1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài rào cản và lợi ích khi thực hiệnkinh tế tuần hoàn tại việt nam

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rào Cản Và Lợi Ích Khi Thực Hiện Kinh Tế Tuần Hoàn Tại Việt Nam
Người hướng dẫn Giảng Viên Hướng Dẫn
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh Tế Phát Triển
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 5,29 MB

Nội dung

Làmột mô hình phát triển kinh tế bền vững, các nguồn tài nguyên sẽ được sử dụng một cáchcó hiệu quả thông qua việc sử dụng và tái chế để nhằm giảm thiểu việc mà chúng ta tiêutốn quá nhiề

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA KINH TẾ - -

KINH TẾ PHÁT TRIỂN NÂNG CAO

Đề tài:

RÀO CẢN VÀ LỢI ÍCH KHI THỰC HIỆN KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn :

Sinh viên thực hiện :

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH 4

MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài: 5

2 Mục tiêu nghiên cứu: .6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6

4 Phương pháp nghiên cứu: 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7

1.1 Các lý thuyết về Kinh tế tuần hoàn: 7

1.1.1 Khái niệm về Kinh tế tuần hoàn: 7

1.1.2 Phân biệt Kinh tế tuần hoàn và kinh tế tuyến tính: 8

1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản và nội hàm của Kinh tế tuần hoàn: 9

1.1.4 Lợi ích của Kinh tế tuần hoàn: 11

1.2 Tổng quan nghiên cứu: 12

1.2.1 Các nghiên cứu trong nước: 12

1.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài: 13

CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI CHÂU ÂU 15

2.1 Kinh nghiệm của Thụy Điển: 15

2.2 Kinh nghiệm của Pháp: 16

2.3 Kinh nghiệm của Đức: 16

2.4 Kinh nghiệm của Hà Lan: 17

2.5 Kinh nghiệm từ Nhật Bản: 17

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI VIỆT NAM 18

3.1 Kinh tế tuần hoàn trong Nông nghiệp: 18

3.2 Kinh tế tuần hoàn trong Công nghiệp: 21

3.3 Kinh tế tuần hoàn trong ngành dịch vụ: 24

CHƯƠNG 4 LỢI ÍCH VÀ RÀO CẢN KHI THỰC HIỆN KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI VIỆT NAM 26

Trang 3

4.1 Lợi ích: 26

4.1.1 Về môi trường: 26

4.1.2 Về kinh tế: 26

4.1.3 Về doanh nghiệp: 27

4.2 Rào cản trong việc thực hiện mô hình Kinh tế tuần hoàn: 28

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP 30

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Mô hình Kinh tế tuần hoàn 8

Hình 2 Mô hình kinh tế tuyến tính và Kinh tế tuần hoàn 9

Hình 3 Mục tiêu đến năm 2025 của Heineken 23

Hình 4 Vải làm từ bã cà phê - sáng kiến tuần hoàn trong ngành dệt may 24

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Từ cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, nhiều quốc gia trên thế giới đã bắtđầu chú trọng đến nội dung phát triển bền vững, tăng trưởng xanh trong việc xây dựng vàđổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế.Ngày nay, thế giới đang phải đối mặt với một vấn đềrất cấp bách về vấn đề môi trường Việc mà chúng ta lãng phí quá nhiều nguyên, nhiênliệu đang là báo động đỏ trên toàn cầu Sử dụng nguồn tài nguyên quá lãng phí buộcchúng ta phải khai thác quá mức lượng tài nguyên thiên nhiên để có thể theo kịp mức tiêuthụ ngày càng tăng Trong năm 2021, thế giới đã sử dụng 460 triệu tấn nhựa, gần gấp đôi

so với con số ghi nhận năm 2000 Cùng với đó, lượng rác thải nhựa cũng đã tăng hơn gấpđôi, lên 353 triệu tấn Cùng với sự tăng dân số sẽ dẫn đến nhu cầu bùng nổ về nguyên liệu

thô Do đó, nếu không có những thay đổi tích cực trong sản xuất và tiêu dùng thì nhu cầutài nguyên toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ năm 2015 đến năm 2060 (Hà Anh,2022).Không chỉ là vấn đề trên thế giới, theo một số thống kê Việt Nam ta đang là mộttrong những quốc gia có nguồn phát sinh rác thải lớn nhất trên thế giới (đặc biệt là rác thảinhựa) và không được tái chế Ước tính con số này là 3,1 triệu tấn và con số này đang có

xu hướng tăng dần (Như Quỳnh, 2022) Do đó, những hoạch định chính sách đúng đắn vàhợp lý để nguồn nguyên liệu thô không bị cạn kiệt một cách nhanh chóng là điều cầnthiết

Cần nhận thức được sự cần thiết của nguồn tài nguyên hữu hạn và chuyển đổi từnền kinh tế dựa trên khai thác, tiêu thụ và thải bỏ (nền kinh tế tuyến tính) sang nền kinh tếtái tạo và phục hồi (nền Kinh tế tuần hoàn) Việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sangKinh tế tuần hoàn đã được áp dụng thành công ở nhiều lĩnh vực khác nhau trên nhiềuquốc gia Việt Nam chúng ta đã và đang áp dụng nền Kinh tế tuần hoàn không chỉ để bảo

vệ môi trường mà nó còn mang lại lợi ích kinh tế Mô hình này đã được ứng dụng trongnông nghiệp và công nghiệp nhưng chủ yếu ở quy mô nhỏ Trong Đại hội Đảng lần thứXIII coi nhiệm vụ xây dựng và phát triển Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là một trong nhữnggiải pháp quan trọng để hướng đến mục tiêu phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạntới

Trong bối cảnh hiện nay, việc chuyển đổi từ kinh tế thẳng sang Kinh tế tuần hoàn

là thiết yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, không ngoại trừ Việt Nam Bốn lý dochính mà bắt buộc diễn ra sự chuyển đổi này bao gồm:

 Sự gia tăng nhu cầu về nguyên liệu thô, trong khi nguồn nguyên liệu này ngàycàng cạn kiệt, đặc biệt đối với nguồn tài nguyên khoáng sản, nguồn tài nguyênkhông thể tái tạo được

5

Trang 6

Sự phụ thuộc vào các nước khác, đặc biệt các quốc gia phụ thuộc nước khác vềnguyên liệu thô Sự phụ thuộc này dẫn đến căng thẳng về chính trị toàn cầu.

 Tác động đến sự biến đổi khí hậu (phát thải các khí nhà kính, đặc biệt là CO2) làmgia tăng quá trình biến đổi khí hậu cực đoan, gây nên các hậu quả cực kỳ nghiêmtrọng Sự chuyển đổi sang nền Kinh tế tuần hoàn với mục tiêu sử dụng năng lượngbền vững sẽ làm giảm quá trình biến đổi khí hậu

 Tạo ra các cơ hội kinh tế, đặc biệt đối với doanh nghiệp và khoa học trong lĩnh vựcviệc đổi mới, thiết kế, tái chế và sáng tạo

Kinh tế tuần hoàn đã trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới không chỉ riêng ViệtNam Nền kinh tế tuyến tính đã để lại những tác động xấu đến môi trường, khi việc tiêuthụ và thải bỏ sau khi sử dụng không đem lại tác động tích cực thì chúng ta cần cóphương án thay thế cho việc đó “Kinh tế tuần hoàn” sẽ là một điều vô cùng thiết yếu Làmột mô hình phát triển kinh tế bền vững, các nguồn tài nguyên sẽ được sử dụng một cách

có hiệu quả thông qua việc sử dụng và tái chế để nhằm giảm thiểu việc mà chúng ta tiêutốn quá nhiều các nguyên liệu hữu hạn, giảm thiểu lượng khí thải, lượng chất thải Kinh tếtuần hoàn có vai trò quan trọng trong việc giảm thải cũng như là cải thiện môi trường, nó

có những ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế, xã hội cũng như là môi trường Tuy nhiên,việc chuyển từ một nền kinh tế từ nơi tài nguyên được tiêu thụ và loại bỏ sang nền Kinh tếtuần hoàn toàn cầu vẫn còn là một chặng đường dài và những thách thức phức tạp đang ởphía trước

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng KTTH vào trong kinh tế, là bướcchuyển quan trọng cho sự phát triển, đã mang lại nhiều thành công, cơ hội nhưng đồngthời cũng tồn tại nhiều thách thức và khó khăn khi áp dụng mô hình này Đó chính là lý

do để tôi chọn đề tài “Lợi ích và rào cản khi thực hiện Kinh tế tuần hoàn” ở Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Đưa ra được những lý thuyết chung về mô hình KTTH, những rào cản và lợi íchkhi thực hiện áp dụng mô hình này với Việt Nam và từ đó đưa ra kiến nghị một số hướnggiải pháp phù hợp để thúc đẩy phát triển mô hình này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

 Đối tượng nghiên cứu: Khía cạnh của mô hình KTTH (rào cản và lợi ích)

 Phạm vi nghiên cứu:

 Về không gian: Việt Nam

 Về thời gian: Từ năm 2010 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu:

Từ dữ liệu thứ cấp thu thập được tiến hành phân tích, liệt kê, đưa ra những rào cản và lợiích của việc áp dụng Kinh tế tuần hoàn

6

Trang 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Các lý thuyết về Kinh tế tuần hoàn:

1.1.1 Khái niệm về Kinh tế tuần hoàn:

Khái niệm Kinh tế tuần hoàn (KTTH) được sử dụng chính thức đầu tiên bởi Pearce

và Turner (1990) (Pearce, D.W and R.K Turner, 1990) Nó được dùng để chỉ mô hìnhkinh tế mới dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”, hoàntoàn không giống với cách nhìn của nền kinh tế tuyến tính truyền thống(được sử dụng lầnđầu tiên vào năm 1990 trong cuốn “Kinh tế Tài nguyên và Môi trường”) Tuy nhiên lại córất nhiều định nghĩa khác nhau cho vấn đề này do nhiều cách tiếp cận khác nhau có thể từgóc độ nghiên cứu hay là tính ứng dụng có tính đặc thù

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho rằng: Nền KTTH là một hệ thống côngnghiệp được phục hồi hoặc tái tạo theo ý định và thiết kế Nó chuyển sang sử dụng nănglượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại làm mất khả năng tái sử dụng vàquay trở lại sinh quyển thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống và môhình kinh doanh

Khái niện này nhìn từ góc độ kinh tế: “Kinh tế tuần hoàn có thể được hiểu là môhình ,kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dàituổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường” Sự tuần hoàn được thểhiện trong việc tái sử dụng thông qua chia sẻ, tái chế, tái sản xuất,… tạo ra một vòng lậpkhép kín để giảm thiểu nguyên liệu đầu vào cũng nhưng là giảm lượng rác thải ra môitrường tự nhiên

Có một định nghĩa được nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã công nhận rộngrãi là “Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kếhoạch và thiết kế chủ động Nó thay thế khái niệm kết thúc vòng đời của vật liệu bằngkhái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng cáchóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thôngqua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trongphạm vi của hệ thống đó”

8

Trang 9

Hình 1 Mô hình Kinh tế tuần hoànĐịnh nghĩa có thể cho ta thấy, KTTH là một chu trình sản xuất khép kín, trong đócác tài nguyên được tận dụng lại hoặc tái sử dụng, các chất thải được sử dụng lại để trởlàm đầu vào cho quá trình sản xuất Từ đó làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường,bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và con người

1.1.2 Phân biệt Kinh tế tuần hoàn và kinh tế tuyến tính:

Cho đến nay chúng ta vẫn sống với các mô hình sản xuất tuyến tính, nói cách khác

là chúng ta khai thác, sản xuất, tiêu thụ và loại bỏ Kinh tế tuyến tính là chu trình lấy đi

mà không hoàn trả Ở đầu vào, các nguồn tài nguyên hưu hạn không ngừng được khaithác, trong khi chất thải không ngừng gia tăng ở đầu ra Xã hội chúng ta đang sống đồngnghĩa với việc tốc độ tiêu dùng ngày càng tăng nhanh, một mô hình nhanh nhưng khôngbền vững cho hành tinh Điều này tất yếu dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và ô nhiếm môitrường

Nền Kinh tế tuần hoàn thiết lập một mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững hơn,trong đó nguyên liệu thô được lưu giữ lâu hơn trong chu kỳ sản xuất và có thể được sử

9

Trang 10

dụng nhiều lần, do đó tạo ra ít chất thải hơn nhiều Đúng như tên gọi của nó, bản chất của

mô hình này là các nguồn tài nguyên được giữ trong nền kinh tế càng lâu càng tốt, giúpchúng ta có thể sử dụng chất thải mà chúng ta tạo ra làm nguyên liệu thô cho các ngànhcông nghiệp khác Việc chuyển đổi sang Kinh tế tuần hoàn không chỉ là những điều chỉnhnhằm giảm tác động tiêu cực của nền kinh tế tuyến tính Thay vào đó nó đại diện cho một

sự thay đổi mang tính hệ thống nhằm xây dựng khả năng phục hồi lâu dài, tạo ra các cơhội về kinh tế, đồng thời cung cấp các lợi ích về môi trường và xã hội

Hình 2 Mô hình kinh tế tuyến tính và Kinh tế tuần hoàn

1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản và nội hàm của Kinh tế tuần hoàn:

1.1.3.1 Nguyên tắc của Kinh tế tuần hoàn:

Là mô hình chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóachất độc hại và chất thải gây suy giảm khả năng tái sử dụng thông qua thiết kế ưu việt củavật liệu, sản phẩm, hệ thống Kinh tế tuần hoàn biến rác thải đầu ra của ngành này thànhnguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác, hay tuần hoàn trong nội tại bản thân của mộtdoanh nghiệp Đây là mô hình kinh tế phát triển tất yếu trên thế giới hướng tới phát triểnbền vững

10

Trang 11

Kinh tế tuần hoàn góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tàinguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm ô nhiễm môi trường Ngoài ra, nền Kinh tếtuần hoàn giúp các quốc gia tiết kiệm chi phí, giảm thiểu sự biến động giá và rủi ro đến từcác nhà cung cấp, gia tăng tính đổi mới sáng tạo bằng việc thay thế các sản phẩm.Nền KTTH hoạt động dựa trên các nguyên tắc cơ bản, liên quan chặt chẽ đến việc

sử dụng tái chế, quay vòng sản xuất, chế biến và sử dụng nguồn tài nguyên một cách tiếtkiệm, hiệu quả, giảm thiểu và đi đến triệt tiêu các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường

Có 3 nguyên tắc của KTTH theo Ellen MacArthur Foundation gồm:

 Giảm và loại bỏ thải và ô nhiễm: Bằng cách sử dụng các nguồn nhiên liệu từ đầu ranày để tái tạo, tránh sử dụng các hóa chất độc hại điều này đòi hỏi việc thiết kế cácsản phẩm, dịch vụ sao cho hạn chế tạo ra chất thải và gây ô nhiễm ngay từ đầu đểtối ưu được hiệu suất

 Kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm và nguyên vật liệu: Việc duy và tăngcường tuổi thọ của các sản phẩm và nguyên vật liệu qua việc sữa chữa, tái chế vàtái sản xuất

 Tái tạo hệ thống tự nhiên: Bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo đểgiảm thiểu lượng khí thải do việc sử dụng năng lượng hóa thạch để giảm thiểu tácđộng đến môi trường tự nhiên

Hiện nay, một số mô hình về Kinh tế tuần hoàn đã được triển khai như mô hình 3Rvới cách tiếp cận đơn giản phù hợp với nguyên tắc hoạt động: Reduce – Giảm sử dụnghàng hóa và tiêu thụ tài nguyên, Reuse – Tái sử dụng sản phẩm, tài nguyên và Recycle –Tái chế, tuần hoàn tài nguyên:

Tiết giảm (Reduce) là việc giảm lượng rác phát sinh thông qua việc thay đổi lốisống, thay đổi trong cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất… Chẳng hạn áp dụngcác giải pháp sản xuất sạch hơn, hóa học xanh trong hoạt động sản xuất, hay khuyếnkhích thói quen “ăn chắc mặc bền” trong đời sống, sinh hoạt của người dân Đây là nộidung hiệu quả nhất trong ba giải pháp, là sự tối ưu hóa quá trình sản xuất và tiêu dùng vềmặt môi trường, tạo ra lượng sản phẩm lớn nhất, sử dụng hiệu quả nhất mà tiêu thụ ít tàinguyên và thải ra lượng thải thấp nhất

Tái sử dụng (Reuse) là việc sử dụng lại các sản phẩm, hay một phần của sản phẩmcho chính mục đích cũ, hay cho một mục đích khác, sử dụng một sản phẩm nhiều lần chođến hết tuổi thọ sản phẩm

Tái chế (Recycle) là việc sử dụng rác thải, vật liệu thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất, các sản phẩm mới có ích Hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần

có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất Mặc dù chất lượng của sản phẩm tái chế không thể bằng sản phẩm từ

11

Trang 12

nguyên liệu chính phẩm nhưng quá trình này giúp ngăn chặn lãng phí nguồn tài nguyên, giảm tiêu thụ nguyên liệu thô cũng như nhiên liệu sử dụng so với quá trình sản xuất cơ bản từ nguyên liệu thô Tái chế có thể chia thành hai dạng, tái chế ngay tại nguồn từ quy trình sản xuất và tái chế nguyên liệu từ sản phẩm thải.

1.1.3.2 Nội hàm Kinh tế tuần hoàn:

Kinh tế tuần hoàn có 3 nội hàm cơ bản sau:

 Thứ nhất, bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên thông qua việc kiểm soát hợp lí các tàinguyên không thể phục hồi và cân đối với các tài nguyên có thể phục hồi, cácnguồn năng lượng tái tạo;

 Thứ hai, tối ưu hóa lợi tức của tài nguyên bằng cách tuần hoàn các sản phẩm và vậtliệu nhiều nhất có thể trong các chu trình kĩ thuật và sinh học;

 Thứ ba, nâng cao hiệu suất chung của toàn hệ thống bằng cách chỉ r” và thiết kếcác ngoại ứng tiêu cực (thiết kế chất thải, thiết kế ô nhiễm)

1.1.4 Lợi ích của Kinh tế tuần hoàn:

Kinh tế tuần hoàn là mô hình cần thiết phải áp dụng để hạn chế tình trạng cạn kiệtnguồn tài nguyên, nhiên liệu và có thể giảm thiểu được nhiều tác hại mà nền kinh tế tuyếntính đã tạo ra Kinh tế tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích về nhiều khía cạnh cho một đấtnước, có thể kể đến như là:

 Đối với quốc gia: Phát triển Kinh tế tuần hoàn đã thể hiện trách nhiệm của quốcgia trong giải quyết những thách thức toàn cầu do ô nhiễm môi trường, biến đổi khíhậu, đồng thời nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế Kinh tế tuầnhoàn giúp tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chiphí xử lý; giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa giá trị tàinguyên; hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường

 Đối với xã hội: Kinh tế tuần hoàn giúp giảm chi phí xã hội trong quản lý, bảo vệmôi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo ra thị trường mới, cơ hội việc làmmới, nâng cao sức khỏe người dân

 Đối với doanh nghiệp: Kinh tế tuần hoàn góp phần giảm rủi ro về khủng hoảngthừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên; tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ,giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng

Một số ngành được đánh giá là có cơ hội lớn hơn trong việc thúc đẩy Kinh tế tuầnhoàn như: lương thực và nông nghiệp, thời trang và dệt may, xây dựng và vật liệu xâydựng, hệ thống năng lượng và carbon, hóa chất, điện tử và công nghệ cao

Từ một góc nhìn khác:

 Để bảo vệ môi trường:

12

Trang 13

Tái sử dụng và tái chế các sản phẩm sẽ làm chậm việc sử dụng tài nguyên thiênnhiên, làm giảm lượng rác thải, khí thải ra môi trường, giúp giảm tiêu thụ năng lượng vàlượng khí thải CO đồng thời giúp hạn chế sự mất đa dạng sinh học 2Một lợi ích khác từ nền Kinh tế tuần hoàn là giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính hàngnăm Việc tạo ra các sản phẩm hiệu quả và bền vững hơn ngay từ đầu sẽ giúp giảm mứctiêu thụ năng lượng và tài nguyên vì người ta ước tính rằng hơn 80% tác động đến môitrường của sản phẩm được xác định trong giai đoạn thiết kế Khi chuyển sang các sảnphẩm đáng tin cậy hơn có thể tái sử dụng, nâng cấp và sửa chữa sẽ giảm lượng chấtthải Mục đích là để giải quyết việc đóng gói quá mức và cải thiện thiết kế của nó để thúcđẩy tái sử dụng và tái chế.

 Giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu thô:

Dân số ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về nguyên liệu thô Tuy nhiên, nguồncung nguyên liệu thô lại là hữu hạn Nên việc tái chế nguyên liệu thô giúp giảm thiểu rủi

ro liên quan đến nguồn cung, chẳng hạn như biến động giá cả, tính sẵn có và sự phụ thuộcvào nhập khẩu

 Tạo việc làm và tiết kiệm tiền cho người tiêu dùng:

Hướng tới một nền Kinh tế tuần hoàn hơn có thể tăng khả năng cạnh tranh, kíchthích đổi mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm Việc thiết kế lại vật liệu vàsản phẩm để sử dụng tuần hoàn cũng sẽ thúc đẩy sự đổi mới trên các lĩnh vực khác nhaucủa nền kinh tế Người tiêu dùng sẽ được cung cấp những sản phẩm bền hơn và sáng tạohơn, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp họ tiết kiệm tiền về lâu dài

1.2 Tổng quan nghiên cứu:

1.2.1 Các nghiên cứu trong nước:

Mục tiêu hướng đến của Việt Nam là ưu tiên phát triển bền vững, để có thể đưa rađược hướng giải quyết giữa lợi ích kinh thì ở Việt Nam cũng có rất nhiều những bài viết

về chủ đề Kinh tế tuần hoàn Các nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam đã được đềcập đến trong một số các tài liệu như:

 Khái niệm kinh tế tuần hoàn : Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế tuần hoàn ICED

 Kinh tế tuần hoàn - Lời giải cho phát triển bền vững :Sở Tài nguyên và môi trườngthành phố Đà Nẵng ( 2022)

 Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam: PGS.TSNguyễn Thế Chinh, PGS.Nguyễn Hoàng Nam, Viện chiến lược, Chính sách Tàinguyên và môi trường

1.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài:

13

Trang 14

(Delsignore và cộng sự, 2017 ) nhằm mục đích chứng minh rằng định nghĩa của Châu Âu

về chất thải thực phẩm cho đến nay vẫn đang được nhắm tới, cũng như đối với quan điểmlập pháp, mục tiêu cụ thể là giảm tác động môi trường, đây chỉ là một trong vô số mụctiêu được xác định trong Khung pháp lý quốc tế Một định nghĩa chính xác sẽ cho phépcác quốc gia, công ty và các tổ chức khác đưa ra quyết định bền vững và lập kế hoạch đầu

tư của họ ( Geisendorf và cộng sự, 2018 ) đề xuất định nghĩa sửa đổi về Kinh tế tuầnhoàn sau khi đã phân tích và so sánh các khái niệm liên quan nổi bật nhất Định nghĩa sửađổi phân biệt giữa các đặc điểm cốt l”i của nền Kinh tế tuần hoàn và các điều kiện khungcho phép thực hiện nó ( Teigiserova và cộng sự, 2019 ) nghiên cứu hướng tới bình ổnminh bạch lượng dư thừa, lãng phí và thất thoát lương thực: làm r” các định nghĩa, thứbậc chất thải thực phẩm và vai trò trong nền Kinh tế tuần hoàn Những lỗ hổng chínhtrong việc ngăn ngừa lãng phí thực phẩm đã được giải quyết trong bối cảnh nền Kinh tếtuần hoàn mới nổi Công trình này nhấn mạnh lý do tại sao sự r” ràng của các định nghĩanày lại quan trọng đối với tính bền vững của các hệ thống quản lý chất thải thực phẩmtrong tương lai , đặc biệt là trong bối cảnh nền Kinh tế tuần hoàn Là một trong nhữngngành tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên lớn nhất , ngành xây dựng là mục tiêu trọng tâm củacác chính sách Kinh tế tuần hoàn (CE) của EU và quốc gia ( Hjaltadóttir và cộng sự,

2021 ) sử dụng cách tiếp cận lý thuyết thực tiễn để điều tra cách các công ty trong ngànhxây dựng ở Luxembourg và Gothenburg , Thụy Điển hiểu về CE và phát triển các thựctiễn tuần hoàn ( Nobre et al., 2021 ) đã hỏi 44 tiến sĩ chuyên gia CE trên toàn thế giớicâu hỏi tương tự: “Hãy dùng từ ngữ của chính bạn, vui lòng mô tả những gì bạn hiểu về

“Nền Kinh tế tuần hoàn” Dự kiến ( Nobre và cộng sự, 2021 ) sẽ cung cấp nguồn lực đểcho phép các tổ chức tiêu chuẩn thiết lập các chính sách và quy định CE chính thức xuyênngành, dẫn đến quy mô, mục tiêu, sự phát triển KPI cho đánh giá và kiểm tra CE ; vàhướng dẫn các tổ chức và chính phủ về lộ trình chuyển đổi CE của họ ( Tonini và cộng

sự, 2022 ) xem xét các nghiên cứu hiện có điều tra về chất lượng tái chế, tổng hợp cácphương pháp tiếp cận sẵn có và kết luận đề xuất hướng nghiên cứu nhằm vận hành địnhnghĩa nhằm hỗ trợ các biện pháp và giám sát chính sách Kinh tế tuần hoàn Dựa trên cácnghiên cứu về quản lý chất thải, đánh giá vòng đời và tiêu hao tài nguyên, ( Tonini vàcộng sự, 2022 ) liên kết khái niệm chức năng với khả năng thay thế của các nguồn tàinguyên nguyên chất và sự phù hợp rộng hơn trong nền Kinh tế tuần hoàn, cố gắng thểhiện mối liên kết giữa các quan điểm khác nhau Các công trình có ảnh hưởng khác baogồm ( Valko, 2019 ), ( Bocken và cộng sự, 2021 ), ( Trushkina và cộng sự, 2021 ),( Castro và cộng sự, 2022 )

Những thách thức và cơ hội của nền Kinh tế tuần hoàn rất đa dạng và trải dài trêncác lĩnh vực khác nhau Một trong những thách thức chính là sự cần thiết phải thay đổi tưduy và văn hóa giữa các bên liên quan để áp dụng và chuyển sang mô hình Kinh tế tuần

14

Trang 15

hoàn (Anita Medhekar, 2023) Ngoài ra, cần có chuỗi cung ứng bền vững có thể hỗ trợcác nền Kinh tế tuần hoàn, đòi hỏi các hành động khác nhau từ đổi mới sản phẩm đến chấtthải và cơ sở hạ tầng tái chế (Neeta Baporikar, 2023) Trong các lĩnh vực cụ thể nhưngành nước, các thách thức bao gồm biến đổi khí hậu, ô nhiễm và phát sinh chất thải,trong khi cơ hội nằm ở việc thu hồi tài nguyên và tạo ra năng lượng từ nướcthải (Temitope Gabriel Adedeji, 2023) Trong ngành bao bì, những thách thức bao gồmcân bằng việc giảm lãng phí thực phẩm và tiêu thụ tài nguyên, trong khi cơ hội tồn tại đểthiết kế bao bì tái sử dụng và cải thiện việc bảo quản thực phẩm (Els Du Bois, 2023).Trong ngành thủy sản, những thách thức bao gồm các vấn đề bền vững và tạo ra chất thải,trong khi cơ hội nằm ở việc đánh giá các sản phẩm phụ thủy sản làm thức ăn chăn nuôi vàcác sản phẩm giá trị gia tăng (Ronan Cooney, 2023) Nhìn chung, nền Kinh tế tuần hoàncung cấp tiềm năng để giải quyết các mục tiêu bền vững và đạt được khả năng tồn tại kinh

tế, nhưng nó đòi hỏi phải vượt qua những thách thức và nắm bắt cơ hội trong các lĩnh vựckhác nhau

15

Trang 16

CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI CHÂU

ÂU 2.1 Kinh nghiệm của Thụy Điển:

Là quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, cùng một

hệ thống phúc lợi của xã hôi được đặt lên hàng đầu; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩmquốc nội (GDP) bình quân đầu người đạt khoảng 52 nghìn USD/người (năm 2017), xếpthứ 11 trên thế giới Từ những năm 1990, Thụy Điển là một trong số ít các nước có thựchiện việc duy trì phát triển kinh tế với tốc độ cao cùng với việc hạn chế giảm thải để bảo

vệ môi trường Thụy Điển đã áp dụng nhiều giải pháp thiết thực để giảm thiểu các loại rácthải gây ô nhiễm, như đánh thuế cao các loại chất thải, ưu đãi xanh, sử dụng năng lượngtái tạo từ thủy điện và nhiên liệu sinh học, Việc áp dụng mô hình KTTH được ThụyĐiển bắt đầu từ thay đổi trong tư duy sản xuất tiêu dùng và trong các kế hoạch áp dụngkhoa học - công nghệ vào các ngành sản xuất và xử lý rác thải với suwh ủng hộ của Nhànước, doanh nghiệp và người dân, cụ thể:

Thứ nhất thống nhất về tư duy phát triển và xây dựng một nền Kinh tế tuần hoàn,trên phạm vi cả nước, từ người dân đến Chính phủ, hướng tới mục tiêu phát triển bềnvững Thụy Điển đã thành lập một nhóm chuyên gia về Kinh tế tuần hoàn giúp Chính phủđiều phối và hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân, đồng thời đầu tư nghiên cứu đổi mớitrong lĩnh vực tài nguyên và chất thải

Thứ hai xây dựng nền kinh tế dựa trên các ngành công nghệ cao Nền Kinh tế tuần,hoàn “vì một tương lai không rác thải” ở Thụy Điển được khởi xướng từ những thập niêntrước, đổi mới đầu tiên bắt đầu từ việc thay đổi tư duy sáng tạo ở một số doanh nghiệp,thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ sạch vào quá trình sản xuất,

Thứ ba, đối với ngành thực phẩm, Thụy Điển đã hình thành cho mình một chiếnlược để thay đổi chuỗi cung ứng với nỗ lực tăng cường hợp tác toàn ngành (thông qua thugom ống hút nhựa, bìa các-ton đã qua sử dụng); đối với ngành nhựa, đã nỗ lực thắt chặtcác chính sách quốc gia về sản xuất và sử dụng đồ nhựa với 53% vật liệu nhựa tiêu dùngtrong đời sống xã hội được sử dụng lại

Thứ tư tái chế rác thải thành điện năng để phục vụ các ngành công nghiệp khác.,

Là một trong những quốc gia đi đầu trong việc tái chế, Thụy Điển đã có hơn 99% rác thảiđều được tái chế thành các sản phẩm mới, nguyên liệu thô, khí đốt và năng lượng nhiệt.Chính phủ củaThụy Điển đã áp dụng các giải pháp như: quy định chặt chẽ về địa điểm táichế rác thải; xe chở rác chạy bằng năng lượng tái chế hoặc khí sinh học; phân loại ráctheo màu túi đựng rác để tiết kiệm thời gian với sự tham gia của các DN, nhất là các DNtrong ngành may mặc, thực phẩm; đánh thuế cao khi sử dụng năng lượng hóa thạch,

16

Trang 17

chuyển sang sử dụng năng lượng sinh học và năng lượng có khả năng tái tạo; nhập khẩurác thải.

2.2 Kinh nghiệm của Pháp:

Ngày 23-4-2018, Chính phủ Pháp đã công bố lộ trình phát triển mô hình Kinh tếtuần hoàn, biến rác thải thành nguyên liệu phục vụ cho guồng máy sản xuất trong cácngành công nghiệp Mục tiêu đưa ra của chính phủ Pháp là giảm 50% số lượng rác thảitrước năm 2025, tận dụng tối đa phế phẩm, phế liệu để làm ra những sản phẩm mới và dựkiến trong 7 năm tới sẽ có thêm 300.000 việc làm được tạo ra nhờ mô hình

50 biện pháp phát triển KTTH của Pháp xoay quanh việc: Khuyến khích các nhàsản xuất cung cấp những mặt hàng có độ bền cao, khi hỏng dễ được sửa chữa và khuyếnkhích các hoạt động tái chế, sử dụng lại nguyên liệu từ những món đồ trước khi chúngđược thải ra bãi rác

Theo nghiên cứu của Cơ quan Quản lý môi trường và năng lượng (ADEME), ởPháp 70% rác trên toàn quốc do ngành xây dựng thải ra, tương đương 247 triệu tấn Các

hộ gia đình thải khoảng 30 triệu tấn rác, các DN (không kể ngành xây dựng) thải 64 triệutấn Để giảm tổn hại, tác động lớn đến môi trường và đời sống của người dân thì chínhphủ Pháp đã khuyến khích các DN chuyển hướng xây dựng mô hình sản xuất theo hướngtái sử dụng, Chính phủ Pháp dự trù giảm đánh thuế giá trị gia tăng (VAT) xuống còn5,5% thay vì 20% vào các nguyên liệu tái chế, đồng thời phạt tiền các ngành, nghề khôngtuân thủ các chuẩn mực mới, tiếp tục thải nhiều rác làm hủy hoại môi trường

Để chuyển từ mô hình kinh tế tuyến tính sang nền Kinh tế tuần hoàn ngoài vấn đề

về tài chính thì Pháp cũng đang tìm những phương án để khuyến khích các DN sản xuất

ra những mặt hàng càng bền vững càng tốt Bên cạnh đó, quốc gia này cũng sử dụng lạinguyên liệu từ những mặt hàng bỏ đi (nhưng đòi hỏi nhiều phương tiện về công nghệ lọclại rác cho tới quá trình sản xuất) và nâng cao thói quen sinh hoạt, sử dụng rác thải củangười dân

2.3 Kinh nghiệm của Đức:

Ở Đức, KTTH được xây dựng theo mô hình “từ trên xuống” Chính phủ Đức đãban hành “Luật quản lý chất thải và tuần hoàn khép kín” từ năm 1996, Đức đã thiên theohướng "tái chế vật liệu”, công nghiệp nặng của Đức luôn đòi hỏi một lượng lớn nguyênliệu đầu vào Ngoài ra, “tái chế nguyên liệu” sẽ giúp giảm sự phụ thuộc của sản xuất vàotài nguyên song song cùng với đó là đảm bảo phát triển kinh tế bền vững Các luật nêutrên nhằm mục đích thực hiện quản lý chất thải và đảm bảo việc xử lý chất thải phù hợpvới nhiệm vụ bảo vệ môi trường và giảm thải lượng rác thải Đức đã bắt đầu triển khainền Kinh tế tuần hoàn ở cấp quốc gia bằng cách áp dụng các mô hình KTTH để giảm

17

Ngày đăng: 31/05/2024, 10:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Mô hình Kinh tế tuần hoàn - tiểu luận đề tài rào cản và lợi ích khi thực hiệnkinh tế tuần hoàn tại việt nam
Hình 1. Mô hình Kinh tế tuần hoàn (Trang 9)
Hình 2. Mô hình kinh tế tuyến tính và Kinh tế tuần hoàn - tiểu luận đề tài rào cản và lợi ích khi thực hiệnkinh tế tuần hoàn tại việt nam
Hình 2. Mô hình kinh tế tuyến tính và Kinh tế tuần hoàn (Trang 10)
Hình 3. Mục tiêu đến năm 2025 của Heineken. - tiểu luận đề tài rào cản và lợi ích khi thực hiệnkinh tế tuần hoàn tại việt nam
Hình 3. Mục tiêu đến năm 2025 của Heineken (Trang 25)
Hình 4. Vải làm từ bã cà phê - sáng kiến tuần hoàn trong ngành dệt may - tiểu luận đề tài rào cản và lợi ích khi thực hiệnkinh tế tuần hoàn tại việt nam
Hình 4. Vải làm từ bã cà phê - sáng kiến tuần hoàn trong ngành dệt may (Trang 26)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w