Nó phản ánh cách tư duy, lối sống và cách ta đối xử với người xung quanh, ta có văn hóa ứng xử trong gia đình, trong môi trường học tập, công sở, hay các nơi công cộng như hàng quán, tru
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TIỂU LUẬN GIỮA KÌ HỌC KỲ I NĂM 2023-2024
TPHCM, THÁNG 11 NĂM 2023
Trang 32
Nhận xét của giảng viên
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 43
MỤC LỤC
Phần I: Giới thiệu
1 Sự xuất hiện và phát triển của mạng xã hội trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng .
2 Khảo sát người dùng mạng xã hội và mục đích sử dụng ở Việt Nam .
1 Văn hóa ứng xử là gì? Mạng xã hội và vấn đề ứng xử văn hóa trên mạng xã hội .
1.1 Định nghĩa ứng xử, văn hóa ứng xử:
1.2 Mạng xã hội và vấn đề ứng xử văn hóa trên mạng xã hội:
1.2.1 Giới hạn nội dung:
1.2.2 Sơ lược về mạng xã hội:
2 Thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng và cách ứng xử sai lệch trên mạng xã hội của giới trẻ:
2.1 Ngôn ngữ mạng:
2.1.1 Nguồn gốc:
2.1.2 Biểu hiện:
2.1.3 Tác động:
2.2 Văn hóa ứng xử không tốt:
2.2.1 Hiện tượng vô cảm hóa và bạo lực mạng:
2.2.1.1 Hiện tượng vô cảm hóa
2.2.1.1.1 Lối sống chỉ biết mình
2.2.1.1.2 Nhu cầu câu tương tác:
2.2.1.1.3 Vỏ bọc Internet và cái danh “tự do ngôn luận”:
2.2.1.1.4 “Dark humour” (Hài đen):
2.2.1.2 Bạo lực mạng:
2.2.2 Văn hóa “Ghost”:
2.2.3 Văn hóa “Overshare”:
3 Nguyên nhân:
3.1 Nguyên nhân chủ quan:
3.2 Nguyên nhân khách quan:
4 Những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội lên con người
4.1 Tác động tích cực:
4.2 Tác động tiêu cực:
5 Vì sao cần có văn hóa ứng xử tốt trên mạng xã hội? Giải pháp cho thực trạng trên .
5.1 Vì sao cần có văn hóa ứng xử tốt trên mạng xã hội?
5.2 Giải pháp cho thực trạng giao tiếp không phù hợp của giới trẻ trên mạng xã hội
Trang 54
Phần III: Kết luận
1 Tổng quan:
2 Là sinh viên chúng ta cần:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Phần I: Giới thiệu
1 Sự xuất hiện và phát triển của mạng xã hội trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng
Khả năng tích hợp các phương tiện giao tiếp như chat, email, chia sẻ, hay facetime vào duy
nhất một nền tảng mạng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến mạng xã hội
kể từ khi ra đời đã luôn phát triển với tốc độ đến chóng mặt Bắt đầu từ trang mạng đầu tiên,
Classmate, ra đời năm 1995, với mục tiêu đơn thuần là kết nối bạn học, các nhà thành lập của
nó ắt phải hết sức bất ngờ khi thành phẩm của mình trở thành nền tảng cho biết bao trang
mạng xã hội khác phát triển cũng như đưa mạng xã hội trở thành một hiện tượng toàn cầu
như ngày nay Dưới đây là sơ lược quá trình của mạng xã hội trên thế giới và tại Việt Nam
Năm 2002: Mạng xã hội đầu tiên xuất hiện là Friendster, tập trung vào những đối tượng trẻ
tuổi ở châu Á
Năm 2003: Mạng xã hội MySpace ra đời và trở thành một trong những mạng xã hội lớn nhất
thế giới, tập trung vào âm nhạc
Năm 2004: Mạng xã hội Facebook được thành lập và sau đó phát triển rất nhanh chóng, trở
thành mạng xã hội lớn nhất thế giới với hơn 2 tỷ người dùng tính đến năm 2021
Năm 2006: Mạng xã hội Twitter được thành lập, tập trung vào các thông tin và tin tức mới
nhất
Năm 2009: Pinterest ra mắt vào tháng 12; là nơi người dùng có thể thoải mái chia sẻ, sáng
tạo những hình ảnh, video của mình được sắp xếp theo các chủ đề khác nhau
Năm 2010: Mạng xã hội Instagram được thành lập và nhanh chóng trở thành mạng xã hội
chia sẻ ảnh lớn nhất thế giới
Năm 2016: ByteDance ra mắt ứng dụng chia sẻ video TikTok (hay Douyin ở Trung Quốc)
với một lượng người dùng nhỏ Sản phẩm này đã gây tiếng vang ngay lập tức với thế hệ Gen
Z và thế hệ Millennials và trở nên phổ biến trên toàn thế giới trong những năm tiếp theo
Bigo Live cũng ra mắt vào cùng năm này; Bigo Live cho phép bạn phát trực tiếp những
khoảnh khắc yêu thích của mình và kết bạn từ khắp nơi trên thế giới
Tại Việt Nam, các MXH bắt đầu du nhập từ những năm 2000 dưới hình thức các
Trang 65
trang nhật ký điện tử (blog) Đến nay, có khoảng 270 MXH được cấp giấy phép hoạt động
Năm 2004: Mạng xã hội Nhật ký Y!M của Yahoo phát triển tại Việt Nam
Năm 2006: Mạng xã hội Zing Me được thành lập và trở thành mạng xã hội lớn nhất tại Việt
Nam với hơn 20 triệu người dùng
Năm 2007: Mạng xã hội MGO ra đời, tập trung chủ yếu vào cộng đồng game thủ
Năm 2009: Mạng xã hội Hỏi Đáp được thành lập và nhanh chóng trở thành mạng xã hội chia
sẻ kiến thức lớn nhất tại Việt Nam
Năm 2010: Mạng xã hội Facebook bắt đầu được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam và hiện tại là
mạng xã hội lớn nhất tại Việt Nam với hơn 68 triệu người dùng tính đến năm 2021
Từ 2010 trở đi: Gần nhất hiện nay là sự xuất hiện của TikTok, TikTok là một ứng dụng
phương tiện truyền thông xã hội được phát triển bởi công ty ByteDance của Trung Quốc, cho phép người dùng tạo và chia sẻ video ngắn đến 60 giây với âm nhạc và hiệu ứng đặc biệt Với phiên bản mới nhất người dùng có thể thoải mái quay video với thời lượng tối đa 3 phút và tải
video dài đến 5 phút lên tài khoản Tik Tok của mình
2 Khảo sát người dùng mạng xã hội và mục đích sử dụng ở Việt Nam
Biểu đồ thống kê và mô tả tình hình sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam trong năm 2023
Vào tháng 1 năm 2023, Việt Nam có 70,00 triệu người dùng mạng xã hội Theo các tổ chức GWI và data.ai, sự phổ biến của mạng xã hội ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục gia tăng mà không có dấu hiệu chững lại
Tuy nhiên, không phải mỗi tài khoản người dùng mạng xã hội đều tương ứng với một cá nhân duy nhất Tại đầu năm 2023, số lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam đạt 71,0% tổng dân số, nhưng theo dữ liệu từ các công cụ lập kế hoạch quảng cáo của các nền tảng mạng xã hội hàng đầu, chỉ có 64,40 triệu người dùng từ 18 tuổi trở lên
Trang 76
Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn rất cao, đạt 89,0% tổng dân số từ 18 tuổi trở lên Nói cách khác, 89,8% tổng số người dùng Internet của Việt Nam đã sử dụng ít nhất một nền tảng mạng xã hội vào tháng 1 năm 2023
Theo thống kê từ Statista, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 12 thế giới về tỷ lệ tăng trưởng người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất từ 2021-2026
Tổng quan: Sự phát triển vượt bậc của công nghệ nói riêng và mạng xã hội nói chung đã dấy lên nhiều quan tâm rằng liệu văn hóa ứng xử - đặc biệt là của các thế hệ trẻ - sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào Tuy được tạo nên để thỏa mãn nhu cầu giao lưu kết nối với cá nhân khác, song, mạng xã hội đã đem lại không ích hệ lụy có thể kể đến như nói tục, chửi thể, quay clip, bình luận miệt thị, vu khống và hơn thế nữa Do đó, sẽ không sai khi cho rằng thực trạng ứng
xử của giới trẻ ngày nay trên mạng xã hội là một vấn đề nghiêm trọng và cần được xử lý nhanh chóng Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một phân tích cụ thể về các hiện tượng ứng xử, nguyên nhân cũng như giải pháp để cải thiện vấn đề trên
Trang 8Về mặt ngữ nghĩa, cụm từ “ứng xử” không xa “giao tiếp” là bao Nếu như giao tiếp được xem
là quá trình có hoặc không có chủ định mà trong đó các tư tưởng, ý định, cảm xúc, của con người được biểu đạt qua ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ (David Kenneth Berlo), thì ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp Nó là cách chúng ta bày tỏ thái độ, hành vi, cử chỉ của bản thân trước mọi tác động của người khác Ta cũng có thể coi “ứng xử” là một từ ghép giữa “ứng”
và “xử”, trong đó “ứng” là ứng biến, còn “xử” là xử sự Như vậy, văn hóa ứng xử là toàn bộ những biểu hiện, hành vi, phản ứng của con người trong các mối quan hệ giữa người với người, cũng như giữa mỗi người với chính họ
Ngay từ những hình thái đầu tiên của xã hội, văn hóa ứng xử đã là một phần quan trọng trong đời sống con người Nó là phương tiện hữu ích để ta truyền đạt thông tin, thiết lập mối quan
hệ với người xung quanh hay thể hiện mình Ngày nay, việc rèn luyện kĩ năng ứng xử lại còn cấp thiết hơn khi chỉ việc biết cách giao tiếp và trò chuyện lịch sự với mọi người cũng mang đến cho ta biết bao lợi ích và cơ hội trong cuộc sống Ta có thể tưởng tượng đến việc một sinh viên trẻ tuổi mới ra trường và bắt đầu làm việc, anh ta có thể có đủ kiến thức nền tảng về công việc cũng như cách nó vận hành, song anh còn thiếu rất nhiều kinh nghiệm trong cách làm việc hiệu quả hay làm việc đủ đạt chỉ tiêu, nhưng nếu anh chàng biết cách ứng xử phù hợp với đồng nghiệp, tiền bối khác thì anh sẽ được chỉ dẫn và từ đó làm quen với công việc mới dễ dàng hơn Hoặc một tình huống khác, một học sinh vừa chuyển sang lớp học mới, nếu cậu này suốt ngày chỉ lầm lì im lặng thì rất có thể cậu ta sẽ phải dành cả năm học hoạt động một mình, nhưng nếu cậu ta biết khôn khéo trò chuyện với bạn bè, thầy cô thì cơ hội thăng tiến trong học tập sẽ được tăng lên đáng kể Và không chỉ khi làm việc hay ở trường học, văn hóa ứng xử đã và luôn là một chìa khóa giúp ta kết nối và hỗ trợ, yêu thương lẫn nhau trong mọi mặt của đời sống con người
Văn hóa ứng xử và hành vi ứng xử có nhiều khác biệt đáng kể ở mỗi cá nhân cũng như trong các môi trường khác nhau Nó phản ánh cách tư duy, lối sống và cách ta đối xử với người xung quanh, ta có văn hóa ứng xử trong gia đình, trong môi trường học tập, công sở, hay các nơi công cộng như hàng quán, trung tâm thương mại, Trong bài này nhóm chúng em sẽ bàn luận văn hóa ứng xử trên mạng xã hội - một hình thức tương đối mới lạ do nó chỉ vừa phát triển mạnh mẽ sau khi mạng xã hội được biết đến và sử dụng rộng rãi
Trang 98
1.2.1 Giới hạn nội dung:
Do mạng xã hội cũng như các vấn đề ứng xử văn hóa trên không gian này là một phạm trù tương đối rộng nên nhóm sẽ chỉ giới hạn ở những mục sau:
- Sơ lược về mạng xã hội
- Ngôn ngữ mạng
- Hiện tượng vô cảm trong môi trường mạng và hệ quả bạo lực mạng
- Văn hóa “Ghost”
- Văn hóa “Overshare”
1.2.2 Sơ lược về mạng xã hội:
Có thể nói sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Internet và mạng xã hội đã đánh dấu một trong những bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử nhân loại Năm 1969, cơ sở mạng Internet đầu tiên trên thế giới bắt đầu hoạt động, và như một hệ quả vốn có của nó, gần 30 năm sau, năm
1995, nền tảng mạng xã hội đầu tiên “Classmates” cũng đã nhú mầm, lúc này nhu cầu về các không gian mạng đủ lớn để kết nối và liên kết con người lại tăng lên liên tục theo cấp số nhân khi người ta nhận ra rằng họ có thể trò chuyện với người thân, bạn bè chỉ với vài cái click chuột và mạng Internet, bằng chứng là trong vài năm sau đó các trang mạng xã hội khác nhau bắt đầu xuất hiện như nấm mọc sau mưa Và đến nay, ta đã có các “ông lớn” trong lĩnh vực truyền thông xã hội với tốc độ tăng trưởng vượt bậc và lưu lượng truy cập khổng lồ, đến nỗi khát vọng liên kết toàn cầu của nhân loại dường như không còn là một giấc mộng xa vời nữa
Sinh ra và lớn lên trong giai đoạn với nhiều đột phá và tiến bộ trong công nghệ thông tin đến thế, không lạ gì khi phần lớn các bạn trẻ gen Z đã có cơ hội được tiếp xúc với mạng Internet nói riêng, và các nền tảng mạng xã hội nói chung từ rất sớm Hầu hết mọi hoạt động của họ trong sinh hoạt, học tập, làm việc hay giải trí đều ít nhiều có sự tác động của mạng xã hội Theo Vnetwork: “Vào tháng 1 năm 2023, Việt Nam có 70,00 triệu người dùng mạng xã hội Theo các tổ chức GWI và data.ai, sự phổ biến của mạng xã hội ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục gia tăng mà không có dấu hiệu chững lại Nói cách khác, 89,8% tổng số người dùng Internet của Việt Nam đã sử dụng ít nhất một nền tảng mạng xã hội vào tháng 1 năm 2023.”
Hiển nhiên, việc này đem lại một lợi thế lớn cho họ: Họ được tiếp cận với một nguồn thông tin dồi dào và không ngừng cập nhật, có nhiều cơ hội được giao tiếp và trò chuyện với người xung quanh thay vì phải tốn bao công sức và tiền bạc chỉ để nghe giọng người thân thương như thời trước Bên cạnh đó, việc “online hóa” đời sống con người cũng khiến các công việc học tập, làm bài, nghiên cứu, trở nên tiện lợi hơn
Nhưng những tiến bộ về công nghệ thường đi kèm với các thay đổi trong con người, xã hội Bản thân chúng ta cũng hình thành lên nhiều hành vi, biểu hiện, lối tư duy, quan điểm, hay phần tính cách mới trong quá trình sử dụng và ứng xử trong môi trường mạng xã hội.
Trang 10Ngay từ những ngày đầu, ngôn ngữ mạng chỉ là ngôn ngữ trong thực tế được mang lên mạng internet sử dụng, nhưng dần dà, mạng xã hội phát triển, song song đó ngôn ngữ mạng cũng phát triển theo, thậm chí đã hình thành nên một “hệ ngôn ngữ” chỉ dành riêng cho cư dân mạng; nhưng điều đáng lo ngại nhất là “hệ ngôn ngữ” này bị lạm dụng quá đà và dần dần càng có nhiều người sử dụng ngôn ngữ tự chế, lệch chuẩn này để giao tiếp trong đời sống
hằng ngày
2.1.2 Biểu hiện:
- Viết tắt: thêm vào hoặc bớt ra các chữ cái trong một từ để gia tăng cảm giác (có thể
tạo sự đáng yêu) khi đọc
- Thay thế: thay chữ cái này thành một chữ cái khác trong từ
Ví dụ: j z tròi, ai bíc dou tr (gì vậy trời, ai biết đâu trời); ik mò, năn nỉ ók (đi
mà, năn nỉ đó),
- Tự tạo: do giới trẻ nghĩ ra, hầu như không theo một quy luật nào cả
Ví dụ: kiwi kiwi (ngon); keo lỳ, tái châu (đẹp); mãi keo (mãi bên nhau không
xa rời)
- Từ lóng: từ vựng được tạo thành từ các từ và cụm từ không liên quan nhưng khi đọc
cùng lại thể hiện được ý nghĩa mà người giao tiếp muốn truyền tải
Ví dụ: mắc cỡ quá hai ơi (quê, xấu hổ), cà nhính (thể hiện sự thích thú)
- Chêm tiếng Anh: xen lẫn tiếng Việt và tiếng Anh trong một câu
Ví dụ: voucher giảm giá (phiếu giảm giá); cái relationship này cần được improve (cái mối
quan hệ này cần được cải thiện),
Trang 1110
2.1.3 Tác động:
Tác động tích cực:
- Tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian khi sử dụng
- Biểu hiện sự trẻ trung, cá tính, theo kịp xu hướng
- Diễn đạt cảm xúc cá nhân một cách chân thật
- Thể hiện sự sáng tạo vô hạn của cộng đồng mạng
- Gây tiếng cười, tạo sự thoải mái khi giao tiếp Tác động tiêu cực:
- Ảnh hưởng tiêu cực đến sự trong sáng của tiếng Việt
- Gợi sự phản cảm, khó chịu đối với người nghe
- Tạo sự không tôn trọng đối với người nghiêm túc khi viết sai chính tả
2.2.1 Hiện tượng vô cảm hóa và bạo lực mạng:
Trước khi trực tiếp diễn giải vấn đề, ta xem qua hình ảnh sau:
Phát ngôn máu lạnh của một dân cư mạng
“Tin buồn! Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin cụ già 60 tuổi đêm qua chúng tôi đâm xe máy vào đã củ tỏi vào hồi 17h07, anh em phát lô đề nhiệt tình đi lão sinh năm 1953” Chưa
kể đến tính xác thực của bài viết trên, việc người dùng “Kẹo Mút Chơi Bời” viết bài với văn phong cường điệu và sử dụng lố lăng ngôn ngữ mạng đã cho thấy người này ngay từ đầu không coi đây là một sự việc nghiêm trọng, ngược lại còn khoái chí đùa cợt về nó
Vậy, câu hỏi đặt ra, Vì đâu mà việc chia sẻ những nội dung độc hại như thế không chỉ được bình thường hóa mà còn được xem là trò vui, đùa cợt bởi nhiều bạn trẻ sử dụng mạng xã hội?
2.2.1.1.1 Lối sống chỉ biết mình
Một trong những nguyên do trực tiếp dẫn đến hiện tượng trên là tư tưởng trọng bản thân, lối sống chỉ biết mình Theo Mark Bauerlein - Giáo sư thuộc Đại học Emory (Mỹ), khi blog và mạng xã hội xuất hiện, nhiều bạn trẻ cảm thấy được tự do thể hiện bản thân, nhưng sử dụng chúng lâu dài dễ khiến họ có một lối sống bất thường và hình thành các chứng bệnh tâm lý như trầm cảm, vô cảm,
Trang 1211
Nói cách khác, trong suy nghĩ của nhiều người trẻ, đặc biệt là ở độ tuổi vị thành niên, mạng
xã hội là một không gian mở nơi họ có thể tự do nêu ý kiến, thể hiện quan điểm, cái tôi cá nhân như một người trưởng thành thực thụ mà không phải chịu hậu quả gì, trong khi đó, ở thế giới thực họ cảm thấy bị dày vò và kìm kẹp bởi gia đình, thầy cô hay những chuẩn mực xã hội Vì thế, như một cách để thoát khỏi những khuôn khổ, hạn chế ấy, họ đắm mình vào không gian ảo nhiều và dành ít thời gian bên mọi người xung quanh hơn Điều này về lâu dài
sẽ có 2 hệ lụy:
- Họ dần trở nên thờ ơ, lạnh nhạt với con người, thế giới xung quanh, chỉ biết đến bản thân mình Họ không quan tâm đến vấn đề, nỗi đau của người khác trừ khi chúng là công cụ để mang lại niềm vui cho bản thân mình Một ví dụ cụ thể cho việc này là một giáo sư Mỹ, bà Turkle đã thuật lại rằng trong một lần đi dự đám tang, bà đã thấy cả hàng người vừa đi tang vừa bấm điện thoại Ngay cả trong thời khắc đau thương khi phải tiễn đưa người đã mất, người ta vẫn chăm chăm vào màn hình điện thoại, vào một thế giới ảo của riêng họ
- Họ có xu hướng xem mình là trung tâm của vũ trụ, coi thường người khác Ta có thể tưởng tượng như thế này: Một bạn trẻ vừa bị cha mẹ chỉ trích do một lỗi lầm mà bạn ấy xem là nhỏ nhặt, không đáng, nhưng bạn này không dám lên tiếng lại vì khoảng cách tuổi tác cũng như chuẩn mực xã hội kính trên nhường dưới, thế nên bạn ấy đem bao nỗi uất ức của mình lên mạng xã hội để giải tỏa Tình cờ, nhiều bạn cùng trang lứa cũng trải qua tình huống tương tự, liên tục tương tác và bình luận với bạn trẻ này, và rồi cậu trẻ này lần đầu tiên cảm giác được tôn trọng, được đối xử như một người lớn, bắt đầu khoái chí thể hiện cái tôi, quan điểm của mình lên mạng xã hội bất kể tích cực hay tiêu cực hơn Và qua nhiều lần như thế, cậu ta trở nên tự phụ, sẵn sàng nói lên ý kiến và phản bác bất cứ ai dám không đồng tình với mình ngay
cả khi điều đó đồng nghĩa với việc miệt thị và hạ thấp nhân phẩm của người khác
2.2.1.1.2 Nhu cầu câu tương tác:
Trên mạng, tương tác chính là tiền tệ - đây là tư duy của nhiều người dùng mạng Tương tự với trường hợp của bạn trẻ tự phụ trên, nếu như bạn ấy phát biểu quan điểm của mình do cảm thấy được tôn trọng, ngưỡng mộ, thì với những người “câu tương tác” này, họ sẵn lòng đăng các bài viết với nội dung mang tính khiếm nhã, xúc phạm miễn là họ được nhiều like, được chú ý Có thể ban đầu họ vẫn biết cảm thông, thương xót với người xung quanh, nhưng do họ coi trọng mạng xã hội hơn thế giới thực nên về lâu dài họ cũng mất đi nhân tính, xem mọi nỗi đau, vấn đề của người khác như cơ hội để câu like trên mạng xã hội
Một trong những ví dụ điển hình nhất của hiện tượng này là hình ảnh những con người hễ thấy có “biến” gì xung quanh là lập tức lấy điện thoại ra chụp hình, quay phim Lướt một dòng các mặt báo, ta thấy không thiếu những hình ảnh nam sinh, nữ sinh đánh nhau và bao quanh đó là một đám học sinh khác cười cợt, quay lại nhằm đăng lên mạng Họ không quan tâm đến việc trận đánh đó có thể nghiêm trọng đến mức nào, điều duy nhất họ biết là phải quay cho trọn để kiếm cho thật nhiều tương tác
Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)
Trang 1312 Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)
Trang 1413
2.2.1.1.3 Vỏ bọc Internet và cái danh “tự do ngôn luận”:
Không cần tên tuổi, thông tin thật, không cần để mặt thật, thậm chí không cần cả ảnh đại diện: Đặc trưng của mạng Internet, một không gian mở mà bất cứ ai có thể tham gia, ngay cả khi bạn giấu hoàn toàn danh tính của mình Đây có thể xem như cách các nhà điều hành mạng xã hội bảo vệ thông tin riêng tư của người dùng khỏi những kẻ xấu, nhưng vô hình chung nó cũng biến Internet thành một “vỏ bọc hoàn hảo” khi mà ta có thể dễ dàng xúc phạm, chê bai, hay bình luận độc hại với người khác mà không phải chịu bất kì hậu quả gì - bởi vì chẳng ai biết được ta là ai cả Và tệ hại hơn, để bạo biện cho hành vi vô nhân đạo ấy, nhiều người đã vịn vào cái cớ “tự do ngôn luận”, họ cho rằng việc trực tiếp lăng mạ nhân phẩm ấy không phải là cái xấu mà thực chất là nhân quyền của họ, rằng các hành vi trên không nên bị hạn chế, loại trừ mà ngược lại nên được bình thường hóa hơn
2.2.1.1.4 “Dark humour” (Hài đen):
Hài đen (Dark comedy), là một loại hình hài kịch, có thể xem là kết hợp kì quái giữa hài kịch thông thường và trào phúng, nội dung của nó chủ yếu xoay quanh những chủ đề đen tối, bi thương như cái chết hay bệnh tật Thừa hưởng phong cách đặc trưng của thể loại hài kịch này, nhiều bạn trẻ đã tạo nên nhiều câu đùa với nội dung cũng đen tối tương tự:
Hài đen cũng như thức ăn vậy Không phải ai cũng có (hiểu được) chúng
Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)
Trang 1514
“Nhanh nào, làm toán đi.”
Hiển nhiên, những người làm ra câu đùa này không nhất thiết có ý định xúc phạm hay nhạo báng bất kì ai, ngược lại, rất nhiều người làm nên hay hưởng ứng câu đùa cho rằng họ tìm thấy tính hài bởi nó phản ánh chân thật những mặt xấu của con người, xã hội Ví dụ ở hình 1
là việc ở nhiều vùng, con người không được cung cấp đủ thức ăn, hay ở hình 2 nói lên việc nhiều người phương Tây có khuôn mẫu, định kiến rằng người Châu Á ai cũng biết làm toán
Một số khác cho rằng họ sử dụng dark humour như một cách để vượt qua nỗi đau của riêng
họ Đại khái có thể hiểu rằng, thay vì suy nghĩ quá nhiều về vấn đề của mình rồi lại buồn đau thì họ cố gắng biến nó thành câu hài để có thể cười đùa về nó và đỡ nặng lòng hơn
Tuy nhiên, các đối tượng đang được nói đến trong bài này là những người lạm dụng dark humour, họ lấy danh nghĩa đùa giỡn về những chủ đề đen tối để tự do giễu cợt trước nỗi khổ của người khác Họ không đặt ra giới hạn của câu đùa mà thản nhiên biến nó thành một sự xúc phạm nhân phẩm, ngoại hình và danh dự người khác rồi cười cợt trên đó Đây là một hành vi vô nhân đạo và cần được lên án
Bạo lực mạng nói chung chính là những hành vi bắt nạt thông qua công cụ kĩ thuật số, trên các nền tảng mạng như mạng xã hội, game, forum, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất, tâm lý, hoặc tình cảm của một cá nhân
Theo các chuyên gia UNICEF, hành vi bạo lực mạng bao gồm:
- Lan truyền lời nói dối, thông tin sai sự thật của ai đó lên mạng
- Trực tiếp hoặc gián tiếp gửi tin nhắn đe dọa hoặc mạo danh ai đó để truyền thông tin sai lệch, ác ý
Bạo lực mạng là hệ quả trực tiếp của sự “vô cảm hóa” trên mạng xã hội Bởi lẽ khi chúng ta mất khả năng cảm thông với người khác và chỉ chăm chăm vào lợi ích của riêng mình, ta có
Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)
Trang 16Ngoài ra, khi tìm hiểu về những chủ đề gây tranh cãi và thường có hành vi kém văn minh nhất, ta nhận thấy một nghịch lí thú vị: khi tạo nên các trang mạng xã hội khác nhau, các nhà sáng lập luôn mong muốn nền tảng của mình trở thành một không gian rộng mở nơi bất kì ai
có thể tự do tham gia và thể hiện trọn vẹn cá tính của mình, song chính những trang mạng ấy lại là nơi xu hướng bầy đàn của con người được thể hiện rõ nhất Ta phải tìm cách che đi, giữ kín những cái đặc biệt, cái nổi bật của bản thân mình để hòa vào đám đông, còn những ai vẫn dám khoe ra cái khác biệt, cái nổi trội ấy thì lại bị chỉ trích, mạt sát không thương tiếc
Ví dụ: Cộng đồng LGBTQ+ cũng như xu hướng tính dục, bản dạng giới đã là một phần trọng trong xã hội loài người từ xa xưa, tuy nhiên những chủ đề này chỉ mới xuất hiện và được bàn luận rộng rãi ở Việt Nam trong vài năm gần đây Do đó nhiều người vẫn còn mang tư tưởng rằng đấy là cái khác biệt, cái kỳ dị, và do thế nên nó cần bị bài trừ khỏi xã hội, kết quả là họ miệt thị, xúc phạm nặng nề những người LGBTQ+ hay các chủ đề liên quan
Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)
Trang 1716
Bình luận của nhiều cư dân mạng chì chiết và kì thị nữ ca sĩ chuyển giới Lynk Lee
Những bình phẩm thiếu văn hóa, xúc phạm như thế này có thể mang đến sự thỏa mãn tức thời, kiểu nói cho sướng miệng của một ai đó nhưng bản thân họ chưa chắc đã biết hành động của mình có thể vi phạm pháp luật, những vết thương lòng cứ dai dẳng cứa vào tâm hồn của bao người
Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)