Hoàn thiện thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội
Trang 1MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU……… 4
B NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THANH TRA THUẾ ……….…… 7
1.1 Những nội dung cơ bản về thanh tra thuế ……….… 7
1.1.1 Khái niệm thanh tra thuế ……….……… 7
1.1.2 Mục đích của thanh tra thuế ……… 8
1.1.3 Nguyên tắc thanh tra thuế …….……… 10
1.1.4 Phương pháp thanh tra thuế ………13
1.1.5 Các hình thức thanh tra thuế ……….… 15
1.1.6 Quy trình thanh tra thuế ……… …16
1.2 Thanh tra thuế trên cơ sở phân tích hồ sơ khai thuế ……… 23
1.2.1 Sự cần thiết của phân tích hồ sơ khai thuế trong công tác thanh tra thuế ……… 23
1.2.2 Nội dung hồ sơ khai thuế của người nộp thuế …… ……… 25
1.2.3 Phân tích thông tin hồ sơ khai thuế ……… 28
1.2.3.1 Các tiêu thức sử dụng để phân tích, đánh giá rủi ro … 28 1.2.3.2 Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp …… … 33
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh tra thuế ……… … 41
1.3.1 Các nhân tố chủ quan ……… 41
1.3.1.1 Nguồn nhân lực phục vụ thanh tra thuế ……… 41
1.3.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thanh tra thuế …….… 42
1.3.1.3 Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế 43
1.3.2 Các nhân tố khách quan ……… 44
1.3.2.1 Cơ chế quản lý thuế ……… 44
1.3.2.2 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thuế … 46
Trang 21.3.2.3 Trình độ dân trí và ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của
người nộp thuế ……… 47
1.3.2.4 Sự hợp tác giữa các cơ quan hữu quan và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuế ……… 47
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THANH TRA THUẾ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ……… 49
2.1 Khái quát về cơ cấu bộ máy tổ chức của Cục thuế thành phố Hà Nội và tổ chức hệ thống thanh tra 49
2.1.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Cục thuế thành phố Hà Nội 49
2.1.2 Tổ chức hệ thống thanh tra thuế trên địa bàn Hà Nội 52
2.2 Thực trạng thanh tra thuế doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội 55
2.2.1 Khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội 55
2.2.2 Thực trạng thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn của Cục thuế Thành phố Hà Nội 61
2.2.2.1 Thực trạng công tác lập kế hoạch thanh tra thuế 61
2.2.2.2 Thực trạng thanh tra tại cơ sở người nộp thuế 67
2.3 Đánh giá thực trạng thanh tra thuế doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội 84
2.3.1 Kết quả đạt được 84
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 88
2.3.2.1 Những hạn chế còn tồn tại 88
2.3.2.2 Nguyên nhân hạn chế trong thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội 92
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI
Trang 3DOANH NGHIỆP Cể VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRấN ĐỊA BÀN
HÀ NỘI 103
3.1 Định hướng cơ chế thanh tra mới 103
3.1.1 Chuyển từ cơ chế thanh tra nhằm vào tất cả cỏc đối tượng nộp thuế sang cơ chế thanh tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro 103
3.1.2 Chuyển từ thanh tra toàn diện sang thanh tra các nội dung theo chuyên đề 105
3.1.3 Chuyển từ thanh tra chủ yếu tại cơ sở kinh doanh sang thanh tra chủ yếu tiến hành tại cơ quan thuế 106
3.1.4 Tập trung xây dựng đội ngũ thanh tra viên từ thanh tra tổng hợp sang thanh tra chuyên sau, chuyên nghiệp về từng lĩnh vực, ngành nghề 107
3.2 Giải phỏp hoàn thiện thanh tra thuế đối với doanh nghiệp cú vốn đầu tư nước ngoài trờn địa bàn Hà Nội 107
3.2.1 Tăng cường nguồn nhõn lực phục vụ cụng tỏc thanh tra thuế107 3.2.2 Phỏt triển hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cụng tỏc thanh tra thuế 111
3.2.3 Đẩy mạnh cụng tỏc tuyờn truyền, hỗ trợ người nộp thuế 117
3.2.4 Tăng cường sự phối hợp giữa cỏc bộ phận trong Cục thuế thành phố Hà Nội nhằm hỗ trợ tối đa cụng tỏc thanh tra thuế 121
3.2.5 Nõng cao chất lượng cụng tỏc lập kế hoạch thanh tra hàng năm 123
3.3 Một số kiến nghị 124
3.3.1 Kiến nghị với Quốc hội và Chớnh phủ Việt Nam 124
3.3.2 Kiến nghị với Bộ Tài Chớnh và Tổng cục thuế 128
3.3.3 Kiến nghị với Uỷ ban nhõn dõn thành phố Hà Nội 133
C KẾT LUẬN 135
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 41 Tính cấp thiết của đề tài
"Nộp thuế là yêu nước", "Nộp thuế là quyền hạn và trách nhiệm của mọi công dân"… Qua những khẩu hiệu như trên chúng ta đã thấy
được tầm quan trọng của thuế đối với đất nước
Nguồn thu từ thuế có vai trò rất quan trọng, là nguồn thu chủ yếucủa mỗi quốc gia Đây là biện pháp động viên bắt buộc của các thể nhân
và các pháp nhân trích một phần thu nhập do kinh doanh, do lao động,
do đầu tư tài chính mang lại nộp vào ngân sách nhà nước nhằm đáp ứngnhu cầu chi tiêu của đất nước và thực hiện vĩ mô nền kinh tế quốc dân
Nền kinh tế nước ta hiện nay đã và đang hội nhập ngày càng sâurộng với nền kinh tế khu vực và thế giới Dòng vốn đầu tư nước ngoàivào trong nước ngày càng tăng mạnh, trong đó các doanh nghiệp có vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một phần không nhỏ cho Ngânsách Nhà nước dưới hình thức nộp thuế Bên cạnh những thành tựu mànhà đầu tư nước ngoài mang lại cho nền kinh tế trong quá trình đầu tư tạiViệt Nam như vốn, công nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý… thì lạixuất hiện một vấn đề tương đối phức tạp là tình trạng lợi dụng kẽ hở củacác chính sách, chế độ, luật thuế hoặc dựa vào tính chất phức tạp tronghoạt động kinh doanh, khó kiểm soát để khai man, trốn lậu thuế, chây ì,chậm nộp thuế… Điều này đòi hỏi người quản lý phải từng bước nângcao chuyên môn cả về chiều sâu và rộng
Để làm tốt điều này ngoài việc tăng cường quản lý thì thanh trathuế là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong công tác thuế.Công tác thanh tra thuế không những là một chức năng thiết yếu của cơquan quản lý Nhà nước mà còn là một đòi hỏi khách quan trong quá trìnhquản lý thu thuế nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời cho ngân
Trang 5sách nhà nước, đảm bảo công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộpthuế của các tổ chức cá nhân trong xã hội Tính hiệu quả của thanh trathuế có ảnh hưởng chi phối đến hiệu quả của quản lý thuế
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thanh tra thuế, trongthời gian qua, mặc dù Tổng cục Thuế đã có nhiều biện pháp để nâng caohiệu quả nhưng vì một số lý do, công tác thanh tra thuế vẫn còn nhiềuhạn chế thể hiện sự bất cập, chưa theo kịp với sự phát triển của thực tế
Chính vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội"
2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vấn đề lí luận cơ bản về công tác thanh tra thuế,phân tích và đánh giá công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội công tác thanh tra thuế đốivới doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội Trên cơ
sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối vớidoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội
3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thanh tra thuế đối với các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh tra thuế đối với các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn
2006 - 2009
Trang 64 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn sử dụng các phương pháp: phương pháp hệ thống,phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, phương phápthống kê, phương pháp toán kinh tế - tài chính trên cơ sở thu thập và sửdụng các tài liệu, số liệu, biểu đồ làm căn cứ để làm rõ vấn đề nghiêncứu
5 Đóng góp của đề tài
- Khái quát những vấn đề lí luận chung về công tác thanh tra thuế
- Phân tích, đánh giá thực trạng thanh tra thuế đối với các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội từ năm 2006 -2009
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm hoànthiện thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàitrên địa bàn Hà Nội
6 Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn gồm 3 chương với nội dungcăn bản
Chương 1: Tổng quan về thanh tra thuế
Chương 2: Thực trạng thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THANH TRA THUẾ
Trang 71.1 Những nội dung cơ bản về thanh tra thuế
1.1.1 Khái niệm thanh tra thuế
Thanh tra thuế là chức năng thiết yếu của cơ quan thuế đối vớiviệc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cánhân Để hiểu rõ hơn về khái niệm thanh tra thuế, trước hết cần nắmđược khái niệm thanh tra
* Khái niệm thanh tra:
Hoạt động thanh tra là việc xem xét tại chỗ, làm rõ những việc làmđúng sai đối với nước vụ việc và hành vi của người thừa hành công vụtrong chức năng thực hiện công tác quản lý của mình
Trong mối quan hệ giữa quản lý và thanh tra, quản lý giữ vai tròchủ đạo, chi phối hoạt động của thanh tra Quản lý Nhà nước và thanh tra
có cái chung là nhóm dành quyền lực Nhà nước tác động lên đối tượngquản lý Song, xét về cơ cấu chức năng của quản lý thì thanh tra lànhững công cụ, phương tiện để quản lý Nhà nước
Thanh tra mang tính quyền lực Nhà nước, là chức năng của quản
lý Nhà nước, thanh tra thể hiện như một tác động tích cực nhằm thựchiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý Chủ thểtiến hành thanh tra luôn luôn là cơ quan Nhà nước Thanh tra luôn ápdụng quyền lực của Nhà nước trong quá trình tiến hành hoạt động củamình và nhân danh Nhà nước khi áp dụng quyền năng đó
Thanh tra có tính độc lập tương đối Đây là đặc điểm vốn có, xuấtphát từ bản chất của thanh tra, đặc điểm này phân biệt thanh tra với cácloại hình cơ quan chức năng khác của bộ máy Nhà nước
Trang 8Khái niệm về thanh tra đă được cụ thể hoá trong Luật thanh tranăm 2004:
Thanh tra Nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quanquản lý Nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự,thủ tục được pháp luật quy định
*Khái niệm thanh tra thuế:
Thanh tra thuế là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan thuếđối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về thuế, nghĩa vụ đối vớiNSNN của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩmquyền, trình tự, thủ tục quy định trong các văn bản qui phạm pháp Luật
về thuế và các quy định khác của pháp luật Thanh tra thuế nhằm phòngngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, phát hiệnnhững sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị vớiNhà nước các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực góp phầnnâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước nhằm bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của người nộpthuế
1.1.2 Mục đích của thanh tra thuế
Hoạt động thanh tra thuế nhằm:
- Phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về thuế:
Đây là mục tiêu chủ yếu, trực tiếp của hoạt động thanh tra thuế.Thanh tra thuế là hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý Nhà nướcnhằm đảm bảo cho các quyết định quản lý được chấp hành, bảo đảm mọi
Trang 9hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân tuân thủ theo đúng quy định củapháp luật Tính chất thường xuyên của hoạt động thanh tra có tác dụngphòng ngừa các vi phạm pháp luật Nghị quyết 26-HĐBT ngày15/02/1984 của HĐBT nêu rõ thanh tra là "nhằm mục đích phát huy mặtđúng, ngăn ngừa sửa chữa cái sai, làm cho chủ trương chính sách củaĐảng, pháp luật của nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh và thu hành
có hiệu quả thiết thực
- Phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật:
Định hướng xã hội Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt rayêu cầu phải tăng cường tính pháp chế, kỷ cương pháp luật trong mọihoạt động của cơ quan, tổ chức và trong cách thức hành xử của mỗi côngdân Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải phát hiện nhanh chóng và
xử lý nghiêm minh Hoạt động thanh tra thuế là xem xét việc thực hiệnpháp luật về thuế của cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó tìm ra những hành
vi sai phạm, người vi phạm, đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, kiếnnghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý
Hiện nay, khi hành vi vi phạm về thuế còn diễn ra phổ biến thìphát hiện các vi phạm để xử lý là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và
là mục đích quan trọng của hoạt động thanh tra thuế
- Phát hiện những sơ hở, hạn chế chưa đồng bộ trong cơ chế quản lý và chính sách thuế để kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi bổ sung:
Hoạt động thanh tra không chỉ nhằm phát hiện và xử lý những viphạm pháp luật, mà còn giúp cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá lại bảnthân cơ chế, chính sách, các quy định của pháp luật, các quyết định quản
lý của mình đã phù hợp với thực tiễn cuộc sống chưa, có khiếm khuyết,
Trang 10sơ hở gì dễ dẫn đến sự vi phạm để kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm khắcphục các sơ hở, khiếm khuyết đó
- Phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện chính sách pháp luật về thuế:
Đây là những mục đích có tính chất gián tiếp nhưng cũng khôngkém phần quan trọng của hoạt động thanh tra, nhất là việc “Phát huynhân tố tích cực’ qua hoạt động thanh tra Nhân tố tích cực ở đây đượchiểu là những việc làm hay, mạnh dạn thể hiện một tư duy mới, một tưcách suy nghĩ và hành động mới phù hợp với quan điểm và chủ trươngđổi mới toàn diện đất nước của Đảng ta, nhất là trong lĩnh vực thuế Mặtkhác, thanh tra thuế không chỉ xem xét, đánh giá sự việc đúng, sai và cònphải đấu tranh bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp phápcủa người nộp thuế Thông qua hoạt động thanh tra thuế cần kiên quyếtđấu tranh chống mọi biểu hiện tham nhũng, nhũng nhiễu gây tổn thất tàisản xã hội chủ nghĩa và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơquan, tổ chức, cá nhân Đây không chỉ là yêu cầu của nhà nước mà còn
là yêu cầu của nhân dân đối với ngành thuế
1.1.3 Nguyên tắc thanh tra thuế
Nguyên tắc thanh tra thuế là tập hợp các quy tắc chỉ đạo, nhữngtiêu chuẩn hành động mà các cơ quan quản lý, các tổ chức thanh tra, cácthanh tra viên và các đối tượng thanh tra phải tuân theo trong quá trìnhhoạt động thanh tra Hoạt động thanh tra thực hiện theo các nguyên tắcsau đây:
Trang 11- Tuân thủ pháp luật:
Không được làm trái pháp luật là nguyên tắc quan trọng đối vớicán bộ thanh tra khi thi hành công vụ Việc tuân theo pháp luật được thểhiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra phải đúng những quy định vănbản pháp luật, bảo đảm tính độc lập, nghiêm túc khi thực hiện những thủtục cần thiết trong phạm vi thẩm quyền cho phép
- Tuân thủ quy trình, quy phạm của hoạt động thanh tra do ngành thuế quy định:
Theo nguyên tắc này, muốn tiến hành thanh tra, trước hết phải cóquyết định thanh tra do người có thẩm quyền ban hành Nội dung quyếtđịnh thanh tra phải bảo đảm tính pháp lý Người thực hiện quyết định làĐoàn thanh tra hoặc thanh tra viên được giao nhiệm vụ, quyền hạn theoquy định pháp luật Kết thúc cuộc thanh tra, Đoàn thanh tra hoặc thanhtra viên phải có kết luận, kiến nghị, quyết định về nội dung đã đượcthanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các kết luận, kiếnnghị các quyết định đó
- Bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời:
Tính chính xác đòi hỏi chủ thể thanh tra thuế phải nhận thức đúngvấn đề, nội dung thanh tra, xác định, đánh giá đúng bản chất của sự việc
để kết luận thanh tra được chính xác Tính chính xác của kết quả thanhtra bảo đảm công tác thanh tra thuế đạt hiệu quả cao
Tính khách quan bảo đảm phản ánh đúng sự vật, hiện tượng như
nó vốn có, không được lồng ý kiến chủ quan khi mô tả sự vật, hiệntượng, không thiên lệch và bóp méo sự thật
Trang 12Tính công khai thể hiện ở chỗ chủ thể thanh tra thuế phải thôngbáo đầy đủ, công khai từ nội dung, kế hoạch, quyết định thanh tra đếnkết luận thanh tra để các tổ chức, các nhân liên quan biết, giám sát vàphối hợp thực hiện Việc công khai hoạt động thanh tra thuế nhằm nângcao tính khách quan, hạn chế những tiêu cực phát sinh trong quá trìnhthanh tra thuế Tuy nhiên, tuỳ tính chất cuộc thanh tra cụ thuể mà cần cóhình thức, mức độ công khai phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt độngthanh tra thuế.
Tính dân chủ trong hoạt động thanh tra thuế tạo cơ hội cho đốitượng thanh tra được trình bày ý kiến, quan điểm về nội dung, kết luậnthanh tra cũng như về hoạt động của đoàn thanh tra, tránh tình trạng ápđặt của chủ thể thanh tra, góp phần tích cực vào kết quả thanh tra
Tính kịp thời trong hoạt động thanh tra thuế: hoạt động thanh trathuế nhằm phục vụ các mục tiêu quản lý thuế trong những thời điểm nhấtđịnh Thanh tra thuế kịp thời giúp cho đối tượng thanh tra nhận rõ saiphạm để khắc phục sửa chữa ngay, tránh vi phạm kéo dài Bên cạnh đó,việc thanh tra thuế kịp thời còn giúp cơ quan thuế chấn chỉnh và sửa đổi
cơ chế, chính sách pháp luật về thuế phù hợp thực tiễn, nâng cao hiệuquả quản lý thuế Tính kịp thời còn đảm bảo cuộc thanh tra có kết luậnđúng thời hạn theo luật định, tránh tình trạng dây dưa kéo dài thời gian,gây khó khăn cho đối tượng thanh tra thuế
- Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra thuế:
Hoạt động thanh tra thuế luôn là "vấn đề hết sức nhạy cảm" đốivới đối tượng thanh tra Việc cơ quan thuế tiến hành thanh tra thuế tại cơ
sở kinh doanh của người nộp thuế là cần thiết nhưng ít nhiều cũng sẽ ảnh
Trang 13hưởng đến hoạt động của đối tượng bị thanh tra Nguyên tắc này nhằmhạn chế tối đa những cuộc thanh tra chồng chéo của các cơ quan quản lý,đảm bảo hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra Trong một nămngười nộp thuế chỉ bị thanh tra một lần cùng một nội dung Cùng vớiviệc thực hiện tốt nguyên tắc kịp thời, nguyên tắc này nhằm bảo vệquyền lợi chính đáng của đối tượng thanh tra thuế.
1.1.4 Phương pháp thanh tra thuế
Trong quá trình thanh tra thuế, cán bộ thanh tra thường sử dụngcác phương pháp sau:
- Phương pháp đối chiếu, so sánh:
Nội dung của phương pháp này là thực hiện việc so sánh, đốichiếu nội dung cần thanh tra với các nguồn thông tin khác nhau để đánhgiá, xem xét nội dung cần thanh tra Cán bộ thuế cần so sánh, đối chiếucác nguồn thông tin kê khai của người nộp thuế, phân tích so sánh thôngtin về người nộp thuế qua các kỳ với nhau và với biến động của ngành đểxác định mức độ ổn định và tuân thủ của người nộp thuế
- Phương pháp kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết:
Đây được coi là phương pháp tối ưu để kiểm tra số liệu kế toán.Theo phương pháp này, việc kiểm tra được thực hiện từ kiểm tra từ sốliệu tổng hợp đến số liệu chi tiết, tức là từ báo cáo tổng hợp (báo cáo tàichính và các báo cáo thuế khác) đến sổ sách kế toán (sổ tổng hợp), đếnnhật ký chứng từ, sổ chi tiết và cuối cùng là chứng từ gốc Phương phápnày nhằm rút ra những nhận xét tổng quá để từ đó định hướng những nộidung cần đi sâu kiểm tra chi tiết
Trang 14- Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc:
Phương pháp này được thực hiện xuôi theo đúng trình từ hạchtoán bắt đầu từ chứng từ gốc đến bảng kê, bảng phân bổ, sau đố đến nhật
ký, sổ cái và cuối cùng là các báo cáo tổng hợp
Có ba cách kiểm tra chứng từ gốc:
+ Kiểm tra theo trình tự thời gian là việc kiểm tra chứng từ gốc đãđược sắp xếp theo trình tự thời gian phát sinh Cách thức này mất nhiềuthời gian và hiệu quả thấp nên ít được sử dụng
+ Kiểm tra theo loại nghiệp vụ là việc thực hiện kiểm tra chứng từgốc đã được phân loại, sắp xếp theo một nghiệp vụ nhất định, như chứng
từ thu, chi tiền mặt, chứng từ ngân hàng, chứng từ xuất nhập kho…Phương pháp này được áp dụng khi cần rút ra kết luận đầy đủ về mộtloại nghiệp vụ theo yêu cầu của nội dung thanh tra
+ Kiểm tra điển hình là việc kiểm tra ngẫu nhiên một số chứng từcủa một loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc.Phương pháp này tiết kiệm nhiều thời gian nhưng độ tin cậy của kết luậnkhông cao
- Các phương pháp kiểm tra bổ trợ:
+ Phưong pháp phỏng vấn: phương pháp này được sử dụng khicần thu thập thông tin từ những người có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếpđến nội dung thanh tra Phương pháp này giúp cán bộ kiểm tra có đượccái nhìn tổng quát ban đầu về hoạt động của người nộp thuế Trong một
số trường hợp, qua phòng vấn cán bộ thuế có thể phát hiện được nhữngnghi ngờ, mâu thuẫn để có định hướng kiểm tra
Trang 15+ Phương pháp quan sát, tham quan cơ sở doanh nghiệp giúp cán
bộ thanh tra nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanhnghiệp, từ đó so sánh với số liệu được báo cáo trong hồ sơ khai thuế củangười nộp thuế Ngoài ra còn một số phương pháp như: phương phápthẩm tra, xác nhận từng phần…
1.1.5 Các hình thức thanh tra thuế
Hoạt động thanh tra thuế bao gồm các hình thức sau:
* Theo tính kế hoạch:
Xét theo tính kế hoạch, hoạt động thanh tra thuế có hai hình thức
là thanh tra theo chương trình, kế hoạch thanh tra và thanh tra đột xuất
- Thanh tra theo chương trình, kế hoạch thanh tra: được tiến hànhtheo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt Căn cứ vào nguồn nhânlực hiện có, tình hình chấp hành pháp luật thuế trên địa bàn và mục tiêuquản lý thuế, cơ quan thuế xây dựng kế hoạch thanh tra và trình cấp cóthẩm quyền phê duyệt Tiếp đó, cơ quan thuế tiến hành tổ chức thực hiện
kế hoạch thanh tra theo đã được phê duyệt
- Thanh tra đột xuất: được tiến hành khi cơ quan thuế phát hiệnngười nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việcgiải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quyết định
* Theo nội dung và phạm vi thanh tra:
Xét theo nội dung và phạm vi thanh tra, thanh tra thuế bao gồm
thanh tra toàn diện và thanh tra hạn chế
- Thanh tra toàn diện:
Thanh tra toàn diện là loại hình thanh tra tổng hợp, toàn diện tìnhhình tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế mà người nộp thuế đó
có nghĩa vụ thực hiện và ngành thuế có trách nhiệm quản lý
Trang 16Thanh tra toàn diện là hình thức thanh tra được tiến hành một cáchđồng bộ đối với tất các các sắc thuế: thu nhập doanh nghiệp, giá trị giatăng, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập cá nhân và các loại thuế khác trong kỳ
kê khai thuế Cán bộ thanh tra cần áp dụng kỹ thuật chọn mẫu và mức độcông việc thanh tra Số kỳ tài chính cần thanh tra sẽ được mở rộng khicác phát hiện của đội thanh tra yêu cầu phải mở rộng phạm vi thanh tra
Cơ quan thuế cần dự tình nguồn nhân lực cũng như kinh phí để thực hiệnthanh tra toàn diện trong quá trình lập kế hoạch thanh tra hàng năm
- Thanh tra hạn chế:
Thanh tra hạn chế là thanh tra trong phạm vi hẹp gồm:
+ Thanh tra một sắc thuế, một hoặc một số kỳ tính thuế;+ Thanh tra một hoặc một số bộ hồ sơ hoàn thuế;
+ Thanh tra một hoặc một số yếu tố liên quan đến một hoặcmột số kỳ tính thuế như: thanh tra doanh thu tính thuế, giá vốn hàng bán,khấu hao, tiền lương, tài sản ròng…
1.1.6 Quy trình thanh tra thuế
Để chuẩn hoá hoạt động thanh tra thuế và hướng dẫn cán bộ thuếtiến hành thanh tra đảm bảo các nguyên tắc của thanh tra thuế, Tổng cụcthuế đã ban hành Quy trình thanh tra thuế Hiện nay, hoạt động thanh trathuế được tổ chức tiến hành theo Quy trình thanh tra ban hành theoQuyết định số 460/QĐ-TCT ngày 05/05/2009 của Tổng cục trưởng Tổngcục thuế Nội dung quy trình có thể tóm lược như sau:
Quy trình thanh tra thuế gồm 3 phần cơ bản: lập kế hoạch thanh tranăm, tổ chức thanh tra tại trụ sở người nộp thuế và xử lý kết quả sauthanh tra
Trang 17a Lập kế hoạch thanh tra năm:
Bước 1 Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế
Bộ phận thanh tra thuế và cán bộ thanh tra thuế thu thập, khai thácthông tin về người nộp thuế từ các nguồn thông tin, dữ liệu sau:
- Cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của ngành thuế: Hồ sơkhai thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế; Báo cáo tài chính doanh nghiệp; Thông tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của người nộp thuế; Thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của ngườinộp thuế
- Cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của các cơ quan thuộcngành Tài chính như: Hải quan và Kho bạc Nhà nước; Thanh tra tàichính; Uỷ ban chứng khoán; Cục quản lý giá
- Dữ liệu, thông tin của các cơ quan khác có liên quan: Kiểm toánNhà nước; Thanh tra chính phủ; các cơ quan quản lý thuộc Bộ, ngành,hiệp hội ngành nghề kinh doanh; thông tin từ các cơ quan truyền thôngphát thanh, truyền hình, báo chí
- Thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế, gian lận thuế
Bước 2 Đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch
thanh tra
Khi đánh giá, phân tích lựa chọn đối tượng để lập kế hoạch thanhtra thuế, bộ phận thanh tra thuế và cán bộ thanh tra thuế phải dựa vào cáccăn cứ sau:
- Hệ thống tiêu chí xác định rủi ro về thuế và thang điểm từng tiêuchí
Trang 18- Định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm của Cơ quanThuế cấp trên
Bước 3 Trình, duyệt kế hoạch thanh tra thuế năm.
1 Chậm nhất đến ngày 20 tháng 12 năm trước, Lãnh đạo bộ phậnthanh tra phải trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế duyệt kế hoạch thanh tranăm sau
2 Chậm nhất đến ngày 30 tháng 12 năm trước Thủ trưởng Cơquan Thuế duyệt xong kế hoạch thanh tra năm sau
Bước 4 Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra.
Từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 20 tháng 9 năm thực hiện kế hoạchthanh tra, Lãnh đạo bộ phận thanh tra tiến hành đánh giá tình hình thựchiện kế hoạch thanh tra; xác định rõ những khó khăn, thuận lợi; trườnghợp cần thiết dự kiến điều chỉnh kế hoạch thanh tra
Các trường hợp thanh tra đột xuất không phải lập kế hoạch:
- Qua kiểm tra người nộp thuế, Bộ phận kiểm tra thuế đề nghịchuyển sang hình thức thanh tra
- Thanh tra người nộp thuế theo đơn tố cáo
- Thanh tra người nộp thuế theo chỉ đạo của Thủ trưởng Cơ quanThuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng Cơ quan Thuế cấp trên
b Tổ chức thanh tra tại trụ sở người nộp thuế
Bước 1 Chuẩn bị thanh tra.
Trang 19- Căn cứ vào kế hoạch thanh tra đã được duyệt, Lãnh đạo bộ phậnthanh tra dự kiến thành lập đoàn thanh tra và giao số lượng đơn vị cầnthanh tra cho từng đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được duyệt.
- Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ trưởng Cơ quanThuế ký Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệmgiao trực tiếp Quyết định thanh tra cho người nộp thuế hoặc gửi bằng thưbảo đảm có hồi báo cho Cơ quan Thuế biết người nhận Quyết định thanh
tra
Trường hợp khi nhận được Quyết định thanh tra, người nộp thuế
có văn bản đề nghị hoãn thời gian tiến hành thanh tra thì Trưởng đoànthanh tra phải báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanh tra trình Thủ trưởng Cơquan Thuế ra thông báo cho người nộp thuế biết về việc chấp nhận haykhông chấp nhận hoãn thời gian thanh tra
Bước 2 Công bố Quyết định thanh tra thuế.
Thời hạn công bố Quyết định thanh tra chậm nhất là 15 ngày làmviệc, kể từ ngày Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký Quyết định thanh tra thuế
Bước 3 Phân công công việc và lập nhật ký thanh tra thuế.
- Sau ngày công bố Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh traphân công và giao nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn thanh tra theo nộidung Quyết định thanh tra
- Trưởng đoàn thanh tra và mỗi thành viên trong đoàn thanh tra cótrách nhiệm lập nhật ký thanh tra để ghi nhận toàn bộ diễn biến của cuộcthanh tra từ khi công bố Quyết định thanh tra đến khi có kết luận thanhtra
Trang 20Bước 4 Thực hiện thanh tra theo các nội dung trong Quyết định
- Xem xét tính hợp pháp của các tài liệu người nộp thuế đã cungcấp
- Đối chiếu số liệu ghi chép trên chứng từ kế toán, sổ sách kế toán,báo cáo kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo giải trình để phát hiện tăng,giảm so với Hồ sơ khai thuế
3 Kết thúc từng nội dung thanh tra, từng thành viên đoàn thanh traphải lập Biên bản xác nhận số liệu thanh tra với người được người nộpthuế uỷ quyền làm việc với đoàn thanh tra
4 Trưởng đoàn thanh tra có quyền thực hiện một số biện pháptrong quá trình thực hiện thanh tra: Quyết định niêm phong một phầnhoặc toàn bộ tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra để đảm bảo nguyêntrạng tài liệu; kiểm kê tài sản khi phát hiện giữa sổ sách, chứng từ kếtoán với thực tế có sự chênh lệch, bất hợp lý; Khi xét thấy cần có sựđánh giá về chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận kết quảthanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanhtra trình Thủ trưởng cơ quan Thuế quyết định trưng cầu giám định
Trang 21Bước 5 Thay đổi, bổ sung nội dung thanh tra hoặc gia hạn thời
gian thanh tra
Trong quá trình thanh tra, cần thiết phải thay đổi, bổ sung nộidung đã ghi trong Quyết định thanh tra, thì Trưởng đoàn phải báo cáo rõ
lý do thay đổi, bổ sung nội dung thanh tra kèm theo dự thảo Quyết địnhthay đổi, bổ sung nội dung thanh tra để Lãnh đạo bộ phận thanh tra trìnhThủ trưởng Cơ quan Thuế ký Quyết định thay đổi, bổ sung nội dungthanh tra
Bước 6 Lập Biên bản thanh tra thuế
- Sau thời hạn kết thúc thanh tra và trước thời hạn công bố côngkhai Biên bản thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải lập Biên bản thanhtra thuế
- Trong quá trình dự thảo Biên bản thanh tra, nếu có vướng mắc vềviệc áp dụng chính sách chế độ thì Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáoLãnh đạo bộ phận thanh tra bằng văn bản để xin ý kiến xử lý Trườnghợp vượt quá thẩm quyền, Lãnh đạo bộ phận thanh tra báo cáo Thủtrưởng cơ quan Thuế để xử lý
Bước 7 Công bố công khai Biên bản thanh tra.
- Biên bản thanh tra phải được Trưởng đoàn thanh tra công bốcông khai trước thành viên đoàn thanh tra và người nộp thuế trong thờihạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thanh tra
- Trường hợp người nộp thuế không ký Biên bản thanh tra thìchậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố công khai Biên bảnthanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanhtra trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế ra thông báo yêu cầu người nộp thuế
Trang 22ký Biên bản thanh tra Nếu người nộp thuế vẫn không ký Biên bản thanhtra thì Trưởng đoàn thanh tra báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanh tra trìnhThủ trưởng Cơ quan Thuế ký kết luận thanh tra; Quyết định xử lý truythu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo đúng thờihạn quy định.
c Xử lý kết quả sau thanh tra
- Chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thanh tra,
Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo kết quả thanh tra; dự thảo kết luậnthanh tra; dự thảo Quyết định xử lý truy thu thuế; dự thảo Quyết định xửphạt vi phạm hành chính về thuế để báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanh tratrình Thủ trưởng Cơ quan Thuế
- Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của
Lãnh đạo bộ phận thanh tra, Thủ trưởng Cơ quan Thuế phải ký kết luậnthanh tra; Quyết định xử lý truy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạmhành chính về thuế
Quy trình thanh tra thuế được áp dụng cho bộ phận thanh tra, cán
bộ thanh tra thuế thuộc cơ quan Tổng cục thuế và Cục thuế thực hiệnthanh tra thuế đối với người nộp thuế Mọi hoạt động thanh tra thuế của
cơ quan thuế đều phải tuân theo quy trình này
Trang 231.2 Thanh tra thuế trên cơ sở phân tích hồ sơ khai thuế
1.2.1 Sự cần thiết của phân tích hồ sơ khai thuế trong công tác thanh tra thuế
Quy trình thanh tra thuế gồm có các phần: lập kế hoạch thanh tra,
tổ chức thanh tra tại trụ sở người nộp thuế và xử lý kết quả sau thanh tra.Trong đó, lập kế hoạch thanh tra và tổ chức thanh tra tại trụ sở người nộpthuế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác thanh tra nhằm đạtđược các mục tiêu: phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực thanh tra;nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra, khuyến khích sựtuân thủ tự nguyện của người nộp thuế Để thực hiện tốt quá trình nàynhất thiết phải phân tích hồ sơ khai thuế của người nộp thuế
Mục đích của cơ quan thuế là quản lý hệ thống thuế một cách côngbằng và hiệu quả sao cho người nộp thuế hiểu rõ nghĩa vụ và thực hiệnđúng nghĩa vụ về thuế Các mục tiêu đặt ra là nâng cao tính chấp hànhcủa người nộp thuế, duy trì nguồn thu cho ngân sách nhà nước và giảmchi phí quản lý Tuy nhiên, để cân bằng giữa nguồn lực và kết quả côngtác quàn lý thuế, cơ quan thuế phải lựa chọn phương pháp quản lý đểđảm bảo hiệu quả quản lý thuế cao nhất, tối đa số thuế thu được chongân sách nhà nước với chi phí và nguồn lực thấp nhất và đảm bảo khảnăng tuân thủ pháp luật thuế một cách tốt nhất Hiện nay, đa số các cơquan thuế tiên tiến trên thế giới đã lựa chọn áp dụng phương pháp quản
lý rủi ro cho tất cả các chức năng quản lý của mình, đặc biệt là cho chức
năng thanh tra thuế Nền tảng của phương pháp này là phân tích hồ sơ khai thuế của người nộp thuế Đây là phương pháp khoa học và hiệu
quả để giải quyết bài toán thanh tra thuế trong điều kiện số lượng ngườinộp thuế ngày càng tăng lên nhanh chóng, mức độ thanh tra ngày càngphức tạp do trình độ của người nộp thuế ngày càng cao, các hoạt động
Trang 24kinh tế phát sinh ngày càng đa dạng, phong phú dẫn đến khối lượng côngviệc thanh tra tăng trong khi nguồn lực thanh tra lại hạn chế.
Việc áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi cơ quan thuế phảithay đổi cách thức tổ chức quản lý thuế để đảm bảo phù hợp với các yêucầu của cơ chế quản lý và quyền được tự tính, tự khai, tự nộp thuế củangười nộp thuế Trong hệ thống quản lý theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế,trách nhiệm giữa cơ quan thuế và người nộp thuế được phân chia hết sức
rõ ràng Cơ quan thuế tạo điều kiện tốt nhất để người nộp thuế thực hiệnnghĩa vụ thuế thông qua việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, đơngiản hoá các thủ tục hành chính thuế và tổ chức tốt tuyên truyền hỗ trợngười nộp thuế Đồng thời cơ quan thuế cũng giám sát chặt chẽ và kịpthời phát hiện các trường hợp người nộp thuế không tự nguyện tuân thủpháp luật thuế để giáo dục và xử phạt, đảm bảo quá trình thực thi phápluật thuế và đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế Do đó, côngtác thanh tra thuế càng phải được tăng cường và hoàn thiện
Để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra thuế thì
cơ quan thuế phải xây dựng được chương trình thanh tra hiệu quả Khi
đã lập được kế hoạch thanh tra hiệu quả nhưng việc thanh tra tại trụ sởngười nộp thuế không đạt mục tiêu mong muốn thì công tác thanh tracũng không thể đạt kết quả cao Lập kế hoạch thanh tra và tổ chức thanhtra tại trụ sở người nộp thuế là nền tảng cho mức độ tuân thủ bền vững
và đóng góp vào việc xây dựng các biện pháp khác tác động đến hành vicủa người nộp thuế
Tuy nhiên, ngành thuế không thể và sẽ không thể có đủ nguồn lực
để thực hiện thanh tra đối với tất cả người nộp thuế và tất cả các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh Thay vào đó, các cán bộ thanh tra thuế phải tậptrung vào những trường hợp người nộp thuế có khả năng lớn về khai
Trang 25man thuế (rủi ro cao) Do vậy, người nộp thuế phải được quản lý theo rủi
ro và được lựa chọn kỹ lưỡng thông qua phân tích hồ sơ khai thuế
Phân tích hồ sơ khai thuế giúp cán bộ thuế lựa chọn tập trungthanh tra những người nộp thuế có rủi ro về thuế cao, góp phần nâng caohiệu quả thanh tra thuế trong điều kiện nguồn lực thanh tra bị hạn chế.Bên cạnh đó, thời gian thanh tra tại trụ sở người nộp thuế luôn có hạn,khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp lại rất lớn nêncán bộ thanh tra không thể thanh tra toàn bộ hoạt động của người nộpthuế cũng như kiểm tra tất cả các chứng từ sổ sách kế toán của người nộpthuế Phân tích hồ sơ khai thuế cung cấp các thông tin tổng quát vềdoanh nghiệp cũng như giúp cán bộ thanh tra phát hiện các dấu hiệu nghivấn, bất hợp lý để từ đó có định hướng thanh tra tập trung vào nhữngnghiệp vụ có rủi ro cao, tránh tình trạng kiểm tra lan man, không hiệuquả
1.2.2 Nội dung hồ sơ khai thuế của người nộp thuế
Hồ sơ khai thuế của người nộp thuế gồm có hồ sơ pháp lý, các loại
tờ khai thuế và báo cáo tài chính
- Hồ sơ pháp lý của người nộp thuế bao gồm:
+ Đăng ký kinh doanh: trên Giấy phép kinh doanh của ngườinộp thuế thể hiện các thông tin cơ bản của người nộp thuế như tên ngườinộp thuế, tên giao dịch, địa chỉ kinh doanh, địa chỉ nhà xưởng sản xuất,tên người đại diện theo pháp luật, quy mô dự án đầu tư, vốn điều lệ, vốnđầu tư, mục tiêu dự án đầu tư, ngành nghề kinh doanh, thời gian hoạtđộng của dự án, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, các ưu đãi, miễngiảm thuế…
Trang 26+ Đăng ký thuế: mỗi người nộp thuế sau khi được cấp Giấy phépkinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế gồm đăng ký thông tin ngườinộp thuế như tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ liên lạc, thờigian bắt đầu hoạt động, các loại thuế phải nộp, số tài khoản ngân hàng,đăng ký tên người đại diện theo pháp luật, tên kế toán trưởng, hình thứchạch toán kế toán (hạch toán độc lập hay phụ thuộc)… Mỗi khi có thayđổi về thông tin người nộp thuế (thay đổi trên Giấy phép kinh doanh,thay đổi kế toán trưởng, thay đổi tài khoản ngân hàng…) thì người nộpthuế phải thực hiện đăng ký với cơ quan thuế quản lý trong vòng 10 ngàylàm việc.
Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là quyền và nghĩa vụ củangười nộp thuế Mục tiêu của việc đăng ký hồ sơ pháp lý nhằm giúp cơquan thuế quản lý chặt chẽ người nôp thuế ngay từ khi bắt đầu hoạt động
và trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, từ đó cơ quan thuế có thểtra cứu, kiểm tra, lên kế hoạch thanh tra, … khi cần thiết
- Các loại tờ khai thuế:
Theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính số BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 hướng dẫn thi hành một số điều củaLuật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CPngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều củaLuật Quản lý thuế, các loại tờ khai thuế bao gồm một số loại tờ khai thuế
60/2007/TT-cơ bản sau:
+ Tờ khai thuế hàng tháng: tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khaithuế thu nhập cá nhân (đối với các trường hợp cơ quan chi trả thu nhậpphát sinh nghĩa vụ khấu trừ thuế TNCN), tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt,
tờ khai thuế tài nguyên
Trang 27+ Tờ khai thuế theo quý: tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạmtính hàng quý, tờ khai thuế thu nhập cá nhân hàng quý (đối với ngườinộp thuế kê khai theo quý)
+ Tờ khai thuế theo năm: tờ khai thuế môn bài, tờ khai thuế thunhập doanh nghiệp, tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân, tờ khaiquyết toán thuế tài nguyên
+ Tờ khai thuế theo từng lần phát sinh: tờ khai thuế nhà thầu, tờkhai thuế thu nhập cá nhân không cư trú…
Ngoài ra, theo Thông tư của Bộ Tài chính số 117/2005/TT-BTCngày 19 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thịtrường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết,trường hợp người nộp thuế có thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạtđộng kinh doanh tại Việt Nam có giao dịch kinh doanh với các bên cóquan hệ liên kết có nghĩa vụ kê khai, xác định nghĩa vụ thuế thu nhậpdoanh nghiệp tại Việt Nam Trường hợp này thường xảy ra với các công
ty được đầu tư vốn từ công ty mẹ ở ngước ngoài, có giao dịch mua bánkinh doanh với công ty mẹ Các công ty này phải thực hiện kê khai tờkhai Thông tin giao dịch liên kết, thời hạn nộp tờ khai cùng với thời hạnnộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việc kê khai Thôngtin giao dịch liên kết nhằm hạn chế hiện tượng trốn thuế thông quachuyển giá
- Báo cáo tài chính: theo quy định hiện nay, báo cáo tài chính dongười nộp thuế gửi đến cơ quan thuế bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báocáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,thuyết minh báo cáo tài chính Riêng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài, báo cáo tài chính được chấp nhận phải là báo cáo tài chính
đã kiểm toán
Trang 281.2.3 Phân tích thông tin hồ sơ khai thuế
1.2.3.1 Các tiêu thức sử dụng để phân tích, đánh giá rủi ro
Căn cứ hướng dẫn của Tổng cục thuế về lập kế hoạch thanh trahàng năm và cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, Cục thuế tiến hành phântích thông tin hồ sơ khai thuế
Các tiêu thức thường được sử dụng để phân tích, đánh giá rủi rophục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra là:
* Phân loại ngành kinh doanh:
Cục thuế thực hiện phân loại doanh nghiệp theo các nhóm ngànhkinh tế tương ứng với các mã Danh mục loại, khoản của mục lục ngânsách nhà nước Sau khi phân loại, lập danh sách các doanh nghiệp sắpxết theo nhóm ngành kinh tế để tiến hành phân loại quy mô, đánh giámức độ rủi ro của doanh nghiệp theo trình tự, nội dung các bước tiếptheo sau đây
* Phân loại quy mô doanh nghiệp:
Quy mô doanh nghiệp được phân loại theo hai tiêu thức doanh thu
và tổng thuế phát sinh:
- Doanh thu là tổng trung bình cộng doanh thu của 2 hoặc 3 năm.Doanh thu được phân ngưỡng từ cao đến thấp với 4 miền giá trị và đượcgán điểm số lần lượt là 1,2,3,4 tương ứng với quy mô doanh thu xếp loại
là Lớn, Vừa, Nhỏ và Rất nhỏ
- Tổng số thuế phát sinh là tổng trung bình cộng thuế giá trị giatăng và thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh của 2 hoặc 3 năm Tổng sốthuế phát sinh được phân ngưỡng từ cao đến thấp với 4 miền giá trị và
Trang 29được gán điểm số lần lượt là 1,2,3,4 tương ứng với quy mô xếp loại làLớn, Vừa, Nhỏ và Rất nhỏ.
Từ kết quả tính điểm, xếp loại quy mô doanh thu và thuế phát sinhtrên, thực hiện cộng điểm số của doanh thu và thuế phát sinh để xếp loạiquy mô của người nộp thu Tổng điểm có giá trị thấp nhất là 2, cao nhất
là 8 tương ứng với 4 loại quy mô: Lớn, Vừa, Nhỏ và Rất nhỏ Cụ thể:
- Từ trên 500 triệu đến 3.000 triệu 2 Vừa
- Từ trên 100 triệu đến 500 triệu 3 Nhỏ
3 Cộng điểm doanh thu, thuế và
xếp loại quy mô
* Đánh giá về tuân thủ nộp thuế
Là việc đánh giá mức độ tuân thủ về chấp hành kê khai, nộp thuếcủa doanh nghiệp trên cơ sở so sánh tổng số thuế đã nộp với tổng số thuếphải nộp đối với các loại thuế như giá trị gia tăng, thu nhập doanhnghiệp, thu nhập cá nhân
- Công thức tính:
Tỷ lệ thuế đã nộp so với phải nộp =
Tổng số thuế đã nộp(trung bình 2 hoặc 3 năm)Tổng số thuế phải nộp(trung bình 2 hoặc 3 năm)
Trang 30- Từ kết quả tính toán trên, thực hiện phân loại như sau:
Tỷ lệ thuế đã nộp so với phải nộp Điểm số Mức độ rủi ro
Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD + Chi phí lãi vay
(trung bình 2 hoặc 3 năm)Doanh thu thuần từ hoạt động SXKD(trung bình 2 hoặc 3 năm)
- Việc đánh giá rủi ro theo nguyên tắc so sánh các doanh nghiệpcùng một ngành nghề, tỷ suất càng thấp thì rủi ro càng cao và ngược lại.Mức độ rủi ro phân loại thành 4 mức độ: rủi ro cao, vừa, thấp và rất thấp,theo điểm số tương ứng từ 1 đến 4
* Đánh giá tình hình kê khai:
Tiêu chí này được sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro về kê khaithuế của doanh nghiệp thông qua việc so sánh tỷ lệ số thuế phát sinh sovới tổng doanh thu Tiêu thức này thường áp dụng đối với thuế giá trị giatăng và thuế tiêu thụ đặc biệt
Phương pháp phân tích, đánh giá tiêu thức này dựa trên nguyêntắc: tỷ lệ kê khai về thuế mà thấp so với các doanh nghiệp trong cùngngành nghề thì rủi ro về kê khai thuế là cao và ngược lại Với mỗi loại
Trang 31thuế được phân tích, đánh giá và phân loại thành 4 mức độ rủi ro cao,vừa, thấp và rất thấp, theo điểm số tương ứng từ 1 đến 4.
- Căn cứ kết quả đánh giá rủi ro về kê khai thuế GTGT và TTĐBthực hiện tổng hợp rủi ro về kê khai theo nguyên tắc nếu doanh nghiệpkhông phát sinh thuế TTĐB (hoặc GTGT) thì lấy điểm số theo kết quảđánh giá về GTGT (hoặc TTĐB); nếu doanh nghiệp phát sinh cả 2 loạithuế thì lấy điểm số thấp nhất
* Tiêu thức bổ trợ:
Tiêu thức bổ trợ chỉ dùng để xem xét lựa chọn một hoặc một sốdoanh nghiệp trong số các doanh nghiệp có cùng mức độ rủi ro qua phântích đánh giá rủi ro theo tiêu thức chính (nêu trên) để đưa vào kế hoạchthanh tra
- Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Tiêu thức này nhằm đánh giá các rủi ro thông qua đánh giá khảnăng trong khâu kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp: Tổng công ty, công
ty có nhiều đơn vị thành viên, chi nhánh phụ thuộc; có công ty mẹ hoặc
có chi nhánh ở nước ngoài… thì rủi ro kiểm soát nội bộ cao, khả năngxảy ra hiện tượng trốn thuế thông qua chuyển giá cao
- Các năm đã thanh tra, kiểm tra:
Trong phạm vi 3 năm nếu doanh nghiệp chưa được thanh tra,kiểm tra thì xem xét ưu tiên đưa vào kế hoạch thanh tra năm
Trang 32* Tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá rủi ro:
Tổng hợp các doanh nghiệp theo quy mô, ngành nghề và xếp loạirủi ro từ cao xuống thấp, phần ghi chú sẽ ghi kết quả đánh giá qua tiêuthức bổ trợ để tham khảo khi lựa chọn doanh nghiệp để thanh tra
Phần lưu ý tại biểu này để cán bộ thực hiện phân tích ghi cácnguồn thông tin bổ trợ khác từ nội bộ ngành hoặc từ các cơ quan hữuquan (nếu có), những đặc thù của doanh nghiệp mà cán bộ nắm được quacông tác quản lý… giúp cho việc lựa chọn đối tượng thanh tra đượcchính xác hơn
Ngànhnghề
Quymô
Rủi rotổngthể
Ghi chú
Lư
u ý
Cơcấu tổchức
Cácnămthanhtra,kiểm tra
Trang 33có sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, doanh nghiệp đã thực hiện hoàn thuếGTGT…
1.2.3.2 Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp không chỉ phục vụcho công tác lập kế hoạch thanh tra mà còn cung cấp thông tin tài chínhcho cán bộ thanh tra trong quá trình thanh tra tại trụ sở người nộp thuế.Thông qua phân tích báo cáo tài chính, cán bộ thanh tra có thể nhận biếtcác dấu hiệu bất thường, tập trung kiểm tra những nghi vấn trong việc kêkhai, hạch toán kế toán của doanh nghiệp Thông thường cơ quan thuế sửdụng các cách thức phân tích: phân tích theo chiều dọc và phân tích theochiều ngang kết hợp phân tích các tỷ suất
a Phân tích theo chiều dọc
Thể hiện tỷ lệ % của từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính trên 1chỉ tiêu khác, cho biết mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với nhau trong mộtbáo cáo
Phân tích theo chiều dọc tập trung vào mối quan hệ giữa cáckhoản tiền hơn là tập trung vào số tiền tuyệt đối trong các báo cáo tàichính
Mẫu số ở bảng cân đối tài sản thường là tổng tài sản, và mỗi giá trịtài sản đơn lẻ là tử số được coi là tỷ lệ % trên tổng tài sản Đối với báocáo lỗ lãi, mẫu số thường là tổng doanh thu
Minh hoạ phân tích theo chiều dọc Giả sử chúng ta có báo cáo tài chính đơn giản như sau:
Công ty A
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Trang 34Năm 2008
Triệu đồng Tỷ lệ
Phương pháp này chỉ hiệu quả khi tính và so sánh các tỷ lệ phầntrăm của một giai đoạn nhiều năm và sự thay đổi là tỷ lệ phần trăm củamỗi chỉ tiêu là quan trọng chứ không phải là bản thân tỷ lệ phần trămthực tế
b Phân tích theo chiều ngang
Thường sử dụng tỷ lệ % hoặc tỷ suất để xác định mức độ thay đổicủa từng chỉ tiêu trong 1 năm so với 1 hay nhiều năm sau Mức độ thayđổi được tính bằng cách chia cho các số liệu ở kỳ báo cáo trước đó
Minh hoạ phân tích theo chiều ngang Giả sử chúng ta có bảng báocáo tài chính đơn giản như sau:
Công ty A
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Trang 35c Sử dụng các tỷ suất trong phân tích Báo cáo tài chính
Trang 36Phân tích báo cáo tài chính là một quá trình đánh giá Một trongnhững mục tiêu chính là xác định được các thay đổi cơ bản trong xu thế,mối quan hệ và việc điều tra các lý do có liên quan đến các thay đổi đó.Quá trình đánh giá có thể được củng cố qua những kinh nghiệm và việc
sử dụng các công cụ phân tích Có thể nói kỹ thuật phân tích tài chínhđược sử dụng rộng rãi là phân tích các tỷ suất, phân tích mối quan hệgiữa hai hoặc nhiều mục trong báo cáo tài chính Tỷ suất tài chínhthường được phản ánh bằng tỷ lệ phần trăm hoặc số lần Tỷ suất thườngđược dùng rất hiệu quả khi so sánh chính doanh nghiệp này trong cácthời kỳ khác nhau hoặc so sánh cùng thời kỳ với các doanh nghiệp kháchoặc số liệu chuẩn của ngành
Nhìn chung, tỷ suất tài chính được tính toán cho mục đích khíacạnh đánh giá hoạt động của công ty và thuộc các phạm trù sau:
- Các hệ số khả năng thanh toán đo lường khả năng đáp ứng cácnghĩa vụ ngắn hạn của công ty
- Các tỷ suất sinh lời đo lường khả năng quản lý trong kiểm soátchi phí và thu lợi nhuận đối với các nguồn lực dành cho kinh doanh
- Các tỷ suất hiệu quả, hoạt động hay quay vòng cung cấp thôngtin về khả năng quản lý trong kiểm soát chi phí và thu lợi nhuận từ cácnguồn lực dành cho kinh doanh
- Các tỷ suất đòn bẩy đo lường mức độ bảo hộ của việc cung cấpnguồn tài chính dài hạn và cũng là công cụ trợ giúp cho việc đánh giákhả năng của công ty trong việc huy động các khoản vay nợ bổ sung vànăng lực trả nợ kịp thời của công ty
Dưới đây là một số tỷ suất thường được sử dụng trong phân tíchbáo cáo tài chính:
Trang 372 Lợi nhuận trước
thuế/Doanh thu
thuần
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Doanh thu thuần
3 Lợi nhuận sau thuế/
Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần
4 Lợi nhuận
gộp/Doanh thu
thuần
Lợi nhuận gộpDoanh thu thuần
Trang 38vốn chủ sở hữu (Vốn chủ sở hữu ĐK + Vốn chủ sở hữu
CK)/2
III Các tỷ suất hiệu
quả
1 Quay vòng tiền mặt Doanh thu thuần
Tiền và các khoản tương đương tiền
6 Vòng quay các
khoản phải thu
Doanh thu thuầnBình quân tổng các khoản phải thu
IV Các tỷ suất đòn
bẩy tài chính
1 Tổng nợ trên tài sản Tổng nợ phải trả
Tổng tài sản
Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu
3 Nợ trên vốn chủ sở
hữu
Nợ phải trảTổng nguồn vốn
4 Tỷ suất bao quát lãi
vay
Lợi nhuận trước thuế và lãivay (EBIT)
Chi phí lãi vay
5 Nợ dài hạn trên vốn
lưu động thuần
Nợ dài hạnTài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Trang 39V Các tỷ suất khác
1 Lợi nhuận gộp/giá
vốn
Lợi nhuận gộpGiá vốn hàng bán
2 Tỷ suất lợi nhuận
gộp/chi phí
Lợi nhuận gộpChi phí hoạt động
3 Tỷ suất lợi nhuận
Ví dụ: So sánh các khoản chi phí (giá vốn hàng bán, chi phí bánhàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phíkhác) với doanh thu thuần (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - cáckhoản giảm trừ như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán
bị trả lại, thuế TTĐB, thuế Xuất khẩu )
Chỉ tiêu này cho thấy để có được 01 đồng doanh thu thuần, đốitượng nộp thuế đã phải bỏ ra bao nhiêu chi phí tương ứng và tất nhiênmức hao phí tính ra càng lớn so với kỳ gốc (có thể là kỳ trước hoặc củabình quân ngành) càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng giảm và ngượclại Đây chính là định hướng để cán bộ thanh tra đi tìm bằng chứng lýgiải hiện tượng này
So sánh các khoản lợi nhuận (lợi nhuận gộp, lợi nhuận kế toántrước thuế, lợi nhuận sau thuế TNDN) với doanh thu thuần Việc so sánhnày cho thấy doanh nghiệp cứ thu được 01 đồng doanh thu thuần thì sẽđem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận Cán bộ thanh tra so
Trang 40sánh giá trị lợi nhuận đem lại của kỳ báo cáo so với kỳ gốc (kỳ trướchoặc của ngành) để xác định hiệu quả kinh doanh và khả năng nộp thuếthu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp trong kỳ có tương xứng với kếtquả kinh doanh không? Từ sự phân tích này, cán bộ thanh tra cũng cầnphải có những câu hỏi, nghi vấn đối với doanh nghiệp.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh tra thuế
1.3.1 Các nhân tố chủ quan
1.3.1.1 Nguồn nhân lực phục vụ thanh tra thuế
Theo quy định của Luật quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế ở cơquan thuế các cấp được cải cách theo hướng tổ chức tập trung theo 4chức năng nhằm chuyên môn hoá, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từngchức năng, gồm: Thanh tra, kiểm tra thuế; Tuyên truyền, hỗ trợ ngườinộp thuế; Kê khai kế toán thuế; Đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế.Trong đó bộ phận thanh tra trực tiếp thực hiện công tác thanh tra ngườinộp thuế
Để phù hợp với yêu cầu quản lý thuế hiện đại và tính chất phongphú, phức tạp, nhiều loại hình của người nộp thuế cũng như tình hìnhphát triển kinh tế hiện nay, trình độ chuyên môn của cán bộ thanh trathuế là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả côngtác thanh tra Cán bộ thanh tra phải được đào tạo, bồi dưỡng thườngxuyên để đáp ứng yêu cầu của tình hình về chính sách thuế, nghiệp vụthanh tra các sắc thuế Ngoài ra, để có thể lựa chọn đúng người nộp thuế