1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Nâng cao hiệu quả pháp luật của pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

203 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao hiệu quả của pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Tác giả Nguyen Minh Doan
Người hướng dẫn PGS - TS Lờ Minh Tam, TS Tran Minh Huong
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2001
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 203
Dung lượng 48,62 MB

Nội dung

* Nhiệm vụ: Dé đạt được mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ cụ thể sau: - Phân tích, so sánh những quan điểm khác nhau về những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả của pháp luật, xây

Trang 1

NGUYEN MINH DOAN

NANG CAO HIEU QUA CUA PHAP LUAT VIET NAM

TRONG GIAI DOAN HIEN NAY

Chuyên ngành: Ly luận nha nước va pháp luật

| THUY! EN Gl À0 ) YER

cuts BG

LUAN AN TIEN SI LUAT HOC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: 1 PGS - TS Lê Minh Tam

2 TS Tran Minh Huong

HA NỘI - 2001

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưatừng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Trang 3

t-Những điều kiện đảm bảo hiệu quả của pháp luật

THỤC TRẠNG HIỆU QUA CUA PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Thực trạng các quan hệ kinh tế - xã hội và pháp luạt

Việt Nam trước thời kỳ đổi mớiNhững mục đích, yêu cầu và định hướng cơ bản củapháp luật Việt Nam thời kỳ đổi mới

Chất lượng của pháp luật Việt Nam thời kỳ đổi mới

Những biến đổi thực tế do sự tác động của pháp luậtViệt Nam thời kỳ đổi mới mang lại

Những chi phí cho hoạt động pháp luật ở Việt Nam thời

74 74

Trang 4

Kết luận

Phụ lục

ứng nhu cầu của đất nước trong piai đoạn hiện nay

Tổ chức tốt việc thực hiện và áp dung pháp luật

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, piám sát việc thực hiện và

áp dụng pháp luật, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm phápluật

Đẩy mạnh công tác giải thích, phổ biến và giáo dục

pháp luật nâng cao ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý

cho cán bộ, nhân dânTăng cường đầu tư cho các hoạt động pháp luật, đồng

thời thực hành tiết kiệm và nâng cao năng suất lao động

trong các hoạt động pháp luật

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 5

Chính sách đổi mới, mở cửa, hội nhập do Đảng cộng sản Việt Nam khởi

xướng và lãnh đạo đã tạo ra những cơ hội phát triển nhanh chóng cho đấtnước ta và đã thu được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời

sống xã hội Cùng với những thuận lợi đó chúng ta cũng gặp không ít những

khó khăn, thách thức đòi hỏi phải có sự nhận thức đầy đủ và phải có các biện

pháp phát huy hơn nữa vai trò của tất cả các yếu tố bảo đảm sự phát triển bền

vững của đất nước, trong đó pháp luật được xem là một trong những yếu tốđặc biệt quan trọng Xuất phát từ tình hình đó, nâng cao hiệu quả của pháp

luật được đặt ra như một vấn đề có tính thời sự, đã và đang thu hút sự quantâm của nhiều người, nhiều giới, nhất là những nhà lãnh đạo quản lý, những

người làm công tác pháp luật ở nước ta hiện nay Tuy nhiên, có thể nói chođến nay ở nước ta vấn đề hiệu quả của pháp luật vẫn chưa được triển khai

nghiên cứu một cách cơ bản và toàn diện, nhiều vấn đề đặt ra như hiệu quảcủa pháp luật là gì? hiệu quả của pháp luật cần được xác định theo những tiêu

chí nào? làm thế nào để nâng cao hiệu quả của pháp luật nhằm đáp ứng nhu

cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta hiện nay vẫn

chưa được quan niệm và giải quyết một cách thống nhất trong lý luận và thực

tiên Tình hình đó càng cho thấy tính cấp thiết của việc phải nghiên cứu mộtcách cơ bản về hiệu quả của pháp luật Việc nghiên cứu để làm rõ các vấn dé

lý luận về hiệu quả của pháp luật, xây dung cơ sở khoa học cho việc đánh giáthực trạng hiệu quả của pháp luật và tìm ra những giải pháp đúng đắn, phùhợp nhất để từng bước nâng cao hiệu quả của pháp luật trong những điều kiện

và hoàn cảnh cụ thể hiện nay, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu

ổn định và phát triển đất nước mà Đảng, Nhà nước ta đã đề ra trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa không những có ý nghĩa về mặt

Trang 6

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiệu quả của pháp luật và vấn dé nâng cao hiệu qua của pháp luật đãđược nhiều nhà nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn trong và ngoài nướctiếp cận nghiên cứu ở những góc độ khác nhau Nhiều sách báo nước ngoài đã

đề cập tới vấn đề hiệu quả của pháp luật như các cuốn sách: Hiệu quả của các

quy phạm pháp luật lao động cùa V I Nikitinxki, Nxb Sách báo pháp lý,Matxcơva, 1971; Hiệu quả của các quy phạm pháp luật cha các tác giả V I

Kudriasép, V I Nikitinxki, I C Xamôxenko, V V Glazurin, Nxb Sách báo

pháp ly, Matxcova, 1980; Hiệu quả của pháp luật dân sự do giáo su V P

Gribanôv làm chủ biên, Nxb Dai học tổng hợp Matxcova, 1984; Hiệu quả củaluật (phương pháp luận và những nghiên cứu cụ thể) của Viện pháp luật và

luật học so sánh thuộc Chính phủ Liên bang Nga, Matxcova, 1997 và một số

công trình khác.

Ở nước ta, vấn dé hiệu quả của pháp luật cũng đã được đặt ra để nghiên

cứu và bước đầu đưa vào giảng dạy ở một số cơ sở đào tạo luật trong những

năm gần đây Trong sách báo pháp lý ở nước ta những năm gần đây đã công

bố một số công trình, bài viết của các nhà luật học đề cập vấn đề hiệu quả củapháp luật như các cuốn sách: Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật, NxbKhoa học xã hội, Hà nội, 1993; Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật

của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2000; Giáo trình

Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của khoa Luật Trường Đại học khoa

học xã hội và nhân văn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1998; “Pháp luật từgóc độ hiệu quả” của Nguyễn Minh Doan, Tap chí Luật học số 5/1995; “Vềkhái niệm hiệu quả pháp luật và những tiêu chí xác định hiệu quả pháp luật”

Trang 7

vậy cho đến nay ở nước ta chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứumột cách hệ thống, toàn diện về hiệu quả của pháp luật, vì vậy xét trên nhiềuphương diện, nhiều nội dung, khía cạnh của vấn đề hiệu quả của pháp luật

vẫn chưa có được sự nhất trí về quan điểm học thuật cũng như về cách giải

quyết các vấn đề thực tiễn

Thực tiễn cho thấy, công tác đánh giá hiệu quả của pháp luật ở nước ta

còn nhiều hạn chế, chưa mang tính hệ thống, chưa có kế hoạch cụ thể và chưa

có được những kết luận có đủ căn cứ và có tính thuyết phục Các hoạt độngtrong lĩnh vực này thường diễn ra dưới các hình thức như Báo cáo tổng kếthay Hội nghị tổng kết của các ngành, các cấp, các cơ quan về tình hình xây

dựng pháp luật, thực hiện pháp luật, đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong

những khoảng thời gian nhất định về một văn bản pháp luật hoặc các quyđịnh pháp luật về một lĩnh vực nào đó Chẳng hạn, các Báo cáo của Chính phủ

về tình hình thi hành pháp luật trên một số lĩnh vực nhất định; Báo cáo của

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tình hình chấp hành pháp luật;

Báo cáo của Chánh án Toà án nhân dân tối cao về công tác xét xử của toà án;

các báo cáo của các Bộ, ngành về việc thực hiện những văn bản pháp luật cụthể như Báo cáo tổng kết thực hiện Bộ luật lao động của Bộ Lao động- thươngbinh và xã hội 20/4/2001 Trong những văn bản đó đã có sự tổng kết, đánhgiá về việc xây dựng, thực hiện các văn bản pháp luật trong thực tiễn, trên cơ

sở đó đề xuất những giải pháp cho tương lai Tuy nhiên, trong những văn bản

đó mới chỉ nêu lên một số nét lớn mang tính định hướng, đôi khi rất chungchung, hoặc là quá chi tiết vụn vặt không toàn diện và thường mang tính tổngkết thực tiễn, ít mang tính học thuật, lý luận

Trang 8

tố, điều kiện bảo đảm hiệu quả của pháp luật, trên cơ sở đó dé xuất những

phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật góp phần

thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế, xã hội mà Đảng, Nhà nước ta đã

đề ra

* Nhiệm vụ: Dé đạt được mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ cụ

thể sau:

- Phân tích, so sánh những quan điểm khác nhau về những vấn đề lý luận

cơ bản về hiệu quả của pháp luật, xây dựng khái niệm hiệu quả của pháp luật,

xác định và phân tích các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của pháp luật và

những điều kiện cơ bản bảo đảm hiệu quả của pháp luật;

- Đánh giá một cách khái quát về thực trạng hiệu quả của pháp luật Việt

Nam kể từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới đến nay để rút ra những

kết luận và phân tích những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó;

- Đề xuất và phân tích những phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nângcao hiệu quả của pháp luật nước ta trong điều kiện hiện nay

* Pham vi nghiên cứu: Do sự phức tạp của vấn đề, sự giới han của một

luận án và để đạt được những mục đích, nhiệm vụ đã nêu trên, Luận án không

thể giải quyết tất cả các vấn đề lý luận và thực tiễn mà tập trung nghiên cứu

những vấn đề cơ bản nhất về hiệu quả của pháp luật, cụ thể là: Thứ nhất,

nghiên cứu để làm rõ về mặt lý luận khái niệm hiệu quả của pháp luật, cáctiêu chí để đánh giá hiệu quả của pháp luật và những điều kiện bảo đảm hiệu

quả của pháp luật mà pháp luật với tư cách là hệ thống các quy tắc xử sự

chung do Nhà nước ban hành va bao đảm thực hiện; /hứ hai, phân tích thực

Trang 9

4 Những đóng góp mới của luận án

- Đây là luận án tiến sĩ luật học đầu tiên ở nước ta nghiên cứu một cách

có hệ thống và tương đối toàn điện các vấn đề về hiệu quả của pháp luật thuộc

chuyên ngành lý luận nhà nước và pháp luật;

- Từ việc nghiên cứu lý luận cơ bản về hiệu quả của pháp luật, luận án

đưa ra một khái niệm khoa học về hiệu quả của pháp luật và các tiêu chí đểđánh giá hiệu quả của pháp luật; bước đầu trình bày một cách tiếp cận đểphân tích các điều kiện bảo đảm hiệu quả của pháp luật;

- Dựa trên cơ sở khoa học đã được xây dựng, bước đầu phân tích và đánh

giá về thực trạng hiệu quả của pháp luật Việt Nam kể từ khi đất nước ta bướcvào thời kỳ đổi mới đến nay theo các tiêu chí đã được xác định; đề xuất và

phân tích các phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả củapháp luật Việt Nam đáp ứng yêu cầu bức xúc của đất nước hiện nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các quan

điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà

nước ta về vấn đề Nhà nước và pháp luật; các văn bản pháp luật mà Nhà nước

ta đã ban hành, những báo cáo, tờ trình, tổng kết của các cơ quan nhà nước về

các hoạt động pháp luật; các công trình của các học giả trong và ngoài nước

có liên quan tới vấn đề hiệu quả của pháp luật

* Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận nghiên cứu đề tài là chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Các phương pháp cụ

thể được sử dụng để nghiên cứu đề tài bao gồm phương pháp phân tích, tổng

Trang 10

luật học so sánh.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án góp phần bổ sung vào sự phát triển lý luận về hiệu quả của pháp

luật, phục vụ thiết thực công tác nghiên cứu và giảng dạy về pháp luật Những

kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng vào hoạt động thực tiễn đánh

giá hiệu quả của pháp luật nước ta và thực tiễn nâng cao hiệu quả của phápluật nước ta trong giai đoạn hiện nay

7 Cơ cấu của luận án

Luận án gồm phần mở đâu; 3 chương với 14 mục; phần kết luận; phần

phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo

Trang 11

VỀ HIỆU QUA CUA PHÁP LUẬT

1.1 KHÁI NIỆM HIỆU QUÁ CỦA PHÁP LUẬT

Hiệu quả của pháp luật là một trong những vấn đề cơ bản của khoa học

pháp lý và đã từng là trọng tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học pháp lý,

nhất là các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý ở Liên Xô và các nước xã hội

chủ nghĩa trước đây Ở Việt Nam, vấn đề hiệu quả của pháp luật cũng đã

được các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý dé cập đến ở nhiều khía cạnh với

những mức độ khác nhau, đặc biệt là từ khi Đảng cộng sản Việt Nam lãnh

đạo đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, vai trò của pháp luật ngày càng đượccoi trọng, đề cao, pháp luật trở thành công cụ quan trọng để bảo đảm cho sự

tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đồng thời là cơ sở để thực hiệnmục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Vấn đềhiệu quả của pháp luật cũng là một trong những nội dung đang được đưa vàogiảng dạy chính thức trong chương trình đào tạo đại học và sau đại học

chuyên ngành luật Tuy nhiên, do tính chất phức tạp về nội dung, phong phú

về hình thức biểu hiện và đa dạng về phương pháp tiếp cận, phân tích và đánh

giá nên cho đến nay xung quanh vấn đề hiệu quả của pháp luật vẫn còn tồn tại

nhiều quan điểm khác nhau, còn nhiều nội dung đòi hỏi phải được đặt ra, xem

xét giải quyết một cách toàn diện và đồng bộ, trước hết là khái niệm hiệu quả

của pháp luật

Trong khoa học pháp lý tồn tại nhiều cách tiếp cận và lý giải khác nhau

về khái niệm hiệu quả của pháp luật, trong đó có những quan điểm cơ bản

sau:

Trang 12

Một số học giả như D A Kerimév và M P Lêbêđép cho rằng hiệu quacủa pháp luật thể hiện ở sự đúng đắn, sự phù hợp của pháp luật [105, tr.143] Theo quan điểm này, thì hiệu quả của pháp luật phụ thuộc vào sự đúng dan,tính phù hợp của pháp luật với các quy luật khách quan của sự phát triển kinh

tế- xã hội, với các định hướng chính trị của lực lượng cầm quyền và các yếu

tố xã hội khác Phải khẳng định rằng sự đúng đắn, sự phù hợp của pháp luậtvới các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội của đất nước là những

điều kiện, tiền đề hết sức quan trọng và cần thiết để pháp luật có hiệu quả

Nếu pháp luật được xây dựng một cách duy ý chí, trái với các quy luật khách

quan của sự phát triển xã hội thì khó có thể có được hiệu quả mong muốn

Tuy nhiên, sự đúng đắn, tính phù hợp của pháp luật mới chỉ là tiền đề, là điềukiện chứ chưa phải là hiệu quả thực tế của pháp luật Thực tế đã cho thấy,pháp luật (cụ thể hơn là nhiều quy phạm pháp luật hay văn bản quy phạmpháp luật) được ban hành có chất lượng tốt, nhưng do nhiều nguyên nhân

khác nhau chúng đã không được thực hiện hoặc được thực hiện không

nghiêm, nên chúng ít có giá trị trên thực tế Trong những trường hợp như vậy

nếu chỉ dựa vào sự phù hợp, sự đúng đắn của bản thân pháp luật thì chưa có

đủ cơ sở để đánh giá được về hiệu quả của pháp luật mà chỉ có thể đánh giáđược khả năng có hiệu quả của chúng trong tương lai Vì vậy, có thể nói cách

giải thích mọi vấn đề về hiệu quả của pháp luật đều từ bản thân pháp luật là

chưa đủ Việc tuyệt đối hoá vai trò của pháp luật thực định có thể dẫn đến

tình trạng là những thiếu sót, yếu kém trong hoạt động thực hiện, áp dụng

pháp luật trong thực tiễn sẽ có thể được giải thích như là những nguyên nhân

san có từ ban thân pháp luật (do pháp luật chưa đúng đắn, chưa phù hop ),

dường như tất cả chỉ phụ thuộc vào pháp luật (quy phạm pháp luật), vì vậy,

chỉ cần thay đổi pháp luật thì tất cả sẽ trở nên tốt đẹp Phải thừa nhận rằng, hệ

thống pháp luật thực định là yếu tố tiên quyết, là cơ sở cho hoạt động thực

hiện và áp dụng pháp luật Kết quả thực hiện và áp dụng pháp luật tốt hay

Trang 13

không tốt trước hết có nguyên nhân từ chất lượng của pháp luật (sự rõ rang,tính chính xác, tính thống nhất, mức độ mâu thuẫn, chồng chéo, tính hiện

thực, sự đúng đắn và phù hợp của pháp luật), nhưng đó không phải là tất cả

Bên cạnh chất lượng của pháp luật, hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật

cũng có vai trò hết sức quan trọng để bảo đảm hiệu quả của pháp luật Có thể

khẳng định rằng, nếu hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật không tốt (có

thể do trình độ pháp lý và đạo đức của các chủ thể pháp luật thấp, những điềukiện xã hội bảo đảm cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật chưa có hoặc

không day đủ ) thì dù có pháp luật tốt cũng chưa đủ điều kiện để đảm bảo

cho pháp luật có hiệu quả cao Thực tế đã cho thấy, những năm gần đây Nhànước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hành chính và hình sự

để đấu tranh chống buôn lậu mà theo đánh giá của nhiều chuyên gia pháp lý

thì chất lượng của các văn bản đó khá tốt, nhưng tình trạng buôn lậu thời gianqua ở nước ta không những không giảm mà còn diễn ra phức tạp hơn, vớinhiều thủ đoạn tỉnh vi hơn và với quy mô lớn hơn Nhiều vụ án buôn lậu lớn

đã xẩy ra gây xôn xao dư luận như Tân Trường Sanh, Epco-Minh Phụng

Trong trường hợp này, tình trạng buôn lậu diễn ra phức tạp không chỉ cónguyên nhân từ các quy định pháp luật chưa phù hợp mà còn do nhiều nguyên

nhân khác nữa, trong đó có nguyên nhân từ phía các cơ quan, công chức nhà

nước có thẩm quyền thực hiện và áp dụng pháp luật Một số cơ quan, công

chức nhà nước đã không thực hiện đúng các yêu cầu của pháp luật, nhiều vụ

buôn lậu, vi phạm pháp luật đã không được xử lý nghiêm minh và kịp thời,tham chí có những cán bộ nhà nước còn trực tiếp buôn lậu hoặc tiếp tay cho

bọn buôn lậu như một số cán bộ của các cơ quan nhà nước ở tỉnh Long An,của ngành Ngân hàng, Bộ Thuong mai, Phòng điều tra chống buôn lậu thuộc Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua Tuy nhiên, cách tiếpcận hiệu quả của pháp luật từ góc độ xem xét bản thân pháp luật cũng có ýnghĩa rất lớn đối với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật Nó cho phép khắc

Trang 14

phục tình trạng không toàn diện, thiếu đồng bộ, mâu thuẫn, chồng chéo,

không phù hợp của hệ thống pháp luật, tạo ra những khả năng, những điều

kiện thuận lợi để pháp luật dé dang đi vào đời sống, phát huy được vai trò tác

dụng của mình trong đời sống xã hội

Từ quan điểm trên, một số học giả như Ph N Phakulin và L Ð Truliukin

còn đi sâu hơn, cụ thể hơn cho rằng, hiệu quả của pháp luật xuất phát từ sự

phù hợp, từ hiệu quả của từng bộ phận cấu thành (giả định, quy định và chế

tài) của quy phạm pháp luật [116, tr 27] Các học giả này đã đi sâu phân tích

đánh giá hiệu quả của từng bộ phận cụ thể của quy phạm pháp luật Chẳng

hạn, hiệu quả của bộ phận giả định của quy phạm pháp luật dân sự hay hiệu

quả của hình phạt tù chung thân trong luật hình sự Trong thực tế hiệu quảcủa pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, sự đầy đủ, sự phù hợp của

những bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật như bộ phận giả định của quy

phạm dự liệu được chính xác, đầy đủ những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy

ra trong cuộc sống mà ở đó cần điều chỉnh hành vi của con người bằng phápluật; bộ phận quy định cha quy phạm đưa ra được những cách xử sự phù hợp,

có tính khả thi cao và được trình bày rõ ràng, chính xác, dễ hiểu; bộ phận chế

tài của quy phạm dự liệu được các biện pháp tác động phù hợp đảm bảo cho

các quy định của Nhà nước được thực hiện chính xác, triệt để Tuy nhiên,từng bộ phận của quy phạm pháp luật không thể tồn tại và tự tác động riêng

rẽ, chúng chỉ có thể phát huy được tác dụng khi liên kết với các bộ phận khác

tạo lập nên quy phạm pháp luật Do vậy, chỉ nên nói tới hiệu quả của quyphạm pháp luật chứ không nên nói tới hiệu quả của từng bộ phận của quyphạm pháp luật

Một số học giả khác như L B Alếcxâyeva và M X Xtrôgôvích lại tiếp

cận hiệu quả của pháp luật từ lĩnh vực áp dụng pháp luật Các học gia này cho

rằng, hiệu quả của pháp luật là mức độ thực tế đạt được những mục đích xã

Trang 15

hột có ích mà vì chúng pháp luật đã duoc ban hành [97, tr 213] Theo các

học giả này thì trong thực tế có nhiều quy phạm pháp luật được ban hành rấttốt, nhưng khi áp dụng lại không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, ngược lại,

có những quy phạm pháp luật “chưa tốt lắm” nhưng do có sự áp dụng pháp

luật tốt nên vẫn đạt hiệu quả cao Với việc xem xét hiệu quả của pháp luậtchủ yếu thông qua hoạt động áp dụng pháp luật cũng có những hạn chế nhất

định, bởi cách tiếp cận này chỉ có thể sử đụng đối với những luật đang có hiệu

lực thực tế Cách xác định hiệu quả của pháp luật như vậy cũng sẽ không baoquát hết được tính hiệu quả của bản thân pháp luật Đặc biệt là khi pháp luật

có những khiếm khuyết, sai sót nhất định Nếu những khiếm khuyết và thiếu

sót ấy không được khắc phục thì chúng sẽ làm giảm đi tính hiệu quả của hoạt

động áp dụng pháp luật Hơn nữa không phải chủ thể có thẩm quyển nào

cũng có khả năng áp dụng pháp luật tốt khi mà bản thân pháp luật “chưa tốt

lắm”

Có học giả như A E Paxkốp lại tiếp cận hiệu quả của pháp luật từ góc độ

kinh tế Quan điểm này cho rằng, hiệu quả của pháp luật là sự đạt được mục

đích đề ra khi ban hành quy phạm pháp luật với những chỉ phí ít nhất (baogồm những chi phí về vật chất, về tinh thần ) [110, tr 41] Những chi phícho việc đạt được mục đích đề ra khi ban hành quy phạm pháp luật càng thấp

thì hiệu quả của pháp luật càng cao Những người theo quan điểm này cònđưa ra công thức để đánh giá hiệu quả của pháp luật như sau:

A-B

C=

£

Trong đó: C là chỉ số hiệu quả; A là kết quả tác động của quy phạm pháp

luật; B là trạng thái ban đầu khi chưa có sự tác động của pháp luật; K lànhững chi phí cho sự tiến hành tác động pháp luật Công thức trên chưa nêulên được mục đích cần đạt được khi ban hành pháp luật, do vậy, công thức

Trang 16

được xem như chưa day đủ Hiệu quả hoạt động trong bất kỳ một lĩnh vực nàocũng phải tính đến yếu tố kinh tế, phải xét đến sự tương quan giữa lợi ích thu

được với những chi phí thực tế đã bỏ ra để đạt được những lợi ích đó Do vậy,

việc phải tiết kiệm, phải hạch toán về những chi phí trong quá trình điều

chỉnh pháp luật là rất cần thiết Tuy nhiên, vấn đề trên chỉ thể hiện tính hữu

ich, tính kinh tế trong điều chỉnh pháp luật chứ chưa thể hiện đầy đủ hiệu quapháp luật và nếu quan niệm như vậy thì sẽ khó có thể đánh giá được hiệu quả

của pháp luật trong những trường hợp không hạch toán được chính xác, đầy

đủ, cụ thể những chi phí cho hoạt động điều chỉnh pháp luật hoặc không thé

đánh giá được hết những giá trị mà quá trình điều chỉnh pháp luật mang lại

Các học giả như Ð M Tretrốt và Đào Trí Úc lại cho rằng hiệu quả của

pháp luật là khả năng của pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội theo

những hướng đã được xác định Theo quan điểm này, hiệu quả của pháp luật

là “khả năng của pháp luật có thể tác động được vào các quan hệ xã hội và ýthức xã hội để điều chỉnh các quan hệ đó với những tổn thất vật chất và tỉnh

thần ít nhất và mang lại kết quả theo hướng cần điêu chỉnh và cần được xác

định của pháp luật” [79, tr 258] Theo chúng tôi thì hiệu quả của pháp luật

không chỉ là khả năng tác động của pháp luật mà còn là kết quả tác động củapháp luật, những kết quả đó không những thể hiện ở sự định tính mà còn có

thể định lượng được (có thể đo, đếm được về số lượng, chất lượng), mặc dù

trong thực tế không phải trường hợp nào cũng có thể đo, đếm được về số

lượng và chất lượng

Một số hoc giả như V.N Kudriasép, I X Xamôsenkô, V I Nikitinxki

cho rằng hiệu quả của pháp luật là “sự ương quan giữa kết quả tác động thực

tế của quy phạm pháp luật với những mục đích xã hội cần đạt được mà vìchúng quy phạm pháp luật đã được ban hanh’ [106, tr 22] Cách xác địnhhiệu quả của pháp luật như trên đã chỉ ra được sự cần thiết phải so sánh kết

Trang 17

quả thực tế đạt được với mục đích xã hội được đặt ra khi ban hành pháp luật.

Nhưng đó mới chỉ là cơ sở phương pháp luận để đánh giá hiệu quả của pháp

luật và kết quả đạt được do sự tác động của pháp luật trên thực tế không nhất

thiết chỉ là những con số mà chúng còn là trạng thái của những quan hệ xãhội phù hợp với các yêu cầu và định hướng của pháp luật

Thời gian gần đây xuất hiện một cách tiếp cận mới của V V Lapaeva vềhiệu quả của pháp luật, theo cách tiếp cận này thì hiệu quả của quy phạmpháp luật là “mức độ mà quy phạm pháp luật đóng góp vào việc củng cố cơ sở

pháp lý của đời sống nhà nước và đời sống xã hội, vào việc hình thành và

phát triển những yếu tố của sự tự do trong các quan hệ xã hội” [107, tr 33]

Ở đây khi đánh giá hiệu quả của pháp luật tác giả chỉ tập trung vào những kết

quả có ích mà pháp luật thực sự mang lại cho xã hội và bỏ qua tất cả nhữngyếu tố khác Cách tiếp cận này cũng sẽ không phù hợp khi mà những chi phíthực tế cho việc đạt được các kết quả đó quá lớn so với mức cần thiết

Như vậy, về khái niệm hiệu quả của pháp luật đã có nhiều quan điểm,

nhiều cách tiếp cận khác nhau và giữa chúng cũng có những khác biệt đáng

kể Tuy nhiên, nếu nhìn một cách khái quát có thể thấy các quan điểm đó đều

tập trung vào hai trường phái: thit nhất, hiệu quả của pháp luật là khả nang tác

động tốt nhất của pháp luật vào các quan hệ xã hội; thit hai, hiệu quả củapháp luật là mức độ hiện thực của sự tác động tốt nhất của pháp luật vào đời

sống xã hội Mỗi trường phái đều có những yếu tố hợp lý, đồng thời cũng cónhững nhược điểm và hạn chế nhất định.

Theo chúng tôi cần tiếp cận trên quan điểm toàn diện để xem xét đánh giáđầy đủ về hiệu quả của pháp luật, nghĩa là, cần xem xét không chỉ bản thânpháp luật, mà còn phải xem xét cả đối tượng tác động của nó trong nhữngphạm vi nhất định Nghiên cứu về hiệu quả của pháp luật cần bắt đầu từ việc

tìm hiểu bản thân pháp luật, nghĩa là, xem xét cấu trúc, nội dung, mục đích

Trang 18

của pháp luật nói chung, của từng quy phạm, từng van ban pháp luật, tìm hiểukhả năng thực hiện chúng trong thực tế, mức độ phù hợp của chúng với các

điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội và các điều kiện quan trọng khác

của xã hội hiện tại mà trong đó pháp luật sẽ tác động, nói cách khác, phải

xem xét đánh giá chất lượng của pháp luật Có nhiều phương pháp và hình

thức đánh giá chất lượng của pháp luật như tổng kết, rà soát, hệ thống hoá

pháp luật, nghiên cứu đánh giá của các nhà chuyên môn , trong đó các Báo

cáo thẩm tra (thẩm định) trước khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét

để ban hành văn bản pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng Bên cạnh việcnghiên cứu bản thân pháp luật, còn phải tìm hiểu những mục đích, yêu cầu vàđịnh hướng của pháp luật Về điều này Ănghen đã khẳng định: “Trong lịch sử

xã hội, nhân tố hoạt động hoàn toàn chỉ là những con người có ý thức, hành

động có suy nghĩ hay có nhiệt tình và theo đuổi những mục đích nhất định thìkhông có gì xẩy ra mà lại không có ý định tự giác, không có mong muốn” [11,

tr 306] Pháp luật là một hiện tượng xã hội, một giá trị văn hoá- xã hội, một

phương tiện quản lý đời sống xã hội với những thuộc tính riêng và những đòi

hỏi nhất định Pháp luật ra đời và tồn tại nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội

theo những mục đích cụ thể xác định Nói cách khác, khi ban hành pháp luật

Nhà nước luôn mong muốn đạt được những mục đích, yêu cầu và định hướngnhất định Những mục đích, yêu cầu, định hướng cơ bản của pháp luật nóichung được chi tiết hoá thành mục đích, yêu cầu, định hướng của từng

chương, mục, điều, khoản trong nội dung mỗi văn bản quy phạm pháp luật

Từ đó cho thấy ban hành bất kỳ một quy phạm pháp luật hay một văn bản quy

phạm pháp luật nào, Nhà nước cũng xác định rõ là ban hành chúng nhằm mục

đích gì? Kết quả cần đạt được sẽ như thế nào? Chẳng hạn, Nhà nước ta ban

hành Bộ luật dân sự năm 1995 có mục đích, yêu cầu, định hướng cơ bản là:

“Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức lợi ich của Nhà nước,

lợi ích công cộng, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ

Trang 19

dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu vật chất và tỉnh thần củanhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh té- xã hột" (Điều 1 Bộ luật dân sự Việt

Nam năm 1995), góp phần bảo đảm cuộc sống cộng đồng ổn định, lành

mạnh, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, thuần

phong mỹ tục và bản sắc văn hoá dân tộc hình thành trong lịch sử lâu dài xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, góp phần xây dựng nên kinh tế hàng hoá

nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định

hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công

bằng, văn minh Hay mục đích sửa đổi Luật đất đai năm 1998 là bổ sung cácquy định nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra để đáp ứng yêu cầu

bức xúc của công cuộc phát triển kinh tế đất nước như: việc sử dụng, quản lý

đất đai phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (phát triển

cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị mới, khu công nghiệp ); quản lý đất ở đô thị;

việc định giá đất trong cơ chế thị trường Những mục đích, yêu cầu, định

hướng đặt ra cho pháp luật không chỉ mang tính chủ quan mà còn có tính

khách quan Để bảo đảm tính khả thi, con người chỉ nên đặt ra cho mình

những mục tiêu mà trên thực tế họ đã có khả năng thực hiện được hoặc chí ít

thì các điều kiện để thực hiện chúng cũng đang được hình thành trên thực tế

trong một tương lai gần Vì vậy, những mục đích, yêu cầu, định hướng đề ra

cho pháp luật vừa phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước vừa phụ thuộc vào các

điều kiện kinh tế, chính trị- xã hội của đất nước Cũng cần chú ý rằng mụcđích, yêu cầu, định hướng trực tiếp đặt ra cho pháp luật không phải là các con

số cụ thể về sự phát triển kinh tế- xã hội (trừ một số trường hợp đặc biệt) mà

là những điểm đích cần hướng tới trên con đường tác động bằng pháp luật để

củng cố và thúc đẩy sự phát triển đó Như vậy, mục đích, yêu cầu, định hướng

đặt ra cho pháp luật trước hết nằm chung trong các mục đích của các hoạt

động kinh té- xã hội của toàn xã hội nói chung, của giai cấp thống tri nóiriêng :

Trang 20

Để đánh giá hiệu quả của pháp luật phải xem xét tìm hiểu các mục đích,yêu cầu, định hướng được đề ra cho pháp luật nói chung và cho từng văn bản,

từng quy phạm pháp luật nói riêng, những kết quả mong muốn đạt được khi

phải dựa vào pháp luật Tiếp đến cần tìm hiểu mức độ phù hợp của các mụcđích, yêu cầu, định hướng đề ra cho pháp luật đối với các điều kiện kinh tế,

chính trị, văn hoá- xã hội, tư tưởng, tâm lý, tổ chức và những yếu tố khác của

xã hội hiện tại mà trong đó pháp luật tác động Mức độ phù hợp của các mục

đích, yêu cầu, định hướng đề ra cho pháp luật được xác định trong nhữngphạm vi không gian và thời gian với các điều kiện kinh tế, chính tri, văn hoá-

xã hội nhất định sẽ là điều kiện quan trọng để đánh giá đúng về hiệu quả của

pháp luật Tuy nhiên, chỉ tìm hiểu mục đích, yêu cầu, định hướng mong muốn

đạt được khi ban hành pháp luật thì chưa thể đánh giá được hiệu quả thật sự

của pháp luật, bởi lẽ, pháp luật chỉ có tác dụng, có giá trị thực sự khi nó tácđộng, điều chỉnh các quan hệ xã hội Sự tác động, điều chỉnh của pháp luật

lên các quan hệ xã hội bao giờ cũng gây ra những biến đổi nhất định cho các

quan hệ xã hội, nói khác đi bao giờ cũng đạt được những kết quả nhất định

(kết quả là sự biến đổi nào đó đạt được do một sự tác động mang lại) Nhưng

kết quả thực tế đạt được không phải bao giờ cũng phù hợp với mục đích(mong muốn) đề ra cho sự tác động Giữa kết quả đạt được trong thực tế do sự

tác động của pháp luật với những mục đích, yêu cầu đặt ra cho pháp luật luôn

tồn tại một sự tương quan nhất định Do vậy, để đánh giá hiệu quả của pháp

luật không những cần phải xem xét bản thân pháp luật mà còn phải xem xét

cả đối tượng điều chỉnh của pháp luật, môi trường tác động của nó, nghĩa là,phải xem xét trạng thái các quan hệ xã hội trước khi pháp luật điều chỉnh vànhững thay đổi thực tế của chúng sau khi pháp luật điều chỉnh, những kết quảđạt được do sự tác động, điều chính của pháp luật, những lợi ích hoặc những

thiệt hại mà pháp luật tạo ra

Trang 21

Nếu kết quả, những thay đổi thu được trong thực tế do sự tác động, điều

chính của pháp luật phù hợp với những mục đích, yêu cầu, định hướng được

đề ra cho nó thì pháp luật có thể được xem là có hiệu quả Mức độ hiệu quả

của pháp luật có thể cao, có thể thấp, có thể bằng không (khi mà kết quả

khẳng định và kết quả phủ định bằng nhau hoặc pháp luật đã ban hành nhưng

không được thực hiện, kể cả trường hợp kết quả thu được trong thực tế và sự

tác động của pháp luật không có mối quan hệ nhân quả với nhau), hoặc cũng

có thể là “phản hiệu quả“ (hậu quả), khi mà những thay đổi thu được trong

thực tế trái ngược với mục đích, yêu cầu, định hướng đặt ra khi ban hành pháp

luật Nói một cách khái quát, khi kết quả thu được (kết quả khẳng định) trong

thực tế càng lớn, thì khả năng có hiệu quả của pháp luật càng cao và ngược

lại, kết quả đó càng ít thì khả năng có hiệu quả của pháp luật càng thấp Ở

đây cũng cần chú ý là “kết quả” và “hiệu quả” có liên quan mật thiết với nhaunhưng kết quả đó chưa phải là hiệu quả Đánh giá hiệu quả không chỉ là bằng

kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng của các hoạt động để tạo ra kết quả

đó Do vậy, đánh giá hiệu quả của pháp luật còn bao hàm cả việc xem xét

những chi phí dé đạt được các kết quả đó trong quá trình điều chính pháp

luật Không thể nói là pháp luật có hiệu quả cao khi những chi phí về vật chất,

tinh thần, thời gian và những chi phí khác cho việc đạt được mục đích dé raquá lớn so với những gì đạt được trong quá trình điều chỉnh pháp luật Nóicách khác, chúng ta không chỉ quan tâm tới kết quả mà còn quan tâm tới chất

lượng của các hoạt động để tạo ra các kết quả đó Chẳng hạn, sẽ là không

hiệu quả nếu chúng ta phải thường xuyên cần tới một lực lượng rất lớn cảnh

sát chỉ để giữ gìn trật tự an toàn cho một khu phố nào đó hay phải huy độngnhiều cảnh sát nhằm truy tìm ra một người đã vượt qua đường khi tín hiệu

giao thông đã báo cấm (đèn đỏ) ở ngã tư đường phố, vi phạm luật lệ giao

thông để chỉ xử phạt hành chính đối với người đó Pháp luật sẽ được coi là có

hiệu quả cao khi những chi phí cho việc đạt được mục đích, yêu cầu, định

Trang 22

hướng đề ra ở mức thấp, nhưng kết quả đạt được trong thực tế ở mức cao nhất.

Xu hướng phát triển tích cực trong quá trình điều chỉnh pháp luật là phải giảm

chi phí và tăng kết quả thực tế đạt được Như vậy, tiết kiệm và nâng cao hiệu

suất lao động trong hoạt động pháp luật là điều bat buộc đối với các tổ chứccũng như mỗi cá nhân tham gia vào quá trình điều chỉnh pháp luật.

Việc đánh giá hiệu quả của pháp luật cần được giới hạn trong nhữngphạm vi nhất định:

- Về không gian, phải giới hạn sự xem xét, đánh giá hiệu quả của pháp

luật ở từng phạm vi lãnh thổ nhất định (ở mỗi địa phương, mỗi đơn vị lãnh thổ

hay trên phạm vi cả nước) Việc xác định phạm vi lãnh thổ để đánh giá hiệuquả của pháp luật phải căn cứ vào giới hạn hiệu lực về không gian của pháp

luật Không thể đánh giá hiệu quả của pháp luật ở những vùng lãnh thổ mà nó

xã hội và pháp luật của đất nước tương đối ổn định Thông thường khoảngthời gian xác định để đánh giá hiệu quả của pháp luật được giới hạn bằng

những thời điểm phát triển có tính chất bước ngoat trong đời sống chính

trị-xã hội hoặc trong hệ thống pháp luật của đất nước Chẳng hạn, có thể xem

xét, đánh giá hiệu quả của pháp luật ở nước ta nói chung theo những giai

đoạn cơ bản sau: Giai đoạn từ năm 1945 bat đầu hình thành hệ thống phápluật mới của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đến thời điểm ban hànhHiến pháp năm 1959; giai đoạn từ năm 1960 đến ngày giải phóng hoàn toàn

miền nam Việt Nam năm 1975; giai đoạn từ năm 1976 đến thời điểm ban

Trang 23

hành Hiến pháp năm 1980; giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1986; giai đoạn

bat đầu công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay Khi đánh giá hiệu quả của

pháp luật trong một giai đoạn lịch sử nào đó cần chú ý tới những điều kiện

lịch sử về kinh tế, chính trị- xã hội trong và ngoài nước cũng như mục đích,vai trò lịch sử được đặt ra cho pháp luật trong giai đoạn lịch sử đó.

- Về số lượng, việc đánh giá hiệu quả của pháp luật có thể được thực hiệnđối với một quy phạm pháp luật, một nhóm quy phạm pháp luật, một văn bảnquy phạm pháp luật, một chế định luật, một ngành luật hoặc nhiều hơn tuỳ

theo nhu cầu xem xét đánh giá của chủ thể Căn cứ vào mục đích, qui mô, cấp

độ cần thiết theo mục đích đặt ra chúng ta có thể đánh giá được hiệu quả của

quy phạm pháp luật, hiệu quả của chế định luật, hiệu quả của ngành luật, hiệu

quả của văn bản pháp luật, hiệu quả của pháp luật nói chung

- Về chất lượng, có thể đánh giá hiệu quả của pháp luật theo từng khíacạnh, từng phương diện nhất định hoặc đánh giá một cách tổng thể Khi đánhgiá hiệu quả của pháp luật phải gắn với các kết quả cụ thể đã đạt được về kinh

tế, chính trị, văn hoá- xã hội do có sự tác động của pháp luật mang lại Khixem xét những kết quả đó cần chú ý tới số lượng, chất lượng, tính ổn định và

mức độ phổ biến của chúng trong đời sống xã hội Pháp luật có hiệu quả phải

là pháp luật phục vụ cho những mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, văn

hoá-xã hội của đất nước, phải góp phần tạo ra sự tiến bộ hoá-xã hội, đưa lại cuộc sống

ấm no hạnh phúc cho nhân dân

Như vậy, trong khái niệm hiệu quả của pháp luật bao hàm tất cả những

yếu tố phản ánh khả năng tác động được nhiều nhất và tốt nhất của pháp luật

lên các quan hệ xã hội, phản ánh sự hiện thực hoá những giá trị của pháp luật

mà nhà làm luật dự tính Nó phải là sự kết hợp giữa khả năng và hiện thực tácđộng tốt nhất của pháp luật trong đời sống xã hội Hiệu quả của pháp luật

Trang 24

được xem như là mức độ kết qua đạt được tốt nhất của pháp luật trong những

khả năng mà nó có thể đạt được.

Từ những phân tích trên có thể định nghĩa về hiệu quả của pháp luật nhưsau: Hiệu quả của pháp luật là kết quả thực tế đạt được do sự điều chỉnh, tácđộng của pháp luật mang lại trong những phạm vi và điều kiện nhất định,biểu hiện ở sự biến đổi trạng thái của các quan hệ xã hội, phù hợp với nhữngmục đích, yêu cầu và định hướng của pháp luật, với mức chỉ phí thấp

Với tư cách là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội mỗi quy phạm phápluật đều có tác dụng đối với những hành vi nhất định của các chủ thể xác

định Đồng thời nó cũng có tác động về mặt tâm lý đối với những chủ thểkhông liên quan trực tiếp (những tổ chức và cá nhân không được nêu ở bộ

phận giả định của quy phạm pháp luật) Nhu vậy, quá trình điều chỉnh phápluật còn đạt được cả những mục đích xã hội rộng lớn hơn mà nhà làm luậtkhông trực tiếp đặt ra cho pháp luật Vì lẽ đó mà trong khoa học pháp lý còn

có khái niệm hiệu quả xã hội của pháp luật Hiệu quả xã hội của pháp luậtđược xem xét ở phạm vi rộng không chi ở sự tác động của pháp luật lên hành

vi của các chủ thể mà quy phạm pháp luật đã trực tiếp nói tới ở bộ phận giả

định của quy phạm, mà còn xem xét tới cả những ảnh hưởng của pháp luật lên

ý thức của các chủ thể mà quy phạm pháp luật không trực tiếp điều chỉnh,

nghĩa là, tất cả những tác động, những ảnh hưởng của pháp luật trong đờisống xã hội

Tóm lại, hiệu quả của pháp luật là một vấn đề rất phức tạp, có nhiều cách

tiếp cận, xem xét ở những khía cạnh, cấp độ và phạm vi khác nhau Việc xem

xét ở khía cạnh, cấp độ và phạm vi nào là tuỳ thuộc vào ý chi của ngườinghiên cứu, đánh giá Với mỗi cách tiếp cận sẽ có một cách đánh giá về hiệu

quả của pháp luật Tuy nhiên, để đánh giá được hiệu quả của pháp luật ở các

cấp độ và phạm vi khác nhau thi bao giờ cũng phải xuất phát từ việc đánh giá

Trang 25

hiệu quả của quy phạm pháp luật Do vậy, trong khoa học pháp lý thường sửdụng hai cách nói là hiệu quả của pháp luật và hiệu quả của các quy phạm

pháp luật Hiệu quả của pháp luật là khái niệm được dùng ở cấp độ chung,

còn hiệu quả của các quy phạm pháp luật được dùng ở cấp độ cụ thể Dù tiếpcận, xem xét vấn đề hiệu quả của pháp luật ở khía cạnh, góc độ nào thì điều

luôn được quan tâm là làm sao pháp luật phát huy được tới mức cao nhất

những giá trị, vai trò to lớn của nó trong đời sống xã hội để phục vụ tốt nhấthạnh phúc của con người

1.2 CÁC TIÊU CHÍ DE DANH GIÁ HIỆU QUA CUA PHÁP LUẬT

Để đánh giá được hiệu quả của pháp luật cần có những tiêu chí nhất định.Mỗi tiêu chí được xem là một căn cứ để xác định hiệu quả của pháp luật ởmột phương diện nhất định, vì vậy, để đánh giá đúng hiệu quả của pháp luật

cần phải có đủ các tiêu chí cần thiết Như phần trên đã trình bày, hiện nay còntồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về hiệu quả của pháp luật nên cũng cónhiều cách xác định tiêu chí cho việc đánh giá hiệu quả của pháp luật Theo

Tiến sĩ khoa học Đào Trí Úc thì chỉ số về hiệu quả của pháp luật bao gồm:

Những dữ kiện cụ thể về đối tượng điều chỉnh nhằm nói lên trạng thái trước khi được điều chỉnh của nó; những dữ kiện cụ thể về những kết quả cụ thể của

việc điều chỉnh thể hiện thông qua những đổi thay trong đối tượng điều

chỉnh; những dữ kiện cụ thể về những mục đích đã đạt được và chưa đạt được

của việc điều chỉnh; những dữ kiện về những khiếm khuyết, những hệ quả

phản tích cực xẩy ra trong đối tượng điều chỉnh và trong quy phạm pháp luật

(94, tr 250]

Quan điểm thứ hai cho rằng, những tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả củapháp luật bao gồm: Sự phù hợp giữa kết quả tác động của pháp luật với các

quy luật khách quan và mục đích xã hội định ra cho pháp luật và quy phạm

pháp luật; tính hợp lý của pháp luật và các quy phạm pháp luật; thời gian của

Trang 26

điều chỉnh pháp luật, nghĩa là, sự kịp thời của điều chỉnh pháp luật đáp ứngnhu cầu của cuộc sống; mức độ hoà hợp giữa kết quả thu được trong quá trìnhđiều chỉnh pháp luật với mục đích ban hành pháp luật.

Có quan điểm lại cho rằng, tiêu chuẩn hiệu quả của quy phạm pháp luật

là mục đích mà nhà làm luật nhằm đạt tới khi ban hành quy phạm đó, ngoài

ra còn có những kết quả đạt được trên thực tế do sự tác động của quy phạm ấy[78, tr 288- 289]

Theo quan điểm của Tiến sĩ Lê Minh Tâm thì đánh giá hiệu quả của pháp

luật cần phải dựa trên những tiêu chí sau đây: Một là, phải xác định rõ được

trạng thái ban đầu của các quan hệ xã hội và ý thức xã hội khi chưa có sự tácđộng và điều chỉnh của pháp luật, nhưng đòi hỏi phải có pháp luật tác động vàđiều chỉnh; hai là, phải xác định rõ những mục đích, yêu cầu và định hướng

của pháp luật nhằm điều chỉnh và tác động tới các đối tượng điều chỉnh và tác

động; ba là, phải đánh giá đúng chất lượng của pháp luạt; bốn là, phải đánhgiá đúng kết quả thực tế đạt được do sự điều chỉnh và tác động của pháp luật

mang lại; năm là, phải xem xét mức độ chi phí cụ thể cho việc đạt được các

kết quả thực tế; sáu là, phải xác định được những lợi ích xã hội và những giátrị xã hội mới do điều chỉnh và tác động pháp luật mang lại [70, tr 50-51].Xuất phát từ quan điểm hiệu quả của pháp luật là sự biểu hiện giữa khảnang và hiện thực tác động tốt nhất của pháp luật trong đời sống nên chúng

tôi cho rằng tiêu chí để đánh giá hiệu quả của pháp luật vừa thể hiện trong

bản thân pháp luật vừa thể hiện trong môi trường tác động của nó Những tiêu chí đó phải vừa thể hiện khả năng tác động của pháp luật vừa thể hiện chất

lượng tác động thực tế của nó trong đời sống xã hội Do vậy, để có thể đánh

giá được hiệu quả của pháp luật theo chúng tôi cần xác định các tiêu chí sau:

- Trạng thái ban đầu của các quan hệ xã hội khi pháp luật chưa điềuchỉnh;

Trang 27

- Những biến đổi thực tế do sự tác động của pháp luật mang lại;

- Mức chi phí để đạt được các kết quả thực tế.

Cần chú ý là việc xác định tất cả những tiêu chí trên chỉ trong phạm vi có

liên quan tới pháp luật đang được xem xét để đánh giá hiệu quả của nó

1.2.1 Trạng thái ban đầu của các quan hệ xã hội khi pháp luật chưađiều chỉnh

Để đánh giá được hiệu quả của pháp luật trước hết phải xác định được

thực trạng môi trường xã hội khi pháp luật chưa điều chỉnh nhưng đòi hỏi

phải có pháp luật điều chỉnh Đây là tiêu chí đầu tiên cần xem xét, bởi vì chỉtrên cơ sở đánh giá đúng trạng thái ban đầu của các quan hệ xã hội khi chưa

có pháp luật điều chỉnh thì mới có cơ sở để so sánh với trạng thái của chúngsau khi pháp luật đã điều chỉnh để đánh giá đúng được kết quả thực tế do tác

động của pháp luật mang lại Vì trong môi trường xã hội tồn tại rất nhiềuquan hệ xã hội và chúng được điều chỉnh bằng nhiều công cụ khác nhau,trong khi đó đối tượng điều chỉnh của pháp luật không phải là tất cả các quan

hệ xã hội mà chỉ là những quan hệ xã hội cơ bản, điển hình, phổ biến trong

đời sống cộng đồng xã hội, nên việc đánh giá trạng thái ban đầu chỉ tập trung

xem xét trạng thái của các quan hệ xã hội có liên quan đến các quy định pháp

luật đang cần đánh giá hiệu quả Chẳng hạn, để đánh giá hiệu quả của Nghịđịnh 40/CP của Chính phủ về an toàn giao thông đường thuỷ, người ta đã tiếnhành điều tra khảo sát tình hình vi phạm hành lang an toàn giao thông đườngthủy trước khi Nghị định có hiệu lực với kết luận sơ bộ như sau: “Cả nước có175.742 nhà làm trên sông, 10.542 đăng đáy cá, 3.949 bến, bãi bốc xếp,5.486 các chướng ngại vật khác lấn chiếm luồng chạy tàu với các công trình

Trang 28

thuỷ nội địa; có khoảng 25% số phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn an

toàn giao thông, 48% số người hành nghề không có bằng lái, chứng chi

chuyên môn” [1, tr 16]

Việc xác định trạng thái của các quan hệ xã hội mà pháp luật sẽ điềuchỉnh là xác định trạng thái ban đầu của các quan hệ xã hội khi quy phạmpháp luật chưa điều chỉnh hoặc trạng thái của các quan hệ xã hội khi chưa có

sự sửa đổi hay huỷ bỏ quy phạm pháp luật Trạng thái đó biểu hiện ở mức độ trật tự và sự ổn định tương đối của các quan hệ xã hội; ở hành vi và ý thức của

các tổ chức và cá nhân tham gia các quan hệ xã hội đó; ở mức độ và nhịp độtăng trưởng kinh tế, mức độ ổn định về chính trị, sự phát triển của văn hoá,

giáo dục và ở việc giải quyết các vấn đề xã hội Trạng thái đó còn phản ánh

chất lượng cuộc sống của các tang lớp nhân dân với những điều kiện vật chất

và tinh thần được tạo ra trong xã hội khi chưa có sự tác động, điều chỉnh củapháp luật; khả năng bảo vệ các giá trị và lợi ích của xã hội, việc thực hiện các

quyền, nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân trong xã

hội; các hiện tượng tiêu cực xẩy ra trong xã hội và việc xử lý chúng như thếnào; mức độ bảo dam tính pháp chế trong đời sống xã hội, không khí chính tri

và tinh thần của xã hội; các hiện tượng và các quá trình khác của đời sống xã

hội sẽ chịu sự tác động của pháp luật và quá trình điều chỉnh pháp luật, những

gì đạt được, những gì chưa đạt được, những gì khiếm khuyết, những gì phát

sinh do việc chưa có pháp luật điều chỉnh gây ra Chang hạn, trước khi Bộ luậtlao động năm 1994 của nước ta được ban hành, thì quyền “đình công” của

người lao động chưa được pháp luật quy định nên khi xẩy ra tranh chấp lao

động tập thể, những người lao động phản ứng bằng cách nghỉ việc tập thể đểđòi giải quyết thoả đáng các quyền lợi về tiền lương, việc làm, tiền thưởng,

việc sa thải người lao động tuỳ tiện, trái pháp luật làm cho việc giải quyết

tranh chấp lao động tập thể rất phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người lao động

Trang 29

cũng như các doanh nghiệp Điều đó cũng cho thấy nhu cầu cần phải có

những quy định pháp luật lao động để điều chỉnh quan hệ xã hội nói trên

Khi xem xét trạng thái ban đầu của các quan hệ xã hội trước khi pháp luậtđiều chỉnh cần chú ý tới những công cụ khác đã và đang điều chỉnh các quan

hệ xã hội đó như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo hay các quy phạm xãhội khác, tìm hiểu những tác động tích cực, những ưu điểm cũng như những

hạn chế, tiêu cực có thể có do sự tác động của những công cụ điều chỉnh đó.Các quan hệ xã hội có thể cùng đồng thời chịu sự tác động, điều chỉnh của

nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau nên việc xem xét này còn cho phép

chúng ta xác định được nhu cầu và mức độ cần điều chỉnh bằng pháp luật đối

với các quan hệ xã hội đó “Việc nhận thức về nhu cầu điều chỉnh để “chọn”

được những quan hệ xã hội cần điều chỉnh là điều kiện tiên quyết của hiệu

quả điều chỉnh pháp luật" [79, tr 262] Đồng thời điều này cũng là cơ sở để

phân tích thực trạng và trả lời các câu hỏi đặt ra như việc sửa đổi hoặc ban

hành các quy định pháp luật mới có ảnh hưởng như thế nào đến các công cụ

điều chỉnh khác Các công cụ điều chỉnh khác sẽ thúc đẩy hay cản trở việc đạt

được những mục đích, yêu cầu của pháp luật trong tương lai?

Nếu các quan hệ xã hội đó đã được điều chỉnh bằng các quy định pháp

luật cũ trước khi có sự sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các quy định pháp

luật mới, thì cần tìm hiểu: Chất lượng của các quy định pháp luật cũ; hành vi

và ý thức tuân thủ các quy định pháp luật của các chủ thể tham gia các quan

hệ pháp luật đó; việc thi hành quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật;

các lợi ích vật chất và tinh thần được tạo ra nhờ sự tác động của các quy định

pháp luật đó hoặc tình trạng của các giá trị và lợi ích mà chúng bảo vệ được;

ảnh hưởng của quá trình điều chỉnh pháp luật tới các yếu tố và hiện tượng

khác như thế nào Trong thực tiễn chúng ta cũng đã có những hoạt động này,

chẳng hạn, trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, các

¬

Trang 30

ngành toà án, kiểm sát, công an, tư pháp đã tiến hành tổng kết 10 năm thi

hành Bộ luật hình sự năm 1985 trong từng ngành và đã nhận định: Bộ luậthình sự năm 1985 của nước ta, do được xây dựng và ban hành trong bối cảnh

tình hình kinh tế, chính tri, xã hội của đất nước và quốc tế có nhiều điểm khác

cơ bản so với giai đoạn hiện nay, dù đã được sửa đổi, bổ sung một số lần,

nhưng trong tình hình mới hiện nay “đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, không còn

có thé dap ứng đầy đủ yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả.

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, trước thực tế

sống động của kinh tế thị trường , những biểu hiện phức tạp theo hướng tiêu

cực đã sớm bộc lộ; trước nguy cơ diễn biến hoà bình, âm mưu và thủ đoạncủa các lực lượng thù địch; trước diễn biến phức tạp, có phần gia tăng của

tình hình tội phạm, nhất là các tội phạm về kinh tế, tham những, ma tuý và

một số tệ nạn xã hội khác, cũng như trước yêu cầu bức xúc bảo vệ môi trườngsinh thái ” [17, tr 1], đòi hỏi Bộ luật hình sự năm 1985 cần được sửa đổi bổ

sung kịp thời để thể chế hoá chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta

trong thời kỳ đổi mới, bảo đảm hiệu quả cao của cuộc đấu tranh phòng, chống

tội phạm trên đất nước ta Đồng thời về mặt kỹ thuật lập pháp, Bộ luật hình sự

năm 1985 “phản ánh trình độ lập pháp trước đây còn có những hạn chế nhất

định, nhiều tội danh quy định quá chung; bố cục một số chương, điều chưa

thật hợp lý; nhiều hành vi phạm tội với tính chất và mức độ nguy hiểm khácnhau, nhưng để trong cùng một điều luật với một chế tài xử phạt; khung hình

phạt trong nhiều điều luật lại quá rộng làm cho hiệu quả xử lý ngay trongluật đã không nghiêm” [L, tr 2] Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả

của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm

Có thể coi việc xác định rõ trạng thái ban đầu của các quan hệ xã hội khipháp luật đang xem xét chưa tác động, điều chỉnh là tiêu chí đầu tiên phải chú

Trang 31

ý khi xem xét hiệu quả của pháp luật Kết quả của việc xem xét này khôngnhững sẽ là cơ sở để chúng ta so sánh với trạng thái của chúng khi pháp luậtđang xem xét đã tác động, điều chỉnh, mà còn là cơ sở để xem xét những vấn

đề khác như mức độ phù hợp của pháp luật, nguyên nhân làm cho pháp luật

hiện hành có hiệu quả hoặc kém hiệu quả Tuy nhiên, tiêu chí này cũng cần

được vận dụng ở những cấp độ và phạm vi khác nhau, tuỳ theo yêu cầu cụ théđặt ra cho việc xem xét đánh giá.

1.2.2 Những mục đích, yêu cau và định hướng của pháp luật

Trong khoa học và thực tế pháp lý, hai thuật ngữ “mục dich” và “nhiệm

vu” nhiều khi được dùng với cùng một nghĩa Chẳng hạn, pháp luật hình sựViệt Nam là một trong những công cụ quan trọng để đấu tranh phòng và

chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợiích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần

duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi ngườiđược sống trong môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tínhnhân văn cao; đồng thời góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trởcho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vìmục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Vì vậy, nhiệm vụhay mục đích ban hành Bộ luật hình sự là: “bdo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân

tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ

chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạmtội, đồng thời giáo duc mọi người y thức tuân theo pháp luật, đấu tranhphòng ngừa và chống tội phạm" (Điều 1 Bộ luật hình sự Việt Nam năm1999) Tuy nhiên, hai khái niệm mục đích và nhiệm vụ không hoàn toàn đồng

nhất với nhau Nhiệm vụ thể hiện nội dung cơ bản của hoạt động (công việc),

Trang 32

nó trả lời câu hỏi cần phải làm những gì? Còn mục đích là kết quả mong đợi,

là cái ta mong muốn đạt được Từ mục đích mà đặt ra nhiệm vụ và việc thực

hiện nhiệm vụ sẽ dẫn tới mục đích Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra là nhiệm vụcông việc đã thực hiện nhưng mục đích vẫn không đạt được Ví du: Người

cảnh sát có nhiệm vụ tuần tra canh gác để bảo vệ tài sản cho khu dan cư mà

anh ta được giao phụ trách Người cảnh sát đã thực hiện nhiệm vụ tuần tra

canh gác của mình nhưng vẫn không đạt được mục đích (không bảo vệ được

tài sản cho khu dân cư) vì bọn trộm cắp quá tinh vi và xảo quyệt

Bên cạnh việc xác định rõ mục đích, pháp luật còn đề ra những yêu cầu

và định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội phù hợp với mục đích

của pháp luật Những quan hệ xã hội nào phù hợp với tiến trình phát triển của

xã hội, đáp ứng lợi ích của nhà nước, xã hội và công dân thì pháp luật bảo vệ,củng cố và tạo điều kiện cho chúng phát triển, còn những quan hệ xã hội tráivới những điều nói trên thì pháp luật kìm hãm, ngăn cản sự phát triển củachúng hoặc loại trừ chúng ra khỏi đời sống xã hội

Việc xác định mục đích, yêu cầu và định hướng của pháp luật sẽ dễ dàngkhi chúng được thể hiện trực tiếp trong quy phạm hay văn bản pháp luật Tuy

nhiên, trong nhiều trường hợp việc xác định chúng đòi hỏi phải có cách tiếpcận đúng đắn, phải đối chiếu, so sánh và mở rộng tới những phạm vi rộnghơn Thông thường các mục đích, yêu cầu và định hướng đó được thể hiện ởlời nói đầu của văn bản hoặc ở những quy định về nhiệm vụ của văn bản, ởnhững tờ trình, những báo cáo thẩm tra khi thông qua văn bản hay quy định Trong nhiều trường hợp mục đích, yêu cầu và định hướng của quy phạm hayvăn bản pháp luật chỉ được nêu một cách gián tiếp trong những sáng kiếnpháp luật bằng cách nêu ra những lý do dẫn đến việc ban hành, sửa đổi văn

bản hay quy phạm pháp luật đó (sự cần thiết phải ban hành quy định đó)

Chẳng hạn, để thực hiện Nghị quyết của Bộ chính trị hay Ban chấp hành trungương Đảng về nên đã ban hành văn bản hay quy định này hoặc dự kiến việc

Trang 33

ban hành quy định này sé có những tác dung sau Ở nhiều văn bản quy phạm

pháp luật có thể không nêu rõ mục đích ban hành Điều này có thể do văn bản

có quá nhiều mục đích hoặc mục đích đã rõ ràng nên không cần thiết phải nêu Những mục đích, yêu cầu và định hướng đề ra khi ban hành pháp luật có thể mang tính định lượng, nhưng cũng có thể chỉ là định tính Cần chú ý là có

nhiều trường hợp những mục đích, yêu cầu và định hướng pháp luật được thể

hiện ở những nguồn chính thức như ở lời nói đầu, ở một số quy định của văn

bản, ở các tờ trình thường chỉ mang tính chất chung, rất rộng hoặc khôngđầy đủ và chủ yếu là định tính mà ít khi định lượng Vì thế, khi đánh giá hiệu

quả của pháp luật bên cạnh việc xác định mục đích, nhiệm vụ chung còn cần phải làm rõ những mục đích, nhiệm vụ cụ thể của từng quy phạm hay vần bảnquy phạm pháp luật.

Mục đích, yêu cầu và định hướng của pháp luật thể hiện ở nhiều cấp độ

và phạm vi khác nhau: Ở cấp độ chung, đối với cả hệ thống pháp luật nói

chung là xác lập và điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm bảo đảm cho các quan hệ đó nằm trong trật tự và phát triển theo hướng mà nhà nước mong muốn trên quy mô toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân, duy trì sự phát triển ổn định của cả xã hội, thực hiện sự công bằng xãhội và đưa lại hạnh phúc cho con người; ở cấp độ thứ hai, đối với ngành luật,

mục đích, yêu cầu và định hướng đặt ra chỉ trong phạm vi một lĩnh vực nhất

định của đời sống xã hội; ngoài ra còn có mục đích, yêu cầu và định hướng

đặt ra ở cấp độ đối với chế định luật, nhóm quy phạm pháp luật và thậm chí

đối với mỗi quy phạm pháp luật cụ thể Tuy nhiên, mục đích, yêu cầu đượcđặt ra cho mỗi ngành luật, chế định luật hay mỗi quy phạm pháp luật về thực

chất là sự chi tiết hoá, cụ thể hoá mục đích chung, xuất phát từ mục đíchchung của cả pháp luật, do vậy, chúng không được mâu thuần, không đượcloại trừ lẫn nhau Mỗi quy phạm pháp luật, mỗi chế định luật, mỗi ngành

Trang 34

luật đều có mục đích, chức năng, nhiệm vụ riêng, được diễn dat theo những

cách thức khác nhau, nhưng chúng đều là những yếu tố, những bộ phận cấu

thành các hệ thống lớn nhỏ khác nhau trong một chỉnh thể thống nhất Do vậy, bất kỳ một quy phạm pháp luật, một chế định luật nào cũng chỉ có thể

được đánh giá đúng khi xem xét nó trong các mối liên hệ tác động qua lại với

các yếu tố, các bộ phận khác của hệ thống pháp luật Đó có thể là những mối

liên hệ đối với những yếu tố khác ngang hàng trong hệ thống đó Chẳng hạn,

như những mối liên hệ giữa các quy phạm pháp luật trong cùng một chế địnhluật, giữa các chế định luật trong cùng một ngành luật, giữa các ngành luậttrong hệ thống pháp luật Đó cũng có thể là những mối liên hệ theo chiều dọc đối với những yếu tố lớn hơn như đối với các nguyên tắc của ngành luật

đó hoặc các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung Mỗi yếu tố,

mỗi bộ phận của hệ thống luôn chịu sự chi phối của môi trường xã hội và có

ảnh hưởng trở lại đối với môi trường đó Vì thế, khi xem xét mục đích, yêu

cầu và định hướng của pháp luật cần chú ý tới tính hệ thống của chúng

Trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, mục đích, yêu cầu và địnhhướng đặt ra cho pháp luật có thể có những thay đổi nhất định và những

phương tiện để đạt tới mục đích cũng rất đa dạng Tuy nhiên, những thay đổi

đó thường diễn ra ở mức độ cục bộ, ở cấp độ thấp, còn những mục đích, yêucầu và định hướng của cả hệ thống pháp luật hay của một ngành luật thường

có tính ổn định, ít khi xẩy ra những đột biến lớn Việc thực hiện tốt nhữngmục đích ở cấp độ thấp, ở phạm vi hẹp lại luôn là điều kiện để đạt được mục

đích ở mức độ cao hơn, ở phạm vi rộng hơn Do vậy, muốn đạt được mục đíchchung của cả pháp luật thì phải thực hiện được những mục đích thành phần

của từng ngành luật, từng chế định luật, từng nhóm quy phạm pháp luật và

từng quy phạm pháp luật cụ thể Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp mục

đích của pháp luật chủ yếu được định tính mà ít có sự định lượng cho nên việcxác định mục đích cụ thể của pháp luật sẽ gặp những khó khăn nhất định Khi

Trang 35

xác định mục đích của pháp luật có thể gặp trường hợp quy phạm pháp luật

có một mục đích, nhưng cũng có những quy phạm pháp luật có nhiều mụcđích khác nhau; có những quy phạm pháp luật có mục đích tương đối riêngbiệt nhưng cũng có những quy phạm pháp luật mà mục đích của chúng chỉ có thể được xác định bằng mục đích chung của cả nhóm quy phạm pháp luậthoặc của cả chế định luật Trường hợp nêu trên thường gặp ở các quy phạmpháp luật tố tụng, quy phạm quy định về trình tự, thủ tục giải quyết một vụ việc nào đó Do vậy, nhiều khi khó có thể đánh giá hết được hiệu quả của một quy phạm pháp luật cụ thể nào đó mà chỉ có thể đánh giá được hiệu quả của

cả nhóm quy phạm pháp luật hoặc của cả chế định luật đó

Do tồn tại nhiều mục đích khác nhau ở những phạm vi và cấp độ khác

nhau nên việc nghiên cứu hiệu quả của pháp luật cần được đặt ra ở những cấp

độ và phạm vi nhất định Tuy nhiên, hiệu quả của mỗi chế định luật, mỗi

ngành luật hay của pháp luật nói chung không phải chỉ là tổng số giản đơn

hiệu quả của các yếu tố cấu thành riêng rẽ mà là một hiện tượng pháp lý đặcbiệt, chúng phụ thuộc bởi những mối liên hệ bên trong của mỗi hệ thống và

cả những mối liên hệ bên ngoài với những bộ phận (hệ thống) ngang hànghoặc những bộ phận lớn hơn Điều đó cho thấy hiệu quả của pháp luật phụ

thuộc vào sự tác động đồng bộ, có hiệu quả của tất cả các ngành luật, các chế

định luật, các quy phạm pháp luật Chẳng hạn, Luật hình sự không thể đạtđược hiệu quả cao nếu nằm ngoài sự liên hệ và tác động có hiệu quả của cácquy phạm pháp luật tố tụng hình sự, của Luật tổ chức toà án, Luật tổ chức viện kiểm sát, nếu thiếu sự tổ chức và hoạt động có hiệu quả của cơ quan toà

án, các cơ quan điều tra, thiếu sự thực thi công việc có hiệu quả của các nhàđiều tra, các giám định viên Như vậy, một quy phạm pháp luật hay một chế

định luật không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp có thể sẽ làm giảm tính hiệu

quả của các quy phạm, các chế định luật khác tuỳ theo vi trí, vai trò và các

mối liên hệ của nó với các yếu tố, các bộ phận khác trong hệ thống

Trang 36

Cũng có thể xảy ra trường hợp một quy phạm pháp luật hay một chế định

pháp luật cụ thể nào đó nếu tồn tại độc lập, tác động riêng rẽ thì có thể có

hiệu quả cao nhưng trong tổng thể tác động cùng với các quy phạm pháp luật khác thì hiệu quả lại có thể bị giảm đi Ví dy: Điều 5 Luật đất đai nước ta năm

1987 qui định: “Nghiêm cấm việc mua, bán, lấn chiếm đất dai ” Điều này

rất phù hợp bởi theo Hiến pháp năm 1980 của nước ta thì đất đai thuộc sở hữu

toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước chỉ giao đất cho các tổ

chức và cá nhân để sử dụng Nhưng Điều 3 cũng của Luật trên thì quy định:

“Nhà nước bảo đảm cho người sử dụng đất được hưởng những quyền lợi hợp

pháp trên đất được giao, kể cả quyền chuyển, nhượng bán thành quả lao

động, kết quả đầu tu trên đất được giao khi không còn sử dụng đất và đất đó

được giao cho người khác sử dung ” Điều này cũng phù hợp vì nó bảo vệđược lợi ích hợp pháp chính đáng của người sử dụng đất Nhưng nếu đặt hai

điều luật này trong mối quan hệ tương tác, thì hiệu quả của Điều 5 Luật đất

đai năm 1987 sẽ bị hạn chế, vì nhu cầu sử dụng, chuyển nhượng đất đai là không thể tránh khỏi và có thật trong đời sống xã hội, còn những tài sản nhưcây lâu năm, nhà ở chỉ có giá trị cao khi chúng gắn liền với đất, do vậy, việc

mua bán, chuyển nhượng đất trên thực tế được dién ra dưới hình thức hợppháp là mua bán, chuyển nhượng, những tài sản trên đất Như vậy, Nhà nước

không những không ngăn cấm được việc mua bán đất mà còn không thu được

thuế do việc mua bán đất dưới những hình thức như đã nêu trên Chưa kể là

nếu việc mua bán đất bị phát hiện thì người mua bán đất chỉ bị xử phạt hành

chính bằng những hình thức như cảnh cáo hoặc tịch thu toàn bộ số tiền mua

bán đất Với những quy định như vậy của pháp luật đất đai đã làm cho tình

trạng mua bán, chuyển nhượng đất ở nước ta những năm tám mươi diễn ra rất

phức tạp

Khi tìm hiểu những mục đích đề ra cho pháp luật cần phải quan tâm tớinhững điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện chúng Những mục đích đề ra

Trang 37

cho pháp luật cần phải phù hợp với các điều kiện thực tế như điều kiện kinh

tế, chính trị, văn hoá- xã hội của đời sống xã hội mà trong đó pháp luật

được thực hiện Mục đích đề ra cho pháp luật chỉ có thể thực hiện được khi

các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước đủ khả năng để

bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trên thực tế Tuy nhiên, cũng cần chú ý

là những mục đích đề ra cho pháp luật không chỉ mang tính hiện thực mà

trong nhiều trường hợp còn mang tính cương lĩnh, nói khác đi, có những mục

đích đề ra cho hiện tại, nhưng cũng có những mục đích đề ra cho tương lai

Việc xác định mục đích, yêu cầu và định hướng của pháp luật là cơ sở để

đối chiếu, so sánh với các kết quả thực tế đạt được do sự tác động, điều chỉnh

của nó trong đời sống xã hội về sự phù hợp và mức độ đạt được trên thực tế.1.2.3 Chất lượng của pháp luật

Chất lượng của pháp luật là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả của pháp luật, bởi nó là cơ sở để bảo đảm cho việc thực hiện và

áp dụng pháp luật đạt được kết quả cao trong thực tiễn, đồng thời cho phép dự

báo được khả năng hiện thức hoá các quy định pháp luật trong đời sống xã

hội “Pháp luật được ban hành kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với các quyluật khách quan và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và ở trình độ pháp lý

cao: rõ ràng, chính xác và một nghĩa thì tạo cơ sở cho điều chỉnh và tác độngpháp luật dat được kết quả cao và ngược lai” [70, tr 51] Chất lượng củapháp luật cần được xem xét ở cả hình thức và nội dung của nó

Về hình thức bên ngoài, pháp luật của các nhà nước hiện đại được thể

hiện chủ yếu thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các văn

bản này có thứ bậc cao thấp khác nhau, nhưng tất cả đều tồn tại trong một thểthống nhất, có sự liên hệ chặt chế với nhau, có ảnh hưởng và tác động qua lạilẫn nhau Chất lượng của pháp luật phụ thuộc vào chất lượng các luật, các văn

ban dưới luật và hệ thống các van bản chi tiết, hướng dẫn thi hành chúng Dé

Trang 38

có chất lượng các văn bản pháp luật phải được xây dựng đúng thẩm quyền, có

tên gọi phù hợp với nội dung thể hiện, hình thức rõ ràng, dễ thực hiện Các

văn bản pháp luật được xây dựng với một trình độ kỹ thuật pháp lý cao có kết

cấu chặt chẽ, logic; các thuật ngữ pháp lý được sử dụng chính xác, một nghĩa,

lời văn trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của

quảng dai quần chúng nhân dân “Một quy phạm pháp luật sẽ phát huy được

hiệu quả cao hơn nếu phù hợp với quan niệm, ý thức hiện có của công dân, và

ngược lai” [79, tr 263]

Về hình thức cấu trúc, để có chất lượng đồi hỏi mỗi quy phạm pháp luậtphải có cấu trúc lô gic, chặt chẽ, mỗi chế định luật có đầy đủ các quy phạm

pháp luật cần thiết, mỗi ngành luật có đầy đủ các chế định luật cần thiết còn

hệ thống pháp luật có đủ các ngành luật cần thiết Giữa các bộ phận hợpthành hệ thống pháp luật luôn có mối liên hệ chặt chế và luôn thống nhất nội

tại với nhau Sự thống nhất của chúng là điều kiện cần thiết bảo đảm cho tính

thống nhất về mục đích và sự triệt để trong việc thực hiện pháp luật Trong hệthống pháp luật phải luôn đảm bảo sự thống nhất giữa các ngành luật, giữacác chế định luật trong cùng một ngành luật, sự thống nhất giữa các quyphạm pháp luật trong cùng một chế định luật, không có các hiện tượng trùng

lặp, chồng chéo lẫn nhau của các quy phạm pháp luật trong mỗi bộ phận vàtrong các bộ phận khác nhau của hệ thống pháp luật “Mức độ hệ thống hóa

cao và sự tôn tại của nhiêu bộ luật cũng được coi là biểu hiện của một hệ

thống pháp luật hoàn thiện Tính hệ thống hóa cao là đảm bảo rất quan trọngcho việc thực hiện pháp luật dễ dàng, thuận lợi và chính xác” [41, tr 264]

Về nội dung, chất lượng của pháp luật còn thể hiện ở nội dung các quy

định pháp luật luôn phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn

hoá-xã hội của đất nước “Nếu pháp luật được quy định bởi các điều kiện hoá-xã hội,

điều kiện về giai cấp, thì hiệu quả của nó trước hết phụ thuộc vào tính chất

Trang 39

của các quan hệ xã hội, cơ cấu giai cấp va hệ tu tưởng của các giai cấp Điều

kiện để có hiệu quả của pháp luật nằm ngay trong những mức độ phù hợp khác nhau của pháp luật với những yếu tố xã hội đó Nói cách khác, pháp luật chỉ có thể điều chỉnh được các quan hệ xã hội một cách có hiệu quả khi

cả hệ thống pháp luật nói chung, hoặc một chế định, một quy phạm pháp luật

phản ánh được nhu cầu khách quan của sự phát triển có tính tiến bộ của xã

hội” [79, tr 261] Trước hết pháp luật cần phải phan ánh đúng các quy luật

kinh tế Ở mỗi phương thức sản xuất có những quy luật kinh tế đặc thù nhưng

toàn bộ quá trình sản xuất vật chất thì có quy luật kinh tế chung (chẳng hạn

như quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất)

Do vậy, để có hiệu quả pháp luật của mỗi nước phải vừa phản ánh được những

quy luật kinh tế chung vừa phản ánh được những quy luật kinh tế đặc thù của phương thức sản xuất tồn tại trong đất nước Chất lượng của pháp luật còn thể

hiện ở chỗ pháp luật phải phản ánh một cách sâu sắc, đầy đủ những định

hướng chính trị xã hội Pháp luật là hình thức để hiện thực hoá đường lối,

chính sách của nhà nước, phản ánh tư tưởng, quan điểm của lực lượng cầmquyền Vì vậy, tính chính trị của pháp luật luôn là một trong những yếu tố

quan trọng tạo ra chất lượng của nó Đối với pháp luật nước ta, tính chính trị

của nó thể hiện ở chỗ, pháp luật nước ta là sự “thé chế hoá đường lối, chủ

trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân " [25, tr 120] Chất lượng củapháp luật còn biểu hiện ở tính hợp lý trong việc phản ánh và bảo vệ lợi ích

của các tầng lớp xã hội khác nhau trong pháp luật như lợi ích của toàn xã hội,của giai cấp, của các nhóm xã hội và lợi ích của mỗi cá nhân trên phạm vi

cả nước, phạm vi từng địa phương và phạm vi mỗi cộng đồng Su phù hợp củapháp luật với đạo đức, văn hóa dân tộc, với thuần phong mỹ tục của đất nước

cũng là một trong những dấu hiệu phản ánh chất lượng của pháp luật, làm cho

pháp luật được tôn trọng và là điều kiện bảo đảm cho hiệu quả của pháp luật

Pháp luật quốc gia có ảnh hưởng tới pháp luật quốc tế và ngược lại nó cũng

Trang 40

chịu ảnh hưởng trở lại của pháp luật quốc tế, nên khi xem xét chất lượng của

pháp luật còn phải tính đến sự phù hợp của pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế Trong xu hướng hội nhập và hợp tác hiện nay, vấn đề này luôn đòi

hỏi phải được chú trọng và trong những giới hạn có thể pháp luật quốc gia cần phải phù hợp với các công ước, điều ước và thông lệ quốc tế mà quốc gia đó

ký kết hoặc tham gia

Pháp luật có chất lượng phải là pháp luật đưa ra được phương án tốt nhất

với phương pháp điều chỉnh pháp luật phù hợp nhất để thông qua đó có thể

đạt được mục đích mong muốn trong những điều kiện kinh tế - xã hội hiện

tại Những mục đích đề ra trong pháp luật phải phù hợp với trình độ phát triển

của đất nước, phải có tính khả thi, nghĩa là, có khả năng thực hiện được trongnhững điều kiện kinh tế, chính trị- xã hội hiện tại Nếu các mục đích đề ra cho pháp luật quá cao hoặc quá thấp so với các điều kiện phát triển của đấtnước thì đều có ảnh hưởng đến chất lượng của pháp luật Trong những trườnghợp đó hoặc là pháp luật không có khả năng thực hiện được hoặc là được thựchiện không triệt để, không nghiêm, không phát huy hết vai trò tác dụng của

nó trong đời sống xã hội

1.2.4 Những biến đổi thực tế do sự tác động của pháp luật mang lại.

Tiêu chí tiếp theo để đánh giá hiệu quả của pháp luật là phải xác địnhđược những biến đổi thực tế do sự tác động của pháp luật mang lại Đây là

tiêu chí phức tạp nhất, vì pháp luật có phạm vi tác động rộng, những biến đổi

do sự tác động của pháp luật thường không phát sinh trực tiếp mà thông quahành vi của các chủ thể và thông qua các chỉ số cụ thể khác vốn rất đa dạng

và phong phú, nên việc xác định những biến đổi thực tế do sự tác động của

pháp luật đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện, cụ thể, đồng thời phải có những phương pháp đúng đắn để có thể thu thập nhiều nguồn thông tin và tư

liệu khác nhau Những biến đổi do sự tác động của pháp luật thường được

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w