1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố hải phòng

255 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
Tác giả Nguyễn Thạch Đăng
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Duy Dũng, TS. Nguyễn Quốc Việt
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế Chính trị
Thể loại Luận án Tiến sĩ Kinh tế Chính trị
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 255
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Để thực hiện tốt vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở HảiPhòng, cần thiết phải nghiên cứu công phu, toàn diện, nghiêm túc vai trò nhà nước trướchết là chính q

Trang 1

4 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Hà Nội, 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS NGUYỄN DUY DŨNG

2 TS NGUYỄN QUỐC VIỆT

Hà Nội, 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn củaPGS.TS Nguyễn Duy Dũng và TS Nguyễn Quốc Việt Các thông tin và kết quảnghiên cứu được trong luận án do tự tôi thu thập, tìm hiểu, tổng hợp và phân tích mộtcách khách quan và phù hợp với thực tế tại thành phố Hải Phòng

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả

Nguyễn Thạch Đăng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốcgia Hà Nội, đến nay, luận án của tôi đã được hoàn thành Từ tận đáy lòng, tôi xin chânthành gửi lời cảm ơn tới Ban Giám nhà Trường cùng các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy,góp ý chuyên môn và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua Đặc biệt, tôi xingửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Duy Dũng và TS Nguyễn Quốc Việt đã tậntình chỉ dẫn và giúp đỡ để cho tôi có thể hoàn thành luận án

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, gia đình luôn đồng hành độngviên, hỗ trợ tôi vượt qua mọi khó khăn; Ban Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường tạođiều kiện hỗ trợ, giúp đỡ; cảm ơn các Sở, Ban, Ngành, doanh nghiệp của tỉnh/thành cóliên quan đã trao đổi, cung cấp tư liệu và những người dân nơi tôi thực hiện khảo sát

Do nhiều hạn chế về thời gian, kiến thức, luận án của tôi không tránh khỏi nhữngsai sót, hạn chế Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo,những người quan tâm để tôi hoàn thiện hơn nữa luận án này

Tôi xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả

Nguyễn Thạch Đăng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của luận án 1

2 Câu hỏi nghiên cứu của luận án 3

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp mới của luận án 9

7 Kết cấu của luận án 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 12

1.1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 12

1.1.1 Những nghiên cứu về sự cần thiết thể hiện vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển 12

1.1.2 Những nghiên cứu về các nội dung thể hiện vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở địa phương 14

1.1.3 Các nghiên cứu về đánh giá kết quả thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển 22

1.2 NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 24

1.2.1 Những đóng góp từ các công trình nghiên cứu đã tổng quan 24

1.2.2 Những “khoảng trống” nghiên cứu 25

1.2.3 Yêu cầu đặt ra cho nghiên cứu 27

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 28

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CẤP TỈNH 29

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CẤP TỈNH 29

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 29

2.1.2 Ý nghĩa và yêu cầu thể hiện vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển cấp tỉnh 34

Trang 6

2.1.3 Nội dung thể hiện vai trò nhà nước cấp tỉnh trong thu hút đầu tư phát triển

kinh tế biển 37

2.1.4 Tiêu chí đánh giá vai trò Nhà nước cấp tỉnh trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển 44

2.1.5 Nhân tố ảnh hưởng tới vai trò Nhà nước cấp tỉnh trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển 52

2.2 KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở ĐỊA PHƯƠNG 55

2.2.1 Kinh nghiệm của một số tỉnh/thành trong nước 55

2.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hải Phòng 63

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 64

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 65

3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 65

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 65

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 66

3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VAI TRÒ CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 68

3.2.1 Xây dựng thể chế thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển 68

3.2.2 Lập quy hoạch phát triển kinh tế biển và kế hoạch thu hút đầu tư 75

3.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở địa phương 78 3.2.4 Tạo lập môi trường thu hút đầu tư 79

3.2.5 Điều hành hoạt động thu hút đầu tư trong lĩnh vực kinh tế biển 84

3.2.6 Giải quyết các quan hệ lợi ích trong hoạt động thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển 99

3.3 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 103

3.3.1 Đánh giá sự ảnh hưởng của vai trò Nhà nước cấp tỉnh đối với thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng 103

3.3.2 Đánh giá về kết quả thực hiện thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng 109

Trang 7

3.3.3 Những hạn chế về vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế

biển ở thành phố Hải Phòng 123

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 131

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 133

4.1 BỐI CẢNH MỚI VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 133

4.1.1 Nhóm nhân tố bên ngoài địa phương 133

4.1.2 Nhóm nhân tố bên trong địa phương 137

4.2 ĐỊNH HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT HUY VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 138

4.2.1 Định hướng, chiến lược thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng 138

4.2.2 Quan điểm phát huy vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng 140

4.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2030 142

4.3.1 Hoàn thiện thể chế thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển 142

4.3.2 Hoàn thiện, xây dựng và bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế biển và thu hút đầu tư 149

4.3.3 Nâng cao năng lực của bộ máy tổ chức quản lý thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển 152

4.3.4 Cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư 153

4.3.5 Nâng cao hiệu quả điều hành thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển 157

4.3.6 Nâng cao hiệu quả giải quyết hài hoà các mối quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển 169

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 173

KẾT LUẬN 174

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 177

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 177

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 178

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển cấp tỉnh 39

Sơ đồ 2.2 Mô hình ảnh hưởng của vai trò nhà nước cấp tỉnh tới thu hút đầu tư 48phát triển kinh tế biển 48Hình 3.1 Chỉ số xếp hạng PCI của thành phố Hải Phòng và so sánh với một sốtỉnh/thành có biển ở Việt Nam 81Hình 3.2: Top 20 tỉnh/thành có chất lượng cơ sở hạ tầng tốt nhất 92Hình 3.3: Số lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, kho bãi năm 2016 - 2021 94Hình 3.4 Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế biển ở thành phố HảiPhòng giai đoạn 2015 - 2022 112Hình 4.1 Dòng vốn đầu tư toàn cầu giai đoạn 2007 - 2020 134Hình 4.2 Lượng vốn đầu tư nước ngoài vào 20 quốc gia hàng đầu thế giới 135

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Các tiêu chí đánh giá két quả thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển 23

Bảng 3.1 Tổng hợp các văn bản triển khai từ chủ trương, chỉ đạo của 70

Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế biển 70

Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các văn bản ban hành chính sách thu hút đầu tư 75

phát triển kinh tế biển 75

Bảng 3.3 Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh của một số tỉnh/thành 80

Bảng 3.4 Chỉ số hiệu quả quản trị, hành chính công cấp tỉnh của một số tỉnh/thành 80

Bảng 3.5 Chỉ số Tính minh bạch của chính quyền một số tỉnh/thành 82

Bảng 3.6 Đánh giá kiểm soát tham nhũng trong khu vực công của chính quyền một số tỉnh/thành 83

Bảng 3.7 Chỉ số Tính năng động của chính quyền một số tỉnh/thành 84

Bảng 3.8 Công suất của một số nhà máy chế biến thuỷ sản 89

Bảng 3.9 Chỉ số đánh giá về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền 98

một số tỉnh/thành 98

Bảng 3.10 Chỉ số đánh giá về mức độ cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở một số tỉnh/thành 103

Bảng 3.11 Kết quả khảo sát đánh giá về các nội dung thể hiện vai trò Nhà nước cấp tỉnh đối với thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng 104

Bảng 3.12 Độ tin cậy của các thang đo 104

Bảng 3.13 Kết quả hồi quy mô hình 107

Bảng 3.14 Tình hình thu hút vốn đầu tư của thành phố Hải Phòng vào các ngành kinh tế biển giai đoạn 2015 – 2022 110

Bảng 3.15 Tình hình thu hút FDI của thành phố Hải Phòng vào các ngành kinh tế biển năm 2022 111

Bảng 3.16 Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế biển ở Hải Phòng giai đoạn 2015 - 2022 113

Bảng 3.17 Tỷ trọng doanh nghiệp kinh tế biển trong tổng số doanh nghiệp hoạt động ở Hải Phòng giai đoạn 2015 - 2022 114

Bảng 3.18 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đầu tư ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015 - 2022 114

Trang 11

Bảng 3.19 Năng suất lao động của các ngành kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng giaiđoạn 2015 – 2022 115Bảng 3.20 Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với tổng sản phẩm trên địa bàn của các ngànhkinh tế biển ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015 – 2022 116Bảng 3.21 Mức độ đóng góp của các ngành kinh tế biển vào GRDP thành phố HảiPhòng giai đoạn 2015 – 2022 117Bảng 3.22 Sản lượng thuỷ sản ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015 – 2022 118Bảng 3.23 Sản phẩm đóng tàu ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015 – 2022 118Bảng 3.24 Giải quyết việc làm của các ngành kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng giaiđoạn 2018 – 2022 119Bảng 3.25 Tổng thu nhập người lao động trong các ngành kinh tế biển ở thành phố HảiPhòng giai đoạn 2015 – 2022 120Bảng 3.26 Thu nhập bình quân lao động trong các ngành kinh tế biển ở thành phố HảiPhòng giai đoạn 2015 – 2022 121

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của luận án

Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực quý giá cho phát triển

KT-XH của một quốc gia Tuy nhiên, sự phân bổ không đồng đều của chúng trên thế giới đãtạo ra những lợi thế so sánh rất khác biệt, mang tính khách quan giữa các nền kinh tế.Trong đó, biển là nguồn tài nguyên quý giá mà chỉ có các nước ven biển mới được hưởngbởi lợi ích từ biển vô cùng phong phú, đa dạng và dài lâu Đối với nền kinh tế, biển tạođiều kiện cho nhiều ngành hay lĩnh vực sản xuất phát triển như du lịch, thuỷ sản, logistic,dầu khí, thương mại, đóng tàu… Đối với xã hội, biển tạo sinh kế cho người dân, giảiquyết việc làm, tạo ra môi trường sống tốt và nền tảng của hội nhập quốc tế sâu rộng.Chính vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang coi biển, đảo, vùng ven biển lànguồn lực chính và kinh tế biển là lĩnh vực mũi nhọn, quan trọng trong chiến lược pháttriển KT-XH của mình, tạo nên sức mạnh bền vững của quốc gia cả hiện tài và lâu dài

Cũng giống như mọi lĩnh vực kinh tế, các ngành kinh tế biển được phát triểnkhông chỉ dựa vào nguồn tài nguyên biển mà còn phải dựa vào các nguồn lực khác nhưvốn, lao động, công nghệ Ở các quốc gia đang phát triển, nếu như nguồn lao động đượccoi là “dồi dào” thì nguồn vốn luôn khan hiếm, làm giảm sức phát triển của các ngànhkinh tế Các nhà lãnh đạo địa phương đều hiểu rằng việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từcác doanh nghiệp không chỉ làm tăng lượng “vốn” để mở rộng sản xuất mà còn được cả

“kỹ thuật - công nghệ” đi kèm Điều này là cơ sở quan trọng để phát triển KT-XH Ở cácđịa phương có biển, chiến lược thu hút đầu tư của chính quyền cấp tỉnh thường hướng tớiphát triển kinh tế biển để tạo ra sự hấp dẫn riêng Tuy nhiên, trên thực tế, lợi thế so sánh

về tự nhiên chỉ là một trong những yếu tố tác động tới quyết định của các nhà đầu tư Đểtránh rủi ro và thu được nhiều lợi nhuận, các nhà đầu tư còn tìm kiếm những ngành hayđịa phương có môi trường kinh doanh tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp phát triển, cósẵn cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuận lợi hay các nguồn lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinhdoanh với chi phí thấp… để bỏ vốn Những yếu tố này mang tính tổng quát, thống nhất vàđồng bộ ở cấp địa phương mà bản thân thị trường hay cá nhân, tổ chức tư nhân không thểhoặc không có động lực về lợi ích kinh tế để tạo ra Chỉ có Nhà nước, với vai trò điềuhành nền kinh tế, cung cấp các hàng hoá công cộng, giải quyết các vấn đề hài hoà lợi íchcộng đồng mới có thể tạo ra môi trường thu hút đầu tư nhằm phát triển KT-XH theo mụctiêu đã đặt ra Chính vì vậy, ở các địa phương, chính quyền cấp tỉnh phải phát huy vai tròcủa mình trong việc tạo điều kiện, môi trường tốt nhất cho các doanh nghiệp hoạt động

Trang 13

và phát triển hay nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh mới có thể giành lấy sự chú ýđầu tư Bên cạnh đó, các dự án đầu tư được thu hút vào địa phương còn phải đảm bảođạt được mục tiêu phát triển kinh tế bền vững Điều này đòi hỏi chiến lược thu hút đầu tưcủa các địa phương cần được lập hết sức kỹ càng, quản lý chặt chẽ nhất là đối với vấn đề

ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe, đời sống người dân, mức độ giải ngân đồngvốn, doanh nghiệp phá sản…

Hiện nay, những nghiên cứu về kinh tế biển ở các địa phương thường tập trung vàoviệc chọn lựa, phát triển các ngành kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển, đối phó với cácvấn đề trong phát triển kinh tế biển Nói cách khác, các lý thuyết về quản lý, phát triểnkinh tế biển được đề cập khá nhiều Tuy nhiên, một khía cạnh hẹp hơn là thúc đẩy thu hútvốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển của chính quyền địa phương lại được đề cập kháhạn chế, hiếm khi tách ra thành một vấn đề riêng nhất là thể hiện vai trò nhà nước trongmột lĩnh vực đặc thù Vì thế, hệ thống lý luận nghiên cứu về vai trò nhà nước rất cần thiết

bổ sung lý thuyết “vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển” làm cơ sởcho các nghiên cứu thúc đẩy phát triển KT-XH tại các địa phương có biển

Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớnnhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoahọc, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ Đây là thành phố lớn thứ 3 cảnước, lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội Hải Phòng cũng là địa phương có vùng bờ, biển vàđảo rộng lớn nằm trong chiến lược biển của cả nước Trong 10 năm qua, kinh tế biển -ven biển đã đóng góp khoảng 30% cho tổng GDP của thành phố GDP của vùng biển HảiPhòng cũng chiếm khoảng hơn 30% GDP kinh tế biển – ven biển cả nước và có tốc độtăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ chung vùng ven biển cả nước (Cục thống kê thành phốHải Phòng, 2023) Cảng Hải Phòng được xếp vào nhóm các cảng quan trọng nhất trong

536 cảng biển của khu vực Đông Nam Á Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác tài nguyên

và lợi thế từ biển ở Hải Phòng mới chỉ dừng lại ở khai thác tiềm năng chứ chưa đạt đượchiệu quả ở việc phát triển kinh tế biển bền vững Hạn chế này không chỉ xuất phát từchính sách phát triển kinh tế biển mà còn từ việc thu hút vốn đầu tư yếu mà cốt lõi là nănglực cạnh tranh hay các điều kiện hấp dẫn đầu tư còn thấp Lượng vốn đầu tư thu hút đượcvẫn chưa tương xứng và khai thác tiềm năng kinh tế biển của thành phố Điều này chothấy các điều kiện thu hút đầu tư cấp tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế như môi trường đầu tư,các hoạt động xúc tiến đầu tư, các nguồn lực khác ngoài biển hay cơ sở hạ tầng chưa đủ

Trang 14

sức cạnh tranh Có rất nhiều nguyên nhân của thực trạng trên, trong đó có lý do chưa thựchiện tốt vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng

Để thực hiện tốt vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở HảiPhòng, cần thiết phải nghiên cứu công phu, toàn diện, nghiêm túc vai trò nhà nước (trướchết là chính quyền địa phương) trong thu hút vốn đầu tư cho phát triển KT-XH ở HảiPhòng cả về lý luận và thực tiễn

Về lý luận, trước hết cần phải phân định rõ vai trò đặc thù của chính quyền cấptỉnh trong thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế biển Đối với các doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực kinh tế biển thì tài nguyên tự nhiên không còn là lợi thế so sánh.Chính vì vậy, chính quyền địa phương phải chủ động tạo dựng những lợi thế so sánhđộng, hấp dẫn và có lợi cho các nhà đầu tư Việc xác định nội dung mà chính quyền cáctỉnh ven biển cần thực hiện để thể hiện vai trò của mình là rất quan trọng, không chỉ là xâydựng thể chế, thực thi chính sách, tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi mà còn phảigiải quyết các vấn đề hài hoà lợi ích của các bên liên quan nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.Bên cạnh đó, vai trò của chính quyền cấp tỉnh phải được đặt trong mối quan hệ thốngnhất, biện chứng với quản lý kinh tế của Nhà nước trung ương và các điều kiện kháchquan khác

Về thực tiễn, cần xem xét chính quyền thành phố Hải Phòng đã thực hiện vai tròcủa mình trong thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế biển đã phù hợp đến mức độ nào vớiyêu cầu của Chính phủ, của thị trường; với điều kiện cụ thể của thành phố, của đất nước

và quốc tế trong bối cảnh hiện nay Bên cạnh đó, cần phải tìm ra một cách đầy đủ hơnnhững yếu tố tác động tới việc thu hút đầu tư để phát triển kinh tế biển ở thành phố này

Từ đó, đánh giá vai trò của chính quyền thành phố nhằm thu hút vốn đầu tư cho phát triểnkinh tế biển theo từng tiêu chí cụ thể để tìm ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhângây ra Đó là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt hơn vai trònhà nước trong thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế biển của thành phố Hải Phòng tronggiai đoạn tới

Rõ ràng, đây là những vấn đề rất cấp thiết và có tính thời sự cao, vì vậy tác giả

chọn “Vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải

Phòng” làm chủ đề nghiên cứu của luận án tiến sĩ nhằm phân tích và làm rõ những nội

dung trên và mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào phát triển bền vững kinh tế biểncủa thành phố Hải Phòng hiện nay và trong thời gian tới

Trang 15

2 Câu hỏi nghiên cứu của luận án

Luận án hướng đến trả lời câu hỏi nghiên cứu chính là:

- Chính quyền thành phố Hải Phòng cần làm gì để phát huy vai trò nhà nước trongthu hút đầu tư cho phát triển kinh tế biển?

Để giải quyết câu hỏi nghiên cứu chính, luận án đặt ra thêm một số câu hỏi cụ thể:

- Khung khổ lý thuyết về vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tếbiển cấp tỉnh là gì?

- Chính quyền thành phố Hải Phòng đã thể hiện vai trò gì để thu hút đầu tư pháttriển kinh tế biển thời gian qua? Vấn đề hạn chế nào còn tồn tại và nguyên nhân?

- Những giải pháp nào để phát huy hiệu quả vai trò của chính quyền thành phố HảiPhòng trong việc thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển thời gian tới?

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Từ việc làm rõ cơ sở khoa học về vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư phát triểnkinh tế biển cấp tỉnh, chỉ rõ những kết quả, hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong thựctiễn ở Hải Phòng, luận án đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả hơn vai trò củachính quyền thành phố trong lĩnh vực này đến năm 2030

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu trên, luận án có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu và vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư pháttriển kinh tế biển nhằm tìm ra những giá trị kế thừa và “khoảng trống” mà luận án cần giảiquyết

- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về vai trò của Nhà nước cấp tỉnh trongthu hút đầu tư phát triển kinh tế biển

- Đánh giá đầy đủ thực trạng và vai trò của chính quyền thành phố Hải Phòngtrong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển, tập trung phân tích, đánh giá kết quả, hạn chế

và nguyên nhân

- Đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ nâng cao và phát huy vai trò của chínhquyền thành phố Hải Phòng nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đến năm 2030

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung vào nghiên cứu vai trò của chính quyền thành phố Hải Phòngtrong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển

Trang 16

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Chủ thể nghiên cứu: Nhà nước cấp tỉnh (cụ thể là: chính quyền thành phố Hải

Phòng)

- Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu vai trò của chính quyền cấp

tỉnh trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở các khía cạnh chủ yếu: xây dựng thể chế,thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển; lập quy hoạch phát triển kinh tế biển; Tổ chức bộmáy quản lý thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở địa phương; Tạo lập môi trường thuhút đầu tư; Điều hành hoạt động thu hút đầu tư trong lĩnh vực kinh tế biển; Giải quyết cácquan hệ lợi ích trong hoạt động thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển Phạm vi nghiên cứu

về thu hút đầu tư chỉ dừng lại ở “đầu tư trực tiếp” bao gồm cả nguồn vốn trong nước lẫnngoài nước Luận án không đề cập tới việc thu hút đầu tư gián tiếp hoặc các nguồn vốnNhà nước (được cấp từ nguồn ngân sách)

- Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2015 – 2022 Trong đó, giai đoạn 2015 – 2020

triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa XII, Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ thành phố Hải Phòng khoá XV và hoàn thành nhiệm kỳ thứ hai trong thực hiệnchiến lược phát triển kinh tế biển của cả nước với những so sánh sự thay đổi trong quanđiểm, định hướng, nhiệm vụ về phát triển kinh tế biển Giai đoạn 2020 – 2022, thành phốHải Phòng cũng như cả nước phải đối mặt với tác động nặng nề của đại dịch Covid – 19,suy thoái kinh tế thế giới và các vấn đề toàn cầu khác như thiên tai, các mối quan hệ chínhtrị quốc tế phức tạp và những nỗ lực vượt qua khó khăn Điều này làm nảy sinh rấtnhiều vấn đề cần phải nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn nói chung ở thành phố HảiPhòng nói riêng trong bối cảnh quốc tế đang có nhiều biến động phức tạp Việc đề xuấtgiải pháp cho tới năm 2030 cũng là giai đoạn Việt Nam thực hiện “Chiến lược khai thác,bảo vệ môi trường biển và hải đảo” mới ban hành của Chính phủ theo Nghị quyết số48/NQ-CP Thu thập dữ liệu sơ cấp vào tháng 12/2022

Không gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu ở thành phố Hải Phòng Việc thu

hút đầu tư được xem xét cụ thể ở một số ngành kinh tế biển chủ đạo như: ngành du lịch vàdịch vụ biển, cảng biển - logistics (vận tải - kho bãi), nuôi trồng và khai thác hải sản (nôngnghiệp, thuỷ sản) của thành phố

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận và cách tiếp cận

5.1.1 Phương pháp luận

Trang 17

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đểnghiên cứu Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử yêu cầu việc nghiêncứu về vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố HảiPhòng phải tiếp thu, chọn lọc, kế thừa những kết quả nghiên cứu đã công bố, tiếp tục bổsung các khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn, nhất là ở địa phương Việc nghiên cứuthực tiễn không chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết được xây dựng mà còn kiểm chứng tính đúngđắn của các giả thuyết các nội dung lý luận và khung nghiên cứu đã được thiết kế Thựctiễn được xem xét trong sự vận động, biến đổi của bối cảnh, các nhân tố ảnh hưởng đểtìm ra xu hướng, quy luật của các nội dung nghiên cứu Việc nghiên cứu về thu hút đầu tư

để phát triển kinh tế biển của thành phố Hải Phòng phải xuất phát từ những điều kiệnkhách quan (sự vận động của thị trường, nhu cầu của các cá nhân, tổ chức) và chủ quan (ýchí của các cấp lãnh đạo), do các quy luật khách quan chi phối Tác giả tập trung phân tích

và làm sâu sắc và toàn diện hơn các nhân tố bên trong (các điều kiện đặc thù của thànhphố Hải Phòng) và bên ngoài tác động đến vai trò của nhà nước trong thu hút đầu tư pháttriển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng

5.1.2 Cách tiếp cận

Để nghiên cứu vấn đề một cách thấu đáo, luận án sử dụng cách tiếp cận sau:

- Tiếp cận từ góc độ kinh tế chính trị: Với cách tiếp cận này, luận án tập trung phântích vai trò nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy hìnhthành các quan hệ sản xuất theo hướng tiến bộ, hiện đại Vì vậy, vai trò nhà nước cấp tỉnhđược nghiên cứu trong luận án không chỉ khắc phục khuyết tật thị trường (như hay đượcthấy trong tiếp cận kinh tế học) mà phải thể hiện những nỗ lực của các chủ thể trong tổchức, thực hiện các điều kiện thuận lợi nhằm thu hút đầu tư để phát triển kinh tế biển ở địaphương Vì thế, nội dung nghiên cứu tạo lập môi trường thu hút đầu tư và hỗ trợ doanhnghiệp, cung cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, phát triển các nguồn lực cần thiết và đặcbiệt quan tâm tới việc giải quyết hài hoà các mối quan hệ lợi ích trong hoạt động thu hútđầu tư phát triển kinh tế biển địa phương

- Tiếp cận thực tiễn: Quan điểm này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu đề xuất giảipháp phải xuất phát từ thực tiễn chính quyền thành phố Hải Phòng thể hiện vai trò Nhànước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển thời gian qua, nhất là từ 2015-2022 (dướiảnh hưởng của nhiều yếu tố biến động)

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Trang 18

Dữ liệu thực hiện luận án được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt mụctiêu nghiên cứu Luận án sử dụng cả hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chủ yếu sau:

- Cục Thống kê Các niên giám thống kê, các báo cáo có liên quan đến phát triểnkinh tế biển tại Hải Phòng và vai trò của chính quyền thành phố Hải Phòng trong thu hútđầu tư phát triển kinh tế biển

- Các văn bản, quyết định liên quan đến chính sách phát triển kinh tế biển tại thànhphố Hải Phòng

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát các nhà quản lý, cán bộ làm việc

trong các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng (được mô tả chi tiết ở phụ lục 4) Nội dung khảosát xoay quanh những đánh giá liên quan đến vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư đểphát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng (chi tiết ở phụ lục 3)

5.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

* Phương pháp phân tích định tính: Các dữ liệu được thu thập sẽ xử lý theo

phương pháp tiếp cận định tính, mô tả, phân tích để làm rõ thực trạng cũng như đưa ra cácnhận định đánh giá về thực trạng vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tếbiển ở thành phố Hải Phòng Từ đó, luận án không chỉ cho thấy những kết quả, hạn chế,nguyên nhân và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết các mục tiêunghiên cứu đã đề ra Các phương pháp phân tích định tính được sử dụng kết hợp, cụ thểnhư sau:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp

Luận án sử dụng phương pháp phân tích trong cả 4 chương Bắt đầu từ việc phânchia các vấn đề của luận án thành những phần nhỏ có mối quan hệ tương quan từ lý luậnđến thực tiễn, đi sâu tìm hiểu các vấn đề về phát triển kinh tế biển, sự cần thiết và vai trònhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở các địa phương vùng biển Phântích cụ thể từng nội dung của vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tếbiển và đánh giá hiệu quả ở các mặt khác nhau Từ đó, phát hiện ra thuộc tính và bảnchất của từng nội dung cụ thể Điều này sẽ giúp cho luận án giải quyết các vấn đềnghiên cứu một cách khoa học, thấu đáo, chặt chẽ, rõ ràng

Tiếp đến, luận án tổng hợp lại các chi tiết để kết nối chúng trong mối quan hệbiện chứng, chỉ ra xu hướng, quy luật hay vẽ ra bức tranh tổng quát về vấn đề nghiêncứu Nếu phương pháp phân tích tìm ra các chi tiết của thực trạng thì phương pháp

Trang 19

tổng hợp ghép chúng lại để tạo thành một kết cấu tổng thể hoàn chỉnh giúp nhận diệnđầy đủ hơn thực tế.

Như vậy, luận án sẽ thực hiện nghiên cứu, đánh giá vấn đề nghiên cứu bằng cáchnhìn tổng thể, mô tả cấu trúc và các nội dung thể hiện vai trò Nhà nước trong thu hút đầu

tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng, trong đó, các bộ phận và sự tương táccủa chúng đặt trong một chỉnh thể theo logic phát triển Để phát huy hiệu quả vai trò Nhànước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng, các biện phápphải mang tính tổng thể, biện chứng và đồng bộ

Trong quá trình sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, luận án sử dụngcác số liệu thống kê đã qua xử lý, các thuật toán và kinh tế lượng, các biểu đồ để giúpthấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô, tỷ trọng của hiện tượng, nội dung, vấn đềnghiên cứu

- Phương pháp logic và lịch sử

Phương pháp logic và lịch sử đặt ra yêu cầu của việc nghiên cứu phải tuân theomột trình tự nhất định, đi từ cái riêng đến cái chung, từ quá khứ đến hiện tại, từ chi tiếtđến tổng quát Vấn đề nghiên cứu được dẫn dắt từ đơn giản đến phức tạp, từ những thứđã biết đến những thứ cần tìm hiểu Nghiên cứu của luận án đặt trong một không gian vàthời gian xác định Sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải đảm bảo tính liên tục về thờigian, làm rõ điều kiện, đặc điểm phát sinh, phát triển từ thấp đến cao, làm rõ các mốiquan hệ đa dạng trong vai trò nhà nước với việc thu hút đầu tư cho phát triển kinh tếbiển Đồng thời đặt quá trình phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng trong mốiquan hệ tương tác qua lại giữa các chính sách thu hút đầu tư và nỗ lực cải thiện môitrường kinh doanh của chính quyền cấp tỉnh và thực tế ở địa phương

* Phương pháp phân tích định lượng: Dựa trên các giả thiết nghiên cứu đã xây

dựng và các dữ liệu sơ cấp thu thập được, luận án tiến hành phân tích định lượng, hìnhthành mô hình hồi quy tuyến tính Phương pháp phân tích định lượng được cụ thể nhưsau:

- Phương pháp thống kê mô tả và so sánh

Luận án sử dụng phương pháp này cho phép thông qua tất cả các số liệu thứ cấp và

sơ cấp mô tả về thực trạng vai trò của chính quyền thành phố Hải Phòng trong việc thuhút đầu tư để phát triển kinh tế biển, chỉ rõ tính quy luật về tính hiệu lực, hiệu quả trongquản lý kinh tế của các chính quyền địa phương Luận án sử dụng phương pháp trên chủyếu tại chương 3 để thống kê về thực trạng, phân tích các chỉ tiêu đánh giá vai trò của

Trang 20

chính quyền thành phố đối với thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển, từ đó tìm ra cáchướng cho các giải pháp phát huy vai trò quản lý nhà nước phù hợp với bối cảnh mới nóichung, ở địa phương nói riêng

Để đánh giá các động thái phát triển của hiện tượng, bản chất vấn đề nghiên cứutheo thời gian, không gian, phương pháp so sánh chính là cách thức đặt các dữ liệu cùngmột chỉ tiêu ở các thời điểm khác nhau (thường là từng năm) để thấy được sự khác biệt,

sự biến động để giải thích cho thực trạng cũng như các yếu tố tác động tới vấn đề nghiêncứu So sánh cũng có thể được thực hiện để nhận thấy rõ hơn sự khác biệt giữa các nghiêncứu đã công bố nhằm chỉ ra những khoảng trống nghiên cứu mà các công trình đã công bốchưa thực hiện được

Bằng các phương pháp trên, luận án sẽ làm rõ các nội dung nghiên cứu của để cả

về lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để tổng kết, phân tích,đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ

sở đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò Nhà nước trong thu hútđầu tư phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng trong giai đoạn tới

- Phương pháp xây dựng mô hình đánh giá mức độ ảnh hưởng

Mục đích của việc phân tích định lượng trước hết chứng minh mối quan hệ của cácnội dung thể hiện vai trò Nhà nước cấp tỉnh đối với thu hút đầu tư phát triển kinh tế biểnbằng những con số cụ thể, rõ ràng Hay nói cách khác đánh giá việc thực hiện vai trò nhànước của chính quyền địa phương sẽ có ảnh hưởng tới kết quả thu hút đầu tư phát triểnkinh tế biển Mức độ ảnh hưởng của các nội dung (các biến số độc lập) tới thu hút đầu tưphát triển kinh tế biển chỉ ra rằng nếu hoàn thiện, làm tốt các nội dung thể hiện vai trò Nhànước của chính quyền cấp tỉnh thì sẽ thúc đẩy thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế biển ởđịa phương Với giả thiết về mô hình tuyến tính, từng nội dung thể hiện vai trò nhà nước

sẽ có ảnh hưởng ở mức độ khác nhau tới thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển, kết quảnghiên cứu không chỉ khẳng định ý nghĩa của các nội dung thể hiện vai trò nhà nước màcòn làm cơ sở để đề xuất các giải pháp phù hợp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả vai trònhà nước cấp tỉnh trong thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở địa phương Cơ

sở để xây dựng mô hình là lý thuyết về các nội dung thể hiện vai trò nhà nước cấp tỉnh

như: Xây dựng thể chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển, Lập quy hoạch phát triển kinh tế biển, Tổ chức bộ máy quản lý thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở địa phương, Tạo lập môi trường thu hút đầu tư; Điều hành hoạt động thu hút đầu tư trong lĩnh vực kinh tế biển, Giải quyết các quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư phát triển

Trang 21

kinh tế biển Đây cũng là những biến độc lập của mô hình Biến phụ thuộc là kết quả thu

hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở địa phương trên thực tế

6 Đóng góp mới của luận án

6.1 Đóng góp về lý luận

- Luận án đã tổng hợp, bổ sung khung lý luận về vai trò nhà nước cấp tỉnh trongthu hút đầu tư phát triển kinh tế biển Trong đó, phân tích và làm rõ các nội dung thể hiệnvai trò của Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển cấp tỉnh bao gồm: xâydựng thể chế, chính sách; lập quy hoạch phát triển kinh tế biển; tổ chức bộ máy quản lýthu hút đầu tư; tạo lập môi trường đầu tư; điều hành các hoạt động thu hút đầu tư pháttriển kinh tế biển; giải quyết hài hoà các quan hệ lợi ích trong thu hút vốn đầu tư phát triểnkinh tế biển

- Nếu như phần lớn khung lý thuyết về tiêu chí đánh giá vai trò nhà nước tập trung

về kết quả thực hiện thì luận án tổng hợp và xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá vai tròNhà nước cấp tỉnh trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở hai khía cạnh là xác lậpmức độ phụ thuộc của việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đối với vai trò Nhà nướccấp tỉnh và kết quả thể hiện vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển.Trong đó, xây dựng mô hình hồi quy đánh giá ảnh hưởng của các nội dung thể hiện vai trònhà nước cấp tỉnh (các biến độc lập) đối với thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển (biếnphụ thuộc) Nhờ đó, luận án khẳng định mức độ tin cậy của khung lý luận về các nội dungthể hiện vai trò Nhà nước được tổng hợp, xây dựng, đồng thời chỉ ra những hành độngcần thiết của chính quyền cấp tỉnh để đạt được mục tiêu thúc đẩy thu hút đầu tư phát triểnkinh tế biển địa phương Điều này sẽ lấp được "khoảng trống" trong nghiên cứu là chưa

có một khung lý luận thống nhất, rõ ràng về nội dung thể hiện vai trò nhà nước cấp tỉnhtrong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển Nếu như các nghiên cứu đã công bố thườngtập trung xây dựng mô hình hồi quy đánh giá nhân tố ảnh hưởng tác động tới vai trò nhànước thì luận án lại chứng minh nội hàm "vai trò nhà nước cấp tỉnh" đối với thu hút đầu tưphát triển kinh tế biển là phù hợp, uy tín, có mối quan hệ hồi quy và có thể tính toán đượcmức độ ảnh hưởng rõ ràng để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp để đạt được mục tiêunghiên cứu mà luận án đặt ra

6.2 Đóng góp về thực tiễn

- Luận án đã nghiên cứu thực hiện chưa được công bố bao gồm: phân tích thựctrạng vai trò của chính quyền thành phố Hải Phòng trong thu hút đầu tư phát triển kinh tếbiển giai đoạn từ 2015 đến 2022 Đánh giá thực trạng, kết quả, hạn chế, nguyên nhân về

Trang 22

vai trò Nhà nước cấp tỉnh (cụ thể ở Hải Phòng) đối với thu hút đầu tư phát triển kinh tếbiển Từ đó, đưa ra kiến nghị, đề xuất những giải pháp hoàn thiện vai trò của chính quyềnthành phố Hải Phòng nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đến năm 2030

Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu hữu ích đối với các nhà nghiên cứu, giảngdạy và các cơ quan có liên quan về phát triển kinh tế biển Việt Nam nói chung và ở thànhphố Hải Phòng nói riêng hiện nay và trong thời gian tới

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm

có 4 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư pháttriển kinh tế biển cấp tỉnh

Chương 3: Thực trạng vai trò chính quyền thành phố Hải Phòng trong thu hút đầu

tư phát triển kinh tế biển

Chương 4: Giải pháp phát huy vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh

tế biển ở thành phố Hải Phòng đến năm 2030

Trang 23

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI

1.1.1 Những nghiên cứu về sự cần thiết thể hiện vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển

Pascal và cộng sự (2011) trong “The influence of fiscal regulations on investment

in marine fisheries: A French case study” chỉ phân tích động lực đầu tư trong một lĩnhvực kinh tế biển là nghề cá Các tác giả đi sâu phân tích các lý do và động lực đầu tư vàocác đội tàu đánh cá thương mại của Pháp hoạt động dọc theo bờ biển Đại Tây Dương vàvai trò của các chính sách công đối với đầu tư Kết quả nghiên cứu chỉ ra vai trò của chínhsách tài khóa đối với các chiến lược đầu tư được quan sát Trong đó, những chính sách ưuđãi dành cho các nhà đầu tư khắc phục khó khăn khi gặp rủi ro trên biển sẽ thu hút pháttriển nghề cá Như vậy, chính sách của Nhà nước đối với thu hút đầu tư có ảnh hưởng tới

sự phát triển của nghề cá - một trong những ngành kinh tế biển quan trọng của nước Pháp

Chi-Wei Su và cộng sự (2021) trong “Financial aspects of marine economicgrowth: From the perspective of coastal provinces and regions in China” đã nghiên cứumối quan hệ nhân quả giữa tăng cường vốn đầu tư với tăng trưởng kinh tế biển ở TrungQuốc Hệ thống tài chính hoàn thiện, thị trường vốn phát triển cho phép các ngành côngnghiệp biển tận dụng tối đa các nguồn tài chính sẵn có, có lợi cho tăng trưởng kinh tếbiển Bài nghiên cứu cho rằng có thể thúc đẩy phát triển kinh tế biển thông qua thu hútvốn đầu tư trong các chính sách của chính phủ và đã được thiết lập ở hầu hết các tỉnh venbiển Theo đó, chính quyền địa phương cần chú trọng thu hút vốn đầu tư để thực hiện mụctiêu phát triển kinh tế biển địa phương

Naimah và cộng sự (2022) trong “Three centuries of marine governance inIndonesia: Path dependence impedes sustainability” cho rằng vai trò nhà nước rất quantrọng trong quản lý phát triển kinh tế biển bền vững Công trình nghiên cứu đã phân tích

sự thay đổi về thể chế quản lý kinh tế biển ở Indonesia trong suốt 300 năm Biển luôn cóvai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước, song khi coi kinh tế biển là nơimang lại nguồn lợi cho giới thượng lưu nhờ vào việc sở hữu và cho thuê thì việc quản lýkinh tế biển trở nên khó khăn hơn đối với việc đảm bảo quyền lợi của người dân và bảo vệmôi trường biển Các tác giả đã khẳng định sự phát triển của kinh tế biển chịu tác động

Trang 24

mạnh mẽ của các thể chế và vai trò quản lý Nhà nước cũng như nhận thức của chínhquyền địa phương Tuy nhiên, về vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư để phát triển kinh

tế biển hầu như chưa được đề cập và phân tích thấu đáo

Shuhong Wang và cộng sự (2021) trong “Financial development, productivity, andhigh-quality development of the marine economy” đã khám phá biện pháp cải thiện hiệuquả năng suất của các ngành công nghiệp biển từ góc độ thu hút đầu tư để tìm ra những ýtưởng mới cho sự phát triển ngành kinh tế biển chất lượng cao Các tác giả đã phân tíchcác quan hệ trực tiếp ảnh hưởng của đầu tư với cải thiện năng suất ngành hàng hải Kếtquả nghiên cứu cho thấy mức độ tăng cường thu hút đầu tư góp phần đáng kể vào tăngnăng suất trong ngành hàng hải Nghiên cứu chỉ rõ về chiều sâu hiệu quả và môi trườngthu hút đầu tư có ảnh hưởng tích cực đến năng suất của ngành kinh tế biển, chủ yếu tại cácvùng ven biển nhưng về chiều rộng thì thu hút đầu tư vẫn chưa có ảnh hưởng nhiều.Nguyên nhân chính là khả năng thu hút đầu tư hiện tại vào các ngành công nghiệp biểnvẫn chưa phù hợp với nhu cầu đầu tư của ngành Từ đó, các tác giả đưa ra khuyến nghịcần tăng cường thu hút đầu tư để phát triển kinh tế biển bằng cách thiết lập hệ thống tàichính cho các ngành, đổi mới hình thức thu hút đầu tư

E Segura và cộng sự (2018) trong bài “Economic-financial modeling for marinecurrent harnessing projects” cho rằng nguồn lực biển vô cùng dồi dào và có thể tái tạo.Đây là cơ sở cho phát triển kinh tế biển dài lâu Kinh tế biển không chỉ dựa vào nhữngngành truyền thống như ngư nghiệp, logistics mà còn có thể phát triển sản xuất điện vànăng lượng từ biển Tuy nhiên, cho đến nay, việc khai thác nguồn lực biển vẫn còn nhiềuhạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là bởi vấn đề tài chính Vì thế, thu hút đầu tư phát triểnkinh tế biển vô cùng quan trọng Nghiên cứu đã chỉ ra các phương thức tăng cường tàichính phát triển kinh tế biển mà chính quyền địa phương có thể thực hiện ngoài thu hútđầu tư của các doanh nghiệp thì có thể mở rộng kênh cung cấp vốn của ngân hàng, các tổchức tín dụng

Đoàn Vĩnh Tường (2008) trong luận án tiến sĩ kinh tế của mình đã trình bày “Giảipháp về vốn đối với phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” Với giới hạnnghiên cứu của mình, tác giả đã tập trung vào khía cạnh thu hút vốn đầu tư cho phát triểnkinh tế biển để xây dựng khung lý luận đặc thù và nghiên cứu thực tiễn tại một địaphương có biển là Khánh Hoà Tác giả khẳng định chủ thể thực hiện các giải pháp thúcđẩy thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở địa phương là chính quyền cấp tỉnh nhưng toàn

bộ nghiên cứu mới tiếp cận ở nội dung định hướng chiến lược, xây dựng và thực thi các

Trang 25

chính sách Luận án đã đề xuất được những giải pháp và khuyến nghị có tính khả thi đểthu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế biển tỉnh Khánh Hòa Tuy nhiên, trong luận án cácnghiên cứu về kinh tế biển chưa đi sâu vào phân tích cho từng nội dung của kinh tế biển,tiếp cận về các nguồn vốn nhất là các yếu tố ảnh hưởng tới việc thu hút vốn đầu tư để pháttriển kinh tế biển địa phương.

Đỗ Thị Hà Thương (2016) đã tập trung nghiên cứu về huy động vốn đầu tư chophát triển kinh tế biển Thanh Hoá Luận án đánh giá thực trạng các nguồn vốn đầu tư pháttriển chỉ ra những kết quả, các hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp để huyđộng vốn cho phát triển kinh tế biển của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới Tuy nhiên,luận án chỉ đi xem xét ở khía cạnh nguồn vốn mà chưa có cái nhìn toàn diện hơn về hoạtđộng thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển tại địa phương

Có thể thấy, dù là nghiên cứu trong hay ngoài nước, để đạt được kết quả thu hútđầu tư cho mục tiêu phát triển kinh tế biển thì rất cần phải có sự can thiệp của chính quyềnđịa phương ở nhiều phương diện

1.1.2 Những nghiên cứu về các nội dung thể hiện vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở địa phương

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập đến vai trò nhà nước trong thu hútđầu tư phát triển kinh tế biển ở một số khía cạnh khác nhau Mặc dù chúng không xuấthiện tất cả trong một nghiên cứu (có tính rời rạc) nhưng có thể tổng hợp lại như sau:

1.1.2.1 Thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển cần một thể chế rõ ràng với các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách được ban hành

Để thu hút đầu tư phát triển kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng, chính phủphải xây dựng một thể chế để cả doanh nghiệp lẫn người dân tin tưởng (Yeoh và cộng sự,2003) Về cơ bản, vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường như vai trò điều chỉnh, tạosân chơi chung, thu hút đầu tư … đều phải được luật hoá trong các văn bản quy phạmpháp luật (Phạm Ngọc Quang, 2009) Elizabeth Asiedu (2006) đã chỉ ra những nhân tốquan trọng ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp bao gồm tài nguyên thiênnhiên, quy mô thị trường, chính sách của chính phủ, thể chế và hệ thống luật pháp Nhữngsố liệu phân tích đã chỉ ra, một quốc gia nhỏ hoặc thiếu tài nguyên vẫn có thể thu hút đầu

tư bằng cách cải cách thể chế, pháp luật và xây dựng hệ thống chính sách phù hợp, hấpdẫn Tuy nhiên, tác giả đặc biệt nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong thu hút đầu tư.Trong nghiên cứu “Role of Government in Attracting and Inviting Investment from thePrivate Sector: Extrapolations from the Singapor Experience” của Yeoh và cộng sự

Trang 26

(2003) đã khẳng định: thể chế nhằm thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế viển là hệ thốnghành chính mang tính toàn vẹn và hiệu quả cùng với hệ thống tài chính lành mạnh đượcquản lý chặt chẽ Chính vì vậy, Singapore trở thành vùng đất có lợi nhất cho các nhà đầu

tư trên thế giới với năng lực cạnh tranh cao

Có thể thấy, ở những quốc gia hay địa phương có biển thì phát triển kinh tế biểnluôn được ưu tiên hàng đầu bởi đây là một trong những lợi thế so sánh lớn Chính vì vậy,thu hút đầu tư vào phát triển kinh tế biển cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.Khung lý luận về phát triển kinh tế biển được Chu Đức Dũng (2011) xây dựng khá đầy đủtrong “Chiến lược phát triển kinh tế biển Đông của một số nước Đông Á - Tác động vànhững vấn đề đặt ra cho Việt Nam” Dựa trên khung lý luận này, tác giả phân tích thựctrạng tại một số nước Đông Á và rút ra bài học cho Việt Nam về xây dựng chiến lược pháttriển kinh tế biển Tài liệu mới chỉ đề cập đến một nội dung của vai trò Nhà nước trongphát triển kinh tế biển ở cấp quốc gia và cũng chưa xem xét ở cấp tỉnh, địa phương Vấn

đề về chiến lược phát triển kinh tế biển cũng được Bùi Thị Lan Hương (2011) quan tâm.Tuy nhiên, tác giả lựa chọn giới hạn không gian nghiên cứu tại một số quốc gia trên thếgiới và rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam Dựa vào các chiến lược phát triển kinh tế biển,các chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực này sẽ được xây dựng để đạt được mục tiêuchiến lược đặt ra Trong nghiên cứu của Quang Nguyễn (2007), vai trò của chiến lượcphát triển kinh tế biển còn được khẳng định như “một cú hích” tạo động lực cho kinh tếbiển phát triển Như vậy, nghiên cứu cũng được nhìn nhận theo hướng khá tương tự vớihai nghiên cứu ở trên Trong đó, tác giả nhấn mạnh phát triển bền vững phải là mục tiêucuối cùng của phát triển kinh tế biển Vì thế, các chính sách cụ thể hoá chiến lược phảitính toán nhằm hài hoà lợi ích giữa khai thác, sử dụng tài nguyên biển với bảo vệ, tái tạomôi trường biển Bùi Tất Thắng (2007) lại nhấn mạnh vai trò của các yếu tố biển đổi đốivới phát triển kinh tế biển trong nghiên cứu: “Về chiến lược phát triển kinh tế biển củaViệt Nam” Thông qua đánh giá thực trạng kinh tế biển của Việt Nam nói chung, tác giảluận giải các yếu tố tác động và sự thay đổi của chúng để tìm ra các giải pháp chiến lượccho giai đoạn 2010 – 2020 Đây là giá trị nổi bật của công trình này và cũng là tài liệuquý cần được tham khảo

Phần lớn các công trình nghiên cứu đề cập đến việc xây dựng chính sách và thựcthi chính sách như một yếu tố cơ bản để thu hút đầu tư nhằm phát triển kinh tế Điều quantrọng nhất phải xây dựng một hệ thống các chính sách hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.Trong đó, các chính sách vừa phải dựa trên việc khai thác các lợi thế so sánh của địa

Trang 27

phương vừa phải đưa ra các ưu đãi dành cho các doanh nghiệp nhất là đối với nhữngngành tập trung thu hút đầu tư (Tomasz và cộng sự, 2014) Vương Đức Tuấn (2007) đãkhẳng định cơ chế, chính sách và triển khai chúng là hết sức cần thiết trong thu hút FDI ởđịa phương Thông qua việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư FDI,chính quyền địa phương cấp tỉnh có thể đạt được những mục tiêu về vốn cho phát triểnKT-XH địa phương Đinh Vị Hoàng (2021) trong nghiên cứu của mình cũng khẳng địnhchính sách là công cụ thể hiện vai trò nhà nước của chính quyền địa phương Cụ thể hơn,Trần Khánh Vinh (2021) cũng cho rằng chính sách và thực thi chính sách có tác độngquan trọng tới việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa phương Chủ thể thựchiện chính sách thu hút FDI chính là các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương Trong

đó, để thực thi chính sách thu hút vốn FDI, các tỉnh, thành cần ban hành văn bản, xâydựng kế hoạch, chương trình triển khai thực thi chính sách Alvin G Wint, Densil A.Williams (2002) khi nghiên cứu về thu hút đầu tư ở các nước đang phát triển đã rất ủng hộ

sử dụng yếu tố chính sách của chính quyền địa phương như một nỗ lực đặc biệt nhằm “lôikéo” dòng vốn phát triển kinh tế Sự khác biệt mà mỗi địa phương tạo ra sẽ hình thànhnăng lực cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế Sự khác biệt vềyếu tố tự nhiên không còn được coi trọng nhiều ở bối cảnh hiện nay mà chủ yếu nằm ởviệc chính quyền địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồnlực như thế nào

Chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng được đề cập đến đầu tiên trong các điềukiện xây dựng thể chế thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển (Yeoh và cộng sự, 2003) Mộtsố các nhà nghiên cứu khác lại cho rằng những chính sách như các hỗ trợ về tiếp cận đấtđai, tài chính hay bảo vệ môi trường đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các doanh nghiệp(Feitao, Jiang; Qiang, Geng; Daguo, Lv; Xiaoping, Li.China, 2012) Chính sách phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao cũng sẽ khiến các nhà đầu tư chú ý hơn tới các ngành kinh

tế mũi nhọn Yeoh và cộng sự (2003) đã chỉ ra khi triển khai chính sách đào tạo nguồnnhân lực chất lượng cao, lực lượng lao động của Singapore trở nên tốt nhất Đông Nam Á,

có thể cạnh tranh với tất cả các nền kinh tế phát triển cả về chất và lượng Người lao động

có tay nghề, thông thạo đa ngôn ngữ và công nghệ cao Đây là lý do mà các ngành kinh tếbiển của Singapore có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới Adis Maria Vila(2010) trong tác phẩm “The Role of States in Attracting Foreign Direct Investment: ACase Study of Florida, South Carolina, Indiana, and Pennsylvania” lại cho rằng các chínhsách xúc tiến có ý nghĩa quan trọng trong việc quảng bá và thu hút vốn, đặc biệt là đối với

Trang 28

các dòng vốn FDI Paolo Giaccaria (2000) lại cho rằng việc lựa chọn nhà đầu tư và xácđịnh các ngành kinh tế mũi nhọn cần tập trung thu hút mới là điều quan trọng mà chínhquyền địa phương cần thực hiện

Rất nhiều các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã tập trung vào chủ đề xây dựng vàthực thi chính sách cũng như tác động của chiến lược biển tới phát triển kinh tế biển ởViệt Nam nói chung và các địa phương nói riêng như Lê Minh Thông (2011), Viện kinh

tế và quy hoạch thuỷ sản (2007), Đinh Ngọc Viện, Đào Thị Phương Thảo, Vũ Ngọc Sơn(2002), Nguyễn Thu Hạnh (2011)… Các chính sách cơ bản được nêu ra bao gồm: chínhsách đất đai, đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực, hỗ trợ về tài chính, tín dụng, thuế vàmột số chính sách khác (Đinh Vị Hoàng, 2021)

1.1.2.2 Quy hoạch phát triển kinh tế biển tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư

Dù kinh tế thị trường phát triển đến mức độ nào thì vai trò nhà nước vẫn rất quantrọng, nó trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy kinh tế - xã hội (Hoàng Văn Hoan, 2002) Trongnền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước hiện nay, thẩm quyền, trách nhiệm củacác cấp, các ngành trong việc xây dựng, triển khai quy hoạch, kế hoạch, nhất là đối vớiquy hoạch vùng, quy hoạch phát triển kinh tế sẽ giúp các địa phương định hướng cácngành kinh tế trọng điểm cần thu hút đầu tư (Lương Xuân Quỳ, 2002, Nguyễn Thị Hải

Hà, 2019) Các quy hoạch phát triển kinh tế được tính toán dựa trên lợi thế địa phương,mục tiêu phát triển sẽ giúp hình thành chiến lược hành động của chính quyền cấp tỉnhtrong một giai đoạn nhất định

Trong một nghiên cứu của các tác giả Trung Quốc là Dương Kim Thâm, HoàngMinh Lỗ, Lương Hải Tân (1990) đã cho rằng kinh tế biển có thể phát triển nhờ vào việcNhà nước thực hiện quy hoạch và xây dựng chiến lược khai thác kinh tế biển phù hợp chomỗi giai đoạn khác nhau như chiến lược mở rộng vùng biển hay đẩy mạnh khai thác xabờ… Cuốn “Kinh tế biển Việt Nam, tiềm năng, cơ hội và thách thức” (2008) của Trungtâm thông tin FOCOTECH đã khẳng định vai trò của công tác quy hoạch phát triển củacác ngành kinh tế biển, đưa ra định hướng giúp các địa phương có thể khai thác lợi thế đểđẩy mạnh sản xuất, kinh doanh nhất là trong lĩnh vực cảng biển, thủy sản theo hướng sảnxuất hàng hóa, tăng sức cạnh tranh đi đôi với bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bềnvững

Wenchao Zhu và cộng sự (2021) trong “Synergistic analysis of the resilience andefficiency of China’s marine economy and the role of resilience policy” cho rằng hiệu

Trang 29

quả kinh tế biển chịu sự chi phối của khả năng phục hồi và chất lượng của nền kinh tếbiển tăng lên Vì vậy, đòi hỏi cấp thiết phải quy hoạch một hệ thống công nghiệp đadạng trên nền tảng công nghiệp và trình độ công nghệ hiện có để tăng cường khả năngphục hồi kinh tế và thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển Quy hoạch phát triển kinh

tế biển phải tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp biển, kết hợp với văn hoábảo vệ môi trường biển và quản lý tài nguyên biển

1.1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý thu hút đầu tư

Sự hình thành các cấp hành chính và điều chỉnh quy mô các đơn vị hành chính địaphương ở Việt Nam là để củng cố vai trò quản lý kinh tế vĩ mô ở các địa phương (Nguyễn

Ký và cộng sự, 2006, Nguyễn Thị Hải Hà, 2019) Chính vì vậy, trong các nghiên cứu củacác tác giả Việt Nam như "Chiến lược biển đến năm 2020 cú hích cho phát triển kinh tếbiển" của Quang Nguyễn (2007); Vũ Thị Nhài (2008) với bài viết "Về phát triển kinh tếbiển hiện nay"; Bùi Thị Thanh Hương (2011) với "Phát triển kinh tế biển: Kinh nghiệmquốc tế và một số vấn đề đối với Việt Nam"; Nguyễn Văn Tình (2006) với bài "Đảng bộquân chủng Hải quân thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng, anninh"; Lê Nguyễn (2007) với bài "Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam"; Bùi TấtThắng (2007) với bài viết "Sự phát triển kinh tế biển và chiến lược biển của một số nướctrên thế giới"; "Về chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam"; "Chiến lược kinh tếbiển một số kinh nghiệm thế giới"… đã chỉ ra sự kết hợp tổ chức triển khai thực hiện pháttriển kinh tế biển, trong đó thu hút đầu tư là một nội dung quan trọng xác định ở tất cả cáccấp, các lĩnh vực, như: trong quy hoạch tổng thể của quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội, kế hoạch tăng cường lực lượng quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền biển,đảo Đặc biệt, bên cạnh việc tổ chức bộ máy quản lý thu hút đầu tư phát triển địa phươngcấp Trung ương, Đảng và Nhà nước ta còn luôn luôn chú trọng xây dựng bộ máy quản lýcác cấp để quản lý và thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với các địaphương ven biển, các đảo, quần đảo

1.1.2.4 Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về thu hút đầu tư phát triển kinh tế biểnđều khẳng định vai trò nhà nước là rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường kinh doanhhấp dẫn Hay nói cách khác, nhiều nghiên cứu về cải thiện môi trường thu hút đầu tư trênđịa bàn cấp tỉnh được thực hiện bởi chính quyền địa phương cũng đã được nghiên cứunhư một cách thể hiện vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư cấp tỉnh Bằng việc tạo điềukiện cho các doanh nghiệp hoạt động lâu dài, khai thác lợi thế địa phương, luồng vốn đầu

Trang 30

tư cũng như các ngành kinh tế biển địa phương cũng sẽ được thúc đẩy mở rộng (StewardAnderson, 2013) Phạm Thị Ánh Tuyết (2015) đã nghiên cứu “Cải thiện môi trường thuhút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nam Định” với những phân tích về sựcần thiết và vai trò của chính quyền địa phương trong việc cải thiện môi trường thu hútđầu tư Dù tác giả chỉ tập trung vào giới hạn thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài với việc phân tích thực trạng tại tỉnh Nam Định Song, khung lý thuyết về nội dungcải thiện môi trường thu hút đầu tư của tác giả có giá trị tham khảo cho luận án.

Đỗ Hải Hồ (2011) nghiên cứu “cải thiện môi trường đầu tư ở các tỉnh vùng trung

du, miền núi phía Bắc Việt Nam” đã phân tích và làm rõ một số nội dung lý luận cơ bản

về môi trường đầu tư và cải thiện môi trường đầu từ Trong đó, tác giả đã nhấn mạnh môitrường đầu tư chỉ có thể được cải thiện bởi sự nỗ lực của chính quyền địa phương Ngoài

ra, vai trò của chính quyền cấp tỉnh còn được thể hiện trong thu hút đầu tư vốn ở địaphương ở việc khai thác có hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, xây dựng mốiliên kết và đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các tỉnh trong vùng, giữa vùng với cả nước, giữacác nhà đầu tư, nhà nước và người lao động

Đặng Văng Sáng (2018) đã đặt vấn đề nghiên cứu “vai trò của chính quyền địaphương trong việc tạo lập môi trường đầu tư để thu hút đầu tư tư nhân – nghiên cứu tạiLong An” và khẳng định môi trường đầu tư có tác động mạnh mẽ tới quyết định đầu tưcủa các doanh nghiệp vào một địa phương Chính quyền địa phương đóng vai trò quantrọng trong việc xây dựng môi trường đầu tư với các nhân tố truyền thống và các nhân tốnguồn lực mềm Từ đó tác giả cho rằng muốn có một môi trường đầu tư tốt thì chínhquyền địa phương phải thể hiện vai trò của mình trong việc cải thiện từng yếu tố cấuthành Tuy nhiên, tác giả không chỉ ra cách tổ chức bộ máy quản lý, xây dựng môi trườngđầu tư mà còn phân tích khá rõ ràng về phân cấp quản lý chung trong lĩnh vực kinh tế từTrung ương đến địa phương

Vương Đức Tuấn (2007) đã nghiên cứu “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001 – 2010” đã đề cập đếnmôi trường kinh doanh như một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc hoàn thiện cơchế, chính sách thu hút FDI ở địa phương và ngược lại cơ chế, chính sách lại có thể cảithiện môi trường đầu tư, giúp các doanh nghiệp có điều kiện tốt để hoạt động sản xuấtkinh doanh

Vai trò của chính quyền cấp tỉnh còn được thể hiện ở việc cải thiện khả năng cạnhtranh để thu hút đầu tư ở cấp độ địa phương VCCI đưa ra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

Trang 31

tỉnh PCI để đánh giá, xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượngđiều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanhnghiệp dân doanh vào năm 2005 và duy trì tới hiện nay PCI được xem là một công cụhướng tới thay đổi thực tiễn của các địa phương nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư để pháttriển kinh tế - xã hội PCI cũng chỉ ra nội hàm của vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư tạicác địa phương chủ yếu xoay quanh các chính sách liên quan đến sự thuận lợi của môitrường đầu tư Chính vì thế, khi đặt mục tiêu phát triển kinh tế địa phương hay mở rộng sốlượng doanh nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh, các nghiên cứu hướng tới việc nâng cao NLCTnhư một giải pháp cải thiện môi trường đầu tư Có thể tìm thấy một loạt các nghiên cứunhư sau: “Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong điều kiện kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam hiện nay” của Nguyễn Thị Thu Hà (2009) hay nhữngnghiên cứu chỉ hướng tới năng lực cạnh tranh thực tế tại một tỉnh nhất định như luận ántiến sĩ kinh tế của Phan Nhật Thanh năm 2011 ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân:

“Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương”nghiên cứu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh phạm vi của tỉnh Hải Dương, trong đó cómối liên hệ với một số tỉnh ở Việt Nam, “Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnhcho tỉnh Bắc Giang” của Trần Thị Thanh Xuân (2018), “Kế hoạch triển khai các giải phápnâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)” của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố

Hồ Chí Minh (2013), đề án “Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh An Giang giaiđoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020” của UBND tỉnh An Giang năm 2013…

1.1.2.5 Điều hành thực hiện các chính sách thu hút đầu tư

Các nghiên cứu thực tiễn ở các địa phương tại Việt Nam cũng cho thấy, giải phápthúc đẩy thu hút đầu tư vẫn chỉ xoay quanh các hoạt động của chính quyền địa phươngnhư giảm các khó khăn trong tiếp cận thủ tục hành chính, thực hiện quy hoạch phát triểnkinh tế, xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư.Ngoài ra, để đảm bảo tính hiệu quả thu hút đầu tư, việc thực hiện chính sách phải đượckiểm soát bởi các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương (Trần Văn Lưu, 2000; ĐặngThanh Cương, 2012) Hà Thị Sáu (2002) nghiên cứu hướng tới các hoạt động của cơ quanquản lý Nhà nước thực hiện thúc đẩy huy động vốn nhằm hoàn thành mục tiêu CNH-HĐH đất nước Trong đó, chức năng điều hành thực hiện các chính sách thu hút đầu tư rấtquan trọng Vấn đề thu hút đầu tư để phát triển kinh tế địa phương tập trung vào việc xâydựng và thực thi chính sách (Đàm Văn Vượng, 2003)

Trang 32

Cuốn “Kinh tế biển Việt Nam, tiềm năng, cơ hội và thách thức” (2008) của Trungtâm thông tin FOCOTECH đã chỉ ra để đạt được hiệu quả thu hút đầu tư phát triển kinh tếbiển, chính quyền cũng cần thiết thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên việcthực thi chính sách nhằm loại bỏ những tiêu cực kìm hãm sự phát triển Tương tự, Bùi ThịThanh Hương (2011) cũng chỉ ra chiến lược biển có tác động mạnh mẽ tới các hoạt độngkinh tế Từ đó, các chính sách, thực hiện chính sách và các công tác quản lý nhà nước nhưthanh tra, kiểm tra phải được thực hiện mới mang lại hiệu quả để đạt mục tiêu phát triểnkinh tế biển bền vững.

Đoàn Vĩnh Tường (2008) trong nghiên cứu của mình việc điều hành thực thichính sách và kiểm soát huy động, sử dụng vốn là biện pháp thu hút vốn đầu tư cho kinh

tế biển mà chính quyền địa phương cần phải thực hiện Tương tự như vậy, dù cách tiếpcận khá hẹp nằm trong việc xem xét khía cạnh nguồn vốn để phát triển kinh tế biển ThanhHoá, Đỗ Thị Hà Thương (2016) cũng phân tích vai trò của chính quyền địa phương trongviệc huy động vốn đầu tư cho các ngành kinh tế liên quan đến biển để khai thác hiệu quảnguồn lực biển là lợi thế quan trọng của địa phương Mặc dù chưa có cái nhìn toàn diệnhơn về hoạt động thu hút đầu tư nhưng bài nghiên cứu đã đề cập đến hoạt động thực thichính sách cần thiết và tác động của các chính sách cũng như thực thi chính sách tới pháttriển kinh tế biển

Jing Guo và cộng sự (2022) trong “Driving forces on the development of China’smarine economy: Efficiency and spatial perspective” cho rằng kinh tế biển đóng vai trò làđộng lực xanh cho tăng trưởng kinh tế quốc gia ở Trung Quốc Các tác giả kết luận rằngTrung Quốc nên theo đuổi phát triển kinh tế biển với chất lượng cao hơn là tăng trưởngvới tốc độ cao Các vùng ven biển cần tăng cường hợp tác liên vùng để thúc đẩy cụmcông nghiệp và phát huy hết vai trò động lực trung tâm của đổi mới sáng tạo trong pháttriển kinh tế biển Điều này sẽ giúp thúc đẩy thu hút đầu tư vào các ngành kinh tế biển

1.1.2.6 Giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư

Laura Eadie, Caroline Hoisington (2011) lại chỉ ra vai trò nhà nước trong việc địnhhướng thu hút đầu tư phát triển các ngành kinh tế biển, đưa ra các chính sách và thực hiệnchúng để một cách thống nhất Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra các vấn đề mà kinh tếbiển phải đối mặt và cho rằng nếu chính quyền địa phương không kiểm tra, kiểm soát chặtchẽ việc thực thi chính sách nhất là những chính sách liên quan đến sử dụng khai thác antoàn, giảm thiểu ô nhiễm sẽ khiến cho kinh tế biển không thể phát triển bền vững

Trang 33

Yang Jinsen (1984) trong nghiên cứu “Phát triển kinh tế biển phải thực hiện cáchtiếp cận cân bằng” đã phân tích các chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển củaTrung Quốc để đánh giá những thành công, mặt tồn tại trong thời gian qua Đồng thời, chỉ

ra nhược điểm trong chiến lược phát triển kinh tế biển dựa trên so sánh với khung tiếp cậncân bằng Từ đó, tác giả nhấn mạnh việc cần thiết phải giải quyết hài hoà các mối quan hệlợi ích giữa chính phủ, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên cơ sở phát triển bềnvững, bảo vệ môi trường biển trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên

Luara Eadie, Caroline Hoisington (2011) khi nghiên cứu phát triển kinh tế biển củaAustralia đã chỉ ra những nguy cơ như: cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường

mà người dân sẽ phải đối mặt nếu tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực này…Từ đó, bàibáo đề xuất một số giải pháp để việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển theo hướng bềnvững như yêu cầu các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện khai thác an toàn, giải phápgiảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các hoạt động của kinh tế biển

Đỗ Hải Hồ (2011) cũng khẳng định vai trò của chính quyền cấp tỉnh còn được thểhiện trong thu hút đầu tư vốn ở địa phương ở việc khai thác có hiệu quả và bền vững tàinguyên thiên nhiên, xây dựng mối liên kết và đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các tỉnh trongvùng, giữa vùng với cả nước, giữa các nhà đầu tư, nhà nước và người lao động

1.1.3 Các nghiên cứu về tiêu chí đánh giá kết quả thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển

Kinh tế biển là một lĩnh vực kinh tế quan trọng, được rất nhiều quốc gia trên thếgiới quan tâm bởi nguồn lợi từ biển là rất lớn Để đánh giá về kết quả thu hút đầu tư pháttriển kinh tế biển, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau

Các tiêu chí đánh giá về kết quả thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển truyền thốngnhư mức độ tăng trưởng số lượng các tổ chức kinh tế, giá trị gia tăng hay mức độ đónggóp của các ngành kinh tế biển trong GDP (Nazery Khalid, 2011) thường được đề cậptrong các nghiên cứu Tổng giá trị gia tăng (GVA) liên quan đến biển trở thành một chi sốquan trọng trong tài khoản thu nhập quốc gia ở những vùng có biển (Charles S Colgan,2016) Cụ thể hơn, kinh tế biển có thể chia thành 8 ngành là thông tin liên lạc và vận tảibiển, nuôi trồng thuỷ sản, khai thác muối biển, sa khoáng bãi biển, du lịch, năng lượngbiển, sử dụng nước biển và y học biển Việc đánh giá cho từng lĩnh vực về mở rộng đầu

tư, thu hút các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng việc làm và thu hút laođộng trong các ngành kinh tế biển cần được thực hiện thường xuyên trong thống kê kinh

tế biển (Wei Ling Song, Guang Shun He, Alistair McIlgorm, 2012) Tuy nhiên, một

Trang 34

nghiên cứu khác có thể chia các ngành kinh tế biển thành 3 nhóm chính với 28 ngành(Charles S Colgan, 2016) Việc mở rộng các ngành kinh tế cũng hàm ý sự lựa chọn thuhút đầu tư phát triển kinh tế biển.

Bên cạnh đó, việc thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế biển cũng phải được đitheo con đường bền vững Tức là các quốc gia, các địa phương khi khai thác tài nguyênbiển sẽ phải đối mặt với sự cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường… và để có thể pháttriển lâu dài các ngành kinh tế biển thì chính quyền địa phương khi thực hiện thu hút đầu

tư phải tiếp cận theo hướng bền vững Khi đánh giá về kết quả thu hút đầu tư phát triểnkinh tế biển phải bổ sung thêm tiêu chí khai thác an toàn, sử dụng các giải pháp giảmthiểu ô nhiễm biển (Laura Eadie, Caroline Hoisington, 2011) Thước đo về môi trườngkhông thể không được tính đến trong đánh giá về kết quả thu hút đầu tư phát triển kinh

tế biển (Charles S Colgan, 2016)

Các nghiên cứu ở Việt Nam thì thường gắn với các việc đánh giá thực trạng sựphát triển của các ngành kinh tế biển ở một địa phương hoặc phạm vi toàn quốc để tìmkiếm các giải pháp thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển Trong quá trình nghiêncứu, các đề tài thường đưa ra những tiêu chí đánh giá hay mô tả về kết quả thu hút đầu tưphát triển các ngành kinh tế biển thông qua sự tăng trưởng của doanh nghiệp, mở rộngngành nghề, tăng giá trị đóng góp của các ngành kinh tế biển vào tổng sản phẩm quốcdân, tăng việc làm, thu nhập của người lao động theo chuỗi thời gian (Nguyễn Thế Đạt,2009) Mặc dù một số đề tài không đề cập trực tiếp tới các chỉ tiêu đánh giá về môi trườngnhưng vấn đề phát triển kinh tế biển bền vững, các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường vàsuy giảm chất lượng tài nguyên biển lại được đề cập (Lê Nguyễn, 2007; Ban tuyên giáoTrung ương, 2008)

Một trong những chỉ tiêu đánh giá không được đề cập trực tiếp nhưng các giảipháp luôn hướng tới là sự hài lòng của các doanh nghiệp đối với chính sách phát triểnkinh tế biển Khi đó, họ sẽ tập trung đầu tư nhiều hơn, mở rộng sản xuất kinh doanh vàđóng góp vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển ở địa phương (Bùi Thị ThanhHương, 2011)

Như vậy, có thể tóm tắt một số tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế biển như sau:

Bảng 1.1 Các tiêu chí đánh giá két quả thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển

1

Mở rộng các ngành kinh tế biển Charles S Colgan, 2016Wei Ling Song, Guang Shun He,

Alistair McIlgorm, 2012

Trang 35

STT Các yếu tố Căn cứ lý thuyết

2 Số lượng các tổ chức kinh tế trong

lĩnh vực kinh tế biển tăng Nazery Khalid, 2011Nguyễn Thế Đạt, 2009

3 Giá trị sản xuất (đóng góp của các

ngành kinh tế biển) tăng

Nazery Khalid, 2011Charles S Colgan, 2016

4 Việc làm, lao động và thu nhập từ các

ngành kinh tế biển tăng Nguyễn Thế Đạt, 20095

Khai thác an toàn và giảm ô nhiễm

môi trường

Laura Eadie, Caroline Hoisington, 2011Charles S Colgan, 2016

Lê Nguyễn, 2007

6 Các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh

tế biển hài lòng với các chính sách

phát triển hiện hành

Bùi Thị Thanh Hương, 2011

Thông qua các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề vai trò nhà nướctrong thu hút đầu tư phát triển kinh tế ở trong và ngoài nước dưới các hình thức: đề tàikhoa học, báo cáo khoa học, luận án, sách, bài báo khoa học mà nghiên cứu sinh tiếp cậnđược cho thấy nội dung các đề tài được khai thác khá phong phú và đa dạng Hầu hết cácnghiên cứu đều khẳng định vấn đề tài chính mà cụ thể là thu hút vổn rất quan trọng chophát triển kinh tế biển Thậm chí, nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế biển chưa được phát triểntốt, khai thác hết tiềm năng là bởi tài chính còn yếu Nếu chỉ đơn giản dựa vào lợi thế tựnhiên thì các nhà đầu tư đã tập trung phát triển kinh tế biển từ rất lâu Song, thực tế ngàycàng đòi hỏi vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế biển nói chung huy động vốn nóiriêng thông qua các hoạt động quy hoạch phát triển ngành, tạo môi trường đầu tư, hỗ trợcác doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh…vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tụcnghiên cứu, bàn luận Từ các công trình đã công bố trên cho thấy, có rất nhiều hướngtiếp cận nghiên cứu về thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển, nhưng việc phân tích vaitrò nhà nước trong thu hút đầu tư nói chung, ở cấp tỉnh, thành phố nói riêng vẫn cònnhiều vấn đề cốt yếu chưa được trao đổi bàn luận nhiều Điều đó cũng chính là chủ đềtác giả lựa chọn và đi sâu phân tích trường hợp thành phố Hải Phòng

1.2 NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU

Thông qua các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề vai trò Nhà nướctrong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển cấp tỉnh ở trong và ngoài nước dưới nhiều hìnhthức: đề tài khoa học, báo cáo khoa học, luận án, sách, bài báo khoa học mà nghiên cứusinh tiếp cận được cho thấy khía cạnh thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển cũng như vaitrò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển không có nhiều tài liệu đề cập so

Trang 36

với các lĩnh vực kinh tế khác Với những phân tích tổng quan về các công trình nghiêncứu liên quan đến đề tài “Vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ởthành phố Hải Phòng”, có thể thấy được những giá trị tham khảo mà các tác giả cung cấp,

đó là:

1.2.1 Những đóng góp từ các công trình nghiên cứu đã tổng quan

Thứ nhất, các tài liệu nghiên cứu đã giúp tác giả xác định được một số vấn đề lýluận cơ bản về vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư để phát triển kinh tế địa phương nóichung, kinh tế biển nói riêng như sự cần thiết thể hiện vai trò nhà nước cấp tỉnh trong thuhút đầu tư phát triển kinh tế biển hay các nội dung thể hiện vai trò Nhà nước hoặc tiêu chíđánh giá kết quả thể hiện vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển địaphương

Thứ hai, có rất nhiều cách tiếp cận nghiên cứu thúc đẩy thu hút đầu tư nhằm pháttriển kinh tế biển ở địa phương

Thứ ba, nội dung được đề cập nhiều nhất thể hiện vai trò nhà nước trong thu hútđầu tư phát triển kinh tế biển là xây dựng một thể chế với các quy định pháp luật và banhành chính sách phù hợp Bên cạnh đó, quy hoạch phát triển kinh tế biển, tạo dựng môitrường đầu tư thuận lợi, điều hành hiệu quả thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triểnkinh tế biển cũng được nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra là những nội dung quan trọng thể hiệnvai trò nhà nước

Thứ tư, đưa ra ý tưởng và phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới vai trò củachính quyền cấp tỉnh trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở địa phương

Thứ năm, có rất nhiều tiêu chí để đánh giá vai trò nhà nước trong thu hút đầu tưphát triển kinh tế biển, chủ yếu tập trung vào kết quả thu hút đầu tư vào các ngành kinh

tế biển

Những đóng góp trên giúp tác giả có căn cứ để lựa chọn nội dung nghiên cứu phùhợp cho luận án của mình

1.2.2 Những “khoảng trống” nghiên cứu

Tuy nhiên, từ kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu ở trên, có thể thấy cònmột số vấn đề chưa được các tác giả đề cập tới, cụ thể như sau:

Thứ nhất, phần lớn các nghiên cứu có liên quan thường tiếp cận dưới góc độ quản

lý kinh tế mà không phải là kinh tế chính trị Chính vì vậy, khi nghiên cứu về vai trò nhànước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế, các tác giả tập trung chủ yếu vào nghiên cứuvào việc xây dựng các chính sách thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư hay điều

Trang 37

hành thực thi các chính sách Tuy nhiên, các nội dung khác còn khá hạn chế và đặc biệtchưa có nghiên cứu nào đề cập đầy đủ các nội dung thể hiện hết vai trò Nhà nước theotiếp cận kinh tế chính trị là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, hình thành các quan hệsản xuất theo hướng tiến bộ, hiện đại đặc biệt quan tâm tới việc giải quyết hài hoà các mốiquan hệ lợi ích trong hoạt động thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển địa phương ngoàiviệc khắc phục các khuyết tật thị trường

Thứ hai, mặc dù nhiều đề tài nghiên cứu đã khẳng định sự cần thiết của vai trò nhànước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở trung ương hoặc địa phương nhưngvấn đề vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế biển cấp tỉnh lại chưađược đề cập là đối tượng nghiên cứu trực tiếp Những lập luận này chỉ giải thích cho việcChính phủ hoặc chính quyền địa phương ban hành các chính sách thu hút đầu tư Điềunày cũng cho thấy sự thiếu vắng nghiên cứu về mức độ tin cậy của nhận định, minhchứng sự phụ thuộc của thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển vào vai trò nhà nước cấptỉnh trên thực tế và đánh giá mức độ ảnh hưởng của mỗi nội dung thể hiện vai trò nhànước đối với thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở địa phương làm cơ sở cho việc đềxuất các giải pháp thúc đẩy nhằm đạt được mục tiêu

Thứ ba, khi nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển, do giớihạn về đối tượng nghiên cứu nên có nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở nhận định chung về lýluận cạnh tranh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, về phát triển kinh tế biển hay huy động vốn

để phát triển kinh tế biển Đây là những nghiên cứu trong một khía cạnh đặc thù Thậmchí, một số nghiên cứu ở Việt Nam quá đề cao các chỉ số PCI là cơ sở cho việc nâng caonăng lực cạnh tranh để thu hút đầu tư mà chưa đề cập đến vai trò nhà nước bao gồm rấtnhiều hoạt động khác của chính quyền địa phương để thúc đẩy thu hút đầu tư nhằm pháttriển kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng

Thứ tư, các nghiên cứu trong nước với tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị nóichung và về vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư nói riêng thì mới chỉ sử dụng phươngpháp định tính Điều này khiến cho các nghiên cứu mới dừng lại ở thống kê mô tả và đánhgiá khía cạnh kết quả đạt được là chủ yếu Sẽ rất thiếu sót khi chưa đánh giá sự ảnh hưởnglàm nổi bật ý nghĩa, mối tương quan giữa vai trò nhà nước cấp tỉnh với thúc đẩy thu hútđầu tư phát triển kinh tế biển Như vậy, việc lựa chọn phương pháp kết hợp cả định tính

và định lượng, xây dựng mô hình định lượng nghiên cứu thực tiễn ảnh hưởng của vai trònhà nước cấp tỉnh đối với thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển mới bù lấp “khoảng trống”hiện nay về phương pháp nghiên cứu cho vấn đề mà luận án lựa chọn

Trang 38

Thứ năm, cho đến hiện nay, đã có những nghiên cứu về phát triển kinh tế biểnhoặc vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế địa phương nhưng chưa cónghiên cứu trực tiếp về vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở ViệtNam

Tác động của thời kỳ hội nhập cùng với nền kinh tế 4.0 đã ảnh hưởng ngày càngmạnh mẽ đến các doanh nghiệp, sự quản lý của chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam.Nhiều mô hình kinh tế đã ra đời phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ, KT-

XH mới như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh… bổ sung thêm vào môhình phát triển kinh tế bền vững Những tỉnh có biển là có lợi thế đặc biệt để phát triểnkinh tế xã hội nhưng không phải tỉnh nào cũng phát huy được hết tiềm năng Tháchthức, khó khăn và yêu cầu trong quá trình hội nhập, phát triển là rất lớn Một phần lý

do bởi các doanh nghiệp phát triển tự phát sẽ khó thành công Điều này rất cần sự canthiệp của chính quyền địa phương thể hiện vai trò Nhà nước trong xây dựng môi trườngđầu tư, kinh doanh, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợiđồng thời kiểm soát để gìn giữ môi trường cho phát triển bền vững đặt trong bối cảnhmới Như vậy sẽ tránh được các tác động tiêu cực, kìm hãm doanh nghiệp và nền kinh

tế địa phương

Đặc biệt, cho đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể thực tiễn tại thành phố Hải Phòng –thành phố biển trực thuộc Trung ương Một thời gian dài, Hải Phòng gần như khôngquan tâm thu hút đầu tư một cách hệ thống nhất là đối với phát triển kinh tế biển là kinh

tế trọng điểm của thành phố Việc nghiên cứu vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư pháttriển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng trong giai đoạn này sẽ là ví dụ điển hình cho cáctỉnh thành có biển khác và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án

1.2.3 Yêu cầu đặt ra cho nghiên cứu

Như vậy, cần tiếp tục hoàn thiện khung lý thuyết cũng như thực tiễn về vai trò nhànước trong thu hút đầu tư để phát triển kinh tế biển với các nội dung như sau:

Thứ nhất, xác định cách tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị về vai trònhà nước cấp tỉnh trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển nhằm thúc đẩy phát triển lựclượng sản xuất, hình thành các quan hệ sản xuất theo hướng tiến bộ, hiện đại đặc biệtquan tâm tới việc giải quyết hài hoà các mối quan hệ lợi ích trong hoạt động thu hút đầu

tư phát triển kinh tế biển địa phương ngoài việc khắc phục các khuyết tật thị trường

Thứ hai, cần xác định nội dung thể hiện vai trò nhà nước cấp tỉnh trong thu hútđầu tư phát triển kinh tế biển đầy đủ gồm: Xây dựng thể chế, chính sách thu hút đầu tư

Trang 39

phát triển kinh tế biển, Lập quy hoạch phát triển kinh tế biển, Tổ chức bộ máy quản lýthu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở địa phương, Tạo lập môi trường thu hút đầu tư;Điều hành hoạt động thu hút đầu tư trong lĩnh vực kinh tế biển, Giải quyết các quan hệlợi ích trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển.

Thứ ba, xác định việc đánh giá vai trò nhà nước cấp tỉnh trong thu hút đầu tư pháttriển kinh tế biển phải được xem xét ở 2 nhóm tiêu chí tương ứng với 2 khía cạnh đánhgiá nhằm đảm bảo tính đầy đủ, sâu sắc cho nghiên cứu Đó là: nhóm tiêu chí đánh giá sựphụ thuộc của thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đối với vai trò Nhà nước cấp tỉnh vànhóm tiêu chí đánh giá về kết quả thực hiện thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế biển.Trong đó, khi đánh giá ảnh hưởng của vai trò Nhà nước cấp tỉnh đối với thu hút đầu tưphát triển kinh tế biển cần sử dụng phương pháp định lượng với việc xây dựng mô hìnhhồi quy về mối quan hệ giữa các nội dung thể hiện vai trò nhà nước cấp tỉnh (các biếnđộc lập) với thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế biển (các biến phụ thuộc) Còn nhómtiêu chí đánh giá về kết quả thực hiện thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đượcthực hiện với phương pháp định tính, chủ yếu là thống kê mô tả, phân tích và tổng hợp

Thứ tư, phân tích thực trạng thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phốHải Phòng nhằm tìm ra những hạn chế còn tồn tại của việc thể hiện vai trò nhà nước cấptỉnh trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển Từ đó, đề xuất những giải pháp để chínhquyền cấp tỉnh thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất, phù hợp với điều kiện đặc thùcủa thành phố nhằm phát huy tiềm năng, thúc đẩy thu hút đầu tư vào các ngành kinh tếbiển một cách hiệu quả

Luận án của nghiên cứu sinh đặt ra vấn đề vai trò nhà nước trong thu hút đầu tư đểphát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng ở giai đoạn hiện nay với tiếp cận kinh tếchính trị Như vậy, có thể khẳng định luận án nghiên cứu sinh dự kiến nghiên cứu không

có trùng lắp với các công trình đã nghiên cứu đã thực hiện trước đây cả về nội dung, phạm

vi, thời gian và không gian

Như vậy, nghiên cứu của luận án phải trả lời được các câu hỏi sau:

- Khung khổ lý thuyết về vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tếbiển cấp tỉnh là gì?

- Chính quyền thành phố Hải Phòng đã thể hiện vai trò gì để thu hút đầu tư pháttriển kinh tế biển thời gian qua? Vấn đề hạn chế nào còn tồn tại?

- Những giải pháp nào để phát huy hiệu quả vai trò của chính quyền thành phố HảiPhòng trong việc thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển thời gian tới?

Trang 40

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước những côngtrình có liên quan đến đề tài, chương 1 chỉ ra hầu hết các đề tài đều chưa thật sự đặt vấn

đề nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển

ở địa phương thành đối tượng nghiên cứu chính Vì thế, cho đến nay cũng chưa có khung

lý thuyết chính thức, đầy đủ dành cho vấn đề này

Mặc dù cơ sở thực tiễn về từng khía cạnh thể hiện vai trò của chính quyền địaphương cấp tỉnh trong thu hút vốn đầu tư hay phát triển kinh tế biển đã được đề cập tớinhưng phân tích vai trò nhà nước trong thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế biển ởthành phố Hải Phòng thì còn bỏ ngỏ Đây cũng chính là lý do tác giả lựa chọn chủ đề nàylàm nội dung nghiên cứu của luận án tiến sỹ

Ngày đăng: 30/05/2024, 11:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban tuyên giáo Trung ương – Trung tâm thông tin công tác tư tưởng (2008), Biển và hải đảo Việt Nam , tr232 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biểnvà hải đảo Việt Nam
Tác giả: Ban tuyên giáo Trung ương – Trung tâm thông tin công tác tư tưởng
Năm: 2008
6. Võ Văn Bình (2020), Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía nam Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế Trường đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phíanam Việt Nam
Tác giả: Võ Văn Bình
Năm: 2020
12. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quátrình hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Chu Văn Cấp
Nhà XB: NXB chính trị Quốc gia
Năm: 2003
14. Đặng Thành Cương (2012), Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An, Luận án trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, [tr 21 -22] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàivào tỉnh Nghệ An
Tác giả: Đặng Thành Cương
Năm: 2012
15. Lê Quang Cường (2007), Luận án “Hoàn thiện phương thức huy động vốn tín dụng Nhà nước bằng phát hành trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam”, Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, tr 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện phương thức huy động vốn tín dụngNhà nước bằng phát hành trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam
Tác giả: Lê Quang Cường
Năm: 2007
16. Chi cục khai thác vào bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Báo cáo tổng kết hàng năm . 17. Cục Thống kê thành phố Hải Phòng (2018), Niên giám Thống kê thành phố Hải Phòng 2015 - 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết hàng năm".17. Cục Thống kê thành phố Hải Phòng (2018)
Tác giả: Chi cục khai thác vào bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Báo cáo tổng kết hàng năm . 17. Cục Thống kê thành phố Hải Phòng
Năm: 2018
19. Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB Thông Tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về cạnh tranh toàn cầu
Tác giả: Bạch Thụ Cường
Nhà XB: NXB Thông Tấn
Năm: 2002
20. Cục xúc tiến thương mại (2011), Đà Nẵng - tiềm năng và phát triển - phần 1 http://www.vietrade.gov.vn/vung-kinh-te-trong-diem-mien-trung/2412-da-nang-tiem-nang-va-phat-trien.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đà Nẵng - tiềm năng và phát triển - phần 1
Tác giả: Cục xúc tiến thương mại
Năm: 2011
22. David Dapice (2004), Lịch sử hay chính sách: Tại sao các tỉnh phía bắc không tăng trưởng nhanh hơn, Báo cáo UNDP ( tháng 05/2004), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử hay chính sách: Tại sao các tỉnh phía bắc khôngtăng trưởng nhanh hơn
Tác giả: David Dapice
Năm: 2004
23. David Ricardo (2002), Biên dịch: Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Hoàng Long,“Những nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế khóa”, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế khóa”
Tác giả: David Ricardo
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
25. Chu Đức Dũng (2011), Chiến lược phát triển kinh tế biển Đông của một số nước Đông Á - Tác động và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Đề tài Nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển kinh tế biển Đông của một số nướcĐông Á - Tác động và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
Tác giả: Chu Đức Dũng
Năm: 2011
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội , tr 181 – 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB. Chính trị quốc gia , Hà Nội – 2006, tr 225 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,NXB. Chính trị quốc gia
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB. Chính trị quốc gia"
Năm: 2006
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2007, tr. 764 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hànhTrung ương khóa X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2007
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,Văn phòng Trung ương Đảng
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2016
31. Thế Đạt (2009), Nền kinh tế các tỉnh vùng biển Việt Nam , NXB Lao động, Hà Nội 32. Trần Thọ Đạt, Đỗ Tuyết Nhung (2008), Tác động của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Việt Nam, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nền kinh tế các tỉnh vùng biển Việt Nam", NXB Lao động, Hà Nội32. Trần Thọ Đạt, Đỗ Tuyết Nhung (2008), "Tác động của vốn con người đối với tăngtrưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Việt Nam
Tác giả: Thế Đạt (2009), Nền kinh tế các tỉnh vùng biển Việt Nam , NXB Lao động, Hà Nội 32. Trần Thọ Đạt, Đỗ Tuyết Nhung
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2008
33. I.Đ.V. Đanxốp và F.I. Pôlianxki (1994), “Lịch sử tư tưởng kinh tế”, Phần thứ nhất, tập III, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.153 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng kinh tế
Tác giả: I.Đ.V. Đanxốp và F.I. Pôlianxki
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1994
34. Minh Đức (2023), Phát huy tiềm năng kinh tế biển, https://quangninh.gov.vn/chuyen-de/chuyendoiso/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=122065, truy cập ngày 17/5/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy tiềm năng kinh tế biển
Tác giả: Minh Đức
Năm: 2023
64. Tường Minh (2022), Đà Nẵng: Quan hệ lao động được kiểm soát và giải quyết kịp thời, https://laodong.vn/ldld-da-nang/da-nang-quan-he-lao-dong-duoc-kiem-soat-va-giai-quyet-kip-thoi-1128924.ldo, truy cập ngày 20/12/2022 Link
66. Phong Nam (2024), Quảng Ninh sẵn sàng điều kiện đón vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, https://daibieunhandan.vn/dia-phuong/quang-ninh-san-sang-dieu-kien-don-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai, truy cập ngày 27/02/2024 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w