thuyết minh đồ án xây dựng đường oto thuyết minh đồ án xây dựng đường oto thuyết minh đồ án xây dựng đường oto
TÌNH HÌNH CHUNG KHU VỰC XÂY DỰNG TUYẾN
TÌNH HÌNH CỦA TUYẾN ĐƯỢC CHỌN
Khu vực tuyến E - F đi qua là khu vực mang khí hậu nhiệt đới, khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa mưa:
Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5
Do đó kiến nghị chọn thời gian thi công vào mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 5 để thời tiết ít bị ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất.
I.1.2 Vật liệu xây dựng địa phương:
Vật liệu có thể khai thác ở địa phương là đá, sỏi sạn và các mỏ đá ở khu vực đầu tuyến có trữ lượng khá lớn có thể khai thác làm mặt đường, đồng thời có thể dùng cấp phối sỏi sạn làm nền đường.
Gỗ, tre, nứa dùng để xây dựng lán trại và các công trình phục vụ cho sinh hoạt cho công nhân.
Các vật liệu khác như: ximăng, sắt, thép, nhựa đường, các cấu kiện đúc sẵn như: cống… thì phải vận chuyển từ công ty vật tư của tỉnh tới công trường.
I.1.3 Tình hình cung cấp nguyên vật liệu
Tuyến đường đi qua địa hình miền đồng bằng và đồi nên các loại vật liệu thiên nhiên như cát, đá… sẵn có tại địa phương Các loại vật liệu này qua kiểm tra chất lượng và trong thực tế đã phục vụ khá tốt cho ngành xây dựng tại địa phương Chính nhờ tận dụng được nguồn nguyên vật liệu sẵn này mà ta có thể giảm được giá thành xây dựng đường.
I.1.4 Bố trí mặt bằng thi công
Mặt bằng thi công được bố trí như sau:
Lán trại : được bố trí ngay tại đầu tuyến.
Công trình phụ : bố trí gần lán trại công nhân để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và ăn uống của công nhân.
Nhà kho : được bố trí ngay tại đầu tuyến gần với láng trại công nhân để dễ bảo quản và quản lý.
I.1.5 Lán trại và công trình phụ
Tận dụng các loại tre nứa, cây gỗ được khai thác tại chỗ để làm Cho các tổ công nhân tự làm lấy Láng trại và công trình phụ phải được bố trí gần nguồn nước như suối, nhưng phải đủ an toàn khi gặp mưa lớn không bị nước suối dâng cao Cần phải đề phòng lũ quét gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản chung. Để vận chuyển vật liệu, nhân công, máy móc đến đoạn đang thi công; khi đi qua các đoạn đường đang thi công hay qua cầu đang thi công hoặc chưa có đường đi, ta phải làm đường công vụ và cầu tạm để đảm bảo được giao thông Ngoài ra, tại các mỏ đất đá mà đường đi không đảm bảo ta cần gia cố thêm để xe chở vật liệu, đất đá đi qua được.
I.1.6 Tình hình dân sinh Đây là tuyến đường được xây dựng nhằm phát triển kinh tế của vùng, dân cư dọc theo tuyến chủ yếu là dân địa phương với mật độ thấp, nên việc giải tỏa đền bù ít, đồng thời có thể tận dụng được lao động địa phương
Việc xây dựng tuyến E-F thuận lợi về vật liệu xây dựng và nhân công, do vậy giá thành xây dựng công trình có thể giảm một lượng đáng kể.
QUY MÔ CÔNG TRÌNH
I.2.1 Các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đường
Tốc độ thiết kế: 80 Km/h.
Bề rộng mặt đường: 23.5 m Độ dốc ngang i = 2%.
Bề rộng lề gia cố : 22.5 m Độ dốc ngang i = 2%
- Bê tông xi măng dày 22 cm
- Cấp phối đá dăm gia cố xi măng 6% dày 15 cm
- Cát gia cố xi măng 6% dày 30 cm
Kết cấu phần lề gia cố:
- Bê tông xi măng dày 22 cm
- Cấp phối đá dăm gia cố xi măng 6% dày 15 cm
- Cát gia cố xi măng 6% dày 30 cm
Bảng I-1 : Cống trình cống trên tuyến
TÊN CỌC LÍ TRÌNH LOẠI CỐNG KHẨU ĐỘ SỐ LƯỢNG
Rãnh dọc được thiết kế rãnh hình thang, với những đoạn có độ dốc bằng độ dốc dọc của đường và có địa chất là đất thì gia cố rãnh bằng đá hộc xây vữa M100 dày 20 cm Còn những đoạn có địa chất là đá thì không cần gia cố.
Gia cố taluy âm bằng đá hộc xây vữa M100.
Taluy trồng cỏ chống xói
Cọc tiêu, biển báo, vạch tín hiệu giao thông, cột KM, mốc lộ giới được thi công theo thiết kế sơ bộ.
CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG
GIỚI THIỆU PHƯƠNG ÁN THI CÔNG DÂY CHUYỀN
II.1.1 Nội dung phương pháp:
Toàn bộ quá trình thi công tuyến đường được chia thành nhiều loại công việc độc lập theo trình tự công nghệ thi công, mỗi công việc đều do một đơn vị chuyên nghiệp có trang bị nhân lực và máy móc thích hợp đảm nhận Các đơn vị chuyên nghiệp này chỉ làm một loại công việc hay chỉ phụ trách một dây chuyền chuyên nghiệp gồm một số khâu công tác nhất định trong suất quá trình thi công từ lúc khởi công đến khi hoàn thành việc xây dựng tuyến đường Mỗi đơn vị chuyên nghiệp phải hoàn thành công việc của mình trước khi đơn vị chuyên nghiệp sau tiếp tục khai triển tới. Đây là phương pháp thi công được sử dụng phổ biến hiện nay Theo phương pháp này trong quá trình thi công được chia ra làm nhiều công đoạn có quan hệ chặt chẽ với nhau và được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.
II.1.2 Ưu, nhược điểm của phương pháp:
Sớm đưa đường vào sử dụng, trình độ chuyên môn hóa cao, tận dụng hết năng suất của máy móc.
Trình độ công nhân được nâng cao, có khả năng tăng năng suất lao động áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong thi công.
II.1.3 Điều kiện áp dụng được phương pháp :
Khối lượng công tác phân bố tương đối đồng đều trên tuyến.
Phải định hình hóa các kết cấu phân phối và cung cấp vật liệu phải kịp thời đúng tiến độ.
Chỉ đạo thi công phải kịp thời, nhanh chóng, máy móc thiết bị đồng bộ.
KIẾN NGHỊ CHỌN PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG DÂY CHUYỀN
Tuyến được xây dựng với tổng chiều dài tuyến là 5347.08 m. Đơn vị thi công của địa phương có đầy đủ máy móc, nhân lực, cán bộ, kỹ sư có trình độ chuyên môn cao Vật tư xây dựng được cung cấp đầy đủ và kịp thời, các cống đều thiết kế theo định hình từ trong nhà máy được chuyên chở đến công trình để lắp ghép Khối lượng công tác được rãi đều trên tuyến, không có khối lượng tập trung lớn.
Từ việc phân tích các điều kiện trên ta thấy tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền là hợp lí.
CHỌN HƯỚNG THI CÔNG
Căn cứ vào sự phân bố mỏ vật liệu và mạng lưới đường tạm có thể bố trí các phương án thi công sau:
Tổ chức một dây chuyền tổng hợp thi công từ cuối tuyến đến đầu tuyến. Ưu điểm: dây chuyền liên tục và sử dụng được các đoạn đường làm xong vào vận chuyển vật liệu và thiết bị.
Nhược điểm: phải làm đường công vụ để vận chuyển vật liệu Ngoài ra, yêu cầu về xe vận chuyển ngày càng tăng theo chiều dài tuyến.
TRÌNH TỰ VÀ TIẾN ĐỘ THI CÔNG
Dựa vào hồ sơ thiết kế sơ bộ của tuyến E-F có những nhận xét sau:
Tuyến E-F là tuyến mới xây dựng, xung quanh tuyến có hệ thống đường mòn nhưng rất ít.
Mặt cắt ngang chủ yếu là đắp thấp trên địa hình bằng, đào hoàn toàn và nửa đào nửa đắp ở ven sườn đồi.
Kiến nghị chọn phương án thi công cống trước rồi thi công nền sau: Ưu điểm: đảm bảo cho dây chuyền thi công nền đường và mặt đường liên tục không bị ảnh hưởng khi thi công cống, giảm được khối lượng đào đắp khi thi công cống địa hình.
Nhược điểm: phải làm đường tạm để vận chuyển vật liệu, cấu kiện đúc sẵn và máy thi công đến vị trí thi công cống.
Trình tự các công việc gồm các công việc được xắp xếp theo thứ tự thực hiện như sau:
Công tác chuẩn bị : Chuẩn bị mặt bằng thi công Sau đó tiến hành cắm cọc và dời cọc ra khỏi phạm vi thi công.
Công tác làm cống : Làm cống tại các vị trí có bố trí cống.
Công tác làm nền đường: Gồm làm khuôn đường, đào vét hữu cơ và chuyên chở vật liệu đất đắp, đắp rồi san ủi và lu lèn Gia cố ta luy nền đắp và các tường chắn.
Công tác làm kết cấu mặt đường : do đơn vị chuyên nghiệp phụ trách.
Công tác hoàn thiện : Cắm biển báo, cọc tiêu và sơn hoàn thiện.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
CHUẨN BỊ MẶT BẰNG THI CÔNG
Mục đích của công tác chuẩn bị là nhằm tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện công tác xây dựng, áp dụng những kỹ thuật thi công tiên tiến, triển khai công tác một cách nhịp nhàng trong thời kì đầu thi công.
Công tác chuẩn bị thường được tiến hành theo hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu: có nhiệm vụ chuẩn bị về hồ sơ kỹ thuật, tài vụ hợp đồng và các tài liệu khác, đồng thời tiến hành các biện pháp tổ chức cần thiết để bắt đầu xây lắp và làm công tác chuẩn bị cho giai đoạn hai.
Gia đoạn hai: chuẩn bị về tổ chức và kỹ thuật cho công trường, gọi là thời kì chuẩn bị thi công.
Việc hoàn thành công tác chuẩn bị là nhiệm vụ của đơn vị thi công Để chuẩn bị triển khai công tác xây dựng cơ bản đựơc thông suốt nhịp nhàng, trong giai đoạn thi công cần phải:
Chuẩn bị mặt bằng xây dựng: dọn sạch khu đất để xây dựng những công trình chính, các xí nghiệp và cơ sở sản xuất, chặt cây, đào bới, dời những công trình kiến trúc cũ… không thích hợp chi công trình mới.
Xây dựng nhà ở, nhà làm việc tạm thời. Đặt đường dây điện thoại giữa công trường với các đơn vị thi công.
Cung cấp năng lượng, điện nước cho công trường.
Chuẩn bị máy móc, phương tiện vận chuyển và các phương tiện sửa chữa các loại máy móc xe cộ đó.
CẮM CỌC ĐỊNH VỊ
Trước khi thi công ta phải đưa tuyến trên bình đồ ra thực địa, công việc này do tổ trắc địa đảm nhận Việc cắm tuyến có thể thực hiện bằng phương pháp đồ họa hay giải tích, sau đó dùng số liệu thu được cắm tuyến bằng máy trắc địa Các bước thực hiện:
+ Xác định các mốc cao độ chuẩn của lưới dường chuyền quốc gia.
+ Lập lưới đường chuyền dọc theo tuyến xây dựng
+ Xác định tọa độ của cọc trên tuyến.
+Truy các cao độ của lưới đường chuyền quốc gia trên thực địa.
+ Cắm các cọc của lưới đường chuyền xây dựng.
+ Cắm các điểm khống chế trên tuyến.
+ Cắm các điểm chi tiết trên tuyến.
Sau khi đưa tuyến ra thực địa, chúng ta xác định phạm vi dỡ bỏ chướng ngại vật, di dời, giải tỏa.
CHUẨN BỊ CÁC LOẠI NHÀ VÀ VĂN PHÒNG TẠI HIỆN TRƯỜNG
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của thời kì chuẩn bị thi công là chuẩn bị nhà cửa tạm, gồm các loại công trình:
+ Nhà ở của công nhân, cán bộ nhân viên phục vụ các đơn vị thi công.
+ Các nhà ăn, nhà tắm, câu lạc bộ.
+ Các nhà làm việc của ban chỉ huy công trường và các đội thi công.
+ Nhà sản xuất để bố trí các xưởng sản xuất, trạm sửa chữa. Đối với tuyến ngắn ta nên xây dựng ta nên xây dựng văn phòng ở đầu tuyến, còn lại thì nên ở đầu và cuối tuyến.
CHUẨN BỊ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT
Cơ sở sản xuất ở công trường gồm cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng và bán thành phẩm, các xưởng sửa chửa cơ khí và bảo dưỡng xe máy… phục vụ quá trình thi công và sản xuất Quy mô của chúng phụ thuộc vào nhu cầu phục vụ của nó.
CHUẨN BỊ ĐƯỜNG TẠM
Khi xây dựng công trình giao thông có thể vận chuyển vật liệu xây dựng và bán thành phẩm, cấu kiện đúc sẵn theo các đường đã có sẵn, theo các đường tạm phục vụ cho nhu cầu thi công. Đường tạm bao gồm: đường công vụ và đường tránh.
CHUẨN BỊ HIỆN TRƯỜNG THI CÔNG
Khôi phục các cọc chủ yếu của tuyến.
Đo đạc kiểm tra và đóng thêm các cọc phụ.
Kiểm tra cao độ mốc.
Chỉnh tuyến nếu cần thiết.
Đặt các mốc cao độ tạm cho các vị trí đặc biệt trên tuyến như vị trí đặt cống, tường chắn…
Xác định phạm vi thi công, di dời, giải tỏa.
III.6.2 Dọn dẹp mặt bằng thi công:
Dọn sạch cỏ, bóc bỏ các lớp hữu cơ theo đúng qui trình tổ chức thi công.
Di dời mồ mã, nổ phá cá hòn đá lớn.
Chặt những cây che khuất tầm nhìn.
III.6.3 Đảm bảo thoát nước thi công:
Luôn chú ý đến vấn đề thoát nước trong suốt quá trình thi công, nhất là thi công nền, tránh để nước đọng… bằng cách tạo các rảnh thoát nước, tạo độ dốc bề mặt đúng quy định.
III.6.4 Công tác lên khuôn đường:
Cố định những vị trí chủ yếu trên trắc ngang trên nền đường để đảm bảo thi công đúng vị trí thiết kế.
Đối với nền đắp phải định cao độ tại tim đường, mép đường và chân ta luy.
Đối với nền đào cũng tiến hành tương tự nền đắp nhưng các cọc định vị được di dời ra khỏi phạm vi thi công.
III.6.5 Thực hiện việc di dời các cọc định vị:
Đối với ta luy đắp, cọc được dời đến vị trí mép ta luy.
Đối với ta luy đào, cọc được dời đến cách mép ta luy đào 0.5 m.
TỔ CHỨC THI CÔNG CỐNG
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG CỐNG
Trên tuyến có: 6 cống, trong đó :
Bảng IV-2 : Công trình cống trên luyến
TÊN CỌC LÍ TRÌNH LOẠI CỐNG KHẨU ĐỘ SỐ
BIỆN PHÁP THI CÔNG 1 CỐNG ĐIỂN HÌNH
Cống D = 2m tại lý trình Km: 5+000
- Trình tự xây dựng cống được tiến hành như sau:
- Khôi phục vị trí cống ngoài thực địa.
- Vận chuyển và bốc dở các bộ phận cống đến vị trí xây dựng.
- Xây lớp đệm, xây móng cống.
- Đặt đốt cống đầu tiên.
- Xây đầu cống gồm tường đầu, tường cánh, lát đá 1/4 nón mố và lớp móng.
- Làm lớp phòng nước và mối nối ống cống.
- Đắp đất trên cống và lu lèn chặt.
- Gia cố thượng lưu và hạ lưu cống.
IV.2.1 Định vị vị trí cống ngoài thực địa:
Dựa vào các bản vẽ: trắc dọc bình đồ để xác định vị trí cống và cao độ đáy cống ngoài thực địa.
Dùng máy kinh vĩ, thủy bình để đo đạc vị trí tim cống, đóng cọc dấu thi công. Trong suốt quá trình thi công cống luôn phải kiểm tra cao độ và vị trí cống, chọn bố trí công tác này gồm 2 người.
Số ca máy và nhân công cần thiết để đào móng cống được tra định mức : AB 32122
Ca máy : 0.519 ca/100m 3 ; Nhân công : 4.2 công/100m 3
Khối lượng xác định theo công thức sau với thành hố móng là 1:1
a = 3 m: chiều rộng đáy hố móng, tùy thuộc vào loại cống
L = 18 m: chiều dài cống h = 0.25+0.15+0.1 = 0.5 m: chiều sâu hố móng k: hệ số xét đến việc tăng khối lượng công tác do việc đào sâu lòng suối và đào đất ở cửa cống, k = 1.5
IV.2.3 Vận chuyển vật liệu :cát , đá ,XM :
IV.2.3.1 Năng suất vận chuyển của ôtô Hundai HD 270 trong một ca:
Dùng ôtô tự đổ Hundai HD 270 để vận chuyển , năng suất được xác định:
Q = 10 m 3 : Khối lượng vật liệu mà xe chở được trong một chuyến.
KT = 0.9: Hệ số sử dụng tải trọng. nht: Số hành trình. t ht n = T× K t T: Số giờ làm việc trong 1 ca, T = 8giờ.
Kt = 0.80: Hệ số sử dụng thời gian. t: Thời gian làm việc trong một chu kỳ
b d 2 l tb t t t v v: Vận tốc xe chạy, v = 40km/h. tb: Thời gian bốc hàng lên xe, tb phút = 0.17 giờ. td: Thời gian đổ vật liệu, td = 6 phút = 0.1 giờ. ltb = 14km : Cự ly vận chuyển trung bình
Vậy năng suất xe vận chuyển:
IV.2.3.2 Khối lượng vận liệu cần chở được tính theo công thức:
B : Bề rộng của lớp vật liệu (m)
L :Chiều dài của lớp vật liệu (m)
H : Chiều dày của lớp vật liệu (m)
K = 1.25 : Hệ số đầm nén (lấy trung bình)
IV.2.4.1 Thi công lớp cát đệm tạo phẳng dày 10 cm.
IV.2.4.2 Thi công lớp bê tông M100 đá 4x6 dày 15 cm.
Khối lượng bê tông đổ: 27.99 x 7.72 x 0.15 = 32.412 m 3
Hao phí tra định mức : AF.11112
IV.2.4.3 Thi công lớp bê tông M150 đá 2x4 dày 20 cm.
Khối lượng bê tông đổ: 27.99 x 7.72 x 0.25 = 54.021 m 3
Hao phí tra định mức : AF.11112
IV.2.5 Vận chuyển và bốc dở các bộ phận của cống:
Sử dụng xe ôtô tải 15T có thành để chở đốt cống ra công trường.
Sử dụng xe ô tô có tải trọng 15T để vận chuyển các đốt cống và các cấu kiện để xây dựng cống Khi vận chuyển nên bố trí các cống đứng trên thùng xe và được chằng buột chắc chắn Thùng xe chỉ chứa được 2 đốt cống 2m ( mỗi đốt dài 1.5m).
Số chuyến xe chở các đốt cống:
Một lần vận chuyển mất 0.5h = 0.0625 ca, vậy số ca xe vận chuyển cần thiết là:6 0.0625 =0.375 ca
IV.2.6 Lắp đặt cống vào vị trí:
Sử dụng cần cẩu để bốc dỡ lên xuống các ống cống.
Hao phí tra định mức BB.11531
IV.2.7 Xây dựng tường đầu tường cánh
IV.2.8 Lát đá gia cố ta luy và chống xói
Hao phí định mực tra định mức : AK.98210
IV.2.9 Thi công lớp đất đắp trên cống
Hao phí tra đinh mức : AB.65100
Bảng IV-3 : máy móc và nhân công thi công cống
STT Mã hiệu Hạng mục công tác Đơn vị Khối lượng Định mức Số lượng
1 TT1 Công tác định vị
3 AB.22122 San đất tạo mặt bẳng để vật liệu
4 TT2* Vận chuyển vật liệu xây dựng m3 135.052
Thi công lớp cát hạt trung lót nền m3 21.608
Thi công lớp bê tông lót móng đá 4x6 dày 15cm m3 32.412
Máy trộn 250 lít ca 0.095 3.079 Đầm bàn 1Kw ca 0.089 2.885
Vận chuyển đốt cống và gối cống tối nơi thi công đốt 12 ôtô tải trọng
8 BB.11531 Cẩu lắp đốt cống gối cống
Cân trục bánh hơi 16T ca 1.890 0.340
9 AF.11222 Đổ bê tông móng cống, sân cống m3 54.021
10 AF.41220 Xây dựng tường đầu tường cánh m3 10.878
Cân trục bánh hơi 16T ca 0.027 0.294 Đầm dùi
11 AK.98210 Lát đá gia cố ta luy và chống xói m2 30.425
Thi công lớp đất đắp trên cống 100m3 1.257 Đầm cóc ca 5.090 6.398
Bảng IV-4 : Thời gian thi công cống
Tổng hợp số công và ca máy Số nhân công /máy Thời gian
Tổng số nhân công 325.967 36 NC
Máy ủi 108CV 0.256 1 máy Ôtô tải trọng 15T 2.578 1 máy
Máy trộn 250l 8.021 1 máy Đầm bàn 1Kw 2.81 1 máy
Máy đầm dùi 1.5KW 6.663 1 máy
Cần trục bánh hơi 16T 0.634 1 máy Đầm cóc 6.398 1 máy
Bảng IV-5 : Tổng hợp các cống còn lại
TỔ CHỨC THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG
GIẢI PHÁP THI CÔNG CÁC DẠNG NỀN ĐƯỜNG
V.1.1 Các biện pháp đắp nền đường:
Quá trình đắp nền chủ yếu gồm có việc đắp đất tuần tự Đất phải được đổ sao cho tạo thành một lớp bằng phẳng với chiều dài quy định để có thể lu lèn tương đối dễ dàng Lần lượt đắp hết lớp đất này đến lớp đất khác cho đến cao độ thiết kế Phương pháp này được gọi là phương pháp đắp thành lớp Ưu điểm của phương pháp này là có thể đắp nền đường đến độ chặt yêu cầu tại bất kỳ vị trí nào của nền đường Ngoài ra đắp đất thành lớp thì có thể đắp nền đường bằng các loại đất khác nhau.
Khi xây dựng nền đường trên các đoạn đi qua đầm lầy hoặc khe xói với độ dốc lớn thì không thể tiến hành đắp thành lớp được Trong trường hợp này thì ta dùng phương pháp đắp lấn Khi đắp lấn trước hết phải đắp đến cao độ thiết kế rồi kéo dài liên tục cho đến khi nền đắp cắt toàn bộ đoạn đầm lầy hoặc khe xói.
Nhược điểm của phương pháp này là không thể đầm chặt đất trên toàn bộ chiều rộng nền đắp Đất được chặt lại là do nền đắp lún dần dưới tác dụng của khối đất và ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên khác (trong đó có tác dụng của ô tô chạy qua). Để giảm bớt nhược điểm của phương pháp đắp lấn người ta dùng phương pháp đắp hỗn hợp Thực chất của phương pháp đắp hỗn hợp là kết hợp của phương pháp đắp lấn và phương pháp đắp thành lớp.
V.1.2 Các biện pháp đào nền đường:
Các nền đào nông (dưới 6m) khi đất đồng nhất theo hướng ngang hoặc hướng dọc thì dùng máy đào đào ngang đến cao độ thiết kế Phương pháp đào như vậy gọi là đào ngang Theo phương pháp này có thể có được mặt đào tương đối cao nhưng diện công tác lại hẹp Nếu nền đào quá sâu thì có thể phân thành các bậc cấp đồng thời đào tiến vào để tăng thêm diện công tác nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công.
Phương pháp đào theo hướng dọc dùng với các nền đào dài, có thể tiến hành với diện thi công lớn, khi cần có thể dùng nhiều máy đào Quá trình đào được tiến hành trên toàn bộ bề rộng nền đào với chiều dày mỗi lớp đào không lớn. Trong suốt quá trình đào phải liên tục kiểm tra kích thước hình học bằng quan trắc.
Khi đào các nền đường đào nông và cự ly vận chuyển đến nền đắp ngắn dưới 100m thì dùng máy ủi là thích hợp Việc đào nền đường được tiến hành bằng phương pháp đào theo bậc, mỗi bậc đào theo kiểu rãnh (có chừa các bờ chắn đất ở hai bên) Khi cự ly vận chuyển lớn hơn thì dùng máy xúc chuyển Máy xúc chuyển sử dụng thích hợp với các loại đất tương đối nhẹ, với các loại đất chặt thì cần tiến hành xới tơi trước Máy xúc chuyển không sử dụng được ở các đoạn đầm lầy, ở các đoạn đất sét mềm, với cát xốp rời và với đất có lẫn đá to.
Ngoài ra còn có phương án đào hào dọc, áp dụng khi chiều sâu đào lớn Tiến hành đào 1 hào dọc, hẹp trước sau đó đào mở rộng ra 2 bên Phương pháp này được kết hợp trong vận chuyển và thoát nước.
Phương án hỗn hợp là phương án kết hợp cả phương pháp đào ngang và phương pháp đào dọc Phương án này thích hợp cho các đoạn nền đào sâu và đặc biệt dài.
Phương pháp đào nền L được áp dụng trên những nền đường có dạng nửa đào nửa đắp Đất được đào theo từng lớp và được đắp trực tiếp lên phần nền đường cần đắp trên cùng một mặt cắt ngang.
V.1.3 Các yêu cầu về sử dụng vật liệu xây dựng nền:
Trong công tác xây dựng nền đường cần cố gắng chọn vật liệu đất đá có chất lượng tốt tại chỗ để đắp nền đường và tiến hành đầm chặt theo yêu cầu quy định để đảm bảo nền đường ổn đinh và ít biến dạng.
Vật liệu đắp nền đường nên dùng các loại đất đá cường độ cao, ổn định tốt đối với nước, tính ép co nhỏ, tiện thi công đầm nén, cự ly vận chuyển ngắn Đất nền đường phải có độ ẩm phù hợp (xấp xỉ với độ ẩm tốt nhất được xác định bằng thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn ở trong phòng thí nghiệm) Khi chọn đất đắp một mặt cần phải xét đến nguồn vật liệu và tính kinh tế, mặt khác phải xét tới tính chất của nó có phù hợp hay không. Để tiết kiệm đầu tư và ít chiếm dụng ruộng đất tốt thường phải tận dụng đất nền đào hoặc các công trình phụ thuộc (như mương rãnh thoát nước) hoặc tại các hố lấy đất ở các vùng đất trống đồi trọc để làm đất đắp.
Một đặc trưng quan trọng của đất cần xét đến khi xây dựng nền đường là hệ số tơi xốp và hệ số đầm chặt Khi làm đất chủ công trình thường thanh toán theo m 3 đất đã đầm chặt, trong lúc đó nhà thầu lại vận chuyển đất theo tấn-kilômet
(T.km) Vì vậy cần xác định dung trọng của đất hoặc tỉ số các dung trọng ở ba trạng thái : tại chỗ – tơi xốp – đã đầm chặt.
Hệ số tơi xốp luôn lớn hơn 1 và là một hệ số mà những người thi công và vận chuyển đất đặc biệt quan tâm Ngược lại hệ số chặt có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn
1 tùy theo độ chặt của đất đạt được sau khi lu lèn.
Ngoài ra những loại đất hữu cơ, đất chứa các muối hòa tan quá giới hạn cho phép đều không được dùng để đắp nền đường Nếu sử dụng cần hạn chế và có biện pháp xử lý thích hợp.
Tuyến thiết kế nằm trên nền đất á sét lẫn sỏi sạn là loại đất có góc nội ma sát tương đối cao lại có tính dính, dễ đầm nén để đạt cường độ và độ ổn định tốt, là loại đất đắp tốt.
V.1.4 Các yêu cầu về công tác thi công:
TÍNH TOÁN ĐIỀU PHỐI
Trắc dọc sơ bộ dùng trắc dọc trong đồ án thiết kế.
Tỷ lệ vẽ trắc dọc:
Khổ giấy vẽ trắc dọc: A3 Phần trên vẽ trắc dọc, phần dưới vẽ đường cong cấp phối đất, sơ đồ điều phối và phân đoạn thi công.
V.2.1 Tính toán khối lượng đào đắp:
Khối lượng đào đắp sẽ giúp ta lập được khái toán và dự trù được máy móc.
Sau khi thiết kế trắc dọc, tiến hành tính toán khối lượng đào đắp theo mặt cắt dọc ta được kết quả như sau:
Bảng V-6 : Khối lượng đào đắp
DIỆN TÍCH TRUNG BÌNH (m 2 ) KHỐI LƯỢNG (m 3 ) ĐÀO
NỀN ĐẮP NỀN ĐÀO NỀN ĐẮP NỀN ĐÀO NỀN ĐẮP NỀN
V.2.2 Vẽ đường cong luỹ tích:
Dựa vào bảng tổng hợp khối lượng đào đắp, ta vẽ được đường cong tích luỹ như sau: Ở mỗi cọc Hi ta tính 1 i j j
, từ đó xác định tung độ của đường cong tích luỹ tại cọc Hi.
Bảng V-7 : Khối lượng tích lũy
Dùng đối với đoạn có mặt cắt ngang nửa đào nửa đắp hoặc dùng khi lấy đất từ thùng đấu đắp lên đường Mục đích của công tác điều phối ngang là xác định cự li vận chuyển ngang từ nền đào sang nền đắp.
Nguyên tắc điều phối ngang:
Chiếm ít đất trồng trọt nhất.
Cự ly vận chuyển nhỏ nhất (đổ đất thừa ra hai bên nếu có thể).
Khi đào đắp và đổ đất thừa về cả 2 bên ta luy thì ở lớp đào bên trên thì đổ sang 2 bên còn lớp đào phía dưới đổ về phía địa hình thấp, nếu địa hình cho phép thì làm đường vận chuyển ngang.
Lấy đất ở phía thấp đắp nền đường trước và ngược lại.
Công tác điều phối ngang thường dùng máy ủi hoặc máy san Tuy nhiên, trong phạm vi tuyến thi công chủ yếu là vận chuyển ngang để đổ đất.
Bảng V-8 : Khối lượng điều phối ngang
TT LÝ TRÌNH CHIỀU DÀI
Sau khi đã vẽ được đường cong tích lũy khối lượng đất, ta tiến hành tính toán điều phối dọc.
Nguyên tắc điều phối dọc:
Khối lượng vận chuyển ít nhất: do phải thuê máy thi công nên nguyên tắc vạch đường điếu phối đất là tìm đường điều phối có công vận chuyển đất là nhỏ nhất.
Chiếm ít đất trồng trọt nhất (không có đổ đất thừa).
Đảm bảo chất lượng công trình và phù hợp với điều kiện thi công.
Nên kết hợp đào sang đắp khi Lđào < 500m, nếu có cống thì làm cống trước.
Trong quá trình vạch đường điều phối đất cần chú ý 2 điểm sau:
Nếu đường điều phối có số nhánh chẵn thì cự ly vận chuyển có công điều phối nhỏ nhất là:
Nếu đường điều phối có số nhánh lẽ thì cự ly vận chuyển có công điều phối nhỏ nhất là:
Có đặc điểm thi công riêng để có thể chọn được một tổ hợp máy.
Có đủ khối lượng để thiết lập một tổ hợp máy.
Ta chia quãng đường thi công thành các đoạn có chiều dài và khối lượng như ở trên bản vẽ điều phối đất.
Bảng V-9: Phân chia từng phân đoạn
STT LÝ TRÌNH CÔNG TÁC CHIỀU
I 0+000 0+164.2 Đắp đất lấy từ mỏ 164.2 7883.3
VI 1+819.9 1+977.2 Đắp đất lấy từ mỏ 157.3 1142.7
IX 3+240.4 3+382.6 Đắp đất lấy từ mỏ 142.2 11071.9
XII 4+257.8 4+491.5 Đắp đất lấy từ mỏ 233.7 16168.3
XV 4+787.3 5+198.9 Đắp đất lấy từ mỏ 411.6 20774.9
Sau khi tính toán ta có nhân công và ca máy như sau:
Bảng V-10 : Nhân công và ca máy thi công nền đường
Vận chuyển đất bằng ôtô tự đổ trong phạm vi
Vận chuyển đất tiếp cự ly