Vai trò không thể phủ nhận của dòng vốn FPI ở Việt Nam là nó giúpcho các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận với các nguồn vốn tiết kiệm ở nướcngoài, tận dụng các nguồn vốn này để đầ
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
… …
BÁO CÁO NHÓM CUỐI KỲ
HỌC PHẦN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ & PHÁT TRIỂN
TÊN ĐỀ TÀI:
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ-TRÁI PHIẾU TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 CHO ĐẾN NAY
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Danh Khôi
Thành viên: : Nguyễn Thị Lưu Ly
Trần Lê Đoan Thanh
Lê Thị Xuân Hiên Trương Thị Huyền Trần Tấn Nhân
Đà Nẵng, 2024
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC HÌNH ẢNH ii
Phần I Tổng quan 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Bối cảnh Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới 1
3 Các chính sách liên quan đến đầu tư quốc tế tại Việt Nam 2
3.1 Chính sách thu hút 2
3.2 Chính sách quản lí 2
3.2.1 Thực hiện các công cụ quản lý, ngăn ngừa rủi ro liên quan đến FPI 2
3.2.2 Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát dòng vốn FPI 2
3.2.3 Quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài cho các ngành, lĩnh vực nước ngoài được phép đầu tư 3
Phần II Phân tích 3
1 Thực trạng đầu tư quốc tế- trái phiếu tại Việt Nam trong giai đoạn 2000 – nay 3 1.1 Thị trường trái phiếu chính phủ 3
1.1.1 Cơ cấu đầu tư trên thị trường TPCP 3
1.1.2 Khối lượng giao dịch trái phiếu chính phủ của nhà đầu tư nước ngoài 4
1.2 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp 5
2 Vai trò của quá trình đầu tư quốc tế - trái phiếu đối với tăng trưởng kinh tế 6
3 Thuận lợi, khó khăn và thách thức trong quá trình thu hút đầu tư quốc tế-trái phiếu tại Việt Nam 7
3.1 Thuận lợi: 7
i
Trang 33.3 Thách thức: 9
4 Vai trò của Chính phủ trong việc quản lý các dự án đầu tư 9
Phần III Kết luận & Khuyến nghị chính sách 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 1-1 Cơ cấu nhà đầu tư trong thị trường TPCP năm 2011 đến 2018 4 Biểu đồ 1-2 Khối lượng giao dịch TPCP của nhà đầu tư nước ngoài 2019-20224
ii
Trang 4Nhóm 13 - Đầu tư quốc tế- trái phiếu tại Việt Nam
Phần I Tổng quan
1 Đặt vấn đề
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có hơn 24 năm hình thành và phát triển
và được đánh giá là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FPI từ trái phiếu, nhưng so với khả năng hấp thụ vốn đầu tư của thị trường Việt Nam thì dòng vốn này vẫn còn ở mức khá khiêm tốn Vai trò không thể phủ nhận của dòng vốn FPI ở Việt Nam là nó giúp cho các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận với các nguồn vốn tiết kiệm ở nước ngoài, tận dụng các nguồn vốn này để đầu tư, giảm bớt các áp lực về vốn trong quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh
Việc thu hút và quản lý dòng vốn FPI từ trái phiếu vào Việt Nam thời gian qua
còn nhiều khó khăn và thách thức cả về cơ chế chính sách, giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút dòng vốn FPI trên thị trường, cơ chế và giải pháp quản lý hiệu quả tăng,
cường năng lực quản lý dòng vốn FPI vào Việt Nam.
Vấn đề đặt ra là, mọi vấn đề đều có tính hai mặt: Vốn FPI từ trái phiếu mang đến nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam, song cũng có thể gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn Để phát huy mạnh mẽ các lợi ích, hạn chế tối đa những hệ lụy xấu của vốn FPI đối với nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính và TTCK nói riêng, Chính phủ cần nhiều biện pháp, cách thức để nâng cao vai trò mình trong quá trình thu hút và quản lý vốn FPI ở Việt Nam
2 Bối cảnh Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới
Sau khi trở thành thành viên của WTO, thị trường vốn, thị trường trái phiếu Việt Nam đã từng bước hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường khu vực và quốc tế
Trong khuôn khổ hợp tác tài chính, Việt Nam là thành viên của diễn đàn các thị trường mới nổi (EMF), diễn đàn thị trường trái phiếu Châu Á (ABMF); là thành viên cộng đồng kinh tế ASEAN, ASEAN+3, tham gia Sáng kiến thị trường trái phiếu Châu
Á (ABMI), tham gia diễn đàn thị trường trái phiếu mới nổi (Germlock)
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5Đồng thời, Bộ Tài chính đã nhận được hỗ trợ kỹ thuật từ ABMI, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Đại sứ quán Anh để hoàn thiện thể chế chính sách và nâng cao khả năng quản lý, giám sát trong lĩnh vực thị trường trái phiếu
3 Các chính sách liên quan đến đầu tư quốc tế tại Việt Nam
3.1 Chính sách thu hút
- Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến vốn FPI
- Phát triển thị trường vốn
3.2 Chính sách quản lí
3.2.1 Thực hiện các công cụ quản lý, ngăn ngừa rủi ro liên quan đến FPI
+ Chính sách tiền tệ
+ Chính sách tỷ giá
+ Chính sách dự trữ ngoại hối
+ Chính sách thuế
3.2.2 Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát dòng vốn FPI
+ Áp dụng cơ chế quản lý, giám sát các định chế trung gian dựa trên rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế
+ Áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế; các hệ thống quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ, kiểm soát nội bộ theo thông lệ quốc tế + Áp dụng các hình thức kiểm soát vốn khác nhau như: các cơ chế và giám sát thận trọng, các biện pháp hành chính, các quy định về mức dự trữ bắt buộc không lãi suất đối với dòng vốn vào, đánh thuế các giao dịch…
+ Áp dụng hệ thống thông tin để cảnh báo sớm các nguy cơ khủng hoảng từ dòng vốn FPI, đặc biệt là các thông tin liên quan đến tài khoản vãng lai, tỷ giá hối đoái thực, tài khoản vốn, nợ nước ngoài, lãi suất, tỷ giá hối đoái, thâm hụt ngân sách, lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, biến động trên thị trường chứng khoán…
4
Trang 6Nhóm 13 - Đầu tư quốc tế- trái phiếu tại Việt Nam
3.2.3 Quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài cho các ngành, lĩnh vực nước ngoài được phép đầu tư
Phần II Phân tích
1 Thực trạng đầu tư quốc tế- trái phiếu tại Việt Nam trong giai đoạn 2000 – nay
Giai đoạn 2000 - 2010: Việt Nam mới bắt đầu mở cửa kinh tế và hội nhập
quốc tế Với số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu và quy mô giao dịch khá nhỏ Trái phiếu chính phủ thường được xem là lựa chọn an toàn cho các nhà đầu tư, nhưng
sự quan tâm từ nhà đầu tư quốc tế còn hạn chế do nền kinh tế Việt Nam vẫn còn đang tiếp tục quá trình tái cơ cấu và phát triển
Giai đoạn 2010 - 2015: Việt Nam tiếp tục thực hiện cải cách kinh tế và hỗ trợ
môi trường đầu tư Số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu và quy mô thị trường tăng lên đáng kể Nhờ đó, quan tâm từ nhà đầu tư quốc tế cũng gia tăng, đặc biệt sau khi Việt Nam tham gia các thỏa thuận thương mại tự do và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Giai đoạn 2015 - Nay: Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và nâng
cao tính minh bạch của thị trường trái phiếu Sự đa dạng hóa về sản phẩm trái phiếu cũng được thúc đẩy, bao gồm cả trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp Trái phiếu chính phủ vẫn giữ vững vai trò quan trọng trong thị trường, nhưng trái phiếu doanh nghiệp cũng ngày càng chiếm được sự quan tâm từ các nhà đầu tư quốc tế
1.1 Thị trường trái phiếu chính phủ
1.1.1 Cơ cấu đầu tư trên thị trường TPCP
5
Trang 7Trong giai đoạn 2011-2018, NHTM là nhà đầu tư chủ yếu trên thị trường TPCP, tuy nhiên tỷ lệ nắm giữ TPCP của NHTM ngày càng giảm qua các năm (năm
2015 là 76,7%; cuối năm 2016 là 55,4%; cuối năm 2017 là 52,7%; cuối năm 2018 là
47,8%) Nhà đầu tư nước ngoài cũng tham gia vào thị trường TPCP Việt Nam giai đoạn 2011-2018, tuy nhiên hiện nắm giữ khoảng 1% danh mục TPCP
1.1.2 Khối lượng giao dịch trái phiếu chính phủ của nhà đầu tư nước ngoài
Khối lượng giao dịch mua ròng TPCP nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng tích cực trong giai 2019-2022 Trong hầu hết, khối lượng giao dịch mua ròng TPCP nhà
đầu tư nước ngoài đều ở mức dương, cho thấy nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng mua nhiều TPCP hơn bán
6
Trang 8Nhóm 13 - Đầu tư quốc tế- trái phiếu tại Việt Nam
Năm 2019, khối lượng giao dịch TPCP của nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng, đặc biệt là trong nửa sau của năm Nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này là do: lãi suất trên thị trường TPCP có xu hướng giảm do tác động tích cực của tình hình kinh tế vĩ mô và lãi suất trên thị trường tiền tệ,làm cho các nhà đầu tư tăng nhu cầu mua TPCP
Từ tháng 3/2020 đến tháng 6/2020, khối lượng giao dịch TPCP nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm sút mạnh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19
Trong năm 2021, Nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 10,866 tỷ đồng TPCP, tăng gấp đôi so với 2020
Các kỳ hạn được giao dịch nhiều nhất là 3 năm, 5 năm, 10 năm Tổng khối lượng giao dịch mua bán thông thường outright TPCP năm 2021 chiếm khoảng 0,57% tổng khối lượng giao dịch cả thị trường
Trái ngược với năm 2021, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 8,060 tỷ đồng TPCP trong năm 2022 Yếu tố dẫn dắt chủ đạo động thái bán ròng của khối ngoại trong nam nay là việc xoay trục chính sách sang hắt chặt của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã đẩy lợi suất TPCP Mỹ tăng cao và khiến hầu hết các lớp tài sản sụt giảm giá trị Tỷ giá USD/VND biến động mạnh là một trong những nguyên nhân khiến NĐTNN chuyển sang xu thế bán ròng
Các kỳ hạn được giao dịch nhiều nhất là 2 năm, 7 năm và 10 nam Khối lượng giao dịch Outright TPCP của NĐTNN trong năm 2022 chiếm khoảng 1,5% trong tổng khối lượng giao dịch cả thị trường [1]
1.2 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Theo báo cáo thị trường trái phiếu Việt nam của VBMA, tính đến hết , nhà đầu tư trong nước là nhà đầu tư chủ yếu (nắm giữ khoảng 97,33% dư nợ TPDN), nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ khoảng 2,67% dư nợ TPDN Hết năm
2019, nhà đầu tư trong nước nắm giữ khoảng 96,4% dự nợ TPDN, nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ khoảng 3,6% tổng khối lượng phát hành Và đến cuối năm 2020, nhà đầu tư nước ngoài n ắm 1,2% dư nợ TPDN.
7
Trang 9Từ số liệu giai đoạn từ 2018-2020 có sự biến động đáng kể, Nhà đầu tư nước có
xu hướng tăng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ngoài từ 2018 đến 2019, nhưng có sự sụt giảm gần một nửa số trái phiếu nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trong thị trường TPDN
2019, nguyên nhân chính là do môi trường đầu tư bị ảnh hưởng bởi Covid-19 Và khi
so với một số thị trường khu vực Đông Nam Á, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam trong GDP tính đến cuối năm 2020 vượt qua Philippin, Indonesia, nhưng thấp hơn nhiều so với Thái Lan, Malaysia
Kể từ sau các vụ việc vi phạm của Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát trong năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp gặp khó khăn, khối lượng phát hành mới sụt giảm, nhà đầu tư bán lại trước hạn nhiều, doanh nghiệp mua lại khối lượng trái phiếu trước hạn lớn trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài
2 Vai trò của quá trình đầu tư quốc tế - trái phiếu đối với tăng trưởng kinh tế
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường trái phiếu Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2022 là một minh chứng cho sự hấp dẫn của nền kinh tế này đối với nhà đầu tư Quy mô thị trường đã gấp đôi trong 6 năm, từ 14,3 tỷ USD lên 30,89 tỷ USD, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng 10-15% mỗi năm Tỷ trọng đầu tư quốc tế vào trái phiếu Chính phủ Việt Nam đạt 12,4% vào tháng 3/2024, và tỷ trọng đầu tư quốc tế vào trái phiếu doanh nghiệp đạt 3,8% Qua đó, cho thấy được việc nhà đầu tư nước ngoài đầu
tư vào trái phiếu đóng góp nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, giúp giảm bớt áp lực về vốn Chính phủ và doanh nghiệp sử dụng để đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều lĩnh vực như: hạ tầng, năng lượng, bất động sản, v.v., góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm [2]
Bên cạnh đó việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào trái phiếu tại Việt Nam góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô Hoạt động đầu tư trái phiếu nước ngoài giúp thu hút dòng vốn ngoại hối vào Việt Nam, góp phần giảm thiểu rủi ro lạm phát và ổn định tỷ giá hối đoái Việc thu hút vốn đầu tư qua phát hành trái phiếu quốc tế giúp tăng cường dự trữ ngoại hối cho Việt Nam, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và khả năng thanh toán quốc tế
8
Trang 10Nhóm 13 - Đầu tư quốc tế- trái phiếu tại Việt Nam
Ngoài ra việc đầu tư trái phiếu của người nước ngoài còn giứp nâng cao hình ảnh quốc gia Theo một khảo sát của Bloomberg, 85% nhà đầu tư quốc tế đánh giá tích cực về tiềm năng phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Qua đó, cho thấy trái phiếu góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam là một điểm đến đầu tư an toàn và có tiềm năng phát triển cao Điều này thu hút thêm các nhà đầu tư quốc tế đến đầu tư vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế Nâng cao hình ảnh quốc gia còn giúp thu hút khách du lịch, củng cố quan hệ ngoại giao và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế [3]
3 Thuận lợi, khó khăn và thách thức trong quá trình thu hút đầu tư quốc tế-trái phiếu tại Việt Nam.
3.1 Thuận lợi:
Thứ nhất, quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp ngày càng lớn, sau
hơn 23 năm phát triển, mặc dù quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn khiêm tốn so với các nước trong khu vực, nhưng cho đến nay, cũng dần khẳng định rõ hơn vị thế của mình so với các nước như Indonesia, Philippines Đây là một trong những kênh huy động vốn trung và dài hạn khá quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước để tạo ra một thị trường vốn và tín dụng cân bằng
Thứ hai, sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc hoàn thiện khung pháp lí ngày càng
tăng Chính phủ Việt Nam đã tích cực thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong những năm gần đây, với các biện pháp như ưu đãi thuế và tạo khung pháp lí để hỗ trợ thị trường Điều này có thể khuyến khích nhiều công ty phát hành trái phiếu hơn và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn vào thị trường Cụ thể, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các ban, ngành rà soát Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp trong năm 2023 và thực hiện sửa đổi khi cần thiết đối với các quy định pháp luật điều chỉnh điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp
9
Trang 11Thứ ba, lạm phát của Việt Nam đang được kiểm soát tốt, lãi suất có xu hướng
giảm, tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Do đó, có thể có nhiều cơ hội hơn cho các công ty phát hành trái phiếu để huy động vốn, tạo điều kiện để phát triển mạnh hơn thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tương lai
Thứ tư, Việt Nam đã hội nhập sâu hơn với nền kinh tế toàn cầu trong những
năm gần đây, điều này có thể dẫn đến sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp Điều này cũng có thể giúp tăng tính thanh khoản và mở rộng cơ sở đầu tư cho trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
[4]
3.2 Khó khăn:
Mặc dù thị trường trái phiếu Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn có một số khó khăn trong quá trình thu hút đầu tư trái phiếu quốc tế của các nhà đầu tư tư nước ngoài tại Việt Nam:
Thứ nhất, tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp hạn chế Số lượng công ty
phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam còn khá ít, tập trung vào một nhóm doanh nghiệp trong một số lĩnh vực như bất động sản, công nghiệp Chưa kể những năm gần đây, có sự sụt giảm về số lượng phát hành của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung
Thứ hai, tính thanh khoản của thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam
còn hạn chế Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam tương đối nhỏ và kém thanh khoản so với các thị trường khác trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Singapore Khối lượng giao dịch và tần suất giao dịch thấp cùng với quy mô nhỏ so với các nước lân cận và so với thị trường cổ phiếu có thể không khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp Đối tượng giao dịch chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức hoặc nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp
Thứ ba, sự thiếu minh bạch là một trong những yếu tố kìm hãm sự phát triển
của thị trường trái phiếu nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam nói riêng Thông tin về trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế, điều này có thể
10