1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quốc tế

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái quát các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản
Thể loại Bài giảng
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 35,91 KB

Nội dung

Chúc bạn thi tốt Chúc bạn thi tốt Chúc bạn thi tốt Chúc bạn thi tốt Chúc bạn thi tốt Chúc bạn thi tốt Chúc bạn thi tốt Chúc bạn thi tốt Chúc bạn thi tốt

Trang 1

1, Khái quát các cuộc khủng hoảng kinh tế TG và điều chỉnh của CNTB

1929-1933

Nguyên nhân

Sản xuất hàng hóa tăng lên nhanh chóng mâu thuẫn với sức mua của người dân giảm làm cung lớn hơn cầu dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, đình trệ sản xuất

Bắt đầu tháng 10/1929 thị trường chứng khoán tài chính tan vỡ nổ ra đầu tiên ở Mĩ, đi vào lịch sử Mĩ và các nước TBCN với cái tên “Ngày thứ năm đen tối”

Diễn biến

Đây là cuộc khủng hoảng mà thoạt đầu chỉ ở các nước đế quốc, sau đó nhanh chóng lan khắp thế giới vì các đế quốc đều có thuộc địa khắp nơi Các nước khác nhau, mức độ, thời gian khủng hoảng cũng không giống nhau

Nhân dân lđộng phải chịu gánh nặng của khủng hoảng Công nhân, viên chức thất nghiệp hàng loạt; nông dân nghèo đói, bần cùng Số còn lại bị giới chủ tăng ngày làm và bị giảm lương Hàng ngàn cuộc biểu tình tuần hành diến ra khắp nơi

Điều chỉnh của CNTB

Để đối phó lại cuộc khủng hoảng và đàn áp phong trào CM, chính phủ các nước tư bản lớn

có những chính sách khôi phục về kinh tế, điều chỉnh về chính trị, xã hội Lịch sử của TBCN chuyển dần sang trang mới-thời kì CNTB lũng đoạn Nhà nước

Các nước Anh, Pháp, Mĩ, vì có thuộc địa, thị trường Có thể thoát ra cuộc khủng hoảng bằng cải cách kinh tế-xã hội một cách ôn hòa, đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất, chủ trương duy trì chế độ đại nghị tư sản Cải cách ở các nước này theo hướng nâng cao vai trò của nhà nước và nhà nước kết hợp chặt chẽ với các công ty tư bản để chi phối tất cả đời sống kinh tế xã hội của đất nước Chính sách đối ngoại, chủ trương giữ nguyên hiện trạng của trật tự thế giới theo hệ thống VO

Các nước Đức, Ý, Nhật, bất mãn với hệ thống VO, vì không có hoặc có rất ít thuộc địa, thị trường bị thu hẹp, phải tìm lối thoát bằng các khác với hình thức thống trị mới Đối nội, phát xít hóa chính quyền, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ tối thiểu, tập trung cao độ quyền lực về tay cá nhân (Hítle, Nhật hoàng, Mutxolini), chuyển các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước theo hướng chuẩn bị chiến tranh, tổng động viên và huấn luyện quân sự cho toàn dân Đối ngoại, tiến hành chuẩn bị chiến tranh, nhằm phân chia lại thế giới có lợi cho mình “Trục”

Trang 2

phát xít Béclin-Tokyo (sau bổ sung Roma) ra đời Tuy nhiên, lúc đầu để che đậy cho mục đích của mình, các nước này đưa ra chiêu bài chống cách mạng thế giới bằng cách kí Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản

1973

Cuộc khủng hoảng năng lượng TG bùng phát vào nửa đầu thập niên 70 thế kỉ 20, được đánh dấu bằng sự kiện các nước xuất khẩu dầu mỏ trong tổ chức OPEC đồng loạt tăng giá

Cuộc khủng hoảng không dừng lại mà còn lan sang toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến cả lĩnh vực chính trị, xã hội và mang tính thế giới Khủng hoảng bắt đầu từ nước Anh, mở rộng sang Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản và nhiều nước khác

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, hầu hết các nước tư bản đã thực hiện những điều chỉnh lớn, tìm kiếm những hình thức thích nghi mới, đi vào cải tổ cơ cấu nền kinh tế, đẩy mạnh các cuộc CM KH-KT, áp dựng những thành tựu mới vào trong sản xuất và kinh doanh trên quy mô toàn hệ thống Giới lãnh đạo các nứic tư bản tìm cách thích nghi về chính trị-xã hội trước những biến đối của tình hình thế giới, đáp ứng phần nào những đòi hỏi của người lao động

Từ khủng hoảng năng lượng và các cuộc khủng hoảng khác đã tạo ra trấn động chính trị-xã hội thành một cuộc khủng hoảng mang tính thế giới, đặt ra những vấn đề mà thế giới cần phải giải quyết như bùng nổ dân số, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh thế kỉ, đặt ra yêu cầu phải đổi mới để thích nghi trước xu hướng quốc tế hóa

2, Các mô hình của CNTB và đặc điểm CNTB hiện đại

Lịch sử phát triển của CNTB cho thấy, hoàn toàn không có CNTB chung chung, trừu tượng

mà trên thực tế đã tồn tại những mô hình phát triển khác nhau Nhà nghiên cứu người Đức Konrad Seitz cho rằng, có 3 loại hình CNTB khác nhau, đó là CNTB Anh-Mĩ, CNTB Đức-châu Âu lục địa và CNTB Nhật-Đông Á Ba mô hình phát triển này có những đặc trưng riệng biệt, cụ thể như sau:

1 CNTB Anh-Mĩ (CNTB Anglo-Saxon)

CNTB Anglo-Saxon, hay còn gọi là “mô hình kinh tế thị trường tự do phi điều tiết”, được TT

Mĩ R.Reagan và Thủ tướng Anh M.Thatcher đề xướng và ủng hộ of thập nên 80 của TK 20

Trang 3

Chính phủ cả hai nước này đều đẩy lùi sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, quay lại với lý thuyết nhà nước chỉ nên là tối thiểu, để cho thị trường tự do được hoạt động tối đa theo

sự dẫn dắt của “bàn tay vô hình” theo Adam Smith đưa ra từ năm 1776

Mô hình này là động lực chủ yếu để Mĩ vươn lên chiếm vị trí cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới chỉ sau khoảng 8 thập niên kể từ khi nước Mĩ thành lập năm 1776 Đề cao “sự thần

kỳ và sức mạnh toàn năng” của hệ thống thị trường tự do phi điều tiết, nhiều người Mĩ tin rằng với việc áp dụng triệt để và thực dụng hệ thống này, nước Mĩ đã và sẽ vượt lên trước tất

cả các nước khác trên con đường tiến tới thế giới mới

Thực tế lại cho thấy, mô hình CNTB Anh-Mĩ có những điểm yếu tai hại, trong đó phải kể đến tinhd trạng bất bình đẳng ngày càng ra tăng, nợ nước ngoài ngày càng lớn CNTB tự do tạo nên nền kinh tế theo kiểu “Winner-take-all” (kẻ chiến thắng chiếm đoạt tất cả mọi thứ),

đó chính là nguyên nhân dẫn tới khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn trong xã hội

Đến 2008 khủng hoảng tài chính kinh tế bao trùm, đã làm tiêu tan quan điểm kinh tế thị trường tự doTBCN là phương thức tốt nhất cho các quan hệ quốc tế Để cứu vãn sự sụp đổ của thị trường tài chính, chính phủ các nước Mĩ, Anh đã phải thực hiện những biện pháp can thiệp khẩn cấp, thậm trí chính phủ Mĩ phải thực hiện kế hoạch khẩn cấp tri giá 700 tỷ USD cứu trợ hàng loạt ngân hàng và các hãng bảo hiểm lớn

2 CNTB Đức-Châu Âu lục địa

CNTB Đức-châu Âu lục địa là mô hình “kinh tế thị trường xã hội”, được Ludwig Erhard đề xướng 1949

Vai trò của Nhà nước ở đây được hiểu là nhà nước xã hội bảo trợ giúp nhưngc người thua thiệt trong quá trình thị trường hóa bằng một mạng lưới xã hội, đồng thời ngăn chặn tầng lớp người nghèo, bị gạt ra ngoài lề xã hội trong cuộc cạnh tranh tự do

CNTB Đức-châu Âu lục địa đòi hỏi kết hợp tự do cá nhân với nghĩa vụ xã hội, khuyến khích cạnh tranh nhưng chú trọng sự hài hòa lợi ích các tập đoàn theo đuổi lợi nhuận nhưng vẫn có trách nhiệm cung cấp bảo hiểm cho công nhân

Theo đánh giá của nhà nghiên cứu Konrad Seitz, bên trong mô hình này, nhà nước và các nhóm xã hội vẫn tỏ ra không có năng lực để tiến hành một cuộc cải cách triệt để, đặc biệt trong vấn đề phúc lợi xã hội

Nhiều năm nay, Đức, Pháp, Ý và các nước Tây Bắc Âu khác Những giải pháp về cắt giảm phúc lợi để giảm bớt gánh nặng cho người đóng thuế được đưa ra bàn thảo nhưng chưa được

Trang 4

thực thi Chính sự đảm bảo thái quá cho việc làm và người lao động đã làm suy giảm động

cơ làm việc, đẩy nạn làm chui, trốn thuế ra tăng, một số người thu nhập cao phải di chuyển đến những nước có mức thuế thấp hơn

3 CNTB Nhật-Đông Á

CNTB Nhật-Đông Á là mô hình “kinh tế thị trường TBCN theo định hướng hành chính” Có gốc rễ từ thời Minh Trị (năm 1868), do nhà nước thành lập-có vai trò chi phối rất mạnh đối với nền kinh tế Mang đậm truyền thống phương Đông, đồng thời kế thừa kinh nghiệm phát triển kinh tế hiện đại của phương Tây

Trong cơ chế quản lý, bên cạnh sự khống chế của giám đốc cấp cao, trong nội bộ doanh nghiệp hình thành “khối cùng chung vận mệnh”, thực hiện chế độ thuê mướn nhân công trọn đời, chế độ thứ bậc thâm niên và chế độ công đoàn doanh nghiệp Làm các nhà quản lý cũng như người lao động đều coi sự phát triển của công ty, doanh nghiệp là sự nghiệm chung và cùng nhau hợp tác vì sự nghiệp đó

Có những nét tương đồng với mô hình kinh tế thị trường xã hội Đức-châu Âu lục địa, tạo ra việc làm và tạo dựng xã hội trung lưu bình đẳng Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản không thực hiện phúc lợi xã hội rộng rãi mà thực hiện biện pháp hành chính, để khuyến khích hợp tác và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Đồng thời, bảo hộ và nâng đỡ các doanh nghiệp, nhằm đưa nền kinh tế đạt tới mục tiêu chiến lược nhất định

Với mô hình phát triển dựa vào Nhà nước Nhật Bản phải đối mặt với nhiều thách thức đặc biệt từ 1990 trở đi Việc dựa quá nhiều vào các biện pháp mang tính quản lý, sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh đã làm hạn chế chức năng thị trường, cản trở sự phát triển của các khu vực dịch vụ và giới hạn việc tiến hành những đổi mới cơ bản

Những mô hình kinh tế TBCN nêu trên đều được hình thành và phát triển trong điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể và gắn với những đặc điểm lịch sử của từng quốc gia-dân tộc, từng khu vực Cả 3 mô hình đều có ưu điểm và hạn chế riêng, từng là nền tảng và động lực phát triển trong nhiều thập niên của những nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới Tuy nhiên, cùng thời gian, những trải nghiệm trong lịch sử cho thấy, việc tìm kiếm 1 mô hình phát triển tối ưu trong thời kỳ mới của xã hội thông tin và toàn cầu hóa vẫn là vấn đề đặt ra cho CNTB nói chung

Trang 5

3, Sự hình thành trật tự 2 cực Ianta, VO Nhận xét, so sánh Nguyên nhân sụp đổ trật

tự 2 cực Ianta

1 Sự hình thành trật tự V-O

Hệ thống Hòa ước Vecxai (1919-1920)

Hai tháng sau khi chiến tranh kết thúc, ngày 18/1/1919 các nước thắng trận đã họp Hội nghị hoà bình tại Vécxai Tham dự Hội nghị có đại biểu hơn 1000 đại biểu Năm cường quốc tham gia điều khiển hội nghị là Mĩ, Anh, Pháp, Ý và Nhật Bản, nhưng nắm quyền quyết định

là Mĩ, Anh và Pháp Nước Nga Xô viết không được mời tham dự Hội nghị

Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh các cường quốc đều có những ý đồ và tham vọng khác nhau trong việc phân chia thiết lập thế giới Pháp mong muốn bá chủ châu Âu, Anh lại muốn

đè bẹp Đức, Nhật Bản muốn củng cố địa vị ở TQ, Mĩ một bá chủ tài chính muốn chi phối thế giới, Ý lại muốn tăng cường xuống Ban căng

Sau nửa năm tranh cãi với 3 lần có nguy cơ tan vỡ, Hội nghị Vécxai được kí kết với 15 phần, gồm 432 điều Phần 1 gồm 26 điều nói về HQL, các phần còn lại nói về Hòa ước kí với Đức

và các nước chiến bại khác

Sự thành lập HQL

Mục đích HQL “khuyến khích sự hợp tác quốc tế, thực hiện nền hòa bình và an ninh thế giới”

Ngày 10-1-1920, HQL chính thức thành lập với 44 nước kí vào công ước sáng lập HQL gồm 3 tổ chức chính là Đại Hội đồng, Hội đồng Thường trực, Ban thư kí thường trực và các

cơ quan chuyên môn khác

Tích cực: Đây là tổ chức chính trị quốc tế đầu tiên chứng tỏ bước phát triển mới của QHQT (dù chỉ trên danh nghĩa)

Tiêu cực: Đây là tổ chức của các nước ĐQ chứ không phải tất cả các dân tộc trên thế giới (công cụ xâm chiếm thuộc địa, phân chia thế giới của các nước ĐQ), không ngăn ngừa được chiến tranh, không giải phóng được các dân tộc, những biện pháp trừng phạt chỉ mang tính hình thức không thực tế

Hòa ước Vécxai với Đức

Được kí kết ngày 28-6-1919, văn kiện quan trọng nhất của hệ thống Hòa ước Vécxai, quyết định số phận của nước Đức

Trang 6

- Đức phải trả cho Pháp 2 tỉnh Andat và Lôren; đồng thời cắt các phần đất cho Bỉ, Ba Lan, Đan Mạch,

- Các thuộc địa của Đức trở thành đất ủy trị của HQL

- Đức bị hạn chế vũ trang đến mức thấp nhất chỉ được giữ lại 100.000 bộ binh với vũ khí thông thường, không có không quân, không có hạm đội tàu ngầm và thiết giáp hạm

- Bồi thường chiến phí tới 132 tỉ Mác vàng Với Hòa ước này, Đức mất 1/8 đất đai, gần 1/12 dân số, 1/3 mỏ sắt, 1/3 sản lượng thép, 2/5 sản lượng gang và 1/7 diện tích trồng trọt Toàn bộ gánh nặng của đè lên vai nhân dân Đức

Các Hòa ước khác

Cùng Hòa ước Vécxai kí với Đức, những Hòa ước khác cũng lần lượt kí kết với các nước bại trận trong hai năm 1919-1920

- Hòa ước Xanh Giécmanh kí với Áo (10-9-1919)

- Hòa ước Trianông kí với Hunggari (4-6-1920)

- Hòa ước Nơiy kí với Bungari (27-11-1919)

- Hòa ước Xevrơ kí với Thổ Nhĩ Kì (11-8-1920)

Hệ thống Hiệp ước Oasinhton (1921-1922)

Mỹ không thỏa mãn với Hòa ước Vécxai, mâu thuẫn với các nước lớn Chính vì vậy, gần 2 năm sau ngày 25-8-1921 Mĩ đã kí Hòa ước riêng rẽ với Đức Đồng thời đưa ra “sáng kiến” triệu tâp hội nghị quốc tế ở Oasinhton để giải quyết vấn đề ở Viễn Đông-Thái Bình Dương Ngày 12-11-1921, Hội nghị O được khai mạc với sự tham gia của 9 nước: Anh, Pháp, Mĩ, Ý, Nhật, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha và TQ Nước Nga Xô viết không được mời tham dự Quyền lãnh đạo nằm trong tay Anh, Pháp, Mĩ, Nhật nhưng quyền quyết định thuộc về Mĩ

Những Nghị quyết quan trọng của Hội nghị thể hiện trong 3 Hiệp ước:

Hiệp ước 4 nước-“Hiệp ước không xâm lược ở Thái Bình Dương” kí 13-12-1921 và có giá trị 10 năm Các bên “tôn trọng quyền của nhau về các đảo ở vùng Thái Bình Dương” thực tế

là cùng nhau bảo vệ thuộc địa ở khu vực rộng lớn này

Hiệp ước 9 nước, kí 6-2-1922 công nhận nguyên tắc “hoàn chỉnh về lãnh thổ và tôn trọng chủ quyền TQ”, nêu ra nguyên tắc “mở cửa” và “khả năng đồng đều” cho các nước trong hoạt động thương mại và công nghiệp trên toàn lãnh thổ TQ

Trang 7

Hiệp ước 5 nước, kí ngày 6-2-1922 “Hiệp ước hạn chế vũ khí hải quân” quy định trọng tải tàu chiến của các nước ở khu vực TBD theo tỷ lệ: Mĩ và Anh bằng nhau 525.000 tấn, Nhật 315.000 tấn, Pháp và Ý bằng nhau 175.000 tấn Quy định tỷ lệ 2 tàu chở máy bay và tàu dương hạm

Với hệ thống Hiệp ước O, Mĩ đã giải quyết quyền lợi của mình bằng cách thiết lập một khuôn khổ trật tự mới ở châu Á-Thái Bình Dương do Mĩ chi phối

Kết hợp Hòa ước Vécxai và các Hiệp ước Hội nghị O đã tạo nên Hệ Thống V-O Trật tự thế giới mới mà CNĐQ xác lập trong đó 3 cường quốc Anh, Pháp,Mĩ giành được nhiều ưu thế nhất và “7/10 dân cư thế giới trong tình trạng nô dịch” theo cách nói của Lênin Như vậy, sau CTTG I với những tổn thất nặng nề hòa bình đã lập lại trong một thế giới chứa đựng nhiều mâu thuẫn bất ổn

2 Sự hình thành trật tự 2 cực Ianta

Hội nghị Ianta và sự hình thành trật tự 2 cực Ianta

Năm 1945, LX tiến quân giải phóng Đông Âu bị Đức chiếm đóng Quân đội đồng minh

Anh-Mỹ đã giành được thắng lợi quan trọng trong mặt trận thứ 2 ở châu Âu và Châu Á-Thái Bình Dương Sự thất bại của CNPX chỉ còn là vấn đề thời gian

Từ ngày 4 đến 12-2-1945, tại thành phố Ianta đã diến ra Hội nghị Thượng đỉnh Tam cường Xô-Mỹ-Anh, với sự tham gia của Stalin, Rudoven, Sơcsin

ND Hội nghị

Đầu tiên về vấn đề của Đức:

- Đánh bại và tiêu diệt CNPX Đức

- Đức bị chiếm đóng và phân chia LX-Đông Đức, Mĩ-Anh-Pháp-Tây Đức

- Đức sẽ bị giải giáp vũ trang thủ tiêu bộ Tổng tham mưu, thủ tiêu công nghiệp chiến tranh, thủ tiêu các đảng phái và tổ chức phát xít

- Đức phải trả chiến phí chiến tranh theo thỏa thuận của Xô-Mĩ-Anh

Thứ hai về vấn đề Châu Âu

- Thông qua văn kiện tuyên ngôn giải phóng Châu Âu

- Thỏa thuận về phân chia ảnh hưởng ở Châu Âu Các nước Trung và Đông Âu thuộc về Liên Xô, Tây Âu và Nam Âu thuộc về Anh-Pháp-Mĩ, Áo và Phần Lan được ở thế trung lập

Trang 8

Thứ ba về vấn đề Châu Á

1- Duy trì nguyên trạng và công nhận nền độc lập của Mông Cổ

2- Trả lại LX những quyền lợi đã mất sau chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905)

3- Sau khi Nhật đầu hàng, quân đội Đồng Minh (chủ yếu là Mĩ) sẽ chiếm đóng Nhật Bản 4- Trung Quốc sẽ thu hồi lại Đài Loan, quần đảo Bành Hồ và Mãn Châu bị Nhật chiếm Quốc dân đảng và ĐCS sẽ tiến hành hiệp thương để thành lập Chính phủ liên hiệp LX và

Mĩ có quyền lợi ở Trung Quốc

5- Triều Tiên sẽ do quân đội LX và Mĩ kiểm soát ở phía Bắc và Nam vĩ tuyến 38, sau khi giải phóng sẽ là quốc gia độc lập thống nhất

6- Phần còn lại của Châu Á (ĐNA, TA, NA, ) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây

Những quyết định của Hội nghị Ianta về những vấn đề quan trọng nhất của thế giới sau chiến tranh trở thành nền tảng cơ sở cho việc thiết lập một trật tự thế giới mới, thường gọi là “Trật

tự 2 cực Ianta” Trật tự 2 cực phản ánh một hiện tượng mới của thế giới sau CT đó là sự cân bằng quyền lực giữa 2 nước lớn là LX và Mĩ trong QHQT

Hội nghị Xan Phranxico và thành lập UNO (25/4/1945)-câu 5

Hội nghị Pôtxđam giải quyết vấn đề các nước phát xít bại trận (17/7-2/8/1945)

Sau chiến tranh ở châu Âu kết thúc các thế lực phương Tây và LX đều tìm cách thiết lập ảnh hưởng của mình ở Đông Âu Sự đoàn kết trong chiến tranh nay đã trở thành sự nghi kị lẫn nhau Bất chấp sự nghi kị đó Hội nghị diễn ra từ 17-7 đến 2-8-1945 3 cường quốc thông qua các quyết định sau:

Vấn đề Đức

- Khẳng định lại những thỏa thuận tại Hội nghị Ianta

- Hội nghị xác định rõ tiền bồi thường của Đức sẽ được trích từ những vùng bị chiếm đóng bằng cách tịch thu các thiết bị công nghiệp và các nguồn đầu tư của Đức ở nước ngoài

- Vấn đề chiếm đóng LX ở phía đông, 3 nước Anh-Pháp-Mĩ phía tây

- Số phận của các nước đồng minh của Đức Xét xử tội phạm chiến tranh thông qua Tòa án Nuyrembe tổ chức trên 400 phiên họp kéo dài từ tháng 10 năm 1945 đến tháng 8-1946 Vấn đề Nhật Bản

- Phải đầu hàng đồng minh vô điều kiện

- Quân đồng minh chiếm đóng lãnh thổ Nhật Bản, quân đội sẽ bị giải giáp

Trang 9

- Dân chủ hóa nước Nhật, thủ tiêu hoàn toàn CNPX, giải tán các tập đoàn công nghiệp quân sự, xét xử tội phạm chiến tranh, bồi thường chiến phí,

Kí kết hòa ước với các nước bại trận khác (Ý, Bungari, Hunggari và Phần Lan), sau nhiều năm đấu tranh gay gắt, cuối cùng Hòa ước được kí kết tại Hội nghị hòa bình Pari ngày 10-2-1947

Như vậy, sau CTTG II, một trật tự thế giới mới đã hình thành theo khuôn khổ thỏa thuận Ianta với 2 cực, đứng đầu là LX và Mĩ Trật tự 2 cực được các cường quốc thắng trận thiết lập nhằm đảm bảo những lợi ích chính trị, kinh tế của mình

3 So sánh trật tự 2 cực và V-O

So sánh 2 trật tự: Trật tự 2 cực Ianta có điểm khác biệt cơ bản so với trật tự vécxai oasinhtơn là: Sự đối lập về hệ tư tưởng giữa 2 cực, 1 bên là LX nước xhcn lực lượng hậu thuẫn cho phong trào cmtg với 1 bên là M nước đứng đầu tg tư bản với vai trò hậu thuẫn cho các lực lượng phản cm và âm mưu vươn lên thống trị tg; trật tự 2 cực thể hiện sự tiến bộ và tích cực hơn so với hệ thống VO biểu hiện ở vai trò tính ưu việt của LHQ so với HQL trong việc giám sát duy trì hòa bình an ninh tg phát triển sự hợp tác mọi mặt của các QG, điều này thể hiện bước tiến mới của nhân loại sau cttg; sự phân chia khu vực ảnh hưởng trên tg trong trật

tự 2 cực chủ yếu là giữa 2 siêu cường M-LX mỗi nước tập hợp xung quanh mình các nước đồng minh lập thành 2 phe TBCN-XHXN

=>Lần đầu tiên trong lịch sử các trật tự QT TG phân đôi với 2 siêu cường hùng mạnh như thế

TG trong tật tự 2 cực vừa trong tình trạng đối đầu vừa hòa hoãn chung sống hòa bình vừa đấu tranh vừa hợp tác

4, Mâu thuẫn và xu thế quan hệ quốc tế về chiến tranh Lạnh

Mâu thuẫn

1 Mâu thuẫn giữa các nước lớn xung quanh việc thiết lập một trật tự TG mới

LX tan rã nhưng Liên bang Nga vẫn tiếp tục tồn tại với tiềm lực quân sự kế thừa và không phải là một cường quốc bại trận để chấp nhận trật tự thế giới mới do Mĩ áp đặt Các trung tâm kinh tế các cường quốc khu vực như Tây Âu, Nhật Bản, TQ, không ngừng lớn mạnh

và cố gắng tạo cho mình một vị thế đáng kể để chia sẻ quyền lực chi phối đời sống chính trị quốc tế

Trang 10

Với sự giải thể của LB Xô viết, Mĩ không còn đối thủ cạnh tranh và có mưu đồ thiết lập trật

tự thế giới một cực Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại đơn phương, chà đạp lên các nguyên tác của luật pháp quốc tế, coi thường tổ chức quốc tế, kể cả Liên hợp Quốc và chỉ lợi dụng các tổ chức này khi cần thiết vì lợi ích của Mĩ

Chủ nghĩa đơn phương, ý đồ thiết lập thế giới đơn cực của Mĩ vấp phải sự chống đối không những của các nước lớn như Pháp, Đức, Nga, TQ, mà còn của hầu hết các quốc gia trên thế giới Mâu thuẫn giữa chủ trương xây dựng thế giới đơn cực của Mĩ chi phối với yêu cầu thiết lập một trật tự đa cực của các nước lớn và cộng đồng quốc tế, là một trong những mâu thuẫn

cơ bản trong QHQT sau CTL

2 Mâu thuẫn về lợi ích dân tộc

Sau CTL chấm dứt, lợi ích dân tộc được đặt lên hàng đầu Mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều xuất phát từ lợi ích dân tộc để thể hiện quan điểm, thái độ riêng đối với các vấn đề quốc tế Thể hiện trong thái độ của các nước đối với vấn đề quốc tế lớn hiện nay như vấn đề chống khủng bố quốc tế, cuộc chiến tranh ở Ápganixtan, I rắc, vai trò của Liên Hợp Quốc, vấn đề môi trường, vấn đề hạt nhân,

3 Mâu thuẫn về sắc tộc tôn giáo

Đây là mâu thuẫn đã từng tồn tại từ lâu đời trong lịch sử nhân loại

Sau khi CTL kết thúc, trong xu thế dân chủ, đa nguyên, đa đảng, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo bùng nổ, lan rộng và diễn ra ngày càng quyết liệt ở các khu vực khác nhau trên TG Khủng bố có có tác động mạnh mẽ đến QHQT, gây bất ổn định trong nội bộ quốc gia, đồng thời tác động đến hòa bình, an ninh khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung Tình hình

sẽ trở nên phức tạp khi khủng bố và chống khủng bố trở thành công cụ của nhà nước này chống phá nhà nước khác, làm căng thẳng QHQT

4 Mâu thuẫn về hệ tư tưởng

Trên bình diện quốc tế, các nước TBCN đứng đầu là Mĩ vẫn chưa từ bỏ ý đồ thực hiện “diễn biến hòa bình” với các nước XHCN còn lại như TQ, VN, Cuba, Biên giới của thời kì CTL vẫn còn ở bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan

Mâu thuẫn giữa các nước XHCN với Mĩ và các nước TBCN khác vẫn là đối kháng về ý thức

hệ, song sự đối kháng đó không phải là nhân tố chủ đạo chi phối QHQT như trong thời kì CTL trước đây Thể hiện chủ yếu thông qua “diễn biến hòa bình” và “chống diễn biến hòa

Ngày đăng: 31/05/2024, 20:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w