1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN CỰC CHÍNH TRỊ ĐẾN KINH TẾ MỸ

11 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Ảnh Hưởng Của Phân Cực Chính Trị Đến Kinh Tế Mỹ
Tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Thu Hằng
Trường học Viện Nghiên cứu Châu Mỹ
Thể loại bài viết
Năm xuất bản 2022
Thành phố Châu Mỹ
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 874,83 KB

Nội dung

Kinh Tế - Quản Lý - Khoa học xã hội - Kinh tế 28 SỐ 04-2022 CHÂU MỸ NGÀY NAY CHÍNH TRỊ - LUẬT MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN cực CHÍNH TRỊ ĐẾN KINH TẾ MỸ Lê Thị Thu Viện Nghiên cứu Châu Mỹ Lê Thị Thu Hằng Tóm tắt: Tình trạng phân cực chỉnh trị ở Mỹ có tác động quan trọng đến nền kinh tế. Trên thực tế, phân cực chính trị đã định hình kết quả kinh tế chủ yếu theo ba cách: Thứ nhất, phân cực tác động đến việc thông qua ngân sách trong Quốc hội Mỹ do bất đồng giữa hai chỉnh đảng về các vẩn đề ngân sách, gây cản trở đối với việc nâng trần nợ công, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách thuế..., thậm chi dẫn đến tình trạng bế tắc mà điển hình là đóng cửa chính phủ; Thứ hai, sự bất trắc đổi với chính sách do phân cực có thể làm gián đoạn kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp; Thứ ba, tác động mạnh đen hành vỉ kinh tế và niềm tin tiêu dùng của người dân Mỹ. Từ khóa: Mỹ, chính trị, chính sách, kinh tế, tiêu dùng Trong những năm vừa qua, phân cực chính trị ở Mỹ mà bản chất là mâu thuẫn giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ngày càng sâu sắc, khiến việc giải quyết các chính sách cấp thiết trở nên khó khăn hơn, thậm chí đôi khi dẫn đến hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Bài viết này sẽ đánh giá một số ảnh hưởng của phân cực chính trị đến nền kinh tế, đến tiêu dùng của người dân Mỹ. Cấu trúc của bài viết gồm ba phần: phần 1 đánh giá thực tế phân cực chính trị dẫn đến bế tắc có tác động thế nào đến kinh tế Mỹ; phần 2 đề cập đến tác động cụ thể từ sự bất trắc về chính sách do phân cực đến các doanh nghiệp Mỹ; phần 3 xem xét phân cực chính trị tác động như thế nào đến hành vi kinh tế và tiêu dùng của người dân Mỹ. 1. Tác động của phân cực chính trị đến nền kinh tế Mỹ Phân cực chính trị có vai trò chủ yếu trong tạo ra và định hình các cuộc khủng hoảng về quản trị tài chính ở Mỹ trong những năm qua. Phân cực chính trị có tác động sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế xã hội Mỹ, khiến nước Mỹ khó đạt được thỏa hiệp nhanh chóng và sâu rộng giữa các chính đảng trong những thời điểm quan trọng, ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của việc soạn thảo luật, khiến việc giải quyết các chính sách cấp thiết trở nên khó khăn hơn, thậm chí đôi khi dẫn đến bể tắc, minh chứng rõ ràng nhất là dẫn đến tình trạng đóng cửa chính phủ Mỹ thường xuyên, liên tục hơn trong hai thập kỷ qua. Trong quy trình ngân sách thông thường của Mỹ, CHÂU MỸ NGÀY NAY SỐ 04-2022 Quốc hội thông qua các dụ luật phân bổ và Tổng thống ký trước ngày 309 cho năm tài chính tiếp theo, bắt đầu từ ngày 110. Neu điều này không thực hiện được trước thời hạn thì Quốc hội và Tổng thống có thể thông qua nghị quyết về kinh phí duy trì các khoản chi theo mức hiện tại. Trong trường họp điều đó không xảy ra kịp thời thì buộc chính phủ phải đóng cửa (Kimberly Amadeo, 2022). Việc đóng cửa chính phủ là tình thế mà chính phủ phải tạm thời ngừng cung cấp một số dịch vụ công ích không thiết yếu do Quốc hội và Tổng thống không đạt được một thỏa thuận về ngân sách hoạt động, dẫn tới thiếu ngân sách cho một số cơ quan chính phủ hoạt động. Từ thời Tổng thống Bill Clinton đến nay, Mỹ đã đóng cửa chính phủ 6 lần: 2 lần dưới thời Tổng thống Clinton, 1 lần dưới thời Tong thống Obama, đặc biệt trong vòng hai năm cầm quyền của Tổng thống Trump, Mỹ đã đóng cửa chính phủ ba lần: Dưới thời Tống thống Bill Clinton: trong những năm đầu đến giữa những năm 1990, tình trạng phân cực chính trị ở Mỹ bắt đầu mạnh lên đáng kể. Nhiều bất đồng giữa hai đảng, giữa Nhà Trắng và Quốc hội trong vấn đề chi tiêu và vai trò của chính phủ đã khiến chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Clinton ngừng hoạt động hai lần: lần thứ nhất diễn ra từ ngày 14-19111995 và làn hai từ ngày 16121995 đến ngày 611996. Nguyên nhân chủ yếu là do các cuộc tranh cãi gay gắt giữa Tổng thống đảng Dân chủ 29 Clinton và Quốc hội do đảng Cộng hòa chiếm đa số về vấn đề dự toán ngân sách cho kế hoạch cải cách chăm sóc y tế (chương trình y tế Medicare), giáo dục, môi trường và sức khỏe cộng đồng trong ngân sách liên bang năm 1996. Dưới thời Tổng thống Barack Obama: trong năm tài chính 2013, thời hạn chót vào lúc giữa đêm ngày 3092013 đã qua mà không có thỏa thuận nào đạt được giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa về ngân sách cho năm tài chính tiếp theo. Một trong những điểm tranh cãi chủ chốt giữa hai chính đảng là chính sách y tế Obamacare của Tổng thống Obama. Đảng Cộng hòa kiên quyết đòi phải cắt giảm chi tiêu chính phủ bàng cách hoãn lại các cải cách y te Obamacare thì mới thông qua ngân sách. Trong khi đó, Tổng thống Obama và các nghị sĩ đảng Dân chủ lại không chấp nhận đàm phán nếu có các điều kiện này. Bất đồng trên đã đẩy cuộc chiến về nợ công lên cao, buộc chính phủ Mỹ phải đóng cửa từ ngày 1-17102013, đưa nền kinh tế Mỹ đến bờ vực “vỡ nợ” và đe dọa đến nền kinh tế toàn cầu. Đây là cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất trong vòng 17 năm, gây nhiều tổn hại cho Mỹ ở cả trong nước và quốc tế. Dưới thời Tổng thổng Donald Trump: Trong hai năm đầu cầm quyền của Tổng thống Trump, chính phủ đã đóng cửa ba lần. Trong đó, lần đóng cửa thứ nhất (201-2312018) xảy ra đúng vào ngày kỷ niệm một năm cầm quyền của Tổng thống Trump là do hậu quả của 30 SÓ 04-2022 CHÂU MỸ NGÀY NAY mâu thuẫn đảng phái liên quan đến giải quyết vấn đề nhập cư, cụ thê là đảng Dân chủ yêu cầu ngân sách năm tài khóa 2018 phải bao gồm cả việc bảo vệ hàng trăm nghìn người nhập cư bất hợp pháp không bị trục xuất khỏi Mỹ (DACA), song đảng Cộng hoà đã bác bỏ. Tình trạng đóng cửa Chính phủ Mỹ lần này đã kết thúc sau khi đảng Cộng hòa và Dân chủ bỏ phiếu thông qua dự luật chi tiêu tạm thời, đảng Dân chủ từ bỏ việc cản trở quá trình thông qua luật ngân sách liên bang và chấp nhận đề xuất lùi thời hạn thảo luận luật nhập cư sang tháng 22018. Lần đóng cửa thứ hai chỉ diễn ra trong vòng 5 tiếng rưỡi vào ngày 922018 do lưỡng viện Mỳ chưa thể thông qua dự luật ngân sách mới trước hạn chót đêm ngày 82 khi Thượng viện Mỹ không thể thông qua dự luật tài trợ chính phủ và kế hoạch ngân sách do Thượng nghị sĩ Rand Paul thuộc đảng Cộng hòa phản đối bỏ phiếu nhanh, phản đối dự luật chi tiêu hai năm một lần; trong khi đó, một trong những điều mà đảng Dân chủ quan tâm nhất vẫn là vấn đề bảo vệ quyền lợi cho người nhập cư, bảo vệ chương trình DACA. Lần đóng cửa thứ ba băt đầu vào Oh ngày 22122018 khi đảng Dân chủ phản đổi quyết liệt, không thông qua khoản ngân sách 5,7 tỷ USD mà Tổng thống Trump yêu càu để xây dựng bức tường biên giới Mexico với mục đích ngăn dòng người nhập cư trái phép. Những cuộc đàm phán giữa hai bên luôn ở trạng thái bế tắc cho đến ngày 2512019 chính phủ mới mở cửa hoạt động trở lại và đây là lần đóng cửa lâu nhất trong lịch sử Mỹ. Chinh phủ đóng cửa có tác động nhiều mặt đến nền kinh tế Mỹ: đóng cửa chính phủ khiến hầu hết các dịch vụ công bị tê liệt, ngoại trừ an ninh quốc gia, kiểm soát không lưu, dịch vụ y tế, hỗ trợ thảm họa, nhà tù, thuế, hải quan, xuất nhập cảnh và điện lực, còn lại, phần lớn hoạt động cấp visa, hộ chiếu bị đình lại, các công viên quốc gia bị đóng cửa, ngân sách thất thu... Trong thời gian đóng cửa, Chính phủ rơi vào tình trạng tê liệt, khoảng 800.000 nhân viên chính phủ (tương đương 40 lực lượng lao động liên bang) buộc phải nghỉ không lương và giảm dần trong quá trình đóng cửa, người dân Mỹ và du khách nước ngoài sẽ không được hưởng hàng loạt dịch vụ công. Việc đóng cửa có khả năng ảnh hưởng đến tất cả các thành phần của tăng trưởng GDP - chi tiêu chính phũ trực tiếp và tiêu dùng tư nhân, đầu tư vốn và xuất khau ròng gián tiếp. Chính phủ đóng cửa làm chậm tăng trưởng kinh tế, tác động cả trực tiếp và gián tiếp đến nền kinh tế Mỹ: Tác động trực tiếp: Đóng cửa chính phủ có tác động trực tiếp đến nền kinh tế bởi việc trì hoãn các dịch vụ của chính phủ. Theo các nhà kinh tế, nếu việc ngừng hoạt động kéo dài hơn hai tuần sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Việc này làm trực tiếp giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) CHÂU MỸ NGÀY NAY SỐ 04-2022 31 bởi chi tiêu của chính phủ liên bang chiếm một phần quan trọng đóng góp vào tăng trưởng GDP - khoảng 7 (Bureau of Economic Analysis, 2022). Lý do thứ hai là công nhân và nhà thầu không được trả lương sẽ chi tiêu ít hơn, điều đó tạo ra một hiệu ứng cấp số nhân trở nên tồi tệ hơn khi việc đóng cửa chính phủ tiếp tục kéo dài. Tác động trực tiếp của chính phủ đóng cửa tới tăng trưởng kinh tế là đáng kể. Cụ thể, nước Mỹ bị thiệt hại khoảng 1,4 tỷ USD khi Chính phủ đóng cửa hai lần trong các năm 1995-1996 (U.S. Congressional Hearing, 1997); trong lần đóng cửa chính phủ 16 ngày năm 2013, Văn phòng Quản lý và Ngân sách cho biết người đóng thuế mất khoảng 2 tỷ USD, chỉ riêng các công viên quốc gia mất 500 triệu USD doanh thu (Lucinda Shen, 2018). Theo công bố ngày 16102013 của cơ quan đánh giá tín dụng lớn nhất nước Mỹ, Standard and Poor''''s (SP) thì Chính phủ Mỹ đóng cửa 16 ngày làm giảm 0,6 GDP nước này trong quý IV, tức nền kinh tế Mỳ thiệt hại 24 tỷ USD, hay 1,5 tỷ USDngày (Shushannah Walshe, 2013). Trong lần đóng cửa chính phủ dài kỷ lục từ ngày 22122018 đến ngày 2512019, theo ước tính ban đầu, cứ mồi 2 tuần chính phủ đóng cửa một phần, tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ giảm 0,1. Tuy nhiên, Nhà Trắng hôm 1512019 khẳng định lại, cứ mỗi tuần đóng cửa, kinh tế Mỳ giảm đến 0,13 tăng trưởng. Văn phòng Ngân sách Quốc hội ước tính răng việc đóng cửa lần này khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại 11 tỷ USD, trong đó có 3 tỷ USD trong quý IV2018 và 8 tỷ USD trong quý 12019 (Congressional Research Service, 2019). Tuy nhiên, chi phí thực sự của việc chính phủ ngừng hoạt động có thể cao hơn do Văn phòng Ngân sách Quốc hội không ước tính được tác động đối với các doanh nghiệp không thể nhận giấy phép liên bang hoặc các khoản vay kịp thời (Congressional Budget Office, 2019). Đóng cửa chính phủ gây ra những hậu quả to lớn đối với thị trường tài chính do ngoài các bất ổn tiềm tàng trên thị trường nói chung, những doanh nghiệp từng hy vọng có thể huy động được tiền từ việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu nhiều khả năng sẽ phải trì hoãn các kế hoạch của mình và đối mặt với tình trạng trì trệ. Đóng cửa chính phủ cũng khiến các nhà đầu tư không có được đầy đủ các dữ liệu kinh tể thường xuyên để đưa ra quyết định đầu tư, định giá, mua cổ phiếu hoặc hàng hóa (Congressional Budget Office, 2019). Trong thời gian ngừng hoạt động, các cơ quan liên bang đã không báo cáo dữ liệu kinh tế hoặc chỉ số giá tiêu dùng mà các doanh nghiệp dựa vào để ra quyết định thị trường mỗi ngày. Dữ liệu về thị trường ảnh hưởng đến hàng nghìn tỷ USD dòng chảy giao dịch hàng ngày trong kho, trái phiếu, tiền tệ, hàng hóa và thị trường phái sinh có thể không được công bố trong khi chính phủ vẫn đóng cửa (Sharon Nunn, 2019). 32 SỐ 04-2022 CHÂU MỸ NGÀY NAY Việc chính phủ chậm trả tiền cho các nhà thầu đã khiến họ phải chịu thêm chi phí lãi vay. Trong lần đóng cửa chính phủ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, theo ước tính của hãng Bloomberg, các nhà thầu của chính phủ mất khoảng 200 triệu ƯSDngày, dẫn đến doanh thu của những “ông lớn” trong ngành quốc phòng như Boeing, General Dynamics và Leidos sụt giảm (Nen kinh tế Hoa Kỳ, 2019). Sự chậm trễ trong việc cấp séc liên bang, chậm cấp giấy phép, ảnh hưởng đến giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu, thế chấp và các khoản vay doanh nghiệp nhỏ. Các công ty gia đình đang tìm cách đầu tư, thuê nhân công và phát triển kinh doanh cũng buộc phải tạm dừng kế hoạch do Cục Quản lý doanh nghiệp nhỏ hoãn cho vay. Trong khi đó, các khoản hoàn thuế và hoạt động xác minh thu nhập của người đi vay thế chấp vẫn chưa được giải quyết với hàng tỷ USD có nguy cơ “mất trắng” (Nen kinh tế Hoa Kỳ, 2019). Gián đoạn về tài trợ ngân sách của chính phủ cũng làm tổn hại tâm lý người tiêu dùng và sự lạc quan của doanh nghiệp. Tác động gián tiếp: Việc trì hoãn các dịch vụ của chính phủ không chỉ có tác động trực tiếp mà còn gián tiếp, chẳng hạn như ngành du lịch đã bị ảnh hưởng do đóng cửa các công viên quốc gia, các doanh nghiệp dầu khí và các ngành công nghiệp khác bị tổn thương do chấm dứt giấy phép khoan dầu khí, ngành công nghiệp nhà ở bị ảnh hưởng do ngừng xác minh thế chấp của Sở thuế vụ (IRS). Ví dụ, trong lần đóng cửa chính phủ 2013, khoảng 1,2 triệu yêu cầu xác minh đã không được xử lý, có khả năng làm trì hoãn việc phê duyệt các khoản thế chấp và khoản vay khác. Các doanh nghiệp nhỏ đã bị ảnh hưởng do ngưng các khoản cho vay của Liên bang. Cụ thể, Cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ (SBA) đã không thể xử lý khoảng 700 đơn xin vay 140 triệu USD cho các doanh nghiệp nhỏ và Cơ quan Quản lý nhà ở Liên bang (FHA) không thể xử lý hơn 500 đơn xin vay vốn để phát triến, phục hồi hoặc tái cấp von cho khoảng 80.000 đơn vị cho thuê thuộc hộ gia đình (Impact and Costs, 2013). Ngoài ra, việc đóng cửa (và bế tắc về giới hạn nợ) có thể ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin và thị trường tài chính do tình trạng đó tạo ra tính bất trắc về chính sách cũng như các điều kiện tài chính tổng thể, các tác động tài chính tiềm ẩn của việc không nâng trần nợ, khiến các quyết định đầu tư và thuê nhân công bị trì hoãn. Chính phủ đóng cửa cũng có tác động gián tiếp đến GDP: Thứ nhất, chi tiêu chính phủ thấp hơn được cho là có “tác động cấp số nhân” làm cho suy giảm trong GDP lớn hơn suy giảm liên quan trong chi tiêu chính phủ. Chẳng hạn như, nếu nhân viên liên bang giảm tiêu dùng do bị chậm lương hay các nhà thầu liên bang giảm đầu tư thì các loại GDP liên quan đến tiêu dùng và đầu tư cũng có thể giảm (Marc Labonte, 2015). CHÂU MỸ NGÀY NAY SÔ 04-2022 33 Thứ hai, chính phủ đóng cửa có thể tạo ra những thay đối cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp hoặc thị trường từ đó gây tác động rộng lớn đến nền kinh tế. Moody xác định xuất khấu và nhập khẩu (do chậm trễ trong việc nhận giấy phép liên bang), thế chấp (vì sự chậm trễ trong việc xác minh hồ sơ liên bang), và các khoản vay của doanh nghiệp nhỏ là ví dụ điên hình cho các hoạt động kinh tế tư nhân bị gián đoạn tạm thời do đóng cửa chính phủ (Mark Zandi, 2013a). Hơn nữa, sự chậm trễ trong trả lương cho người lao động và thanh toán cho các nhà thầu dẫn đến sự gia tăng khoản nợ không trả đúng kỳ, từ đó sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy của các cá nhân và doanh nghiệp trong tương lai. Thứ ba, đóng cửa chính phủ và bế tắc về giới hạn nợ đã dẫn đến suy giảm trong niềm tin của người tiêu dùng, doanh nghiệp, nhà đầu tư. Nó cũng có thể khiến người tiêu dùng và các doanh nghiệp trì hoãn, hoặc hủy bỏ quyết định chi tiêu, đặc biệt là các đơn đặt hàng tiêu dùng lớn hay đầu tư vốn lớn. Các nhóm tư nhân khác nhau đưa ra chỉ số niềm tin dựa trên các cuộc khảo sát của mình: chỉ số niềm tin tiêu dùng theo báo cáo của Đại học Michigan đã giảm xuống mức thấp trong vòng 10 tháng vào tháng 102013; theo báo cáo của Gallup, trong tuần kết thúc ngày 13102013, thì chỉ số niềm tin kinh tế hàng tuần đạt mức thấp nhất kể từ đầu tháng 122011 (Jeffrey Jones, 2013). Chỉ số niềm tin tiêu dùng của The Conference Board giảm từ 80,2 điểm trong tháng 92013 xuống còn 71,2 điểm trong tháng 102013, nhưng vẫn cao hơn trong thời kỳ “vách đá tài chính” vào tháng 12013 (Conference Board, 2013). Việc đóng cửa chính phủ cũng có thế có những ảnh hưởng tiêu cực dài hạn đối với nền kinh tế Mỹ. Tổn thất kinh tế thực sự sẽ xuất phát từ tình trạng bat on tăng cao, tạo ra sự do dự đối với các doanh nghiệp trong việc thực hiện các dự án mới, giảm niềm tin tiêu dùng và sẽ khuyển khích người tiêu dùng tiết kiệm thay vi chi tiêu. Theo ...

Trang 1

28 SỐ 04-2022 CHÂU MỸ NGÀY NAY

Lê Thị Thu *

* Viện Nghiên cứu Châu Mỹ

Lê Thị Thu Hằng *

Tóm tắt: Tình trạng phân cực chỉnh trị ở Mỹ có tác động quan trọng đến nền kinh

tế Trên thực tế, phân cực chính trị đã định hình kết quả kinh tế chủ yếu theo ba cách:

Thứ nhất, phân cực tác động đến việc thông qua ngân sách trong Quốc hội Mỹ do bất đồng giữa hai chỉnh đảng về các vẩn đề ngân sách, gây cản trở đối với việc nâng trần

nợ công, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách thuế , thậm chi dẫn đến tình trạng bế tắc mà

điển hình là đóng cửa chính phủ; Thứ hai, sự bất trắc đổi với chính sách do phân cực

có thể làm gián đoạn kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp; Thứ ba, tác động mạnh đen hành vỉ kinh tế và niềm tin tiêu dùng của người dân Mỹ.

Từ khóa: Mỹ, chínhtrị, chính sách, kinh tế, tiêu dùng

T

rong những năm vừa qua, phân

cực chính trị ởMỹ mà bản chất

là mâu thuẫn giữa hai đảng Dân

chủ và Cộng hòa ngày càng sâu sắc,

khiến việc giải quyết các chính sách cấp

thiếttrởnênkhó khăn hơn, thậm chí đôi

khi dẫn đến hậu quả kinh tế nghiêm

trọng Bài viết này sẽ đánh giá một số

ảnh hưởng của phân cực chính trị đến

nền kinh tế, đến tiêu dùng của người dân

Mỹ Cấu trúc của bài viết gồm ba phần:

phần 1 đánh giá thực tế phân cực chính

trị dẫn đến bế tắc có tác động thế nào

đến kinh tế Mỹ; phần 2 đề cập đến tác

động cụ thể từ sự bất trắc về chính sách

do phân cực đến các doanh nghiệp Mỹ;

phần 3 xem xét phân cực chính trị tác

động như thế nào đến hành vi kinh tế và

tiêu dùng của người dân Mỹ

1 Tác động của phân cực chính trị đến nền kinh tế Mỹ

Phân cực chính trị có vai trò chủ yếu

trong tạora và định hình các cuộc khủng hoảng về quản trị tài chính ở Mỹ trong

những năm qua Phân cực chính trị có tác

động sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh

tế xã hội Mỹ, khiến nước Mỹ khó đạt được thỏa hiệp nhanh chóng và sâu rộng giữa các chính đảng trong những thời

điểm quan trọng, ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của việc soạn thảo

luật, khiếnviệc giải quyết các chính sách cấp thiết trở nên khó khăn hơn, thậm chí đôi khi dẫn đến bể tắc, minh chứng rõ ràng nhất là dẫn đến tình trạng đóng cửa

chính phủ Mỹ thường xuyên, liên tục

hơn trong hai thập kỷ qua Trong quy

trình ngân sách thông thường của Mỹ,

Trang 2

CHÂU MỸ NGÀY NAY SỐ 04-2022

Quốc hội thông qua các dụ luật phân bổ

và Tổng thống ký trước ngày 30/9 cho

năm tài chính tiếp theo, bắt đầu từ ngày

1/10 Neu điều này không thực hiện

được trước thời hạn thì Quốc hội và

Tổng thống có thể thông qua nghị quyết

về kinh phí duy trì các khoản chi theo

mức hiện tại Trong trường họp điều đó

không xảy ra kịp thời thì buộc chính phủ

phải đóng cửa (Kimberly Amadeo,

2022) Việc đóng cửa chính phủ là tình

thế mà chính phủ phải tạm thời ngừng

cung cấp một số dịch vụ công ích không

thiết yếu do Quốc hội và Tổng thống

không đạt được một thỏa thuận về ngân

sách hoạt động, dẫn tới thiếu ngân sách

cho một số cơ quan chính phủ hoạt

động Từ thời Tổng thống Bill Clinton

đến nay, Mỹ đã đóng cửa chính phủ 6

lần: 2 lần dưới thời Tổng thống Clinton,

1 lần dưới thời Tong thống Obama, đặc

biệt trong vòng hai năm cầm quyền của

Tổng thống Trump, Mỹ đã đóng cửa

chínhphủ ba lần:

Dưới thời Tống thống Bill Clinton:

trong những năm đầu đến giữa những

năm 1990, tình trạng phân cực chính trị

ở Mỹ bắt đầu mạnh lên đáng kể Nhiều

bất đồng giữa hai đảng, giữa Nhà Trắng

và Quốc hội trongvấn đề chi tiêu và vai

trò của chính phủ đã khiến chính phủ

Mỹ dưới thời Tổng thống Clinton ngừng

hoạt động hai lần: lần thứ nhất diễn ra từ

ngày 14-19/11/1995 và làn hai từ ngày

16/12/1995 đến ngày 6/1/1996 Nguyên

nhân chủ yếu là do các cuộc tranh cãi

gay gắt giữa Tổng thống đảng Dân chủ

29

Clintonvà Quốc hội do đảng Cộng hòa chiếm đa sốvề vấn đề dự toán ngân sách cho kế hoạch cải cách chăm sóc y tế (chương trình y tế Medicare), giáo dục, môi trườngvàsức khỏe cộng đồng trong ngân sách liênbang năm 1996

Dưới thời Tổng thống Barack Obama:

trong năm tài chính 2013, thời hạn chót vào lúc giữa đêm ngày 30/9/2013 đã qua

mà không có thỏa thuận nào đạt được giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa về

ngân sách cho năm tài chính tiếp theo Một trong những điểm tranh cãi chủ chốt giữa hai chính đảng là chính sách y

tế Obamacare của Tổng thống Obama

Đảng Cộng hòa kiên quyết đòi phải cắt

giảm chi tiêu chính phủ bàng cách hoãn

lại các cải cách y te Obamacare thì mới

thông qua ngân sách Trong khi đó, Tổng thống Obama và các nghị sĩ đảng

Dân chủ lại không chấp nhận đàm phán nếu có các điều kiện này Bất đồng trên

đã đẩy cuộc chiến về nợ công lên cao, buộc chính phủ Mỹ phải đóng cửa từ ngày 1-17/10/2013, đưa nền kinh tế Mỹ đến bờ vực “vỡ nợ” và đe dọa đến nền

kinh tế toàn cầu Đây là cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất trong

vòng 17 năm, gây nhiều tổn hại cho Mỹ

ở cả trong nước vàquốc tế

Dưới thời Tổng thổng Donald Trump:

Trong hai năm đầu cầm quyền của Tổng thống Trump, chính phủ đã đóng cửa ba lần Trong đó, lần đóng cửa thứ

nhất (20/1-23/1/2018) xảy ra đúng vào

ngày kỷ niệm một năm cầm quyền của

Tổng thống Trump là do hậu quả của

Trang 3

30 SÓ 04-2022 CHÂU MỸ NGÀY NAY

mâu thuẫn đảng phái liên quan đến giải

quyết vấn đề nhập cư, cụ thê là đảng

Dân chủ yêu cầu ngân sách năm tài

khóa 2018 phải bao gồm cả việc bảo vệ

hàng trăm nghìn người nhập cư bất hợp

pháp không bị trục xuất khỏi Mỹ

(DACA), song đảng Cộng hoà đã bác

bỏ Tình trạng đóng cửa Chính phủ Mỹ

lần này đã kết thúc sau khi đảng Cộng

hòa và Dân chủ bỏ phiếu thông qua dự

luật chi tiêu tạm thời, đảng Dân chủ từ

bỏ việc cản trở quá trình thông qua luật

ngân sách liên bang và chấp nhận đề

xuất lùi thời hạn thảo luận luật nhập cư

sang tháng 2/2018 Lần đóng cửa thứ

hai chỉ diễn ra trong vòng 5 tiếng rưỡi

vào ngày 9/2/2018 do lưỡng viện Mỳ

chưa thể thông qua dự luật ngân sách

mới trước hạn chót đêm ngày 8/2 khi

Thượng viện Mỹ không thể thông qua

dự luật tài trợ chính phủ và kế hoạch

ngân sách do Thượng nghị sĩ Rand Paul

thuộc đảng Cộng hòa phản đối bỏ phiếu

nhanh, phản đối dự luật chi tiêu hai

năm một lần; trong khi đó, một trong

những điều mà đảng Dân chủ quan tâm

nhất vẫn là vấn đề bảo vệ quyền lợi cho

người nhập cư, bảo vệ chương trình

DACA Lần đóng cửa thứ ba băt đầu

vào Oh ngày 22/12/2018 khi đảng Dân

chủ phản đổi quyết liệt, không thông

qua khoản ngân sách 5,7 tỷ USD mà

Tổng thống Trump yêu càu để xây

dựng bức tường biên giới Mexico với

mục đích ngăn dòng người nhập cư trái

phép Những cuộc đàm phán giữa hai

bên luôn ở trạng thái bế tắc cho đến

ngày 25/1/2019 chính phủ mới mở cửa

hoạt động trở lại và đây là lần đóng cửa

lâu nhất trong lịch sử Mỹ

Chinh phủ đóng cửa có tác động nhiều mặt đến nền kinh tế Mỹ: đóng

cửa chínhphủ khiếnhầu hết các dịch vụ

công bị tê liệt, ngoại trừ an ninh quốc

gia, kiểm soát không lưu, dịch vụ y tế,

hỗ trợ thảm họa, nhà tù, thuế, hải quan,

xuất nhập cảnh và điện lực, còn lại, phần lớn hoạt động cấp visa, hộ chiếu bị đình lại, các công viên quốc gia bị đóng cửa, ngân sách thất thu Trong thời

gian đóng cửa, Chính phủ rơi vào tình trạng tê liệt, khoảng 800.000 nhân viên chính phủ (tương đương 40% lực lượng lao động liên bang) buộc phải nghỉ không lương và giảm dần trong quá trình đóng cửa, người dân Mỹ và du khách nước ngoài sẽ không được hưởng hàng loạt dịch vụ công

Việc đóng cửa có khả năng ảnh hưởng đến tất cả các thành phần của tăng trưởng GDP - chi tiêu chính phũ

trực tiếp và tiêu dùng tư nhân, đầu tư

vốn và xuất khau ròng gián tiếp Chính

phủ đóng cửa làm chậm tăng trưởng kinh tế, tác độngcả trực tiếp và giántiếp đến nền kinh tế Mỹ:

Tác động trực tiếp:

Đóng cửa chính phủ có tác động trực tiếp đến nền kinhtế bởi việc trì hoãn các

dịch vụ của chính phủ Theo các nhà kinh tế, nếu việc ngừng hoạt động kéo dài hơn hai tuần sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việc này làm trực tiếp

giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Trang 4

CHÂU MỸ NGÀY NAY SỐ 04-2022 31

bởi chi tiêu của chính phủ liên bang

chiếm một phần quan trọng đóng góp

vào tăng trưởng GDP - khoảng 7%

(Bureau of Economic Analysis, 2022)

Lý do thứ hai là công nhân và nhà thầu

không được trả lương sẽ chi tiêu ít hơn,

điều đó tạo ra một hiệu ứng cấp số nhân

trở nên tồi tệ hơn khi việc đóng cửa

chính phủ tiếptục kéo dài

Tác động trực tiếp của chính phủ

đóng cửatới tăng trưởng kinh tế là đáng

kể Cụ thể, nước Mỹ bị thiệt hại khoảng

1,4 tỷ USD khi Chính phủ đóng cửa hai

lần trong các năm 1995-1996 (U.S

Congressional Hearing, 1997); trong lần

đóng cửa chính phủ 16 ngày năm 2013,

Văn phòng Quản lý và Ngânsách cho biết

người đóng thuế mất khoảng 2 tỷ USD,

chỉ riêng các công viên quốc gia mất

500 triệu USD doanh thu (Lucinda Shen,

2018) Theo công bố ngày 16/10/2013

của cơ quan đánh giá tín dụng lớn nhất

nước Mỹ, Standard and Poor's (S&P) thì

Chính phủ Mỹ đóng cửa 16 ngày làm

giảm 0,6% GDP nước này trong quý IV,

tức nền kinh tế Mỳ thiệt hại 24 tỷ USD,

hay 1,5 tỷ USD/ngày (Shushannah

Walshe, 2013)

Trong lần đóng cửa chính phủ dài kỷ

lục từ ngày 22/12/2018 đến ngày

25/1/2019, theo ước tính ban đầu, cứ

mồi 2 tuần chính phủ đóng cửa một

phần, tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ

giảm 0,1% Tuy nhiên, Nhà Trắng hôm

15/1/2019 khẳng định lại, cứ mỗi tuần

đóng cửa, kinh tế Mỳ giảm đến 0,13%

tăng trưởng Văn phòng Ngân sách

Quốc hội ước tính răng việc đóng cửa

lần này khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại

11 tỷ USD, trong đó có 3 tỷ USD trong

quý IV/2018 và 8 tỷ USD trong quý 1/2019 (Congressional Research Service,

2019) Tuy nhiên, chiphí thực sự của việc

chính phủ ngừng hoạt động có thể cao hơn do Văn phòng Ngân sách Quốc hội

không ước tính được tác động đối với các

doanh nghiệp không thể nhận giấy phép

liên bang hoặc các khoản vay kịp thời (CongressionalBudget Office, 2019)

Đóng cửa chính phủ gây ra những

hậu quả to lớn đối với thị trường tài

chính do ngoài các bất ổn tiềmtàng trên

thị trường nói chung, những doanh nghiệp từng hy vọng có thể huy động

được tiền từ việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu nhiều khả năng sẽ phải trì hoãn các kế hoạch của mình và

đối mặt với tình trạng trì trệ Đóng cửa chính phủ cũng khiến các nhà đầu tư

không có được đầy đủ các dữ liệu kinh

tể thường xuyên để đưa ra quyết định

đầu tư, định giá, mua cổ phiếu hoặc

hàng hóa (Congressional Budget Office,

2019) Trong thời gianngừng hoạt động, các cơ quan liên bang đã không báo cáo

dữ liệu kinh tế hoặc chỉ số giá tiêu dùng

mà các doanh nghiệp dựa vào để ra quyết định thị trường mỗi ngày Dữ liệu

về thị trường ảnh hưởng đến hàng nghìn

tỷ USD dòng chảy giao dịch hàng ngày

trong kho, trái phiếu, tiền tệ, hàng hóa

và thị trường phái sinh có thể không được công bố trong khi chính phủ vẫn đóng cửa(Sharon Nunn, 2019)

Trang 5

32 SỐ 04-2022 CHÂU MỸ NGÀY NAY

Việc chính phủchậm trả tiền cho các

nhà thầu đã khiến họ phải chịu thêm chi

phí lãi vay Trong lần đóng cửa chính

phủ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019,

theo ước tính của hãng Bloomberg, các

nhà thầu của chính phủ mất khoảng 200

triệu ƯSD/ngày, dẫn đến doanh thu của

những “ông lớn” trong ngành quốc

phòng như Boeing, General Dynamics

và Leidos sụt giảm (Nen kinh tế Hoa

Kỳ, 2019) Sự chậm trễ trong việc cấp

séc liên bang, chậm cấp giấy phép, ảnh

hưởngđến giấy phép xuất khẩu và nhập

khẩu, thế chấp và các khoản vay doanh

nghiệp nhỏ Các công ty gia đình đang

tìm cách đầu tư, thuê nhân công và phát

triển kinh doanh cũng buộc phải tạm

dừng kế hoạch do Cục Quản lý doanh

nghiệp nhỏ hoãn cho vay Trong khi đó,

các khoản hoàn thuế và hoạt động xác

minh thu nhập của ngườiđi vay thế chấp

vẫn chưa được giải quyết với hàng tỷ

USD có nguy cơ “mất trắng” (Nen kinh

tế Hoa Kỳ, 2019) Gián đoạn về tài trợ

ngân sách của chính phủ cũng làm tổn

hại tâm lý người tiêu dùng và sự lạc

quan của doanh nghiệp

Tác động gián tiếp:

Việc trì hoãn các dịch vụ của chính

phủ không chỉ có tác động trực tiếp mà

còn gián tiếp, chẳng hạn như ngành du

lịch đã bị ảnh hưởng do đóng cửa các

công viên quốc gia, các doanh nghiệp dầu

khí và các ngành công nghiệp khácbị tổn

thương do chấm dứt giấy phép khoan

dầu khí, ngành công nghiệp nhà ở bị

ảnh hưởng do ngừng xác minh thế chấp

của Sở thuế vụ (IRS) Ví dụ, trong lần đóng cửa chính phủ 2013, khoảng 1,2

triệu yêu cầu xác minh đã không được

xử lý, có khả năng làm trì hoãn việc phê duyệt các khoản thế chấp và khoản vay

khác Các doanh nghiệp nhỏ đã bị ảnh hưởng do ngưng các khoản cho vay của Liênbang Cụ thể, Cơ quanquản lýdoanh

nghiệp nhỏ (SBA) đã không thể xử lý

khoảng 700 đơn xin vay 140 triệu USD cho các doanh nghiệp nhỏ và Cơ quan

Quản lý nhà ở Liên bang (FHA) không thể xử lý hơn 500 đơn xin vay vốn để

pháttriến, phục hồi hoặc tái cấp von cho

khoảng 80.000 đơn vị cho thuê thuộc hộ gia đình (Impact and Costs, 2013) Ngoài ra, việc đóng cửa (và bế tắc về

giới hạn nợ) có thể ảnh hưởng tiêu cực

đến niềm tin và thị trường tài chính do

tình trạng đó tạo ra tính bất trắcvề chính sách cũng như các điều kiện tài chính tổng thể, các tác động tài chính tiềm ẩn của việc không nâng trần nợ, khiến các

quyết định đầu tư và thuê nhân công bị

trì hoãn

Chính phủ đóng cửa cũng có tác động

giántiếp đến GDP:

Thứ nhất, chi tiêu chính phủ thấp hơn

được cho là có “tác động cấp số nhân” làm cho suy giảm trong GDP lớn hơn suy giảm liên quan trong chi tiêu chính phủ Chẳng hạn như, nếu nhân viên liên bang giảm tiêu dùng do bị chậm lương hay các nhà thầu liên bang giảm đầu tư thì các loại GDP liên quan đến tiêu dùng

và đầu tư cũng có thể giảm (Marc Labonte, 2015)

Trang 6

CHÂU MỸ NGÀY NAY SÔ 04-2022 33

Thứ hai, chính phủ đóng cửa có thể

tạo ranhữngthay đối chonhiều cá nhân,

doanh nghiệp hoặc thị trường từ đó gây

tác động rộng lớn đến nền kinh

tế Moody xác định xuất khấu và nhập

khẩu (do chậm trễ trong việc nhận giấy

phép liên bang), thế chấp (vì sự chậm trễ

trong việc xác minh hồ sơ liên bang), và

các khoản vay của doanh nghiệp nhỏ là

ví dụ điên hình cho các hoạt động kinh

tế tư nhân bị gián đoạntạm thời do đóng

cửa chính phủ (Mark Zandi, 2013a) Hơn

nữa, sự chậm trễ trong trả lương cho

người lao động và thanh toán cho các

nhà thầu dẫn đến sự gia tăng khoản nợ

không trả đúng kỳ, từ đó sẽ ảnh hưởng

đến độ tin cậy của các cánhân và doanh

nghiệp trong tương lai

Thứ ba, đóng cửa chính phủ và bế

tắc về giới hạn nợ đã dẫn đến suy giảm

trong niềm tin của người tiêu dùng,

doanh nghiệp, nhà đầu tư Nó cũng có

thể khiến người tiêu dùng và các doanh

nghiệp trì hoãn, hoặc hủy bỏ quyết định

chi tiêu, đặc biệtlà các đơn đặt hàng tiêu

dùng lớn hay đầutư vốn lớn Các nhóm

tưnhân khác nhauđưa ra chỉ số niềm tin

dựa trên các cuộc khảo sát của mình: chỉ

số niềm tin tiêu dùng theo báo cáo của

Đại học Michigan đã giảm xuống mức

thấp trong vòng 10 tháng vào tháng

10/2013; theo báo cáo của Gallup, trong

tuần kết thúc ngày 13/10/2013, thì chỉ số

niềm tin kinh tế hàng tuần đạt mức

thấp nhất kể từ đầu tháng 12/2011

(Jeffrey Jones, 2013) Chỉ số niềm tin

tiêu dùng của The Conference Board

giảm từ 80,2 điểm trong tháng 9/2013

xuống còn 71,2 điểm trong tháng

10/2013, nhưng vẫn cao hơn trong thời

kỳ“vách đá tài chính” vào tháng 1/2013

(Conference Board, 2013)

Việc đóng cửa chính phủ cũng có thế có những ảnh hưởng tiêu cực dài hạn đối với nền kinh tế Mỹ Tổn thất

kinh tế thực sự sẽ xuất phát từ tình trạng

bat on tăng cao, tạo ra sự do dự đối với

các doanh nghiệp trong việc thực hiện các dự án mới, giảm niềm tin tiêu dùng

và sẽ khuyển khích người tiêu dùng tiết kiệm thay vi chi tiêu Theo quan điểm của Moody: “Ngay cả khi các nhà lập pháp đạt được các điều khoản gần như mong đợi, sự đả kích chỉnh trị và các

nguy cơ lặp lại đóng cửa chính phủ đã

đè nặng lên tâm lý và gây tổn hại lớn

tăng trưởng kỉnh tế Nhiều doanh nghiệp không muôn đầu tư, thuê lao động, còn

các doanh nhân sẽ ít có khả năng và

động lực đê cổ gắng khởi động Các tổ

chức tài chỉnh cho vay thận trọng hơn

và các hộ gia đình cũng chỉ tiêu dè chừng hơn Một nửa sổ CEO trong cuộc

khảo sát triển vọng quỷ III/2013 của

Hội nghị bàn tròn kỉnh doanh cho biết,

bất đồng của Washington về ngân sách

đã ảnh hưởng đến kể hoạch tuyển dụng của họ trong vòng sáu tháng sau đô”

(MarkZandi, 2013b: 2)

Ngoài ra, một số tác động của việc đóng cửa chínhphủ rất khó đo lường và được cho là gây ra các tác động trong các tháng sau đó, ví dụ như các nghiên cứu khoa học bị gián đoạn, tạm dừng

Trang 7

34 SÓ 04-2022 CHÂU MỸ NGÀY NAY

các đánh giá về môi trường và các hoạt

động khác, làm trì hoãn tạo việc làm từ

các dự án giao thông và năng lượng,

thiếu đầu tư và trì hoãn chi phí bảo trì

Vì chính phủ đóngcửa, hàng trăm nghìn

nhân viên liên bang đã phải nghỉ việc

còn những nhân viên khác bị chậm

lương Điều này làm tăng trưởng thu

nhập vốn đã thấp sẽ còn chậm hơn và

sauđó làmảnh hưởng đến sứcchi tiêu

2 Tác động của phân cực chính trị

đến chính sách kinh tế Mỹ

Chính sách của chính phủ luôn có

ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế

và sự hình thành, phát triến của doanh

nghiệp Tuy nhiên, phân cực về chính

trị gia tăng sâu sắc trong hai thậpkỷ qua

đã dẫn đến sự bất trắc lớn về chính sách

ở Mỹ, đặc biệt là ở thời điểm các cuộc

bầu cử gần kề

Ở cấp độ vĩ mô, việc gia tăng tính bất

trắc về chính sách ở Mỹ trong những

năm gần đây tác động đến hoạt động

kinh tế vĩ mô, tỷ lệ đầu tư, sản lượng và

việc làm Ví dụ, ủy ban thị trường mở

liên bang (2009) và Quỹ tiền tệ quốc tế

(IMF) (2012, 2013) cho rằng sự bất trắc

về các chính sách tài khóa, quyđịnh của

Mỹ và châuÂu đã góp phần vào sự suy

giảm kinh tế mạnh trong năm

2008-2009 và phục hồi chậm sau đó Một số

yếu tố ảnh hưởng đến sự bất trắc bao

gồm cả vấn đề về nợ công và chi tiêu

liên quan đến “vách đá tàichính” Thuế,

chi tiêu của chính phủ và chính sách tài

khóa chiếm đến 40% sự bất trắc về

chính sách kinh tế trong giai đoạn từ năm 1985 đến năm 2011; sự gia tăng bất ổn từ năm 2006 đến năm 2011 đã

cắt giảm tới 2,3 triệu việc làm và giảm

sản xuất công nghiệp tới 4% (Scott R

Baker et al, 2016)

Ở cấp doanh nghiệp, những bế tắc về chính trị đã dẫnđến sựbất trắc về chính

sách mà các doanh nghiệp Mỹ phải đối

mặt Điều này có ý nghĩa quan trọng nhất đối với giới doanh nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ - chiếm hơn 50%

hoạt động kinh tế khu vực tư nhân Mỹ

Sử dụng dữ liệu cấp doanh nghiệp, sự bất trắc về chính sách có liên quan đến biến động giá cổ phiếu lớn hơn và giảm

đầu tư, tuyển dụng và tăng trưởng trong các lĩnh vực nhạy cảm với chính sách

(chịu nhiều thay đổi lớn trong chính

sách điều tiết) như quốc phòng, chăm sóc sức khỏe, tài chính và xây dựng cơ

sở hạ tầng (Scott R Baker et al, 2016)

Sựbấttrắc là điểm hạn chếtrong quá trình ra quyết định kinh tế khi nhiều doanh nghiệp

có thể trì hoãn các quyết định đầu tư và tuyến dụng trong thời kỳ có sựbấttrắc cao

về chính sách kinh tế (EPU) và nhiều hộ

gia đình có thể trì hoãn các giao dịch mua sắm lớn Các cuộc bầu cửtổng thống Mỹ

gần đây thường chìm ngập ưong phân

cực, do vậy đã làm tăng EPU với những tác động đồng thời đến môi trường đầu tư

của Mỹ Trong những tháng xung quanh các cuộc bầu cử ngang phiếu (ngang sức)

và phân cực, EPU tăng 28% so với các

cuộc bầu cử ítphân cực; với mức độphân

cực chính trị của Mỳ, một cuộc bầu cử

Trang 8

CHÂU MỸ NGÀY NAY SỐ 04-2022 35

ngang sức sẽ mang lại sự gia tăng lớn

trong EPU Một cuộc khảo sát vào tháng

10/2020 cho thấy sự bất trắc xung quanh

cuộc bầu cửnăm 2020 là mối lo ngại lớn

thứ hai đối vớicác doanh nghiệp (Scott R

Baker, 2020)

Phân cực chính trị ở Mỳ làm giảm

đầu tư, cũng như kế hoạch đầu tư trong

tương lai của nhiều doanh nghiệp, sở dĩ

như vậy do: Thứ nhất, phân cực chính

trị có thể tạo ra các chính sách không

họp lý, có thể có tác động tiêu cực đến

quyết định đầu tư của doanh nghiệp;

Thứ hai, bế tắc lập pháp do sự phân cực

ngày càng tăng làm giảm khả năng ban

hành các chính sách cần thiết về việc

làm; Thứ ba, khi sự phân cực chính trị

bắt nguồn từ ảnh hưởng và bản sắc, cái

mà các nhà khoa học chính trị gọi là

phân cực tình cảm, các doanh nghiệp

phải đối mặt với rủi ro bổ sung, ví dụ

như Starbucks đã tham gia vào các cuộc

tranh cãi chính trị vài lần và Tổng thống

Trump khuyến khích tẩy chay chuồi vì

thiếu cổ vũtrong chiến dịch của ông vào

cuối năm 2015 (QiaoqiaoZhu, 2021)

Ở Mỹ, việc thiếu tầm nhìn về chính

sách trong môi trường chính trị phân

cực và e ngạivề các quyđịnh mới, thuế

và việc nồ lực thuê mướn các nhóm vận

động hành lang, cũng có tác động tiêu

cực đến việc thành lập doanh nghiệp

mới Một trong những đặc điểm của

chính trị Mỹ hiện nay là tăng cường

vận động hành lang và ảnh hưởng bên

ngoài ngày càng gia tăng nhanh chóng

đối với các nhà lập pháp ở Mỹ và các

giới quyền lực chính trị khác Điều này

có tác động tiêu cực lớn đến giới kinh doanh Các doanh nghiệp nhỏ không có

đủ nguồn tài chính hoặc cơ sở hạ tầng

có sẵn khiến họ lúng túng khi phải đối mặt với các vấnđề pháp lý Khi nhu cầu

vận động hành lang tăng lên, nhiều doanh nghiệp phải sử dụng nhiều thời

gian và nguồn lực hơn vào các hoạt động như vận động hành lang các quan chức chính phủ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất (JonL Bryan, 2013)

3 Tác động của phân cực chính

trị đến hành vi tiêu dùng của người

dân Mỹ

Quan điểm của người Mỹ về nền kinh

tế đang ngày càng bị chi phối bởi đảng phái, chính trị; điều này tác động đến chi tiêu tiêu dùng - yếu tố quyết định đến

70% tăng trưởng kinh tế Mỹ Trong xã hội đương đại Mỹ, việc nhận diện, xác

định đảng phái của người dân ảnh

hưởng rõ rệt đến việc ra quyết định kinh

tế (hành vi kinh tế) của các cá nhân, cho

dù đó là người tiêu dùng, người lao

động hay những người đóng góp tài

chính cho các chiến dịch vận động tranh

cử Một nhóm nghiên cứu ở Mỹ

(Christopher McConnell et al, 2017) đã

tiến hành mộtsố thửnghiệm để xem xét vai trò của phân cực trong việc định

hình hành vi kinh tế Mỗi thử nghiệm này sẽ cho phép các tác giả đánh giá sự

lựa chọn và hành vi kinh tế của người

tham gia được định hình như thế nào từ

nhận diện đảng phái của họ Ket quả của

Trang 9

36 SỐ 04-2022 CHÂU MỸ NGÀY NAY

các thử nghiệm trên đều cung cấp bằng

chứng cho thấy sự phân cực ảnh hưởng

đến hành vi kinh tế Cụ thể, trong thử

nghiệm đầu tiên, một nghiên cứu thực

địa tiến hành trên thị trường lao động

trực tuyến, đánh giá liệu sự đồng thuận

đảng phái giữa người sử dụng lao động

và người lao động có ảnh hưởng đến ý

chí của người lao động, cũng như chất

lượng công việc của họ hay không Ket

quả là nhiều người sẵn sàng làm việc

với thu nhập thấp hơn cho những người

chủ lao động cùng đảng phái. Nghiên

cứu thứ hai xem xét liệu đảng phái có

ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng hay

không, cụ thể, khámphá xem liệu người

dân ít có khả năng theo đuổi cơ hội mua

hấp dẫn, thẻ quà tặng giảm giá nếu

người bán thuộc đảng khác và có khả

năng làm như vậy nếu người bán là cùng

đảng phái hay không Ket quả là người

tiêu dùng hầu hết đều thích tham gia vào

một giao dịch khi đảng phái của họ

giống với người bán hơn là với người

bán thuộc đảng phái khác Một nghiên

cứu khác cung cấp cho người tham gia

khả năng kiếm tiền nhưng nói với họ

rằng sẽ quyên góp một phần cho đảng

chính trị đối lập thì 3/4 số người được

hỏi sẵn sàng từ chối nhận tiền cao hơn

để tránh giúpcho đảngđối lập

Phân cực chính trị có thể ảnh hưởng

đến tâm lý của người tiêu dùng, từ đó

ảnhhưởngđến tâm lý củangười tiếp thị,

hoạch định chính sách và phúc lợi của

người tiêu dùng Mối quan hệ đảng phái

không chỉ thúc đẩy các chính sách công

và các ưu tiên chính trị, mà còn quyết

định sự lựa chọn của người tiêu dùng

đối với các thương hiệu Thậm chí, trong môi trường phân cực cao, tâm lý

của người tiêu dùng có khả năng gây ra các cuộc tẩychay(tránh mua) và ủng hộ

(mua) các thương hiệu Hơn một nửa

người tiêu dùng Mỹ mua sắm với các giá trị chính trị hoặc xà hội của họ - một dấu hiệu cho thấy nhiều doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi tác động từ sự phân

cực chính trị của nước Mỹ (Clifford A

Young and Justin Gest, 2021) Nhiều

doanh nghiệp Mỹ đã tham gia trực tiếp hơn vào cuộc cạnh tranh đảng phái Ví

dụ, một số nhà bán lẻ đã đưa sản phấm

My Pillow khỏi kệ hàng của họ sau khi Giám đốc điều hành của công ty công

khai ủng hộ các tuyên bố của Tống

thống Trumpvề gian lận bầu cử

Sau bầu cử Tổng thống 2016, nhiều bằng chứng cho thấy người tiêu dùng ủng hộ hay tẩy chay các doanh nghiệp

có liên quan đến đảng đối lập Chẳng hạn như, cộng đồng Grab Your Wallet

duy trì một danh sách tẩy chaychống lại

các công ty có quan hệ tài chính với Chính quyền Trump như LL Bean và Macy, hay mạng #DeleteUber đã lan

truyền về lệnh cấm du lịch của chính quyền sau khi Uber không ủng hộ cuộc biểu tình của người lái taxi ở New

York Tương tự, thương hiệu Ivanka

Trump đã là một quả bóng chính trị được sử dụng bởi cánh tả và cánh hữu,

do thương hiệu Trump và chính trị khó

có thể tách biệt trong mắt đại chúng

Trang 10

CHÂU MỸ NGÀY NAY SỐ 04-2022 37

Sau đó, các chiến dịch tẩy chay thương

hiệu này đã phải tuyên bo ngừng kinh

doanh vào tháng 7/2018

Kết luận

Như vậy, phân cực chính trị và tinh

thần đảng phái ngày càng leo thangkhiến

cho việc đạt được thỏa hiệp khó khăn

hơn, tác động tổn hại đến nền kinh tế

bằng cách dẫn đến cáccuộc khủng hoảng

liên bang thường xuyên hơn Trong một

môi trường phân cực, các liên minh

chính trị sẽ khó đi đến thỏa hiệp, thậm

chí dẫn đến bế tắc mà điển hình là đóng

cửa chính phủ, điều này có tác động cả

trựctiếp và gián tiếpđến nền kinh tế Mỹ,

đặtranhữngrào cản đáng kể đối với việc

ban hành chính sách để giải quyết các

thách thức về kinh tế và an sinh xã hội,

gây khó khăn trong việc phản ứng trước

những cú sốc kinh tế Đồng thời, tình

trạng trên còn ảnh hưởng đếnvấn đềđiều

chỉnh mức lương tối thiểu liên bang sao

cho theo kịp lạm phát, thiếu đồng thuận

chính trị cần thiết để giải quyết những

thách thức tài chính dài hạn của Mỹ

Phân cực chính trị dẫn đến sựbất trắc lớn

về chính sáchở Mỹ, tác động đáng kể đến

hoạt động kinh tế vĩ mô, chính sách tài

khóa, tỷ lệ đầu tư, sản lượng và việc làm;

đồng thời, ảnh hưởng đến việc thành lập

doanh nghiệp mới, nhiều doanh nghiệp

trì hoãn đầu tư và tuyển dụng trong thời

gian bất ổn về chính sách Phân cực

chính trị cũng gây ảnh hưởng đến niềm

tin tiêu dùng, làm giảm tiêu dùng cá

nhân hay giảm đầutư doanh nghiệp■

Bài viết trong khuôn khố đề tài cấp Bộ

của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt

Nam: “Biến đổi của xã hội tiêu dùng Mỹ từ thập niên 1990 đến nay” do TS Lê Thị Thu Hằng làm chủ nhiệm.

Tài liệu tham khảo:

1 Bureau of Economic Analysis (2022) National

Income and Product Accounts. Truy cập ngày

cfm?reqid= 19&step=2#reqid= 19&step=2&isuri= l&1921=survey.

https://apps.bea.gov/iTab01e/

2 Christopher Me Connell (2016) The Economic Consequences of Partisanship in a polarized era

Truy cập ngày 18/3/2022, từ

quences_Final_ Identified.pdf.

http://web.stanford.edu/~neilm/Economic_Conse

3 Christopher McConnell., Yotam Margalit., Neil Malhotra., & Matthew Levendusky (2017) Research: Political Polarization is changing how Americans work and shop, Harward Business

Review, May 19, 2017.

4 Clifford A Young and Justin Gest (2021)

Americans are spending money according to their values Companies need to realize that

n-shopping-habits-companies-politicized.

https://www usatoday.com/story/opinion/2021/10/02/america

5 Conference Board (2013) Consumer

Confidence Decreases Sharply in October, Press

release, Truy cập ngày 29/10/2021, từ

http://www.conference-board.org

6 Congressional Budget Office (2019) The Effects

of the Partial Shutdown Ending in January 2019

Truy cập ngày 2/5/2022, từ https://www cbo gov.

7 Congressional Research Service (2019) Federal

Funding Gaps: A Brief Overview. Truy cập ngày 4/4/2022, từ

RS20348.pdf.

https://sgp.fas.org/crs/misc/

8 The White House President Barack Obama (2013) Impact and Costs of the October Federal Government Shutdown Truy cập ngày

20/4/2022, từ

■gov/ sites/default/files/omb/reports/impacts-and- costs-of-october-2013-federal-go vemment-shut down-report.pdf.

https://obamawhitehouse.archives

9 Jeffrey Jones (2013) U.S Economic Confidence

Continues to Slide Amid Shutdown, Gallup

Economy Truy cập ngày 15/10/2021, từ

http://www.gallup.com

10 Jon L Bryan (2013) The Impact of Government

Policy on economic growth Bridgewater State

University Truy cập ngày 20/4/2022, từ

https://vc.bridgew.edu

Ngày đăng: 10/03/2024, 15:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w