Chính vì thế việc phần đông đại biểu khẳng định quan điểm văn hóa giao tiếp không thể tách rời môi trường giáo dục để làm rõ một quan điểm rằng: muốn nâng cao văn hóa ứng xử của học sinh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
KHOA HỌC GIAO TIẾP
………… o0o…………
CHỦ ĐỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP TRONG NHÀ TRƯỜNG
TÚ
Lớp : KHGT THỨ 5 (7-9)
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2023-2024
Trang 2THÀNH VIÊN NHÓM – PHÂN CHIA CÔNG VIỆC
TÊN THÀNH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN PHÂN CHIA CÔNG
VIỆC
1.HOÀNG ĐÀO MINH
KHÔI (nhóm trưởng)
K235032319 Tổng hợp, trình bày thông
tin, hỗ trợ Power Point 2
3
4
5
6
7
8
9
Trang 3Mở đề:
- Khái niệm chung,vai trò của văn hóa giao tiếp trong đời sống thực tiễn
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, vì vậy, giao tiếp là một trong những hình thái biểu hiện của văn hóa cá nhân và cộng đồng rõ nét nhất Qua
đó thể hiện bản chất của con người Thông qua giao tiếp, cá nhân gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hóa xã hội – lịch sử , biến nó thành cái riêng của mình, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển của xã hội
Vậy giao tiếp là gì? Giao tiếp là hành động truyền tải có ý đồ, ý tứ của một chủ thể ( có thể là một cá thể hay một nhóm ) tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và các quy tắc giao tiếp mà cả hai bên cùng hiểu
- Văn hóa giao tiếp trong nhà trường hiện nay
Đến với văn hóa ứng xử trường học, đây là một hoạt động giáo dục hệ giá trị, các chuẩn mực văn hóa giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, xây dựng cơ sở
để đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường Đó là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục học sinh, sinh viên Văn hóa ứng xử có vai trò rất lớn và cần xem và đặt nó thành ý thức đi sâu vào mỗi cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên trong nhà trường
Thân đề:
- Mong muốn chung của mọi người về môi trường giao tiếp trong nhà trường
Trường học là nơi truyền bá những nét đẹp của văn hóa một cách khuôn mẫu và bài bản nhất Nét đẹp văn hóa trong giao tiếp cũng đòi hỏi các nhà giáo dạy cho học sinh những điều mẫu mực nhất Việc xây dựng chuẩn mực về lời nói, hành vi trong giao tiếp, ứng xử một cách mẫu mực trong các trường học nói chung và các trường sư phạm nói riêng đòi hỏi về phía nhà trường phải đưa ra những chuẩn mực trong
chương trình giảng dạy Chính vì thế việc phần đông đại biểu khẳng định quan điểm văn hóa giao tiếp không thể tách rời môi trường giáo dục để làm rõ một quan điểm rằng: muốn nâng cao văn hóa ứng xử của học sinh trong học đường con đường gần
Trang 4nhất, hiệu quả nhất không thể nằm ngoài mối quan hệ tương trợ lẫn nhau giữa giáo dục và giao tiếp
Một khía cạnh cơ bản của môi trường trường học tập là xem trọng người học, xem trọng sự độc đáo, kinh nghiệm, sự đóng góp, kiến thức và khả năng học hỏi, phát triển và thay đổi của họ Hiểu được giá trị và tôn trọng người học là dấu hiệu của việc tạo lập một môi trường học tập hiệu quả và phải được thể hiện qua hành động của chính giáo viên, qua các điều kiện tạo ra trong quá trình tập huấn, chứ không chỉ thuần túy là lời nói suông
Phải tạo được tính thách thức đối với học viên Người học phải được gợi mở, gây hứng thú, khen ngợi và thách thức Đây không phải là một môi trường bị động; không phải là nơi làm việc riêng; mà đây là môi trường để đặt câu hỏi, phê bình, yêu cầu và khơi gợi sự hứng thú Cần phải tạo điều kiện kích thích người học tìm tòi, giúp họ vượt qua giới hạn của khả năng hiện tại, sử dụng tiềm năng một cách sáng tạo, tận dụng khả năng của mình, giải phóng bản thân và nhận ra được khả năng suy nghĩ độc lập của mình
Một cảm giác an toàn về tâm lý là một khía cạnh thiết yếu của môi trường học tập: tôi có thể là chính mình, tôi có thể thành thật với chính mình, tôi có thể nhìn chính mình, tôi có thể thử thách bản thân, tôi có thể phạm sai lầm nhưng tôi vẫn được những người xung quanh chấp nhận giúp người học thoải mái nêu lên những quan điểm cá nhân
Các chuẩn mực đạo đức học đường phải đảm bảo môi trường giáo dục văn hóa, mẫu mực trong các mối quan hệ; đồng thời phải chú ý tới giáo dục tư tưởng, quan điểm của chế độ xã hội chủ nghĩa; đạo đức truyền thống của dân tộc và khả năng tự nhận thức, tự đánh giá bản thân trong môi trường giáo dục nhà trường và khả năng hòa nhập vào các môi trường giáo dục gia đình và xã hội
→ Một môi trường giao tiếp trong nhà trường với một bầu không khí tôn trọng, tin tưởng, chấp nhận các quan điểm khác nhau là nơi người học được giúp đỡ để tìm hiểu về bản thân mình, tự tin trau dồi và phát triển kỹ năng giao tiếp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: người có tài mà không có đức thì vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Vì thế, giáo dục văn hóa, đạo đức luôn phải đặt song song với giáo dục tri thức khoa học trong nhà trường
Đi vào vấn đề chính: thực trạng giao tiếp hiện nay trong nhà trường
giao tiếp giữa giáo viên với học sinh:
Trang 5Giáo viên và học sinh có thể giao tiếp với nhau với 2 hình thức đó là trực tiếp và gián tiếp ( tin nhắn, email,…)
- Giáo viên:
Đã là thầy thì phải gương mẫu trong mọi hành động, cử chỉ, đạo đức lối sống và trước hết là gương mẫu trong… cách xưng hô Cách xưng hô chuẩn mực đúng mực (thầy, cô , tôi, em , các em), lịch sự giao tiếp
-Nên thể hiện sự nhã nhặn, nhỏ nhẹ, tận tình, gần gũi, không hống hách, phách lối, tự cao ta đây, sử dụng các từ ngữ đúng mực nhưng có văn hóa
Cư xử phù hợp, linh hoạt với với từng đối tượng học sinh/sinh viên với độ tuổi, quan điểm, nhu cầu và mục đích trao đổi khác nhau để đạt hiệu quả giao tiếp giữa thầy và trò
Tôn trọng, bình đẳng giữa các học sinh/sinh viên
-Luôn tạo ra môi trường nhẹ nhàng, cởi mở, lành mạnh học tập, giao tiếp trong và ngoài lớp học
Tương tác tích cực, sẵn sàng lắng nghe,phản hồi hỗ trợ học sinh/ sinh viên lúc cần
Gv cần phải truyền đạt thông tin và kỳ vọng của mình rõ ràng, dễ hiểu
Gv vừa là thầy vừa làm bạn, thỏa mái không tạo áp lực để hssv cảm thấy môi trường học tập là nơi họ sẵn sàng thể hiện bản thân, thể hiện ý kiến của mình và sẵn sàng giao tiếp với gv
- Học sinh:
Đảm bảo kính trọng, lịch sự, trân trọng ngắn gọn, rõ ràng và lễ phép,Biết gật đầu khi chào, hỏi Không được có những hành động, cử chỉ, lời nói thiếu chuẩn mực đạo đức,
vô phép với thầy, cô
Ứng xử khi hỏi và trả lời đảm bảo tôn ti trật tự trên dưới, câu hỏi và trả lời ngắn gọn,
rõ ràng, có dạ thưa lịch sự, phù hợp đúng với môi trường sư phạm
Ứng xử khi làm phiền thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường đảm bảo thái độ văn minh, tế nhị, chân thành, biết xin lỗi khi làm sai đúng lúc
Ứng xử khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của bản thân với thầy giáo, cô giáo, và ngược lại đảm bảo chân tình, giản dị, cởi mở, thân mật, không khách sáo cầu kỳ
Trang 6Giao tiếp giữa học sinh và học sinh
- Đối với các anh chị lớn tuổi:
Tiểu học:
Lễ phép, dạ thưa, tôn trọng anh chị
Nhiều em nói năng thiếu chủ vị, không tôn trọng anh chị, thái độ ngang hàng, nói tục <không tôn trọng>
Trung học:
1 phần thái độ tôn trọng, dạ vâng, lễ phép
Số lượng không nhỏ không tôn trọng, xem thường lời nói của anh chị, nói tục nhiều, nói chuyện cộc lốc, ngang hàng <không phù hợp>
Đại học:
Phần lớn tôn trọng, chú ý lắng nghe anh chị
Một số thành phần không tôn trọng, nói chuyện thiếu chủ vị, nói tục, thái độ ngang hàng thậm chí coi thường anh chị <không phù hợp>
- Đối với bạn bè cùng tuổi:
Tiểu học:
nói chuyện thân thiện, tôn trọng lẫn nhau
Vẫn tồn tại nhiều em nói tục <không phù hợp>
Trung học:
Phần lớn học sinh chửi tục
Nhiều em nói năng không tôn trọng nhau.<không phù hợp>
Đại học:
Phần lớn sinh viên nói chuyện với nhau rất thân thiện
Một vài thành phần vẫn nói chuyện rất tục tĩu, không tôn trọng lẫn nhau, xem thường ý kiến của nhau <không phù hợp>
- Đối với các em nhỏ tuổi:
Trang 7 Tiểu học:
Các em nói chuyện thân thiện với nhau
Một số em nói tục <không phù hợp>
Trung học:
Các em tôn trọng nhau trong giao tiếp, lắng nghe tiếp nhận khi bàn luận với nhau
Một số thành phần cá biệt nói năng thiếu tôn trọng nhau, xem thường lời nói của nhau, đặc biệt nói tục rất nhiều <không phù hợp>
Đại học:
Nhiều sinh viên nói tục rất nhiều
Một vài sinh viên không tôn trọng bạn cùng tuổi, coi thường nhau.<không phù hợp>
Giao tiếp giữa giáo viên và giáo viên
Hiểu “ Giao tiếp sư phạm “ theo nghĩa hẹp là sự tiếp xúc tâm lý giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội được tri thức khoa học và kinh nghiệm nhằm phát triển toàn diện về nhân cách của học sinh
Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì “ Giao tiếp sư phạm “ là sự tiếp xúc tâm lý giữa các chủ thể trong giáo dục nhằm trao đổi thông tin, cảm xúc và nhận thức Tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau thiết lập nên mối quan hệ nhằm thực hiện mục đích giáo dục -> Giao tiếp giữa giáo viên và giáo viên được hiểu trong phạm trù nghĩa rộng của Giao tiếp
sư phạm
Mục đích hình thành nên giao tiếp giữa giáo viên và giáo viên: Những chủ thể - đề
cập ở đây là các giáo viên khi làm việc, công tác trong cùng môi trường, ví dụ: trường học, trung tâm giáo dục bắt buộc phải hình thành sự giao tiếp nhằm tạo điều kiện trong việc trao đổi thông tin về công việc cũng như giải quyết các tình huống nảy sinh trong hoạt động giáo dục và được thực hiện bởi những người làm công tác giáo dục
Phương tiện giao tiếp: cử chỉ, lời nói, văn bản,
Trang 8 Mức độ giao tiếp: mức độ giao tiếp giữa các giáo viên cũng theo mức độ thân thiết
và mở lòng đối với đối phương:
+ Xã giao: ở mức chào hỏi ngắn gọn
+Trao đổi công việc: ở mức thông tin công việc đến đối phương
+ Trao đổi cảm nghĩ: bộc lộ quan điểm đối với những vấn đề khác
+ Trao đổi thân tình: trao đổi một cách cởi mở về những cảm nghĩ và tình cảm đối với đối phương
Các nguyên tắc trong giao tiếp giữa giáo viên:
+ Nguyên tắc xưng hô: phần lớn giữa các giáo viên, sẽ không có sự phân biệt quá rõ
ràng về tuổi tác, nếu có thì dựa trên chức vụ giữa các giáo viên trong trường Mô hình chung đối với giáo viên nam sẽ xưng hô là “ thầy” và giáo viên nữ sẽ xưng hô là
“ cô “ Việc này vô hình sẽ không gây áp lực lên các giáo viên trẻ, tạo một vị thế công bằng nhau giữa các giáo viên, cũng như tôn trọng giữa các giáo viên
+ Nguyên tắc trang phục: trang phục mẫu mực, không chỉ khi giữa các giáo viên
trong trường mà cả lúc ngoài trường Luôn đảm bảo lịch sự và phù hợp Phổ biến nhất là giáo viên nam mặc áo sơ mi tay dài cùng quần tây, giày tây hoặc dép có quai hậu, giáo viên nữ là áo dài hoặc các trang phục phù hợp cùng các loại dép có tính chất phù hợp tương tự Luôn tuân thủ hai quy tắc: đơn giản và phù hợp với tính chất công việc
+ Nguyên tắc hành – thái – cử: Thái độ, cử chỉ và biểu hiện của hành vi ( gồm cả
ngôn ngữ ) phải phù hợp Thái độ giữa các giáo viên luôn phải điềm đạm, hoà khí với nhau Cử chỉ phù hợp, không có những cử chỉ thô tục và không đúng với thuần phong mĩ tục Biểu hiện hành vi phải đúng đắn với đạo đức nhà giáo, không chửi thề, không lăng mạ, xúc phạm các giáo viên khác Tôn trọng nhân cách, hoàn cảnh và tiếng nói của mỗi giáo viên
Nhìn chung, giao tiếp giữa giáo viên và giáo viên được tạo ra bởi lý do khách quan là
do những yêu cầu về hoạt động giáo dục khi công tác cùng một đơn vị, lý do chủ quan là do mong muốn được học hỏi, bồi dưỡng về sự vững vàng về hứng thú và nhu cầu giáo dục, sự phát triển hài hòa về trí tuệ đạo đức và thẩm mỹ tay nghề sư phạm, những đặc điểm của lòng nhân ái đối với trẻ, các phẩm chất tự hoàn thiện, mức độ biểu hiện các kiểu khí chất, tầm hiểu biết rộng rãi về khoa học, nghệ thuật thẩm mỹ, năng lực sáng tạo trong công tác giáo dục, khả năng điều tiết các quá trình xúc cảm, ý chí của bản thân Tất nhiên trong quá trình giao tiếp, sẽ không thể nào truyền tải được những thông tin này mà cách điều tiết, cân chỉnh sao cho phù hợp với bản thân người giáo viên
Trang 9 Hơn thế nữa, giao tiếp giữa giáo viên và giáo viên cũng có thể phát triển thành:
+ Tri kỷ: từ đồng nghiệp, sự tiếp xúc lâu dài, sự đồng điệu về quan điểm sẽ phát triển thêm một bậc trở thành những người bạn chí cốt của nhau Lúc này, với quan hệ là những người bạn thân thiết, cử chỉ, lời nói cũng như trang phục sẽ thêm phần thoải mái và nhiều sự lựa chọn hơn về trang phục Những cuộc gặp gỡ bên ngoài sẽ có tần suất nhiều hơn, trang phục có thể là những bộ đồ áo thun, quần lửng, những bộ váy hoặc bộ đồ trang nhã và không quá khuôn khổ… cùng những câu chuyện bên lề công việc trên trường
+ Vợ chồng: từ đồng nghiệp, sự đồng điệu về tâm hồn, sự phát triển về mặt cảm xúc cũng như các yếu tố bên ngoài sẽ tác động vào làm mối quan hệ giáo viên và giáo viên phát triển thành mối quan hệ vợ chồng Lúc này, cử chỉ, lời nói sẽ mang tính thân mật nhất, tiếp xúc lâu dài và cơ bản là gần như cả đời người nếu không có gì thay đổi Từ mối quan hệ giữa giáo viên và giáo viên, phát triển thêm một nhánh song song là vợ chồng sẽ dẫn đến sự thay đổi về cách làm việc với nhau trên trường Nhưng để giữ được sự chuyên nghiệp cũng như về mặt đạo đức nghề nghiệp thì nhìn chung sẽ không thay đổi nhiều, cơ bản sẽ thay đổi vài điểm như xưng hô là “ anh-em
“, đi làm việc cùng nhau, ăn uống cùng nhau và cộng tác làm việc nếu cùng làm trong một lĩnh vực
Vai trò của nhà trường trong việc hỗ trợ và phát triển
kỹ năng giao tiếp ở sinh viên:
Văn hoá giao tiếp trong nhà trường giúp sinh viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm, văn hoá nhà trường phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa giáo viên và học sinh; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo – điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người, văn hoá giao tiếp trong nhà trường tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗi người trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trường
Nhà trường là nơi hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thống do những thế hệ con người trong tổ chức nhà trường xây dựng lên Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính văn hóa tổ chức là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản
lý trường học và đội ngũ giáo viên hợp tác, phát huy trí lực để có những quyết định
và sự lựa chọn đúng đắn
Trang 10 Văn hóa giao tiếp tích cực còn tạo ra động lực làm việc thông qua việc tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục tiêu chung Mối quan hệ giữa các cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường là mối quan hệ đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau Giữa các học sinh là sự đoàn kết, yêu quý, cùng nhau cố gắng Học sinh luôn kính trọng và yêu quý thầy cô, ngược lại thầy cô luôn tâm huyết và nhiệt tình chỉ bảo học trò của mình Văn hóa tích cực tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh thúc đẩy sự sáng tạo, khuyến khích giáo viên, học sinh nỗ lực rèn luyện, học tập đạt thành tích mong đợi
Giáo dục văn hóa giao tiếp học đường nhằm giúp học sinh THPT nắm vững các chuẩn mực văn hóa ứng xử của môi trường giáo dục; có ý thức phấn đấu, vươn lên trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện; biết noi gương thầy cô giáo; với bạn bè thì biết tôn trọng, trung thành, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Được giáo dục văn hoá giao tiếp học đường, học sinh THPT cũng sẽ biết giữ chữ tín trước thầy cô và bạn bè, sống trong sáng hơn, không tự kiêu, tự đại khi đạt thành tích cao và không tự
ti, không giấu dốt trước thầy cô và bạn bè; biết nhận lỗi và tự sửa khuyết điểm để hoàn thiện mình khi mắc sai lầm; nâng cao ý thức và bản lĩnh dám làm, dám chịu trách nhiệm
Trong môi trường thân thiện học sinh sẽ đón nhận những tình cảm yêu thương của thầy cô giáo như người thân trong gia đình Đồng thời, qua việc giao tiếp một cách thoải mái tự nhiên, không bị tâm lý gò bó, không dám nói áp đặt các em học sinh sẽ hợp tác, trao đổi với giáo viên một cách thoải mái hơn từ đó có điều kiện trải nghiệm kinh nghiệm, thái độ ứng xử với mọi người một cách có văn hóa hơn
Vai trò của gia đình trong việc hỗ trợ và phát triển kỹ năng giao tiếp ở sinh viên
Giao tiếp trong gia đình là cái nôi để rèn luyện kĩ năng, hành vi giao tiếp, ứng xử… của mỗi người trong xã hội Thế nhưng, chính sự vô tư, vô tâm trong lời ăn, tiếng nói, khiến cho việc giao tiếp gia đình trở thành một kỹ năng khó với nhiều người
Giao tiếp ứng xử trong gia đình là hoạt động quan trọng góp phần thực hiện các chức năng sinh, giáo, dưỡng của gia đình Thông qua giao tiếp ứng xử, các thành viên gia đình như con thoi đan dệt quan hệ gia đình với cộng đồng xã hội Gia đình là nơi trú ngụ yên lành, thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tâm tư, tình cảm làm vơi nhẹ nỗi khó khăn nhọc nhằn của con người trong cuộc sống
Mỗi thành viên gia đình còn có sự giao tiếp với cộng đồng xã hội mà thành viên gia đình như là đại diện Trong cơ quan, nơi công cộng, thành viên gia đình thực hiện