Nội dung I.Khái niệm về quan niệm nam tính – nữ tính của phương Đông 1.1 Khái niệm nam tính Các định nghĩa của Hoftstede: “Nam tính tượng trưng cho một xã hội trong đó vai trò xã hội c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2MỤC LỤC
A Lời mở đầu 3
B Nội dung 3
I Khái niệm về quan niệm nam tính- nữ tính ở phương Đông 3
1.1 Khái niệm nam tính 4
1.2 Khái niệm nữ tính thiêng liêng 4
II Đặc điểm về nam tính – nữ tính thiêng liêng ở các nước phương Đông 4
2.1 Đối với nam tính 4
2.2 Đối với nữ tính thiêng liêng 5
2.3 Đặc điểm tổng quan về quan niệm nam tính- nữ tính 6
III Những quan niệm nam tính – nữ tính thiêng liêng ở phương Đông 6
3.1 Quan niệm Nam tính- nữu tính từ phía các quốc gia 7
3.2 Quan niệm nam tính – nữ tính theo quyết định sinh học 8
3.3 Quan niệm nam tính – nữ tính là sản phẩm kiến tạo xã hội 9
3.4 Nữ tính và nam tính – nghệ thuật tự thu nhỏ và tự phóng đại 14
3.5 Nữ tính và nam tính theo giá trị văn hóa 18
IV Vai trò của quan niệm Nam tính – nữ tính thiêng liêng ở phương Đông 19
C Kết luận 21
Trang 3A.Lời mở đầu
Quan niệm Nam tính- Nữ tính thiêng liêng là một trong những quan niệm rất quan trọng từ thời xa xưa Giới tính góp một phần định hình nên xã hội con người, nó phân biệt được những chuẩn mực của giới, định hình một xã hội rõ ràng với những đặc điểm và vai trò của con người Phải chăng con người phải định hình rõ những vai trò của giới của mình để hoàn thiện xã hội hơn Thông qua đây chúng ta tìm hiểu về quan niệm nam tính – nữ tính thiêng liêng ở phương Đông để hiểu rõ hơn
về giới tính của mình và có thể có cái nhìn bao quát hơn về cuộc sống bên trong à bên ngoài của con người chúng ta Tôi chọn hai vấn đề nam tính và nữ tính thiêng liêng song song để làm rõ hơn và hiểu sâu hơn về hai giới tính rất mực được xem
là rõ ràng này mà tự nhiên sinh ra đã có Nhưng mỗi giới tính lại có những điểm nổi bật riêng, có những điều mà chúng ta cần phân tích rõ ràng để thấu hiểu cho giới tính còn lại.Từ đó mà vấn đề quan niệm về nam tính- nữ tính thiêng liêng là vấn đề quan trọng để tìm hiểu và đi sâu mà bản thân và mọi người đều cần biết
B Nội dung I.Khái niệm về quan niệm nam tính – nữ tính của phương Đông
1.1 Khái niệm nam tính
Các định nghĩa của Hoftstede:
“Nam tính tượng trưng cho một xã hội trong đó vai trò xã hội của giới tính được phân biệt rõ ràng: Nam giới phải quyết đoán, cứng rắn và tập trung vào thành công vật chất; phụ nữ được cho là khiêm tốn hơn, dịu dàng hơn và quan tâm đến chất lượng cuộc sống
Nam tính được coi là đặc điểm nhấn mạnh tham vọng, đạt được sự giàu có và vai trò giới tính khác biệt Nữ tính được coi là đặc điểm nhấn mạnh các hành vi chăm sóc và nuôi dưỡng, bình đẳng giới tính, nhận thức về môi trường và vai trò giới linh hoạt hơn
Nam tính bao gồm các cách tồn tại và hành động được xây dựng về mặt xã hội khác nhau, các giá trị và kỳ vọng liên quan đến việc tồn tại và trở thành một người đàn ông trong một xã hội, địa điểm và không gian thời gian nhất định Mặc dù nam tính chủ yếu liên quan đến nam giới và trẻ em trai về mặt sinh học, nhưng chúng không được thúc đẩy về mặt sinh học và không chỉ do nam giới thực hiện (OECD, 2019)
Nam tính là cấu trúc xã hội Chúng đều được định hình bởi và là một phần của các thể chế xã hội – luật pháp chính thức và không chính thức, các chuẩn mực và thông lệ xã hội Chúng liên quan đến những quan niệm nhận thức được cả nam giới và nữ giới chia sẻ về cách cư xử của đàn ông “thực thụ” và quan trọng là cách
Trang 4đàn ông được kỳ vọng sẽ hành xử trong những hoàn cảnh cụ thể để được coi là đàn ông “thực thụ” Nam tính không phải là bẩm sinh hay liên quan đến sự nam tính về mặt sinh học, mà được học thông qua các tương tác xã hội từ thời thơ ấu đến tuổi thiếu niên và trưởng thành, và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (Schrock và Schwalbe, 2009) Nam tính phát triển và hoạt động ở các cấp độ khác nhau, bao gồm cấp độ liên cá nhân, cộng đồng, thể chế và xã hội
1.2 Khái niệm nữ tính
“Nữ tính tượng trưng cho một xã hội trong đó vai trò giới tính trong xã hội chồng chéo lên nhau: Cả nam giới và nữ giới đều phải khiêm tốn, dịu dàng và quan tâm đến chất lượng cuộc sống.”
Tính nữ là một tập hợp các thuộc tính, hành vi và vai trò thường liên quan đến con gái và phụ nữ Mặc dù tính nữ được xây dựng dựa trên yếu tố xã hội, có nghiên cứu chỉ ra rằng một số hành vi được coi là nữ tính cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh học Ảnh hưởng của yếu tố sinh học và xã hội đối với tính nữ là vấn đề đang được tranh luận
II Đặc điểm về nam tính – nữ tính thiêng liêng ở các nước phương Đông
2.1 Đối với nam tính
Nam tính rất đa dạng và nam tính khác nhau tồn tại giữa các nền văn hóa, vị trí địa
lý và khoảng thời gian mà còn trong các nền văn hóa và được thông báo bởi các yếu tố như tuổi tác, nền tảng kinh tế xã hội, chủng tộc và tôn giáo (Kaufman, 1999) Nhận thức được sự đa dạng của nam tính làm nổi bật rằng nam giới không phải là một nhóm đồng nhất và nam tính không phải là một “thực thể cố định, phi lịch sử” (Connell, 2014)
Nam tính được sắp xếp theo thứ bậc tùy theo sự phù hợp của họ với một lý tưởng nam tính Mức độ mà nam giới tuân thủ hoặc từ chối một tập hợp lý tưởng các chuẩn mực thống trị về nam tính ảnh hưởng đến địa vị của họ trong xã hội (Connell, 1995) Những cá nhân sống thành công với lý tưởng bá quyền sẽ có nhiều quyền lực hơn trong xã hội, do đó tạo ra sự mất cân bằng quyền lực giữa nam và nữ và giữa nam giới với nhau (Waling, 2019) Hơn nữa, đàn ông, trong tất
cả sự đa dạng của họ, trải nghiệm quyền lực một cách khác nhau và thường theo cách trái ngược nhau – cả hai đều gặt hái những lợi ích từ đặc quyền của họ và kết quả là họ phải trải qua “nỗi đau đớn tột cùng, sự cô lập và xa lánh” (Kaufman, 1999)
Các chuẩn mực của nam tính có thể được hiểu là các chuẩn mực xã hội được chia
sẻ chung và kỳ vọng của xã hội về những gì nam giới và trẻ em trai làm và những
gì họ phải làm (Mackie và cộng sự, 2015) Các chuẩn mực xã hội xác định những
gì là điển hình
Trang 52.3 Đặc điểm tổng quan về Nam tính – nữ tính
Nam tính, nữ tính là những từ được nhắc đến nhiều trong cuộc sống hàng ngày và cũng là thuật ngữ trung tâm của các chuyên luận về giới Chúng được sử dụng quen thuộc đến mức tạo nên nhận thức có tính phổ quát, nữ tính đối với phụ nữ, nam tính đối với nam giới là đặc tính tự nhiên, bất biến Nói cách khác, chúng được nói đến như những đặc tính đồng nhất với giới tính sinh học, bất chấp sự biến động của các không gian và thời gian văn hóa Nam tính, nữ tính được coi là đặc trưng tính cách của mỗi giới, từ đó nó quy định những năng lực có thể và vai trò của họ (thiên chức) đối với xã hội Niềm tin vào đặc trưng tính cách mỗi giới như vậy đã và đang dẫn đến những hành vi phân biệt đối xử mang tính chất kỳ thị giới Thực ra nam tính và nữ tính không phải là những đặc tính tự nhiên, mà là những khuôn mẫu về giới được tạo ra như những sản phẩm mang tính kiến tạo xã hội, mà nội hàm của chúng phản ánh những bối cảnh văn hóa đặc thù
Khuôn mẫu giới là “những hình ảnh lý tưởng về nam tính hay nữ tính, dùng để nhìn nhận một con người dựa trên sự tổng hợp đơn giản các thuộc tính của nhóm, của giới mà người đó quy thuộc” Rất nhiều nền văn hóa có sự phân chia giới thành hai chiếc hộp – khuôn mẫu giới, và dán trên đó những tiêu chí xuất phát từ
sự mong đợi, kỳ vọng của xã hội Theo lý thuyết Chu Dịch ở Trung Hoa cổ đại, thế giới tự nhiên và xã hội đều được chia làm hai tuyến: Dương (Càn) và Âm (Khôn) Dương mang các thuộc tính: cao, quý, động, cương, kiện, đại biểu cho đàn ông, nguời cha, người chồng Âm với các đặc tính: ty, tiện, tĩnh, nhu, thuận, đại biểu cho đàn bà, người mẹ, người vợ Mặc dầu, âm và dương bổ sung cho nhau một cách tuyệt đối và thế giới chỉ tồn tại khi có sự vận hành và tương tác giữa hai nguyên lý ấy, nhưng rõ ràng, so với dương, nguyên lý âm luôn mang giá trị tiêu cực, thấp kém “Chu Dịch đã kết hợp một số đặc điểm của phụ nữ do văn hóa lịch
sử tạo thành với một số hiện tượng tự nhiên trong trời đất, luân lý hóa nó, biến nó thành thiên kinh địa nghĩa, vĩnh hằng bất biến”
III Quan điểm của nam tính và nữ tính thiêng liêng ở các nước phương Đông Góc nhìn về quan niệm nam tính- nữ tính
3.1 Từ phía các quốc gia
Ở Ấn Độ, theo lý tưởng truyền thống của đạo Hindu, khuôn mẫu giới cũng được phân cực tương tự Nghiên cứu của Krishnan và Dighe về các nhân vật đàn ông và
Trang 6nhân vật đàn bà trên phim truyền hình cho thấy các đặc trưng tiêu biểu.Nhân vật đàn ông thường sẽ coi trọng bản thân, quyết đoán, tự tin, nhìn thấy vị trí trong thế giới rộng lớn, lý trí và thuyết phục, thống trị, như người cha Còn với nhân vật đàn
bà thì sẽ hy sinh, phụ thuộc, bận tâm đến việc làm vừa lòng người khác, định nghĩa thế giới thông qua những mối quan hệ gia đình, tình cảm và yếu đuối, phụ thuộc, như người mẹ
Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu khẳng định chính quan niệm bất biến về đặc trưng nam tính, nữ tính đã trở thành niềm tin vững chắc trong tâm thức cộng đồng suốt giai đoạn lịch sử lâu dài và đó là ngăn trở lớn nhất hướng tới mục tiêu bình đẳng giới Niềm tin này sâu sắc đến mức nó chi phối một cách vô thức mọi hoạt động sống của con người, kể cả việc định hướng của các bậc cha mẹ Ngay từ khi đứa trẻ chào đời, thậm chí từ lúc phát hiện giới tính nhờ siêu âm bộ phận sinh dục ngoài, cha mẹ đã chuẩn bị quần áo, đồ dùng của bé theo màu sắc được cho là phù hợp với trẻ (thí dụ màu hồng cho bé gái, màu xanh cho bé trai) Tiếng khóc to của
bé trai, tiếng khóc nhỏ của bé gái mới được coi hợp lẽ Như vậy, chiếc hộp giới đã trở thành chiếc khuôn đóng khung cho từng bước trưởng thành của trẻ Người ta tin rằng bản tính của phụ nữ là yếu đuối, phụ thuộc, do dự, nhẫn nhịn, nông nổi, chung thủy và thích hợp với việc nhà Trái lại, bản tính của đàn ông là mạnh mẽ, độc lập, quyết đoán, nóng nảy, sâu sắc, có tính trăng hoa và chỗ đứng của họ là ngoài xã hội
Như vậy, trước hết, nam tính và nữ tính được xem là đặc trưng khác biệt hoàn toàn giữa hai giới, có xu hướng đối lập nhau theo cặp: mạnh mẽ – yếu đuối, độc lập – phụ thuộc, sâu sắc – nông nổi… Sự khác biệt giữa hai giới được xem là cố định,
và đương nhiên Một người đàn ông không thể phụ thuộc vào vợ hay chăm lo việc nhà (mặc nhầm váy) và một người đàn bà chỉ được phép nhẫn nhịn (chồng giận thì
vợ bớt lời); Mặt khác, hệ thống khuôn mẫu giới là sự khẳng định khái quát: mọi người cùng giới đều có tính cách giống nhau; tất cả phụ nữ đều thích dựa dẫm vào chồng và mọi người đàn ông đều không chung thủy; đặc biệt, các giá trị ưu thế, có tính tích cực (có ý nghĩa với sự phát triển cá nhân và xã hội) hầu hết thuộc về nam tính, còn nữ tính gắn với các giá trị tiêu cực hoặc ít được coi trọng (việc nhà thuộc lĩnh vực riêng tư) Điều này bộc lộ rõ ràng tư tưởng trọng nam khinh nữ, “như một vấn đề có tính nguyên tắc và phổ biến trên phạm vi toàn nhân loại khi có sự chuyển giao quyền lực từ đàn bà sang đàn ông và xã hội loài người chuyển từ chế
độ mẫu quyền sang phụ quyền”
3.2 Nam tính và nam tính theo quyết định sinh học
Những nhà nghiên cứu theo thuyết quyết định luận sinh học (bản thể luận) giải thích sự khác biệt giới nói chung hay khuôn mẫu giới nói riêng thuộc về số phận
Trang 7(Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu – Nguyễn Du), bắt nguồn từ sự khác biệt đã được chương trình hóa về mặt sinh học giữa hai giới tính Mỗi người sinh ra đã thuộc một giới tính nào đó với cấu tạo hình thể, chức năng bán cầu đại não, nhiễm sắc thể, hooc môn riêng, phụ nữ lại có vai trò nặng nề hơn nam giới trong việc sinh sản (mang thai, sinh nở, cho con bú), và theo bản thể luận, điều này tạo nên tính cách đặc trưng nam tính, nữ tính – do vậy – xã hội cần bảo lưu trật tự tự nhiên này Không thể phủ nhận về cấu tạo sinh học, hai giới tính có những điểm khác biệt vừa kể, nhưng đây có phải là yếu tố quyết định tính cách? Có những nghiên cứu chỉ ra rằng cấu trúc não của nam tuy lớn hơn nữ (1,4 so với 1,25) nhưng độ to nhỏ không chứng minh năng lực trí tuệ của họ Phụ nữ thường hoạt động mạnh ở bán cầu não trái (thiên về ngôn ngữ, trí nhớ, khả năng phân tích), nam giới thường xuyên sử dụng bán cầu não phải (thiên về định hướng không gian, khả năng tổng hợp, khái quát), tuy nhiên, do tính bù trừ chức năng của hệ thần kinh nên sự khác biệt này không đáng kể Hơn nữa, khi phải giải quyết một vấn đề, não bộ của phụ
nữ có nhiều điểm sáng kết nối với nhau hơn và các điểm sáng này lan tỏa trên diện rộng hơn so với não bộ của nam giới Điều này cho thấy để giải quyết vấn đề, phụ
nữ đã sử dụng não bộ triệt để hơn so với nam giới Ngay sự chênh lệch cấu tạo hình thể, tầm vóc khoảng 7% giữa hai giới cũng không phải hoàn toàn tự nhiên
Tư liệu khảo cổ cho biết, cách đây hàng vạn năm, cơ thể của hai giới không có khác biệt lớn vì họ cùng nhau chia sẻ cả hai công việc săn bắt và hái lượm Về sau,
do người nữ phải sinh nở, gắn bó với con cái nên chuyển sang công việc hái lượm gần nhà, nhường việc săn bắt cho đàn ông Công việc săn bắt qua nhiều thiên niên
kỷ đã đào luyện cơ thể nam giới theo hướng phát triển khung xương và cơ bắp Mặt khác, việc vận động nhẹ đã làm tăng lượng mỡ ở cơ thể nữ Như vậy, quá trình lao động chính là “sự kiến tạo xã hội đối với thân thể” Sau này, sức mạnh của trật tự có tính nam giới đã làm hình thành một cách thức mới trong tri giác thân thể phụ nữ, đó là coi nam giới là bản gốc Theo Freud, những đặc điểm nam tính (man) mới là những đặc điểm mang tính người (human) đầy đủ Còn phụ nữ được định nghĩa là người đàn ông thiếu bộ phận sinh dục nam và “toàn bộ cấu trúc tâm lý của phụ nữ xoay quanh vấn đề đấu tranh để đền bù sự thiếu hụt” Hoặc một định nghĩa khác mang tính huyền thoại: Eva là một khúc xương sườn của Adam! Emily Martin trong một nghiên cứu (1987) đưa ra cảnh báo hiện trạng nhiều cuốn giáo khoa y học tại Mỹ đã sử dụng ẩn dụ ngôn từ sinh học để biện minh cho sự bất bình đẳng trong vị thế giới Những vấn đề có tính xã hội được che đậy, ẩn giấu trong các diễn ngôn sinh học về thiên tình sử giữa trứng và tinh trùng Thí dụ, diễn ngôn “phụ nữ không có tính sản xuất” được lý giải từ cơ chế của việc sinh sản: nếu tinh trùng được sản sinh liên tục trong cuộc đời người đàn ông suốt từ khi
Trang 8bước vào tuổi trưởng thành thì trứng đã hình thành cố định ngay lúc bé gái chào đời Diễn ngôn “phụ nữ là sự lãng phí” gắn với việc rụng trứng – hành kinh hàng tháng của họ Tuy nhiên, tác giả cho rằng giả định người phụ nữ chỉ có hai hoặc ba con, với mỗi đứa trẻ sinh ra họ chỉ lãng phí có hai trăm quả trứng, còn đối với đàn ông, để có mỗi đứa con, họ đã lãng phí cả triệu tinh trùng Hơn thế, khi miêu tả quá trình hoạt động tình dục, các cuốn sách giáo khoa thường dẫn giải: hoặc trứng tuy to xác nhưng di chuyển thụ động, thường bị cuốn đi lang thang vô định dọc ống dẫn trứng, còn tinh trùng gọn nhẹ luôn vận tốc nhanh, điều này chứng tỏ tính chủ động tấn công của tinh trùng và tính thụ động của trứng; hoặc lập luận tinh trùng không tấn công mà bị trứng gài bẫy do mặt vỏ trứng có các phân tử kết dính (giống như niềm tin đàn bà là quỉ dữ hay mỹ nhân họa thủy – đàn bà là gốc của mọi tai họa – ở một vài nền văn hóa); hoặc coi trứng và tinh trùng ở mối tương quan giữa ổ khóa và chìa khóa… Tất cả các cách lý giải ấy đều mang thái độ đẳng cấp vốn có trong xã hội về tính cách, vai trò giới Thực ra, người ta đã vay mượn quan niệm văn hóa về hình ảnh người đàn bà yếu đuối và người đàn ông anh hùng vào hoạt động của trứng và tinh trùng, nghĩa là cấy quan niệm xã hội vào cách nhìn tự nhiên để có một cơ sở vững chắc, sau đó lại dùng chính cách giải thích tự nhiên để củng cố các khuôn mẫu xã hội Điều này cũng tương tự như trường hợp:
ý tưởng về nạn nhân mãn của Malthus đã gợi ý để nhà sinh vật học Darwin giải thích hiện tượng chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn, rồi sau đó người ta lại xã hội hóa học thuyết này để biện minh cho chọn lọc xã hội Như vậy, ở ngay cách tiếp cận bản thể luận này đã có sự chuyển hóa xã hội – tự nhiên – xã hội, tạo nên
“mối liên hệ nhân quả vòng tròn giam hãm tư duy trong tính tự nhiên của các quan
hệ thống trị…, biến các quan hệ thống trị có tính xã hội lại trở thành mang tính cơ thể”
Tương quan giữa phụ nữ và nam giới còn được những nhà nghiên cứu theo thuyết quyết định luận sinh học đặt ra như mối tương quan giữa tự nhiên và văn hóa Theo họ, phụ nữ được đồng nhất với tự nhiên hay gắn với tự nhiên hơn nam giới, vừa do chức năng sinh sản – “nữ giới bị nô lệ cho loài nhiều hơn nam giới, tính động vật của họ biểu hiện rõ hơn” (De Beauvoir), vừa do họ luôn gắn với gia đình – hình thái cộng đồng mang tính tự nhiên Còn nam giới, vì thiếu chức năng sáng tạo tự nhiên, anh ta phải khẳng định sự sáng tạo nơi ngoại vật, gắn bó với cộng đồng xã hội rộng lớn – liên gia đình, tức là sáng tạo văn hóa Với quan niệm văn hóa cao hơn tự nhiên (Ortner 1974), hoạt động xã hội cao hơn hoạt động trong gia đình (Rosaldo 1974), đương nhiên đặc trưng nam tính được xem ưu việt hơn đặc trưng nữ tính Cùng một công việc nấu ăn, người phụ nữ lo cho gia đình (tự nhiên) không được đánh giá cao bằng người đàn ông làm bếp ở một nhà hàng (văn hóa)
Trang 9Thực ra, phụ nữ và nam giới không gần hay xa tự nhiên trong tương quan so sánh
vì cả hai đều là những thực thể hữu thức, hữu tử, đều là những sản phẩm sinh học – văn hóa
Cũng phải nói thêm rằng, lý thuyết bản thể luận đã được coi là cơ sở quan trọng để biện minh cho hiện trạng bất bình đẳng giới Thậm chí, nó còn tác động mạnh đến
cả các nhà nữ quyền cấp tiến (vốn hết lòng bênh vực phụ nữ) Tuy phê phán quyết định luận sinh học, nhưng các nhà nữ quyền này vẫn không thoát ra khỏi quan niệm rằng bản chất sinh học của đàn ông là xấu xa, họ luôn thống trị phụ nữ cả thể xác lẫn tình dục và “điều này không thể thay đổi vì nó được tiền định bởi tự nhiên” Nhận thức rằng chế độ nam trị là hiện tượng lịch sử, tồn tại ở mọi xã hội, mọi nền văn hóa nên các nhà nữ quyền cấp tiến đề xuất xóa bỏ thiết chế gia đình
và để được giải phóng triệt để, “phụ nữ cần phải thoát khỏi sự ràng buộc của tính dục nam nữ rồi tạo ra tính dục chỉ riêng của nữ thông qua chế độ sống độc thân, tự làm tình hoặc tình dục đồng tính”
Như vậy, sự khác biệt về mặt sinh học giữa hai giới là hiển nhiên, nhưng điều này không đồng nhất tính cách của mọi người trong một giới cũng như không loại trừ
sự bình đẳng giữa hai giới về mặt tính cách “Những khác biệt về sinh học nếu được coi là có giá trị vẫn có thể được tăng lên hoặc giảm đi bằng văn hóa Điều này thuộc về lĩnh vực vai trò xã hội của hai giới đã được áp đặt Sự lựa chọn là ở chúng ta” (Water Decleir, 1992)
Đàn ông là đối tác thống trị trong các mối quan hệ Quan niệm cho rằng phụ nữ chịu trách nhiệm quản lý các mối quan hệ với nam giới đã được thừa nhận trong tài liệu về nữ quyền trên các tạp chí dành cho phụ nữ (ví dụ: Eggins và Iedema, 1997: 169; Litosseliti, 2006: 100-01) Tuy nhiên, trong khi phụ nữ được chứng minh là chịu trách nhiệm duy trì mối quan hệ trong kho văn bản WM, thì bằng cách tập trung vào vai trò của nam giới trong các văn bản, tôi cũng nhận thấy rằng người ta thường kỳ vọng rằng nam giới phải chịu trách nhiệm 'xúc tiến trước' trong các mối quan hệ Các ví dụ dưới đây chứng minh ý tưởng về sự thống trị của nam giới trong các mối quan hệ được thể hiện như thế nào thông qua các ý nghĩa giả định và ngụ ý
3.3 Nữ tính và nam tính – sản phẩm kiến tạo xã hội
Tính phiến diện, gượng ép của phái bản thể luận đã vấp phải sự phản bác quyết liệt của các nhà nghiên cứu đi theo hướng quyết định luận xã hội, trước hết là các nhà nhân học, tâm lý học, đặc biệt các nhà nghiên cứu nữ quyền Họ đã cố gắng xóa bỏ huyền thoại về nữ tính, nam tính vĩnh hằng cũng như phê phán những toan tính muốn vĩnh viễn hóa cấu trúc thống trị của nam giới Họ nhận thấy “những gì trước nay vẫn coi như tri thức phổ quát và tuyệt đối về thế giới thực ra lại là những tri
Trang 10thức bắt nguồn từ cảm nhận của một bộ phận có quyền lực trong xã hội, tức là của những ông chủ nam giới” và khẳng định nam tính hay nữ tính chính là “những cách kết cấu xã hội linh động”(Foucault, 1997) Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nam tính là quan niệm có tính bối cảnh, phụ thuộc vào các xã hội và môi trường văn hóa khác nhau Tương tự, nữ tính không phải là cái tự nhiên, bởi nói như các nhà
nữ quyền, người ta không sinh ra để làm phụ nữ; người ta trở thành phụ nữ (Beauvoir) Theo định nghĩa trong Báo cáo Tóm tắt tình hình giới của Liên hiệp quốc tại Việt Nam (2002), “giới không mang ý nghĩa là giới tính của chúng ta…, giới cũng phản ánh các mối quan hệ giữa nữ và nam, ai cần làm gì và ai là người kiểm soát việc ra quyết định, tiếp cận các nguồn lực và hưởng lợi”
Nhà triết học Đức Hêghen đã từng nêu luận đề: mỗi người sẽ tự sinh ra mình lần thứ hai Trong quá trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối diện với sự mong đợi của cộng đồng về nhiều mặt và họ sẽ bị (hoặc tự nguyện) nhào nặn mình theo cách được coi là thích hợp nhất Các tính cách cá nhân sẽ được tăng lên hay giảm
đi (kể cả triệt tiêu) do giáo dục hoặc do áp lực của xã hội Từ nhỏ, bé trai đã học
để trở nên mạnh mẽ, dũng cảm, nhiều tham vọng và kiềm chế cảm xúc, còn bé gái cũng tập luyện để mềm yếu, dịu dàng, khiêm nhường, chịu đựng, cũng như được phép bộc lộ tình cảm (Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu răn mình) Nếu coi tính cách, hành vi của mỗi người đều chịu sự chi phối của hệ thống thần kinh, thì không có kiểu thần kinh nào mang đặc trưng giới Bốn kiểu thần kinh cơ bản mà Pavlov đã khái quát như mạnh – thăng bằng – linh hoạt; mạnh – thăng bằng – không linh hoạt; mạnh – không cân bằng và kiểu thần kinh yếu, tất
cả được chia đều cho hai giới Sự do dự, phụ thuộc, nhẫn nhục (nếu có) ở một số đông phụ nữ cũng do họ được đào luyện trong một môi trường xã hội nhất định Ở
đó, người phụ nữ không được chuẩn bị hoặc không có cơ hội để quyết đoán (không được phép tới trường, không được tham gia các hoạt động ngoài gia đình)
mà tập luyện để biết vâng lời, phục tùng, suy tôn những người đàn ông xung quanh mình (Đạo tam tòng) Các phẩm chất nam tính và nữ tính được thành hình trong quá trình này vừa cưỡng bức vừa tự nguyện Vì thế, cũng có những lúc sự phản kháng bùng lên và được thể hiện qua nhiều cách thức, đặc biệt bằng phương thức tôn giáo Thông qua việc tự xưng bị nhập đồng bởi Đức Thánh Trần để trừ tà – một nghi lễ vốn trước đây chỉ do nam giới tiến hành, “các bà đồng tự trao quyền lực trong một xã hội nơi các lựa chọn của phụ nữ vẫn có giới hạn và bất bình đẳng với sự cố chấp của nam giới”
Mặt khác, trong một xã hội nam trị, ý thức được địa vị độc tôn và kỳ vọng của cộng đồng, người đàn ông sẽ phải gồng mình vượt qua những đặc tính vốn có của bản thân (ví như nhút nhát, do dự) để khoác chiếc áo nam tính đầy quyền uy trước
Trang 11những người phụ nữ Chính vì vậy, một số nghiên cứu cũng cho thấy, bạo lực gia đình ở Việt Nam bị chi phối bởi những yếu tố tâm lý, cảm xúc, diễn ngôn xã hội
về nam tính, vai trò kinh tế, chuẩn mực giới, và hệ giá trị mà xã hội gán cho hai giới Tuy nhiên, có những trường hợp cùng một một người đàn ông nhưng lại mang hai tính cách khác nhau: hung hăng, vũ phu đối với vợ nhưng lại sợ sệt, nhún nhường trước ông chủ Như vậy, anh ta có thể có biểu hiện nam tính khi ý thức được quyền lực nhưng lại biểu hiện nữ tính lúc rơi vào hoàn cảnh lệ thuộc Hơn thế, để bảo đảm địa vị cao quý trong tương quan giới, người đàn ông sẽ cắt
đo chuẩn mực nữ tính cho những người phụ nữ theo cách mà mình mơ ước – đương nhiên với những phẩm chất mang tính quy thuộc
Mặt khác, khi tự nguyện chấp nhận những tính cách kém ưu thế mà xã hội áp đặt cho giới mình, người phụ nữ dường như bớt được áp lực mà vai trò nam tính vốn gánh vác, trước hết là trách nhiệm cột trụ kinh tế gia đình… Ngay trong xã hội hiện đại, nhiều người phụ nữ có hiểu biết, có năng lực làm kinh tế, có óc quyết đoán nhưng vẫn nhường quyền quyết định cho chồng, vừa nhẹ gánh vừa để an ủi lòng tự tôn của người đàn ông Việc phụ nữ hào hứng, say mê với công việc gia đình không phải là thiên chức mà do vì họ gắn bó nhiều với con cái và chủ yếu vì
bị chi phối bởi tập quán phân chia công việc gia đình theo giới (nam ngoại, nữ nội) Ngay cả khi họ một nắng hai sương trên đồng ruộng, trên đường phố, giữ vai trò nuôi sống một gia đình thì hình thức lao động ấy vẫn thuộc nội, không được đánh giá cao bằng các hoạt động giao tế hướng ngoại của đàn ông Hơn nữa, trong
xã hội với sự thống trị của tư tưởng phụ quyền gia trưởng, luôn có một hàng rào tâm lý ngăn trở sự phấn đấu của phụ nữ mà tinh vi nhất là việc đề cao tuyệt đối vai trò làm mẹ, nghĩa vụ làm vợ với đức hy sinh không giới hạn , được coi là biểu trưng của nữ tính Việt John C.Schafer khi phân tích thân phận của người phụ nữ qua cuốn tự truyện Yêu và sống của Lê Vân, cho rằng: “Sự đề cao khả năng hy sinh của phụ nữ đã ngăn cản sự trỗi dậy của ý thức nữ quyền Phụ nữ hy sinh và
họ được ca tụng về sự hy sinh Sự ca tụng này dẫn họ đến chỗ hoang mang đặt câu hỏi về giá trị và sự công bằng của sự hy sinh đó Thế rồi họ lại tiếp tục tự nguyện
hy sinh như một vòng tròn luẩn quẩn”
Bởi khuôn mẫu giới là sản phẩm kiến tạo xã hội nên luôn có những phiên bản khác nhau về nam tính, nữ tính Trong thực tế, nội hàm của các khuôn mẫu này được lý giải không giống nhau, phụ thuộc cả vào vị trí xã hội và nền tảng văn hóa của mỗi người khi tiếp cận Theo Connell (1995), tác giả đầu tiên viết một cuốn sách mang tính giới thuyết về lĩnh vực nam tính (masculinities), “nam tính là một cách để làm đàn ông”, nên“chúng ta cần phải nói về các nam tính chứ không phải duy nhất một kiểu nam tính vì không phải mọi người đàn ông đều như nhau”