1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần vĩnh hoàn

95 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Của Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn
Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang
Người hướng dẫn Th.S. Lê Thị Hà Thu
Trường học Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,96 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Cơ sở lý thuyết chung về vốn lưu động của doanh nghiệp (11)
    • 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động (11)
    • 1.1.2. Vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp (12)
    • 1.1.3. Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp (13)
    • 1.1.4. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp (14)
  • 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp (16)
    • 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động (16)
    • 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động (17)
      • 1.2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền (17)
      • 1.2.2.2. Hiệu quả sử dụng nợ phải thu (18)
      • 1.2.2.3. Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho (19)
      • 1.2.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (20)
    • 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động (20)
      • 1.2.3.1. Nhân tố khách quan (21)
      • 1.2.3.2. Nhân tố chủ quan (22)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN (10)
    • 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (24)
      • 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (24)
      • 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (26)
        • 2.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh, sản phẩm kinh doanh (26)
        • 2.1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh (26)
        • 2.1.2.3. Tổ chức bộ máy hoạt động (28)
      • 2.1.3. Khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn giai đoạn 2020-2022 (31)
        • 2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn giai đoạn 2020-2022 (31)
        • 2.1.3.2. Phân tích cơ cấu tài sản - nguồn vốn của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (33)
    • 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (40)
      • 2.2.1. Thực trạng nguồn VLĐ và tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ (40)
      • 2.2.2. Thực trạng tình hình sử dụng VLĐ (45)
        • 2.2.2.1. Thực trạng sử dụng vốn bằng tiền (48)
        • 2.2.2.2. Thực trạng sử dụng các khoản phải thu của Công ty (52)
        • 2.2.2.3. Thực trạng sử dụng hàng tồn kho của Công ty (55)
      • 2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty (59)
    • 2.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (60)
      • 2.3.1. Những kết quả đạt được (60)
      • 2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại (62)
      • 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế (63)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN TRONG THỜI GIAN TỚI (10)
    • 3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn trong thời gian tới (65)
      • 3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội (65)
      • 3.1.2. Định hướng của Công ty trong thời gian tới (66)
    • 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (68)
      • 3.2.1. Giải pháp chung (68)
      • 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (69)
        • 3.2.2.1. Xác định được nguồn tài trợ vốn lưu động hợp lý, đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động tăng thêm qua từng năm (69)
        • 3.2.2.2. Tăng cường hiệu quả sử dụng các khoản phải thu và hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng (70)
        • 3.2.2.3. Các giải pháp khác (72)

Nội dung

Xuất phát từ thực tế và tầm quan trọng, ý nghĩa thực tiễn của vấn đề hiệu quả sử dụng vốn lưu động và được sự giúp đỡ, hướng dẫn của Th.S Lê Thị Hà Thu, em đã lựa chọn, nghiên cứu và hoà

Cơ sở lý thuyết chung về vốn lưu động của doanh nghiệp

Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định Số vốn tiền tệ ứng trước đó được gọi là vốn kinh doanh, được doanh nghiệp sử dụng để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Căn cứ theo đặc điểm luân chuyển của các bộ phận vốn, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được phân chia thành vốn cố định và vốn lưu động Vốn cố định là số vốn đầu tư hình thành nên các tài sản cố định của doanh nghiệp như nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp Trong khi đó, vốn lưu động là số vốn ứng trước để hình thành các tài sản lưu động cần thiết phục vụ cho hoạt động thường xuyên trong chu kỳ sản xuất kinh doanh, nhằm đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra liên tục

Trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về VLĐ Theo Mann (1918), VLĐ là lượng tiền hoặc tương đương tiền cần thiết để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động hàng ngày Quan niệm này sau đó đã được nhiều học giả đồng tình sử dụng Theo Moyer, McGuigan và Kretlow (2004), VLĐ là những khoản tiền cần thiết để thanh toán cho những hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp Cùng quan điểm này, Kulkanya Napompech (2012) cho rằng VLĐ là số tiền cần thiết cho các hoạt động hàng ngày của một công ty, là khoản vốn của công ty dùng để đầu tư vào tài sản lưu động và sử dụng một phần nợ ngắn hạn để tài trợ cho sự đầu tư Còn Garcia-Teruel và Martinez- Solano (2006) định nghĩa VLĐ hay VLĐ gộp (Gross working capital) là tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: tiền mặt và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, nợ phải thu ngắn hạn, HTK, các tài sản ngắn hạn khác (chi phí trả trước ngắn hạn) sử dụng để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp Trong khi đó, với các nhà nghiên cứu Van Horne và Wachowiez

Theo Brigham và Houston (2007), Firer, Ross, Westerfiel và Jordan (2008), vốn lưu động là khoản chênh lệch giữa tổng tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước và các khoản phải trả ngắn hạn khác.

(2010) cho rằng VLĐ là một khái niệm phức tạp mà các nhà quản lý sẽ gặp khó khăn nếu chỉ dựa vào định nghĩa một cách truyền thống theo sách vở James Sagner (2011) khẳng định VLĐ vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp và việc quản trị VLĐ là

2 một nghệ thuật trong việc tổ chức quản lý các nguồn lực ngắn hạn của công ty để duy trì các hoạt động đang diễn ra, huy động vốn và tối ưu hóa thanh khoản

Tại Việt Nam, nhiều nhà khoa học cũng đã có quan điểm khá tương đồng về VLĐ Các tác giả Thế Đạt và Phan Quang Niệm (1973) nhận định: VLĐ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động và tài sản lưu thông của xí nghiệp công nghiệp Trương Mộc Lâm (1993) cũng cho rằng: VLĐ của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và tài sản lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp thực hiện được thường xuyên, liên tục Đồng quan điểm này, Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh (2013) chỉ ra rằng: VLĐ là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp, nói cách khác, VLĐ là biểu hiện bằng tiền của các TSLĐ Nguyễn Văn Thuận (2006) cho rằng: VLĐ ám chỉ các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản ngắn hạn như tiền mặt, chứng khoán thanh khoản cao, nợ phải thu, tồn kho

Như vậy, qua tổng quát các khái niệm từ các nghiên cứu trên có thể định nghĩa:“VLĐ của doanh nghiệp là số vốn ứng trước để hình thành nên TSLĐ, đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên, liên tục”

Vòng tuần hoàn VLĐ của các doanh nghiệp sản xuất được biểu hiện qua sơ đồ sau:

T - H SX H' - T' Như vậy, có thể thấy quá trình chu chuyển của VLĐ có những đặc điểm chủ yếu sau:

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, VLĐ vận động theo chu kỳ liên tục qua các giai đoạn: chuyển từ hình thái vốn tiền sang vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm rồi lại quay về hình thái vốn tiền.

(2) VLĐ chu chuyển toàn bộ giá trị một lần trong quá trình SXKD Khi quy mô kinh doanh thay đổi thì quy mô nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp cũng thay đổi theo

(3) Vòng quay VLĐ gắn liền với việc doanh nghiệp kết thúc một chu kỳ kinh doanh Quá trình trên diễn ra thường xuyên, liên tục, được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh, tạo thành vòng tuần hoàn của VLĐ

Do đó, nếu VLĐ được sử dụng hiệu quả có thể giảm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm, đồng thời làm tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp

VLĐ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt nguồn vốn để đạt được mục tiêu đề ra Các đặc điểm của VLĐ đó là:

Thư viện ĐH Thăng Long

Thứ nhất, VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình SXKD

Vốn lưu động là mạch máu và bắp thịt nuôi dưỡng doanh nghiệp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển ổn định Quy mô của vốn lưu động ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất kinh doanh Đặc biệt trong kinh doanh thương mại, vốn lưu động giúp tăng cường khả năng cạnh tranh, tận dụng cơ chế lưu trữ, khả năng tài chính linh hoạt để nắm bắt cơ hội kinh doanh và tạo điều kiện tín dụng cho khách hàng Đây là lợi thế không thể thiếu trong môi trường kinh tế cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Thứ hai, việc phân tích đánh giá sự vận động của vòng đời logistics giúp nhà quản trị doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việc kiểm soát này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được các khâu trong vòng đời logistics, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiết kiệm chi phí và tăng năng suất.

Vòng lưu động vốn ngắn hạn được phân bổ trong mọi giai đoạn sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức Để đảm bảo quá trình tái sản xuất liên tục, doanh nghiệp cần đủ vốn đầu tư vào các hình thái này Ngược lại, sự thiếu hụt vốn lưu động tại bất kỳ giai đoạn nào cũng dẫn đến ảnh hưởng lan truyền trong toàn bộ hệ thống Thiếu vốn lưu động để mua nguyên vật liệu sẽ gây tắc nghẽn sản xuất, lưu thông thiếu sản phẩm cung cấp cho khách hàng, khiến doanh nghiệp đứng trước nguy cơ khủng hoảng.

Trong quá trình tham gia vào hoạt động SXKD, giá trị của VLĐ được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm và là nhân tố chính tạo nên giá thành sản phẩm

Do đó, sử dụng hiệu quả VLĐ có thể giúp doanh nghiệp gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp

Để sử dụng, quản lý VLĐ tiết kiệm, hiệu quả, doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động theo các tiêu thức khác nhau, phù hợp với từng yêu cầu quản lý Thông thường, VLĐ được phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn hoặc dựa theo vai trò của VLĐ đối với quá trình SXKD Cụ thể như sau:

- Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn:

Theo cách phân loại này, VLĐ có thể chia thành: vốn bằng tiền, nợ phải thu và hàng tồn kho

+ Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển

+ Nợ phải thu bao gồm nợ phải thu từ khách hàng, các khoản trả trước cho người bán hoặc các khoản tiền đặt cọc, ký quỹ của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp vật tư, hàng hoá,…

+ Hàng tồn kho bao gồm vốn nguyên vật liệu chính, vốn nguyên vật liệu phụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm chờ bán,…

Cách phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp Mặt khác, thông qua cách phân loại này có thể tìm thấy các biện pháp phát huy chức năng các thành phần vốn và biết được kết cấu VLĐ theo hình thái biểu hiện để định hướng điều chỉnh hợp lý có hiệu quả

- Phân loại theo vai trò của vốn lưu động:

Theo cách phân loại này, VLĐ bao gồm 3 loại: Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, vốn lưu động trong khâu sản xuất, vốn lưu động trong khâu lưu thông

+ Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm vốn nguyên liệu, vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất

+ Vốn lưu động trong khâu sản xuất bao gồm vốn bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, chi phí trả trước

+ Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm vốn thành phẩm, vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán

Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại VLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó đánh giá tình hình phân bổ VLĐ trong các khâu của quá trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình kinh doanh Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu VLĐ hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển VLĐ

Trên đây là hai cách phân loại VLĐ chủ yếu Mỗi cách phân loại đáp ứng những yêu cầu nhất định của công tác quản lý, từ đó, doanh nghiệp đưa ra các biện pháp quản lý thích hợp với từng bộ phận VLĐ trong các khâu, nhằm đảm bảo quá trình SXKD diễn ra thường xuyên, liên tục và tăng nhanh vòng quay cũng như hiệu quả sử dụng VLĐ.

Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp

VLĐ của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục Để có đủ VLĐ đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải khai thác từ nhiều nguồn khác nhau Mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau ở từng thời điểm khác nhau thì nguồn hình thành VLĐ cũng khác nhau Có thể phân loại nguồn VLĐ của doanh nghiệp theo nhiều phương pháp, nhưng chủ yếu là

Thư viện ĐH Thăng Long

5 phân loại căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng vốn Cụ thể: VLĐ được đảm bảo từ hai nguồn: nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời

Nguồn VLĐ thường xuyên (VLĐ thuần - Net working capital - NWC): là nguồn vốn có tính chất ổn định, dài hạn phản ánh bộ phận nguồn vốn thường xuyên dùng để tài trợ cho TSLĐ thường xuyên của doanh nghiệp Nguồn VLĐ thường xuyên được tính bằng công thức sau:

Nguồn VLĐ thường xuyên (NWC) = TSNH - Nợ ngắn hạn

Nguồn VLĐ thường xuyên = HTK + Các khoản phải thu - Các khoản phải trả

Vốn lưu động là nguồn vốn giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt Nhờ nguồn vốn này mà doanh nghiệp có thể chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu vật liệu, hàng hóa cần thiết Tuy nhiên, sử dụng nguồn vốn lưu động thường xuyên để duy trì tài sản lưu động cũng khiến doanh nghiệp phải chịu chi phí sử dụng vốn cao hơn Do đó, các doanh nghiệp cần cân nhắc tình hình thực tế để đưa ra quyết định phù hợp trong việc tổ chức vốn.

Nếu NWC của doanh nghiệp dương (NWC>0) chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động tài trợ an toàn, sử dụng nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, một phần nguồn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn, từ đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ được nâng cao và hạn chế rủi ro

Nếu NWC của doanh nghiệp âm (NWC

Ngày đăng: 31/05/2024, 13:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w