với quy mô khác nhau nhưng cơ ban tất ca các Hiến pháp đóđều được coi là một đạo luật cơ bản, đều có quy định về chếđộ chính trị, kinh tế - xã hội, tổ chức bộ máy nhà nước, quyền và nghĩ
Trang 1THỂ CHẾ
“CHÍNH TRI 0Á? NƯỚC CHAU ÂU
Trang 4Châu Âu là một châu lục có nền kinh tế - tài chính phát triển
hàng đầu thế giới, quốc phòng hùng mạnh, chiếm ba trong số năm
ghế uỷ viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Châu
Âu là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của thế giới, trong mối
quan hệ quốc tế hiện đại Đối với Việt Nam, châu Âu nói chung và
khu vực đồng tiển chung châu Âu (EU) nói riêng là một đối tácquan trọng, là điểm hướng tới trong tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế trên nhiều lĩnh vực.
Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu, tham khảo về
châu Âu, đặc biệt là về thể chế chính trị các nước châu Âu, Nhàxuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Thể chế chính trịcác nước châu Âu do PGS, TS Thái Vĩnh Thắng, PGS, TS Nguyễn
Đăng Dung và Nguyễn Chu Dương sưu tầm và biên soạn Nội dung cuốn sách gồm hai phần: Phần một giới thiệu chung, khái
quát về tổ chức và hoạt động của Nhà nước và các thể chế chính trịcủa các nước châu Âu Phần hai giới thiệu chi tiết thể chế chính trị
của từng quốc gia châu Âu, bên cạnh đó cung cấp thêm một sốthông tin cơ bản được cập nhật gần đây nhất về địa lý, lịch su, dan
số, kinh tế của các nước nay.
Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Thang 1 năm 2006NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Trang 5Mục lục
Trang
Lời mở đầu 11
Phần một: Khái quát về tổ chức, hoạt động của Nhà nước
các nước châu Âu 13
I Hiến pháp 13
1 Khái niệm hiến pháp và sự ra đời của các bản hiến pháp 13
2 Nét đặc trưng của các bản hiến pháp châu Âu 16
3 Ban hành hiến pháp, giám sát thi hành Hiến pháp va bao
vệ Hiến pháp 19
II Các hình thức nhà nước ở châu Au 24
1 Hình thức chính thể các nước châu Âu 24
2 Hình thức nhà nước theo cấu trúc lãnh thổ 36Ill Nghị viện (quốc hội) các nước châu Âu 40
1 Vị trí, vai trò của nghị viện 40
2 Bau cử nghị viện (quốc hội) và cơ cấu tổ chức của nó 43
3 Thẩm quyển của nghị viện (quốc hội) 54
IV Nguyên thủ quốc gia các nước châu Âu 68
1 Vị trí, vai trò của nguyên thủ quốc gia 68
2 Cơ chế chọn lựa, bầu cử nguyên thủ 73
3 Tham quyền của nguyên thủ 75
Trang 6V Chính phủ các nước châu Âu 85
1 Vị trí, vai trò của chính phủ 85
2 Cơ chế thành lập và giải tán chính phủ 92
3 Cơ cấu tổ chức chính phủ 94
4 Tham quyền của chính phủ 98
VI Hệ thống tư pháp các nước châu Âu 108
1 Vị trí, vai trò của các cơ quan tư pháp 108
2 Tổ chức ngành tư pháp 126 VII Chính quyền địa phương các nước châu Âu 129
1 Khái niệm và đặc trưng tổ chức chính quyền địa phương 129
2 Phân chia hành chính, lãnh thổ 132
3 Tổ chức cơ quan hành chính địa phương 135
VIII Dang chính trị và các nhóm lợi ích tại các nước châu Âu 142
1 Sự ra đời của các đảng chính trị và vai trò của nó trong tổ
chức, hoạt động của bộ máy nhà nước 142
2 Tổ chức, hoạt động của các đẳng phái 147
3 Các nhóm lợi ích và các thiết chế chính trị khác 159Phần hai: Thể chế chính trị các nước và lãnh thổ ở
châu Âu 161Ailen 161 Aixolen 167
Trang 7Phần một: Khát quát vé tổ chức, hoạt động của nhà nước
235
242 248 254 261 263 272 278 285 290 296 303 307 310
315
319 323 327 331 335 338.
Trang 8Lãnh thổ phụ thuộc Nauy ở châu Âu 343
Thuy Dién 393
Thuy Si 398 Ucraina 403
Vaticăng 411
Xan Marinô 415
Xécbia 419
Xlévakia 426 Xlévénia 432
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
Trong các ngôn ngữ tiếng Anh, Pháp, Nga từ "thể chế"
(Institute, Institut, WHcrwryT) được xem xét như là quy định,
quy chế, hệ thống, sự đặt ra luật lệ, là tổng hợp những chuẩn
mực pháp lý trong các quan hệ xã hội, sự thiết lập các tổ chức
nhà nước và xã hội, là hình thức này hay hình thức khác của
câu trúc xã hội.
Vậy " thể chế chính trị" một mặt là những quy định, quy
chế, chuẩn mực, quy phạm, nguyên tắc, luật lệ nhằm điều
chính và xác lập các quan hệ chính trị Mặt khác, nó là những
dạng thức cấu trúc tổ chức, các bộ phận chức năng cấu thành
của một chú thể chính trị, hay hệ thống chính trị.
Thể chế chính trị là phương tiện để điều chỉnh, kiểm soát
các quan hệ, hành vi chính trị và thực thi quyền lực chính trị
Những thể chế chính trị mà chúng ta cần quan tâm nhất là các thể chế nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp, chính quyển
địa phương), các dang chính trị, các phong trào xã hội và các
tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo
Trong phạm vi cuốn sách này, người biên soạn chỉ có
một mong muốn trình bay một cách khái quát, mang tính
Trang 10tổng thể về tổ chức và hoạt động của bộ may nha nước, các
đáng chính trị và nhóm lợi ích ở các quốc gia châu Âu Cuốn
sách chia làm hai phần Phần 1 là phần chung giới thiệu khái
quát về tổ chức, hoạt động của nhà nước và các thể chế chínhtrị khác tại các nước châu Âu Phần 2 giới thiệu chỉ tiết thể
chế chính trị của từng quốc gia, bên cạnh đó cung cấp một số
thông tin cơ bản về địa lý, kinh tế, lịch sử của các nước đó
Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nêncuốn sách không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rấtmong nhận được sự góp ý của bạn đọc
CÁC TÁC GIÁ
Trang 11sử Ở phương Tây từ "constitutio" có nguồn gốc Latinh với
nghĩa là thiết lập, xác lập, cơ câu Thời Hy Lạp, La Mã cổ đại,
một số Hoàng đế, thủ lĩnh đứng đầu nhà nước đã ban hành
các quy định dưới hình thức Hiến pháp Năm 621 tr.CN
thành bang Aten đã có luật thành phố Aten, do Dracéng soạn
thảo và ban hành Đến năm 594 tr.CN, Quan chấp chính
Xôlông cai trị Aten đã ban hành Hiến pháp Xôlônia mới
Năm 508 tr.CN, Hiến pháp Aten thiết lập dan chủ được ban
hành bởi Clixthen Tại Rôma, Hiến pháp đầu tiên là Bộ luật
12 bảng, ban hành năm 449 tr.CN và là luật cơ bản của La Mãtrong 600 năm Nó không phải là bộ luật duy nhất, cho đến
khi có Bộ luật Thedosianut (năm 438 sau CN)
Trang 12Thời Trung cổ, Bộ luật Giustinianút (Codex Justinianus)
ra đời vào năm 543 thuộc Đế chế Bidăngtin (Đế chế La Ma
phương Đông), đã có ảnh hướng xuyên suốt châu Âu
Tiếp đó là các bộ luật của vua Lêô III ( năm 740) va Basin
I (năm 874) của đế chế này Ở phía tây, dưới sự cai trị của
người Giécmanh, cũng có các bộ luật như Bộ luật Euric
của người Visigốt năm 471, Sắc lệnh Rothari của người
Lômbác năm 643,
Trong xã hội phong kiến thời Trung cổ và Phục hưng ởmột số quốc gia, lãnh địa, công quốc, thành phố tự quản ở
châu Âu đã có một số bản Hiến pháp hay Hiến chương Tại
Anh, năm 1100 Vua Hăngri I tuyên bố Hiến chương Tự do
công nhận quyền của giới quý tộc và tăng lữ Đến năm 1215
Vua Giôn bị sức ép của giới quý tộc đã ký bản Đại hiếnchương (Magna Carta) Mặc dù là một văn bản mang tínhnhượng bộ của vua và tầng lớp phong kiến thượng tang vớiquý tộc nhưng bản Đại hiến chương này cũng có ý nghĩaquan trọng, đem lại nhiều quyền cơ bản Giữa những năm
1220-1230, tại vùng Saxôn có Luật cơ ban sử dụng trong mộtphần của Đức đến tận năm 1900 Bản Hiến pháp của XanMarinô ban hành năm 1600 chịu ảnh hưởng của Bộ luật
Giustiniannút, quy định day đủ cơ cấu chính quyển và quyền
cá nhân, cho đến nay vẫn còn có hiệu lực ở quốc gia này
Tuy nhiên Hiến pháp với nghĩa là luật cơ bản của mộtnhà nước, giới hạn quyền lực nhà nước và bao dam tu do cho
cá nhân như ngày nay chỉ ra đời khi nhà nước tư sản hình
Trang 13Phần một: Khat quát vé tốchức, hoạt động cua nhà nước 13
thành Mục đích ban hành Hiến pháp của các nước tư sản lúc
đó là phi nhận, bảo vệ những thành qua của các cuộc cachmạng dân chú tư sản, loại bỏ hay hạn chế quyền lực của cácvương triểu quân chủ, thiết lập nền dân chủ đại nghị Xuất
phát từ những tư tương về pháp luật tự nhiên, Hiến phápphan ánh khế ước xã hội đã liên kết mọi công dân với nhau
và phản ánh tính chất hợp pháp của chính quyền Mặc dùbản Hiến pháp hiện đại đầu tiên là Hiến pháp của Hợpchúng quốc Hoa Kỳ, ra đời vào năm 1787 nhưng văn bản có
tính chất hiến pháp dau tiên là sản phẩm của cách mạng
Anh, tức là văn bản quy định "Hình thức cai quản nhà nước
Anh, Xcốtlen, Ailen " năm 1653 Tiếp đến là các ban Hiến
pháp Ba Lan năm 1791, Hiến pháp Pháp năm 1791 Sự ra
đời của các bản Hiến pháp hiện đại đã loại bỏ thuyết thiênmệnh của nhà vua, giới hạn quyển lực nhà nước, bao damcác quyền, tự do của người dân Sau thắng lợi của Cáchmang Tháng Mười Nga, Hiến pháp đầu tiên của Nhà nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết Liên bang Nga được ban
hành năm 1918 Năm 1924 Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô ra
đời Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một loạt các nước xã
hội chủ nghĩa hình thành ở Đông Âu dẫn đến sự ra đời của
các bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa Vào những năm 1990,chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã tại Liên Xô và các nước Đông
Âu, các nước này cũng ban hành các bản hiến pháp mangmàu sắc hiến pháp tư sản
Mặc dù đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp ở mỗi nước
Trang 14với quy mô khác nhau nhưng cơ ban tất ca các Hiến pháp đóđều được coi là một đạo luật cơ bản, đều có quy định về chế
độ chính trị, kinh tế - xã hội, tổ chức bộ máy nhà nước, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân Trong đó các quy định về
tổ chức của bộ máy nhà nước chiếm vị trí trung tâm, đặt nền
tang pháp lý cho sự vận hành hoạt động cua bộ máy nhà
nước mỗi quốc gia Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý
cao nhất, tất cả các văn bản pháp luật không được mâu thuẫnvới Hiến pháp, mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung
của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở Hiến pháp và để
thì hành Hiến pháp Nhà nước có trách nhiệm ban hành các
văn bản để thực thi các quy định trong Hiến pháp Hoạt
động của bộ máy Nhà nước phải dựa trên cơ sở Hiến pháp,
vi phạm Hiến pháp có nghĩa là vi phạm quyền của nhân dân
Theo điều 20 Hiến pháp Cộng hoà liên bang Đức:
"- Cơ quan lập pháp phải tuân theo Hiến pháp; cơ quanhành pháp và tư pháp phải tuân theo luật
- Mọi người Đức đều có quyền chống lại bất kỳ ai tìmcách bãi bỏ Hiến pháp "
Nói cách khác, Hiến pháp thể hiện ý chí của nhân dân, là
công cụ để nhân dân kiểm soát sự hoạt động của nhà nước, còn pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý các hành vị,hoạt động của người dân
2 Nét đặc trưng của các bản Hiến pháp châu Âu
Các nước châu Âu hiện nay đều duy trì chế độ tư bản
Trang 15Phan một: Khát quát vé tổ chức, hoạt động cua nhà nước 17
chủ nghĩa, Hiến pháp thường tập trung nói về cơ cấu tổ chức
bộ máy nhà nước trung ương (nghị viện, nguyên thu, chính phủ, tòa án và các thiết chế khác) Bộ máy nhà nước hầu hết được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ đại nghị, tam quyển
phân lập, sự kìm chế và đối trọng gitta các nhánh quyền lực
Nhiều nước cũng quy định cụ thể phân chia quyền lực giữa
chính quyển trung ương và địa phương, giửa chính quyền
liên bang và các chủ thể liên bang.
Dù tổ chức nhà nước theo nguyên tắc nào thì bộ máy nhà
nước các nước tư sản châu Âu vẫn tập trung quyển vào cơ quan hảnh pháp, bảo dam sự cầm quyển của giai cấp tư san thông qua các đảng tư san mặc dù thừa nhận đa đảng Sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất và đặc biệt sau Chiến tranh thế
giới thứ hai, Hiến pháp nhiều nước tư sản đã mở rộng các
quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân, hay quyền và
tự do của con người, đặc biệt là các quyền chính trị, tự do cá
nhân, có cơ chế để bảo đảm, bảo vệ các quyển đó Các quyền
và tự do đó chủ yếu và trước hết là cho các cá nhân tư sản.
Xét một cách khách quan, các quyền và tự do đó cũng phục
vụ cho lợi ích chung cho các thanh viên khác trong xã hội kể
cả nhân dân lao động nhưng không phải là một thứ ân hué
"ban không" mà là thành quả của các cuộc đấu tranh của
nhân dân lao động Hiến pháp các nước này cũng nhân
mạnh đến bình đẳng nhưng bình dang trước pháp luật tư sản
là bình đắng dưới tién dé bình đẳng gia người giàu Và ©
người nghèo - điều khôhg THO WIEN © Nhung han
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
| PHÒNG BOC 4 ah
Trang 16chế nay được ly giải từ chiều sâu bản chất cua chủ nghĩa tưbản: bóc lột giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của chủ
nghĩa tư bản
Hiến pháp các nước tư sản châu Âu thường lờ đi bản
chất giai cấp của nhà nước, không quy định cụ thể vai trò của
các dang phái chính trị Nhiéu bản hiến pháp tư sản hiện đạicũng có quy định về dang chính trị trong một, vai điều cua
hiến pháp, bảo đảm cạnh tranh chính trị kiểu tư sản màthực chất khuất sau đó là bảo đảm sự cầm quyền của các
dang tư sản
Dựa theo hình thức của các Hiến pháp, có thể chia ra làm
hai loại: Hiến pháp thành văn và Hiến pháp không thành văn.
Trừ nước Anh có Hiến pháp không thành văn, tất cả cácquốc gia khác châu Âu đều có Hiến pháp thành văn, tức làcác quy định Hiến pháp được viết trong một văn bản haynhiều văn bản, được ghi nhận là đạo luật cơ bản của nhà
nước Nói như vậy không có nghĩa nước Anh không có Hiến
pháp, mà Hiến pháp nước Anh được ghi nhận trong nhiều
văn bản pháp luật rải rác khác, và chúng có giá trị pháp lý
như các văn bản pháp luật thông thường Ví dụ: Hiến
chương Tự do năm 1215, Kiến nghị về quyển năm 1628, Dao
luật Anh về các quyển năm 1689, Đạo luật hòa giải năm 1701,Luật cải cách năm 1867, Luật Nghị viện năm 1911, 1949, Luật
về Tòa án năm 1971, Luật Xcốtlen năm 1998, Luật Chính phủ
xứ Uên năm 1998, Luật Bắc Ailen năm 1998, Luật các quyềncon người năm 1998 v.v
Trang 17Phần một: Khat quát uẻ tổ chức, hoạt động cua nhà nước 19
Hiến pháp không thành văn là tổng thể các văn bản, các
quy phạm pháp luật được hình thành theo các tập quán
pháp, các án lệ của Tòa án tối cao có liên quan đến tổ chức bộ
máy Nhà nước nhưng không được Nhà nước tuyên bố hoặc
ghi nhận là các đạo luật cơ bản cua Nhà nước
Dựa theo nội dung của các bản Hiến pháp, có thể chia
Hiến pháp thành các hiến pháp cổ điển và hiến pháp hiện đại Hiến pháp cổ điển là các Hiến pháp được ban hành trước
thế kỷ XX và một số bản Hiến pháp được ban hành trongthời gian sau đó Các Hiến pháp này thường chỉ quy định cơ
cấu tổ chức bộ máy nhà nước, các quy định khác rất ít Một
số nước hiện nay vẫn duy trì việc áp dụng các bản hiến pháp
này nhưng có những bổ sung, sửa đổi cần thiết cho phù hợp
với sự phát triển của xã hội, ví dụ Hiến pháp Na Ủy năm
1814, Hiến pháp Hà Lan năm 1815, Hiến pháp Bí năm 1831,
Hiến pháp hiện đại phần lớn là các bản Hiến pháp ban
hành sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quy định chỉ tiết cơ
cấu tổ chức bộ máy chính quyền, đồng thời quy định thêm
nhiều quyển của công dân Hiến pháp nhiều nước (đặc biệt
tại các nước Đông Âu) khang định chủ quyền quốc gia, quy
định cơ cấu kinh tế, hay các quy định về vai trò tôn giáo, cáclực lượng vũ trang
3 Ban hành Hiến pháp, giám sát thi hành Hiến pháp vàbao vệ Hiến pháp
a) Cơ chế xây dựng và ban hành, sưa đối Hiên pháp
Hiến pháp là văn bản pháp luật có nội dung, vị trí, vai
Trang 18trò đặc biệt, có hiệu lực pháp lý cao nhất, điều chỉnh các quan
hệ xã hội cơ bản liên quan đến các lợi ích cơ bản của mọi giai
cấp, mọi công dân trong xã hội, chế độ chính trị, chế độ kinh
tế, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân, do đó việc xây dựng, thông qua, ban hành,
sua đối, thay đổi Hiến pháp đều phải tuân theo một thủ tụcđặc biệt.
Hầu hết các nước tư sản châu Âu đều có quy định vềquyền dé xuất sửa đối, thay đổi Hiến pháp hay quyền sáng
kiến Hiến pháp Các chủ thể có các quyển này có thể là cơ
- quan hành pháp, lập pháp hay công dân; có thể là một chủ thể hay nhiều chủ thể tùy theo quy định của môi nước Quyển sáng kiến sửa, thay đổi Hiến pháp tại một số nước:
- Bungari: 1/4 thành viên Quốc hội và Tổng thống.
- Pháp: Tổng thống, theo đề nghị của Thu tướng và Quốc hội.
- Nga: Tổng thống, Hội đồng Liên bang, Duma Quốc gia, Chính phủ liên bang, Cơ quan lập pháp các chủ thể liên bang, 1/5 đại biểu Hội đồng Liên bang.
- Rumani: Tổng thống (trên để nghị của Chính phủ); tối
thiểu 1/4 thành viên Hạ viện hoặc Thượng viện; tối thiểu
500.000 công dân có quyền bỏ phiếu (các công dân có sáng
kiến sửa Hiến pháp phải thuộc về 1/2 số hạt và mỗi hạt
tương ứng hoặc Thủ đô phải có tối thiểu 20.000 chữ ký ghi
ung hộ du thao)
' - Ba Lan: ít nhất 1/5 thành viên Hạ viện, Thượng viện
hoặc Tổng thống.
Trang 19Phan một: Khát quat vé t6 chức, hoạt động của nha nước 21
Hiến pháp nhiều nước quy định một số nội dung trong
Hiến pháp là không thể sửa đổi, thường là các nội dung liên quan chính thể, các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, hayhạn chế các quyển tự do của công dân Ví dụ Hiến pháp
Ucraina không thể sửa đổi nếu dự kiến bãi bỏ hoặc hạn chế
quyền con người và công dân, tự do, hoặc nếu nó địnhhướng xóa bỏ độc lập và vi phạm toàn vẹn lãnh thổ Ucraina,
thiết lập thiết quân luật hay tình trạng khẩn cấp.
Việc xây dựng dự thảo Hiến pháp thường được tiến hànhbằng một ban dự thao Hiến pháp (hay Hội nghị lập hiến) đo
cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất lập ra hay sự hiệpthương piửa các lực lượng chính trị xã hội, hoặc các công dân
lập ra Việc lấy ý kiến nhân dân là một khâu không thể thiếu
trong quy trình xây dựng Hiến pháp của nhiều nước
Việc thông qua Hiến pháp thường được nhiều nước quy
định rất chặt chẽ Một số nước quy định cơ quan lập pháp
thông qua Hiến pháp bằng một đa số tuyệt đối của 2/3 hay
đa số khác tổng số đại biểu.
Tại Na Uy, dự thảo sửa Hiến pháp phải được đưa ra trong các phiên họp của ba năm đầu nhiệm kỳ Nghị viện, và
được thông qua hay từ chối tại Nghị viện khóa sau, trong ba
năm đầu nhiệm kỳ Dự thảo chỉ được thông qua bởi một đa
số 2/3 trong tổng số ít nhất 2/3 thành viên Nghị viện.
Hiến pháp Nga, các chương từ II đến VIII có thé được sửa với 2/3 đại biểu Duma, 3/4 thành viên Hội đồng liên
bang thông qua, và được ít nhất 2/3 cơ quan lập pháp các
Trang 20chủ thể liên bang phê chuân; nếu sửa các chương I, IX phải được sự đồng ý của tối thiểu 3/4 đại biếu hai viện lập pháp,
sau đó thành lập một Hội nghị lập hiến Dự thao Hiến pháp
mới được lựa chọn bởi 2/3 tổng số đại biểu Hội nghị hoặcđược trình tới nhân dân bỏ phiếu Hiến pháp sẽ được thông
qua bởi trên 1/2 số phiếu cử tri tán thành trong số cử tri đi bỏ
phiếu và số cư tri đi bỏ phiếu phải trên 1/2 tổng số cử tri.
Nhiều bản Hiến pháp được thông qua bởi Quốc hội lập hiến(Hội nghị lập hiến) hoặc một cơ quan tương đương Sở dĩHiến pháp phải được thông qua bởi cơ quan đặc biệt này vì
theo quan điểm của họ, Quốc hội lập pháp nếu được trao
quyền này thì có khả năng lam dụng quyền sửa Hiến pháp
để tự tăng quyền lực cho mình, phá vỡ thế cân bằng quyển
lực hay sửa Hiến pháp phục vụ mục đích cho một lực lượng
chính trị nào đó, có thể vi phạm các nguyên tắc cơ bản về chính thé hay chế độ chính tri, vi phạm quyền công dân Sau
khi thông qua Hiến pháp, Quốc hội lập hiến giải tán và bầu
Quốc hội lập pháp theo Hiến pháp mới Nhưng thực tế thì
hai cuộc bầu cứ diễn ra với thời gian gần nhau thường rấtphức tạp, tốn kém và ít khi có kết qua khác biệt lớn Vì vậy
nhiều nước lấy luôn Quốc hội lập hiến làm Quốc hội lậppháp và ngược lại Tại nhiều nước, nhân dân là chủ thể phúc
quyết Hiến pháp thông qua một cuộc trưng cầu dân ý toàn
quốc (Pháp, Nga, Rumani, Crôatia, Thuy Si )
b) Giám sát thi hành và bao vệ Hiên pháp
Để Hiến pháp có hiệu lực trên thực tế, hầu hết các nước
Trang 21Phan mot: Khat quat uê tổ chức, hoạt động của nhà nước - 23
châu Âu quy định việc giám sát Hiến pháp va bao vệ Hiếnpháp Bao dam tính hợp hiến cua các đạo luật và các văn ban
của Chính phủ ban hành là một phần của giám sát và bảo vệ
Hiến pháp Tại nhiều nước, như Phap, một đạo luật chi
được ban hành khi được cơ quan chuyên môn kiểm tra tính hợp hiến của đạo luật đó, có thể kiểm tra ngay từ khâu soạn thảo Một phương thức khác để bảo đảm Hiến pháp
được tôn trọng là cơ quan thi hành, bảo vệ Hiến pháp,
pháp luật không áp dụng các quy định trái Hiến pháp và
để nghị cơ quan có thẩm quyển bãi bỏ quy định đó (tại Đức,
Áo, Thuy Điển ).
Có hai hình thức tổ chức kiểm tra tính hợp hiến của các
văn bản pháp luật Một là, thành lập cơ quan chuyên trách
làm việc độc lập bao gồm những người có hiếu biết, có uy tín,
có kinh nghiệm trong lập hiến và lập pháp, có kha năng lam
việc một cách vô tư va khách quan, thường được gọi là Hộiđồng Hiến pháp (Pháp, ), Tòa án Hiến pháp (Nga, Italia,Đức, v.v.), hay một bộ phận tòa án tối cao Hai là, không
thành lập cơ quan chuyên trách ma giao cho chính cơ quan
lập pháp, cơ quan thường trực của nó, tòa án tối cao hay các
cơ quan khác Các cơ quan này có quyền yêu cầu hay tự mình
bãi bỏ các văn ban trái Hiến pháp)
1 Phần VỊ: "Hệ thống tư pháp các quốc gia châu Âu" sẽ phân tích
sâu hơn về cơ chế bao vệ Hiến pháp tại các nước.
Trang 22II- CÁC HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC Ở CHAU AU
Nhìn chung, hình thức nhà nước có thể hiểu là thuật ngữ
nhằm khái quát hóa mô hình nhà nước thông qua những đặc
điểm cơ cấu tổ chức và mối quan hệ giữa các cơ quan tổ chứccấu thành nhà nước
Hình thức nhà nước hiện nay thường được phân tích thành
hai đạng: hình thức chính thể và hình thức cơ cấu lãnh thổ
1 Hình thức chính thể các nước châu Âu
Chính thể là xét hình thức nhà nước dưới giác độ cách thức
thành lập, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ giữa các cơ quan cấuthành bộ máy nhà nước.
Hiện nay nha nước các nước châu Âu có hai hình thức
chính thể: chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa
a) Chính thể quân chủ:
Chính thể quân chủ là loại hình tổ chức nhà nước trong
đó nguyên thủ quốc gia là một vị Vua có thể giữ cương vị suốt đời và chức vụ này được chuyển giao trong một dòng
họ, từ thế hệ nay sang thế hệ khác, theo nguyên tắc thế tập
Cũng có trường hợp ngoại lệ là Công quốc Andéra (Pháp),
Quốc vưởng là người đứng đầu Nhà nước Pháp (hiện nay là
Tổng thống) và Tổng giám mục xứ Uroghen (Tây Ban Nha)
_ Chính thể quân chủ là chính thể phổ biến thời chiếm hữu
nô lệ và phong kiến tại châu Âu Thời kỳ phong kiến, chính
thể quân chủ ở hầu hết các quốc gia là chính thể quân chủ
Trang 23Phần một: Khát quát vé tổ chức, hoạt động của nhà nước 22
chuyên chế, quyền lực tập trung cao độ vào nhà vua, nhà vua
nhân danh Trời cai trị Tuy nhiên tại các nước châu Âu tính
tập quyền, chuyên chế không mạnh mẽ như tại các nước
phương Đông' Vào thế ky XVI - XVII kinh tế tư ban chu
nghĩa phát triển mạnh mẽ tại Tây Âu Các nhà nước quân
chủ chuyên chế muốn duy trì chế độ lỗi thời của họ đã ra sức
ngăn can sự phát triển của kinh tế tư bản, kìm hãm sự phát
triển của công nghiệp và thương mai, can thiệp quan liêu vao
toàn bộ đời sống xã hội Chính sự can trở đó là nguyên nhân
chính dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản
Khi chế độ tư sản thay thế chế độ phong kiến, quyền lựcnhà nước trên nguyên tắc xuất phát từ nhân dân, vì thế nhà
nước quân chu nhiều nước bị bãi bỏ Tại nhiều nước khác
vẫn duy trì các vị quân chủ, nhưng quyền lực bị suy giảm Sở
di hình thức nay vẫn được nhiều nước áp dung vì tại các
1 Pháp là một trong số ít nước ở châu Au thời tiền cận đại xây
dựng được một nhà nước chuyên chế tập trung quyền lực cao, đặc biệt
dưới thời của Lui XIV Tuy nhiên quyển lực và đặc quyền vẫn nằm
một phan lớn trong tay các quan chức tự trị, một số lớn các cá nhân,
hơn nữa chính quyền của nhà vua còn phụ thuộc nhiều vào các khoản
vay lớn từ các nhà tài chính tư nhân Đến đời các ông vua tiếp theo là
Lui XV và XVI, hai ông vua chuyên chế cuối cùng ở Pháp thì tínhchuyên chế của nền quân chủ Pháp giảm dan.
Nhìn chung các ông vua phong kiến châu Âu cai trị phải dựanhiễu vào giới quý tộc và tăng lu, về sau thậm chí cả tang lớp tư sản
Tinh trạng eat cứ khá phổ biến
Trang 24nước đó, các cuộc cách mạng tư sản hoặc cải cách dân chủ
không triệt để, giai cấp phong kiến vẫn chiếm được một chỗđứng nhất định trong xã hội Hơn nữa, hình thức nay còn cómột số ưu điểm nhất định, giúp cho đất nước tránh khỏi các
sự biến đổi xã hội to lớn, đoàn kết quốc gia, ổn định xã hội để
phát triển kinh tế Nhà vua được dựng lên như một nhân vật
siêu phàm đứng trên mọi thiết chế nhà nước khác, trên mọi
dang phái, giai cấp, tượng trưng cho sự bén vững lâu dai của
chế độ xã hội.
Hiện nay chính thể quân chủ được áp dụng ở 12/ 45 nước
châu Âu Ngoại trừ Vaticăng có chính thể quân chủ tuyệt đối,
Mônacô có chính thể quân chủ nhị nguyên, các nước còn lại có
chính thể quân chủ đại nghị Nước gần đây nhất theo chính thểquân chu đại nghị là Tây Ban Nha, năm 1975
Chính thể quân chủ đại nghị là mô hình được nhiều nướctrên thế giới áp dụng, kể cả tại các nước phát triển của châu Au như Anh, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mach, Bi, Hà Lan,
Lúcxămbua, Líchtenxtênh, Anđôra, Tây Ban Nha Trừ Anđôra
có nguyên thủ gồm Tổng thống Pháp và Tổng giám mục xứUroghen (Tây Ban Nha), các nước quân chu nêu trên có một vị
vua hay nữ hoàng trị vì nhưng nhìn chung không nắm quyền
lực thực sự Quyền lập pháp thuộc về nghị viện, quyển hành
pháp thuộc về nội các được thành lập trên cơ sở nghị viện và
phải chịu trách nhiệm trước nghị viện Quyển tư pháp thuộc hệ
thống tư pháp hoạt động độc lập.
Trên thực tế, đảng hay liên minh chiếm đa số ghế trong |
Trang 25Phần một: Khat quát uẻ tô chức, hoạt động của nhà nước 27
nghị viện hay hạ viện sẻ được vua uy quyền đứng ra thành lập
nội các Thường thì người cua dang hay liên minh da số sẽ giữchức thủ tướng Các thành viên nội các và tập thể nội các
phải chịu trách nhiệm trước nghị viện (hạ viện) Khi không
được sư tín nhiệm của cơ quan lập pháp, nội các phải từ chức
hoặc yêu cầu nguyên thủ giải tán nghị viện (hạ viện) và tổ
chức bầu cử lại Tại nhiều nước (Bi, Na Uy, Thuy Điển, Tây
Ban Nha ), nghị viện có quyền luận tội các quan chức hàm
bộ trưởng (bao gồm ca thủ tướng) Thủ tục luận tội nay được
gọi là thủ tục dan hạch
Nhìn chung chính thể quân chủ đại nghị là loại hình tổ chức nhà nước có khá nhiều ưu điểm Chế độ quân chủ kết
hợp với dân chủ bảo đảm hài hòa lợi ích của các tầng lớp
trong xã hội Sự bền vững của vị trí nguyên thủ có chức năng
nghi lễ bao đảm cho đất nước ổn định, đoàn kết Nhà vua
như một vị lãnh tụ tinh thân của dân tộc nhưng không can
thiệp vào chính trị (trừ trường hợp đặc biệt), cùng với chế độ
đại nghị sẽ hạn chế kha năng chuyển hóa chính thé nay thành chế độ độc tài, thực thi chế độ dan chủ Mặc đù chính
thể này có thể có những chính phủ chết yéu chủ yếu do mâu
thuẫn giữa hai nhánh quyền lực hoặc do mâu thuẫn nội bộ
giới cam quyển gây ra hay do sự yếu kém trong quan lý
nhưng thường không đem lại những hậu quả nghiêm trọng
về mặt kinh tế - xã hội hoặc các nguy cơ đảo chính, nội chiến
b) Chính thể công hòa
Chính thể cộng hòa là chính thể có nguyên thủ quốc gia
Trang 26thế tục, được bầu có nhiệm kỳ Quyền lực không nằm trong
tay một cá nhân duy nhất Đôi khi chính thể cộng hòa cũng được hiểu là chính thể dân chủ, chính quyền do người dân
thành lập nên.
Chính thể cộng hòa được hình thành từ thời cổ đại ở
châu Âu, với các nên cộng hòa dân chủ ở Aten, cộng hòa quý tộc ở Xpác, La Mã Tại các thành phố-quốc gia này có các
công dân tự do, được tham gia vào đời sống chính trị Để
ngăn ngừa khả năng xuất hiện chế độ độc tài và để giải quyếtcác tranh chấp, một thời gian Aten đã áp dụng chế độ lưu
day, theo đạo luật bé phiếu bang vỏ sò, công dan Aten (với
6000 phiếu) có thể quyết định trục xuất một chính trị gia có
tư tưởng độc tài, muốn thiết lập một chế độ chuyên quyền ra
khỏi thành phố trong vòng 10 năm! Tại La Mã, đạo luậtHôtensia ban hành năm 287 tr.CN tạo ra sự bình đẳng hoản
toàn giưa giới quy tộc và bình dan Giới bình dân giảnh được
quyền thông qua luật tại các hội đồng của mình Tuy nhiên
các chính thể này không có được dân chủ như ngày nay,
quyền lực tập trung vào trong tay giai cấp chu nô, nô lệ bị
tước mọi quyền công dân Chính thể này còn tồn tại ở một số
nước châu Âu thời Trung cổ, Phục hưng hay một số thành
phố tự-quản ( gọi là các thành thị tự do) Tuy nhiên trên thực
tế chế độ cộng hòa thời gian này dân chu vẫn còn hạn chế
1 Đỗ Đức Thịnh: Phác thao lịch sử nhân loại, Nxb Thế giới, Hà _
Nội, 2001, tr.32.
Trang 27Phần một: Khát quát vé to chức, hoạt động cua nha nước 29
Sau khi Cách mạng Hà Lan thành công thế ky XVII,
nước này có chính thể cộng hòa, đứng đâu nhà nước là Quốc trưởng Tuy nhiên sau này Hà Lan lại duy trì một chính thể
quân chu lập hiến (đại nghị) Pháp có chính thể cộng hòa từ
năm 1793, tuy nhiên phải đến năm 1871, với việc thiết lập
nên Đệ tam Cộng hòa, Pháp mới duy trì chính thể này cho
đến ngày nay.
c) Chính thể cộng hòa đại nghị
Phần lớn các nước châu Âu hiện nay có chính thể cộng hòa đại nghị Đó là các nước Duc, Italia, Áo, Thụy Sy,
Aixolen, Ailen, Séc, Xlôvakia, Xl6vénia, Bồ Dao Nha, Hy Lạp,
Maxédénia, Xécbia, Môngtênêgrô, Latvia, Êxtônia, Hunggari,
Bungari Nếu tinh ca các nước có chế độ quân chủ đại nghị
thì châu Âu có tới 30 /45 nước theo chính thể đại nghị
Về cơ bản tổ chức và mối quan hệ giữa các nhánh quyền
hành pháp và lập pháp ở các nước cộng hòa đại nghị tương
tự các nước quân chủ đại nghị Nguyên tắc tam quyền phân
lập được áp dụng, quyền lập pháp thuộc về nghị viện, quyền
hành pháp thuộc về chính phú còn quyền tư pháp thuộc tòa
án tối cao hay cơ quan tương đương Nghị viện ở các nước
này thường được tuyên bố là cơ quan quyền lực cao nhất, do
đó chính phủ được thành lập trên cơ sở nghị viện và phải
chịu trách nhiệm trước nghị viện chứ không phải là nguyênthủ quốc gia (trừ một số nước chính phủ phải chịu tráchnhiệm trước cả nguyên thủ và nghị viện như Bồ Đào Nha)
Sư khác biệt chính của chính thể cộng hòa đại nghị và
Trang 28chính thể quân chủ đại nghị là chế độ nguyên thủ quốc
gia Tại các nước quân chu đại nghị vua là nguyên thu, còn
tại các nước cộng hòa đại nghị, tổng thống là nguyên thủ,
được bầu với nhiệm kỳ xác định Tuy nhiên, tổng thống
không phải là người nắm quyền hành pháp thực chất màchỉ giữ vai trò đại diện quốc gia về đối nội và đối ngoại,tham gia phần nào vào lập pháp và nắm quyền hành pháp
tượng trưng.
Do không trực tiếp nắm quyển hành nên tổng thống
nhiều nước như Italia, Hy Lạp không phải chịu bất kỳ mộttrách nhiệm nào trừ khi phản bội Tổ quốc hay vi phạm
nghiêm trọng Hiến pháp, pháp luật Nhưng tại nhiều nước
khác như Áo, tong thống van phải chịu trách nhiệm trước
quốc hội liên bang.
Mặc dù không có nhiều quyền lực nhưng vai trò của tổng
thống là rất quan trọng Tổng thống có quyền phủ quyết lập
pháp để hạn chế sự lạm quyền của nghị viện (và có thé của cả
chính phủ), có quyền chỉ định một dang hay liên minh thànhlập chính phủ, có quyền giải tán chính phú, hay đình chỉ, giải
tán nghị viện theo quy định của mỗi nước Tổng thống là
người duy trì thế cân bằng quyền lực, đứng trung gian giữacác nhánh quyền lực, bảo đảm Hiến pháp được thi hành vả
hoạt động nhà nước được ổn định, bảo vệ nhân quyền
Vì thế, tại một số nước như Đức, Italia tổng thống
không thể thuộc về một đảng phái nào Nhiều nước hiện nay
còn quy định tổng thống (Xlôvakia, Xlôvênia, Bồ Đào Nha,
Trang 29Phan một: Khat quat ve tổ chức, hoạt động cua nhà nước 3]
Ailen, Aixolen, ) do dân bau trực tiếp, một mặt là để mở
rộng quyền của công dân, mặt khác bao dam tổng thống làm việc khách quan, thể hiện ý nguyên của người dân Nếu để nghị viện bầu tong thống thì tổng thống dé bị lệ thuộc vào
một dang phái nao đó
Trong các nước có chính thể đại nghị nói chung và chính
thế cộng hòa đại nghị nói riêng, vai trò của nghị viện là rất to
lớn, không chỉ nắm quyền lập pháp mà còn có quyển lựa
chọn chính phủ Tuy nhiên do đảng có đa số ở nghị viện nắm
chính phủ nên có thể thao túng lập pháp Vì vậy vai trò của
các thiết chế phi chính trị (Tòa án, ) là rất quan trọng để hạn
chế sự lạm quyền của hành pháp (do dang cầm quyền nắm)
Mặc dù có một số hạn chế như quyền hành pháp chỉ do nhân
dân gián tiếp lập ra (thông qua nghi viện) nhưng so với các
loại hình chính thể tư sản khác thì chính thể này bảo đảm được dân chủ hơn cả Nói chính xác hơn, chính thể này hạnchế được các nguy cơ dan đến các chế độ độc đoán hoặc mất
ổn định nghiêm trọng, còn mức độ dân chủ tùy thuộc vào quy định của hiến pháp và sự thực hiện nó trên thực tế của
từng nước Có rất ít nước sau khi áp dụng chính thể này kể từ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai phải chuyến sang xây đựng chính thể khác.
d) Chính thể cộng hòa tông thống
Chính thể cộng hòa tổng thống ra đời đầu tiên tại nước
Mỹ vào cuối thế ky XVIII, tiếp sau đó là tại nhiều nước Mỹ Latinh đầu thế ky XIX rồi mới lan sang các châu lục khác Sự
Trang 30ra đời của chính thé tong thống gắn với việc các nước khi đó muốn áp dụng triệt để các nguyên tắc tam quyền phân lập,
chủ quyền thuộc nhân dân, chế độ cộng hòa trong tổ chức bộ
máy nhà nước khởi xướng bởi các nhà tư tưởng Khai sángnhư Môngtexkiơ, Rútxô! Hiện nay tai châu Au chỉ duy nhất
có quốc đảo Síp duy trì chính thể cộng hòa tổng thống Ưu
điểm của chính thể cộng hòa tổng thống có phân quyền là
hành pháp và lập pháp đều do dân bầu trực tiếp và cùng
chịu trách nhiệm trước nhân dân Nghị viện không bị nguyênthủ giải tán, giúp cho nó có thực quyển trong giám sát bộ
máy hành pháp Chính thể này cũng tạo dựng được một
chính phủ 6n định Tuy nhiên không ít nước Mỹ Latinh, châu
Phi và châu Á trước đây áp dụng chính thể này đã từng rơivào độc tai.
1 Môngtexkiơ (1689-1755) là nhà tư tưởng lớn người Pháp, tác
phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Bản về tinh than pháp luật" xuất bannăm 1748 Đóng góp quan trọng nhất của ông là học thuyết tam quyềnphân lập, được áp dụng trong tổ chức bộ máy nhà nước các quốc gia
tư sản
Rútxô (1712-1778) cũng là một triết gia lớn người Pháp Khác với
Môngtexkiơ còn mang tư tưởng quý tộc thỏa hiệp, Rútxô là người tự
do cấp tiến, ông chủ trương quyền lực tối thượng thuộc về nhân dân, người dân có quyền làm cách mang để lật đổ chuyên chế đoạt lat tự do
và chính thể cộng hòa dân chủ là chính thể tốt nhất để bảo đảm quyểnlực thuộc về nhân dân Các tác phẩm nổi tiếng của Rútxô gồm có "Ban
về nguồn gốc và nền tang bất bình đẳng" (1755), "Bàn về khế ước xã
hộ” (1762), "Emile" (1 762) và cuốn "Thi t6r"xudt ban sau khi ông qua đời
Trang 31Phần mot: Khat quat ve to chức, hoạt động cua nha nước - 33
d) Chính thê công hòa hôn hop
Cộng hòa hôn hợp còn có tên gọi cộng hòa lưỡng tính,cộng hòa lưỡng thể hay cộng hòa nửa tống thống Đây là
chính thể ra đời muộn hơn so với chính thể cộng hoà đại nghị và cộng hoà tổng thông Sự ra đời của chính thể này
nhằm khắc phục những nhược điểm của chính thể đại nghị
-thiếu ổn định và chính thể tổng thống - có thể dẫn tới độc
đoán Mặc dù chính thé này xuất hign từ nửa dén thế ky XX ở
một số nước châu Âu (Phần Lar, ), và sau Chiến tranh thế
giới thứ hai, lần lượt áp dụng tại Pháp (1958), nhưng trong
khoảng hai chục năm trở lại đây, nhiều nước mới áp dụng
mô hình chính thể nây, trong đó có nhiều nước Đông Âu.
Điều này cho thấy chính thể hỗn hợp (lưỡng tính) có nhiều
ưu điểm và thích hợp với nhiều nước đang phát triển, đang
trong giai đoạn chuyển hóa mạnh về kinh tế - xã hội hay
chính tri.
Hiện nay tại châu Âu có 9/45 quốc gia châu Âu có chính thể cộng hòa hỗn hợp đó là Phan Lan, Phap, Nga, Bélarut,Ucraina, B6xnia Hecxégévina, Créatia, Ba Lan, Rumani Hau
hết các nước này thực hiện cơ chế tổng thống do nhân dân
bầu trực tiếp, đứng đầu chính phủ là thủ tướng, nắm quyềnhành pháp Nghị viện nắm quyển lập pháp Riêng tại
Mônđôva, tổng thống do nghị viện bầu ra vì thế chính thể ở nước này nghiêng về chính thể đại nghị rõ rệt Khá nhiều
nước Đông Âu (7 nước) trước đây thuộc hệ thống các nước
xã hội chủ nghĩa mới chuyển đổi áp dụng chính thể hỗn hợp,
Trang 32trong đó một số nước nghiêng mạnh về chính thé tổng
thống Tổng thống là người quyết định thành lập chính phủ,
nghị viện có thể gây sức ép; hoặc tổng thống toàn quyềnthành lập chính phú Vai trò của thủ tướng vì thế khôngkhác một người trợ lý cho tổng thông Thể hiện rõ rệt nhấtđiều nay là tại các nước Nga, Bêlarút, hay Ucraina từ năm
2004 về trước
Tuy nhiên tại nhiều nước chính thể này gần đây có xu
hướng nghiêng dân về chính thể đại nghị, quyền lực tổng
thống giảm sút, quyền lực thu tướng và nghị viện được tăngcường Ví du, Crôatia, Phan Lan, Ucraina, Tại các nước này,
chính phú do nghị viện thành lập
Tại Nga và Pháp, có xu hướng tập trung nhiều quyền
hơn vao tay tổng thống Tại Nga, năm 2004 nước này ban
hành một đạo luật cho phép tổng thống có quyền chỉ định người đứng đâu các chủ thể liên bang (trước đây chức này do
địa phương bau) Với việc sửa đổi Hiến pháp vào năm 2000,
cho phép thời điểm bầu cử tổng thống và quốc hội gần nhau, Tổng thống Pháp sẽ có nhiều cơ hội kiểm soát chính phủ hơn
vì kết quả hai cuộc bầu cử tiến hành gần nhau thường cho kết
quả giếng nhau Tuy nhiên thẩm quyền trong lĩnh vực tư pháp của Tổng thống Pháp giảm sút trong lần sửa Hiến pháp
năm 1993.
Chính thể cộng hòa hỗn hợp có điểm khá đặc biệt là tổngthống được xác định là trung tâm cua bộ máy quyền lực.Thậm trí có nước, tổng thống đứng trên mọi nhánh quyển lực
Trang 33Phan một: Khát quat vé to chức, hoạt động của nhà nước - 32
khác Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra, vì thế không
chịu trách nhiệm trước nghị viện, mà chịu trách nhiệm trướcnhân dân, nhưng vẫn kiểm chế rất nhiều quyền nghị viện
thông qua quyền phú quyết lập pháp và giải tán nghị viện
(Nghị viện có quyền phế truất tổng thống thông qua quyển luận tội và kết tội tổng thống khi tống thống có các dấu hiệu
phan bội Tổ quốc hay vi phạm Hiến pháp Chính phủ chịu
trách nhiệm thi hành chính sách do tổng thống và nghị viên ban hành cho dù do tổng thống hay nghị viện thành lập.Nghị viện nhiều nước có quyền lực khá hạn chế, mặc dù vậy
xu hướng tăng quyền lực cho nghị viện đã được thực hiện tại
nhiều nước áp dụng chính thể này thời gian gần đây.
Ưu điểm chính của chính thể này là phân chia quyền hành pháp cho hai chủ thể cùng nắm giữ (hành pháp lưỡng
dau) là tổng thống do dân bầu ra và chính phủ do Thủ tướng đứng đầu vừa chịu trách nhiệm trước tổng thống vừa chịu
trách nhiệm trước nghị viện, do đó hạn chế khả năng dẫnđến độc tài mà vẫn duy trì quyền hành pháp mạnh và dân
chủ Tuy nhiên chính thể này khá phức tạp và khả năng mâu
thuẫn giữa các nhánh chính quyển hay nội bộ ngành hành
pháp luôn có thể xây ra Tại Pháp, trong lịch su nền Dé ngũ
Cộng hòa, đã ba lần các phe phái tả - hữu phải chung sống
với nhau, can trở, kìm chế quyền lực của nhau (giữa tổng
thống và chính phu)! Tai một vài nước đặc biệt là Bêlarút,
1 Xem: Đặng Thanh Tịnh, Lich sử nước Pháp, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội, 2006.
Trang 34tổng thống vẫn nắm rất nhiều quyền, thậm trí quyền lực còn
hơn hắn tổng thống các nước chính thể tổng thống, vì thế
tình trạng độc đoán vẫn là một nguy cơ, và quyền lập pháp
vẫn chỉ là một nhánh quyền yếu ớt Sự tồn tại của chính thể
hôn hợp nghiêng mạnh về phía tổng thống ở nhiều nước chothây yêu cầu tập trung quyền lực là điều cần thiết và hợp lý
để giữ ổn định chính trị, hay đẩy mạnh cải cách kinh tế-xã
hội ở các nước này
2 Hình thức nhà nước theo cấu trúc lãnh thổ
Hình thức nhà nước theo cấu trúc lãnh thổ là hình thức nhà nước được xem xét dưới góc độ cơ cấu các lãnh thổ hợp
thành nhà nước và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước
trung ương và các cơ quan nhà nước địa phương.
Có ba loại hình nhà nước theo cấu trúc lãnh thé: Hìnhthức nhà nước đơn nhất, hình thức nhà nước liên bang và
hình thức nhà nước liên minh.
a) Hinh thức nhà nước đơn nhat
Hình thức nhà nước đơn nhất là nhà nước mà lãnh thổ của nhà nước đó được hình thành từ một lãnh thổ duy nhất.
Lãnh thổ này được chia thành các đơn vị hành chính trực
thuộc Các đặc điểm cơ bản của nhà nước đơn nhất:
- Có một Hiến pháp duy nhất áp dụng cho toàn bộ
lãnh thổ |
- Có một hệ thống các cơ quan trung ương có thẩm quyển pháp lý trên toàn lãnh thổ.
Trang 35Phần một: Khát quat ve to chức, hoạt động cua nhà nước 37
- Có một quốc tịch, không một đơn vị hành chính trực
thuộc nào có quyền đặt ra một quốc tịch riêng
- Có một hệ thống pháp luật Các cơ quan nha nước địa
phương phải tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật củacác cơ quan nhà nước trung ương ban hành Văn bản các cơquan cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản cơ
quan cấp trên
- Có một hệ thống tòa án xét xử trên toàn lãnh thổ đất nước.
- Lãnh thổ được chia thành các đơn vị hành chính trực
thuộc, các đơn vị này không có quyền độc lập chính trị
Tuy nhiên tại một số nước áp dụng cơ chế tự trị cho một
hoặc một số vùng của địa phương, do đó tại các vùng đó có
thể có Hiến pháp riêng, có một hệ thống pháp luật riêng, hệ
thống tòa án riêng Mức độ tự trị tùy theo quy định của mỗi
nước Sư hình thành các đơn vị hành chính tu trị kiểu này
nhằm giải quyết các vấn dé về dân tộc, tôn giáo hay vănhéa tại vùng đó Các đơn vị hành chính tự trị không có chủ
quyền quốc gia, thường không có quyền bang giao quốc tế và
cá: quyền quân sự |
Hình thái tự trị được biểu hiện bằng sự hình thành cácnước cộng hòa tu trị (ở Nga và một số nước khác), khu tự trị
hey tỉnh tự trị, vùng hay đô thị tự trị (Tây Ban Nha, Thụy
D:én ) Thuộc dia cia nhiều nước Anh, Pháp, đều được tu
quản rộng rãi tương tự như các khu tự trị Nước Anh có cơcâu nhả nước liên hiệp, các xứ Xcốtlen, xứ Uên, vùng Bắc
Ailen có quyền tự trị hạn chế, nhưng gần đây quyển tự trị đã
Trang 36được mở rộng Năm 1999 hai vùng Xcốtlen và xứ Uên đã
thành lập nghị viện sau khi được cu tri tán thành trong cuộctrưng cầu dan ý năm 1997 Riêng Bắc Ailen có nghị viện từ
năm 1920, nhưng bị đình chỉ trong những năm 1972-1998 và
2002-2003 do sự bất ổn ở đây
Nhìn chung cơ chế tự trị áp dụng cho tất cả các địaphương ở nhiều nước châu Âu nhưng các đơn vị hành chínhđịa phương không có quyền tự quản lớn như các bang của
chế độ liên bang hoặc chỉ được áp dụng tại một số vùng nhấtđịnh, mặc dù có thể các vùng tu trị có quyền tự quản lớn hơn nhiều bang ở các nước chế độ liên bang Đây là điểm khác
biệt lớn nhất giưa nhà nước đơn nhất có chế độ tự trị và nhà
nước liên bang.
b) Hinh thức nha nước liên bang
Hình thức nhà nước liên bang là hình thức nhà nước
được hình thành từ nhiều nhà nước thành viên có chủ quyền
Mô hình nay hiện được ap dụng tại 27 nước trên thế giới Tại
châu Âu có Đức, Bi, Áo, Thuy Sĩ, Bôxnia Hécxêgôvina, Nga
Sự ra đời của các nhà nước liên bang thường do các
nguyên nhân lịch sử, dân tộc và văn hóa, thiết lập theo sựhiệp thương, thỏa thuận của các bang hay nhà nước cấu
thành nên liên bang hay giữa chính quyền trung ương và
các địa phương.
Tại các nước này, Hiến pháp liên bang đều quy định rõ
thấm quyền liên bang và các chủ thể liên bang, đặc biệt trong
lĩnh vực lập pháp, làm cơ sở pháp lý cho quản lý nhà nước
Trang 37Phần một: Khát quat 0ê tổ chức, hoạt động cua nhà nước 39
cua các cấp chính quyền Tại một số nước, chi liệt kê quyền
cua liên bang hoặc quyền các chủ thể trực thuộc liên bang.
Việc phân chia quyền lực nay tại nhiều nước còn quantrọng hơn việc phân chia quyền lực giữa các cơ quan chính
quyền liên bang, vì thế có khi đặc điểm tổ chức nhà nước
theo cấu trúc lãnh thé lại được một số người coi là một dạng
chính thể.
Những đặc điểm chính của nhà nước liên bang:
- Lãnh thổ nhà nước liên bang được hình thành từ lãnh
thổ các nhà nước thành viên tự nguyện liên hiệp thành
- Các nhà nước chủ thể liên bang có chủ quyền tương đối
rộng về mặt đối nội, nhưng quyền về quân sự và đối ngoại bị
giới hạn đáng kể Các nhà nước chủ thể liên bang còn tham
gia hoạch định chính sách của nhà nước liên bang và các vấn
đề quan trong của đất nước
- Các chủ thé liên bang có quyển thành lập hệ thống các
cơ quan chính quyền của mình (hành pháp, lập pháp, tư
pháp), có hiến pháp, có hệ thông pháp luật và các cơ quantrực thuộc Hiến pháp, pháp luật của các chủ thể liên bangkhông được trái với Hiến pháp và pháp luật liên bang
- Tại một số nước, các chủ thể liên bang có quyền rút ra
khỏi liên bang, điều kiện tùy theo quy định của môi nước.Quyết định rút khói liên bang phải thông qua trưng cầu
dân ý.
— Mặc dù đều là nhà nước liên bang, nhưng tại mỗi nước,
tổ chức chính quyển các đơn vị cấu thành liên bang khác
Trang 38nhau, và quyền tự trị cũng khác nhau Tại hầu hết các nướcchế độ liên bang ở châu Âu quyền lực của các chủ thể liênbang khá rộng Riêng Bôxnia Hécxég6vina, quyền lực của cácnước cộng hòa trực thuộc rất lớn trong khi quyền hạn cualiên bang chỉ bó hẹp trong một vài lĩnh vực cụ thể Tương tựnhư vậy là Xécbia & Môngtênêgrô trước khi tách thành hainước cộng hòa độc lập vào đầu năm 2006.
C) Hinh thức nha nước hiên minh, hay lén minh giữa các nha nước
Mô hình này khá phổ biến tại châu Âu thời Trung cổ và
một số nước thời cận đại (như nước Đức giai đoạn 1815 1867) Các nước tham gia liên minh nhà nước không mất đi
-chủ quyền của mình
Nhà nước này chi là một liên minh lỏng lẻo, thường
không có Hiến pháp chung mà chỉ tồn tại một hiệp ước chung
nói lên mục đích của việc thành lập liên minh, không có cơ cấu
các cơ quan nhà nước chặt chế, không có quyền bang giao
quốc tế và thành lập quân đội riêng Nga và Bêlarút cũng đang tiến tới thành lập một nhà nước liên minh Liên minh
châu Âu là một liên minh giữa các nhà nước, có hệ thống các
cơ quan quyền lực khá đầy du và quyền lực đáng kể.
III- NGHỊ VIỆN (QUỐC HỘI) CÁC NƯỚC CHAU AU
1 Vị trí, vai trò của nghị viện (quốc hội)
Ngay từ thời cổ đại tại phương Tây đã xuất hiện các cơ
quan dân cứ, cơ quan có chức năng làm luật trong bộ máy
Trang 39Phan mot: Khat quát tê tô chức, hoạt động cua nhà nước 41
nha nước Tại thanh bang Aten, có Đại hội công dân và Hội
đồng 200 đại biểu Còn tại Rôma, có Dai hội công dân và
Viện nguyên lão Ngoài ra còn có một cơ quan bao vệ quyền
lợi của nhân dân là Viên bao dân, có quyển đình chi tất cả quyết định, pháp lệnh của nhà nước nếu xét thấy các văn bản
đó làm tốn hại đến quyền lợi của nhân dân.
Thời kỳ Phục hưng tại một số nước cộng hòa tự quản hay
đô thị tự quản ở châu Âu cũng xuất hiện các cơ quan dân cử.
Nước có Nghị viện hiện dai đầu tiên là Aixơlen, từ năm 930.Nghị viện nước này có tên là A/thing, vẫn duy trì đến ngày
nay Nước Anh có Nghị viện từ năm 1265 Nghị viện Pháp có
tiền thân là Hội nghị tam cấp thành lập năm 1302 Nhiều
quốc gia khác ở châu Âu như Bôhêmia (Séc ngày nay), Phổ,
Ba Lan, Na Ủy, Đan Mạch, Thụy Điển! cũng từng có các
Hội nghị tam cấp, tư vấn và kiểm chế vua, nhưng đến
khoảng thế ky XVIII, trước cách mạng tư sản, vai trò của nó
bị giảm sút hoặc bị giải tán do chính quyển ngày càng trởnên có xu hướng chuyên chế
Tuy nhiên nghị viện với nghĩa như ngày nay chỉ xuất
hiện từ khi nhà nước tư sản ra đời, sau các cuộc cách mạng
hay cai cach chính trị rộng lớn, gắn lién với sự ra đời của các
bản hiến pháp tư sản Khác với chính phủ thường được hình
thành trên cơ sở tín nhiệm của một đa số dân, nghị viện hay
1 Thụy Dién là nước đầu tiên trên lục địa châu Âu có Nghị
viện (Riksdaq) vào năm 1435, có sự đại diện của tất cả các tang lớp
trong xã hội.
Trang 40quốc hội đại diện cho nhân dan cả nước, có trách nhiệm bao
vệ lợi ích cua toàn dân, kể cả nhưng nhóm người thuộc về
thiểu số Do đó chỉ có nghị viện mới được trao những quyềnhạn đặc biệt.
Trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, thời kỳ tư bản
tự do cạnh tranh, nghị viện là cơ quan có ưu thế hơn hắn các
cơ quan nhả nước khác.
Tuy nhiên sang đến thời kỳ chủ nghĩa tư bản lũng đoạn
nhà nước, vai trò của nghị viện suy giảm Chế độ độc tài và
phát xít phan động xuất hiện) Nghị viện trở thành một cơ
quan hoạt động hình thức, tuy nhiên tại nhiều nước, cơ quan nay không tồn tại Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều
nước tư sản châu Âu đã điều chỉnh hoạt động bộ máy nhànước, nhờ đó vai trò của nghị viện đã được tăng cường.Trong vai thập niên gần đây, tai các nước tư san châu Au,
nghị viện đóng vai trò khá quan trọng trong ngăn ngừa sự
lạm quyền của hành pháp, bao dam dân chủ Nó cũng chịu
sự kiểm chế từ các thiết chế khác để không lạm quyền, hay
vượt qua giới hạn ủy quyền của nhân dân Tuy nhiên về cơbản, nghị viện các nước này do các đảng tư sản khống chế, vì
vậy trước hết nó phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản
1 Chế độ độc tài hay phát xít thiết lập trong thời gian này có tạiLitva (1926-1940), Latvia (1936-1940), Rumani (1938-1944), Ba Lan
(1935-1939), Đức (1934-1945), Bồ Đào Nha (1932-1968), Tây Ban Nha (1939-1 975), V.V