1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam

202 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 202
Dung lượng 52,63 MB

Nội dung

e Doi tượng nghiên cứu: Đôi tượng nghiên cứu của luận án là: - Hệ thống văn bản pháp luật thực định của Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môitrường biển trong hoạt động hàng hải - Các Điêu ư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LƯU NGỌC TO TAM

PHÁP LUẬT KIEM SOÁT Ô NHIEM MOI TRƯỜNG BIEN TRONG HOAT DONG HANG HAI O VIET NAM

CHUYEN NGANH: LUAT KINH TE

MA SO: 62.38.01.07 (MA SO CU: 62.38.50.01)

LUẬN AN TIEN SĨ LUẬT HOC

Người hướng dẫn khoa học:

TS Vũ Thu Hạnh

PGS TS Nguyễn Hồng Thao

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

cứu độc lập của cá nhân tôi Nội dung cũng

như các số liệu trình bày trong luận án hoàn

toàn trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳcông trình nào khác.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

LƯU NGỌC TO TÂM

Trang 3

Chương 1 NHỮNG VAN DE LÍ LUẬN VE PHÁP LUẬT KIEM SOÁT Ô

NHIEM MOI TRƯỜNG BIEN TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI 11

1.1 KIEM SOÁT Ô NHIEM MOI TRƯỜNG BIEN TRONG HOAT DONG

;/9ie0 01 6 42ầ 4 11

1.1.1 Khái niệm môi trường biển va 6 nhiễm môi trường biển - 111.1.2 Hoạt động hàng hải va 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải 171.1.3 Khái niệm kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải 24

1.2 PHAP LUAT KIEM SOÁT Ô NHIEM MOI TRƯỜNG BIEN TRONG HOATDONG HANG HẢI (G2 1 51 51 3 51 1 1 11 51 1111 11 111 11 1T HT TH ng 30

1.2.1 Khái niệm pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động

Ee E3 SANGEgSSSI002L2S500130/13HSN6 ĐiANGI0N0016 30

1.2.2 Các nguyên tắc của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

ane Wont Hồng HỒN VAAL ccsscccansss wen.canscwancen 105 tai sonnei sy den 1050010000006 Anh 488 SNA A So ea 35

1.2.3 Nội dung cơ ban của pháp luật kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển trong

ftnnf đồn WAVE TH sess tạ gen Hà a a es Ghi ts GAR 1E LSS LS SE SOR 008 A 38

1.2.4 Vai trò của pháp luật doi với việc kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển

TORE TOG ÔNG THĂNG VDL cá aiaenicpnoiiiiidii xaasis sea l5 kh h0 Sia 5S ARAB ARE RRR A A NRA 353.185 4h78 52

1.2.5 Các yếu tô ảnh hưởng đến pháp luật kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển

trong hoạt động hang HuổÌ ng TT ng và 57

1.3 PHAP LUAT QUOC TE VÀ KINH NGHIEM CUA MOT SO QUOC GIA

TRONG VIỆC XÂY DUNG PHÁP LUAT VE KIEM SOÁT Ô NHIEM MOI

TRUONG BIEN TRONG HOAT DONG HANG HAL 0 0.cccccccceceseceseesescesesesees 60

1.3.1 Pháp luật quốc té về kiểm soát 6 nhiễm môi trường bién trong hoạt động

/7/1-7,1,/000n0nẺ.% ,.3 60

1.3.2 Kinh nghiệm xây dựng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biểntrong hoạt động hàng hải của một số quốc gia có biển trên thé giới ó6

KET LUẬN CHUONG L G1 1 E11 11 51 1 11 1T HT TH TH TT TH TH trệt 72

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT KIEM SOÁT Ô NHIÊM MOI

TRƯỜNG BIEN TRONG HOAT ĐỘNG HÀNG HAI Ở VIỆT NAM 73

2.1 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIENPHAP LUẬT KIEM SOÁT Ô NHIEM MOI TRƯỜNG BIEN TRONG HOAT ĐỘNGHANG HAI Ở VIET NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN 5 2 2252 2s ccsxcsce2 73

Trang 4

2.1.2 Giai đoạn từ 1986 AEN r4y 5-52 SE EEE2E1E521211111211111111111 1111 te 75

2.2 THỰC TRẠNG PHAP LUẬT VE TAU BIEN VÀ THUYEN BỘ 78

2.2.1 Các qui định pháp luật vé tàu Dien c.ccccccceccccccccccccsessstsesssesesesssssesesssesvees 782.2.2 Các qui định pháp luật về thuyén B6 0.0.c.ccccccccccccccsesesescscssesssvsssseseessesesvees 85

2.3 THUC TRANG PHAP LUAT VE KIEM SOÁT Ô NHIEM MOI TRUONGBIEN TRONG CAC HOAT ĐỘNG CANG BIỂN - 5-2 S2 2e x22 89

2.3.1 Kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển khi mở cảng biển s5: 902.3.2 Kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển khi tau cập cảng, rời cảng, qua canh.922.3.3 Trách nhiệm phòng chống cháy nỗ và phòng ngừa 6 nhiễm môi trường78.7.1172) NRRERRRRERERREERE 95

2.4 THUC TRẠNG PHÁP LUAT VE KIEM SOÁT Ô NHIEM MOI TRƯỜNG

BIEN TRONG MOT SO HOAT ĐỘNG GIAO THONG TREN BIEN 98

2.4.1 Kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển theo đặc thù của các hoạt động giaothông trên ĐiỂH - - - St ETTEE1111E1E1 1111111112 111111111111 111111111111 982.4.2 Kiểm soát chat thải doi với các hoạt động giao thông trên biển 99

2.5 THUC TRANG PHAP LUAT VE PHONG NGUA VA KHAC PHUC SU COMOI TRUONG TRONG HOAT ĐỘNG HANG HAL 0 ccccccccsecesesceseseeseseeceeees 104

2.5.1 Pháp luật về phòng ngừa sự cô môi trường trong hoạt động hàng hdi 1042.5.2 Pháp luật về khắc phục sự cô môi trường trong hoạt động hàng hải 112

2.6 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VE TRÁCH NHIỆM PHAP LÍ DOI VỚI KIEMSOÁT Ô NHIEM MOI TRUONG BIEN TRONG HOẠT DONG HÀNG HÁẢI 124

2.6.1 Trách nhiệm hành CÍÍHÌÍH ỎÚ HH ke 125 2.6.2 Trách nhiỆM hinh SỤ" HH kg tk kg ket 131 2.6.3 Trách ANidm AGN SỤP Tnhh vế 134

2.7 THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VE CÁC CƠ QUAN QUAN LÍ NHÀ NƯỚC

KIEM SOÁT Ô NHIEM MOI TRUONG BIEN TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNG HÁI 138KET LUẬN CHƯNG 2 - - E221 S1 S123 51512111155 1111 11101111010 111011111 rệt 145

Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KIEM SOÁT

Ô NHIEM MOI TRƯỜNG BIEN TRONG HOAT DONG HÀNG HAI Ở

VIET NAM woo ccccccccccccccscscscscscscscscscscscscscscscscssssscssassssescssssssssscscasscicicseicseiseeseeeeeeeees 146

3.1 CO SO CUA VIỆC HOÀN THIEN PHAP LUAT KIEM SOÁT Ô NHIEM

MOI TRUONG BIEN TRONG HOAT ĐỘNG HANG HẢI 5-5 52 146

3.1.1 Quan diém của Dang và Nhà nước về kiêm soát 6 nhiém môi trường noi chung và kiêm soát 6 nhiém môi trường bién Hi FÏÊHE << <3 146

Trang 5

HN HH «san tác ssn Ha ng tử sR SB LS BRN A LL NN 40N0i 148

3.1.3 Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môitrường biển trong hoạt động hàng hải - 5 TT kg rrre 151

3.2 NHỮNG KIÊN NGHỊ CU THE NHẰM HOÀN THIEN VA TANG CƯỜNG

HIEU QUA CAC QUI ĐỊNH PHAP LUAT VE KIEM SOÁT Ô NHIEM

MOI TRUONG BIEN TRONG HOẠT ĐỘNG HANG HAL 5 5 55s s52 156

3.2.1 Hoàn thiện các qui định pháp luật thực định của Việt Nam về kiểm soát

6 nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng Ndi ccc esses teen 1563.2.2 Tăng cường sự tham gia, kí kết chuyển hóa các điều ước quốc tẾ vào phápluật Việt Nam về kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải 167

3.2.3 Nâng cao hiệu quả của các cơ quan quản lí nhà nước về kiêm soát ô

nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải 5-5 ccccescsrsreses 1713.2.4 Nâng cao hiệu quả các giải pháp kinh tế, khoa hoc kĩ thuật và tuyên truyéngiáo dục về kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hii 174

KET LUẬN CHƯƠNG 3 - CS 1 1S TH TT TH TH TH TH TH TH TH Hết 184

KET LUẬN - - S323 121515115 1111211151211 11111111111 111101111111 11111111 ggrreg 185

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN ÁN

ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BÓ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Trang 6

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Biên và đại dương chiếm 71% bề mặt của trái đất Lịch sử tiễn hóa của loài ngườiluôn gắn kết với biển Nền văn minh nhân loại càng cao, nền kinh tế càng phát triển thìgiá trị của biển càng được tôn vinh Biển mang lại cho con người những giá trị to lớn

về kinh tế, về môi sinh và về khoa học Tuy nhiên, cùng với nhu cầu ngày càng tăng vềcác giá trị từ biển, con người đã và dang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho biển vàcác nguồn tài nguyên biển từ các hoạt động trên biển, trong đó có hoạt động hàng hải.Vùng biển Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km”, án ngữ trên các tuyến hàng hải vàhàng không huyết mạch giữa ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Á, TrungCận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực Bờ biển Việt Namdài 3260km, bao bọc lãnh thổ Việt Nam ở cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam, tínhtrung bình cứ 100 km’ đất liền có 1km bờ biển (tỉ lệ này cao gấp 6 lần tỉ lệ trung bìnhcủa thế giới) Biển Việt Nam rat thuận lợi dé phát triển các ngành kinh tế mũi nhọnnhư dầu khí, hải sản, vận tải biển, cảng biển và kết câu hạ tang, công nghiệp tàu biến,

du lịch biển và các ngành dịch vụ biển khác Hội nghị lần thứ Tư Ban chấp hànhtrung ương Đảng khóa X đã đưa ra Nghị quyết về Chiến lược Biển đến năm 2020,

“phan đấu đưa kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP và 55 - 60% kim ngạch

xuât khâu của cả nước”.

Với những đặc điểm đó, hoạt động hàng hải Việt Nam cũng rất thuận lợi để pháttriển nhằm các mục đích thương mại, an ninh quốc phòng, du lịch, dịch vụ, thăm dòkhai thác tài nguyên, khảo sát đo đạc biên vẽ hải đồ , mang lại nhiều giá trị kinh tếcho sự phát triển của đất nước Theo quan điểm của Đảng về chiến lược Biển ViệtNam, kinh tế hàng hải được sử dung làm yếu tô đột phá dé thúc day phát triển nhanh,bền vững kinh tế biển, góp phan bảo đảm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tàiphán quốc gia về biển, đảo Dinh hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm

2020 đưa mục tiêu phát triển kinh tế hàng hải đứng vị trí thứ hai sau khai thác chế biếndầu khí và các loại khoáng sản; đến sau 2020 đứng vị trí thứ nhất cần ưu tiên pháttriển trong 5 ngành kinh tế biển Có thể nói Dang ta đã đánh giá đánh giá một cáchtoàn diện về vai trò, vị trí của biển và kinh tế biển, của hoạt động hàng hải đối với sựnghiệp phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước Vi vậy,cũng chính từ các hoạt động hàng hải này, môi trường biển và các nguồn tài nguyênbiển đã và đang đứng trước các nguy co 6 nhiễm và suy thoái Hàng năm, biển Việt

Nam phải đối diện với tình trang ô nhiễm nước biến trầm trọng do các sự cố từ giao

Trang 7

pháp đang được tính đến nhưng hiệu quả thực sự không cao Pháp luật về kiểm soát ônhiễm môi trường biển từ các hoạt động hàng hải còn nhiều hạn chế Bộ luật Hàng Hải

2005 chỉ có 4 điều quy định về việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường Luật bảo vệ môitrường 2005 mới chỉ dừng lại ở các quy định mang tính nguyên tắc về bảo vệ môitrường biển nói chung Hệ thống các cơ quan quản lí nhà nước về kiểm soát ô nhiễmmôi trường biển ở Việt Nam nói chung còn nhiều bat cập Mới đây, Tổng cục Biên vàHải đảo (trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) được thành lập theo Nghị định số25/2008/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 4/3/2008 Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tô chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường Bên cạnh đó, nhiều điều ướcquốc tế về vấn đề này được ký kết mà Việt Nam là một quốc gia thành viên càng đòihỏi Việt Nam phải có một hệ thống pháp luật đủ mạnh, một hệ thống các cơ quan quản

lý nhà nước đủ tầm để giải quyết được các vấn đề thực tế đặt ra

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các vấn đề thực trạng hệ thống pháp luật vềkiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong các hoạt động hang hải, tìm ra những batcập, hạn chế dé từ đó tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về van

đề này là một đòi hỏi bức thiết cả về lý luận và thực tiễn

5, Tình hình nghiên cứu đề tài

Môi trường biến nói chung luôn là một đề tài được quan tâm bởi những ưu thécủa biển về kinh tế, chính tri, văn hóa, du lịch, an ninh quốc phòng, môi trường , mặtkhác nó lại liên quan đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều quốc gia trên thếgiới Hoạt động hàng hải đã và đang mang lại hiệu quả to lớn về nhiều mặt Vì vậy, cónhiều đề tai và công trình nghiên cứu được công bồ có liên quan đến lĩnh vực này.Trên thế giới, các đề tài nghiên cứu về bảo vệ môi trường biển nói chung và cóliên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động hang hải nói riêngđược thực hiện trong nhiều năm qua Các công trình tiêu biểu là “Bảo vệ môi trườngbiển ASEAN khỏi ô nhiễm dau và những đóng góp của Nhật đối với khu vực” của tacgiả Chia Lin Sien, Viện Kinh tế phát triển Singapore năm 1994 (Chia Lin Sien:

Protecting the Marine Environment of ASEAN from Sip-generated Oil Pollution and Japan’s Contribution to the Region, Institute of Developing Economies, Singapore,

1994); cuốn “Dau khí trong bảo vệ môi trường biển” của Hoa Kì năm 1975 (NationalAcademy of Sciencies: Petroleum in the Marine Environment, Washington, DC, 1975);cuốn “S6 tay về 6 nhiễm biển” do GARD xuất bản năm 1985 (Gold E.: Handbookmarine pollution, GARD, 1985); “Trién vọng của gas va dau từ biển ” xuất ban tai New

York/Canada nam 1983 (Mangone: The future of gas and oil from the sea, New

Trang 8

M.: Marine Pollution Laws of the Australasian Region, The Federation Press, 1994)

Tổ chức Hàng hải thế gidi cũng xuất bản một số ấn phâm như “Sổ tay Dịch vụ vận tảibiển” năm 1997 (IMO, 1997 Guidelines for Vessel Traffic Services ResolutionA.857(20), adopted on 27 November 1997, London.); Sửa đổi hướng dan cho việc xácđịnh và chi định các vùng biển đặc biệt nhạy cảm (PSSSAs) năm 2005 (IMO, 2005

Revised guidelines for the identification and disignation of particularly sensitive sea areas (PSSAs) Resolution A.982(24), adopted on 1 December 2005, London)

Các công trình nêu trên chủ yếu tập trung vào một số nội dung tiêu biểu là: (i)bảo bệ môi trường biển nói chung trước các tác động tiêu cực kế cả do con người cũng

như do thiên nhiên; (11) đánh giá những hậu quả xảy ra từ những tac động tiêu cực đó,

(iii) chỉ ra đặc thù về mặt sinh học, hóa học của từng vùng biển, (iv) nêu ra ưu thế củacác loại hình dịch vụ vận tải biển Những công trình này đều đã đóng góp một phầnvào việc bảo vệ môi trường biến, tạo ưu thé cho hoạt động hang hải phát triển Tuynhiên, do giới hạn của từng công trình, chúng đã không đề cập tới việc kiểm soát ônhiễm môi trường biển trong hoạt động hang hai cũng như phân tích hoạt động này

dưới góc độ luật học.

Ở Việt Nam, kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển nói chung và từ hoạt động hànghải nói riêng nhìn chung ít được đề cập một cách trực tiếp Tuy nhiên, tài nguyên biểnthì lại được nghiên cứu khá cụ thể Có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước,cấp Bộ hoặc các đề tài nghiên cứu như là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quanchuyên môn về vấn đề này được thực hiện khá công phu Đó là đề tài cấp Nhà nướcKH-06-07 thực hiện năm 2000, “Nghiên cứu xây dựng giải pháp quản lý tổng hợpvùng bờ biển Việt Nam, bảo đảm an toàn sinh thái và phát triển bền vững” (lưu trữ tại

Bộ KH&CN) Hà Nội; Đề tài KC.CB.01.10.TS “Nghiên cứu thiết kế loại tầu cá cỡ nhỏ

có khả năng hoạt động an toàn trên vùng biển xa bờ (khu vực Trường Sa - DKI)” đoTổng Công ty Hải sản Biển Đông thực hiện năm 2003; Đề tài KC.CB.01.16 TS

“Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải trong các vùng nuôi tôm tập trung” do Viện

nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 2 chủ trì thực hiện đề tài năm 2004; Đề tài “Nghiêncứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự suy thoái môi trường và đề xuất các giải pháp sử dụngđất và nước ở các vùng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đang giảm năng suất” doViện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 3 chủ trì thực hiện đề tài năm 2006, Đề tài nghiêncứu khoa học cấp Nha nước “Cơ sở khoa học về van đề khai thác chung trong các vùngbiển theo Luật Biển quốc tế và thực tiễn của Việt Nam” do Trung tâm Luật Biển vàHàng hải quốc tế thuộc Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội thực hiện năm 2008

Trang 9

bảo ton tài nguyên biển, có liên quan tới kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển như: đề tài

“Cơ sở khoa học hình thành hệ thống quan trắc môi trường dé cảnh báo môi trường,dịch bệnh vùng đồng băng Sông Cửu Long” do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản IIthực hiện năm 2002; Đề tài “Đánh giá môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản ven biểnViệt Nam và đề xuất các giải pháp quản lí” do Viện Kinh tế và Qui hoạch Thủy sản thựchiện năm 2002; Đề tài “Chiến lược bảo vệ môi trường thuỷ sản Việt Nam giai đoạn2001-2010; kế hoạch hành động bảo vệ môi trường ngành thuỷ sản đến năm 2005” doViện nghiên cứu Hải sản thực hiện năm 2002; Đề tài “Nghiên cứu xây dựng chiến lượckhai thác hải sản Việt Nam đến năm 2010” do Viện Kinh tế và Qui hoạch Thủy sản thựchiện năm 2003; Đề tài “Hoàn chỉnh qui hoạch và qui chế quản lí khu bảo tồn biển ViệtNam đến năm 2010” do Viện Kinh tế và Qui hoạch Thủy sản thực hiện năm 2003 Tại các cơ quan, viện nghiên cứu, trường đại học cũng thực hiện những đề tàinghiên cứu có liên quan như Đề tài “Xây dựng qui trình thực hiện công tác hải đồ phục

vụ yêu cầu dẫn tàu an toàn và thanh tra nhà nước về cảng biển” do trường Đại họcHàng Hải thực hiện năm 2011, hay đề tài “Nghiên cứu xây dựng qui trình quan lí nước

ballast cho tàu” do trường Đại học Hàng hải thực hiện năm 2011 với mục tiêu nghiên

cứu và xây dựng qui trình quan lí nước dan tàu cho các tàu phù hợp với các yêu cầucủa Tổ chức Hàng hải thế giới

Nhìn chung, những đề tài trong nước nêu trên đã nghiên cứu về các hoạt động liênquan đến tài nguyên biến, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản, như khai thác thủy sản, bảo vệnguôn lợi thủy sản, nuôi trồng nguồn lợi thủy sản, ngư cụ trong các hoạt động thủy sanhoặc ứng dụng công nghệ mới trong các hoạt động thủy sản Những đề tài này không đềcập trực tiếp đến kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ hoạt động hàng hải mà liên quanđến việc bảo vệ các nguồn tài nguyên biển, làm cơ sở cho phát triển bền vững môi trườngbiển Hoặc cũng có những dé tài thực hiện về lĩnh vực hang hải nhưng chi là kiểm soát 6nhiễm môi trường biển từ những góc độ tiếp cận hẹp, đưa ra các giải pháp về khoa học kithuật chứ không mang tính pháp lí Những đề tài này ít nhiều có liên quan và làm cơ sởcho việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải

Bên cạnh các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ thì một số cácsách, tài liệu tham khảo, chuyên khảo có liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trườngbiển Việt Nam cũng đã được công bố Đó là: tác phẩm Kinh té biển và khoa học kỹthuật về biển của nước ta của tác giả Võ Nguyên Giáp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, HàNội, năm 1987; Các văn bản pháp quy về biển và quản lý bờ biển của Việt Nam doNhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản tại Hà Nội năm 1995; Méi trudng biển và

Trang 10

năm 1997; Những diéu can biết vê Luật Biển của tac giả Nguyễn Hồng Thao, Nhà xuấtbản Công an nhân dân, Hà Nội năm 1997; Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam - luậtpháp và thực tién của TS Nguyễn Hồng Thao, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội năm

2003; Cơ sở khoa học, pháp lý và tình hình thực thi các qui định của Công ước 1982

của Liên hiệp quốc về Luật biển trong lĩnh vực nghề cá Việt Nam của tác giả NguyễnChu Hồi và Hồ Thu Minh năm 2003 (Báo cáo lưu trữ tại Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao,

Hà Nội); Cam nang tập huấn cấp tỉnh về quan li tong hợp vùng biển cho Việt Nam, củatác giả Nguyễn Chu Hồi và những người khác năm 2004 (Tài liệu của MoFi-WorldFish

Centre)

Pháp luật về bảo vệ môi trường biên, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và bảo vệtài nguyên biển cũng đã được nghiên cứu ở cấp độ các bài báo trên các tạp chí chuyênngành như Bức tranh ô nhiễm biển Việt Nam của tác giả Nguyễn Chu Hồi và nhữngngười khác trong Tuyền tập nghiên cứu, tap 1 của Tạp chí Môi trường, NXB Khoa học

kỹ thuật Hà Nội năm 1997; Ô nhiễm dau ở vung biển ven bờ Việt Nam chưa rõ nguồnsốc của tác giả Phạm Văn Ninh trong cuốn Môi trường - Các công trình nghiên cứu, tập

VI, Hà Nội năm 1998; Vu Vedan và van dé 6 nhiễm do nhận chim của tác giả NguyễnHồng Thao trong tập bài giảng tập huấn quản lý ven biển tại Hải Phong 1997 - NhaTrang 1998; Quá trình phân định biển Việt Nam - Thái Lan của tác giả Nguyễn HồngThao trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật 1 số 117 năm 1998; Hiệp định phan định vùnglãnh hải, vùng đặc quyên kinh tế và thềm lục dia trong Vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam -Trung Quốc của tác giả Nguyễn Hồng Thao trong tạp chí Quốc Phòng toàn dân số tháng2/2001; Sw cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Namcủa Th§ Lưu Ngọc Tố Tâm trên tạp chí Tòa án nhân dân số 10, tháng 5/2006

Nghiên cứu ở cấp độ Thạc sĩ Luật học, tác giả Đặng Hoàng Sơn đã hoàn thànhLuận văn với đề tài “Pháp luật vé ô nhiễm môi trường trong hoạt động dau khí ở ViệtNam trong giai đoạn hiện nay”, Hà Nội 2004 Nghiên cứu ở cấp độ Tiến sĩ Luật học,NCS Nguyễn Thị Như Mai đã hoàn thành Luận án với đề tài “Những vấn dé lí luận

và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật Hàng hải Việt Nam”, Hà Nội 2004

Ngoài ra, với chủ đề Chứng ta muốn biển và đại dương sống hay chết nhân NgàyMôi trường thế giới 5/6 của Việt Nam năm 2004, Báo cáo Môi trường Quốc gia năm

2004 cũng đã được hoàn thành với chủ đề O nhiễm biển từ dat liên Việt Nam

Có thể thấy, mặc dù đã có nhiều đề tài khoa học, sách, sách chuyên khảo, các bàiviết, công trình nghiên cứu, luận văn, luận án nhưng những công trình này hoặc đi sâudưới góc độ quản ly tài nguyên biên, hoặc dưới góc độ các yêu tô kĩ thuật, nghiên cứu

Trang 11

dưới góc độ khoa học pháp lí, các công trình này hoặc chỉ đề cập đến một mảng hẹptrong hoạt động hàng hải nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hoặc lại quá chuyênsâu về pháp luật hàng hải mà chưa tiếp cận dưới góc độ pháp luật môi trường.

Tóm lại, cho đến nay, chưa hề có một công trình nghiên cứu đầy đủ, toàn diện ởcấp độ Tiến sĩ về những vấn đề lí luận, thực trạng về các khía cạnh pháp lí trong kiểmsoát ô nhiễm môi trường biến trong hoạt động hàng hải dé đưa ra những giải pháp choviệc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển tronghoạt động hàng hải ở Việt Nam Đề tài luận án “Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môitrường biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam” về cơ bản là đề tài mới, chưa

được nghiên cứu một cách toàn diện.

3 Mục đích, phạm vi, đôi tượng và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

e Muc đích nghiên cứu: Mục dich của luận án là làm sáng tỏ cơ sở lí luận và

thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu qua áp dụng pháp luật

về kiểm soát ô nhiễm môi trường bién trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam

e Phạm vi nghiên cứu: Kiém soát 6 nhiễm môi trường biển thuộc phạm vinghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như khoa học quản lí môi trườngbiển, kinh tế môi trường biến, xã hội học môi trường biển Kiểm soát ô nhiễm môitrường biển nói chung và trong hoạt động hàng hải nói riêng thuộc đối tượng điềuchỉnh của nhiều hệ thong pháp luật khác nhau như hệ thống pháp luật quốc tế, các điềuước quốc tế có liên quan và hệ thống pháp luật của các quốc gia có biển nhằm điềuchỉnh các hoạt động xâm hại biển và tài nguyên biển Dưới góc độ pháp lí, kiểm soát 6nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải thuộc phạm vi nghiên cứu của nhiềungành luật như: Dân sự, Kinh tế, Hành chính, Quốc tế Mỗi ngành luật lại nghiên

cứu vân đê dưới các nội dung khác nhau.

Trong phạm vi luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu các qui định của pháp luật

Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm biển nhăm điều chỉnh các hoạt động hang hai trongphạm vi xa nhất là tinh từ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (khoảng cách 200 hải

lí tính từ Đường Cơ sở) trở vào phía biển Việt Nam, có phân tích các quy định trongcác điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia với tư cách thành viên, đồngthời có tham khảo một số qui định pháp luật của các quốc gia có các điều kiện tươngđồng với Việt Nam về vấn đề này Tuy nhiên, luận án tập trung nghiên cứu xem xétcác van đề nêu trên dưới góc độ pháp luật kinh tế Điều này có nghĩa là trên cơ sở tiếp

cận toàn diện các nội dung liên quan đên kiêm soát ô nhiễm môi trường biên dưới các

Trang 12

hiện qua các định chê pháp lí, các công cụ, phương tiện, các cách tiêp cận việc kiêm

soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hang hải ở Việt Nam mang nội dung

kinh tế, phản ánh các yêu cầu, qui luật kinh tế

Trong khoa học pháp lí hiện đại, Luật Môi trường là lĩnh vực tương đối phức tạp

xét từ đối tượng điều chỉnh của chúng, nhất là đối với khoa học pháp lí Việt Nam vốnnặng về việc phân chia pháp luật theo các ngành độc lập Kiểm soát ô nhiễm môitrường biển trong hoạt động hàng hải cũng là một nội dung rộng va phức tạp, liên quanđến nhiều ngành luật khác nhau như: Luật Quốc tế, Luật Kinh tế, Luật Hành chính Theo đó, luận án “Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hànghải ở Việt Nam” được thực hiện trong phạm vi chuyên ngành Luật Kinh tẾ, lay khiacạnh pháp luật kinh tế làm trung tâm Đây cũng là cách tiếp cận phù hợp với hướngnghiên cứu của các ngành khoa học liên quan đến môi trường nói chung như khoa học

quản lí môi trường, kinh tê học môi trường, xã hội học môi trường

e Doi tượng nghiên cứu: Đôi tượng nghiên cứu của luận án là:

- Hệ thống văn bản pháp luật thực định của Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môitrường biển trong hoạt động hàng hải

- Các Điêu ước quôc tê liên quan đên kiêm soát ô nhiễm môi trường biên tronghoạt động hàng hải mà Việt Nam là quốc gia thành viên

- Thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt

động hàng hải ở Việt Nam.

e Nhiệm vụ nghiên cứu: Dé thực hiện được mục đích trên, luận án đê ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, làm rõ sự cần thiết của việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạtđộng hàng hai bang pháp luật, cách tiếp cận của pháp luật quốc tế về kiêm soát ô nhiễm môitrường biển trong hoạt động hàng hải, những quan điểm, nội dung cơ bản của pháp luật ViệtNam về kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam

Thứ hai, nghiên cứu, làm rõ quá trình hình thành và nội dung từng bước hoàn

thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát 6 nhiễm môi trường biên trong hoạt động hanghải ở Việt Nam với tính chất là một bộ phận trong hệ thống pháp luật môi trường,trong mối quan hệ tác động qua lại mật thiết với các đòi hỏi về phát triển kinh tế của

dat nước, đáp ứng các yêu câu về an ninh chính tri, văn hóa, an ninh quôc phòng

Trang 13

nước dé rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc hoàn thiện pháp luật vềkiểm soát 6 nhiễm môi trường biên trong hoạt động hang hải ở Việt Nam.

Thứ tư, xác lập cơ sở lý luận và đề xuất những kiến nghị cụ thể về việc xây dựng

và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Namnhằm đáp ứng được những đòi của thực tiễn cả về trước mắt cũng như lâu dài

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ

nghĩa Mác - Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền

Các phương pháp nghiên cứu: phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, lịch sử,chứng minh, tổng hợp, quy nạp Trong đó, phân tích, thống kê, so sánh và chứng minhđược xác định là những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án Cụ thể như sau:

- Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương, mục của luận án dé

thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đê tài.

- Phương pháp thống kê được sử dụng ở cả 3 chương để tập hợp, xử lý các tài

liệu, sô liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đê tài.

- Phương pháp so sánh, đôi chiêu được sử dụng ở cả ba chương của luận án đê đôi chiêu, đánh giá các qui định pháp luật khác nhau của một sô quôc gia trên thê giới,

của các điều ước quốc tê về kiểm soát ô nhiễm môi trường biên trong hoạt động hàng

hải với các qui định pháp luật của Việt Nam

- Phương pháp chứng minh được sử dụng để chứng minh các luận điểm tạichương 1, các nhận định về thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật kiểm soát ônhiễm môi trường bién trong hoạt động hang hải ở Việt Nam tại chương 2 và các yêucầu, đề xuất phương án xây dựng, hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trườngbiển trong hoạt động hàng hải tại chương 3 của luận án

- Phương pháp tong hợp, qui nạp được sử dụng chủ yếu trong việc đưa ra nhữngkết luận của từng chương và kết luận chung của luận án

5 Kết quả nghiên cứu và những đóng gop mới của luận án

Luận án đạt được những kết quả sau:

Thứ nhát, Luận án nêu ra khái niệm hoàn chỉnh vê môi trường biên, về 6 nhiêm môi trường biên, kiêm soát ô nhiém môi trường biên trong hoạt động hàng hải cũng

như khái niệm pháp luật kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hai

Trang 14

tiễn, trên cơ sở phù hợp với những đặc trưng cơ bản của kiểm soát ô nhiễm môi trường

biển trong hoạt động hàng hải nên sẽ rất có giá trị về lí luận đối với khoa học pháp lí.Thứ hai, Luận án đã phân tích các yếu tố cấu thành của pháp luật kiểm soát ônhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải với những nội dung, vai trò, nhữngyếu tô ảnh hưởng đến việc ban hành pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biểntrong hoạt động hàng hải Nội dung này được phân tích một cách sâu sắc, có thamkhảo quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, và vìvậy, nó có giá tri về mặt lí luận đối với khoa học pháp lí cũng như tính khả thi khi thựchiện việc kiểm soát 6 nhiễm môi trường biên hoạt động hang hải bằng pháp luật.Thứ ba, Luận án đã mô tả toàn diện, đầy đủ về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môitrường biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam, chỉ ra những bất cập, những lỗ hồngtrong hệ thống pháp luật đã không tạo ra tác động tích cực đến việc kiểm soát ô nhiễmmôi trường biển trong thực tế Mặt khác, Luận án cũng phân tích nguyên nhân của sựyếu kém về năng lực thừa hành pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước về kiểmsoát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam Những bat cậpnày lần đầu tiên được phát hiện và phân tích, vì thế, luận án đã tạo ra được những luận

cứ khoa học và thực tiễn thuyết phục cho sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện cácquy định pháp luật về kiêm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hang hải.Tht tr, Luận án đã xác định rõ những yêu cầu cơ bản của việc xây dựng và hoànthiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hang hải Từ đó,luận án đã kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về van dé này.Đặc biệt, luận án kiến nghị việc Việt Nam cần gia nhập và kí kết các Điều ước quốc té

có liên quan, hoàn thiện và tăng cường hiệu qua hoạt động của hệ thống các cơ quan

quản lí nhà nước về kiêm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động hàng hải.

Thứ năm, với mục đích tăng cường hiệu quả của các qui định của pháp luật kiêmsoát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải, luận án cũng chỉ ra những giảipháp hỗ trợ khác như tăng cường tính hiệu quả của các công cụ kinh tế, các biện phápkhoa học kĩ thuật cũng như giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng và xã hội hóacông tác kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải

Về những điểm mới của luận án: Luận án có những diém mới đóng góp cho sựphát triển của khoa học chuyên ngành, bao gồm:

Thứ nhất, xây dựng được hệ thống lí luận khoa học về pháp luật kiểm soát ônhiễm môi trường bién trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam

Trang 15

Tht hai, mô tả một cách toàn diện, đầy đủ về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môitrường biển trong hoạt động hang hải ở Việt Nam, chỉ ra những bat cập, những lỗ hồngtrong hệ thống pháp luật này; phân tích nguyên nhân của sự yếu kém về năng lực thừahành pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trườngbiển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam.

Thứ ba, xây dựng hệ quan điểm khoa học cũng như đưa ra những giải pháp tiến

bộ, hiện đại cho việc hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển tronghoạt động hàng hải ở Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc tế và xu hướng quản lítong hợp biến, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển và phát triển bền vững tàinguyên môi trường biển hiện nay

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phan bổ sung và phát triển những van đề líluận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải, tạo cơ

sở khoa học cho việc nghiên cứu nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ônhiễm môi trường biên trong hoạt động hàng hải tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu của

luận án không chỉ là tài liệu có giá trị cho việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học mà còn

là tài liệu cho các cơ quan hoạch định chính sách, xây dựng và hoàn thiện pháp luật

Việt Nam về bảo vệ, kiếm soát 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải;

kiện toàn hệ thông các cơ quan quản lí nhà nước về vân đê này.

Các ý kiến, kết luận được trình bày trong luận án có thê làm cơ sở cho việc xây dựngchương trình tuyên truyền, phổ biến nội dung các Điều ước quốc tế về biển mà Việt Nam

là thành viên, nội dung các qui định pháp luật Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trườngbiển trong hoạt động hàng hải, qua đó góp phần bảo đảm và thúc đây phát triển kinh tếbiển đi đôi với bảo vệ các thành phần môi trường biển và các nguồn tài nguyên biển

7 Kết cau của luận án

Luận án gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo Nộidung được bố cục thành ba chương Tên của các chương cụ thé như sau:

Chương 1: Những van đề lí luận về pháp luật kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển

trong hoạt động hàng hải

Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt

động hàng hải

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môitrường biển trong hoạt động hàng hải

Trang 16

Chương 1NHỮNG VAN DE LÍ LUẬN VE PHÁP LUẬT KIEM SOÁT Ô NHIEM MOI TRUONG BIEN TRONG HOAT ĐỘNG HÀNG HAI

1.1 KIEM SOÁT Ô NHIEM MOI TRƯỜNG BIEN TRONG HOAT ĐỘNG HANG HAI

1.1.1 Khái niệm môi trường biến va 6 nhiễm môi trường bién

1.1.1.1 Khái niệm môi trường biển

“Môi trường biển” là một thuật ngữ chưa có bề dày lịch sử và cũng ít được địnhnghĩa một cách đầy đủ, toàn diện Nó mới chỉ hình thành vào nửa cuối của thế kỷ XX

và được nhận biết như một từ ghép giữa thuật ngữ “biển” và thuật ngữ “môi trường”.Lịch sử phát triển loài người đã cho thấy rõ là cả một thời kỳ dài người ta chỉ đề cập

_

x33đến thuật ngữ “biển” hoặc “biển cả” mà không dé cập đến thuật ngữ “môi trườngbiển” Điều này được lí giải bởi từ xa xưa, con người chỉ biết đến vai trò to lớn củabiên, tiếp nhận biển cả như một món qua ban tặng của thiên nhiên mà không cần phảithực hiện một nghĩa vụ nào, cũng như coi các nguồn tài nguyên sinh vật biển là vôhạn Hơn nữa, biển cả được hình dung là rộng lớn vô cùng, có thể hấp thụ và chuyềnhóa mọi loại chất thải mà con người đưa đến, nên thuật ngữ “môi trường biển” với vấn

đê bảo vệ môi trường biên chưa được đặt ra.

Sau những năm 1960, với sự quan tâm nhiều hơn của cộng đồng thé giới đến bảo

vệ môi trường, thuật ngữ môi trường biển cũng đã dần xuất hiện Thời kỳ này, thuậtngữ môi trường biển chưa được sử dụng một cách độc lập mà mới chỉ được đề cậpcùng với những vấn đề liên quan đến bảo tồn tài nguyên biển và kiểm soát ô nhiễmbiển Phải đến Công ước Luật Biển UNCLOS 1982, bản công ước được cộng đồngquốc tế coi là Tuyên ngôn về Biển, “môi trường biển” mới được đề cập một cách chínhthức, nhưng cũng chi tồn tại đưới dạng liệt kê một số yếu tô tự nhiên của môi trườngbiển mà chưa xây dựng được một khái niệm hoàn chỉnh Cụ thé là Điều 1, khoản 4Công ước Luật Biển 1982 có quy định “mdi rường biển” bao gồm “các cửa sông”,

“hệ động vat biển và hệ thực vật biển”, “chất lượng nước biển” và “giá trị mĩ cảmcủa biển” Rõ ràng định nghĩa trên chưa đạt được mức khái quát về môi trường biển

và vẫn còn ít nhiều phiến diện, vì môi trường biển không chỉ bao gồm những yếu tônêu trên mà còn gồm các thành tố khác tạo nên môi trường biển như lòng đất dưới đáy

biên, không khí, nước biên, các tài nguyên phi sinh vật biên

Trang 17

Cùng với nhu cầu bảo vệ biển ngày càng tăng và sự quan tâm nhiều hơn của conngười đến môi trường biến, thuật ngữ môi trường biển đã được sử dụng một cách

chính thức trong Chương trình hành động 21 (Agenda 21) Đây là một văn kiện được

đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh trái đất về bảo vệ môi trường họp tai Rio De Janeironăm 1992, là chương trình hành động vì sự phát triển bền vững Tại Chương 17 củaAgenda 21 định nghĩa “Môi rường biển là vùng bao gom các đại dương và các biển

và các vùng ven biển tạo thành một tổng thé, một thành phan cơ bản của hệ thong duytri cuộc sống toàn cẩu và là tài sản hữu ích tạo cơ hội cho sự phat triển bên vững ”.Đây được coi là định nghĩa chính thức về môi trường biển Thành công của định nghĩanay là chỉ ra được giá trị cơ bản của môi trường biển, đó là “duy trì cuộc sống toàncầu” và là “tài sản hữu ích” Định nghĩa đã nhấn mạnh đến mục tiêu phát triển bềnvững, một hướng đi phù hợp với quan điểm bảo vệ môi trường toàn cầu hiện đại Đồngthời, giá trị của định nghĩa này còn ở chỗ nó được nêu ra trong một văn kiện có tầmảnh hưởng lớn, tại Hội nghị quốc tế về môi trường quan trọng và được kí kết bởi, gầnnhư là, toàn thể cộng đồng quốc tế Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, chúng tôi chorằng định nghĩa này vẫn chưa mô tả hết được những yếu tố cấu thành của môi trườngbiển Điều đó được minh chứng qua những luận điểm sau đây:

Thứ nhất, môi trường biển được giới hạn bởi chiều ngang và chiều sâu Dinhnghĩa về môi trường biển tại Chương 17 Agenda 21 mới chỉ ra được giới hạn theochiều ngang của môi trường biển, bao gồm các đại dương, các biển và các vùng venbiển Môi trường biển còn được giới hạn bởi chiều sâu của nó, bao gồm cả vùng đấtdưới đáy biển Xem xét đưới góc độ khoa học, môi trường biển bao gồm cả một vùngnước mặn rộng lớn, nằm ở độ sâu trung bình khoảng 4000 mét tính từ mặt biển trởxuống [30; tr.71] Về van đề này, chúng tôi nhất trí với quan điểm của PGS TS.Nguyễn Hồng Thao, nếu chỉ xét đơn thuần về phương diện địa lí thì “môi trường biển

là toàn bộ vùng nước biên của trái đất với tất cả những gi chứa trong đó”, còn nếu xétdưới góc độ môi trường thì “định nghĩa môi trường biển lại rộng lớn hơn rất nhiều”[42; tr.13] Nghia là cần phải xem xét cả chiều ngang lẫn chiều sâu của môi trường biển

và những yếu tố câu thành trong nó

Thứ hai, môi trường biển được tạo nên bởi các thành phan môi trường Môitrường biển được hợp thành bởi nhiều yếu tố khác nhau như lòng đất dưới đáy biển,nước biển, không khí, hệ động vật biển, hệ thực vật biển, tạo nên các đại dương, cácbiển Đây là các thành phần môi trường Biển là thành phần chính của môi trườngbiển, đồng thời cũng là một trong các thành phan của môi trường nói chung Biên, đạidương và các thành phần khác của môi trường biển không nên được xem là những

Trang 18

thực thé độc lập mà cần phải đặt chúng trong mối quan hệ với nhau và quan hệ vớinhững thành phần môi trường khác, như chúng tương tác với bầu khí quyền phía trênmặt nước, dưới đáy biển và với lục dia , mà những thành phần môi trường đó lại chính

là một trong những nguồn gây 6 nhiễm môi trường biển nghiêm trọng Tương tự, biển,đại dương và các thành phần khác của môi trường biển cũng có mối tương tác quantrọng đối với các hoạt động của con người, đặc biệt là các hoạt động của con người trênbiển Những phân tích này cho thấy môi trường biến được tạo thành bởi các thành phan

môi trường và có môi liên hệ mật thiết qua lại lẫn nhau mà không thê tách rời chúng

Thứ ba, môi trường biển có chứa nhiều loại tài nguyên Tài nguyên thuộc môitrường biển được gọi là tài nguyên biển, được hình thành và phân bố trong khối nướcbiển và đại đương, trên bề mặt đáy biển va trong lòng đất dưới đáy biến Tài nguyênbiển bao gồm tdi nguyên sinh vật biển, gồm các dạng sống của thế giới hữu sinh nhưtôm ca , và tai nguyên phi sinh vật biển, gồm các dang vật chất của thé giới vô sinhnhư quặng kim loại, đất đá Tài nguyên biển cũng có thể được chia ra thành tàinguyên biển có thể tái tao và tài nguyên biển không thé tái tạo, trong đó tài nguyênbiển có thé tái tạo là loại tài nguyên có thé được phục hồi sau một khoảng thời giantrong điều kiện phù hợp, còn tài nguyên biển không thé tái tao là các dạng tài nguyên

vô sinh, không thé phục hồi thành phan và khối lượng ban đầu sau khi bị khai thác.Thứ tư, môi trường biển có nhiễu giá trị kinh tế, khoa học và môi sinh Môitrường biển được các nhà khoa học đánh giá là cội nguồn của sự sống trên trái đất.Điều này được thé hiện qua sự đa dạng của sinh học, với 18 vạn loài động vật và 2 vạn

loài thực vật đã được phát hiện, trong đó có 400 loài cá và hơn 100 loài hai sản có gia

trị kinh tế cao [42; tr.14] Môi trường biển mang lại sự sống cho toàn bộ hệ sinh tháidưới nước, cho tài nguyên sinh vật biển Trên thé giới, con người đã khai thác tong giátrị kinh tế từ các nguồn tài nguyên biển ước tính khoảng 7000 tỷ USD mỗi năm [45;tr.09] Các nhà khoa học dự đoán rằng vào các thế kỉ tới, biển và đại dương sẽ là nơi

dự trữ cuối cùng của loài người về thực phẩm, năng lượng và nhiên liệu Đồng thời,biển cũng là nơi diễn ra các hoạt động thương mại du lịch, giao thông vận tải thuỷ, nơi

có thê khai thác giá trị kinh tế to lớn Khoảng 60% dân số thế giới hiện đang sống tạicác vùng ven biến, và tỉ lệ này có thé tăng lên khoảng 75% vào năm 2020 [66]

Từ những phân tích trên, theo quan điêm của chúng tôi, môi trường biên nên được định nghĩa “1à một thé thông nhát, bao gôm các biên, đại dương, các vùng ven biên, cửa sông, được giới hạn bởi toàn bộ vùng nước biên của trái dat với tat cả

những gì chứa trong đó như các loại tài nguyên sinh vật biển và tài nguyên phi sinh

Trang 19

vật biển, được tạo nên bởi các thành phan môi trường và sự tương tác giữa ching, cógiá trị về kinh tế, về khoa học và về môi sinh ”.

1.1.1.2 Khái niệm 6 nhiễm môi trường biển

Trước tiên cần có sự phân biệt giữa ô nhiễm môi trường biển với nhiễm ban môitrường biển Đây là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất mặc dù giữa chúng cómối liên hệ nhất định Nhiễm ban môi trường biển ám chỉ sự hiện diện hay tích tụ cácchất ban hoặc các hóa chất độc hại có trong môi trường biến [42; tr.26] Nhiễm banmôi trường biển cho biết kết quả kiểm nghiệm chất lượng nước mà không chỉ rõnguyên nhân của sự nhiễm ban từ đâu, thủ phạm làm nhiễm ban là ai Nói khác đi,nhiễm ban môi trường biển chỉ phan ánh một cách trực quan chất lượng nước biển.Còn ô nhiễm môi trường biển, ngoài việc cho thấy sự thay đôi về chất lượng nước biểncòn cho thấy nguyên nhân gây ô nhiễm biển và hậu quả mà ô nhiễm môi trường biểngây ra Nghĩa là, 6 nhiễm môi trường biển phản ánh mối quan hệ giữa tat cả các yếu tốlàm cho môi trường biên bi ô nhiễm

Từ góc độ khoa học, vào năm 1981, Nhóm chuyên gia về các khía cạnh khoa họccủa 6 nhiễm biển (Joint Group of Experts on the Scientific Aspects of MarinePollution - GESAMP) đưa ra định nghĩa về 6 nhiễm môi trường biển Theo đó, “6nhiễm môi trường biển (Marine Pollution) là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếpđưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, (bao gồm cả các cửa sông),gây ra những tác hại như gây ton hại đến nguon lợi sinh vật, gây nguy hiểm cho sứckhỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kế cả việc đánh bắt hải sản,làm biến đổi chất lượng nước biển về phương tiện sử dung nó và làm giảm sút các giátrị mĩ cảm cua biển ” [60; tr.05] Day được xem là định nghĩa đầu tiên trên thế giới về

ô nhiễm môi trường biển Nó đã trả lời được khá đầy đủ các câu hỏi về nguyên nhângây ô nhiễm môi trường và tác hại do ô nhiễm môi trường biển gây nên Cụ thé là, thirnhất, ô nhiễm môi trường biển là do con người gây nên, thông qua việc con người đưavào môi trường biển các chất gây ô nhiễm (dưới dạng chất liệu và năng lượng) ở mứcvượt quá khả năng tự chuyền hóa (tự phân hủy, tự làm sạch) của môi trường biển Thi?hai, các chất gây ô nhiễm phát tán trong môi trường biển bằng nhiều chu trình khácnhau, qua đó gây tôn hại đến nguồn lợi sinh vật sống, gây nguy hiểm cho sức khỏe conngười, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển Như vậy, ảnh hưởng từ các tác nhân gâyhại và nguy co 6 nhiễm môi trường biên là câu hỏi cần phải được trả lời rước khi đưa

ra một quyết định có chấp nhận ô nhiễm đó hay không [67; tr.88]

Từ góc độ pháp luật quốc tế, thuật ngữ ô nhiễm môi trường biển được đề cậpchính thức tại Công ước Luật Biển 1982, mặc dù trước đó đã có nhiều văn bản pháp lí

Trang 20

về biển như Công ước Giơnevơ về biển cả 1958, Công ước về đánh cá và bảo tồn cáctài nguyên sinh vật của bién cả 1966 Theo khoản 4 Điều 1 Công ước Luật biển 1982,

“Ô nhiễm môi trường biển (Pullution du milieu marin) là việc con người trực tiếp hoặcgián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gỗm cả các cửasông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây ton hại đến nguồnlợi sinh vật, và đến hệ động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe conngười, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kế cả việc đánh bắt hải sản và các việc

sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đối chất lượng nước biển về phươngđiện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mĩ cảm của biển”

Định nghĩa này có hai (02) điểm khác biệt so với định nghĩa của GESAMP Mộ

là, định nghĩa ô nhiễm môi trường biển của GESAMP chỉ nhắc tới những tác hại đã vàđang xảy ra đối với hệ sinh thái biển, trong khi Công ước Luật Biển 1982 đề cập đến

cả những tác hại còn tiềm ấn trong tương lai, thông qua cụm từ “khi việc đó có thể gây

ra những tác hại ” Hai là, ngoài những tôn hại cụ thé được liệt kê trong cả hai địnhnghĩa, như nguồn lợi sinh vật, sức khỏe con người, việc đánh bắt hải sản Công ướcLuật Biển 1982 còn đề cập đến "các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác" Đâyđược xem là bước phát triển không chỉ từ phương diện học thuật mà còn là bước pháttriển về quan điểm lập pháp Nó cho phép hiểu là pháp luật sẽ bảo vệ ngày một nhiềuhơn, rộng hơn các đối tượng phải chịu ton thất từ ô nhiễm môi trường biển

Tiếp theo hai định nghĩa nêu trên, thuật ngữ ô nhiễm môi trường biển còn đượcgiải nghĩa trong Tuyên bố Putrajaya về hợp tác khu vực cho sự phát triển bền vững cácbiển Đông Á (một nội dung trong Chiến lược phát triển bền vững các biển Đông Á

2003, triển khai ở cấp khu vực các yêu cầu của Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về pháttriển bền vững đối với các đại dương và các vùng ven biển, trong khuôn khổ chươngtrình hợp tác khu vực các biển Đông Á, gọi tắt là PEMSEA do Tổ chức Hàng hải quốc

tế thuộc Liên Hiệp quốc IMO làm đầu mối thực hiện) “6 nhiễm môi trường biển làviệc con người trực tiếp hay gián tiếp đưa các chất hoặc năng lượng vào môi trườngbiển, ké cả các cửa sông, dan đến những ảnh hưởng có hại cho các tài nguyên hữusinh, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, cản trở các hoạt động trên biển kế cảkhai thác thủy sản, suy giảm chất lượng và lợi ích của nước biển ”

Mặc dù được cho là có bước phát triển lớn về mặt học thuật, song các định nghĩa

về ô nhiễm môi trường biển trong cả ba (03) tài liệu nêu trên hiện vẫn đang nhận đượcnhiều tranh luận Cu thé là:

Thứ nhất, các định nghĩa về ô nhiễm môi trường biển nêu trên mới chỉ ra được

nguyên nhân duy nhât gây ô nhiễm môi trường biên là do con người mà chưa chỉ ra

Trang 21

các nguyên nhân khác Trên thực tế nguyên nhân gây 6 nhiễm bién còn có thé do chínhđộng vật, thực vật biển gây nên, cũng như do sự vận động, sự biến đôi bất thường của

tự nhiên Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nhân sinh, biển còn có thé bi 6 nhiễm từ các sự

cố, tai họa thiên nhiên như núi lửa phun, rò ri khoáng chất, bão lụt Ý nghĩa khoa họccủa tranh luận này thể hiện ở tính bao quát, toàn diện khi xem xét các nguyên nhân gây

ô nhiễm môi trường biển, từ đó có cơ sở xác định chính xác các loại trách nhiệm pháp

lí có liên quan đến hành vi làm ô nhiễm môi trưởng biển Ô nhiễm môi trường biển cónguyên nhân từ những biến đổi bất thường của tự nhiên không làm phát sinh tráchnhiệm pháp lí đối với bat cứ chủ thé nào Ngược lại, 6 nhiễm môi trường biển từ cáchoạt động của con người luôn phát sinh trách nhiệm pháp lí đối với người gây ô

nhiễm Trong trường hợp môi trường bị ô nhiễm do cả hai nguyên nhân, trách nhiệm

pháp lí đối với con người sẽ được giảm trừ tùy từng trường hợp cụ thê

Thứ hai, mặc dù các định nghĩa đã liệt kê được khá đầy đủ những hậu quả từ ô

nhiễm môi trường biên, song chúng chưa được sắp xếp một cách thực sự khoa học

Hậu quả "biến đổi chất lượng nước biển" lại được đặt sau các hậu quả về tài nguyênsinh vật biên, về lợi ích kinh tế của con người, trong khi sự thay đôi chất lượng nướcbiến, sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường biển mới là thiệt hại trựctiếp, từ đó dẫn đến các thiệt hại khác, do vậy, chúng cần phải được xác định trước cácthiệt hại khác Hậu quả về sức khỏe, tài sản của con người, các trở ngại từ hoạt độngbiển chỉ nảy sinh sau khi chất lượng môi trường biển bị biến đổi Những ảnh hưởngxấu từ ô nhiễm môi trường biển gây nên hoàn toàn có thé được phân chia và sắp xếpthành các nhóm theo thứ tự các yếu tố chịu sự tác động từ ô nhiễm môi trường biển

Cụ thể là hậu quả đối với thành phần cơ bản của môi trường sống là đất, nước, khôngkhí; hậu quả đối với tài nguyên sinh vật biển, đa dạng sinh học ở biển; hậu quả đối với

tính mạng, sức khoẻ và tai san, lợi ich của con người; và các hậu quả khác

Thứ ba, các định nghĩa về ô nhiễm môi trường biển nêu trên mới chỉ ra được khuvực tiễn hành các hoạt động gây 6 nhiễm là ở biến và cửa sông Tuy nhiên, trên thực tế córất nhiều khu vực mà ở đó tiễn hành các hoạt động của con người có thé gây 6 nhiễm môi

trường biển, như hoạt động từ dat liền, trên không trung hay đưới đáy biển

Như vậy, từ những phân tích trên có thể đưa ra một định nghĩa đầy đủ hơn về ônhiễm môi trường biển như sau: Ô nhiễm môi trường biển là sự biến đổi thành phanmôi trường biển, có nguyên nhân từ những biến doi bat thường của tự nhiên hoặc/và

từ việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu và/hoặc năng lượng vàomôi trường biển, bao gom từ các cửa sông, đất liền, trên không trung, đáy biển, từ đógây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như suy giảm chức năng và tỉnh hữu ích của

Trang 22

môi trường biển, gáy ton hại đến nguôn lợi sinh vật, và đến hệ động vật và hệ thực vậtbiển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển,

kề cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làmbiến đổi chất lượng nước biển về phương điện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị

mĩ cảm của biển”

Giá trị khoa học của định nghĩa này là cho phép mở rộng phạm vi nghiên cứu vềchủ thé, khách thé và đối tượng của hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển maluận án sẽ đề cập ở phần sau

1.1.2 Hoạt động hàng hải và ô nhiễm môi trường bién trong hoạt động hang hải

1.1.2.1 Khai niệm hoạt động hàng hai và những tac động tiêu cực của no

Theo Dai từ điển Tiếng Việt, hang hải là vận tai đường biển [50; tr.777], còn vậntải là dùng phương tiện dé chuyên chở người hoặc vật đi đường dai [50; tr.1802] Từđiển Tiếng Anh Oxford định nghĩa “hàng hải là có liên quan tới tàu thủy hoặc cáchoạt động thương mại bằng đường biển” (Marine: connected with ships or trade atsea) [61; tr.549] Tiếng Anh có nhiều thuật ngữ hàm chỉ hoạt động hang hải nhưmarine activity, marine transportation hay marine working Diém chung của nhữngđịnh nghĩa về hàng hai là đều chỉ sự lưu thông bằng đường biển hoặc các hoạt động trênbiển, có liên quan đến tàu thuyền Như vậy, theo nghĩa thông thường, “hoạt động hànghải” là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các hoạt động liên quan đến sự di chuyền băngđường biển, các hoạt động lưu thông trên biển bang tàu thuyền hoặc các phương tiệnvận tải trên biển dé chuyên chở người, hàng hóa hoặc nhăm các mục đích khác nhau

~.

Trên thực tế, ở Việt Nam, có thê khẳng định từ trước đến nay, thuật ngữ “hoạtđộng hàng hải” chưa được định nghĩa trực tiếp trong bất kì một văn bản pháp luật nào,cũng như trong bất kì công trình nghiên cứu nào, kế cả các công trình nghiên cứu

chuyên sâu trong lĩnh vực hàng hải, dịch vụ hàng hải hay các công trình có liên quan

đến môi trường biên, kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển Điều này được lí giải là do

“hoạt động hàng hải” là một thuật ngữ có nội hàm tương đối rộng, có thê xem xét dướinhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, theo quan điểm của các nhà khoa học, có hai cáchtiếp cận về thuật ngữ hoạt động hàng hải, theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp

Theo nghĩa rộng, “hoạt động hàng hải” bao gồm các hoạt động trên biển, có liênquan đến các hoạt động trên đất liền và các dịch vụ đi kèm Cụ thể là: hoạt động vậnchuyền bằng đường biển, các hoạt động liên quan đến tàu biển như mua, bán, thuê tàu,

hoạt động của thuyên viên, trách nhiệm của chủ tàu, bảo hiém đường biên, cảng biên,

Trang 23

giải quyết tai nạn hàng hải như cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm, giải quyết các tranhchấp hàng hải Cách hiểu theo nghĩa rộng này có một số điểm đáng lưu ý như sau:Thứ nhất, hoạt động hàng hải bao gồm cả các hoạt động thương mại (như vậnchuyền hàng hóa bằng đường biển) và hoạt động phi thương mại (như trục vớt tai sản,tìm kiếm cứu hộ cứu nan, hoa tiêu hàng hải, lai dat hàng hải)

Thứ hai, hoạt động hàng hải bao gồm các hoạt động diễn ra bang các phương tiệnchìm và nỗi trên biển, các hoạt động có liên quan trên đất liền và cả các dịch vụ có liênquan đến hoạt động hàng hải Các hoạt động hàng hải diễn ra trên biển bao gồm cáchoạt động vận chuyên hàng hóa, chở người, du lịch biển, bảo đảm an toàn hàng hải,thăm dò và khai thác tài nguyên như khoáng sản, dầu khí, nguồn lợi thủy sản; khảo sát,

đo đạc, biên vẽ hải đồ; các hoạt động tuần tra kiểm soát trên biển nhằm đảm bảo anninh, an toàn và bảo vệ môi trường như các mục đích an ninh quốc phòng, chống buônlậu trên biển, phòng chống tội phạm trên biển Các hoại động có liên quan đến hoạtđộng hàng hải diễn ra trên dat lién bao gồm: các hoạt động tại cảng biển, các hoạtđộng quản lí, theo dõi, cung cấp thông tin về tàu, hoạt động công nghiệp hàng hải, giảiquyết các tranh chấp hàng hải, bảo hiểm hang hải Các dich vu di kèm hoạt độnghàng hải bao gồm dich vụ logistic, dich vụ vận tải đa phương thức, dịch vụ lai dắt tàubiển, dịch vụ môi giới hàng hải

Thứ ba, tiếp cận theo cách này, có nhiều nhóm quan hệ phát sinh từ hoạt độnghàng hải, đó là nhóm quan hệ của nhà nước, của các cơ quan công quyền của nhà nướcvới các cá nhân, pháp nhân và cả các cơ quan công quyền khác của nhà nước; nhómquan hệ phát sinh giữa các quốc gia liên quan đến tàu và các phương tiện hoạt độngtrên các vùng biển; nhóm quan hệ giữa các bên, bao gồm cả cá nhân và pháp nhântham gia hoạt động vận tải băng đường biên

Theo nghĩa hẹp, “hoạt động hàng hải” chỉ đơn thuần là hoạt động liên quan đếnviệc sử dụng tàu biển, có liên quan đến việc di chuyên bằng đường biển Với cách tiếpcận này, hoạt động hàng hải được thực hiện trên các phương tiện vận tải biển, liênquan trực tiếp đến việc sử dụng các loại tàu khác nhau như: tàu hàng rời, tàu kết hợp,tàu container, tàu chở khí gas, tàu chở hàng tổng hợp, tàu Ro/Ro, tàu chở quặng, tàukhách, tàu chở hóa chất, tàu chở dau, phương tiện chìm nôi trên biển như tàu ngầmchiến đấu, bông-tông Hơn nữa, với đặc thù của hoạt động hang hải là có phạm virộng, vượt cả ra ngoài biên giới quốc gia (trên biển) nên tàu biển không chỉ hoạt độngtrong vùng biển của một quốc gia mà còn hoạt động tại vùng biển hoặc cảng biển củacác quốc gia khác Và vì vậy, hoạt động hàng hải theo nghĩa hẹp không đặt ra và giải

quyêt các vân đê liên quan đên quôc tịch cua tàu biên, màu cờ của tàu biên ma tập

Trang 24

trung vào những hoạt động cụ thê của con tàu Nói cách khác là hoạt động hàng hải

xem xét đến tất cả các van dé có liên quan đến hoạt động của mỗi con tàu, từ khi tàu

chuân bị xuât bên tại cảng, di chuyên trên biên, gặp tai nạn (nêu có) đên khi hoàn

thành hải trình, kết thúc chuyến đi băng việc tàu cập cảng

Cả hai cách tiếp cận nêu trên đều phản ánh đúng bản chất của hoạt động hàng hải.Tuy nhiên, sử dụng thuật ngữ “hoạt động hàng hải” như thế nào, theo nghĩa rộng hayhẹp lại tùy thuộc vào mục đích và đối tượng của hoạt động này Tiếp cận theo nghĩarộng thường là dé giải quyết các van đề thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật hànghải, liên quan đến tất cả mọi hoạt động thuộc về hàng hải Còn tiếp cận theo nghĩa hẹp

là để giải quyết một van dé, một khía cạnh cụ thé mà pháp luật hàng hải điều chỉnh

Tại Việt Nam, dưới góc độ pháp lí, trước đây, thuật ngữ “hoạt động hàng hải”

được định nghĩa gián tiếp trong các đạo luật về hàng hải, lần đầu tiên là được nêu ra

trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam 1990, và sau đó là Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005.

Cả hai đạo luật trên đều thông qua quy định về phạm vi điều chỉnh để giới hạn nộidung của hoạt động hàng hải Ví dụ, Điều 1 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 1990 qui định:

"Bộ luật hàng hải Việt nam được áp dụng đối với những quan hệ pháp luật phát sinh

từ các hoạt động liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào các mục đích kinh tế, nghiêncứu khoa học - kỹ thuật, văn hoá, thể thao, xã hội và công vụ Nhà nước, sau đây gọichung là hoạt động hàng hai" Tiếp đến, Điều 1 khoản 1 Bộ luật Hang hải Việt Nam

2005 đã thay thé qui định trên bằng một quy định day đủ, cụ thé hơn, đó là “Bộ /uậtnay qui định về hoạt động hang hải, bao gom các qui định về tau biển, thuyén bộ, cảngbiển, lung hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hang hải, phòng ngừa 6nhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mụcđích kinh tế, văn hoá, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học ” Như vay, từ

phương diện pháp luật thực định thì việc chỉ rõ những nội dung chính của hoạt động

hàng hải trong phạm vi điều chỉnh của các đạo luật về hàng hải là hoàn toàn hợp lí, giúpcho việc điều chỉnh pháp luật trên thực tế được thuận tiện hơn, song từ phương diện họcthuật thì lại cho thấy một thực tế là ngay cả trong các đạo luật chuyên ngành về hàng hảithì thuật ngữ hoạt động hàng hải cũng chưa được giải thích một cách day đủ, rõ ràng

Từ những phân tích nêu trên cho thấy khó có thể đưa ra một định nghĩa đầy đủ,

chính xác của thuật ngữ “hoạt động hàng hải” Tùy từng trường hợp, với mục đích và

cách tiếp cận khác nhau mà có thé giới hạn phạm vi, nội ham và ngoại dién của thuậtngữ Trong khuôn khô của của dé tài luận án này, chúng tôi giới hạn phạm vi của thuậtngữ “hoạt động hàng hải” theo nghĩa hẹp, tiếp cận hoạt động hàng hải dưới góc độ đơn

giản nhât, đó là việc sứ dung con tàu và các phương tiện vận tải biên, các phương tiện

Trang 25

chìm và nồi trên biển (sau đây gọi chung là tàu biển) vì bất kì mục đích gì trong phạm

vi biên giới biển của Việt Nam Theo nghĩa này, hoạt động hàng hải bao gồm những

nội dung chính sau đây:

Một là, hoạt động hàng hải liên quan đến tàu biển trong suốt hải trình, bao gồmcác hoạt động từ khi tàu xuất bến cho tới khi cập cảng cuối cùng, kết thúc hải trình.Hai là, hoạt động hàng hải thực hiện với nhiều mục đích khác nhau như kinh tế,chính trị, an ninh quốc phòng, đảm bảo an toàn hàng hải, phòng chống tội phạm trênbiển hay bảo vệ môi trường Cho dù với mục đích gì thì chúng cũng có chung bản

chat pháp lí là các môi quan hệ vê tàu biên và việc sử dụng tàu biên.

Ba là, hoạt động hàng hải diễn ra trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam Theo quiđịnh của pháp luật Việt Nam, đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam là ranhgiới phía ngoài của lãnh hải, có chiều rộng toi đa là mười hai (12) hải lí tinh từ đường

cơ sở Trong phạm vi biên giới biển của mình, Việt Nam có chủ quyên hoàn toàn vàđầy đủ đối với mọi hoạt động của tàu thuyền trong nước cũng như nước ngoài Vì vậy,mọi hoạt động của tàu thuyền diễn ra trong phạm vi ranh giới phía ngoài của lãnh hảitrở vào đều thuộc giới hạn của thuật ngữ “hoạt động hàng hải” nêu trên

Được thực hiện với các mục đích khác nhau, hoạt động hàng hải mang lại nhiềugiá trị to lớn cho sự phát triển của đất nước Trong tiến trình giao lưu quan hệ kinh tếquốc tế toàn cầu hiện nay, việc vận chuyển hàng hoá quốc tế bang đường biển ngàycàng trở nên phô biến và chiếm tỉ trọng lớn so với các loại phương tiện khác Sự giatăng nhu cầu của xã hội đối với hoạt động hàng hải đã kéo theo sự gia tăng nhu cầuphát triển các hoạt động và ngành nghề khác có liên quan đến hoạt động hàng hải, nhưdịch vụ hàng hải, công nghiệp sản xuất phương tiện vận chuyền, tàu thuyền, đội ngũthuyền viên cho tới các vấn đề thuộc về an toàn và an ninh hàng hải Không thể phủnhận được những giá tri to lớn về mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao mà các hoạt độngnêu trên mang lại cho quốc gia có biển như Việt Nam, song, như là tính hai mặt củamột van đề, hoạt động hàng hải nói riêng, hoạt động có liên quan đến hàng hải nóichung đã và đang gây ra những hậu quả rất nặng nề cho con người và môi trường, đặcbiệt là môi trường biên Điền hình nhất là các hoạt động giao thông trên biển, sự cố

môi trường trong hoạt động hàng hải, việc xả thải từ hoạt động hàng hải gây ô nhiễm

các thành phan môi trường biển và các ngu6n tài nguyên biên Cụ thé là:

Hoạt động giao thông trên biển đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối vớimôi trường biển Theo báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2005, lượng chatthải từ các cảng lớn là khoảng 6.800 tấn chất thải rắn/năm Đặc biệt là trong những

Trang 26

năm gan đây, lượng khách du lịch trên biển tăng, càng kéo theo lượng chat thải ran vànước thải tăng lên Biển Việt Nam đang bị ô nhiễm chất rắn lơ lửng, nitrat NO3, nitrit

NO , coliform, dầu và kim loại kẽm Zn [15; năm 2005] Chất thải từ tau như rác thaisinh hoạt, nước thải chứa dầu và hóa chat, chat thải từ lacanh, dau thải, nước ballast cũng là những yếu tố gây ô nhiễm môi trường, tác động mạnh đến chất lượng môitrường không khí, nước, đất ngập nước và các vùng đất ven luồng, cảng, các đải ven

bờ có hoạt động hàng hải Đồng thời, những chất gây ô nhiễm trong hoạt động hànghải nêu trên còn có khả năng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển ven bờ, các quần xãbiển khơi và đại đương và cả các quan xã biến sâu (là khu vực có bóng tối vĩnh cửu vànhiệt độ thấp, bùn, vi khuẩn, các sinh vật thân mềm) Các khu vực có hoạt động tậptrung tàu thuyền hàng hải và đánh cá thường có hàm lượng dầu cao hơn xung quanh.Đặc biệt, các tàu thuyền nhỏ dudi 45 mã lực không được trang bị máy phân li dầunước với thiết bi máy lạc hậu đã cung cấp 50% lượng dầu gây 6 nhiễm biển nước ta.Các hoạt động di chuyên trên biển nhằm thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi ViệtNam đang tăng lên hàng năm, và do bối cảnh của Biển Đông mà không loại trừ sự giatăng các dang hoạt động dau khí bat hợp pháp trong khu vực Biển Đông liên quan đến

biên nước ta, đã và sẽ kéo theo rủi ro về tràn dâu, thải dâu cặn và ro ri dâu [31]

Sự cô môi trường trong hoạt động hàng hải có khả năng gây ô nhiễm môi trườngbiển nghiêm trong, gây ra 6 nhiễm nước biên, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, hủyhoại nguồn thủy sinh Chỉ tính riêng sự cố tràn dầu thi đã chiếm tới 50% nguồn gây 6nhiễm dau trên biển [89] Bên cạnh đó, các sự cố hàng hải như tai nạn đắm tàu thuyền

đã đưa vào biển nhiều hàng hoá, phương tiện và hoá chất độc hại Các khu vực biểngan với đường giao thông trên biển hoặc các cảng là nơi nước biển có nguy cơ dé bi 6nhiễm từ các sự cố hàng hải này Sự cố tràn dau và thải dầu cặn vẫn tiếp tục xảy ranhiều, đôi khi trên diện rộng và gây thiệt hại lớn Khu vực biển nước ta năm trên tuyếnhàng hải quốc tế An Độ Dương-Thái Bình Dương, chủ yếu vận chuyển dau từ TrungĐông sang Đông Bac A với khoảng 200 triệu tan được vận chuyên hàng năm qua cácvùng biển ngoài khơi của Việt Nam với lượng thải dầu hợp pháp va bất hợp pháp rấtlớn Đồng thời do vùng biển nước ta có bờ biển dài, và luôn chịu ảnh hưởng của giómùa Đông Nam và Đông Bắc Cho nên, nếu điều kiện biển không đủ khả năng hòaloãng, phân tán, phân hủy các loại dầu nói trên thì cuối cùng chúng cũng được dichuyên (dù nhanh hay chậm) vào vùng bờ và các đảo của Việt Nam và ảnh hưởng đếncác giá trị và nguồn tài nguyên ven biển, tác động mạnh đến ngành kinh tế - sinh tháibiển Có thé nói, vùng biển ven bờ nước ta rất dễ bị tổn thương về sự cố ô nhiễm do

dâu thải, dâu tràn

Trang 27

Một mối đe dọa khác, nghe không đao to búa lớn, không dé lại ấn tượng bangcảm nhận qua các giác quan như là ô nhiễm dầu, đó là việc xả thải gây ô nhiễm môitrường biển từ hoạt động hàng hải Không khí bị ô nhiễm do khí thải từ động cơ trong

hoạt động hàng hải cũng là một tác động tiêu cực cho môi trường Do nguy cơ này là

an kín và gây hậu qua từ từ nên nó bị đánh giá thấp trong khi tác hại cộng dồn từ nămnày qua năm khác là khôn lường Thêm vào đó, số lượng khí thải từ động cơ tàu thủylớn khủng khiếp so với 1 triệu sáu tấn dau tràn ở trên Dau tràn ra biển có thé được hótvét nhưng khí gây mưa a xít và gây hiệu ứng nhà kính thì không thể thu gom Theo J.Farington (2000), ở Viện Hải dương học Masachuset (Mỹ), tình trạng ô nhiễm bién sẽngày càng gia tăng do các phương tiện đi lại trên biển ngày một nhiều Mỗi chiếcthuyền máy cỡ nhỏ có thể rỉ ra biển vài lít dầu một tháng Hàng triệu phương tiện nhưvậy là mỗi đe doa lớn cho môi trường biển Các khu vực biển gần với các tuyến đườnggiao thông trên biển hoặc các cảng là nơi nước biển có nguy cơ bị ô nhiễm rất cao.Khao sát cho thay hiện tượng ô nhiễm dau từ hoạt động hàng hải đã ảnh hưởng nghiêmtrọng đến đời song của các sinh vật biển Hoạt động hàng hải cũng dé lại một lượng ráckhông 16 cho môi trường biển Chú rùa biên lớn nhất thế giới nặng hơn 900kg tìm thấy ở

bờ biển Xứ Gan bị tắc ruột chết chỉ vì một chiếc túi nilon khổ 15x22 cm [30; tr.240]Như vậy, có thể thấy hoạt động hảng hải đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêucực đối với môi trường nói chung, môi trường bién nói riêng, ảnh hưởng không nhỏđến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của con nguol

1.1.2.2 Khái niệm 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải

Từ trước đến nay, có nhiều định nghĩa về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môitrường biển do tính phổ biến của thuật ngữ Nhưng thuật ngữ ô nhiễm môi trường biểntrong hoạt động hàng hải thì chưa được đề cập ở bất kì công trình khoa học nào Xuấtphát từ thực trạng ô nhiễm môi trường biển, xuất phát trong hoạt động hàng hai, 6

nhiễm môi trường biến từ hoạt động hàng hải có các đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, 6 nhiễm môi trường biên trong hoạt động hàng hải là một loại 6 nhiễmmôi trường xét ké cả dưới góc độ sinh học, kinh tế học hay luật học Dưới góc độ khoahoc, 6 nhiễm môi trường được dùng dé chi tình trạng môi trường trong đó những chi

số hoá học, lí học của nó bị biến đối theo chiều hướng xấu đi Dưới góc độ kinh tế học,

ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không có lợi cho môi trường sống về các tính chấtvật lí, hoá học, sinh học, mà qua đó có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài đến sứckhoẻ của con người, các loài động thực vật và các điều kiện sống khác [53; tr.59] Con

dưới góc độ pháp lí, theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2005, 6 nhiễm môi

trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn

Trang 28

môi trường (nay là qui chuẩn kĩ thuật môi trường), gây ảnh hưởng xấu đến con người,sinh vật Vì vậy có thê hiểu 6 nhiễm môi trường biên là sự biển đôi tinh chất vật lí, hoáhọc của các thành phần môi trường liên quan đến biên như nước biển, lòng đất dướiđáy biển Sự biến đổi này là không phù hợp với tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật môitrường do từng quốc gia hoặc cộng đồng quốc tế xây dựng nên.

Thứ hai, 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt động hang hải được dùng dé chỉ tìnhtrạng ô nhiễm môi trường biển xảy ra mà nguyên nhân là do các hoạt động hàng hải vàcác hoạt động liên quan đến hàng hang hải gây nên Ô nhiễm môi trường biển có théxảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thé do thiên nhiên và cũng có thé do conngười Trong Công ước Luật Biển 1982 đã chỉ ra 6 nguồn chủ yếu gây ô nhiễm môitrường biển, đó là: ô nhiễm bắt nguồn từ đất; ô nhiễm do các hoạt động liên quan đếnđáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia gây ra; ô nhiễm do các hoạt động tiễn hànhtrong vùng gây ra; ô nhiễm do sự nhận chìm; ô nhiễm do tàu thuyền gây ra; ô nhiễm cónguồn gốc từ bầu khí quyền hay qua bầu khí quyền (theo qui định tại Điều 207, 208,

209, 210, 211, 212) Tuy nhiên, dé đơn giản hơn, người ta thường chia 6 nguồn 6nhiễm nói trên thành hai nhóm chính là nguồn gây ô nhiễm biển từ đất liền và nguồngây 6 nhiễm từ biển Thuật ngữ ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hang hảiđược sử dụng dé chỉ chính xác tình trạng môi trường bi ô nhiễm và suy thoái do cáchoạt động hàng hải và liên quan đến hàng hải gây ra, trong đó chủ yếu là hoạt độnggiao thông trên biên nhằm các mục đích khác nhau, từ kinh té, van hóa, xã hội đến anninh quốc phòng hay an toàn trên biên

Tứ ba, ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hang hải dé lại những hậu quanghiêm trọng cho môi trường biển, cho các nguồn tài nguyên biển, cho sinh vật, ảnhhưởng đến các hoạt động và sức khoẻ của con người Hoạt động hàng hải được tiếnhành dù nhằm vào mục đích gì thì cũng có khả năng tiêu tốn tài nguyên và thải vàomôi trường biển các loại chất phế thải Hoạt động hàng hải có thé gây ra ô nhiễm biển,

để lại những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, cho sinh vật và con người Hoạtđộng tàu thuyén trên biển và ở các cảng, trong chừng mực nhất định luôn gây tác độngxau đến môi trường biển Các tai nạn dam tàu thuyền đưa vào biển nhiều hàng hoá,phương tiện và hoá chất độc hại Theo các nhà khoa học Mỹ, 70% trong số 3 triệu tandầu rò rỉ ra biển là do sự cố tràn dau và từ các tàu thuyền nhỏ trên biến, phần còn lại là

từ các tàu chở dầu

* Hàng năm, lượng dầu bị thải ra biển từ tàu do tai nạn và do các hoạt động bình

thường của chúng trên biên trong hoạt động hàng hải chiêm một lượng rât nhỏ so với

lượng dầu khai thác từ mỏ và được đem sử dụng làm năng lượng cho các ngành công

nghiệp Trong sô khoảng hơn 3 triệu tân dâu đô ra biên và các đại dương hàng năm thì

Trang 29

đóng góp một nửa là do các hoạt động tàu bè như thải nước la canh, như tràn rò do sự

có Tức là khoảng 1,6 triệu tấn So với Một phây bốn ty tỷ tan nước (1,4 và 18 số không

sau đó) của các biển và đại dương thì lượng dầu tràn này chỉ chiếm 1,114 phần ngàn tỷ(1,114 sau đó là 12 số không) Tuy nhiên, số dầu này sẽ tạo thành một lớp màng dâu chotoàn bộ 360 triệu ki lô mét vuông mặt nước của toàn bộ đại dương dé có thé biến mặt

nước biển thành màu ánh bạc Ngoài ra, sự tích lũy năm này qua năm khác của spilledoil trên biển sẽ dan dần hủy hoại môi trường biển và đại đương ” [104]

Từ các đặc điểm phân tích nêu trên, có thể hiểu một cách khái quát ô nhiễm môitrường môi trường biển trong hoạt động hàng hải như sau: 6 nhiém môi trường biểntrong hoạt động hàng hải là sự nhiễm ban môi trường biển do những hoạt động dùngphương tiện để chuyên chở người, vật hoặc các loại hàng hoá trên biển nhằm phục vụ

các mục dich khác nhau, gây ảnh hưởng xâu đên môi trường và con người.

Có thé nói, hoạt động hàng hải gây ra những hậu quả nặng nề cho con người, chothiên nhiên và cho môi trường, đặc biệt là môi trường biển Chính vì vậy, hoạt độnghang hải cần phải được kiểm soát dé hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả của nó.1.1.3 Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường bién trong hoạt động hàng hảiTheo Đại từ điển Tiếng Việt, Trung tâm ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam, BộGiáo dục và Dao tao, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Hà Nội năm 1998, kiểm soát làkiểm tra, xem xét nhằm ngăn ngừa những sai phạm của các quy định Kiém soát 6nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải được thực hiện với mục đích kiểmtra, xem xét mọi hoạt động của các chủ thé khi họ tiến hành hoạt động hàng hải nhằmngăn ngừa, hạn chế những hậu quả xảy ra đối với môi trường và tài nguyên biển Hoạtđộng hang hải có thé gây ra những hậu quả trực tiếp và gián tiếp, ảnh hưởng đến cuộcsong và sức khoẻ của con người, đến môi trường và hệ sinh vật Vì vậy, việc kiểm soát

ô nhiễm môi trường bién trong hoạt động hàng hải được tiến hành ở diện rộng, qui môlớn và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, bởi nhiều chủ thể khác nhau Kiểm soát ônhiễm môi trường biên trong hoạt động hàng hải được đặt ra với các nội dung sau đây:1.1.3.1 Chủ thể của hoạt động kiểm soát

Trong hoạt động hang hải, kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển do nhiều chủ théthực hiện gồm: Nha nước; các chủ thé tiến hành hoạt động hàng hải và các tổ chức

đoàn thê quân chúng, cộng đông dân cư.

Nhà nước thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt độnghàng hải thông qua hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước về kiểm soát ô nhiễmmôi trường Nhà nước có nhiều thé mạnh dé tiến hành hoạt động kiểm soát của mìnhnhư ban hành pháp luật và đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế, thiết lập hệ thống các

cơ quan quản lí, trong đó có kiêm soát ô nhiễm môi trường biên trong hoạt động hàng

Trang 30

hải Đây là hệ thống cơ quan được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, từ các cơquan có thâm quyền chung cho đến các cơ quan có thâm quyền chuyên môn Hệ thốngcác cơ quan này chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện và giám sát thực hiệncác hoạt động kiêm soát 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt động hang hải của các tôchức, cá nhân trong xã hội, nhằm đạt đến những mục tiêu đã được xác định mà Nhànước đặt ra Có thể khăng định rằng với quyền lực và sức mạnh cưỡng chế, hiệu quảquản lí nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải phụthuộc rất nhiều vào sự hoạt động của hệ thống các cơ quan có thâm quyền trong lĩnhvực này Dưới góc độ tiếp cận này, việc kiểm soát có thé được thực hiện giữa mộthoặc nhiều chủ thé này với một hoặc nhiều chủ thé khác, như các co quan nhà nước cóthâm quyền tiến hành kiểm soát ô nhiễm môi trường biển đối với các chủ thé trong quátrình các chủ thé này tiễn hành các hoạt động có liên quan đến hoạt động hang hải.Cùng với Nhà nước, kiêm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hảicòn được thực hiện bởi chính các tô chức, cá nhân tiến hành hoạt động hàng hải Đó làcác chủ tàu, các doanh nghiệp cảng, các chủ thé tiến hành các hoạt động trên biến, kế

cả các chuyên gia Nhóm chủ thể này thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trườngbiển trong hoạt động hang hải thông qua việc áp dụng các biện pháp dé giảm thiểu đếnmức thấp nhất những tác động tiêu cực vào môi trường biến Hiệu quả kiểm soát 6nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải cũng phụ thuộc không nhỏ vào mức

độ và khả năng thực hiện các hoạt động kiểm soát của nhóm chủ thé này Trường hợpnày được hiểu là chủ thể hoạt động hang hải tự kiểm soát hành động của chính mình

dé không gây 6 nhiễm môi trường biển

Chủ thê của hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hànghải còn có thé bao gồm các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thé quần chúng hoặc nhândân, cộng đồng dân cư Nhóm chủ thể này thực hiện nghĩa vụ giám sát việc tuân thủ

pháp luật, giám sát mức độ xả thải, khả năng thực hiện an toàn hàng hải hay mức độ

phòng chống cháy nỗ và phòng ngừa 6 nhiễm môi trường biến của các chủ thé tiến hànhhoạt động hàng hải Trên thực tế, su đấu tranh, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật

về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải từ nhóm chủ thé nàykhiến cho các chủ thé tiến hành hoạt động hang hải nhận thấy cần phải chấp hành tốthơn việc kiểm soát ô nhiễm môi trường bién trong hoạt động hàng hải của minh

1.1.3.2 Đối tượng của hoạt động kiểm soát

Như đã phân tích ở các phần trên, hoạt động hang hải theo nghĩa hẹp được hiểu làhoạt động liên quan đến việc sử dụng tàu biên, có liên quan đến việc di chuyên bang

đường biên Vì vậy, đôi tượng cân phải được kiêm soát chính là con tàu và các vân đê

Trang 31

có liên quan đên con tàu Theo đó, việc kiêm soát ô nhiễm môi trường biên trong hoạt động hàng hải cân được tiên hành ở các nội dung như sau:

Tht nhất, con tàu cần phải được kiểm soát ngay từ trong quá trình sản xuất và khibắt đầu đưa nó vào vận hành Việc kiểm soát ngay từ trong giai đoạn rất sớm nhằmđảm bảo cho con tàu có chất lượng ở mức độ tốt nhất Một con tàu khi đưa vào vậnhành có day đủ chất lượng sẽ làm giảm thiểu những rủi ro mà con tàu có thé gặp phảitrong một hải trình cũng như trong suốt quá trình vận hành sau này Việc kiểm soát ởgiai đoạn sản xuất và khi đưa tàu vào vận hành chính là một trong những biện phápphòng ngừa những hậu quả xấu có thé gây ra cho môi trường biển từ các tai nạn hànghải, sự cô môi trường trong hoạt động hàng hải

Thứ hai, con tàu không tự thân nó hoạt động được mà phải có sự điều hành củacon người trên đó Những người điều hành trên tàu biển bao gồm đội ngũ thuyền viên,

từ chỉ huy, lái tàu cho đến thủy thủ đoàn Một con tàu có thể đáp ứng tốt các yêu cầu

về chất lượng nhưng vẫn có nguy cơ gây ra tai nạn hang hải hoặc gặp phải các van dé

sự cố nếu không được vận hành bởi một đội ngũ thuyền viên có trình độ, tinh thầntrách nhiệm cao và có kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề chuyên môn Vìvậy, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải bao gồm cả việckiểm soát chất lượng hoạt động của đội ngũ thuyền viên

Thứ ba, khi tàu biển bắt đầu đi vào hoạt động, thực hiện một hải trình, con tàucần phải được kiểm soát trong mỗi hoạt động mà nó tiến hành theo suốt hải trình đó,ngay từ khi xuất bến, di chuyền trên biên cho đến khi cập cảng Việc kiểm soát ở mọigiai đoạn hoạt động của tàu nhăm loại trừ các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trườngbiên như VIỆC Xả chất thải trên biên, phòng tránh các sự cô đâm, va đập, đắm tàu, cáctai nạn hàng hải, sự cỗ môi trường trong hoạt động hàng hải Vì vậy, kiểm soát 6nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải cần được tiến hành theo suốt sự di

chuyên của tàu trên biên.

Tứ tu, kiếm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải được tiếnhành tại cảng biển Cảng biển là nơi tàu biển ra vào, xuất bến khi bắt đầu một hải trình

và cập cảng khi kết thúc chuyến đi Vì vậy, cảng là địa điểm thuộc đất liền nhưng cóliên quan vô cùng mật thiết đến hoạt động hàng hải Tại cảng diễn ra các hoạt độngbốc dỡ hàng hóa, đón trả khách và thực hiện các dịch vụ có liên quan Cảng cũng lànơi tiếp nhận và có thê xử lí chất thải từ tàu, cũng là một đầu mối giao thông bao gồmnhiều công trình kiến trúc Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hànghải cũng cần được thực hiện đối với cảng biển, kiểm soát các hoạt động phòng chống

cháy nô, phòng ngừa 6 nhiễm môi trường biên, kiêm soát các hoạt động khi đóng mở

Trang 32

cảng biển, kiểm soát đối tượng là các con tàu khi cập đến, rời đi nhằm giảm thiểu đếnmức thấp nhất những tác động tiêu cực đối với môi trường biển và tài nguyên biên.Cũng cần nhấn mạnh răng việc kiểm soát các đối tượng có liên quan đến hoạtđộng hàng hải nêu trên nhăm đến mục đích cuối cùng là giảm thiểu đến mức thấp nhấtnhững tác động tiêu cực xảy ra đối với môi trường biển, dé những hậu quả này khôngxảy ra, hoặc nếu có xảy ra thì sự tác động tiêu cực của nó vào môi trường biển sẽ ởmức độ thấp nhất.

1.1.3.3 Các biện pháp kiểm soát

Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải có thể được thựchiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, cụ thê là:

Thứ nhất, biện pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức kiểm soát ô nhiễmmôi trường biển nói chung và ý thức kiểm soát 6 nhiễm môi trường bién trong hoạtđộng hang hải nói riêng Như trên vừa phân tích, kiểm soát ô nhiễm môi trường biểntrong hoạt động hàng hải được thực hiện bởi nhiều chủ thé khác nhau Nếu các chủ thékhông nhận thức được tam quan trong của hoạt động này thì việc kiểm soát sẽ khôngmang lại hiệu quả Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức về kiểm soát ô nhiễm môitrường biển trong hoạt động hàng hải có thé bao gồm nhiều hình thức phong phú, đa

dạng và hiệu quả như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; các hoạt động

văn hoá nghệ thuật về bảo vệ môi trường biển; xây dựng chương trình giáo dục môitrường biển trong trường học; tô chức các lễ mít tỉnh, treo panô, áp phích, khẩu hiệu,phát động các cuộc thi tìm hiểu về môi trường biển; lồng ghép các chương trình hànhđộng bảo vệ môi trường biển với hoạt động của các tô chức đoàn thê Tất nhiên, biệnpháp nay được áp dụng đối với các chủ thê tiến hành hoạt động hàng hải Mục tiêu là

dé các chủ thé có liên quan hiểu rõ nguyên nhân và tác hại của việc gây ô nhiễm môitrường biển trong hoạt động hàng hải đối với phát triển kinh tế biển, đối với môitrường và sức khoẻ con người, đặc biệt là đối với các chủ thé tiến hành hoạt động hànghải Do đặc điểm của hoạt động hàng hải là được thực hiện trên một phạm vi khônggian rộng, thời gian thường kéo dài, đội ngũ thuyền viên ít có điều kiện tương tác vớicác chủ thể khác, hành vi vi phạm pháp luật nếu có thì cũng rất khó bị phát hién , dovậy đòi hỏi các chủ thé tiến hành hoạt động hang hải phải có sự nhận thức, ý thức kiểmsoát ô nhiễm môi trường biển cao hơn so với các chủ thé khác Họ cũng cần nhận thứcđược những lợi ích từ việc tự kiểm soát ô nhiễm về môi trường, về sức khỏe con người

và kế cả những lợi ích kinh tế cho chính họ Lợi ích kinh tế có thé đạt được từ việcgiảm nhiên liệu đầu vào sẽ làm giảm phát thải đầu ra, hay nhờ việc không phải chịucác trách nhiệm pháp lí, bồi thường thiệt hại và phục hồi môi trường khi gây ô nhiễm

Trang 33

Nhận thức được những lợi ích đó, các chủ thé sẽ tự giác tiễn hành các hoạt động tựkiêm soát 6 nhiễm môi trường biển Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của họ đối vớiviệc bảo vệ môi trường biên trong hoạt động hang hải.

Thứ hai, áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật trong kiểm soát ô nhiễm môitrường biển Kiểm soát 6 nhiễm môi trường biên trong hoạt động hàng hải cần áp dụngcác phương tiện khoa học kĩ thuật như các loại máy móc dé xác định nồng độ các chất

có nguy cơ gây ô nhiễm, các trang thiết bị, phương tiện để làm giảm độ ô nhiễm, cácphương tiện vận tải biển tiên tiến nhằm hạn chế việc sử dụng tài nguyên và gây ônhiễm môi trường bién Điều này cũng bắt nguồn từ đặc điểm của hoạt động hàng hải

là diễn ra trên một phạm vi không gian rộng, hậu quả để lại cho môi trường biển do ônhiễm từ hoạt động hàng hai là rất lớn nên không thé dùng các biện pháp thủ công dékiểm soát ô nhiễm môi trường, mà nhất thiết phải sử dụng các biện pháp khoa học kĩthuật để giảm thiểu đến mức thấp nhất những hậu quả có thể xảy ra Các chủ thé tiễnhành hoạt động hàng hải xả thải ra môi trường biển đã đến mức gây ô nhiễm hay chưađược xác định bởi những trang thiết bị, máy móc đo nồng độ chất thải Từ những số liệuđược cung cấp từ các trang thiết bị này, các chủ thể có thê điều chỉnh, tự kiểm soát mức

độ xả thải của mình theo chiều hướng tích cực hơn Nói cách khác, đây chính là biệnpháp nhằm kiểm soát và hạn chế chất thải ngay từ nguồn Mặt khác, trong quá trình tiếnhành hoạt động hàng hải, khi xảy ra sự cô hàng hải, các trang thiết bị khoa học kĩ thuậtcần được áp dụng để thu gom lại lượng chất gây ô nhiễm đã thoát thải ra môi trường,hoặc dé làm giảm đến mức thấp nhất những tác hại từ các chất gây ô nhiễm đó

Tht ba, áp dụng các biện pháp kinh tế trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

Đó là việc sử dụng những đòn bay kinh tế đối với kiểm soát ô nhiễm môi trường biểntrong hoạt động hàng hải Đó là những đòn bẩy kinh tế như: các công cụ thuế, phí, lệphí về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải, các chủ thể tiếnhành hoạt động hàng hải nhằm mục đích thăm dò và khai thác tài nguyên trên biển cần

kí qui, đặt cọc dé cải tạo và phục hồi môi trường biển, hay việc sử dụng chính sách ưu

đãi, hỗ trợ tài chính, ưu tiên cho các hoạt động hàng hải đã áp dụng các biện pháp hữu

ích giảm thiêu tác động tiêu cực cho môi trường biển, thậm chí ưu đãi về tài chính chonhững hoạt động kiểm soát ô nhiễm biển có hiệu quả Như vậy, biện pháp kinh tếtrong trường hợp này có thê được áp dụng theo hai cách, một là, áp dụng nghĩa vụ tàichính đôi với các chủ thê tiễn hành hoạt động hang hải có nguy cơ gây ô nhiễm môitrường biển hoặc khai thác va sử dụng tài nguyên biến, thậm chí xử phạt khi các chủthê thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về môi trường Trong trường hợp này, biện

pháp kinh tê được hiéu là việc “đánh” trực tiép vào túi tiên của các chủ thê Hai !à, áp

Trang 34

dung các wu đãi về tài chính đôi với các chủ thé tạo ra các hiệu ứng tốt cho môi trườngbiển từ hoạt động hàng hải bang cách giảm thiéu chat thải, áp dụng các biện pháp tíchcực từ đó buộc các chủ thể phải cân nhắc kĩ lưỡng giữa chỉ phí với lợi ích trước khitác động tiêu cực vào môi trường Đây là một biện pháp được sử dụng rất phô biến ởnhiều quốc gia trên thế giới trong hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và kiểm soát

ô nhiễm môi trường bién nói riêng Các công cụ kinh tế được các quốc gia phát triển

sử dụng rất nhiều, nhằm mục đích làm cho các biện pháp kiểm soát trở nên mềm dẻohơn, hiệu quả hơn và với mức chỉ phí thấp hơn

Thứ tr, áp dụng các biện pháp hành chính trong kiểm soát ô nhiễm môi trườngbiển từ hoạt động hàng hải Biện pháp này cần sử dụng kết hợp với các biện pháp khác

dé việc kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt động hang hải đạt hiệu qua cao.Theo nghĩa hẹp, biện pháp hành chính được hiểu là hoạt động của các cơ quan quản lýnhà nước có thâm quyền dé tổ chức việc thi hành pháp luật Thông qua việc ban hànhhoặc ra các quyết định hành chính, thực hiện các hành vi hành chính có liên quan tớikiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải, như ra các quyết địnhquản lí, quyết định về việc xây mới cảng biên, quyết định về việc thành lập hoặc thayđổi các chủ thé quản lí tại các co quan nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biểntrong hoạt động hàng hải Sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan hành chính nhà nước

có thé ngăn chặn ngay lập tức sự huỷ hoại, 6 nhiễm môi trường biển hoặc suy thoái tàinguyên biển khiến cho hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển mang lại hiệu

quả cao Các cơ quan quan lí hành chính này chỉ thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép, theo quy định của pháp luật Vì vậy, biện pháp hành chính thường có liên

quan chặt chẽ đến biện pháp pháp luật

Thứ năm, biện pháp pháp luật trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ hoạtđộng hàng hải Biện pháp này được thể hiện qua việc nhà nước ban hành những văn bảnpháp luật qui định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thé có liên quan trong hoạt độngkiểm soát ô nhiễm môi trường biên trong hoạt động hàng hải Pháp luật với tư cách là hệthống các qui phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trongviệc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải Pháp luật mang tínhbắt buộc thực hiện đối với các chủ thé có liên quan và tính cưỡng chế Vì vậy, các chủthé khi tiến hành hoạt động hàng hải đều bắt buộc phải tuân thủ những quy định củapháp luật liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường biển Nếu không tuân thủ, chủ thé

đó sẽ bị cưỡng chế thông qua các loại trách nhiệm pháp lí khác nhau như trách nhiệm

hành chính, trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm dân sự Vì vậy, với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khi mà khả năng tài chính cho hoạt động kiêm soát ô nhiễm môi

Trang 35

trường biển trong hoạt động hàng hải còn khó khăn, trình độ khoa học kỹ thuật chưa

hiện đại, tình trạng môi trường chưa ở mức trong sạch, ý thức môi trường của người dân

không cao, sự đồng bộ trong hoạt động quản lý chưa đạt được thì việc sử dụng biện

pháp pháp luật thực sự là một cứu cánh Dù phải thực hiện trong một thời gian dài, kiên trì

với nhiều công sức, song, so với các biện pháp khác, biện pháp pháp luật chi phí thấp, dễthực hiện và đạt hiệu quả cao, buộc các chủ thê phải tuân thủ nhờ hệ thống các chế tài.Với tat cả những đặc thù nêu trên, kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển trong hoạtđộng hàng hải được thực hiện bởi nhiều chủ thể với các nội dung, hình thức và biệnpháp khác nhau Từ đây, có thể đưa ra định nghĩa về kiểm soát ô nhiễm môi trườngbiển trong hoạt động hàng hải như sau: Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạtđộng hàng hải là toàn bộ hoạt động của nhà nước, các tô chức và cá nhân trong hoạtđộng hàng hải nhằm kiểm tra, xem xét để ngăn ngừa những sai phạm, từ đó loại trừ,hạn chế những tác động xấu đối với môi trường biển, phòng ngừa ô nhiễm môi trườngbiển, suy thoái tài nguyên biển, dong thời khắc phục, xử lý hậu quả do ô nhiễm môitrường biển gây nên, góp phân duy trì và cải thiện nên kinh tế biển Việt Nam

Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải được đặt ra nhưmột yêu cầu cấp thiết trước mắt cũng như lâu dai đối với các quốc gia có biển Kiểmsoát 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải được tiến hành bằng nhiều biệnpháp khác nhau Như trên đã phân tích, một trong những biện pháp hiệu quả nhằm kiểmsoát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hai là biện pháp pháp luật

1.2 PHÁP LUẬT KIEM SOÁT Ô NHIEM MOI TRƯỜNG BIEN TRONG HOẠTĐỘNG HANG HAI

1.2.1 Khái niệm pháp luật kiém soát 6 nhiễm môi trường bién trong hoạt động

hàng hải

So với các lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật môi trường là một lĩnh vực pháp luật

còn tương đối mới mẻ Hệ thống pháp luật môi trường được chia thành hai (02) mảng lớn.Mang thứ nhất bao gồm tất cả các qui định pháp luật về bảo tồn và sử dụng hợp lí cácnguôn tài nguyên thiên nhiên Điều chỉnh van dé này, Nhà nước ban hành pháp luật vềquyền và trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng, bảo tồn và pháttriển các nguồn tài nguyên, bảo tồn da dạng sinh học như: bảo vệ nguồn nước, nguồn thuỷsinh, bảo ton nguồn gen, bảo vệ và phát triển rừng, tài nguyên khoáng sản Các quy định

về mảng này điều chỉnh những mối quan hệ xã hội phát sinh theo hướng đảm bảo tốt nhấtquyền và lợi ích hợp pháp của các tô chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng tài nguyên phục

Trang 36

vụ cho các hoạt động phát triển, đồng thời gan chặt trách nhiệm của ho với việc bảo tồn và

sử dụng hợp lý chúng, đảm bảo lợi ích chung lâu dài về môi trường của cộng đồng

Mang thứ hai gồm tat cả các qui định pháp luật về kiểm soát, ngăn ngừa 6 nhiễm,suy thoái và sự cô môi trường Về mang này, pháp luật môi trường được xây dung vàthực hiện theo hướng ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể có liên quan dé giamthiểu các chất gây 6 nhiễm môi trường, phòng ngừa, han chế đến mức thấp nhất nhữngtác động tiêu cực cho môi trường, trong đó có môi trường biển Các quy định pháp luật

về mảng này bao gồm các nội dung: đánh giá môi trường; quản lí chất thải; hệ thốngqui chuẩn kĩ thuật môi trường; giải quyết các tranh chấp môi trường; kiểm soát 6nhiễm môi trường trong các hoạt động cụ thê Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môitrường biển trong hoạt động hang hải thuộc mang thứ hai trong hệ thống pháp luật môitrường Theo đó, pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hanghải có một số đặc điểm chính sau đây:

Thứ nhất, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hanghải điều chỉnh các mỗi quan hệ phát sinh trong quá trình các chủ thể tiễn hành hoạtđộng hàng hải hoặc các hoạt động có liên quan đến hoạt động hàng hải nhằm mụcdich bảo vệ môi trường biển

Các mối quan hệ phát sinh trong quá trình các chủ thé tiến hành hoạt động hang

hải nhằm kiểm soát 6 nhiễm môi trường biến được chia thành hai nhóm sau đây:

Nhóm thứ nhất gồm các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình họ tiếnhành hoạt động hàng hải hoặc các hoạt động có liên quan đến hoạt động hàng hải Cácchủ thé này có thé là nhà khai thác cảng, các tô chức, cá nhân tiến hành các hoạt động

của mình tại cảng, các hãng tàu, chủ tàu, nhân viên hoạt động trên tàu, hành khách lên

xuống tàu, nhân dân địa phương có liên quan đến hoạt động hàng hải, các doanh nghiệp,

các công ti thực hiện hoạt động hàng hải Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí theo

qui định của pháp luật, các chủ thé này có trách nhiệm phối hợp dé cùng nhau giải quyếtkhi có sự cố môi trường biên, vấn đề bôi thường thiệt hại giữa các chủ thé với nhau khi

có thiệt hại xảy ra Xem xét đưới góc độ quản lí nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môitrường biển trong hoạt động hàng hải, nhóm đối tượng này được xem là những chủ thể

bị quản lí bởi nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động của họ

Nhóm thứ hai gồm các quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước vềkiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải: đặc trưng của nhómquan hệ này là một hoặc các bên trong quan hệ là các cơ quan nhà nước có thâmquyên, ví dụ Cảng vụ Hàng hải, cơ quan Đăng kiểm tàu biển hay các lực lượng tại chỗ,

Trang 37

các lực lượng kiểm tra giám sát tại cảng biển Nhóm quan hệ nay có thé phát sinhtrong trường hợp co quan nhà nước có thâm quyên tiến hành các hoạt động quan lynha nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biến trong hoạt động hang hải theo quiđịnh của pháp luật như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật môi trường, xử lýcác hành vi vi phạm pháp luật môi trường Đồng thời, quan hệ này cũng có thê phátsinh giữa các cơ quan nhà nước có thâm quyền với nhau trong việc phối hợp giải quyết

các sự cô môi trường trên biên do hoạt động hàng hải.

Thứ hai, pháp luật về kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt động hànghải được ban hành nhằm mục đích phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất nhữngtác động tiêu cực cho môi trường biển, khắc phục và xử lí các hậu quả xảy ra đổi vớimôi trường biển từ hoạt động hàng hải

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải đượcban hành nhằm mục đích trước tiên là phòng ngừa và hạn chế việc gây ô nhiễm môitrường biển và suy thoái tài nguyên biển Trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm môitrường nói chung và kiêm soát ô nhiễm môi trường biển nói riêng, việc phòng ngừa luôn

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Thuật ngữ phòng ngừa được hiểu là các hoạt động hànghải cần phải được kiểm soát ngay từ khi chưa xảy ra ô nhiễm môi trường, suy thoái môitrường hay sự cố môi trường Nếu để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường biển, suythoát tài nguyên biển hay sự cỗ môi trường biển thì việc giải quyết hậu quả sẽ vô cùngphức tạp, vừa tốn kém về tiền bạc, tốn kém về thời gian vừa tốn kém về công sức của cảcác cơ quan nhà nước, các chủ thể có liên quan lẫn người dân Thậm chí trong nhiềutrường hợp còn không thể khắc phục được, để lại hậu quả nặng nề cho thiên nhiên, chocon người, cho hệ sinh vật hay cho môi trường biển Vì vậy, pháp luật qui định các chủthể khi tiến hành các hoạt động của mình luôn luôn phải đề cao việc phòng ngừa và hạnchế đến mức thấp nhất những tác động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biên

Khắc phục hậu quả xảy ra đối với môi trường biển từ hoạt động hàng hải là mụcđích quan trọng thứ hai của pháp luật về vấn đề này Thực hiện kiểm soát ô nhiễm môitrường biển trong hoạt động hang hải không chỉ nhằm phòng ngừa và hạn chế các tácđộng tiêu cực gây ô nhiễm môi trường biển và suy thoái tài nguyên biển mà nó cònnhằm khắc phục những hậu quả xảy ra đối với môi trường biên từ hoạt động hàng hải.Trên thực tế, ngay cả trong trường hợp các qui định pháp luật về kiểm soát ô nhiễmmôi trường biển trong hoạt động hàng hai được ban hành hoàn thiện nhất, ngay cả khicác chủ thé tiến hành hoạt động hàng hai cũng như chính quyền và người dân thựchiện tất cả các biện pháp tốt nhất dé kiểm soát ô nhiễm môi trường biển thì tình trang 6nhiễm, suy thoái hay sự cỗ vẫn xảy ra Lí do có thé từ những nguyên nhân khách quan

Trang 38

ngoài ý muốn của con người Vì vậy, mục đích của việc ban hành pháp luật về kiểmsoát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hang hải là còn nhằm vào việc xử lý vàkhắc phục hậu quả, phục hồi môi trường biển khi nó đã và đang xảy ra Với mục đíchnày, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải mộtphần là việc phân định cụ thể trách nhiệm của các chủ thể có liên quan như các cơquan nhà nước, của chính quyền địa phương, các tổ chức, người gây hậu quả, nhândân khi xảy ra tinh trang 6 nhiễm môi trường biển, suy thoái tài nguyên biển từ hoạtđộng hàng hải, mặt khác là việc thực hiện các giải pháp nhằm giảm đến mức thấp nhấthậu quả xảy ra cho môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng Trường hợpnày, pháp luật về kiêm soát ô nhiễm môi trường biên trong hoạt động hàng hải còn baogồm cả các qui định trách nhiệm của các chủ thé trong viéc khắc phục sự cố, phục hồimôi trường biển, bồi thường thiệt hại của các chủ thể khi họ gây ra những hậu qua cho

môi trường, cho con người và cho tải nguyên sinh vật biên.

Đồng thời pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hànghải còn nhằm mục đích góp phần duy trì và phát triển nền kinh tế biển Với diện tíchđất canh tác nhỏ hẹp, hữu hạn và ngày càng suy thoái, thậm chí nhiều khu vực đã bịhoang mạc hóa, Việt Nam đang thực hiện chiến lược tiễn ra biển, một mặt đáp ứng nhucầu mọi mặt của con người, mặt khác khai thác và phát triển bền vững tài nguyên bién.Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, gồm các ngành như:khai thác khoáng sản, kinh tế hàng hải, đánh bắt xa bờ, khai thác và nuôi trồng thuỷhải sản ven bờ và xa bờ, du lịch sinh thái biến, đóng tàu, vận tải biến Nền kinh tếbiển Việt Nam có thé chịu sự phi phối bởi chất lượng tài nguyên biển, tinh trạng môitrường biên, ý thức bảo vệ môi trường biển của con người Trong khi đó, hoạt độnghang hải có thé làm ảnh hưởng đến chất lượng nước biên, ảnh hưởng đến các hệ sinhthái biển va ven biển như đất ngập nước, rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển hay cácloại tài nguyên sinh vật biển Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạtđộng hàng hải được ban hành nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, khắc phục và xử

lí các hậu quả xảy ra đối với môi trường biển từ hoạt động hàng hải Vì vậy, pháp luật

về van dé này còn góp phan vào việc duy trì và phát triển nền kinh tế biển Việt Nam,đảm bảo an ninh sinh thái ở vùng biển đảo và ven biên, kết hợp hài hòa giữa phát triểnkinh tế với bảo vệ môi trường theo mục tiêu phát triển bền vững

Thứ ba, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hànghải qui định về quyên và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan

Mục đích của việc ban hành pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biểntrong hoạt động hàng hải là định hướng hành vi xử sự cho các chủ thể Theo đó, quyền

Trang 39

và nghĩa vụ của các chủ thê trong từng trường hợp sẽ được xác định Trong quá trìnhtiễn hành các hoạt động của mình, các chủ thé tién hành hoạt động hàng hải có quyền

thực hiện những công việc mà pháp luật cho phép, thậm chí được thực hiện cả những

hành vi mà pháp luật không cắm Một trong hai đặc trưng cơ bản của pháp luật là tínhbắt buộc thực hiện Vì vậy, pháp luật xác lập ranh giới giữa những hành vi được làm,không được làm và phải làm của các chủ thể nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường biểntrong hoạt động hàng hải Ngoài ra, biện pháp pháp luật còn bao gồm cả việc đưa ranhững định hướng hành vi xử sự của các chủ thé khi họ tiễn hành các hoạt động liênquan đến việc kiểm soát 6 nhiễm môi trường biến trong hoạt động hàng hải như quyđịnh về qui chuẩn kỹ thuật môi trường, các quy định về thuyền viên, giải quyết tranh

châp, giải quyêt hậu quả về môi trường khi xảy ra sự cô hàng hải

Đồng thời, nội dung các qui định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biểntrong hoạt động hàng hải còn bao gồm quyên và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước,của các tổ chức và cá nhân có liên quan Các cơ quan nhà nước chỉ được thực hiện cáchoạt động hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện hoặc giám sát việc thi hành pháp luậtkiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn luật định của mình Tương tự, đối với các tổ chức và cá nhân, pháp luậtcũng xác định khung pháp lí buộc các chủ thê điều chỉnh hành vi xử sự của mình nhằmkiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải Những qui định vềquyền và nghĩa vụ nêu trên cudi cùng cũng nhằm vào mục tiêu cơ bản là phát triển bềnvững, góp phần duy tri và phát triển kinh tế biển Việt Nam

Với những đặc điểm và vai trò nêu trên, pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trườngbiển trong hoạt động hàng hải được thực hiện dựa trên hai yêu cầu cơ bản sau đây:Một là, pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biến trong hoạt động hang hảiđược xây dựng không làm cản trở hoạt động hàng hải, đồng thời không gây khó khănkhi áp dụng các biện pháp nhăm thúc day sự phát triển của nền kinh tế nói chung vàkinh tế biển Việt Nam nói riêng

Hai là, pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hang hai làmột bộ phận của pháp luật môi trường, tuân theo những nguyên tắc của pháp luật môitrường, đồng thời tuân thủ và góp phần thực thi nghĩa vụ của Việt Nam được quy địnhtrong các điều ước quốc tế có liên quan đến kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển trong

hoạt động hàng hải

Nhu vậy, pháp luật kiêm soát ô nhiễm môi trường bién trong hoạt động hàng hải

được hiệu như sau: “Pháp luật về kiêm soát ô nhiêm môi trường biên trong hoạt động

Trang 40

hàng hải là tong hợp các qui phạm pháp luật diéu chỉnh mỗi quan hệ phát sinh và tôntại trong lĩnh vực hàng hải giữa các chủ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nhữngtác hại xảy ra cho môi trường biển, khắc phục và xử lý hậu quả nhằm đảm bảo pháttriển bên vững, góp phần duy trì và phát triển kinh tế biển Việt Nam ”.

Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hang hải đóng góprất lớn cho hoạt động kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển nói chung, đồng thời cũng cóvai trò to lớn trong việc giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, góp phầnduy trì và phát triển kinh tế biển Việt Nam

1.2.2 Các nguyên tắc của pháp luật về kiểm soát 6 nhiễm môi trường bién trong

hoạt động hàng hải

Nguyên tắc của một ngành luật là “ø#ững nguyên lý, những tư tưởng chi đạo cơbản, có tính xuất phát điểm, thể hiện tính toàn diện, linh hoạt và có ý nghĩa bao quát,quyết định nội dung và hiệu lực của pháp luật" [51; tr.289] Nguyên tắc của ngành luậtmôi trường có những điểm khác biệt so với các nguyên tắc của các ngành luật khác

Do đặc thù của van đề môi trường cũng như đặc thù của pháp luật môi trường, nguyêntắc của hệ thông pháp luật này được định hình từ khá sớm, xuất hiện cùng với sự hìnhthành của các qui phạm pháp luật môi trường, thậm chí có những nguyên tắc khôngxuất phat từ tự thân mà nó đã ton tại từ trước khi các qui phạm pháp luật môi trườngViệt Nam xuất hiện, ví dụ nguyên tắc phát triển bền vững, nguyên tắc người gây 6nhiễm phải trả tiền Điều này được lí giải là do các nguyên tắc của pháp luật môitrường phần nhiều được du nhập từ pháp luật quốc tế, từ hệ thống pháp luật môi trườngcủa các quốc gia đi trước, các quốc gia đã đạt được những thành tựu về môi trường Vìvậy, có thể nói, các nguyên tắc của pháp luật môi trường đã hình thành, tồn tại và pháttriển dựa trên sự kết hợp cả nhu cầu bảo vệ môi trường của đất nước cùng với xu hướngbảo vệ môi trường chung của thế giới Từ đặc thù đó, nguyên tắc của pháp luật kiểmsoát 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt động hang hải xuất phát từ nhu cầu kiểm soát 6nhiễm môi trường biên, nhu cầu giảm thiêu những tác động tiêu cực từ hoạt động hànghải cùng với sự hợp tác quốc tế về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, xu thế bảo vệbiển trước những tác động tiêu cực của con người Theo đó, nguyên tắc của pháp luậtkiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam bao gồm:Thứ nhất, nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế biển với kiểm soát 6nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải: đây là nguyên tắc dựa trên quanđiểm phát triển bền vững, nguyên tắc xương sống của toàn bộ hệ thống pháp luật môi

trường Việt Nam Pháp luật hàng hải Việt Nam có qui định ghi nhận những nội dung

có liên quan đến nguyên tắc này Khoản 4 điều 5 Bộ luật Hàng hải 2005 qui định

Ngày đăng: 28/05/2024, 20:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w