1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam

216 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Tác giả Vũ Thu Hạnh
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Hồng Hạnh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật kinh tế
Thể loại Luận án tiến sĩ luật học
Năm xuất bản 2004
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 216
Dung lượng 52,88 MB

Nội dung

Nếu khách thể xung đột là các quyền và lợi ích liên quan đến việc khai thác, hưởng dung, tác động đến các yếu tố môi trường thì cho dù tranh chấp đó nảy sinh giữa bat kỳ ai, có bất cứ tí

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VU THU HANH

XAY DUNG VA HOAN THIEN

CO CHE GIAI QUYET TRANH CHAP TRONG LINH VUC

BAO VE MOI TRUONG TAI VIET NAM

Chuyên ngành: Luật kinh tê

Ma số : 62 38 50 01

| THU VIEN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI

PHÒNGGV_ fod _

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dan khoa học: PGS.TS Lê Hong Hanh

HÀ NỘI - 2004

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình

nghiên cứnFcủa riêng tôi Các số liệu nêu

trong luận án là trung thực Những kết luận

khoa học của luận án chưa từng được di

công bố trong bất kì công trình nào khác

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

+

Vĩ Thu Hanh

Trang 3

NHỮNG TỪ VIET TAT TRONG LUẬN ÁN

1 ONMT_ :Ônhiễm môi trường

STMT : Suy thoái môi trường

SCMT : Sự cố môi trường

DTM : Đánh giá tác động môi trường

OCED : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

NORAD © : Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy

8 PPP : The Polluter Pays Principle

9 SACEP : Chương trình Môi trường hop tác Nam 4

10 UNEP : Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc

NGHĨA NHỮNG TỪ LA TINH SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

1 ad hoc : VỤ VIỆC

2.ersa omnes_ : nghĩa vụ chung đối với tất cả các chủ thể

Ÿ inter partes: mối quan hệ giữa các bên liên quan

4 inso facto : từ thực tế

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trên phạm vi toàn cầu cũng như tại Việt Nam, chất lượng môi trường

đang có những biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho cuộc sống của con người,

Bên cạnh những biểu hiện xấu dễ nhận thấy đối với môi trường như ô nhiễmmôi trường, suy giảm tầng ôzôn, cạn kiệt tài nguyên rừng và đa dạng sinh học,

biến đổi khí hậu , các mối quan hệ xã hội nảy sinh từ việc khai thác, hưởng

dụng, tác động đến các yếu tố môi trường cũng đang ngày càng trở nên phứctạp, gây mâu thuẫn, xung đột tưởng chừng như không thể điều hoà được.

Phát triển bền vững mà đa số các quốc gia trên thế giới đang hướng tới

không chỉ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế kết hợp với bảo vệ môi

trường mà còn phải duy trì sự công bằng, ổn định trong các mối quan hệ xãhội nói chung, quan hệ trong khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiênnhiên nói riêng Khái niệm phát triển bền vững ngày nay còn bao hàm cả khía cạnh là sự phát triển không có xung đột và tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường “hoặc vì một lí đo nào đó mà chúng vẫn xảy ra thì phải được kiểm

soát, giải quyết theo một cơ chế pháp lý thích hợp.

Tại Việt Nam, trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, tranh chấp

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là ranh chấp môi

trường) nổi lên như một hiện tượng bức bách cấu đời sống xã hội, khiến cho

công luận hết sức quan tâm, lo ngại Điển hình là những vụ xung đột liên quanđến việc xử lý chất thải của nhà máy sản xuất mì chính Vedans; nhà máy sữa

Hà Nội; việc xây dựng bể chứa axit sunfuaric đặc tại khu vực cảng Chùa Vẽ

(Hải phòng); xây dựng khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn (Sóc Sơn,

Hà Nội); xây dựng xa lộ Bắc - Nam (đoạn đi qua vùng đệm của vườn Quốc gia

Cúc Phương) Gần đây nhất là tranh chấp nảy sinh sau sự cố tran dau tại BaRịa - Vũng Tàu Những phương án cụ thể để giải quyết từng vụ việc nêu trên

đã được tiến hành Cu thé Công ty Vedans chi khoảng 15 tỷ đồng cho việc

Trang 5

phục hồi chất lượng môi trường nước sông Thị Vải; Ban quản lý Khu Liên

Hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn đã có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng

chịu ảnh hưởng chất lượng môi trường xung quanh khu bãi rác; Công ty suppephotphat Lâm Thao đã ngừng việc xây dựng bể chứa axit Tuy nhiên, điều dễ

nhận thấy đó mới chỉ là những giải pháp tình thế, thụ động, chưa tháo gỡ dứtđiểm những vướng mắc nảy sinh, do chưa dựa trên những cơ sở khoa học vữngchắc và cơ chế giải quyết xung đột phù hợp, thoả đáng

Những khó khăn, lúng túng mà chính các bên đương sự cũng như các

cơ quan có thẩm quyền phải đối mặt khi xử lý các tranh chấp môi trường bắt

nguồn từ đặc thù của những mâu thuẫn, tranh chấp So với các dạng tranh

chấp khác đã và đang nảy sinh khá phổ biến trong đời sống xã hội như tranhchấp đất đai, tranh chấp kinh tế, tranh chấp lao động , ranh chấp môi

trường có nhiều nét khác biệt cả về đối tượng tranh chấp, phạm vì chủ thể,

giá trị tranh chấp, và thời điểm nảy sinh tranh chấp Tuy nhiên, cơ chế giảiquyết các tranh chấp môi trường chưa được định hình một cách phù hợp với

đặc thù của tranh chấp này Hiện tại, các quy định của pháp luật Việt Nam

về giải quyết tranh chấp môi trường còn ở trong trạng thái sơ khai, chưa hoànchỉnh Luật Bảo vệ môi trường (1993) cũng như Bộ Luật Dân sự mới chỉ cónhững quy định chung về thẩm quyền giải quyết tranh chấp, về trách nhiệm

của người có hành vi làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại, mà chưa có các

qui định cu thể về qui trình và thủ tục giải quyết tranh chấp, quyền hạn vàtrách nhiệm của các cơ quan có liên quan, cách thức xác định giá trị các thiệt

hại về moi trường Bất cập nay đã dẫn đến hệ qua là việc giải quyết tranhchấp môi trường thường kéo dài, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không được bảo vệ, chất lượng môi trườngcham đươc phục hồi, trật tự xã hội và trật tự pháp lý bi ảnh hưởng Do vậy,việc nghiên cứu một cơ chế thích hợp để giải quyết các tranh chấp môi

trường là đòi hỏi bức thiết cả về lý luận và thực tiễn

Trang 6

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trên thế giới, đã có một số công trình nghiên cứu về cách thức đền bù

và đánh giá thiệt hại môi trường Các công trình này trở thành căn cứ quantrọng để đưa ra các quy định về giải quyết các khiếu kiện liên quan đến việc

đòi bồi thường thiệt hại về môi trường Trong số này trước tiên cần kể đếncông trình “Đền bà và đánh giá thiệt hai môi trường: Một số vấn đề về chínhsách và pháp lí đối với khu vực ASEAN” do Tiến sĩ Brady Coleman - Trung

tâm Luật Môi trường châu Á - Thái Bình Dương, Đại học tổng hợp Singapore

thực hiện; “Khuôn khổ thể chế hiện hành về dén bù và đánh giá thiệt hại môi trường tại Malayxia” của Amirul Arpin - Chuyên gia kiểm soát môi trường,

Cục Môi trường Malayxia; “Mô tả khuôn khổ hiện hành về dén bù và đánh giá

thiệt hại môi trường ở các nước thành viên ASEAN: Kinh nghiệm của TháiLan’ do Charit Tingabadh - Trung tâm kinh tế, sinh thái - Khoa kinh tế - Dai

học Tổng hop Chulalongkorn, Bangkok, Thai Lan thực hiện Đặc biệt là ấnphẩm "Compendium of summaries of judicial decisions in environment

related cases"! do Chương trình Môi trường Hop tác Nam A (SACEP) và

Chương trình Môi trường của Liên Hợp quốc (UNEP) xuất bản năm 2001

Tại nước ta, như trên đã đề cập, tranh chấp môi trường và giải quyết

tranh chấp môi trường là một vấn đề hoàn toàn mới Trong một số lĩnh vực

khoa học có liên quan như xã hội học môi trường, kinh tế học môi trường,

khoa học quản lí về môi trường cũng đã xuất hiện một số công trình nghiêncứu về vấn đề này như: “Xây dung phương pháp xác định mức đền bù thiệt haibởi ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất, dịch vụ gây ra” do Trung tâm

kĩ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp, trường Đại học xây dựng Hà

Nội thực hiện năm 1999; “Bước đầu tiếp cận công tác thanh tra giải quyết dén

bù thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây bởi các hoạt động của Nhà máy Nhiệt

điện Phả lai” do Nguyễn Thị Thanh Minh, sinh viên Khoa Môi trường, trường

Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2000,

' Tam dich là “Trích yếu tóm tất các quyết định của toà án trong các vụ có liên quan đến môi trường".

Trang 7

"Chính sách quan ly môi trường đối với việc giải quyết xung đột môi trưƯỜng",

luận văn cao học chuyên ngành chính sách khoa học và công nghệ của LêThanh Bình Song nhìn chung các công trình nêu trên mới chỉ đề cập đến các

giải pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế mà chưa đề cập đến một cơ chế hoànchỉnh để giải quyết tranh chấp.

Từ góc độ nghiên cứu khoa học pháp lí, chủ đề giải quyết các xung độttrong lĩnh vực môi trường cũng đã bước dau nhận được sự quan tâm nghiêncứu của các luật gia, cũng như những người làm công tác thực tiễn trong lĩnh

vực quản lý môi trường Ở các mức độ và phạm vi khác nhau, đã có một số

công trình và tài liệu đề cập đến vấn đề này, như: Giáo trình Luật Môi trường

của Trường Đại học Luật Hà Nội (1999); đề tài "Bước đầu nghiên cứu cơ chếgiải quyết tranh chấp môi trường tại Việt Nam" do Cục Môi trường, Bộ Khoa

học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợpvới Vụ pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2000; đề tài

"Trach nhiệm pháp lý dân sự trong lĩnh vực môi trường” do Viện nghiên cứu

Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thực hiện năm 2002; các Báo cáo tổng kết

công tác thực tiễn giải quyết đòi bồi thường thiệt hại do hành vi lam 6 nhiễm

môi trường gây nên của Phòng quản lý môi trường các tỉnh, thanh tra môitrường các địa phương, Cục bảo vệ môi trường Ngoài ra, còn có các côngtrình khác đề cập ở những mức độ khác nhau về những vướng mắc nảy sinh trong quá trình giải quyết những đạng cụ thể của tranh chấp môi trường, như

chuyên khảo "Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam - Luật pháp và thực tiễn"

của Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao

Rhìn chung, các bài viết, các công trình nêu trên đã đề cập đến nhiềukhía cạnh và ở các mức độ khác nhau về tranh chấp môi trường và giải quyết

tranh chấp môi trường Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nàonghiên >ứu có hệ thống lý luận về tranh chấp môi trường và cơ chế giải quyết

tranh chấp môi trường, về những vướng mắc trong thực tiễn giải quyết tranh

chấp, miững giải pháp xây dung và hoàn thiện một cơ chế thích hợp để giảiquyết cic tranh chấp môi trường xảy ra tại Việt Nam

Trang 8

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận án là phát hiện những biểu hiện khác nhau của xungđột lợi ích liên quan đến các nguồn tài nguyên và môi trường; nghiên cứunhững biểu hiện đặc thù của tranh chấp môi trường; những đòi hỏi riêng củaviệc giải quyết tranh chấp môi trường; từ đó tìm kiếm cách thức giải quyết hop

lý những xung đột lợi ích trong lĩnh vực này

Với mục đích nêu trên, các nhiệm vụ của luận án phải giải quyết là:

- Nghiên cứu làm rõ khái niệm tranh chấp môi trường, phân biệt tranhchấp môi trường với xung đột xã hội khác, chỉ rõ những dấu hiệu đặc trưngcủa tranh chấp môi trường

- Nghiên cứu, lý giải những yêu cầu riêng đặt ra trong quá trình giảiquyết các tranh chấp môi trường trên cơ sở so sánh với các yêu cầu giải quyếttranh chấp trong lĩnh vực khác Từ đó tìm và phân tích các yếu tố cấu thành cơchế giải quyết tranh chấp môi trường

- Phân tích, đánh giá các cách tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp môi

trường tại Việt Nam trong suốt thời gian qua, chỉ ra những điểm yếu của cơchế cũng như những bất cập từ thực tiễn áp dụng nó

- Xác lập cơ sở lý luận va dé xuất những kiến nghị cụ thể về việc xây dựng và hoàn thiện một cơ chế riêng để giải quyết các tranh chấp môi

trường, nhằm phúc đáp những yêu cầu mà thực tiễn đặt ra đối với việc giải

quyết loại tranh chấp này

4 Pham vi nghiên cứu

Do tranh chấp môi trường có biểu hiện rất đa dạng và phức tạp nên những nội dung nghiên cứu của luận án có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực

pháp lý như dân sự, kinh tế, hành chính, quốc tế Mỗi lĩnh vực nêu trên đều

có mối liên hệ nhất định đến những dạng cụ thể của tranh chấp môi trường,cũng như phản ánh các cấp độ khác nhau của tranh chấp môi trường Tuynhiên, luận án tập trung chủ yếu nghiên cứu, xem xét các vấn đề dưới giác độ

Trang 9

pháp luật kinh tế Điều này có nghĩa là, trên cơ sở tiếp cận toàn diện các vấn

đề liên quan đến tranh chấp môi trường, giải quyết tranh chấp môi trường, tứcxem Xét từ các góc độ của các lĩnh vực pháp luật khác nhau, luận án nhấnmạnh đến cách tiếp cận của pháp luật kinh tế, được thể hiện qua các định chếpháp lý, các công cụ, phương tiện, các cách thức giải quyết tranh chấp môitrường mang nội dung kinh tế, phản ánh các yêu cầu, quy luật kinh tế

Trong khoa học pháp lý hiện đại, luật môi trường là lĩnh vực tương đối

phức tạp xét từ đối tượng điều chỉnh của chúng, nhất là đối với khoa học pháp

lý nước ta vốn nặng về việc phân chia pháp luật theo các ngành độc lập Chính

vì vậy, đề tài nghiên cứu tìm cách nhấn mạnh các yếu tố chức năng của vấn đề

chứ không nhấn mạnh các yếu tố kết cấu của nó Tiếp cận từ phương diện này

và lấy các khía cạnh pháp luật kinh tế làm trung tâm như phân tích ở trên, đềtài này được thực hiện trong phạm vi chuyên ngành Luật kinh tế Day cũng làcách tiếp cận phù hợp với hướng nghiên cứu của các ngành khoa học có liênquan đến bảo vệ môi trường, như khoa học quản lý môi trường, kinh tế họcmôi trường, xã hội học môi trường Đó là các môn khoa học được hình thànhtrên cơ sở kết quả nghiên cứu liên ngành về các yếu tố môi trường (không phụthuộc vào đó là yếu tố tự nhiên hay vật chất nhân tạo, có đặc tính lý học, hoáhoc hay sinh học), đồng thời từng bước thể hiện "màu sắc” riêng trong nộidung khoa học của từng lĩnh vực

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận án là: 1) Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về

giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội; 2) Những quan điểm cơ bản của Đảng

và Nhà nước về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là các quan điểm về Phát triển bềnvững đất nước, đảm bảo quyền của người dân được sống trong môi trường tronglành, trong xã hội ổn định; 3) Những thành tựu chung của nhân loại thông qua

các học thuyết, quan điểm pháp lý đã được các quốc gia đi trước vận dụng

Trang 10

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là phương phápphân tích và khái quát hoá Luận án cũng sử dụng phương pháp luật học so sánh

để làm rõ một số khía cạnh của cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường được

thé hiện trong các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới và phân tích khả

năng ứng dụng các yếu tố thích hợp vào việc giải quyết tranh chấp môi trườngcủa Việt Nam Ngoài ra, các phương pháp lịch sử, phương pháp mô hình hoá cũng được sử dụng trong quá trình giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra

6 Những đóng góp mới về khoa học của luận án

Đây là luận án tiến sỹ đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và hệthống về cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường cả từ phương điện lí luậncũng như thực tiễn Luận án có những đóng góp mới như sau:

Luận án thể hiện một nét mới trong tư duy pháp lý - một tư duy đa

ngành (một cách nhìn đa diện) về khoa học luật môi trường nói chung, cơ chế

giải quyết tranh chấp môi trường nói riêng

Luận án góp phần nhìn nhận khái niệm tranh chấp trong lĩnh vực môitrường, làm rõ bản chất pháp lí của tranh chấp, các đặc điểm cơ bản của tranh chấp và xác định các tiêu chí để nhận dạng các tranh chấp môi trường trongđời sống xã hội

Luận án xây dựng cơ sở phương pháp luận để phân định cơ chế giảiquyết tranh chấp môi trường với cơ chế giải quyết các tranh chấp khác, đồngthời nghiên cứu các yếu tố cấu thành nên cơ chế giải quyết tranh chấp môitrường và phân tích mối tương tác liên hoàn giữa chúng

Luận án thể hiện nội dung nghiên cứu về mặt lịch sử và thực tiễn triểnkhai cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường trong suốt thời gian qua tại ViệtNam, qua đó nêu bật lên những điểm hạn chế, bất cập của thực tiễn pháp lý về vấn dé này, đồng thời khẳng định nhu cầu tất yếu của việc xây dựng và hoànthiện cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam

Trang 11

Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất cácphương hướng tổng quát và các giải pháp cụ thể và khả thi nhằm hoàn thiện cơchế giải quyết tranh chấp môi trường, nâng cao hiệu quả áp dụng cơ chế giải

quyết loại tranh chấp này tại Việt Nam

Luận án góp phần làm sáng tỏ các cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hìnhthành và không ngừng hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp; củng cố cácquyền và lợi ích hợp pháp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của người dân;

góp phần nâng cao sự hiểu biết của đội ngũ cán bộ thừa hành pháp luật cũng

như của dân chúng về pháp luật môi trường Luận án có thể được dùng làm tài

liệu tham khảo trong công tác xây dựng pháp luật, trong công tac giảng day

hay trong hoạt động thực tiễn giải quyết tranh chấp môi trường

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung luận án bao gồm 3 chương, 8 mục

Trang 12

Chương I

NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG,

CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

1.1 TRANH CHAP MOI TRƯỜNG VÀ NHỮNG BIEU HIỆN CUA NÓ

TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1.1 Khái niệm tranh chấp môi trường

“Tranh chấp” là hiện tượng xã hội Sự khác nhau giữa các thành viên

trong xã hội về cách nghĩ, cách thể hiện, về nhu cầu cũng như khả năng đáp

ứng nhu cầu là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp Tranh chấp có thể nảy sinh trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau.

Ở cấp độ bộc lộ quan điểm, tranh chấp đơn thuần là sự bàn cãi, tranh luận hay bất đồng ý kiến [67, tr 989] Ở cấp độ đòi hỏi quyền lợi, tranh chấp là việc

giành nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào [36, tr 135]

Còn khi đấu tranh để giành phần thắng, tranh chấp là sự chống lại, kháng cự lại đối phương [64, tr 1685] Xét từ góc độ cá nhân, tranh chấp là sự thể hiện

mong muốn chủ quan của mỗi người, song nhìn từ phương diện xã hội, tranh

chấp lại là hiện tượng mang tính khách quan và là một bộ phận hiển nhiên của quá trình phát triển xã hội, "nó không phải là kết quả của sự sai lầm của conngười cũng không phải là sai lầm của hệ thống” [89, tr 36]

Trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ xã hội trở nên sốngđộng và phức tạp hơn, lợi ích cũng đa dạng hơn Vì vậy tranh chấp càng trở

nên phổ biến và gay gắt hơn Hiện thực này phản ánh một điều có tính tất yếu

là “nếu như chẳng bao giờ có thể giải quyết dứt khoát vấn dé khan hiếm hay

bất bình đẳng xã hội thì cũng chẳng có thể đưa xung đột xã hội về một trạngthái đứng yên hoàn toàn” [26, tr 172 - 175]

Bảo vệ môi trường là một trong những lĩnh vực thể hiện rõ nét qui luậtnêu trên Sự gia tăng nhu cầu hưởng thụ chất lượng môi trường sống, nhu cầukhai thác các nguồn tài nguyên chống lại những giá trị hữu hạn của chúng là

Trang 13

nguyên nhân nội tai gây nên những mâu thuẫn trong lĩnh vực này Tranhchấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi là rranh chấp môitrường) đang nay sinh ngày càng nhiều

Ngay từ khi mới xuất hiện, tranh chấp môi trường đã được nhiều lĩnh vựckhoa học quan tâm nghiên cứu, với những tiếp cận ban đầu là xung đột môitrường Khái niệm xung đột được định nghĩa như là “một hoàn cảnh xã hội trong

đó ít nhất có hai bên đấu tranh với nhau trong cùng thời điểm để đạt được một loại nguồn lực hiếm hoi nào đó” [83, tr 120] Định nghĩa này cũng có thể mang

lại những ứng dụng nhất định cho việc nhận dạng xung đột môi trường Môi

trường với các yếu tố cấu thành của nó, theo nhận thức của nhiều người trướcđây, là tài nguyên Thực tế, nước, không khí, rừng đều có giới hạn và có khi trởthành hiếm hoi ở nơi này hoặc nơi khác Trong bối cảnh đó, sự đấu tranh lẫn

nhau để giành lấy các yếu tố của môi trường, lợi ích của nó dẫn đến xung đội.

Từ giác độ xã hội học, xung đột môi trường được hiểu là “xung đột vềquyền lợi giữa các nhóm xã hội khác nhau trong việc khai thác và sử dụngnguồn tài nguyên môi trường Nhóm này muốn tước đoạt lợi thế của nhóm khác,dẫn đến sự đấu tranh giữa các nhóm để phân phối lại lợi thế về tài nguyên” [73].

Từ giác độ môi trường học, xung đột môi trường được nhìn nhận theohai khía cạnh Mot !à, xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội với nhu

cầu bảo vệ môi trường sống trong lành của loài người; hai là, xung đột giữa

các nhóm cư dân khác nhau trong quá trình khai thác, sử dụng các nguồn tài

nguyên và môi trường Trong đó khía cạnh thứ nhất của xung đột môi trườngđược các nhà môi trường học minh hoạ bằng sơ đồ sau [8, tr 3-5]:

Sản xuất Cạn kiệt tài nguyên

X61 mòn văn hoá, xã hội |# Xung đột MT

—_ =—

Khởi kiện, khiếu nại

y

Trang 14

Mac dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song các nha xã hội hoc

và môi trường học đều thống nhất một số điểm chung về xung đột môi

trường như sau: 7rước hết, xung đột môi trường là một hình thái của xungđột xã hệt, thể hiện đưới các dang: xung đột về nhận thức, xung đột về mục

tiêu, xung đột về quyền lực, xung đột về nhu cầu, xung đột giữa các thế hệ,giữa các nhóm xã hội hay các cộng đồng người trong việc khai thác, sửdụng va bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường; thit hai, hệ quả tích cực

hay tiêu cực mà xung đột môi trường gây ra cho xã hội hoàn toàn phụ thuộc

vào quá trình quản lý, kiểm soát hay giải quyết xung đột; /h⁄ ba, xung đột

môi trường trở thành tranh chấp môi trường khi đòi hỏi của các bên mang

tính pháp lý Như vậy, xét từ khía cạnh lý luận thì xung đột môi trường là

phạm trù có nội hàm rộng hơn tranh chấp môi trường

Trong khoa học pháp lý, tranh chấp môi trường (environmental dispute)

là thuật ngữ có nguồn gốc từ thông lệ quốc tế, được hình thành qua thực tiễn xét

xử các vụ khiếu kiện quốc tế về môi trường vào đầu thế kỷ XX Ở phạm vi mỗi

quốc gia, tính đến cuối thập kỷ 70, thuật ngữ tranh chấp môi trường đã được sử

dụng khá phổ biến tại nhiều nước như Australia, Ấn độ, Hoa Kỳ, Singapore, Canada, Bangladesh, Sri Lanka, Thái Lan, Malayxia, Smgapore- Ở các nước

này thường xuyên xuất hiện các vụ kiện liên quan đến việc khai thác quá mứccác nguồn tài nguyên thiên nhiên làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác,cũng như các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại về môi trường, thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên Thời kỳ

đầu, những vụ án nêu trên được gọi chung là án dân sự và giải quyết theo thủ

tục tố tụng dân sự Sau này người ta nhận thấy khó có thể xử lý các tranh chấpnày đơn thuần theo phương pháp dân sự vì hầu hết các vụ kiện có nội dung liên

quan đến hành vi vi phạm pháp luật môi trường, xâm phạm quyền được sống,quyền được hưởng dụng chung các thành phần môi trường của con người Đồngthời người ta còn nhận thức được rằng các mối quan hệ xung đột nêu trênkhông chỉ thuần tuý xoay quanh các vấn đề tài sản hay tính mạng, sức khoẻ của

Trang 15

từng con người cụ thé mà sâu xa hơn đó chính !à xung đột giữa bảo tổn và pháttriển, xung đột giữa lợi ích kinh tế với lợi ích môi trường Tên gọi tranh chấp

đân sự dường như không phản ánh đúng bản chất của những mối bất hoà trong

lĩnh vực bảo vệ môi trường, cũng như thủ tục tố tụng dân sự không đáp ứng đầy

đủ các yêu cầu mà việc giải quyết loại tranh chấp này đặt ra Ý tưởng về một

tên gọi mới cùng với các nguyên tắc và cách thức giải quyết các tranh chấp

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng được hình thành từ đây

“Những vấn đề môi trường đã thúc ép các thẩm phán làm việc hết

sức mình, không chỉ bởi vì tính mới lạ, mà còn bởi tính cấp bách và ảnh hưởng sâu rộng của chúng Khi đã thất bại trong tất cả các phương thức

khác, các nạn nhân phải nhờ đến toà án để đòi bồi thường, nhưng các

nguyên tắc pháp lý mà chúng ta kế thừa từ quá khứ thường không mấy

thích hợp, bởi các vấn đề gặp phải đều hoàn toàn mới” [16, tr 9 - 10]

Như vậy, có thể hình dung thuật ngữ tranh chấp môi trường xuất hiện phổ biến tại các quốc gia có quan hệ pháp luật môi trường hình thành và phát triển

sớm Sự tách biệt tên gọi tranh chấp môi trường nói riêng, quan hệ pháp luật môi trường nói chung ra khỏi các quan hệ dân luật cũng là điều dé lí giải và hợp quy

luật vận động của xã hội Lịch sử đã từng trải qua những giai đoạn mà dân luậtđiều chỉnh gần như hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến con người như: quan hệ

tài sản, quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ lao động, quan hệ thương mại Về sau, do sự phát triển của xã hội mà các quan hệ nói trên đã dần tách ra và tồn tại

một cách độc lập, song song với quan hệ có tính "gốc rễ" nay

Ngày nay, các quy định pháp luật về tranh chấp môi trường, giải

quyết tranh chấp môi trường đã được nhiều nước ban hành, song từ phương

điện lý luận thì vẫn có sự khác nhau nhất định giữa các hệ thống pháp luật

trong cách tiếp cận hiện tượng xã hội này

Một số nước theo hệ thống luật dân su (civil law system) như Pháp,Đức, Nhật tiếp cận tranh chấp môi trường theo hướng định tính hoá [78];[80] Theo cách này người ta không chỉ rõ các dạng cụ thé của tranh chấp mà

Trang 16

dựa vào tiêu chí chủ thé tham gia tranh chấp, yếu tố tai san (hang hoá - tiền tệ) trong các quan hệ xung đột để xác định tính chất dân sự hay “phi dân sự” của

tranh chấp môi trường, lấy đó làm căn cứ cho việc áp dụng các thủ tục tố tụng

tương ứng để giải quyết tranh chấp Chang hạn, thủ tục tố tụng dân sự sẽ được

áp dụng để giải quyết các tranh chấp giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức hay giữa các tổ chức với nhau nảy sinh từ việc đòi khôi phục các

quyền và lợi ích về tài sản bị xâm hại do làm ô nhiễm môi trường gây nên, còn

thủ tục tố tụng hành chính sẽ được áp dụng đối với các tranh chấp nảy sinh từhoạt động quản lý hành chính về môi trường hoặc các tranh chấp đòi phục hồi

trật tự công cộng trong lĩnh vực môi trường

Theo chúng tôi, cách tiếp cận này thường chỉ phù hợp với những quan

hệ xung đột có tính chất thuần tuý dân sự hoặc hành chính, cũng như chỉ phùhợp với những xung đột hoặc là lợi ích tư hoặc là lợi ích công Còn đối với cácquan hệ xung đột có biểu hiện phức tạp về tính chất, đa dạng về chủ thể, khácbiệt về cơ sở phát sinh như trong lĩnh vực môi trường (sẽ được phân tích sau

đây) thì cách tiếp cận này sẽ vấp phải những trở ngai đáng kể Thực tế không

phải trong trường hợp nào cũng xác định được một cách chính xác tính chấtdan sự hay phi dân sự trong một vụ tranh chấp môi trường và vi thế các cơ chếgiải quyết tranh chấp thích hợp sẽ khó được xác định

Các nước theo hệ thống luật án lệ (common law system) lại tiếp cậntranh chấp môi trường theo phân loại và lượng hoá, tức là chỉ rõ các dạng cụ

thể của loại tranh chấp này thông qua việc xác định những hình thức hợp pháp

của các vụ kiện về môi trường [70]; [80] Những hình thức đó là:

1 Yêu cầu cưỡng chế dân sự các nghĩa vụ luật định Yêu cầu này

được hiểu là quyền bất kì một người dân nào thông qua toà án cưỡng chếdân sự (thông qua các tuyên bố hoặc lệnh cấm của toà) đối với một người

có hành vi vi phạm các quy định của luật môi trường, gây ảnh hưởng chất

lượng môi trường sống của họ Mức độ nghiêm khắc nhất của cưỡng chế

Trang 17

dân sự là buộc các cơ sở gây ô nhiễm phải đóng cửa nhà máy để chặn đứng

các tác hại có thể xảy ra đối với môi trường

2 Yêu cầu xem xét lại theo thủ tục tư pháp tính hợp pháp của cácquyết định hành chính về môi trường Một quyết định hành chính về môitrường đã được ban hành có thể bị tuyên là vô hiệu qua việc xem xét lạiquyết định đó theo thủ tục tư pháp Các quyết định bị xem xét theo thủ tụcnày thường có liên quan đến hoạt động thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển Sai phạm phổ biến trong trường hợp này

là thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường không đúng thẩm

quyền, sai quy trình hoặc bỏ sót nhiều chi tiết quan trọng trong quá trình

đánh giá, thiếu căn cứ khi quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động

môi trường hay cấp phép hoạt động cho các dự án

3 Kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm 6 nhiễm môi trường gây

nên Bất kỳ người nào là nạn nhân của hành vi làm tổn hại đến môi trường có quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của mình.

4 Yêu cầu kiểm tra tính hợp lí trong nội dung của các quyết định về

môi trường Hình thức này được hiểu là bất cứ người dân nào (thường là đốitượng tiếp nhận các quyết định về môi trường) được quyền yêu cầu xem xét lạitính phù hợp với thực tế (tính hợp lý) của một quyết định về môi trường hợp

pháp khi họ có cơ sở cho rằng những điểm bất hợp lý trong quyết định đã làm

ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của họ Những quyết định về môi trường bị

yêu cầu xem xét lại tính hợp lý thường có liên quan đến các qui hoạch, kếhoạch phát triển, các loại giấy phép về môi trường như giấy phép xả thải, giấy phép về săn bắt và vận chuyển các loài vật hoang da, quí hiếm.

5 Yêu cầu cưỡng chế hình sự đối với người có hành vi vi phạm pháp luậtgây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và quyền lợi hợp pháp của công dân

Cách tiếp cận tranh chấp môi trường theo hướng này khá hiện đại và

có giá trị khoa học và thực tiễn hơn Thay vì căn cứ vào yếu tố chủ thể, yếu

tố tài sản để xác định tính chất của tranh chấp môi trường, các nước theo hệ

Trang 18

thống luật Anh - Mỹ đã căn cứ vào yếu tố khách thể xung đột dé xác định

các dang cụ thé của tranh chấp Nếu khách thể xung đột là các quyền và lợi

ích liên quan đến việc khai thác, hưởng dung, tác động đến các yếu tố môi

trường thì cho dù tranh chấp đó nảy sinh giữa bat kỳ ai, có bất cứ tính chất

nào cũng được xác định là tranh chấp môi trường và cơ chế giải quyết tranh

chấp môi trường sẽ được triệt để áp dụng.

Ưu điểm lớn nhất của cách tiếp cận này là cho phép người ta dễ dàngnhận diện các tranh chấp môi trường trong đời sống xã hội và phân biệt chúngvới các dạng tranh chấp khác, từ đó có cơ sở để áp dụng cơ chế xử lý thích hợpđối với từng loại Cũng theo cách này, những trở ngại trong quá trình giảiquyết tranh chấp do không thể xác định được một cách chính xác tính chất

dan sự hay phi dân sự trong một vụ khiếu kiện về môi trường sẽ được loại trừ

Thêm nữa, tiếp cận tranh chấp theo tiêu chí khách thể xung đột còn là tiền đề tốt để chuyên môn hoá việc giải quyết tranh chấp Ngoài trình độ pháp lý

chung, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của các thẩm phán

chuyên trách theo từng lĩnh vực là yếu tố quan trọng chi phối đáng kể kết qua

xử lý các xung đột trong xã hội, đảm bảo tính khoa học, tính chuyên nghiệptrong hoạt động giải quyết tranh chấp

Những ưu điểm nêu trên đã phần nào lí giải cho sự hình thành và

phát triển mạnh của hệ thống các Toà môi trường (Environmental Courts)

và tính chuyên môn hoá cao độ của các thẩm phán môi trường tại nhiều

nước theo hệ thống luật Anh - Mỹ

Tại Việt Nam, từ giữa thập kỷ 80 trở lại đây, xung đột trong lĩnh vực

bảo vệ môi trường đã nảy sinh và có chiều hướng gia tăng trên phạm vi cả

nước Nhiều đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm 6 nhiễm môi

trường gây nên, cũng như yêu cầu xem xét lại các dự án phát triển kinh tế,

xã hội có nguy cơ tác động xấu đến môi trường được gửi tới các cấp có thẩm quyền Tham quyền giải quyết tranh chấp môi trường cũng đã được dé cậptrong một số văn bản pháp luật, như Luật bảo vệ môi trường (1993); Nghị

Trang 19

định 175/CP ngày 18/10/1994 qui định hướng dẫn thi hành Luật bao vệ môitrường (1993), Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 về xử lý vi phạm hành

chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Thông tư 2262/TT-MTg ngày

29/12/1995 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng

dẫn về việc khắc phục sự cố tràn dầu Song hiện tại vẫn chưa có định nghĩa

chính thức về tranh chấp môi trường, chưa có qui định xác định tranh chấpnào được coi là tranh chấp môi trường Từ góc độ nghiên cứu, vấn đề này

cũng mới chỉ được một số ít luật gia quan tâm đề cập

Theo nhóm tác giả thuộc Bộ môn Luật Môi trường trường Đại học Luật

Hà Nội thì tranh chấp môi trường là "những mâu thuẫn, những bất đồng ý kiếncủa các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật môi trường khi họ cho rằng

quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm" [59, tr 195]

Theo nhóm chuyên gia nghiên cứu Vụ Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp thìtranh chấp về môi trường là "thể hiện cụ thể của việc tranh chấp dân sự ngoàihợp đồng trong lĩnh vực sử dụng các thành phần môi trường” [7, tr 6, 7]

Theo ông Lê Văn Kiều - Chánh thanh tra Bộ Khoa học, Công nghệ vàMôi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) thì tranh chấp về môi trường

thường là tranh chấp về quyền sử dụng thành phần môi trường; tranh chấp về

trách nhiệm của cá nhân, tổ chức gây ra suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường; tranh chấp về trách nhiệm phải xử lý khi môi trường bị ô nhiễm do nhiều tổchức cùng gây ra; tranh chấp trong việc thực hiện nghĩa vụ phải bồi thườngthiệt hại về vật chất, sức khoẻ do nhiều tổ chức cùng gây ra [14].

Theo chúng tôi, cả ba cách định nghĩa nêu trên đều đã xác định đượcđối tượng của tranh chấp môi trường là các quyền và lợi ích có liên quan đếnlinh vực bảo vệ môi trường, nhưng chúng đều chưa phan ánh hết được cácthuộc tính cơ bản của các tranh chấp trong lĩnh vực này Cách định nghĩa thứnhất chỉ mới bước đầu khái quát những mâu thuẫn giữa các chủ thể tham giavào quan hệ pháp luật môi trường, song do quan hệ pháp luật môi trường rất

đa dạng nên định nghĩa này sẽ khó giúp xác định được tranh chấp nào là tranh

Trang 20

chấp môi trường Thêm nữa, nếu cho rằng tranh chấp môi trường chỉ nảy sinh

khi các quyền và lợi ích về môi trường bị xâm hại thì quan điểm này đã bỏ quamột dạng tranh chấp, hay nói khác đi bỏ qua một nhóm quan hệ xã hội hết sứcquan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Đó là các quan hệ phát sinh từlĩnh vực phòng ngừa sự xâm hại đến môi trường Cách thứ hai mới chỉ nhậndang được một loại cu thể của tranh chấp môi trường, đó là tranh chấp dân sự

ngoài hợp đồng trong lĩnh vực sử dụng các thành phần môi trường mà chưa

bao quát hết được các dạng tranh chấp khác Trên thực tế tranh chấp môitrường còn thể hiện dưới các dạng tranh chấp kinh tế, tranh chấp hành chính, tranh chấp quốc tế hoặc có biểu hiện đen xen giữa các dạng tranh chấp nêu trên Cách thứ ba đã đề cập đến khá nhiều dạng tranh chấp môi trường, kể cả

những tranh chấp liên quan đến trách nhiệm giải quyết hậu quả, trách nhiệmbồi thường thiệt hại về môi trường, về vật chất, sức khoẻ do nhiều đối tượng

cùng gây ra , nhưng lại bo sót một dạng tranh chấp phổ biến và phức tạp nhấttrong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đó là tranh chấp giữa những người là nạn

nhân của hành vi làm ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi

trường với những người có hành vi gây hại cho môi trường

Với tất cả những lí do nêu trên, chúng tôi cho rằng khái niệm tranh chấp

môi trường cần bao quát được một số nội dung sau: Mot là, tranh chấp có thể

xảy ra giữa những ai? Hai là, tranh chấp nảy sinh khi nào? Ba !à, tranh chấp

về cái gì? Nội dung thứ ba được xem là khó xác định nhất và cũng là dấu hiệuquan trọng nhất để phân biệt tranh chấp môi trường với các tranh chấp khác.

Trả lời câu hỏi tranh chấp về cái gì cũng có nghĩa là phải xác địnhtrong lĩnh vực bảo vệ môi trường có những quyền, lợi ích nào được pháp luậtghi nhận và bảo vệ trước sự xâm hại từ người khác Việc xác định này phải

được đặt trong sự phân tích, đánh giá một cách có hệ thống mối quan hệ

giữa con người với con người, con người với thiên nhiên và môi trường,

trong đó môi trường được xem là tổng hợp các điều kiện sống của con người Dé tồn tại và phát triển thì một lẽ tự nhiên con người luôn quan tâm | THƯVIỆN |

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HA NO!

PHONG GV

Trang 21

đến những yếu tố đảm bao cho sự sống của mình Con người được quyền

sống trong điều kiện chất lượng môi trường như thế nào? được quyền sử

dụng môi trường vào những mục đích gì, đến mức độ nào? có quyền gì khi

chất lượng môi trường sống cũng như tính mạng, sức khoẻ, tài sản của mình

bị xâm hại? Đó là những câu hỏi thường xuyên được đặt ra trong quá trìnhcon người tham gia vào quan hệ pháp luật bảo vệ môi trường

Đáp ứng mối quan tâm kể trên, ngày nay, pháp luật quốc tế cũng như phápluật của mỗi quốc gia đều ghi nhận va bao hộ rộng rãi một số quyền của conngười trong lĩnh vực môi trường: Một là, con người được quyền sống trong môitrường trong lành; hai là, con người được quyền khai thác và sử dụng hợp lý các

nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường; ba là, con người có quyền được bao

vệ tính mạng, sức khoẻ, tài san do hành vi làm ô nhiễm môi trường gay nên

Tại Việt Nam, các quyền nêu trên đều được ghi nhận một cách trực tiếp

hoặc gián tiếp trong các văn bản pháp luật có giá trị cao như Hiến pháp

(1992), Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989), Bộ Luật hàng hải (1990), Luật

bảo vệ và phát triển rừng (1991), Luật đất đai (1993), Luật Bảo vệ môi trường

(1993), Luật dầu khí (1993), Bộ luật dân sự (1995), Luật khoáng sản (1995),

Luật tài nguyên nước (1998), Bộ luật hình sự (1999)

Kết hợp các quan điểm khoa học về xung đột môi trường từ nhiều lĩnh vựckhác nhau với những kinh nghiệm thực tiễn pháp lý của các quốc gia đi trước vàkết quả của việc xác định rõ quyền và lợi ích của con người đối với môi trườngnêu trên, chúng tôi đưa ra khái niệm chung về tranh chấp môi trường như sau:

Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các tổ chức, cánhân, các cộng đồng dân cư về quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng

ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về việc khai thác,

sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và môi trường; về quyền được sốngtrong môi trường trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ,tài san do 6 nhiễm môi trường gây nên

Trang 22

Với định nghĩa nêu trên, tranh chap trong linh vực bảo vệ môi trường có

thể đượ: nhận biết dưới các dạng chủ yếu sau:

- Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư, nhà sản xuất /rong

việc khei thác, su dụng chung các nguồn tài nguyên và các yếu tố môi trường

- Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư với các tổ

chức, cá nhân khác về việc đòi bồi thường thiệt hại đo làm ô nhiễm môi trườnggây nér Dạng này bao gồm cả những tranh chấp đòi bồi thường thiệt hai gây

ra tt’ các sự cố môi trường (ngoại trừ những sự cố do thiên tai)

- Tranh chấp nảy sinh trong quá trình tiến hành các dự án phát triển gâyảnh hướng (hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng) đến các yếu tố môi trường thuộc

quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của chủ thể khác |

Ngoài ra, cũng cần từng bước tiếp cận đến tranh chấp môi trường theo

hướng xác định các mối quan hệ xung đột giữa tổ chức, cá nhân với các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền về yêu cầu xem xét lại tính hợp pháp và/hoặc

tính hợp lý trong các quyết định về môi trường (đặc biệt là các quyết định cóliên quan đến quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng các nguồn tài nguyên);

các xung đột liên quan đến việc xét duyệt các dự án phát triển, thẩm định, phê

chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường

1.1.2 Những biểu hiện đặc thù của tranh chấp môi trường trong

đời sống kinh tế - xã hội

Tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật có nội dung khác nhau

thì khác nhau Sự khác nhau giữa chúng trước hết bị chi phối bởi đặc trưng cua

các quan hệ pháp luật nội dung và thường bộc lộ ở những khía cạnh như: cơ sở làm phát sinh tranh chấp, chủ thể tham gia tranh chấp, lợi ích mà các bên tranh chấp hướng tới, giá trị tranh chấp, thời điểm nảy sinh tranh chấp So vớicác tranh chấp khác, tranh chấp môi trường có một số nét đặc thù sau:

Mot là, tranh chấp môi trường là xung đột mà trong đó lợi ích tu vàlợi ích công thường gắn chặt với nhau Có thể xem đây là nét đặc trưng cơ

Trang 23

bản nhất của tranh chấp môi trường Đặc điểm này bat nguồn từ chỗ lợi ích

mà các bên tham gia quan hệ pháp luật môi trường hướng tới mang tính đa

chiều Khác với các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, lao động, đất đai,

hôn nhân gia đình - lợi ích mà các bên đương sự hướng tới thường có tính

chất đơn nhất (một loại lợi ích - lợi ích tư) Trong lĩnh vực bảo vệ môitrường, các bên tham gia quan hệ, dù tham gia vì lợi ích tư thì vẫn hướng tớilợi ích chung của cộng đồng, của xã hội Lợi ích của cộng đồng, của xã hội

mà mỗi người quan tâm là chất lượng môi trường sống chung của con người,gồm: chất lượng không khí, chất lượng nước, đất, âm thanh, hệ sinh vật Khi lợi ích này bị xâm hại thì yêu cầu trước tiên mà người thụ hưởng đưa ra

là chất lượng môi trường sống của họ phải được phục hồi, cải thiện Bên

cạnh đó, từng cá nhân trong cộng đồng, ngoài mối quan tâm kể trên còn là những lợi ích gắn liền với tình trạng sức khoẻ, tài sản của họ bị ảnh hưởng bởi chất lượng môi trường sống giảm sút Họ yêu cầu được đền bù những tổn thất mà họ phải gánh chịu.

Như vậy, có thể thấy ngay điểm khác biệt giữa tranh chấp môi trường

với các tranh chấp trong lĩnh vực khác là trong mỗi vụ tranh chấp môi trườngthường có sự gắn kết hai loại lợi ích chung - riêng (công - tư)

Trên bình diện quốc tế, lợi ích chung - riêng trong lĩnh vực bảo vệ môi

trường được hiểu là lợi ích của từng quốc gia và lợi ích chung của toàn nhân loại

Các lợi ích đó không chỉ gắn liền với yếu tố môi trường mà còn gắn liền với cácyếu tố kinh tế, chính tri - quân sự

Hai là, tranh chấp môi trường thường xảy ra với qui mô lớn, liên quan

đến nhiều tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư, thậm chí đến nhiều quốc

gia Do môi trường là một thể thống nhất không thể tách rời, không bị giới hạn

bởi không gian, thời gian, nên các tác động xấu đến thành phần môi trường

này sẽ ảnh hưởng xấu đến thành phần môi trường khác (theo hiệu ứng đô mi

Trang 24

nô) Các tác động đến môi trường thường diễn ra trên qui mô lớn, phạm vi ảnhhưởng rộng, liên quan trực tiếp đến điều kiện sống của nhiều người

Tương ứng với phạm vi và mức độ của những tác động xấu tới môi

trường là phạm vi và cấp độ của tranh chấp môi trường Tranh chấp có thể nảysinh trong phạm vi khu dân cư, tại một địa phương, hoặc nhiều địa phương,trong phạm vi khu vực và quốc tế Điều này có nghĩa là tranh chấp môi trường

có thể nảy sinh giữa bất cứ chủ thể nào, không phụ thuộc vào cá nhân hay tổ

chức, công quyền hay dân quyền, người trong nước hay người nước ngoài,quốc gia phát triển hay đang phát triển, và giữa họ có hay không có quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp đồng hay công vụ Sự đa dạng về chủ thể tham gia

tranh chấp cộng với trách nhiệm pháp lý chủ yếu phát sinh ngoài hợp đồng

khiến cho tranh chấp môi trường trở nên khó kiểm soát, khó dung hoà và dễ chuyển hoá thành các xung đột có qui mô lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đếntrật tự xã hội và an toàn pháp lý, thậm chí cả những mối quan hệ bang giaogiữa các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia láng giéng

Su đa dạng về chủ thể dẫn đến việc khó xác định số lượng cụ thé các

đương sự trong mỗi vụ tranh chấp môi trường Đối với các tranh chấp trong

lĩnh vực khác, số lượng các bên tham gia tranh chấp luôn được xác định va

thường không quá hai hoặc ba bên Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, do

tranh chấp liên quan đến nhiều loại lợi ích, nhiều chủ thể khác nhau, như: lợi

ích của những người làm công tác bảo tồn, các nhà sản xuất kinh doanh, các

cấp chính quyền, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các cộng đồng dan cư khiến cho tranh chấp môi trường khó được định lượng về hậu quả

Ba là, “vị thé” của các bên trong tranh chấp môi trường thường không

cân bằng Phần lớn tranh chấp môi trường có một bên là chủ các dự án pháttriển hoặc các cơ quan quản lí, trong khi phía bên kia chỉ là những thường dân

với những yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng môi trường sống chung của conngười Điều dễ nhận thấy là bên thứ nhất thường ít có động cơ hơn trong việc

Trang 25

tìm giải pháp để điều hoà lợi ích xung dot Sự bất tương xứng về vị thế giữacác bên là một trong những trở ngại lớn của quá trình giải quyết tranh chấp

Trở ngại này càng bộc lộ rõ hơn ở các quốc gia phải chịu nhiều áp lực từ mục

tiêu phát triển kinh tế, giảm đói nghèo, do mối quan tâm đến tốc độ tăng

trưởng kinh tế thường được đẩy lên trước mối quan tâm đến chất lượng môi

trường sống Trong những hoàn cảnh như vậy, "ưu thế” của quá trình giải

quyết xung đột thường nghiêng về phía bên gây hại cho môi trường.

Bốn là, tranh chấp môi trường có thể nảy sinh ngay từ khi chưa có sự xâm hạ: thực tế đến các quyền và lợi ích hợp pháp về môi trường Thời điểm xác định các tranh chấp môi trường nảy sinh thường sớm hơn so với thời điểm

xác định nảy sinh tranh chấp khác Trong các tranh chấp dân sự, kinh tế, laođộng quyền và lợi ích mà các bên yêu cầu được bảo vệ, phục hồi là nhữngquyền và lợi ích đã bị phía bên kia xâm hại Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,các bên còn yêu cầu loại trừ trước khả năng xâm hại môi trường

Khả năng xâm hại đến“môi trường mà con người có thể dự báo thường

liên quan đến các dự án đầu tư, dự án phát triển, thậm chí ngay từ khi dự án

chưa đi vào hoạt động Điều này lí giải cho hiện tượng nhiều mâu thuẫn, xung

đột trorg lĩnh vực môi trường đã nảy sinh ngay từ khi các dự án chưa được

triển khai hoặc mới bắt đầu đi vào hoạt động Vào giai đoạn này, mặc dù thiệt

hại thực tế chưa xây ra nhưng các bên xung đột cho rằng nguy cơ nội tai sẽ

xảy ra thiệt hại đối với môi trường nếu không có biện pháp ngăn chan kip thời

Lí do để chấp nhận sớm yêu cầu của các bên đương sự trong các vụ tranh

chấp moi trường đã được các thẩm phán tại Toà án quốc tế ở La Hay ghi nhận:

“Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cẩn có sự cảnh giác và ngăn

ngừa Điều này xuất phát từ tính chất không thể sửa chữa được của những

thiệt hại đối với môi trường và những giới hạn vốn có của mọi cơ chế bồi thường thiệt hại Các chủ thể không bị bắt buộc phải đợi đến tận khi thiệtlại môi trường xảy ra trước cả khi họ hành động” [16, tr 222]

Trang 26

Năm là, giá trị của những thiệt hại trong tranh chấp môi trường thường

rất lớn và khó xác định Điều này bat nguồn từ thực tế là hậu quả do hành vi

gây hại đối với môi trường thường rất nghiêm trọng, đa dạng và biến đổi với

nhiều cấp độ khác nhau, gồm: thiệt hại trực tiếp, thiệt hại gián tiếp; thiệt hạitrước mát, thiệt hại lâu dài; thiệt hại về kinh tế, thiệt hại về sinh thái; thiệt hại

về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ; thiệt hại đối với một quốc gia,thiệt hại trên phạm vi quốc tế Nếu như trong tranh chấp dân sự, kinh tế, laođộng, thiệt hại thường mang tính cá biệt hoá, việc xác định giá trị thiệt hại gặpkhông mấy khó khăn, thì trong tranh chấp môi trường, thiệt hại thường mang

tính hỗn hợp, đan xen vào nhau và rất khó để xác định một cách rạch ròi,

chính xác, đặc biệt là đối với những thiệt hại gián tiếp, lâu dài

Tất cả những biểu hiện nêu trên của tranh chấp môi trường dẫn đến một

hệ lụy là ảnh hưởng của tranh chấp môi trường đến mọi mặt của đời sống kinh

tế, xã hội thường sâu, rộng hơn so với các tranh chấp khác

1.2 QUAN NIỆM VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHAP MOI TRƯỜNG

1.2.1 Nhận thức chung về cơ chế giải quyết tranh chấp

Giải quyết tranh chấp là một thuật ngữ có cùng lịch sử hình thành và

phát triển với thuật ngữ tranh chấp Khi tranh chấp nảy sinh thì việc giải quyết tranh chấp, điều hoà xung đột được xem là nhu cầu mang tính tự thân.

Theo các nhà xã hội học, giải quyết tranh chấp là việc sử dụng các thiết chế

xã hội để điều hoà các lợi ích đối lập.

"Để giải quyết các xung đột, tranh chấp trong xã hội, có nghĩa là

duy trì trật tự xã hội, bảo đảm ổn định sự hài hoà của các thành viên

trong cơ cấu xã hội, người ta phải sử dụng đến các thiết chế xã hội, bao

gdm: gia đình, tôn giáo, chính trị, pháp luật, kinh tế, giáo dục Các

thiết chế xã hội này điều chỉnh các mối quan hệ, mà chủ yếu là điều chỉnh lợi ích của các nhóm cho đến khi đạt được một sự công bằng theo quan niệm của xã hội cụ thể nào đó [2, tr 31].

Trang 27

Trong khoa học pháp lý có nhiều cách định nghĩa khác nhau về giải

quyết tranh chấp Theo TS Phan Chí Hiếu, giải quyết tranh chấp là các hoạt

động khác phục, loại trừ tranh chấp đã phát sinh bằng một phương pháp nào

đó, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, bảo vệtrật tự, ki cương xã hội [58, tr 99] Theo định nghĩa này thì hoạt động giảiquyết tranh chấp không chỉ nhằm hướng tới việc bảo vệ các quyền và lợi íchhợp pháp của các đương sự mà còn nhằm bảo vệ trật tự, kỉ cương xã hội.Thật vậy, tranh chấp, mặc dù là một hiện tượng khách quan, nằm ngoài khả

năng kiểm soát của xã hội, của Nhà nước, song khi nó đã nảy sinh mà không

được các bên, xã hội và Nhà nước quan tâm giải quyết kịp thời, đúng đắn thì

sẽ gây nên nhiều hiệu ứng bất lợi cho xã hội, như: làm căng thẳng các mối

quan hệ, làm tăng chi phí vật chất xã hội, de doa đến trật tự và an toàn pháplý Giải quyết tranh chấp chính là để điều hoà lợi ích đối lập giữa các bên

và giữ gìn sự bình ổn trong các mối quan hệ xã hội Còn theo PGS.TS TrầnĐình Hảo thì giải quyết tranh chấp là việc lựa chọn các hình thức, biện phápthích hợp để giải toả các mâu thuẫn, bất đồng, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được [58, tr 83] Do việc lựa chọn hình thức và biện pháp nào cho thích hợp để giải toả xung đột, mâu thuẫn trướchết tuỳ thuộc vào ý chí của các bên tham gia tranh chấp nên theo nghĩa nàygiải quyết tranh chấp là phạm trù mang tính chủ quan

"Cơ chế giải quyết tranh chấp” lại được tiếp cận từ góc độ khác Xuất

phát từ nghĩa thông dụng của thuật ngữ "cơ chế” trong khoa học xã hội là

sự tương tác giữa các yếu tố kết thành một hệ thống mà nhờ đó hệ thống có

thể hoạt động, cơ chế giải quyết tranh chấp không đề cập đến việc giảiquyết tranh chấp dưới dạng một phương thức cụ thể hay một mục đích cụthể, mà rộng hơn, bao quát hon, nó đề cập đến sự ương tác giữa tất cả các

yếu tố chỉ phối (tác động) đến quá trình điều hoà các lợi ích xung đột trong

xã hội Hay nói khác đi, cơ chế giải quyết tranh chấp giúp cho hoạt động

giải quyết tranh chấp theo quan điểm hệ thống.

Trang 28

Ngày nay, trong nhiều lĩnh vực khoa học, thuật ngữ "co chế” được sửdụng ngày càng phổ biến và phát triển ở nhiều nội dung Đặc biệt trong kinh

tế học, thuật ngữ này được sử dụng nhiều khi đề cập đến "cơ chế kinh tế”, "cơ

chế quản lý kinh tế”, "cơ chế thị trường” theo đó "cơ chế kinh tế” được hiểu

chung là phương thức vận động của nền sản xuất xã hội được tổ chức và quản

lý theo những quan hệ vốn có và được nhà nước quy định, bao gồm những

chính sách và phương pháp quản lý, những hình thức cụ thể của quan hệ sản

xuất và những hình thức cụ thể về tổ chức” [65, tr 612] Trong khoa hoc

pháp lý, thuật ngữ cơ chế được sử dụng sớm nhất và phổ biến nhất trong "cơ

chế điều chỉnh pháp luật", với nghĩa là hệ thống các biện pháp pháp luật tácđộng đến quan hệ xã hội, bao gồm toàn bộ những mối quan hệ tác động lẫn

nhau giữa các bộ phận cấu thành: chủ thể pháp luật, quy phạm pháp luật và sự

kiện pháp lý [65, tr 612]

Như vậy, từ phương diện học thuật, cơ chế giải quyết tranh chấp có thể

được hiểu sơ bộ /à một hệ thống thống nhất các phương tiện pháp lý đặc thù, thông qua đó thực hiện việc giải tod mâu thuần giữa các bên tranh chấp,

nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, bảo vệ trật tự xã hội

Đây là cách tiếp cận mới và hiện đại Ưu điểm của cách tiếp cận này là:

1 Cho phép tập hợp thành một thể thống nhất các công cụ, phương tiện

pháp lý làm căn cứ cho việc tiến hành giải quyết tranh chấp

2 Tạo điều kiện để việc giải quyết tranh chấp được tiến hành trong

trạng thái động, qua đó có cơ sở để đánh giá hiệu quả của hoạt động này.

3 Lam rõ vi trí, vai trò, chức năng của từng bộ phận trong cơ chế giảiquyết tranh chấp và các mối quan hệ qua lại giữa chúng

Giải quyết tranh chấp là một hoạt động mang tính thực tiễn cao, nênviệc nghiên cứu cơ chế của nó không chỉ dừng ở phương diện học thuật mà

còn cần được xem xét dưới góc độ ứng dụng thực tế Điều này đặt ra nhiệm vụ

cho người nghiên cứu là phải chỉ rõ "các phương tiện pháp lý đặc thù” chi phốiquá trình giải quyết tranh chấp và mối liên hệ (sự tương tác) giữa chúng

Trang 29

Thông thường, pháp luật về giải quyết tranh chấp sẽ là phương tiệnpháp lý đầu tiên được đề cập đến trong bất cứ cơ chế giải quyết dạng tranhchấp nào Song, do trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, pháp luật về giải quyết

tranh chấp chưa được khẳng định (xác lập) một cách đầy đủ và hoàn chỉnhnhư trong các lĩnh vực khác nên việc xác định các phương tiện pháp lý đặc thù

chi phối quá trình giải quyết tranh chấp cũng có nét khác biệt Cụ thể hơn, nhiều nguyên tắc, phương pháp được sử dụng trong việc xử lý các vấn đề môi trường, kể cả việc giải quyết tranh chấp chưa được thể chế hoá thành các qui phạm pháp luật cụ thể Sự chậm trễ này đã tạo ra một khoảng cách tạm thời

giữa thực tiễn giải quyết tranh chấp môi trường với pháp luật hiện hành trong

lĩnh vực này Ở đây, pháp luật về giải quyết tranh chấp cần được hiểu theo

nghĩa rộng, không chỉ bao gồm các quy phạm pháp luật thực định mà còn bao

gồm cả những nguyên tắc cơ bản, đóng vai trò là tư tưởng chỉ đạo, làm nềntảng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp Haynói khác đi, trong cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường, cần coi các nguyêntắc cơ bản là một yếu tố có vị trí tương đối độc lập với hệ thống pháp luật thựcđịnh về giải quyết tranh chấp, mặc dù trong một chừng mức nhất định đã có

một số nguyên tắc được quy phạm hoá

Tuy nhiên, cả từ phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy, các

nguyên tắc cơ bản, hệ thống các quy phạm pháp luật thực định mới chỉ là cơ

sở ban đầu (là điều kiện cần) của quá trình giải quyết tranh chấp Để cácphương tiện nêu trên thực sự phát huy được hiệu quả thực tế còn cần đếnnhiều yếu tố khác, như: tổ chức bộ máy, sự vận hành của bộ máy, năng lực

thừa hành pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền, thái độ tôn trọng pháp

luật của bên tham gia tranh chấp (gọi chung là yếu tố tổ chức và con người);

và các biện pháp bảo đảm khác Nói khác đi, so với pháp luật giải quyếttranh chấp, cơ chế giải quyết tranh chấp có nội hàm rộng hơn và "động” hơn

Nó không chỉ bao gồm pháp luật về giải quyết tranh chấp (pháp luật ở trạng

thái tinh) mà còn là sự "truyền động" của pháp luật vào quá trình giải quyết

Trang 30

tranh chấp (pháp luật ở trạng thái động) thông qua sự "vận hành” của bộ máy

và hành vi xử sự của các chủ thể có liên quan (gồm chủ thể tham gia tranh

chấp và các chủ thể có thẩm quyền giải quyền giải quyết tranh chấp).

Như vậy, để giải quyết các xung đột trong xã hội, phải cần đến nhiều

phương tiện (yếu tố) khác nhau, từ các nguyên tắc cơ bản đóng vai trò là tư

tưởng chỉ đạo, hệ thống pháp luật thực định với tư cách là căn cứ pháp lý ápdụng, t6 chức bộ máy dé vận hành, đến các yếu tố con người để thực thi phápluật Môi yếu tố có những nhiệm vụ, vị trí, vai trò nhất định trong quá trìnhgiải quyết tranh chấp, song giữa chúng luôn có mối quan hệ hữu cơ, tác độngqua lại với nhau, tạo thành một thể thống nhất, có khả năng điều chỉnh hiệu quả các mối quan hệ xung đột Cụ thể là:

- Các nguyên tắc cơ bản vừa đóng vai trò định hướng tư duy, vừa có giátrị trực tiếp điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp

- Các quy phạm pháp luật thực định quy định phạm vi quyền và lợi ích

mà mỗi bên tranh chấp được pháp luật bảo vệ; quy định cách thức, trình tự,

thủ tục tiến hành việc giải quyết tranh chấp

- Yếu tố tổ chức thực hiện việc giải quyết tranh chấp theo đúng chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được luật định, đồng thời xác định mối quan hệgiữa các chủ thể có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp.

- Yếu tố con người với những biểu hiện tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, tôn trọng phán quyết của các cơ quan có thẩm quyền là yếu tố bảo đảm cho việc giải quyết triệt để mọi xung đột đã nảy sinh.

Từ những phân tích nêu trên, theo chúng tôi cơ chế giải quyết tranhchấp nhìn chung có thể được định nghĩa là zổng hợp các thành tố và sự vận hành của chúng để giải quyết các tranh chấp đã nảy sinh nhằm mục đích điềuhoà các lợi ích đối lập, bảo dam quyền và lợi ích hợp pháp cua các bên tranhchấp, bảo vệ trật tự xã hội

Các thành tố bao gồm: các nguyên tắc cơ bản, các quy phạm pháp luật thực định, yếu tố tổ chức và yếu tố con người, các biện pháp bảo đảm

Trang 31

CHẤP và yếu tố con người

Với cách định nghĩa vừa nêu thì cơ chế giải quyết tranh chấp là một phạmtrù vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan, do việc áp dụng cơ chế

nào vào quá trình giải quyết tranh chấp không chỉ phụ thuộc vào ý chí của cácbên tham gia mà còn tuỳ thuộc vào bản chất chung của tranh chấp cũng như đặctính riêng của từng loại Hay nói khác đi, quan niệm về cơ chế giải quyết tranhchấp không chỉ thể hiện góc nhìn riêng của người nghiên cứu mà còn phản ánhnhững yêu cầu khách quan của việc giải quyết tranh chấp trong từng lĩnh vực

1.2.2 Cơ sở phương pháp luận để phân định cơ chế giải quyết tranh

chấp môi trường với cơ chế giải quyết các tranh chấp khác

Tại nhiều nước trên thế giới, và ở Việt Nam, căn cứ vào từng lĩnh vựcnảy sinh, tranh chấp được chia thành nhiều loại và được gọi nhiều tên khác

nhau: tranh chấp dân sự, tranh chấp thương mại (hay kinh tế, kinh doanh),

tranh chấp lao động, tranh chấp hành chính, tranh chấp đất đai, tranh chấp về

hôn nhân và gia đình Mặc dù sự phân chia này chỉ mang tính tương đối,song nó có những giá trị khoa học và thực tiễn không thể phủ nhận Xuất phát

từ nhận thức cho rằng bên cạnh những đặc điểm chung dễ nhận biết đối với

Trang 32

mọi loại tranh chấp như: tranh chấp thường bắt nguồn từ hành vi vị phạm”, tranh chấp nảy sinh giữa các chủ thể xác định, tranh chấp thường gắn liền với quyền và lợi ích riêng của mỗi chủ thể, tranh chấp chủ yếu liên quan đến yếu

tố, lợi ích về mặt tài sản, tranh chấp nảy sinh đều ít nhiều ảnh hưởng đến trật

tự xã hội và an toàn pháp lý , trong từng lĩnh vực cụ thể, tranh chấp còn có những biểu hiện đặc thù Do vậy, áp dụng chung (hay duy nhất) một cơ chế đểgiải quyết tất cả các tranh chấp sẽ không phúc đáp được một cách đầy đủ các

yêu cầu đặt ra đối với từng loại Ngoài việc áp dụng một số nguyên tắc chung

còn cần phải có những nguyên tắc, cách thức xử lý, giải quyết tranh chấp

riêng trong từng lĩnh vực phù hợp với những đòi hỏi mang tính chất riêng của

các tranh chấp đó Ví du, do đặc thù của các tranh chấp trong kinh doanh làchủ thể tranh chấp thường là các doanh nhân, đối tượng tranh chấp phát sinhtrên những giao dịch kinh doanh có mục đích sinh lời, giá tri tranh chấpthường rất lớn nên cơ chế giải quyết loại tranh chấp này phải đáp ứng đượccác yêu cầu xử lý nhanh chóng, kip thời, giữ bí mật kinh doanh, giữ uy tínnghề nghiệp và tạo điều kiện để các bên tranh chấp duy trì quan hệ làm ăn lâuđài Treng lĩnh vực lao động, cơ chế ba bên (gồm đại diện Nhà nước, đại diệngiới chủ, đại diện giới thợ) được xem là cách thức riêng, hợp lý, đem lại hiệu quảCao trong giải quyết tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động

Phân định cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường với cơ chế giải quyết

các trarh chấp khác cũng dựa trên nhận thức như vậy Tìm ra những nét đặctrưng của tranh chấp môi trường cũng như những yêu cầu có tính đặc thù củaviệc giải quyết loại tranh chấp là cơ sở phương pháp luận để tiếp cận, nghiên cứu

xây dựrg một cơ chế riêng giải quyết loại tranh chấp này Những yêu cầu đó là:

Thứ nhát, phải ưu tiên bảo vệ các quyền và lợi ích chung về môi

trường của cộng đồng, của xã hội

? Có thé li hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm cam kết giữa các bên, vi phạm đạo đức xã hội hoặc những giá trị khác được pháp luật tôn trọng và bảo vệ Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bất ky sự vi phạm nào cũng dan đến trinh chấp, cũng như mọi tranh chấp đều bát nguồn từ hành vi vi phạm.

Trang 33

Do tranh chấp môi trường vừa là xung đột lợi ích tư vừa là xung đột lợi

ích công nên yêu cầu đặt ra trong quá trình tìm kiếm cơ chế giải quyết tranhchấp là phải làm thế nào để có thể dung hoà được cả hai loại lợi ích, vừa bảo

vệ được lợi ích của từng cá nhân, từng tổ chức, song đồng thời (và trước hết)

phải bảo vệ được các lợi ích của cộng đồng, lợi ích xã hội, lợi ích của số đông

Nếu như trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, lao động , quátrình giải quyết tranh chấp thường dé cao quyền chủ động của các chủ thểkinh doanh, của người lao động, cho phép họ được tự do lựa chọn các hìnhthức và phương pháp giải quyết thích hợp để đảm bảo rằng chính họ là người

trước tiên và sau cùng có quyền bảo vệ các lợi ích "có tính chất riêng tư” của

mình, thì quá trình giải quyết tranh chấp môi trường lại cần phải ưu tiên các

lợi ích chung Điều này cũng có nghĩa là nguyên tắc tự định đoạt của các bên

sẽ khó trở thành nguyên tắc chủ đạo trong giải quyết các tranh chấp môitrường, bởi tính chất của tranh chấp trong lĩnh vực này là liên quan đến lợi ích

của nhiều người, đến lợi ích cộng đồng

Tuy vậy, cũng cần thấy rõ một thực tế là rất khó xác định một cách rạch

ròi lợi ích của cộng đồng, của xã hội với lợi ích riêng của mỗi cá nhân trong

các tranh chấp môi trường Hai loại lợi ích này luôn đan xen vào nhau (có ý

kiến cho rằng chúng tồn tại dưới dạng lợi ích hỗn hợp) và cùng là đối tượng

mà các chủ thể tham gia tranh chấp hướng tới Đây cũng chính là lý do riêng

khiến cho cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường cần được xây dựng trong

điều kiện đặc thù Nó không thể hoàn toàn rap khuôn theo cơ chế giải quyết các xung đột lợi ích tư, song cũng không thể chỉ áp dụng cứng nhắc các biện

pháp xử phạt hành chính hay hình sự như đối với các hành vi xâm phạm antoàn công cộng, trật tự công cộng khác

Trong khuôn khổ giải quyết các tranh chấp môi trường quốc tế, trước yêu cầu phải quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng, một số nguyên tắc pháp lý truyền thống cũng đã tỏ ra bất cập Những nguyên tắc mới nhằm bảo

vệ quyền, lợi ích chung của cộng đồng quốc tế đang từng bước được bổ sung.

Trang 34

Tham phán C.G Weeramantry, Phó chánh án Toà án quốc tế ở La Hay da

nhiều lần nhấn mạnh:

"Chúng ta đã bước vào kỷ nguyên của luật quốc tế, trong đó

những nguyên tắc pháp lý không chỉ phục vụ cho những lợi ích cá biệt,

cục bộ của quốc gia mà còn hướng tới những lợi ích lớn hơn của nhânloại và sự thịnh vượng chung của hành tinh Khi giải quyết các vấn dé

môi trường liên quan đến các quyền và nghĩa vụ cá biệt của các quốcgia, luật quốc tế cần vượt lên trên các thủ tục tố tụng vốn chỉ áp dụngcho các tranh chấp inter - partes thuần tuý Điều này có nghĩa là khibước vào phạm vi của các nghĩa vu erga omnes thì những quy tắc dựatrên sự công bằng cá nhân và những thủ tục tố tụng đi kèm có lẽ sẽ

không còn phù hop" [16, tr 262]

Thứ hai, phải bảo đảm duy trì mối quan hệ bảo vệ môi trường giữa cácbên để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Khác với việc giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động,

trong đó mâu thuẫn có thể khép lại khi các mối bất hoà đã được giải toả và

mọi thiệt hại về cơ bản đã được bồi thường Trong lĩnh vực bảo vệ môi

trường, giải toả mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp, kết luận về việc thắng

hay thua kiện đối với các bên chưa được xem là kết quả chung cuộc Bởi vì

xét đến cùng thì cho dù một bên có "thắng tuyệt đối" trong một vụ kiện về

môi trường thì họ cũng không thé dé dàng đoạn tuyệt với đối thủ của mình

vì sự ràng buộc một cách tự nhiên của các yếu tố môi trường với tư cách là

điều kiện sống chung của tất cả các bên, không loại trừ bên nào Họ vẫnphải cùng nhau sống trong một "mai nha chung", hít thở bầu không khí

chung Nói cách khác, họ vẫn còn phải "quan hệ” với nhau vì mục đích môitrường Thêm nữa, do những hậu quả gây nên đối với môi trường không chỉ

là thiệt hại trước mắt mà còn là thiệt hại lâu dài, nên các bên không dễ dàngđược giải phóng ngay trách nhiệm Khôi phục môi trường luôn là tráchnhiệm mang tính lâu dài của các bên Do vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp

Trang 35

môi trường phải tính đến việc làm thế nào để vừa bảo vệ được quyền, lợi ích

hợp pháp của bên bị xâm hại đồng thời duy trì mối quan hệ giữa các bêntranh chấp để họ có thể cùng nhau khắc phục, cải thiện môi trường một

cách liên tục, thường xuyên

Thứ ba, phải ngăn chặn sớm nhất sự xâm hại đối với môi trường

Như đã đề cập ở phần đặc trưng của tranh chấp môi trường Do tính chấtkhông thể sửa chữa được đối với những thiệt hại môi trường nên các tranhchấp môi trường nảy sinh khi thiệt hại thực tế chưa xảy ra cũng phải được giảiquyết triệt để nhằm ngăn chặn trước hậu quả Quá trình giải quyết tranh chấp môi trường cần loại trừ hoặc giảm thiểu mọi khả năng xâm hại tới môi trường.

Nói cách khác, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trách nhiệm dung hoà lợi ích

đối lập phải được đặt ra ngay từ khi các tác động xấu đến môi trường chưaxuất hiện, thiệt hại thực tế chưa xảy ra

Tuy nhiên, dung hoà lợi ích ngay từ giai đoạn đầu của quá trình phát

triển, tính toán để loại trừ khả năng xâm hại đến môi trường không có nghĩa là

phủ quyết mọi hoạt động phát triển, khước từ mọi dự án Vấn dé là phải tìm

đến các giải pháp vừa tính tới yếu tố tăng trưởng song vẫn đảm bảo sự cảnhgiác cao độ trước những thiệt hại gây nên cho môi trường

Thứ tư, phải đảm bảo xác định một cách có căn cứ giá trị thiệt hại

về môi trường

Giá trị thiệt hại trong các tranh chấp môi trường thường rất lớn và

khó xác định Thực tế cho thấy rất khó để đánh giá một cách toàn diện,

khách quan về những thiệt hại gây nên đối với môi trường cũng như ảnhhưởng của nó đến các mặt kinh tế, xã hội Khó khăn này không chỉ đặt rađối với các bên tranh chấp mà ngay cả đối với chủ thể có thẩm quyền giải

quyết tranh chấp Không phải trong mọi trường hợp các bên tranh chấp đều

có thể đưa ngay ra được các bằng chứng để chứng minh những đòi hỏichính đáng của mình cũng như phủ định yêu cầu của phía bên kia

Trang 36

Với đặc điểm này của tranh chấp môi trường, áp dụng một cách cứngnhắc thủ tục tranh tụng - vốn là thủ tục được đề cao trong giải quyết các tranhchấp dân sự, kinh tế, lao động, sẽ có nguy cơ dẫn vụ việc đến sự bế tắc, do cácbên không thể tự chứng minh được hết hậu quả của sự xâm hại, đặc biệt là đối

với những thiệt hại không hiện hữu vào thời điểm môi trường bị tác động.Điều này có nghĩa là cần phải có cách tiếp cận khác đối với nghĩa vụ chứngminh, thủ tục tranh tụng trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường

Những hạn chế của thủ tục tranh tụng trong việc giải quyết tranhchấp môi trường đã bộc lộ trong nhiều phiên toà xét xử các vụ án về môitrường trên thế giới Tham phán C.G Weeramantry, Phó chánh án Toà ánquốc tế ở La Hay cũng đã nhiều lần cảnh báo: "Thu tục này ít khi đưa lại sựcông bằng đối với vụ việc liên quan đến thiệt hại môi trường thiên nhiên cótác động lâu dai và không khắc phục duoc" [16, tr 261].

Thứ năm, tranh chấp môi trường phải được giải quyết một cáchnhanh chóng, kip thời

Do những thiệt hại gây nên đối với môi trường thường tác động trựctiếp đến tính mạng, sức khoẻ của con người nên việc giải quyết các tranhchấp môi trường cần phải được tiến hành khẩn trương, đúng pháp luật Conngười là trung tâm, là mục đích hàng đầu của bảo vệ môi trường Bất cứ hành

vi nào làm thay đổi chất lượng môi trường (dù là nhỏ nhất) cũng bị coi là

nghiêm trọng nếu nó gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người,

và đặc biệt nghiêm trọng nếu gây nguy hại đến nhiều người Đây là quyền

tuyệt đối của con người cần được pháp luật bảo vệ Thêm nữa, do tranh chấp

môi trường thường xảy ra giữa các nhóm xã hội (các cộng đồng dân cư) nên

ảnh hưởng về mặt kinh tế, xã hội là rất lớn Kiểm soát chặt chẽ xung đột môi trường đang tiềm ẩn và giải quyết chúng một cách nhanh chóng, kịp thời sé góp phần bảo đảm trật tự xã hội, tránh sự chuyển hoá một cách tự phát những tranh chấp nhỏ, đơn giản, trong phạm vi hẹp thành các cuộc biểu tình chínhtrị, khiếu kiện kéo dài, gây rối loạn trật tự xã hội

Trang 37

Toàn bộ mối liên hệ giữa những nét đặc thù của tranh chấp môi trường

với các yêu cầu riêng đặt ra trong quá trình giải quyết tranh chấp kể trên có

thể được mô tả bằng sơ đồ sau:

Đặc điểm của tranh chấp Yêu cầu đối với việc giải quyết tranh chấp

f - >

Vừa là xung đột lợi ich tư,

vừa là xung đột lợi ích công Uu tiên bảo vệ lợi ích

công, lợi ích của số đông

` y,

f N

Xảy ra với qui mô lớn, liên; a Dam bao duy tri quan hé

quan đến nhiều người lâu dài giữa các bên

= Z.

4 ă

Có thể nảy sinh ngay từ khi

chưa có sự thiệt hại thực tế Loại trừ, ngăn chặn trướcmọi khả năng xâm hại

` y,

— `

Giá trị của những thiệt hại

trong tranh chấp thường lớn

Anh hưởng sâu, rộng đến mọi

mặt của đời sống xã hội

` -7

Như vậy, điểm khác biệt của cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường so

với cơ chế giải quyết tranh chấp khác không chỉ thể hiện ở khía cạnh cấu trúc của

cơ chế, vi trí, vai trò của các yếu tố cấu thành cơ chế, mà còn ở những nội dung cụthể của các thành tố và sự tương tác giữa chúng để kết thành một cơ chế độc lập.

1.3 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

MÔI TRƯỜNG

Rõ ràng với những yêu cầu nêu trên, áp dụng một cách rập khuôn cơ

chế giải quyết các tranh chấp dân sự, thương mại, lao động vào việc giải quyết

Trang 38

các tranh chấp môi trường sẽ khó đạt được kết quả như mong muốn Điều nàykhông chi được các nhà nghiên cứu lý luận tiên liệu mà còn được các nhà hoạtđộng thực tiễn giải quyết tranh chấp môi trường của nhiều nước trên thế giớiđúc rút: "Những ý tưởng pháp lý truyền thống đã được thử thách trong quákhứ đôi khi không đủ sức giải quyết những vấn đề mới mẻ và chưa có tiền lệ

và chúng cần được phát triển với sự sáng suốt và nhạy cam" [16, tr 9].

Để đáp ứng đầy đủ hơn những yêu cầu đặt ra trong quá trình giải quyếttranh chấp môi trường, cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường đang từngbước được định hình Tuy nhiên, cũng cần một lần nữa nhấn mạnh rằng, so

với các tranh chấp khác, tranh chấp môi trường là hiện tượng xã hội còn rất

mới, nhất là ở nước ta Trên bình diện chung nhất, chưa có nhiều quốc giaxây dựng được một cách hoàn chỉnh cơ chế giải quyết loại tranh chấp này vàđiều đó cũng đồng nghĩa với sự “non trể” của những lý thuyết cơ bản về giảiquyết tranh chấp Một số thành tố và những nội dung cơ bản của nó được

trình bày dưới đây có nguồn gốc từ thông lệ giải quyết các tranh chấp môitrường quốc tế, số khác là sáng kiến tư pháp của các quốc gia đi trước Tất cả

được xem là chat "xúc tac" dẫn đến những ý tưởng trong xây dung và hoànthiện cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam

1.3.1 Những nguyên tac cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi trườngCũng giống như trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, trong cơ chế giải

quyết tranh chấp môi trường, các nguyên tắc luôn đóng vai trò quan trọngtrong việc chỉ đạo, định hướng và áp dụng vào toàn bộ các giai đoạn của quá

trình giải quyết tranh chấp Xác định một cách đầy đủ và đúng đắn cácnguyên tắc cơ bản cũng có nghĩa là hình thành nên cơ sở khoa học - pháp lývững chắc cho sự vận động của quá trình giải quyết tranh chấp môi trườngtrong thực tế Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, đây là quá trình đi tìm các

nguyên tác có tính chất đặc trưng của việc giải quyết tranh chấp môi trường

Những nguyên tắc chung được áp dụng trong việc giải quyết mọi loại tranh

chấp như nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc bảo đảm

Trang 39

hiệu lực của các quyết định giải quyết tranh chấp được xem là đương nhiên

có giá trị đối với việc giải quyết loại tranh chấp này

Những phân tích trên đã cho thấy khó có thể áp dụng một số nguyên tắc

được coi là "chủ đạo” trong giải quyết các tranh chấp dân sự, thương mại, lao

động (nguyên tác tự định đoạt, nguyên tắc tranh tụng ) vào việc giải quyếtcác tranh chấp môi trường Điều này làm nảy sinh nhu cầu phải xác định cácnguyên tắc mới và vận dụng chúng một cách hợp lý vào việc giải quyết tranh

chấp mòi trường Vấn đề đặt ra là cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường cầncác nguyên tắc nào?

Việc xác định nguyên tắc nào là tư tưởng chỉ đạo cơ bản, chi phối quá

trình giải quyết tranh chấp môi trường không chỉ phụ thuộc vào nhận thức chủquan mà phải gắn liền với bản chất pháp lý của các tranh chấp môi trường,phản ánh những dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp cũng như những yêu cầuđặc thù của việc giải quyết loại tranh chấp này Những nguyên tắc đó là:

L3.1.1 Nguyên tắc công quyền can thiệp

Giải quyết tranh chấp môi trường không chỉ là mong muốn riêng của

các bên tranh chấp mà còn là trách nhiệm của nhà nước Chức năng quản lý xã

hội và nghĩa vụ bao dam phúc lợi công cộng của nhà nước không "cho phép”công quyền đứng ngoài những quan hệ xung đột mang tính xã hội sâu sắc này

Nếu như trong giải quyết các tranh chấp dân sự thuần tuý, tranh chấp

thương mại , công quyền chỉ nên can thiệp trong trường hợp các bên đương sựyêu cầu, "công quyền không tự ý can thiệp vào quan hệ tư, nếu các quan hệ đókhông vi phạm các lợi ích công cộng” [58, tr 63], thì trong lĩnh vực môi trường,

sự can thiệp của công quyền vào việc giải quyết tranh chấp cần được xem là mộtloại trách nhiệm công vụ, hay còn gọi là công quyền đương nhiên can thiệp

Lý luận về sự cần thiết phải can thiệp sâu hơn của quyền lực công

vào hoạt động bảo vệ môi trường nói chung, giải quyết tranh chấp môi

trường nói riêng đã được hình thành từ lâu, trên nền tang cơ bản là họcthuyết về "uỷ thác công cộng” (the public trust doctrine) [68, tr 742-748]

Trang 40

Nội dung chính của học thuyết là nhà nước (thông qua hệ thống các cơ

quan hành chính công quyền) là người được uy thác trông coi tất cả những

nguồn tài nguyên thiên nhiên là những thứ theo lẽ tự nhiên là để dành cho

sử dụng và tận hưởng công cộng [ I6, tr 46] Nhà nước phải có trách nhiệmtrong việc duy trì trật tự công và bảo đảm phúc lợi chung của xã hội, trong

đó có việc bảo đảm chất lượng các yếu tố môi trường

Học thuyết về uỷ thác công cộng được hình thành đầu tiên tại Anh vàsau đó đã mở rộng sang Mỹ, Ấn Độ và nhiều nước Nam A khác [16, tr 46].

Tại các nước này, học thuyết đã được phát triển nhiều về nội dung và trởthành cơ sở lý luận cho nhiều định chế pháp lý quan trọng, đặc biệt là những

chế định có liên quan đến quyền lực nhà nước, quyền dân chủ của công dân,

các hoạt động tư pháp Từ góc độ bảo vệ môi trường cũng như các thủ tục

tố tụng liên quan đến việc giải quyết tranh chấp môi trường, "uỷ thác công

cộng” được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, các cơ quan công quyền (một số nước chỉ đích danh Chính

phủ hoặc cơ quan đại diện của Chính phủ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường) làngười được uỷ thác khởi kiện các vụ án về môi trường trong những trường hợpsau: L) Khởi kiện doi bồi thường thiệt hại về môi trường do làm 6 nhiễm, suythoái môi trường gây nên; 2) Khởi kiện tại trọng tài và toà án quốc tế đối với

những tranh chấp môi trường trong phạm vi khu vực hoặc quốc tế

Ngày nay, học thuyết uy thác công cộng không chỉ giới hạn ở cácquyền trên mà còn được mở rộng theo hướng cơ quan công quyền, với tư cách

là người bảo hộ dân chúng, có quyền khởi kiện đồi bồi thường thiệt hại về

người và tài sản của các nạn nhân mà vì hoàn cảnh cụ thể họ không thể tự mình theo đuổi vụ kiện một cách đầy đủ và hợp thức [16, tr 62].

Thứ hai, co quan công quyền được uy thác kiểm soát và tham gia giải quyết phần lớn các vụ tranh chấp về môi trường (thường là ở giai đoạn tiền tốtụng) hoặc giám sát các cuộc đàm phán, thương lượng giữa các bên tranh chấp

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w