1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cải cách giáo dục 2000

24 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cải cách giáo dục năm 2000 và sự thay đổi so với các thời kì trước. Bối cảnh đổi mới. Cuộc cải cách năm 2000. Những thành tựu của cuộc cải cách giáo dục năm 2000

Trang 1

CẢI CÁCH GIÁO DỤC NĂM 2000MỤC LỤC

I BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC NĂM 2000 4

1 Quốc tế 4

2 Trong nước 5

II CUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC NĂM 2000 7

1 Mục tiêu, quan điểm giáo dục 7

1.1 Mục tiêu 7

1.2Quan điểm 8

2 Nội dung cải cách giáo dục 9

2.1Nội dung giáo dục 9

2.2 Phương pháp giáo dục 12

2.3 Hình thức tổ chức 13

3 Đổi mới sách giáo khoa năm 2000 15

III NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC NĂM 2000 17

1 Những kế thừa và phát triển 17

2 Ưu điểm và nhược điểm của chương trình 20

2.1 Ưu điểm và nhược điểm của cuộc cải cách giáo dục năm 2000 20

2.2 Ưu điểm và nhược điểm của đổi mới SGK năm 2000 21

IV KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 2

I BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC NĂM 2000 1 Quốc tế

- Thế giới đã chuẩn bị đi hết thập niên thứ hai của thế kỷ XXI với nhữngdiễn biến mạnh mẽ tác động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội củaViệt Nam nói chung cũng như sự phát triển giáo dục đất nước nói riêng.

- Sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa cũng đòi hỏi các quốc gia phảithúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục nước mình Các quốc gia tăng cườnghợp tác quốc tế trong giáo dục, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.

-> Điều này đòi hỏi hệ thống giáo dục phải trang bị cho học sinh nhữngkỹ năng mới, như ngoại ngữ, công nghệ thông tin và kỹ năng mềm.

- Cách mạng khoa học - kỹ thuật bùng nổ, tác động mạnh mẽ đã thay đổicách học tập và giảng dạy Sự xuất hiện của các công nghệ mới như máy tính,internet, mạng xã hội tạo ra những cơ hội mới cho việc dạy và học, nhưngcũng đặt ra những thách thức cho hệ thống giáo dục truyền thống Các quốc giaphải cập nhật và tích hợp công nghệ vào chương trình giáo dục để đảm bảo họcsinh có thể thích ứng với thời đại kỹ thuật số.

-> Điều này mở ra nhiều phương pháp giảng dạy và học tập mới, tạo điềukiện cho việc tiếp cận thuận lợi và hiệu quả hơn.

- Bối cảnh thế giới hiện nay là sự hình thành của nền kinh tế tri thức, xãhội tri thức Trong đó, tri thức có vai trò vô cùng quan trọng Sự gia tăng củahàm lượng chất xám trong sản phẩm đã đem lại giá trị cao hơn rất nhiều so vớihàm lượng vật chất tạo ra nó Nhiều quốc gia và khu vực phát triển đã và đangxây dựng được nền kinh tế tri thức đó là Mỹ, EU, Nhật Bản, Sự hình thànhcủa kinh tế tri thức, xã hội tri thức đòi hỏi giáo dục phải vượt khỏi nhữngkhuôn khổ truyền thống và không ngừng hiện đại hóa Quá trình giáo dục cầndiễn ra liên tục suốt đời chứ không chỉ một lần là xong

- Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu Bối cảnh trên đãtạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáodục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáodục Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã

Trang 3

hội và gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng; nhàgiáo thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người họcphương pháp thu nhận thông tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích và tổnghợp Đầu tư cho giáo dục từ chỗ được xem là phúc lợi xã hội chuyển sang đầutư cho phát triển.

=> Các quốc gia, từ những nước đang phát triển đến những nước pháttriển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổimới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trựctiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước Bối cảnh thế giới như vậyđã tác động không nhỏ tới sự phát triển của Việt Nam nói chung cũng như sựphát triển của giáo dục Việt Nam nói riêng.

2 Trong nước

- Lần đổi mới năm 2000 là đổi mới về chương trình và sách giáo khoatheo Nghị quyết 40/2000/NQ-QH10 của Quốc hội, nhằm mục đích công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nướcphát triển trong khu vực và thế giới.

- Ở nước ta, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa được tiến hànhtrong điều kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vậnhành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm thay đổi quanniệm về giá trị, ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề, động cơ học tập, cácquan hệ trong nhà trường và ngoài xã hội Tự do cạnh tranh làm phân hóa giàunghèo, làm tăng thêm sự cách biệt về cơ hội học tập giữa các tầng lớp dân cư.Xã hội tạo điều kiện cho giáo dục phát triển, đồng thời cũng đòi hỏi giáo dụcphải phục vụ đắc lực cho xã hội Giáo dục cần phải định hướng lại quan niệmvề các giá trị, bồi dưỡng phẩm chất nhân cách mới, năng lực mới và đảm bảocông bằng về cơ hội học tập ở mọi cấp bậc học và trình độ đào tạo cho mọitầng lớp nhân dân.

- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996), Đảng đã quyếtđịnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội Để thực

Trang 4

hiện thắng lợi mục tiêu này, phát huy đến mức cao nhất nguồn lực con ngườiđược coi là nhân tố quyết định, trong đó giáo dục - đào tạo là đòn bẩy quantrọng nhất Nhưng cho đến nay, giáo dục và đào tạo nước ta vẫn chưa thực sự làquốc sách hàng đầu để làm động lực quan trọng nhất cho phát triển Nhiều hạnchế, yếu kém của giáo dục và đào tạo đã được nêu từ Nghị quyết Hội nghịTrung ương 2 khóa VIII vẫn chưa được khắc phục cơ bản, có mặt nặng nề hơn.Do đó mà đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang trở thành mộtyêu cầu khách quan và cấp bách trong giai đoạn hiện nay

- Chính vì thế có thể nói cuộc cải cách giáo dục năm 2000 ở Việt Namdiễn ra trong bối cảnh sau Cách mạng tháng 8 và giai đoạn đầu của thế kỷ 21.Đây được xem là cuộc cải cách "bài bản nhất" từ sau Cách mạng tháng 8 Cuộccải cách giáo dục năm 2000 cũng diễn ra trong bối cảnh của những thay đổi lớntrong hệ thống giáo dục phổ thông và đại học tại Việt Nam sau năm 1976

- Cuộc cải cách giáo dục năm 2000 xuất phát từ nhận thức về sự thay đổinhanh chóng trong xã hội và kinh tế toàn cầu Toàn cầu hóa đã tạo ra cơ hội vàthách thức cho giáo dục Các quốc gia cần thay đổi để thích ứng với sự pháttriển nhanh chóng của khoa học công nghệ và toàn cầu hóa Xã hội và kinh tếđang thay đổi liên tục Công việc mới xuất hiện, yêu cầu kỹ năng và kiến thứcmới Cải cách giáo dục năm 2000 là một phần của việc hội nhập và học hỏi từcác mô hình giáo dục phát triển khác Giáo dục ở Việt Nam cần có sự thay đổiđể thích ứng với những biến đổi như vũ bão của khoa học công nghệ mới và sựtoàn cầu hóa Những thay đổi này liên quan tới chương trình giáo dục, nội dungsách giáo khoa, phương pháp dạy học, cách thức thi tốt nghiệp phổ thông vàtuyển sinh đại học

=> Bối Cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra nhữngthách thức không nhỏ cho giáo dục nước ta Sự đổi mới và phát triển giáo dụcđang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để giáo dục Việt Nam nhanhchóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới,những cơ sở lý luận, phươngthức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và tận dụng các kinh nghiệm quốc tếđể đổi mới và phát triển.

Trang 5

II CUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC NĂM 20001 Mục tiêu, quan điểm giáo dục

1.1 Mục tiêu

- Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục 2006 đặc biệt làchương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phươngpháp giáo dục, sách giáo khoa mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam;tiếp cận trình độ giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

- Việc đổi mới chương trình giáo dục phải quán triệt mục tiêu, yêu cầuvề nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trongLuật giáo dục; khắc phục những mặt còn hạn chế của chương trình, sách giáokhoa hiện hành; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học;coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoahọc và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.

- Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáodục; tăng cường tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghềnghiệp, giáo dục đại học; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốcdân để tạo sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực; bảo đảm sự thống nhất vềchuẩn kiến thức và kỹ năng, có phương án vận dụng chương trình, sách giáokhoa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau.

- Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy vàhọc phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bịdạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáoviên và công tác quản lý giáo dục.

- Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩvà các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo,hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cáchvà trách nhiệm công dân: chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vàocuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Chú trọng hình

Trang 6

thành kiến thức, kỹ năng, thái độ Lấy mục tiêu học để thi, học để hiểu làmtrọng.

1.2 Quan điểm

- Trong quá trình đổi mới gần ba mươi năm qua, quan điểm của Đảng vàNhà nước ta luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáodục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, gd được ưutiên trước nhất, thậm chí đi trước một bước so với các chính sách phát triểnkinh tế - xã hội khác.

- Ở giai đoạn đổi mới chương trình gd 2006, quan điểm giáo dục đượcđịnh hướng theo nội dung, dạy học theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng.Chỉ đạo theo hướng tập trung, thống nhất.

- Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Xây dựngxã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ đượchọc thường xuyên, học suốt đời Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triểnsự nghiệp giáo dục Đầy mạnh xã hội hóa; khuyến khích, huy động và tạo điềukiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục.

- Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại,theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng HồChí Minh làm nền tảng Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo cơ hộibình đẳng để ai cũng được học hành Nhà nước và xã hội có cơ chế, chính sáchgiúp đỡ người nghèo học tập, khuyến khích những người học giỏi phát triển tàinăng.

- Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và nănglực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơbản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vậndụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống;tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua cácphương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năngcủa mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục vàphương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.

Trang 7

- Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớphọc, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non,chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học.

2 Nội dung cải cách giáo dục

2.1 Nội dung giáo dục

Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNHGIÁO DỤC PHỔ THÔNG DO BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BAN HÀNH đã chỉ rõ các nội dung mà chương trình giáo dục cần cải cách,đạt được:

- Bảo đảm giáo dục toàn diện: Phát triển cân đối, hài hòa về đạo đức, trítuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản; hình thành và phát triển nhữngphẩm chất, năng lực cần thiết của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, hiện đại, hướng nghiệp và có hệthống: Chú trọng thực hành, gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinhlí lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông

- Tạo điều kiện thực hiện phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực,tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học

- Bảo đảm tính thống nhất của chương trình giáo dục phổ thông trongphạm vi cả nước, đồng thời có thể vận dụng cho phù hợp với đặc điểm cácvùng miền, nhà trường và các nhóm đối tượng học sinh

- Tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông của các nước có nền giáo dục pháttriển trong khu vực và trên thế giới.

Ở việc thực hiện triển khai cải cách trong chương trình giáo dục2006 đã tiến hành dạy học theo định hướng nội dung/ trang bị kiến thức:

- Nội dung được lựa chọn dựa vào các khoa học chuyên môn, được quyđịnh chi tiết trong chương trình

- Chú trọng hệ thống kiến thức lý thuyết, sự phát triển tuần tự của cáckhái niệm, định luật, học thuyết khoa học Sách giáo khoa được trình bày liềnmạch thành hệ thống kiến thức

Trang 8

+ Có 14 nội dung giáo dục : (1) Giáo dục ngôn ngữ , (2) Giáo dục toánhọc , (3) Giáo dục đạo đức , (4) Giáo dục tự nhiên và xã hội , (5) Giáo dục khoahọc , ( 6) Giáo dục nghệ thuật , ( 7) Giáo dục kĩ thuật , (8) Giáo dục thể chất ,(9) Giáo dục tin học , (10) Giáo dục quốc phòng và an ninh , (11) Giáo dục tậpthể , (12) Giáo dục hướng nghiệp , (13) Giáo dục ngoài giờ lên lớp ,(14) Giáodục nghề phổ thông.

+ Có 23 môn học và hoạt động giáo dục:

Cấp tiểu học có 11 môn học bắt buộc (Tiếng Việt, Toán, Đạo đứ ,Tự nhiên và Xã hội, Âm nhac, Thủ công , Kĩ thuật , Khoa học, Lịch sử và Địalý ) Hoạt động giáo dục bắt buộc (Giáo dục tập thể, Giáo dục ngoài giờ lênlớp) ngoài ra còn có môn học tự chọn (Tin học, Tiếng Anh, Tiếng dân tộc).Thời lượng giáo dục tối thiểu 35 tuần/1 năm học và 23 - 26 tiết/1 tuần Thờilượng mỗi tiết học là 35 phút

Cấp THCS có 13 môn học bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1,Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Thểdục, Âm nhạc, Mỹ thuật ); Hoạt động giáo dục bắt buộc ( Giáo dục tập thể , ngoài giờ lên lớp , hướng nghiệp ) ngoài ra còn có môn học tự chọn ( Tin học ,Ngoại ngữ 2 ) Thời lượng giáo dục là 35 tuần/1 năm học và 27-29 tiết/1 tuần.Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút.

Cấp THPT có 13 năm học bắt buộc (Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ 1,Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Giáo dục công dân, Giáo dục quốcphòng và an ninh, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất) Hoạt động giáo dụcbắt buộc ( Hoạt động giáo dục tập thể , ngoài giờ lên lớp , hướng nghiệp ) ,ngoài ra còn có môn học tự chọn ( Tiếng dân tộc thiểu số , Ngoại ngữ 2 ) Thờilượng giáo dục là 35 tuần/1 năm học và 29,5 tiết/1 tuần Thời lượng mỗi tiếthọc là 45 phút.

- Vai trò chủ yếu của giáo viên là Tổ chức dạy học cơ bản theo phân phốichương trình đã được xác định (đúng theo số tiết/tuần đã được quy định trongchương trình); không phải xây dựng lại phân phối chương trình (cơ bản theotrình tự nội dung đã có trong SGK; việc điều chỉnh nếu có là không nhiều).

Trang 9

- Vai trò của học sinh chủ yếu học theo nội dung, mức độ cần đạt về kiếnthức, kĩ năng của Chương trình GDPT đã được thể hiện trong SGK Mọi họcsinh học các môn học/hoạt động giáo dục giống nhau (phân Ban chỉ quy địnhmức độ nặng/nhẹ của môn học theo Ban).

Về việc phân ban và không phân ban

- Năm 2006, Bộ Giáo dục Đào tạo bắt đầu triển khai việc phân ban trongkhối trung học phổ thông Chương trình phân ban Trung học phổ thông đượcBộ Giáo dục Đào tạo thí điểm từ năm học 2003-2004 tại gần 50 trường của 11tỉnh/thành với 2 ban: khoa học tự nhiên (ban A, học nâng cao các môn toán, lý,hoá, sinh) và ban khoa học xã hội - nhân văn (ban C, học nâng cao văn, sử, địa,ngoại ngữ) Học sinh học ban nào sẽ học nâng cao ban đó Bộ Giáo dục Đàotạo dự kiến thí điểm một năm rồi triển khai đại trà từ năm học 2004-2005 Tuynhiên, phải đến năm 2006-2007, chương trình mới triển khai được đại trà saukhi đã nhiều lần điều chỉnh phương án phân ban Lần điều chỉnh cuối cùng làthêm ban cơ bản, ban B - một ban được giới chuyên môn xem là "ban khôngphân ban" Học sinh học ban này sẽ không học nâng cao môn nào Rốt cuộchọc sinh cả nước hầu như chỉ học "ban không phân ban", và học bổ sung nângcao các môn để thi đại học theo khối

- Học sinh lớp 12 học hai chương trình với hai bộ sách giáo khoa khácnhau (phân ban và không phân ban) Năm 2009 là năm đầu tiên học sinh lớp 12cả nước tốt nghiệp và thi tuyển sinh Đại học Cao đẳng theo chương trình phânban đại trà Tới năm 2014, chương trình phân ban đã hoàn toàn chấm dứt.

Về đánh giá kết quả giáo dục phổ thông:

- Đánh giá kết quả giáo dục của học sinh ở các môn học và hoạt độnggiáo dục trong mỗi lớp, mỗi cấp học nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêugiáo dục, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện.

- Đánh giá kết quả giáo dục của học sinh ở các môn học, hoạt động giáodục trong mỗi lớp, mỗi cấp học cần phải:

+ Bảo đảm tính khách quan, toàn diện, khoa học và trung thực;

Trang 10

+ Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được cụ thểhóa ở từng môn học, hoạt động giáo dục;

+ Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, đánh giá củagiáo viên và tự đánh giá của học sinh, đánh giá của nhà trường và đánh giá củagia đình, của cộng đồng;

+ Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hìnhthức đánh giá khác

+ Sử dụng công cụ đánh giá thích hợp.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc đánh giá bằng điểm kết hợp vớinhận xét của giáo viên hoặc chỉ đánh giá bằng nhận xét của giáo viên cho từngmôn học và hoạt động giáo dục Sau mỗi lớp, cấp học có đánh giá xếp loại kếtquả giáo dục của học sinh Kết thúc lớp 12, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung họcphổ thông.

Cải cách giáo dục đại học

- Nghị quyết đề ra bảy nhóm nhiệm vụ với những giải pháp nhằm đổimới giáo dục Đại học về:

+ Cơ cấu, hệ thống và mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH+ Quy trình và nội dung, phương pháp đào tạo+ Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý

+ Hoạt động nghiên cứu và triển khai ứng dụng của các cơ sở đào tạoĐH

+ Cơ chế tài chính nhằm đa dạng hóa nguồn lực và nâng cao hiệu quảđầu tư của giáo dục ĐH

+ Đổi mới quản lý giáo dục ĐH theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng caotrách nhiệm xã hội và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các trường ĐH

+ Nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống giáo dục ĐH trong quá trình hộinhập quốc tế

Trang 11

2.2 Phương pháp giáo dục

- Phương pháp giáo dục phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đốitượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phươngpháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thựctiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tậpcho học sinh.

- Sách giáo khoa và phương tiện dạy học phải đáp ứng yêu cầu củaphương pháp giáo dục phổ thông.

- Giáo viên chủ động lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thứctổ chức giáo dục cho phù hợp với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể.

- Chương trình giáo dục 2000 đã định hướng trang bị kiến thức, kĩ năngvà đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) chuyển từ PPDH truyền thống sangPPDH tích cực.

- Người dạy là người truyền thụ tri thức, học sinh tiếp thu những tri thứcđược quy định sẵn

- Giáo án thường được thiết kế theo trình tự đường thẳng, chung cho cáclớp

- Giáo viên sử dụng nhiều PPDH truyền thống (thuyết trình, hướng dẫnthực hành, trực quan ).

=> Chương trình dạy học (CTGD) theo tiếp cận nội dung thì thầy cô làtrung tâm, sử dụng nhiều PPDH truyền thống Đặc biệt, lối soạn giáo án theophong cách truyền thống là soạn từng bước theo trình tự kiến thức (theo đườngthẳng) bất di bất dịch như thường thấy, chỉ soạn cho một dạng đối tượng.

2.3 Hình thức tổ chức

Hình thức tổ chức giáo dục phổ thông bao gồm các hình thức tổ chức dạyhọc và hoạt động giáo dục trên lớp, trong và ngoài nhà trường

- Tổ chức giáo dục trên lớp,Các trường THCS và THPT cũng đã giảng

dạy đầy đủ các bộ môn do Bộ quy định Đặc biệt là môn Tiếng anh, Tin học đãđược giảng dạy đại trà ở các trường Đối với những trường vùng ven, mặc dù

Trang 12

thiếu giáo viên nhưng các trường đã vận động sự hỗ trợ của phụ huynh học sinhcùng giáo viên để các em được học đầy đủ các môn Đối với những vùng thuộckhu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào các dân tộc thiểu số bên cạnhviệc học các môn bắt buộc, học ngôn ngữ phổ thông con em các đồng bào dântộc thiểu số còn được học ngôn ngữ của dân tộc mình Tại một số trường có đủđiều kiện đã bố trí việc dạy các môn hát - nhạc, mỹ thuật, tổ chức các môn họctự chọn.

- Hoạt động ngoài giờ, ngoại khóa giúp học sinh có thể ghi nhớ, khắc

sâu những kiến thức đã được học trên lớp đồng thời có thể vận dụng một cáchlinh hoạt, sáng tạo những kiến thức đó vào trong cuộc sống Để tăng thêm hiệuquả giáo viên bộ môn cũng thường xuyên tổ chức các buổi học ngoại khóa tìmhiểu các khu di tích lịch sử, bảo tàng… đã đem lại những hiệu quả thiết thực.

- Giáo dục trên lớp kết hợp với hoạt động ngoại khóa Các trường đã

đồng bộ đưa vào giảng dạy lịch sử đại phương và địa lý địa phương và kết hợptổ chức tìm hiểu, tham quan những địa điểm được học từng bước mang lại hiệuquả Điều này giúp học sinh am hiểu hơn về cội nguồn, lịch sử của quê hương,dân tộc Thông qua đó học sinh sẽ nhận thấy nghĩa vụ của mình đối với quêhương, đất nước.

- Giáo dục hướng nghiệp, trung bình mỗi năm các em những lớp cuối

cấp THCS và THPT đều được học và thi một nghề do các em đăng ký như:điện tử, nông nghiệp, thêu, may, nấu ăn Tuy nhiên do có nhiều hạn chế về cơsở vật chất, lực lượng giáo viên cũng như cách nhìn về công tác này của cáccấp quản lý nên việc dạy nghề cho các em chỉ dừng lại ở việc lấy bằng để đượccộng điểm khuyến khích trong các kì thi tốt nghiệp

- Các hình thức tổ chức giáo dục phải bảo đảm cân đối, hài hòa giữa dạyhọc các môn học và hoạt động giáo dục; giữa dạy học theo lớp, nhóm và cánhân; bảo đảm chất lượng giáo dục chung cho mọi đối tượng và tạo điều kiệnphát triển năng lực cá nhân của học sinh.

- Để bảo đảm quyền học tập và học tập có chất lượng cho mọi trẻ em, cóthể tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục theo lớp ghép, lớp học hòa nhập,…

Ngày đăng: 31/05/2024, 17:33

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w