1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

khí huyết trong y học cổ truyền

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Túc dương minh Vị kinh đi qua tạng Tâm, nên các nguyên nhân là rối loạn vận hành khí cơ của phủ Vị,hoặc các bệnh lý của phủ Vị đều có thể quấy nhiễu Tâm thần, gây các triệu chứng như mất

Trang 1

KHÍ HUYẾT TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀNHình thành và chuyển hóa khí huyết tinh tân dịch

Figure 1 Sơ đồ vận hóa thủy cốc

(Nguồn: chỉnh sửa và bổ sung theo bản của ThS.BS Lê Hoàng Sơn, Nguyên giảng viên Khoa YHCT, ĐHYDTP.HCM)

Các loại thức ăn, nước uống sau khi được nuốt vào đi qua hầu họng theo thực quản xuống phủ Vị Tạiđây, Vị có chức năng nhào trộn, nghiền nát thức ăn, mục đích là để tạo thuận lợi cho quá trình vận hóathức ăn thành chất tinh vi của Tỳ, cũng như sự truyền tống xuống phủ Tiểu trường sau khi được Tỳ vậnhóa.

Vị tính ghét táo và ghét thấp Thức ăn, nước uống, thuốc, độc chất, bất kể có lợi hay có hại, nếu đi quađường ăn uống đều được chứa tại phủ Vị Nên trước khi có tác dụng chữa bệnh, hay gây hại cho tạng phủnào trong cơ thể, thì đều gây hại cho phủ Vị trước tiên nếu thứ đó có tính táo, tính thấp vượt quá khả năngchịu đựng của phủ Vị Do đó, khi dùng các thuốc có tính táo, hoặc thấp quá nhiều thì cần thêm các thuốcđể bảo vệ phủ Vị, như Cam thảo giảm tính táo các vị thuốc, hoặc như Sinh khương và Đại táo giúp bảodưỡng Vị tránh tổn thương do táo, thấp.

1Thủy cốc nhập vị

Trang 2

Túc dương minh Vị kinh đi qua tạng Tâm, nên các nguyên nhân là rối loạn vận hành khí cơ của phủ Vị,hoặc các bệnh lý của phủ Vị đều có thể quấy nhiễu Tâm thần, gây các triệu chứng như mất ngủ, đau ngực,hồi hộp,…

Thức ăn sau khi được Vị nghiền nát sẽ được hỏa của Tỳ dương nung nấu để chưng cất thành dạng tinhkhí, tinh khí này được Tỳ khí vận hành đưa lên thượng tiêu đến tạng Phế Có thể hình dung phủ Vị như lànồi chứa thức ăn, Tỳ dương là lửa trong bếp, thức ăn được nấu trong nồi, tinh khí nhẹ trong được thăngbốc lên Phế Chất nặng đục còn lại sẽ được Vị truyền tống xuống Tiểu trường.

Thức ăn có thành được tinh khí hay không là do Tỳ dương Nên khi Tỳ dương suy yếu, thức ăn khôngđược chuyển hóa gây hậu quả: (1) Vị khó truyền tống thức ăn xuống Tiểu trường gây đầy bụng; (2) thứcăn không được chuyển hóa, thanh trọc lẫn lộn truyền xuống Đại trường gây cản trở Đại trường tế bí biệttrấp dẫn đến tiêu chảy, phân còn chưa thức ăn chưa được vận hóa; (3) thanh trọc lẫn lộn dồn xuống hạtiêu làm Thận dương (chân hỏa) bị bức bách mà vượt lên trên gây ra chứng nhiệt Mặc dù dương hư theolý sinh ra chứng hàn, tuy nhiên đối với chứng Tỳ dương hư hoặc Tỳ khí hư, do cơ chế trên mà còn có thểphát sinh chứng nhiệt Tuy nhiên, đối với chứng nhiệt này do Tỳ dương hư, Tỳ khí hư thì phải dùng pháptrị “cam ôn trừ đại nhiệt”, tức phải dùng vị ngọt, tính ấm bổ vào Tỳ dương, Tỳ khí để Tỳ thực hiện tốtchức năng vận hóa thủy cốc, khi Thận hỏa không còn bị bức bách, lập tức trở về chỗ cũ mà nhiệt lui Bàithuốc kinh diển chính là Bổ trung ích khi thang do Lý Đông Viên sáng tạo.

Figure 2 Minh họa quá trình Tỳ vận hóa thủy cốc

Tỳ ưa táo mà ghét thấp Do đó, bất cứ loại thức ăn nước uống nào có chứa nhiều thấp đều gây hại cho Tỳ,làm cản trở chức năng vận hóa thủy cốc của Tỳ, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy Vì ghét thấp, nênTỳ có chức năng vận hóa thủy thấp, tức khi có thấp (do ăn uống, thấp tà xâm nhập, hoặc thấp do quá trìnhhoạt động của các tạng phủ khác trong cơ thể) Tỳ chuyển hóa thấp trong cơ thể thành dạng có thể đào thảira khỏi cơ thể và vận hành quá trình đào thải thấp Chính vì vậy, trong các bệnh lý có thấp, bất kể là nộithấp hay ngoại thấp, đều có thể thúc đẩy loại trừ thấp bằng cách kiện chức năng vận hóa thủy thấp của Tỳ.Mặc dù vận hóa là chức năng của Tỳ dương, Tỳ khí, tuy nhiên để cho quá trình vận hóa xảy ra thì cũngcần có sự hỗ trợ từ Tỳ âm Do Tỳ âm được nuôi dưỡng là do tinh huyết được tạo thành từ tinh khí mà Tỳdương vận hóa thủy cốc mà được, nên trừ khi có nguyên nhân làm tổn thương trực tiếp Tỳ âm, nếu khôngthì Tỳ âm chỉ hư khi mà Tỳ khí đã hư trước đó Chính vì vậy, trên lâm sàng ít khi gặp chứng Tỳ âm hưmà thường hay gặp Tỳ dương hoặc Tỳ khí hư.

Trang 3

Vận hành của Vị khí chủ giáng, tức là truyền tống thức ăn sau khi nghiền nát và được Tỳ vận hóa xuốngTiểu trường, cho nên các nguyên nhân gây: (1) thức ăn không được nghiền nát; (2) Tỳ không vận hóađược thức ăn; (3) Tiểu trường không thể tiếp nhận thức ăn, sẽ dẫn đến thức ăn tích lại ở Vị, gây Vị khínghịch dẫn đến nôn ói Vị giáng muốn giáng được thức ăn thì khâu quan trọng chính là Tỳ khí phải vậnhóa thức ăn hoàn thành.

Thức ăn trải qua quá trình nghiền nát của Vị và vận hóa của Tỳ, được truyền tống xuống Tiểu trường.Mặc dù được Tỳ vận hóa lấy đi một phần tinh khí, tuy nhiên vẫn còn có những chất tinh vi tồn tại trongđó Nên khi xuống Tiểu trường, thức ăn lại một lần nữa được hỏa của Tiểu trường gạn lọc lấy tiếp nhữngphần tinh khí còn trong thức ăn đó Phần tinh khí này cũng được Tỳ vận chuyển lên Phế.

Khi dương khí của Tiểu trường suy yếu, không thể phân thanh giáng trọc, dẫn đến Đại trường không thểthực hiện chức năng tế bí biệt trấp mà gây tiêu chảy.

Phần tinh vi của thủy cốc sau khi được Tỳ dương vận hóa và Tiểu trường dương phân thanh trọc sẽ đượcTỳ khí thăng lên Phế Thuật ngữ “Cốc khí” thường dùng chỉ phần tinh vi này, tuy nhiên lại dễ gây nhầmlẫn, bởi lẽ không chỉ có phần thức ăn mà cả phần tinh thanh của nước (thủy khí) cũng được vận hóa lênPhế.

Tỳ nếu không thể thăng thanh, thì thanh trọc dồn xuống hạ tiêu gây Thận hỏa chạy loạn gây nên chứngnhiệt (như đã bàn phía trên mục 2) Ngoài ra, Tỳ chủ thăng dương còn có chức năng giữ cho các tạng phủtrong cơ thể giữ được vị trí vốn có của chúng Nếu khí thanh dương không thể thăng, dẫn đến các tạngphủ theo trọng lực mà sa xuống dưới Thường gặp trong các chứng sa tử cung, sa bang quang, sa trựctrang, trĩ.

Túc có nghĩa là thanh túc, tức làm làm trong sạch Phế chủ túc giáng có nghĩa là Phế có chức năng gạnlọc thiên khí (khí ở ngoài môi trường) sau khi được hít vào thành hai loại thanh khí và trọc khí Trọc khíđược thải ra ngoài qua cử động thở ra Chính vì vậy có câu “Phế chủ hô” (thở ra).

Sau khi thanh khí được Phế gạn lọc, phải nhờ chức năng nạp khí của Thận thì thanh khí đó mới được hấpthu vào cơ thể Nếu Thận không nạp khí thì thành khí và trọc khí đều được Phế thải ra ngoài qua cử độngthở ra Khi đó, lượng khí thở ra bao gồm cả thanh khí và trọc khí, nên thời gian thở ra kéo dài Khí ở ngựccòn nhiều do thanh khi không được hấp thu, nên Phế không thể hít vào nhiều hơn được, gây ra triệuchứng hít vào ngắn Chính vì vậy có câu “Thận chủ hấp” (hít vào).

Cốc khí và thanh khí được Phế thu nhận và hợp nhất tạo thành tông khí Tông khi sau đó được Phế tuyênthông, tuyên phát đi khắp tất cả cơ quan, tạng phủ trong cơ thể Khi đến cơ quan tạng phủ nào thì cơ quantạng phủ đó sẽ nhận phần khí này và tổng hợp thành khí đặc trưng riêng biệt cho cơ quan tạng phủ đó Vídụ đến Can thì Can lấy khí này tổng hợp tạo thành Can khí, đến kinh lạc thì kinh lạc sẽ tổng hợp thànhkinh lạc khí Điều này dẫn đến hai hệ quả Một là, khi Phế không tuyên thông tuyên phát được tông khí

Trang 4

thì khí ứ trệ nên ngực gây ngực đầy trướng, căng tức Hai là, khi tông khí suy thì do mỗi cơ quan tạng phủđều có khí riêng của chúng nên có thể có cơ quan tạng phủ nào đó khí suy nhưng cũng có cơ quan tạngphủ mà khí không suy

Tông khí ở trong lồng ngực tạo thành Hung khí Ngực là nơi định vị của Tâm và Phế Do đó, Phế và Tâmcó mối liên hệ thông qua hung khí Khi Phế có bệnh, hung khí không yên sẽ ảnh hưởng đến Tâm, ngượclại khi Tâm có bệnh, hung khí cũng không yên mà gây ảnh hưởng đến Phế.

Tông khí được phân thành hai loại dựa trên đặc tính: (1) dinh khí tính di chuyển chậm hơn, kém linh hoạthơn, di chuyển trong lòng kinh mạch, chịu trách nhiệm nuôi dưỡng cơ quan tạng phủ bên trong; (2) vệ khítính di chuyển nhanh hơn, linh hoạt hơn, di chuyển bên ngoài long kinh mạch, chịu trách nhiệm nuôidưỡng các cơ quan bên ngoài, và đi ra tấu lý bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của ngoại tà qua dườngbì mao.

Dinh khí di chuyển liên tục trong kinh mạch, theo kinh mạch mà đi khắp cơ thể Tuy nhiên không phảilúc nào dinh khí cũng tồn tại ở mọi cơ quan tạng phủ với lượng bằng nhau Tùy theo thời điểm sẽ có lúcdinh khí ở nơi này nhiều nơi khác ít và ngược lại Kinh điển dựa trên kinh nghiệm có hệ thống hóa đượcthời gian thịnh suy của dinh khí trong mỗi tạng theo giờ giấc trong ngày (hình) Ý nghĩa của việc đánh giáthịnh suy của dinh khí theo giờ để ứng dụng vào chẩn đoán, điều trị và tiên lượng Ví dụ giờ dần thì dinhkhí thịnh tại Phế, do đó về chẩn đoán nếu các bệnh về Phế thực sẽ nặng lên, các bệnh về Phế hư sẽ nhẹ đi;về điều trị sẽ căn cứ vào giờ thịnh mà tiến hành châm cứu hoặc dùng thuốc để nghênh khí đến hoặc theokhí lui như trong Tý ngọ lưu chú; về tiên lượng thì các bệnh thực của Phế khi đến giờ dần trở nặng, nênbệnh nhân có nguy cơ tử vong trong giờ dần.

Phế chủ khí, chủ tuyên phát, nên khí được Phế tuyên tán đi phân bố khắp cơ thể Mà nền tảng sự hoạtđộng của tạng phủ cơ quan chính là sự vận hành của khí cơ Do đó, thông qua sự điều tiết thăng giángxuất nhập của khí cơ, mà Phế chủ trị tiết, tức trị lý và điều tiết các hoạt động của toàn bộ cơ thể Trongquá trình phân tán khí đi khắp toàn thân, Phế đồng thời cũng tán dinh khí đến tạng Tâm.

Dinh khí sau khi được Phế tán qua Tâm, Tâm dương đưa hỏa vào dinh khí, hóa dinh khí thành huyết dịch.Bản chất của huyết dịch là từ dinh khí kết hợp với Tâm hỏa nên huyết có sắc đỏ, tính ấm, lại có tinh vicủa thủy cốc nên có tác dụng nuôi dưỡng và ôn ấm toàn thân Nếu nơi nào thiếu huyết thì nơi đó khô héo,lạnh lẽo Cũng vì huyết có tính ấm, mà đồng khí tương cầu, nên đa phần các vị thuốc bổ huyết đều có tínhấm.

Dinh khí cấu thành từ tinh khí của thức ăn, nước uống, thanh khí từ hô hấp, do đó bên trong huyết đã cómột phần tân dịch, một phần tinh Nên có câu mất tân dịch là mất huyết, hay như câu “tinh huyết đồngnguyên”, “tân huyết đồng nguyên”.

Tâm dương góp phần hóa huyết Nên bài Thập toàn đại bổ dùng Nhục quế để ôn Tâm dương từ đó bổhuyết, Hoàng kỳ để bổ khí từ đó mà bổ huyết Đường Tông Hải trong Huyết chứng luận bàn rằng trongtrời đất có âm dương, trong cơ thể cũng có âm dương chính là thủy hỏa, thủy thời hóa khí, hỏa thời hóahuyết chính là ý Tâm dương hóa huyết.

Tâm huyết dưỡng Tâm thần Thần là hoạt động của Tâm dương Tâm dương lại hóa huyết Như vậy cómối quan hệ mật thiết giữa thần và huyết Khi Tâm huyết hư thì Tâm thần thất dưỡng gây các chứng tâmquý chính xung, thất miên, kiện vong.

Trang 5

Tâm chủ huyết mạch gồm 3 chức năng: (1) Tâm dương hóa đỏ dinh thành huyết; (2) Tâm khí thúc đẩyhuyết vận hành toàn thân; (3) Tâm âm nuôi dưỡng mạch lạc toàn thân Do đó, khi biện luận lâm sàng cầnphân biệt rõ chức năng nào bị suy yếu để điều trị cho thích hợp.

Tâm khí thúc đẩy huyết vận hành trong lòng mạch một cách đều đặn và theo quy luật, dưới sự hỗ trợ củaPhế khí Vì khí thúc đẩy huyết hành, mà Phế chủ khí, chủ tuyên phát Tâm và Phế phối hợp đưa huyếtdịch đi khắp toàn thân để nuôi dưỡng và ôn ấm các cơ quan tạng phủ trong cơ thể Khi Tâm khí suy,huyết hành vô lực dẫn đến huyết ứ trệ trong kinh mạch gây bệnh lý.

Tâm chủ hành huyết, Tâm tàng thần, huyết dưỡng thần, huyết là nơi trú ngụ của thần Do đó, có mối quanhệ mật thiết giữa huyết và thần Khi có bất kỳ sự rối loạn nào trong sự vận hành của huyết đều được phảnánh đến Tâm thần Ứng dụng trong điều trị các chứng đau do huyết ứ cần chú ý đến việc điều lý phầnTâm thần.

Tâm âm nuôi dưỡng mạch lạc, làm cho mạch lạc được trơn tru, mềm mại, dẻo dai Khi Tâm âm suykhông nuôi dưỡng được mạch, làm mạch xơ cứng, giòn dễ vỡ gây xuất huyết.

Tâm khí thúc đẩy huyết vận hành theo một quy luật nhất định, gọi là Tâm luật Tâm khí bình hòa thì Tâmluật ổn định Tâm khí biến động dẫn đến Tâm luật cũng bị biến động theo, như khi Tâm có nhiệt, nhiệtthúc khí hành, nên Tâm luật nhanh hơn bình thường, hoặc khi Tâm khí loạn dẫn đến Tâm luật rối loạn.

Huyết dịch vận hành trong mạch bình thường cần 3 điều kiện: (1) mạch phải thông suốt; (2) huyết dịchphải đầy đủ; (3) Tâm khí phải sung mãn Điều kiện thứ hai ít được chú ý nhất, nên nhớ rằng huyết hưcũng sinh ra huyết ứ Hải Thượng Lãn Ông cho rằng huyết trong mạch như nước ở sông ngòi, nước đầyđủ thì chảy lưu thông, nước cạn thì chảy khó khăn

Chức năng Tâm hành huyết có thể nhận định qua quan sát: (1) sắc mặt, sắc lưỡi; (2) mạch thượng; (3)cảm giác ở ngực Khi Tâm hành huyết bình thường thì sắc mặt hồng nhuận, lưỡi hồng nhuận sáng, mạchhòa hoãn hữu lực, ngực khoan khoái, thư sướng.

Phế khí tuyên tán, phối hợp với Tâm chủ huyết mạch, đưa huyết dịch đi khắp toàn thân theo hệ thốngkinh mạch Sau đó, huyết dịch cũng theo hệ thống kinh mạch mà trở về Phế, để từ đây Phế lại tuyên tán rakhắp nơi, tạo thành vòng tuần hoàn của huyết dịch Chức năng trên của Phế gọi là triều bách mạch.Huyết dịch chứa tinh, tân dịch, lại là nơi trú ngụ của thần, khí lại cùng huyết đi tuần hành trong mạch Phếtriều bách mạch Do đó, tất cả các thông tin về khí huyết của các cơ quan tạng phủ trong toàn bộ cơ thểđều được chuyển về Phế, từ đó Phế mới có thể điều lý trị tiết toàn bộ cơ thể Ứng dụng điều này, Nạnkinh đề ra phương pháp mạch chẩn dựa vào mạch ở kinh thủ thái âm phế Ban đầu mạch chẩn theo tam bộcửu hậu, tức cơ thể được chia thành 3 bộ là thượng, trung, hạ, mỗi bộ có 3 vị trí xem mạch, như vẫy tổngcộng có 9 hậu (9 lần xem xét) Đến Nạn kinh dựa vào lý luận Phế triều bách mạch, chỉ cần xem mạch ởthốn khẩu thuộc kinh thu thái âm Phế Tuy nhiên, vẫn gọi là tam bộ cửu hậu, nhưng là 3 bộ thốn quanxích, và mỗi bộ xem xét 3 mức khinh án, trung án, trọng án, vậy tổng cũng là 9 hậu.

12Tâm chủ huyết mạch

13Tâm hành huyết

14Phế triều bách mạch

Trang 6

Figure 3 Tam bộ cửu hậu theo Nội kinh(Nguồn: Hoàng Duy Tân (2008), Mạch học tổng hợp, NXB Đồng Nai)

Huyết được Tâm và Phế tuyên tán đi khắp toàn thân thông qua hệ thống kinh lạc Bản chất của huyết là từdinh khí được Tâm dương hóa đỏ mà thành, cho nên khi đến cơ quan tạng phủ nào thì sẽ được cơ quantạng phủ đó sử dụng để tổng hợp thành dạng tinh riêng đặc trưng của nó Tinh này được gọi chung là tinhhậu thiên, nguồn gốc vốn chủ yếu là do Tỳ vận hóa thủy cốc thành tinh khí, tinh khí lên Phế hợp vớithanh khí thành dinh khí, cho nên gọi Tỳ chủ tinh hậu thiên là ý này.

Tinh đặc trưng cho từng cơ quan tạng phủ được lưu trữ tại chính cơ quan tạng phủ đó và được sử dụngnhư một chất dự trữ Từ tinh này có thể hóa thành khí của cơ quan tạng phủ, cũng có thể hóa thành huyếtcủa cơ quan tạng phủ đó Tinh, khí, huyết này chỉ được sử dụng cho riêng cơ quan tạng phủ đó mà thôi.Chính vì vậy mà trong chứng huyết hư, tinh bất túc, khí hư thì không phải tất cả mọi cơ quan tạng phủ

15Huyết hóa tinh

Trang 7

đều hư, mà chỉ có một vài cơ quan tạng phủ bị ảnh hưởng tùy theo cơ chế bệnh sinh Ví dụ, huyết đếnCan, được Can tổng hợp thành Can tinh, Can tinh tang trữ tại tạng Can, khi cần sẽ chuyển thành Can khíđể thực hiện các chức năng như sơ tiết, tang hồn, hoặc chuyển thành Can huyết để từ đây theo kinh mạchđi nuôi dưỡng hệ cân trong cơ thể.

Tinh của các cơ quan tạng phủ sau khi được tổng hợp và tang trữ tại chính cơ quan tạng phủ đó, nếu dưthừa sẽ theo huyết đi trong hệ thống kinh lạc toàn thân mà tập trung về tang trữ tại tạng Thận Ngoài ra,tại Thận đã có tang trữ sẵn tinh tiên thiên, vốn được tạo thành do tinh cha phối hợp với tinh mẹ từ thời kỳbào thai.

Tinh tiên thiên là cái ban đầu hình thành nên sự sống Từ tinh tiên thiên hình thành nên nguyên thần,nguyên thủy, nguyên hỏa, nguyên khí Nguyên thần và nguyên hỏa sau khi hình thành sẽ tiếp tục đượcnuôi dưỡng và phát triển trong quá trình phát triển của bào thai, và đến thời điểm nhất định sẽ sinh ra Tâmhỏa (quân hỏa) và Tâm thần Khi Tâm hỏa và Tâm thần sinh ra sẽ nắm vị trí cai quản (quân chủ), cònnguyên hỏa và nguyên thần trở thành tướng.

Tinh tiên thiên là nguồn sinh phát để tạo thành tinh hậu thiên Tinh hậu thiên sau khi được tạo thành sẽliên tục bổ sung cho tinh hậu thiên để duy trì sự sống Tuy nhiên, tinh tiên thiên vẫn có sự suy giảm theothời gian do sự lão hóa của cơ thể, cho nến đến thời điểm tinh tiên thiên cạn kiệt thì người sẽ chết.

Thận tàng tinh vừa là nơi dự trữ tinh cho toàn cơ thể, vừa giữ vai trò điều phối sự phân bố của tinh theonhu cầu của từng cơ quan tạng phủ Khi cơ quan tạng phủ nào thiếu tinh hoặc có nhu cầu cần nhiều tinhthì Thận sẽ phân phối tinh đến để cung cấp cho cơ quan tạng phủ đó nhiều hơn.

Tiểu trường nhận thức ăn sau khi được Tỳ vận hóa từ Vị truyền tống xuống Tiểu trường phân biệt thanhtrọc lần hai (như đã bàn trên mục 4) thành ba phần: (1) phần tinh thanh được Tỳ vận chuyển lên Phế; (2)phần thủy thanh theo Tam tiêu xuống Bàng quang; (3) phần trọc xuống Đại trường.

Tiểu trường truyền tống phần thủy cốc sau khi phân biệt thanh trọc tại Tiểu trường xuống Đại trường.Điều kiện để truyền tống xuống Đại trường cần phải: (1) Tiểu trường phải phân biệt thanh trọc hoànthành; (2) Tiểu trường khí phải sung mãn để truyền tống; (3) Đại trường còn khả nhân tiếp nhận Nếu mộttrong các điều kiện này không thể đáp ứng sẽ gây ra hậu quả: (1) thủy cốc tích tụ lại Tiểu trường gây triệuchứng đầy bụng, trướng bụng; (2) thanh trọc lẫn lộn dồn xuống Đại trường dẫn đến Đại trường bị rối loạncông năng tế bí biệt trấp và truyền tống gây tiêu chảy.

Đại trường khi tiếp nhận thủy cốc do Tiểu trường truyền tống xuống sẽ tiến hành gạn lọc thủy thanh trongphần thủy cốc này để chuyển sang Bàng quang gọi là tế bí biệt trấp Chức năng tế bí biệt trấp này của Đạitrường phụ thuộc vào: (1) tình trạng tân dịch của cơ thể; (2) tình trạng tân dịch của Đại trường.

Nếu tân dịch của cơ thể hoặc của Đại trường giảm, thì Đại trường tăng cường tế bí biệt trấp để tăng cườnghấp thu và giữ lại tân dịch cho cơ thể Ngược lại, nếu tân dịch của cơ thể hoặc của Đại trường dư thừa,Đại trường giảm tế bí biệt trấp, để thải bớt tân dịch, khi đó tân dịch trong phân sẽ tăng lên dẫn đến tiêuchảy.

Ứng dụng vào lâm sàng, khi cần loại bỏ tân dịch khỏi cơ thể trong trường hợp thừa tân dịch như thủythũng, cổ trướng, thì sử dụng các thuốc tả hạ gây tiêu chảy để gây mất tân dịch theo đường Đại trường.

16Thận tàng tinh

17Tiểu trường phân thanh trọc

18Truyền tống xuống Đại trường

19Tế bí biệt trấp

Trang 8

Tân dịch của Phế và Đại trường có quan hệ mật thiết với nhau Khi Tân dịch của Phế bị giảm thì tân dịchcủa Đại trường giảm theo, ngược lại khi tân dịch của Đại trường giảm thì kéo theo tân dịch của Phế cũnggiảm Trên lâm sàng, khi muốn nhuận trường có thể thêm thuốc nhuận Phế, hoặc ngược lại khi muốnnhuận Phế có thể thêm thuốc nhuận trường.

Đại trường sau khi tế bí biệt trấp, phần còn lại sẽ thành phân và trữ lại Đại trường, sau đó Đại trườngtruyền tống phân ra khỏi cơ thể Điều kiện để Đại trường truyền tống bình thường: (1) khí lực của Đạitrường sung mãn; (2) sự điều hòa đóng mở tiền âm, hậu âm của Thận khí phải hoàn thành

Nếu khí lực của Đại trường nếu quá vượng thì phân được truyền tống nhanh, dẫn đến không đủ thời giantế bí biệt trấp gây tiêu chảy, ngược lại khí lực của Đại trường kém thì truyền tống chậm, phân lưu tại Đạitrường lâu dẫn đến tế bí biệt trấp nhiều hơn, phân khô hơn và gây táo bón.

Thận khí chủ đóng mở tiền âm hậu âm Khi Thận khí suy yếu không làm chủ được sự đóng mở hậu âm,dẫn đến bệnh nhân đi tiêu không kiểm soát.

Thủy dịch do Tiểu trường phân thanh trọc, Đại trường tế bí biệt trấp và Phế thông điều thủy đạo sẽ đượcđưa đến Bàng quang Bàng quang chịu trách nhiệm chứa đựng lượng thủy dịch này chờ được Thận khíhóa Có thể hình dung Bàng quang như ấm nước, Thận khí như bếp lửa, lửa nung nấu thủy dịch trongBàng quang thành hai phần: (1) phần khí thanh có nguồn gốc từ thủy gọi là khí trong thủy (đây là ý thủythời hóa khí mà Đường Tông Hải nhắc đến); (2) phần thủy trọc.

Thận khí hóa Bàng quang nếu rối loạn có hai trường hợp xảy ra: (1) Thận khí hóa Bàng quang quá nhiều,dẫn đến phần khí trong thủy được hấp thu trở lại cơ thể nhiều hơn, lượng thủy trọc ít đi, cô đặc lại dẫnđến nước tiểu vàng, ít; (2) Thận khí Bàng quang không hoàn thành, thủy dịch trữ lại tại Bàng quang quánhiều sẽ gây tăng lượng nước tiểu, và nước tiểu nhạt màu do không được cô đặc, hoặc thủy dịch tích trữtại Bàng quang quá nhiều sẽ tràn ra ngoài bì phu gây thủy thũng, lúc đó lượng nước tiểu cũng sẽ ít đi.Thận khí hóa Bàng quang và Thận chủ thủy phối hợp với nhau để giữ cân bằng lượng thủy dịch trong cơthể Thận khí hóa Bàng quang điều chỉnh tăng hoặc giảm quá trình thải trừ thủy dịch Thận chủ thủy, thủytức là thủy dịch toàn thân, chủ ở đây có nghĩa là

Thủy trọc sau khi được Thận khí hóa hoàn thành sẽ được trữ tại Bàng quang, khi đầy sẽ được Bàng quangtruyền tống ra ngoài cơ thể, chính là nước tiểu Quá trình truyền tống nước tiểu cần điều kiện: (1) khí lựccủa Bàng quang sung mãn; (2) chức năng Thận chủ tiền âm hậu âm bình thường Bàng quang bị cản trởchức năng truyền tống gây triệu chứng tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu gấp Nếu Thận không làm chủđóng mở tiền âm dẫn đến đi tiểu không tự chủ.

Khí trong thủy sau khi được Thận khí hóa Bàng quang hình thành sẽ thực hiện nhiều chức năng: (1) gópphần hình thành vệ khí; (2) vận lên Phế để thành tân dịch; (3) vận lên Tâm để thanh Tâm hỏa.

Trong chức năng hình thành vệ khí, khí trong thủy theo Túc thái dương Bàng quang kinh lên Phế, từ đâyhợp với phần của Tông khí hình thành nên vệ khí Do đó, Phế chủ biểu, Thái dương kinh cũng chủ biểu,ngoại tà khi tấn công vào cơ thể trước hết phải qua được Thái dương kinh, đấu tranh với vệ khí nơi bìmao tấu lý rồi mới vào đến các cơ quan tạng phủ khác.

20Đại trường truyền tống phân

21Thận khí hóa Bàng quang

22Bàng quang truyền tống

Trang 9

Vệ khí sau khi được hình thành, vì bản tính nhanh mạnh, sẽ chạy bên ngoài long kinh mạch, phát tán rangoài đến tấu lý rồi bì mao Chức năng của vệ khí: (1) bảo vệ cơ thể kháng lại sự xâm nhập của ngoại tà;(2) nuôi dưỡng, đảm bảo sự toàn vẹn chức năng của lớp bì mao tấu lý; (3) điều hòa việc đóng mở bìkhổng (lỗ chân lông) qua đó điều hòa bài tiết mồ hôi; (4) thông qua điều hòa bài tiết mồ hôi điều hòa thânnhiệt và tân dịch của cơ thể.

Vệ khí được hình thành với sự tham gia của 3 tạng: (1) Tỳ vận hóa thủy cốc thành tinh khí; (2) Phế hìnhthành tông khí; (3) Thận khí hóa Bàng quang Do đó nếu một trong ba chức năng trên có trở ngại thì vệkhí sẽ suy yếu.

Hậu quả của việc vệ khí suy yếu bao gồm: (1) ngoại tà dễ xâm nhập gây bệnh, lâm sàng gặp người dễmắc ngoại cảm khi thay đổi thời tiết; (2) da lông không được tươi, nhuận, sáng bóng; (3) vệ khí hư khôngđóng mở lỗ chân lông điều hòa gây rối loạn sự bài tiết mồ hôi như tự hãn, đạo hãn, vô hãn; (4) thân nhiệtcủa cơ thể không được duy trì ổn định.

Không giống như vòng tuần hoàn của dinh khí, vệ khí tuần hành trong cơ thể theo con đường riêng độclập với dinh khí Con đường vận hành của vệ khí phức tạp hơn, nhưng tóm lại có thể xem như ban ngàyvệ khí vượng ở phần biểu gọi là “xuất dương”, ban đêm vệ khí vượng ở phần lý gọi là “nhập âm” Do đó,vào ban đêm, khi ngủ cần phải giữ cơ thể tránh ngoại tà vì lúc này vệ khí đi phần âm nhiều, phần dương ítnên khả năng bảo vệ cơ thể của vệ khí giảm xuống.

Xuất dương nhập âm của vệ khí là phù hợp với điều kiện sinh lý của cơ thể Ban ngày, khi tứ chi thân thểhoạt động nhiều thì vệ khí đi ra ngoài để tạo thành hoạt động, ban đêm vệ khí phải thu về âm, phải đượctiềm giữ, lúc đó thần mới yên và con người mới có thể ngủ Vệ là dương, dinh là âm, nên khi dươngkhông nhập âm, thì không ngủ được, ý nói rằng vệ khí còn hoạt động bên ngoài thì thần không được yênmà không ngủ được.

Vệ khí là khí hung hãn có tác dụng đấu tranh tà khí bảo vệ cơ thể Trong ôn bệnh, khi tà đã vào phần âm(dinh, huyết), do ban ngày vệ khí đi ở phần dương không gặp được tà khí nên không phát sốt, đến đêmkhi dương nhập âm, vệ khí mới gặp đấu tranh với tà khí, chính tà giao tranh gây phát nhiệt, đến lúc sángthì vệ khí lại xuất dương, nên sốt lui Đây là cơ chế của chứng ôn bệnh thời kỳ dinh huyết, ban đêm sốt,đến sáng thì sốt lui.

Trong chứng âm hư, do ban ngày vệ khí đi ở phần dương, giữ gìn đóng mở bì khổng Đến đêm, vệ khínhập âm, nếu phần âm đầy đủ thì sẽ tiềm tang được vệ khí, khiến vệ khí yên tĩnh, nếu âm hư không đủsức tiềm tang vệ khí, lúc đó vệ khí đi ra ngoài gây phát sốt, kèm theo vệ khí thoát ra ngoài kéo theo tândịch ra ngoài thành mồ hôi Gọi là “âm hư sinh đạo hãn”.

Một trong các chức năng của khí trong thủy là hình thành tân dịch Bản chất của khí trong thủy là từ thủydịch được Thận khí hóa Bàng quang mà thành, nên khi khí này ngưng tụ lại sẽ thành tân dịch.

Khí trong thủy do là khí, tính khinh thanh (nhẹ và trong) nên theo xu hướng sẽ thăng lên trên thượng tiêu.Ở thượng tiêu, tạng cao nhất chính là Phế Phế như chiếc lộng che phủ toàn bộ thượng tiêu nên khí lênđến đây thì dừng (xem hình) Khí này nguồn gốc từ thủy, khi thăng lên Phế thì được Phế ngưng tụ lạithành thủy thanh.

26Thủy thăng thượng tiêu

Trang 10

Figure 4 Sơ đồ tạng phủ trong cơ thể

Vì là tạng cao nhất của cơ thể, khi khí ngưng tụ thành thủy thanh, Phế chịu trách nhiệm phân tán lượngthủy thanh này đi khắp toàn bộ cơ thể để nhuận dưỡng toàn thân Thủy này theo khí mà hành, đi theo conđường của Tam tiêu Do đó nếu: (1) Phế khí không thể thông điều thủy đạo; hoặc (2) Tam tiêu tắc trở đềugây cản trở vận hành thủy dịch dẫn đế thủy thũng Phế ở thượng tiêu, nên nếu Phế không phân được thủydịch đi toàn thân thì người bệnh sẽ phù, mà trước tiên là ở mặt.

Thủy sau khi đi khắp cơ thể được các cơ quan tạng phủ sử dụng, sản phẩm tạo thành là thủy trọc sẽ đượcchuyển đến Bàng quang theo con đường Tam tiêu Như vậy, chu trình tuần hòa của thủy dịch trong cơ thểđược tóm tắt trong sơ đồ dưới đây.

Figure 5 Tuần hoàn thủy dịch trong cơ thể(Nguồn: Trần Quốc Bảo (2011), Lý luận cơ bản y học cổ truyền, NXB Y Học)

Trang 11

Tân dịch gồm nhiều loại dịch trong cơ thể, cả bên trong lẫn tiết ra bên ngoài như tân dịch của tạng phủ,nước mắt, nước bọt, dịch khớp,…Tân dịch làm nhiệm vụ nuôi dưỡng và tư nhuận các cơ quan tạng phủ.Sự vận hành của tân dịch phụ thuộc vào sự vận hành của khí Tân dịch đi chung với huyết, và là mộtthành phần của huyết, vận chuyển trong lòng mạch Ngoài ra tân dịch có thể đi theo con đường của Tamtiêu thấm suốt toàn thân Tân dịch theo khí mà di chuyển, nên cũng theo khí mà thoát

Thận chủ thủy giúp duy trì và điều tiết trao đổi thủy dịch trong cơ thể Trong quá trình hấp thu và chuyểnhóa tân dịch tại các tạng phủ như Tỳ vận hóa thủy thấp, Tiểu trường phân biệt thanh trọc, Đại trường tế bíbiệt trấp, Phế thông điều thủy đạo, cho đến trao đổi bài tiết ở từng cơ quan tạng phủ đều chịu sự chi phốitừ tạng Thận Trong đó, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Thận khí hóa Bàng quang và Thận chủ thủy.Thận khí hóa Bàng quang làm sản sinh và trao đổi tân dịch nhanh lên, ngược lại Thận chủ thủy làm sảnsinh và phân bố tân dịch chậm lại Khi hai chức năng này cân bằng, thì tân dịch trong cơ thể được giữ cânbằng.

Tân dịch là thủy dịch, nhưng được phân thành hai loại dựa vào bản chất: (1) dịch là chất đặc hơn, dichuyển chậm hơn, chủ yếu ở khớp xương, tạng phủ; (2) tân là chất loãng hơn, chảy nhanh hơn, chủ yếuphân bố ở bì phu, cơ nhục, các khiếu, thấm qua huyết mạch.

Tân dịch có tác dụng tư nhuận và nhu dưỡng Trong đó tân chủ yếu tư nhuận, dịch chủ yếu nhu dưỡng.Tại khớp làm cho khớp co duỗi dễ dàng, tại cốt tủy thì làm cho cốt tủy sung mãn.

Tân dịch được đào thải ra ngoài sẽ mang theo một phần nhiệt và một số sản phẩm chuyển hóa không cầnthiết của cơ thể Các hình thức đào thải tân dịch như qua đường đại tiện, tiểu tiện, mồ hôi Do đó, một khicác con đường này gặp rối loạn, các chất độc sẽ tích tụ lại trong cơ thể mà gây bệnh.

Tân và dịch tuy là hai loại, nhưng trong quá trình vận hành có thể chuyển hóa bổ sung cho nhau, trongbệnh lý cũng ảnh hưởng qua lại với nhau, nên thường biện luận tân dịch chung với nhau

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh lý “thương tân”, “thoát dịch”, khi biện chứng cần phải phân biệt.Ngoài ra, còn phân biệt ở quá trình hình thành, trong đó Tiểu trường chủ dịch, ý nói là chất thủy dịch doTiểu trường gạn lọc để đưa qua Bàng quang chủ yếu là tạo thành dịch, có công năng nuôi dưỡng; còn Đạitrường chủ tân, tức

Tinh dịch của người nam được hình thành từ tinh sinh dục do Thận tổng hợp và phần tân trong tân dịch.Do đó, khi mất cân bằng giữa tinh sinh dục và tân sẽ gây ra các rối loạn trong tinh dịch như: tinh loãng,thiểu tinh Mặc dù tinh sinh dục là yếu tố quyết định chính đế chất lượng của tinh dịch, tuy nhiên khi phầntân suy kém thì khả năng thụ thai cũng giảm đi Nên trong trường hợp Nhiệt thương tinh thất, nhiệt làmtổn phần tinh sinh dục lẫn phần tân, điều trị ngoài thanh nhiệt, sinh tinh cần phải thêm dưỡng âm sinh tân.

Trang 12

Tinh hậu thiên theo huyết đến Thận, được Thận dùng tinh tiên thiên làm động lực chuyển hóa thành dạngtinh đặc trưng của Thận và được dự trữ tại tạng Thận Tinh này là nguồn vật chất tinh vi của cơ thể, dạngvật chất tích trữ, và được dùng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể: (1) tinh vừa là vật chất vừa là độnglực thúc đẩy cơ thể phát triển; (2) tinh tạo ra sự phát dục của cơ thể gọi là thiên quý; (3) tinh đảm bảo khảnăng sinh sản của cá thể; (4) tinh sinh tủy hóa huyết; (5) tinh sinh tủy dưỡng cốt; (6) tinh sinh tủy hìnhthành và nuôi dưỡng não.

(1) Tinh vừa là vật chất vừa là động lực thúc đẩy cơ thể phát triển Như đã bàn ở trên, tinh của mộicơ quan tạng phủ được các chúng tổng hợp từ huyết và dự trữ để sử dụng cho chính chúng Tinhnày có thể hóa thành huyết, có thể hóa thành khí Tinh có nguồn gốc từ huyết, nên có khả năngnuôi dưỡng, cơ muốn phát triển to ra, lớn lên thì phải có tinh, xương muốn dài ra, chắc hơn thìcũng cần tinh, tương tự với tất cả cơ quan trong cơ thể Tinh có thể hóa khí, ví tinh như củi, khínhư lửa, củi cháy thì thành lửa Do đó, có thể xem tinh là nguồn năng lượng dự trữ cho mỗi cơquan tạng phủ Tinh hóa khí sẽ làm cho cơ quan tạng phủ có năng lượng để thực hiện nhiệm vụcủa chúng, như Tỳ có khí thì mới vận hóa được thủy cốc, Thận có khí thì mới khí hóa được Bàngquang Khi cơ quan tạng phủ có khí thì sẽ thực hiện được việc khí hóa của chúng, kết quả làchúng mới tổng hợp ra tinh, huyết của chính chúng và làm cho chúng phát triển lớn lên, vì vậymới nói rằng tinh là động lực thúc đẩy cơ thể phát triển Nên câu tinh khí cùng một chất, tinhhuyết đồng nguyên là như vậy Khi cơ thể thiếu tinh, thì gầy ốm, hoặc nếu đang béo thì sẽ sụtcân.

(2) Tinh tạo ra sự phát dục của cơ thể Tinh tiên thiên được hình thành từ khi tinh cha kết hợp vớitinh mẹ, sau khi hình thành tinh tiên thiên luôn được bổ sung bằng tinh hậu thiên Theo thời gian,tinh của cơ thể phát triển lớn mạnh dần, đến thời điểm nhất định, khi tinh phát triển đủ mạnh thìsẽ tạo ra sự phát dục của cơ thể, tức là cơ thể có khả năng sinh sản như: cơ quan sinh dục pháttriển, nữ thì có kinh nguyệt, nam thì có tinh dịch Và cũng theo thời gian, tinh sẽ giảm dần, đếnlúc tinh suy kiệt thì khả năng sinh sản cũng mất đi Như vậy có thể xem Thiên quý là chỉ dạngtinh được tạo ra khi Thận tinh phát triển ở mức độ nhất định và thiên quý có chức năng duy trìkhả năng sinh sản Cần làm rõ, thiên ở đây trong chữ thiên can (tức là mười thiên can gồm cógiáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý), quý ở đây chính là chữ quý trong mười thiêncan, quý thuộc hành thủy, là âm thủy (nhâm là dương thủy), như vậy thiên quý là chỉ tạng âmthủy trong cơ thể, chính là tạng thận.

(3) Tinh tạo thành tinh sinh dục Tinh sinh dục ở nam hình thành nên tinh dịch, ở nữ hình thành nênkinh nguyệt Nam tinh dịch sung mãn, ở nữ kinh nguyệt còn thì mới có khả năng sinh sản.

(4) Tinh sinh tủy, tủy tham gia quá trình hóa sinh huyết dịch Do đó mà các thuốc bổ thận tinh có thểbổ huyết, điển hình như Thục địa.

(5) Tinh sinh tủy, tủy chịu trách nhiệm nuôi dưỡng làm cho xương phát triển dài ra, lớn lên, và đảmbảo độ bền chắc của xương Do đó ở người tinh suy giảm do bệnh lý hoặc do lão hóa thì xươngkém nuôi dưỡng dẫn đến mềm yếu dễ gãy Trên lâm sàng, thường ứng dụng các thuốc bổ thậnsinh tinh để điều trị các bệnh về xương như gãy xương, loãng xương.

(6) Tinh sinh tủy, não là bể của tủy, não có sung mãn hay không là do tủy có đầy đủ mà nên Não làphủ của nguyên thần, ý nói thần trú ngụ tại não, khi não không được nuôi dưỡng thì thần cũngsuy yếu Đầu là nơi chứa não, não thông với tai mắt, nên khi tinh bất túc thì đầu cảm giác nhẹlâng lâng, tai không nghe rõ, mắt không nhìn rõ Não là cơ quan trọng yếu do là nơi chứa thần,nên các trường hợp chấn thương vùng đầu gây nguy hiểm tính mạng, hoặc giả có thể gây yếu liệtdo tổn thương thần, làm thần không chỉ huy được hoạt động của tứ chi mà gây yếu liệt Cũng cầnnhắc rằng, Tâm tang thần, não là phủ của nguyên thần, ý nghĩa ở đây là Tâm là tạng cai quản thầnminh của cơ thể, là tạng chịu trách nhiệm nuôi dưỡng và làm cho thần hoạt động, còn não chỉ lànơi thần trú ngụ Có thể hình dung Tâm như là người điều khiển phần mềm, não là CPU, thần làphần mềm Không có người điều khiển thì phần mềm không tự làm việc được, CPU mà bị hư thìcũng không làm việc được, khi CPU hư thì phần mềm trong nó cũng hư theo.

Ngày đăng: 29/05/2024, 15:13

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w