1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Khuynh hướng phát triển của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hoá

265 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khuynh hướng phát triển của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hoá
Tác giả Ts. Đào Ngọc Tuấn, Pgs.Ts Phạm Thái Việt, Ts. Đỗ Trung Hiếu, Ts. Phạm Thỏi Bình, Ths. Bạch Đăng Minh, Cn. Phạm Thỏi Huynh
Người hướng dẫn Ts. Gvc. Đào Ngọc Tuấn
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 265
Dung lượng 62,28 MB

Nội dung

Chuyên dé 6 : Tác động toàn cầu hoá đối với lãnh thé và chủ quyền quốc gia.Chuyên đề 7 : Tác động toàn cầu hoá đối với xã hội dân sự/ xã hội công dân.Chuyên dé 8 : Sự khủng hoảng của Nhà

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CAP TRƯỜNG

KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIEN

CUA NHÀ NƯỚC © TRONG BOI CANH TOAN CAU HOA

TRUNG TAM THONG TIN THU VIE.

TRƯỜNG ĐẠI HOC ABA NỘ:

PHONG ĐỌC qd.

HA NOI 2011

Trang 2

CHỦ NHIỆM VA THU KI DE TÀI

Chủ nhiệm dé tài: TS GVC Dao Ngọc Tuan - Trường Đại học Luật Hà Nội.Thư ki dé tài: CN GV Phạm Thái Huynh - Trường Đại học Luật Hà Nội

TẬP THẺ TÁC GIÁ

TT Họ và tên Đơn vị công tác | Chuyên đề nghiên cứu

1 | TS Đào Ngọc Tuan Đại Học Luật HN - Báo cáo phúc trình

- Viết riêng: Chuyên đề

- Viết chung: Chuyên đề 12

3 | TS Đỗ Trung Hiểu Học viện Chính trị- | - Viết riêng: Chuyên dé 16

Hành chính HN

4 | TS Phạm Thái Bình Học viện Cảnh sát - Viết riêng: Chuyên đề 6

nhân dân - Viết chung: Chuyên đề 12,

17

5 Ths Bạch Đăng Minh Đại Học Luật HN - Viết chung: Chuyên dé 2, 8

6 | CN Phạm Thái Huynh Đại Học Luật HN - Viết chung: Chuyên đề 3, 9

Trang 3

MUC LỤC

PHAN I: MO ĐẦU 2C c 2221 151811122155 1511111111121111111111 1111112 5

1 Tinh cap thiét ctia d@ 8n .ốốẽ 5

2 Tình hình nghién CU Ăn KH TH nhe 5

3 Phương pháp: nghiÊH CLE x«escueoesneenssoinnosiaasaeekiuinNedinggiRUEEOOGOTN.THGGARSEDIDMAIDM.SME0A43 08.0037 0 6

4 Mục đích nghiên cứu của dé tài -cccc sec: " 6

5 Phạm vi nghiên cứu dé tài ¿5+ 22t cv 21211E11111111111.111c1 Lk 6

6 Nội dung nghiên CỨU - << HH HH HT kh 7

7 Dong gop 00.1 8n -.-:(13 7

8 Dự kiến các chuyên dé nghiên cứu - ¿ 2: 2< 223v Sz S21 5E111 12118111 cece 7PHAN II BAO CÁO PHÚC TRÌNH NOI DUNG NGHIÊN CỨU 101: Toàn cầu hóa và những đặc trưng cơ bản của nó - ¿ scsc+x+ssxzxrxevea 10

2 Tác động của toàn cầu hóa đối với nhà nước dân tộc - ¿ - ¿+ +xcs+ 18

3 Các khuynh hướng phát triển của nhà nước hiện nay ¿-¿c +ssssss2 30

4 Vận dụng kinh nghiệm trên thế giới dé hoàn thiện nhà nước Việt Nam 40

PHAN III CÁC CHUYÊN DE NGHIÊN CỨU -2-22222222xecereeerrk 45

Chuyên dé 1: TOÀN CÂU HÓA, KHÁI NIỆM, NGUYÊN NHÂN, BẢN CHATCUA TOÀN CAU HÓA - 2-22 2 St+EEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEErEEkrrrrrre 45

¡ Khái niệm ““Toàn cầu hóa?” 5s s ke k S211 8 E111 1151125555128 sxe ¬ 45

2 Nguyên nhân và bản chat của toàn cầu hóa + + s+s+k+EsEt+EzEersvsersesez 50Chuyên đề 2: ĐẶC TRUNG CƠ BAN CUA TOÀN CAU HÓA 551.Cách tiếp cận các đặc trưng của toàn cầu hóa + +rscszsrxerrsed Sy - 65

2 Các đặc trưng cơ ban của toàn cầu hóa s set Set EESEEEtEvEsEkrszrrrees 66

Chuyên đề 3: CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO LƯU MỚI CỦA NHÀ NƯỚC

TRONG BOI CẢNH TOAN CAU HÓA 2- 2 22222EE2EE2EE2EEEESEEseEsersece 74

1 Các hình thức giao lưu cơ bản trong lịch sử -c << 11v essez 74

2 Các phương thức giao lưu mới — Động lực của toàn cầu hóa - 77

Chuyên đề 4: LICH SỬ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC DAN TỘC 77

Trang 4

1 Những phức tạp xung quanh các thuật ngữ “dân tộc” và “nhà nước” 77

2 Nhà Trước dẫn foe trang HOW SỨ seoeaessnesesdendrhissduiliBsoiiarniagunnsiutsiDDEEGEESRIEEEEEIEOIDHGĐIR 80

Chuyên dé 5: NHÀ NƯỚC — DÂN TỘC TRONG BOI CANH TOÀN CÂU HOA

HIỆN NAY c 2S 1 3 E12 2221 10711111111111111111211111111111 111111111111 1k 9]

L Van dé nhà nước — dân tộc ¿- 2-2222 St S322 E3 EEEEEEEEESrerrrrrerke 9]

2 Những tác động của toàn cầu hóa đối với nhà nước dân tộc - 104

Chuyên dé 6: TÁC DONG CUA TOAN CAU HÓA DOI VỚI LANH THO VA

CHỦ QUYEN QUOC GIA woecccccccccscccsscecsescseecssssscscecscscsscscasscscsecsesesseesessseeeeeens 111

1 Tác động của toàn cầu hóa đối với lãnh thé quốc gia -:-:-:-c+555555¿ 11]

2 Tác động của toàn cầu hóa đối với chủ quyền quốc gia - - +5: 116Chuyén dé 7; TAC DONG CUA TOAN CAU HOA DOI VOI XA HOI DAN SU/

XÃ HOI CÔNG DAN CUA NHÀ NƯỚC DAN TỘC ¿2s 5+: 124

1 Van dé xã hội dân sự / xã hội công dân của nhà nước dân tộc 122

2 Sự biến dạng của xã hội dân sự - xã hội công dân trước toàn cầu hóa 128Chuyên dé 8: SỰ KHỦNG HOANG CUA NHÀ NƯỚC LIÊN XO VA DONG

AU DUGI TAC DONG CUA TOAN CÀU HOA 2- 2s ccccczxceee 134

1 Những hạn chế trong việc giải quyết mối quan hệ giữa dân chủ và nhà nước 134

2 Những hạn chế trong tổ chức quản lý nhà nước - 2 +s+ss+ss+E+xezxerezxd 141Chuyên dé 9: SỰ KHUNG HOANG CUA CAC NHÀ NƯỚC “THAN KY”

ĐÔNG Á 11 1 12H 10011 2151101111 11111111101 111111111111111 111 cecrki 146

1 Khái lược về sự phát triển của các nhà nước “thần kỳ” Đông Á từ sau đại chiếnthứ II tới những năm cuối của thé kỷ XX - te St EEEEEEEEEEEkrrsrsred 146

2 Sự khủng hoảng của các nhà nước Đông A trước áp lực toàn cầu hóa 149

Chuyên đề 10: XU HƯỚNG HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC LIÊN CHÍNH PHỦ HINH MẪU EU 5c s2 E12 218110211711 1101111111111 111111211 eree 156

-1 Giới thiệu chung về EU 6 cSts tt SE E213 S8 111811131511 1151 1515115 E2cEcEcree 156

2 Các thé chế liên minh Châu Âu - 2-52 E2 SESEEEEESEEEEEEEEEEErrkrrerrvee 157

3 Cân bang quyền lực giữa liên minh và các nước thành viên 172

Trang 5

4 Tương lai của liên minh Châu PT 173

Chuyên đề 11: PHÁC THẢO VE MỘT NHÀ NƯỚC TOAN CAU VA MÔ HINH

CUA CÁC NƯỚC DANG PHAT TRIỂN - + 252 +©52S2EeEzrvrxervrserrrees 165

1 Phác thảo về một nhà nước toàn cầu - ¿cty net, 165

2 Phương án của các nhà nước tại khu vực đang / chậm phát triển 167Chuyên dé 12: PHƯƠNG AN DONG GÓP CHỦ QUYEN HAN CHE CUA CÁCNHÀ NƯỚC TRONG THE CHE TOÀN CÂU . -2- 255s>sese55e2 172

1 Phương án “đóng góp chủ quyền hạn CẾẾ”” tt 217151112111111151111 11x: 172

2 Gây ảnh hưởng trực tiếp (cấp độ quốc gia và địa phương) 201Chuyên đề 13: DIEU CHỈNH CHỨC NANG CUA NHÀ NƯỚC TRONG BOICANH TOÀN CÂU HÓA 5222 22t k2 3212121117111 11111111 212

1 Khái quát về chức năng của nhà nước qua các giai đoạn lịch sử 212

2 Quan điểm về chức năng của nha nước hiện nay -.- 55 ceseccsc52 219Chuyên đề 14: KHÁI LƯỢC VE CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIEN CUA NHÀNƯỚC - DAN TỘC TRONG KY NGUYÊN TOÀN CAU HÓA - 222

1 Bản chất của toàn cầu hoá (2c St St 2 S221 EEExererrsersereoree 222

2 Tác động của toàn cầu hóa đến nhà nước dân tộc . cscc-c-ssez 223

3 Sự phân hóa quan điểm vẻ xu hướng biến đổi của nhà nước đương đại 225Chuyên đề 15: NHUNG DAC THU KINH TE - XÃ HỘI CUA VIET NAM TRONG

TIEN TRINH DIEU CHỈNH CHỨC NANG VÀ THE CHE NHÀ NƯỚC 229

1 Những đặc thù kinh tế - xã hội đối với chức năng va thé chế của nhà nước 229

2 Một số điều chỉnh vẻ thẻ chế, chức năng nhà nước ở Việt Nam 233

Chuyên đề 16: XÂY DỰNG XÃ HỘI CÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH

HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM cccce¿ 240

1 Xây dựng xã hội công dân LG TH HH ngưng ng ng ngư, 237

2 Các giải pháp cơ bản trong việc xây dựng xã hội công dân ở Việt Nam 240

Chuyên đề 17: VE TÍNH PHO BIEN VÀ TÍNH ĐẶC THU TRONG QUA

TRÌNH HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 247

Trang 6

1 Luận về tính phổ biến

2 Ly luận và tính đặc thu

eee eee eee eee ee eee ee eee ee ee eee ere ee eee reer er eee ee er ey

DANH MỤC TÀI LIEU occccccccccsccsssessscesssvscsescsvecscsessssvassestsssevavavavavavavsssesesaeeees

Trang 7

PHAN I: MỞ DAU

I Tính cấp thiết của đề tài

Toàn cầu hóa bùng phát dữ dội vào những thập niên 90 của thế kỳ XX cho đếnhôm nay - những thập niên dau của thé kỷ XXI, nó vẫn dang là van đề thời sự quan

trọng thu hút sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu, giới chính trị cũng như đông

đảo các tang lớp nhân dân trên thé giới (không chỉ các cá nhân, các cộng đông, màcòn cả các quốc gia, khu vực Châu Lục, cho đến cả nhân loai)

Van dé ở chỗ là cả về mặt lý luận và thực tiễn về toàn cầu hóa đều chưa đượclàm sáng, tỏ cụ thể như: “7oàn cầu hóa là gì? Y tưởng hay là hiện thực kháchquan?” Là khuynh hướng phổ quát hay cá biệt? ”; “Động lực của toàn câu hóa? ”;

“Cơ hội và thách thức mà toàn câu hóa mang lại cho các cộng đồng?” ; “Với toàncẩu hóa tương lai nhân loại sẽ đi về đâu?” “Toàn cầu hóa đã và đang tạo ra tácnhân gì? Dang làm biến đổi căn bản mọi mặt của đời sống con người? ”.V,V Trong bối cảnh đó chúng tôi chọn đề tài: “Những khuynh hướng biến doicủa nhà nước trong bối cảnh toàn cau hóa” làm đối tượng nghiên cứu Đề tài này

có thể tạo tiền để cho việc tra lời các van dé tiếp theo để hệ thống hóa các tài liệu

giúp cho quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên Đại học Luật trong việc dự

báo, dự đoán các khuynh hướng phát triển của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu

hóa.

II Tình hình nghiên cứu

Mặc dù đã được quan tâm nghiên cứu nhưng do tính chất của vấn đề là rất

rộng, đầy mới mẻ và đang phát triển nên các kết quả nghiên cứu không chỉ trong

nước mà ngay cả nước ngoài vẫn còn rất nhiều vấn dé còn dé ngỏ

Các kết quả chính cần phải kể đến là các ấn phẩm của Ngân hàng thế giớitrong nhiều thập kỷ đã cho chúng ta tổng quan về toàn cau hóa, sự tác động củatoàn cầu hóa dẫn đến sự biến đổi căn bản trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xãhội, đặc biệt là sự tổn tại và phát triển của các quốc gia Có nhiều tác giả nướcngoài nối tiếng và khá quen thuộc đối với giới nghiên cứu về Chính trị quốc tế

Trang 8

trong bối cảnh toàn cầu hóa như Alvin và Heidi Toffler, Fukuyama, Samulel

Hungtington, Fonnaisbitt, Thomasl Friedman v v

Ở trong nước có một số tác giả viết khá nhiều về van dé này như Dao Tri Úc,

Phạm Hồng Thái, Đỗ Trung Thiếc, Phạm Thái Việt, v.v trong đó cần phải kểđến hai ấn phẩm “Toàn cầu hóa những biến đổi lớn trong đời sống Chính trị quốc

té và văn hóa” ; “Vấn dé điểm chính chức năng và thé chế của nhà nước dưới tácđộng của toàn cẩu hóa” của TS Phạm Thái Việt và luận án Tiến sĩ về “ Tinh phổbiến và tính đặc thù trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyên Việt Nam” của

TS Dao Ngoc Tuan là những tiền dé quan trọng dé nhóm tác giả đi sâu vào giảiquyết những vấn đẻ của đề tài trên

Il] Phương pháp nghiên cứu

Dé thực hiện tốt nội dung của dé tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủyếu như sau:

- Phương pháp hệ thống - chính thẻ

- Phương pháp liên, ngành.

- Phương pháp Lô gích - lịch sử.

- Phương pháp so sánh.

IV Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trước áp lực của toàn cầu hóa đã đặt cho hầu hết các quốc gia nhiệm vụ làphải giải quyết như thế nào mối quan hệ giữa: tính địa phương và tính toàn cau,

tính dân tộc và siêu dân tộc (tính nhân loại), tính quốc gia và quốc tế, v v các nhà

nước cần phải thay đổi phương thức cai quản như thế nào để có thể thích nghỉ trước

những tác động của toàn cầu hóa Dé tài hệ thống hóa phân tích hệ thống các tưliệu trong nước và quốc tế dé dự báo những biến đổi căn bản của nhà nước trướcbối cảnh toàn cầu hóa Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích đối với sinh

viên.

V Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trang 9

Với tiêu đề “Những khuynh hướng phat triển của nhà nước trong bối cảnhtoàn cẩu hoa” nhóm tác giả nghiên cứu có dụng ý hạn chế “phd” xem xét trongkhuôn khổ các nhà nước can phải làm gì, biến đổi phát triển như thé nào dé đápứng yêu cau của thời đại Các khuynh hướng biến đổi phát triển ra làm sao? đâu lànhược điểm của các khuynh hướng đó? Hơn thế nữa các nhà nước cần phải xácđịnh lại vị thế của mình, cho phép các tác nhân phi nhà nước chia sẻ gánh nặngphát triển với thị trường và xã hội dân sự v.v đây là những tác nhân rất quantrọng với nhà nước và công cuộc phát triển của nhân loại nói chung.

VỊ Nội dung nghiên cứu

- Trình bày bức tranh toàn cảnh về toàn cầu hóa và về tác động của toàn cầuhóa đối với nhà nước

- Những vấn đề đặt ra trước các nhà nước hiện nay

- Trình bảy một số nội dung cụ thể về tác động của toàn cầu hóa đối với lãnhthổ, xã hội dân sự, tổ chức chính quyên, van dé chủ quyền v v và các phương ánứng phó của các nhà nước với những vấn đề trên

- Các khuynh hướng phát triển của nhà nước ưu và hạn chế của các khuynhhướng phát triển đó

- Tổng kết, khái quát một số kết luận tham khảo đối với nhà nước Việt Namtrong tiễn trình hội nhập và hợp tác quốc tế hiện nay

VII Đóng góp mới của đề tài

1 Khái quát hoá về khái niệm, đặc trưng, nguyên nhân của toàn cau hoá

2 Khái quát hoá về van dé Nhà nước dân tộc

3 Chỉ ra những tác động của toàn cầu hoá đối với Nhà nước dân tộc

4 Chỉ ra những khuynh hướng phát triển của các nhà nước trên thế giới hiện

nay.

5 Đưa ra những đề xuất kiến nghị trong việc hoàn thiện chức năng và thể chế

của Nhà nước Việt Nam hiện nay.

VII Dự kiến các chuyên đề nghiên cứu

Nhăm cụ thể hóa mục tiêu và nội dung của đề tài, chúng tôi dự kiến trién khai

các chuyên đê nghiên cứu cụ thê sau:

Trang 10

Phan 1:Toan cau hóa: khải niệm, đặc trưng, bản chất.

Chuyên đề 1 : Toàn cầu hoá - Khái niệm nguyên nhân, ban chat

Chuyên đề 2 : Các đặc trưng cơ bản của toàn cầu hoá

Chuyên dé 3 : Các phương thức giao lưu mới của Nhà nước trong bối cảnhtoàn cầu hoá

Chuyên đề 4 : Lịch sử hình thành Nhà nước dân tộc

Phan 2 Tác động của toàn cầu hóa dỗi với nhà nước

Chuyên dé 5 : Nhà nước, dân tộc trong bối cảnh toàn cau hoá

Chuyên dé 6 : Tác động toàn cầu hoá đối với lãnh thé và chủ quyền quốc gia.Chuyên đề 7 : Tác động toàn cầu hoá đối với xã hội dân sự/ xã hội công dân.Chuyên dé 8 : Sự khủng hoảng của Nhà nước Liên Xô và Đông Âu ˆ

Chuyên dé 9 : Sự khủng hoảng của Nhà nước “than kỳ Đông A”,

Phan 3 Những khuynh hướng biến đỗi của nhà nước

Chuyên đề 10 : Sự ra đời nhà nước liền Chính phủ (Mô hình EU)

Chuyên dé 11 : Thành lập thể chế Nhà nước toàn cầu và mô hình các nướcđang/chậm phát triển

Chuyên đề 12 : Phương án đóng góp chủ quyền hạn chế của các Nhà nướctrong thé chế toàn cầu

Phan 4 Vận dụng kinh nghiệm phổ biến quốc tế trong qua trình hoàn thiện

Nhà nước Việt Nam hiện nay

Chuyên đề 13 : Điều chỉnh chức năng Nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hoá.Chuyên đề 14 : Khái lược về các xu hướng phát triển của các Nhà nước dân

Chuyên dé 17 : Về tính phổ biến và tính đặc thù trong quá trình hoàn thiện

chức năng Nhà nước ở Việt Nam.

Trang 11

1 Những đặc thù về kinh tế và xã hội của Việt Nam trong quá trình cải cáchnhà nước trong bối cảnh toàn câu hóa.

2 Những giải pháp và những khuyến nghị

Trang 12

PHẢN II BÁO CÁO PHÚC TRÌNH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Toàn cầu hoá và những đặc trưng cơ bản của nó

1.1 Sự ra đời của thuật ngữ “Toàn cầu hóa”

Toàn cau hóa là một thuật ngữ khá mới mẻ trong khoa học xã hội Tuy vậy,

khái niệm này được đông đảo công chúng quan tâm, đặc biệt là nó được các chính

khách, giới truyền thông và các tập đoàn đa quốc gia thường xuyên đề cập đến

Thuật ngữ ““Toàn cầu hóa” xuất hiện do nhu cầu lý giải các quan hệ, các hiệntượng của những quan hệ quốc tế Nghĩa là khi xem xét đời sống con người (cánhân, cộng đồng) trong một bối cảnh rộng lớn, vượt ra khỏi không gian truyềnthống là Nhà nước dân tộc Để phản ánh quá trình thâm nhập, tác động lẫn nhau ởcấp độ toàn cầu, các học giả đã nhận thấy can phải sử dung một thuật ngữ có kha

năng phản ánh, mô tả các hoạt động cũng như các quá trình gây ra những hiện

tượng xuyên quốc gia Đó chính là thuật ngữ “Toàn câu hóa ”

Một trong những vấn đề cần được đặt ra là: Toàn cầu hóa là “mới” hay “cũ”

Đó là một điều xuất phát mới từ căn bản so với những mô hình trước đây hay đơngiản chỉ là sự tiếp tục những khuynh hướng vốn có vẫn tổn tại trước đó?

Việc trả lời những câu hỏi nêu trên là cơ sở để nhiều nhà nghiên cứu phân

loại các học thuyết về toàn cầu hóa theo cách tiếp cận lôgic hay cách tiếp cận lịch

sử Một số người cho rằng toàn cầu hóa là một hiện thực hoàn toàn mới mẻ, đó làbước nhảy vọt về chất trong lịch sử nhân loại Hệ quan điểm này được xếp vàocách tiếp cận lôgic Còn các quan điểm cho rằng toàn cầu hóa đã từng có tiền lệ

trong lịch sử, đó “chỉ là cái quá khứ được kéo dài”, được xếp vào cách tiếp cận lịch su.

Khi nói đến cách tiếp cận lich sử vẻ toàn cầu hóa có thé kể đến Alexia de Tor

quevill, Emma Roths Child,.v.v Những học giả này đều cho rằng toàn cầu hóa “chỉ

là sự hâm nóng của chủ nghĩa đế quốc” và “Hoa Kỳ hiện nay đã nhặt lên chiếc áo

choàng bá chủ mà vào thế kỉ XIX Anh Quốc đã bỏ lại” Hoặc họ cho rằng toàn cầu

Trang 13

hóa đã có lich sử phát triển từ thời kì cô đại qua thời kì cận đại cho đến nay là toàncầu hóa hiện đại.

Tóm lại, những người theo quan điểm lịch sử về toàn cầu hóa đã đi đến kếtluận như sau: Toàn cầu hóa là vẫn đề không mới, nó đã có từ quá khứ, bây giờ chỉphát triển mạnh hơn mà thôi “thế kỷ XIX đã không là sự kết thúc của lịch sử vàcũng chăng phải là sự khởi đầu của toàn cầu hóa”

Cách tiếp cận logic về toàn cầu hóa lại có quan điểm đối lập khi cho rằngtoàn câu hóa là một hiện tượng mới mẻ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, nó chỉdiễn ra trong vòng vai chục năm trở về đây mà thôi Toàn cầu hóa dang tái cau trúclại thế giới bang cách xóa số các rào cản kinh tế, chính trị, văn hóa Toàn cau hóa,đặc biệt là trong các hoạt động kinh tế đang định hình những nguyên tắc nền tangcủa trật tự thế giới hiện đại, trong đó vai trò của Nhà nước đang bị tác động bởinhiều chiều Đây chính là cái gây ra mọi đảo lộn về cách thức quan hệ giữa người

VỚI người.

Khi bàn về toàn cầu hóa thì sự suy giảm của Nhà nước và lãnh thổ được xem

là những biểu hiện đặc trưng nhất Với toàn cầu hóa kinh tế, các tập đoàn đa quốcgia (MNC) - được coi như những lực lượng siêu kinh tế, siêu nhà nước, có năng lực

phá vỡ các gianh giới quốc gia (Nhà nước đơn tử), thống nhất các nền kinh tế quốcdân thành một khối toàn cầu duy nhất và nhanh chóng gam nhắm, ăn mòn quyềnlực cùng chức năng của chính quyền Nhà nước

Có thể khái quát lại như sau: Những học giả đi theo các tiếp cận logic đềucho rằng toàn cầu hóa là một cuộc cách mạng mới trong lịch sử nhân loại Nó đã,đang và tiếp tục gây ra những đảo lộn “khủng khiếp” trong toàn bộ kết cấu xã hội,tác động đến tất cả các chủ thể xã hội mà trong đó Nhà nước là “kẻ” hứng chịu đầutiên và mạnh nhất của “cơn bão” toàn cầu hóa đó Xét về mặt thời gian, khuynhhướng toàn cầu hóa mới chỉ xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ XX và bùng phát

dữ dội vào thập niên 90 của thế kỷ đó khi gắn liền với sự sụp đổ của hệ thống

XHCN mà Liên Xô và các nước Đông Âu là hệ quả Cho đến nay - những thập niên

Trang 14

đầu tiên của thế kỷ XXI - toàn cau hóa van đang bùng phat dữ dội chưa có điểm

dừng.

Có thé kể đến rất nhiều định nghĩa khác nhau về toàn câu hóa, nhưng thông

kê bước dau cho thay ý niệm về toàn cầu hóa còn có sự khác biệt và phân tán Điều

đó có những nguyên nhân của nó Tuy nhiên trong sự khác biệt và đa dạng đó đã

xuất hiện những điểm tương đồng thống nhất và chủ đạo mà tựu chung lại các họcgiả đều nhận định rằng: Toàn cầu hóa là một giai đoạn phát triển hiện đại của chủnghĩa tư bản trong điều kiện xã hội hậu công nghiệp, xã hội thông tin là “ nênkinh tế tư bản mới ” đang phát triển, các khâu quản lý, sản xuất và lưu thông qua “cầu trúc mạng” hoặc như quá trình “giải phóng chủ nghĩa tư bản thế giới ” theohướng lấy Hoa Kỳ làm trung tâm Có thể khái quát các quan điểm tiếp cận, cácđịnh nghĩa về toàn cầu hóa trên các cơ sở sau:

Thứ nhất: trên cơ sở của lực lượng sản xuất, đặc biệt là khoa học công nghệ

để cho rằng: Toàn cầu hóa là việc con người dùng công nghệ thông tin tiên tiếnvượt qua các rào cản truyền thống (địa lý, địa điểm, khoảng cách, trình độ pháttrién,v.v ) dé xác lập các chuẩn mực mới phi truyền thống (quan điểm: ngôi làngtoàn cau)

Thứ hai: xuất phát từ góc độ kinh tế, toàn cầu hóa chính là sự phụ thuộc lẫnnhau giữa các nền kinh tế để hình thành thị trường thế giới và tự do di chuyển trêntoàn cầu của tài chính, thông tin tri thức, con người, nguồn nhân luc,v.v

Thứ 3: xuất phat từ thé chế xã hội toàn cầu hóa xét đến cùng chính là quá

trình tư bản chủ nghĩa hóa toàn cau, là chủ nghĩa tu bản toàn cau

Thứ 4: xuất phát từ phương diện văn hóa thì toàn cầu hóa là tiến trình thâmnhập lẫn nhau giữa các nền văn hóa, văn minh trên thế giới Điều này dẫn đến hai

hệ quả chính đó là sự đụng độ và sự hòa nhập về văn hóa

Thứ năm: xuất phát từ quan điểm dân tộc, toàn cầu hóa là phương Tây hóa,thậm chí là Mỹ hóa toàn cầu

Trang 15

Thứ sáu: toàn cầu hóa là xu hướng nhất thé hóa trên phạm vi toàn cau tat cảcác mặt của đời sống nhân loại, chính trị văn hóa, v.v

1.2 Nguyên nhân của toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là một hiện tượng phức hợp, đa dạng, đa chiều, đa tầng bậc và

đa cấu trúc Vì vậy, không thé lý giải được kết quả này nếu chỉ dựa vào một nguyênnhân Khi khảo cứu quá trình này, các học giả đã đưa ra một số nguyên nhân chính

hình đại chúng đã tạo lập một quan hệ mới vượt lên trên các Nhà nước dân tộc để

điều hành thị trường

Thứ ba: các dòng di cư thê hiện dưới nhiều hình thức đã làm cho không giancủa các quốc gia dân tộc ngày càng xích lại gần nhau

Thứ tư: sự bùng nỗ của các thé loại tổ chức xuyên quốc gia (liên chính phủ,

phi chính phủ, các phong trào xã hội toàn cầu)

Ngoài ra, còn có thể kể đến một số nguyên nhân khác như: những lo ngạichung về hiểm họa sinh thái (nhiệt độ trái đất tăng, nước biển dâng ), quá trìnhdân chủ hóa trên các mặt của đời sống quốc tế Đó chính là những nguyên nhânchủ yếu của quá trình toàn cầu hóa hiện nay

1.3 Ban chất của toàn cầu hóa

Để xác định được bản chất của toàn cầu hóa, đa phan cac hoc gia, chinhkhách, giới đầu tư đều nhất trí với nhau ở điểm khởi đầu của nó chính là cuộc cách

mạng công nghệ thông tin với hệ thống truyền thông đa phương tiện mà trụ cột

chính là mạng Internet toàn cầu Nhờ thành tịu này mà những giao lưu, tương tác

va sự phụ thuộc lan nhau giữa người với người đã dat tới cap độ toàn câu Chính

Trang 16

điều này đã làm cho quan hệ người và người hôm nay đạt tới một trình độ mới kháchan quá khứ.

Trước đây, giao lưu văn hóa, di cư, thương mại quốc tế, sự phát tán các dòngtài chính, tư tưởng đã có từ lâu trong lịch sử, song không thể khăng định toàn câuhóa đã có từ thời kì cỗ đại (như quan điểm của những người di theo phương pháp

lịch sử).

Van đề là ở chỗ, chỉ đến thời đại này (thé kỷ XXI) tat cả các van dé trên mớiđạt đến “tầm vóc” toàn cầu — toàn cầu hóa Do đó có thê đi đến kết luận rằng: Bảnchất của toàn cầu hóa là mỗi tương tác giữa người với người đạt tới cấp độ toàncau cùng với những hệ quả phát sinh sự ton tại mở rộng đó Day chính là chìakhóa cốt yếu để chúng ta xem xét mọi vẫn đề của xã hội hiện đại mà trong đó có

Nhà nước.

*Cách tiếp cán các đặc trưng của toàn cầu hóa

Hiện nay, toàn cầu hóa đã trở thành một van dé thời sự thu hút sự quan tâmcủa toàn thé nhân loại Điều này có được là do tầm vóc và sự ảnh hưởng của nó đối

với con người là rất lớn Bat cứ ai, dù là ở đâu, dù trong môi trường nào, cũng

không thé tránh khỏi sự tác động của van dé này

Tuy vậy, theo các thống kê của các nhà nghiên cứu đều cho thấy cách hiểu vềtoàn cầu hóa còn có quá nhiều sựu phân tán và khác biệt Hệ quả này 'do những

nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất : toàn cầu hóa là một hiện thực còn quá mới mẻ mà sự hiểu biết củachúng ta về nó mới chỉ là bước đầu, còn nhiều quá trình còn cần phải được khảo

cứu.

Thứ hai : các quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa còn phụ thuộc vào lợi ích

và nhãn quan lợi ích của các cá nhân và cộng đồng trong quá trình tham dự vào

“làn sóng” này.

Trang 17

Thứ ba : sự đa dang va phân hóa các ý kiến về toàn cầu hóa còn bắt nguồn từ

bộ khai niệm công cụ được các nhà nghiên cứu sử dụng khi phân tích về toàn cầu

hóa.

Thứ tư : việc làm rõ nội hàm của một số khái niệm cùng với các đặc trưng của

nó còn phụ thuộc rất nhiều bởi các trường phái khoa học khác nhau

*Các đặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa

Trên nên tang của sự “ thông nhất trong đa dạng ” về toàn cầu hóa, cho phépchúng ta có cơ sở dé chỉ ra thực chất của toàn cầu hóa bằng cách năm lẫy nhữngđặc trưng bản chất của toàn cầu hóa Sau đây là những đặc trưng cơ bản của hiên

tượng này:

1 Công nghệ mới.

2 Bing nô thông tin va tập trung thông tin làm thay đổi toàn bộ mốiquan hệ giữa con người với con người ( cá nhân - cộng đồng) - liên lạctrực tiếp

3 Xu hướng thống nhất hóa và chuẩn hóa các sản phẩm kinh tế — xã hội

4 Bung nỗ các quá trình hội nhập xuyên quốc gia

Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá nhân và cộng đồng trên toàn thế giới tăngđột biến

Sự gia tăng xu hướng chuẩn hóa các sản phẩm kinh tẾ — xã hội Điều nàybiểu hiện ở những nét cơ bản sau:

- Nhu cau hình thành các chuẩn mực chung mang tính phổ biến toàn nhân loại

- Nhu cau chuẩn hóa các tiêu chí phỏ biến

- Nhu cầu chuẩn hóa các biệu tượng giống nhau

- Nhu cau chuẩn hóa các công cụ thanh toán quốc tế như đồng tiền chung và

các thước đo khác.

- Nhu cau chuẩn hóa các thi: tục chung

Trên tất cả các mặt của đời sống nhân loại, từ xuất nhập khẩu, xuất nhậpcảnh, đăng kí kinh đoanh, vệ sinh an toàn thực phẩm, các chuẩn mực đầu tư,

Trang 18

chuyển tiền qua biên giới,v.v đều được thiết lập và quy định Các chủ thế buộcphải thực thi nếu như muốn giữ được bạn hàng, được bạn hàng tôn trọng và duy trì

các quan hệ hợp đồng Đi vào chỉ tiết chúng ta thấy một số vấn đề cần phải xác

định rõ như sau:

Thứ nhất: Quá trình hình thành chuẩn mực chung: Đây là nhu cầu đầu tiên

cần phải được xác lập để tất cả các quốc gia, các thị trường, xã hội dân sự

Thứ hai: nhu cầu hình thành và chuẩn hóa các tiêu chí phổ biến Trong bốicảnh toàn cầu hóa hiện nay

1.4 Các phương thức giao lưu mới của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu

hoá

*Hinh thức giao lưu cơ bản trong lịch sử

+ Trong quá khứ, các hình thức giao lưu cơ bản trong lịch sử là:

a buôn bán thương mại

b Các cuộc di cư trong lịch sử

- _ Cuộc chiến tranh xâm chiếm lãnh thé ( trước hết của phương Tây đối với

các dân tộc còn lại ).

- Con đường hoà huyết, hôn phối giữa các tộc người

- Con đường truyền giáo

- Con đường ngoại giao.

- Con đường cống nap của những nước nhỏ, yếu thế trước những nước lớn

- Con đường du học.

- Su trao đôi tặng phẩm, vật phẩm tôn giáo

Các tác nhân giao lưu trên đã góp phan thúc đây sự liên kết giữa các cộngđồng ngày càng chặt chẽ

*Các phương thức giao lưu mới

Dựa vào các thành của tựu toàn cầu hoá như phân công lao động toàn câu,

công nghệ thông tin và hệ thống truyền thông đa phương tiện, mạng viễn thông

không dây, gồm:

Trang 19

- Mạng internet và và hệ thống truyền thông đa phương tiện.

- Thị trường toàn câu của các sản phẩm hàng hoá đặc biệt là ấn phẩm văn hoá

1.5 Nhà nước dân tộc trong lịch sử

*Khải niệm nhà nước dán tộc

Nhà nước dân tộc (Nation - State) là thuật ngữ riêng có của nền chính trịphương Tây, dùng dé chỉ mô hình nhà nước hậu trung cé ở châu âu, được lấy theo

mốc ước định là Hoà ước Westphalia (1648) — thời điểm, kể từ đó quyền lực của

nhà nước được tách ra khỏi quyền lực của Giáo hội và có được tính tối cao so vớitất cả các nguồn quyền lực khác trong phạm vi lãnh thổ mà nó quản lý

Mô hình nhà nước dân tộc được phân biệt với các mô hình nhà nước đã từng

tồn tại trong lịch sử như “nhà nước - đô thị” (City - State ở thời Hy lạp Cổ đại) vàvới các dé chế phong kiến bang dấu hiệu đán rộc, tức là bởi tính chat và quy môcủa cộng đồng mà nó quản lý

Những giá trị mang tính nền tảng mà mô hình nhà nước dân tộc vốn trụ vữngtrên đó là quan niệm về: a) lãnh thổ; b) xã hội công dan, c) tổ chức chính quyên

hay chính quyên trung ương; d) chủ quyên.

Bốn yếu tố này gan bó không tách rời nhau, giả định và chỉ phối lẫn nhau, cụthể là:

+ Lãnh thé là ranh giới tuyệt đối để phân biệt môi trường trật tự bên trong

với môi trường vô chính phủ bên ngoài Nhờ có dấu hiệu này mà mỗi nhà nước dân

tộc đều tự khép mình như một đơn tử

+Trong khuôn khổ lãnh thô ấy, ý niệm về xã hội công dân và ý niệm về côngbằng mới được xác định

+ Và người ta cũng chỉ có thé dé cập đến một chính quyền trung ương khuônkhổ của không gian được định hình bởi biên giới quốc gia

+ Dĩ nhiên quyền lực của chính quyền trung ương ấy chỉ được quan niệm là

tôi cao — với tư cách là chủ quyên, trong không gian ây mà thôi.

TRUNG TAM THONG TIN THU VIỆA

Trang 20

Với Hoà ước Westphalia 1648, mô hình nhà nước dân tộc trở thành hiện thực

phổ biến tại châu âu Sau đó, mô hình này lan rộng ra toàn thế giới thông qua bốn dot

sóng hình thành các nhà nước dân lộc.

Dot sóng hình thành thứ nhất, bắt đầu từ sự kiện một số cường quốc tư bản ở

châu âu là Anh, Pháp, Đức.

Đợt sóng hình thành thứ hai diễn ra sau Thế chiến I Kết cục của cuộc théchiến này là bản đồ các đường biên giới trên các châu lục đã được vẽ lại, đặc biệt làtại Châu Âu

Dot sóng hình thành thứ ba diễn ra ngay sau đó, với tư cách là hệ quả củaThế chiến II Thuộc địa của các Dé quốc đã bị công pha để hình thành nên đợtsóng nhà nước dân tộc lần thứ ba Mô hình nhà nước dân tộc được phát tán trênkhắp thế giới bởi phong trào giải phóng thuộc địa mà điển hình là phong trào giải

phóng dân tộc ở Việt Nam.

Đợt sóng hình thành nhà nước dân tộc lần thứ tư đã khởi phát từ đầu nhữngnăm 1990 và đang tiếp diễn

2 Tác động của toàn cầu hoá đối với nhà nước dân tộc

2.1 Nhà nước - dân tộc trong điều kiện hiện nay

Toàn cầu hóa đã làm thay đổi to lớn đến VỊ trí của các nhà nước - dân tộc Dựavào sự phân công lao động quốc tế mà sự phân vùng thế giới thành các trung tâm,

bán ngoại vi hay ngoại vi Như vậy vị trí của các nhà nước trong hệ thống toàn cầuphụ thuộc vào sự phân công lao động quốc tế giữa các nhà nước với nhau về mặt

kinh tế Thước đo vị trí quốc gia không phụ thuộc quá nhiều vào vị trí địa lí, dân số,

tài nguyên (cái mà trước đây vẫn được đánh giá cao).

Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay sức mạnh của quốc gia, dân tộc phụ

thuộc vào 2 phương diện căn bản là tăng trưởng kinh tế và kinh tế tri thức Nền

kinh tế tri thức đã buộc các nhà nước phải đối mặt với nhiều vấn dé mà trước đâychưa xuất hiện Có thé kể đến các mối quan hệ kép mà các nhà nước luôn phải đốimặt giải quyết:

Trang 21

Quan hệ qu6c gia - siêu quốc gia Quan hệ dân tộc - siéu dân tộc

Quan hệ chủ nghĩa địa phương - chủ nghĩ toàn cầu

- Quan hệ trung tâm - ngoại vi

Toàn cầu hóa và thị trường tự do toàn cầu đã làm cho nhà nước khôngcòn kha năng kiểm soát các luồng hàng hóa, tư tưởng, tiền tệ, việc làm, hônnhân ở trong phạm vi lãnh thé của mình Các nhà nước hoàn toàn bất lực trướcmột loạt các vấn đề khác Toàn cầu hóa một mặt đang làm suy yếu nghiêm trọngkhả năng điều tiết nền kinh tế trong không gian lãnh thổ của mình, nhưng mặt kháclại mở rộng khả năng của nó vượt ra ngoài giới hạn vốn trước đây không thể vượtqua Điều dễ nhận thấy nhất về van dé chính trị-xã hội của nhà nước dân tộc naytrước áp lực của toàn cầu hóa chính là sự suy yếu của nó đối với vấn đề lãnh thổ,đến khả năng bảo vệ an ninh của nó đới với xã hội và người dân của nó, suy yếukhả năng chu cấp phúc lợi công cộng và khả năng duy trì sự công bằng trong xã hội

công dân của chính phủ.

Toàn cầu hóa đang làm cho nhiều van dé trước kia là rất « thiêng liêng » thì

nay những phẩm chất đó không còn nguyên vị trí Nổi bật nhất là vấn dé lãnh thổ

và «giới hạn lãnh thé» Không gian lãnh thé trở nên «mềm» hơn, khó phân biệt hơn

và dễ dung hòa hơn (trước đây lãnh thé là cái bat khả xâm phạm của các quốc gia)

Đường biên giới cũng đã không còn đủ sức để ngăn chặn các dòng chảy của vốn

đầu tư, thị trường hàng hóa, di cư và nhập cư, đặc biệt là các dòng chảy của tri

thức, nguồn lực trí tuệ qua mạng Internet toàn cầu.Tựu chung lại ý thức phân biệt

«bên trong» - «bên ngoài» quốc gia đang bị lu mờ dần bởi sự phụ thuộc lẫn nhaugiữa kinh tế và tri thức chung của nhân loại

Tóm lại, toàn cầu hóa đang làm biến dạng các tác nhân truyền thống trong hệquốc tế là nhà nước - dân tộc Toàn cầu hóa đã và đang tiếp tục sinh ra những tácnhân mới đang dần thay thể chức năng nhà nước - một tâm điểm vô cùng quan

trọng mà nhân loại luôn phải theo dõi hết sức can trọng hiện nay

Trang 22

2.2 Tác động của toàn cầu hoá đối với lãnh thé và chủ quyền quốc gia

*Tác động của toàn cẩu hoá đối với lãnh thổ

Lãnh thổ của nhà nước là một trong những trụ cột quan trọng nhất khi nói đến nhà nước dân tộc Từ dau hiệu lãnh thổ, chúng ta mới có thé đề cập đến các trụ

cột còn lại của nhà nước dân tộc như: xã hội dân sự, xã hội công dân, tổ chức chínhquyền và chủ quyên Với vị trí trụ cột quan trọng như vậy nên sự tác động của toàncầu hòa đối với nhà nước tất nhiên và trước hết dé là sự tác động đến lãnh thé của

nhà nước dân tộc.

Cho đến nay khi toàn cầu hóa đang làm cho sự phân định ranh giới bên trong

và bên ngoài nhà nước dân tộc mất đi tính tuyệt đối, thì tat cả các yếu tố khác lệthuộc vào lãnh thổ nhà nước dân tộc cũng bị biến đổi theo Chính đây là mộtnguyên nhân quan trọng làm dấy lên một cách “ồn ào” về việc đánh giá lại bản chấtcũng như số phận của nhà nước dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa của các học giảlớn trên thế giới đặc biệt là các học giả ở phương tây

Đứng trên bình diện lãnh thổ quốc gia thì không gian xã hội của các cá nhân

và cộng đồng ngày càng phát triển theo hướng phá vỡ “không gian địa lý”, “khônggian địa điểm”, “không gian lãnh thổ quốc gia” Thực tế cho thấy khi “không gianmáy tính” với những mạng kết nối toàn cầu đã vượt qua tất cả các đường biên giớiquốc gia thì không có bất kỳ đường biên giới cứng nào có thể ngăn chặn những

“kết nối ảo” nhưng rất hiện thực của hàng chục tỷ các máy tính đang kết nối, dichuyến, liên lạc của hàng tỷ công dân của tất cả các nhà nước trên khắp toàn cầu.Với không gian ấy, lãnh thô không còn mang tính hiện thực theo kiểu không gianhình học phẳng Ơcơlide nữa Thay vào đó không gian lãnh thổ sẽ là những nướcthực hiện được phân nhánh theo những mạng đa tầng bậc, đa chiều kênh, đa quan

hệ và bao trùm lên vô số các lĩnh vực phi tự trị, phi nhà nước, nơi mà nhà nướckhông thể điều tiết và kiểm soát hết được Với không gian ấy nhà nước bất lực

Trang 23

không đặt ra được luật lệ, cũng không biết xây dựng ra luật lệ cho ai và điều tiếtluật lệ đó như thế nào.

Như vậy, với sự bùng nỗ của công nghệ thông tin như hiện nay thì các đường

biên giới cứng của lãnh thổ quốc gia ngày càng trở nên mờ nhạt và mat vị trí trước kia của nó Đây là điều tất cả các nhà nước đều lo ngại và tìm mọi biện pháp dé

khắc phục

Trong thế giới toàn cầu mọi quan hệ đã thay đổi một cách mới mẻ, ngày hôm

nay sức mạnh của các hãng, các tập đoàn, các thương hiệu hàng hóa đã thay thế cho

sức mạnh của đất đai, của số lượng dân số Hiệu ứng lây lan xuyên biên giới trêntrái đất đã phát triển trên tất cả các mặt từ y té, giao duc, dich bénh, đến tài chính,buôn lậu Sự lây lan đó đã vượt qua tất cả các vật cản, trong đó có cả đường biêngiới lãnh thổ đề tràn lan vào tất cả các quốc gia

Các dòng thông tin, các truyền thuyết, tín ngưỡng, dân tộc, lòng trung thành,tôn giáo, các phong trào xã hội toàn cầu, những mối quan tâm chung về môi trường tất cả đều hòa trộn với nhau dé hình thành nên một không gian đa chiều kiểu như

"không gian ảo" của máy tính nhưng lại có tác động "không ảo", "rất hiện thực" và

"rất thực" Nếu đem những không gian ấy so với không gian địa lý chính trị đượckhoanh vùng bởi lãnh thé nhà nước dân tộc thì thực sự là quá ư khập khiễng

*Tác động của toàn câu hóa đối với chủ quyên quốc gia

Chủ quyền quốc gia trong phan này được hiểu là chủ quyền nhà nước Day làmột khái niệm chính trị - pháp lý phức tạp, gắn liền với sự ra đời và phát triển của

nhà nước dân tộc Ngay từ khi xuất hiện khái niệm chủ quyền quốc gia đã xuất hiện

nhiều cách hiểu và cách triển khai khác nhau về nó, thậm chí sự xung đột và khác

biệt nhau là rất lớn Một cách giản lược có thể coi chủ quyển quốc gia là một thuộc

tính cố hữu, không tách rời nhà nước dân tộc dưới dạng các quyền nhà nước Chủquyền quốc gia được hiểu là tập hợp các quyền mà nhà nước dân tộc có Chính vì

vậy những tác động của toàn cầu hóa đến cấu trúc của nhà nước hiện đại cũng đồng

thời gây ra những biến động lớn trong nội dung chủ quyền quốc gia

Trang 24

Vẻ đại thể xung quanh những van dé này nỗi lên những quan điểm chính như:Những người bảo vệ quan điểm chủ quyên truyền thống cho rang, trong điềukiện toàn cầu hóa hiện nay, chủ quyền dang bị xâm hại nghiêm trọng Biểu hiện rõnét nhất của nó là vai trò điều tiết của nhà nước đối với các mặt, các lĩnh vực đờisống cộng đồng mà nhà nước (dân tộc) quản lý đang bị suy giảm mạnh Điều nàyđược thé hiện qua những tư tưởng khá bi quan trước số phận của nhà nước như: "sựxói mòn nhà nước dân tộc ","sự quay trở lại trạng thái hỗn mang phi nhà nước, phichủ quyền của thời kỳ trung cổ" (chủ nghĩa trung cô mới).

Trong khi đó những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa lại xóa bỏ chủ quyềnquốc gia Họ tin rằng toàn cầu hóa sẽ đem lại xã hội công dân toàn cầu và như vậytất yếu sẽ dẫn đến sự cai trị của một thể chế toàn cầu (cai trị toàn cầu), trong đónguyên tac chủ quyển quốc gia không thé đứng vững

Hiện nay trước tác động của toàn cầu hóa, nội dung của khái niệm chủ quyềnlại được đưa ra và thử thách Những mầm mống của sự xung đột, mâu thuẫn vốntồn tại lâu đời trong nội dung của khái niệm này đã có cơ hội để phát triển Toàncầu hóa không những làm gia tăng mâu thuẫn giữa hai khuynh hướng (chủ quyềnthuộc về nhà nước và chủ quyên thuộc vẻ nhân dân), mà quan trọng hơn cả là nó đãlật nhào cái nền tảng chung mà trên đó cả hai khuynh hướng đều đeo bám vào - đó

là về quan niệm lãnh thổ quốc gia, là cái môi trường mà tất cả các quan niệm chủquyên truyền thống đều được hình thành và phát triển từ đó -

Các học giả thuộc khoa chính trị học cao cấp đều có nhận xét chung rằngtrong bối cảnh hiện nay van dé chủ quyền phụ thuộc vào các khu vực khác nhau là

có sự phân biệt Nếu như các cường quốc, các nước phát triển, các nước thuộc thếgiới phương tây thì chủ quyền dường như được mở rộng ra, trong khi đó các nướcnghèo, đang phát triển thì chủ quyền dường như bị thu hẹp lại Hiện nay sự biếndạng của chủ quyền dưới tác động của toàn cầu hóa được hiểu theo cách là:

- _ Chủ quyền không còn được hiểu là quyên lực tối cao

- Chu quyên được gan liên với vân đề kiểm soát các hoạt động xuyên

Trang 25

biên giới Toàn cầu hóa đang làm thay đối phạm vi kiểm soát của nhà nước Tầmvóc của nhà nước đã được mở rộng ở một số lĩnh vực nhưng lại bị thu hẹp ở một số

lĩnh vực.

- Chủ quyền đang vấp phải những đối thủ cạnh tranh mới là các tổ chức phichính phủ, các tổ chức quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia

- Chủ quyên nhiều khi đã làm cản trở việc giải quyết xung đột

Theo một nghĩa nhất định, liên minh châu Âu (EU) là một sản phẩm của chủquyên, EU là một thiết kế mới và độc đáo trong đời sống chính trị quốc tế hiện nay

Nhiều học giả khác lại cho răng mô hình cai trị dua trên quan niệm truyềnthống của chủ nghĩa hiện thực về chủ quyền quốc gia đã không còn tác dụng cầnphải thay thế nó Luận điểm này phân chia thành 2 nhánh chính:

Nhánh thứ nhất: mang màu sắc tả khuynh khi cho rang cần phải có nền cai

trị toàn cầu bằng cách tạo ra mô hình nhà nước toàn cầu thay thé cho mô hình nha

nước dân tộc đang bị lỗi thời trong kỉ nguyên toàn cầu hóa Đây là quan điểm chủđạo của những người theo chủ nghĩa toàn cầu

Nhánh thứ hai: mang màu sắc hữu khuynh hơn khi để xuất hiện một cơ chếcai trị toàn cầu mang màu sắc hỗn hợp (tính hỗn hợp - đa tác nhân) dưới dạng quản

lí mạng mà nhà nước dân tộc được tài định vị để ăn khớp với sự vận hành chung

của cả mạng (mô hình giống như các nhà nước liên bang hiện nay)

Nhưng xét từ góc độ khác, toàn cầu hóa lại dường như củng cố sức mạnh củanhà nước, đó là sự mở rộng sức mạnh của nhà nước trên nhiều lĩnh vực như: hoạt

động quốc tế bảo vệ quyển con người, các hiệp định quốc tế đã kí kết song phương

hoặc đa phương trên tất cả các lĩnh vực, gần đây là khủng hoảng tài chính và chủ

nghĩa khủng bé quốc tế

Sự xuất hiện các quan điểm khác nhau về chủ quyền đã nói lên răng đây làmột vấn để mang tính lịch sử và do đó nội hàm khái niệm này không phải là cái

“nhất thành bat biến”

Trang 26

2.3 Tác động của toàn cầu hoá đối với xã hội dân sự - xã hội công dân

của nhà nước dân tộc

*Vấn dé xã hội dân sự - xã hội công dân của nhà nước dân tộc

Khi bàn về vấn đề xã hội dân sự - xã hội công dân, người ta thường hiểu đó

là một cộng đồng dân cư mang quốc tịch của một quốc gia Cộng đồng ấy có thể

bao gồm nhiều sắc tộc và nhiều nên văn hóa khác nhau thuộc sự quản lý của mộtchính quyển trung ương

Sợi dây lý luận có tác dụng xâu chuỗi các triết học trong lịch sự để hình thànhnên cách hiểu truyền thống về xã hội dân sự - xã hội công dân là:

Thứ nhất: xã hội dân sự chỉ được hình thành khi xuất hiện nền kinh tế thịtrường Nền tảng này đã tạo ra hai tiền đề cốt tử cho xã hội dân sự là tạo ra mối liên

hệ phố biến giữa người với người, vượt ra khỏi khuôn khổ cộng đồng khép kin củahuyết thống, thân tộc phong kiến và định hình các mối quan hệ ấy bằng các khế

ước song phương và đa phương.

Thứ hai: xã hội dân sự chỉ được hình thành, nảy sinh trước hết trong lòng xãhội tư sản, xã hội dân sự là người lập ra “khế ước xã hội” và từ khế ước xã hội -(hiến pháp) hình thành nên nhà nước pháp quyền Sự liên hợp thành xã hội dân sựgiúp người dân kiểm soát và điều hành quyền lực công cộng nhằm phục vụ cho cácquyên cơ bản của mình và nâng cao phúc lợi chung và đó chính là bản chất của xã

hội dân sự.

Thứ ba:các quan niệm về xã hội dân sự bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Một là: Xã hội dân sự là lĩnh vực phi nhà nước, xã hội dân sự là môi trường bên ngoài gia đình, nhà nước và thị trường, là nơi quan chúng liên hiệp với nhau dé

phát triển những quyền lợi chung

Hai là : Xã hội dân sự là môi trường phi lợi nhuận, xã hội dân sự thường

được hiểu là các tổ chức phi chính phủ (NGO) các tổ chức xã hội toàn cau

Ba là : Xã hội dân sự là khu vực tình nguyện (năm bên cạnh hai khu vực khác là nhà nước và tư nhân).

Trang 27

Bồn là : Xã hội dân sự được hiéu là một bộ phận của xã hội “có biên giới”,

xã hội công dân tôn tại với hai bộ phận khác là nhà nước và thị trường.

Năm là: Xã hội dân sự là xã hội dân chủ của những con người tự do, tự quyết

định lây số phận của mình

Sáu là: Xã hội dân sự đặc trưng cho lợi ích tư nhân và nó là cơ sở dé phan biét

với nha nước - cái thiét chê đặc trưng cho lợi ích con người.

Bây là: Xã hội dân sự là hệ thông các quan hệ và tô chức của công dân, của

cộng đồng công dân, nhăm hiện thực hóa các cá nhân và nhân cách, hiện thực hóa

và củng cố lợi ích cộng đồng

Thứ tw: Có thê phân xã hội dân sự làm hai mô hình cơ bản như sau:

Một là: mô hình của chủ nghĩa tự do mà theo đó xã hội dân sự là một thé chếđối trong với thể chế nhà nước (thé chế phi chính thức và thể chế chính thức) Đây

là mô hình của một số nước Bắc Âu như Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Bỉ

Hai là: mô hình của các đảng dân chủ xã hội, theo đó xã hội dân sự là câu

nôi đoàn két giữa nhà nước và xã hội Xã hội dân sự giữ vai trò là diễn đàn trao đổi, thảo luận, thỏa thuận của xã hội và nhà nước, đặc trưng cho mô hình này là của các

nước Tây Âu mà Pháp là quốc gia điển hình

Tuy nhiên ngày nay dưới tác động của toàn câu hóa, xã hội dân sự có những chuyên biên vô cùng to lớn mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở phân sau

*S biên dang cua xã hội dân sự - xã hội công dân trước toàn câu hóa

Sự phát triên mạnh mẽ của xã hội dân sự trong bôi cảnh toàn câu hóa đã vượt qua những khuôn khô cùng từng quôc gia dân tộc dé hình thành xã hội dân sự - xã hội công dân toàn câu Day là bước chuyên mạnh mẽ nhât khiển cho các nhà nước

đơn lẻ đang gặp phải vấn dé và tìm moi cách hiệu chỉnh, điều tiết

Trang 28

Đề khu vực công cộng có thé trở thành một hệ thống mở, cần có những điềukiện như bat cứ công dân nào đang chịu tác động của các quyết định cũng có quyềntham dự, thảo luận về các quyết định ấy và cho phép tìm hiểu những gì mà họ phải

gánh chịu sau khi quyết định ấy được thông qua và quyền được tự do bình đẳng

quan điêm của mình.

Được sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông, các quan niệm vàchuẩn mực của các xã hội công dân được phổ biến rộng hơn Theo cách nói củaJohn Misbitt thì: "công nghệ, đặc biệt là những viễn thông không dây, đang làmcho hầu hết các luật lệ cũ không còn tác dụng, những sự lừa dối trong quản lýkhông còn đất sống"

Thông tin phá vỡ cấu trúc quản lý tập quyền thứ bậc để thay vào đó là sựphân bố quyền lực theo cau trúc mạng Ở tinh trạng này, các cá nhân sẽ có đượcquyền lực mà trước đây họ chưa bao giờ có Mỗi cá nhân đều trở thành trung tâmcủa mạng lưới quyền lực Họ vươn nhận thức cửa mình ra toàn bộ thế giới nhờmạng Internet nhận biết hành vi của các chính phủ và gây áp lực đối với các quyếtsách của nhà nước Dân chủ trực tiếp ngày càng đóng vai trò to lớn so với dân chủgián tiếp, từ đó vai trò của xã hội dân sự trong việc kiểm soát và thiết định ý chí

của mình lên nhà nước cũng ngày một tăng lên.

Có thé thấy sự phát triển mạnh mẽ của các tô chức xa hội dân sự đã và đangngày cáng phá vỡ kết cầu không gian truyền thống là nhà nước dân tộc Xã hội dân

sự ngày càng dịch chuyển mạnh mẽ sang trở thành xã hội dân sự toàn câu

2.4 Sư khủng hoảng của nhà nước Liên Xô và Đông Âu trong bối cảnh

toàn cầu hoá

*Những hạn chế trong việc giải quyết mỗi quan hệ giữa dân chu và nhà nướcThực tiễn trong tố chức và hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa đủ chothay rang ở các nha nước này luôn nhắn mạnh luận điểm giữa chuyên chính vô sản

với dân chủ vô sản Luận điểm này đã kéo dài khá lâu về mặt lí luận và đã để lạinhững hậu quả không nhỏ về thực tiễn Về thực chat, quan niệm này cho răng bản

Trang 29

thân chuyên chính vô sản đương nhiên là dân chủ vô sản, bởi vậy, chỉ cần củng cố

chuyên chính (nhà nước) thì dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ tự động lớn mạnh Tuy

vậy, đời sống thực tiễn đã bác bỏ quan niệm trên Dân chủ nhà nước không thê hiện

một cách tuyệt đối và đồng nhất như vậy

Trong quá khứ, việc nhà nước Liên Xô (cũ) và các nhà nước Đông Âu đã

mắc phải những sai lầm nghiêm trọng khi giải quyết mối quan hệ giữa dân chủ vànhà nước Việc nhà nước chưa quan tâm đến lợi ích của các cá nhân trong xã hội đãlàm cho các cá nhân cụ thể dường như tan biến trong cái chung trìu tượng đượcđịnh danh băng thuật ngữ “nhân dân” Trong khi đó, cái được coi là nhân dân lại làmột khái niệm trìu tượng, một cộng đồng trìu tượng, và trên thực tế lại không thuộc

về những con người cụ thể Do đó động lực của sự phát triển xã hội bị triệt tiêu.Kết quả là mô hình chủ nghĩa xã hội dựa trên sự đồng nhất giữa dân chủ và nhànước, mà sự đồng nhất ấy nghiêng về phía nhà nước, có lợi cho nhà nước, đã sụp

đỗ vào thập niên 90 của thế kỉ XX Thực trạng đó đã buộc chúng ta phải nhận ra bàihọc là cần đánh giá lại mô hình xã hội chủ nghĩa trong các điều kiện lịch sử mới,khi nền chính trị quốc tế đã có nhiều thay đổi

Bản thân lịch sử phát triển của dân chủ cũng chứng thực rằng, dân chủ đã nảysinh, phát triển và lan rộng trong cuộc đấu tranh của nhân dân giành quyền kiểmsoát và điều phối nhà nước Không dé cho nhà nước trở thành một "Leviathan"

đứng trên nhân dân - những chủ nhân thực sự của nó Để giành được chiến thắng

trong cuộc dau tranh ấy, dé đạt được những tiến bộ đòi hỏi nhiều yếu tố mà trong

đó giai cấp lãnh đạo chỉ là một yếu tố (dù đó là yếu tố quan trọng nhất) Hàng loạtcác van đề khác như dân trí, xã hội công dân, xã hội dân su Vấn dé cơ chế phápluật đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền làm chủ nhà nước, quyén tham dự vàocác quyết sách của nhà nước mà vấn dé bao trùm của toàn bộ các yếu tố khácchính là điều kiện vật chất có được đề thực hiện các mục tiêu dân chủ Tổng thể các

yêu tô như vậy đêu tham dự vào việc định hình một nền dân chủ.

Trang 30

Có nhiều lý do dé giải thích vì sao sự đồng nhất tuyệt đối giữa chuyên chính

vô sản với dân chủ vô sản, nhưng sự đồng nhất trên cơ sở của chuyên chính (nhưchúng tôi đã dé cập ở phan trước) Điều này có thể giải thích một số nguyên nhân

cơ bản sau:

Nguyên nhân thứ nhất: Các thê hệ Mác xit sau này đã không quán triệt day

đủ tỉnh thần của phép biện chứng

Nguyên nhân thứ hai: Việc lẫn lộn giữa hai mặt của học thuyết Mác Lê nin

đó là: một mặt, chủ nghĩa Mác Lê nin là một lý tưởng của giai cấp vô sản trên conđường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng nhân loại Mặt khác,

nó là một học thuyết khoa học mà học thuyết đó luôn phải được bổ sung và pháttriển Nhưng điều này không xảy ra trên thực tế

Nguyên nhân thứ ba: Trong hiện thực các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) vẫnchưa có một cơ chế dân chủ hữu hiệu cho phép khuyến khích, khai mở các tiềm

năng sáng tạo cá nhân.

*Những hạn chế trong tổ chức quản lý nhà nước

ác học giả trên thé giới khi nghiên cứu về nguyên nhân “đổ vỡ” của hệ thống

xã hội này đã thống nhất ở những điểm cơ bản sau:

Thứ nhất: Các nhà nước này vẫn tiếp tục siết chặt quyền lực cả về kinh tế và

chính tri.

Thứ bai : Quy chuẩn hóa các hoạt động xã hội, hạn chế tính đa dạng năng

động của xã hội dân sự - xã hội công dân.

Thứ ba: Không chú ý đến sự đa dạng của các luật lệ địa phương (các nước

cộng hòa thuộc Liên bang xô viết, các nền văn hóa của các tộc người)

Thứ tw: Sử dụng các biện pháp chỉ huy trong quản lý các lĩnh vực của đời

sống xã hội

Thứ năm: Coi thường quy luật giá trị Đây là hệ quả của cơ chế quản lý tập trung, mệnh lệnh, hành chính quan liêu và chỉ huy.

Trang 31

Thứ sáu: Dựa vào sự phát triển kinh tế theo chiều rộng, đặt nặng về số lượngcoi thường vé chất lượng.

2.5 Sự khủng hoảng của các nhà nước “Than ki” Đông A

*Khái lược về sự phái triển cua các nhà nước “Thần kì” Đông Á từ sau đạichiến thé giới II tới những năm cuối của thé ki XX

Cũng như các nhà nước khác, trong giai đoạn này, các nhà nước Đông Á đãđiều chỉnh chức năng nhà nước tập trung vào các điểm căn bản sau:

Một là: Quốc hữu hóa những ngành công nghiệp chiến lược

Hai là: Tập trung chu cấp phúc lợi cho những người bị ảnh hưởng của chiến

tranh.

Ba là: Đảm bảo công ăn việc làm cho người dân bằng cách mở rộng sản xuất,khuyến khích xuât nhập khâu, mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài

Bốn là: Phân phối lại của cải xã hội theo hướng công bằng

Tựu trung lại những thành tựu mà các nhà nước “thần ki” Đông A, trong quatrình phát triển đã đặt vai trò của nhà nước lên cao chưa từng thấy Ở các quốc gianày, vào những thập niên 70-80 của thế kỷ XX thường xuyên nhấn mạnh đếnnhững khiếm khuyết của thị trường, dé từ đó biện minh và cổ vũ cho hành vi traoquyền điều chỉnh thị trường cho nhà nước Quan điểm này một lần nữa góp phầncủng cố và minh chứng chắc chan của lý thuyết “nhà nước tích cực” Theo lýthuyết này việc kế hoạch hóa, tập trung can thiệp điều chỉnh, phân phối tài nguyên

và nam quyền phát triển những ngành công nghiệp “mới”, đây là những ưu tiên chủđạo mà nhà nước cần phải kiểm soát trước tiên Tiếp đó nhà nước cần phải đi sâu

vào mọi phương diện của nền kinh tế như: quản lý giá cả, điều chỉnh các thị trường

hối đoái, tài chính và gần như phải độc quyền trong việc cung ứng các hàng hóa

và dịch vụ quan trọng.

*Sự khủng hoảng của các nhà nước Đông Á trước áp lực toàn câu hóa

Sự khủng hoảng của các nước Đông Á có tín hiệu từ những thập niên 80 của

thế kỷ XX Đây cũng là khoảng thời gian mà nền kinh tế và chính trị trên thế giới

Trang 32

có nhiều đảo lộn lớn về cấu trúc Biểu hiện rõ nhất là sự trì trệ và suy thoái kinh tế

ở cả 2 khu vực tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Về chính trị, hệ thống lưỡng cực của chiến tranh lạnh biến mắt, hệ thống các

nước XHCN hùng mạnh một thời gian dài đã tan rã Mặt khác quá trình tan vỡ của

các quốc gia không 16 dé hình thành những nhà nước nhỏ hơn

Cuộc khủng hoảng của mô hình nhà nước ở các quốc gia Đông Á (gồm cảĐông Nam Á và Đông Bắc Á) diễn ra cùng với các cuộc khủng hoảng chung củacác mô hình nhà nước hiện thời Ngoài ra, ở các nhà nước Đông Á xuất hiện những

hiện tượng khá đặc biệt:

Một là: Các nhà nước Đông A đã tỏ ra không hiệu quả trong việc hỗ trợ pháttriển kĩ thuật và nâng cao năng lực nghiên cứu

Hai là: Việc làm sai lệch giá cả và trợ cấp cho công nhân trong một thời giandài với hi vọng để tạo nên một quốc gia xuất khẩu vững mạnh đã gây nên hệ quảkhó khăn cho nền kinh tế

Ba là: Mối quan hệ giữa các ngân hàng và các doanh nghiệp được chính phủ

khuyến khích, để từ đó các dòng vốn đầu tư chảy vào các khu vực dịch vụ và kinh

doanh.

Bốn là: Chiến lược xuất khẩu với tư cách là một động lực của tăng năng suất

và tăng trưởng ở Đông Á cũng cần được xem xét lại

Năm là: Phương thức quản trị ở Đông Á đã bộc lộ rõ những hạn chế vốn có

của nó.

§áu la: Các nhà nước Đông A vẫn vốn yếu kém trong việc hợp tác hành động

đối phó với những tác động mang tính toàn cau

3 Các khuynh hướng phát triển của nhà nước hiện nay

3 1 Xu hướng hình thành nhà nước liên chính phủ - hình mẫu EU

*Giới thiệu chung vê EU

Trang 33

Liên minh châu Âu không phải là một liên bang giống như Hợp chủng quốcHoa Kỳ Liên minh châu Âu cũng không chỉ đơn thuần là một tổ chức liên chínhphủ như Liên hợp quốc.

Trên thực tế, đó là một mô hình duy nhất trong quan hệ quốc tế Các nướclập nên liên minh châu Âu (hay các nước thành viên) tập hợp chủ quyền của họ lại

dé tạo nên một sức mạnh và ảnh hưởng trên thé giới mà từng nước riêng lẻ khôngthể đạt được Trên thực thé, tập hợp chủ quyền nghĩa là các quốc gia thành viêndành một phan ra quyết định của họ cho những thể chế chung mà họ tao ra dénhững quyết định về những vấn đề cụ thể có liên quan đến lợi ích chung có thểđược đưa ra ở cấp độ châu Âu

Những nguyên tắc cơ sở của Liên minh châu Âu được đề ra trong một loạtnhững Hiệp ước, có thê nhận thấy là Hiệp ước Paris thành lập nên Cộng đồng Than

và Sắt châu Âu (ECSC) năm 1951, Hiệp ước Rome thành lập nên Cộng đồng kinh

tế (EEC) và Cộng đồng năng lượng nguyên tử (Euratom) năm 1957

Những Hiệp ước cơ sở này được sửa đổi vào năm 1986, 1992, 1997 và 2001.Hiệp định Masstricht năm 1992 cũng dẫn đến sự ra đời của một hiệp định mới vềLiên minh châu Âu

*Các thé chế của Liên minh Châu Âu

Hoạt động của Liên minh Châu Âu do 5 cơ quan đảm nhiệm, mỗi cơ quan cómột vai trò cụ thể: Uy ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Toà

án công lý, Toà kiểm toán

Uy ban châu Âu là một thể chế chính trị độc lập đại diện và thâu tóm lợi íchcủa toàn bộ liên minh châu Âu Uỷ ban là cơ quan chính trong hệ thống thé ché của

liên minh châu Âu Uy ban dé xuất luật pháp, chính sách và các chương trình hành

động cũng như chịu trách nhiệm thi hành những quyết định của Nghị viện và Hội

đồng châu Âu

Nghị viện châu Âu được thành lập Theo hiệp ước thành lập (Founding

Treaties) và từ năm 1979 nghị viện châu Âu đã được chính những công dân EU

Trang 34

trực tiếp bầu ra Các Nghị viên không phân chia theo các quốc gia mà theo nhữngnhóm chính trị tập hợp đây đủ những đảng phái đang hoạt động tại EU Nghị việnchâu Âu hiện giờ có 732 thành viên trong bao gồm cả những quan sát viên của cácnước thành viên mới Số lượng nghị viên cho từng quốc gia thành viên là tươngứng với dân số của nước đó.

Hội đồng châu Âu là cơ quan quyết định chính sách chính của EU Hộiđồng đại diện cho các nước thành viên và các cuộc họp của Hội đồng đều được một

bộ trưởng của mỗi nước thành viên tham gia

Toà án tư pháp của cộng động châu Âu đảm bảo những nguyên tắc chung

do EU quyết định được thi hành và nó được hiểu như nhau ở mọi nước Toà án cóquyền giải quyết những vụ tranh chấp pháp lý giữa các thành viên

Toà kiểm toán được thành lập vào năm 1977, kiểm tra mọi nguồn thu của

EU, chi tiêu đúng luật pháp và thời gian và đảm bảo quản lý tốt ngân sách của EU

*Can bằng quyên lực giữa Liên minh và các nước thành viên

Vì EU không phải là 1 quốc gia, nên nó được dựa trên cân bang quyền lựcgiữa EU và các nước thành viên và mỗi bên đều hành động trong phạm vi được

giới hạn trong các hiệp ước.

Chính sách của EU được chi thành 3 lĩnh vực chính được gọi là “trụ cột”.

Trụ cột thứ nhất là “Cộng đồng châu Âu EC” liên quan tới những chính sách kinh

tế, xã hội và môi trường Trụ cột thứ hai là “chính sách đối ngoại và an ninh chung”(CSFP) liên quan đến những vấn đề đối ngoại và quân sự Trụ cột thứ ba là “Tưpháp và Nội vụ (THA)” liên quan đến hợp tác phòng chống tội phạm

*Tương lai của Liên minh châu Au

Xuất phát từ nhu cầu thường xuyên cần tự cải tiến, EU đang làm việc vớimột hiệp ước về Hiến pháp Nếu Hiến pháp này được thông qua, sẽ có những thayđổi quan trọng

- Bầu cử trực tiếp Chủ tịch của EU

- Bổ nhiệm một Bộ trưởng Ngoại giao của EU

Trang 35

- Tao ra một chính sách đối ngoại chung và có thể trong dài hạn, một chínhsách quốc phũng chung.

- Mở rộng những lĩnh vực hoạt động của EU và sử dụng việc bỏ phiếu theo

đa số phù hợp trong Cộng đồng trong hau hết các lĩnh vực

° Tạo cho Nghị viện châu Âu một vai trò noi bật hơn thông qua việc mởrộng nguyên tắc “đồng quyết định” tới một phạm vi lớn hơn của các chính sách

‹ Đơn giản hoá nguyên tắc bỏ phiếu trong Hội đồng châu Âu bằng cách

quyết định rằng đa số là bao gồm 50% các nước thành viên đại diện cho ít nhất

60% dân số của EU

* Cải cách Uỷ ban châu Âu: Mỗi nước thành viên sẽ có một Cao uy, song chỉ

15 Cao uỷ có quyền bỏ phiếu Cơ chế mới này cũng xoá bỏ cấu trúc trụ cột hiệnthời vì tất cả các lĩnh vực sẽ đều năm trong hoạt động của Cộng đồng (hay hiện naychính là trụ cột thứ nhất)

Kết luận: EU mang lại nửa thé kỷ ổn định, hoà bình và thịnh vượng EU đógiúp nâng cao mức sống, xây dựng một thị trường chung châu Âu mở rộng, đưa rađồng tiền chung Châu Âu EURO và tăng cường tiếng nói của châu Âu trên thế giới

EU là một cấu trúc đang phát triển, cấu trúc chính trị của EU đó tiến bộ xa hơn nữatrong quá trính hoàn thành sứ mạng của mình Những cản trở về chính trị như thấtbại lần đầu của nỗ lực thông qua hiến pháp chung luôn luôn xảy ra trong lịch sử

xây dựng EU Đó luôn luôn là một bước tiễn về phía trước vỡ đôi khi lùi một bước

dé tiễn hai nước Day là một quá trình bình thường và là một phan của bat cứ tiến

bộ dân chủ nào Cuối cùng, EU đó làm chủ những thách thức hiện nay và sẽ ngày

Trang 36

Đại diện khá tiêu biểu cho cách tiếp cận lịch sử về toàn cầu hóa hiện nay làEmma Rothschild - giám đốc Trung tâm lịch sử và kinh tế thuộc trường Dai học

Cambridge và là thành viên tên tuổi của Trung tâm nghiên cứu dân số và Phát triển thuộc Đại học Harvard Bà cho rằng, tựu chung lai, đoàn cẩu hoá cũng chỉ là quốc tế

hoá phát triển ở giai đoạn mới, tức là trong những điều kiện mới mà thôi

Trước hết, Emma Rothschild đến với lịch sử của toàn cầu hoá bằng phương phápphân tích lịch sử kinh tế Đi theo hướng này, có thể thấy trong khoảng 250 năm trởlại đây đã từng tồn tại hai giai đoạn phát lộ xu hướng toàn cau hoá: (a) những năm

60 của thé ky XIX, đi kèm với sự bùng nô dau tu và xuất khẩu; (b) thế ky XX vàđặc biệt là 20 năm cuối

Trong tác phẩm "Của cải của các quốc gia", Adam Smith đã phát hiện ra tình

huống như vậy thông qua sự kiện các chủ cỗ phiếu chuyển vốn từ nước này sangnước khác với mục đích trốn thuế Còn nhà triết học Đức Johann Gottfried năm

1774 đã lên tiếng phán đối ý tưởng đương thời về một hệ thống thương mại quốc

tế, trong đó ba châu lục bị tàn phá và thống trị bởi châu Au dé hình thành nên một

xã hội ràng buộc các cá thê với nhau, bất chấp tính đa dạng và đặc thù văn hoá Hainăm sau đó nhà toán học và kinh tế học người Pháp Antoine Condorcet đã lưu ýđến xu thé da quốc tịch, nói đúng hơn là phi quốc tịch của các cá thể trong xã hộiđương thời - ngoại trừ các chủ sở hữu đất đai Điều đó cũng chứng tỏ rằng biên giới

giữa các quốc gia châu Âu khi đó đã "mềm" đi rất nhiều

Liên quan đến khía cạnh chính trị của toàn cầu hoá, các nhà tư tưởng ở giai

đoạn lịch sử này đã tập trung vào phác hoạ mô hình của nhà nước Liên bang châu

Âu (Condorcet) hay nhà nước Quốc tế - Liên lục địa (Adam Smith) đồng thời

thảo luận các vấn đề liên quan đến công bằng và dân chủ trong điều kiện quốc tế

hoá (Charles de Montesque, Condorcet)'.

*Phuong án của các nhà nước tại khu vực đang/ chậm phat triển

' Xem: Emma Rothschild Globalization and Return of history Foreign Policy, 1999, Summer,

No.115, p 106-116.

Trang 37

Xét từ phương diện lịch sử, dự báo về sự tiêu vong của nhà nước - dân tộc đãxuất hiện cách đây hon 200 năm, trong tác phẩm đầu tay của nhà Triết học cô điển

Duc I Kant: “Dự án hoà bình vĩnh viễn”, viết vào năm 1705 Kế đó, vấn đề cũng được bàn đến nhiều lần trong hàng loạt di sản tinh than của các nhà kinh điển mác -

xít, đặc biệt là những tác phẩm sau này của V.I Lênin Tuy nhiên, chỉ trong vòng

35 năm trở lại đây, dự báo đó mới có cơ sở hiện thực những điều kiện vật chất

-xã hội do toàn cầu hoá đẻ ra - để đánh giá và đối chiếu

Đối với thế giới đang và chậm phát triển, vẫn đề vai trò của nhà nước đã trởnên phức tạp hơn nhiều Một mặt, nhà nước phải tái cấu trúc để có thé hội nhậpquốc tế, tức là phải biến đổi sao cho có một cơ chế hoạt động tương đồng với môitrường bên ngoài Điều đó có nghĩa là nó phải tìm được tiếng nói chung với hệthống pháp luật quốc tế và với những yêu cầu chung từ phía các nước phát triển.Mặt khác, nó phải duy tri sự én định chính trị bên trong, chống đỡ lại sự dé vỡ cầutrúc xã hội truyền thống trước áp lực của toàn cầu hoá và cách mạng thông tin,đồng thời phải tìm ra những phương thức bảo hộ mới, để nền kinh tế quốc dân có

thể trụ vững trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, trong khi vũ khí thuế quan của nó lại

đang bị tước dần tới độ không còn nữa

Vai trò của Nhà nước ở các quốc gia đang phát triển là rất quan trọng Nó

không chỉ đơn thuần là “trọng tài”, là kẻ giữ gin an ninh và duy trì tính đồng thuận

trong xã hội - như mô hình truyền thống của các nhà nước phương Tây

Sự khác biệt căn bản ở đây là: Nhà nước ở các quốc gia đang phát triển phải

kiêm nhiệm cả chức năng kiến tạo cơ cấu một xã hội công nghiệp theo cách thức

"từ trên xuống” Nó tự đứng ra tổ chức những ngành công nghiệp mới; tiến hànhkiểm soát chặt chẽ các luồng tài chính; định hướng xuất khẩu bằng cách phối hợpmềm dẻo với chính sách thuế nhập khẩu và quy chế bảo hộ mậu dịch

Thêm vào đó, các nhà nước thuộc loại này còn phải tiễn hành chính sách “thắt

lưng buộc bụng” bằng cách cắt giảm phúc lợi xã hội, nhằm duy trì giá nhân công rẻ

đê phục vụ nên công nghiệp nội địa và thu hút đầu tư nước ngoài Ngoài ra, nó có

Trang 38

một chức năng không kém phan quan trong là bảo vệ nên kinh tế quốc dân, mặc dù

cuộc khủng hoảng tài chính 1997 đã đánh dấu thời điểm cần nhìn nhận lại sự can thiệp của nhà nước vào cơ chế thị trường Tuy nhiên, không nên quên là van dé

“xét lai” như vậy đặt ra đối với những nước “đã đuôi kip” mà thôi Còn đối với

những nước đang phát triển như Việt Nam, thì sự can thiệp hợp lý và đúng lúc của

nhà nước vào sự vận hành của cơ chế thị trường, về cơ bản, vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao Dĩ nhiên, hoạt động điều tiết nền kinh tế ở cấp độ vĩ mô của nhà nước

cũng cần phải tính đến các quy định chung của quá trình hội nhập, phân công laođộng và thị trường quốc tế

3.3 Phương án đóng góp chủ quyền hạn chế của các nhà nước trong thểchế toàn cầu

*Phuong án "đóng góp chủ quyên hạn chế"

Đây là phương án do Chủ nghĩa đa phương đề xuất, với 2 trường phái chính là

"từ trên xuống" và "từ dưới lên" ;

Phương án 1: Chủ nghĩa da phương từ trên xuống (multilateralism top down)

Đây là ý tưởng thành lập một thẻ chế quản trị toàn cầu nhằm điều tiết tiến trình

toàn cầu hoá dựa trên sự đóng góp “cô phan” quyền lực của các nhà nước có chủquyền Một mặt, các nhà nước hợp tác với nhau để củng cỗ những thiết chế quốc tế

đã có như UN, IMF, WB, WTO , dé ra các luật lệ và quy định chung để cùng

nhau phối hợp hành động trước những thách thức của toàn cầu hoá

- Mở rộng quan niệm về lãnh thé

Lãnh thé của nhà nước là ranh giới tuyệt đối dé phân biệt môi trường trật tự

bên trong với môi trường vô chính phủ bên ngoài Chủ quyền của nhà nước chỉ có

hiệu lực chỉ phối các cá nhân và tập thê trong một không gian đồng đăng, liên tục

và đơn tuyến và không gian ấy được định danh bằng thuật ngữ “lãnh thổ quốc gia”

Nhưng hiện nay, những kết nối Internet, những dòng chảy của hàng hoá, dịch vụ,

kỹ thuật, tài chính và nhân khẩu, v.v đang làm cho không gian sống của các cá

nhân và cộng đồng trở nên đa chiêu, phức hợp, và không đồng dang

Trang 39

- Chia sẻ quyền lực

Trong giai đoạn hình thành nhà nước dân tộc, chính quyền trung ương đã phải đương đầu với các trung tâm tự trị nên quyên lực tập trung cao trong tay nhà nước Hiện nay, trong khi thị trường toàn cầu, công nghệ và các xã hội đang biến đổi mạnh mẽ thì các thể chế chính phủ lại bị tụt hậu Tính phân quyền mạnh mẽ và tính

mềm dẻo của các lực lượng toàn cầu là hoàn toàn tương phản với tính thủ tục vàtính kế hoạch của các thê chế chính phủ Đó là:

- Các tác nhân doanh nghiệp

Trong bat cứ một vùng lãnh thé đã định trước nào của quốc gia, người ta cũng

có thé thay vô số các tập đoàn doanh nghiệp Chúng chiếm giữ các thị trường nhânkhẩu, mở rộng phổ hoạt động của hành vi ban hang sang cả lĩnh vực cá nhân riêng

tư, lĩnh vực an ninh, 6n định xã hội và bản sắc văn hoá - thông qua quan hệ tiền tệ.Càng có nhiều doanh nghiệp hiện diện trên một địa bàn lãnh thổ chính trị thì khônggian của chủ quyên trong địa ban đó càng bị phân nhỏ và chuyển thành đa cực

- Các tác nhân vô chính phủ

Nhóm nay bao gồm các thủ lĩnh đầy quyền lực - các “siêu nhân” đang khống

chế đời sống của nhiều cộng đồng, nhiều khu vực và lĩnh vực khác nhau trên thếgiới Những kẻ Hồi giáo cực đoan, các ông trùm mafia, các thủ lĩnh hay các ônglớn thuốc phiện — tat cả và nhất loạt trở thành những trung tâm quyên lực linh hoạt

- Các tác nhân tôn tại dưới dạng các vẫn đề mang tính toàn cầu

Mối đe doa đối với các công dân xuất phát từ những cuộc xâm lược quân sự,xem ra còn thấp hơn so với sự thay đổi khí hậu, vận chuyển ma tuý, chủ nghĩa

khủng bố, các phong trào dân sự, hoặc các dòng tài chính bất đoán đang luân

chuyển hàng ngày trên các thị trường chứng khoán

Tóm lại, theo chủ.nghĩa đa phương từ trên xuống, các nhà nước dân tộc vẫn là

pháp nhân thứ nhất trong môi trường toàn cầu Như vậy, vai trò của nhà nước/

chính phủ trong thời đại toàn cầu hoá không bị suy giảm mà vẫn được duy trì, chỉ

? Mark Leonard When worlds collide Foreign Policy, No 123, Mar/Apr 2001, p 64-74.

Trang 40

có điều đã mang một nội dung mới: kiếm soát các nền kinh tế trong phạm vi lãnh

thô thuộc chủ quyền và phối hợp hành động với các quốc gia khác thông qua cdc

thé chế tập thé và những quy tac, chuẩn mực chung cho mọi quốc gia

Phương án 2: Chủ nghĩa da phương từ dưới lên (multilateralism bottom

up)

- Ban chất của Chit nghĩa da phương từ dưới lên: Những người theo chủ

nghĩa đa phương từ dưới lên lại cho răng “Chủ nghĩa đa phương từ trên xuống” vẫn

còn nhiều sơ hở và khiếm khuyết: nó chỉ quan tâm đến lợi ích của nhà nước mà bỏ

qua quyền lợi của những cá nhân bình thường - những phần tử cấu thành xã hội

công dân và khu vực công cộng Rất nhiều người trong số họ đang bị tốn hại bởitoàn cầu hoá và những hiệp ước đa phương Liên chính phủ, hay bởi một hành viđầu cơ nào đó ở tận góc địa cầu mà họ chưa từng biết Bởi vậy họ cũng cần phải

có tiếng nói và vị trí trong thể chế quản trị toàn cầu NGOs và GSMs đang dautranh cho một thể chế như vậy

- Cơ sở hiện thực của Chủ nghĩa đa phương từ dưới lên: Khả năng của nhà

nước trong việc củng có và duy trì tinh gắn kết giữa các nhóm cấu thành cộng đồng

dân tộc đang suy giảm Những mối liên hệ và những lợi ích xuyên biên giới do toàncầu hoá mang lại đang bào mòn cái ý niệm về một cộng đồng dân tộc năm trongvòng tay nhà nước.”

- Cơ chế thực hiện của chi nghĩa đa phương từ dưới lên: Gây ảnh hưởnggián tiếp (cấp độ toàn cầu) Gây ảnh hưởng trực tiếp (cấp độ quốc gia và địa

phương), tuy nhiên ảnh hưởng của NGOs đổi với chính phủ của các nước phát triển

và ảnh hưởng của nó đối với chinh phủ các nước đang / chậm phát triển là khác

nhau.

3.4 Điều chỉnh chức năng của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa

*Vé chức năng cua nhà nước qua các giai đoạn lich sử

* Rosneau, James N The challenges and tensions of a globalized world American Studies

International v 38 no2 June 2000, p 8-22.

Ngày đăng: 28/05/2024, 20:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN