăn ≥ 4 lần/tuần

- Có thói quen ăn thức ăn xào/rán: Ăn ≥ 4 lần/tuần

- Có thói quen ăn đường, bánh kẹo ngọt: Ăn ≥ 4 lần/tuần

- Có thói quen ăn uống nước ngọt có gas: Uống ≥ 2 lon (320 ml/lon)/tuần

- Ăn bữa sáng thường xuyên: Ngày nào trong tuần cũng ăn bữa sáng

- Có thói quen ăn đêm sau 21h: Có ≥ 4 ngày/tuần ăn đêm sau 21h

- Ăn kiêng: Ăn hạn chế mỡ động vật, thịt mỡ, đường, đồ ngọt, thức ăn nhanh

- Có thói quen ăn kiêng: Có ≥ 4 ngày/tuần ăn kiêng

* Tiêu chuẩn đánh giá tần suất hoạt động thể lực [22]:

- Hoạt động thể lực thường xuyên: Hoạt động thể lực ít nhất 30 phút/ngày và từ ≥ 4 ngày/tuần

- Hoạt động thể lực không thường xuyên: Hoạt động thể lực dưới 30 phút/ngày và ≤ 3 ngày/tuần

* Đánh giá hoàn cảnh kinh tế của gia đình trẻ dựa vào: Nghị định

07/2021/NĐ-CP ngày 27/1/2021 của Chính phủ về Qui định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 (Phụ lục 2)

* Đánh giá kiến thức, thực hành của phụ huynh học sinh về phòng chống suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì ở học sinh theo thang điểm:

Tiến hành chấm điểm cho các câu trả lời về kiến thức, thực hành của người nuôi dưỡng trẻ: Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai hoặc không trả lời được 0 điểm Sau đó tính tỷ lệ giữa tổng điểm đạt được của đối tượng về kiến thức/thực hành chia cho tổng điểm và phân loại kiến thức/thực hành theo hai mức độ [12]:

- Tốt: Điểm về kiến thức/thực hành đạt từ 70% tổng điểm

- Không tốt: Điểm về kiến thức/thực hành dưới 70% tổng điểm

2.7 Phương pháp thu thập số liệu

2.7.1 Thu thập thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn phỏng vấn phụ huynh: Thu thập các thông tin về tuổi, giới, dân tộc, cân nặng lúc sinh của học sinh, trình độ học vấn, nghề nghiệp của phụ huynh, số con trong gia đình, thứ tự sinh con, yếu tố gia đình có người bị thừa cân, béo phì

2.7.2 Thu thập số liệu về tình trạng dinh dưỡng của học sinh

* Đo chỉ số nhân trắc:

- Cân nặng: Sử dụng cân SECA của Nhật Bản (độ chính xác 0,1kg) Trọng lượng cơ thể được ghi theo kg với một số lẻ Khi cân chỉ mặc quần áo gọn nhất và trừ bớt cân nặng quần áo khi tính kết quả Đối tượng nghiên cứu được đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng phân bố đều cả hai chân Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng Tiến hành cân đối tượng hai lần, lấy kết quả trung bình của hai lần đo [55], [56]

- Chiều cao: Đo bằng thước gỗ của UNICEF có độ chia chính xác tới mm Chiều cao được ghi theo cm và 1 số lẻ Đối tượng nghiên cứu bỏ giày, dép, đi chân không, đứng quay lưng vào thước đo Gót chân, mông, vai, chẩm theo một đường thẳng áp sát vào thước đo đứng, mắt nhìn thẳng theo một đường thẳng nằm ngang Hai tay thả lỏng, buông xuống theo thân mình Kéo khung chặn đầu của thước từ trên xuống, khi áp sát đến đỉnh đầu nhìn vào thước đọc kết quả Tiến hành đo đối tượng hai lần, lấy kết quả trung bình của hai lần đo [55], [56]

2.7.3 Thu thập thông tin về một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của học sinh

Phỏng vấn phụ huynh học sinh bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn để thu thập các thông tin:

- Thói quen ăn uống của học sinh

- Thời gian hoạt động thể lực và thời gian tĩnh tại của học sinh

2.8 Sai số và các biện pháp khống chế sai số

Sai số chia làm hai loại là sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên Sai số có thể xảy ra do quá trình thu thập thông tin hoặc nhập liệu Để thu thập dữ liệu và đo lường, thì sai sót về tuổi tác, giới tính, kỹ thuật cân nặng và chiều cao cũng được xem là những yếu tố nhiễu.

2.8.2 Các biện pháp khống chế sai số

- Bộ công cụ được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, dễ trả lời, thống nhất có sự cố vấn của các chuyên gia về dinh dưỡng và thống kê

- Phiếu phỏng vấn được thử nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp trước khi tiến hành điều tra

- Sử dụng công cụ chuẩn (cân, thước), cùng một loại công cụ cho các đối tượng nghiên cứu Các nghiên cứu viên được tập huấn kỹ, thực hiện kĩ thuật chuẩn xác, đúng quy trình thường quy để tránh sai số do người đo và dụng cụ

- Đánh giá thử trước khi tiến hành nghiên cứu từ đó thiết kế bộ câu hỏi dễ hiểu, không phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan của người hỏi và người trả lời

- Xây dựng, triển khai tốt hệ thống giám sát…tuân thủ các nguyên tắc điều tra tại cộng đồng

2.9 Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu được làm sạch, mã hóa và nhập trên phần mềm Epidata 3.1, xử lý trên phần mềm SPSS 26.0 với các test thống kê thích hợp

- Các giá trị biến định lượng được trình bày dưới dạng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, các giá trị biến định tính được trình bày dưới dạng tần suất và tỷ lệ

- Sử dụng test χ 2 để xác định sự khác biệt giữa hai tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ

2.10 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Tuân thủ quy trình xét duyệt của Hội đồng đạo đức của trường Đại học

Y Dược - Đại học Thái Nguyên, chỉ tiến hành nghiên cứu khi được Hội đồng đạo đức chấp thuận đồng thời được sự đồng ý của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường tiểu học thị trấn Trùng Khánh và trường tiểu học Đàm Thủy huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

- Phụ huynh và các thầy cô giáo của học sinh hai trường được thông báo và giải thích rõ ràng về mục đích và những nội dung sẽ tiến hành trong nghiên cứu và các thông tin được sử dụng đúng mục đích nghiên cứu

- Tất cả các dụng cụ để cân, đo phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây tổn thương và nguy hiểm cho học sinh

Tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực và tôn trọng các đối tượng tham gia là nguyên tắc quan trọng Nghiên cứu viên cần bảo vệ danh tính và giữ kín thông tin của cá nhân, đồng thời tôn trọng ý kiến của họ để thúc đẩy sự hợp tác và cung cấp thông tin trung thực, khách quan Việc tuân thủ các nguyên tắc này giúp duy trì uy tín cá nhân, cộng đồng và địa phương liên quan, nâng cao tính tin cậy và giá trị của nghiên cứu.

Phương pháp thu thập số liệu

2.7.1 Thu thập thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn phụ huynh được thiết kế sẵn để thu thập thông tin về đặc điểm dân số: tuổi, giới tính, dân tộc, cân nặng lúc sinh của học sinh; đặc điểm kinh tế xã hội: trình độ học vấn, nghề nghiệp của phụ huynh, số con trong gia đình, thứ tự sinh con; các yếu tố gia đình có liên quan: gia đình có người thừa cân, béo phì.

2.7.2 Thu thập số liệu về tình trạng dinh dưỡng của học sinh

* Đo chỉ số nhân trắc:

- Cân nặng: Sử dụng cân SECA của Nhật Bản (độ chính xác 0,1kg) Trọng lượng cơ thể được ghi theo kg với một số lẻ Khi cân chỉ mặc quần áo gọn nhất và trừ bớt cân nặng quần áo khi tính kết quả Đối tượng nghiên cứu được đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng phân bố đều cả hai chân Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng Tiến hành cân đối tượng hai lần, lấy kết quả trung bình của hai lần đo [55], [56]

Chiều cao đối tượng được đo bằng thước gỗ UNICEF có chia vạch chính xác đến mm, ghi theo đơn vị cm kèm số lẻ Đối tượng bỏ giày dép, đứng chân không, quay lưng vào thước đo Gót chân, mông, vai, chẩm phải nằm trên một đường thẳng vuông góc với thước đo Mắt nhìn thẳng theo một đường ngang Đối tượng thả lỏng hai tay dọc theo thân mình Khung chặn được kéo từ trên xuống cho đến khi áp sát đỉnh đầu đối tượng Kết quả đo được đọc trên thước và lấy giá trị trung bình của hai lần đo liên tiếp.

2.7.3 Thu thập thông tin về một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của học sinh

Phỏng vấn phụ huynh học sinh bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn để thu thập các thông tin:

- Thói quen ăn uống của học sinh

- Thời gian hoạt động thể lực và thời gian tĩnh tại của học sinh.

Sai số và các biện pháp khống chế sai số

Sai số bao gồm sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên Sai số có thể xảy ra do quá trình thu thập thông tin, nhập liệu Sai số do các yếu tố nhiễu như tuổi, giới, kỹ thuật cân và đo chiều cao

2.8.2 Các biện pháp khống chế sai số

- Bộ công cụ được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, dễ trả lời, thống nhất có sự cố vấn của các chuyên gia về dinh dưỡng và thống kê

- Phiếu phỏng vấn được thử nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp trước khi tiến hành điều tra

- Sử dụng công cụ chuẩn (cân, thước), cùng một loại công cụ cho các đối tượng nghiên cứu Các nghiên cứu viên được tập huấn kỹ, thực hiện kĩ thuật chuẩn xác, đúng quy trình thường quy để tránh sai số do người đo và dụng cụ

Kiểm tra thử trước khi tiến hành khảo sát là bước quan trọng trong thiết kế bộ câu hỏi hiệu quả Từ đó, đảm bảo câu hỏi dễ hiểu, không phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của người hỏi và người trả lời Vậy nên, trước khi triển khai khảo sát chính thức, hãy dành thời gian kiểm tra bản thử nghiệm để đánh giá tính rõ ràng và độ tin cậy của câu hỏi, từ đó điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết.

- Xây dựng, triển khai tốt hệ thống giám sát…tuân thủ các nguyên tắc điều tra tại cộng đồng.

Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu được làm sạch, mã hóa và nhập trên phần mềm Epidata 3.1, xử lý trên phần mềm SPSS 26.0 với các test thống kê thích hợp

Các thông số thống kê mô tả được trình bày theo loại biến khác nhau Các giá trị biến định lượng được biểu diễn bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, trong khi các giá trị biến định tính được biểu thị bằng tần suất và tỷ lệ.

- Sử dụng test χ 2 để xác định sự khác biệt giữa hai tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Tuân thủ quy trình xét duyệt của Hội đồng đạo đức của trường Đại học

Y Dược - Đại học Thái Nguyên, chỉ tiến hành nghiên cứu khi được Hội đồng đạo đức chấp thuận đồng thời được sự đồng ý của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường tiểu học thị trấn Trùng Khánh và trường tiểu học Đàm Thủy huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

- Phụ huynh và các thầy cô giáo của học sinh hai trường được thông báo và giải thích rõ ràng về mục đích và những nội dung sẽ tiến hành trong nghiên cứu và các thông tin được sử dụng đúng mục đích nghiên cứu

- Tất cả các dụng cụ để cân, đo phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây tổn thương và nguy hiểm cho học sinh

- Tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực Tôn trọng cộng đồng, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân và các địa phương tham gia nghiên cứu Đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối mà cá nhân đối tượng đã cung cấp Nghiên cứu viên luôn quan tâm và tôn trọng ý kiến của đối tượng nghiên cứu để có sự hợp tác tốt, cung cấp thông tin trung thực, khách quan.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng năm 2022

Bảng 3.4 Cân nặng trung bình của học sinh hai trường tiểu học tại huyện

Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng theo độ tuổi và giới

Cân nặng trung bình chung của học sinh hai trường tiểu học tại huyện Trùng Khánh là: 25,1 ± 7,2 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa cân nặng trung bình chung giữa nam (25,4 ± 7,3) và nữ (25,0 ± 7,1) cũng như cân nặng trung bình theo giới ở các độ tuổi với p > 0,05 Cân nặng trung bình tăng đều theo độ tuổi từ 6 đến 10 ở cả hai giới

Bảng 3.5 Chiều cao trung bình của học sinh hai trường tiểu học tại huyện

Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng theo giới và độ tuổi

Chiều cao trung bình chung của học sinh là 124,7 ± 10,6 Chiều cao trung bình chung của nam (124,8 ± 10,9) và chiều cao trung bình chung của nữ (124,6 ± 10,4) tương đương nhau Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chiều cao trung bình theo giới ở các độ tuổi với p > 0,05 Chiều cao trung bình tăng đều theo độ tuổi từ 6 đến 10 ở cả hai giới

Bảng 3.6 Chỉ số BMI trung bình của học sinh hai trường tiểu học tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng theo giới và độ tuổi

BMI trung bình chung của học sinh là 16,1 ± 3,0 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa BMI trung bình chung giữa nam (16,1 ± 2,9) và nữ (16,0 ± 3,1) cũng như BMI trung bình theo giới ở các độ tuổi với p > 0,05 BMI trung bình tăng đều theo độ tuổi từ 6 - 10 ở cả hai giới

Bảng 3.7 Thực trạng suy dinh dưỡng của học sinh trường tiểu học thị trấn

Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh

Chung (SL = 476) Nam (SL = 236) Nữ (SL = 240) p

SL % SL % % SL SL % SL % SL %

Thể nhẹ cân 40 8,4 436 91,6 21 8,9 215 91,1 19 7,9 221 92,1 > 0,05 Thể thấp còi 26 5,5 450 94,5 14 5,9 222 94,1 12 5,0 228 95,0 > 0,05 Thể gày còm 21 4,4 455 95,6 9 3,8 227 96,2 12 5,0 228 95,0 > 0,05

Nhận xét: Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung của học sinh trường tiểu học thị trấn Trùng Khánh là 16,8%, trong đó suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm tỷ lệ cao nhất 8,4%, chiếm tỷ lệ thấp nhất là suy dinh dưỡng thể gày còm 4,4% Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ, suy dinh dưỡng thể gày còm ở trẻ nam ít hơn trẻ nữ Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

Bảng 3.8 Thực trạng suy dinh dưỡng của học sinh trường tiểu học Đàm Thủy, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh

Chung (SL = 296) Nam (SL = 142) Nữ (SL = 154) p

SL % SL % % SL SL % SL % SL %

Thể nhẹ cân 22 7,4 274 92,6 7 4,9 135 95,1 15 9,7 139 90,3 > 0,05 Thể thấp còi 18 6,1 278 93,9 10 7,0 132 93,0 8 5,2 146 94,8 > 0,05 Thể gày còm 21 7,1 274 92,9 8 5,6 134 94,4 13 8,4 141 91,6 > 0,05

Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung của học sinh trường tiểu học Đàm Thủy là 19,6%, trong đó suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm tỷ lệ cao nhất 7,4%, chiếm tỷ lệ thấp nhất là suy dinh dưỡng thể thấp còi 6,1% Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và gày còm ở trẻ nam ít hơn trẻ nữ, suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

Biểu đồ 3.1 Thực trạng suy dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện Trùng Khánh

Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung của hai trường tiểu học là 17,9%, trong đó suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm tỷ lệ cao nhất 8,0%, suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm 5,7%, chiếm tỷ lệ thấp nhất là suy dinh dưỡng thể gày còm

5,4% Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung ở nữ (18,3%) cao hơn nam (17,5% ), trong đó tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và gày còm ở học sinh nữ (8,6% và 6,3%) cao hơn học sinh nam (7,4% và 4,5%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ 3 thể suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng chung ở nam và nữ với p > 0,05

Bảng 3.9 Thực trạng thừa cân, béo phì của học sinh trường tiểu học thị trấn Trùng Khánh

Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung ở học sinh trường tiểu học thị trấn Trùng Khánh là 20,2%, trong đó thừa cân là 11,8%, béo phì là 8,4% Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung ở nam là 22,5% (trong đó thừa cân chiếm 13,6%, béo phì chiếm 8,9%) Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung ở nữ là 17,9% (trong đó thừa cân chiếm 10,0% thừa cân và béo phì chiếm 7,9%) Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung ở nam cao hơn ở nữ, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

Bảng 3.10 Thực trạng thừa cân, béo phì của học sinh trường tiểu học Đàm Thủy

Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung ở học sinh trường tiểu học Đàm Thủy là 22,6%, trong đó thừa cân là 12,8%, béo phì là 9,8% Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung ở nam là 25,4% (trong đó thừa cân chiếm 14,1%, béo phì chiếm 11,3%) Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung ở nữ là 20,1% (trong đó thừa cân chiếm 11,7% và béo phì chiếm 8,4%) Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung ở nam cao hơn ở nữ, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

Biểu đồ 3.2 Thực trạng trạng thừa cân, béo phì của học sinh hai trường tiểu học tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung của học sinh hai trường tiểu học là 21,1%, trong đó nam giới có tỷ lệ cao hơn nữ giới với lần lượt là 23,5% và 18,8% Cụ thể, tỷ lệ thừa cân chiếm 12,2% (nam: 13,7%; nữ: 10,7%), tỷ lệ béo phì là 8,9% (nam: 9,8%; nữ: 8,1%) Tuy nhiên, sự chênh lệch này về tỷ lệ giữa nam và nữ về thừa cân, béo phì không có ý nghĩa thống kê đáng kể (p > 0,05).

3.3 Một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dƣỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

3.3.1 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa giới của học sinh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh

Nhóm SDD Nhóm không SDD

Không có mối liên quan giữa giới với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh (p > 0,05)

Bảng 3.12 chỉ ra mối liên quan giữa các yếu tố cân nặng khi sinh, số con trong gia đình và thứ tự sinh với tình trạng suy dinh dưỡng ở học sinh Các yếu tố này có vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ Bảng này cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách để hiểu sâu hơn về yếu tố rủi ro liên quan đến suy dinh dưỡng ở trẻ em.

DD CNKS/Số con/TTS

Nhóm SDD Nhóm không SDD Tổng số p

Số con trong gia đình

< 0,05 Con thứ/con út/con duy nhất 60 15,0 339 85,0 399 100,0

Có mối liên quan giữa cân nặng khi sinh, số con trong gia đình và thự tự sinh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh (p < 0,05) Nhóm trẻ có cân nặng khi sinh < 2500 gram (27,8%), nhóm trẻ của gia đình có từ 3 con trở lên (25,9%) và nhóm trẻ là con đầu lòng (20,9%) có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn nhóm trẻ có cân nặng khi sinh ≥ 2500 gram (17,1%), nhóm trẻ của gia đình có 1 hoặc 2 con (16,9%) và nhóm trẻ là con thứ/con út/con duy nhất (15,0%)

Bảng 3.13 Mối liên quan giữa tuổi của phụ huynh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh

Có mối liên quan giữa tuổi phụ huynh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh (p < 0,05) Nhóm học sinh của phụ huynh độ tuổi dưới 35 có tỷ lệ suy dinh dưỡng (21,2%) cao hơn nhóm học sinh của phụ huynh độ tuổi từ

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp của người chăm sóc trẻ với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh

Kinh doanh, buôn bán/nội trợ/khác 109 21,1 408 78,9 517 100,0

Có mối liên quan giữa trình độ học vấn và nghề nghiệp của phụ huynh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh (p < 0,05) Nhóm học sinh của phụ huynh có trình độ dưới THPT trở xuống và là nhóm kinh doanh/buôn bán/nội trợ/khác có tỷ lệ suy dinh dưỡng (25,0% và 21,1%) cao hơn nhóm học sinh của phụ huynh có trình độ học vấn từ THPT trở lên và là nhóm cán bộ viên chức (16,5% và 11,4%)

Bảng 3.15 Mối liên quan giữa hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh

Nhóm SDD Nhóm không SDD Tổng số p

> 0,05 Mức sống trung bình trở lên

Không có mối liên quan giữa hoàn cảnh kinh tế gia đình với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh (p > 0,05)

Bảng 3.16 Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành của phụ huynh về phòng chống suy dinh dưỡng với tình trạng suy dinh dưỡng ở học sinh

KT/TH phòng chống suy dinh dƣỡng

SDD Không SDD Tổng số

Không có mối liên quan giữa kiến thức phòng chống suy dinh dưỡng với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh (p > 0,05) Tuy nhiên, có mối liên quan giữa thực hành phòng chống suy dinh dưỡng của phụ huynh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh (p < 0,05) Nhóm học sinh của phụ huynh có thực hành không tốt (23,1%) có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn nhóm học sinh của phụ huynh có thực hành tốt (16,3%)

Bảng 3.17 Mối liên quan giữa số bữa ăn, tần suất ăn sáng và thói quen ăn kiêng của học sinh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh

Số bữa, ăn sáng và ăn kiêng

Số bữa ăn trong ngày < 0,05

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số bữa ăn trong ngày và thường xuyên ăn sáng với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh (p < 0,05) Nhóm học sinh có thói quen ăn dưới 3 bữa và không thường xuyên ăn sáng có tỷ lệ suy dinh dưỡng (24,3% và 27,8%) cao hơn nhóm học sinh ăn từ 3 bữa trở lên và thường xuyên ăn sáng (16,7% và 17,1%) Tuy nhiên không có mối liên quan giữa thói quen ăn kiêng của học sinh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh (p > 0,05)

3.3.2 Một số yếu tố liên quan tới tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh tại hai trường tiểu học huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Bảng 3.18 Mối liên quan giữa giới của học sinh với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

Nhóm SDD Nhóm không SDD Tổng số p

Không có mối liên quan giữa giới của học sinh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh (p > 0,05)

Bảng 3.19 phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố cân nặng khi sinh, thứ tự sinh và số anh chị em trong gia đình với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh.

Số con trong gia đình

Con thứ/con út/con duy nhất 75 18,8 324 81,2 399 100,0

Không có mối liên quan giữa cân nặng khi sinh, số con trong gia đình và thứ tự sinh với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh (p > 0,05)

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa tuổi của phụ huynh với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

Không có mối liên quan giữa tuổi phụ huynh với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh (p > 0,05)

Bảng 3.21 Mối liên quan giữa trình độ học vấn và nghề nghiệp của phụ huynh với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

Kinh doanh, buôn bán/nội trợ/khác

Không có mối liên quan giữa nghề nghiệp phụ huynh với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh (p > 0,05) Tuy nhiên, có mối liên quan giữa trình độ học vấn của phụ huynh với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh (p

Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì có sự chênh lệch đáng kể giữa các nhóm phụ huynh có trình độ học vấn khác nhau Đối với nhóm phụ huynh có trình độ dưới THPT trở xuống, tỷ lệ này lên tới 28,1%, trong khi nhóm phụ huynh có trình độ từ THPT trở lên chỉ ở mức 19,7%.

Bảng 3.22 Mối liên quan giữa yếu tố gia đình có người bị thừa cân, béo phì với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

Gia đình có người bị TC, BP

Có mối liên quan giữa yếu tố gia đình với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh (p < 0,01) Nhóm học sinh của gia đình có người bị thừa cân, béo phì có tỷ lệ thừa cân, béo phì (38,6%) cao hơn nhiều so với nhóm học sinh của gia đình không có người bị thừa cân, béo phì (18,5%)

Bảng 3.23 Mối liên quan giữa hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình và tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

Tình trạng DD Hoàn cảnh kinh tế

Mức sống trung bình trở lên 108 23,8 345 76,2 453 100,0

Có mối liên quan giữa hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh (p < 0,05) Nhóm trẻ sống trong gia đình nghèo, cận nghèo có tỷ lệ suy dinh dưỡng (23,8%) cao hơn nhóm trẻ sống trong gia đình có mức sống trung bình trở lên (17,2%)

Bảng 3.24 Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành của phụ huynh về phòng chống thừa cân, béo phì với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

Không có mối liên quan giữa kiến thức phòng chống thừa cân, béo phì với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh (p > 0,05) Tuy nhiên, có mối liên quan giữa thực hành phòng chống thừa cân, béo phì với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh (p < 0,05) Nhóm học sinh của phụ huynh thực hành không tốt có tỷ lệ thừa cân, béo phì (27,5%) cao hơn nhóm học sinh của phụ huynh thực hành tốt (19,2%)

Bảng 3.25 Mối liên quan giữa số bữa ăn và thói quen ăn đêm với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

Số bữa ăn và thói quen ăn đêm

Số bữa ăn trong ngày

Không có mối liên quan giữa thói quen ăn 3 bữa hoặc nhiều hơn trong ngày với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh (p > 0,05) Tuy nhiên có mối liên quan giữa thói quen ăn đêm với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh (p

< 0,05) Nhóm học sinh có thói quen ăn đêm (sau 21 giờ) có tỷ lệ thừa cân, béo phì (28,3%) cao hơn nhóm học sinh ăn từ 1 đến 3 bữa và không có thói quen ăn đêm (20,5%)

Bảng 3.26 Mối liên quan giữa thói quen ăn uống với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

Thức ăn xào, rán Có 129 23,3 425 76,7 554 100,0

Tổng số 163 21,1 609 78,9 772 100,0 Đường, bánh kẹo ngọt

Nước ngọt có gas Có 122 24,1 384 75,9 506 100,0

BÀN LUẬN

Thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Tổng số đối tượng nghiên cứu là 772 học sinh hai trường tiểu học tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng Tỷ lệ độ tuổi 6 và 9 ở học sinh nữ cao hơn học sinh nam, ngược lại tỷ lệ độ tuổi 7, 8, 10 ở học sinh nam cao hơn học sinh nữ Tuy nhiên tỷ lệ học sinh nữ chung (51,0%) cao hơn học sinh nam chung (49,0%) (bảng 3.1) Tỷ lệ học sinh là dân tộc Tày chiếm chủ yếu 74,7%, tiếp đến là dân tộc Nùng chiếm 19,0%, còn lại là dân tộc Kinh 5,1%, Dao 0,6%, Mông 0,1% và có 0,4% là dân tộc khác (bảng 3.2)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Cân nặng trung bình chung của học sinh hai trường tiểu học tại huyện Trùng Khánh là: 25,1 ± 7,2 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa cân nặng trung bình chung giữa nam (25,4 ± 7,3) và nữ (25,0 ± 7,1) cũng như cân nặng trung bình theo giới ở các độ tuổi với p > 0,05 Cân nặng trung bình tăng đều theo độ tuổi từ

6 đến 10 (bảng 3.4) Chiều cao trung bình chung của học sinh là 124,7 ± 10,6 Chiều cao trung bình chung của nam (124,8 ± 10,9) và chiều cao trung bình chung của nữ (124,6 ± 10,4) tương đương nhau Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chiều cao trung bình theo giới ở các độ tuổi với p > 0,05 Chiều cao trung bình tăng đều theo độ tuổi từ 6 đến 10 (bảng 3.5) BMI trung bình chung của học sinh là 16,1 ± 3,0 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa BMI trung bình chung giữa nam (16,1 ± 2,9) và nữ (16,0 ± 3,1) cũng như BMI trung bình theo giới ở các độ tuổi với p > 0,05 (bảng 3.6) Kết quả này của chúng tôi tương tự kết quả của tác giả Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Thị Hiền (2017) [9] và tác giả Nguyễn Công Danh, Phạm Văn Phú (2020) [7] cho thấy: Cân nặng trung bình của học sinh thay đổi theo xu hướng tăng đều qua các nhóm tuổi Cân nặng của học sinh thay đổi nhanh theo xu hướng tăng ở hai giai đoạn 7 tuổi sang 8 tuổi và 9 tuổi sang 10 tuổi Chiều cao trung bình của học sinh có xu hướng tăng đều qua các năm Kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Ngọc Anh, Phạm Huy Tuấn Kiệt (2022) ở học sinh lớp 5 trường tiểu học Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các chỉ số cân nặng, chiều cao và BMI giữa trẻ nam và trẻ nữ [2]

Trẻ tiểu học thuộc giai đoạn tiền dậy thì là giai đoạn cơ sở để trẻ phát triển tốt ở những giai đoạn sau Những thiếu hụt trong giai đoạn này ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của cơ thể Bên cạnh đó, tình trạng dinh dưỡng của trẻ lứa tuổi học đường cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, nhận thức và kết quả học tập của học sinh Yếu tố dinh dưỡng của các em là yếu tố quan trọng góp phần làm xuất hiện sớm hay muộn một trong các dấu hiệu phát triển sinh lý của trẻ [63], [14]

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng chung ở học sinh hai trường tiểu học huyện Trùng Khánh, Cao Bằng là 17,9%, thấp hơn kết quả nghiên cứu của Trương Thị Thùy Dương và cộng sự (2017) tại Thái Nguyên (19,8%) Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trong nghiên cứu của chúng tôi (8%) cũng thấp hơn so với kết quả ở Thái Nguyên (8,2%) nhưng lại cao hơn ở Hưng Yên (6,8%) Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trong nghiên cứu của chúng tôi là 5,7%, thấp hơn so với Hưng Yên (5,9%) nhưng cao hơn so với nghiên cứu của Trương Thị Thùy Dương và cộng sự (2017) ở Thái Nguyên (5%).

Thùy Dương, Trần Thị Hồng Vân và Cộng sự (2017) ở hai trường tiểu học tại thành phố Thái Nguyên: 5,0% [12]

Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể gày còm là 5,4%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ SDD gày còm của Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Thị Hiền (2017) ở một số xã của huyện Văn Giang tại tỉnh Hưng Yên: 11,3% [4] và cũng thấp hơn tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm (6,6%) trong nghiên cứu của Trương Thị Thùy Dương, Trần Thị Hồng Vân và Cộng sự (2017) tại ở hai trường tiểu học tại thành phố Thái Nguyên [12] Tỷ lệ này lại cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Công Danh, Phạm Văn Phú (2020) tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm ở học sinh là 3,5% [7] Có thể giải thích về sự khác nhau giữa kết quả nghiên cứu về tỷ lệ suy dinh dưỡng của một số nghiên cứu: Do có sự khác nhau về thời điểm tiến hành nghiên cứu, hoàn cảnh kinh tế, xã hội

Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển tiếp về dinh dưỡng, đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì song song Trẻ em Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng bởi xu hướng này Bên cạnh những hậu quả lâu dài của suy dinh dưỡng, thừa dinh dưỡng làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa và mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở biểu đồ 3.2 cho thấy: Trong tổng số

772 học sinh hai trường tiểu học, tỷ lệ thừa cân, béo phì chung là 21,1% (trong đó thừa cân chiếm 12,2%, béo phì chiếm 8,9%) Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung ở nam là 23,5% (trong đó thừa cân chiếm 13,7%, béo phì chiếm 9,8%)

Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung ở nữ là 18,8% (trong đó thừa cân chiếm 10,7% và béo phì chiếm 8,1%) Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung ở nam cao hơn ở nữ, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 Tỷ lệ thừa cân, béo phì của chúng tôi cao hơn so với tỷ lệ thừa cân trong nghiên cứu của Dương Thị Thu Thủy (2013) tại huyện An Dương, Hải Phòng ở học sinh 6 - 11 tuổi là

So với các nghiên cứu trước đây, kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Trí Dũng (2009) tại Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì cao hơn đáng kể, lần lượt là 20,8% và 28,5% Các nghiên cứu khác của Vương Thuận An, Mai Thùy Linh và Cộng sự (2010) ở Tây Ninh và Nguyễn Công Danh, Phạm Văn Phú (2020) ở huyện Bình Chánh, TP.HCM cũng ghi nhận tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em cao hơn, với tỷ lệ thừa cân lần lượt là 20,3% và 22,2%, tỷ lệ béo phì là 13,7% và 25,9%.

Có thể giải thích về sự khác nhau giữa kết quả nghiên cứu của chúng tôi với một số tác giả khác về tỷ lệ thừa cân, béo phì: Trùng Khánh là huyện miền núi biên giới nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm tỉnh lỵ hơn 60 km, điều kiện kinh tế còn khó khăn Địa điểm nghiên cứu của tác giả Đỗ Ngọc Diệp, Nguyễn Trí Dũng (2009) và nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Danh và Phạm Văn Phú (2020) tại thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng Đông Nam Bộ - nơi có kinh tế xã hội phát triển mạnh, hơn nữa tập quán và thói quen ăn uống ở các vùng miền khác nhau [7] Do đó dẫn đến tỷ lệ thừa cân, béo phì ở các nghiên cứu cũng khác nhau

Tình trạng thừa cân, béo phì có thể tiếp diễn đến khi trưởng thành và kéo theo các chi phí chữa trị cho các bệnh tật có liên quan và làm tăng gánh nặng chi trả chi phí chữa bệnh cho xã hội Chính vì vậy, đây là nguy cơ lớn cho xã hội và cho cả chính sức khỏe của trẻ em sau này Chế độ dinh dưỡng cho học sinh lứa tuổi học đường nói chung và lứa tuổi tiểu học nói riêng có vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất và trí tuệ Đây là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển chung của trẻ ở giai đoạn sau này Sự cung cấp chế độ ăn cho trẻ em bao gồm số lượng, chất lượng để đáp ứng nhu cầu cơ bản về dinh dưỡng cho trẻ em Tình trạng dinh dưỡng và một số bệnh về dinh dưỡng có liên quan mật thiết đến công tác chăm sóc và truyền

Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của học sinh

4.2 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng của học sinh

4.2.1 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.12 cho thấy: Có mối liên quan giữa cân nặng khi sinh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh (p < 0,05) Nhóm học sinh có cân nặng khi sinh ≥ 2500 gram (27,8%) có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn nhóm học sinh có cân nặng khi sinh < 2500 gram (17,1%) Cân nặng khi sinh của trẻ thấp (< 2500 gram) có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ như suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất trí tuệ, hệ miễn dịch yếu dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm khi trưởng thành, kém thông minh hơn so với trẻ có cân nặng đạt tiêu chuẩn (2800 - 3200 gram)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.12 cho thấy: Có mối liên quan giữa số con trong gia đình với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh (p < 0,05) Nhóm học sinh của gia đình có từ 3 con trở lên (25,9%) có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn nhóm học sinh của gia đình có 1 hoặc 2 con (16,9%) Kết quả của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Thị Hiền (2017) ở học sinh tiểu học của một số xã của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên [4] Gia đình đông con cũng là một trong những yếu tố có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở học sinh, đặc biệt các em sống cùng anh chị ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn thường phải chia sẻ thực phẩm dẫn đến khẩu phần ăn không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu đặc biệt là chất đạm Hơn nữa, gia đình đông con có ít thời gian chăm sóc chu đáo kể cả gia đình đó có kinh tế đầy đủ

Có mối liên quan giữa thứ tự sinh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.12) Nhóm học sinh là con đầu lòng (20,9%) có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn nhóm học sinh là con thứ/con út/con duy nhất (15,0%) Có mối liên quan giữa tuổi phụ huynh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh (p < 0,05) Nhóm học sinh của phụ huynh độ tuổi dưới 35 có tỷ lệ suy dinh dưỡng (21,2%) cao hơn nhóm học sinh của phụ huynh độ tuổi từ 35 trở lên (15,3%) (bảng 3.13) Có thể giải thích rằng, lần đầu được làm mẹ và ở độ tuổi còn trẻ sẽ ít kinh nghiệm chăm sóc dinh dưỡng cho con, điều này ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.14 cho thấy: Có mối liên quan giữa trình độ học vấn và nghề nghiệp của phụ huynh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh (p < 0,05) Nhóm học sinh của phụ huynh có trình độ dưới THPT trở xuống có tỷ lệ suy dinh dưỡng (25,0%) cao hơn nhóm học sinh của phụ huynh có trình độ học vấn từ THPT trở lên (16,5%) Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Đạo (2014) trên trẻ em dưới 5 tuổi tại tỉnh Quảng Nam cũng cho thấy có 44,1% suy dinh dưỡng ở trẻ là con của các bà mẹ mù chữ, cao hơn so với 38,1% suy dinh dưỡng ở trẻ là con những bà mẹ học vấn tiểu học và 32,2% trẻ SDD ở nhóm bà mẹ có trình độ học vấn trên tiểu học (p < 0,01) [13]

Có mối liên quan giữa nghề nghiệp của phụ huynh học sinh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh (p < 0,05) trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi Nhóm học sinh của phụ huynh có nghề nghiệp là kinh doanh/buôn bán/nội trợ/khác có tỷ lệ suy dinh dưỡng (21,1%) cao hơn nhóm học sinh của phụ huynh có nghề nghiệp là cán bộ viên chức (11,4%) (bảng 3.14) Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Nhật Cảm và Cộng sự (2017) ở học sinh tại thành phố

Nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy có mối liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ và tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Gia đình có mẹ làm nghề kinh doanh, buôn bán, nội trợ và nghề khác có khả năng tiếp cận kiến thức dinh dưỡng để chăm sóc con thấp hơn so với gia đình có mẹ là cán bộ, viên chức.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.16 cho thấy: Có mối liên quan giữa thực hành phòng chống suy dinh dưỡng của phụ huynh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh (p < 0,05) Nhóm học sinh của phụ huynh có thực hành không tốt (23,1%) có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn nhóm học sinh của phụ huynh có kiến thức tốt (16,3%) Bên cạnh bữa ăn bán trú ở trường học thì bữa ăn ở nhà do các bậc phụ huynh chế biến có vai trò rất quan trọng tác động đến tình trạng dinh dưỡng của con Kết quả của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Tâm (2009) ở trẻ tại xã

Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp [26]

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số bữa ăn trong ngày và thường xuyên ăn sáng với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh (p < 0,05) Nhóm học sinh có thói quen ăn dưới 3 bữa và không thường xuyên ăn sáng có tỷ lệ suy dinh dưỡng (24,3% và 27,8%) cao hơn nhóm học sinh ăn từ 3 bữa trở lên và thường xuyên ăn sáng (16,7% và 17,1%) Tuy nhiên không có mối liên quan giữa thói quen ăn kiêng của học sinh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh (p > 0,05) (bảng 3.17) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Tuhinur Rahman Chowdhury, Sayan Chakrabarty và Cộng sự (2022) ở học sinh Bangladesh cũng cho [65] Trẻ ăn thiếu số bữa ăn trong một ngày và đặc biệt là không ăn sáng thường xuyên là yếu tố nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng Bữa sáng có vai trò quan trọng nhất trong 3 bữa chính Sau một giấc ngủ dài, dạ dày trống rỗng, cần được bù đắp lại năng lượng và các chất dinh dưỡng Nếu kéo dài tình trạng ăn thiếu bữa và không ăn bữa sáng có thể dẫn đến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng và phải huy động nguồn dinh dưỡng dự trữ, lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng

Tóm lại, suy dinh dưỡng ở lứa tuổi tiểu học có ảnh hưởng đến giai đoạn trưởng thành, cơ bắp kém phát triển dẫn đến hạn chế khả năng vận động và giảm mật độ xương sau này

4.2.2 Một số mối liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.21 cho thấy: Có mối liên quan giữa trình độ học vấn của phụ huynh với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh (p < 0,05) Nhóm học sinh của phụ huynh có trình độ dưới THPT trở xuống có tỷ lệ thừa cân, béo phì (28,1%) cao hơn nhóm học sinh của phụ huynh có trình độ học vấn từ THPT trở lên (19,7%) Trình độ học vấn và kiến thức, thực hành dinh dưỡng hợp lý có liên quan mật thiết và ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Có mối liên quan giữa yếu tố gia đình với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh (p < 0,01) trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi Nhóm học sinh của gia đình có người bị thừa cân, béo phì có tỷ lệ thừa cân, béo phì (38,6%) cao hơn nhiều so với nhóm học sinh của gia đình không có người bị thừa cân, béo phì (18,5%) (bảng 3.21) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của Vương Thuận An, Mai Thuỳ Linh và Cộng sự (2010) trên trẻ từ 6 - 11 tuổi ở tỉnh Tây Ninh: có ý nghĩa thống kê giữa TC, BP của trẻ và tình trạng TC, BP của bố với p = 0,03 và OR = 1,7; 95%CI (1,02 - 2,87) [1] và cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Dương Thị Thu Thủy (2013) tại huyện An Dương, Hải Phòng ở học sinh 6 - 11 tuổi: nguy cơ thừa cân ở trẻ có bố bị thừa cân tăng cao gấp 1,37 lần (0,82 - 2,27) so với những nhóm trẻ mà bố không thừa cân, nguy cơ thừa cân tăng cao 2,98 lần (1,91 - 4,67) ở trẻ có mẹ bị thừa cân so với nhóm trẻ mà mẹ không thừa cân (p < 0,001) Nguy cơ thừa cân ở trẻ có anh, chị, em bị thừa cân cao gấp 2,35 lần (1,47 - 3,77), p < 0,001 [29] Nghiên cứu của Trần Thị Xuân Ngọc (2012) cũng nhận thấy rằng: Nếu trẻ có bố bị thừa cân, béo phì thì nguy cơ ở trẻ bị thừa cân, béo phì gấp 2,9 lần, còn mẹ bị thừa cân, béo phì thì nguy cơ ở trẻ bị thừa cân, bèo phì gấp 24,8 lần [23]

Có mối liên quan giữa hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh (p < 0,05) trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi Nhóm trẻ sống trong gia đình nghèo, cận nghèo có tỷ lệ suy dinh dưỡng (23,8%) cao hơn nhóm trẻ sống trong gia đình có mức sống trung bình trở lên (17,2%) (bảng 3.23) Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Xuân Ngọc (2012) về mối liên quan giữa thu nhập và mức chi ăn uống với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh, mức thu nhập > 1.200.000đ/người/tháng ở nhóm thừa cân, béo phì là 25,2% cao hơn nhóm chứng 23,8% (p > 0,05), mức chi ăn uống

Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nhóm người có mức thu nhập thấp thường thấp hơn do nguồn cung cấp thực phẩm hạn chế và lao động chân tay thường xuyên Ngược lại, những gia đình có mức thu nhập cao có khả năng chi tiêu cho ăn uống cao hơn và dễ tiếp cận với thực phẩm giàu dinh dưỡng, dẫn đến nguy cơ thừa cân, béo phì cao hơn ở trẻ em Mô hình này phù hợp với các nền kinh tế nước nghèo và đang phát triển, nơi thừa cân, béo phì thường phổ biến ở tầng lớp giàu có vì có quan niệm "béo" là biểu tượng của sự giàu có và sung túc.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.24 cho thấy: Có mối liên quan giữa thực hành phòng chống thừa cân, béo phì với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh (p < 0,05) Nhóm học sinh của phụ huynh thực hành không tốt có tỷ lệ thừa cân, béo phì (27,5%) cao hơn nhóm học sinh của phụ huynh thực hành tốt (19,2%) Kiến thức, thực hành của người nuôi dưỡng trẻ ảnh hưởng nhiều đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ Bữa ăn của trẻ được chế biến dư thừa các chất dinh dưỡng đặc biệt là lipid là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ Dinh dưỡng với chế độ ăn chủ yếu dựa vào lương thực, rau củ chuyển sang một chế độ ăn nhiều thịt, mỡ, đường, thức ăn chế biến công nghiệp được gọi là “chế độ ăn phương Tây hóa” Bữa ăn và nếp sống dân tộc truyền thống đang bị cạnh tranh bởi cách ăn và lối sống đô thị hóa, sự phân cực giàu nghèo trong xã hội gia tăng

Có mối liên quan giữa thói quen ăn đêm với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh (p < 0,05) trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi Nhóm học sinh có thói quen ăn đêm (sau 21 giờ) có tỷ lệ thừa cân, béo phì (28,3%) cao hơn nhóm học sinh ăn từ 1 đến 3 bữa và không có thói quen ăn đêm (20,5%) (bảng 3.25) Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thắm, Lê Trần Tuấn Anh và Cộng sự (2021) ở học sinh tại Hải Phòng cũng cho thấy: học sinh có thói quen ăn muộn có nguy cơ bị TC, BP cao hơn nhóm học sinh không có thói quen này với OR = 1,36; 95%CI (1,00 - 1,84); p < 0,05 [3] Với các bữa ăn quá muộn sẽ dẫn đến các nguy cơ không tốt cho sức khỏe, trong đó có tăng nguy cơ thừa cân, béo phì [67]

Ngày đăng: 01/06/2024, 14:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vương Thuận An, Mai Thuỳ Linh, Nguyễn Thị Bích Hồng và Cộng sự (2010), "Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ lứa tuổi từ 6 - 11 tại trường tiểu học Kim Đồng thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh năm 2009", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(2), tr. 306 - 311 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ lứa tuổi từ 6 - 11 tại trường tiểu học Kim Đồng thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh năm 2009
Tác giả: Vương Thuận An, Mai Thuỳ Linh, Nguyễn Thị Bích Hồng và Cộng sự
Năm: 2010
2. Lê Thị Ngọc Anh, Phạm Huy Tuấn Kiệt (2022), "Thực trạng và kiến thức về thừa cân, béo phì của học sinh lớp 5 trường tiểu học Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương năm 2021", Tạp chí Y học Việt Nam, tập 517 - tháng 8, số 1, tr. 224 - 228 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và kiến thức về thừa cân, béo phì của học sinh lớp 5 trường tiểu học Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương năm 2021
Tác giả: Lê Thị Ngọc Anh, Phạm Huy Tuấn Kiệt
Năm: 2022
3. Lê Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Đức Dương, Nguyễn Quang Hùng (2021), “Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi và một số yếu tố liên quan ở một số trường trung học phổ thông tại Hải Phòng năm 2019”, Tạp chí Y học dự phòng, tập 31, số 1, tr. 66 - 71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi và một số yếu tố liên quan ở một số trường trung học phổ thông tại Hải Phòng năm 2019”, "Tạp chí Y học dự phòng
Tác giả: Lê Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Đức Dương, Nguyễn Quang Hùng
Năm: 2021
4. Lại Thế Việt Anh (2013), “Tình trạng dinh dưỡng và kiến thức, thực hành dinh dưỡng ở học sinh 10 - 14 tuổi tại hai trường trung học cơ sở và ngoại thành Hà Nội năm 2011”, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng dinh dưỡng và kiến thức, thực hành dinh dưỡng ở học sinh 10 - 14 tuổi tại hai trường trung học cơ sở và ngoại thành Hà Nội năm 2011”, "Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y khoa
Tác giả: Lại Thế Việt Anh
Năm: 2013
5. Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn vệ sinh thực phẩm - Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên (2020), Giáo trình Dinh dưỡng - An toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học tr. 47 - 49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà xuất bản Y học
Tác giả: Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn vệ sinh thực phẩm - Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học" tr. 47 - 49
Năm: 2020
6. Nguyễn Nhật Cảm, Nguyễn Thị Thi Thơ, Nguyễn Thị Kiều Anh (2017), “Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm và một số yếu tố liên quan của học sinh từ 11 - 17 tuổi tại thành phố Hà Nội”, Tạp chí Y học dự phòng, tập 27, số 7, tr.120 - 129 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm và một số yếu tố liên quan của học sinh từ 11 - 17 tuổi tại thành phố Hà Nội”, "Tạp chí Y học dự phòng
Tác giả: Nguyễn Nhật Cảm, Nguyễn Thị Thi Thơ, Nguyễn Thị Kiều Anh
Năm: 2017
7. Nguyễn Công Danh, Phạm Văn Phú (2020), “Tình trạng dinh dưỡng ở học sinh tiểu học tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019”, Tạp chí Y học Cộng Đồng”, tập 58, số 5, tr. 142 - 148 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng dinh dưỡng ở học sinh tiểu học tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019”, "Tạp chí Y học Cộng Đồng”
Tác giả: Nguyễn Công Danh, Phạm Văn Phú
Năm: 2020
8. Đỗ Ngọc Diệp và Nguyễn Trí Dũng (2011), "Thừa cân, béo phì và một số đặc điểm dịch tễ học ở học sinh tiểu học tại quận 10 TPHCM năm 2008 - 2009", Thời sự Y học, số 67, tr. 3 - 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thừa cân, béo phì và một số đặc điểm dịch tễ học ở học sinh tiểu học tại quận 10 TPHCM năm 2008 - 2009
Tác giả: Đỗ Ngọc Diệp và Nguyễn Trí Dũng
Năm: 2011
9. Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Thị Hiền (2017), “Suy dinh dưỡng ở trẻ tiểu học và các yếu tố liên quan tại một số xã của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”, Tạp chí Y học dự phòng, tập 27, số 7, tr. 50 - 57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy dinh dưỡng ở trẻ tiểu học và các yếu tố liên quan tại một số xã của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”, "Tạp chí Y học dự phòng
Tác giả: Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Thị Hiền
Năm: 2017
10. Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Lân (2008), "Tình trạng béo phì ở học sinh tiểu học 9 - 11 tuổi và các yếu tố liên quan tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 4, số 1, tr. 39 - 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng béo phì ở học sinh tiểu học 9 - 11 tuổi và các yếu tố liên quan tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Lân
Năm: 2008
11. Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Lân (2010), “Tình trạng dinh dưỡng học sinh tiểu học tại các xã miền núi, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, số 4, tr. 108 - 114 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng dinh dưỡng học sinh tiểu học tại các xã miền núi, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”, "Tạp chí Nghiên cứu Y học
Tác giả: Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Lân
Năm: 2010
12. Trương Thị Thùy Dương, Trần Thị Hồng Vân, Trần Thị Huyền Trang, Hà Thị Huân (2017), “Thực trạng suy dinh dưỡng ở học sinh hai trường tiểu học và một số yếu tố liên quan tại thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành (1065), số 12, tr. 5 - 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng suy dinh dưỡng ở học sinh hai trường tiểu học và một số yếu tố liên quan tại thành phố Thái Nguyên”, "Tạp chí Y học thực hành (1065)
Tác giả: Trương Thị Thùy Dương, Trần Thị Hồng Vân, Trần Thị Huyền Trang, Hà Thị Huân
Năm: 2017
13. Đinh Đạo (2014), "Nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống SDD trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam", Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế, tr. 111 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống SDD trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam
Tác giả: Đinh Đạo
Năm: 2014
14. Đỗ Thị Phương Hà, Lê Bạch Mai, và Nguyễn Thị Lâm (2009), “Mối liên quan giữa chỉ tiêu nhân trắc với tình trạng tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa ở trẻ 8 - 10 tuổi tại Hà Nội”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 5(3 + 4), tr. 62 - 72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối liên quan giữa chỉ tiêu nhân trắc với tình trạng tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa ở trẻ 8 - 10 tuổi tại Hà Nội”, "Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm
Tác giả: Đỗ Thị Phương Hà, Lê Bạch Mai, và Nguyễn Thị Lâm
Năm: 2009
15. Lê Thị Hải, Nguyễn Thị Lâm và Cộng sự (2002), “Theo dõi tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ thừa cân - béo phì ở Hà Nội”, Hội nghị khoa học thừa cân và béo phì với sức khoẻ cộng đồng, tr. 188 - 203 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theo dõi tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ thừa cân - béo phì ở Hà Nội”," Hội nghị khoa học thừa cân và béo phì với sức khoẻ cộng đồng
Tác giả: Lê Thị Hải, Nguyễn Thị Lâm và Cộng sự
Năm: 2002
17. Tăng Kim Hồng và Li Ming (2010), "Đánh giá thừa cân béo phì ở trẻ em và vị thành niên Châu Á sử dụng điểm cắt BMI của IOTF có thích hợp", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 16 số 2, tr. 278 - 282 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thừa cân béo phì ở trẻ em và vị thành niên Châu Á sử dụng điểm cắt BMI của IOTF có thích hợp
Tác giả: Tăng Kim Hồng và Li Ming
Năm: 2010
18. Tăng Kim Hồng (2012), "So sánh tỉ lệ thừa cân béo phì đánh giá bằng chuẩn BMI theo tuổi của WHO và điểm cắt BMI theo IOEF", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 16(1), tr. 155 - 160 Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh tỉ lệ thừa cân béo phì đánh giá bằng chuẩn BMI theo tuổi của WHO và điểm cắt BMI theo IOEF
Tác giả: Tăng Kim Hồng
Năm: 2012
19. Trần Thị Lan (2013), "Hiệu quả của bổ sung đa vi chất và tẩy giun trên trẻ 12 - 36 tháng tuổi SDD thấp còi dân tộc Vân Kiều và Pakoh huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị", Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả của bổ sung đa vi chất và tẩy giun trên trẻ 12 - 36 tháng tuổi SDD thấp còi dân tộc Vân Kiều và Pakoh huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
Tác giả: Trần Thị Lan
Năm: 2013
21. Phan Thị Bích Ngọc, Đinh Thanh Huề, Hoàng Trọng Sĩ (2010), “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học thành phố Huế”, Tạp chí Y học thực hành, tập 656, số 4, tr. 46 - 50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học thành phố Huế”, "Tạp chí Y học thực hành
Tác giả: Phan Thị Bích Ngọc, Đinh Thanh Huề, Hoàng Trọng Sĩ
Năm: 2010
22. Đinh Quỳnh Ngọc, Trương Thị Thùy Dung, Trần Quốc Cường (2019), “Tình trạng dinh dưỡng và mối liên quan với tần suất sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh.23(2), tr. 177 - 183 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng dinh dưỡng và mối liên quan với tần suất sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa”," Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. "23(2
Tác giả: Đinh Quỳnh Ngọc, Trương Thị Thùy Dung, Trần Quốc Cường
Năm: 2019

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học dựa theo - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 1.1. Chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học dựa theo (Trang 18)
Bảng 3.1. Thông tin chung của học sinh hai trường tiểu học tại huyện - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.1. Thông tin chung của học sinh hai trường tiểu học tại huyện (Trang 43)
Bảng 3.2. Thông tin chung của học sinh hai trường tiểu học tại huyện - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.2. Thông tin chung của học sinh hai trường tiểu học tại huyện (Trang 44)
Bảng 3.3. Thông tin chung của phụ huynh học sinh hai trường - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.3. Thông tin chung của phụ huynh học sinh hai trường (Trang 45)
Bảng 3.4. Cân nặng trung bình của học sinh hai trường tiểu học tại huyện - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.4. Cân nặng trung bình của học sinh hai trường tiểu học tại huyện (Trang 46)
Bảng 3.6. Chỉ số BMI trung bình của học sinh hai trường tiểu học tại - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.6. Chỉ số BMI trung bình của học sinh hai trường tiểu học tại (Trang 47)
Bảng 3.7. Thực trạng suy dinh dưỡng của học sinh trường tiểu học thị trấn - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.7. Thực trạng suy dinh dưỡng của học sinh trường tiểu học thị trấn (Trang 48)
Bảng 3.8. Thực trạng suy dinh dưỡng của học sinh trường tiểu học Đàm Thủy, - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.8. Thực trạng suy dinh dưỡng của học sinh trường tiểu học Đàm Thủy, (Trang 49)
Bảng 3.9. Thực trạng thừa cân, béo phì của học sinh trường tiểu học - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.9. Thực trạng thừa cân, béo phì của học sinh trường tiểu học (Trang 50)
Bảng 3.10. Thực trạng thừa cân, béo phì của học sinh trường tiểu học Đàm Thủy - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.10. Thực trạng thừa cân, béo phì của học sinh trường tiểu học Đàm Thủy (Trang 51)
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa giới của học sinh với tình trạng - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa giới của học sinh với tình trạng (Trang 52)
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa cân nặng khi sinh, số con trong gia đình và  thứ tự sinh của học sinh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa cân nặng khi sinh, số con trong gia đình và thứ tự sinh của học sinh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh (Trang 53)
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp của người - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp của người (Trang 54)
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tuổi của phụ huynh với tình trạng - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tuổi của phụ huynh với tình trạng (Trang 54)
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình với tình trạng - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình với tình trạng (Trang 55)
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành của phụ huynh về  phòng chống suy dinh dưỡng với tình trạng suy dinh dưỡng ở học sinh - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành của phụ huynh về phòng chống suy dinh dưỡng với tình trạng suy dinh dưỡng ở học sinh (Trang 56)
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa số bữa ăn, tần suất ăn sáng và thói quen - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa số bữa ăn, tần suất ăn sáng và thói quen (Trang 57)
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa cân nặng khi sinh, số con trong gia đình và  thứ tự sinh của học sinh với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa cân nặng khi sinh, số con trong gia đình và thứ tự sinh của học sinh với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh (Trang 58)
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa giới của học sinh với tình trạng - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa giới của học sinh với tình trạng (Trang 58)
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tuổi của phụ huynh với tình trạng - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tuổi của phụ huynh với tình trạng (Trang 59)
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và nghề nghiệp của   phụ huynh với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và nghề nghiệp của phụ huynh với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh (Trang 60)
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa yếu tố gia đình có người bị thừa cân, béo phì - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa yếu tố gia đình có người bị thừa cân, béo phì (Trang 61)
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình và - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình và (Trang 61)
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành của phụ huynh về  phòng chống thừa cân, béo phì với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành của phụ huynh về phòng chống thừa cân, béo phì với tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh (Trang 62)
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa số bữa ăn và thói quen ăn đêm với - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa số bữa ăn và thói quen ăn đêm với (Trang 63)
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống với tình trạng - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống với tình trạng (Trang 64)
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tần suất hoạt động thể lực và thời gian - thực trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường tiểu học tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tần suất hoạt động thể lực và thời gian (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w