a 3 4 cơ ban trong điều kiện thực hiện chương trình AFTA/CEPT Hoàn thiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài Hoàn thiện pháp luật về Thương mại Hoàn thiện pháp luật về Thuế Hoàn thi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HR KKK
DE TAI NGHIEN CUU
KHOA HOC CAP TRUONG
BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Chủ nhiệm đề tài: Tiến sỹ Đào Thị Hằng
Thạc sỹ Nguyễn Thị Thuận Thư ký dé tai: — Thạc sỹ Vũ Thị Phương Lan
Trang 2DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
BAN CHỦ NHIEM
TS Đào Thi Hang - Phó chủ nhiệm khoa đào tao sau đại học - Trường
Đại học Luật Hà nội
Viết chuyên đề 5
Ths Nguyễn Thi Thuận - phó phòng quản lý khoa học học - Trường
Đại học Luật Hà nội
Trang 3BAO CÁO PHÚC TRÌNH -. -.-2 -2ccc
A PHAN THỨ NHẤT: SU CAN THIẾT VÀ MỤC DICH
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
I Sự cần thiết nghiên cứu đề tài:
Il Mục đích nghiên cứu đề tài:
III Phạm vi nghiên cứu dé tài:
IV Phương pháp nghiên cứu đề tài:
B PHẦN THỨ HAI: NHỮNG KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ
TÀI NGHIÊN CỨU
I Khu vực mau dich tự do ASEAN (AFTA):
1 Sự ra đời và mục tiêu của AFTA
2 Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
(CEPT) - cơ chế chủ yếu để thực hiện AFTA:
3 Chương trình AFTA/CEPT đối với Việt nam
II Thực trạng một số định chế pháp luật kinh tế co bản trong
điều kiện thực hiện chương trình AFTA/CEPT
1 Pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc thực hiện hiệp
định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA)
2 Pháp luật Thương mại Việt nam
3 Pháp luật về Thuế của Việt nam
4 Pháp luật Lao động Việt nam
IH Phương hướng hoàn thiện một số định chế pháp luật kinh tế
26
Trang 4a
3
4
cơ ban trong điều kiện thực hiện chương trình AFTA/CEPT
Hoàn thiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hoàn thiện pháp luật về Thương mại
Hoàn thiện pháp luật về Thuế
Hoàn thiện pháp luật về Lao động
Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
(CEPT) — cơ chế chủ yếu để thực hiện AFTA
Quan hệ giữa hiệp định CEPT và một số Điều ước quốc tế của
ASEAN có liên quan
Tiến trình thực hiện AFTA của Việt nam
CHUYÊN ĐỀ 2: TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
ĐẦU TƯ TRUC TIẾP NƯỚC NGOÀI NHẰM THUC HIỆN
HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ KHU VỰC ĐẦU TƯ ASEAN
1, Vài nét về bối cảnh quốc tế trong Iĩnh vực đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) và yêu cầu dat ra đối với Việt nam
Những nội dung và nguyên tắc cơ bản của Hiệp định khung về
khu vực đầu tư ASEAN
Khái quát thực trạng pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
Việt nam
Một số đề xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đầu tư nước
ngoài nhằm thực hiện thoả thuận đối với khu vực ASEAN
29
30
30S|
3233
3434
Trang 5CHUYÊN ĐỀ 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THƯƠNG MAI
TRƯỚC YÊU CAU HỘI NHAP KINH TẾ KHU VUC VÀ
VIỆC THUC HIỆN AFTA/CEPT
Đặt vấn đề
I Thực trạng pháp luật thương mại Việt nam
2 Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật thương mại trước yêu cầu hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới
3 Hoàn thiện pháp luật thương mại với việc thực hiện chương
trình AFTA/CEPT
CHUYÊN ĐỀ 4: PHÁP LUẬT VỀ THUẾ CỦA VIỆT NAM
VÀ VIỆC THỤC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH AFTA/ CEPT
1 Vài nét về cơ sở tồn tại của chính sách thuế hiện hành ở Việt
nam
2 Thực trạng pháp luật về thuế hiện hành ở Việt nam và thực tiễn
áp dụng
3 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thuế của Việt nam nhằm
triển khai thực hiện các yêu cầu cơ bản của AFTA/CEPT
CHUYÊN ĐỀ 5: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIÊN THAM GIA AFTA/CEPT
I Tác động của việc gia nhập AFTA/CEPT đến lĩnh vực lao
động và yêu cầu đặt ra đối với pháp luật lao động Việt nam
1 Tác động của việc gia nhập AFTAva việc thự hiện chương trình
CEPT đến lĩnh vực lao động ở Việt nam
2 Yêu cầu cơ bản đối với pháp luật lao động Việt nam trong điều
72
T274
Trang 6kiện thực hiện chương trình AFTA/CEPT 144
Il — Thực trạng pháp luật lao động hiện hành ở nước ta về những
vấn đề có liên quan 148
1 Về vấn đề học nghề 148
2 Về lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao 151
3 Vé viéc lam va giai quyét viéc lam 152
4 Về chế độ chính sách đối với người lao động có hợp đồng lao
động chấm dứt (chấm dứt quan hệ lao động) 153
Ill Một sô kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật lao động
trong điều kiện thực hiện chương trình AFTA/CEPT 154
Trang 7BẢO CÁO PHÚC TRÌNH
KẾT QUA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
A PHẦN THỨNHẤT
SỰ CAN THIẾT'VÀ MỤC DICH NGHIÊN CỨU DE TÀI
I SUCAN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Xu thế chung trong quan hệ quốc tế hiện nay là sự xích lại gần nhau trongquan hệ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia Hợp tác nhằm phát triển kinh tế đã và
đang là yêu cầu chiến lược của nhiều quốc gia Đứng trước những thuận lợi, tháchthức của quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, trước nguy cơ tụt hậu nếu
"đóng cửa", sự lựa chọn đúng đắn nhất đối với mỗi quốc gia là thực hiện hội nhậpkinh tế quốc tế Nói cách khác, hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia là quá
trình mang tính tất yếu Quá trình này đo yêu cầu bên trong của mỗi quốc gia và do
xu hướng phát triển kinh tế thế giới quyết định Thực tế thời gian qua cho thấy mỗi
đất nước dù có bao nhiêu tác động chủ quan thì cuối cùng bánh xe lịch sử cũng tiến
đến kinh tế thị trường, cũng phải mở cửa nền kinh tế để bổ sung, giải quyết nhữngnguồn lực còn thiếu (hoặc thừa) của mình
Xét về phạm vi hay quy mô, hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện ở phạm
vi khu vực (hội nhập kinh tế khu vực) và phạm vi toàn cầu (hội nhập kinh tế toàncầu) Hội nhập kinh tế khu vực là sự thống nhất ý chí của một nhóm quốc gia cócùng không gian lãnh thổ, cùng thống nhất hành động trong hoạt động xuất- nhập
khẩu hàng hoá theo những quy định chung nhằm tạo điều kiện cho các hàng hoá được tự do di chuyển giữa các quốc gia đó một cách thuận lợi hơn Những quy định chung nêu trên trong điều kiện vấn đề biên giới, chủ quyền quốc gia còn có ý nghĩa quan trọng thì phải được thực hiện bằng những cam kết, những hiệp định thương
mại Biểu hiện của hội nhập kinh tế khu vực là việc giảm thiểu các hàng rào thương
mại về mọi mặt cả kinh tế, hành chính, kỹ thuật và áp dụng những hoạt động
khuyến khích hỗ trợ nhằm thúc đẩy tự do buôn bán hàng hoá trong một khu vực hạn
Trang 8nhiều thị trường khu vực Mỗi thị trường khu vực có những nét riêng, song có thểphân biệt chúng tuỳ theo mức độ gắn kết giữa các quốc gia thành viên trong buônbán với các quốc gia khác trên thị trường thế giới, ví dụ: Khu vực mậu dịch tự đo;
Liên minh thuế quan; Thị trường chung và Liên minh tiền tệ, trong đó Liên minh
tiền tệ thể hiện mức độ gắn kết giữa các thành viên đã ở mức cao nhất
Mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế khu vực và hội nhập kinh tế toàn cầu thểhiện tương quan giữa phạm vi hẹp và phạm vi rộng của quá trình hội nhập kinh tếquốc gia, trong đó hội nhập kinh tế khu vực là một nấc thang, một phạm vi quốc tế
hoá đời sống kinh tế quốc gia trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu Hội nhập
kinh tế toàn cầu làm hình thành thị trường thế giới thống nhất, không có sự phânbiệt đối xử trong buôn bán quốc tế với mọi quốc gia, san lấp sự khác biệt về lợi íchquốc gia, lợi ích khu vực Trong khi đó, hội nhập kinh tế khu vực lại chia cắt thịtrường thế giới thành những mảnh, mảng khác nhau, duy trì sự phân biệt đối xử
trong buôn bán giữa các thành viên trong và ngoài thị trường khu vực Không phảihoàn toàn đúng cho mọi trường hợp, song hội nhập kinh tế khu vực có ý nghĩa như
là quá trình tập dượt, bước chuẩn bi cho quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu Ngugclại, hội nhập kinh tế toàn cầu là định hướng, là triển vọng tương lai của hội nhập
kinh tế khu vực khi năng lực cạnh tranh của quốc gia đã mạnh lên Tuy nhiên hộinhập kinh tế khu vực vẫn là bước đi ban đầu cần thiết cho những quốc gia đang phát
triển trước khi bước vào quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu
Ý thức được những yêu cầu khách quan nêu trên, ngay từ thời gian đầu tại Đại hội đảng lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: để phát huy được lợi thế
so sánh của đất nước, nền kinh tế Việt nam cần phát triển theo hướng kinh tế thịtrường, theo cơ cấu "mo"; gắn thị trường dân tộc với thị trường quốc tế, gắn nềnkinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới Từ đó các Nghị quyết Đại hội Đảng tiếp
theo đều tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán: tích cực và chủ động thâm nhập,
mở rộng thị trường quốc tế Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020cũng đã xác định rõ quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế trên nguyên tắc giữ vững độc lập, tự chủ và định
hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia và bản sắc văn hoá dân tộc; bình đẳng,
cùng có lợi, vừa hợp tác vừa đấu tranh; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tếvới mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế Đồng thời xác định chiến lược phát triểnkinh tế của Việt Nam là hướng mạnh vào xuất khẩu, tạo môi trường và điều kiệnthuận lợi cho việc thu hút đầu tư nước ngoài Trong việc hội nhập kinh tế khu vực
và quốc tế, Chiến lược nhấn mạnh nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đếnnăm 2020 là phải "thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền hạn thành viên của nước ta
Trang 9trong các tổ chức quốc tế; gia nhập các tổ chức và hiệp hội kinh tế quốc tế khác khi
cần thiết và có điều kiện”.
Thực hiện chủ trương nêu trên, bắt đầu từ khoảng hơn 10 năm trở lại đây,Việt nam đã từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế nhằm đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng kinh tế, tránh nguy cơ tụt hậu và để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ
mô khác Một trong những biểu hiện quan trọng của hoạt động hội nhập kinh tế
quốc té là việc Việt Nam đã chính thức tham gia AFTA, thực hiện Hiệp định ưu daithuế quan có hiệu lực chung (CEPT) từ 1996, sau khi đã trở thành thành viên thứ 7
của ASEAN vào tháng 7 năm 1995 Đây là một hình thức hội nhập kinh tế khu vựccủa Việt nam mà thông qua đó việc buôn bán hàng hoá giữa các nước thành viên sẽ
được thực hiện một cách tựdo, bởi các công cụ bảo hộ mậu dịch như thuế quan vàcác công cụ phi quan thuế dần dần được dỡ bỏ Đây là bước chuẩn bị, tập dượt để
Việt Nam tiến tới mục tiêu lớn hơn là hội nhập kinh tế toàn cầu thông qua việc gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sau khi đã nộp đơn vào năm 1995 Tuynhiên, để có thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền hạn thành viên của mình trong
tổ chức này, Việt Nam phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau Ngày
27/11/2001 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về hội nhập kinh tếquốc tế Cùng với việc đánh giá những mặt được và những mặt yếu kém đang còn
tồn tại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Nghị quyết đã đề ra 5quan điểm chỉ đạo và một số nhiệm vụ cụ thể Một trong những vấn dé quan trọngđược đặt ra là việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ quátrình hội nhập kinh tế
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu một cách có hệ thống về Khu
vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) cũng như xem xét đánh giá thực trạng về một
số định chế pháp luật kinh tế cơ bản của nước ta nhằm rút ra những ưu điểm, bất
cập trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thực hiện chương trình AFTA/CEPT
là điều cần thiết và có ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn sâu sắc
I MỤC DICH NGHIÊN CÚU ĐỀ TÀI
Việc nghiên cứu đề tài nêu trên nhằm:
Thứ nhất, làm rõ những vấn dé cơ bản về Khu vực mau dịch tự do ASEAN(AFTA) như sự ra đời của AFTA cùng với những mục tiêu của nó; cơ chế chủ yếu
để thực hiện AFTA là Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lựcchung (CEPT); đồng thời điểm qua tiến trình thực hiện AFTA của Việt Nam, từ đó
rút ra một số kinh nghiệm từ chính quá trình đó sau hơn nửa thời gian thực hiệntheo quy định.
Thứ hai, nghiên cứu có nhận xét, đánh giá về một số định chế pháp luật kinh
Trang 10AFTA/CEPT nói riêng và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, như phápluật về đầu tư trực tiếp nước ngoài; pháp luật về thương mại; pháp luật về thuế và
pháp luật lao động Việt Nam trên cơ sở đó tìm ra những bất cập, tồn tại trong cácchế định pháp luật này, làm cơ sở cho việc hoàn thiện chúng
Thứ ba, bước đầu nêu lên một số kiến nghị về việc hoàn thiện một số địnhchế pháp luật kinh tế cơ bản nêu trên nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả chương
trình AFTA/CEPT
Thứ tư, kết quả nghiên cứu đề tài ở một mức độ nhất định có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy và học tập trước hết củagiáo viên và sinh viên trong nhà trường; ngoài ra có thể là tài liệu tham khảo chocác trường đại học chuyên ngành luật khác có liên quan đến lĩnh vực đang đề cập.Những kiến nghị về phương hướng hoàn thiện được đưa ra trong đề tài cũng lànhững đóng góp khoa học mang tính thiết thực cho việc sửa đổi, bổ sung các định
chế pháp luật liên quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngàycàng mạnh mẽ va sâu rộng ở nước ta
II PHẠM VI NGHIÊN CUU CUA ĐỀ TÀI
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN với tư cách là một mô hình hợp tác kinh tế
quan trọng nhất của ASEAN với các công cu để thực hiện nó là vấn dé khá phức
tạp Đồng thời các định chế pháp luật có liên quan đến vấn đề này cũng có phạm vi
khá rộng lớn Tuy nhiên, trong khuôn khổ một đề tài khoa học cơ sở (cấp trường),
với thời gian và khả năng có hạn, chúng tôi không có tham vọng nghiên cứu một
cách toàn điện và sâu sắc tất cả những nội dung liên quan thuộc đề tài này, mà chỉnghiên cứu một số vấn đề cơ bản về AFTA và một số định chế pháp luật kinh tế
chủ yếu có liên quan
Trên tinh thần đó, phạm vi nghiên cứu của dé tài "AFTA và việc hoàn thiện một số
định chế pháp luật kinh tế cơ bản của Việt nam” tập trung chủ yếu vào một số nộidung sau:
- Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Phần này chủ yếu đề cập một số
vấn đề về AFTA như sự ra đời của AFTA và ý nghĩa mục đích của nó, Hiệp định ưu
đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) như là công cụ chủ yếu để thực hiện
Trang 11liên quan,đồng thời bước đầu có sự đánh giá sơ bộ về ưu, nhược điểm của mỗi định
chế pháp luật đó trong mối liên hệ với việc thực hiện AFTA/CEPT.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các định chế pháp luật nêu trên
Phần này chủ yếu nêu lên những đề xuất, kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung một số
định chế pháp luật để thực hiện có hiệu quả chương trình AFTA/CEPT, và cũng là
góp phần để Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực thành công, tiến tới nấc thang caohơn là hội nhập kinh tế toàn cầu
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm cơ bản của đảng
và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, phát huy mọi tiềm năng phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước Đề tài vận dụng các nguyên tắc, phương pháp luận triếthọc duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lénin, của lý luậnNhà nước và pháp luật trong điều kiện cơ chế kinh tế mới Trong đó đề tài đặc biệtchú ý vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác nhau như tổng hợp, hệthống, phương pháp lịch sử, so sánh, phân tích, đối chiếu để giải quyết các vấn đề
mà đề tài đặt ra
Trang 12B PHAN THỨ HAI NHŨNG KẾT QUA CHÍNH CUA DE TÀI NGHIÊN CUU
I KHU VUC MAU DICH TUDO ASEAN (AFTA)
1 Su ra đời và mục tiêu của AFTA
Khi Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời, một trong những mục
đích cơ bản trong hoạt động của tổ chức này chính là "thúc đẩy sự tăng trưởng kinh
tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung
trên tinh thần bình đăng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các
quốc gia Đông Nam á hoà bình và thịnh vượng” Song trong thời gian đầu, các nướcthành viên ASEAN chủ yếu quan tâm và xúc tiến các hoạt động hợp tác trong cáclĩnh vực chính trị và an ninh khu vực Nhưng nhu cầu hợp tác kinh tế đang ngàycàng trở nên bức thiết hơn Vì vậy vấn đề hợp tác kinh tế đã thực sự được đề cập tại
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất được tổ chức tại Indonexia năm 1976
Tại Hội nghị nay, ASEAN đã quyết định lập ra uy ban về hợp tác kinh tế: tài ngân hàng, lương thực nông- lâm nghiệp, công nghiệp, khoáng sản- năng lượng,giao thông vận tải, thương mại du lịch và các uỷ ban về khoa học công nghệ, phát
chính-triển xã hội, phòng chống ma tuý Các nước thành viên ASEAN cũng đã ký kết
các hiệp định hợp tác, thực hiện một số dự án và chương trình hợp tác với nhau và
với các nước đối thoại trên nhiều lĩnh vực như: Thoả thuận ưu đãi thương mại
(PTA), các dự án công nghiệp ASEAN (AIC)
Mac dù đã có sự chú trọng đến vấn dé hợp tác kinh tế, nhưng hiệu quả của
việc hợp tác kinh tế của ASEAN trong giai đoạn này là không cao Sự kém hiệu quảcủa hoạt động hợp tác -kinh tế có nhiều nguyên nhân Vi dụ như các nước ASEAN
chưa đạt tới trình độ công nghiệp hoá cần và đủ để xây dựng sự hợp tác theo kiểu
của EC, các giao dịch thương mại giữa các nước thành viên ASEAN còn gặp nhiều
trở ngại do các hàng rào quan thuế; cơ cấu tổ chức của ASEAN chưa chặt chế; Banthư ký của ASEAN có quá ít quyền hạn nên khó có đủ khả năng để thực hiện vai trò
cơ bản trong việc đẩy nhanh và tăng cường hợp tác khu vực
Sau hơn 20 năm củng cố và tăng cường, hợp tác kinh tế đã trở thành mộttrong những nội dung hợp tác chủ yếu của ASEAN trong phạm vi giữa các nước
thành viên cũng như giữa ASEAN với các quốc gia, các tổ chức kinh tế khác Mặtkhác, vào đầu những năm 90 chiến tranh lạnh kết thúc, sự sụp đổ của hệ thống xãhội chủ nghĩa, tác động mạnh của cách mạng khoa học công nghệ cũng như xu thếkhu vực hoá, toàn cầu hoá đã đặt các nước ASEAN trước những thách thức lớn khó
Trang 13có thể vượt qua nếu không có những nỗ lực chung với một sự phối hợp chặt ché hơn
nữa của toàn bộ các quốc gia thành viên Vì vậy, các nước thành viên ASEAN đều
thấy rõ tầm quan trong của việc phải có một cơ chế mang tính thể chế, thống nhất trong hành động và đồng nhất trong tiêu chí nhằm phát huy được lợi thế so sánh của mình trong quá trình tổ chức và phân công lao động, đạt được những hiệu quả tối ưu
trong bối cảnh sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng cả về
chiều rộng lẫn chiều sâu.
Tất cả những yếu tố nói trên đã dẫn tới quyết định thành lập một khu vực
mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Sáng kiến này do Thủ tướng Thái Lan đưa ra từ
năm 1991 Hội nghị ngoại trưởng ASEAN tháng 7 năm 1991, hội nghị các bộtrưởng kinh tế ASEAN tháng 10 nam 1991 cũng ủng hộ và nhất trí thành lập AFTA.Đến tháng | năm 1992 Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV được tổ chức tạiSingapo đã quyết định thành lập AFTA
Quyết định thành lập AFTA đánh dấu một bước quan trọng trong lịch sử hợp
tác kinh tế của ASEAN AFTA ra đời là kết quả tất yếu của sự phát triển hợp tácgiữa tất cả các quốc gia thành viên ASEAN và để đối phó với những biến đổi củamôi trường kinh tế quốc tế, góp phần đưa hop tác kinh tế của ASEAN lên một tầmcao mới và thể hiện sự thích ứng của ASEAN trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu
hoá.
Việc thành lập AFTA nhằm những mục tiêu sau:
Thứ nhất, AFTA nhằm tự do hoá thương mại trong nội bộ ASEAN thông qua việc
loại bỏ hàng rào thuế quan và sau đó là các hàng rào phi quan thuế trong nội bộ khu
vực Mục tiêu này sẽ mở ra cho các quốc gia thành viên ASEAN một thị trường
rộng lớn, hỗ trợ các quốc gia thành viên đẩy mạnh tăng trưởng, thay đổi cơ cấu kinh
tế, bổ sung lẫn nhau theo hướng trở thành một thế lực cạnh tranh có khả năng và ưu
thế so với các thị trường khu vực khác trên thế giới như Liên minh châu Âu (EU),
khu vực tự do Bắc Mỹ (NAFTA) Tự do hoá thương mại không chỉ làm choASEAN trở thành một thị trường rộng lớn, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tếkhu vực mà còn đem lại những lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng Cụ thể, họ sẽ
mua được những hàng hoá có mẫu mã đa dạng, chất lượng cao và giá cả phù hợp từ
những nhà sản xuất trong và ngoài ASEAN Sức mua của người tiêu dùng sẽ tácđộng tích cực tới hoạt động sản xuất, từ đó thương mại khu vực sẽ tăng trưởngmạnh Đây là mục tiêu đầu tiên song không phải là mục tiêu quan trọng nhất củaASEAN do quy mô của thị trường ASEAN tương đối nhỏ so với một số thị trường
thương mại khu vực khác như EU va NAFTA
Mục tiêu thứ hai của AFTA là thu hút được đầu tư nước ngoài vào khu vực
và tăng cường đầu tư lẫn nhau trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN Đây
Trang 14là một trong những mục tiêu chính của AFTA AFTA sẽ thúc đẩy quá trình hợp lý
hoá sản xuất, chuyên môn hoá trong nội bộ khu vực và khai thác triệt để các thế
mạnh của các nền kinh tế thành viên ASEAN, trên cơ sở phân công lao động quốc
tế trong nội bộ ASEAN nói chung và trong nội bộ mỗi ngành sản xuất nói riêng, thuhút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty đa quốc gia
Bên cạnh sự tương đồng về một số nhóm ngành, hàng, mỗi nước ASEAN lại
có thế mạnh riêng biệt, đặc biệt là các nước thành viên ban đầu của ASEAN như
Thái Lan, Singapo, Philippin Vì vậy, việc củng cố và phát huy thế mạnh của một
số nước trong sản xuất và xuất khẩu một số loại hàng hoá đã có uy tín trên thương
trường cùng với sự lớn mạnh của toàn bộ thị trường và sự gia tăng của sức mua sẽ
góp phần thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN ngày càng gia tăng.
Mục tiêu thứ ba của AFTA là thực hiện AFTA tạo điều kiện để các nướcASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế dang thay đổi, đặc biệt là sựthay đổi quan trọng trong định hướng chính sách của ASEAN Nó đáp ứng kịp thờinhững yêu cầu bức xúc trong bối cảnh hiện nay Đó là:
- Các nền kinh tế của ASEAN trở nên đa dạng hơn trong cơ cấu sản xuất và phụ
thuộc vào nhau, khả năng thương mại vùng lớn hơn được tăng lên
- Các nền kinh tế của ASEAN đã và đang tiến hành cải cách chính sách quản lý để
tự do hoá thương mại và bãi bỏ hạn chế đầu tư nước ngoài, tạo cho khu vực côngnghiệp được hướng ngoại hơn
- Chủ nghĩa bảo hộ của một số nước xuất hiện dưới các hình thức thoả thuận vùng
như NAFTA và sự tồn tại của các hàng rào phi quan thuế đã cho thấy sự cần thiếtphải củng cố sự hợp tác nội bộ ASEAN để đối phó với sự xuất hiện của các khối
thương mại trong việc thu hút đầu tư và chiếm lĩnh thị trường
2 Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)- cơchế chủ yếu để thực hiện AFTA
Nói đến khu vực mau dịch tự do ASEAN là phải đề cập đến Hiệp định CEPT Do
là một Điều ước quốc tế đa phương do các Bộ trưởng kinh tế đại điện cho các quốc
gia thành viên ASEAN ký kết vào ngày 28/01/1992 tại Hội nghị thượng đỉnh
ASEAN lần thứ 6 được tổ chức tại Singapo Hiệp định CEPT ghi nhận sự thoả thuận
giữa các nước thành viên ASEAN về giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN xuốngcòn từ 0 đến 5%, đồng thời loại bỏ toàn bộ các hạn chế định lượng và các hàng ràophi quan thuế
Vai trò của Hiệp định CEPT cũng được khẳng định tại điều 2 Hiệp địnhkhung về tăng cường hợp tác kinh tế của ASEAN:" chương trình ưu đãi thuế quan
có hiệu lực chung (CEPT) sẽ là cơ chế chủ yếu để thực hiện AFTA "
Trang 15Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 5 tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) vào
tháng 5/1995 đã đánh dấu một bước tiến mới trong AFTA Đó là việc các nước
ASEAN đã ký kết Nghị định thư sửa đổi Hiệp định CEPT Nghị định thư sửa đổi đã
pháp điển hoá mục tiêu của Hội nghị như sau:
q Vấn đề thuế quan
Mục tiêu cuối cùng của AFTA là trong thời hạn tối đa 10 năm phải giảmthuế quan xuống còn 0 đến 5% Xuất phát từ một thực tế là thành viên của ASEAN
bao gồm các thành viên cũ (6 nước: Thái lan, singapo, Malaixia, Indonexia,
Philippin, Bruney) và các nước thành viên mới (4 nước: Việt Nam, lào, Mianma,
Campuchia); mặt khác các thành viên ASEAN đều tham gia AFTA và là thành viên
của Hiệp định CEPT, vì vậy thời điểm tiến hành giảm thuế quan để hoàn thành
AFTA hoàn toàn phụ thuộc vào thời điểm tham gia Hiệp định CEPT chứ không thể
tiến hành cùng lúc Hơn nữa, các nước ASEAN còn tỏ ra khá linh hoạt, mềm dẻokhi chỉ thoả thuận khống chế thời hạn để hoàn thành AFTA tối đa là 10 năm, cònviệc đưa mặt hàng nào vào danh mục cắt giảm thuế, thời hạn đưa các mặt hàng đóvào cắt giảm thì các quốc gia thành viên được chủ động Việc cắt giảm thuế quanđốt với các sản phẩm thuộc danh mục cắt giảm được thực hiện theo hai lịch trình:
Lịch trình giảm bình thường và lịch trình giảm nhanh
Đối với lịch trình giảm bình thường, các sản phẩm có thuế suất trên 20% sẽ
được giảm xuống 20% vào ngày 1/1/1998 và sau đó tiếp tục giảm xuống 0 đến 5%
vào ngày 1/1/2003 Các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hon 20% sẽ đượcgiam xuống 0 đến 5% vào ngày 1/1/2000
Trong tổng số danh mục hàng hoá tham gia CEPT, các danh mục giảm thuế
theo lịch trình bình thường chiếm tỉ lệ lớn nhất (khoảng 59%).
Đối với lịch trình giảm thuế nhanh, các sản phẩm có thuế suất trên 20% sẽđược giảm xuống 0 đến 5% vào ngày 1/1/2000, các sản phẩm có thuế suất bằng
hoặc thấp hơn 20% sẽ được giảm xuống còn 0 đến 5% vào ngày 1/1/1998.
Việc áp dụng lịch trình cắt giảm thuế quan nói trên được các nước ASEANthoả thuận thông qua nhằm đảm bảo trong vòng từ 7 đến 10 năm phải đưa được
khoảng 90% trong hơn 44000 dòng thuế của các nước thành viên (trừ các nướcthành viên mới) xuống mức thuế dưới 5% vào năm 2000 và mức thuế bình quân củaASEAN vào năm 2003 sẽ xuống dưới 2,63%
Danh mục sản phẩm liên quan đến lịch trình giảm thuế theo CEPT gồm:Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay (Inclution list-IL)
Phụ thuộc vào các thời điểm thực hiện CEPT của mỗi nước, danh mục nàybao gồm các mặt hang sé được cắt giảm thuế quan sao cho khi hoàn thành CEPT sé
có thuế suất là O0 đến 5% Tuy nhiên, có những mặt hàng dù ở trong danh mục IL
Trang 16nhưng hoàn toàn không phải cắt giảm thuế vì ngay từ trước khi đưa vào danh mục
IL những hang hoá này đã có mức thuế suất trong khoảng từ 0 đến 5%.
Tiến trình cắt giảm thuế đối với các sản phẩm trong danh mục IL được thực
hiên như sau: trong 5 năm đầu, các sản phẩm có thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống 20% và tiếp tục giảm xuống còn 0 đến 5% trong 5 năm còn lại Các sản
phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ được giảm xuống còn 0 đến 5%
trong 7 năm đầu.
Danh mục các san phẩm tạm thời chưa giảm thuế (temporary exclusion list-TEL)
Xuất phát từ việc các quốc gia thành viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc
hoạch định và thực hiện chính sách tự do hoá thương mại, để tạo điều kiện cho các nước thành viên có một thời gian ổn định trong một số lĩnh vực cụ thể hoặc có thời gian chuyển hướng đối với những sản phẩm tương đối trọng yếu trong bước đầu
tham gia CEPT, Hiệp định CEPT cho phép các nước thành viên được đưa một sốmặt hàng tạm thời chưa phải thực hiện tiến trình giảm thuế Tuy nhiên danh mục
TEL chỉ mang tính chất tạm thời và sau một khoảng thời gian nhất định, cụ thể là
trong vòng 5 năm các sản phẩm thuộc danh mục TEL sẽ phải được chuyển sangdanh mục IL Thời gian chuyển được tính bắt đầu từ 1/1/1996 ( nghĩa là từ năm thứ
4 khi các nước thành viên bắt đầu thực hiện CEPT) đến 1/1/2000 Trong thời gian
đó, mỗi năm sẽ chuyển 20% số sản phẩm trong danh mục TEL Kết quả của quátrình dịch chuyển này là danh mục TEL sẽ không còn tồn tại sau khi mỗi nướcthành viên ASEAN đã thực hiện CEPT được 8 năm Thuế suất của những sản phẩm
nào ở mức trên 20% phải được giảm dan xuống 20% vào thời điểm ngày 1/1/1998.
Với các sản phẩm được chuyển sang danh mục IL vào đúng hoặc sau thời điểm
1998 thì thuế suất phải bằng hoặc thấp hơn 20% và tiếp tục được giảm xuống còn 0
đến 5% vào năm 2003.
Danh mục loại trừ hoàn toàn (General exception list- GEL)
Danh mục này bao gồm những sản phẩm không tham gia vào tiến trình cắtgiảm thuế quan Theo điều 9 của Hiệp định CEPT, các sản phẩm trong danh mụcnày phải là các sản phẩm có "ảnh hưởng” đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, sứckhoẻ con người, động thực vật, bảo tồn các giá trị văn hoá nghệ thuật, di tích lịch
sử, khảo cổ Xuất phát từ các lý do đó, mỗi quốc gia thành viên ASEAN có quyềnđưa ra danh mục loại trừ hoàn toàn của mình, việc cắt giảm thuế cũng như xoá bỏcác biện pháp phi thuế đối với những sản phẩm này sẽ được đặc cách không xem
xét đến theo CEPT
Danh mục nhạy cam (Sensitive list - SL)
Trang 17Danh mục này bao gồm các mặt hàng nông sản chưa chế biến có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của các nước thành viên nếu áp dụng lịch trình cắt giảm thuế theo CEPT.
Theo điều 3 của Hiệp định CEPT năm 1992, những sản phẩm nông nghiệp
chưa chế biến không phải đưa vào thực hiện cắt giảm thuế theo CEPT Tuy nhiên khi sửa đổi Hiệp định CEPT các sản phẩm nông sản chưa chế biến thuộc danh mục
IL sẽ áp dụng chương trình cắt giảm thuế bình thường bắt đầu vào ngày 1/1/1996 và mức thuế sẽ được giảm xuống còn 0 đến 5%vào ngày 1/1/2003 Các sản phẩm nông
sản chưa chế biến thuộc danh mục TEL sẽ được chuyển đần sang danh mục IL trong vòng 5 năm bat đầu từ ngày 1/1/1998 đến ngày 1/1/2003, mỗi năm chuyển
b Vấn đề loại bỏ các hạn chế về định lượng (QR) và các rào can phi thuếquan khác (NTB)
Cùng với các biện pháp giảm thuế quan, Hiệp định CEPT còn quy định vấn
đề loại bỏ các hạn chế về định lượng và các rào cản phi thuế quan khác Nhìn chung
các hạn chế về định lượng thường dễ dàng xác định hơn Các nước thành viênASEAN sẽ phải xoá bỏ tất cả các QR đối với các sản phẩm thuộc CEPT trên cơ sở
ưu đãi thuế quan được áp dụng cho các mặt hàng đó.
Các rào cản phi quan thuế khác là những biện pháp mà việc áp dụng nó
nhằm ngăn cản hoặc hạn chế việc xuất nhập khẩu hàng hoá giữa các nước thànhviên như: các tiêu chuẩn kỹ thuật, các giấy phép xuất nhập khẩu, các tiêu chuẩn vệ
sinh phòng dịch, các quy định về ngoại hối
Việc xoá bỏ các hàng rào phi quan thuế trên thực tế sẽ khó khăn hơn nhiều so vớiviệc xoá bỏ các hạn chế về định lượng vì NTB thường được sự che chắn của chiếc
"bình phong" là các chính sách về kiểm dịch, về môi trường, về sức khoẻ cộng
đồng
Trang 18Các nước ASEAN đều mong muốn thực hiện CEPT một cách có hiệu quả,
giảm tối đa các hàng rào phi thuế quan Để đạt được mong muốn này, các nước ASEAN đã thoả thuận về một số vấn dé như: Thống nhất các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hoá, công nhận tiêu chuẩn hàng hoá của nhau Hiệp định CEPT cũng
cho phép các nước thành viên được quyền áp dụng hoặc tăng cường các biện pháp
hạn chế về định lượng hay bất kỳ biện pháp nào khác để hạn chế nhập khẩu một số sản phẩm cụ thể trong các trường hợp khẩn cấp và trong một thời gian nhất định Khi áp dung các biện pháp nói trên, quốc gia thành viên phải thông báo ngay về các
biện pháp đó cho Hội đồng AFTA và có thể có sự tham khảo ý kiến với Hội đồng
về các biện pháp đó
Vấn đề giải quyết tranh chấp
Nhìn chung các quy định của Hiệp định CEPT về vấn để giải quyết tranhchấp còn rất đơn giản, chung chung, thiếu các quy định về giám sát thực hiện các
quyết định hay các biện pháp trừng phạt trong trường hợp một bên không tuân thủ
các quyết định giải quyết tranh chấp Theo Điều 8 Hiệp định CEPT thì, bất cứ khiếunại nào liên quan đến việc thực hiện Hiệp định CEPT đều phải được các quốc gia
thành viên dành mọi cơ hội cho việc tham khảo ý kiến Nếu các quốc gia thành viên
cho rằng lợi ích của mình bị suy giảm hoặc mất đi do quốc gia thành viên kháckhông thực hiện nghĩa vụ của họ thì có thể khiếu nại hoặc dé nghị quốc gia vi phạm
và bên được đề nghị cần xem xét thoả đáng khiếu nại hoặc đề nghị đó Ngoài ra các
bất đồng trong việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định CEPT sẽ được giải quyết trên
tinh thần hoà giải hữu nghị "đến mức cao nhất” giữa các bên liên quan |
Để tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực hợp tác kinh tếnói chung và hợp tác trong phạm vi của Hiệp định CEPT nói riêng, ngày29/11/1996 tại Manila (Philippin), các nước ASEAN đã ký kết một văn bản pháp lý
về vấn đề này, đó là Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp Việc ký kếtNghị định thư này là sự cụ thể hoá điều 9 của Hiệp định khung về tăng cường hợptác kinh tế của ASEAN năm 1992 nhằm xác lập một cơ chế giải quyết tranh chấpmột cách có hiệu quả giữa các nước thành viên ASEAN
3 Chương trình AFTA/CEPT đối với Việt Nam
Theo yêu cầu của AFTA/CEPT, các nước thành viên phải giảm thuế nhậpkhẩu xuống còn 0 đến 5% trong vòng 10 năm Nếu đối với các nước thành viên cũ(Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) thời hạn hoànthành AFTA là 1/1/2003, thì đối với Việt Nam thời hạn đó là 1/1/2006 do tham giaAFTA muộn hơn (năm 1996) Đồng thời, khi một mặt hàng được đưa vào thực hiệnAFTA/CEPT và có thuế suất bằng hoặc dưới 20%, thì cũng phải bo ngay các han
Trang 19chế về số lượng, trong vòng 5 năm tiếp theo phải bỏ tất cả các hàng rào phi quan
thuế khác liên quan đến mặt hàng đó
Để thực hiện Hiệp định CEPT, hàng năm Chính phủ Việt Nam đều ban hành
Danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam để thực hiện cho năm đó Tháng
12/2000 Chính phủ Việt nam đã thông qua lộ trình tổng thể sửa đổi để thực hiện
CEPT giai đoạn 2001-2006 Căn cứ vào lịch trình tổng thể đó, hàng năm Chính phủ
ban hành một danh mục thực hiện chương trình CEPT phù hợp
Từ ngày 1/7/2003 Việt Nam chuyển đổi danh mục CEPT/AFTA từ Biểu thuếhiện hành sang Danh mục Hài hoà thuế quan ASEAN (AHTN), làm cho số dòngthuế các loại tăng lên đáng kể Sau 7 năm thực hiện AFTA/CEPT, Việt Nam đã cắt
giảm thuế cho 10.143 mặt hàng (theo ND số 78/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của
Chính phủ), chiếm 95% tổng số dòng thuế, trong đó 74% số dòng thuế đã đạt mứcthuế suất 0 đến 5% Như vậy về cơ bản, Việt Nam đã hoàn thành những cam kết
của mình theo đúng tiến độ
II THỰC TRẠNG MỘT SỐ ĐỊNH CHẾ PHÁP LUẬT KINH TẾ CƠ BẢN
TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH AFTA/CEPT
1 Pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc thực hiện Hiệp địnhkhung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA)
Như đã đề cập, một trong những mục tiêu chủ yếu của AFTA là thu hút đầu tưnước ngoài vào khu vực và tăng cường đầu tư lẫn nhau trong quan hệ giữa các nướcthành viên ASEAN Việc các nước ASEAN ký kết Hiệp định khung về khu vực đầu
tư ASEAN (AIA) vào ngày 7/10/1998 cũng chính là nhằm đạt được mục đích đó,đặc biệt trong bối cảnh đầu tư vào các nước ASEAN giảm đáng kể từ đầu những
năm 90, do các nước như Trung Quốc, Nga, Đông Âu trở thành các thị trường đầu
tư hấp dẫn hơn Hiệp định nay đã được Việt Nam phê chuẩn vào ngày 12/5/1999
Nội dung và nguyên tắc cơ bản của Hiệp định khung về khu vực đầu tư
ASEAN (AIA)
Pham vi điều chỉnh của AJA là tất cả các hoạt động đầu tư trực tiếp AIAkhông điều chỉnh các hoạt động đầu tư gián tiếp và những vấn đề liên quan đến đầu
tư đã được các hiệp định khác của ASEAN điều chỉnh (Điều 2 AIA)
Mục tiêu của AIA là: (a) Xây dựng một khu vực đầu tư ASEAN có môi trườngđầu tư thông thoáng và rõ ràng hơn giữa các quốc gia thành viên, nhằm: (¡) đẩy
mạnh đầu tư vào ASEAN từ tất cả các nguồn trong và ngoài ASEAN; (ii) cùng thúc
đẩy ASEAN thành khu vực đầu tư hấp dẫn nhất; (iii) củng cố và tăng cường tínhcạnh tranh của các lĩnh vực kinh tế của ASEAN; (iv) giảm dần và tiến tới loại bonhững quy định và điều kiện đầu tư có thể cản trở các dòng đầu tư và sự hoạt động
Trang 20của các dự án đầu tư trong ASEAN; (b) Góp phần thực hiện mục tiêu hướng tới tự
do lưu chuyển đầu tư vào năm 2020 (D.3 AIA).
Để thực hiện các mục tiêu trên, các quốc gia thành viên AIA cùng cam kết thựchiện các chương trình hợp tác sau: (i) Chương trình hợp tác đầu tư khu vực ASEANnhằm tạo ra đầu tư lớn hơn từ các nước ASEAN và các nước ngoái ASEAN; (it)
Chương trình xúc tiến và tăng cường hiểu biết; (iii) Chương trình tự do hoá.
Các nội dung của Hiệp định được xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc đối xử quốc gia:
Nguyên tắc này yêu cầu sự đối xử thống nhất và bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài trong tất cả
các lĩnh vực, ngành nghề Theo tinh thần của Hiệp định, ngoài các biện pháp hoặc
lĩnh vực liệt kê trong các Danh mục loại trừ tạm thời và Danh mục nhạy cảm củanước mình, các nước thành viên ASEAN sẽ dành chế độ đối xử không kém thuậnlợi hơn so với các nhà đầu tư nước mình và mở cửa tất cả các ngành nghề cho cácnhà đầu tư ASEAN ngay sau khi hiệp định này có hiệu lực
- Nguyên tắc đối xử tốt huệ quốc: Nguyên tắc này yêu cầu một quốc gia thànhviên AIA phải có sự đối xử thống nhất và bình đẳng đối với các nhà đầu tư và đầu
tư nước ngoài của các nước ASEAN Nếu có sự thay đổi về chính sách theo hướng
áp dụng một ưu đãi cho nhà đầu tư của một quốc gia thành viên nhất định thì cácnhà đầu tư của các quốc gia thành viên khác cũng phải được hưởng
- Nguyên tắc đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch
Ð I1 Hiệp định quy định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên phải cung cấpthông tin đảm bảo tính rõ ràng, trong sáng của pháp luật và chính sách đầu tư củanước mình, ngoại trừ các thông tin làm ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật, tráivới lợi ích công cộng hoặc làm thiệt hại quyền lợi thương mại hợp pháp của cácdoanh nghiệp Mỗi nước thành viên phải nhanh chóng và ít nhất mỗi năm một lầnthông báo cho Hội đồng AIA các thay đổi về luật pháp và chính sách ảnh hưởng
đến đầu tư hoặc các cam kết theo Hiệp định này
Trong các nội dung của AJA, dưới góc độ pháp lý, cần đặc biệt quan tâm đến
chương trình tự do hoá Chương trình này nhằm thúc đẩy sự lưu chuyển thuận lợi và
có hiệu quả giữa các quốc gia ASEAN về vốn, lao động, công nghệ Theo chươngtrình này, các quốc gia thành viên sẽ phải: (i) Don phương giảm bớt, loại bỏ nhữngbiện pháp hạn chế đầu tư và thường xuyên xem xét lại chế độ đầu tư theo hướng tự
do hơn, ví dụ quy định các chính sách đầu tư hợp lý, đơn giản hoá thủ tục cấp phép
đầu tu (ii) Thực hiện các kế hoạch hành động của từng nước, cụ thể: Mở cửa tất cả
các ngành nghề cho đầu tư của các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho tất cảcác nhà đầu tư vào năm 2020 (riêng Việt nam mở cửa các ngành nghề đối với các
Trang 21nhà đầu tư ASEAN vào năm 2013); thực hiện chế độ đối xử quốc gia đối với cácnhà đầu tư nước ngoài vào khu vực đầu tư ASEAN (iii) Thúc đẩy dong lưu chuyển
tự do hơn về vốn, lao động lành nghề và chuyên gia, công nghệ giữa các quốc giathành viên ASEAN
Trong bối cảnh này, pháp luật đầu tư nói chung và pháp luật về đầu tư nướcngoài nói riêng của Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải hoàn thiệntheo hướng tự do hấp dẫn hơn
1.2 Khái quát thực trạng pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm nhiều văn bản pháp luật,
nhưng trong đó Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là văn bản mang tính chấtxương sống Ngày 29/12/1987 Luật này đã được Quốc hội thông qua Qua hơn 15năm áp dụng, hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung, Luật đầu
tư nước ngoài tại Việt nam nói riêng đã được hoàn thiện dần từng bước Qua các lầnsửa đổi, bổ sung vào các năm 1990, 1992 và được ban hành mới vào năm 1996 vàsau đó tiếp tục được sửa đổi vào năm 2000, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
cùng với các văn bản hướng dẫn đã được đánh giá là khá thông thoáng, cdi mở và
có tính hấp dẫn so với pháp luật của nhiều nước khác trong khu vực như Thái lan,
Malaysia, Philippin và cả Trung Quốc
Tuy nhiên, trước yêu cầu tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, màtrực tiếp nhất là các thoả thuận trong Hiệp định AIA, pháp luật về đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục Theo một số
chuyên gia, nếu so sánh, liên hệ với một trong những nội dung rất quan trọng của
Hiệp định AIA là chương trình tự do hoá, có thể thấy ngay những hạn chế của phápluật Việt nam, đó là khả năng của pháp luật trong việc đáp ứng các yêu cầu: giảm
bớt, loại bỏ những biện pháp hạn chế đầu tư và thường xuyên xem xét lại chế độ
đầu tư theo hướng tự do hoá hơn.! ở mức độ khái quát, có thể đánh giá những ưuđiểm và hạn chế của pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước ta theo một
số nội dung chủ yếu sau:
- Về lĩnh vực và địa bàn đầu tư:
Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được đầu
tư vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trừ những lĩnh vực cấm đầu tư
Nhằm định hướng các hoạt động đầu tư nước ngoài theo hướng có lợi nhất cho nềnkinh tế, pháp luật chia các lĩnh vực đầu tư thành: lĩnh vực cho phép đầu tư, lĩnh vựckhuyến khích đầu tư, lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư và lĩnh vực không cấpphép đầu tư Ví dụ không cấp phép đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực, địa bàn gây
TS Nguyễn Khác Định, Hoàn thiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong xu hướng nhất thể hoá pháp luật
Trang 22thiệt hại đến quốc phòng và an ninh quốc gia, di tích lịch sử, văn hoá, thuần phong
mỹ tục và môi trường sinh thái Danh mục các dự án không cấp giấy phép đầu tưbao gồm: các dự án gây nguy hại đến an ninh quốc gia, quốc phòng và lợi ích côngcộng; các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục
của Việt Nam; các dự án gây tổn hại đến môi trường sinh thái; các dự án xử lý phế
thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hoá chất độc hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế Bên cạnh đó, Ð 3 Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam quy định các lĩnh vực va các dia bàn được Nhà nước
khuyến khích đầu tư nước ngoài Ngoài ra Nhà nước quy định một số lĩnh vực chỉ
mở cửa cho đầu tư nước ngoài với những điều kiện nhất định, bao gồm: điều kiện về hình thức đầu tư, điều kiện về thị trường tiêu thụ sản phẩm và về phát triển nguồn
nguyên liệu
Như vậy có thể thấy rằng, các quy định về lĩnh vực đầu tư dành cho nhà đầu
tư nước ngoài của Việt Nam về cơ bản là hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tếcũng như tinh thần của AIA Tuy nhiên, danh mục các dự án cấm đầu tư còn dừnglại ở mức độ chung chung Nếu không có hướng dẫn cụ thể hơn thì việc lựa chọnlĩnh vực đầu tư của các nhà đầu tư trong nhiều trường hợp sẽ gặp khó khăn; việc xácđịnh một dự án cụ thể có thuộc lĩnh vực cấm đầu tư hay không sẽ phụ thuộc rất
nhiều vào ý kiến chủ quan của các cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cấp giấy
phép đầu tư Ngoài ra về các lĩnh vực đầu tư có điều kiện, mặc dù đã có những điềuchỉnh đáng kể bởi Nghị định 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003, song vẫn đang còn
một số vấn dé chưa hop lý cần phải xem xét để tiếp tục điều chỉnh Việc quy định
lĩnh vực đầu tư có điều kiện là đòi hỏi của bất cứ quốc gia nào, nhưng cần đưa ranhững điều kiện hợp lý để vừa bảo vệ được quyền lợi của nước nhận đầu tư, vừakhông gây trở ngại cho sự tự do đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài Theo quyđịnh hiện nay, việc không cho phép sở hữu 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh
vực (quy định tại mục 1, phần IV phụ lục 1, ND số 27/2003/NĐ-CP) là chưa hợp lý
Quy định này ít nhiều tạo thế cạnh tranh không bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong
nước và các nhà đầu tư nước ngoài, không đảm bảo sự cạnh tranh thực sự trong các
lĩnh vực này.
- Về hình thức đầu trr
Các hình thức đầu tư thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư nước ngoàitại việt nam là các hình thức đầu tư trực tiếp Trong thời gian qua, hình thức đầu tưtrực tiếp nước ngoài được pháp luật Việt nam quy định khá nhất quán Các hìnhthức cụ thể là: Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng;doanh nghiệp liên doanh;doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (D 2, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam) Ngoài ra, nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển cơ sở hạ tầng và
Trang 23một số lĩnh vực quan trọng khác, Luật đầu tư quy định những chế độ ưu đãi đầu tưcho các dự án đầu tư theo phương thức Xây dựng- Kinh doanh-Chuyển giao (BOT)
và các biến thể của phương thức này (BTO: Hợp đồng Xây dựng- Chuyển
giao-Kinh doanh; BT: Hợp đồng Xây dựng- Chuyển giao); quy định chế độ thuế quan
đặc biệt cho các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất
và khu công nghệ cao Nhìn chung các nhà đầu tư nước ngoài có khả năng lựa chọnkhá nhiều hình thức đầu tư Tuy nhiên so với một số nước khác trong khu vực, cáchình thức hiện hành còn có phần hạn hẹp, một số hình thức đầu tư trực tiếp nướcngoài tại Việt Nam hiện nay không được điều chỉnh bởi Luật đầu tư (ví dụ doanhnghiệp nước ngoài thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam, nhà đầu
tư nước ngoài góp vốn vào các công ty có vốn đầu tư trong nước của Việt Nam )
Có thể thấy rằng, cơ hội lựa chọn đầu tư tại Việt Nam của các nhà đầu tư nước
ngoài bị hạn chế hơn các nhà đầu tư trong nước của Việt Nam
- Thủ tục cấp giấy phép đầu tu
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư theo một
trình tự khá phức tạp và khác biệt với thủ tục cấp giấy phép đầu tư (giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh) cho các dự án trong nước Nhìn chung, thủ tục cấp giấy phép
đầu tư được quy định rất chặt chẽ, với thủ tục phức tạp áp dụng cho hầu hết các dự
án đầu tư Thẩm quyền cấp giấy phép được quy định theo cách phân cấp hoặc uỷquyền cho các cơ quan khác nhau (Bộ Kế hoạch đầu tư, một số UBND cấptỉnh, )tuỳ thuộc vào tính chất ngành nghề, lĩnh vực và quy mô dự án Thời hạn
thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép đầu tư là 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp
lệ Một dự án thoả mãn những điều kiện nhất định sẽ được cấp giấy phép đầu tưtheo quy trình đăng ký cấp giấy phép đầu tư, theo đó thủ tục cấp giấy phép đầu tưđược đơn giản hoá rất nhiều so với các dự án khác Thời hạn cấp giấy phép đầu tưtrong trường hợp này là 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Việc áp dụngthủ tục đăng ký cấp giấy phép đầu tư thể hiện sự đổi mới rất tiến bộ của Luật Đầu tưtrong lần sửa đổi năm 2000, là bước tiến quan trọng trên lộ trình giảm bớt các ràocản hành chính đối với các hoạt động đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, Nhà nước tacòn tỏ ra quá thận trọng trong việc cải cách thủ tục cấp giấy phép đầu tư Những dự
án được hưởng quy trình đăng ký cấp giấy phép đầu tư phải đáp ứng rất nhiều điều khác nhau (Xem Ð 105 ND 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000) Trên thực tế sẽ chỉ
có số ít các dự án được áp dụng quy trình cấp giấy phép đầu tư đơn giản này
- Các biện pháp đảm bảo và khuyến khích đầu tư
Các biện pháp này chủ yếu là: (i) Quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoàiđược tôn trọng và bảo đảm Nhà nước Việt nam đảm bảo không quốc hữu hoá vốn
và tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài; (ii) Nhà đầu tư nước ngoài có
Trang 24quyền chuyển vốn, tài sản và thu nhập hợp pháp ra nước ngoài sau khi đã thực hiện
các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt nam; (iii) Công nhận quyền tự do kinh
doanh và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác khi tiến hành hoạt động kinh
doanh ở Việt Nam; (iv) Các tranh chấp phát sinh giữa các nhà đầu tư nước ngoài vớicác đốt tác Việt nam trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hoà
giải Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì vụ tranh chấp được đưa racác cơ quan tài phán (toà án hoặc trọng tài) do các bên thoả thuận; (v) Trường hợp
do thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của các
bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài đã được cấp giấy phép, thì Nhà nước Việt nam có biện pháp giải quyết thoảđáng đối với quyền lợi của nhà đầu tư
Các biện pháp nêu trên nhằm mục đích trực tiếp là tăng tính hấp dẫn của môi
trường đầu tư, đảm bảo giành ưu thế trong cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nướcngoài Ngoài những ưu đãi chung cho đầu tư nước ngoài (so với đầu tư trong nước),
Luật đầu tư còn quy định những ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư vào những địabàn, lĩnh vực nhất định phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước (ví dụ
ưu đãi đặc biệt cho những dự án đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khókhăn, đầu tư vào các ngành mũi nhọn, sử dụng nhiều lao động, xây dựng cơ sở hạ
tầng )Nhóm biện pháp ưu đãi chủ yếu và hiệu quả nhất được sử dụng là ưu đãi về
tài chính So với nhiều nước, chính sách thuế đối với các hoạt động đầu tư trực tiếpnước ngoài tại Việt Nam tỏ ra ưu đãi hơn Mức thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thậm chí còn thấp hơn so
với mức thuế suất đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước
Như vậy, có thể thấy các bảo đảm và ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nướcngoài, đặc biệt là các ưu đãi về tài chính, ở nhiều khía cạnh đã theo kịp các nước
trong khu vực Tuy nhiên trước tình hình cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài ngàycàng quyết liệt, cùng với những yêu cầu của việc tham gia AIA, các biện pháp baođảm và ưu đãi đầu tư nước ngoài của Việt Nam còn bộc lộ những bất cập nhất định
Chẳng hạn như các quy định ưu đãi hơn về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuếchuyển lợi nhuận ra nước ngoài dành cho người việt Nam định cư ở nước ngoài đầu
tư về nước là không phù hợp với nguyên tắc đối xử quốc gia của AIA Theo LuậtĐầu tư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo quy định của
Luật này được giảm 20% thuế thu nhập doanh nghiệp so với các dự án cùng loại,trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% Ngoài ra,
vấn đề giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước Việt Nam
cũng chưa được quy định một cách rõ ràng và thoả đáng, mặc dù trong các Hiệp
định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam với các nước khác có đề cập tới
Trang 25cơ chế giải quyết tranh chấp này Thực tế này gây khó khăn không nhỏ (có thể nói
là bất lợi) cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các nha đầu tư đến từ các nước magiữa các nước đó và Việt nam chưa có hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư
- Quy định về tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài
Một trong những khác biệt lớn nhất về mặt pháp lý giữa đầu tư nước ngoài và
đầu tư trong nước ở Việt Nam trong nhiều năm qua thể hiện ở các quy định về tổ
chức và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Theo pháp luậthiện hành, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức chủ yếu dưới hình
thức công ty trách nhiệm hữu hạn Ngoài ra theo ND số 38/2003/NĐ-CP ngày
15/4/2003, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi đáp ứng những điềukiện nhất định có thể được chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.Đây là sự điều chỉnh đáng kể của Nhà nước Việt Nam Tuy nhiên, hình thức công ty
cổ phần mới chỉ được áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài với một phạm vi hạnhẹp; các DN muốn được chuyển đổi thành công ty cổ phần cần phải đáp ứng những
điều kiện rất ngặt nghèo (Xem D 7 ND số 38)
Một vấn đề nữa: mặc dù DN có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức theo
hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, nhưng Nhà nước không điều chỉnh các DNnày giống như các công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn đầu tư trong nước (quy địnhtại Luật doanh nghiệp năm 1999), Nhiều ràng buộc pháp lý được dat ra đối với các
DN có vốn đầu tư nước ngoài nhằm thực hiện mục đích của Luật Đầu tư Ví dụ: Vềcấu trúc vốn của các DN có vốn đầu tư nước ngoài: Vốn pháp định (đồng thời làvốn điều lệ) ít nhất phải bằng 30% tổng vốn đầu tư (hay vốn kinh doanh) của DN(trong một số trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép, ti lệ này có thể
thấp đến dưới 20%) Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được góp vốn bằng tiền Việt
Nam với điều kiện số vốn đó có nguồn gốc đầu tư tại Việt Nam v.v
Hoặc về tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp: DN có vốn đầu tư nước ngoàiđược thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn Tuy nhiên việc tổ chức
quản lý nội bộ các DN chịu sự ràng buộc bởi nhiều quy định đặc thù Trong DN
liên doanh, việc tổ chức quản lý được Luật Đầu tư quy định không hoàn toàn dựatrên nguyên tắc "đối vốn" Việc cử người của các bên liên doanh tham gia hội đồngquản trị trong nhiều trường hợp không phụ thuộc vào tỉ lệ vốn góp của các bên liêndoanh trong DN (Ð 11 Luật Đầu tư) Hội đồng quản trị chỉ có thể họp nếu có ít
nhất 2/3 số thành viên đại diện của tất cả các bên tham gia (D.13) Ngoài ra việc
thông qua quyết định của hội đồng quản trị về một số vấn đề quan trọng của DN(bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc, sửa đổi, bổ sung diéu lệ DN v.v.) phải dambảo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên hội đồng quản trị dự họp Các quy định
Trang 26này một mặt không đảm bảo quyền lợi cho các bên liên doanh có tỉ lệ vốn góp cao
trong các DN liên doanh (thông thường là các bên liên doanh nước ngoài), mặt khác
trong nhiều trường hợp gây khó khăn cho việc tổ chức vận hành DN liên doanh.
Vấn đề thủ tục thành lập DN có vốn đầu tư nước ngoài (thủ tục cấp giấy
phép đầu tư) cũng được quy định phức tạp hơn nhiều so với thủ tục thành lập DNtheo Luật DN như đã đề cập ở phần trên
Có thể nói, các quy định thể hiện sự đối xử khác nhau giữa DN có vốn đầu tư
nước ngoài và DN có vốn đầu tư trong nước trong nhiều trường hợp gây bất lợi cho
các nhà đầu tư nước ngoài, mặt khác không phù hợp với đòi hỏi của AIA Theo mộtchuyên gia, với tính chất là một hệ thống riêng, tương đối độc lập so với pháp luật
đầu tư trong nước, hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài Điều này chưa đáp
ứng yêu cầu của các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt là yêu cầu dànhđối xử quốc gia cho nhà đầu tư nước ngoài
2 Pháp luật thương mại Việt Nam
Một trong những vấn đề phức tạp nhất khi xây dựng và ban hành một vănbản pháp luật là xác định chính xác phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng củavăn bản đó Từ kết cấu và nội dung chi tiết của Luật Thương mại cho thấy LuậtThương mại Việt nam được thiết kế theo xu hướng điều chỉnh quan hệ thương mại
trên cơ sở các hành vị thương mại, tức là hành vi do thương nhân đang hoạt động tạiViệt Nam tiến hành
- Hanh vi thương mai
Ð 5 k.1 Luật Thuong mai định nghiã hành vi thương mại là hành vi của thươngnhân trong hoạt động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thươngnhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan Ð 45 Luật Thươngmại liệt kê 14 loại hành vi thương mại được pháp luật điều chính, gồm: Mua bánhang hoá; Đại diện cho thương nhân; Môi giới thương mại; Uy thác mua bán hànghoá; Đại lý mua bán hàng hoá; Gia công trong thương mại; đấu giá hàng hoá; Đấuthầu hàng hoá; Dịch vụ giao nhận hàng hoá; Dịch vụ giám định hàng hoá; Khuyến
mại; Quảng cáo thương mại; Trưng bày giới thiệu hàng hoá; Hội chợ, triển lãm
thương mại
Như vậy, các hành vi thương mại theo Luật Thương mại Việt Nam chủ yếu baogồm các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hoá và dịch vụ thương mại So vớiphạm vi điều chỉnh của Luật Thuong mại nhiều nước, nhất là của các nước trongkhu vực ASEAN thì phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại Việt Nam là quá hẹp.Đối tượng của việc mua bán hàng hoá cũng chỉ giới hạn trong phạm vi những hànghoá hữu hình như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu v.v Các tài sản khác như giá
Trang 27trị quyền sử dụng đất, bản quyền sở hữu công nghiệp, chứng khoán v.v không đượccoi là đối tượng của hoạt động thương mại Chính vì điểm này mà một số chuyêngia nước ngoài cho rằng, nên gọi là luật mua bán hàng hoá có lẽ phù hợp hơn.
Từ đây đã phát sinh nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện Luật Thương
mại Ví dụ khi phía nước ngoài yêu cầu Toà án Việt Nam công nhận va cho thihành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài trên cơ sở Công ước NewYork năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài, thi
các yêu cầu đó của phía nước ngoài đã không được thực hiện Đơn giản là vì các
quyết định đó của Trọng tài nước ngoài không được coi là quyết định thương mại(theo D I Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tàinước ngoài) Nguyên nhân là khi gia nhập Công ước New York năm 1958 vào năm
1995, Việt Nam đưa ra bảo lưu về việc chỉ công nhận và thi hành tại Việt Nam cácquyết định của Trọng tài nước ngoài giải quyết các tranh chấp về thương mại, trongkhi ở đó khái niệm thương mại lại không được giải thích cụ thể và như vậy chỉ cóthể căn cứ vào khái niệm trong Luật Thương mại Điều đó đã gây ảnh hưởng không
tốt đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Gần đây, ngày 25/2/2003 UBTVQH vừa thông qua Pháp lệnh Trọng tàithương mại, trong đó khái niệm hoạt động thương mại được mở rộng hơn rất nhiều
so với khái niệm hành vi thương mại trong Luật Thuong mai Theo đó, “hoạt động
thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ
chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại
- dién; đại lý thương mai; ký gửi; thuê, cho thuê; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; van
chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt,
đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật" (D 2 k 3Pháp lệnh Trọng tài thương mại) Rõ ràng đây là bước tiến mới trong pháp luật
thương mại nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới và phục vụ quá trình
hội nhập quốc tế
Thương nhân
Thương nhân là chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật thương mại
Theo k 6 Ð 5 Luật thương mại, "thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác,
hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thườngxuyên" Như vậy, trái ngược với khái niệm về hành vi thương mại, khái niệmthương nhân được hiểu theo nghĩa khá rộng Tuy vậy Luật Thương mại cũng chưalàm rõ một vấn đề quan trọng khác Cụ thể, Luật Thương mại quy định thương nhângồm các chủ thể nêu trên, vậy những hình thức liên kết khác như công ty hợp danh,
nhóm kinh doanh theo Nghị định 66/HDBT ngày 2/3/1992 có thể đăng ky tư cách
Trang 28thương nhân độc lập được không, hay chỉ những thành viên trong nhóm, trong công
ty với tư cách cá nhân mới có thể đăng ký trở thành thương nhân?
Các biện pháp chế tài và giải quyết tranh chấp thương mại
Theo Ð 222 Luật Thương mại, các biện pháp chế tài bao gồm: buộc thực
hiện đúng hợp đồng; Phat vi phạm; Bồi thường thiệt hai; Huy hợp đồng
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là biện pháp mà theo đó, bên có quyền lợi bị
vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp
khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh.
Trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo yêu cầu của bên bi vi phạm, thì bên
bị vi phạm có quyền mua hàng của người khác hoặc nhận cung ứng dich vụ của
người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng; bên vi
phạm phải bù chênh lệch nếu có
Phat vi phạm là biện pháp mà bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên viphạm phải trả một khoản tiền nhất định do vi phạm hợp đồng,nếu trong hợp đồng
có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định Mức phạt do các bên thoả thuận, thông
thường là không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm (D 228)
Bồi thường thiệt hai là biện pháp chế tai mà theo đó bên có quyền lợi bị viphạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra
Số tiền bồi thường thiệt hại không thể cao hơn giá trị tổn thất và khoản lợi đáng lẽ
được hưởng
Huỷ hợp đồng là biện pháp mà theo đó bên có quyền lợi bị vi phạm tuyên bố
huỷ hợp đồng nếu việc vi phạm của bên kia là điều kiện để huỷ hợp đồng mà các
bên đã thoả thuận Sau khi huỷ hợp đồng, các bên không cần phải tiếp tục thực hiện
hợp đồng nữa Bên bị thiệt hại có quyền đòi bên kia bồi thường
Như vậy có thể đánh giá tổng quát rằng, các quy định của Luật Thương mại
về các biện pháp chế tài cơ bản là phù hợp với thông lệ quốc tế, bởi chúng ta đãtham khảo, vận dụng Công ước Viên năm 1980 để đảm bảo phù hợp với thông lệ
quốc tế chung, dù Việt Nam chưa gia nhập Công ước này
Về giải quyết tranh chấp thương mại, Ð 239 quy định một số phương thứcgiải quyết như sau: Thương lượng; trung gian hoà giải; trọng tài; toà án Đặc biệt,với sự ra đời của Pháp lệnh Trọng tài thương mại ngày 25/2/2003, hoạt động giảiquyết tranh chấp thương mại bằng phương thức trọng tài đã được mở rộng và có
những bước tiến đáng kể Về cơ bản, các quy định này cũng phù hợp với thông lệ
quốc tế
3 Pháp luật về thuế của Việt Nam
Ở mức độ khái quát nhất, có thể nhận xét chung rằng, hệ thống pháp luật về
thuế của Việt Nam một mặt đã khá đầy đủ, nhưng mặt khác còn nhiều điểm bất
Trang 29cập Cu thể: - Hệ thống thuế còn nặng nề, cổng kềnh do có quá nhiều sắc thuế (10loại thuế khác nhau), trong đó có một số loại thuế có bản chất giống nhau (ví dụ
thuế đánh vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân ), đồng thời trong mỗi đạo luật
thuế, hệ thống thuế suất với nhiều mức khác nhau khá chi tiết, tạo cảm giác mộtchính sách thuế quá phức tạp, khó được người nộp thuế chấp nhận
- Hệ thống pháp luật thuế hiện hành ở Việt Nam còn tỏ ra kém hiệu lực
và hiệu quả Tính kém hiệu lực thể hiện ở chỗ, mặc dù các sắc thuế đều được ban
hành dưới hình thức Luật hay Pháp lệnh nhưng tình trạng vi phạm vẫn xảy ra
nghiêm trọng Tính kém nghiêm minh và kém hiệu lực của pháp luật thuế hiện hànhxuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân sâu xa là bản thân hệ
thống pháp luật thuế hiện hành chứa đựng nhiều "khuyết tật".
- Hệ thống pháp luật thuế tỏ ra kém tương thích hay chưa phù hợp với hệ thống
pháp luật về thuế của các nước trong và ngoài khu vực bởi sự nặng nề cồng kénh
nêu trên Mặt khác, nếu pháp luật các nước có xu hướng giảm dần gánh nặng thuế
cho những người nộp thuế để tạo điều kiện nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sáchNhà nước và giảm sức ép về tâm lý cho người nộp thuế, thì hệ thống pháp luật củaViệt Nam còn quá cứng nhắc, chưa thực sự bắt nhịp được với trào lưu quốc tế hoátrong lĩnh vực thuế và pháp luật về thuế Mặc dù trong những năm gần đây, do việctham gia AFTA/CEPT nên chính sách thuế của Việt Nam đã có nhiều thay đổi vàđang từng bước cải cách theo hướng hội nhập quốc tế, song về căn bản vẫn là một
hệ thống thuế phức tạp, céng kénh và một chính sách thuế kém năng động, nặng về
mục đích bảo hộ mậu dịch hơn là tự do hoá thương mại Có thể đưa ra những đánh
giá cụ thể hơn về thực trạng pháp luật thuế hiện hành như sau:
3.1 Về pháp luật điều chỉnh hệ thống thuế nội địa
3.1.1 Về thuế sử dụng đất nông nghiệp
Việc quy định các diéu kiện về chủ thể nộp thuế chưa cu thể, rõ rang làm
cho chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp kém minh bạch và hiệu quả, gây ra
những cách hiểu khác nhau và làm cho người nộp thuế kém tin tưởng vào chínhsách thuế hiện hành Ví dụ Ð 1 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định:" Tổchức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đấtnông nghiệp Hộ được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn
phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp" Với quy định này, chủ thể phải nộp thuế chưa được xác định rõ là ai trong một số trường hợp cụ thể, ví dụ: Tổ chức, cá nhân
không được giao đất vào sản xuất nông nghiệp nhưng thực tế có hành vi sử dụng đấtvào sản xuất nông nghiệp (chẳng hạn nông đân tự ý canh tác trên đất bãi bồi giữa
sông mặc dù chưa được Nhà nước giao đất hợp pháp); hoặc tổ chức, cá nhân được
giao đất vào sử dụng đất nông nghiệp nhưng thực tế sử dụng vào mục đích phi nông
Trang 30nghiệp hoặc bỏ đất hoang hoá Theo quy định của Luật đất đai, hai hành vi này có
tính chất pháp lý khác nhau (sử dụng trái mục đích được giao là hành vị bất hợp
pháp, còn bỏ đất hoang hoá chưa được pháp luật coi là hành vi bất hợp pháp) do đó
cần phải được đối xử khác nhau, xét về phương diện thuế Tuy nhiên pháp luật về
thuế vẫn chưa quy định rõ ràng về sự phân biệt đối xử này
Ngoài ra việc lồng phép chính sách xã hội thông qua quy định về miễn, giảmthuế cho các hộ gia dình có thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ là chưa dam bao
nguyên tắc công bằng của thuế Mặt khác, trong chế độ miễn giảm thuế lại không
có quy định nào thể hiện rõ chính sách khuyến khích và ưu đãi đối với các tổ chức,
cá nhân có hoạt động sản xuất nông sản chuyên dùng cho xuất khẩu, gây cản trở
cho tiến trình thực hiện chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá (trong đó có nông
sản)
3.1.2 Về thuế chuyển quyền sử dụng đất
Ð 1 Luật thuế chuyển quyển sử dụng đất chưa xác định rõ những điều kiện
cụ thể đối với tổ chức, cá nhân thuộc diện nộp thuế, ví dụ "quyền sử dụng đất" phảiđược hiểu như thế nào; hoặc cần phải hiểu ra sao về "có hành vi chuyển quyền sửdụng đất hợp pháp" Trường hợp cho thuê và thế chấp hay bảo lãnh bằng quyền sửdụng đất, chưa xảy ra việc chuyển quyển sử dụng đất cho bên thuê hoặc một sốtrường hợp khác mà theo pháp luật các trương hợp này phải nộp thuế chuyển quyền
sử dụng đất là không thoả đáng Ngoài ra, việc pháp luật quy định giá đất tính thuế
là một trong những căn cứ để tính thuế cũng dẫn tới bất lợi do thất thu cho Nhànước, bởi giá đó do Nhà nước quy định và thường không theo kịp với với tốc độtăng giá của giao dịch chuyển quyền sử dụng đất trên thị trường bất động sản
3.1.3 Về thuế giá trị gia tăng
- Về chủ thể nộp thuế: Thuế giá trị gia tăng là loại thuế đánh vào khoản giá trị tăng
thêm của hàng hoá, dịch vụ qua mỗi lần luân chuyển chứ không đánh trên toàn bộ
giá trị của lô hàng hoá hay dịch vụ bán ra Do vậy chỉ khi nào cơ quan thuế chứngminh được rằng hoạt động kinh doanh của đương sự đã phát sinh giá trị tăng thêmthì mới có cơ sở tính thuế Tuy nhiên theo Ð 3 Luật Thuế GTGT thì chủ thể nộpthuế là các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGThoặc các chủ thể đó nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT Với quy định này, PL
quan niệm hành vi của người kinh doanh hay người nhập khẩu là tiêu chuẩn (hay
dấu hiệu) để xác định chủ thé nộp thuế, chứ không dựa vào hậu quả của hành vi đó(tức sự tăng thêm lượng giá trị mới sau khi kết thúc một lần luân chuyển hàng hoá,dich vu Mặt khác, cũng theo Luật thuế GTGT mọi tổ chức, cá nhân khi có hành vinhập khẩu các hàng hoá thuộc diện chịu thuế GTGT thì đều đương nhiên trở thànhchủ thể nộp thuế và phải nộp ngay tại khâu nhập khẩu, tính trên giá trị lô hàng nhập
Trang 31khẩu cộng với thuế nhập khẩu, bất luận hành vi nhập khẩu có phát sinh giá tri tăng
thêm hay không Đây là sự võ đoán, làm sai lệch bản chất của thuế GTGT và tấtnhiên cũng làm cho tiến trình tự do hoá thương mại chậm chạp và khó khăn hơn,
bởi thuế GTGT đánh trên hàng nhập khẩu chẳng khác gì một loại thuế nhập khẩu
mới đánh vào hàng hoá này
- Về giá tính thuế GTGT theo PL hiện hành chưa đảm bảo tính thống nhất về mặtnguyên tắc, thậm chí giá tính thuế đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ có lúc còn
mâu thuẫn nhau _
- Về phương pháp tính thuế: Với hai phương pháp tính thuế trực tiếp và phươngpháp khấu trừ, trong nhiều trường hợp áp dụng để tính thuế cho cùng một đương sự
với cùng hệ thống số liệu nhưng kết quả số thuế phải nộp lại khác nhau, chứng tỏ
việc áp dụng phương pháp tính trực tiếp là có vấn dé
3.1.4 Về thuế tiêu thụ đặc biệt
Tuy được đánh giá là một trong số ít các loại thuế gián thu được sử dụng
thành công nhất ở Việt Nam hiện nay, nhưng vẫn tồn tại một số nhược điểm có thể
ảnh hưởng bất lợi đến tiến trình tự do hoá thương mại của Việt Nam Một là, đo đốitượng chịu thuế gồm cả những hàng hoá đặc biệt được nhập khẩu từ nước ngoài vào
lãnh thổ Việt Nam để tiêu thụ dẫn đến các hàng hoá đặc biệt sẽ phải chịu đồng thời
cả hai loại thuế ở khâu nhập khẩu (gồm thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt ởkhâu nhập khẩu) mà bản chất của hai loại thuế này đều là thuế gián thu Như vậy,thuế tiêu thụ đặc biệt chẳng khác nào một loại thuế nhập khẩu mới đánh vào hàng
hoá đặc biệt ở khâu nhập khẩu, làm cho giá cả của những hàng hoá này tăng lên
vượt xa giá trị ban đầu của nó ở khâu nhập khẩu, ảnh hưởng đến năng lực cạnhtranh của các hàng hoá này trên lãnh thổ Việt Nam Hai là, mức thuế suất thuế tiêuthụ đặc biệt hiện hành tuy đã giảm so với trước khi sửa đổi Luật tại kỳ họp thứ 3
Quốc hội khoá XI ngày 17/6/2003 nhưng so với một số nước trong khu vực thì mức
này vẫn được đánh giá là cao Do vậy có thể nhận định rằng trong chừng mực nào
đó các quy định này tất yếu sẽ ảnh hưởng đến tiến trình tự do hoá thương mại cảViệt Nam vào thị trường quốc tế trong và ngoài khu vực.
3.1.5 Về thuế thu nhập
Thuế thu nhập bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao và đều là thuế trực thu Tuy Luật thuế thu nhập DN mới đượcsửa đổi bổ sung vào tháng 6/2003 vừa qua, song vẫn còn bộc lộ một số bất cập sau
đây chưa được giải quyết
Một là, việc xác định chủ thể nộp thuế thu nhập căn cứ vào nguồn gốc phátsinh thu nhập là không hợp lý Điều này có thể dẫn đến việc bỏ sót đối tượng chịu
Trang 32bach,không công bằng Ngoài ra lấy căn cứ này làm tiêu chí để xác định chủ thể nộp thuế sẽ không thể chính xác trong trường hợp nguồn thu nhập của tổ chức, cá
nhân không rõ là phát sinh từ hoạt động kinh doanh hay phát sinh ngoài hoạt động
kinh doanh (ví dụ khoản thu nhập về quà tặng bằng hiện vật của DN nhận từ DN
khác nhằm mục đích "mở đường" cho quan hệ làm ăn giữa hai bên) Hai là, Luật
thuế thu nhập DN và Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao vẫn
chưa làm rõ được ranh giới thật sự giữa thuế thu nhập DN và thuế thu nhập cá nhân.
Trong một số trường hợp nếu căn cứ vào các quy định hiện hành thì cơ quan thuế rất khó xác định được nghĩa vụ thuế của đương sự là phải nộp loại thuế nào.
3.2 Về pháp ludt điều chỉnh thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Về chủ thể nộp thuế, do pháp luật không quy định rõ các tiêu chuẩn để xác
định chủ thể nộp thuế, nên trong một số trường hợp không thể xác định một cách
chính xác và khoa học về chủ thể nộp loại thuế này Cũng như vậy, việc xác định giá tính thuế xuất nhập khẩu căn cứ vào giá mua, bán tối thiểu tại cửa khẩu ở thời điểm xuất, nhập khẩu do Nhà nước quy định tỏ ra không thực sự phù hợp với thông
lệ quốc tế (phương pháp xác định trị giá hải quan theo Ð 7, Hiệp định Gatt) trongbối cảnh thương mại đa phương và có thể gây trở ngại cho quá trình tự đo hoáthương mại của nước ta Ngoài ra, hệ thống thuế suất còn quá chi tiết, phức tạp,nặng về mục tiêu bảo hộ sản xuất và bảo hộ mậu dịch hơn là mục tiêu tự do hoá
thương mại
Về thủ tục hành thu thuế, mặc dù thể chế hành chính trong lĩnh vực thuế quan của
Việt Nam đã và đang từng bước được sửa đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế,
song nhìn chung vẫn còn rất phức tạp, quy trình thu thuế có nhiều điểm bất hợp lý
gây phiền hà, thậm chí gây thiệt hại cho người nộp thuế
Cuối cùng, việc hoàn thuế xuất nhập khẩu do được quy định một cách cứng nhắc,
bao gồm các trường hợp cu thể quy định tại D.14, 15 Luật thuế XNK và Ð 16 ND
số 54/CP ngày 28/8/1993, nên chưa bao hàm được hết các trường hợp cần thiết, ví
dụ trường hợp Hải quan áp mã hàng hoá sai dẫn đến việc thu thuế cao hơn mức thuếcần phải nộp ; trường hợp này sẽ không có cơ sở pháp lý để hoàn thuế , ảnh hưởng
đến lợi ích của đương sự
Ngoài những tồn tại nêu trên, trong quá trình triển khai áp dụng các quy định của
pháp luật về thuế cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, khiến ngân sách Nhà nướckhông được đảm bảo và việc điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng cũng gặp một
số trở ngại Vấn dé này được giải trình cụ thể trong phần chuyên dé
4 Pháp luật lao động Việt Nam
4.1 Tác động của việc gia nhập AFTAICEPT đến lĩnh vực lao động và yêu cầu
đất ra đối với pháp luật lao động Việt Nam
Trang 33Thứ nhất, về cơ hội, việc giảm bớt và tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi
quan thuế giữa các quốc gia thành viên ASEAN sẽ đồng nhất hoá thị trường Việt
Nam và thị trường các nước ASEAN khác tạo điều kiện mở rộng thị trường hànghoá và dịch vụ, từ đó tăng năng lực sản xuất và cũng có nghĩa là tăng cơ hội việclàm cho NLD, huy động tiềm năng lao động dồi dào của Việt Nam
Thứ hai, việc thực hiện AFTA/CEPT có tác dụng thu hút mạnh mẽ hơn luồng đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ các nguồn ngoài ASEAN và trong ASEAN
(đây cũng là một mục tiêu chính của AFTA), một yếu tố không kém phần quan
trọng trong vấn đề tạo việc làm, thúc đẩy thị trường lao động phát triển
Thứ ba, việc tham gia AFTA/CEPT có thể tạo sự khai thông giao lưu các nguồn
lực của nước ta với các nước thành viên ASEAN khác Việt Nam có thể thông qua
con đường hội nhập khu vực để nhập khẩu các loại lao động kỹ thuật cao, những laođộng quản lý giỏi mà tạm thời lao động nước ta chưa đáp ứng được Mặt khác cơhội xuất khẩu lao động của nước ta cũng sẽ được cải thiện hơn khi hội nhập, gópphần giải quyết việc làm cho NLĐ
Thứ tw, về thách thức, thách thức lớn nhất khi tham gia AFTA/CEPT là áp lực vềviệc làm càng trở nên nặng nề hơn do nhiều nguyên nhân; chẳng hạn do nguy cơkhông đứng vững trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn của những doanhnghiệp yếu kém dẫn đến đổ vỡ, phá sản và thất nghiệp; do tất yếu phải cơ cấu lại
nền kinh tế, phải phân bố lại các nguồn lực theo hướng sử dụng có hiệu quả hơn,
phải ứng dụng những thành tựu kỹ thuật công nghệ mới để giảm chi phí nguồn lực
dẫn đến làm đôi dư một số lượng lớn lao động, bổ sung thêm vào đội quân chờ việc
vốn vẫn còn ở con số hàng triệu mỗi năm
Tóm lại, khi chương trình AFTA/CEPT được thực hiện và hoàn thành một mặt cótác động tích cực to lớn, mặt khác gắn liền với đó cũng là những tác động tiêu cực,những thách thức không nhỏ trong lĩnh vực lao động Những lợi ích và những thiệthai do việc thực hiện AFTA mang lai cho mỗi quốc gia ở mức độ lớn nhỏ khácnhau phụ thuộc chủ yếu vào cơ chế chính sách của từng nước Một hệ thống chính
sách và pháp luật phù hợp có thể sẽ mang lại những lợi ích lớn hơn và giảm thiểu
những tác động tiêu cực, và ngược lại
Từ đây đặt ra một số yêu cầu cơ bản đối với pháp luật lao động Việt Nam như sau:
Thứ nhất, PL cần tạo dựng cơ chế pháp lý phù hợp trong lĩnh vực lao động nhằm
góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng là để đảm bảo
công ăn việc làm cho người lao động Vấn đề này được đảm bảo chủ yếu thông quacác quy định về dạy nghề- học nghề, quy định về lao động có trình độ chuyên môn,
kỹ thuật cao, bởi sức cạnh tranh của DN ngoài những yếu tố khác chủ yếu do chấtlượng lao động quyết định
Trang 34Thứ hai, PLLĐ cần góp phần hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của quá
trình thực hiện AFTA/CEPT đến thị trường lao động, tạo môi trường pháp lý thuận
lợi để thị trường lao động vận động có hiệu quả Pháp luật cần đề ra những biệnpháp pháp lý giải quyết việc làm tích cực và có hiệu quả, nhằm hạn chế đến mứcthấp nhất tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp trong tình hình mới Mặt khác cầnnhìn nhận rảng, trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp được coi như là một hiện
tượng kinh té- xã hội tất yếu PLLD do vậy cần có những cơ chế phù hợp nhằm bảo
vệ lợi ích chính đáng của NLĐ trước những tác động tiêu cực của cơ chế thị trườngnói chung, của quá trình thực hiện AFTA/CEPT nói riêng Mục tiêu này có thểđược thực hiện thông qua việc xây dựng cơ chế bảo hiểm thất nghiệp
4.2 Thực trạng pháp luật lao động hiện hành ở nước ta về những vấn đề
có hiên quan
Về vấn đề học nghề
Lần đầu tiên "Học nghề” được coi là một chế định cơ bản, quan trọng nằm trong
cơ cấu chung của Bộ luật lao động (BLLĐ) Ở đó quyền tự do lựa chọn nghề và nơi
học nghề phù hợp với nhu cầu việc làm của công dân được dam bảo Chủ trương xãhội hoá việc dạy nghề cũng đã được pháp luật thể chế hoá Vấn đề giao kết, nội
dung hợp đồng học nghề cũng như việc đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng được
quy định cụ thể Tuy nhiên chế định học nghề vẫn không tránh khỏi còn có phần
hơi đơn giản, phiến diện, chưa tương xứng với vai trò quan trọng của hoạt động học
nghề trong tình hình hiện nay Bởi lẽ, chế định này hầu như chưa tập trung điềuchính quá trình học nghề một cách day đủ, thoả đáng Quyền và nghĩa vụ pháp lýcủa các chủ thể trong thời gian dạy và học nghề hầu như không được đề cập và cácchế tài nhằm đảm bảo quá trình học tập vì vậy cũng không được đặt ra Điều này ítnhiều ảnh hưởng đến hiệu quả day và học nghề, nhất là khi người học nghề còn nhỏ
tuổi, là người chưa thành niên (từ đủ 13 tuổi) Ở những trường hợp này, người hoc
nghề không chỉ có nhu cầu đào tạo về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp
mà còn có nhu cầu được giáo dục về nhân cách, đạo đức, ý thức ky luật tạo tiền
đề cho quá trình làm việc sau này Ngoài ra, pháp luật về học nghề chưa có cơ chếràng buộc cần thiết nhằm ngăn chặn sự tự do phá bỏ hợp đồng học nghề không hợp
lý làm cho mục tiêu học - dạy nghề không đạt được, ảnh hưởng lợi ích chính đáng
của các bên
Về lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao
Nhìn chung pháp luật đã thể hiện sự trân trọng và nhu cầu to lớn của xã hộinói chung và của người sử dụng lao động nói riêng đối với nguồn lao động “quýhiếm" này và từ đó có cách sử dụng họ phù hợp Tuy nhiên vẫn chưa thể nói rằng
các quy định về đối tượng lao động này đã thực sự hoàn chỉnh Bản thân khái niệm
Trang 35về "người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao" vẫn chưa được pháp luật
định hình cụ thể.
Về việc làm, giải quyết việc làm và chế độ chính sách đối với NLD có quan hệ
lao động chấm dứt.
Nhìn chung các quy định về tạo việc làm và giải quyết việc làm qua một số
lần sửa đổi, bổ sung về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới, thông qua việc quy định trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong việc tạo việc làm
và giải quyết việc làm cũng như quy định các biện pháp pháp lý để thực hiện các
trách nhiệm đó
Về chế độ đối với người lao động có HĐLĐ chấm dứt, PLLĐ hiện hành quy định
chủ yếu hai chế độ trợ cấp IA trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm Việc hưởng
chế độ trợ cấp nào tuỳ thuộc vào căn cứ mà HĐLĐ chấm dứt Tuy nhiên các chế độtrợ cấp này mới chỉ chú ý hỗ trợ NLĐ về mặt vật chất với một giới hạn nhất định vànguồn chi trả duy nhất do người sử dụng lao động đảm bảo, đồng thời chưa có cơchế đưa người mất việc quay trở lại làm việc Điều này đặt ra vấn để cần xây dựngmột chế độ bảo vệ NLD toàn diện hon
II PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN MỘT SỐ ĐỊNH CHẾ PHÁP LUẬT
KINH TẾ CƠ BẢN TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
AFTA/CEPT
Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề hội nhập kinh tế nói chung,hội nhập kinh tế khu vực nói riêng hiện nay đang là một nội dung cần được quan
tâm đặc biệt, nhất là khi thời điểm hoàn thành AFTA/CEPT đối với Việt Nam đang
rất cận kể, đồng thời Việt Nam cũng là quốc gia đang có nguyện vọng sớm trởthành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Một nội dung chínhtrong quá trình hội nhập của Việt Nam để có thể đáp ứng các cam kết với ASEAN
và tạo đà cho sự phát triển của đất nước là hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nướccho phù hợp với bối cảnh hội nhập Vì vậy việc nghiên cứu hệ thống pháp luật này,nhất là pháp luật kinh tế, nhằm tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu và từ đó đưa rahướng khắc phục là điều đặc biệt cần thiết
Có thể nhận xét rằng, mặc dù pháp luật kinh tế của Việt Nam nhìn chung về
cơ bản đã đáp ứng được với các điều kiện của giai đoạn đầu của quá trình hội nhập,trong đó có hội nhập kinh tế khu vực, nhưng so với "luật choi" chung của nền kinh
tế khu vực nói riêng vẫn không tránh khỏi còn có một số bất cập cần sớm được giảiquyết, khắc phục Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (cấptrường), với điều kiện và khả năng có hạn, chúng tôi không có tham vọng nghiêncứu và để xuất được một cách tổng thé, mà chủ yếu chỉ dé xuất một số vấn đề có
Trang 36tính chất nghiên cứu bước đầu về việc hoàn thiện một số định chế pháp luật kinh tế
cơ bản trong điều kiện thực hiện chương trình AFTA/CEPT như sau:
1 Hoàn thiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đứng trên quan điểm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này là phải tạo
dựng môi trường kinh doanh bình đẳng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đồng thời vừa phải dam bảo tính thông thoáng hơn, hấp dẫn hon để tạo sức
cạnh tranh cao của môi trường đầu tư Việt Nam so với các nước trong khu vực, vừa
phải đảm bảo giữ vững độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia, có thể đưa ra một số
nội dung cụ thể cần hoàn thiện như sau:
- Hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động của các DN có vốn đầu tưnước ngoài, từng bước thu hẹp sự khác biệt trong các quy định về địa vị pháp lý
giữa DN có vốn đầu tư trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài Có thể chuyển
các DN có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo Luật DN, và như vậy các vấn
dé về tổ chức quản lý hoặc lựa chọn mô hình tổ chức kinh doanh của các DN cóvốn đầu tư nước ngoài sẽ được điều chỉnh bởi Luật DN Với giải pháp này, Luật đầu
tư nước ngoài sẽ được thiết kế để chỉ quy định các vấn đề về chính sách đầu tư (về
đảm bảo và khuyến khích đầu tư).Trong tương lai, cần tính đến việc ban hành một
đạo luật (hoặc bộ luật) về đầu tư để điều chỉnh chung các hoạt động đầu tư trongnước và đầu tư nước ngoài
- Tiếp tục từng bước mở rộng các lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
như các dự án bảo hiểm, vui chơi, giải trí tiến tới áp dung danh mục ngành nghề,
tĩnh vực đầu tư chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
- Tiếp tục đơn giản hoá thủ tục, điều kiện cấp giấy phép đầu tư Các dự án đượcthực hiện chế độ cấp giấy phép đầu tư cần được tiếp tục mở rộng, tiến tới áp dụngchế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư cho tất cả các dự án đầu tư trực tiếp nướcngoài Điều này sẽ đáp ứng những đòi hỏi bức xúc, chính đáng của các nhà đầu tưnước ngoài, đồng thời nhằm trực tiếp thực hiện chương trình tự do hoá trong Hiệp
định AJA
- Tiếp tục hoàn thiện các quy định về bảo đảm và khuyến khích đầu tư, ví dụ
bổ sung quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh giữa nhà đầu tư nướcngoài với Chính phủ Việt Nam: không nên quy định áp đặt một hình thức giải quyếttranh chấp cụ thể mà cho phép các bên thoả thuận lựa chọn hình thức giải quyết
tranh chấp
2 Hoàn thiện pháp luật về thương mại
Quá trình hội nhập kinh tế khu vực nói chung và thực hiện AFTA/CEPT nói
riêng đòi hỏi sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại mà việc sửa đổi, bổ
Trang 37sung Luật thương mại là một nội dung trọng tâm Theo chúng tôi cần tập trung vào
một số nội dung chủ yếu sau đây:
- Mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại trên cơ sở quan niệmthương mại theo nghĩa rộng: đó là toàn bộ các hoạt động sản xuất, mua bán, các
dịch vụ nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận Hiểu thương mại theo nghĩa rộng này
chúng ta có thể đạt được nhiều mat: Trước hết, đây là quan niệm về thương mại
hiện đại của nhiều nước có nền kinh tế thị trường phát triển Sự đồng nhất trongquan niệm tạo thuận lợi cho chúng ta mở rộng giao lưu với các nước, bảo vệ đượclợi ích của các nhà kinh doanh Việt Nam khi làm ăn với nước ngoài, đồng thời thuhút, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam đầu tư Ngoài ra, trênthực tế không thể tách rời các hoạt động mua bán khỏi hoạt động sản xuất, vận
chuyển, thanh toán, bảo hiểm, ngân hàng Dù Pháp lệnh Trọng tài thương mại ngày
25/2/2003 đã mở rộng khái niệm hoạt động thương mại, song vẫn đòi hỏi phải có sựsửa đổi, bổ sung Luật Thương mại theo hướng nêu trên, bởi Pháp lệnh chỉ điều
chỉnh quan hệ giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài mà không điềuchỉnh tất cả các hoạt động thương mại khác Nói cách khác, khái niệm hoạt động
thương mại trong Pháp lệnh chủ yếu có ý nghĩa trong việc xác định thẩm quyền của
các trung tâm trọng tài theo hướng mở rộng hơn so với trước đây.
- Luật thương mại cần quy định về thương nhân một cách khái quát hơn để
có thể bao hàm được tất cả các chủ thể có hành vi kinh doanh được pháp luật thừa
nhận (ví dụ những người kinh doanh theo ND số 66/HDBT ngày 2/3/1992, công ty
hợp danh )
- Cần hoàn thiện một số quy định pháp luật kinh tế khác, đặc biệt pháp luật
về quản lý xuất nhập khẩu, nhằm tạo thuận lợi để thực hiện tự do hoá thương mại có
hiệu quả Bước đầu, cần đơn giản hoá các thủ tục hải quan tạo điều kiện cho các
DN kinh doanh xuất nhập khẩu; Bãi bỏ các quy định về xin phép xuất khẩu sảnphẩm nông nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho các DN gia nhập thị trường nông sảnkhu vực dễ dàng
Trong thương mại quốc tế, Việt Nam cần nhanh chóng gia nhập Công ước Viênnăm 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế, rút bảo lưu đối với Công ước New York về
công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài Cùng với việc hoàn
thiện pháp luật trong nước, hội nhập pháp luật quốc tế, đặc biệt là các điều ướcquốc tế đa phương phổ cập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong hội nhậpkinh tế khu vực cũng như hội nhập kinh tế toàn cầu
3 Hoàn thiện pháp luật về thuế
Trên cơ sở một số quan điểm cơ bản chi phối việc hoàn thiện pháp luật về
thuế như: phải đảm bảo tiến trình cắt giảm thuế quan phù hợp với hoàn cảnh cụ thể
Trang 38của Việt Nam theo yêu cầu của AFTA/CEPT; đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc
gia và an ninh trật tự cũng như định hướng xã hội chủ nghĩa; đảm bảo yêu cầu bảo
hộ sản xuất trong nước và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam;
có thể dé xuất một số kiến nghị như sau:
- Cần quy định một cách rõ ràng, minh bạch về các điều kiện, tiêu chí để xác định
chủ thể nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Các điều kiện, tiêu chí này nên bao
gồm các nội dung về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nộp thuế;
tiêu chí về hành vi của người nộp thuế (phải là người đứng tên xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hoá qua biên giới); tiêu chí về hàng hoá (phải là hàng hoá được phép xuấtnhập khẩu qua biên giới)
- Cần quy định việc áp dụng triệt để nguyên tac trị giá hải quan trong quá
trình xác định giá tính thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu, nhằm tôn trọng ý chícác bên tham gia giao dịch xuất nhập khẩu hàng hoá trong quan hệ thương mại
quốc tế và đảm bảo thực hiện yêu cầu của Hiệp định CEPT,
- Cần quy định cụ thể việc cat giảm thuế suất thuế XNK của Việt Nam theo
yêu cầu của CEPT trên cơ sở giảm bớt mức thuế suất quan thuế nhiều hơn nữa,
đồng thời triển khai việc chuyển hoá nhanh từ Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL)
sang Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) hoặc sang Danh mục giảm thuế (IL) và từDanh mục loại trừ tạm thời (TEL) sang Danh mục giảm thuế (IL) theo các yêu cầucủa CEPT
- Cần thể chế hoá việc cải cách thủ tục hành chính trong quá trình hành thuthuế nói chung cho phù hợp với yêu cầu hội nhập
- Cần xây dựng các quy định pháp luật có tác dụng nâng cao tính bình đẳngtrong đối xử về thuế giữa hàng hoá sản xuất trong nước với hàng hoá nhập khẩu từcác nước thành viên ASEAN, Ví dụ các chế độ miễn giảm thuế, các ưu đãi về tỉ lệkhấu trừ thuế GTGT đầu vào cho hang hoá được sản xuất trong nước cũng phảiđược áp dụng tương tự cho các hàng hoá nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN
- Cần điều chỉnh hệ thống thuế suất của từng sắc thuế trong hệ thống thuếnội địa của Việt Nam theo hướng đơn giản hoá nhằm tăng cường tính khả thi và
tính hiệu qua của hệ thống thuế
4 Hoàn thiện pháp luật lao động
Trong mối liên hệ với việc thực hiện yêu cầu của AFFA/CEPT, việc hoànthiện pháp luật lao động cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau đây:
- Cần bổ sung các quy định về quyền, nghĩa vụ của hai bên chủ thể quan hệhọc nghề là người học nghề và cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện quan hệ,đồng thời phải dự liệu các chế tài cần thiết đối với những hành vi vi phạm các nghĩa
vụ đó.
Trang 39- Cần ràng buộc quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thờihạn vào những lý do chính đáng nhằm ngăn chặn sự tự do phá bỏ hợp đồng bất hợp
ly ảnh hưởng đến mục tiêu học nghề, dạy nghề chính đáng của các chủ thể, đồngthời đặt ra các chế tài mạnh mẽ hơn đối với những trường hợp đơn phương chấm dứt
HD trái pháp luật Chang hạn quy định bổ sung trách nhiệm bồi thường một khoản
tiền bên cạnh nghĩa vụ trả lại số hoc phí đã thu nếu bên chấm dứt HD là cơ sở dạy
nghề
- Cần cụ thể hoá khái niệm về người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ
thuật cao để định hình rõ các đối tượng cần được đối xử ưu đãi và tạo điều kiện để
họ phát huy năng lực.
- Cần khẩn trương xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp để bảo vê, hỗ trợnhững người thất nghiệp một cách toàn diện hơn trong bối cảnh thời điểm hoànthành chương trình AFTA/CEPT theo cam kết đã rất cận kể, nghĩa là
NLD đang chuẩn bị phải đối mặt với những thách thức rất lớn về vấn đề việc
làm-thất nghiệp
tke ok ok oe ok
KET LUAN
Hội nhập kinh tế quốc tế là một yêu cầu khách quan đối với sự phat triển của
bất kỳ quốc gia nào, bởi đó là xu thế của thế giới hiện đại Việt Nam cũng không
nằm ngoài xu thế chung đó, trong đó việc tham gia AFTA/CEPT là một biểu hiệnsinh động AFTA là khu vực mậu dịch tự do của các nước ASEAN, được thành lậpnhằm các mục tiêu cơ bản là tự do hoá thương mai trong nội bộ ASEAN và tangcường thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực và đầu tư lẫn nhau giữa các nướcthành viên Công cụ chủ yếu để thực hiện AFTA là Hiệp định CEPT với nội dungchủ yếu là thực hiện việc cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi quan thuế
Nhằm đảm bảo thực hiện và hoàn thành chương trình AFTA/CEPT với tưcách một nước thành viên, vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp vớitình hình mới được đặt lên như một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nước ta,trong đó cần chú trọng đến hệ thống pháp luật kinh tế Nghiên cứu một số định chế
pháp luật kinh tế cơ bản cho thấy rằng, bên cạnh những ưu điểm không thể phủ
nhận, pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài; pháp luật về thương mai; pháp luật
về thuế và pháp luật lao động ở nước ta vẫn còn bộc lộ một số hạn chế Những hạnchế này cần sớm được tháo gỡ, giải quyết nhằm tận dụng những tác động tích cực,đồng thời thu hẹp, hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tếquốc tế với mục tiêu cuối cùng là phát triển kinh tế- xã hội ở đất nước ta
Trang 40Chuyên đề I
KHU VUC MAU DỊCH TỰ DO ASEAN (AFTA)
Nguyén Thi Thuan - Ths - Gidng vién chinh
Phó phòng Quản lý khoa học - Trường Dai hoc Luật Ha nội
SỰRA ĐỜI CỦA AFTA
Trong bối cảnh của thế giới hiện đại, với những thành tựu của khoa học công
nghệ và đòi hỏi của nền kinh.té trí thức hành tinh của chúng ta dường như được thu
nhỏ lại với các hình thức liên kết, hợp tác phát triển ở các cấp độ hết sức đa dạng.
Có thể khẳng định rằng không một quốc gia nào có thể đứng ngoài sự hợp tác phát triển Khi Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN ) ra đời, một trong những mục đích cơ bản trong hoạt động của tổ chức này chính là “thiic đẩy sự tăng trưởng kinh
tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung
trên tỉnh thân bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các
quốc gia Đông Nam á hoà bình và thịnh vượng “ Song trong thời gian đầu, cácnước thành viên ASEAN chủ yếu quan tâm và xúc tiến các hoạt động hợp tác trongcác lĩnh vực chính tri và an ninh khu vực Nhưng nhu cầu hợp tác kinh tế đang ngàycàng trở nên bức thiết hơn Vì vậy, vấn dé hợp tác kinh tế đã thực sự được dé cap
đến tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất được tổ chức tại Inđônêxia năm
1976 Tại hội nghị này, ASEAN đã quyết định lập ra uỷ ban về hợp tác kinh tế : Tàichính — ngân hàng, lương thực nông — lâm nghiệp, công nghiệp, khoáng sản — nănglượng, giao thông vận tải, thương mại du lịch và các uỷ ban về khoa học công nghệ,phát triển xã hội, phong.chéng ma tuý va văn hoá thông tin Các nước thành viênASEAN cũng đã ký kết các hiệp định hợp tác, thực hiện một số dự án và chươngtrình hợp tác với nhau và với các nước đối thoại trên nhiều lĩnh vực như: Thoả thuận
ưu đãi thương mại (PTA), các dự án công nghiệp ASEAN (AIC), kế hoạch hỗ trợsản xuất công nghiệp cùng nhãn mác (BBC), liên doanh công nghiệp ASEAN
(AUV).
ASEAN là một trong những khu vực có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độnhanh nhất thế giới Mac di khủng hoảng kinh tế đã diễn ra trong những nam giữacủa thập kỷ 80, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của ASEAN từ năm 1981 đến năm
1991 vẫn là 5,4%, gần gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới Với tìnhhình phát triển kinh tế rất khả quan như vậy, với mục đích hợp tác toàn diện trênmọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá lế ra hợp tác kinh tế của ASEAN đã rất