Đảng cộng sản Việt Nam giữ vị trí và vai trò cầm quyền Nhà nước do nhân dân là người chủ nắm chính quyền, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh nòng cốt của nhân dân là liên minh công – nông – trí, d
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ–LUẬT
TIỂU LUẬN MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI:
I.PHÂN TÍCH NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC
CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN II.PHÂN TÍCH TÍNH THỐNG NHẤT GIỮA TÍNH GIAI CẤP CÔNG
NHÂN VỚI TÍNH NHÂN DÂN, TÍNH DÂN TỘC CỦA NHÀ NƯỚC TA
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Mã lớp học phần: 222TT0114 Giảng viên: Phan Khánh Bằng Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Trang 2ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÀNH VIÊN THAM GIA
STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN SINH VIÊN MÃ SỐ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TỈ LỆ PHẦN TRĂM HOÀN THÀNH (%)
– Tìm tài liệu câu 1
– Thuyết trình – Phân công công việc và đánh giá thành viên 100% 2 Nguyễn Thị Mai Hương K224020274 – Tìm tài liệu câu 1 – Thuyết trình 100% 3 Đỗ Đăng Khoa K224020275 – Soạn Word – Thuyết trình 100% 4 Trần Thị Lan Linh K224020279 – Tìm tài liệu câu 2 – Thuyết trình 100%
5 Trần Kim Ngân K224020281 – Soạn Powerpoint 100% 6 Trần Kim Phượng K224020289 – Tìm tài liệu câu 2 – Thuyết trình 100% 7 Lê Thị Minh Thuận K224020292 – Soạn Word – Thuyết trình 100% Ghi chú: Tỉ lệ %: Mức độ phần trăm hoàn thành của từng sinh viên tham gia Trưởng nhóm: Lê Hồng Ngọc NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN: ………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
……… ĐIỂM:
KÝ TÊN
Trang 3MỤC LỤC
Câu 1 Phân tích làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do
dân và vì dân 1
1 Bản chất giai cấp của Nhà nước 1
1.1 Đảng cộng sản Việt Nam giữ vị trí và vai trò cầm quyền 1
1.2 Bản chất cấp giai cấp của Nhà nước Việt Nam 1
1.3 Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước 1
2 Nhà nước của dân 3
3 Nhà nước do dân 5
4 Nhà nước vì dân 6
5 Làm thế nào để xây dựng được một Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân? 8
6 Kết luận 9
Câu 2 Phân tích làm rõ tính thống nhất giữa tính giai cấp công nhân với tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước ta theo Tư tưởng Hồ Chí Minh 11
1 Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta 11
1.1 Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo 11
1.2 Nhà nước bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước 12
1.3 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của Nhà nước là nguyên tắc tập trung dân chủ 12
2 Tính nhân dân của Nhà nước ta 13
2.1 Nhà nước của dân 13
2.2 Nhà nước do dân 14
2.3 Nhà nước vì nhân dân 14
3 Tính dân tộc của Nhà nước ta 15
3.1 Nhà nước kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc 15
3.2 Nhà nước có những chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam 16
3.3 Nhà nước thực hiện đoàn kết dân tộc, coi đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 16
4 Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước ta 17
5 Ý nghĩa đối với việc xây dựng Nhà nước ta hiện nay 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
LỜI CẢM ƠN 21
Trang 41
Câu 1 Phân tích làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân
1 Bản chất giai cấp của Nhà nước
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam là Nhà nước dân chủ, hiểu theo nghĩa
là Nhà nước phi giai cấp Nhà nước ở đâu và bao giờ cũng mang bản chất của một giai cấp quyết định Nhà nước Việt Nam mới – Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Việt Nam được thể hiện trên ba phương diện:
1.1 Đảng cộng sản Việt Nam giữ vị trí và vai trò cầm quyền
Nhà nước do nhân dân là người chủ nắm chính quyền, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh nòng cốt của nhân dân là liên minh công – nông – trí, do giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Đảng cầm quyền bằng các phương thức:
● Bằng đường lối, quan điểm, chủ trương để Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, chính sách, kế hoạch
● Bằng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên của mình trong bộ máy, cơ quan Nhà nước
● Bằng công tác kiểm tra
1.2 Bản chất cấp giai cấp của Nhà nước Việt Nam
Bản chất giai cấp của Nhà nước Việt Nam thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển của đất nước: Đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là mục tiêu cách mạng nhất quán của Hồ Chí Minh
1.3 Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước
Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ: Nhấn mạnh đến sự cần thiết phải phát huy cao
độ dân chủ, đồng thời cũng nhấn mạnh phải phát huy cao độ tập trung, Nhà nước phải tập trung thống nhất quyền lực để tất cả mọi quyền lực thuộc về nhân dân – Trong Nhà nước Việt Nam, bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc Được thể hiện cụ thể như sau:
● Một là, Nhà nước ở Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhiều thế hệ người Việt Nam, của toàn thể dân tộc – Từ giữa thế kỉ XIX, khi đất nước bị ngoại xâm, các tầng lớp nhân dân Việt Nam, hết thế hệ này đến thế hệ khác đã không quản hy sinh, xương máu chiến đấu cho độc lập, tự do của
Tổ Quốc Chính vì thế mà Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trở thành lực lượng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng dân tộc, với chiến lược đại đoàn kết đúng đắn, sức mạnh của toàn dân tộc đã được tập hợp và phát huy cao độ, chiến thắng ngoại xâm, giành lại độc lập, tự do và lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á Nhà nước Việt Nam mới,
do vậy, không phải của riêng giai cấp, tầng lớp nào mà là thuộc về nhân dân
Trang 52
● Hai là, Nhà nước Việt Nam khi ra đời đã xác định rõ và luôn kiên trì, nhất quán mục tiêu vì quyền lợi của nhân dân, lấy quyền lợi của nhân dân làm nền tảng Nhà nước Việt Nam mới là người đại diện, bảo vệ, đấu tranh không chỉ cho lợi ích của giai cấp công nhân, mà còn của nhân dân lao động và của toàn dân tộc
giao phó là tổ chức nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ Quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển toàn bộ của thế giới Con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và đi đến chủ nghĩa cộng sản là con đường và cũng là sự nghiệp của chính Nhà nước
Trên hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiên cứu nhiều mô hình Nhà nước và khởi xướng cuộc đấu tranh vì nền độc lập, tự do cho dân tộc, đồng bào mình bằng việc phê phán bản chất vô nhân đạo của bộ máy chính quyền thực dân phong kiến đang thống trị ở các thuộc địa, trong đó có Việt Nam
Nói về Nhà nước dân chủ, nhân dân ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
“Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân…
Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.”1
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, kinh nghiệm cách mạng thế giới
và điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Chính quyền Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Nhà nước dân chủ, Nhà nước của dân do dân và vì dân Cơ sở xã hội của Nhà nước là toàn dân tộc nền tảng là liên minh công – nông lao động trí óc dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân”2 Về thể chế của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hiến pháp năm 1946 đã ghi: “Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa, tất cả quyền hành trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Bắc – Trung – Nam không thể phân chia.”3
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh “Nhà nước của dân do dân vì dân” về bản chất là Nhà nước của giai cấp công nhân và của toàn dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Khái niệm “Dân” nói đến ở đây bao gồm những ai, những giai cấp tầng lớp nào
đó chính là vấn đề cơ sở xã hội của Nhà nước bảo vệ quyền lợi cho ai và dựa vào sức mạnh của ai, của giai cấp tầng lớp nào “Dân” là một phạm trù lịch sử tùy theo tình hình
Trang 6và chủ nghĩa xã hội
Tuy nhiên Hồ Chí Minh không xem dân, nhân dân là một khối đồng nhất mà là một cộng đồng bao gồm nhiều dân tộc, giai cấp, tầng lớp, tôn giáo Mỗi giai cấp tầng lớp bên cạnh lợi ích chung vẫn có lợi ích riêng, có vai trò và những thái độ khác nhau đối với sự phát triển của xã hội và của cách mạng Ở một nước thuộc địa nửa phong kiến nói đến “Dân” thực chất cũng nói nói đến tuyệt đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân là tầng lớp nhân dân lao động Công nhân, nông dân, lao động trí óc là lực lượng trực tiếp sản xuất về chịu áp bức bóc lột nặng nề nhất và cũng có tinh thần và tiềm lực cách mạng to lớn nhất nên phải là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân
Năm 1960 đánh giá kết quả của công cuộc xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh đã viết :
“Chế độ giao Hiến pháp năm 1946 xác nhận đã đảm bảo độc lập dân tộc và một nền dân chủ rộng rãi của nhân dân Đó là một chế độ dân chủ mới, sự khác biệt giữa Nhà nước dân chủ kiểu cũ và Nhà nước dân chủ kiểu mới là ở điểm cơ bản đó là Nhà nước dân chủ kiểu cũ là Nhà nước Tư sản, là dân chủ tư sản mang bản chất của giai cấp tư sản Còn Nhà nước dân chủ kiểu mới là dân chủ của nhân dân nên bản chất của giai cấp công nhân là kết quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của đảng của giai cấp công nhân đó là Nhà nước của nhân dân do dân vì nhân dân Dân chủ với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù của nhân dân”4
2 Nhà nước của dân
Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và trong
xã hội đều thuộc về Nhân dân Người đã khẳng định: “Trong Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của chúng ta tất cả mọi quyền lực đều là của nhân” Nhà nước của dân tức là “dân là chủ”, khẳng định địa vị chủ thể tối cao của mọi quyền lực là nhân dân Người đại diện cho dân nắm quyền nếu không có đạo đức, phẩm chất không nhận thức được đúng vị trí, chức trách, nhiệm vụ của mình và không có cơ chế đảm đảm chặt chẽ thì rất dễ rơi vào tình trạng lạm quyền đứng trên dân, ức hiếp dân Do đó Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở trách nhiệm làm người đại biểu của dân và nghiêm khắc phê phán những hiện tượng vi phạm quyền lực của dân
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ trong lời nói mà trong mọi việc làm từ nhỏ đến lớn Người đều tôn trọng quyền dân chủ của dân Ngay đối với chức vụ cao cả là Chủ tịch nước mà toàn dân tín nhiệm trao cho Người, Người cũng quan niệm đó là người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận Nhà nước của dân là Nhà nước
4 Nhà nước của dân, do dân, vì dân với vấn đề dân chủ và chuyên chính, Tạp chí quốc phòng toàn dân
http://tapchiqptd.vn/vi/an–pham–tap–chi–in/nha–nuoc–cua–dan–do–dan–vi–dan–voi–van–de–dan–chu–va– chuyen–chinh/2485.html
Trang 7● Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ trong đó nhân dân trực tiếp quyết định mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc và quyền lợi của dân chúng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng hình thức dân chủ trực tiếp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hành dân chủ trực tiếp, bởi đây là hình thức dân chủ hoàn bị nhất
● Dân chủ gián tiếp hay dân chủ đại diện là hình thức dân chủ được sử dụng rộng rãi nhằm thực thi quyền lực của nhân dân Đó là hình thức dân chủ mà trong đó nhân dân thực thi quyền lực của mình thông qua các đại diện mà họ lựa chọn, bầu ra và những thiết chế quyền lực mà họ lập nên Theo quan điểm của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, trong hình thức dân chủ gián tiếp:
Quyền lực Nhà nước là “thừa ủy quyền” của nhân dân Tự bản thân Nhà nước không
có quyền lực, quyền lực của Nhà nước là do nhân dân ủy thác Do vậy, các cơ quan quyền lực Nhà nước cùng với đội ngũ cán bộ “đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân Chính vì vậy, Người đã kịch liệt phê phán những cán bộ Nhà nước thoái hóa, biến chất, từ chỗ là công bộc của dân đã trở thành “quan cách mạng”, đứng trên nhân dân, coi khinh nhân dân, “cậy thể với dân, “quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân”
Nhà nước của nhân dân là Nhà nước tập trung mọi quyền lực vào tay nhân dân Điều 1, Hiến pháp năm 1946 do Hồ Chí Minh làm trưởng ban soạn thảo khẳng định: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” Điều 32 của Hiến pháp 1946 cũng quy định:
“Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phán quyết” Dân có quyền tham gia bầu cử và ứng cử vào Quốc hội, đồng thời thông qua Quốc hội để bầu
ra Chính phủ Dân cũng có quyền bãi, miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng Nhân dân được hưởng mọi quyền tự do dân chủ, có quyền làm bất cứ việc gì không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật
Luật pháp dân chủ và là công cụ quyền lực của nhân dân Theo Hồ Chí Minh, sự khác biệt căn bản của luật pháp trong Nhà nước Việt Nam mới với luật pháp của Nhà nước theo các chế độ tự sản, phong kiến là ở chỗ nó phản ánh được ý nguyện và bảo vệ quyền lợi của dân chúng Luật pháp đó là của nhân dân, là công cụ thực thi quyền lực của nhân dân, là phương tiện để kiểm soát quyền lực Nhà nước
5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.232
Trang 85
“Nhà nước của dân là Nhà nước do dân làm chủ Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là người dân có quyền tự do sống và làm việc theo khả năng và sở thích của mình trong phạm vi pháp luật cho phép Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của nhân dân Trong Nhà nước dân chủ, dân là chủ còn cán bộ Nhà nước, từ chức Chủ tịch nước trở xuống đều là “công bộc” của dân Hồ Chí Minh luôn căn dặn cán bộ không được ỷ thế lộng quyền: Cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân Quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân”.6
3 Nhà nước do dân
Nhà nước do dân làm chủ trên cả hai phương diện quyền lợi và nghĩa vụ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân lựa chọn, bầu ra các đại biểu xứng đáng vào các cơ quan quyền lực Nhà nước (từ trung ương đến địa phương) thông qua chế độ bầu cử phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín Nhân Dân có quyền bãi, miễn các cá nhân hoặc các cơ quan của Chính phủ, khi cá nhân hoặc cơ quan Chính phủ đó không thực hiện được sự ủy thác của nhân dân, thậm chí đi ngược lại lợi ích của nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích: “Nhân dân cử ra những người đại diện cho mình, đồng thời có quyền bãi, miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”7 Nhà nước do dân còn thể hiện ở một nội dung quan trọng: Nhân dân có quyền tham gia công việc quản lý của Nhà nước, phê bình, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các đại biểu
do mình cử ra Người đã viết: “Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân” Cùng với quyền lợi, theo Người, nhân dân có quyền làm chủ thì phải
có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân (bổn phận hay trách nhiệm đó được Người gọi
là “đạo đức công dân”) Người nói: “Làm chủ sao cho ra làm chủ, không phải làm chủ
là muốn ăn bao nhiêu thì ăn, muốn làm bao nhiêu thì làm, làm chủ thì chớ nên ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”.8 Nhà nước do dân bầu ra, phải có trách nhiệm bảo vệ, ủng
hộ, giúp đỡ, đóng thuế để có chi phí hoạt động cho Nhà nước
Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra; đoàn thể từ trung ương đến
xã do dân tổ chức nên Dân bầu ra người đại diện cho mình để cầm quyền đồng thời dân có quyền kiểm soát, giám sát người mình bầu ra và bãi, miễn khi họ không làm tròn
sự ủy thác đại diện Dân như nước mình như cá lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân, công việc đổi mới xây dựng là trách nhiệm của dân Nhà nước muốn điều hành, quản lý xã hội có hiệu lực hiệu quả nhất định phải dựa vào dân, đem tài dân, sức dân, của dân làm
6 LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA, Cổng thông tin điện tử Bộ chỉ huy quân sự tỉnh,
https://www.quangninh.gov.vn/bannganh/bochihuyQST/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=5220
7 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của nhân dân https://www.studocu.com/vn/document/dai– hoc–giao–thong–van–tai/logistics–and–supply–chain–ielts/quan–diem–cua–ho–chi–minh–ve–xay–dung–nha– nuoc–cua–nhan–dan/34836776
8 Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân http://danvan.vn/Home/Hoc–tap– va–lam–theo–tu–tuong–dao–duc–phong–cach–Ho–Chi–Minh/12050/Tu–tuong–Ho–Chi–Minh–ve–dan–chu– va–phat–huy–quyen–lam–chu–cua–nhan–dan
Trang 96
lợi cho dân Chính phủ chỉ giúp kế hoạch cổ động chứ không phải bao cất làm thay dân
để làm cho dân ỷ lại chờ đợi
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước do nhân dân trước hết là Nhà nước do nhân dân lập nên sau thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Nhân dân “cử ra”, “tổ chức nên” Nhà nước dựa trên nền tảng pháp lý của một chế độ dân chủ và theo các trình tự dân chủ với các quyền bầu cử, phúc quyết,…
Nhà nước do nhân dân còn có nghĩa “dân làm chủ, dân là chủ” xác định vị thế của nhân dân đối với quyền lực Nhà nước, còn “dân làm chủ” nhấn mạnh quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân với tư cách là người chủ Người khẳng định rõ: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải
có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân”9 Nhân dân làm chủ thì phải tuân theo pháp luật của Nhà nước, tuân theo kỷ luật lao động, giữ gìn trật
tự chung, đóng góp (nộp thuế đúng kỳ, đúng số để xây dựng lợi ích chung, hăng hái tham gia công việc chung, bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ Tổ quốc,…)
Trong Nhà nước do nhân dân làm chủ, Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để nhân dân được thực hiện những quyền mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định, hưởng dụng đầy
đủ quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ làm chủ của trình Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân Nhà nước cho nhân dân cần coi trọng việc giáo dục nhân dân, đồng thời nhân dân cũng phải tự giác phấn đấu để có đủ năng lực thực hiện quyền dân chủ của mình Người nói: “Chúng ta là những người lao động làm chủ nước nhà Muốn làm chủ được tốt, phải có năng lực làm chủ”10 Nhà nước do nhân dân không chỉ tuyên bố quyền làm chủ của nhân dân, cũng không chỉ đưa nhân dân tham gia công việc Nhà nước, mà còn chuẩn bị và động viên nhân dân chuẩn
bị tốt năng lực làm chủ, quan điểm đó thể hiện tư tưởng dân chủ triệt để của Hồ Chí Minh khi nói về Nhà nước do nhân dân
4 Nhà nước vì dân
Nhà nước kiến tạo, tận tâm, tận lực phục vụ lợi ích của đất nước và nguyện vọng chính đáng của nhân dân Hồ Chí Minh Nói, Nhà nước dân chủ nhân dân do dân là chủ thì Chính phủ là đầy tớ, công bộc của dân Người chỉ rõ, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy chính quyền, Nhà nước làm đầy tớ, công bộc của dân chứ không phải là
“quan cách mạng”, không phải để “đè đầu cưỡi cổ dân” Mặt khác, Nhà nước vì nhân dân là Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân để tự chăm lo đời sống của mình Trách Nhiệm của Nhà nước là: “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân” Bên cạnh việc chăm lo lợi ích của nhân dân nói chung, Nhà nước phải biết kết hợp, điều chỉnh các lợi ích khác
9 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2011, t.9, tr.258, 259, 179.
10 NÂNG CAO NĂNG LỰC LÀM CHỦ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẢNG LÃNH ĐẠO, Nhà nước QUẢN LÝ – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỰC TIỄN HIỆN NAY
https://truongchinhtri.camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=ct.chitiet&urile=wcm%3Apath%3A/truongchinhc hilibrary/truongchinhtrisite/trangchu/nghiencuukhoahoc/detaikhoahoc/mnnbnmnmnmvbvv
Trang 107
nhau giữa các giai cấp, các tầng lớp nhân dân một cách hài hòa, đảm bảo ổn định xã hội Nhà nước vì nhân dân theo tư tưởng theo Hồ Chí Minh là một Nhà nước phục vụ nhân dân, không phải Nhà nước cai trị nhân dân
Là người đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh đã thể hiện tấm gương sáng về tinh thần tận tụy, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân Người nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi Tổ Quốc, và hạnh phúc của quốc dân Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội xông pha sự hiểm nghèo
là vì mục đích đó”11 Người chỉ có một tâm nguyện và ham muốn: “ ham muốn đến tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”12; cho đến khi phải từ biệt thế giới này, Người chỉ tiếc: “ tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” Chính ham muốn và mục đích vô cùng cao đẹp ấy đã tạo cho Người một ý chí và nghị lực vô cùng mãnh liệt: “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục”; đó là điểm tựa giúp Người vượt qua mọi khổ ải, khó khăn, dẫn dắt nhân dân ta đến bến bờ hạnh phúc Hình ảnh của Hồ Chí Minh Hình ảnh của một lãnh tụ vĩ đại về trí tuệ lãnh đạo, mẫu mực về mối liên hệ thân thiết, gắn bó với nhân dân, hết lòng thương yêu nhân dân, dựa vào dân, vì “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, vì sức mạnh của nhân dân là vô địch, phải “lấy dân làm gốc”13
Trong Nhà nước vì dân, cán bộ từ Chủ tịch nước trở xuống đều là công bộc của dân Người thường căn dặn cán bộ: Tất cả những thứ chúng ta đang dùng hàng ngày đều do dân cung cấp Do vậy phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân “Việc gì có lợi cho dân,
ta phải hết sức làm Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”
Tóm lại, Nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là Nhà nước dân chủ Trong đó,“Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân… chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra… Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”
Theo Hồ Chí Minh, thước đo một nhân dân vì dân là phải được lòng dân, vì thế cán bộ Nhà nước phải “làm sao cho được lòng dân, dân tin, dân mến, dân yêu”14 Trong Nhà nước vì dân, cán bộ vừa là đầy tớ, vừa là người lãnh đạo nhân dân
Hai đòi hỏi này tưởng chừng như mâu thuẫn, nhưng đó là những phẩm chất cần có ở người cán bộ Nhà nước vì dân Là người đầy tớ thì phải trung thành, tận tụy, cần, kiệm,
11 Chủ tịch Hồ Chí Minh, Vị lãnh tụ dành cả cuộc đời vì nước, vì dân http://thuongtin.hanoi.gov.vn/tin–tuc– noi–bat/–/view_content/6362580–chu–tich–ho–chi–minh–vi–lanh–tu–danh–ca–cuoc–doi–vi–nuoc–vi–dan.html
12 "Ham muốn tột bậc" của Bác Hồ, Cổng thông tin điện tử Phú Thọ https://phutho.gov.vn/vi/ham–muon–tot– bac–cua–bac–
14 “Sao cho được lòng dân”, Tạp chí của ban tuyên giáo trung ương, https://tuyengiao.vn/theo–guong–bac/sao– cho–duoc–long–dan–135645
Trang 118
liêm, chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ Là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài Như vậy, để làm người thay mặt nhân dân phải gồm đủ cả đức và tài Phải như thế thì mới có thể “chẳng những làm những việc trực tiếp lợi cho dân, mà cũng có khi làm những việc mới xem qua như là hại đến dân” nhưng thực chất là vì lợi ích toàn cục, vì lợi ích lâu dài của nhân dân
5 Làm thế nào để xây dựng được một Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân?
Thứ nhất, phải giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng – đội tiên phong của giai cấp công nhân Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: Chỉ có liên minh với giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, nhân dân lao động mới có thể tự giải phóng mình và xây dựng được một xã hội thực sự bình đẳng và tiến bộ
Thứ hai, phải đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân trong việc lựa chọn và bầu
ra Chính phủ thông qua Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu Mọi công dân đều có quyền bầu cử để lựa chọn các đại biểu đại diện cho nguyện vọng và quyền lợi của mình Mọi công dân đều có cơ hội tham gia vào các công việc của Nhà nước thông qua quyền ứng cử và các cuộc trưng cầu dân ý
Thứ ba, phải đảm bảo cho dân có quyền kiểm soát Chính phủ Hồ Chí Minh chỉ rõ: Dân có quyền góp ý với Chính phủ, dân có quyền bãi miễn các đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, đòi hỏi người dân phải có một trình độ nhất định Vì vậy, cùng với việc trao quyền cho dân, cần phải có chính sách giáo dục nâng cao nhận thức cho dân Thứ tư, phải xây dựng một hệ thống luật pháp chặt chẽ và khoa học dựa trên nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân, đồng thời làm cho pháp luật có hiệu quả trong thực tế
Sự công bằng và trật tự xã hội chỉ có thể được thiết lập khi nó được bảo đảm bằng một
hệ thống luật pháp nghiêm minh Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Trăm đều phải có thần linh pháp quyền”15
Thứ năm, phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, từ Trung ương đến địa phương thực sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức, đủ tài, vừa bảo đảm tốt vai trò người lãnh đạo, quản lý vừa thực sự là người đầy tớ trung thành của nhân dân
➨Của dân, do dân, vì dân đều là những nội dung thuộc về bản chất và là những phẩm chất gắn bó chặt chẽ của Nhà nước kiểu mới, của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, của giai cấp công nhân Như vậy chúng ta thấy tính nhân dân của Nhà nước không chỉ thể hiện ở Nhà nước của dân do dân và vì dân, lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu cao nhất của mình mà còn ở chỗ sức mạnh của Nhà nước đều bắt nguồn từ
15 “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”, Báo điện tử Đại biểu Nhân dân https://daibieunhandan.vn/dien– dan–quoc–hoi–va–cu–tri/Tram–dieu–phai–co–than–linh–phap–quyen–i250976/
Trang 126 Kết luận
Nhà nước của dân, do dân, vì dân theo quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh là một Nhà nước do toàn thể nhân dân lập nên; là một Nhà nước hoàn toàn hợp hiến, hợp pháp; là Nhà nước mà quyền lực của nó bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân ủy thác, chứ không phải bắt nguồn từ lực lượng siêu nhiên chúa trời hay từ lý trí tối cao; là một Nhà nước lấy quyền và lợi của nhân dân, lấy sự tự do và hạnh phúc của nhân dân làm nhiệm vụ hoạt động và làm lý do tồn tại của mình Nhà nước không có mục đích tự thân nào, mà chỉ là công cụ phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển của xã hội Theo Chủ tịch
Hồ Chí Minh, nếu như chính quyền làm hại đến dân, không mưu cầu quyền lợi và hạnh phúc cho nhân dân thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới
Nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn là Nhà nước có phương thức tổ chức quyền lực hợp lý, khoa học, đảm bảo quyền lực Nhà nước luôn thống nhất thuộc về một chủ thể duy nhất là nhân dân, có sự phân công, phối hợp trong
bộ máy Nhà nước, để đảm bảo chính quyền luôn luôn mạnh mẽ, sáng suốt, hiệu quả, vì lợi ích của nhân dân Đó là một Nhà nước có Quốc hội thể hiện tính dân chủ, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc;có bộ máy hành pháp mạnh mẽ, sáng suốt, dám chịu trách nhiệm; có nền tư pháp độc lập độc lập, mỗi thẩm phán chỉ trọng pháp luật, công lý và lương tâm, trách nhiệm của mình; có đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên, thực sự là
"công bộc" của nhân dân; đó là Nhà nước coi trọng tính "tự quản", tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của chính quyền địa phương; đó là Nhà nước kết hợp hài hòa giữa đạo đức và pháp luật trong cả quá trình xây dựng và thực thi pháp luật
Nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là Nhà nước vĩnh cửu, bất biến, trái lại đó là Nhà nước luôn vận động và phát triển để phục vụ ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích của nhân dân Luôn đấu tranh để khắc phục và loại trừ những thói hư, tật xấu,