1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích cặp phạm trù nội dung và hình thức vận dụng vào phát triển thương hiệu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Phân tích cặp phạm trù nội dung và hình thức, vận dụng vào phát triển thương hiệu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam.A.Mở đầuĐứng trước giai đoạn nền kinh

Trang 1

Phân tích cặp phạm trù nội dung và hình thức, vận dụng vào phát triển

thương hiệu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam.

A.Mở đầu

Đứng trước giai đoạn nền kinh tế thị trường toàn cầu ngày càng phát triển hiện đại, có rất nhiều mặt hàng phục vụ nhu cầu con người thì thương hiệu là một nhân tố đóng vai trò quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế của một đất nước Sự ra đời của thương hiệu với mục đích định vị các sản phẩm đánh dấu sự phát triển không ngừng của xã hội Cũng như tên gọi của con người, thương hiệu là tên gọi của các sản phẩm, xa hơn nữa nó là hình ảnh của cả một tổ chức, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu đó Hình ảnh đó được mang đi khắp nơi trên toàn thế giới mang lại lợi ích cho tất cả các đối tượng trong xã hội Thương hiệu đã và đang trở thành thứ tài sản vô hình quan trọng và vũ khí cạnh

tranh sắc bén nhất của các doanh nghiệp trên thương trường Nhà kinh tế Kevin

Lane Keller đã nói: “Càng ngày các doanh nghiệp càng nhận thấy rằng một

trong những tài sản quý giá nhất của họ chính là thương hiệu Nó đã thay thế yếu tố chất lượng để chiếm vị trí số một trong cạnh tranh”.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã chứng minh tầm quan trọng của thương hiệu trong thực tế những năm qua Dù một số sản phẩm của Việt Nam xuất hiện trên thị trường nhiều nước, chất lượng tốt nhưng đa số người tiêu dùng trên thế giới chưa biết đó là hàng Việt Nam Hàng

Trang 2

hóa của chúng ta vẫn phải xuất khẩu dưới nhãn hiệu của các công ty khác Do vậy, chúng ta đã phải chịu rất nhiều thiệt thòi: bị chèn ép giá, giảm doanh thu, phụ thuộc vào các công ty nước ngoài Do đó, ta cần chú trọng vào việc phát triển thương hiệu, liên tục đổi mới về hình thức để gây ấn tượng, thu hút người tiêu dùng, nhà đầu tư Bên cạnh đó còn cần quan tâm về mặt nội dung, chất lượng của sản phẩm vì nội dung và hình thức luôn thống nhất và gắn bó khăng khít không thể tách rời nhau Do vậy, việc vận dụng cặp phạm trù nội dung và hình thức vào phát triển thương hiệu trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hoàn toàn cần thiết.

Từ những nhận thức trên, bài tiểu luận này sẽ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về cặp phạm trù trù nội dung và hình thức vào phát triển thương hiệu trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Việt Nam Em xin cảm ơn cô vì đã giao cho em đề tài này để em có thể nghiên cứu và nâng cao nhận thức của mình.

B.Nội dung

1 Lý luận về cặp phạm trù nội dung và hình thức trong triết học Mác

1 Khái niệm nội dung, hình thức

Nội dung là phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá

trình tạo nên sự vật, hiện tượng.

Trang 3

Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của sự

vật, hiện tượng ấy; là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếutố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng và không chỉ là cái biểu hiện rabên ngoài, mà còn là cái thể hiện cấu trúc bên trong của sự vật, hiện tượngTheo chủ nghĩa Mac-Lenin thì bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có hình thức bên trong và hình thức bên ngoài nhưng phép biện chứng duy vật chú ý chủ yếu đến hình thức bên trong của sự vật (tức là cơ cấu bên trong của nội dung) Trong cặp phạm trù này, phép biện chứng duy vật chủ yếu muốn nói đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung, là cơ cấu của nội dung chứ không chỉ nói đến hình thức bề ngoài của sự vật.

Ví dụ: Con ng có các bộ phận, cơ quan như chân tay ,thân, não xương,tim ,gan,… là các yếu tố về mặt nội dung tạo nên cơ thể của ng

Còn quá trình lớn lên từ phôi thai, hô hấp, trao đổi chất, tiêu hoá ,… là hình thức bên trong của con ng

sự khác biệt về gen, chủng tộc tạo nên hình thức bên ngoài tạo sự khác biệt về ngoại hình

2 Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

+ Nội dung và hình thức của sự vật, hiện tượng luôn gắn bó chặt chẽ vớinhau trong một thể thống nhất, không có hình thức nào tồn tại thuần túy khôngchứa đựng nội dung, ngược lại cũng không có nội dung nào lại không tồn tạitrong một hình thức xác định

Trang 4

+Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì nội dung giữ vai tròquyết định Nội dung nào có hình thức đó Hình thức xuất hiện trong sự quyđịnh của nội dung và sau khi xuất hiện, hình thức tồn tại tương đối độc lập và cóảnh hưởng tới nội dung Khi hình thức phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạođiều kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển; nếu không phù hợp với nộidung thì hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của nội dung Ví dụ: khi 2người trong mối quan hệ yêu nhau, thì hình thức quan hệ giữa hai người khôngcó “ giấy chứng nhận”, còn khi hai người tiến tới hôn nhân thì nội dung quan hệthay đổi bắt buộc phải có hình thức là “ giấy chứng nhận kết hôn “

+ Cùng một nội dung, trong quá trình phát triển có thể thể hiện dưới nhiềuhình thức; ngược lại, một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau.Sự vật, hiện tượng phát triển thông qua sự đổi mới không ngừng của nội dungvà sự thay đổi theo chu kỳ của hình thức Lúc đầu, sự biến đổi, phát triển diễn ratrong nội dung, đến một giới hạn nhất định khi nội dung mới xuất hiện thì hìnhthức ban đầu trở nên chật hẹp, không còn phù hợp, kìm hãm sự phát triển củanội dung Nội dung mới phá bỏ hình thức cũ, xác lập hình thức mới và tronghình thức mới nội dung mới sẽ tiếp tục phát triển….

3.Ý nghĩa phương pháp luận

+ Thứ nhất, nội dung quyết định hình thức, do vậy để nhận thức và cải tạo

được sự vật, trước hết ta phải căn cứ vào nội dung Sự thay đổi của hình thứcphải dựa vào những thay đổi thích hợp của nội dung quyết định nó Muốn biếnđổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải tác động, làm thay đổi nội dung của nó.

Trang 5

+ Thứ hai, hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung,

do vậy trong hoạt động thực tiễn phải thường xuyên đối chiếu giữa nội dung vàhình thức và làm cho hình thức phù hợp với nội dung để thúc đẩy nội dung pháttriển Ví dụ: trong cuộc sống bên cạnh việc chăm chút vào vẻ bề ngoài thì mỗingười còn phải nâng cao giá trị về mặt tính cách, đạo đức, suy nghĩ và tri thứccủa bản thân.

+ Thứ ba, vì nội dung và hình thức luôn gắn bó với nhau trong quá trình

vận động, phát triển của sự vật, do vậy trong nhận thức không được tách rờituyệt đối hóa giữa nội dung và hình thức Đặc biệt cần chống chủ nghĩa hìnhthức Cùng một nội dung trong quá trình phát triển của sự vật có thể có nhiềuhình thức, ngược lại, một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung Vì vậytrong hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội cần phải chủ động sử dụng nhiều hìnhthức khác nhau, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của hoạt động cách mạng trongnhững giai đoạn khác nhau V.I Lênin kịch liệt phê phán thái độ chỉthừa nhận các hình thức cũ, bảo thủ, trì trệ, chỉ muốn làm theohình thức cũ; đồng thời cũng phê phán thái độ phủ nhận vai tròcủa hình thức cũ trong hoàn cảnh mới, chủ quan, nóng vội, thayđổi hình thức cũ một cách tùy tiện, vô căn cứ

Trang 6

2 Vận dụng cặp phạm trù nội dung và hình thức trong triết học Mác đối với vấn đề thương hiệu trong phát triển nền kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

1.Khái niệm phát triển thương hiệua Khái niệm thương hiệu

Thương hiệu được định nghĩa là một ký tự, một cái tên, thuật ngữ hoặc bất kỳ dấu hiệu giúp mọi người nhận thức về công ty, sản phẩm hoặc một cá nhân nào đó

Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ định nghĩa: “A brand is a name, term, design, symbol, or any other feature that identifies one seller’s good or service as distinct from those of other sellers” - Một thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, thiết kế, ký hiệu hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của người bán này với những người bán khác.

Vậy thương hiệu hiểu một cách đơn giản, là một cái tên gắn với một sản phẩm hoặc một nhà máy sản xuất để khách hàng có thể nhận diện tổng thể về chất lượng, uy tín, giá trị của một sản phẩm.

Ta thấy rằng thương hiệu bao gồm cả nội dung và hình thức, nó thể hiện giá trị thông qua bề ngoài và chất lượng bên trong để đánh giá được một doanh nghiệp

Trang 7

b Khái niệm phát triển thương hiệu

Phát triển thương hiệu là quá trình chiến lược nhằm tạo ra những giá trị mới chodoanh nghiệp Thông qua quá trình xác định, điều chỉnh và thử nghiệm tạo ra sựkhác biệt trong hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.Từ đó tiến tới mở rộng kinh doanh, làm tăng độ uy tín, tin cậy, chất lượng cho thương hiệu; đồng thời cũng tạo ra những chiều hướng mới hay những lĩnh vực kinh doanh đa dạng hơn cho thương hiệu xây dựng.

2 Tầm quan trọng của phát triển thương hiệu

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc phát triển thương hiệu rất quan trọng và cần thiết, nó đóng góp rất lớn trong việc phát triển nền kinh tế thị trường Thương hiệu mang đến rất nhiều lợi ích cho cá nhân, doanh nghiệp hay thậm trí là đối với một quốc gia.

Đầu tiên đối với cá nhân người tiêu dùng, thương hiệu chính là bộ mặt của sản phẩm, doanh nghiệp để người tiêu dùng có thể đánh giá được chất lượng hàng hóa mà không cần phải tốn nhiều thời gian khi trên thị trường có quá nhiều mặt hàng Người tiêu dùng sẽ có niềm tin, đảm bảo được chất lượng sản phẩm mình mua, mọi thông tin sản phẩm, xuất sứ đều được chứng thực, giảm rủi ro mua phải hàng kém chất lượng.

Đối với doanh nghiệp, thương hiệu chính là đại diện và là danh tiếng của doanh nghiệp đối với khách hàng Thông qua thương hiệu, giá trị của sản phẩm sẽ

Trang 8

được gia tăng một cách đáng kể Nếu xây dựng được một hình ảnh thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp nhận được sự tin tưởng, yêu mến hơn từ người dùng Đồng thời khiến họ mong muốn được sử dụng các sản phẩm đến từ doanh nghiệp Khi doanh nghiệp xây dựng được mức độ uy tín của mình đối với ngườitiêu dùng, thương hiệu sẽ chính là yếu tố quan trọng giúp tạo ra sự khác biệt chogiá trị sản phẩm Từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường Mộtthương hiệu được nhiều người biết đến và đón nhận sẽ giúp mang đến những lợiích về doanh số cũng như mức gia tăng lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp trong hiện tại và cả tương lai Khi xây dựng được một thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề đổ vốn Đồng thời nhận được những cơ hội hợp tác kinh doanh từ các đối tác của doanh nghiệp.

Thương hiệu chính là công cụ giúp nền kinh tế của một quốc gia phát triển lớn mạnh Phát triển thương hiệu là bí quyết thành công của các tập đoàn hàng đầu thế giới Có nhiều doanh nghiệp lấy quản trị thương hiệu làm trọng tâm, hướng đến khách hàng và người tiêu dùng như một chức năng trung tâm và phối hợp chặt chẽ với các chức năng khác trong hệ thống doanh nghiệp Bên cạnh đó, Hàng loạt các doanh nghiệp khác không tập trung xây dựng cho mình những thương hiệu mạnh hoặc không xem thương hiệu là vần đề mang tính chiến lược phát triển, đã phải chấp nhận thua cuộc và chịu sự sáp nhập vào các thương hiệulớn hơn Các quốc gia phát triển sau, do không xác lập cho mình những thương hiệu có vị thế mạnh và tỏa rộng, nên thường phải chấp nhận vị trí của người làm

Trang 9

thuê, dưới hình thức gia công cho các thương hiệu mạnh hoặc bán nguyên liệu thô.

Thương hiệu giúp các quốc gia hội nhập kinh tế và văn hóa toàn cầu, với khả năng vượt qua rào cản ngôn ngữ và bản sắc địa phương, tạo ra nhiều cơ hội giaolưu và tiếp cận lẫn nhau cho con người trên toàn thế giới Các quốc gia chiếm vịthế dẫn đầu là quốc gia có nhiều thương hiệu mạnh và dẫn đầu hơn cả Cũng có thể nói ngược lại, quốc gia có nhiều thương hiệu quốc tế mạnh sẽ là quốc gia giàu mạnh và có vị thế lớn trên toàn cầu Bản sắc quốc gia được thể hiện thông qua sản phẩm và thương hiệu làm sứ giả của quốc gia chinh phục thị trường toàn cầu Ta có thể kể đến các thương hiệu lớn mạnh có giá trị cao đều xuất hiệnở các quốc gia phát triển như Apple (880 tỷ USD), Google ( 577 tỷ USD), Microsoft(501,7 tỷ USD),… của Mỹ; Samsung( 91,4 tỷ USD) cùa hàn quốc; Công nghệ Tencent c a Trung Qu c, ủ ố và rất nhiều các thương hiệu thành công khác từ Nhật bản, Đức,…

Qua đó, ta thấy được việc phát triển thương hiệu mang đến nhiều lợi ích và rất quan trọng Vì thế, xây dựng và phát triển thương hiệu là một vấn đề hết sức cầnthiết đối với mọi doanh nghiệp để có thể cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài, nhất là trong điều kiện chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

3 Thực trạng phát triển thương hiệu Việt Nam hiện nay

Trang 10

Những năm về trước,trong khi các quốc gia phát triển đã đặt thương hiệu làm chiến lược phát triển kinh tế thì Việt Nam còn chưa nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc phát triển thương hiệu cho riêng mình, chưa nhận thức được nhãn hiệu hàng hoá cũng là một tài sản của doanh nghiệp.Quan niệm về thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn vẫn xuất phát từ mục tiêungắn hạn, lợi ích trước mắt, dưới sức ép của doanh số, thiếu tầm nhìn dài hạn vàthậm chí còn mang tính cảm tính.Theo ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạmtrù “ nội dung- hình thức “, “nội dung và hình thức luôn gắn bó với nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, do vậy trong nhận thức không được tách rời tuyệt đối hóa giữa nội dung và hình thức.” Việt Nam mới chỉ chú trọng quá trình hoạt động, chất lượng bên trong của doanh nghiệp mà chưa quan tâm về hình thức bề ngoài trong khi thương hiệu chính là bộ mặt để đánh giá giá trị của doanh nghiệp Từ đó vấn đề phát triển thương hiệu của Việt Nam đã trở nênyếu thế so với các quốc gia khác Ví dụ Vào tháng 7 năm 2000, Công ty Trung Nguyên đã có những buổi tiếp xúc với Công ty Rice Field với mục tiêu xuất khẩu những sản phẩm của công ty sang thị trường Mỹ Tuy nhiên, khi hai bên còn đang thương thảo, chưa đi đến ký thỏa thuận hợp đồng cuối cùng thì bên phía Công ty Rice Field đã đăng ký bảo hộ thương hiệu Cafe Trung Nguyên vớicác cơ quan chức năng Mỹ và Tổ chức Bảo hộ Trí tuệ Thế giới (WIPO) Sau 2 năm, Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu của mình khi tốn hàng trăm nghìn USD, sau do Trung Nguyên đã thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại hơn 60 nước và lãnh thổ trên toàn thế giới Nhiều doanh nghiệp chưa

Trang 11

thấy hết giá trị của thương hiệu khi chuyển nhượng Khi Tập đoàn Elida mua lạithương hiệu P/S với giá lên đến 5 triệu USD (trong khi đó toàn bộ tài sản cố định và lưu động chỉ có trên 1 triệu USD), thì nhiều doanh nghiệp không khỏi bất ngờ về giá trị của thương hiệu mạnh, có uy tín là rất lớn và thật khó dự tính.Tuy nhiên, Công ty Hóa phẩm P/S ngày càng đuối sức trong liên doanh kể từ khi liên doanh thay đổi công nghệ phát triển Cuối cùng, liên doanh P/S Elisa đãtrở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, trong khi Công ty Hóa phẩm P/S đã đánh mất hoàn toàn vị thế cạnh tranh ban đầu của mình về sản phẩm chăm sóc răng miệng, chỉ vì không còn đủ sức đầu tư dây chuyền sản xuất mới để tiếptục gia công cho liên doanh.

Thực tế các vụ tranh chấp về thương hiệu giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài là những bài học thực tế cảnh báo các doanh nghiệp nếu không quantâm và chú trọng đến vấn đề này. Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều chuyển biến như nhận thức rõ hơn về thương hiệu, xác định đây là công cụ cạnh tranh cực kỳ quan trọng và đã từng bước có sự chuẩn bị về kế hoạch và

của Thủ tướng Chính phủ, ban hành Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ : “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốcgia, doanh nghiệp và sản phẩm; phấn đấu xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu quốc

thương hiệu, Việt Nam là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị

Ngày đăng: 28/05/2024, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w