Tình hình phát hiện bản án hoặc quyết định đã có hiệu lựcpháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩmKháng nghị giám đốc thẩm không được Tòa án chấp nhậnChất lượng kháng nghị giám đố
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHAN THỊ THANH MAI
GIAM ĐC THẤM ' TRONG TO TUNG HÌNH SU VIỆT NAM
Chuyen nganh: Luat hinh su
Ma so: 62.38.40.01
LUAN AN TIEN SI LUAT HOC
Người hướng dan khoa học: PGS.TS TRAN VAN ĐỘ
PGS.TS LÊ THỊ SƠN
(A/1 ¢
{4X
HA NOI - 2007
Trang 2Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là củariêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Các kếtluận khoa học trong luận án chưa từng được công bố trongmột công trình khoa học nào khác.
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
Phan Thị Thanh Mai
Trang 3TRONG TO TUNG HÌNH SỰ
Khái niệm giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự
Ý nghĩa của giám đốc thẩm
Khái quát pháp luật TTHS Việt Nam về giám đốc thẩm trước khi ban
hành BLTTHS năm 2003 a
Chuong 2 VY
NHỮNG QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT TỐ TUNG HÌNH SUNAM 2003
VỀ GIAM ĐỐC THAM VÀ THỰC TIEN THI HANH
Những quy định của BLTTHS năm 2003 về giám đốc thẩm
Thực tiễn thi hành quy định của pháp luật TTHS về giám đốc thẩm
Chương 3MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAM ĐỐC THẤM TRONG TỐ TUNG HÌNH SỰ
Phương hướng, yêu cầu đối với giải pháp nârg cao hiệu quả giám đốc
thẩm và tiêu chí đánh giá hiệu quả giám đốc thẩm
Hoàn thiện pháp luật TTHS về giám đốc thẩm
Một số giải pháp khác
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
6|
104
138
143 176
186
190
19]
Trang 4Hiệu lực pháp luật
Kiểm sát viên
Toà án nhân dânToà án nhân dân tối caoToà án quân sự
Toà án quân sự Trung ương Toà án tối cao
Viện kiểm sát quân sự Trung ương
Xã hội chủ nghĩa
Trang 5Tình hình phát hiện bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực
pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩmKháng nghị giám đốc thẩm không được Tòa án chấp nhậnChất lượng kháng nghị giám đốc thẩm của Viện kiểm sát
Tình hình tồn đọng án giám đốc thẩm tính theo số vụ ánTình hình Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm thực hiệnquy định về thời hạn giám đốc thẩm
105
109 110
127
130 130
Trang 61 Tính cấp thiết của đề tài
Việc đảm bảo tính đúng đắn của các bản án, quyết định đã có HLPL, của Tòa
án là một đòi hỏi thiết yếu của Nhà nước pháp quyền Bản án, quyết định đã cóHLPL của Tòa án phải được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng Tuynhiên, trong thực tiễn không phải mọi bản án, quyết định của Tòa án đều đảm bảotính đúng đắn Vẫn còn có bản án, quyết định đã có HLPL của Tòa án có sai lầmnghiêm trọng, đòi hỏi phải có cơ chế khắc phục Trong pháp luật tố tụng nói chung
và trong BLTTHS nói riêng đều có quy định thủ tục xét lại các bản án, quyết định đã
có HLPL theo thủ tục giám đốc hoặc theo thủ tục tái thẩm.
Giám đốc thẩm trong TTHS là thủ tục Tòa án có thẩm quyền xét lại nhữngbản án hoặc quyết định hình sự đã có HLPL bị người có thẩm quyền kháng nghị vìphát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, nhằm đảm bảo pháp luật được áp dụngđúng đắn và thống nhất Đây là thủ tục tố tụng quan trọng đảm bảo cho vụ án hình
sự được giải quyết đúng pháp luật Thông qua thủ tục giám đốc thẩm, Tòa án giữ
nguyên hoặc hủy bỏ hiệu lực của một phần hoặc toàn bộ bản án hoặc quyết định đã
có HLPL của Tòa án bị kháng nghị vì có vi phạm pháp luật nghiêm trọng; khôi phục
tố tụng đối với vụ án khi xét thấy cần thiết để đảm bảo lợi ích Nhà nước, quyền vàlợi ích hợp pháp của công dân Giám đốc thẩm trong TTHS góp phần đáp ứng nhữngyêu cầu của Nhà nước pháp quyền, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, củng cốlòng tin của nhân dân vào hoạt động xét xử của Tòa án, góp phần đảm bảo uy tíncủa cơ quan tư pháp nói chung và Tòa án nói riêng.
Những quy định pháp luật TTHS của Nhà nước ta về giám đốc thẩm đã được
hình thành từ năm 1959 và ngày càng được hoàn thiện BLTTHS năm 1988 là một
bước tiến lớn trong quá trình phát triển của pháp luật TTHS nói chung và chế địnhgiám đốc thẩm nói riêng Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành, những quy định củaBLTTHS năm 1988 về giám đốc thẩm đã bộc lộ những bất cập, chưa đáp ứng đượcyêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn giám đốc thẩm và công tác đấu tranh phòng chống tộiphạm trong tình hình mới Trong quá trình soạn thảo BLTTHS (sửa đổi) thay cho
Trang 7những sửa đổi, bổ sung trong quy định về giám đốc thẩm nhưng vẫn chưa thể hiện
rõ bản chất của giám đốc thẩm và vẫn còn những vấn đề bất cập chưa được giảiquyết triệt để cần tiếp tục hoàn thiện Mặt khác, những quy định của BLTTHS vềgiám đốc thẩm còn chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích một cách đây
đủ và thống nhất Do những hạn chế trong quy định của pháp luật và thiếu nhữnghướng dẫn thi hành cần thiết của cơ quan có thẩm quyền nên vẫn còn có các quanđiểm khác nhau về bản chất và ý nghĩa của giám đốc thẩm; sự phân biệt thủ tục
giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm chưa rõ ràng; không thống nhất trong nhận thức
và áp dụng các điều luật cụ thể về giám đốc thẩm Ngoài nguyên nhân về mặt phápluật, còn những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác dẫn đến thực tiễn giámđốc thẩm còn một số hạn chế, vướng mắc cần phải khắc phục Vì vậy, việc nghiêncứu thủ tục giám đốc thẩm một cách toàn diện về lý luận và thực tiễn, xác địnhnhững hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn giám đốc thẩm, trên cơ sở đó tìm ranhững giải pháp nhằm khác phục hạn chế và nâng cao hiệu quả giám đốc thẩm làvấn đề rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay Vấn đề hoàn thiện thủ tục giám đốcthẩm là một trong các nhiệm vụ cải cách tư pháp đã được đề ra trong Nghị quyết số49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm2020: “Từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy địnhchat chế những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng
nghị đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có HLPL; khắc phục tình trạng
kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ”
2 Tình hình nghiên cứu
Qua tra cứu website www.nlv.gov.vn của Thư viện quốc gia và websitewww.luathinhsu.hoa.org.vn của PGS TS Nguyễn Ngoc Hòa, chúng tôi nhận thấychưa có luận án tiến sỹ nào nghiên cứu về đề tài này Tuy nhiên, đề tài giám đốcthẩm trong TTHS Việt Nam đã được một số tác giả trong nước nghiên cứu ở các
mức độ khác nhau Có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về giám đốc thẩm,
trong đó phải kể đến luận văn thạc sỹ của Nguyễn Văn Trượng với đề tài Giám đốc
Trang 8dé tài khoa học cấp Bộ của VKSNDTC Náng cao chất lượng, hiệu quả công táckiểm sát hình sự trong giai đoạn giám đốc thẩm do Ths Nguyễn Thị Bác chủ biên,năm 1997 và đề tài khoa học cấp Bộ của TANDTC Náng cao hiệu quả công tácgiám đốc xét xử các vụ án hình sự do Ths Dinh Văn Quế chủ biên, năm 2005 Quanghiên cứu các tài liệu trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về giám đốc thẩmcủa các tác giả đã đạt được các kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cầnphải nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn Trong luận văn thạc sĩ với đề tài Giám đốcthẩm trong luật TTHS, tác giả Nguyễn Văn Trượng đã xây dựng khái niệm giám đốcthẩm; sơ lược khái quát sự hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật vềgiám đốc thẩm từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945; phân tích, đánh giá cácquy định của BLTTHS năm 1988 và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phápluật về giám đốc thẩm Tác giả Đinh văn Quế trong cuốn sách Giám đốc thẩm, tái
thẩm về hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn đã phân tích những quy định
của BLTTHS năm 1988 về giám đốc thẩm, xác định một số vướng mắc trong thi
hành pháp luật về giám đốc thẩm và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp
luật về giám đốc thẩm Dé tài khoa học cấp Bộ của VKSNDTC Nâng cao chấtlượng, hiệu quả công tác kiểm sát hình sự trong giai đoạn giám đốc thẩm do Ths.Nguyễn Thị Bắc chủ biên đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về mối quan
hệ giữa VKS và Tòa án trong xét xử hình sự; mối quan hệ giữa chức năng buộc tội,bào chữa và xét xử trong TTHS; một số quy định của BLTTHS năm 1988 liên quanđến nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong giai đoạn giám đốc thẩm; thực trạng côngtác kiểm sát hình sự trong giai đoạn giám đốc thẩm Các tác giả của những côngtrình nói trên đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về giám đốc thẩm và đã có nhữngkiến nghị, đề xuất có giá trị về lý luận và thực tiễn Tuy nhiên, chưa có công trìnhnào nghiên cứu một cách toàn diện về giám đốc thẩm Luận văn thạc sỹ của tác giảNguyễn Văn Trượng không xem xét, đánh giá về thực tiễn giám đốc thẩm và khôngđưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện các quy định pháp luật về giám đốcthẩm mà chủ yếu xem xét đánh giá pháp luật và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp
Trang 9giải thích pháp luật, liên hệ những quy định của pháp luật với thực tiễn thi hành củaTòa án để thấy những bất cập trong quy định của pháp luật và đưa ra một số kiếnnghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giám đốc thẩm Tác giả cũng không đánh giá vềthực tiễn giám đốc thẩm và đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện các quyđịnh pháp luật về giám đốc thẩm Đề tài khoa học của VKSNDTC do Ths NguyễnThị Bắc chủ biên chủ yếu nghiên cứu về vai trò của VKS trong giai đoạn giám đốcthẩm, đề cập rất ít đến những quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn củaTòa án trong giai đoạn này và không xem xét thực tiễn giám đốc thẩm của Tòa án.
Mặt khác, những công trình này được tiến hành trước khi ban hành BLTTHS năm
2003 nên một số phân tích về luật không còn phù hợp; những kết luận về thực tiễngiám đốc thẩm không còn mang tính thời sự, một số kiến nghị quan trọng của cáctác giả nhằm khắc phục những bất cập trong quy định của BLTTHS năm 1988 đãđược sửa đổi, bổ sung trong BLTTHS năm 2003 Sau khi BLTTHS năm 2003 banhành, năm 2005, TANDTC đã có đề tài khoa học cấp Bộ Nang cao hiệu quả côngtác giám đốc xét xử các vụ án hình sự do Ths Dinh Văn Quế chủ biên Đây là đề tàimang tính ứng dụng nên các tác giả tập trung nghiên cứu những quy định của
BLTTHS năm 2003 về giám đốc thẩm; thực tiễn công tác giám đốc việc xét xử và
thực tiễn giám đốc thẩm ở Tòa án; thực trạng công tác kiểm sát các bản án, quyếtđịnh về hình sự đã có HLPL của Tòa án ở VKS; dé xuất một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự Trong đề tài này, các tác giả cũng khôngnghiên cứu những vấn đề lý luận về giám đốc thẩm
Ngoài những nghiên cứu chuyên sâu về giám đốc thẩm trong TTHS ViệtNam như đã trình bày, còn có những nghiên cứu đề cập đến những vấn đề lý luậnchung hoặc nghiên cứu những đề tài khác nhưng có một số nội dung liên quan đếnđến giám đốc thẩm như cuốn Nhà nước và pháp quyền của chúng ta trong sự
nghiệp đổi mới của GS TSKH Đào Trí Úc (1997); cuốn Hệ thống tư pháp và cải
cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay của Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật do
Trang 10thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Tòa ántrong Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân do TS Uông Chu Lưuchủ nhiệm dé tài (2006); các bài viết Tham quyền xét xử của Tòa án của TS Nguyễn
Văn Huyên (trong dé tài khoa học cấp cơ sở "Giai đoạn xét xử trong TTHS ViệtNam - những vấn đề lý luận và thực tiễn" của trường Đại học Luật Hà Nội, 2003) vàbài Một số vấn đề về tái thẩm của PGS TS Trần Văn Độ (tạp chí Luật học, số 3,năm 1995) Có những nghiên cứu trực tiếp về giám đốc thẩm nhưng chỉ ở mức độđại cương như phần viết về giám đốc thẩm trong các cuốn Binh luận khoa học Bộ
luật TTHS năm 1988 của Viện nghiên cứu khoa học pháp ly - Bộ Tư pháp (1992) vàBình luận khoa học Bộ luật TTHS năm 2003 do PGS TS Võ Khánh Vinh chủ biên(2004); các cuốn giáo trình Luật tố tụng hình sự của trường Đại học Luật Hà Nội,của Khoa Luật - Trường Đại học Quốc gia và của các cơ sở đào tạo khác Ngoài ra,còn có những bài viết của các tác giả nghiên cứu về một vấn đề hoặc một số vấn đềriêng lẻ của giám đốc thẩm đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành như các bàiCăn cứ kháng nghị giám đốc thẩm theo BLTTHS năm 2003 của Ths Dinh Văn Qué
(tạp chí TAND, số 22, năm 2004); Thẩm quyền của Tòa án có thẩm quyền giám đốc
thẩm của TS Nguyễn Đức Mai (tạp chí TAND, số 2, năm 1994); Tiếp tục hoànthiện các quy định về giám đốc thẩm và tái thẩm, góp phần nâng cao hiệu quả côngtác xét xử của Tòa án của TS Nguyễn Văn Hiện (tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 4,
năm 1998); Bàn về thời điểm phát sinh HLPL của bản án sơ thẩm không bị kháng
cáo, kháng nghị của Hoang Quảng Lực (tạp chí TAND, số 5, năm 1997); Về chủ thể
của quyền kháng nghị và việc bổ sung, rút kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
của Ths Nguyễn Văn Trượng (tạp chí TAND, số 11, năm 1996) Nhìn chung, cácnhà khoa học đã đề cập đến nhiều vấn dé của giám đốc thẩm nhưng việc nghiên cứu
về giám đốc thẩm trong TTHS vẫn chưa có được sự quan tâm đúng mức; các tác giảquan tâm đến đề tài này chủ yếu là các nhà hoạt động thực tiễn nên phần lớn nhữngnghiên cứu về giám đốc thẩm cũng tập trung vào việc phân tích, đánh giá luật thực
Trang 11tính lý luận về giám đốc thẩm cịn ít; nhiều vấn đề về giám đốc thẩm cịn bỏ ngỏhoặc cần được nghiên cứu tồn diện và sâu sắc hơn.
Về tình hình nghiên cứu đề tài giám đốc thẩm ở nước ngồi, trong phạm vi
mà chúng tơi đã nghiên cứu được, cĩ thể đưa ra một số thơng tin: Thủ tục giám đốcthẩm trong TTHS được dé cập nghiên cứu trong một số tài liệu tiếng nước ngồihoặc đã được dịch ra tiếng Việt như cuốn sưu tập chuyên đề Những vấn đề lý luận
về luật TTHS và tội phạm học của các tác giả Liên Xơ cũ do Uy ban KHXH ViệtNam, Viện thơng tin KHXH xuất bản năm 1982; các tài liệu hội thảo 7THS và vaitrị của Viện cơng tố trong TTHS và Pháp luật về tổ chức Tịa án, quản lý Tịa án,quản lý thẩm phán và cán bộ Tịa án cha Nhà pháp luật Việt - Pháp, Hệ thống tư
pháp hình sự của một số nước Châu Á, bản dịch tiếng Việt của Viện khoa học Kiểm
sát, VKSNDTC; Criminal procedure của các tác giả W R LaFave, J H Israel, N.
J Kinh; Procédure pénale của các tác giả Gaston Stefani, Georges Levaseur,Bernard Bouloc; Y2onòHoij IIpowecc giáo trình của Trường Đại học quốc gia
Matxeova mang tên Lơmơnơxơp Do cĩ nhiều khĩ khan trong việc tiếp cận, phântích, đánh giá luật nước ngồi nên trong luận án này chúng tơi chỉ sử dụng một sơnội dung mang tính chất thơng tin khoa học
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn,luận án dé xuất những giải pháp khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thựctiễn giám đốc thẩm và nâng cao hiệu quả giám đốc thẩm
Dé thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án phải giải quyết những nhiệm
vụ cụ thể sau:
- Lam rõ một số vấn đề lý luận chung về giám đốc thẩm trong TTHS như bảnchất, khái niệm giám đốc thẩm; ý nghĩa của giám đốc thẩm; khái quát quá trình hìnhthành và phát triển của pháp luật TTHS Việt Nam về giám đốc thẩm cho đến trướckhi ban hành BLTTHS năm 2003
- Phân tích, đánh giá những quy định pháp luật về giám đốc thẩm trong
Trang 12hiểu nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc.
- Đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giám đốc thẩm hình
sự và những giải pháp khác nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thựctiễn giám đốc thẩm hình sự, nâng cao hiệu quả giám đốc thẩm
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận chung về giám đốcthẩm; pháp luật TTHS của Việt Nam và một số nước về giám đốc thẩm; thực tiễn thihành các quy định của pháp luật TTHS về giám đốc thẩm ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của luận án là nghiên cứu toàn diện các vấn đề về lýluận và thực tiễn giám đốc thẩm Tuy nhiên, do điều kiện và thời gian nghiên cứu cóhạn nên luận án tập trung vào những vấn đề sau:
- Tập trung nghiên cứu việc xét lại bản án và một số quyết định về nội dung
vụ án trong giai đoạn xét xử của Tòa án đã có HLPL.
- Đối với pháp luật TTHS Việt Nam về giám đốc thẩm, tập trung vào nghiên
cứu BLTTHS năm 2003 là Bộ luật đang có hiệu lực thi hành.
- Đối với pháp luật TTHS nước ngoài về giám đốc thẩm, tập trung vào luật
TTHS của Pháp và Liên bang Nga là những nước mà hệ thống pháp luật nói chung
và luật TTHS nói riêng có nhiều nét tương đồng với pháp luật Việt Nam và luậtTTHS Việt Nam ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của pháp luật những nước này
- Thực tiễn giám đốc thẩm được xem xét trên phạm vi cả nước, trong 10 năm
từ 1996 đến 2005 Do luận án được làm trong thời gian thi hành BLTTHS năm 1988
và sau đó thi hành BLTTHS năm 2003 nên luận án có chú ý so sánh thực tiễn giámđốc thẩm trước và sau khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực thi hành
- Trong các giải pháp nâng cao hiệu quả giám đốc thẩm, luận án tập trungnghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật TTHS về giám đốc thẩm
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án này, chúng tôi đã vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và lý luận về nhận thức của triết học Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh
về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề cải
Trang 13phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp lịch sử, phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn khi
nghiên cứu đề tài này
6 Những đóng góp mới của luận án về khoa học và thực tiễn
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống vàtoàn diện về giám đốc thẩm trong TTHS
Luận án đã làm sáng tỏ những dấu hiệu đặc trưng của giám đốc thẩm trongTTHS, góp phần thống nhất nhận thức về bản chất, ý nghĩa của giám đốc thẩm vanội dung của chế định giám đốc thẩm Những vấn đề lý luận đó là cơ sở cho việcnghiên cứu, đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành về giám đốc thẩm vàđịnh hướng cho những kiến nghị của luận án
Luận án phân tích, đánh giá lịch sử hình thành và phát triển của chế địnhgiám đốc thẩm trong pháp luật TTHS Việt Nam trước khi ban hành BLTTH năm2003; nghiên cứu, chọn lọc những quy định pháp luật về giám đốc thẩm của một sốnước trên thế giới Những nghiên cứu đó là một trong những cơ sở cho những kiến
nghị của luận án nhằm hoàn thiện pháp luật về giám đốc thẩm
Luận án phân tích, đánh giá một cách khoa học những quy định của pháp luậthiện hành về giám đốc thẩm và thực tiễn giám đốc thẩm trong những năm gần day;xác định những bất cập trong các quy định của pháp luật về giám đốc thẩm cần phảiđược hoàn thiện, những vướng mắc trong việc thi hành pháp luật cần phải khắc phục
và xác định rõ nguyên nhân của thực trạng đó
Luận án đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTHS năm 2003nhằm hoàn thiện những quy định về giám đốc thẩm trong luật TTHS Việt Nam.Luận án cũng đề xuất được những giải pháp toàn diện nhằm đảm bảo thực hiệnnhững quy định pháp luật về giám đốc thẩm Những giải pháp mà luận án đưa ra là
có cơ sở khoa học, góp phần giải quyết những bất cập, vướng mắc hiện nay và nângcao hiệu quả giám đốc thẩm
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án được chia làm ba chương, 8 mục.
Trang 14NHUNG VAN DE CHUNG VE GIAM DOC THAM
TRONG TO TUNG HÌNH SU
1.1 KHÁI NIEM GIAM ĐỐC THẤM TRONG TO TUNG HINH SỰ
Tòa án là co quan xét xử của Nha nước, thực hiện một trong các lĩnh vựcquyền lực của Nhà nước đó là quyền tư pháp Hoạt động xét xử của Tòa án hiểu theonghĩa chung nhất là “hoạt động của các cơ quan và cá nhân được quyền căn cứ vàopháp luật để xem xét những vấn đề pháp lý và đưa ra những quyết định pháp lý cótính chất bắt buộc” [146, tr 144] Cụ thể hơn, có thể hiểu hoạt động xét xử là “hoạtđộng nhân danh quyền lực Nhà nước nhằm xem xét, đánh giá và ra phán quyết vềtính hợp pháp và tính đúng đắn của hành vi pháp luật hay quyết định pháp luật khi
có sự tranh chấp và mâu thuẫn giữa các bên có lợi ích khác nhau” [1 16, tr 264]
Tòa án có vai trò to lớn trong việc đảm bảo sự ồn định của xã hội Trong hoạtđộng áp dụng pháp luật, Tòa án đóng vai trò hết sức quan trọng và có đặc thù riêng.Khi xét xử, Tòa án là chủ thể có quyền xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luậtcủa các chủ thể khác, ra bản án hoặc quyết định phán xét hành vi của các chủ thể
đó Các bản án và quyết định này mang tính quyền lực Nhà nước sâu sắc, được Tòa
án tuyên nhân danh Nhà nước, thể hiện trực tiếp thái độ của Nhà nước đối với vụ án,quyết định những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của công dân
và những chủ thể khác Các bản án và quyết định của Tòa án có ý nghĩa là phánquyết cuối cùng, bản án và quyết định đã có HLPL, của Tòa án có hiệu luc bắt buộcchung đối với các bên có liên quan cũng như đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhânkhác trong xã hội Mặt khác, hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án (hoạt động xét
xử) còn có tính đặc thù về phương pháp áp dụng Tòa án (cụ thể là HDXX) áp dung
pháp luật một cách công khai, tất cả mọi người đều có thể tham dự các phiên tòa xét
xử Như vậy, việc Tòa án áp dụng pháp luật sẽ được sự giám sát trực tiếp không chỉcủa VKS (hoặc Viện công tố) mà còn của nhân dân Có thể nói "Toa án là biểu hiệntập trung nhất của quyền tư pháp - nơi mà kết quả của hoạt động điều tra, công tố,
Trang 15bào chữa được kiểm tra, xem xét một cách công khai thông qua thủ tục tố tụng theoluật định để đưa ra những phán quyết cuối cùng có tính chất quyền lực Nhà nước,nơi phản ánh đầy đủ và sâu sắc nhất bản chất của nền công lý" (31, tr.1] Vì vậy,việc xét xử công khai của Tòa án có ảnh hưởng rất lớn về mặt chính trị, xã hội và tác động mạnh mẽ đến ý thức pháp luật của nhân dân Do tầm quan trọng và tính đặcthù của hoạt động xét xử, đòi hỏi việc xét xử phải chính xác, công bằng và đúngpháp luật, thể hiện được ý chí, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân đối với hoạtđộng xét xử của Tòa án.
Khi tiến hành xét xử, với tư cách là chủ thể áp dụng pháp luật, Tòa án không
được xét xử tuỳ tiện mà phải dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật, cả về nội
dung và hình thức tố tụng A.F Konhi (luật gia Liên Xô cũ) đã khẳng định: “Đối vớihoạt động tư pháp, sẽ là một điều bất hạnh khi trong bản án và quyết định phụ thuộcvào sự tuỳ tiện cá nhân” [146, tr 168] Nguyên tắc hoạt động xét xử phải tuân theopháp luật là một nguyên tắc có tính truyền thống, tồn tại trong các kiểu Nhà nước vàpháp luật khác nhau Xixêrôn - một luật sư và là một nhà hùng biện nổi tiếng củathời Lamã cổ đại từng nói: "Quan tòa đó là một đạo luật biết nói, còn đạo luật là một
vị quan tòa cam” [146, tr 170] Nguyên tắc này đặc biệt được dé cao là ở các nướctheo truyền thống luật dân sự (hệ thống luật thành văn) Vào thế kỷ 18, khi trên thếgiới đang diễn ra các cuộc Cách mạng tư sản và sự ra đời của các Nhà nước dân chủ,trong cuốn Tỉnh thần pháp luật được xuất bản vào năm 1748, Montesquieu đã pháchọa những nét cơ bản về xã hội công dân và Nhà nước pháp quyền, trong đó baquyền lập pháp, hành pháp, tư pháp độc lập với nhau và tương tác lẫn nhau Trong
các Nhà nước này, việc xét xử đòi hỏi phải tuân thủ pháp luật Montesquieu đã viết:
“Ở các nước dân chủ, có Hiến pháp hẳn hoi, phán quan cứ theo đúng lời văn trong
từng điều khoản của Hiến pháp mà xét xử” [42, tr 75] Một học giả nổi tiếng khác
của thời kỳ này là Cesare Beccaria trong cuốn Về tội phạm và trừng phạt xuất bảnnăm 1764 cũng đã viết: "Chỉ có pháp luật mới quy định trừng phạt tội phạm; và chỉ
có các nhà lập pháp, những người đại diện cho xã hội mới có quyền đặt ra luật hình
sự Tội phạm và trừng phat chỉ có thể được xác lập bởi luật do Quốc hội thông qua"
[142, tr 2] Đối với các nước theo hệ thống luật án lệ, việc xác định hành vi nào là
Trang 16tội phạm dựa trên những phán quyết trước đó của Tòa án mà không dựa vào luật
thành văn mà dựa vào án lệ Vi vậy, "có cảm tưởng như tội phạm trong hệ án lệ là do
các thẩm phán lôi ra từ mũ của họ để úp vào đầu kẻ bị kết tội" [50, tr 102] Sau đó,những phán quyết của Tòa án được chuyển đến cộng đồng bằng con đường dân gian.Với sự tăng nhanh dân số và tính không đồng nhất trong xã hội, các nước theotruyền thống luật án lệ cảm thấy ngày càng khó khăn trong việc thông báo cho dânchúng biết hành vi nào là tội phạm để họ được cảnh báo trước và biết về các bổnphận của họ Chính vì vậy, "các nước thuộc hệ án lệ đã và đang chuyển dần sang
luật hình sự và luật tố tụng hình sự thành van" [5O, tr.108] và việc xét xử phải tuânthủ pháp luật (án lệ hoặc luật thành văn) cũng là nguyên tắc được tôn trọng và đảmbảo thực hiện Hiện nay, trong xã hội hiện đại, nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập vàchỉ tuân theo pháp luật là một nguyên tắc phổ biến không chỉ được quy định trongluật của từng quốc gia mà tinh thân của nguyên tắc này còn được thừa nhận chungbởi các Công ước quốc tế như Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ngày 10/12/1948
và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 16/12/1966 của Đại hội
đồng Liên hiệp quốc.' Để nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động xét xử và mối
quan hệ giữa hoạt động xét xử với pháp luật, X X A-lếch-xây-ép trong cuốn Phápluật trong cuộc sống của chúng ta đã nhận định, Tòa án trong hoạt động của mình
“được quyền đánh giá các quyền chủ thể của con người, phán quyết ở cấp cuối cùng
và phán quyết theo cách là các quyết định của nó dù chỉ liên quan đến một vụ việc
cụ thể, nhưng nó có sức mạnh bắt buộc như là sức mạnh của chính bản thân pháp
luật” [146, tr 114].
Do tầm quan trọng của hoạt động xét xử và đặc điểm của hoạt động này nênviệc đảm bảo cho hoạt động xét xử của Tòa án đúng pháp luật, đảm bảo tính hợppháp trong các bản án, quyết định của Tòa án là một yêu cầu được đặt ra đối với cácquốc gia trên thế giới Yêu cầu này đặc biệt quan trọng trong TTHS, khi mà Tòa án
' Điều 11 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền: "Không ai bị coi là phạm tội về bất cứ hành động hoặc không hành động nào đã xảy ra vào thời điểm mà theo luật quốc gia hay luật quốc tế không cấu thành một tội hình
sự Tương tự như vậy, không ai bị tuyên phạt nặng hơn mức hình phạt được áp đụng vào thời điểm hành vi
phạm tội được thực hién"(26, tr 23); Điều 14, khoản 2 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị:
"Người bị buộc là phạm một tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi tội của người đó được chứng
minh theo pháp luật"[26, tr 114]
Trang 17có quyền ra bản án hình sự, quyết định những vấn đề về TNHS, hình phat và cácbiện pháp tư pháp đối với bị cáo, đó có thể là tự do, danh dự, tài sản, nhân thân vàthậm chí cả tính mạng của con người Việc quy định nguyên tắc xét xử vụ án theonhiều cấp và tổ chức Tòa án theo thứ bậc để Tòa án cấp trên có thể xem xét lại phánquyết của Tòa án cấp dưới là một trong những giải pháp về mặt pháp luật để giảiquyết vấn đề này Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 16/12/1966của Đại hội đồng Liên hiệp quốc quy định: “Bất cứ người nào bị kết án là phạm tộiđều có quyền yêu cầu Tòa án cấp cao hơn xem xét lại bản án và hình phạt đối vớimình theo quy định của pháp luật” [26, tr 115] Việc xem xét lại vụ án để đảm bảotính chính xác trong hoạt động xét xử, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân là cần thiết Tuy nhiên, việc giải quyết vụ án phải nhanh chóng, không thểkéo quá dài Nếu trình tự tố tụng quá dài và phức tạp sẽ dẫn đến hậu quả các quan hệ
xã hội bị xam phạm không được khôi phục kịp thời, trật tự xã hội không ổn định,các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân không được giải quyết nhanh chóng Đểđáp ứng được cả hai yêu cầu trên, đa số các nước trên thế giới thực hiện nguyên tắchai cấp xét xử Theo nguyên tắc này, pháp luật các nước quy định sau khi xét xử sơthẩm, bản án và quyết định sơ thẩm chưa có HLPL và chưa được đưa ra thi hànhtrong một thời hạn nhất định Bị cáo và các đương sự có quyền kháng cáo, cơ quan
công tố có quyền kháng nghị để xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm Bản án, quyết
định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị chưa có HLPL và chưa được đưa ra thi hành.Khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp trên sẽ xem xét cả về tính hợp pháp và tính có căn
cứ của bản án hoặc quyết định sơ thẩm đồng thời xét xử lại vụ án về nội dung Nhưvậy, ngoài chức năng xét xử, phúc thẩm là một hình thức giám đốc xét xử của Tòa
án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới Nguyên tắc hai cấp xét xử cũng có những ngoại
lệ Một số nước cho phép đối với những vụ án đơn giản, ít nghiêm trọng có thể xét
xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm và bản án hoặc quyết định có hiệu lực thi hànhngay (Cộng hòa Pháp) Một số nước khác (như Nhật Bản, Thái Lan) lại quy định cóhai cấp phúc thẩm trước khi bản án có HLPL Bằng nguyên tắc hai (hoặc ba cấp xétxử), các sai lầm trong việc xét xử của Tòa án cấp dưới đã cơ bản được phát hiện vàkhác phục, đảm bảo tính hợp pháp của các ban án hoặc quyết định đã có HLPL
Trang 18Mặc dù đã có cơ chế để đảm bảo tính hợp pháp của các bản án hoặc quyếtđịnh trước khi có HLPL thông qua thủ tục phúc thẩm nhưng những ban án hoặc
quyết định này vẫn có thể không hợp pháp Khả năng đó hoàn toàn có thể xảy ra vàthực tế cũng đã chứng minh điều đó và đòi hỏi phải có cơ chế giải quyết Tuy nhiên,việc Xét lại các ban án và quyết định đã có HLPL nói chung và xét lại về việcphương diện pháp luật nói riêng không phải là một thủ tục có tính truyền thống lâuđời của TTHS Trong xã hội phong kiến với kiểu Nhà nước quân chủ chuyên chế,mặc dù đặt ra nhiều cấp xét xử nhưng khi án đã thành thì không xét lại Một nguyêntác đã được thừa nhận từ thời La Mã cổ đại “một việc đã xử xong rồi thì được coi làchân lý, không thể xử lại” [45, tr 22] Do những hạn chế khách quan và chủ quantrong việc nghiên cứu, rất khó để khẳng định được chính xác thời điểm cũng như
quốc gia nào đầu tiên quy định thủ tục xét lại các bản án đã có HLPL Theo các tác giả W R LaFave, J H Israel, N J King, thủ tục có ý nghĩa như tiền thân cho thủtục xét lại bản án đã có HLPL đã được xuất hiện từ thế ky 13 ở các nước thuộc hệthống luật dân sự Thủ tục này du nhập vào Mỹ từ năm 1789 và được quy định bởi
một đạo luật tư pháp nhưng còn rất hạn chế, chỉ đến khi có sửa đổi bởi đạo luật đượcQuốc hội Mỹ thông qua vào năm 1867, lần đầu tiên có quy định chính thức về thẩmquyền của TATC Liên bang có quyền xét lại các bản án của Tòa án các bang nếu có
vi phạm hiến pháp và pháp luật liên bang [148, tr 1292, 1293] Các tác giả MichelTroper và Christophe Grzegocyk khi trình bày về hệ thống Tòa án của Pháp có viếtrằng, vào thời gian bắt đầu của nền Cộng hoà thứ ba (1870 - 1945), hệ thống Tòa ánPháp chia làm hai hệ thống: Tòa án hành chính và Tòa án thường (Tòa án tư pháp),đứng đầu hệ thống Tòa án tư pháp là Tòa phá án [149, tr 103] Tác giả Jean ClaudeRicci trong cuốn Nhập môn luật học có trình bày rõ hơn về vấn đề này như sau:
Những nét chính trong cách tổ chức hệ thống tư pháp của Pháp đãđược ấn định trong đạo luật năm 1790 Kể từ đó, mặc dù có rất nhiều cảicách, đặc biệt là những cải cách trong luật năm 1810, mô hình tổ chức vẫnkhông hề thay đổi Hệ thống Tòa án tư pháp là một hình chóp bao gồm hai bộ
phận: ngạch dân sự và ngạch hình sự; hai ngạch này được tổ chức theo chiều
dọc giống nhau (Tòa sơ thẩm, Tòa phúc thẩm, Tòa phá án) [35, tr 114]
Trang 19Hiện nay, trên thế giới, quan điểm của các nhà khoa học pháp lý đối với vấn
dé xét lại bản án đã có HLPL không giống nhau, thậm chí trái ngược nhau Tác giảTadevasian trong cuốn Về vấn đề xác định chân lý vật chất trong TTHS Xô-viết đưa
ra quan điểm: “Dé dam bảo uy tín của mình, để duy trì trật tự xã hội, bảo đảm tính
ổn định cho các quyết định của Nhà nước, Nhà nước phải tuyên bố rằng các quyếtđịnh, các bản án khi đã có hiệu lực thì sẽ là chân lý, có tính bắt buộc đối với tất cảmọi người mà không cần phải kiểm tra hay phủ định” [121, tr 114] Ngược lại vớiquan điểm trên, Barry Hager (Trung tam Mansield về các vấn dé Thái bình dương)lại cho rằng cần phải có cơ chế để xét lại các bản án hoặc quyết định đã có HLPL vàcoi đó là một trong những yêu cầu tối thiểu của một Nhà nước pháp quyền: “Khi cơquan tư pháp thực hiện một hành động, một công dân phải được quyền kháng cáo;nếu quyền kháng cáo đến cấp cao nhất đã hết, phải có một cơ chế nào đó để có thể
có một luật mới có hiệu lực cao hơn luật hiện có theo cách giải thích và áp dụng củaTòa án” [65, tr 200] Không chỉ từ góc độ quan điểm khoa học, pháp luật tố tụngcủa các quốc gia trên thế giới hiện nay quy định về vấn đề này cũng không giốngnhau Qua nghiên cứu BLTTHS của một số nước và những tài liệu khác có liên
quan, có thể thấy những quy định khác nhau về vấn đề này như sau:
- Có những quốc gia không đặt vấn đề xem xét lại các bản án hoặc quyết định
đã có HLPL Tuy nhiên, ở các nước này vẫn có quy định về việc xem xét lại vấn dé
áp dụng pháp luật nhưng được tiến hành trước khi bản án hoặc quyết định có HLPL
Ví dụ, luật TTHS Philippines quy định "khi bản án trở thành chính thức (có HLPL),không một Tòa án nào được phép điều chỉnh cho dù có sai sót” [141, tr 267].Nhưng trước khi án có HLPL, bị cáo có thể kháng án để yêu cầu xem xét lại cả vềvấn đề sự thật và luật lệ Khi hình phạt là tử hình thì bản án phải được tự độngchuyển lên TATC cho dù bị cáo có kháng cáo hay không [141, tr 269]; luật TTHSThái Lan cũng quy định thủ tục phúc thẩm Dika được tiến hành khi có vi phạm phápluật trong việc xét xử nhưng được tiến hành khi bản án, quyết định chưa có HLPL
[139, tr 58].
- Có những nơi đã từng quy định việc xét lại bản án hoặc quyết định đã có
HLPL nhưng hiện nay đã xoá bỏ như Tây Úc Điều 704 BLTTHS Tay Úc quy định:
Trang 20“Nay bãi bỏ thủ tục kháng nghị của Tòa án cấp trên đối với những ban án hoặcquyết định đã có HLPL của Tòa án cấp dưới” [138, tr 64].
- Có quốc gia quy định chỉ có một thủ tục để xét lại đối với bản án hoặcquyết định đã có HLPL kể cả về vấn đề áp dụng pháp luật và cả vấn đề tình tiết mớinhư ở Mỹ [148] và Đức (tham khảo ý kiến của TS Hoàng Thị Minh Sơn, trường Đạihọc Luật Hà Nội).
- Một số nước phân biệt hai thủ tục khác nhau: thủ tục xét lại các bản án hoặc quyết định đã có HLPL khi có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án và thủ tục xét lại các bản án hoặc quyết định đã có HLPL khi phát hiện tình tiết mới như Pháp
[45], Nhật Bản [137], Hàn Quốc [143], Nga [144].
- Có nước chỉ quy định thủ tục giám đốc thẩm mà không quy định thủ tục táithẩm như Đan Mạch [73, tr 26], Trung Quốc [44] Ngược lại, có nước chỉ xét lạibản án hoặc quyết định đã có HLPL khi xuất hiện tình tiết mới (tái thẩm) như Na Uy(tham khảo ý kiến của ông Iver Huitfeldt, thẩm phán Tòa phúc thẩm Borgarting,Norway trong buổi gặp mặt, trao đổi với giáo viên Khoa Luật hình sự ngày 25-3-
2005 tại trường Đại học Luật Hà Nội).
Tại các quốc gia có quy định về thủ tục xét lại các bản án hoặc quyết định đã
có HLPL khi có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án thì tên gọi thủ tục này
cũng khác nhau Có nước dùng thuật ngữ giám đốc thẩm do thủ tục này là một hình
thức giám sát và đôn đốc của Tòa án cấp trên với Tòa án cấp dưới, có nước dùngthuật ngữ kháng án đặc biệt do hình thức kháng án để làm phát sinh thủ tục nàykhông phải là hình thức kháng án thông thường mà là kháng án sau khi án đã cóHLPL, có nước dùng thuật ngữ thủ tục bổ sung, có nước lại dùng thuật ngữ thu tụcphá án dựa vào đặc điểm về quyền hạn của Tòa án cấp này Giải thích cho cách gọinày, PGS TS Nguyễn Đăng Dung trong cuốn Luật Hiến pháp đối chiếu đã viết:
Để cho chắc chắn hơn trong việc áp dụng pháp luật, nhiều quốc giađặt thêm một Tòa án ở trên Tòa thượng thẩm để xét lại việc áp dụng pháp luậtcủa Tòa án cấp dưới Tòa này sẽ xem xét và quyết định bản án của Tòa áncấp dưới đã xử là đúng hay sai, nếu sai thì Tòa giám đốc tuyên huỷ bản án đã
xử và cho xử lại và nếu đúng thì cho y án Chính vì vậy mà Tòa giám đốc
Trang 21thẩm còn được gọi là Tòa phá án Nhờ thẩm quyền giám đốc thẩm, Tòa phá
án duy trì được sự áp dụng pháp luật thống nhất trong toàn quốc [10, tr 269].Điển hình cho mô hình thành lập Tòa phá án trong hệ thống Tòa án là Pháp
Ngoài ra còn một số các nước khác ở châu Âu lục địa cũng quy định về Tòa phá án
như Anbanie, Cộng hoa Sec, Bulgari [147, tr 37, 47, 59], Italia (Tòa phá án ở Italiacũng chỉ xem xét những vấn đề về luật và các thủ tục, không xem xét đến sự việc)[149, tr 142] Ngoài mô hình Tòa phá án, ở các nước khác, việc xét lại các bản án
đã có HLPL, thường là chức năng của Tòa án tối cao như Anh, Mỹ [154, tr 455].
Tóm lại, thủ tục xét lại những bản án đã có HLPL để khắc phục những sailầm trong hoạt động xét xử bằng hình thức này hoặc hình thức khác có thể tìm thấytrong thực tế tư pháp hình sự của các quốc gia trên thế giới Tất nhiên, chế định này
không phải ở mọi nơi, mọi lúc đều được gọi giống nhau và những quy định cụ thểcủa chế định này cũng có nhiều điểm khác nhau Sự khác nhau này phụ thuộc vào hệthống pháp luật, truyền thống pháp luật, mô hình tư pháp hình sự và hình thức tốtụng trong từng thời kỳ phát triển khác nhau của mỗi một quốc gia
Về khái niệm giám đốc thẩm: Theo Từ điển Pháp - Việt, “cassation” là danh
từ có nghĩa là “sự phá án” [117, tr 175] Trong Từ điển Anh - Việt, “cassation” cũng
là danh từ có nghĩa là “sự huỷ bỏ” [118, tr 246] Trong tiếng Nga, thủ tục này đượcgọi là "Han3opHas HHCTaHIws”, trong đó từ “Hanaop”có nghĩa là “theo dõi, kiểm tra,giám sát, kiểm sát” và từ “Mactan” có nghĩa là “cấp, bậc” [36, tr 335, 481] Theo
Từ điển Hán - Việt, từ “giám đốc thẩm” không có trong từ điển mà phải ghép nghĩa củahai từ: “ giám đốc” có nghĩa là “xem xét và sai khiến”, “thẩm” có nghĩa là “khảo xét kỹcàng, biết rõ tình hình, xử đoán” [1, tr 323, 380] Trong Từ điển tiếng Việt giải nghĩa
từ “giám đốc" “ là “giám sát và đôn đốc”, từ “thẩm” là “xét kỹ” [119, tr 374, 890].Qua việc tìm nghĩa từ trong một số từ điển, có thể thấy rằng, rất khó để có thể tìm ra
một nghĩa chung trong các từ nói trên: Thứ nhất vì lý do các từ không đồng nghĩa với nhau; Thứ hai, trong trường hợp không phải là từ đơn mà lại là từ ghép thì trong
từ điển không có nghĩa nguyên của từ ghép đó mà phải ghép nghĩa của từng từ, màtừng từ đơn có nhiều nghĩa khác nhau nên cách hiểu từ ghép cũng có thể có nhiềucách hiểu khác nhau - đây cũng là khó khăn của chúng tôi khi tiếp cận khái niệm này
Trang 22Tuy nhiên, qua nghiên cứu thủ tục giám đốc thẩm được quy định trong BLTTHS củacác nước và các tài liệu khoa học pháp lý, chúng tôi nhận thấy đó chỉ là sự khácnhau trong việc sử dụng thuật ngữ để chỉ cùng một đối tượng nhận thức đó là thủ tụcxét lại các bản án hoặc quyết định đã có HLPL bị kháng án vì phát hiện vi phạmpháp luật trong xử lý vụ án (xét lại về phương diện pháp luật).
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, một số tác giả đã đưa ra những khái niệmkhác nhau về giám đốc thẩm Có thể nêu một số quan điểm như sau:
- Quan điểm thứ nhất: Giám đốc thẩm là một giai đoạn tố tụng có mục đíchkiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của các bản án và quyết định đã có HLPL
(34, tr 288].
¥ Quan điểm thứ hai: Giám đốc thẩm là một giai đoạn TTHS, trong đó Tòa áncấp trên trực tiếp xét lại vụ án mà bản án đã có HLPL về vụ án đó bi kháng nghị vìphát hiện có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án nhằm khắc phục sai lầm của
Tòa án cấp dưới, bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật, bảo vệ lợi ích của xãhội, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án, những người tham gia tố tụng vàcủa công dân [109, tr 23]
¥ Quan điểm thứ ba: Thủ tục giám đốc thẩm là một trình tự đặc biệt của tốtụng tư pháp nhằm xét lại những bản án và quyết định đã có HLPL bị kháng nghị vì
có vi phạm pháp luật ở mức độ nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án [43, tr 14]
- Quan điểm thứ tư: Giám đốc thẩm là một cấp xem xét các vụ việc theokháng nghị đối với những quyết định, bản án đã có HLPL [153, tr 385]
- Quan điểm thứ năm: Giám đốc thẩm là hình thức đặc thù để kiểm tra tínhhợp hiến và hợp pháp của các quyết định, bản án của Tòa án [116, tr 734]
Các khái niệm trên rất khác nhau về góc độ tiếp cận vấn đề, phạm vi kháiniệm cũng rộng hẹp khác nhau, tính khoa học và phù hợp thực tiễn của các kháiniệm cũng ở những mức độ khác nhau Tuy nhiên, trong các quan điểm trên vẫnthống nhất với nhau ở một số điểm cơ bản, xác định giám đốc thẩm có tính chất đặcbiệt, đó là việc xem xét lại bản án hoặc quyết định đã có HLPL bị kháng nghị đểkiểm tra tính hợp pháp trong các bản án và quyết định của Tòa án
Quan điểm thứ nhất và thứ hai đều xem xét giám đốc thẩm dưới góc độ là
Trang 23một giai đoạn tố tụng Tuy nhiên, quan điểm thứ nhất còn đơn giản, chỉ đề cập đếnmục đích của giám đốc thẩm mà chưa đề cập đến những dấu hiệu đặc trưng kháccủa giám đốc thẩm Quan điểm thứ hai bao quát đầy đủ hơn về những dấu hiệu đặctrưng của giám đốc thẩm cả về căn cứ phát sinh, đối tượng, thẩm quyền, thủ tục,mục đích của giám đốc thẩm Tuy vậy, quan điểm này vẫn không phản ánh đúngbản chất của giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có HLPL mà khôngphải là xét lai vụ án như tác giả đã viết Mặt khác, quan điểm này xác định thẩmquyền giám đốc thẩm thuộc về Tòa án cấp trên trực tiếp chỉ trên cơ sở quy định củaBLTTHS năm 1988, không hoàn toàn phù hợp với quy định hiện nay của luật TTHSViệt Nam (theo quy định tại khoản 4 Điều 279 BLTTHS năm 2003, nếu những bản
án hoặc quyết định đã có HLPL về cùng một vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giámđốc thẩm của các cấp khác nhau thì cấp có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn
bộ vụ án) Mặt khác, theo chúng tôi, khi tiếp cận khái niệm giám đốc thẩm dưới góc
độ là một giai đoạn tố tụng cần phải làm rõ những dấu hiệu đặc trưng để xác định đó
là một giai đoạn tố tụng và phân biệt giai đoạn này với giai đoạn khác Đó là những
dấu hiệu về cơ sở phát sinh, nhiệm vụ, phạm vi chủ thể, quan hệ tố tụng, hoạt động
tố tụng và những quyết định tố tụng đặc trưng của giai đoạn đó Các quan điểm thứnhất và thứ hai chưa làm rõ được tất cả những dấu hiệu nói trên
Quan điểm thứ ba xác định thủ tục giám đốc thẩm là một trinh tự đặc biệtcủa tố tụng tư pháp nhằm xét lại những bản án và quyết định đã có HLPL nhưng bịkháng nghị vì có vi phạm pháp luật ở mức độ nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ
án Quan điểm này ngắn gọn nhưng đã bao hàm được một số đặc trưng cơ bản nhất
của giám đốc thẩm Tuy nhiên, trong tố tụng, trình tự được hiểu là trật tự các giaiđoạn tố tụng hình sự trong quá trình tố tụng, "là sự sắp xếp lần lượt, thứ tự trướcsau" [119, tr 1001] Vì vậy, việc coi giám đốc thẩm là một trình tự là chưa hợp lý vìgiám đốc thẩm chỉ là một thủ tục, một bước trong trình tự tố tụng
Quan điểm thứ tư xác định giám đốc thẩm là một cấp xem xét các vụ việctheo kháng nghị đối với những quyết định, bản án đã có HLPL Quan điểm nàykhông xem xét giám đốc thẩm trong trình tự giải quyết vụ án mà xem xét dưới góc
độ tổ chức và hoạt động của Tòa án, coi giám đốc thẩm là một cấp trong hệ thống
Trang 24Toa án có nhiệm vu xem xét các ban án, quyết định đã có HLPL Quan điểm nàyquá ngắn gọn nên không phản ánh hết những dấu hiệu đặc trưng của giám đốc thẩm.
Quan điểm thứ năm xác định giám đốc thẩm là hình thức đặc thù để kiểm tratính hợp hiến và hợp pháp của các quyết định, bản án của Tòa án Quan điểm nàychỉ xem xét giám đốc thẩm dưới góc độ là một hình thức đặc thù của Tòa án trong
cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật do Tòa án thực hiện Vì vậy, quanđiểm này chủ yếu đề cập đến mục đích của giám đốc thẩm là kiểm tra tính hợp hiến
và hợp pháp của các bản án và quyết định đã có HLPL của Tòa án mà không đề cậpđến các dấu hiệu khác của giám đốc thẩm
Ngoài ra, nếu xem xét dưới góc độ hình thức pháp luật, giám đốc thẩm là một
bộ phận của hệ thống pháp luật nói chung và của ngành luật TTHS nói riêng Giám
đốc thẩm là một chế định pháp luật gồm tổng hợp những quy phạm pháp luật điềuchỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình Tòa án xét lại những bản án, quyếtđịnh có HLPL khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trong quá trình giải quyết
vụ án Chế định này có những đặc điểm riêng nhưng không tồn tại một cách biệt lập
mà có liên hệ thống nhất với những chế định pháp luật khác trong hệ thống phápluật nói chung và ngành luật TTHS nói riêng
Trong luận án này, chúng tôi tiếp cận giám đốc thẩm dưới góc độ là một thủ
tục tố tụng trong TTHS .
Theo Logic học, khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy, trong đó phản ánhcác dấu hiệu khác biệt cơ bản của sự vật riêng biệt hay lớp sự vật hiện tượng nhất
định [25, tr 50] Những dấu hiệu được phản ánh trong khái niệm là những đặc điểm,
đặc trưng, tính chất hay thuộc tính và các quan hệ của đối tượng, nhờ đó nhận thức
được đối tượng và so sánh nó với các đối tượng khác Để nắm được bản chất giámđốc thẩm, từ đó hình thành khái niệm giám đốc thẩm trong dưới góc độ tiếp cận làthủ tục tố tụng trong TTHS, theo chúng tôi cần xác định những dấu hiệu đặc trưngsau đây:
Đối tượng giám đốc thẩm;
Mục đích giám đốc thẩm;
Cơ sở phát sinh giám đốc thẩm;
Trang 25- _ Thẩm quyền giám đốc thẩm;
- Thu tục giải quyết.
Qua việc phân tích những dấu hiệu nói trên, chúng tôi xác định bản chất của
giám đốc thẩm; phân biệt thủ tục này với một số hoạt động tố tụng khác do Tòa ánthực hiện để làm rõ tính chất đặc biệt của thủ tục giám đốc thẩm; xác định vai trò vàmối quan hệ của thủ tục này với các thủ tục khác trong trình tự tố tụng, qua đó xâydựng khái niệm khoa học về giám đốc thẩm trong TTHS Việt Nam
1.1.1 Đối tượng giám đốc thẩm
Đối tượng giám đốc thẩm trong TTHS Việt Nam là những bản án hoặc quyếtđịnh đã có HLPL bị kháng nghị vì có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử
lý vụ án Có thể nói đây là dấu hiệu quan trọng có ý nghĩa quyết định để phân biệt
giám đốc thẩm với các thủ tục xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm Đối tượng giám
đốc thẩm có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, đối tượng giám đốc thẩm là bản án hoặc quyết định của Tòa án màkhông phải là các vụ án Những vụ án đã được phán quyết bằng các bản án hoặcquyết định này đã qua hai cấp xét xử, hoặc các chủ thể của quyền kháng cáo, khángnghị phúc thẩm đã từ chối quyền được xét xử lại ở cấp thứ hai thông qua việc không
kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm Theo thông lệ chung, một vụ án có thể được xét
xử ở hai cấp, khi đã qua các cấp xét xử đó, vụ án được coi là đã giải quyết xong và
có thể là đối tượng để đem ra xét xử lại Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm
không xem xét, đánh giá và kết luận lại những vấn đề về nội dung của vụ án vì đóthuộc về thẩm quyền tuyệt đối của các cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm Đối tượngcủa giám đốc thẩm do vậy không phải là các vụ án mà chỉ là các bản án hoặc quyếtđịnh thể hiện kết quả xét xử của các Tòa án đối với các vụ án đó/ Ví dụ, các nhà luậthọc Pháp quan niệm: “Toa phá án không xét xử con người mà xét xử các bản án,Tòa phá án kiểm tra các thẩm phán có vận dụng đúng pháp luật không trong khi xétxử” [46, tr 36] Việc xác định đối tượng của giám đốc thẩm đã xác định được tínhchất cơ bản của giám đốc thẩm, phân biệt sự khác nhau cơ bản về bản chất giữagiám đốc thẩm với sơ thẩm và phúc thẩm, xác định giám đốc thẩm không phải làmột cấp xét xử thứ ba mà là việc xét lại các bản án hoặc quyết định của Tòa án Tính
Trang 26chất này là cơ sở để xác định những đặc điểm về nhiệm vụ, quyền hạn cũng như thủtục của giám đốc thẩm.
Thứ hai, những bản án, quyết định là đối tượng tủa giám đốc thẩm phải là
những bản án hoặc quyết định đã có HLPL Đặc điểm này là một trong những đặc
điểm cơ bản làm nên tính chất đặc biệt của giám đốc thẩm Theo nguyên tắc truyền
thống, các bản án và quyết định có HLPL phải được coi “như là chán lý” và phảiđược thi hành Tất cả các nước đều quy định về nguyên tắc đảm bảo hiệu lực củabản án và quyết định của Tòa án Hiến pháp và luật TTHS Việt Nam cũng xác địnhnguyên tắc này là một trong những nguyên tắc pháp lý cơ bản Các bản án và quyếtđịnh đã có HLPL có tính bắt buộc chung, không chỉ đối với những người có liênquan mà còn đòi hỏi phải được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng Cáchành vi cố ý không chấp hành án, cố ý không thi hành án hay cố ý cản trở việc thihành án thậm chí còn có thé bị truy cứu TNHS Tuy nhiên, bản án, quyết định chỉ có
một hiệu lực nhất định và không có nghĩa là bản án hoặc quyết định đó không thể bị |yêu cầu xem xét lại Về lý luận và thực tế cho thấy, những bản án và quyết định đã
có HLPL vẫn có thể không đúng đắn Theo nguyên tắc hai cấp xét xử, sau khi xét xử
sơ thẩm, vụ án có thể được đưa ra xét xử lại ở cấp cao hơn với HĐXX chuyênnghiệp và có trình độ chuyên môn ở mức độ cao hơn nhằm loại trừ những sai lầmtrong việc giải quyết vụ án Mặc dù vậy, những sai lầm trong việc giải quyết vụ ánkhông phải luôn được cấp phúc thẩm giải quyết được triệt để và thậm chí cấp phúcthẩm cũng có sai lầm - những sai lầm đó đòi hỏi phải có cơ chế giải quyết Vì vậy,
để đảm bảo sự thống nhất của pháp luật, đảm bảo tính hợp pháp và đúng đắn của các
bản án và quyết định của Tòa án, luật TTHS Việt Nam hiện hành cho phép xét lạicác bản án và quyết định đã có HLPL nếu phát hiện những vi phạm pháp luậtnghiêm trọng trong việc xử lý vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm và đó “cũng là mộtthông lệ mang tính chất quốc tế và ở hầu hết các nước trên thế giới trong tố tụng tưpháp với cách thức và phạm vi khác nhau” [47, tr 14] Đặc điểm này cũng thể hiện
sự khác biệt về đối tượng của giám đốc thẩm với đối tượng của phúc thẩm Khi xét
xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không chỉ xét xử lại vụ án mà còn xét lại bản
án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm Ngoài việc xét xử lại vụ án về nội dung,
Trang 27phúc thẩm cũng có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, đúng đắn trong các bản án va
quyết định của Tòa án, việc xét lại này được tiến hành cùng với việc Tòa án cấpphúc thẩm xét xử lại vụ án Tòa án cấp phúc thẩm và Tòa án có thẩm quyền giámđốc thẩm đều thực hiện hoạt động kiểm tra, giám đốc hoạt động xét xử của Tòa áncấp dưới, nhưng đối tượng của phúc thẩm là bản án hoặc quyết định chưa có HLPLcòn đối tượng của giám đốc thẩm là bản án hoặc quyết định đã có HLPL
Thứ ba, không phải mọi bản án, quyết định đã có HLPL đều là đối tượnggiám đốc thẩm Đối tượng giám đốc thẩm là các bản án, quyết định mà theo đánhgiá của người có thẩm quyên kháng nghị đã có HLPL phải có vi phạm pháp luậtnghiêm trọng Dấu hiệu đối tượng giám đốc thẩm có liên quan rất chặt chẽ với dấuhiệu cơ sở pháp lý làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm
luật TTHS có quy định về hoạt động kiểm sát của VKS; việc thực hiện quyền khiếunại và kháng cáo cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền và lợi ích pháp lý liên quan
trong vụ án; thực hiện sự giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt
động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng v.v Ngay trong nội bộngành Tòa án, Tòa án cấp trên cũng có nhiệm vụ giám đốc hoạt động xét xử của Tòa
án cấp dưới Giám đốc thẩm là một hình thức kiểm tra, giám đốc xét xử đặc biệt củaTòa án, có nhiệm vụ xét lai và huỷ bỏ các bản án hoặc quyết định đã có HLPL củaTòa án nếu có căn cứ cho rằng bản án hoặc quyết định đó không đảm bảo tính hợppháp Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm xem xét Tòa án cấp dưới đã áp dụngđúng các văn bản pháp luật và các nguyên tắc pháp luật khi xét xử hay không Tòa
án có thẩm quyền giám đốc thẩm không xem xét về sự việc, vốn thuộc thẩm quyềnxét xử của các thẩm phán xét xử về mặt nội dung ở Tòa án cấp dưới mà chỉ xem xét
Trang 28việc áp dung luật vào các sự việc đó có đúng hay không Về thực chất, Tòa án có
thẩm quyền giám đốc thẩm không xử lại vụ việc mà chỉ đối chiếu bản án, quyết địnhvới quy định của pháp luật xem có phù hợp với cách giải thích cần có hay khôngcũng như cách giải quyết vụ án của Tòa án cấp dưới có đúng thủ tục tố tụng haykhông Đây cũng là mục đích của giám đốc thẩm trong luật TTHS của các nướckhác Ví dụ, các nhà làm luật Pháp xác định: “Vai trò của Tòa phá án là đảm bảo sựgiải thích thống nhất các văn bản pháp luật” [35, tr 147]
1.1.3 Cơ sở phát sinh giám đốc thẩm
Cơ sở pháp lý làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm là kháng nghị giám đốcthẩm Do tính chất đặc biệt của đối tượng giám đốc thẩm nên kháng nghị giám đốc
thẩm cũng có những điểm khác biệt, thể hiện ở sự chặt chẽ và hạn chế về thẩm
quyền kháng nghị, căn cứ kháng nghị, thời hạn và thủ tục kháng nghị
Cơ sở làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm theo luật TTHS Việt Nam chỉ có
thể là kháng nghị của những người tiến hành tố tụng có thẩm quyền Đối với thủ tục
phúc thẩm; căn cứ làm phát sinh thủ tục phúc thẩm không chỉ là kháng nghị của cơquan Nhà nước có thẩm quyền mà còn có thể là kháng cáo của bị cáo và các đương
sự khác Đây là nét đặc trưng của phúc thẩm, khi mà một giai đoạn trong TTHS
không chỉ phát sinh bởi những căn cứ mang tính quyền lực Nhà nước mà còn có thể
được phát sinh căn cứ vào ý chí của người dân (người tham gia tố tụng có quyền và
lợi ích pháp lý liên quan đến vụ án) Luật TTHS Việt Nam không quy định về việckháng cáo giám đốc thẩm Theo quan điểm của các nhà làm luật Việt Nam, sau haicấp xét xử, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không còn các quyền vànghĩa vụ tố tụng liên quan đến vụ án, mối quan hệ giữa những người này với Nhànước (thông qua mối quan hệ giữa họ với cơ quan tiến hành tố tụng) chấm dứt vềmặt tố tụng nên họ không có quyền được kháng cáo đối với các bản án đã phát sinh
HLPL/ Có quan điểm cho rằng cần phải quy định cho người bị kết án và đương sự
khác được quyền kháng cáo giám đốc thẩm để đảm bảo hơn nữa quyền lợi của côngdân Về vấn đề này, luật TTHS của các nước quy định cũng khác nhau Có nướckhông quy định quyền kháng cáo giám đốc thẩm nhưng có nước lại quy định người
bị kết án và các đương sự khác có quyền kháng cáo theo thủ tục giám đốc thẩm Có
Trang 29thể thấy quy định này trong luật TTHS của Liên bang Nga (Điều 402 BLTTHS Liênbang Nga) [145, tr 167] Điều 568 BLTTHS Cộng hòa Pháp cũng quy định vềquyền kháng cáo phá án chỉ về phương diện pháp luật Tuy nhiên, kháng cáo này chỉ
áp dụng khi bản án chưa có HLPL và thời hạn kháng cáo rất ngắn, chỉ trong thời hannăm ngày kể từ ngày tuyên bản án, quyết định hoặc từ ngày tống đạt bản án hoặcquyết định [45, tr 244] Việc quy định quyền kháng cáo giám đốc thẩm nhằm mụcđích đảm bảo hơn nữa quyền của người dân và ràng buộc trách nhiệm của Tòa ántrong việc giải quyết vụ án Có thể đó cũng là một vấn dé mà các nhà lập pháp củaViệt Nam cần quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc quy định quyềnkháng cáo giám đốc thẩm ở Việt Nam vào thời điểm hiện tại là chưa phù hợp Lý do
vì ý thức pháp luật của người dân chưa cao và còn vì một nguyên nhân đặc biệt, đó
là cách nhìn truyền thống của người Việt Nam về pháp luật và pháp đình Theo tácgiả Vũ Minh Giang, do lịch sử của dân tộc ta phải trải qua 1000 năm Bắc thuộc,ngay từ thời kỳ đầu nhân dân ta tiếp xúc với pháp luật thì pháp luật đó đã là phápluật ngoại bang, là công cụ nô dịch, áp bức, đồng hoá của ngoại bang Do đó, ý thứcchống đối pháp luật xuất hiện ngay từ những buổi đầu của thời kỳ Bắc thuộc [1 1, tr.179] Pháp luật phong kiến Việt Nam, pháp luật phong kiến nửa thuộc địa thời thuộc
Pháp không làm thay đổi được tâm lý đó va tâm lý đó còn tồn tại dai dang đến tận
bây giờ Người dân thường có thái độ sợ pháp luật, không muốn sống theo pháp luật
và nhìn nhận pháp luật như đối lập với mình Trong con mắt người dân, pháp đình lànơi trừng phạt nên họ sợ và không tin tưởng vào pháp đình [11, tr 183] Tam lý đó
tác động rất nhiều đến ý thức pháp luật của người dân dưới nhiều biểu hiện khác
nhau Do không tin tưởng vào pháp luật và Tòa án nên người dân luôn nghi ngờ vềtính đúng đắn của các bản án và quyết định của Tòa án dẫn đến tình trạng người dânthường sử dụng quyền kháng cáo một cách tối đa, kể cả trong trường hợp kháng cáochỉ mang tính chất cầu may Thực tế cho thấy việc phát sinh thủ tục phúc thẩm chủyếu từ kháng cáo phúc thẩm, “số kháng nghị phúc thẩm chiếm tỉ lệ thấp, chỉ khoảng
6% số án cấp phúc phải giải quyết” [145, tr 1] Khi án đã có HLPL thì có tình trạngkhiếu nại tràn lan do “lòng tin của các tầng lớp nhân dân đối với công tác thi hànhpháp luật nói chung, với công tác xét xử nói riêng chưa cao, cho nên các đơn khiếu
Trang 30nại đối với các bản án, quyết định đã có HLPL rất nhiều” [1, tr 10] Thực tế đó dẫnđến tình trạng còn tồn đọng án ở giai đoạn phúc thẩm và giám đốc thẩm, nếu quyđịnh quyền kháng cáo giám đốc thẩm chắc chắn vượt quá khả năng giải quyết củaTòa án Vì vậy, theo chúng tôi, pháp luật TTHS hiện hành củaViệt Nam chỉ coikhiếu nại của người tham gia tố tụng như một nguồn thông tin để kiểm tra, xác minh
nhằm kháng nghị giám đốc thẩm là hợp lý
Ngoài kháng nghị giám đốc thẩm, pháp luật Việt Nam còn quy định khángnghị phúc thẩm và kháng nghị tái thẩm Kháng nghị giám đốc thẩm khác với cáckháng nghị khác ở những điểm sau:
Thứ nhất, về căn cứ kháng nghị: Theo luật TTHS Việt Nam, căn cứ để kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trongviệc xử lý vụ án Đó có thể là những vi phạm pháp luật nội dung và vi phạm phápluật hình thức và những vi phạm này phải ở mức độ nghiêm trọng Về mặt lý luận,việc Tòa án đưa bản án hoặc quyết định đã có HLPL ra để xét lại là việc không bìnhthường, trái với nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định của Tòa án
Do tính chất đặc biệt như vậy và để đảm bảo tính ổn định của các bản án và quyếtđịnh đã có HLPL, giám đốc thẩm chỉ tiến hành trong những trường hợp hạn chế, khi
mà các vi phạm pháp luật ở mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến tính thốngnhất của pháp luật và gây ra những hậu quả lớn đối với lợi ích của Nhà nước và nhất
là lợi ích hợp pháp của công dân Mặt khác, thực tiễn giám đốc thẩm của Việt Namhiện nay cho thấy, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm không có khả năng giải
quyết hết những phát hiện vi phạm pháp luật trong các bản án và quyết định đã cóHLPL của Tòa án Vì vậy, xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn, việc giới hạn căn
cứ kháng nghị chỉ là những vi phạm pháp luật nghiêm trọng là cần thiết
Đặc điểm về căn cứ kháng nghị là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt thủtục giám đốc thẩm với thủ tục tái thẩm Cùng là việc xét lại những bản án, quyếtđịnh đã có HLPL nhưng nếu căn cứ của kháng nghị giám đốc thẩm là những viphạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án thì căn cứ để kháng nghị táithẩm là những sai lầm trong việc xác định sự thật của vụ án Sự thật của vụ án cầnđược xác định lại khi có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đối cơ
Trang 31bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó Những vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án là những sai lầm có tính chủ quan của người tiến hành tố tụng Việc áp dụng pháp luật là quyềnhạn đồng thời là trách nhiệm của người tiến hành tố tụng Khi áp dụng pháp luật họ
có khả năng hiểu biết pháp luật và trách nhiệm của họ là buộc phải biết; nếu họ vi
phạm pháp luật vì bất cứ nguyên nhân gì thì đó cũng là những sai lầm mang tính chu quan va những sai lầm này làm cho bản án va quyết định đã có HLPL không dam
bảo tính hợp pháp Căn cứ của tái thẩm không phải là những vi phạm pháp luật trong
việc xử lý vụ án mà lại là những sai lầm trong việc chứng minh xác định sự thật của
vụ án Những sai lầm đó có thể là lỗi của người tiến hành tố tụng nhưng cũng có thể
họ không có lỗi mà vì những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến việc nhậnthức Việc xác định sự thật của vụ án hoàn toàn không đơn giản, có nhiều khi vượtquá khả năng nhận thức của người tiến hành tố tụng nói riêng cũng như vượt quá
trình độ nhận thức chung của xã hội vào thời điểm ra bản án hoặc quyết định.Những căn cứ để kháng nghị tái thẩm là những căn cứ dẫn đến việc phải xem xét lạicác tình tiết về nội dung của vụ án và làm cho bản án, quyết định của Tòa án không
đảm bảo tính có căn cứ Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, ngoài chức năng xét xử
lại vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm còn thực hiện hoạt động giám đốc xét xử, kiểm tra
cả tính hợp pháp, cả tính có căn cứ của các bản án hoặc quyết định của Tòa án Saukhi bản án và quyết định của Tòa án đã có HLPL, luật TTHS Việt Nam lại chiathành hai thủ tục giám đốc thẩm (kiểm tra tính hợp pháp) và tái thẩm (kiểm tra tính
có căn cứ) để xét lại các bản án và quyết định đó
Có ý kiến! cho rằng không cần thiết phải chia làm hai thủ tục giám đốc thẩm
Trang 32bản án hoặc quyết định đã có HLPL nữa Vì vậy nên nhập hai thủ tục giám đốc thẩm
và tái thẩm để nếu có sai lầm thì đều ra quyết định huỷ bản án hoặc quyết định;
- Theo quy định của luật TTHS hiện hành thì rất khó phân biệt căn cứ kháng
nghị giám đốc thẩm và căn cứ kháng nghị tái thẩm;
- Thực tiễn xét lại cho thấy thực trạng là hầu hết việc xét lại bản án và quyết
định đã có HLPL là theo thủ tục giám đốc thẩm mà không có tái thẩm;
Ngược lại với ý kiến trên, nhiều nhà khoa học lại có quan điểm cho rằng cần
tiếp tục quy định hai thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm Điều cần phải làm là phân
biệt rõ hai thủ tục này để áp dụng cho đúng:
- Quan điểm thứ nhất: Theo TS Nguyễn Văn Hiện, căn cứ vào tính chất, đặcđiểm, nguyên nhân của sai lầm trong ban án hoặc quyết định đã có HLPL mà người
làm luật phân thành giám đốc thẩm và tái thẩm Nếu sai lầm do yếu tố chủ quan
trong việc xử lý vụ án thì bản án, quyết định có HLPL có thể bị kháng nghị để giải
quyết theo thủ tục giám đốc thẩm Nếu sai lầm do yếu tố khách quan khi phát hiệntình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định màTòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định thì vụ án đó có thể xem xét
lại theo thủ tục tái thẩm Tính chất, hậu quả pháp lý và cách thức giải quyết khắc
phục hai loại sai lầm nói trên không thể đồng nhất được [30, tr 2]
- Quan điểm thứ hai: Theo PGS TS Trần Văn Độ, giữa giám đốc thẩm và tái
thẩm có 0 khác nhau cơ bản Nếu đối với tái thẩm tinh tiết được đưa ra làm căn cứ
kháng nghị là tình tiết mới được phát hiện, trước đó Tòa chưa biết và chưa được xác
minh, điều tra, tức là chưa có trong hồ sơ vụ án và vì thế không được cân nhắc, đánhgiá khi ra bản án hoặc quyết định, thì đối với giám đốc thẩm tình tiết được đưa ra
làm căn cứ kháng nghị và xem xét đã được Tòa án biết đến hoặc đã được xác minh,điều tra theo trình tự luật định, tức đã có trong hồ sơ vụ án nhưng do Tòa án đánhgiá sai ý nghĩa pháp lý của nó hoặc do qua loa, đại khái mà không nhận ra mặc dù
đã có trong hồ sơ [21, tr 3]
Chúng tôi thống nhất với các quan điểm nói trên, cho rằng giám đốc thẩm và
tái thẩm là những thủ tục khác nhau về bản chất và đặc điểm cơ bản tạo nên sự khác
Trang 33biệt giữa giám đốc thẩm và tái thẩm là căn cứ kháng nghị Chúng tôi cũng nhất trívới những cơ sở mà các tác giả đã đưa ra để phân biệt sự khác nhau giữa căn cứkháng nghị giám đốc thẩm, căn cứ kháng nghị tái thẩm.
Ngoài ra, chúng tôi bổ sung thêm ý kiến cá nhân để làm rõ sự khác biệt vềcăn cứ kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm như sau:
Hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hànhtrong trường hợp cần áp dụng biện pháp cưỡng chế các chế tài pháp luật với nhữngchủ thể có hành vi vi phạm pháp luật Theo lý luận chung, hoạt động áp dụng phápluật nói chung và hoạt động xét xử nói riêng muốn chính xác và đạt hiệu quả caocần tiến hành theo những bước sau:
- Bước 1: Phân tích, đánh giá đúng, chính xác mọi tình tiết, hoàn cảnh, điềukiện của sự việc thực tế đã xảy ra Xác định sự việc đó thực sự có ý nghĩa pháp lýhay không, đánh giá tâm quan trọng về mặt pháp lý của nó;
- Bước 2: Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và phân tích làm sáng rõ nộidung và ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng Hoạt động
này đòi hỏi phải lựa chọn đúng quy phạm pháp luật được trù tính cho trường hợp đó; xác định quy phạm được lựa chọn là đang có hiệu lực và không mâu thuẫn với các
đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác; nhận thức đúng đắn nội dung, tư
tưởng của quy phạm pháp luật
- Bước 3: Ra văn bản áp dụng quy phạm pháp luật Đây là giai đoạn quan
trọng nhất của quá trình áp dụng pháp luật Trong giai đoạn này, các quyền và nghĩa
vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể pháp luật hoặc những biện pháp trách nhiệm pháp
lý đối với người vi phạm được ấn định
Quá trình trên phải được tiến hành theo hình thức thủ tục chặt chẽ theo quyđịnh của pháp luật, các cơ quan áp dụng pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt cácquy định có tính thủ tục đó Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật phải được banhành đúng thẩm quyền, có cơ sở thực tế và cơ sở pháp lý, theo đúng mẫu đã quy
định [108, tr 321- 324].
Bản án hoặc quyết định đã có HLPL của Tòa án là văn bản áp dụng pháp luật,
vì vậy các bản án hoặc quyết định này phải đảm bảo yêu cầu chung đối với tất cả
Trang 34các văn bản áp dụng pháp luật đó là phải đảm bảo đúng pháp luật (tính hợp pháp) vàphải phù hợp thực tế khách quan (tính có căn cứ) Bản án hoặc quyết định của Tòa
án là kết quả của hoạt động xét xử của Tòa án và là hình thức thể hiện chính thứccủa hoạt động xét xử Bản án hoặc quyết định của Tòa án có thể sai nếu có sai lầmtrong bất kỳ giai đoạn nào của hoạt động xét xu:
- Nếu bước thứ nhất của quá trình xét xử có sai lầm trong việc xem xét, đánh
giá các tình tiết của sự việc để xác định sự thật của vụ án thì sẽ dẫn đến hậu quả bản
án không đảm bảo tính có căn cứ Nếu muốn chứng minh sai lầm trong việc xác định sự thật của vụ án thì phải có những căn cứ rõ ràng khác có đầy đủ giá trị pháp
lý để chứng minh bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực là sai lầm Căn cứ đó lànhững tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án mà Tòa án không biếtđược khi ra bản án hoặc quyết định Để tiến hành việc này không thể chỉ căn cứ vào
hồ sơ vụ án mà phải tiến hành những biện pháp xác minh những tình tiết mới đó,thậm chí phải khởi động một vụ án hình sự khác để chứng minh những tình tiết mới
đó Một số nước đòi hỏi phải có bản án đã có HLPL hoặc quyết định chính thức của
cơ quan có thẩm quyền để xác định tình tiết mới như Liên bang Nga (Điều 413BLTTHS Liên bang Nga) [144, tr 172] hoặc Hàn Quốc (Điều 420 BLTTHS HànQuốc) [143, tr 95] Khi đã xác định được có sự sai lầm trong việc xem xét các tìnhtiết của vụ án dẫn đến việc bản án hoặc quyết định của Tòa án không đảm bảo tính
có căn cứ thì sự thật của vụ án phải được xác định lại
- Nếu bước thứ hai của quá trình xét xử, Tòa án có sai lầm trong việc lựa
chọn quy phạm pháp luật để áp dụng, đó là những sai lầm trong việc lựa chọn luật
nội dung Nếu có những vi phạm thủ tục tố tụng trong quá trình Tòa án giải quyết vụ
án thi đó là vi phạm trong việc áp dụng luật hình thức Những sai lầm về mặt phápluật này dẫn đến hậu quả bản án hoặc quyết định của Tòa án không đảm bảo tínhhợp pháp Sai lâm về mặt pháp luật có thể được xác định thông qua nghiên cứu hồ sơ
vụ án và nếu xác định có sai lầm về mặt pháp luật thì bản án hoặc quyết định đókhông đảm bảo tính hợp pháp, bi coi là vô hiệu và phải bị huỷ bỏ
Với những phân tích trên có thể thấy: Bản án hoặc quyết định của Tòa án cóthể sai lầm vì những nguyên nhân khác nhau về bản chất, hậu quả và cách khắc phục
Trang 35đối với sai lầm này cũng khác nhau Việc khắc phục những sai lầm này phát hiện
vào những thời điểm khác nhau sẽ tiến hành theo những thủ tục khác nhau, cụ thể là:
- Nếu việc phát hiện sai lầm khi bản án chưa có HLPL thì việc giải quyết sẽtheo thủ tục xét xử phúc thẩm Do Tòa án cấp phúc thẩm vừa là cấp xét xử thứ hai,vừa là một cấp giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm nên nếu có những sailầm này thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ phát hiện và khắc phục cả hai loại sai lầm trên.Nếu sai lầm về mặt pháp luật, Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét trên cơ sở hồ sơ
vụ án Nếu sai lầm trong việc xác định sự thật của vụ án, Tòa án cấp phúc bằng việcxét xử tại phiên tòa, trên cơ sở những chứng cứ cũ và chứng cứ mới có thể xác địnhlại sự thật của vụ án Bằng quyền sửa và huỷ bản án hoặc quyết định sơ thẩm, Tòa
án cấp phúc thẩm có thể sửa chữa sai lầm cả về mặt pháp luật cả về mặt xác định sựthật của vụ án Nếu không đủ điều kiện, căn cứ để sửa án và hủy án, Tòa án cấpphúc thẩm y án và đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm ]Ì :
- Bản án hoặc quyết định của Tòa án do HDXX tuyên nhân danh Nhà nước
và khi đã có HLPL phải được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng vànghiêm chỉnh thực hiện “Bởi tính hiệu luc cao của ban án, quyết định đã có HLPL
của Tòa án như vậy nên việc sửa đổi, huỷ bỏ các bản án, quyết định chỉ có thể do
Tòa án cấp trên tiến hành thông qua trình tự tố tụng nghiêm ngặt bằng thủ tục khángcáo hoặc kháng nghị” [4, tr 26] Nếu sau khi bản án đã có HLPL mới phát hiện sai
lầm, do những khác biệt co bản về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩmdẫn đến việc thời hạn, thủ tục và thẩm quyền kháng nghị khác nhau nên Tòa án cấp
trên không thể giải quyết theo cùng một cách thức giống nhau mà phải được giải
quyết theo các thủ tục tố tụng khác nhau là thủ tục tái thẩm khi phát hiện sai 14m
trong quá trình chứng minh, xác định sự thật của vụ án và thủ tục giám đốc thẩm khi
phát hiện những sai lầm về mặt pháp luật
Thứ hai, về chủ thể kháng nghị: Quy định về chủ thể có quyền kháng nghị
giám đốc thẩm cũng là một trong những yếu tố khác biệt giữa giám đốc thẩm với
phúc thẩm và tái thẩm Theo quy định của BLTTHS nước ta, chỉ duy nhất trong
giám đốc thẩm, Chánh án Tòa án mới là chủ thể của quyền kháng nghị Do phúcthẩm là một cấp xét xử nên chỉ những chủ thể có quyền và lợi ích pháp lý liên quan
Trang 36đến vu án va VKS đại diện cho Nhà nước (các bên trong vụ án) có quyền kháng cáo,
kháng nghị để yêu cầu được xét xử lại lần thứ hai ở Tòa án cấp cao hơn Đó là sự tự
do ý chí của những chủ thể đó, thể hiện thái độ của họ phản kháng lại bản án hoặcquyết định của Tòa án và việc vụ án có được xét xử lại hay không chỉ phụ thuộc vào
ý chí của các bên trong vụ án, không thể phụ thuộc vào ý chí của bất cứ chủ thể nàokhác Mặt khác, tại giai đoạn phúc thẩm, Tòa án có chức năng xét xử nên không thểđồng thời là chủ thể kháng nghị yêu cầu xét xử lại vụ án vì như vậy phán quyết củaTòa án không còn đảm bảo tính khách quan và công bằng trong việc giải quyếtnhững vấn đề của vụ án Trong thủ tục tái thẩm, căn cứ kháng nghị tái thẩm là
những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của vụ án mà Tòa án không
biết được khi ra bản án hoặc quyết định Những tình tiết mới này không tồn tại trong
hồ sơ vụ án, Tòa án không thể kiểm tra xác minh những tình tiết này thông qua hoạtđộng kiểm tra giám đốc nên không có điều kiện để có thể kháng nghị tái thẩm Theochúng tôi, để đảm bảo sự chế ước trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng
và cũng để phân biệt thủ tục giám đốc thẩm với các hoạt động giám đốc xét xử cótính hành chính khác của Tòa án, không nên quy định Tòa án có quyền kháng nghị
giám đốc thẩm.
Một điểm đặc trưng của giám đốc thẩm (và tái thẩm) khác với phúc thẩm đó
là mặc dù pháp luật Việt Nam không quy định về quyền kháng cáo giám đốc thẩmnhưng lại quy định mọi cơ quan, tổ chức và mọi công dân đều có quyền phát hiệnnhững bản án và quyết định đã có HLPL không đúng pháp luật Quy định này là
thực hiện nguyên tắc giám sát của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đại biểu dân cử đối
với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và quyền khiếu nại tố cáo của công dân.Đây cũng là hình thức để người bị kết án và các đương sự có thể thể hiện sự phảnđối của mình đối với bản án, quyết định đã có HLPL nhưng quyền này không đương
nhiên dẫn đến việc Tòa án cấp trên phải xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm Có thể
thấy sự tương đồng về quy định này trong TTHS của Anh, Mỹ [154, tr 455; 148, tr.1342;] Trước đây, luật TTHS của Liên bang Nga quy định về việc phát hiện viphạm pháp luật trong các ban án, quyết định có HLPL Bộ luật TTHS năm 2001 của
Trang 37Liên bang Nga không quy định về việc cơ quan, tổ chức, công dân phát hiện bản án
có sai lầm về pháp luật mà thay bằng quy định về quyền kháng cáo giám đốc thẩm.
Thứ ba, về cách xác định thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm Do tính chấtcủa các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm khác nhau nên cách phát hiện
và thủ tục kháng nghị khác nhau nên cách xác định thời hạn kháng nghị giám đốcthẩm và tái thẩm cũng khác nhau Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm tính từ khibản án có HLPL còn thời hạn kháng nghị tái thẩm tính từ khi phát hiện tình tiết mới
Về vấn đề này, chúng tôi đồng ý với giải thích của TS Nguyễn Văn Hiện cho rằng,nếu sai lầm do chủ quan của Tòa án trong việc xử lý, đánh giá chứng cứ, áp dụnghình phạt, tội danh v.v trên cơ sở các tài liệu đã có trong hồ sơ vụ án thì thời hạnkháng nghị theo hướng bất lợi cho người bị kết án phải được hạn chế trong một thờigian ngắn nhất định tính từ ngày bản án có HLPL Đây là nguyên tắc mà luật tố tụng
hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận Việc thu thập chứng cứ, phát hiện,chứng minh các tình tiết mới phải được tiến hành theo đúng thủ tục tố tụng từ khiđiều tra Việc này Tòa án không làm được mà thuộc thẩm quyền của VKS và Cơquan điều tra Do đó thời hạn kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết
án phải tính từ khi phát hiện ra tình tiết mới và trong thời hiệu truy cứu TNHS [29,
tr 1] Ngoài khác biệt với thời hạn kháng nghị tái thẩm, thời hạn kháng nghị giámđốc thẩm còn khác biệt so với thời hạn kháng nghị phúc thẩm Thời hạn kháng nghịphúc thẩm không phân biệt mức thời hạn theo hướng không có lợi hay có lợi cho bịcáo Trong khi đó, thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm được phân thành hai mứcthời hạn, việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiếnhành trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án, quyết định có HLPL; việc kháng
nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, kể
cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ Quy định về thời hạnkháng nghị giám đốc thẩm đảm bảo sự ổn định của các bản án, quyết định đã cóHLPL, đồng thời vẫn phải đảm bảo khắc phục những sai lầm của Tòa án cấp dưới,đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án Quy định này cũng thể hiện
rõ sự khác biệt trong việc kháng nghị trước và sau khi bản án, quyết định có HLPL.
Trang 38quy định ngoài TANDTC các Tòa án khác cũng có thẩm quyền giám đốc thẩm,
nhưng xu hướng chung, đa số các nước đều quy định chủ thể có thẩm quyền giámđốc thẩm rất hạn chế Hầu hết các nước chỉ quy định một cấp Tòa án có quyền giámđốc thẩm, tập trung quyền này vào một Tòa duy nhất là Tòa phá án hoặc Tòa án tốicao Các nước như Pháp [45, tr 243], Nhật Bản [137, tr 74], Hàn Quốc [143, tr.100], Canada [140, tr 230] đều quy định theo hướng này Những chủ thể cụ thể cóthẩm quyền xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm phải là những người có chuyên mônnghiệp vụ cao và có ngạch bậc ở mức cao trong ngạch thẩm phán Việc quy định chỉ
có một cấp Tòa án có quyền giám đốc thẩm thể hiện tính quyền lực tối cao của Tòa
án cấp cao nhất trong việc giám đốc hoạt động xét xử và huỷ bỏ HLPL của bản án,
quyết định của Tòa án cấp dưới Mặt khác việc tập trung quyền giám đốc thẩm vào
một Tòa án làm cho việc giám đốc có hiệu quả hơn, đảm bảo tính thống nhất cao
trong việc hướng dẫn áp dụng pháp luật (bằng quyết định giám đốc thẩm) đối với
hoạt động của Tòa án cấp dưới Nếu quy định nhiều cấp giám đốc thẩm, cấp trên lại
có quyền giám đốc thẩm quyết định giám đốc thẩm của cấp dưới có thể dẫn đến
“tình trạng “sáng đúng, chiều sai, sáng mai lại đúng” và tình trạng địa phương nàygiải quyết thế này, địa phương khác giải quyết thế khác” [9, tr 10], làm cho việc xét
xử kéo dài, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xét xử, uy tín của Tòa án
Điều 279 BLTTHS năm 2003 quy định: Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh
giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có HLPL cia TAND cấp huyện
Ủy ban Thẩm phán TAQS cấp quân khu giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết
định đã có HLPL của TAQS khu vực; Tòa hình sự TANDTC giám đốc thẩm những
bản án hoặc quyết định đã có HLPL của TAND cấp tỉnh TAQSTƯ giám đốc thẩm
những bản án hoặc quyết định đã có HLPL của TAQS cấp quân khu; Hội đồngThẩm phán TANDTC giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có HLPLcủa TAQSTU, của Tòa hình sự, các Tòa phúc thẩm TANDTC bi kháng nghị
Trang 39Những bản án hoặc quyết định đã có HLPL về cùng một vụ án hình sự thuộcthẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp khác nhau được quy định tại các khoản 1, 2
và 3 của Điều này thì cấp có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án
Theo quy định này, thẩm quyền giám đốc thẩm về cơ bản là xác định theonguyên tắc Tòa án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giám đốc thẩm bản án, quyếtđịnh của Tòa án cấp dưới Tuy nhiên, theo chúng tôi, không cần thiết phải xác địnhthẩm quyền giám đốc thẩm theo nguyên tắc này mà nên tập trung thẩm quyền giámđốc thẩm vào TANDTC vì những lý do như đã trình bày ở trên
Khi xét lại bản án, quyết định đã có HLPL theo thủ tục giám đốc thẩm, Hộiđồng giám đốc thẩm không có quyền quyết định về nội dung của vụ án như xác địnhTNHS và quyết định hình phạt đối với người bị kết án, cũng không có quyền ra bản
án hoặc tự mình ra quyết định mới để thay cho bản án, quyết định đã bị huỷ của Tòa
án cấp dưới Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm chỉ được phán quyết về bản án,quyết định bị kháng nghị, xem xét, đánh giá về tính hợp pháp của bản án hoặc quyếtđịnh bị kháng nghị: nếu thấy bản án, quyết định không hợp pháp thì huỷ bản ánhoặc quyết định đó; nếu bản án, quyết định đảm bảo tính hợp pháp thì giữ nguyênbản án hoặc quyết định đã có HLPL; nếu có căn cứ đình chỉ vụ án thì huỷ bản ánhoặc quyết định và đình chỉ vụ án
1.1.5 Thủ tục giải quyết
Việc giám đốc thẩm được tiến hành theo thủ tục riêng biệt, khác hẳn so với thủtục xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm Do không xét xử lại vụ án về nội dung mà chỉxem xét tính hợp pháp của các bản án và quyết định đã có HLPL của Tòa án nên Tòa
án có thẩm quyền giám đốc thẩm chỉ tiến hành xem xét việc áp dụng pháp luật củaTòa án cấp dưới trên cơ sở hồ sơ vụ án Một số các nguyên tắc cơ bản của TTHS nóichung (như nguyên tắc xác định sự thật của vụ án) và các nguyên tắc cơ bản của hoạtđộng xét xử nói riêng (như các nguyên tắc xét xử công khai, trực tiếp, bằng lời nói;nguyên tắc đảm bào quyền bào chữa của bị cáo) cũng không điều chỉnh hoạt độnggiám đốc thẩm của Tòa án Trong giai đoạn này Tòa án không thực hiện chức năngxét xử mà thực hiện một trong các hoạt động giám đốc việc xét xử của Tòa án cấptrên với Tòa án cấp dưới nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật và thống nhất
Trang 40Thủ tục này cũng khác với thủ tục tiến hành các hoạt động kiểm tra giám đốckhác cũng do Tòa án thực hiện như thanh tra, kiểm tra, phát hiện những thiếu sót, sailam, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổng kết kinh nghiệm xét xử; hướng dẫn Tòa áncác cấp áp dụng thống nhất pháp luật Những hoạt động nói trên là hoạt động quản
lý công tác xét xử của Tòa án cấp trên với Tòa án cấp dưới Hoạt động không bị lệthuộc vào việc có hay không có kháng nghị giám đốc thẩm và thủ tục giải quyết
không nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật TTHS mà theo quy định của Luật tổ
chức TAND Thủ tục giám đốc thẩm cũng là một hình thức thực hiện chức nănggiám đốc xét xử của Tòa án và cũng nhằm mục đích đảm bảo áp dụng pháp luật mộtcách thống nhất nhưng do tính chất đặc biệt nên thủ tục tiến hành khác với các hoạtđộng giám đốc xét xử khác Khi bản án hoặc quyết định đã có HLPL không hợp
pháp thì bản án, quyết định đó cần phải hủy bỏ và phục hồi trình tự tố tụng để giải
quyết lại vụ án đó Hoạt động xét xử là hoạt động đặc trưng riêng của Tòa án, bản,
án hoặc quyết định của Tòa án được tuyên nhân danh Nhà nước Vì vậy, việc huỷ bỏ !
một ban án hoặc quyết định đã có HLPL là một việc rất hệ trong, chỉ có thể do Toa
án cấp cao hơn (hoặc cao nhất) tiến hành và theo một thủ tục nghiêm ngặt được quyđịnh trong luật TTHS Thủ tục giám đốc thẩm là một hình thức tố tụng nhằm tạo
điều kiện pháp lý cho việc khởi động lại trình tự tố tụng để giải quyết lại vụ án Vì vậy, hoạt động này không mang tính hành chính như các hoạt động giám đốc, kiểm
tra khác mà mang tính chất là một thủ tục tố tụng và việc tiến hành phải theo quyđịnh của luật TTHS
Qua phân tích những dấu hiệu của giám đốc thẩm, chúng tôi mạnh dạn đưa rakhái niệm giám đốc thẩm trong TTHS như sau: Giám đốc thẩm trong TTHS là thi
tục Tòa án có thẩm quyền xét lại những bản án hoặc quyết định hình sự đã có HLPL
bị người có thẩm quyền kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọngtrong hoạt động xét xử của Tòa án, nhằm đảm bảo pháp luật được áp dụng dungđắn và thống nhdt
1.2 Ý NGHĨA CUA GIAM ĐỐC THẤM
1.2.1 Ý nghĩa chính trị, xã hội của giám đốc thẩm
- Về mặt chính trị: Giám đốc thẩm trong TTHS góp phần đáp ứng những đòi