đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải nhất: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO TỔNG KẾT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 5
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7
7 Bố cục của đề tài nghiên cứu 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 9
1.1 Khái quát về du lịch sinh thái 9
1.1.1 Một số khái niệm 9
1.1.2 Đặc điểm của du lịch sinh thái 16
1.1.3 Vai trò của du lịch sinh thái 16
1.2 Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển du lịch sinh thái 18
1.2.1 Phát triển quy mô các khu du lịch sinh thái, điểm du lịch sinh thái 18
1.2.2 Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái 18
1.2.3 Phát triển thị trường khách du lịch sinh thái 21
1.2.4 Gia tăng kết quả kinh doanh du lịch sinh thái 22
1.2.5 Phát triển nguồn lực du lịch sinh thái 23
1.3.6 Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái 25
1.3.7 Liên kết phát triển du lịch sinh thái 25
1.3 Các nhân tố ảnh hướng đến phát triển du lịch sinh thái 26
1.3.1 Đặc điểm tự nhiên 26
1.3.2 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội 27
1.3.3 Tài nguyên du lịch sinh thái 29
1.3.4 Các chính sách phát triển du lịch 30
Trang 3CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN
ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN 32
2.1 Đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 32
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 32
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 35
2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên 39
2.2.1 Thị trường khách du lịch 39
2.2.2 Hệ thống sản phẩm du lịch 41
2.2.3 Tổ chức không gian du lịch 43
2.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 46
2.2.5 Nguồn nhân lực du lịch 49
2.2.6 Đầu tư phát triển du lịch 50
2.2.7 Liên kết, hợp tác, xúc tiến, quảng bá du lịch 51
2.3 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 52
2.3.1 Phát triển quy mô các khu du lịch sinh thái, điểm du lịch sinh thái 52
2.3.2 Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái 58
2.3.3 Phát triển thị trường khách du lịch sinh thái 62
2.3.4 Gia tăng kết quả kinh doanh du lịch sinh thái 64
2.3.5 Phát triển nguồn lực du lịch sinh thái 66
2.3.6 Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái 68
2.3.7 Liên kết và quảng bá phát triển du lịch sinh thái 71
2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 75
2.4.1 Cơ chế chính sách của địa phương 75
2.4.2 Đặc điểm tự nhiên 76
2.4.3 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội 77
2.4.4 Tài nguyên du lịch sinh thái 79
2.4.5 Các chính sách phát triển du lịch 83
2.5 Đánh giá về thực trạng phát triển du lịch sinh thái huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 85
2.5.1 Những mặt đạt được 85
2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân 87
Trang 4CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI HUYỆN ĐẠI TỪ 92
3.1 Quan điểm, định hướng về phát triển du lịch sinh thái huyện Đại Từ 92
3.1.1 Quan điểm 92
3.1.2 Định hướng phát triển 93
3.1.3 Mục tiêu phát triển 95
3.2 Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 97
3.2.1 Hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch sinh thái huyện Đại Từ 97
3.2.2 Giải pháp về công tác tuyên truyền nâng cao nhân thức của người dân địa phương 99
3.2.3 Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật 99
3.2.4 Tăng cường nguồn lực du lịch sinh thái 101
3.2.5 Xây dựng các chương trình xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch 103
3.2.6 Liên kết địa phương, vùng trong phát triển du lịch sinh thái 104
3.2.7 Giải pháp về cơ chế, chính sách, tài chính 104
3.2.8 Một số khuyến nghị 105
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA DU KHÁCH 111
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT CÁC ĐƠN VỊ/ HỘ KD DU LỊCH 114
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH 116
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Số lượt khách du lịch đến Thái Nguyên giai đoạn 2018-2022 39
Bảng 2.2 Doanh thu từ du lịch và dịch vụ ăn uống tại Thái Nguyên 41
Bảng 2.3 Số cơ sở lưu trú du lịch tại Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020 47
Bảng 2.4 Cơ cấu khách du lịch đến khu du lịch sinh thái tại Đại Từ 60
Bảng 2.5 Ý nghĩa khoảng thang đo Likert sử dụng trong phiếu khảo sát 61
Bảng 2.6 Mức độ đánh giá về mức độ hấp dẫn của điểm du lịch huyện Đại Từ 62
Bảng 2.7 Số lượt khách du lịch đến huyện Đại Từ giai đoạn 2016 – 2020 63
Bảng 2.8 Tổng hợp một số chỉ tiêu du lịch huyện Đại Từ giai đoạn 2016 – 2021 65
Bảng 2.9 Đánh giá về điều kiện lưu trú tại các điểm du lịch huyện Đại Từ 70
Bảng 2.10 Đánh giá về sự liên kết giữa với chính quyền của các cơ sở du lịch tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên 71
Bảng 2.11 Cơ cấu khách du lịch đến khu du lịch sinh thái tại Đại Từ 74
Bảng 2.12 Đánh giá của các cơ sở kinh doanh du lịch về tài nguyên du lịch của vùng chè huyện Đại từ 82
Bảng 2.13 Đánh giá của du khách về chất lượng chuyến du lịch 89
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2.1 Bản đồ địa giới hành chính huyện Đại Từ 32
Hình 2.2 Tỷ lệ hình thức khách du lịch tham gia khi đi du lịch tại Đại Từ 61
Hình 2.3 Kết quả khảo sát khách du lịch về ý định quay trở lại 64
Hình 2.4 Kết quả đánh giá về phương tiện đi lại trong khu du lịch Đại Từ 71
Hình 2.5 Đánh giá về một số điểm du lịch sinh thái tại Đại Từ của du khách 83
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
KDLQG Khu du lịch quốc gia
VHTDTT Văn hóa – Thể thao và Du lịch
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Du lịch sinh thái đang là loại hình du lịch được quan tâm và phát triển trênthế giới và Việt Nam bởi những lợi ích mà loại hình du lịch này đem lại Trongnhững năm gần đây, du lịch đã và đang trở thành một nền kinh tế quan trọng tạiViệt Nam, được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong định hướng chiến lượcphát triển của cả nước Du lịch đem lại cơ hội lớn cho phát triển kinh tế - xã hội,góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và gián tiếp thúc đẩy các ngànhkinh tế khác phát triển Du lịch cũng cho thấy những tác động tích cực trong pháttriển văn hóa, xã hội và môi trường Để nhân rộng những giá trị tích cực của dulịch, nhà nước khuyến khích phát triển các loại hình du lịch bền vững, du lịch cótrách nhiệm Du lịch sinh thái là một trong những loại hình du lịch đó Bên cạnhnhững lợi ích kinh tế, du lịch sinh thái còn đem lại cơ hội nâng cao nhận thức, nănglực cho sinh thái địa phương đồng thời khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa, phongtục, lối sống truyền thống Định hướng đưa du lịch sinh thái trở thành một mũi nhọnmới cho phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương, đặc biệt là những vùng kinh tế -
xã hội còn nhiều khó khăn nhưng có tiềm năng lớn để phát triển du lịch đã được đặt ratại nhiều tỉnh, trong đó có tỉnh Thái Nguyên
Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinhthái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với
sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” Theo quy chế quản lý các hoạtđộng du lịch sinh thái tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp vàPTNT ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái được hiểu là “Du lịch sinh thái: Làhình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự thamgia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”
Huyện Đại Từ có tổng diện tích tự nhiên gần 57.800ha, trên 165.300 nhân khẩu,với 8 dân tộc anh em cùng chung sống là Kinh, Tày, Nùng, Sán Chay, Dao, Sán Dìu
Vì thế, văn hóa dân tộc ở đây cũng phong phú và có nhiều nét độc đáo Hai xã HoàngNông và La Bằng của huyện Đại Từ có địa thế nằm ngay bên sườn phía Đông dãy núiTam Đảo với nhiều hồ, suối đẹp như: Suối Kẹm, Cửa Tử… Các con suối ở đây đều bắtnguồn từ chân dãy núi Tam Đảo nên nước trong mát, tinh khiết, môi trường trong lành
và cảnh vật nên thơ Ngoài các điểm du lịch trên, trên địa bàn huyện còn có 169 điểm
di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trong đó có nhiều di tích đã xếp hạng ditích cấp Quốc gia và được đầu tư xây dựng thành điểm tham quan như: Núi Văn - Núi
Võ ở khu vực thuộc 2 xã Văn Yên và Ký Phú; Di tích lịch sử 27-7 - nơi ra đời ngày
Trang 9Thương binh, liệt sĩ, thị trấn Hùng Sơn; Khu di tích Chiến khu Nguyễn Huệ, Khu đàitưởng niệm Thanh niên xung phong, xã Yên Lãng; Nơi thành lập Chi bộ Đảng đầutiên, xã La Bằng…
Nhận thức được tiềm năng du lịch của huyện Đại Từ, một số quy hoạch,chương trình về du lịch chung trên địa bàn huyện đã được xây dựng và đang từng bướctriển khai nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn huyện nói chung và hai xã LaBằng và Hoàng Nông nói riêng Cùng với đó, một số hoạt động phát triển du lịch đãđược khởi động để hình thành hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Tuy việc pháttriển du lịch tại huyện Đại Từ bước đầu đã có kết quả nhưng việc phát triển này đãxuất hiện một số thách thức cho phát triển bền vững điểm du lịch Hiện tại sản phẩm
du lịch trên toàn huyện, đặc biệt tại hai xã Hoàng Nông, La Bằng còn ít, chủ yếu là ănuống, chất lượng chưa cao, chưa có những kế hoạch và chương trình phát triển sảnphẩm cụ thể, mức độ tham gia của người dân còn hạn chế Quan trọng hơn, mặc dùđiểm du lịch sinh thái tại hai xã La Bằng và Hoàng Nông đã được có nhiều du kháchbiết đến nhưng còn thiếu kế hoạch phát triển du lịch một cách có hệ thống và bài bản.Đứng trên phạm vi toàn huyện, hiện chưa có một kế hoạch tổng thể mang tính khoahọc và hệ thống nhằm định hướng phát triển du lịch sinh tháicho hai xã Hoàng Nông
và La Bằng Các kế hoạch phát triển thiếu cách tiếp cận khoa học và hệ thống, thiếunhững kế hoạch tổng thể và giải pháp hiệu quả, có lộ trình khiến cho việc phát triểncòn mang tính manh mún, tự phát, chưa xây dựng được sản phẩm và hình ảnh du lịchmang tính đặc thù Chính vì vậy, trong khi lượng khách khai thác chưa được nhiềunhưng điểm du lịch đã có vấn đề liên quan đến môi trường, đến vấn đề quản lý, sửdụng đất trong khu vực
Căn cứ Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND, ngày 11/11/2014 của UBND tỉnhThái Nguyên về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tíchlịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Căn cứ kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Từ giai đoạn 2021-2025 Nên tôi đã chọn đề tài
nghiên cứu “Phát triển du lịch sinh thái ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên" làm đề
tài cho bài nghiên cứu khoa học của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thời gian qua, du lịch sinh thái ngày càng thu hút được sự quan tâm của khách
du lịch, bởi đó là loại hình du lịch thiên nhiên có trách nhiệm, hỗ trợ cho các mục tiêubảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng Đồng
Trang 10thời, đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần tích cực vào sự phát triển dulịch nói riêng và phát triển kinh tế – xã hội nói chung.
Nhận thức được tầm quan trọng có tính toàn cầu của du lịch sinh thái đối với nỗlực bảo tồn môi trường tự nhiên, đặc biệt là các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, các giátrị văn hóa bản địa và đối với phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh môi trường tựnhiên, đa dạng sinh học đã và đang chịu tác động của chính con người thông qua cáchoạt động phát triển kinh tế và tác động ngày một khốc liệt của biến đổi khí hậu, Liênhợp quốc đã quyết định lấy năm 2002 là năm quốc tế về du lịch sinh thái Các nhànghiên cứu tiên phong và điển hình trong lĩnh vực này là Ceballos, Lascurain,Buckley, Boo,… và cùng rất nhiều nhà khoa học khác như là Dowling, Westren,Linberg – Hawkins,… Các nhà nghiên cứu này đã đưa ra hệ thống lý luận và thực tiễn
về du lịch sinh thái Ngoài ra, còn các tổ chức quốc tế cũng quan tâm đến vấn đề nàynhư: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc
tế (TIES), Quỹ bảo vệ Động vật hoang dã (WWF) cũng đã có nhiều công trình nghiêncứu và công bố nhiều khái niệm, bài học thực tiễn cũng như những hướng dẫn quyhoạch và quản lý về du lịch sinh thái
Tại Việt Nam, du lịch sinh thái mới được nghiên cứu phát triển với tư cách làmột loại hình du lịch từ giữa thập kỷ 90, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệtcủa các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường cũng như các doanhnghiệp du lịch Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc nhìn khác nhau, tại thờiđiểm này, khái niệm về du lịch sinh thái cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất Tuynhiên, cùng với thời gian và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Bảotồn Thiên nhiên thế giới (IUCN), nhận thức về du lịch sinh thái ở Việt Nam bước đầu
đi đến thống nhất: “du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóabản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bềnvững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” Du lịch là ngành kinh tế cóđịnh hướng tài nguyên một cách rõ rệt, nói cách khác, du lịch không thể phát triển nếuthiếu tài nguyên du lịch Phát triển du lịch sinh thái cũng không phải là ngoại lệ
Trang 11Hiện nay có một số tác giả đã nghiên cứu về du lịch cũng như du lịch sinh thái,một số công trình nghiên cứu trong nước như:
Nghiên cứu về Du lịch sinh thái của Lê Huy Bá, Thái Lê Nguyên (2006) đãkhái quát những vẫn đề cơ bản về DLST như các khái niệm, các đặc điểm, các yêucầu, nguyên tắc phát triển DLST , đánh giá thực trạng phái triển du lịch sinh thái ởViệt Nam Đề tài còn thiếu chỉ tiêu nghiên cứu, chưa có dự báo về phát triển du lịchsinh thái trong tương lai, vì đề tài nghiên cứu về các giải nháp nhưng nếu chỉ nghiêncứu thực trạng hoạt động du lịch sinh thái mà không có các dự báo thì các giải phápnày không có tính thuyết phục cao Các giải pháp đưa ra còn chung chung, chưa thực
sự nêu bật được nội dung nghiên cứu, cần đề ra những giải pháp cụ thể sát với thựctiễn của địa phương
Trần Thị Tuyết (2008) với công trình Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tạihuyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, đã khái quát những vấn đề cơ bản về DLST như cáckhái niệm, các đặc điểm, các yêu cầu, nguyên tắc phát triển DLST , việc trích dẫn tàiliệu thực hiện nhất quán, đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam vàhuyện Kim Bôi trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu đó là phương pháp thuthập số liệu, thống kê và phân tích số liệu để đánh giá những kết quả đạt được, nhữngtồn tại hạn chế của địa phương Từ kết quả nghiên cứu tác giả đã đưa ra các giải pháp
để phát triển du lịch sinh thái ở huyện Kim Bôi nhằm khai thác, phát huy tối đa tiềmnăng, lợi thế của địa phương trong phát triển du lịch sinh thái
Ngoài ra còn một số các công trình nghiên cứu khác như: Nghiên cứu du lic ̣hsinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng (Đinh Cúc Nhật Vy -Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn); Nghiên cứu phát triển du lịch sinh
thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Hà Thị Hương - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn)
Nhìn chung các đề tài trên đưa ra các giải pháp chung chung, chưa thật sự nêubật được nội dung nghiên cứu Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu riêng đisâu nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Vì vậy, tôi
chọn và nghiên cứu đề tài: " Phát triển du lịch sinh thái huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” là cách nghiên cứu cụ thể một lĩnh vực chưa được đề cập một cách hoàn
chỉnh, rất mong có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của ngành du lịch nói
Trang 12riêng và sự phát triển KT - XH nói chung của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trongthời gian tới.
3 Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch sinh tháimột cách bền vững và có hiệu quả
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Du lịch sinh thái tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.+ Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ năm 2016-2022 Dữ liệu sơ cấpđược khảo sát từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2023
- Về không gian: tại huyện Đại Từ
- Về nội dung: Phát triển du lịch sinh thái tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
5 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập số liệu:
- Số liệu thứ cấp được tiến hành thu thập qua các nguồn như: trang web, báo,các đề tài khoa học đã công bố có liên quan đến vấn đề tình hình ngành du lịch sinhthái tại Việt Nam và các nước trên thế giới Để đánh giá được chính xác tình hình thựctrạng ngành du lịch huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên tác giả thu thập số liệu từ các báocáo của Sở Du lịch tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây nhất
- Số liệu sơ cấp:
Phương pháp điều tra, xã hội học: Phương pháp này có ý nghĩa vô cùng quantrọng trong việc nghiên cứu đề tài Sử dụng phương pháp này để phỏng vấn trực tiếp
Trang 13một số du khách đến tham quan, du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện Đại Từ
và một số cơ sở kinh doanh dịch vụ tại các điểm du lịch Qua đây có thể biết được tínhhấp dẫn của khu du lịch, tâm tư nguyện vọng của du khách cũng như của người dânđịa phương và ý kiến từ những người đang trực tiếp làm du lịch từ đó có cái nhìn xácthực về tài nguyên và hoạt động du lịch tại nơi nghiên cứu
- Xác định đối tượng điều tra
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, với hướng tiếp cận từ môi trườngkinh doanh, tác giả xác định đối tượng điều tra là các du khách đến tham quan, du lịchtại các điểm du lịch trên địa bàn huyện Đại Từ và chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ.Mẫu điều tra được lựa chọn ngẫu nhiên Cỡ mẫu điều tra tối thiểu được xác định dựatrên nghiên cứu của Comrey và Lee (1973):
n = 5 x m
Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu và m: Số câu hỏi trong bảng hỏi
Với 14 câu hỏi trong Phiều điều tra du khách, tác giả đã tiến hành khảo sát 100khách du lịch ngẫu nhiên tại các điểm du lịch Hồ Núi Cốc, Suối Kẹm, HTX chè LaBằng, Hoàng Nông Farm và khu du lịch Cửa Tử, mỗi địa điểm 20 phiếu Và với 02câu hỏi về sự liên kết trong hoạt động du lịch sinh thái tại huyện Đại Từ khi khảo sátcác cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, tác giả sử dụng 10 phiếu đại diện 10 cơ sở kinhdoanh dịch vụ du lịch
- Thiết kế phiếu điều tra:
Phiếu điều tra được thiết kế một cách khoa học để thu thập thông tin từ đốitượng điều tra đã được xác định ở trên, từ thông tin khái quát đến chi tiết, từ thông tinchung đến ý kiến chủ quan của đối tượng được điều tra Phiếu điều tra được thiết kế sơ
bộ và hiệu chỉnh sau khi tiến hành khảo sát thử với một số nhỏ của đối tượng điều tra.Phiếu khảo sát được thiết kế gồm thông tin chung về người được tham gia khảo sát vàcác thông tin liên quan để đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái huyện Đại Từ
và các ý kiến đề xuất trong phát triển du lịch sinh thái tại điểm nghiên cứu
Phương pháp khảo sát thực địa: Phương pháp này được sử dụng nhằm lấy thôngtin, dữ liệu tổng hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nhằm bổ sung,chỉnh sửa, cập nhật số liệu, thông tin đã thu nhập Đồng thời việc trực tiếp tham quan,khảo sát tại địa phương đã giúp tác giả đánh giá sâu sắc hơn về thực trạng hoạt động
du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại địa phương
Trang 14+ Phương pháp phân tích, xử lí số liệu
Đối với các số liệu thứ cấp, các số liệu thu thập được sẽ được tổng hợp, phânloại và sắp xếp theo từng nhóm phù hợp với nội dung nghiên cứu Đối với số liệu sơcấp: Các số liệu thu được sau khi điều tra thông qua sử dụng phần mềm Excel để tổnghợp, xử lý số liệu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích trong nghiên cứu khoa học cụ thểnhư phương pháp so sánh, thống kê mô tả Cụ thể:
- Phương pháp thông kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để thu thập sốliệu, tổng hợp và phân tích các tài liệu thứ cấp đã thu thập được trong thời gian nghiêncứu, qua đó đánh giá tình hình phát triển và thực trạng DLST của huyện Đại Từ quacác năm Số liệu đã thu thập được tổng hợp, xử lý thông tin bằng chương trình excelphục vụ cho việc thiết lập cấc bảng thống kê, đồ thị thống kê
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Sử dụng để tiến hành so sánh đối chiếu cáctài liệu thu thập được phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, so sánh để biết đượctình hình phát triển và thực trạng DLST của huyện Đại Từ qua các năm đi tới kết luận,tính toán các chỉ tiêu phát triển DLST
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái từ góc độ kinh tếphát triển ở một địa phương cấp huyện
- Phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những thành công và các mặt hạnchế trong quá trình phát triển du lịch sinh thái ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, đểxuất phương hướng giải pháp khả thi nhằm tiếp tục phát triển ngành này trên địa bàn
7 Bố cục của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục các bảng, sơ
đồ, Phụ lục, báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về phát triển du lịch sinh thái
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch sinh thái huyện Đại Từ, tỉnh TháiNguyên
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái huyện Đại Từ,tỉnh Thái Nguyên
Kết luận và kiến nghị
Trang 15CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI 1.1 Khái quát về du lịch sinh thái
tế hàng đầu, ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước
Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triểnvới tốc nhanh như vậy, song cho đến nay khái niệm "Du lịch” được hiểu rất khác nhautại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau
Theo các nhà nghiên cứu của trường Đại học kinh tế Praha (Cộng hòa Séc):
“Du lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật, Kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hànhtrình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mụcđích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và viếng thăm có tổ chức thường kỳ"
Theo Điều 10 của Pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1999 “Dụ lịch là hoạt độngcủa con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu thamquan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Tại khoản 1, điều 3 Luật Du lịch số (19/2017/QH14 ngày 19/6/2017 định nghĩa
"Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trúthường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu thamquan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mụcđích hợp pháp khác”
Hiện nay, du lịch cũng xuất hiện dưới những hình thức khác như khám phá tàinguyên thiên nhiên, trải nghiệm cuộc sống bản địa Đồng thời, du lịch cũng có thể kếthợp với những mục đích hợp pháp khác Tham quan du lịch không chỉ đơn thuần làthư giãn, giải trí, nghỉ dưỡng, nó còn đáp ứng những nhu cầu tìm hiểu, học tập vànghiên cứu về vùng đất, con người, văn hóa, lịch sử của địa phương
Nhìn chung du lịch là một dạng hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiềuthành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp Hoạt động du lịch vừa
Trang 16có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hoá - xã hội Thực tiễn
đã chứng minh rằng hoạt động du lịch không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợiích chính trị văn hóa xã hội
b Khái niệm về du lịch sinh thái
Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm “Du lịch sinh thái là Du lịch dựa vàothiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên đượcquản lý bền vững về mặt sinh thái"
Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái Hoa Kỳ, năm 1998 “Du lịch sinh thái là du lịch
có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên củamôi trường, không làm biển đổi tình trạng của hệ sinh thái (HST), đồng thời tạo cơ hội
để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộngđồng địa phương”
Ở Việt Nam, năm 1999 trong khuôn khổ Hội thảo Xây dựng Chiến lược quốcgia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái làhình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái từ môi trường, có tácđộng tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hoá, đảm bảo mang lại các lợi ích vềtài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”
Theo tổ chức UNEP, năm 2002 “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vàothiên nhiên với các tiêu chí: Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bảnđịa thường được triển khai tại nơi thiên nhiên còn hoang sơ; có hoạt động giáo dục môitrường và diễn giải môi trường; các hoạt động giảm thiểu tác động đến tài nguyên vàvăn hoá; có hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn; có mang lại lợi ích cho cộng đồng địaphương."
Tại khoản 1, điều 3 Luật Du lịch số (19/2017/QH14 ngày 19/6/2017 định nghĩakhá ngắn gọn: "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bảnsắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo
Trang 17Qua tất cả các khái niệm trên ta thấy rằng DLST là hình thức du lịch dựa vàoviệc khai thác các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa gắn với việc giáo dục bảo vệ môitrường sinh thái theo hướng bền vững nhằm nâng cao nhận thức cho du khách vàngười dân địa phương về sự cần thiết phải gìn giữ và bảo tồn các giá trị tự nhiên.DLST cần thu hút được sự tham gia của cộng đồng địa phương và mang lại lợi ích chohọ.
c Khu du lịch sinh thái
“Khu DLST là một đơn vị lãnh thổ có quy mô nhất định, có tổ chức khai tháctài nguyên DLST (theo các nguyên tắc phát triển của DLST), có định hướng, quyhoạch phát triển, có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp để phát triểnDLST, thỏa mãn nhu cầu chuyên biệt của khách DLST"
d Khái niệm về phát triển
Trong thời đại ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển TheoRaaman Weitz: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sốngcủa con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội”
Còn theo Lưu Đức Hải: “Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiềuyếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, kỹ thuật, văn hoá, ”
Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ chưa tốt đến hoànhảo về mọi mặt Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới
sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổidần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hếtmỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn
“Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng mục tiêu chung của phát triển lànâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và quyền tự do công dâncủa mọi người”
Khái niệm về phát triển bền vững: “Phát triển bền vững là sự phát triển khôngchỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà còn không làm tổn hại đến khả năngđáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai"
e Phát triển du lịch sinh thái
Dựa vào khái niệm DLST được quy định tại khoản 1, điều 3 Luật Du lịch ta có:Phát triển du lịch sinh thái là hoạt động tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, pháttriển tuyến điểm du lịch sinh thái, đa dạng hóa sản phẩm DLST, nâng cao chất lượng
Trang 18sản phẩm, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển nguồnlực lao động DLST, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý phát triển DLST; tăngcường hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng bá.
f Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái là một khái niệm rất rộng bao gồm các yếu tố cơbản để tạo nên các điểm, các tuyến hoặc các khu du lịch sinh thái; có thể bao gồm cáccảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình do nhân loạitạo nên có thể được sử dụng để nhằm thỏa mãn cho nhu cầu về du lịch sinh thái
Theo Điều 3, Khoản 4, Luật Du lịch 2017: “Tài nguyên du lịch là cảnh quanthiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm dulịch, khu du lịch, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch baogồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”
Tài nguyên du lịch sinh thái có những đặc điểm chính bao gồm:
- Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tàinguyên đặc sắc và có sức hấp dẫn lớn: Là một bộ phận quan trọng của tài nguyên dulịch, chủ yếu được hình thành từ tự nhiên, bản thân tự nhiên lại rất đa dạng và phongphú, vì thế tài nguyên du lịch sinh thái cũng có đặc điểm này Có nhiều hệ sinh tháiđặc biệt, nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển nhiều loài sinh vật đặc hữu quý hiếm, cónhững loài tưởng chừng đã bị tuyệt chủng, được xem là những tài nguyên du lịch sinhthái đặc sắc, có sức hấp dẫn với du khách
- Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các tác động: So vớinhiều dạng tài nguyên du lịch khác như các bãi biển, thác nước,… tài nguyên du lịchsinh thái thường rất nhạy cảm đối với những tác động của con người Sự thay đổi tínhchất của một hợp phần tự nhiên hoặc sự suy giảm hay mất đi của một số loài sinh vậtcấu thành hệ sinh thái nào đó dưới tác động của con người sẽ là nguyên nhân làm thayđổi hoặc mất đi hệ sinh thái và kết quả là tài nguyên du lịch sinh thái bị ảnh hưởng ởcác mức độ khác nhau
- Tài nguyên du lịch sinh thái có thời gian khai thác khác nhau: Trong số cácloại tài nguyên du lịch sinh thái, có loại có thể khai thác được quanh năm, song có loại
ít nhiều việc khai thác mang tính mùa vụ Sự phụ thuộc này chủ yếu do quy luật củakhí hậu, mùa di cư, chu kì sinh trưởng và phát triển của các loài động, thực vật Nhưvậy, để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái, các nhà quản lý, cá nhân, tổ
Trang 19chức cần có những nghiên cứu cụ thể về tính mùa vụ của các loại tài nguyên làm căn
cứ đưa ra các giải pháp quy hoạch và phát triển phù hợp
- Tài nguyên du lịch sinh thái thường nằm xa các khu dân cư và được khai tháctại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch: Tài nguyên du lịch sinh thái sẽ bị suy giảm,biến đổi, thẩm chí không còn nữa do tác động trực tiếp của con người như săn bắn,chặt cây,… nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống và hoạt động kinh tế Do đó nằm xakhu dân cư là đặc điểm có tình đặc trưng của tài nguyên du lịch sinh thái Điều nàygiải thích tại sao phần lớn các tài nguyên du lịch sinh thái nằm trong phạm vi cácVườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên là những nơi có sự quản lý và bảo vệ chặtchẽ trước các tác động tiêu cực của con người tới môi trường tự nhiên Khác với nhiềuloại tài nguyên, sau khi khai thác có thể vận chuyển khỏi địa điểm ban đầu để chế biếnrồi lại được đưa đến nơi tiêu thụ, tài nguyên du lịch nói chung, tài nguyên du lịch sinhthái nói riêng thường được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch nhằm thỏamãn nhu cầu của các du khách Trong thực tế, một số vườn thực vật đặc hữu để dukhách tham quan Tuy nhiên, nó không phải là các sản phẩm du lịch sinh thái đích thực
mà chỉ là mô phỏng của tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của du lịch đại chúng ởnhững đô thị lớn, cách xa các khu du lịch sinh thái tự nhiên
- Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài: Phần lớncác tài nguyên du lịch, trong đó có tài nguyên du lịch sinh thái được xếp vào nhóm tàinguyên tái tạo, có khả năng sử dụng bền vững Điều này có được nhờ khả năng mất đi
do tai biến thiên nhiên hoặc do các hoạt động của con người Do đó cần nắm được cácquy luật của tự nhiên, lường trước các tác động của con người đối với tự nhiên nóichung và với tài nguyên du lịch sinh thái nói riêng nhằm khai thác hợp lý, đi đôi vớibảo vệ, tôn tạo và phát triển Đây cũng là yêu cầu sống còn đối với du lịch nói chung,
du lịch sinh thái nói riêng
g Sản phẩm du lịch sinh thái
* Khái niệm sản phẩm du lịch sinh thái
Sản phẩm DLST bao gồm các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịchtrên cơ sở kết hợp việc khai thác các nguồn lực bản địa với sự tham gia tích cực củacộng đồng dân cư địa phương Một mặt làm thỏa mãn nhu cầu DLST của du khách,mặt khác giáo dục môi trường và góp phần vào sự bảo tồn và phát triển điểm đến dulịch
Trang 20Sản phẩm DLST gồm có các sản phẩm theo 3 hình thức DLST sau:
- Sản phẩm DLST của hình thức DLST biển như tắm biển, phơi nắng, lặn biểnngắm san hô, ngắm cá, cỏ biển và các hoạt động thể thao trên biển như lướt sóng, lái
ca nô, thuyền buồm, dù bay, thả diều, bóng đá, bóng chuyền, cắm trại
- Sản phẩm DLST của hình thức DLST rừng núi, hang động như cắm trại, đi
bộ ngắm cảnh quan thiên nhiên, nghiên cứu đa dạng sinh học trong rừng, ở các vườnquốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, tham quan khám phá hang động, leo núi, trượttuyết
- Sản phẩm DLST của hình thức DLST đồng bằng như dã ngoại đồng quê, thamquan các miệt vườn, các vườn thực vật, các viện bảo tồn và trưng bày các mẫu động,thực vật bản địa mang ý nghĩa giáo dục, tham quan các làng nghề truyền thống, các ditích lịch sử văn hóa
* Đặc điểm của sản phẩm du lịch sinh thái
- Sản phẩm DLST hướng tới bảo tồn các giá trị tự nhiên, văn hóa, xã hội ở nơiđến du lịch
+ Sản phẩm DLST hướng tới bảo tồn các giá trị tự nhiên nhằm giúp du khách,các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư nhận thức và có các hành độngđúng hơn với thiên nhiên và các HST đang tồn tại để từ đó đánh giá lại các hoạt độngđối với thiên nhiên để có những hành động phù hợp với thiên nhiên nhằm duy trì, bảo
vệ môi trường tự nhiên, các HST cho sự phát triển bền vững trong tương lai
+ Sản phẩm DLST hướng tới bảo tồn các giá trị văn hóa, xã hội ở nơi đến dulịch thông qua việc giới thiệu những truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, cuộcsống sinh hoạt hàng ngày của người dân bản địa cho khách du lịch, đây là những sảnphẩm du lịch đặc sắc mà khách du lịch không thể tìm thấy ở nơi họ đang sinh sống.Thông qua việc giới thiệu các sản phẩm DLST như thể này đã góp phần bảo vệ, tôntạo và phát huy các truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, các làng nghề truyềnthống và cuộc sống của người dân bản địa
- Sản phẩm DLST bao hàm cả các dịch vụ thuyết minh, diễn giải mang tínhgiáo dục Sản phẩm DLST giúp những người tham gia vào hoạt động DLST hiểu biếtthêm về thiên nhiên, về truyền thống lịch sử, văn hóa và các HST ở điểm đến thôngqua các dịch vụ thuyết minh, diễn giải của đội ngũ hướng dẫn viên, tuyên truyền viên,thông qua các nội quy, quy định, bảng hướng dẫn từ đó giúp cho khách du lịch,
Trang 21những người tham gia vào hoạt động DLST và cộng đồng dân cư nâng cao nhận thức
và hành động nhằm góp phần gìn giữ và bảo vệ môi trường tự nhiên và các HST
- Sản phẩm DLST trực tiếp mang lại phúc lợi cho cộng đồng dân cư địa phương+ Những đóng góp về vật chất thông qua việc giải quyết công ăn việc làm chongười lao động, người dân có thể tham gia cung ứng các dịch vụ ăn uống, lưu trú, vậnchuyển, hướng dẫn viên, tuyên truyền viên, dẫn đường, cung cấp các sản phẩm, hànghóa lưu niệm góp phần nâng cao đời sống vật chất, phát triển kinh tế, xã hội, xóa đóigiảm nghèo
+ Những đóng góp về mặt tinh thần cho cộng đồng địa phương: Đó chính lànguồn động lực to lớn để thúc đẩy họ tham gia tích cực vào hoạt động DLST Cộngđồng địa phương được giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghềtruyền thống Ngoài ra, sản phẩm DLST còn giới thiệu các di tích lịch sử, văn hóa,khảo cổ gắn liền với truyền thống, lối sống, sinh hoạt, tín ngưỡng của cộng đồng dân
cư cho khách du lịch, góp phần giao lưu văn hóa, gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giátrị văn hóa truyền thống, lối sống của người dân bản địa Cộng đồng dân cư được thamgia, được góp ý, lựa chọn và đưa ra quyết định của họ đối với các dự án phát triểnDLST trên địa bàn
+ Những đóng góp nâng cao về mặt nhận thức: Sản phẩm DLST góp phần làmcho chính quyền, cộng đồng địa phương, khách du lịch, các tổ chức, cá nhân, cácdoanh nghiệp có liên quan đến hoạt động này nhận thức đẩy đủ và sâu sắc hơn về mụcđích và tầm quan trọng của việc khai thác, sử dụng tài nguyên DLST một cách hợp lý,
có hiệu quả gắn với việc bảo tồn, tôn tạo các tài nguyên DLST, hạn chế tối đa các hoạtđộng có thể làm tổn hại đến môi trường thiên nhiên, các HST và văn hóa bản địa nhằmđảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững trong tương lai thông qua các hoạt độngmang tính diễn giải, giáo dục môi trường
h Khách du lịch sinh thái
Theo Điều 4, Chương I của Luật du lịch thì: Khách du lịch là người đi du lịchhoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thunhập ở nơi đến
Khách DLST là những người quan tâm hơn cả đến các giá trị tự nhiên và cácgiá trị nhân văn ở những khu vực thiên nhiên hoang dã Khác với khách du lịch thôngthường, khách DLST có những đặc điểm cơ bản sau:
Trang 22+ Khách DLST thường là những người đã trưởng thành và có sự quan tâm đếnmôi trường thiên nhiên;
+ Họ thường có thời gian du lịch dài hơn và thích các hoạt động ngoài thiênnhiên;
+ Họ không đòi hỏi thức ăn hoặc nhà nghỉ cao cấp, đầy đủ tiện nghi mà họ chỉ
sử dụng những gì ít ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
1.1.2 Đặc điểm của du lịch sinh thái
Để đảm bảo yêu cầu về giáo dục, ý thức môi trường và yếu tố cộng đồng, tạo cơ
sở cho sự phát triển bền vững, du lịch sinh thái có các đặc điểm như sau:
- Tính đa ngành: DLST thường được tổ chức ở các vườn quốc gia, khu bảo tồnthiên nhiên, các vùng sinh thái tự nhiên, nhân tạo, nơi tài nguyên thuộc sự quản lý củacác ngành khác nhau theo quy định của pháp luật
- Tính đa mục tiêu; Tính đa mục tiêu biểu hiện ở những lợi ích đa dạng củaDLST Mục tiêu lớn nhất của DLST là bảo vệ môi trường và duy trì tính đa dạng sinhhọc
- Tính xã hội hoá: Tính xã hội hoá thể hiện trước hết ở DLST đã thu hút nhiềuthành phần trong xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động nghiên cứu,quản lý và kinh doanh du lịch
- Tính thời vụ: Hoạt động DLST gắn liền với tự nhiên, đặc biệt là dựa trên sự đadạng sinh học Mỗi nước, mỗi vùng đều có những yếu tố khí hậu, thời tiết thay đổitheo mùa, điều đó làm cho đặc điểm sinh trưởng của các loài sinh vật theo thời giantrong năm Điều này tạo ra tính thời vụ của DLST, biểu hiện của tính thời vụ là tìnhtrạng căng thẳng hoặc nhàn rỗi mang tính chu kỳ với độ dài chu kỳ dưới một năm
- Tính giáo dục về môi trường: đây là đặc trưng riêng của DLST vừa là nộidung cơ bản của hoạt động DLST, tạo ra sự khác biệt rõ ràng với các loại hình du lịchthiên nhiên khác
1.1.3 Vai trò của du lịch sinh thái
- DLST được xem là công cụ cho việc bảo tồn thiên nhiên và các giá trị văn hóabản địa, là loại hình du lịch có khả năng tối đa các lợi ích kinh tế và giảm thiểu các tổnhại về môi trường Hoạt động du lich sinh thái tạo ra việc sử dụng hợp lý và bảo vệtối ưu các nguồn tài nguyên thiên, và góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườnquốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng
Trang 23Hoạt động của du lịch sinh thái dựa trên những nguyên tắc: Sử dụng thận trọngtài nguyên (cả tự nhiên và văn hoá), kích thích sự bảo tồn và giảm thiểu rác thải; tạonên những lợi ích kinh tế lâu đài cho cộng đồng, bảo tồn văn hoá địa phương; đảm bảotính giáo dục môi trường cho các đối tượng tham gia và đáp ứng cho du khách nhữngkinh nghiệm lý thú chất lượng cao.
Du lịch sinh thái đích thực là hoạt động tuân thủ các nguyên tắc của nó sẽmang lại những lợi ích to lớn, mà cuối cùng và cao nhất là đảm bảo mục tiêu bảo tồncác giá trị tự nhiên và nhân văn Bằng các hình thức khác nhau (hướng dẫn viên, tờrơi, sách hướng dẫn, chỉ dẫn, các phương tiện truyền thông ), các HST điển hình, sự
đa đạng sinh học của HST được giới thiệu sẽ giúp du khách và người dân địa phươngnâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và có hành vi bảo vệ các giá trị đặc biệt của cácHST Việc đảm bảo các phương tiện hỗ trợ giáo dục trên các tuyến điểm tham quannhư thông tin, chỉ dẫn, biển báo có thuyết minh môi trường, các phương tiện cho nhucầu vệ sinh, rác thải có vai trò quan trọng trong giảm thiểu tác động đến môi trường
Mặt khác, du lịch sinh thái đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạchđịnh, quản lý du lịch sẽ tăng cường sự liên kết giữa phát triển du lịch với bảo tồn thiênnhiên và phát triển cộng đồng; sử dụng lao động là người địa phương vào việc thamgia quản lý, vận hành các hoại động du lịch sinh thái như các địch vụ vui chơi, giải trícủa khách, các cơ sử lưu trú, bán hàng gia công, lưu niệm sử dụng sản phẩm địaphương Du lịch sinh thái, thông qua hoạt động diễn giải môi trưởng giúp cho dukhách và cộng đồng địa phương hiểu rõ hơn về những giá trị tự nhiên và nhân văn củanơi mình cư trú Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá là nguyên tắc quan trọng màhoạt động du lịch sinh thái phải tuần thủ, bởi các giá trị về văn hoá là một bộ phận hữu
cơ không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên
- DLST góp phần tăng trưởng kinh tế một cách bền vững; du lịch sinh thái đượcxem là một trong những loại hình rất được chú trọng đầu tư nhất là ở các nước pháttriển, loại hình du lịch này phát triển với tốc độ cao, thu hút sự quan tâm của nhiềuquốc gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó đem lại Điều này càng thểhiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa với hội nhập quốc tế hiện nay Với
sự tăng trưởng liên tục trong nhiều thập kỷ qua, du lịch sinh thái đã khăng định là mộttrong những loại hình dịch vụ phát triển nhanh trên thể giới, góp phần vào sự phát triển
và thịnh vượng của các quốc gia
Trang 24Về mặt kinh tế, sự phát triển của du lịch sinh thái đã tác động tích cực vào việclàm tăng thu nhập quốc dân đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanhtoán quốc tế Đây là tác động trực tiếp nhất của du lịch sinh thái đối với nền kinh tế.Nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã thu hàng tỷ USD mỗi năm thông quaphát triển loại hình du lịch này.
- DLST góp phần bảo vệ môi trường đây được xem là công cụ tốt nhất để bảotồn thiên nhiên, nâng cao chất lượng môi trường, đề cao các giá trị cảnh quan và nhậnthức của toàn dân về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sinh thái, khôi phục những tàinguyên đang bị huy hoại
Tham gia các hoạt động du lịch sinh thái giúp cho con người tiếp xúc nhiều hơnvới môi trường, hiểu thêm về môi trường từ đó giúp cho con người và môi trườngngày càng hòa hợp hơn
1.2 Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển du lịch sinh thái
Dựa vào khái niệm “Phát triển du lịch sinh thái là hoạt động tăng cường bảo
tồn đa dạng sinh học, phát triển tuyến điểm du lịch sinh thái, đa dạng hóa sản phẩmDLST, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạtầng du lịch, phát triển nguồn lực lao động DLST, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản
lý phát triển DLST; tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng bá.”
1.2.1 Phát triển quy mô các khu du lịch sinh thái, điểm du lịch sinh thái
Sự phát triển du lịch sinh thái đầu tiên được thể hiện qua việc phát triển các khuDLST, điểm DLST
Phát triển quy mô DLST là sự gia tăng số lượng các khu DLST, và các tuyếnDLST nhằm liên kết giữa các điểm DLST hoặc giữa các điểm DLST với các điểmDLST khác
Cùng với việc gia tăng số lượng các khu DLST, điểm DLST còn quan tâmđầu tư qui mô phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo phát triển cả về
số lượng, chất lượng và gắn với việc sử dụng và khai thác, tôn tạo một cách có hiệuquả các nguồn tài nguyên DLST
Các tiêu chí đánh giá cụ thể:
- Tăng số lượng các khu DLST, điểm DLST, tuyến DLST
- Mở rộng điện tích các khu DLST, điểm DLST
1.2.2 Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái
Trang 25Sản phẩm du lịch: bao gồm các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịchtrên cơ sự kết hợp việc khai thác các nguồn lực bản địa với sự tham gia tích cực củacộng đồng dân cư địa phương Phát triển sản phẩm DLST là nội dung quan trọng củaphát triển DLST đó là đa dạng hóa các sản phẩm DLST và nâng cao chất lượng sảnphẩm DLST Đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú, đađạng của khách du lịch để du khách có được nhiều sự trải nghiệm thực tế trong chuyển
đi sẽ góp phần thu hút và quảng bá hình ảnh điểm đến
Các sản phẩm DLST càng đa dạng, phong phú thì khả năng thu hút khách dulịch càng cao Khi có nhiều sản phẩm sẽ tạo ra được nhiều sự lựa chọn cho du kháchkhi đến tham quan
Để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái cần dựa trên cơ sở một số nguyên tắcphát triển như:
• Nguyên tắc phù hợp với nhu cầu khách
Do hoạt động du lịch nói chung có tính cạnh tranh mạnh mẽ, động cơ và nhucầu của khách du lịch thường xuyên thay đổi, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đểtạo ra các sản phẩm du lịch cần phải quan tâm sở thích, đối tượng khách hàng, đảmbảo sự tinh tế và nét đẹp, sự đặc sắc của môi trường và thiên nhiên mang lại cho đốitượng khách
Hơn nữa, do đặc tính thiên nhiên nên việc khai thác đòi hỏi sự đầu tư kinh phíkhông hề nhỏ để vừa đảm bảo nhu cầu khách nhưng cũng yêu cầu bảo tồn và giữ gìnmôi trường, nên cần phải làm rõ tính khả thi khi khai thác tài nguyên du lịch đặc biệt làđiều tra nhu cầu và nghiên cứu thị trường để tìm ra nguồn khách, thị trường mục tiêuqua đó có cơ sở vững chắc tiến hành các công việc kinh doanh du lịch
• Nguyên tắc lợi ích kinh tế
Bất cứ đầu tư xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch cần phải xét đến cáclợi ích kinh tế Xét cho cùng không thể thu hút hoạt động kinh doanh du lịch nếukhông đạt mục tiêu lợi ích kinh tế
Để nâng cao lợi ích kinh tế cho các chủ thể tham gia hoạt động du lịch cần phảiquan tâm đến ưu tiên khai thác sự nổi trội và giá trị đặc biệt của tài nguyên du lịch ở
đó như vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tốt, hệ sinh thái động thựcvật đa dạng và phong phú, hay như việc khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch hiện có,
Trang 26quan tâm đến những giá trị hiện đã và đang sử dụng nhưng vẫn đảm bảo tài nguyên sẽgiữ giá trị sử dụng cho các thế hệ tương lai.
• Nguyên tắc đặc sắc
Việc khai thác tài nguyên du lịch cần phải chọn được nét đặc trưng của thiênnhiên, văn hóa của cộng đồng địa phương Đây là nền tảng để tạo ra sức hấp dẫn củacác sản phẩm du lịch để phát triển hoạt động du lịch tại địa phương Từ việc khai tháctính đặc sắc của tài nguyên sẽ tăng khả năng hấp dẫn và năng lực cạnh tranh của sảnphẩm du lịch Đồng thời, giữ gìn và đảm bảo nét đặc sắc này thông qua việc cố gắngduy trì diện mạo ban đầu của tài nguyên du lịch, tránh sửa chữa một cách quá mức vàphá hỏng khi xây mới
Khi khai phá để tạo phong cách, tránh sự mô phỏng và giống nhau gây nhữngphản ứng bất lợi đối với khách du lịch đã quen thuộc dẫn đến sự nhàm chán
Việc khai thác tổng thể sẽ tăng sức hút của các loại tài nguyên du lịch khácnhau thành một quần thể thu hút du khách và tạo giá trị gia tăng của sản phẩm du lịchxét ở nhiều mặt
Một mặt xem xét đáp ứng các nhu cầu của khách về đi lại, ăn ở, tham quan nghỉdưỡng, vui chơi và giải trí… mặt khác thực hiện tốt phối hợp nhịp nhàng với các bộphận cung ứng sản phẩm du lịch trong ngành gắn với đáp ứng nhu cầu của khách
• Nguyên tắc bảo tồn và giữ gìn
Mục đích khai thác tài nguyên du lịch là làm đẹp thêm cho môi trường, thiênnhiên qua việc cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần cho con người Song chính conngười cũng mang lại những nguy cơ ô nhiễm môi trường tự nhiên, gây hại cho tàinguyên du lịch
Nên khi khai thác cần bảo đảm nguyên tắc bảo tồn và gìn giữ môi trường, duytrì sự cân bằng sinh thái, nghiêm cấm việc phá hoại cảnh quan môi trường nhất là các
Trang 27tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt Bởi khi đã phá hỏng các tài nguyên thì không thểhoặc mất nhiều công sức khôi phục.
Ý nghĩa của nguyên tắc này chính là một nội dung quan trọng nhằm định hướngphát triển du lịch một cách bền vững
Tiêu chí đánh giá sự phát triển sản phẩm DLST:
+ Tính hấp dẫn độc đáo của các loại sản phẩm DLST có trong chương trình.+ Chất lượng của các sản phẩm từ các nhà cung cấp
+ Mức giá hợp lý của các sản phẩm dịch vụ
+ Phương thức, thái độ, chất lượng phục vụ của người cung cấp dịch vụ
+ Nhận xét, đánh giá của du khách về chất lượng chuyến du lịch
1.2.3 Phát triển thị trường khách du lịch sinh thái
+ Phân đoạn thị trường
Là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành một số đơn vị nhỏ khác biệtvới nhau gọi là khúc, đoạn, lát thị trường nhưng lại có sự đồng nhất với nhau về nhucầu, đặc tính hoặc hành vi ứng xử của khách
Phân đoạn thị trường du lịch là do những nhu cầu, mong muốn, mục đích vànguồn lực riêng của mọi người và từ đó đã hình thành nên một đoạn thị trường Từ đóngười bán đưa ra những ý tưởng, những chiến lược marketing riêng cho từng nhómngười nhằm đáp ứng được nhu cầu của một hay vài đoạn thị trường nào đó, có xuhướng tiêu dùng và nhu cầu đòi hỏi tương đối giống nhau Vì thế nhiệm vụ của doanhnghiệp du lịch là phải thiết kế những chương trình marketing riêng biệt cho nhữngkhách hàng đó
Để đảm bảo tính thiết thực cho các doanh nghiệp du lịch thường cần phân đoạntheo 3 đối tượng khách hàng mua sản phẩm vì mục đích mua của họ:
- Khách hàng mua sản phẩm DLST để tiêu đùng cho cá nhân và gia đình họ
- Khách hàng mua sản phẩm DLST để tiêu dùng cho tổ chức (tập thể)
- Khách hàng mua sản phẩm DLST để sản xuất và bán, thường các đối tượngnày là các nhà kinh doanh lữ hành
+ Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu được lựa chọn phải là đoạn thị trường hấp dẫn và phù hợpvới mục tiêu, nguồn lực của DN Có những đoạn thị trường có tiềm năng phát triển,nhu cầu đa đạng, lượng cầu cao, tuy nhiên DN không có khả năng đáp ứng Ngược lại,
Trang 28có những đoạn thị trường DN có khả năng đáp ứng tốt nhưng không mang lại lợinhuận cao, có nhiều rủi ro hoặc không phù hợp với mục tiêu dài hạn của công ty Đểlựa chọn thị trường mục tiêu hiệu quả, DN nên dựa trên năm tiêu chí cơ bản sau:
Thứ nhất, quy mô, sức mua và những đặc điểm thị trường đều có thể đo lườngđược Từ đó, DN mới có thể xác định quy mô hoạt động, khả năng đáp ứng và lượngsản phẩm sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường
Thứ hai, những đoạn thị trường đó phải đủ lớn, có triển vọng tăng trưởng trongtương lai và hứa hẹn mang lại lợi nhuận cho DN, giúp DN đảm bảo các mục tiêudoanh số Ít đối thủ cạnh tranh cũng là một tiêu chí cần quan tâm khi DN lựa chọn thịtrường mục tiêu
Thứ ba, DN phải có khả năng thâm nhập và đáp ứng nhu cầu của thị trường.Doanh nghiệp không nên lựa chọn các phân đoạn thị trường mà thấy trước là vượt quánăng lực của mình
Thứ tư, các phân đoạn thị trường khác nhau phải có những phản ứng khác nhautrước những chiến lược marketing khác nhau
Thứ năm, DN có khả năng xây dựng các chiến lược hành động hiệu quả để thuhút và đáp ứng nhu cầu thị trường
Dựa trên kết quả phân tích và đánh giá tiềm năng của mỗi phân đoạn thị trường
mà doanh nghiệp quyết định lựa chọn một hoặc một số phần đoạn có triển vọng nhất
để thâm nhập và phục vụ
Tiêu chí đánh giá thị trường khách du lịch:
- Sự gia tăng số lượng khách du lịch quốc tế, khách nội địa
- Số lượng khách du lịch phân theo các loại hình du lịch
1.2.4 Gia tăng kết quả kinh doanh du lịch sinh thái
Kết quả kinh doanh DLST là mục đích cuối cùng về hoạt động kinh doanh củamọi doanh nghiệp Nó phụ thuộc vào quy mô và chất lượng, giá cả của quá trình sảnxuất kinh doanh Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanhDLST để đạt được doanh thu cao nhất với mức chi phí thấp nhất
Để phát triển kết quả kinh doanh du lịch sinh thái cần sự nỗ lực của chínhquyền, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư nhằm gia tăng doanh thu dulịch từ mở rộng hoạt động du lịch, phát triển các sản phẩm mới với chất lượng tốt hơn
để cung cấp cho khách hàng
Trang 29Tiêu chí đánh giá kết quả kinh doanh:
- Gia tăng doanh thu DLST
- Gia tăng lợi nhuận DLST
- Giảm chi phí
1.2.5 Phát triển nguồn lực du lịch sinh thái
Để phát triển DLST cần có nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực lao động, vốn,KHCN, là yếu tố quan trọng trong việc phát triển DLST
* Nguồn lực lao động DLST: về cơ cầu lao động trong du lịch, có thể phân loạitheo lao động gián tiếp (lao động quản lý) và lao động nghiệp vụ
Lao động quản lý bao gồm các dạng lao động trong các cơ quan quản lý nhànước về du lịch, đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp Lao động nghiệp vụ là những laođộng làm việc trực tiếp cung cấp các dịch vụ du lịch như đã nêu trên Xét một cáchtổng thể nguồn lực lao động bao gồm toàn bộ lao động trực tiếp và gián tiếp tham gialiên quan đến quá trình phục vụ khách du lịch
Về cơ bản, cơ cấu lao động được phân chia theo 3 nhóm cơ bản dưới đây
- Nhóm thứ nhất, đội ngũ quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
- Nhóm thứ hai, nhóm lao động quản lý tại các doanh nghiệp (cấp trưởng, phóphòng trở lên), bao gồm đội ngũ các quản lý cấp cao và trung trong các doanh nghiệp
Nhằm phát triển nguồn lực lao động trong du lịch cần đảm bảo các yêu cầu sau:+ Đào tạo đủ về số lượng đảm hảo cung cấp đủ cho các cấp độ quản lý nhànước và doanh nghiệp du lịch trong phục vụ khách du lịch
+ Đảm bảo về cơ cấu ngành nghề phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp dulịch Đây là một nội dung có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo, phát triểnnguồn nhân lực Trong lĩnh vực du lịch, có rất nhiều lĩnh vực dịch vụ cung cấp các sản
Trang 30phẩm dịch vụ khác nhau, mỗi lĩnh vực đòi hỏi có lực lượng đội ngũ đảm bảo về sốlượng để chất lượng dịch vụ đó đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
+ Đảm bảo chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp trong quátrình cung cấp các dịch vụ
+ Đảm bảo về kiến thức ngoại ngữ trong giao tiếp và phục vụ khách du lịchquốc tế theo chuẩn các quốc gia ASEAN và thế giới
+ Định hình phong cách, tận tụy, rèn luyện tính nhạy cảm trong cung cấp cácdịch vụ du lịch
* Khoa học công nghệ:
Ngày nay, hàm lượng khoa học và công nghệ trong mỗi sản phẩm xã hội ngàymột cao Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và khả năng ứng dụngcủa nó vào các công trình DLST là nhân tố cho phép tạo dịch vụ mang lại lợi ích cho
du khách Thành tựu về lĩnh vực khoa học công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng,công nghệ thông tin được vận dụng hiệu quả nhằm tạo ra những ngôi nhà sinh thái vàcác sản phẩm DLST giúp cho DLST phát triển theo hướng bảo tồn và phát triển bềnvững, đồng thời hiện đại hóa lĩnh vực quản lý hoạt động DLST Xét ở khía cạnh khác,khoa học công nghệ phát triển sẽ làm giảm thời gian nội trợ, làm tăng năng suất laođộng và như vậy sẽ tăng thời gian nhàn rỗi dẫn đến làm tăng nhu cầu DLST Tuynhiên, sự phát triển khoa học công nghệ cũng đặt ra cho ngành DLST phải chủ độngđầu tư nâng cấp thiết bị, đào tạo con người, tổ chức cách thức quản lý có hiệu quả
Việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong quản lý, điều hành, cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách và hiệu quả của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động DLST
* Nguồn vốn:
Huy động nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về du lịch, ngân sách tỉnh
và thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật vào các khu
du lịch sinh thái
Vốn đầu tư phát triển DLST là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triểnDLST của một địa phương Khi đánh giá vốn đầu tư phát triển DLST cần đánh giánguồn vốn đầu tư và tỷ lệ của vốn đầu tư cho DLST qua từng năm so với tổng nguồnvốn đầu tư cho phát triển du lịch để đưa ra nhận xét về quy mô vốn đầu tư cho pháttriển DLST của một địa phương
Trang 31Tiêu chí đánh giá nguồn lực:
- Số lượng lao động tăng thêm trong hoạt động DLST;
- Cơ cầu lao động theo giới tính, độ tuổi, trình độ đào tạo :
- Vốn đầu tư tăng thêm trong các khu DLST, điểm DLST
1.2.6 Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái
Cơ sở hạ tầng du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra vàthực hiện sản phẩm DLST cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng DLSTnhằm thỏa mãn nhu cầu của khách Cơ sở hạ tầng du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đếnhoạt động DLST, sự sẵn sàng của các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra vàthực hiện sản phẩm DLST như: các cơ sở lưu trú, ăn uống khu vui chơi giải trí với đầy
đủ thiết bị hiện đại và an toàn; mạng lưới các cửa hàng thương mại, các cơ sở y tế, cáccông trình phục vụ hoạt động thể thao, thông tin văn hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợikhuyến khích khách tham gia vào hoạt động DLST, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của họ,kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách Vì phát triển cơ sở hạ tầngtrong khu du lịch sinh thái là vấn để nhạy cảm nên việc quy hoạch, đầu tư cơ sở vậtchất kinh tế du lịch cần chú trọng, đa dạng hóa các loại hình lưu trú như: ngôi nhà sinhthái, lều trại, trú tại nhà dân
Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái là những nỗ lực của chính quyền địaphương tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành, hoàn thiện và đồng bộ tất cả hạ tầng
du lịch Đảm bảo cơ sở vật chất để cung cấp sản phẩm tốt nhất Có chính sách bảo đảmcho doanh nghiệp có thể đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch, xây dựng hệ thống giaothông, nhà hàng, khách sạn nhằm thúc đẩy DLST phát triển
Tiêu chí đánh giá cơ sở hạ tầng:
- Tổng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch
- Tổng số khách sạn, buồng, phòng khách sạn
1.2.7 Liên kết phát triển du lịch sinh thái
Theo các chuyên gia kinh tế, du lịch sẽ trở thành ngành công nghiệp đóng gópmột phần quan trọng cho phát triển kinh tế ở mỗi địa phương Với tính chất là ngànhkinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, sự phát triển củangành công nghiệp du lịch không chỉ nằm trong một tỉnh mà luôn phải vươn ra khỏiphạm vi hành chính địa phương, một quốc gia, một khu vực
Trang 32Trước áp lực cạnh tranh ngày càng tăng, hiện nay việc gắn kết, cùng phát triển
du lịch giữa các địa phương đã được triển khai và có nhiều sự thuận lợi hơn nhờ cơ sở
hạ tầng đang ngày càng được Nhà nước đầu tư xây dựng nhằm phục vụ phát triển kinh
tế đất nước Nếu không liên kết phát triển du lịch, để địa phương nào cũng tự phát sẽ
“phá” tiềm năng, không tạo ra được sản phẩm có sức cạnh tranh với các nước ASEAN
Liên kết phát triển du lịch với các địa phương trên địa bàn là quá trình phối hợphoạt động của các huyện, thành phố trong tỉnh để phát huy các thể mạnh của nhau vàkhắc phục những mặt hạn chế, tiết kiệm thời gian và chi phí, sử dụng hiệu quả nguồnlực có hạn tạo năng lực cạnh tranh cao hơn, loại bỏ những cạnh tranh không lànhmạnh Liên kết phát triển du lịch dựa trên các nguyên tắc: Tối ưu hóa sử dụng tàinguyên du lịch khi nhiều địa phương cùng đồng thời sử dụng chúng để khắc phục tìnhtrạng giảm hiệu suất sử dụng tài nguyên đó; Phân bố vùng và các hoạt động du lịchphải dựa trên lợi thế so sánh để giảm tổng chỉ phí các sản phẩm du lịch
Nếu không có chiến lược liên kết phát triển du lịch thì tài nguyên sẽ bị khai thácđến hoang tàn Thực tế cũng cho thấy, liên kết vùng chính là một trong những giảipháp phát triển du lịch tiết kiệm nhưng hiệu quả khi mà biên giới du lịch giữa các địaphương đã không còn hiện hữu, thay vào đó là một điểm đến chung thống nhất với sự
đa dạng sản phẩm dựa trên lợi thể riêng biệt vùng miền
tự nhiên
Điều kiện về khí hậu của từng vùng khác nhau sẽ dẫn đến sự khác biệt về hệsinh thái do vậy nên có sự khác nhau về sinh vật tại từng vùng riêng biệt, có vùng cóloại động vật này nhưng ở vùng khác lại không có Đó là điều kiện để các loại hìnhDLST phát triển
Trang 33Mùa du lịch thay đổi khi khí hậu thay đổi, ở một số nước khi thời tiết chuyểnmùa từ mùa thu sang mùa đông khiến cho du khách có xu hướng đến những nước cóthời tiết ấm áp hơn.
Bên cạnh những tác động tích cực khí hậu còn có những ảnh hướng tiêu cựcđến ngành du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái Những biển đổi xấu về khí hậu của tráiđất trong thời gian qua đã rung lên hồi chuông báo động cho ngành du lịch
Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá trình địa chất lâudài Đối với hoạt động du lịch sinh thái, địa hình của một vùng có vai trò quan trọngtrong việc thu hút khách Địa hình Đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại cảnh nhưng
là nơi tập trung tài nguyên du lịch nhân văn Địa hình đồi núi thường tạo ra thông gianthoáng đãng, lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độcđáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch sinh thái Địa hình bờ biển là nơi tiếp xúcgiữa đất liền và biển, do quá trình bồi tụ sông ngòi, các đợt biển tiến và lùi, thủytriều đã tạo ra nhiều bãi tắm đẹp, thích hợp với loại hình du lịch nghỉ đưỡng biển
Vì vậy, đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, địa hình, địa mạo của địaphương có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nóiriêng
1.3.2 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
Các nhân tố kinh tế - xã hội gồm:
Cơ cấu kinh tế, các thành phần kinh tế, thị trưởng, vốn, cơ sở hạ tầng, sự pháttriển của dân cư, lao động, trình độ của người lao động, cơ cấu dân tộc, phong tục, tậpquán, chính sách của Nhà nước Sự phát triển của kinh tế - xã hội ảnh hưởng lớn đến
sự phát triển du lịch sinh thái Kinh tế tăng trưởng, mức sống người dân nâng cao, thunhập tăng, khả năng sẵn sàng tham gia các dịch vụ du lịch sinh thái cao hơn Khi nềnkinh tế trì trệ, người dân chỉ tiêu tiết kiệm, họ khó lòng bỏ thời gian và tiền bạc đểtham gia du lịch sinh thái Hiện nay, trong các nước kinh tế phát triển, du lịch trở thànhnhu cầu không thể thiếu trang cuộc sống của họ Các nhà nghiên cứu kinh tế du lịch đã
Trang 34đưa ra nhận định là ở các nước kinh tế phát triển nếu nhu cầu quốc dân trên mỗi ngườidẫn tăng lên 1% thì chi phí du lịch tăng lên 1,5% Xu hướng ngày nay Hầu hết các dukhách ở các nước phát triển đều thích tham quan ở các nước đang phát triển.
Bên cạnh đó quá trình phát triển kinh tế của địa phương cũng ảnh hưởng đếnphát triển DLST của địa phương đó như tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự chuyển dịch của
cơ cấu kinh tế, sự phát triển cơ sở hạ tầng là những nhân tố quan trọng để phát triển
du lịch sinh thái
* Về xã hội
Truyền thống văn hóa của khách lại quyết định thái độ, hành vi ứng xử hàngngày, hành vi mua và tiêu dùng hàng hóa của từng cá nhân Tuy nhiên, chuẩn mực xãhội truyền thống nhiều khi lại gây tâm lý ngại làm việc trong ngành du lịch của cộngđồng địa phương Nhân tố văn hóa, xã hội luôn thay đổi kéo theo sự thay đổi của lốisống, quan niệm, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội
Sự đa dạng hóa, giao thoa của các nền văn hóa, sắc tộc và tôn giáo khiến choviệc tổ chức các hoạt động DLST phải thích ứng để phù hợp với các diễn biến đó, songphải tôn trọng truyền thống văn hóa địa phương, Ngày nay, con người có xu thế trở vềvới cộng đồng, hòa nhập và chung sống hòa bình, bảo vệ và duy trì phát triển thiênnhiên, môi trường sinh thái Tạo thuận lợi cho việc bảo vệ và phát triển các tiềm năngDLST cả cung và cầu Nhận thức đúng về DLST và thấy được sự cần thiết sẽ tạo địnhhướng đúng, đầu tư hợp lý và quản lý hiệu quả giúp cho DLST phát triển mạnh, thúcđẩy mọi người tích cực, chủ động hưởng ứng và tham gia vào hoạt động DLST, hạnchế các hành vị xâm hại, phá hủy môi trường Điều này chỉ có được khi nhận thứctrình độ dân trí càng cao, sự hiểu biết về môi trường, nhận thức về bảo vệ môi trường
và bảo tồn phát triển nguồn tài nguyên sinh thái tự nhiên của các tầng lớp dân cư đượcnâng cao
Đối với lĩnh vực DLST các đặc điểm về xã hội như dân số, văn hóa, dân tộc,tôn giáo, truyền thống của địa phương có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến phát triểnDLST Vì vậy cần dựa vào đặc điểm xã hội của từng vùng để phát triển những sảnphẩm DLST mang tính đặc thù của địa phương
1.3.3 Tài nguyên du lịch sinh thái
a Tài nguyên du lịch tự nhiên
Trang 35Tài nguyên du lịch tự nhiên được hiểu chính là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tựnhiên và các giá trị văn hóa được dùng làm cơ sở nhằm mục đích để thông qua đó sẽ
có thể hình thành lên các sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm mục đích
để có thể đáp ứng được những nhu cầu du lịch của con người Là nơi mà cư dân bảnđịa có nếp sống sinh hoạt đặc trưng của một vùng miền hoặc một lịch địa phương ngàycàng hoàn thiện và phát triển hơn Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất,địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được
sử dụng vào mục đích du lịch
- Khí hậu: Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối vớihoạt động du lịch Khí hậu gồm những yếu tố như: nhiệt độ và độ ẩm khí hậu, lượngmưa, áp suất khí quyển, ánh sáng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt Điềukiện khí hậu ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoạt động du lịch
- Nguồn nước: Nguồn nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng Nó tham gia vàovòng tuần hoàn của cả trái đất Tài nguyên nước của nước ta phong phú gồm nước trênmặt và nước ngầm Nước trên bề mặt: gồm có ao, hồ, sông, suối Bề mặt nước rộnglớn, không 28 gian thoáng đãng, nước trong xanh Đây là những yếu tố sẽ cùng hàngloạt yếu tố khác như địa hình, cơ sở vật chất kỹ thuật tạo nên một cảnh quan đẹp hấpdẫn thơ mộng
- Sinh vật: Sinh vật bao gồm nguồn động vật, thực vật tiêu biểu có thể phục vụmục đích du lịch Tài nguyên sinh vật ở các quốc gia, cũng như ở Việt Nam phục vụcho mục đích du lịch thường tập trung ở: Các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiênnhiên, các khu rừng sinh thái
b Tài nguyên du lịch nhân văn
Toàn bộ của cải vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra từ xưa đến nay
có thể thu hút con người tiến hành hoạt động du lịch được xem là tài nguyên du lịchnhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa,văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ kiến trúc, các công trình laođộng sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể sửdụng phục vụ mục đích du lịch
- Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa: Là một trong nhữngnguồn tài nguyên du lịch quan trọng, là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động
du lịch Các di sản văn hóa thế giới và các di tích lịch sử - văn hóa gắn liền với môi
Trang 36trường xung quanh… bảo đảm sự sinh động của quá khứ đã nhào nặn nên chúng vàbảo đảm cho khung cảnh cuộc sống đa dạng của xã hội.
- Các lễ hội: Lễ hội là loại hình văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú,
là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc hoặc là mộtdịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lạitruyền thống hoặc để giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộcsống thực tại chưa giải quyết được hay lễ hội là bộ sách bách khoa đồ sộ, là một bảotàng sống văn hóa tinh thần của người Việt
Tóm lại, tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo là một trong những điều kiệnquan trọng để phát triển du lịch Để khai thác các tài nguyên du lịch một các hiệu quả,cần phải nắm vững các đặc điểm cũng như các nguyên tắc khai thác chúng
du lịch tạo nền tảng pháp lý đảm bảo cho sự phát triển bền vững về tài nguyên môitrường, đồng thời đã tạo ra cả tiềm năng và nhu cầu của việc sử dụng và khai thác cácđiều kiện sinh thái tự nhiên, khuyến khích sử dụng và khai thác hợp lý những tàinguyên mang đặc trưng sinh thái tự nhiên vào mục đích DLST và ngược lại sự thiếuđồng bộ, kịp thời của chính sách hạn chế sự phát triển của DLST Hệ thống pháp luậtliên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích của các doanh nghiệp kinhdoanh DLST, nó gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến mỗi du khách vì vậy nó chiphối rất lớn đến sự phát triển DLST
Hệ thống pháp luật ổn định, việc thực thi pháp luật nghiêm minh sẽ tạo môitrường thuận lợi cho DLST phát triển Hệ thống chính sách và pháp luật cùng với cơchế điều hành của chính phủ trong quyết định tính hiệu lực của luật pháp và chính sách
Trang 37kinh tế là nền tảng pháp lý đảm bảo sự phát triển bền vững về tài nguyên môi trường
và tạo điều kiện cho du lịch nói chung và DLST phát triển
Các chính sách phát triển du lịch Việt Nam được quy định tại Điều 5 Luật Dulịch 2017, trong đó có thể kể đến một số chính sách như sau:
- Huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thànhngành kinh tế mũi nhọn của đất nước
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tưcao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
- Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:
• Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch;
• Lập quy hoạch về du lịch;
• Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương;
• Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
• Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao
• Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch;
• Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch;
• Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường,thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển,đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thùkhác;
• Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch;
• Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực du lịch tại địaphương;
• Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; hệ thống cửahàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch
- Tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan,hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khác cho khách du lịch
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN
ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Trang 382.1 Đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Huyện Đại Từ là địa bàn nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách thànhphố Thái Nguyên 25 km, phía bắc tiếp giáp huyện Định Hóa, phía đông nam tiếp giáphuyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, phía đông bắc tiếp giáp huyện Phú Lương,phía tây giáp dãy núi Tam Đảo và huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Toàn huyện
có tổng diện tích 56.093 ha Tổng dân số đến nay là trên 18 vạn người, số đơn vị hànhchính của huyện là 29 xã, thị trấn
Hình 2.1 Bản đồ địa giới hành chính huyện Đại Từ
Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Đại Từ
Hệ thống giao thông có đường Quốc lộ 37 chạy qua trung tâm huyện Ngoài racòn có các tuyến đường tỉnh lộ như tuyến Đại Từ đi Hồ Núi Cốc, thành phố TháiNguyên; tuyến đường Đại Từ - Phổ Yên; tuyến đường Đại Từ - Định Hóa, hệ thốngđường giao thông đi các xã, thị trấn đã được đầu tư, cải tạo và nâng cấp
Trang 39Huyện Đại Từ có 29 đơn vị hành chính: 27 xã, 02 thị trấn, tổng diện tích đất tựnhiên toàn Huyện là 56.093 ha, dân số trên 18 vạn người, có 8 dân tộc anh em cùngchung sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái v.v
Do vị trí địa lý của Huyện, Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi nhiều dãy núi:Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh Vĩnh Phúc,Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa Phía Đông làdãy núi Pháo cao bình quân 150 - 300 m Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từbắc xuống nam
Nằm sâu trong nội địa, huyện Đại Từ có vùng khí hậu đặc trưng: Khí hậu nhiệtđới gió mùa nhưng ôn hoà, ấm, ẩm, mát nhiều hơn nóng và giá rét, nhiệt độ trung bìnhnăm khoảng 23C Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, gióđông nam chiếm ưu thế tuyệt đối, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều Mùa khô từ tháng
11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô
Địa hình huyện Đại Từ rất đa dạng, mang đặc trưng vùng núi, trung du, đồngbằng, có nhiều hồ nước, suối thác đẹp tạo nên những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn,thích ứng cho du lịch danh thắng Huyện Đại Từ có Khu du lịch Hồ Núi Cốc với câuchuyện huyền thoại về nàng Công chàng Cốc Hồ Núi Cốc là một hồ nước nhân tạo,được ngăn bởi dòng sông Công với 89 hòn đảo lớn, nhỏ ẩn hiện kề bên dãy núi TamĐảo Định hướng đến năm 2030, khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc trở thành trung tâm
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lớn của quốc gia và có khả năng cạnh tranh với các nướctrong khu vực Hai khu du lịch sinh thái Đồng Khuân - Hoàng Nông, khu du lịch cộngđồng Tân Sơn - La Bằng Ngoài ra huyện có rất nhiều các điểm di tích có tiềm năngphát triển du lịch như Di tích lịch sử 27/7, Di tích lịch sử nơi thành lập cơ sơ Đảngcộng sản đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên năm 1936 (xã La Bằng), Di tích lịch
sử nơi ra đời Đội thanh niên Xung phong Việt Nam 15/7/1950 (xã Yên Lãng), Di tíchNúi Văn Núi Võ (xã Văn Yên), Di tích Đội Cứu quốc quân Phạm Hồng Thái và chùaThiên Tây Trúc (thị trấn Quân Chu) Bên cạnh đó còn có suối Kẹm (xã La Bằng), Cửa
Tử (xã Hoàng Nông), Thác Đát Ngao (xã Quân Chu), hồ Vai Miếu (xã Ký Phú), thácBom Bom (xã Mỹ Yên), thác Ba Dội (xã Phú Xuyên) Những địa điểm này đều nằm
ở sườn Đông của dãy Tam Đảo, nơi hứng hầu hết các cơn mưa của tự nhiên và do kiếntạo của địa hình đã hình thành nên những con suối, thác nước, vực sâu với cảnh đẹp
Trang 40hoang sơ, kỳ vĩ… Bên cạnh đó, những nơi này có khí hậu ôn hòa, quanh năm mát mẻ,rất phù hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm
Đại Từ còn có vùng chè đặc sản La Bằng nổi tiếng Đến đây, du khách khôngchỉ được đắm mình trong vẻ đẹp của những nương chè xanh mướt nơi triền núi, màcòn có thể lên đồi chụp ảnh, trải nghiệm hái chè cùng bà con và vào thăm Trung tâmthông tin làng nghề và trưng bày sản phẩm thủ công của Hợp tác xã chè La Bằng cũngnhư thưởng thức những sản phẩm chè ngon
Đại Từ là nơi tiếp giáp với Thành phố Thái Nguyên và gần các khu công nghiệplớn của tỉnh, có đường giao thông thuận tiện, đường quốc lộ 37, tỉnh lộ 261, tỉnh lộ
270 đang được đầu tư nâng cấp, khu du lịch Hồ Núi Cốc và toàn bộ sườn đông dãyTam Đảo trong tương lai sẽ là nơi nghỉ cuối tuần của du khách Thủ đô Hà Nội và cácđịa phương vùng Bắc Bộ
Nằm trên trục giao thông nối liền Thái Nguyên với khu ATK Định Hoá và TânTrào (thuộc tỉnh Tuyên Quang), Đại Từ là điểm dừng chân phù hợp của du khách khitham quan du lịch lịch sử Hạ tầng cơ sở đang được đầu tư theo yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội của huyện, qua đó có những tác động to lớn đến phát triển du lịch huyệnnhư: Mạng lưới giao thông trong huyện những năm qua được đầu tư, nâng cấp tạothuận lợi cho việc giao lưu đi lại: Quốc lộ 37 đi qua trung tâm huyện; đường tỉnh lộ
261 (Đại Từ Quân Chu); đường Đại Từ Mỹ Yên Văn Yên; đường Hà thượng Phục Linh - Tân Linh - Phú Lạc; Đường Na Mao - Phú Cường - Đức Lương; đường
-Mỹ Yên - Khôi Kỳ - Hoàng Nông - La Bằng - Phú Xuyên là tuyến đường nối liền các
xã nằm dọc sườn đông dãy Tam Đảo Đến nay mạng lưới thông tin liên lạc trên địabàn huyện đã được đảm bảo, hệ thống điện lưới đang được đầu tư nâng cấp
Về tài nguyên rừng: Đại Từ có diện tích đất lâm nghiệp 28.020 ha, trong đórừng tự nhiên là 16.022 ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000 ha Chủ yếu làrừng phòng hộ, diện tích rừng kinh doanh không còn hoặc còn rất ít vì những nămtrước đây đã bị khai thác bừa bãi và tàn phá để làm nương rẫy
Về tài nguyên khoáng sản: Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi phân bổ trên địa bànnhiều tài nguyên khoáng sản nhất tỉnh, 15/29 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng Đượcchia ra làm 4 nhóm quặng chủ yếu sau:
- Nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 8 xã của huyện:Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê Có 3 mỏ