1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÔNG NAM Á TRONG BÀN CỜ ĐỊA CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ VÀ TRUNG QUÓC Ở ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đông Nam Á Trong Bàn Cờ Địa Chiến Lược Của Mỹ Và Trung Quốc Ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Tác giả Phạm Tiến, Nguyễn Đình Ngân
Trường học Viện Kinh tế và Chính trị thế giới
Chuyên ngành Nghiên cứu Trung Quốc
Thể loại bài viết
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Kinh Tế - Quản Lý - Kinh tế - Quản lý - Kinh tế ĐÔNG NAM Á TRONG BÀN cờ ĐỊA CHIẾN Lược CỦA MỸ VÀ TRUNG QUÓC ở ẤN Độ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG PHẠM TIÉN - NGUYỄN ĐÌNH NGÂN Viện Kinh tế và Chính trị thế giới Tóm tắt: Là nơi kết nối giữa hai đại dương lớn nhất của thế giới, Đông Nam Á đang trở thành trung tâm của Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở (FOIP) do nhóm Bộ tứ An ninh châu Á (QUAD) làm hạt nhân dưới sự dẫn dắt của Mỹ. Đông Nam Á cũng án ngữ cửa ngõ phía Nam đi ra Ấn Độ Dương để đến với thị trường các quốc gia Trung Đông và châu Phi - nơi không chi cung cấp nguyên nhiên liệu cho sự phát triển kinh tế, mà còn là nơi tiêu thụ năng lực sản xuất dư thừa của Trung Quốc. Mặt khác, với tư cách là một Cộng đồng kinh tế có hơn 667 triệu người tiêu dùng, GDP năm 2022 ước tính đạt hơn 3.595 tỷ USD, đứng thứ 5 thế giới, cùng các nền kinh tế thành viên phát triển năng động, Đông Nam Á đang được kỳ vọng trở thành động lực mới cho tăng trưởng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đứng trên bờ vực suy thoái. Như vậy có thể nói, cường quốc nào kiểm soát được Đông Nam Á sẽ có được lợi thế địa chiến lược để củng cố tham vọng bá quyền trong thế kỷ XXL Thông qua lăng kính của thuyết Cân bằng sức mạnh, bài viết đánh giá vị thế của Đông Nam Á trong chiến lược của Mỹ và Trung Quốc, cũng cách thức mà hai siêu cường này sử dụng để kiểm soát Đông Nam Á nhằm giành ưu thế so với đối thủ cạnh tranh tại một địa bàn sẽ quyết định ai là người nắm giữ ngôi vị số 1 thế giới trong thế kỷ XXL Từ khoá: Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đông Nam Á, Mỹ, Trung Quốc, ASEAN 1. Cơ sở lý thuyết Năm 1904, Halford Mackinder đã đưa ra thuyết ai làm chủ lục địa Á - Phi - Âu thì sẽ làm bá chủ thế giới(1). Theo đó, để chống lại mối đe dọa từ phía Trung Quốc, Mỹ đã áp dụng chiến lược tái cân bằng chính trị - quân sự trong khu vực bằng cách “xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương” trong nhiệm kỳ hai của chính quyền B. Obama (2010) và được mở rộng ra thành Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương dưới thời của Tổng thống D. Trump (2017). Ông J.Biden kế thừa cách tiếp cận khu vực của hai người tiền nhiệm, đang hoàn chỉnh chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở (FOIP) bằng cách thể chế hóa các cấu trúc an ninh khu vực do Mỹ dẫn dắt như QUAD và AUKUS, đồng thời củng cố đồng minh và lôi kéo thêm đối tác, nhất là ASEAN, tham gia vào trận thế vây ráp Trung Quốc của Mỹ. Còn Trung Quốc, ngay sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhậm chức (2012), cũng đã hành động quyết đoán hơn nhằm thể hiện vai trò nước lớn trong một trật tự thế giới đa trung tâm phát ưiển. Năm 2013, tại Astana (Kazakhstan), Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố Trung Quốc sẽ là động cơ của hội nhập Á - Phi - Âu thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). ASEAN và Đông Nam Á do vậy sẽ là NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 12 (256) - 2022 -------------------------------------------------- 43 PHẠM TĨÉN - NGUYỄN ĐÌNH NGẤN mắt xích quan trọng đề Bắc Kinh lấy lại vai trò quốc gia trung tâm của thế giới. Do vậy, với Mỳ và Trung Quốc, khu vực châu Á - Thái Bình Dương hay rộng hơn là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã, đang sẽ trở thành khu vực địa chiến lược quyết định ưu thế sẽ thuộc về đồng thuận Washington hay đồng thuận Bắc Kinh; và Đông Nam Á đều được cả hai coi là mảnh ghép có vị trí hết sức trọng yếu đối với tham vọng thống trị thế giới của Mỹ và Trung Quốc. Giải thích về việc điều chỉnh chiến lược này của Mỹ và Trung Quốc, thuyết Cân bằng quyền lực cho rằng: trong hệ thống quốc tế vô chính phủ, các quốc gia cố gắng củng cố sự tồn tại của mình thông qua tăng cường thực lực. Tình trạng vô chính phủ này buộc các nước phải liên tục tham gia vào việc tối đa hóa sức mạnh để vượt qua tình thế tiến thoái lường nan về an ninh. Sự tranh giành ưu thế quyền lực này là một trạng thái “tự nhiên” trong chính trị quốc tế(2\ Tuy nhiên, khi quyền lực của một quốc gia tăng lên quá mức, nó sẽ đe dọa sự tồn vong của các quốc gia yếu hơn. Do vậy, trạng thái cân bằng quyền lực, nhất là giữa các cường quốc, sẽ ngăn ngừa xung đột quân sự và nhờ vậy hòa bình được đảm bảo. Chiến tranh hoặc xung đột sẽ xảy ra trong trường hợp một quốc gia mới trồi dậy muốn phá bỏ trạng thái cân bằng cũ, còn bên đối địch thì nỗ lực duy trì nguyên trạng. Neu chiến tranh hay xung đột không đủ để giải quyết câu chuyện về quyền lực chính trị, chưa làm thỏa mãn tham vọng của các bên có liên quan, thì có nghĩa là mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết, trạng thái cân bằng chưa được tái lập; và vì thế, nó sẽ là mầm mống cho một cuộc chiến toàn diện, hoặc giới hạn, hay ủy nhiệm trong tương lai. Thuyết Cân bằng quyền lực cũng có thể áp dụng ở cấp độ khu vực. Trong một khu vực địa lý xác định, khi một quốc gia hoặc một tập hợp các quốc gia có được quá nhiều quyền lực thì nó sẽ trở thành mối đe dọa cho các quốc gia láng giềng khác. Vì vậy, các quốc gia khác trong khu vực sẽ phải cố gắng cân bằng hoặc chống lại sức mạnh khu vực đang lên này. Đe cân bằng bên trong và bên ngoài nhằm đối phó với quốc gia hoặc một tập hợp các quốc gia đang trồi dậy, các quốc gia khác có thể tăng cường khả năng kinh tế và sức mạnh quân sự của mình thông qua việc thiết lập liên minh với các quốc gia khác trong và ngoài khu vực. Tuy nhiên, các liên minh hay liên kết được hình thành để đối phó với một mối đe dọa cụ thể nào đó không phải là bất biến. Nó sẽ bị giải thể khi mối đe dọa không còn tồn tại. Theo Walt s. M., nhận thức về mối đe dọa là yếu tố chính kích hoạt hành vi cân bằng trong quan hệ quốc tế. Ví dụ, các nước lớn có thể tham gia vào một liên minh để chống lại một cường quốc đang trồi dậy yếu hơn nhưng quyết đoán hơn. Do đó, liên minh được thành lập để chống lại một nhà nước hoặc một trục được nhìn nhận là có thể gây ra mối đe dọa về an ninh, hoàn toàn có tính thời điểm trước nguy cơ đe dọa mà một quốc gia có thể gây ra, như: Sức mạnh tổng hợp, ý đồ gây hấn, khoảng cách địa lý và sức mạnh tấn công. 44 NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 12 (256) - 2022 Đông Nam A trong bàn cờ địa chiến lược... Các nước có thế lựa chọn hai loại chiến lược để chổng lại mối đe dọa: cân bằng cứng hoặc cân bằng mềm. Chiến thuật cân bằng cứng sử dụng chiến lược hình thành và duy trì các liên minh quân sự. Thay vì chỉ dựa vào các công cụ quân sự, hay các phương pháp kinh tế và ngoại giao khác để chống lại ảnh hưởng của đối thủ, thì chiến thuật cân bằng mềm gắn với việc “xây dựng liên minh không tấn công” dưới hình thức hợp tác an ninh hạn chế, hợp tác trong các thể chế quốc tế, các cuộc tập trận quân sự và quan hệ đối tác chiến lược(4). Cân bằng mềm có thể được chuyển thành cân bằng cứng khi cạnh tranh an ninh trở nên gay gắt hơn và nhận thức về mối đe dọa gia tăng giữa các quốc gia đối thủ. Bàn cờ địa chiến lược mới Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Bàn cờ địa chiến lược mới của các cường quốc. Trong bàn cờ này, Trung Quốc và Mỹ được coi là hai cường quốc có đủ khả năng tác động đến hành vi của các quốc gia khác. Do đó, họ được coi là “người chơi chính”, hai “quân Vua” đối địch nhau trên bàn cờ này. Cả hai sử dụng những chủ thể khác nhau trong khu vực làm “quân cờ” của mình để kiềm chế lẫn nhau. Theo đó, vai trò và tầm quan trọng của những “kép phụ” đối với “người chơi chính” trong khu vực được xác định bởi các yếu tố như: nhân khẩu học, vị thế địa chính trị, sức mạnh kinh tế và quân sự, cùng những ảnh hưởng về văn hóa, tôn giáo và lịch sừ Đối với Mỹ quân cờ có giá trị và mạnh nhất chính là sức mạnh hải quân của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đây được xem là “quân Hậu” trên bàn cờ của Mỹ. Theo đó, Washington đã huy động những nguồn lực hải chiến tốt nhất của mình trong khu vực. Ví dụ: Siêu tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt, tàu chiến tấn công đổ bộ - uss America - khu trục hạm tàng hình DDG-1000, máy bay ném bom chiến lược B-52, tàu tác chiến ven biển USS Montgomery và máy bay F-35. Mỹ đang thể hiện ưu thế hải quân vượt trội của mình trong khu vực thông qua việc đổi tên Bộ Tư lệnh Hải quân châu Á - Thái Bình Dương Mỹ (USPACOM) thành Bộ Tư lệnh Hải quân Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Mỹ (USINDOPACOM), chiếm 60 tổng số lực lượng hải quân Mỳ và 85.000 nhân viên triển khai tiền tiêu(5). Quân lực hải quân Mỹ đóng vai trò rất quan trọng để chống lại quân đội Trung Quốc đang hiện đại hóa nhanh và kiểm soát tham vọng của hải quân Trung Quốc trong khu vực. Nhật Bản và Hàn Quốc đang đóng vai trò “quân Xe” cho Mỹ trong bàn cờ này, được sử dụng chủ yếu cho mục đích phòng thủ. Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều đảm nhận vai trò này do vị trí địa chiến lược và sự hiện diện vững chắc của quân đội Mỹ trên lãnh thổ của hai nước. Mỹ đặt 15 căn cứ quân sự tại Nhật Bản và 23 tại Hàn Quốc(6). Australia và Ân Độ, với sức mạnh và vị trí chiến lược của mình, đóng vai trò “quân Tượng” trên bàn cờ. Mỹ coi cả Australia và Ấn Độ là những cường quốc quan trọng trong khu vực. Họ là thành viên của liên minh QUAD, chủ yếu nhằm mục đích chống lại ảnh hưởng của Trung NGHIÊN CỨU TRUNG QUÓC số 12 (256) - 2022 45 PHẠM TIÉN - NGUYỄN ĐÌNH NGÂN Quốc. Liên minh quân sự với Australia được Mỹ coi là mỏ neo của trật tự hòa bình, dựa trên quy tắc ở châu Á - Thái Bình Dương(7). Australia có thể dễ dàng khống chế các tuyến đường hàng hải quan trọng trong khu vực do vị trí chiến lược quan trọng. Trong khi đó, Ấn Độ vần luôn khao khát gia tăng phạm vi ảnh hưởng của mình ra ngoài khu vực Nam Á và có tiếng nói lớn hem trong khu vực. Nhận biết được mong muốn đó của Ấn Độ, Mỹ đã sử dụng cường quốc Nam Á này một cách hiệu quả để chống lại mối đe dọa Trung Quốc. Trong chuyến thăm Ẩn Độ năm 2010, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi Ấn Độ là đối tác không thể thiếu và các tổng thống Mỹ nhiều lần tán thành việc Ấn Độ có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc(8). Thỏa thuận hạt nhân dân sự Ẩn - Mỹ là một cách để chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc và tạo ra sức răn đe hạt nhân trong khu vực. Philippines và Singapore đảm nhận vai trò quân Mã(9). Cả hai đều là đối tác an ninh truyền thống của nhau, có vị tri quan trọng trên bản đồ địa chiến lược khu vực. Nhìn chung, các nước Đông Nam Á khác và Đài Loan có thể giữ vị trí quân Mã hoặc quân Tốt thí hay Tốt dự phòng (có thể biến thành Xe hoặc Tượng hay Mã) đối với Mỹ trong việc tạo áp lực đối với Trung Quốc do nằm ở tuyến đầu trong việc ngăn chặn Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, “quân Hậu” trên bàn cờ chính là sức mạnh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, là Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) và Ngân hàng Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Trung Quốc đang tìm cách chống lại sự ngăn chặn của Mỹ bằng cách phát triển các mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với các quốc gia láng giềng nhỏ và vừa. Thông qua BRI, Trung Quốc đặt mục tiêu đầu tư hơn 1 nghìn tỷ USD vào 72 quốc gia. Bên cạnh khoản đầu tư lớn vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, Trung Quốc còn nổi lên là chủ nợ lớn nhất thế giới, đã cho vay 1,5 nghìn tỷ USD trên toàn cầu(l0). Các sáng kiến kinh tế của Trung Quốc dưới sự tài trợ của AIIB trong khuôn khồ BRI, được nhiều nền kinh tế đang phát triển ở Án Độ Dương - Thái Bình Dương coi là cơ hội cho phát triển kinh tế. Thành công của Trung Quốc trên bàn cờ địa chiến lược khu vực cũng có thế được đo qua việc đã thu hút được một số đồng minh của Mỳ (Australia, Án Độ, Philippines, Singapore, Hàn Quốc) tham gia vào AIIB. Một khi các quốc gia gắn bó sâu sắc hơn trong mối liên kết kinh tế này, sẽ có ít khả năng hơn họ trở thành một phần của liên minh quân sự toàn diện chống Trung Quốc trong khu vực. Cách thức xây dựng mạng lưới liên kết của Trung Quốc có điểm khác với của Mỹ. Do không có một quân Xe trên bàn cờ (hệ thống liên minh quân sự mạnh mẽ), nên Trung Quốc tập trung vào phát triển “quan hệ đối tác chiến lược” với Nga và Triều Tiên hơn là xây dựng các căn cứ quân sự. Nga được đánh giá là có vai trò nhất định trong các vấn đề của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nga có thể đóng vai trò như một “quân Tượng” ngoài khu vực cho Trung Quốc trên bàn cờ. Sau vụ sáp nhập Crimea và cuộc 46 NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 12 (256) - 2022 Đông Nam Ả trong bàn cờ địa chiến lược... chiến tại Ukraine, các lệnh trừng phạt gây ra nhiều khó khăn đối với nền kinh tế của Nga, Trung Quốc dường như đã nắm rõ được tất cả các vấn đề kinh tế của Nga. Trung Quốc có ưu thế trong quan hệ đối tác chiến lược này trên cơ sở song trùng về lợi ích kinh tế và quân sự trong khu vực(11). Với vị trí địa chiến lược của mình, Triều Tiên đóng vai trò như một quốc gia đệm giữa Trung Quốc và các lực lượng Mỹ hiện diện tại Hàn Quốc. Trung Quốc là chồ dựa quan trọng cho nền kinh tế Triều Tiên khi trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nước này bất chấp các lệnh trừng phạt áp đặt từ phương Tây. Hành động của Trung Quốc đã gắn lợi ích an ninh của Triều Tiên và Nga với lợi ích của chính mình. Trung Quốc thu hút các nước đang phát triển trong khu vực thông qua sức mạnh kinh tế của mình. Các nước đang phát triển như Maldives, Myanmar và Sri Lanka đang đóng vai trò là “quân Tốt” cho Trung Quốc. Những quân Tốt này bị cám dỗ thông qua các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần gia tăng phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Việc Trung Quốc thuê đảo Feydhoo Finolhu của Maldives và cảng Hambantota của Sri Lanka được Mỹ và các đồng minh coi là một mối đe dọa. Nhận thức về mối đe dọa này dựa trên giả định rằng Trung Quốc có thể triển khai lực lượng hải quân của mình trên các cảng này nếu muốn. Cho đến nay, Trung Quốc đã thành công trong việc ngăn chặn sự hình thành của bất kỳ liên minh cân bằng cứng nào chống lại sự trỗi dậy của mình do sức hút kinh tế đối với các quốc gia trong khu vực. Thông qua các sáng kiến phát triển, Trung Quốc có thể thu hút không chỉ các quốc gia trung lập trong khu vực mà còn cả các đồng minh của Mỹ. Chồ đứng trong khu vực cũng được đảm bảo bằng cách thuê lại các cảng biển chiến lược ở các quốc gia khác nhau. Trung Quốc từng bước mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình mà không khơi gợi bất kỳ cách tiếp cận cân bằng thù địch nào của phương Tây. Tình hình chỉ thay đổi từ thời chính quyền Donald Trump, khi Mỹ coi Trung Quốc là một mối đe dọa tiềm tàng

Ngày đăng: 31/05/2024, 14:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w