1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm tác động của giá than đến các chỉ số kinh tế vĩ mô cpi và ppi đối với việt nam

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Các đặc điểm của sản phẩm điện năng; quá trình sản xuất và kinh doanh than1.2.1 Đặc diểm của sản phẩm than - Là một dạng năng lượng hoá thạch, tài nguyên không tái sinh- Hình thái vận ch

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIKHOA/VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

- 

-BÀI TẬP NHÓM

CHUYÊN ĐỀ: GIÁ THAN

Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Thu HàNhóm: 4

Lớp: Lý thuyết giá năng lượng - 134053Sinh viên thực hiện:

Đặng Hoàng Tuấn20192310Nguyễn Ngọc Thành20192302

Đàm Thị Thu Trang20192308Trịnh Thu Trang20192309

Thân Thị Kim Yến20192312

Trang 2

MỤC LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ THAN 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Các đặc điểm của sản phẩm điện năng; quá trình sản xuất và kinh doanh than 41.2.1 Đặc diểm của sản phẩm than 4

1.2.2 Đặc trưng của quá trình sản xuất ngành công nghiệp than đá 4

1.2.3 Các đặc trưng về trữ lượng, cung cầu về than đá quốc tế 4

1.2.4 Đối với việc sử dụng, lượng cầu về than đá: 5

1.2.5 Kinh doanh than 5

1.3 Các nguyên tắc định giá bán than 7

2.3.1 Thực trạng giá bán than trong nước 13

2.3.2 Gía bán than thế giới và trong khu vực 15

2.4 Ảnh hưởng của giá bán than đến chỉ số kinh tế vĩ mô, CPI và PPI162.4.1 Các thành phần kinh tế vĩ mô 16

2.4.2 Tác động của giá than đến các chỉ số kinh tế vĩ mô, CPI và PPI đối với Việt Nam 18

CHƯƠNG 3: TƯƠNG LAI GIÁ BÁN THAN 21

Trang 3

3.1 Tổng quan thị trường than hiện nay 213.2 Tương lai giá bán than 22CHƯƠNG 4: CÁC CÂU HỎI CỦA NHÓM KHI NGHIÊN CỨU VỀ GIÁ BÁN THAN 24

Tài liệu tham khảo: 25

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ THAN1.1 Khái niệm

Than là một dạng năng lượng không tái sinh, là một trong bốn dạngnăng lượng sơ cấp chủ đạo trong bảng cân bằng năng lượng quốc tế 1.2 Các đặc điểm của sản phẩm điện năng; quá trình sản xuất và kinh

doanh than

1.2.1 Đặc diểm của sản phẩm than

- Là một dạng năng lượng hoá thạch, tài nguyên không tái sinh- Hình thái vận chất ở thể rắn, rất khó cho vận tải

- Sản phẩm từ khai thác đến khâu sử dụng qua công đoạn chế biến đơn giản hơn so với sản phẩm dầu khí

- Về mặt lịch sử, than đá là dạng năng lượng gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp của thế giới.

- Than đá có thị trường tiêu thụ đặc biệt (không thay thế), đặc biệt là trong một số ngành công nghiệp nặng.

- Than đá là dạng năng lượng ô nhiễm nhất trong bảng cân bằng năng lượng

- Mức độ đồng nhất của sản phẩm than đá là rất kém

- Phân loại than thành 4 dạng: anthracite, than cám, than nâu, than bùn Trên thực tế, chỉ có dạng than anthracite ( gồm than coke và than nghiền) mới có giao dịch quốc tế vì có chi phí vận chuyển thấp hơn sovới giá trị than, còn lại các than có phẩm cấp thấp hơn thường để đáp ứng nhu cầu nội địa.

1.2.2 Đặc trưng của quá trình sản xuất ngành công nghiệp than đá- Việc phân chia chuỗi giá trị than đá ít phức tạp hơn

- Chi phí sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào loại hình của mỏ (mỏ lộ thiên, mỏ dưới lòng đất, đá vv).

- Công nghiệp than được đặc trưng bởi bộ phận chi phí nhân công rất quan trọng trong giá thành.

- Chi phí vận chuyển lớn, các nước có công nghiệp than phát triển đồng thời là nước sử dụng than lớn nhất.

- Than đá trong giao dịch quốc tế chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ: 15% sản lượng sản xuất

1.2.3 Các đặc trưng về trữ lượng, cung cầu về than đá quốc tế

Trang 5

- Khác với dầu mỏ, than đã có trữ lượng rất dồi dào và phân bổ tương đối đều ở các lục địa.

- Với các mức độ khai thác như hiện nay trữ lượng than đá còn khoảng 110 năm sử dụng (số liệu năm 2014).

- Phân bổ tài nguyên than rất đều theo khu vực địa lý: 28,4% cho châu Mỹ; 12.7 % cho châu Âu, 23.4 % Liên xô cũ, 5.8 % châu Phi và TrungCận đông, và 29.9 % cho châu Á.

- Tuy nhiên than đá cũng chỉ tập trung chủ yếu ở số quốc gia:+ Đối với than anthracite: 22.3% Mỹ, 18.8 % ex-URSS, 15.9% Inde, 12% Chine, 9.5% Nam Phi & 9,3% Úc (88% 6 quốc gia).

+ Đối với các loại than khác: 28.8% Mỹ, 28.5 % l’ex-URSS, 11.2%Chine, 8.5% Úc et 9,2% Đức (85% cho 5 quốc gia)

1.2.4 Đối với việc sử dụng, lượng cầu về than đá:

- Than đá chủ yếu được sử dụng ở nơi sản xuất (chi phí vận chuyển cao)- Nước sản xuất đồng thời là nước tiêu thụ than (sản lượng giao dịch

1.2.5 Kinh doanh than

Các thể thức thương mại quốc tế về than: hợp đồng dài hạn mua bán than quốc tế, Thể thức thương mại trực tiếp (spot)

 Hợp đồng dài hạn mua bán than quốc tế

- Cơ sở của thể thức này là quá trình thương thảo hai chiều Theo đó người bán và người mua thương thảo trực tiếp về mức giá và các điều khoản khác của hợp đồng

- Hợp đồng ngắn hạn: thường là các thoả thuận mua bán với thời hạn < 2 năm

- Hợp đồng mua bán trung hạn và dài hạn: thời hạn thoả thuận thường từ 2 năm trở lên.

- Với hợp đồng mua bán dài hạn luôn có những điều khoản về khối lượng, chất lượng, giá và các khía cạnh khác của hợp đồng như điều

Trang 6

khoản về từ chối, địa điểm giao dịch, điều khoản về trừng phạt khi có sai lệch về chất lượng, điều khoản thanh toán

- Tồn tại điều khoản “thương thảo lại” trong các giao dịch hợp đồng khicó những biến động lớn trên thị trường năng lượng quốc tế.

- Thể thức hợp đồng quốc tế chiếm từ 60-90% giao dịch than đá quốc tếvà chủ yếu là than đá từ Úc.

- Thể thức hợp đồng quốc tế thường có sự tham gia của 4 tác nhân chính: người sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, người sử dụng.- Các giao dịch than đá quốc tế thường bị thâu tóm bởi các tập đoàn Úc,

Mỹ: Xstrata, BHP, Billiton, Bumi, Anglo-American, Rio Tinto, Peaboy etc

- Đối với giao dịch than đá tại khu vực Thái Bình dương: hệ thống hợp đồng dài hạn-kết quả của thương thảo là chủ yếu.

- Đối với giao dịch tại Đại Tây dương: giao dịch thông qua đấu thầu (mua bán theo hợp đồng ngắn hạn, trực tiếp)

- Thể thức hợp đồng dài hạn có xu thế chuyển sang hợp đồng ngắn hạn và giao dịch spot khi thị trường ngày càng cạnh tranh hơn.

 Thể thức thương mại trực tiếp (spot)- Luôn tồn tại trên các thị trường quốc tế

- Là các giao dịch trực tiếp với mức giá là giá thị trường

- Đối với thị trường than đá, các giao dịch spot trong thời kỳ đầu chỉ giữvai trò điều chỉnh các thiếu hụt của cung hoặc cầu.

- Các thị trường spot chính thường là ở châu Á (Nam Á và Đông nam Á), đặc biệt là « China Light and Power » ở HongKong và « Taipower ») Đài loan

- Người mua chủ yếu đến từ Đan Mạch, Ý, Đức, Hà Lan.

- Người mua trên thị trường giao ngay thường là người tiêu dùng lớn (người nhập khẩu là người sử dụng).

- Theo thời gian, giao dịch spot trở thành thể thức thương mại quan trọng trên thị trường quốc tế

- Số lượng giao dịch tăng, từ 10% đầu năm 1980 lên 50% năm 1991, 60-70% đầu những năm 2000.

- Thị trường than đá ngày càng trở nên cạnh tranh và các hợp đồng mua bán than đá đã nhường chỗ cho các giao dịch spot, đấu thầu

Trang 7

1.3 Các nguyên tắc định giá bán than

Các nguyên tắc đã được nghiên cứu và đưa ra trong việc định giá ở Viêt Nam gồm:

- Đảm bảo sản xuất kinh doanh than phải tự trang trải và có 1 phần tích lỹ tái đầu tư mở rộng

- Giá được quản lí và điều tiết của Nhà nước phải đưa đến sự hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, chính trị - xã hội và tài chính cho đầu tư phát triển ngành than Tăng cường vai trò và điều tiết của Nhà nước- Nguyên tắc cạnh tranh: Lợi nhuận cao vượt trội sẽ thúc đẩy cạnh

tranh, đồng thời cạnh tranh quá mức có thể làm giảm lợi nhuận và cuối cùng có thể có thể không còn lợi nhuận Đối với than, mối quan hệ cạnh tranh cũng được quan sát giữu các tài sản than với nhau và giữa than với tài sản khác Hướng người sản xuất phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng than, cải tiến hệ thống phân phối để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm

- Nguyên tắc dự tính lợi ích tương lai: Giá trị của than có thể được xác định bằng việc dự tính khả năng sinh lợi trong tương lai Giá trị của than cũng chịu ảnh hưởng bởi việc dự kiến thị phần của những người tham gia thị trường và những thay đổi có thể dự tính trước trong yếu tố này cũng ảnh hưởng đến giá trị Việc ước tính giá trị của than luôn luôn dựa trên các triển vọng tương lai, lợi ích dự kiến nhận được từ quyền sử dụng than của người mua Vì vậy, Hướng người tiêu dùng sửdụng than tiết kiệm, hợp lí trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả và giá trị của than

- Nguyên tắc cung cầu: Giá trị của than được xác định bởi mối quan hệ cung và cầu về than trên thị trường Giá trị của than thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung về than Đảm bảo cân bằng cung cầu than trên thị trường trong nước và giá than trong nước ngangbằng với giá than của các nước khu vực phù hợp với xu thế hội nhập Do đó trong việc thẩm định giá bán than cần phân tích các yếu tố cung, cầu trên thị trường, đặc biệt là sức mua, tình hình đầu tư kinh doanh, chủ trương chính sách của Nhà nước đối với thị trường - Tạo nên 1 thị trường than cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở có 1 sân

chơi bình đẳng cho người sản xuất than thuộc mọi thành phần kinh tế.1.4 Các hệ thống giá bán than

Giai đoạn trước năm 1988, do kinh tế Việt Nam là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nên giá than được hình thành theo cơ chế bao cấp Giá than do

Trang 8

Nhà nước hoàn toàn quy định và được căn cứ vào giá thành hợp lý cộng với lợi nhuận định mức cho từng khu vực thị trường Ngay cả than xuất khẩu (mức giá phụ thuộc giá bán quốc tế) cũng chỉ được thanh toán theo giá bán trong nước.

Từ năm 1988, với chính sách “đổi mới” đã mở cửa và chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Với xu hướng đó, năm 1988, đi đôi với việc cải tiến cơ chế quản lý, ngành than cũng đã có những thay đổi Khi đó hình thành 2 hệ thống giá bán than:

 Hệ thống giá bán chỉ đạo do Nhà nước quy định, đảm bảo không lỗ, áp dụng cho khoảng 30-40% sản lượng than, chủ yếu các hộ tiêu thụ than trọng điểm (điện, phân bón,…) Đây là các hộ tiêu thụ lớn và có những nhiệm vụ công ích khá đặc biệt vì thế giá bán than được điều tiết vì mục tiêu tổng thể của Nhà nước.

 Hệ thống giá kinh doanh thương nghiệp: do các đơn vị sản xuất tự xây dựng căn cứ vào khung giá của Bộ Năng lượng (Bộ công nghiệp) quy định và được sự thỏa thuận của khách hàng, áp dụng cho phần sản lượng còn lại Giá này đảm bảo có lãi nộp ngân sách và trích lập 3 quỹ xí nghiệp.

Đặc biệt từ năm 1990, giá bán than trong nước hình thành theo cơ chế thị trường (ngoại trừ một số hộ tiêu thụ có trợ giá), từng bước hòa nhập với giá khuvực và giá quốc tế, đảm bảo bù đắp đủ chi phí sản xuất kể cả chi phí cho bảo vệ môi trường và trên có sở cải tiến tổ chức quản lý, cải tiến công nghệ và từng bước hiện đại hóa.

Giá than giai đoạn hiện nay: sau khi tập đoàn than ra đời và có chủ trươngcổ phần hóa Biểu giá vẫn chia làm 2, biểu giá do nhà nước quy định (mức độ quy định dần dần thay đổi theo hướng của thị trường) đối với một số bộ phận khách hàng trọng điểm đặc biệt là nhà máy điện Thời điểm đầu giá do nhà nướcquy định được xem là bao cấp Những giá để đảm bảo rằng đầu ra của sản xuất điện là hợp lý cho phát triển kinh tế xã hội Nhưng về sau vẫn là nhà nước quy định đã mở ra cho các doanh nghiệp than thương thảo với các đơn vị mua than cho sản xuất điện Cũng gọi là hệ thống giá do nhà nước can thiệp nhưng sự canthiệp khác nhau Với hệ thống còn lại bán than trong nước hình thành theo cơ chế thị trường Có nghĩ là 1 số sản phẩm không còn sự can thiệp của từ phía nhànước, hoàn toàn do quy luật thị trường quyết định về bài toán giá cả về than, hướng đến giá than thị trường hòa nhập với giá khu vực và quốc tế Giá than theo định hướng như hiện nay là bù đắp chi phí cho bảo vệ môi trường trên cơ

Trang 9

sở cải tiến quản lý, công nghệ và từng bước hiện đại hóa ngành công nghiệp than đá.

Căn cứ pháp lý tạo lâp thị trường và giá than

Với chủ trương như hiện nay: thứ nhất để thị trường toàn bộ với các khách hàng không thuộc nhóm thuộc nhà nước kiểm soát, thứ 2 là nhà nước kiểm soát với 1 nhóm hộ tiêu thụ đặc biệt nhưng để giảm bớt đi áp đặt về giá cả,thì về mặt pháp lý liên quan đến tạo lập thị trường than và giá cả thì đầu tiên có pháp lý lớn nhất là pháp lệnh về giá Hiệu lực và mặt pháp lý lớn nhất, từng cấp độ pháp lý, giá điện là do nhà nước quy định nhưng thẩm quyền quyết định là thẩm quyền của thủ tướng.

Và NĐ-CP năm 2003, lúc đó những hàng hóa thuộc điện bình ổn giá trong cả quy định lớn nhất là pháp lệnh giá, thứ 2 là NĐ- CP không có sản phẩmthan, điều đó có nghĩa là về mặt bản chất giá than do thủ tướng quyết định.

Từ pháp lệnh giá đến nghị định rồi đến quyết định của thủ tướng Hình thành thị trường than cạnh tranh, hội nhập với khu vực và thế giới đa dạng hóa phương thức đầu tư, bản chất để khu vực tư nhân tham gia vào đầu tư và kinh doanh than (Về mặt pháp lý là hướng tới thị trường than cạnh tranh).

Tuy nhiên, than không là hàng hóa ở diện bình ổn giá nhưng lai là đầu vào chính của những hàng hóa thuộc danh mục phải bình ổn giá cụ thể là điện năng Cho nên ở phương diện nào đó để cho thị trường hoạt động nhưng giá than vẫn do nhà nước quản lý và đối với một số hộ lớn thì giá than phải được cơquan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận hoặc phê duyệt.

Trong quy định của thủ tướng nêu rõ quy định giá than đối với hộ tiêu thụthan lớn như điện, xi măng, giấy và đạm theo nguyên tắc bù đắp chi phí sản xuất hợp lý để tiến tới thực hiện giá bán than theo cơ chế thị trường Quy định số 60: Ngành than tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá bán cho các hộ trongnước theo cơ chế thị trường.

Đến năm 2013, thực tế hướng đến cơ chế thị trường nhưng thậm chí giá bán cho hộ tiêu thụ lớn như điện, xi măng, giấy và đạm đặc biệt là những hộ tiêu thu điện Thì giá bán có thời điểm là thấp hơn giá thành, thậm chí phải tăng cường sản xuất để cân bằng tài chính.

Trong lộ trình đó, có QĐ của luật giá mới (2012), và NĐ 177 CP (2013) chi tiết luật giá đưa ra: than chỉ thuộc diện hàng hóa phải kê khai giá còn giá than vận hành theo cơ chế thị trường Trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân sản xuất là kê khai.

Kể từ 2014, có thể xem giá than thực sự vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Khi thêm cả thị trường nhập khẩu thì lúc đó thương

Trang 10

thảo nội bộ trong nước giữa ngành than và ngành điện dần dần hướng đến cơ chế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁ BÁN THAN2.1 Lịch sử

Giá than bán trong nước (cụ thể than cho điện) không phải do Bộ Tài chính quyết định mà do các doanh nghiệp cung cấp như TKV và Tông ty Đông Bắc quyết định Tuy nhiên, việc cung cấp than cho điện cũng còn mang tính chất độcquyền, nên để hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp khai thác than và hộ tiêu thụ lớn như điện thì việc "hiệp thương" là cần thiết để tìm ra giá bán hợp lý, trên cơ sở giá thành khai thác.

Giá than bán trong nước tiếp câ ˜n theo cơ chế thị trường Tuy nhiên, khi xuất hiê ˜n dòng than nhâ ˜p khẩu giá than thế giới sẽ tác động tới giá than trong nước Cụ thể:

- Thứ nhất: Cơ chế giá than trong nước khi ở thời điểm xuất khẩu cao bằnggiá than xuất khẩu trừ thuế xuất khẩu: giá than antraxit bán trong nước hiê ˜n bán tương đương với giá xuất khẩu trừ thuế xuất khẩu.

- Thứ hai: Giá than trong nước bằng giá thành than + lãi định mức để đảm bảo cho sự phát triển bền vững ngành than Khi đó điều kiện khai thác than của Việt Nam ngày càng khó khăn, điều kiện địa chất mỏ phức tạp, biến động lớn, nhiều phay phá; yêu cầu bảo vệ môi trường chặt chẽ, khai thác xuống sâu, gia tăng chi phí Tỉ lệ than hầm lò ngày càng tăng: năm 2015: 60%; 2020: 74%; 2025: 80%; 2030: 85%.

- Thứ ba: Giá than năng lượng nhâ ˜p khẩu không thể bán dưới giá than FOBnhâ ˜p khẩu + chi phí vận chuyển, bảo hiểm và lãi của doanh nghiê ˜p nhâ ˜p khẩu

Giá bán than trong nước ngang bằng với giá than nhập khẩu là phù hợp với quy luật thị trường Trong trường hợp giá than trong nước cao hơn than nhập khẩu (thực trạng năm 2016) thì nhập khẩu sẽ tăng tạo ra áp lực phải giảm giá của các nhà sản xuất cung ứng than trong nước.

Trong trường hợp giá than nhập khẩu tăng cao sẽ giảm nhập khẩu thanvà kéo giá bán than trong nước sẽ tiệm cận với giá than CIF nhâ ˜p khẩu Khi đó các doanh nghiê ˜p sẽ chủ yếu tâ ˜p trung đảm bảo thị trường than trong nước (trừ than có chất lượng cao nhu cầu trong nước chưa cần đến) và các doanh nghiê ˜p sử dụng than sẽ phải tìm cách sử dụng tiết kiê ˜m, hiê ˜u quả nănglượng than này.

Trang 11

Thời giai đoạn trước, mặc dù Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc đã áp dụng và triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm giá thành, tăng năng suất lao động Tuy nhiên, giá thành than sản xuất những năm qua vẫn tăng, làm giảm sức cạnh tranh của than sản xuất trong nước Tổng hợp giá thành sản xuất than năm 2016 so với năm 2011 tăng khoảng 8.600 tỷ đồng Nguyên do: 21% do điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu, khó khăn hơn; 22% do suất đầu tư tăng làm tăng chi phí khấu hao và lãi vay; 20% do chính sách về tiền lương và chế độ người lao động tăng; 32% do các loại thuế, phí tăng.

Bảng tổng hợp các khoản thuế phí đối với than trong nước ( năm 2017 )Trước năm 2014, theo quy định của Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10, than là hàng hóa, dịch vụ thuộc diện đăng ký giá Theo Pháp lệnh giá, giá than được vận hành theo cơ chế thị trường Đặc biệt, Chính phủ đã cho phép thị trường hoá giá than trong nước từ cuối năm 2009 với mức giá thấp hơngiá xuất khẩu tối đa 10% Riêng giá than cho điện đảm bảo đến năm 2010 theo cơ chế thị trường (thông báo số 244/TB-VPCP ngày 11/8/2009).

Tuy nhiên, trên thực tế lộ trình này được thực hiện chậm hơn so với dự kiến Riêng giá than cho điện vẫn thấp hơn giá thành Vì vậy, việc xuất khẩu than đã trở thành cứu cánh để cân đối được tài chính, bù chéo cho các hộ sử dụng than trong nước và đầu tư phát triển.

Trang 12

Giá than trong nước và giá bán than cho điện ( tổng hợp năm 2017 )

Từ năm 2014 , theo quy định của Luật Giá và Nghị định số

177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, than là hàng hóa, dịch vụ thuộc diện kê khai giá.

2.2 Hiện trạng

Những năm gần đây, giá than liên tục tăng đạt các mốc kỷ lục và đến thờiđiểm hiện nay giá thế giới đã tăng gấp từ 2,5-3 lần giá trong nước; nguồn cung

Trang 13

than khan hiếm dẫn đến việc nhập khẩu than với Tập đoàn Công nghiệp Khoáng sản Việt Nam (TKV) hiện nay rất khó khăn Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu

Than-thụ than trong nước cũng tăng rất cao gây nên tình trạng khan hiếm than =>Giáthan tăng

Giá nguyên liệu tăng cao trên toàn thế giới

Tập đoàn TKV cho biết, từ đầu năm 2022, việc triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn đặc thù.

Theo đó, trong thời gian dài (từ đầu năm 2019 đến cuối năm 2021), giábán than trong nước cho sản xuất điện không tăng nên lợi nhuận từ sản xuất than ngày càng giảm Một số dự án đầu tư, phát triển mỏ than theo quy hoạchkhông cân đối được hiệu quả kinh tế để triển khai thực hiện.

Trước tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi đã đẩy nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu năm 2022 tăng cao, đồng thời chiến sự giữa Nga và Ukraine tác động lớn đến kinh tế thế giới làm cho giá dầu, giá sắt thép tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng nhiều năm, làm giảm hiệu quả sản xuất của TKV.

Đồng thời, cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ than của nền kinh tế thế giới tăng dần; đặc biệt từ tháng 3/2022, căng thẳng Nga-Ukraine bùng phát dẫn đến nguồn cung than không đủ đáp ứng nhu cầu, giá than liên tục tăng đạt các mốc kỷ lục và đến thời điểm hiện nay giá thế giới đã tăng gấp từ 2,5-3 lần giá trong nước; nguồn cung than khan hiếm nên việc nhập khẩu than đối với TKV hiện nay rất khó khăn.

Các hộ trong nước không nhập khẩu được than, quay lại sử dụng than trong nước dẫn đến nhu cầu tiêu thụ than trong nước tăng rất cao gây nên tình trạng khan hiếm than mặc dù sản lượng than sản xuất của TKV không giảm so với các năm gần đây.

Dịch bệnh COVID-19 cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh than của TKV Tính đến ngày 14/3, TKV đã có 36.253 người lao động bị nhiễm virus SARS-CoV-2 (F0), chiếm 38% tổng số lao động Riêng tại tỉnh Quảng Ninh là nơi tập trung các mỏ than của TKV, số ca F0 là 32.613người, chiếm 42% tổng số lao động Số lao động khối sản xuất than phải nghỉ việc do dịch bệnh rất nhiều, nhất là giai đoạn cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2022, có thời điểm nhiều đơn vị chỉ còn khoảng 20% lao động đi làm.Hầu hết các đơn vị khai thác than hầm lò chỉ bố trí sản xuất được 2 ca/ngày, gây thiếu hụt lao động trầm trọng Đến ngày 14/3, Tập đoàn còn 9.376 lao động F0, F1 phải nghỉ việc, các đơn vị đã bố trí đủ lao động cho các dây chuyền sản xuất, không còn đơn vị nào làm 2 ca.

Ngày đăng: 29/05/2024, 18:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w