MỤC LỤC
Theo quan điểm của các nhà làm luật Việt Nam, sau hai cấp xét xử, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không còn các quyền và nghĩa vụ tố tụng liên quan đến vụ án, mối quan hệ giữa những người này với Nhà nước (thông qua mối quan hệ giữa họ với cơ quan tiến hành tố tụng) chấm dứt về mặt tố tụng nên họ không có quyền được kháng cáo đối với các bản án đã phát sinh HLPL/ Có quan điểm cho rằng cần phải quy định cho người bị kết án và đương sự khác được quyền kháng cáo giám đốc thẩm để đảm bảo hơn nữa quyền lợi của công dân. Nếu sau khi bản án đã có HLPL mới phát hiện sai lầm, do những khác biệt co bản về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm dẫn đến việc thời hạn, thủ tục và thẩm quyền kháng nghị khác nhau nên Tòa án cấp trên không thể giải quyết theo cùng một cách thức giống nhau mà phải được giải quyết theo các thủ tục tố tụng khác nhau là thủ tục tái thẩm khi phát hiện sai 14m trong quá trình chứng minh, xác định sự thật của vụ án và thủ tục giám đốc thẩm khi phát hiện những sai lầm về mặt pháp luật.
Việc Tòa án thừa nhận sai lầm trong hoạt động của mình thông qua thủ tục giám đốc thẩm, quyết định hủy những bản án, quyết định đã có HLPL khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trong trong việc xét xử, tạo cơ so pháp lý để vụ án được xét xử lại không chỉ đáp ứng nguyện vọng và củng cố lòng tin của nhân dân vào hoạt động xét xử của Tòa án mà còn góp phần đảm bảo uy tín của cơ quan tư pháp nói chung và Tòa án nói riêng. Khi xét xử, Tòa án nghiên cứu nội dung của điều luật cần áp dụng, nếu phát hiện điều luật đó có mâu thuẫn với các quy phạm pháp luật khác hoặc trái Hiến pháp, không phù hợp với Hiến pháp thì mặc dù vẫn phải áp dụng điều luật hiện hành nhưng Tòa án có quyền đề xuất những kiến nghị cụ thể để sửa đổi hoặc hủy bỏ điều luật đó; nếu phát hiện những trường hợp cụ thể chưa có điều luật cần thiết để điều chỉnh thì tìm giải pháp áp dụng tương tự hoặc để xuất phương án điều chỉnh mới, dé xuất bổ sung thêm điều luật mới.
Theo quy định của Thông tư số 06—TC ngày 23/7/1964 của TANDTC giải thích thêm về trình tự giám đốc xét xử thì khi xét kháng nghị theo trình tự giám đốc xét xử, tuỳ từng trường hợp, UBTP và các Tòa chuyên trách TANDTC có thể ra những quyết định sau: Bác kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định của các cơ quan xét xử cũ; huỷ bỏ bản án hoặc quyết định sơ thẩm và mọi bản án và quyết định sơ thẩm tiếp theo, đình chỉ vụ án hoặc chuyển vụ án về để điều tra lại hoặc xét xử lại theo trình tự sơ thẩm; huỷ bỏ bản án hoặc quyết định phúc thẩm và mọi bản án và quyết định đưa ra xét theo trình tự phúc thẩm một lần nữa; huỷ bỏ bản án hoặc quyết định của Tòa chuyên trách trước đây để xét xử lại theo trình tự giám đốc thẩm và y án hoặc sửa đổi bản án và quyết định sơ thẩm hoặc phúc thẩm; sửa chữa bản án và quyết định đã có HLPL [68, tr. + Các quy định pháp luật về giám đốc thẩm trong thời kỳ này tiếp tục kế thừa một số những quy định về giám đốc thẩm trong thời kỳ trước về quyền hạn của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm; thành phần Hội đồng giám đốc thẩm; thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm; việc điều tra, xét xử lại theo trình tự sơ thẩm hoặc phúc thẩm sau khi bản án bị huỷ để điều tra, xét xử lại, việc giam giữ can phạm trong trường hợp bản án bị huy.
Quy định cụ thể về các căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Những căn cứ này là: việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không day đủ; kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử; có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS. Sự ảnh hưởng của cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, nặng về thủ tục cũng thể hiện trong một số quy định về giám đốc thẩm như quy định quá nhiều cấp Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm; quy định thẩm quyền giám đốc thẩm không được vượt cấp dẫn đến việc một bản án phải giám đốc thẩm ở hai cấp Tòa án khác nhau; quy định quyền sửa án là Hội đồng giám đốc thẩm đã làm thay công việc xét xử của Tòa án cấp dưới.
Cũng với căn cứ này, trong BLTTHS của Cộng hoà Liên bang Nga có quy định rừ: Bản ỏn được coi là khụng phự hợp với thực tế khỏch quan của vụ ỏn nếu: kết luận của Tòa án không được khẳng định bằng những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa; Tòa án đã không cân nhắc tới những tình tiết có thể ảnh hưởng cơ bản đến kết luận của Tòa án; khi có những chứng cứ đối lập nhau có ý nghĩa quan trọng trong việc ra kết luận của Tòa án nhưng trong bản án không chỉ ra dựa trên căn cứ nào mà Tòa án chấp nhận hoặc không chấp nhận những chứng cứ khác; kết luận của Tòa án được nêu trong bản án có những mâu thuẫn cơ bản mà đã ảnh hưởng hoặc có thể ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề có tội hay không có tội của người bị kết án hoặc người được tuyên vô tội, đến việc áp dụng đúng luật hình sự hoặc quyết định mức hình phạt [144, tr. Những vi phạm pháp luật trong bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có HLPL thường đã được VKS kháng nghị phúc thẩm nhưng cũng có những vi phạm chỉ sau khi bản án hoặc quyết định sơ thẩm đã có HLPL mới được phát hiện, VKS cũng có quyền yêu cầu Tòa án gửi bản sao bản án, quyết định đã có HLPL để kiểm tra, qua đó phát hiện vi phạm pháp luật trong các bản án và quyết định; có thể tự mình hoặc phối hợp với Tòa án cùng cấp thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác xét xử của Tòa án và công tác kiểm sát của VKS cấp dưới, VKS cấp dưới có trách nhiệm báo cáo tình hình kiểm sát xét xử, trên cơ sở đó phát hiện vi phạm pháp luật trong các bản án hoặc quyết định có HLPL.
Tuy nhiên, cũng có một số quyết định giám đốc thẩm đã nêu hướng xét xử cụ thể trong phần quyết định của quyết định giám đốc thẩm như "giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh Hà Tây để xét xử sơ thẩm theo hướng kết án Bùi Văn Hưng phạm tội giết người theo đúng quy định của pháp luật" hoặc "hủy bản án hình sự phúc thẩm số 550/HSPT ngày 15/04/2003 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Thành phố Hồ Chí Minh để xét xử phúc thẩm lại theo hướng áp dụng điểm c, khoản 1, Điều 93 BLHS để xét xử và quyết định hình phạt đối với Trần Văn Tuấn đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và hậu quả đã xảy ra" (87, tr. Thống kê về giám đốc thẩm của TANDTC và VKSNDTC không đưa ra số liệu thống kê số lượng những quyết định giám đốc thẩm bị hủy (hoặc sửa, theo quy định của BLTTHS năm 1988). Vi vậy, khó có được cái nhìn toàn diện và kết luận đầy đủ về chất lượng giám đốc thẩm. Tuy nhiên, dựa vào một vài số liệu mà chúng tôi có được, vẫn có thể kết luận rằng đại đa số trường hợp, quyết định giám đốc thẩm là đúng đắn, thể hiện được chất lượng cao của các quyết định giám đốc thẩm. Mặc dù vậy, vẫn còn một số ít trường hợp, quyết định giám đốc thẩm chưa chính xác nên đã bị tiếp tục kháng nghị hoặc bị Hội đồng giám đốc thẩm cấp trên hủy hoặc sửa. Con số này không trực tiếp xác định số lượng quyết định giám đốc thẩm không chính xác nhưng cũng phản ánh thực tế có những quyết định giám đốc thẩm không được sự đồng tình của VKS và phải tiến hành giám đốc thẩm lại. Theo tài liệu của TANDTC, trong tổng số 35 quyết định giám đốc thẩm hình sự trong năm 2003 và 2004 của Hội đồng thẩm phán của TANDTC, có một quyết định giám đốc thẩm đã sửa quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban thẩm phán TANDTC, chiếm tỉ lệ. Hội đồng thẩm phán TANDTC đã sửa quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban thẩm phán TANDTC) [87, tr.
Đối với việc xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm: Mức độ hoàn thành công tác giám đốc thẩm của Tòa án về mặt chất lượng chủ yếu được xác định căn cứ vào ti lệ số lượng quyết định giám đốc thẩm bị kháng nghị tiếp; tỉ lệ quyết định giám đốc thẩm phải giám đốc thẩm hủy (hoặc sửa); và tỉ lệ những kháng nghị giám đốc thẩm đối với quyết định giám đốc thẩm của Tòa án cấp dưới được Hội đồng giám đốc thẩm của Tòa án cấp trên chấp nhận. Ngoài ra, hiệu quả giám đốc thẩm còn được đánh giá thông qua việc chất lượng xét xử của Tòa án cấp dưới có được nâng cao hay không (gián tiếp đánh giá hiệu quả giám đốc thẩm có đạt được mục đích hướng dẫn áp dụng pháp luật giám đốc thẩm hay không); sự đồng tình của dư luận xã hội (thể hiện có đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân về công bằng, lẽ phải hay không); diễn biến tình hình vi phạm pháp luật và tình hình tội phạm (gián tiếp đánh giá hiệu quả giám đốc thẩm tác động đến công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm trong hoạt động tư pháp nói riêng va đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung)..' [ 7, tr.
Ví dụ, hoạt động kiểm sát của VKS đối với hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử của cơ quan điều tra, Tòa án và một số cơ quan khác; Tòa án có quyền trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, có quyền độc lập xét xử và ra bản án, quyết định trên cơ sở pháp luật mà không phải theo quan điểm VKS; Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án..Ngoài ra, pháp luật cũng quy định cho bị cáo và các đương sự khác có quyền khiếu nại đối với quyết định và hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án và quyết định của Tòa án; có quyền được trợ giúp pháp lý từ phía luật sư và những người khác. - Việc xác định chỉ có TANDTC có thẩm quyền giám đốc thẩm là phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng về cải cách tư pháp, trong Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 ngày 2/6/2005 đã định hướng; tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, việc xét xử sơ thẩm được tiến hành ở Tòa án sơ thẩm cấp khu vực và một số vụ án ở Tòa án phúc thẩm; việc xét xử phúc thẩm được tiến hành ở Tòa án cấp phúc thẩm và ở Tòa thượng thẩm; việc giám đốc thẩm và tái thẩm được tiến hành ở TANDTC.
Nghị quyết 49 ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 đã định hướng: Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm Tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; TANDTC có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc phân ngạch kiểm sát viên cũng phải chuyển đổi từ phân ngạch theo cấp hành chính như hiện nay sang phân ngạch theo cấp thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp (có thể theo hướng phân thành kiểm sát viên sơ cấp, kiểm sát viên trung cấp, kiểm sát viên cao cấp). Để nâng cao chất lượng cán bộ Tòa án và VKS, cần coi trọng công tác đào tạo cán bộ, thẩm tra viên, chuyên viên làm công tác kiểm tra giám đốc ở Tòa án và công tác kiểm sát các bản án và quyết định đã có HLPL ở VKS. Có kế hoạch cho cán bộ theo học các khóa tập huấn, đào tạo cả về kiến thức pháp lý chuyên ngành và cả về kỹ năng nghề nghiệp để nâng cao chất lượng giám đốc thẩm và kháng nghị giám đốc thẩm. Vì vậy, cần phải có chế độ sử dụng, đãi ngộ phù hợp cho thẩm. phán nói chung và thẩm phán làm công tác giám đốc thẩm nói riêng, đảm bảo để họ có thể tận tâm với công việc, không bị chi phối bởi các tác động vật chất tiêu cực ảnh hưởng đến sự công tâm của họ trong công việc. Chính sách tiền lương, khen thưởng đối với cán bộ làm công tác kiểm tra giám đốc cũng cần phải sửa đổi phù hợp, thoả đáng để họ yên tâm làm nhiệm vụ. Hiện nay, theo quy định của Quyết định 788/TCCB-VP ngày 8/10/1993 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức Thẩm tra viên ngành Tòa án thì tiêu chuẩn để được bổ nhiệm thẩm tra viên là rất cao [8], nhưng thẩm tra viên lại không có tiền dưỡng liêm như Thư ký Tòa án, vì vậy việc biên chế là rất khó khăn. Số lượng công việc nhiều nhưng chế độ không phù hợp nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tâm lý và thái độ làm việc của cán bộ làm công tác giám đốc xét xử. Nang cao chất lượng xét xử của Tòa án và chất lượng công tố, kiểm sát xét xử của VKS. Các cơ quan tiến hành tố tụng cần tránh tư tưởng coi Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm là cấp giải quyết mọi vi phạm pháp luật trong quá trình tố tụng. Các cơ quan này phải chủ động làm tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời phát hiện, khắc phục những vi phạm pháp luật của các cơ quan khác trong các giai đoạn TTHS, đảm bảo giai đoạn trước là tiền đề cho giai đoạn sau, giai đoạn sau kiểm tra giai đoạn trước. Đặc biệt, cần nâng cao chất lượng chất lượng xét xử của Tòa án và chất lượng công tố, kiểm sát xét xử của VKS, hạn chế tối đa số lượng các bản án, quyết định đã có HLPL còn phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Khi các bản án, quyết định đã có HLPL được hạn chế, hiệu quả giám đốc thẩm sẽ có điều kiện tốt để nâng cao. Việc nâng cao chất lượng xét xử theo hướng đảm bảo xét xử độc lập, đảm bảo quyền bình đẳng trước Tòa án và đảm bảo tính công khai, dân chủ và nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử được coi là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Dé thực hiện nhiệm vụ nay, Tòa án phải tuân thủ trình tự tố tụng theo quy định của pháp luật, phát huy đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của đại diện VKS, người bào chữa, bị cáo, người bị hại và những người khác có quyền và nghĩa vụ pháp lý liên quan đến vụ án. HDXX phải khách quan, tôn trọng va lắng nghe ý kiến của các bên tranh luận, đảm bảo quyền dân chủ, bình đẳng trước Tòa án. HDXX ra phán quyết chủ yếu dựa trên kết quả tranh tụng công khai, dân chủ tại phiên tòa. VKS phải nâng cao hơn nữa vai trò của mình tại phiên tòa xét xử, phải bảo vệ cáo trạng, chứng minh mọi luận điểm trong cáo trạng bằng cách chủ động xét hỏi, thẩm vấn cùng HDXX, đưa chứng cứ để chứng minh tội phạm, chú ý kiểm tra những chứng cứ mới phát sinh tại phiên tòa để giải quyết theo quy định của pháp luật; đại diện VKS giữ quyền cụng tố tại phiờn tũa phải tranh luận, làm rừ tất cả những ý kiến của bị cáo. người bào chữa và những người khác, đảm bảo tranh luận thật sự bình đẳng, dân chủ, xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ [18]. Việc nâng cao chất lượng xét xử sẽ hạn chế được số lượng những bản án hoặc quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Chất lượng xét xử cao và nhất là việc đảm bảo và tăng cường tranh tụng dân chủ tại phiên tòa sẽ tạo tâm lý thoả mãn với kết quả xét xử cho người bị kết án và những. người khác, qua đó hạn chế tình trạng quá nhiều đơn đề nghị giám đốc thẩm, khiếu kiện kéo dài, nhiều lần như hiện nay. Theo chúng tôi, việc nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự là biện pháp có hiệu quả nhất để hạn chế việc xét lại các bản án, quyết định đã có HLPL. ngoài việc nâng cao chất lượng xét xử và đảm bảo tranh tụng dân chủ còn có quy định về việc bị cáo có thể thoả thuận với các cơ quan tư pháp về việc giải quyết vụ án bằng hình thức "mặc cả thú tội". Để mặc cả, người phạm tội phải nộp một khoản tiền cho tổ chức từ thiện hoặc Nhà nước. Có người bình luận rằng, thà để mặc cả công khai và có kiểm soát còn hơn để nó tồn tại không chính thức và không được kiểm soát [141, tr. Việc giải quyết vụ án bằng hình thức "mac cả thú tội" như vậy cũng là một biện pháp giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, triệt để và hạn chế việc bị cáo phản đối các phán quyết của Tòa án sau khi bản án, quyết định đã có HLPL).