1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

112 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoa
Người hướng dẫn PGS.TS. Bùi Thị Huyền
Trường học Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 8,05 MB

Nội dung

chí Kiêm sát sô 14/2013; bài viêt “Một sô ỷ kiên vê đình chỉ giải quyêt vụ án dân sựkhi vụ án đang tạmđình chỉ" của tác giả Dương Tuấn Khanh đăng trên tạp chíKiểm sát số 8/2019; bài viết

Trang 1

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT• • •

NGUYÊN THỊ THANH HOA

CHUẨN BỊ XÉT xử so THẢM

vụ ÁN DÂN Sự

Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự

Mã số: 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT HỌC • • • •

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI THỊ HUYỀN

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận vãn là công trình nghiên cứu của riêng

tồi Các kết quả nêu trong Luận vãn chưa được công bố trong bất kỳ

công trình nào khác Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong Luận vẫn đám

bảo tinh chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chỉnh theo quỵ định của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét đê tôi có thể bảo vệ Luận vãn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Thanh Hoa

1

Trang 3

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

MỞ ĐÀU 1

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ CHUẢN BỊ XÉT xử so’ THẨM VỤ ÁN DÂN sự 7

1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự 7

1.2 Nội dung pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự 14

1.2.1 Các nguyên tắc chi phối các hoạt động tố tụng trong giai đoạn chuấn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự 17

1.2.2 Thời hạn của giai đoạn chuấn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự 19

1.2.3 Các hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự 20

1.3 Các yếu tố chi phối hiệu quả của việc thực hiện hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự 32

TÒNG KẾT CHƯƠNG 1 36

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÈ CHUẨN BỊ XÉT xử sơ THẨM VỤ ÁN DÂN sụ’ VÀ THỤ C TIỄN THỤ C HIỆN TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HOÀ BÌNH 38

2.1 Thực trạng pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự 38

2.1.1 Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự 39

2.1.2 Các công việc chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự 39

2.1.3 Đánh giá chung về thực trạng pháp luật về chuẩn bị xét xừ sơ thẩm vụ án dân sự 48

2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình 49

r A 2.2.1 Những kêt quả đạt được thực tiên áp dụng các quy định của pháp luật vê chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình 49

• •

11

Trang 4

2.2.2 Những vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn thực hiện pháp luật về chuẩn bị xét

xử sơ thấm vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình và

nguyên nhân 56

TÒNG KẾT CHƯƠNG 2 73

CHƯƠNG 3 YÊU CẢU, GIÃI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ BÃO ĐẢM THỤC HIỆN PHÁP LUẬT VÈ CHUẨN BỊ XÉT xử sơ THẤM vụ ÁN DÂN SỤ TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HOÀ BÌNH.75 3.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự 75

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình 79

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự 79

3.2.2 Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thấm vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình 93

TỐNG KẾT CHƯƠNG 3 98

KÉT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Cụm tù ’ viết tắt Nguyên nghĩa

BLTTDS Bộ luật tó tụng dân sự

GCNQSD Giấy chứng nhận quyên sử dụngHĐXX Hội đồng xét xử

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính câp thiêt của đê tài

Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây

dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đếnnăm 2020 đã chỉ ra định hướng cơ bản của việc cải cách tư pháp nước ta Cụ thế là

cần phải “Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình

đẳng, công khai, minh bạch, chặt chè, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và

giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại

các phiên toà xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại toà làm căn cứ quan trọng để phán

quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp ”

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục xâydựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai

đoạn mới tiếp tục khẳng định tinh thần trên:

Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá;bảo đảm tố tụng tư pháp dân chủ, công bằng, văn minh, pháp quyền, hiện đại, nghiêm minh, dễ tiếp cận, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân Áp dụng hiệu quả thủ tục tố tụng tư pháp rút gọn; kết họp các phương thức phi tố tụng

tư pháp với các phương thức tố tụng tư pháp Đối mới và nâng cao hiệu quả cơ chế

Nhân dân tham gia xét xử tại tòa án Tống kết thực tiễn, nghiên cứu hoàn thiện quyđịnh pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự trong trường hợp chủ thế các quyền dân sự

là nhóm dễ bị tốn thương hoặc trường hợp liên quan đến lợi ích công nhưng không

có người đứng ra khởi kiện

Trên cơ sờ đường lối trên của Đảng ta, BLTTDS năm 2015 đà được banhành với nhiều sửa đồi, bổ sung so với BLTTDS nãm 2004 (được sửa đổi, bồ sung

năm 2011) nhằm xây dụng một thủ tục tố tụng đon giản, tiết kiệm, hiệu quả và tạo

cơ hội tối đa cho người dân được tiếp cận công lý Một trong nhũng chế định trọngtâm được sửa đổi, bổ sung là chế định chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Liên quan đến chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, ngoài những ưu điểm,

BLTTDS năm 2015 còn bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập ảnh hưởng đến chất lượng

1

Trang 7

giải quyết các vụ án dân sự Điều đó thể hiện ở việc, các quy định về thời hạn chuẩn

bị xét xử sơ thấm vụ án dân sự chua hợp lý, các quy định về việc thông báo cho bị

đơn và người có quyền nghĩa vụ liên quan chưa đầy đủ; các quy định về đình chỉ

giải quyết vụ án dân sự, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự còn thiếu thống nhất; quy định về thu thập chứng cứ của Tòa án còn chưa rõ ràng và thiếu văn bản hướng

dẫn; các quy định về phiên họp kiềm tra giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ còn

sơ sài và chưa được hướng dẫn cụ thể Sự thiếu sót của các quy định pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự làm cho thực tiễn áp dụng pháp luật còn thiết

thống nhất và gặp nhiều khó khăn Là cán bộ công tác trong ngành Tòa án tại huyệnLạc Sơn tỉnh Hòa Bình, học viên có điều kiện trực tiếp giải quyết các vụ án dân sự cũng gặp không ít khó khăn và vướng mắc trong quá trinh áp dụng pháp luật Nhiềuvấn đề về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự được đưa ra trao đổi chuyên môn còn gây ra nhiều tranh cãi Với mục đích hoàn thiện quy định cùa pháp luật về

chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và nâng cao chất lượng xét xử các vụ án dân

sự tại Tòa án nhân dân huyện Lạc Sơn, học viên đã lựa chọn đề tài: (( Chuẩn bị xét

hành nghề

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Liên quan đến vấn đề chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự đã có nhiều côngtrình nghiên cứu Các công trình này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau

như: sách chuyên khảo, các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành, các luậnvăn thạc sĩ Cụ thể như sau:

- về sách chuyên khảo: cuốn sách “ Cơ chế pháp lỷ bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dãn ” năm

2017 của tác giả Nguyền Thị Thu Hà có nghiên cứu hoàn thiện một số quy định về

chuẩn bị • xét xử sơ thẩm vụ án dân • sự.• Cuốn sách “Bình luận khoa học BLTTDS năm 2015“ do tác giả Bùi Thị Huyền chủ biên và cuốn sách “Bình luận khoa học

BLTTDS năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của tác giả

Fran Anh I uan chu bien đêu nghiên cửu ve che định chuan bl xét xử sơ thâm vụ an

2

Trang 8

dân sự nhưng dưới góc độ phân tích những diêm mới của BLTTDS năm 2015 so

với BLTTDS năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) mà chưa đi sâu phân tích

các nguyên lý và định hướng hoàn thiện những quy định còn vướng mắc, bất cập

- về các luận văn liên quan đến đề tài gồm có: “ Chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ

án dãn sự và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dãn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ”

của tác giả Tạ Huyền Trang bảo vệ năm 2019; luận văn “Chuẩn bị xét xử sơ thẩm

vụ án dần sự” của tác giả Nông Thị Biển bảo vệ năm 2017; luận văn “Chuẩn bị xét

xử sơ thấm vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Thái

Bình ” của tác giả Trần Thị Tuyết Trinh bảo vệ năm 2018; luận văn “Chuẩn bị xét

xử sơ thẩm vụ án dân sự và thực tiền tại Tòa án nhân dân huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” của tác giả Nguyễn Anh Đức bảo vệ năm 2018 Các luận văn trên đều được bảo vệ thành công tại trường Đại học Luật Hà Nội Mặc dù đều nghiên cứu

chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS năm 2015 nhưngmỗi luận văn lại nghiên cứu ở các góc độ khác nhau Ví dụ, luận văn “Chuẩn bị xét

xử sơ thâm vụ ủn dãn sự ” của tác giả Nông Thị Biền định hướng nghiên cứu chọntiếp cận chuẩn bị xét xử sơ thấm vụ án dân sự dưới góc độ là một chế định pháp luật; đề tài “ Chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dãn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ” của tác giả Tạ Huyền Trang định hướng ứngdụng tiếp cận chuẩn bị xét xử sơ thấm vụ án dân sự dưới góc độ cùa hoạt động tố tụng Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu của các đề tài trên cũng được lựa chọn khác nhau phù hợp với tình hình áp dụng pháp luật ở địa phương

- về đề tài khoa học cấp trường: có liên quan đến đề tài của tác giả có đề tài

khoa học cấp trường “ Hoàn thiện một số quy định của BLTTDS về thời hạn tố tụng” do tác giả Trần Anh Tuấn chủ biên Đề tài này có góc độ nghiên cứu rộng vàtoàn diện về thời hạn tố tụng dân sự Bên cạnh đó, còn có đề tài khoa học “ Chuẩn bị

xét xử sơ thâm vụ án dân sự - Thực trạng và giải pháp ” do PGS.TS Bùi Thị Huyền

là chủ nhiệm đề tài, bảo vệ năm 2020 tại Trường đại học Luật Hà Nội

- về các bài báo có liên quan: Bài viết “ Một số vấn đề cần chú ý về thời hạn chuẩn bị xét xử và hòa giải trong vụ án dãn sự” của tác giả Duy Kiên đăng trên tạp

3

Trang 9

chí Kiêm sát sô 14/2013; bài viêt “Một sô ỷ kiên vê đình chỉ giải quyêt vụ án dân sự

khi vụ án đang tạm đình chỉ" của tác giả Dương Tuấn Khanh đăng trên tạp chí

Kiểm sát số 8/2019; bài viết “Những vấn đề rút ra từ một số vụ án dân sự tòa án cấp sơ thâm đình chỉ giải quyết" của tác giả Nguyễn Thị Trà Giang đàng trên tạpchí Kiếm sát năm 2016, bài viết “Một số nội dung cơ bản về yêu cầu phản tố, yêu

cầu độc lập trong BLTTDS năm 2015 " của tác giả Nguyễn Thị Thu Dung đăng trêntạp chí Kiểm sát số 7/2017; bài viết “ Một sổ vấn đề tạm đình chỉ giải quyết vụ án

theo quy định của BLTTDS" của tác giả Duy Kiên đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 7/2014; bài viết “Yêu cầu phản tố bù trừ với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan " của tác giả Phạm

Thị Thúy đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 23/2017 Các công trình được liệt

kê ở trên mới chỉ liệt kê một phần các nội dung liên quan đến hoạt động chuẩn bị

xét xử sơ thẩm vụ án dân sự chứ không nghiên cứu chuyên sâu về lý luận cũng như

thực tiễn áp dụng các quy định về hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Từ những phân tích trên, có thế thấy cho đến nay chưa có công trình khoa

học nào nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về chuấn bị xét xử sơ thấm vụ án dân

sự và thực tiễn thực hiện tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình Vì vậy, đề tài “ Chuẩn

bị xét xử sơ thấm vụ án dân sự" vẫn có tính mới và không bị trùng lặp

3 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn

Mục tiêu xuyên suốt của đề tài là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thựctiễn về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo thủ tục tổ tụng dân sự tại toà án nhân dân cấp huyện, để từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp

luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và

kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự tại Tòa

án nhân dân huyện Lạc Son

Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự; đồng thời kết họp

4

Trang 10

với việc nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự cùa Việt Nam về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bỉnh, tác giả đưa ra các kiến nghi trên hai phương diện: một là hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về chuẩn bị xét xử sơ thẩm

vụ án dân sự, hai là kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm

vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân huyện Lạc Sơn

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện, theo thủ tục tố tụng dân sự thuộc thẩm quyền của

Toà án nhân dân cấp huyện

về không gian và thời gian nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu

thực tiễn hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thấm vụ án dân sự trên địa bàn huyện Lạc

Sơn tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn từ năm 2016-2022

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu và triển khai trên cơ sở lý luận cùa Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tường Hồ Chí Minh và quan điếm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tưpháp

-Đe triển khai đề tài, học viên sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích, phương pháp tống hợp, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích

tình huống và một số phương pháp khác

Phương pháp phân tích, phương pháp tổng họp được sử dụng xuyên suốt

toàn bộ luận văn, từ chương 1 đến chương 3 Bằng phương pháp này, luận văn luận

giải những vấn đề lý luận và thực tiễn được đề ra trong luận văn Đồng thời, bằng phương pháp này, luận văn tống hợp, phân tích, luận giải và phát triển các học thuyết, lý thuyết, các quan điểm khoa học, những vấn đề thực tiễn đặt ra, để từ đó,

luận văn đưa ra những nhận định và những quan điếm nhất định Phương pháp phân

tích, tổng hợp cũng được học viên sử dụng để làm sáng tỏ những vướng mắc, hạn

chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật Đồng thời, phương pháp, phân tích tổng họp cũng được sử dụng để đưa ra những kiến nghị tại chương 3 của luận văn

5

Trang 11

Phương pháp thống kê được học viên sử dụng chủ yếu tại chương 2 đế chỉ ra

những kết quả đạt được trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về chuẩn

bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự tại Toà án nhân dân huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bỉnh

Phương pháp phân tích tình huống được sử dụng để phân tích, làm rõ những

vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về chuấn bị xét xử sơ

thẩm vụ án dân sự tại Toà án nhân dân huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

về mặt lý luận, luận văn sẽ góp một phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Những nghiên cứu về thực tiễn về hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bỉnh sẽ góp phần làm sáng tỏhơn nữa bức tranh thực tiễn về hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Luận văn cũng đưa ra một số đề xuất hoàn thiện các quy định cúa pháp luậtnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Luận văn có giá trị tham khảo đối với các nhà lập pháp, Thẩm phán, hộithẩm nhân dân, kiểm sát viên và luật sư

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mờ đầu, Kết luận, luận văn gồm có 3 chương như sau:

Chương /: Một số vấn đề lý luận về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Chương 2\ Thực trạng pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và

thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Binh

Chương 3: Yêu cầu, giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện

pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân huyện Lạc

Sơn, tỉnh Hòa Binh

6

Trang 12

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN

VỀ CHUẨN BỊ XÉT xử sơ THẨM vụ ÁN DÂN sự

1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Bất kỳ một công việc nào dù là đơn giản nhất thì khi thực hiện nểu đã có kế

hoạch cụ thể và được chuẩn bị kỹ càng sẽ đạt được kết quả tốt nhất Cũng không

ngoại lệ, mồi Thâm phán nói riêng và các cán bộ có chức danh tư pháp nói chung,

để bảo đảm hoạt động xét xử đạt kết quả tốt nhất dưới giác độ chính xác, khách

quan, thấu tình, đạt lý thì công tác chuấn bị của các chủ thể cần phải kỹ lưỡng, chính xác, tỉ mỉ và chặt chẽ Trong sinh hoạt đời thường, mỗi cá nhân sẽ tự lập chominh một kế hoạch chuẩn bị phù hợp với hoàn cảnh của mình Trong tố tụng, bêncạnh việc phát huy tính chủ động của các chủ thế thì pháp luật cần thiết kế ra một

bộ khung quy tắc về công tác chuẩn bị xét xử để các chủ thể thực hiện theo Mụcđích của giai đoạn chuẩn bị xét xử làm làm sáng tỏ và thu hẹp phạm vi vấn đề vàchứng cứ cần xem xét, giải quyết [49, p 16] Theo Giáo trình Luật tố tụng dân sựViệt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội thì:

Nếu hoà giải không thành, Toà án phải củng cố hoàn thiện hồ sơ vụ án để đưa vụ án ra xét xử tại phiên toà Các hoạt động này của Toà án được gọi

là chuẩn bị xét xử Các công việc chuẩn bị xét xử chủ yếu của Toà án

bao gồm: phân công Thấm phán giải quyết vụ án; thông báo việc thụ lí

vụ án; lập hồ sơ vụ án [46, tr 255]

Theo PGS.TS Trần Thăng Long và Ths Danh Nguyễn Thuý Quyên thì:

Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là giai đoạn thứ hai của quá trình

tố tụng• dân sự.• •Thực hiện • •tốt việc chuẩn bị• • •xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động xét xử, giúp Tòa án xác định

đúng quan hệ pháp luật tranh chấp, đầy đủ nguyên đơn, bị đơn, người có

quyền và nghĩa vụ liên quan Không chỉ vậy, chuẩn bị xét xử còn góp phần xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án, giúp Hội đồng xét xử có quan điềm đúng đắn để giải quyết vụ án nhanh chóng, dứt điểm và đảm

bảo đúng pháp luật; hạn chế thấp nhất những sai lầm, thiếu sót trong xét

xử và tình trạng án sơ thẩm bị hủy, sửa do vi phạm” [17, tr.39]

7

Trang 13

Như vậy, chuẩn bị xét xử có thể được hiểu theo nghĩa hẹp là các hoạt động

của Toà án để chuẩn bị cho phiên xử Cụ thể, theo nghĩa hẹp, chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là các hoạt động của Toà án đề chuẩn bị cho phiên xử sơ thẩm vụ

án dân sự Theo nghĩa rộng, chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là một giai đoạn

tố tụng dân sự, trong giai đoạn này, Toà án và các chủ thê khác thực hiện các hoạt

động (đương sự, người tham gia tố tụng khác) để chuẩn bị cho phiên toà dân sự sơ thẩm Trong luận văn này, chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự được tiếp cận theo

p.16] Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có những đặc điềm sau:

Thứ nhất, chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là một giai đoạn của tố tụng dân sự

PGS.TS Trần Thăng Long và Ths Danh Nguyễn Thuý Quyên đã khẳngđịnh, chuẩn bị xét xử là giai đoạn thứ hai của quá trình tố tụng dân sự [17, tr.39] Như vậy, chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự không đơn thuần chỉ các công việc

chuẩn bị cho phiên toà dân sự sơ thẩm mà còn một giai đoạn tố tụng mà ở đó Toà

án và các chủ thể khác sẽ thực hiện các hoạt động cần thiết để chuẩn bị cho phiên toà dân sự sơ thẩm

Trong pháp luật tố tụng dân sự của Hoa Kỳ và các bang, không có khái niệmchuấn bị xét xử hay giai đoạn chuấn bị xét xử mà có khái niệm “giai đoạn tiền phiên toà sơ thấm” Giai đoạn này kéo dài từ thời điểm nguyên đơn nộp đơn khởi kiện cho

đến mở phiên toà sơ thẩm hoặc Toà án ra quyết định chấm dứt giải quyết vụ án dân

8

Trang 14

sự Trong giai đoạn này, các chủ thế thực hiện nhiều hành vi tố tụng như: bị đơn nộp văn bản ghi ý kiến cùa minh về yêu cầu khởi kiện cùa nguyên đơn, các đương

sự đưa ra yêu cầu của minh đối với Toà án (ví dụ: bị đơn yêu cầu Toà án đình chỉ

giải quyết vụ việc vi vụ việc không thuộc thẩm quyền của Toà án, ) Mặc dù có tên gọi là “giai đoạn tiền phiên toà sơ thấm” nhưng các công việc được thực hiệntrong giai đoạn này cũng là giai đoạn chuẩn bị cho phiên toà sơ thẩm Vì vậy, về bản chất, giai đoạn tiền phiên toà dân sự sơ thẩm cũng có bản chất tương tự như giai

đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm Đồng thời, gian đoạn tiền phiên toà sơ thẩm cũng là

một giai đoạn của tố tụng dân sự

Chuẩn bị xét xử là một giai đoạn tố tụng dân sự được thể hiện ở những điểm sau:

Một là, nhà làm luật luật hoá các các hành vi, quyết định quan trọng được

thực hiện trong giai đoạn chuấn bị xét xử Trong giai đoạn chuấn bị xét xử, Toà án

và các chủ thế khác phải thực hiện rất nhiều công việc Trong đó, có những hành vi, quyết định có mối quan hệ mật thiết với toàn bộ tiến trình tố tụng dân sự, ảnh hưởng

đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chù thể liên quan Vì vậy, nhà làm luật sẽ luậthoá và xác định các hành vi, quyết định đó là các hành vi, quyết định tố tụng Ví dụ:hoạt động phân công Thẩm phán giải quyết vụ án, hoạt động thông báo cho bị đơn,

người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan giao nộp văn bản, bị đơn nộp yêu cầu phản

tố, tố chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà

giải, Đương nhiên, cũng có những việc nhà làm luật không cần thiết phải luật

hoá Ví dụ, Thẩm phán có nghĩa vụ nghiên cứu hồ sơ của vụ án, nhưng BLTTDS

không cần thiết phải quy định Thẩm phán phải nghiên cứu hồ sơ từ mấy giờ đến

mấy giờ Việc bố trí thời gian như thế nào để nghiên cứu hồ sơ là tự Thẩm phán quyết định phù hợp với cá nhân cũng như công việc của Thẩm phán

Hai là, vì là một giai đoạn tố tụng nên chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

cũng phải tuân theo giới hạn về thời gian theo quy định của pháp luật Nghĩa là

pháp luật tố tụng dân sự sẽ quy định thời hạn tổng thể của toàn bộ giai đoạn chuẩn

bị xét xử cũng như thời hạn đế thực hiện một hành vi tố tụng nhất định Một trongnhững xu hướng của tố tụng dân sự hiện nay được thừa nhận ở nhiều nước trên thế

9

Trang 15

giới, đặc biệt là các nước tiên tiến là tố tụng dân sự cần được thực hiện nhanhchóng, kịp thời Vì vậy, các thời hạn tố tụng cũng cần phải hợp lý, không thế dài lê

thê, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích họp pháp của các đương sự

Ba là, các hành vi, quyết định tố tụng của Toà án trong giai đoạn chuẩn bị

xét xử phải công khai, minh bạch Một trong những xu hướng và cũng là nguyên tắc của tố tụng dân sự ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước tiên tiến, là công

khai, minh bạch, bảo đảm sự bình đẳng, công bằng giữa các đương sự Ví dụ, khi bị

đơn nộp đơn phản tố thì Toà án phải thông báo cho nguyên đơn và người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan để các đương sự này có ý kiến bằng văn bản về yêu cầu phản

tố của bị đơn Pháp luật tố tụng dân sự của nhiều nước cấm đương sự gặp riêngThẩm phán

Thứ hai, các công việc được thực hiện trong giai đoạn chuấn bị xét xử sơ

thẩm vụ án dân sự có tính chất chuẩn bị

Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là giai đoạn chuẩn bị cho phiên toà dân sự sơ thẩm Điều này thể hiện ờ chỗ các hành vi tố tụng được thực hiện trong giai đoạn này đều hướng tới một phiên toà dân sự sơ thấm đúng luật,

hiệu quả và kịp thời

Nếu xét ở hình thức bề ngoài của các hành vi tố tụng trong giai đoạn chuẩn

bị xét xừ sơ thẩm vụ án dân sự, có thế thấy các hành vi tố tụng được thực hiện trong

giai đoạn này đều là các hành vi có tính chất chuẩn bị Đầu tiên, sau khi thụ lý đơn khới kiện của nguyên đơn, Toà án thông báo cho bị đơn và người có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan để họ chuẩn bị ý kiến, chứng cứ cũng như các hành vi tố tụngkhác Tiếp đến, Chánh án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết vụ án và chỉ định thư

ký Toà án Đây là công tác nhân sự rất quan trọng Bởi lẽ nếu không có người giải quyết vụ án thì vụ án sẽ “nằm yên” và các thủ tục cũng như các bước tiếp theo

không thể thực hiện được Bên cạnh đó, các hoạt động khác cũng có tính chất chuẩn

bị như giao nộp chứng cứ, vãn bản, tài liệu,

Nếu xét ở bản chất, thì trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự,

Toà án chưa có bất kỳ nhận định, đánh giá, kết luận nào liên quan đến nội dung của

10

Trang 16

tranh chấp Trong giai đoạn này, Toà án vừa chuẩn bị nhân lực (Thấm phán giải quyết

vụ án, thu ký Toà án, ), yêu cầu các bên giao nộp chứng cứ hoặc tự mình thu thập

chứng cứ (trong một số trường họp nhất định), vừa giải quyết nhũng vấn đề sau:

- Xác định quan hệ dân sự tranh chấp: Việc xác định rõ quan hệ tranh chấp

có ý nghĩa trong việc xác định thẩm quyền của Toà án, xác định các quy định phápluật liên quan, xác định đương sự tham gia,

- Xác định thâm quyên cua Toa an: Toa an can phải trả 1Ờ1 cau hoi Toa an co

thẩm quyền giải quyết tranh chấp hay không? Nếu vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của Toà án thì các bước tiếp theo sẽ cần làm gì? Nếu vụ án dân sự không thuộc

thẩm quyền của Toà án thì các bước tiếp theo cần phải làm gì?

- Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác: Toà án cần xác định nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và các đương sự khác

Việc xác định đúng tư cách của đương sự không những bảo đảm được quyền, lợi ích

họp pháp của các chủ thể mà còn bảo đám tính đúng đắn trong hoạt động xét xử

- Chuẩn bị và lập hồ sơ của vụ án dân sự: Hồ sơ vụ án dân sự bao gồm đơn khởi kiện, văn bản trình bày ý kiến của các đương sự, đơn phản tố (nếu có), đơn yêu

cầu độc lập (nếu có), các văn bản, tài liệu, chứng cứ do các đương sự giao nộp.Trong nhiều trường họp, bản thân các đương sự không biết phải nộp những tài liệu,

giấy tờ gì? Trong những trường họp này, Toà án sẽ yêu cầu các đương sự cung cấp

văn bản, tài liệu

- Tồ chức hoà giải cho các đương sự:

- Một số công việc chuẩn bị khác;

Thứ ba, chủ thể thực hiện các công việc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơthẩm vụ án dân sự là Toà án và các chủ thể khác

Các công việc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự chù yếu

do Toà án thực hiện Tuy nhiên, nếu chỉ có mình Toà án (gồm Chánh án, Thẩmphán chủ toạ phiên toà, thư ký Toà án) thì sẽ không thể thực hiện và hoàn thành được công việc chuấn bị xét xử Vì vậy, các chù thề khác cũng tham gia vào cáchoạt động chuẩn bị xét xử

11

Trang 17

Tiến trình tố tụng dân sự đối với vụ án dân sự chỉ bắt đầu khi có người khởikiện Như vậy, Toà án sể không tự minh đi tìm vụ án dân sự để giải quyết mà bản

thân cá nhân, tổ chức trong xã hội nếu xét thấy quyền, lợi ích họp pháp của mình bị người khác xâm phạm thì sẽ tự chủ động nộp đơn khởi kiện đề yêu cầu Toà án bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Trong suốt tiến trình tố tụng, bên cạnh một

số hoạt động mà Toà án sẽ chủ động thực hiện (Chánh án phân công Thẩm phán giải quyết vụ án dân sự, tống đạt giấy tờ, tài liệu cho đương sự, triệu tập các đương

sự, tổ chức phiên họp kiếm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải, nghiên cứu hồ sơ vụ án, ) thì nhiều hành vi tố tụng của Toà án chỉ được Toà

án thực hiện khi có yêu cầu của đương sự Ví dụ: Toà án chỉ xem xét ra quyết đìnhchỉ giải quyết vụ án dân sự vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết nếu như đương sự cóyêu cầu; Như vậy, mặc dù Toà án là chủ thể ra những hành vi hoặc quyết định tố tụng này nhưng hành vi hoặc quyết định tố tụng này sẽ không phát sinh nếu như

đương sự không chù động yêu cầu

Bên cạnh đó, có nhiều hành vi tố tụng do Toà án tổ chức nhưng hành vi tố

tụng đó sẽ không đạt được kết quả hoặc không hiệu quả nếu như các đương sự

không tham gia hoặc không tham gia nhiệt tình (chỉ tham gia cho đủ) Ví dụ, phiên

họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải sẽ không thành công nếu như đương sự không tham gia hoặc không đạt hiệu quả cao nhất nếu như đương sự không tham gia đầy đủ

Cuối cùng, nhiều hành vi tố tụng được chủ động thực hiện bởi đương sự mà

không có sự tác động của Toà án Ví dụ: bị đơn nộp đơn yêu cầu phản tố; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nộp đơn yêu cầu độc lập; đương sự nộp đơn yêu cầu

áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

Nói tóm lại, công việc chuẩn bị xét xử không phải là công việc của riêng Toà

án mà còn có sự tham gia của các chủ thể khác

về ý nghĩa của chuẩn bị xét xử sơ thấm vụ án dân sự, chuẩn bị xét xử sơthẩm vụ án dân sự giúp cho Toà án trả lời được câu hởi có phải đưa vụ án dân sự ra xét xử sơ thẩm hay không?

12

Trang 18

Tranh chấp giữa các cá nhân, tố chức trong xã hội là điều không mong muốn

nhung không thể tránh khỏi Ngay từ thời xa xưa, cha ông ta cũng đã có nhiều giải

pháp đế ngăn việc đưa vụ việc ra pháp đinh Ví dụ, ở nhiều làng quê, trưởng họđứng ra hoà giải tranh chấp giữa các thành viên trong họ để tránh việc kéo nhau ra

pháp đình làm xấu mặt dòng họ Đối với tranh chấp giữa các dòng họ trong làng,

người có chức sắc trong làng sẽ đứng ra phân xử theo hướng hoà giải Ông cha ta từ

xưa vẫn có câư “vợ chồng đóng cửa bảo nhau” hay “bán anh xem xa mua láng giềng gần”, để đề cao sự hoà thuận trong các mối quan hệ trong xã hội Tư tưởng

đó vẫn tiếp tục được phản ánh trong thiết kế quy trình tố tụng dân sự.Tranh chấp

dân sự có tính chất là tranh chấp tư Vì vậy, sự thương lượng, hoà giải, “chín bỏ làm

mười” để hướng tới sự hoà thuận, đoàn kết giữa các chủ thề trong xã hội luôn được

khuyến khích Vì vậy, trong giai đoạn chuấn bị xét xử, với phương châm “còn nước còn tát”, Toà án nỗ lực đứng ra hoà giải, cố gắng hàn gắn những rạn nứt trong mối quan hệ giữa các bên Nếu các bên có thể hoà giải thành, đạt được sự đồng thuận

trong giải quyết tranh chấp thì mối quan hệ giữa các bên tiếp tục được duy trì, khối

đại đoàn kết trong xã hội được bảo đảm, đồng thời cũng giảm bớt chi phí cho Nhà

nước cũng như cho các bên Như vậy, Nhà nước cũng như các bên có thề tiết kiệm

được một nguồn lực đáng kể để đầu tư vào những việc khác hiệu quả hơn cho xã

hội Nếu các bên hoà giải thành thì đương nhiên quy trình tố tụng sẽ chấm dứt,

phiên toà sơ thẩm sẽ không phải mở nữa

Bên cạnh đó, cũng có thể có những trường hợp, có căn cứ để đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Toà án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Ví dụ,

trường hợp một bên đề nghị Toà án đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đà hết thì Toà án căn cứ vào các quy định của pháp luật và chứng cứ thấy

rằng thời hiệu khởi kiện đã hết, Toà án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Quyết định đinh chỉ giải quyết vụ án dân sự cũng chấm dứt toàn bộ quá

trình tố tụng dân sự Một trường hợp đình chỉ khác, đó là trường hợp các bên tựthương lượng thành, nguyên đơn rút đơn khởi kiện và bị đơn không có đon yêu cầu

phản tố (hoặc cũng rút đơn yêu cầu phản tố), người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

13

Trang 19

không có yêu câu độc lập (hoặc cũng rút đơn yêu câu độc lập) Trong trường hợpnày, Toà án sể ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Ngược lại, nếu vụ án dân sự phải được đưa ra xét xử sơ thẩm thỉ các hoạt động chuẩn bị bao gồm: phân công Thẩm phán giải quyết vụ án dân sự, thu thập,

xác minh chứng cứ; nghiên cứu hồ sơ vụ án, sẽ giúp cho công tác xét xử tại phiên toà dân sự sơ thấm được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đúng luật, chính xác và

công bằng

1.2 Nội dung pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thấm vụ án dân sự

Như phần trên đà trình bày, chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là một giaiđoạn của quá trình tố tụng dân sự Vì vậy, nhiều hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị

xét xử sơ thẩm vụ án dân sự được quy định bởi pháp luật Pháp luật về chuẩn bị xét

xử sơ thẩm vụ án dân sự là tống thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ

giữa các chủ thể trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

về mặt hình thức, nguồn của pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân

sự bao gồm BLTTDS, các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS và án lệ Ở Hoa

Kỳ, không có BLTTDS do cơ quan lập pháp ban hành mà có Bộ quy tắc tố tụng dân

sự do Toà án tối cao ban hành Việc giải quyết các tranh chấp thuộc thẩm quyềnliên bang thì Bộ quy tắc tố tụng dân sự do Toà án án tối cao Liên bang Hoa Kỳ ban

hành sẽ điều chỉnh Việc giải quyết các tranh chấp thuộc thẩm quyền của bang thì sẽ

do Bộ quy tắc tố tụng dân sự do Toà án tối cao của từng bang điều chỉnh Stephen

c Yeazell & Joana c Schwartz lý giải về vấn đề này như sau:

“Bộ quy tắc tố tụng dân sự Liên bang điều chỉnh các hành vi tố tụng dân sự

tại các Toà án liên bang Thấm quyền của các Toà án do Nghị viên quy định, nhưng

khác với Bộ luật tư pháp (Quyển 28 của Bộ luật Hoa Kỳ, trang 197), Bộ quy tắc

không phải là sản phẩm của hoạt động lập pháp trục tiếp bởi Nghị viện Thay vào

đó Nghị viên ban hành Luật ban hành Quy tắc/Quy chế, trao cho Toà án tối cao

Liên bang thẩm quyền ban hành bộ quy tắc tố tụng” [51, p.9]

Ngoài ra, ở mỗi Toà án ở Hoa Kỳ đều có bộ quy tắc riêng của mình [50,

p.37] Bên cạnh đó, các hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự tại các Toà

án Hoa Kỳ còn chịu sự điều chỉnh bởi nguồn án lệ khống lồ

14

Trang 20

ơ Hàn Ọuôc, Luật tô tụng dân sự Hàn Quôc được ban hành lân đâu vào năm

1960 và đã được sửa đổi nhiều lần cho đến nay Luật tố tụng dân sự Hàn Quốc là

văn bản quy phạm pháp luật cao nhất (sau Hiến pháp) điều chỉnh quan hệ tố tụng dân sự ở Hàn Quốc Tiếp đó, Toà án tối cao Hàn Quốc ban hành Quy tắc tố tụng dân sự để quy định chi tiết thi hành Luật tố tụng dân sự Hàn Quốc Bên cạnh đó, có nhiều vàn bản quy phạm pháp luật khác có chứa đựng các quy định liên quan đến tố tụng dân sự nói chung và chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự Ví dụ: Luật tranh

chấp gia đình, các vấn đề về phá sản và tổ chức lại doanh nghiệp được giải quyết bởi Luật phá sản và tái tồ chức,

ớ Việt Nam, trong giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm

1954, Nhà nước ta chủ trương cho giữ lại tạm thời các luật lệ của thời Pháp thuộc ở Bắc, Trung, Nam Sau chiến thắng Điện Biên Phủ trấn động địa cầu, Miền Bắc

nước ta tiến lên Chủ nghĩa xã hội, Nhà nước ta đà ban hành một loạt văn bản quy

phạm pháp luật về tố tụng dân sự để chính thức xóa bỏ và thay thế các luật lệ cũ của

thời Pháp thuộc Trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1989 Toà án nhân dân tốicao đã ban hành một loạt văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng dân sự như: Thông

tư số 614/DS1 ngày 24/4/1963 hướng dẫn một số thủ tục tố tụng cho Toà án địa phương, Thông tư số 39/NCLP ngày 21/01/1972 hướng dẫn việc thụ lý, di lý, xếp

và tạm xếp những việc kiện về hôn nhân và gia đình và tranh chấp về dân sự, Thông

tư số 06/TATC ngày 25/02/1974 hướng dẫn về công tác điều tra trong tố tụng dân

sự, Thông tư số 25/TATC ngày 30/11/1974 hướng dẫn công tác hoà giải trong tố tụng dân sự, Như vậy, trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1989, ở nước ta chưa có văn bản luật quy định thống nhất về tố tụng dân sự, các vấn đề tố tụng dân

sự trong đó có chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự được quy định tản mạn trongcác thông tư do Toà án nhân tối cao ban hành - đây là các văn bản dưới luật

Trong giai đoạn từ nãm 1989 đến năm 2004, nguồn luật quy định về tố tụng

dân sự, trong đó có chuẩn bị xét xử sơ thấm vụ án dân sự bao gồm Pháp lệnh thú tục

giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh

tế năm 1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 và các

15

Trang 21

nghị quyết của Hội đồng Thấm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành

các pháp lệnh trên Như vậy, ở giai đoạn này, các văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng dân sự của nước ta đã có thứ bậc hiệu lực cao hơn Tuy nhiên, cùng là tranhchấp dân sự nhưng có tới ba pháp lệnh khác nhau điều chỉnh, dẫn đến sự tản mạn,chồng chéo và khó khăn trong áp dụng Trong giai đoạn này, trên thực tiễn cũng

như trên các diễn đàn khoa học, những tranh luận về phân biệt tranh chấp dân sự với tranh chấp kinh tế làm tốn nhiều giấy mực, công sức và tiền bạc

Ngày 15/06/2004, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá

XI đã thông qua BLTTDS đầu tiên của Nhà nước ta, đánh dấu một sự phát triển mới

trong công tác lập pháp và pháp điển hoá Tiếp đến, hàng loạt các nghị quyết của

Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn cụ thểcác quy định trong BLTTDS năm 2004 Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2004 đến

năm 2015, nguồn luật điều chỉnh về tố tụng dân sự trong đó có chuẩn bị xét xử ở

nước ta gồm BLTTDS năm 2004 và các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà

án nhân dân tối cao Hiện nay, BLTTDS năm 2015 đã được ban hành đế thay thế

cho BLTTDS năm 2004

Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 của nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đà thừa nhận án lệ là nguồn luật Điểm (c)Khoản 2 Điều 22 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 quy định:

Hội đồng Thấm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạnsau đây:

c) Lựa chọn quyết đinh giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án

nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã cỏ hiệu lực pháp luật, có tínhchuẩn mực của các Toà án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án

lệ đế các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;

Vì vậy, bên cạnh BLTTDS, các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án

nhân dân tối cao thì án lệ là nguồn luật điều chỉnh về các quan hệ tố tụng dân sựtrong đó có chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

16

Trang 22

1.2.1 Các nguyên tắc chi phối các hoạt động tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét

Các nguyên tắc chung của pháp luật tố tụng dân sự cũng chi phối các hoạt động trong giai đoạn chuấn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, trong đó có các nguyêntắc cơ bản sau đây:

Nguyên tắc độc lập, vô tư và khách quan: đây là nguyên tác chi phối toàn

bộ tiến trình tố tụng dân sự Tính độc lập đòi hởi Toà án độc lập trong xét xử, quyết định của Toà án chỉ dựa trên cơ sở quy định của pháp luật và chứng cứ Tính độc

lập cũng đòi hỏi không cá nhân, tố chức nào được can thiệp bất hợp pháp vào quátrinh Toà án giải quyết tranh chấp dân sự Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

vụ án dân sự, tính độc lập đòi hởi Thẩm phán được phân cồng giải quyết vụ án dân

sự, thư ký Toà án phải độc lập với các đương sự Nghĩa là Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự, thư ký Toà án không có mối quan hệ thân thích hoặc

mối quan hệ khác dẫn đến Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự, thư

ký Toà án mất đi tính độc lập với các đương sự, và dần đến mất đi sự vô tư, kháchquan khi giải quyết vụ án dân sự Trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân

sự năm 1989, mặc dù không có điều khoản nào diễn đạt về nguyên tắc độc lập, vô

tư và khách quan, nhưng tại khoản 1 Điều 17 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án

dân sự năm 1989 đã quy định:

1- Thẩm phán, hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị

thay đổi, nếu:

a) Đồng thời là đương sự, người đại diện hoặc người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người thân thích của đương sự, người làm chứng trong vụ án;

b) Đã là kiểm sát viên, thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịchtrong vụ án;

c) Đã có lần điều tra, hoà giải, xét xử vụ án, trừ các thành viên của Ưỷ banThẩm phán, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;

d) Trong Hội đồng xét xử mà Thẩm phán, hội thẩm nhân dân là người thântích với nhau;

17

Trang 23

đ) Có căn cứ cho thấy họ có thế không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Quy định này tiếp tục được kế thừa trong BLTTDS năm 2004 và

BLTTDS năm 2015

Như vậy, để bảo đảm cho sự độc lập, vô tư, khách quan, khi được phân công

giải quyết vụ án dân sự, nếu xét thấy việc tham gia của mình không bảo đảm sự độc

lập, vô tư, khách quan, Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết vụ án dân sự

Sự vô tư, khách quan cũng đòi hỏi trong giai đoạn chuấn bị xét xử sơ thấm

vụ án dân sự cũng như trong các giai đoạn tố tụng khác, Thẩm phán được phân

công giải quyết vụ án dân sự không được gặp riêng bất kỳ đương sự nào nếu như

không có sự có mặt của đương sự khác Như vậy, kể từ khi được phân công tham

gia giải quyết vụ án dân sự, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký toà án không được gặp gờ riêng từng đương sự nếu không có sự tham gia của đương sự khác Bởi

lẽ, việc gặp gỡ riêng dù ớ trụ sở Toà án hay ớ bat kỳ nơi nào đó, những câu chuyện

giữa Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký với đương sự không thể kiểm soát

được, sự vô tư, khách quan có thể từ đó bị bóp méo Tuy nhiên, có một số thủ tục tố

tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử có thể cho phép Thẩm phán, Thư ký Toà án gặp riêng từng đương sự Tuy nhiên, việc gặp riêng này phải được tổ chức tại trụ sở của Toà án, được diễn ra một cách công khai, có lập biên bản Sau cuộc họp, Toà án phải thông báo cho các đương sự còn lại về cuộc gặp riêng này Ví dụ: khi một đương sự nộp chứng cứ thì không nhất thiết phải có sự tham gia của đương sự khác

nhưng Toà án phải thông báo cho đương sự còn lại về sự việc này

Nguyên tắc công bằng, bình đẳng: Nguyên tắc công bàng, bình đẳng trong

tố tụng dân sự cũng là một nguyên tắc quan trọng Theo nguyên tắc này, các đương

sự phải được đối xử công bằng, bình đắng Điều 6 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ

án kinh tế năm 1994 quy định về nguyên tắc này như sau: “ Các đương sự bỉnh đẳng

về quỵền và nghĩa vụ trong quả trình giải quyết vụ án”.

Nguyên tắc này cũng tiếp tục được kế thừa trong BLTTDS năm 2004 và

BLTTDS năm 2015

18

Trang 24

Nguyên tắc thông báo phù hợp: Theo nguyên lý “bị đơn cần được biếtmình bị khởi kiện”, khi thụ lý đơn khởi kiện của nguyên đơn, Toà án phải thồng báo cho bị đơn về việc Toà án đã thụ lý đơn khởi kiện kèm theo là bản sao đơn khởi

kiện của nguyên đơn để bị đơn biết mình đã bị khởi kiện và chuẩn bị ý kiến đối với

đơn khởi kiện Việc bị đơn được thông báo cũng thể hiện nguyên tác công bằng, bình đẳng trong tố tụng dân sự Tiếp theo, khi bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa

vụ liên quan nộp văn ban trình bày ý kiên vê đơn khởi kiện thì Toà án cũng phải

thông báo cho nguyên đơn về vấn đề này Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Toà án

sẽ thực hiện một số hành vi tố tụng nhất định, cũng như các bên đương sự có thể có yêu cầu, nộp chứng cứ, tài liệu, cho Toà án Trong những trường họp này, Toà án

phải bảo đảm tất cả các đương sự đều được biết về nhừng sự kiện này thông qua việc thông báo phù hợp cho các đương sự Cơ sở khoa học của nguyên tắc này xuất

phát từ lý do các hành vi tố tụng dân sự, các yêu cầu, hành động của bất kỳ chủ thế

nào trong tiến trình tố tụng đều có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích họp pháp của bất kỳ đương sự nào trong quá trinh tố tụng dân sự Vì vậy, họ phải được biết được

những hành vi tố tụng dân sự, các yêu cầu, hành động đó đã diễn ra như thế nào đế

có phương án hành động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình Trong pháp luật

tố tụng dân sự của nhiều nước, việc không được thông báo thích họp có thể là căn

cứ đê yêu câu huy ban án, quyêt định cùa Toà án

Nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời: Các vụ án dân sự cần được giải quyết

nhanh chóng, kịp thời trong thời hạn họp lý để bảo đảm sự ổn định trong xã hội Vìvậy, các thời hạn cho từng giai đoạn tố tụng, cũng như chotừng hành vi tố tụng

cũng cần được thiết kế hợp lý bảo đảm các chủ thể có đủ thời gian để giải quyết

nhưng cũng cần phải nhanh chóng, kịp thời, không quá dài lê thê, gây lãng phínguồn lực

1,2,2 Thời hạn của giai o đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Thời hạn của giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự cần được thiết

kế một cách họp lý sao cho các chủ thể có đủ thời gian cần thiết để hoàn thành các

hành vi tố tụng cúa mình nhưng cũng không quá dài gây lãng phí nguồn lực cho xã

19

Trang 25

hội Việc đánh giá thời hạn như thê nào là hợp lý là một vân đê khó, nhưng cân dựavào các tiêu chí sau:

- Các hoạt động được thực hiện trong giai đoạn chuấn bị xét xử: Trước hết,

nhà làm luật cần phải làm rõ các hoạt động quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị xét

xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm những hoạt động nào? Thời gian thiết kế cho giaiđoạn chuẩn bị xét xử cần đú ở mức tối thiểu để các chủ thể hoàn thành được các

hoạt động này

- Sự sẵn có của nguồn lực: Việc có thể hoàn thành được các hoạt động tố

tụng trong giai đoạn chuấn bị xét xử hay không, không chỉ phụ thuộc vào bản thân

của các chủ thể thực hiện mà còn phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực trong

xã hội Ví dụ: nếu khả năng tiếp cận thông tin đã thuận lợi thỉ thời gian tiếp cận

thông tin sẽ ngắn hơn; nếu sự hợp tác, chia sẻ trong xã hội tốt trên cơ sở sự cởi mở cũng như sự hiện đại của cơ sở vật chất, công nghệ thì việc trao đối, chia sẻ thông tin sẽ nhanh chóng, thuận tiện hơn; sự thuận tiện về mặt địa lý, phương tiện đi lại cũng giúp cho việc hoàn thành các hoạt động sớm hơn;

- Tính phức tạp của vụ án: Vụ án càng phức tạp, càng nhiều vấn đề phải xác

minh, làm rõ, thì càng cần nhiều thời gian đề hoàn thành Ngược lại, vụ án có tính

chất đơn giản, các đương sự đều không có phản đối các tài liệu, chứng cứ, thì

thời gian chuẩn bị xét xử sẽ ngắn hơn

Do đó, khi thiết kế thời hạn cho giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân

sự cũng như thời hạn cho từng hoạt động tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ

thẩm vụ án dân sự, nhà làm luật cần phải xem xét toàn tiện các tiêu chí trên

Các hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự được thực hiện chủ yếu bởi Toà án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự

Các hoạt động của Toà án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử bao gồm: phân công

Thẩm phán giải quyết vụ án; thông báo cho các đương sự; lập hồ sơ vụ án dân sự; tổ

chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải; Bên cạnh đó, các chủ thể khác cũng tham gia vào hoạt động chuẩn bị xét xử sơ

20

Trang 26

thấm vụ án dân sự: nộp vãn bản ý kiến về yêu cầu của người khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo trong thời hạn luật định; nộp đơn yêu cầu phản tố; nộp đơn yêu cầu độc lập; đề nghị Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; tham gia vào

phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải;

Theo pháp luật của Hoa Kỳ thi giai đoạn tiền phiên toà dân sự sơ thấm gồm

có các hoạt động sau: Tiến trình tố tụng được bắt đầu bằng việc nguyên đơn nộp đơn khởi kiện; tiếp đến Toà án thông báo cho bị đơn về đơn khởi kiện kèm theo là bản sao đơn khởi kiện và văn bản yêu cầu bị đơn trả lời đơn khởi kiện của nguyên

đơn trong thời hạn luật định; bị đơn nộp văn bản trả lời; các bên đưa ra các yêu cầuđối với Toà án (ví dụ yêu cầu đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện

đã hết); thu thập chứng cứ; phiên họp trước phiên toà sơ thẩm [50, p.37-40]

Các hoạt động trong giai đoạn chuấn bị xét xử sơ thấm vụ án dân sự ở Hàn

Quốc cũng bao gồm: đầu tiên là nguyên đơn nộp đơn khởi kiện; tiếp đó Toà án

thông báo cho bị đơn; bị đơn nộp văn bản trả lời; các bên tiếp tục có văn bản đưa rayêu cầu và ý kiến; phiên họp trước phiên toà sơ thẩm [49, p 16-19]

Mặc dù không có quy định riêng liệt kê các hoạt động trong giai đoạn chuẩn

bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự nhưng Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự

năm 1989 cũng đã có nhiều quy định về các hoạt động cụ thể trong giai đoạn chuẩn

bị xét xử, như: điều tra vụ án (Điều 38 đến Điều 40 cùa Pháp lệnh); hoà giải; tạm

đình chỉ vụ án dân sự; đình chỉ vụ án dân sự; đưa vụ án ra xét xử Pháp lệnh thủ tụcgiải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 đã dành một chương riêng - chương 7 quy

định về chuẩn bi xét xử (từ Điều 34 đến Điều 40) Các nội dung về các hoạt động

trong giai đoạn chuẩn bị xét được quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các

vụ án kinh tế năm 1994 mạch lạc, rõ ràng hơn so với Pháp lệnh thú tục giải quyết

các vụ án dân sự năm 1989 Theo quy định từ Điều 34 đến Điều 40 của Pháp lệnh

thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử có

các hoạt động sau: phân công Thấm phán giải quyết vụ án; thông báo cho bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về nội dung đơn khởi kiện; bị đơn, người có

quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nộp ý kiến bằng văn bản; xác minh, thu thập chứng

21

Trang 27

cứ; hoà giải; quyêt định đưa vụ án ra xét xử; quyêt định tạm đình chỉ giải quyêt vụ

án; quyết định đình chỉ giải quyết vụ án

BLTTDS năm 2004 tiếp tục kế thừa các văn bản quy phạm pháp luật trước

đó liên quan đến các nội dung về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự nhưng có nhiều quy định cụ thể hơn Ví dụ, Điều 176 và 177 của BLTTDS năm 2004 đã có quy định cụ thề về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn và quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Các quy đinh liên quan đến hoà giải, hậu

quả pháp lý của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, hậu quả pháp lý

của quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự cũng đà cụ thể hơn

BLTTDS năm 2015 tiếp tục kế thừa với nhiều điểm cải tiến hơn BLTTDS năm 2004 về chuẩn bị• xét xử sơ thẩm vụ• án dân sự.•

Nhìn chung, các hoạt động trong giai đoạn chuấn bị xét xử sơ thấm vụ án dân sự bao gồm các hoạt động cơ bản sau đây:

Thứ nhất, phân công Thẩm phán giải quyết vụ án dân sự Ngay sau khi thụ

lý vụ án dân sự, việc đầu tiên Toà án cần làm là phân công Thẩm phán giải quyết vụ

án dân sự Đe phòng ngừa trường hợp Thấm phán được phân công giải quyết vụ án

dân sự không thể tiếp tục nhiệm vụ của mình thì Chánh án cần phân công cả Thẩm

phán dự khuyết Việc phân công Thẩm phán giải quyết vụ án dân sự và Thẩm phán

dự khuyết phải bảo đảm nguyên tắc độc lập, vô tư, khách quan trong giải quyết vụ

án dân sự

Thứ hai, thông báo cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về

nội dung đơn khởi kiện Sau khi thụ lý đơn khởi kiện, Toà án cần nhanh chóng

thông báo cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về nội dung đơn khởi

kiện Vấn đề đặt ra là bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cần được thông báo những gì? về nguyên tắc, khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện thì kèm theo đơn

khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ kèm theo Trước hết, Toà án cần phải có thông báo bằng văn bản trong đó có nêu yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn,

người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đồng thời trong văn bản này Toà án cũng

cần yêu cầu bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có ý kiến bằng văn bản

22

Trang 28

trong một thời hạn do Toà án ân định (phù hợp với quy định cùa pháp luật) Tiêptheo, kèm theo văn bản thông báo là bản sao đơn khởi kiện Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cần được biết toàn bộ nội dung đơn khởi kiện Do đó, Toà án cần phải gửi kèm theo thông báo bằng văn bản là bản sao đơn khởi kiện Theo quy

tắc 4(c)(1) của Bộ quy tắc tố tụng dân sự liên bang Hoa Kỳ thì đi kèm theo thông báo (summon) phải là bản sao đơn khởi kiện [51, p.25] Vậy, Toà án có phải gửi

kèm theo thông báo bản sao các tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn nộp không? Các tài liệu, chứng cứ do các đương sự nộp cho Toà án thường khá nhiều, thậm chí là rất nhiều Nếu đòi hỏi Toà án phải gửi cho các đương sự các tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác nộp sẽ gây tốn kém chi phí không cần thiết cho Nhà nước Án phí

dân sự sơ thẩm nhiều khi không đủ để chi trả cho các khoản sao chụp này Hơn nừa, việc cán bộ Toà án mất thời gian vào việc sao chụp tài liệu để gửi đi cho các đương

sự sẽ làm cho các cán bộ Toà án xao nhãng, thiếu tập trung vào công việc chính Vì

vậy, giải pháp họp lý là không buộc Toà án phải gửi kèm theo bản sao các tài liệu, chứng cứ cho đương sự nộp Qua nghiên cứu, pháp luật tố tụng dân sự nhiều nước thì thấy không có nước nào buộc Toà án phải gửi kèm theo bản sao tài liệu, chứng

cứ cho đương sự nộp

Thứ ba, bị đon, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp văn bản ý

kiến về nội dung đơn khởi kiện cùa nguyên đơn trong thời hạn luật định Đây vừa làquyền cũng vừa là nghĩa vụ của đương sự Rõ ràng, bị đơn, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan đã được thông báo về nội dung đơn khởi kiện Tiếp theo, họ cần

phải bày tỏ ý kiến của minh với Toà án cũng như các đương sự Quy định bắt buộc

bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp văn bản ý kiến về nội dung

đơn khởi kiện của nguyên đơn kèm theo tài liệu, chứng cứ trong thời hạn luật định

có ý nghĩa bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của các đương sự này vấn đề đặt ra lànếu như họ khước từ thực hiện nghĩa vụ này thì sao? Pháp luật tố tụng dân sự Hoa

Kỳ tương đối dứt khoát về vấn đề này Theo pháp luật tố tụng dân sự của Liên bang Hoa Kỳ và các bang, nếu như bị đơn không nộp văn bản ý kiến đúng hạn và các

chứng cứ và yêu cầu của nguyên đơn là đầy đủ, Toà án sẽ ra bản án mà không cần

23

Trang 29

có ý kiến của bị đơn (default judgment) [50, p.37] Tương tự như vậy, ở Hàn Quốc,nếu quá thời hạn luật định mà bị đơn không nộp văn bản ý kiến cùa minh cho Toà

án thỉ Toà án cơi như bị đơn đã đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn, và Toà án sè ra

bản án mà không cần phải mở phiên xét xử [49, p 17]

Bị đơn, người cỏ quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thê chấp nhận toàn bộ hoặc một phần nội dung đơn khởi kiện hoặc không chấp nhận toàn bộ hoặc một

phần đơn khởi kiện Bên cạnh đó, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền, lợi nghĩa vụ liên quan nếu:

+ Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người

có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

+ Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ

liên quan có yêu cầu độc lập;

+ Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn [46, tr.257]

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu độc lập khi có đủcác điều kiện sau:

+ Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;

+ Yêu Cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;

+ Yêu cầu độc lập cùa họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho

việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn [46, 257, 268]

Nếu như cả bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều đồng ý với

các yêu cầu của nguyên đơn và chấp nhận các chứng cứ do nguyên đơn xuất trình, đồng thời bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

không có yêu cầu độc lập thì sao? Pháp luật Hàn Quốc có một giải pháp khá tiện

lợi, đó là Toà án sẽ ra bản án mà không cần phải mở phiên toà sơ thẩm [49, p 17]

Thứ tư, yêu cầu của đương sự và giải quyết yêu cầu của đương sự: Tronggiai đoạn chuẩn bị xét xử, các đương sự có thể đưa ra các yêu cầu bằng văn bản đối

24

Trang 30

với Toà án đế yêu cầu Toà án thực hiện một hoặc một số hành vi tố tụng nhất định.

Ví dụ: nguyên đon có thể nộp đon yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn Cấp tạm

thời; bị đon có thể nộp đon yêu cầu Toà án đỉnh chỉ giải quyết vụ án dân sự vì Toà

án không có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự; Khi các đuong sự nộp đơn yêu cầu Toà án thực hiện một hành vi tố tụng nào đó, đương sự phải nộp kèm theo vănbản, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình Ngoài ra, đương sự còn phải đáp ứng thêm các điều kiện khác theo quy định của pháp luật Ví dụ: trongtrường hợp, nguyên đơn yêu cầu Toà án ra quyết định buộc tạm dừng thông quanmột lô hàng hoá, thì nguyên đơn phải ký quỹ một khoản tiền tương đương với giá

trị của lô hàng hàng bị yêu cầu tạm dừng thông quan Tiếp theo, Toà án sẽ xem xét xem có căn cứ để ra quyết định hoặc thực hiện hành vi theo yêu cầu của đương sự hay không? Nếu thấy yêu cầu của đương sự có căn cứ, Toà án sẽ ra quyết định hoặcthực hiện hành vi theo yêu cầu của đương sự Ngược lại nếu xét thấy yêu cầu cùa đương sự không có căn cứ, Toà án sẽ ra văn bản không chấp nhận yêu càu của đương sự có giải thích rõ lý do Khi một đương sự có yêu cầu bằng văn bản nộp cho

Toà án, Toà án phải thông báo nội dung yêu cầu này cho các đương sự còn lại và yêu cầu các đương sự còn lại có ý kiến bằng văn bản theo thời hạn do Toà án ấn định (phù họp với quy định của pháp luật) Khi Toà án ra quyết định hoặc thực hiện

hành vi theo yêu cầu của đương sự hoặc từ chối yêu cầu cùa đương sự thì cũng phải

thông báo bàng văn bản cho tất cả các đương sự Tuỳ theo, tính chất của quyết định hoặc hành vi cũng như tuỳ theo quy định của pháp luật mà đương sự có quyền khiếu

nại hoặc kháng cáo quyết định, hành vi trên của Toà án

Thứ năm, giao nộp, cung cấp chứng cứ và tiếp cận chứng cứ: về nguyêntắc, trong tố tụng dân sự, đương sự có yêu cầu thì phải có chứng cứ để chứng minh

cho yêu cầu của minh Ngay cả bản thân đương sự không có yêu cầu mà chỉ có ýkiến phản bác yêu cầu của đương sự khác, để thuyết phục được Toà án bác yêu cầu của đương sự khác, đương sự phản bác cũng phải cung cấp chứng cứ Trong tố tụng

dân sự, các đương sự phải tự mình thu thập và giao nộp chứng cứ cho Toà án Ó cánước thông luật như Hoa Kỳ, Toà án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ Ở Việt

25

Trang 31

Nam, Toà án chỉ tự mình thu thập chứng cứ trong các trường hợp đặc biệt được quy định trong BLTTDS, còn trong các trường hợp thông thường, đương sự phải tựmình thu thập và giao nộp chứng cứ cho Toà án.

Ở Hoa Kỳ và nhiều nước thuộc hệ thống thông luật, mô hình tố tụng dân sự của họ là mô hình tranh tụng Ớ đó, Toà án chỉ đóng vai trò như trọng tài, ngồi và

nghe các bên trình bày và xuất trình chứng cứ Vì vậy, các bên phải tự mình thuthập và xuất trinh chứng cứ để chứng minh cho quan điểm của mình Các bên có thềthu thập chứng cứ thông qua gửi bảng hỏi cho bên đối tụng để yêu cầu bên đối tụngtrả lời theo bảng hỏi này Ngoài ra, đương sự có thế gửi vàn bản yêu cầu bên đối

tụng cung cấp tài liệu, vật chứng Cuối cùng, luật sư của đương sự có thể tiến hành lấy lời khai của người làm chứng dưới sự chứng kiến của cán bộ Toà án Cán bộToà án sè ghi lại toàn bộ quá trình lấy lời khai bao gồm lời nói, trình bày của cả luật

sư và người làm chứng Nếu trong quá trình thu thập chứng cứ, một bên đương sự

có hành vi không hợp tác, từ chối cung cấp chứng cứ một cách không chính đáng hoặc cố ý cản trở bên đối tụng thu thập chứng cứ thỉ một bên đương sự đang thuthập chứng cứ có quyền yêu cầu Toà án buộc bên đang cản trở cung cấp chứng cứ hoặc chấm dứt hành vi cản trở bên đối tụng thu thập chứng cứ Nếu bên đương sự

này vẫn tiếp tục không tuân theo lệnh của Toà án thì Toà án có quyền áp dụng mộttrong các biện pháp chế tài sau:

(i) quyết định rằng vấn đề được nêu trong lệnh hoặc các chứng cứ được

xác định khác được coi là chứng cứ hợp pháp cho yêu cầu của bên bị viphạm;

(ii) cấm bên vi phạm ủng hộ hoặc phản đối yêu cầu hoặc biện hộ hoặc

cung cấp chứng cứ;

(iii) bác toàn bộ hoặc một phần yêu cầu của bên vi phạm;

(iv) tiếp tục gia hạn thủ tục cho đến khi lệnh được tuân thủ;

(v) bác một phần hoặc toàn bộ yêu cầu hoặc đình chỉ một phần hoặc toàn

bộ quá trình tố tụng;

(vi) ban hành bản án không có lợi cho bên vi phạm;

26

Trang 32

(v) coi hành vi không tuân theo lệnh của Toà án là tội không châp hànhlệnh cùa Toà án” (qui tác 37(b)2(A) của Bộ quy tắc tố tụng dân sự Liên bang Hoa Kỳ) [51, p.102].

Bên cạnh đó, đối với hành vi cản trở bên đối tụng thu thập chứng cứ, Toà án

có quyền xử phạt đương sự vi phạm hoặc áp dụng các biện pháp chế tài thích hợp

Trong một số trường họp, Toà án có quyền ra bản án không có lợi cho bên vi phạm

Ví dụ, theo quy tắc 37(e)(2) của Bộ quy tắc tố tụng dân sự Liên bang Hoa Kỳ, nếu

một bên đương sự cố ý huỷ thông tin được lưu trữ ở dạng điện tử để ngăn cản bên

đương sự khác sử dụng thông tin này trong tố tụng dân sự, Toà án có quyền:

(A) coi rằng thong tin này bất lợi cho bên vi phạm;

(B) hướng dẫn bồi thẩm đoàn có quyền và có nghĩa vụ coi rằng thông tin này bất lợi cho bên vi phạm;

(C) bác yêu cầu của bên này hoặc ra bản án không có lợi cho bên vi

phạm

Như vậy, mặc dù việc thu thập và xuất trình chứng cứ là nghĩa vụ của đương

sự Nhưng trong trường hợp cần thiết đế bảo vệ lợi ích của một bên đương sự nhằm

bảo đảm công bằng, công lý, các Toà án Hoa Kỳ vẫn có thể can thiệp vào quá trìnhthu thập chứng cứ Tuy nhiên, các Toà án Hoa Kỳ không trực tiếp thu thập chứng

cứ mà chỉ can thiệp buộc các các bên cung cấp chứng cứ hoặc chấm dứt hành vi cảntrở bên đương sự khác cung cấp chứng cứ Ngoài ra, Toà án Hoa Kỳ còn có nhừngbiện pháp chế tài khá mạnh đề buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ

về quyền can thiệp của Toà án trong quá trình thu thập chứng cứ, các luậtgia Hàn Quốc cũng cách nhìn như sau:

Điều 136 BLTTDS Hàn Quốc quy định rằng Thẩm phán chủ toạ có

quyền hỏi các đương sự, và khuyến khích các đương sự chứng minh để

làm rõ mối quan hệ pháp lý ở khía cạnh chứng cứ và pháp lý Quy địnhnày cũng nêu rõ Toà án cần tạo cho các bên cơ hội bày tỏ ý kiến về vấn

đề pháp lý mà có chứng cứ thấy ràng các bên đà bỏ qua

27

Trang 33

Như vậy, trong quá trình các bên thu thập, giao nộp chứng cứ, Toà án có thê

can thiệp để bảo đảm quá trinh thu thập chứng cứ của các bên không bị cản trở bấthợp pháp Bởi lẽ, nếu chứng cứ không được làm sáng tỏ thỉ chỉ đạt được một nửa sự thật Một nửa sự thật không thể là sự thật và công lý không thể được sáng tỏ nếu

như sự thật không được làm rõ hoàn toàn Việc Toà án can thiệp buộc các bên phải cung cấp chứng cứ chính là bảo vệ công lý Bên cạnh đó, như cách nhìn nhận của

các luật gia Hàn Quốc, trong thực tiễn, không phải đương sự nào cũng có đủ hiểubiết, kinh nghiệm và kỹ năng thu thập và giao nộp chứng cứ Vì vậy, rất có thề có

trường hợp, đương sự không biết cần phải thu thập hay giao nộp chứng nào? Vì vậy, cần thừa nhận quyền của Toà án yêu cầu đương sự cung cấp chứng cứ, tài liệu

cụ thể Điều này sẽ giúp cho đương sự không có điều kiện kinh tế để thuê luật sư, có hiếu biết và kinh nghiệm không nhiều không bị thiệt thòi khi tham gia tố tụng

Một vấn đề nữa cần đặt ra là, khi đương sự giao nộp chửng cứ cho Toà án.Toà án có phải thông báo cho đương sự khác không? Chứng cứ liên quan đến tranh

chấp, liên quan đến quyền và lợi ích của các đương sự Vì vậy, các đương sự cần

phải biết chứng cứ đã được giao nộp Nhưng phải chăng Toà án phải có nghĩa vụ

thông báo cho các đương sự? Nếu buộc Toà án phải thông báo cho các đương sự sẽ

gây quá tải trong công việc của Toà án Vì vậy, không nên buộc Toà án phai thông

báo về việc chứng cứ đã được giao nộp Thay vào đó, các đương sự phải công khai,

minh bạch chứng cứ cho nhau Điều này có nghĩa là, khi giao nộp cho Toà án bất kỳ chứng cứ, tài liệu nào thì đương sự cũng phải gửi các chứng cứ, tài liệu đó cho các đương sự còn lại Nếu một bên đương sự không thực hiện đúng nghĩa vụ này thì

chứng cứ cần không được công nhận

Việc công khai chứng là rất cần thiết vì nó bảo đảm sự công bằng cho tất cả

các bên đương sự Vì vậy, cần loại bỏ hiện tượng, một bên đương sự chờ đến phiên toà sơ thẩm, thậm chí là đến phiên toà phúc thẩm mới xuất trình chứng cứ mới gây

ra “cái chết bất ngờ” cho bên đối tụng Việc một bên đương sự chờ đợi đến tận phiên xử mới xuất trình chứng cứ sẽ gây bất ngờ cho bên đối tụng và các đương sự còn lại Bên đối tụng và các đương sự khác sẽ lúng túng và không có nhiều thời

28

Trang 34

gian, cơ hội đế nghiên cứu kỹ lưỡng chứng cứ này Nếu như, trên cơ sở chứng cứ bất ngờ này, Toà án ra bản án hoặc quyết định bất lợi cho bên đối tụng thì rõ ràngđây một sự không công bằng Vỉ vậy, chứng cứ phải được giao nộp cho Toà án

trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thấm Các chứng cứ được giao nộp

sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thâm không được công nhận

Thứ sáu, tồ chức các phiên họp trước phiên toà sơ thẩm: Theo thủ tục chung

ở nhiều nước trên thế giới, trước khi mở phiên toà sơ thẩm, trong giai đoạn chuẩn bị

xét xử, Toà án sẽ mở một hoặc nhiều phiên họp trước phiên toà sơ thấm Phiên họp

trước phiên toà sơ thẩm có thành phần bao gồm Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án, thư ký Toà án, các bên đương sự và các luật sư của họ Mục đích và nộp dung của các phiên họp này bao gồm:

- Xác định rõ và cụ thế quan hệ pháp luật đang tranh chấp; xác định rõ các

yêu cầu của đương sự Trong trường hợp cần thiết, dưới sự chủ trì cùa Thấm phán,các bên có thể thống nhất thu hẹp và đơn giản hoá vấn đề tranh chấp Nếu các vấn

đề tranh chấp đang bùng nhùng, phức tạp mà có thể được làm rõ hơn, tập trung hơn

và làm cho đơn giản hơn thi phiên toà sơ thẩm trước mắt sẽ hiệu quả, nhanh chóng

và chính xác hơn Bên cạnh đó, tại phiên họp, các đương sự có thể thay đồi yêu cầu, phạm vi khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; xác định những vấn đề đã

thống nhất, những vấn đề chưa được thống nhất

- Kiểm tra các chứng cứ, tài liệu đã được giao nộp Tại phiên họp, các bên sẽ

cùng nhau xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ đà được giao nộp Tại phiên họp,

các đương sự có thể cho ý kiến, quan điềm của minh về các tài liệu, chứng cứ đã

được giao nộp Trong trường họp, có nghi ngờ về tính xác thực của chứng cứ nào

đó thì ben đương sự này có thể làm thủ tục yêu cầu giám định tài liệu, chứng cứ

Ngoài ra, nếu đương sự có thêm chứng cứ, tài liệu để cung cấp thi có thề cung cấp

ngay tại phiên họp

- Xác định tư cách của đương sự, người tham gia tố tụng khác Tại phiên

họp, các bên cùng thống nhất về đương sự, người làm chứng và người tham gia tố

tụng khác Trong trường họp Cần thiết, các đương sự có thể yêu cầu Toà án bố sungthêm đương sự khác, bổ sung thêm người tham gia tố tụng khác,

29

Trang 35

- Tiên hành hoà giải: Như phân trên đã phân tích, sự hoà thuận và đoàn kêttrong xã hội luôn là mục tiêu hướng tới trong một xã hội văn minh Trong tranhchấp dân sự, mặc dù các bên có lợi ích xung đột nhưng không có nghĩa là các bên

không thế dung hoà và đồng thuận Vì vậy, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Toà ánphải nỗ lực giúp các bên hoà giải đế đạt được thoả thuận Chỉ khi các bên không thểhoà giải với nhau thì mới đưa vụ án ra xét xử Bởi vì, khi vụ án đã được đưa ra phiên xử thỉ dù ai thắng ai thua, mối quan hệ giữa các đương sự sẽ ít nhiều bị sứt

mẻ Khi tiến hành hoà giải, Thấm phán được phân công giải quyết vụ án đóng vaitrò như một hoà giải viên Với tư cách là một hoà giải viên, Thấm phán không đượcdùng quyền uy để áp đặt ý chí của mình lên các đương sự Thẩm phán kliồng có

quyền buộc một bên phải tham gia phiên họp hoà giải nếu bên này không mong muốn hòa giải Thẩm phán cũng không có quyền buộc đương sự phải đạt được sự thoả thuận Thay vào đó, bằng kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cùa mình, Thẩmphán phân tích những vấn đề pháp lý, những vấn đề kinh tế, xã hội, tâm lý, tình cảm, để chỉ ra những cái được cái mất của việc tiếp tục theo đuổi con đường tố tụng Với vai trò là trung gian hoà giải, Thấm phán có nhừng đánh giá khách quan cũng như những tư vấn khách quan về những yêu cầu, những phản đối của các bên,

từ đó thẳng thắn và khách quan chỉ cho họ biết sự bất họp lý trong yêu cầu hay quanđiểm của họ và tư vấn cho họ những phương án thích hợp Đồng thời, Thẩm phán cũng cần lắng nghe, tâm tư, nguyện vọng của các bên để hiểu được cặn kẽ lợi ích

của các bên Trong nhiều trường hợp, đề các bên có thề chia sẻ hết những suy nghĩ,

những điều mong muốn của mình, Thẩm phán cần được phép tổ chức phiên họp

riêng với từng bên đương sự Việc họp riêng này cần được thông báo cho đương sự khác biết Sau đó, Thẩm phán tổ chức phiên họp chung để giúp các bên tìm được

tiếng nói chung Với vai trò là trung gian hoà giải, Thẩm phán không có thẩm quyền

ra quyết định mà chỉ có quyền đưa ra các hướng giải quyết vấn đề để các bên lựachọn Nếu các bên đạt được sự thoả thuận thi Thấm phán sẽ ra quyết định công

nhận sự thoả thuận của các đương sự theo thủ tục mà pháp luật tố tụng dân sự quyđịnh Nếu các bên chưa đạt được thoả thuận, thì theo nguyện vọng của các bên,

30

Trang 36

Thẩm phán có thể tiếp tục kiên tri tổ chức thêm các phiên họp khác để giúp các bên đạt được thoả thuận.

Thứ bảy, các quyết định tố tụng Toà án có thể ban hành trong giai đoạn

chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự: sTrong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án

dân sự, Toà án nỗ lực tô chức hoà giải cho các bên với mong muốn các bên đạt được

thoả thuận về một giải pháp giải quyết tranh chấp trên tinh thần các bên đều chiến thắng Nếu như các đương sự đạt được thoả thuận và trong quá thời hạn luật định màkhông bên nào thay đổi ý kiến về thoả thuận này, thì Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải

sẽ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự Quyết định này không

những chấm dứt giai đoạn chuẩn bị xét xử mà còn chấm dứt toàn bộ tiến trình tố tụngdân sự của vụ án Đây là điều mà các Thẩm phán mong muốn Tuy nhiên, nếu các bên

không đạt được sự thoả thuận thì tiến trình tố tụng lại phải tiếp tục

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nếu như xảy ra trường hợp đương sự là cánhân chết mà chưa chưa có người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng; đương sự là tổ

chức bị giải thể, phá sản mà chưa có người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng; cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là

phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án; hoặc

trường họp khác theo quy định của BLTTDS, thì Thẩm phán được phân công giải

quyết vụ án dân sự sẽ ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Tuy nhiên, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được ban hành trong giai đoạnchuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự chỉ tạm dừng quá trình tố tụng tại giai đoạnchuẩn bị xét xử vụ án dân sự mà không chấm dứt giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

vụ án dân sự cũng như toàn bộ quy trình tố tụng dân sự của vụ án

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nếu xảy ra trường họp: nguyên đơn hoặc bị

đơn là cá nhân chết mà không có người thừa kế; cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá

sản mà không có cơ quan, tồ chức, cá nhân nào kể thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của

cơ quan, tố chức đó; người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên

đơn đã được triệu tập họp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan; đương sự có

31

Trang 37

yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thấm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết; hoặc các trường hợp khác được quy định

trong BLTTDS, thi Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

chấm dứt toàn bộ quy trinh tố tụng dân sự đối với vụ án dân sự

Nếu như các bên không đạt được thoả thuận và không có căn cứ để đình chỉ

giải quyết vụ án dân sự, thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự phải

ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Quyết định đưa vụ án ra xét xử chấm dứt giai

đoạn chuẩn bị xét xử và chuyển vụ án sang giai đoạn tố tụng mới

Ngoài ra, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, nếu thuộc

trường hợp pháp luật quy định, Toà án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự không chấm dứt toàn bộ quy trình tố tụng dân sự đối với vụ án dân sự mà chỉ tạm dừng việc giải quyết vụ án dân sự trong một thời gian

1.3 Các yếu tố chi phối hiệu quả của việc thực hiện hoạt động chuẩn bị xét xử

SO’ thẩm vụ án dân sự

Có nhiều yếu tố chi phối đến hiệu quả của việc thực hiện các hoạt động

chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự Trong luận văn này, học viên xin trình bày một số yếu tố chù yếu như sau:

Thứ nhất, yếu tố pháp luật: Yếu tố pháp luật là yếu tố quan trọng nhất và là yếu tố đầu tiên chi phối hiệu quả của các hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị xét xử

sơ thẩm vụ án dân sự Sự tác động của yếu tổ pháp luật lên các hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thể hiện ở những điểm sau:

Một là, nếu hệ thống pháp luật có tính thống nhất, minh bạch và rõ ràng thì việc thực hiện các hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

sẽ gặp thuận lợi và hiệu quả Tính thống nhất của hệ thống pháp luật được thế hiện

ở sự thống nhất về thứ bậc hiệu lực trong cấu trúc các văn bản quy phạm pháp luậttrong toàn bộ hệ thống pháp luật Điều đó có nghĩa là, trong cấu trúc hình thức của

hệ thống pháp luật, không tồn tại sự mâu thuẫn, chồng chéo giừa các văn bản quy

32

Trang 38

phạm pháp luật Nếu như, hệ thống pháp luật đạt được sự thống nhất cao, Toà án sẽkhông gặp khỏ khăn khi áp dụng pháp luật Ngược lại, nếu tồn tại bất kỳ sự mâu thuẫn, chồng chéo nào trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng sẽ dẫn đến

những khó khăn, vướng mắc trong áp dụng Nếu tồn tại sự mâu thuẫn giữa văn bản

quy phạm pháp luật có hiệu lực cao hơn với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lựcthấp hơn thì đương nhiên văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao hơn sẽ có hiệu lực áp dụng Nhưng đó là lý thuyết Thực tiễn, nguyên tắc này không dễ gì áp

dụng Bởi lẽ, văn bản có hiệu lực thấp hơn mặc dù trái với văn bản có hiệu lực cao

hơn nhưng nó quy định chi tiết hơn, cụ thể hơn Trong khi đó, văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao hơn lại chung chung, khó áp dụng Nếu như cơ quan áp

dụng pháp luật lựa chọn văn bản có hiệu lực cao hơn để áp dụng thì không biết phải

áp dụng như thế nào đối với tình huống cụ thế khi mà các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao hơn lại chung chung, thiếu cụ thể Ngoài ra, nếuvăn bản có hiệu lực thấp hơn chưa được bãi bở bởi cơ quan nhà nước có thẩm

quyền thì cơ quan áp dụng cũng sẽ lúng túng trong việc quyết định có hay không áp

dụng văn bản này Tính thống nhất còn đòi hỏi sự thống nhất trong cách hiếu và vận

dụng các quy phạm pháp luật vào thực tiễn Có nghĩa là trong toàn bộ hệ thống Toà

án, các quy định của pháp luật phải được giải thích và áp dụng thống nhất Nếu

ngược lại, việc các Toà án khác nhau có quan điếm khác nhau là không tránh khởi Điều này dẫn đến một hiện tượng, cùng một vụ án nhưng mỗi cấp Toà án lại có quyết định khác nhau

Ngoài ra, các quy phạm pháp luật minh bạch, rõ ràng cũng góp phần giúp

cho các cơ quan áp dụng hiểu đúng được nội dung của quy phạm pháp luật và cũngtránh được nhiều cách hiểu khác nhau Như vậy để bảo đảm cho hoạt động áp dụng

pháp luật được thống nhất, chính xác và hiệu quả thì điều kiện tiên quyết là hệ thống pháp luật phải thống nhất, minh bạch và rõ ràng

phạm pháp luật trước hết phải xuất phát lý thuyết gốc Theo lý thuyết gốc, quyphạm pháp luật bao gồm giả định, quy định, chế tài (trừ một số dạng quy phạm đặc

33

Trang 39

biệt như quy phạm định nghĩa, quy phạm xung đột) Như vậy, nêu một quy phạm thiếu một trong các thành phần trên sẽ dẫn đến méo mó, què cụt Ví dụ, nếu quyphạm thiếu phần giả định, thì chủ thể không thể biết trường hợp nào họ được làm

hoặc không được làm một hành động cụ thể Nếu quy phạm thiếu phần chế tài thì chú thế có vi phạm thì cũng không thế xử lý được chủ thế và như vậy quy định cũngtrở nên vô nghĩa Như vậy, khi quy định một nghĩa vụ nào đó cho chủ thể thì cần

phải quy định rõ chế tài Nghĩa là nếu chủ thề không thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa

vụ thì phải chịu chế tài Đây là tính đầy đủ về mặt cấu trúc Tính đầy đủ về cấu trúc

chưa đủ mà còn phải có tính đầy đủ về mặt nội dung Ví dụ, các quy định của pháp

luật về chuẩn bị xét xử so thẩm vụ án dân sự cần phải có đầy đủ nội dung về thờihạn chuẩn bị xét xử, các hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, quyền và nghĩa

vụ của các chủ thế trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, các chế tài cho trường hợp viphạm nghĩa vụ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Việc khuyết thiếu bất kỳ nội dung

nào cũng sẽ gây khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng

Ba là, tính hợp lý của pháp luật cũng ảnh hường đến hiệu quả áp dụng Ví

dụ, giả sử như pháp luật quy định Toà án phải cung cấp bản sao các chứng cứ, tài

liệu do một đương sự giao nộp cho các đương sự còn lại là một quy định bất hợp lý

gây gánh nặng cho công việc của Toà án và tăng chi phí hoạt động của Toà án Quy định như vậy sẽ gây rất nhiều khó khăn cho Toà án Tương tự như vậy, tranh chấp dân sự mang tính tự định đoạt của đương sự mà lại quy định buộc Toà án phải thuthập, xác minh chứng cứ cũng rất bất hợp lý và tạo gánh nặng cho Toà án

Thứ hai, yếu tố nhân lực: Bên cạnh yếu tố pháp luật, yếu tố nhân lực đóng

vai trò rất quan trọng đến việc thực hiện các hoạt động trong giai đoạn chuẩn bi xét

xử sơ thấm vụ án dân sự Các quy định của pháp luật dù thống nhất, hợp lý và đầy

đủ đến mấy mà nhân lực áp dụng yếu kém thì việc áp dụng cũng không tránh khỏisai sót Vì vậy, một đội ngũ Thẩm phán và thư ký Toà án giỏi nghiệp vụ chuyênmôn, kinh nghiệm và kỹ năng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc thực hiện các

hoạt động chuẩn bị xét xử hiệu quả, nhanh chóng và đúng luật Ví dụ, nếu Thẩm

phán là người giỏi kiến thức pháp luật, am hiểu phong tục tập quán địa phương,

34

Trang 40

hiểu thấu tâm lý của người địa phương, sẽ có tỷ lệ thành công trong việc giúp các

bên hoà giải thành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự hơn cácThẩm phán thiếu am hiểu phong tục tập quán địa phương, hiểu thấu tâm lý của người địa phương, Tương tự như vậy, nếu Thẩm phán, ngoài kiến thức pháp luật còn có kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc lĩnh vực chuyên môn liên quan đến tranh chấp sẽ có những yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ xác đáng giúp các bên làm

sáng tỏ sự thật khách quan của vụ việc,

Ngược lại, nếu Thẩm phán yếu kém về chuyên môn, có kỹ năng giao tiếp

kém, khả năng điều phối công việc thấp, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác

chuẩn bị xét xử Bên cạnh Thẩm phán, thư kỷ Toà án là người giúp việc cho Thẩm

phán Vì vậy, nếu thư ký Toà án là người có năng lực chuyên môn tốt, năng nồ, có trách nhiệm, nhạy bẹn trong công việc, kỹ năng giao tiếp tốt, am hiểu phong tục tập

quán địa phương, am hiểu ngành lĩnh vực liên quan đến tranh chấp, am hiểu tâm lý của các đương sự, sẽ là trợ thủ đắc lực cho Thẩm phán trong việc thực hiện hiệu

quả, nhanh chóng và chính xác các hoạt động chuẩn bị xét xử

Thứ ba, yếu tố cơ sở vật chất: yếu cơ sờ vật chất cũng có ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động chuấn bị xét xử Việc thu thập chứng cứ, tài liệu ở khu vực

thành thị chắc chắn sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn so với việc thu thập chứng cứ tại khu vực miền núi, hải đảo Bên cạnh đó, nếu trụ sở của Toà án đủ rộng rài đế có thê chia thành nhiều phòng xử, nhiều phòng họp thì việc xếp lịch họp trong giai đoạn chuẩn

bị xét xử sẽ thuận lợi hơn và nhanh chóng hơn

Thứ tư, yếu tố ý thức pháp luật cùa người dân: Cuối cùng, ý thức pháp luật của người dân cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chuẩn bị xét xử Nếu đương sự là những người có hiểu biết pháp luật, có trinh độ nhận thức cao thì việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của họ trong giai đoạn chuấn bị xét xử sơ thấm vụ án dân sự sẽ hiệu quả hơn Bản thân Toà án, Thẩm phán cũng gặp thuận lợi hơn khilàm việc với những đương sự có trình độ nhận thức cao Ngược lại, nếu đương sự

có trình độ nhận thức thấp, Thẩm phán và thư ký phiên toà phải rất vất vả để hướng dẫn họ thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình để bảo đảm tối đa quyền, lợi íchhợp pháp của họ

35

Ngày đăng: 31/05/2024, 10:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Hoàng Anh (2021), “Bàn về thời hạn cung cấp chứng cứ của đương sự trong vụ án dân sự”, Tạp chí Kiêm sát, (20) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về thời hạn cung cấp chứng cứ của đương sự trong vụ án dân sự”, "Tạp chí Kiêm sát
Tác giả: Vũ Hoàng Anh
Năm: 2021
2. Vũ Hoàng Anh (2022), “Hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong các vụ án dân sự”, Tạp chỉ Kiếm sát, (16) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong các vụ án dân sự”, "Tạp chỉ Kiếm sát
Tác giả: Vũ Hoàng Anh
Năm: 2022
3. Nông Thị Biển (2017), Chuẩn bị xét xử sơ thảm vụ án dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn bị xét xử sơ thảm vụ án dân sự
Tác giả: Nông Thị Biển
Năm: 2017
4. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2002
5. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, địnhhướng đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2005
6. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2005
7. Nguyễn Thị Thu Dung (2017), “Một số nội dung cơ bản về yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trong BLTTDS năm 2015 ”, Tạp chí Kiêm sát, (7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nội dung cơ bản về yêu cầu phản tố,yêu cầu độc lập trong BLTTDS năm 2015”, "Tạp chí Kiêm sát
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Dung
Năm: 2017
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Vãn kiện Đại hội Đại biêu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vãn kiện Đại hội Đại biêu toàn quốc lầnthứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2011
9. Nguyễn Anh Đức (2018), Chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án dăn sự và thực tiễn tại Tòa án nhăn dãn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án dăn sự và thực tiễntại Tòa án nhăn dãn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Tác giả: Nguyễn Anh Đức
Năm: 2018
10. Đặng Thanh Hoa & Trịnh Ngọc Anh Phương (2020), “Bàn về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự ” Tạp chi Kiêm sát, (10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự” "Tạp chi Kiêm sát
Tác giả: Đặng Thanh Hoa & Trịnh Ngọc Anh Phương
Năm: 2020
11. Phùng Nguyễn Hoàng (2022), “ Phản tố trong tố tụng dân sự”, Tạp chỉ Luật sư Việt Nam, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phản tố trong tố tụng dân sự”, "Tạp chỉ Luật sư Việt Nam
Tác giả: Phùng Nguyễn Hoàng
Năm: 2022
12. Bùi Thị Huyền (2016), “ Quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong BLTTDS năm 2015 cần được hướng dẫn cụ thể hơn ”, Tạp chí Dãn chủ& Pháp luật, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sựtrong BLTTDS năm 2015 cần được hướng dẫn cụ thể hơn”, "Tạp chí Dãn chủ& Pháp luật
Tác giả: Bùi Thị Huyền
Năm: 2016
27. Toà án nhân dân huyện Lạc Sơn (2020), Báo cáo kêt quả công tảc Tòa án năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2021, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kêt quả công tảc Tòa án năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2021
Tác giả: Toà án nhân dân huyện Lạc Sơn
Năm: 2020
28. Toà án nhân dân huyện Lạc Sơn (2020), Quyết định số 20/2020/QĐST-DS ngày 08/09/2020 công nhận sự thoả thuận của đương sự, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 20/2020/QĐST-DS ngày 08/09/2020 công nhận sự thoả thuận của đương sự
Tác giả: Toà án nhân dân huyện Lạc Sơn
Năm: 2020
29. Toà án nhân dân huyện Lạc Sơn (2021), Quyết định số 10/202 1/QĐST-DS ngày 13/08/2021 công nhận sự thoả thuận của đương sự, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 10/2021/QĐST-DS ngày 13/08/2021 công nhận sự thoả thuận của đương sự
Tác giả: Toà án nhân dân huyện Lạc Sơn
Năm: 2021
30. Toà án nhân dân huyện Lạc Sơn (2021), Quyết định sổ 14/202Ỉ/QĐST-DS ngày 20/12/2021 công nhận sự thoả thuận của đương sự, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định sổ 14/202Ỉ/QĐST-DS ngày 20/12/2021 công nhận sự thoả thuận của đương sự
Tác giả: Toà án nhân dân huyện Lạc Sơn
Năm: 2021
31. Toà án nhân dân huyện Lạc Sơn (2022), Báo cáo kết quả công tác Tòa án năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2023, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác Tòa ánnăm 2022 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2023
Tác giả: Toà án nhân dân huyện Lạc Sơn
Năm: 2022
32. Toà án nhân dân huyện Lạc Sơn (2022), Báo cảo kết quả 9 tháng đầu năm 2022, ngày 15/9/2022, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cảo kết quả 9 tháng đầu năm2022, ngày 15/9/2022
Tác giả: Toà án nhân dân huyện Lạc Sơn
Năm: 2022
33. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình
Tác giả: Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 2004
34. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cảo tông kết bốn năm thực hiện Nghị quyết số: 08-NQ/TW của Ban cán sự Đảng TANDTC, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cảo tông kết bốn năm thực hiện Nghị quyết số: 08-NQ/TW của Ban cán sự Đảng TANDTC
Tác giả: Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 2005

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w