Trong cuốn “You and the law” 1990 cua hội Luật gia Mỹ dé cập chuyên sâu về Luật gia đình Family law, những cơ sở về mat pháp lý và khoa học để xác định quan hệ cha mẹ và con về mặt huyết
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYÊN THỊ LAN
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Dân sự
Ma so : 62.38.30.01
LUAN AN TIEN Si LUAT HOC
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC: 1 TS ĐINH TRUNG TUNG
2 TS HOANG NGOC THINH
Ltt)
HA NỘI - 2008
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng đượccông bố trong bất kỳ một công trình nào Khác
TÁC GIÁ
NGUYÊN THỊ LAN
Trang 3Far 1.-^„ TNA sề PVT wee Ng M 3
by fiat Vall SU Va 1HưƯỜIE iviai
Hon nhan va Gia dinh
Nghị quyết
Nghị định
Thông tư
Tố tụng dân sựThu tinh trong ống nghiệm
Toa án nhân dân
Uỷ ban nhân dân
Trang 4MỤC LỤC
TrangPHẦN MỞ ĐẦU | CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC ĐỊNH CHA, M#, CON 31.1 Khái niệm về xác định cha, me, con 5
LZ Khái quai pap fai ve Xác điHñi Cita iï¡©, COI a2
CHUONG 2: PHAP LUAT VIỆT NAM HIEN HANH VỀ XÁC ĐỊNH 83
CHA, ME, CON VA THUC TIEN AP DUNG
2.1 Xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ có hon nhân hop pháp - căn cứ, 83
thủ tục và thực tiến áp dung
2.2 Xác định cha, mẹ, con khi cha me khòng có hén nhân hựp phaip— 107
can cứ, thủ tục và thực tien ap dụng
2.3 Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con theo phương 128
pháp khoa học — Căn cứ và thủ tục giải quyết
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIEN
PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON Ms
3.1 Phuong hướng hoàn thiện pháp luật về xác định cha, me, con 1433.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xác định cha, mẹ, con 140
PHAN KET LUAN 196
DANH MUC CAC CONG TRINH KHOA HOC BA CONG BO 197 DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO 198
PHAN PHU LUC 206
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong xu thế phát triển chung của thế giới Việt Nam luôn là nước đề cao cácquyên cơ bản của con người đặc biệt là bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em bởi sựkhác biệt về giới và kha năng nhận thức Việc xác định cha me con luôn nhằm baođảm quyền va lợi ích hợp pháp của các chủ thé trong quan hệ g1ữa cha me và con Điều
đó làm ổn định mối quan hệ gia đình đảm bảo những điều kiện an toàn cho sự nháttriển của trẻ em Quan hệ giữa cha mẹ và con là một trong những mối quan hệ quan
trọng trong gia đình Vì vậy, việc xác định cha, mẹ, con có ý nghĩa trong mọi thời đại
Dưới góc độ pháp lý, vấn đề xác định cha, mẹ con càng đặc biệt được coi trọng bởi nóliên quan đến nhiều vấn đề khác trong các quan hệ dân sự HN&GD Trong giai đoạn
hiện nay, các mối quan hệ gia đình ngày càng được quan tâm và đề cập ở nhiều góc độkhác nhau Việc xác định cha, mẹ, con không còn mang nguyên ý nghĩa truyền thống
bởi sự tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt là sự tác động của điều kiện kinh tế xã hội
Đó là sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường
có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việc Việt Nam hộinhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế, sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chứcThương mại quốc tế (WTO) đã dẫn đến nhiều sự thay đổi trong mọi mặt của đời sống
xã hội Đặc biệt, Việt Nam đang đón nhận làn sóng đầu tư nước ngoài trong hai năm
trở lại đây Như một hệ quả đương nhiên, quan hệ xã hội sẽ phức tạp hơn nhiều do sựgiao lưu giữa các cá nhân đại diện cho nhiều nền văn hoá Nhiều giá trị văn hoá, pháp
ai š es Je ˆ ~ 5 ` ˆ :
lớ củ chin nhữn tha ? đối khô nhs Những Anan nidm vi tinh wd An nhẦm vA ain
ay & ng Ciittt aul g£ 4 y ng 1IIẢA? pearUate Yui HIIN/LE VÀ II Yeu, WUE tsa va Gin
-đình của các tầng lớp trong xã hội cũng dần thay đổi theo các thái cực khác nhau Vấn
dé xác định cha mẹ, con không nằm ngoài qui luật đó, nhất là đối với các quốc gia,nơi mà pháp luật về HN&GD chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi phong tục, tap quan, đạođức truyền thống như Việt Nam Di nhiên, pháp luật về xác định cha, me, con phải
mang những dấu ấn của ảnh hưởng này Chính vì vậy, hơn bất cứ mảng pháp luật nào,
pháp luật về xác định cha, mẹ, con cần vừa phải giữ gìn được những giá trị truyền
thống của gia đình Việt Nam, vừa phải phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 6hiện nay Dac biệt, do su phát triển không ngừng của khoa hoc kỹ thuật đã xuất hiệnvấn đề sinh con theo phương pháp khoa hoc Day là một vấn dé mới làm thay đổi
những quan niệm truyền thống về một người cha, người mẹ người con Vấn đề sinh
con theo phương pháp khoa học đã thể hiện sự phát triển vuot bậc của khoa học kỹthuật Khoa học đã có thể can thiệp vào ngay cả quá trình tạo ra con người Trong thực
tế áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản Không đơn thuần thuộc lĩnh vực khoa học về
y hoc mà còn liên quan đến nhiều vấn đẻ về dao dức, về pháp lý, về tam iy, tình cảm Việc áp dụng biện pháp ho trợ sinh san trong nhiều trường hợp không chi trong nội bộ
cap vo chong vô sinh mà còn liên quan đên người thứ ba đó là người cho tình trùng,
cho trứng cho phôi Ngoài ra còn đụng cham đến những vấn đề khá nhay cảm đó làviệc mang thai hộ va sinh sản vô tính Day là một vấn dé rất phức tạp Việc xác địnhcha, mẹ, con trong những trường hợp này cũng có những biệt lệ Về mạt pháp lý, hiệnnay, Luật HN&GĐ năm 2000 và các van bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra một hành
lang pháp lý để điều chỉnh kịp thời vấn đề này Tuy nhiên, trong quá trình thực thi và
áp dụng pháp luật vẫn tồn tại nhiều vấn đề còn gây nhiều tranh cãi không thống nhất
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Xác định cha, mẹ, controng pháp luật Việt Nam” với mong muốn làm sáng tỏ hơn vấn đề xác định cha, me, con
Từ đó, tìm ra hướng hoàn thiện pháp luật phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Xác định cha, mẹ, con là một chế định pháp lý cơ bản, có ý nghĩa trong việc
xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể Do vậy, vấn đề này đã dànhđược nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, từ trước tới nayvấn đề này chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu Ngày 17,18 tháng 9năm 2001 nhà Pháp luật Việt Pháp đã tổ chức hội thảo Pháp luật về đạo đức sinh học
Nội dung của cuộc hội thảo này có một phần liên quan đến đề tài nghiên cứu này, đó là
vấn dé sinh con theo phương pháp khoa hoc, mang thai hộ, đẻ thuê Vấn dé này được
xem xét và thảo luận dưới các góc độ về v học, pháp lý, tình cảm, đạo đức, những hâu
quả về mặt xã hội và pháp lý mà việc sinh con theo phương pháp khoa hoc, mang thai
hộ đẻ thuê mang lại từ đó đặt ra những thách thức chung cho các nhà khoa học thuộccác lĩnh vực khác nhau liên quan đến vấn đề này Lúc bấy giờ Việt Nam chưa có hành
Trang 7lang pháp lý cho vấn đề này, vì vậy, cuộc hội thảo này có giá trị thực tiễn nhât định để
Việt Nam xây dựng hành lang pháp lý cho vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học
và xác định cha mẹ, con trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học Hiệnnay, xác định cha, mẹ con được viết thành một phan của chương “Quyền và nghĩa vụ
giữa cha mẹ và con” trong giáo trình Luật HN&GD Trường Đại học Luật Ha Nội
nhưng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát có tính định hướng cho sinh viên tiếp tuc
nghiên cứu, tìm tòi Bên cạnh đó là một so bài viết được dang trên các báo tap chí duci
nhiều góc đệ khác nhau như các bài viết của TS Nguyễn Văn Cừ: “A21 số suy nghĩ venguyên tắc xác định cha, mẹ và con (trong giá thi) theo pháp luật Việt Nam” (Tạp chí
Luật học số 6/1999); “Vấn để xác định cha, mẹ và con ngoài giá thú theo luật Hôn
nhân và Gia đình Việt Nam” (Tạp chí Luật học số 1/2002); bài viết của TS Nguyễn
Phương Lan: “Quyền làm me của người phụ nữ theo qui định của pháp luật Việt Nam”
(Tạp chí Luật học số Đặc san phụ nữ năm 2004); bài viết của tác giả Lê Thị KimChung: “Những vấn đề nay sinh từ qui định về xác định cha, mẹ, con sinh ra nhờ kỹ
thuật hồ trợ sinh sản ” (Tạp chí Dan chủ pháp luật số 9/2004) Những bài viết này chỉ
dé cập đến những khía cạnh nhỏ của việc xác định cha, mẹ, con Ngoài ra một vài sinhviên chuyên ngành luật lựa chọn vấn đề này làm luận văn tốt nghiệp cử nhân luật như
dé tài: “Ván đề xác định cha, me, con trong Luật HN&GPD năm 2000” (2003) của sinh
viên Tran Huy Cường Những khoá luận này cũng chi dừng ở mức độ tóm lược những
vấn đề cơ ban của pháp luật về xác định cha, me, con Trong luận văn thạc sĩ của mình,
tôi cũng đã chọn đề tài “Xác định cha, mẹ, con — Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ”(2002) Pham vi nghiên cứu của luận văn này chi là xác định cha, me, con trong nước
mà không đề cập đến việc xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài Đối với vấn dé
xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học mới chỉ
dừng lại ở mức độ khái quát và định hướng vì lúc đó chưa có hành lang pháp lý chovấn đề này Hiện nay, so với thời điểm lúc bấy giờ, các văn bản mới đã ra đời để cập
đến vấn dé mới như sinh con theo phương pháp khoa học và xác định cha, me, con
trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học Nghiên cứu về vấn đề này còn
có luận án tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Hồng Bac với tiêu để “Pháp luật điều
chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội
Trang 8nhập ” (nam 2003) Trong luận án này có dé cập đến việc xác định cha mẹ con nhưngchi dừng lại ở mức độ khái quát, hết sức sơ lược vé quyền nhận cha, me, con trongtrường hợp nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài; về thẩm quyền giải quyết trong
trường hợp tự nguyện nhận cha me, con và trong trường hợp có tranh chấp về quan hệ
cha, mẹ, con Tác giả luận án này chưa đi sâu vào nghiên cứu những nội dung cụ thểtừng vấn đề trong chế định pháp lý về xác định cha mẹ con mà chỉ tập trung giải
quyết nguyên tác chọn luật án dụng trong việc xác định cha mẹ con có yếu tô nước ngoài
~ Ea
Mội số tác gia nước ngoài cũng có công trình nghiên cứu liên quan đến vấn déLì o c c oO c
này Trong cuốn “You and the law” (1990) cua hội Luật gia Mỹ dé cập chuyên sâu về
Luật gia đình (Family law), những cơ sở về mat pháp lý và khoa học để xác định quan
hệ cha mẹ và con về mặt huyết thống, việc sinh con với sự hỗ trợ của khoa học và
nguyên tắc xác định tư cách cha, mẹ, con Ngoài ra, là một số vấn dé pháp lý có liên
quan như quyền phá thai của người phụ nữ [124] Tuy vậy, việc nghiên cứu này chỉ
dừng lại ở mức giải độ thích luật dưới hình thức hỏi đáp pháp luật nhằm phổ biến phápluật về HN&GD Tap chí Gia đình (2007) của nhà xuất bản Dalloz (Pháp) có một bàiviết về vấn đề giám định gen xác định quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con với tiêu
dé “Filiation et empreintes génétiques” Tuy nhiên, bài viết này chỉ dé cập đến quitrình lấy mẫu giám định gen để xác định quan hệ huyết thống và những thủ tục pháp lýcần thiết đối với các chủ thể có liên quan bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng là Toà án,
người tiến hành giám định (chuyên gia được Toà án công nhận trong lĩnh vực giámđịnh gen) và các đương sự có liên quan đến việc giám định gen [132] Bài viết nàykhông đi sâu nghiên cứu pháp luật nội dung về xác định cha, mẹ, con Trong sự phát
triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật đã đặt ra cho các nhà khoa học ở các lĩnh vực khácnhau nhiều vấn đề xung quanh việc xác định cha, mẹ, con Bởi trong thực tế đã và đangnảy sinh những vấn đề mà pháp luật chưa điều chỉnh kịp thời Theo quan điểm của
chúng tôi, mảng pháp luật về xác định cha, mẹ, con là một trong những mảng pháp luậtđặc biệt, liên quan đến nhiều mang pháp luật khác Việc xác định cha, me, con cầnđược nghiên cứu một cách toàn diện, nham đảm bảo cho việc xác định cha, mẹ, conđược chặt ché và chính xác hơn Từ đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
Trang 9the Luận án là công trinh dau tiên nghiên cứu một cách toàn diện, mang tính chuyên
sâu về các vấn đề pháp lý của việc xác định cha mẹ, con trong pháp luật Việt Nam
3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Mục đích cua đề tai là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về xác định cha
me, con trong mối liên hệ với thực tiễn Từ đó, kip thời phát hiện những qui định thiếu
cụ thể hoặc không phù hợp cũng như tìm ra những bất cập trong thực tiễn giải quvết
Trên cơ sở đó luận án đưa ra một số phương hướng và giải pháp cụ thể giúp cho việchoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả điều chỉnh đối với vấn đề này, đảm bảo sự
On định của gia đình và xã hội
Nhiệm vụ của luận án là trên cơ sở nghiên cứu các vấn dé lý luận, luận án phảixây dựng được những khái niệm cơ bản về xác định cha, mẹ, con để làm cơ sở cho việc
áp dụng các qui định pháp luật về xác định cha, mẹ, con; luận án phải nghiên cứu đượccác nội dung cơ bản của pháp luật về xác định cha mẹ, con, đặt từng nội dung trong
mốt liên hệ với thực tế qua từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội và so sánh với
pháp luật một số nước; luận án phải nghiên cứu và đánh giá được thực trạng áp dụngpháp luật về xác định cha, mẹ, con thông qua các thủ tục pháp lý nhất định Từ đó, sosánh với những vấn đề lý luận về xác định cha, mẹ, con Thông qua đó, luận án phảiđánh giá và tìm ra được những vấn đề còn bất cập để có hướng hoàn thiện mới; luận ánphải xây dựng được những phương hướng và giải pháp mang tính toàn điện về xác địnhcha, mẹ, con, hướng tới mục đích nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về xácđịnh cha, mẹ, con
4 ĐỐI TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu là việc xác định cha, mẹ, con thông qua một số tác phẩmkinh điển; hệ thống pháp luật Việt Nam mà chủ yếu là pháp luật HN&GD từ trước đến
nay trong sự kết hợp với thực tiễn áp dụng: việc xác định cha, mẹ, con của pháp luậtmột số nước trên thế giới trong sự so sánh với pháp luật Việt Nam để đề tài có chiềusâu và có tính hấp dẫn hơn Đề tài cũng nghiên cứu một số yếu tố có ảnh hưởng nhấtđịnh tới việc điều chỉnh pháp luật về xác định cha, mẹ, con
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đề tài sẽ nghiên cứu toàn diện cả về lý luận và
thực tiễn việc xác định cha, mẹ, con Luận án tập trung ưu tiên nghiên cứu pháp luật
Trang 10chung nhất Luận án không có tham vọng nghiên cứu chuyên sâu về nguyên tac ấn
dụng luật vì vấn dé này có thể tiếp thu được ở các công trình Khoa học pháp ty khác
5 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu dé tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của học thuyết Mác - Lê Nin Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở gắnliên giữa lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề
Phương pháp nghiên cứu đề tài bao gồm một số phương pháp như phương pháp
phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh thống kê
Phương pháp phân tích tổng hợp vừa mang lại cho luận án một cái nhìn tổng
quát vấn đề cần nghiên cứu, vừa làm cho luận án có chiều sâu hơn
Phương pháp lịch sử, so sánh luôn được sử dụng song hành trong nghiên cứu détài Bởi vì, chỉ khi đặt pháp luật thực định về xác định cha, mẹ con trong mối liên hệvới lịch sử lập pháp với pháp luật các nước, cũng như dat pháp luật về xác định cha,
mẹ, con trong các mối quan hệ với phong tục, tập quán, đạo đức, truyền thống, điềukiện kinh tế xã hội ở các thời kỳ lịch sử khác nhau luận án mới giải quyết được triệt để
vấn đề cần nghiên cứu Từ đó, luận án có được những bình luận và đánh giá chính xác
về những điểm tiến bộ và hạn chế của vấn đề
Phương pháp nghiên cứu số liệu thống kê được sử dụng khi xử lý những số liệu
về xác định cha, mẹ, con trong thực tiễn và mô tả dưới dạng các bảng biểu Từ đó, luận
án mới mang tính chân thực và có sức thuyết phục cao
Trang 116 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
+ Luận án xây dựng được một số khái nệm đảm bao tính học thuật đồng thời
là cơ sở để xây dựng pháp luật áp dụng pháp luật thống nhất Đó là các khái niệm cha, mẹ,
con, khái niệm xác định cha mẹ con dưới góc độ sinh học — xã hội và dưới góc độ pháp lý
+ Luận án đã phân tích được rõ các căn cứ để xác định cha, mẹ, con bao gồm, căn
cứ về mặt huyết thống và căn cứ về mặt pháp lý Từ đó, luận án đã chỉ ra được những nét
trong đồng và khác biệt trong việc ấn dụng từng căn cứ để xác định cha, mẹ, con đối vớitừng trường hợp cụ thể
+ Luan an đã khái quát được hệ thống pháp luật Việt Nam về xác định cha, me,
con trong mối liên hệ với pháp luật của một số nước trên thế giới với sự đánh gid dựatrên một số yếu tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh pháp luật về xác định cha, mẹ, con
+ Luận án làm rõ được những vấn đề pháp lý về xác định cha, mẹ con trong mốiliên hệ với thực tiễn, đã chỉ ra được những bất cập của mảng pháp luật này
+ Những phương hướng và giải pháp mà luận án xây dựng nên đảm bảo tính khoa
hoc va đảm bao tính khả thi trong thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định cha, me, con
* Ý nghĩa khoa học và thực tiên của việc nghiên cứu dé tài:
+ Kết quả nghiên cứu của dé tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá
trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xác định cha, me, con
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu giảng dạy, học tập
chuyên ngành luật HN&GD ở các cơ sở đào tạo luật
+ Kết quả nghiên cứu của dé tài có thể dùng làm tài liệu hướng dẫn trong việc
áp dụng pháp luật về xác định cha, mẹ, con Đảm bảo tính thống nhất và chính xác
trong thực tiễn giải quyết vấn đề này
7 CƠ CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phan mở dau, phần kết luận, luận án bao gồm 3 chương được kết cấu như sau:
Chương 1: Những vấn dé lý luận về xác định cha, me, con
Chương 2: Pháp luật Việt Nam hiện hành về xác định cha, me, con và thực tiễn áp dụngChương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về xác định cha, mẹ, con
Trang 12CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC ĐỊNH CHA, ME, CON
1.1 KHÁI NIỆM VỀ XÁC ĐỊNH CHA, ME, CON
1.1.1 Khai niém cha, me, con
Ấm c :.Í ! - - ara Ios
OU 80C av StTtt NOC — XG triỘi
Ï.1.1.1 Khát niém chữ, ne, con di
Theo từ diển Tiếng Việt, cha là “người dàn ông có con, trong gan hệ vor con”
[107, tr.130]; mẹ là “người đàn bà có con, trong quan hệ với con” [107, tr.626] Đây làmột khái niệm rộng nếu chỉ đưa ra khái niệm như vậy thì “cha mẹ” sẽ bao gồm cả cha
me đẻ và cha mẹ nuôi Dưới góc độ xã hội, người ta không cần quan tam đếu việc phânbiệt cha mẹ đẻ hay cha mẹ nuôi Khái niệm cha mẹ được dùng để chỉ mối quan hệ giữa
các chủ thể với tư cách là cha, mẹ đối với con cái của họ Dưới góc độ sinh học, cần có
sự phân biệt rõ khái niệm cha mẹ đẻ va cha mẹ nuôi Cha mẹ nuôi về nguyên tắc,
không có quan hệ huyết thống trực hệ với người con nuôi Cha mẹ đẻ, về nguyên tác, là
người có quan hệ huyết thống trực hệ với người con và trực tiếp sinh thành ra người con
đó Theo phong tục tập quán và tính chất vùng miền, có nhiều danh từ dùng để chỉ cha
mẹ như thay, u; tia, má; ba, má; bố, me; thay, bầm Tuy nhiên, danh từ phổ thông,
“bố” là “con vật đực thuộc thế hệ trước, trong quan hệ với những con vật thuộc thế hệ
sau và do nó trực tiếp sinh ra” (107, tr.78]; mẹ là “con vật cái thuộc thế hệ trước, trong
quan hệ với những con vat thuộc thế hệ sau và do nó trực tiếp sinh ra” [107, tr.626].Khái niệm này dùng để chỉ cha mẹ với tư cách là cha mẹ đẻ nhưng lại ám chỉ ở các loàiđộng vật mà thôi Theo từ điển Tiếng Việt thì “con” là “người hoặc động vật thuộc thế
hệ sau, trong quan hệ với người hoặc động vật trực tiếp sinh ra” (107 tr.198] Khái
niệm này trùng với khái niệm “con dé” “con do chính mình sinh ra, không phải con
1”
nuôi ” (107, tr.199] Trong dân gian thường có câu nói “có con thì mới có cha, có cháugiữa nhà thì mới có ông”, tức là khái niệm cha, me, con luôn song hành với nhau Từ
điển Tâm lý học đưa ra khái niệm me trong mối quan hệ mẹ - con “Với đến mẹ tức là
nói đến con và quan hệ mẹ - con Tâm lý học dùng từ "cặp mẹ con” để mô tả mối quan
hệ chặt chế ấy, cả hai hợp thành một thực thể độc nhất Khi còn trong lòng mẹ, tất cảnhững nhu câu sinh lý của con déu thông qua cơ thể người mẹ: đó là giai đoạn cong
Trang 13sinh (Symbiose) Sau khi sinh ra, cơ thể con tách khỏi me, nhưng em bé còn hoàn toàn
phụ thuộc vào người mẹ Đây là mối quan hệ giữa hai cơ thể, hai xác thịt, mà người tagọi là quan hệ ruội thịt, mối quan hệ dau tiên của con người lúc mới sinh ra, một mối
quan hệ phi ngôn ngữ Đây là mối quan hệ vừa mang tính thể chất vừa mang tính tam
lý, đây là giai đoạn hoà mình giữa mẹ - con, kế tiếp giai đoạn cộng sinh.” [120, tr.164].Khái niệm cha mẹ, con là những khái niệm luôn tồn tại cùng nhau có mối liên quan
không thể tách rời Mối quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con đẻ luôn gắn liền với quá trình
sinh đẻ từ việc thụ thai mang thai và sinh con Như vậy dưới góc độ sinh hoc, về
nguyên tac, con dé phải dam bảo hai yếu tố: thứ nhất phải mang huyết thống, mã gen
của cha mẹ: thứ hai được cha mẹ trực tiếp sinh ra Cha mẹ đẻ cũng phải đảm bảo haiyếu tố: thứ nhất, có quan hệ huyết thống trực hệ với người con Thứ hai, là người trựctiếp sinh ra người con Tuy nhiên trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học
có những ngoại lệ nhất định Con đẻ trong trường hợp này chỉ đảm bảo một yếu tố là
được người mẹ trực tiếp sinh ra, nhưng có thể không đảm bảo được yếu tố về mặt huyếtthống và mang mã gen của cha mẹ Bởi vì việc sinh con theo phương pháp khoa học có
thể có sự can thiệp của người thứ ba Đó là người cho tinh trùng, cho trứng, cho phôi.
Do đó người con đẻ có thể mang mã gen của cha hoặc của mẹ hoặc không mang mã
gen của cả cha đẻ và mẹ đẻ Đặc biệt, trong trường hợp nhận phôi từ ngân hàng phôi đểtiến hành sinh con theo phương pháp khoa học, thì có sự khác biệt về khái niệm con đẻ
và con ruột Từ trước tới nay, xét dưới cả góc độ sinh học và xã hội, con đẻ và con ruột
là một Khi một người được sinh ra, thông thường sẽ mang dòng máu của cha mẹ —người đã sinh thành ra mình Trong dân gian còn gọi người con chính là “núm ruột” củacha mẹ Nhưng trong trường hợp trên, con đẻ lại không mang mã gen của cả cha và mẹ,không có quan hệ huyết thống với cả cha và mẹ Do đó có quan điểm cho rằng, đây là
một dạng nuôi con nuôi đặc biệt [27] Chúng tôi không đồng ý với quan điểm này, bởi
một điều không thể phủ nhận, quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được hình thành
dựa trên sự kiện nhận nuôi con nuôi hoàn toàn khác biệt với quan hệ giữa cha mẹ đẻ vàcon đẻ được hình thành dựa trên sự kiện sinh đẻ Cho dù người con được người mẹ sinh
ra từ việc nhận phôi của người khác thì người mẹ cũng phải trải qua một quá trình từviệc thụ thai, mang thai và sinh con Mối quan hệ cha mẹ và con trên thực tế, được hìnhthành và gan kết với nhau từ khi quá trình đó được bat đầu Người mẹ vẫn là người trựctiếp sinh ra đứa trẻ và đương nhiên là mẹ đẻ của người con đó Đồng thời, người con đó
Trang 14được coi là con đẻ chứ không phải là con nuôi Cap vợ chong vô sinh không phải là
người tao nên phôi thai nhưng lai là người thể hiện ý chí muốn có đứa con đó ngay từ
khi người vợ được mang thai bang việc cấy phôi Cap vợ chồng vô sinh là người trựctiếp mang lại sự sống cho đứa trẻ Tuy vậy, trong trường hợp này, khái niệm cha đẻ, mẹ
đẻ, con đẻ, về mat sinh học, có sự khác biệt nhất định với những quan niệm truyền
thống Tức là con đẻ không còn đồng nhất với khái niệm con ruột Con ruột phải là
người có quan hệ huyết thông, ruột thịt với người đã sinh de ra minh: con dé có théKhông có quan hệ huyết thống, ruột thịt với người đã sinh đẻ ra mình Khái niêm con đẻrộng hơn khái niệm con ruột Con ruột là con đẻ nhưng con dé không đương nhiên là
con ruột Như vậy, trong khái niệm cha đẻ, mẹ đẻ con đẻ thì dấu hiệu cha mẹ đẻ là
người trực tiếp sinh ra con đẻ luôn luôn được đảm bảo trong mọi trường hợp Còn dấu
hiệu cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ có mối quan hệ huyết thống trực hệ với nhau không đượcđảm bảo trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học có sự tham gia của
người thứ ba
Khái niệm cha, mẹ, con dưới góc độ sinh học: Cha, me để, trong quan hệ với
con, là người trực tiếp sinh ra và có quan hệ huyết thống với người con đó; Con để,
trong quan hệ với cha mẹ, là người được cha mẹ trực tiếp sinh ra và có cùng huyết
thông với cha mẹ
Khái niệm cha, me, con, dưới góc độ sinh học — xã hội được đưa ra một cách
tổng quát như sau: cha, mẹ đẻ, trong quan hệ với con, là người trực tiếp sinh ra con, có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống với người con đó; Con dé, trong quan hệ với
cha mẹ, là người được cha mẹ trực tiếp sinh ra, có thể có hoặc không có quan hệ huyếtthống với cha, mẹ
1.1.1.2 Khái niệm cha, mẹ, con dưới góc độ pháp lý
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm cha, mẹ, con luôn gan lién với những sự Kiệnpháp lý nhất định Quan hệ giữa cha mẹ và con về mặt pháp lý chỉ được phát sinh khiđược sự chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tức là, về mặt sinh học - xã
hội có thể đã tồn tại quan hệ cha mẹ và con với tư cách là cha mẹ đẻ và con đẻ Xét dưới
góc độ pháp ly, tư cách là cha mẹ đẻ, con đẻ chỉ được chính thức thừa nhận thong quanhững thủ tục pháp lý nhất định Về nguyên tắc, người cha, người mẹ, người con về mặtsinh học sẽ đương nhiên trùng với người cha, người mẹ về mặt pháp lý vì mối quan hệ
này có xuất phát điểm là sự kiện sinh đẻ nhằm đảm bảo tính huyết hệ tự nhiên giữa hai
Trang 15thé hệ sinh ra kê tiếp nhau đồng thời, dam bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chu
thể trong mối quan hệ này Có nghĩa là, đảm bảo cả thuộc tính tự nhiên và thuộc tính xã
hội của các chủ thể với tư cách là cha, me, con Trong hai thuộc tính này, thuộc tính tự
nhiên mang tính phổ biến không thay đổi: thuộc tính xã hội lại thay đổi trong nhữngđiều kiện xã hội nhất định Do vậy người cha người mẹ, người con về mặt sinh học cóthể không trùng với người cha người mẹ, người con về mặt pháp lý Một vấn đề đặt ra
là hệ thông pháp luật cân thiết phải có cơ chế điều chính phù hợp để người cha người
mẹ người con về mặt pháp lý chính là người cha người mẹ người con về mặt sinh học
Như vậy, dưới góc độ pháp lý, cha de, mẹ dé trong mối quan hệ với con, là người
trực tiép sinh ra người con, có quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật Con đẻ,
trong môi quan hệ với cha mẹ, là người được cha me sinh ra, có quyền và nghĩa vụ theo
qui định của pháp luật
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm “con” sẽ được nghiên cứu trong một số trường
hợp đặc biệt sau:
* Khái niêm “con trong giá thú” và “con ngoài giá thi”
Theo từ điển Tiếng Việt thi “giá thú” là “viée lấy vợ, lấy chồng được pháp luật
thừa nhận ” [107, tr.386] “Giá thú” là một từ hán việt, theo cách giải thích của các học
4133 be
gia trước đây thì danh từ “giá thú” gồm hai chữ “giá” và “thú” “Giá” có nghĩa là lấychồng và “thú” có nghĩa là lấy vợ [49, tr.18] Do vậy, danh từ “giá thú” bao hàm cả
trường hợp con trai lấy vợ và con gái lấy chồng Bên cạnh danh từ “giá thú” còn một
danh từ nữa là “hôn thú” Trong lịch sử lập pháp của Việt Nam đã từng sử dụng cả haikhái niệm này “ Nhà lập pháp đã dùng danh từ hôn thú Song danh từ này gém chữ
“hon” và chit “thú” cả hai chữ đêu có nghĩa là lây vợ, còn danh từ giá thú có chữ
“gid” nghĩa là lấy chong và chữ “thú ” có nghĩa là lấy vợ Như vậy, danh từ giá thú có
một nghĩa bao quát hon, áp dụng cho cd irường hợp con trai lấy vợ và trường hợp con
gái lấy chong ” [49, tr.17,1§] Tuy nhiên, theo cách hiểu thông thường thì hai thuật ngữ
này là như nhau “Hôn thú chẳng những gây nên mối liên hệ giữa vợ chồng, mà còn gâynên mối liên hệ giữa vợ chông với con cái Thật vậy, nếu hai người có lập hôn thú với
nhau, các con cái sanh ra déu là con chánh thức Mối liên hệ giữa dita con và Hườicha và người mẹ có kết hôn với nhau được gọi là tử hệ chánh thức Mối liên hệ giữa đứacon và người mẹ là mẫu hệ, mối liên hệ giữa đứa con và người cha là phụ hệ Có nhiềudứa con sinh ra mà cha mẹ không có lập hôn thú với nhau Mặc dâu không có công
Trang 16nhận tình trạng ngoại hón, luật pháp đã tô chức mới liên hệ giữa dita con và người cha
va người mẹ không chính thức: đó là tử hệ ngoại hôn ” [48 tr.199]
Trong gia đình cổ Việt Nam — Gia đình phụ hệ “các con ra đời được người chong
công nhận, bất luận là con vợ thứ hay nàng hầu, déu là con chính thức và trong cổ luật
khong có hạng con ngoại tình về phía người cha” [51, tr.243] Tuy nhiên, vẫn có khái niệm
“con hoang” hay “con tư sinh” để chỉ những đứa con do “mot người đàn bà khong có chồng
sinh ra và không có ai thừa nhận Hoặc con do “một người dan bà có chồng sith ra, mà
chồng không nhìn nhận, thì đứa trể là con ngoại tinh” (51, tr.244] “Giá thú” là nền tảng
cơ bản của gia đình chính thức vì gia đình chính thức được thành lập là do “giá thú” và
con cái do cha mẹ sinh ra là con chính thức Trong các bộ dân luật thời kỳ Pháp thuộc
như BLDS Bác Kỳ, BLDS Trung Kỳ dùng khái niệm “con chính” và khái niệm này đồng
nhất với khái niệm con trong giá thú hay con trong hôn nhân hợp pháp Thậm chí
“Pham có giá thú mà sinh con, dau sau có sự tiêu hôn, không cứ vì duyên cớ gì, nhữngdita con ấy van là con chính ” (Điều 89 ~ BLDS Bác Kỳ) Điều này dẫn tới một mâu
thuần, đó là, ngay cả khi giá thú của người mẹ bị tiêu huỷ, tức là coi như chưa từng tồntại thời kỳ giá thú thì pháp luật thời kỳ này vẫn nhìn nhận đứa con đó là con chính của
người chong Như vậy, nhà làm luật thời kỳ này không chỉ căn cứ vào giá thú của IIPƯỜI
mẹ để xác định con chính hay không mà còn căn cứ vào thời điểm đứa bé được sinh ra
mà người mẹ đang tồn tại một giá thú thì đương nhiên là con chính của người chồng
người mẹ Vậy, đối với trường hợp khi đang tồn tại giá thú, người mẹ thụ thai nhưng saukhi giá thú bị tiêu huỷ mới sinh con thì đứa con này có được xác định là con chínhkhông? Vấn đề này pháp luật lại không dự liệu đến Hơn nữa, việc tiêu hôn do nhiều
can cứ, trong đó có một số căn cứ để tiêu hôn là “ Khi hai người lấy nhau là thân
thuộc thích thuộc vào bậc mà trong luật đã cấm không được giá thú ” (Điều 84
-BLDS Bac Kỳ) Qui định này dẫn tới đứa con đó là con do loạn luân và dẫn đến mâu
thuần khi Điều 168 - BLDS Bac Kỳ lại qui định “Nếu là con loạn luân hay con ngoạitình của người mẹ, thì hộ lại không được đăng ký khai nhận đứa con hoang dy Nếu hộ
lại da trot đăng ký sự khai nhận đứa con loạn luân hay ngoại tình đó thì sự khai nhận
ấy coi như không có và vô hiệu ” Thêm vào đó là trường hợp khi người vợ goá hay
người vợ sau khi ly hôn không đảm bảo thời kỳ cư sương và cư tang đã lập giá thú vớingười khác sau đó sinh con thì đứa con đó sẽ rất khó xác định là con của người chồng
nào Nếu xác định đứa con đó là con người chồng đã ly hôn hay đã “mệnh một” thì
Trang 17đương nhiên là con chính sẽ không có gì phải bàn nhưng nếu là con người chồng sau
mà lại bị xử tiêu hôn thì đứa con này lại là con do ngoại tình Các văn bản pháp luật thời
kỳ Việt Nam cộng hoà, như Luật Gia đình 1959, Sac luật 15/64, BLDS 1972 đã sử dụngmột số khái niệm như “tử hệ chính thức”, “tử hệ ngoại hon”, “tử hệ tư sinh” [49, tr.133].Cách nhìn nhân tư cách người con trong thời kỳ này có khác so với pháp luật thời kỳ
trước Điều 36 - Luật Gia đình 1959 qui định “Con sinh ra trong một vụ hôn thú bị
tuyén bó vô hiệu được coi là con ngoại hôn ” Việc tiêu hủy hôn thú phái dân tới hậu
quả là coi như chưa từng tồn tại quan hệ vợ chong “Hai bén cũng được coi như chua hẻkết lập hôn thú và chỉ là hai người bạn ngoại hôn Đối với con cái hậu quả còn tai
hại hơn nữa, vì các người con sẽ phai coi như con ngoại hôn, nghĩa là con ae sinh hay
để hoang ” [49 tr.78] Tuy nhiên Điều 39 — Sac luật15/64, Điều 133 — BLDS 1972 qui
định “Hôn thú dù bị xứ tiêu, những con cái nếu có vẫn được coi là con chính thức ”,
Điều này có nghĩa ràng, việc tiêu huỷ hôn thú có thể do lỗi của cha mẹ hoặc của ngườikhác chứ không phải là đứa trẻ Do vậy, đứa trẻ không thể chịu hậu quả do hôn thú
mang lại, mà đương nhiên vẫn là con chính Qui định này cũng dẫn đến mâu thuẫn như
pháp luật giai đoạn trước Pháp luật trong các thời kỳ này phân biệt các loại con khôngchỉ với tư cách là những khái niệm pháp lý mà còn thể hiện sự phân biệt đối xử giữa
chúng Hậu quả về mặt thực tế và pháp lý mà chúng gánh chịu là hoàn toàn khác nhau,
Khái niệm con trong giá thú và con ngoài giá thú vẫn là những khái niệm cơ bản
được sử dụng trong đời sống và khoa học pháp lý Đặc biệt, trong hệ thống pháp luậtdưới chê độ xã hội chủ nghĩa từ năm 1945 đến nay vẫn sử dụng các khái niệm này Việcphân biệt những khái niệm này là cơ sở để xác định căn cứ xác định cha, me, con Về
nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú là hoàn toànnhư nhau Từ điển Tiếng Việt chỉ đưa ra khái niệm “con ngoài giá thú” là “con mà cha
ine không phải là vợ chồng theo qui định của pháp luật” (107, tr.199] Từ đó liệu có thể
suy ra “con trong giá thú” là con mà cha mẹ là vợ chồng theo qui định của pháp luật”?
Từ điển Luật học đưa ra khái niệm con ngoài giá thú trùng với khái niệm con ngoài hôn
nhân “Con ngoài hôn nhân là con có cha mẹ không phải là vợ chồng ” [122 tr.16§].Theo cách định nghĩa này, con ngoài hôn nhân được phân biệt với con trong hôn nhân
bằng quan hệ hôn nhân của cha mẹ.
Như vậy, nếu căn cứ vào các khái niệm mà từ điển Tiếng Việt và từ điển Luậthọc đưa ra, con sinh ra trong quan hệ chung sống như vợ chồng (có giá trị pháp lý) là
Trang 18“con trong giá thú”, vì cha me chúng là “vợ chồng theo qui định của pháp luật” Nếu
can cứ vào các khái niệm trong Luật HN&GD hiện hành thì những đứa trẻ đó lại vẫn có
thể là “con ngoài giá thú” vì quan hệ giữa cha mẹ chúng không có đăng ký kết hôn.
Pháp luật thực định không qui định khái niệm “giá thú” nhưng lại sử dụng khái niệm
“con trong giá thú” và khái niệm “con ngoài giá thú” đây là một điểm không lôgíc cầnđược qui định một cách thống nhất hơn Theo xu hướng chung hiện nay và thực tế ápdụng thi chung ta chi có thể phân biệt khái niệm “con trong giá thú” và “con ngoài giáthú” bảng một tiêu chí duy nhất là cha mẹ của người con đó có dang ký kết hôn haykhông Nếu theo cách giải thích trên về khái niệm “giá thú” thì liệu có điểm đồng nhấtvới khái niệm “hôn nhân”? Vì “hón nhán là quan hệ giữa vợ chồng được xác lập saukhi dã két hon ` (Khoản 6 — Điều 8 ~ Luật HN&GD nam 2000); “Ket hón là việc nam
nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo qui định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng
ky kết hon” (Khoản 2 — Điều 8 - Luật HN&GD năm 2000) Hai khái niệm này có quan
he mật thiết với nhau Chỉ khi nào có đăng ký kết hôn va đã tuân thủ đây đủ các điều
kiện kết hôn thì giữa hai bên nam nữ mới hình thành một quan hệ hôn nhân hợp pháp
Ngoai ra, luật thực định còn đưa ra khái niệm “thoi kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tén
tại quan hệ vợ chồng tính từ ngày đăng ky kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”(Khoản 7 - Điều 8 - Luật HN&GD năm 2000) Nhu vậy, đối với những quan hệ chungsống như vợ chồng được coi là có giá trị pháp lý theo qui định tại Thông tư liên tịch số01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn NQ35 vé việc thi hành Luật HN&GD đã xác
định quan hệ vợ chồng của họ được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bát đầuchung sống với nhau như vợ chồng), chứ không phải chỉ được công nhận kể từ ngày
n (khi đáp ứng được những điều kiện nhất định) Khi việc chung sống
¡ là có giá trị pháp lý, có nghĩa là quan hệ của họ cũng được phápluật bảo vệ như là hôn nhân hợp pháp Do đó, quá trình chung sống của họ cũng đượcthừa nhận là một “thời kỳ hôn nhân” Tuy nhiên, nếu căn cứ vào khái niệm “thời kỳ hônnhân” thì cách lập luận trên không hoàn toàn phù hợp Vậy những đứa con sinh ra trongquá trình chung sống như vợ chồng(có giá trị pháp lý) có coi là con trong giá thúkhông?
Xét về mặt thực tế, xã hội thường chỉ coi những đứa trẻ nào sinh ra từ một người
mẹ không có chồng, không được người cha nhìn nhận thì mới coi là con ngoài giá thú
Trang 19Đây là cách hiểu mang đậm nét truyền thống và phong tục tập quán Những đứa trẻ sinh
ra từ một gia đình có cả cha và mẹ, cho dù quan hệ của họ được xác lập trên cơ sở
truyền thống hay pháp ly thì những đứa trẻ này vẫn được xã hội nhìn nhận là con trong
giá thú
Xét về mặt pháp lý, nếu cha mẹ của đứa trẻ có đăng ký kết hôn thì đứa trẻ đó
được coi là con trong giá thú, nếu cha mẹ của đứa trẻ không có dang ký kết hon thì đứa
trẻ đó được coi là con ngoài gia thú Vậy đối voi trường hợp nam nut chung sông như vợchong có giá trị pháp lý và sinh con thì đứa con đó phải được coi là con rong gid thú vìcha mẹ của nó vẫn là vợ chồng trước pháp luật? Cách hiểu này lại không phù hợp với
pháp luật về hộ tịch Về nguyên tác, nếu khi di dang ký khai sinh mà cha mẹ không
xuất trình được giấy chứng nhận kết hon thì khong đương nhiên họ tên người cha đượcghi vào giây khai sinh của đứa trẻ Người cha phải thông qua một thủ tục đăng ký nhận
con, sau khi có quyết định công nhận việc nhận con thi họ tên người cha mới được ghi
vào giấy khai sinh của đứa con, nhưng bên lẻ sổ dang ký khai sinh vẫn ghi chú dong chữ
"con ngoài giá thú” Hơn nữa, theo pháp luật HN&GD hiện hành đối với những trường
hợp chung sống như vợ chồng được coi là có giá trị pháp lý đã có con, sau đó mới đăng
ký kết hôn thì họ tên người cha nếu chưa được ghi vào giấy khai sinh sẽ được bổ sung
nếu người cha thừa nhận con và gạch bỏ đi dòng chữ “con ngoài giá thú” trong sổ đăng
ký khai sinh (Điều 9 — Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22.10.2001 của Chính phủ
qui định chi tiết việc dang ký kết hôn theo NQ35) (ND77) Cách hiểu khác cho rằng,
chỉ cần phân biệt một cách đơn giản giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú bằnggiấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ Nếu cha mẹ có giấy chứng nhận kết hôn thì đứa
con trong quan hệ đó sẽ là con trong giá thú Nếu cha mẹ không có giấy chứng nhận kết
hôn thì đứa con trong quan hệ đó là con ngoài giá thú Kể cả việc chung sống như vợ
chồng của hai bên nam nữ được coi là có giá trị pháp lý mà không tiến hành đăng ký kết
hôn thì con trong quan hệ đó vẫn là con ngoài giá thú Những người áp dụng pháp luật
không thể chạy theo đương sự để xem xét việc chung sống của cha mẹ đứa trẻ đó sống
với nhau được bao lâu, quan hệ như thê nào để xác định là đứa trẻ đó là con trong giá
thu hay con ngoài giá thú Hơn nữa, công việc đó không thuộc thẩm quyền của cơ quan
hành chính nhà nước Mặt khác, việc xác định là con trong giá thú hay con ngoài giá thú
chỉ để quản lý về dân số và hộ tịch tốt hơn, cũng như việc phân biệt đó chỉ với tư cách là
những khái niệm pháp lý Từ đó, áp dụng can cứ để xác định cha, mẹ, con khi cần thiét,
Trang 20con quyên và nghĩa vu của con trong giá thú va con ngoài giá thú là không có sự khác
nhau và không có sự phân biệt đối xử Tuy nhiên cách hiểu này lại dẫn tới khó khăn khi
xem xét việc kết hôn bị coi là trái pháp luật và bị huỷ thì những đứa con trong quan hệ
đó được coi là con trong giá thú hay con ngoài giá thú? Hoặc những trường nợp kết hôntrái pháp luật nhưng khi có những điều kiện nhất định lại không máy móc xử huỷ, cónghĩa là, gián tiếp thừa nhận quan hệ đó có giá trị như hôn nhân hợp pháp, thì những
đứa con trong quan hệ đó được xác định là con trong giá thú hay con ngoài gia thu?
Theo quan điểm của chúng idi, đối vớ: ường hep nam nữ chung sống như vợchồng được coi là có giá trị pháp lý nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn thì đứa controng quan hệ đó vẫn là con ngoài giá thú Tuy nhiên, cần hướng dẫn thêm một trường
hợp ngoại lệ, khi quan hệ này được dang ky kết non hoặc khong tiến hành dang ký kết
hôn nhưng lại được Toà án công nhận hoạc gián tiếp công nhận bằng một bản án hoặc
một quyết định có hiệu lực pháp luật thì có thể coi văn bản này có giá trị như giấy chứng
nhận kết hôn Họ tên cha mẹ đương nhiên được ghi vào giấy khai sinh, hoặc bổ sung vàogiay khai sinh của người con mà không phải thông qua thủ tục đăng ký nhận con nữa.Đứa con đó là con trong giá thú Đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật, nếu bị Toà án
huy việc kết hôn trái pháp luật đó thì coi như giữa hai bên nam nữ chưa từng tồn tại thời
kỳ hôn nhân Do vậy những đứa con trong quan hệ kết hôn trái pháp luật đó là con ngoài
giá thú Đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật nhưng không máy móc xử huỷ thì có
nghĩa là gián tiếp thừa nhận việc kết hôn đó như là việc kết hôn hợp pháp và thời kỳ hônnhân đương nhiên tồn tại Như vậy, con trong quan hệ đó vẫn là con trong giá thú Do
vay, để giải quyết những tồn tại và mâu thuẫn như đã phân tích, cần thiết phải đưa ranhững khái niệm cụ thể như sau:
+ Con trong giá thú là con có cha mẹ đăng ký kết hôn hợp pháp
+ Con ngoài giá thú là con có cha mẹ không đăng ký kết hôn hợp pháp
+ Con của cha mẹ chung sống như vợ chồng có giá trị pháp lý là con trong giáthú khi cha mẹ của người con đó đăng ký kết hôn hoặc quan hệ giữa cha mẹ được thừa
nhận bằng một bản án, quyết định có hiệu lực của Toà án
+ Con của cha mẹ kết hôn trái pháp luật bị huy là con ngoài giá thú
* Khái niệm “con chung” và “con riêng”
Từ điển Luật học xác định con chung là: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân
hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân Con sinh ra trước ngày đăng ký kết
Trang 21hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng Trong trường hợp cha
hoac me khong thừa nhận, nhưng có chứng cứ để Toà án căn cứ ra quyết định vác định
là con của hai người thì cũng là con chung của vợ chồng Con được sinh ra mà cha mẹKhong có dang ký kết hon, khéng sống chung với nhau như vợ chồng trên thực tế thì vẫn
là con chung của hai người và thường được gọi là con ngoài giá thú Con nuôi do vo
chồng cùng nhận nuôi cũng là con chung của vợ chong ” [122 tr.168] Khái niệm này
⁄
mang tính khoa học, nhưng mới chi dừng lại ở dạng liệt ké các trường hop được xácđịnh là con chung chứ chưa mang tính khái quát Khái niệm “con chung” là một khái
niệm rông, có thể là con chung của vợ chồng hoặc con chung của hai người không nhải
là vợ chồng Do đó, con chung có thể là con trong giá thú, cũng có thể là con ngoài giá
thú; có thé là con đẻ, có thể là con nuôi Luật thực định chỉ dùng khái niệm “con chungcủa vợ chồng” để áp dụng nguyên tac suy đoán pháp lý xác định cha mẹ con Khi đó,
vợ chồng cùng được xác định là cha mẹ đẻ của đứa con Con chung của vợ chéng, về
nguyên tắc, là con trong giá thú bởi khi cha mẹ của người con đó, với tư cách là vợ
chồng của nhau về mặt pháp lý thì có nghĩa là giữa họ tồn tại một quan hệ hôn nhân
hợp pháp Tuy nhiên như phân tích ở phần trên, trong trường hợp nam nữ chung sống
như vợ chồng không đăng ký kết hôn mà được thừa nhận là có giá trị pháp lý thì họcũng là vợ chồng của nhau, nhưng con chung của họ lại vẫn là con ngoài giá thú (quan
hệ của họ không có giấy chứng nhận kết hôn) Do đó, con chung của vợ chồng có thể làcon trong giá thú hoặc có thể là con ngoài giá thú Con chung của vợ chồng có thể là
con nuôi khi hai vợ chồng đáp ứng đây đủ các điều kiện luật định cùng tự nguyện nhận
một người không phải do mình trực tiếp sinh ra làm con Trong trường hợp này, conchung của vợ chồng, về nguyên tác, sẽ không có quan hệ huyết thống về trực hệ với cha
mẹ nuôi Có thể khẳng định rang, mối quan hệ giữa cha me đẻ và con đẻ, xét về bản
chất, hoàn toàn khác mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi Do vậy, đối với những
trường hợp nhận con đẻ của mình làm con nuôi không nên được chấp nhận Mac dù,
việc nhận con đẻ của mình làm con nuôi cũng tương tự như xác định người con đó làcon của mình, vẫn đảm bảo lợi ích của người con đó được sống trong môi trường giađình được sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ của mình dưới hình thức là cha mẹ nuôi Người con
vẫn là con chung của vợ chồng Nhưng về bản chất, tư cách chủ thể trong các mối quan
hệ này là không đồng nhất Cho dù, khi hình thành quan hệ nuôi dưỡng thì giữa cha mẹnuôi và con nuôi sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ như cha mẹ đẻ và con đẻ Cha mẹ nuôi
J3)0
Trang 22hay cha me đẻ, con nuôi hay con de đều với tư cách là cha, me con về mat pháp lýnhưng rõ ràng tính chất ràng buộc về hệ quả pháp lý của hai quan hệ này là hoàn toànkhác nhau Vì vậy, trong trường hợp này phải áp dụng việc xác định cha mẹ, con chứ
không thể áp dụng việc nhận nuôi con nuôi Có như vậy mới đảm bảo sự ổn định của
gia đình và xã hoi, ngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra Điều này sẽ dung hoađược lợi ích của cá nhân với lợi ích của gia đình và xã hội Tuy nhiên, nếu một bên vợ
chong nhận con đẻ cua chong hoặc vợ của minh lam con nuôi thì người con do trở thànhcon chung của vợ chồng Trong trường hợp này, con chung của vo chong chỉ manghuyết thống của một bên vợ chồng
Từ sự phân tích trên có thể đưa ra các khái niệm sau:
+ Con chung là con của hai người dược xác định là cha me của người con đó.+ Con chung của vợ chồng là con mà vợ chồng được xác định là cha mẹ của
HỤHỜI con đó.
Từ điển Luật học xác định con riêng là “con của một bên vợ hoặc chồng với
người khác Con riêng có thể là con do người chồng có trước khi kết hôn (có rong quan
hệ hôn nhân trước hoặc vợ, chồng chưa kết hon nhưng đã có con ngoài hôn nhân)
Cũng có thể là con riêng của vợ nếu người vợ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nhưng Toà
in đã xác định người chồng không phải là cha của người con đó (con do NgUuOT vợ cóthai với người khác trong thời kỳ hôn nhân) Cụ thể là con riêng của người chong trong
trường hợp Toà án xác dinh người chồng là cha của người con do người phụ nữ khác
sinh ra Như vậy, con riêng có thể là con trong hôn nhân, có thể là con ngoài hônnhân ` [122, tr.169] Day cũng là một khái niệm mang tính liệt kê những trường hợpđược xác định là con riêng chứ chưa mang tính khái quát Mat khác, khi dùng khái niệm
con riêng luôn phải dat trong mối quan hệ với một chủ thể khác, đó là, bố duong, me kế
Do vậy, luật thực định sử dụng khái niệm “con riêng” để xác định quyền và nghĩa vụtrong mối quan hệ với cha đượng hoặc mẹ kế
Con riêng cũng như con chung có thé là con trong giá thú hoặc con ngoài giá
thú Con riêng có thể là con đẻ, có thể là con nuôi
Như vậy, khái niệm “con riêng” thường dùng để chỉ quan hệ cha con, mẹ conduy nhất trong mối quan hệ với người vợ, người chồng của cha hoặc mẹ của người con
đó Từ đó có thể đưa ra khái niệm con riêng như sau:
Trang 23Con riêng là con của một bên vợ, chong trong moi quan hệ với người chồng hoặcHgHỜI vợ ca họ.
1.1.2 Khái niệm xác định cha, me, con
1.1.2.1 Khái niệm xác định cha, mẹ, con dưới góc độ sinh học — xã hội
Theo từ điển Tiếng Việt “xác định” là “qua nghiên cứu, tim tòi, biết được rõ
rang, chính xác” [107 tr.1140] Xác định cha, mẹ con dưới góc độ sinh học — xã hội
được xác định dựa trên cơ sở huyết thống tức là xác định nguồn gốc, cội rễ của một conngười Điều đó là vô cùng thiêng liêng không chỉ liên quan đến lợi ích cá nhân mà cònliên quan đến lợi ích của cả một dòng họ Ngay từ khi một đứa trẻ cất tiếng khóc chàođời, nó đã được quyền biết nguồn gốc huyết thống của mình và người đã sinh ra đứa trẻđương nhiên là cha mẹ của nó Thậm chí: “Ngay từ khi hình thành, thai đã lệ thuộc mat
thiết vào bố mẹ Nó nằm trong lòng me về mặt sinh học, nhưng nó đã thừa hưởng di
truyền về mặt xã hội Tré sinh ra là đã ở trong một nhóm xã hội, trong đó gia đình là
trung tam Gia đình (di chỉ có một me hay một người thay mẹ) là khuôn khổ can thiết
cho sự phát triển của trẻ, làm cho sự trưởng thành sinh học của nó là những môi liên hệ
của nó pha hợp với môi trường Đó là giai đoạn xã hội hoá tự nhiên đâu tiên Môi liên
hệ mẹ - con ay là cơ sở của mọi quá trình xã hội hóa sau này Moi liên hệ bố - con cũng
có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với xã hội hoá trẻ em Thật ra, mối liên hệ tam giác
(bố — mẹ — con ) vào lúc trẻ mới sinh ấy là nét chung của mọi xã hội và mọi hình thức
gia đình ”[L19, tr.111]
Về mặt tự nhiên, khi một người phụ nữ có quan hệ sinh lý với một người đàn ôngdan đến mang thai và sinh con thì chính sự kiện sinh đẻ là sự kiện trực tiếp xác định mối
quan hệ mẹ con và tiếp theo là sự suy đoán người đàn ông đã quan hệ sinh lý với người
phụ nữ đó là cha của đứa trẻ Về mat xã hội, việc xác định cha, mẹ, con khó khan hơn,
bởi sự phức tạp của các mối quan hệ xã hội “con người là tổng hoà các mối quan hệ xã
hội” Mặt khác, do nhiều yếu tố về văn hóa, phong tục, tập quán, sự phát triển của khoahọc kỹ thuật điều kiện kinh tế xã hội đã làm thay đổi những quan niệm truyền thống
về việc xác định một người cha, một người mẹ, một người con Việc xác định cha, mẹ,con có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau như bằng niềm tin, bang
phong tục tập quán, bằng việc áp dụng khoa học hiện đại, hay bàng các biện pháp pháplý nhưng tất cả các biện pháp đó đều có chung một mục đích là nhận diện được người cha.người mẹ người con về mặt huyết thống
Trang 24Trai qua lịch sử cua xã hội loài người cho đến thời đại ngày nay, việc xác định
cha, me, con dưới góc độ sinh học — xã hội luôn đảm bảo trước tiên là tính huyết hệ tự
nhiên Đây là thuộc tính tự nhiên, phổ biến ở mọi thời đại Tiếp theo là thoả mãn các
quyền cơ bản của người cha, người mẹ, người con trong mối quan hệ cha mẹ và con
Day là thuộc tính xã hội, thuộc tính này có thể thay đối trong mỗi thời kỳ, ở mỗi giai
đoạn lịch sử - xã hội khác nhau Đối với trường hợp sinh con theo phương pháp khoa
học có sự tham gia cua ngươi thứ ba tức là người cho noan cho tinh trùng cho phôi
thì việc xác định cha mẹ con dưới góc độ sinh học — xã hội có những ngoại lê nhấtđịnh Việc xác định cha, mẹ con không còn mang nguyên ý nghĩa sinh học truyềnthống nữa Trong trường hợp này, xác định một người cha, một người mẹ một ngườicon bị chi phối bởi cả yếu tố pháp lý Có nghĩa ia, việc xác định một người cha, mot
người mẹ, một người con về mặt pháp lý nhằm đảm bảo sự dung hoà giữa lợi ích của cá
nhân của gia đình và xã hội sẽ dẫn tới tình trạng người cha người mẹ, người con đó
không trùng với người cha, người mẹ, người con về mặt sinh học Nhưng ngay cả trongtrường hợp này, thì người mẹ vẫn luôn là người duy nhất thực hiện toàn bộ quá trình sinh
đẻ và tính chất sinh học không hoàn toàn mất đi
Dưới góc độ sinh học - xã hội, việc xác định cha, mẹ, con không phụ thuộc vào
hôn nhân của cha mẹ mà việc xác định đó luôn được căn cứ vào tính huyết hệ tự nhiên
Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về xác định cha, mẹ, con dưới góc
độ sinh học - xã hội như sau:
Xác dinh cha, mẹ, con là việc nghiên cứu, tìm kiếm, nhận điện mối quan hệ huyết
thống giữa hai thế hệ kế tiếp nhau thông qua sự kiện sinh đẻ,
1.1.2.1 Khái niệm xác định cha, mẹ, con dưới góc độ pháp lý
* Khái miệm xác định cha, mẹ, con với tư cách là một sự kiện pháp lý
Từ điển Luật học không đưa ra khái niêm chung về xác định cha, me con mà chia
thành “xác định cha mẹ cho con” và “xác định con cho cha mẹ” Xác định cha mẹ cho
con là “định rố một người là cha hoặc một người là me cho con trên cơ sở các qui định
của pháp luật ” [122, tr.867]; Xác định con cho cha me là “định ro một người là concủa cha hoặc của mẹ trên cơ sở các qui định của pháp luật” [122, tr.868) Đây là một
khái niệm mang tính khái quát nhưng chưa toát lên sự gắn kết giữa cha mẹ và con trên cơ
sở huyệt thống va thông qua sự kiện sinh đẻ Từ khái niệm này có thể hiểu trong đó baogồm việc định rõ một người cha, một người mẹ, một người con dựa trên cơ sở cả về mặt
Trang 25huyết thong và nuôi dưỡng Mat khác, mối quan hệ giữa cha mẹ và con luôn tồn tại hai
chủ thể không thể tách rời Điều này có nghĩa là, xác định cha mẹ cho con cũng chính là
xác định con cho cha me Do vậy, việc phân chia thành hai khái niệm *“xác định cha mẹcho con” và “xác định con cho cha me” là không cần thiết
Trong khoa học pháp lý, có nhiều cách hiểu về khái niệm “xác định cha, mẹ,
con” Cách hiểu thứ nhất, xác định cha, me, con bao gồm việc xác định cha, me, con
trên cơ sơ huyết thông và xác định cha mẹ con trên cơ sở nuôi dưỡng Cách hiểu thứhai, đối với quan hệ cha, mẹ, con trên cơ sở về nuôi dưỡng thì khong thé dùng kháiniệm xác định cha mẹ, con Bởi đó là quan hệ cha mẹ và con “nhân tạo”, được thiết lậphoàn toàn dựa trên cơ sở về mặt pháp lý, trong đó, phải thể hiện tính tự nguyện của các
ben chủ thể có liên quan Do vậy, không cần phải tính đến việc xác định một người cha,
một người me hay một người con nữa Còn đối với quan hé cha me và con trên cơ sở về
huyết thống, cần phải xác định nguồn gốc của người con Thậm chí, ngay cả khi đứa
con đó đã đi làm con nuôi người khác thì vẫn có quyền tìm kiếm gia đình gốc của mình
van có quyền xác định cha mẹ đẻ của mình Đó là quyền thiêng liêng của con người
được qui định không chỉ trong pháp luật quốc gia mà trong cả luật pháp quốc tế
Theo quan điểm của chúng tôi, nếu xuất phát điểm từ quyền và nghĩa vụ giữa
cha me và con thì việc xác định cha me, con theo nghĩa rộng sẽ bao gồm việc xác định
cả quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng Bởi vì, khi ấn định một quyền và nghĩa
vụ cho một người, người ta phải xác định tư cách chủ thể của người đó Chẳng hạn, xácđịnh một người nào đó là cha, mẹ đẻ hay cha, mẹ nuôi của một người thì họ sẽ đượchưởng một số quyền và gánh vác một số nghĩa vụ nhất định Xét về khái niệm và bảnchất của hai loại quan hệ này là khác nhau “di bằng cách nào, trở thành cha mẹ là làmcha mẹ Tuy nhiên, không ai chối cãi rằng làm cha mẹ đẻ và làm cha mẹ qua việc nhận
con nuôi, và mỗi phạm trù đều có những điểm riêng của nó” {54 tr.191 Nếu xuất phátđiểm từ nguồn gốc, nơi bát đầu hình thành một quan hệ giữa cha mẹ và con thì việc xác
định cha, mẹ, con chỉ là xác định mối quan hệ về mặt huyết thống Còn đối với quan hệ
nuôi dưỡng thì không thể dùng khái niệm xác định cha, mẹ, con Trong quan hệ nuôi
dưỡng, người ta không biết trước ai là cha mẹ nuôi, ai là con nuôi khi không có ai tự
nguyện tham gia vào quan hệ đó Nhưng người ta có thể lựa chọn một ai đó là cha nuôi,
mẹ nuôi, con nuôi của mình thông qua một thủ tục pháp lý nhất định Bởi vì, bản chấtpháp lý của việc nhận nuôi con nuôi trước hết, là một sự kiện pháp lý trong đó đầu
Trang 26tiên phải thể hiện ý chí của các chu thể có liên quan và thể hiện ý chí của cơ quan nhà
nước có thấm quyền Tức là phải dam bảo có yếu tố tự nguyện thì mới hình thành một
quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi Như Vậy, trong
việc nhận nuôi con nuôi còn bao hàm cả quyền được lựa chọn Người nhận nuôi có
quyền lựa chọn một đứa trẻ nào đó là con của mình: một số chủ thể khác như cha mẹ dé
của đứa trẻ hoạc bản thân đứa trẻ cũng có quyền lựa chọn ai sẽ là cha mẹ nuôi của con
minh, ai là cha mẹ nuôi của minh Tất cả các chủ thể nay đều phải hướng tới mot mục
đích duy nhất là xác lâp quan hệ cha mẹ và con vì lợi ích của người được nhận nuôi
Trong quan hệ cha mẹ và con được xác lập dựa trên sự kiện sinh đẻ không can tính đến
sự tự nguyện của các chủ thể, đương nhiên, quan hệ đó được xác lập về mat thực tế ngay
từ khi đứa trẻ được sinh ra, quan hệ giữa cha mẹ và con chỉ là duy nhất, khóng thể thaythế bởi các chủ thể khác Các chủ thể trong mối quan hệ này không có quyền lựa chọncha mẹ, con cho mình Ngay cả đối với trường hợp sinh con theo phương pháp khoa
học cũng không có một ngoại lệ, cho đù, việc sinh con theo phương pháp khoa học có
sự tham gia của người thứ ba thì người mẹ vẫn là người thực hiện toàn bộ quá trình sinh
đẻ, van là người trực tiép sinh ra đứa trẻ Bản thân cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ
nữ độc thân cũng không có quyền đưa ra tiêu chuẩn để lựa chọn cho mình một đứa connhư trong trường hợp nhận nuôi con nuôi Họ chỉ có thể thể hiện ý chí của mình tại thời
diểm trước khi tiến hành sinh con theo phương pháp khoa học và luôn luôn phải chấp
nhận hệ quả của quá trình sinh con theo phương pháp khoa học đó Nếu có một sự khácbiệt với trường hợp sinh con một cách tự nhiên, thì đó chính là mối quan hệ huyết thốnggiữa cha mẹ và con là có thể không đồng nhất Mặt khác, quan hệ giữa cha mẹ và con,
mac du được xác lập dựa trên sự kiện sinh đẻ nhưng sự kiện sinh đẻ không phải là căn
cứ duy nhất để xác định cha, mẹ, con mà còn nhiều căn cứ khác như tinh trạng hôn
nhân của người mẹ thời điểm thụ thai, thời kỳ mang thai Trong lịch sử lap pháp Việt
Nam về HN&GD luôn có sự phân định rõ về hai mối quan hệ này, đó là phụ hệ và tử hệ
chính thức (quan hệ huyết thống) và phụ tử hệ nghĩa dưỡng (quan hệ nuôi dưỡng) và coiđây là hai vấn dé hoàn toàn riêng biệt Việc phân định này là hoàn toàn phù hợp cả về lý
luận và thực tiến
Cách hiểu thứ ba, xác định cha, mẹ, con là một khái niệm hẹp Khái niệm này
không bao gồm việc xác định cha, mẹ, con trên cơ sở nuôi dưỡng và cũng không bao
gồm cả trường hợp tự nguyện nhận cha, mẹ, con Khái niệm này chỉ dùng để chỉ trường
Trang 27hợp có tranh chấp về quan hệ cha mẹ con như người chong không nhận đứa con do VỢ
mình sinh ra là con của mình hoặc người phụ nữ không có chồng mà sinh con và không
có ai nhận con Bởi vì, chỉ khi không có sự tự nguyên nhận cha, mẹ con thì mới cần sựxác định mối quan hệ đó Còn đối với hôn nhân hợp pháp khi người vợ sinh con đương
nhiên vợ chong là cha me của đứa con thì không cần phải xác định tư cách cha mẹ,con Cách hiệu này cũng không mang tính toàn diện, khái quát Bởi vì, xác định cha,
mẹ con không chi là an định một người là cha là mẹ của một người khác khi co đủchứng cứ pháp lý mà còn ia việc chỉ ra những nguyên tac nhận điện một người là cha là
mẹ, là con của một người nào đó một cách đương nhiên nhằm đảm bảo sự ổn định cácmối quan hệ trong gia đình
Vay, với tư cách là một sự kiện pháp lý: Xác định cha, mẹ, con là sự kiện pháp ly
làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con về mặt huyết thống
Xác định cha, mẹ, con với tư cách là một sự kiện pháp lý có cấu thành sự kiện
“Trong Luật HN&GD, với tư cách và điều kiện làm phat sinh quan hệ pháp luật, trước
het, phải kế đến cấu thành sự kiện, nghĩa là tổng hop các sự kiện pháp lý Cấu thành sự
kiện thông thường hôn hợp, có thể là sự kiện, có thể là hành vi Quan hệ pháp luật giữacha mẹ và con phát sinh do kết quả của việc sinh con (một sự kiện) và dang ky khai sinh
cho con tại cơ quan đăng ky hộ tịch (hành vi) Cấu thành sự kiện làm phát sinh quan hé
pháp luật HN&GD thường có hai ba sự kiện ” [69, tr.54] Day cũng là một đặc thù
của sự kiện pháp lý trong lĩnh vực HN&GD Cấu thành sự kiện làm phát sinh quan hệ
cha mẹ và con dựa trên cơ sở về mặt huyết thống bao gồm sự biến pháp lý và hành vipháp lý Việc phân chia này được dựa trên tiêu chuẩn về ý chí Sự biến pháp lý là nhữnghiện tượng tự nhiên xảy ra ngoài ý chí chủ quan của chủ thể mà pháp luật gắn VIỆC Xuất
hiện của chúng với việc hình thành thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật Hành vi
pháp lý là cách xử sự của chủ thé, tức là theo ý chí của chủ thể Trong việc xác định cha,
mẹ con sự kiện sinh dé được xác định là sự biến pháp lý hay hành vi pháp lý? Ở đây
cần phân biệt quá trình sinh đẻ và sự kiện sinh đẻ Quá trình sinh đẻ phải trải qua các
giai đoạn từ thụ thai, mang thai và sinh con Vì vậy, để có một đứa con trong tương lai
cần có sự thể hiện ý chí của hai vợ chồng và cơ chế tự nhiên của cơ thể con người Sự
kiện sinh đẻ là hành vi sinh con của người phụ nữ nhưng hành vi này phụ thuộc rất
nhiều vào cơ chê phát triển tự nhiên của một bào thai, nhiêu khi nằm ngoài sự kiểm soátcủa người mẹ Dù chúng ta không thể phủ nhận việc người mẹ có ý chí rất tích cực
Trang 28trong việc sinh con nhưng khi nào đứa trẻ ra đời lại hoàn toàn phụ thuộc vào cơ chế tự
nhiên Vì vậy sự kiện sinh đẻ được coi là sự biến pháp lý tương đối Xác định cha mẹ
con là một quá trình tìm kiếm một người cha, một người mẹ, một người con nhàm xác
lập quan hệ cha con, mẹ con giữa các chủ thể Xuất phát từ việc xác định cha mẹ con
dưới góc độ sinh học - xã hội, các chủ thể có thể tự tìm kiếm nguồn gốc của mình chỉcần chứng minh có nguồn gốc về mặt huyết thống thông qua sự kiện sinh đẻ đã có thểthiết lập quan hệ cha con mẹ con Vậy, trong việc xác định tư cách cha, mẹ con về mặthuyết thống phải chang chỉ cần sự kiện sinh đẻ là đủ? Có một điều Không thé phủ nhậnđược là nếu chỉ can cứ vào sự kiện sinh đẻ thì những quan hệ đó chỉ tồn tại trên thực tế.còn về mặt pháp lý giữa họ chưa phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con theoqui định của pháp luật Như vậy, có thể khang định ràng, yếu tố về mat huyết thong và
pháp lý trong việc xác định cha, mẹ, con luôn có mối liên hệ qua lại, xen lan nhau Yếu
tố huyệt thống là yêu tố nội tại, được coi là cơ sở để hình thành yếu tố pháp lý; yếu tốpháp lý là biểu hiện bên ngoài của yếu tố huyết thống, là cơ sở để thừa nhận, chứng
minh yêu tố huyết thống và cuối cùng ấn định có hay không có quan hệ cha con mẹcon Ca hai yếu tố này là căn cứ quan trọng để xác định tư cách là cha, mẹ, con Xét
một cách toàn diện, những thủ tục pháp lý xác định cha, mẹ, con cũng nằm trong chính
quá trình tìm kiêm, nhận diện tư cách một người cha, một người me một nguoi con
Như vậy, dưới góc độ pháp lý, sự kiện sinh đẻ chi là điều kiện cần mà chưa phải
là điều kiện đủ để xác định tư cách là cha, là mẹ, là con Sự kiện sinh đẻ phải luôn điliền với một loạt các hành vi pháp lý khác thi mới đủ cơ sở để xác định quan hệ pháp
luật giữa cha me và con như hành vi đăng ký khai sinh, một quyết định hay một bản án
có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc xác định tư cách làcha, là mẹ, là con Như vậy, cho dù việc xác định cha, mẹ, con không có tranh chấp đichăng nữa thì cũng không đương nhiên khi đứa trẻ ra đời là thiết lập ngay quan hệ cha
mẹ con về mặt pháp lý mà vẫn cần có sự kiểm tra, chứng thực của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền dựa trên những cơ sở nhất định thì quan hệ cha mẹ và con mới thật sự phát
sinh Hay nói cách khác, sự kiện sinh đẻ luôn phải đi kèm với một thủ tục pháp lý nhất
định mới đủ cơ sở để xác định cha, mẹ, con Đương nhiên, xác định cha, mẹ, con baogồm cả việc tự nguyện nhận cha, mẹ, con và cả việc có tranh chấp về quan hệ cha mẹ
con Hiện nay, trong luật thực định qui định chế định “xác định cha, mẹ, con” bao gồm
cả trường hợp tranh chấp trong việc xác định cha, mẹ, con và tự nguyện nhận cha, mẹ, con
Trang 29t`) ai
Bên cạnh đó cũng có cách hiéu cho rằng, việc xác định cha me, con là hành vipháp lý đơn phương trừ trường hợp có tranh chấp về quan hé cha mẹ và con Bởi vì.việc xác định cha, mẹ, con, cho dù xuất phát từ sự kiện sinh đẻ, thì các chủ thể đều phải
thể hiện ý chí của mình để thừa nhận tư cách là cha, là me, là con của một người khác.Thông thường đó là sự thể hiện ý chí của cha mẹ sau khi sinh con đã tự nguyện thừa
nhận đứa trẻ là con của mình và chăm sóc, nuôi dưỡng đứa con đó Khi mới chào đời.bản thân người con không thể thể hiện được ý chí để xác định tư cách là con Đặc biệt,
người con đã thành niên có quyền nhận cha mẹ kế cả trong trường hợp cha mẹ đã chết
và không cần có sự đồng ý của người hiện đang là cha là mẹ Những trường hợp này
đều đáp ứng được những dấu hiệu của một hành vi pháp lý đơn phương Pháp luật về
xác định cha, mẹ con dưới chế độ Việt Nam cộng hòa đã qui định sự thừa nhận con
ngoại hôn chỉ có hiệu lực đối với người thừa nhận (Điều 225 - BLDS 1972) Do đó, cóhọc giả đã bình luận rằng “sự nhìn nhận có tính cách đơn phương, sự nhìn nhận không
can đến sự đồng ý của người con Hơn nữa, người cha có thể nhìn nhận một HQHỜI CON
da chết; về phương điện năng lực, người đứng nhìn nhận con tư sinh không cân phái có
điều kiện gì riêng biệt, chỉ cần họ có ý thức về việc minh làm là đủ; Sự nhìn nhận có
hiệu luc hoi t6, vì vậy, trong trường hop một người cha nhìn nhận một Hgười con đã
mệnh một, người cha lâm thời có quyền thừa kế người con Cũng vì hậu quả như vay,
trong hoc ly, đã chỉ trích rất nhiều sự nhìn nhận các con tư sinh đã chết; sự truy nhận
này có thể chỉ nhiễm tính cách vụ lợi, không phi hợp với sự thực ” [49, tr.141] Theo
khoa học luật Dân sự thì “Hanh vi pháp lý đơn phương là giao dich trong đó thể hiện ýchí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Thôngthường, hành vi pháp lý đơn phương được xác lập theo ý chí của một bên chủ thể duy
nhất Trong nhiều trường hợp hành vi pháp lý đơn phương chỉ phát sinh hậu quả
pháp ly khi có những người khác đáp ứng được những điều kiện nhất định do người xác
lập giao dịch đưa ra Những người này phải đáp ứng được các điều kiện đó mới làm
phát sinh nghĩa vu của người xác lập giao dich ” [68 tr.141] Tuy nhiên, như trên đãphân tích, xác định cha, mẹ, con với tư cách là một sự kiện pháp lý, có một đặc thù làphải có câu thành sự kiện Do vậy, việc thể hiện ý chí của một bên chủ thể trong việcxác định cha, mẹ, con chỉ là một hành vi pháp lý đơn nhất, chưa thể đủ cơ sở xác định tưcách làm cha, làm me, làm con Việc hình thành một quan hệ pháp luật HN&GD nóichung, quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con nói riêng, luôn có một nét đặc thù là phải
Trang 30có sự chứng nhận của cơ quan nhà nước có thấm quyền Điều này nhằm đảm bảo lợi ích
các chủ thé, của gia đình và lợi ích chung của xã hội Đây cũng là yếu tố để khang định
sự khác nhau giữa hành vi pháp lý đơn phương trong khoa học luật Dân sự và VIỆC Xácđịnh cha mẹ, con trong pháp luật HN&GD Ngay cả trong trường hợp người con đã
thành niên nhận cha mẹ khi cha mẹ đã chết thì ý chí của người con đã thành niên đó vẫn
phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc xác định tư cách một người là
cha la mẹ là con vẫn phải phụ thuộc vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền va dua trên những chứng cứ nhất định
* Xác định cha, me, con với tu cách là quan hệ pháp luật
Trong việc xác định cha, mẹ, con luôn nảy sinh các mối quan hệ giữa các chủ
thể với nhau; giữa chủ thể và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trong đó, các benchủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhàm đạt được những lợi ích và mục đích
nhất định Trước tiên, đây là những quan hệ xã hội tồn tại một cách tất yếu, khách quan.Những mối quan hệ này được các qui phạm pháp luật nội dung và các qui phạm phápluật hình thức điều chỉnh Trong quá trình xác định cha, mẹ, con các bên chủ thể cũngnhư cơ quan nhà nước có thẩm quyền luôn phải căn cứ vào pháp luật nội dung, tức là
can cứ vào các qui phạm pháp luật HN&GD để xem xét có hay không có tư cách cha.
mẹ, con; căn cứ vào qui phạm pháp luật về hộ tịch và TTDS để áp dụng thủ tục xác định
cha, mẹ, con Việc xác định tư cách chủ thể là cha, me con hay không là cơ sở phátsinh hay chấm dứt quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con về mặt pháp lý Do vậy, những
mối quan hệ đó còn là những quan hệ pháp luật Bởi quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội
được hình thành trên cơ sở qui phạm pháp luật, được bảo đảm thực hiện các quyển và nghĩa
vụ pháp lý của các chủ thể
Vậy, với tư cách là quan hệ pháp luật, xác định cha, mẹ, con là các quan hệ xãhội phát sinh trong quá trình tìm kiếm nhận diện tư cách cha me, con về mặt huyết
thống của các chủ thể được các qui phạm pháp luật điều chỉnh
+ Xác định cha, mẹ, con với tu cách là quan hệ pháp luật có những đặc điểm cơ ban sau:
- Irước hết, xác định cha, mẹ, con là quan hệ xã hội, tồn tại một cách kháchquan Loại quan hệ xã hội này bị chỉ phối rất nhiều bởi phong tục, tập quán, truyềnthống, bởi tình cảm và/đạo đức xã hội Nó mang một trọng trách rất thiêng liêng, đó làtính huyết hệ tự nhiên, quan hệ dòng máu, liên quan không chỉ đến cá nhân trong mốiquan hệ xã hội đó mà còn ảnh hưởng đến lợi ích, danh dự của cả một dòng họ Khi
Trang 31quan hệ xã hội này được pháp luật điều chính thì quan hệ xã hội đó sẽ phát triển theo một trật tự nhất định đảm bảo sự dung hoà giữa lợi ích của cá nhân, gia đình với lợi ích
chung của xã hội
- Xác định cha mẹ, con mang đặc điểm của một quan hệ pháp luật nói chung:
xác định cha mẹ con là quan hệ mang tính ý chí, là một loại quan hệ tư tưởng, xuất hiện
trên cơ sở qui phạm pháp luật có tính xác định quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể và
có thể được dam bao bang cưỡng chê nhà nước Mặc dù trong quan hệ này các chủ thể
khong có quyền lựa chọn cha mẹ con cho minh, vì nó gan lien với sự kiện sinh đẻ,
nhưng để xác định tư cách chủ thể về mặt pháp lý cũng như về mặt thực tế thì các chủthể luôn được thể hiện ý chí trong một chừng mực nhất định Chang han, sau khi sinh
con, người cha tiến hành đăng ký khai sinh cho con; người mẹ sinh con ngoài giá thú
yêu cầu Toà án xác định một người đàn ông nào đó là cha của đứa con ngoài giá thú củamình, người cha không thừa nhận đứa con do vợ mình sinh ra là con chung của vợchồng và yêu cầu Toà án xác định lại Bên cạnh đó, là sự thể hiện ý chí của nhà nước
Nhà nước thể hiện ý chí của mình thông qua các qui phạm pháp luật Ở mỗi chế độ xã
hội khác nhau thì sự điều chỉnh các quan hệ xã hội của nhà nước bằng pháp luật sẽ khác
nhau, phụ thuộc vào các qui luật kinh tế khách quan và ý chí chủ quan của nhà nước
Việc xác định cha mẹ, con cũng không nằm ngoài thông lệ đó Cụ thể là việc qui định
phạm vi xác định một người là cha, là mẹ là con đến đâu; quyền xác định cha, mẹ conbao gồm những chủ thé nào đều phụ thuộc vào cách nhìn nhận của nhà nước đối vớivân đề này Nhà nước còn thể hiện ý chí của mình thông qua việc các cơ quan nhà nước
có thầm quyền chứng nhận tư cách là cha, là mẹ, là con của các chủ thể
- Với tư cách là một loại quan hệ pháp luật, việc xác định cha, mẹ con cũng
mang những yếu tố cấu thành một quan hệ pháp luật
Thứ nhất, trong việc xác định cha, mẹ, con thì chủ thể là những cá nhân đang với
tư cách là cha, là mẹ, là con và cá nhân đang được nhận diện là cha, là mẹ, là con.Ngoài ra, còn có sự tham gia của những chủ thể khác có liên quan như cha, mẹ, ngườigiám hộ của người chưa thành niên, người đã thành niên mất nang lực hành vi dân su,
các tổ chức xã hội khác khi đảm bảo các điều kiện mà pháp luật qui định
Thứ hai, khách thể là những lợi ích tinh thần và lợi ích vật chất như thực hiện
quyền làm cha, làm mẹ, làm con đó là những “cái” mà các bên khi tham gia vào quan
hệ xác định cha, mẹ con cùng hướng tới Thực ra việc xác định khách thể trong quan hệ
Trang 32pháp luật nói chung và trong quan hệ xác định cha, mẹ con nói riêng là khá phức tạp.
Boi lẽ khách thé không hoàn toàn mang tính hữu hình Việc xác định khách thể trong
quan hệ xác định cha, mẹ con là rất can thiết bởi nó chính là yếu tố làm phát sinh
những mục đích thúc đẩy các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việcxác định cha, mẹ, con Xét dưới góc độ pháp lý, khách thể bao giờ cũng mang tính tích
cực Trong việc xác định cha me, con, cái mà các chủ thể thường hướng tới đó là lợiích Tuy nhiên can phần biệt lợi ich với tư cách là những lợi ích riêng của từng chủ thévới lợi ích chung với tư cách ia Khách thể của quan hệ pháp luật đó
Thứ ba nội dung là các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể Quyền và
nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể trong việc xác định cha, me, con được thé hiện trên
phương diện pháp lý và phương diện thực tế Xét trên phương diện pháp iý, quyẻn và
nghĩa vụ của các chủ thể được hình thành dựa trên qui phạm pháp luật Vì vay, quvền và
nghĩa vụ của các chủ thể trong việc xác định cha, mẹ, con trên phương diện pháp lý
luôn phải đảm bảo tính khách quan, chính xác và phù hợp với thực tế đời sống Có như
vậy, việc xác định cha, mẹ, con mới đảm bảo sự chính xác tối đa Đây cũng là điều mà
nhà lập pháp luôn hướng tới Xét trên phương diện thực tế, quyển và nghĩa vụ giữa các
chủ thể được thể hiện ở hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của chính các chủ thể Việc các chủ thể có thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách tích cực hay không sẽ làtiêu chuẩn đánh giá sự phù hợp giữa tính pháp lý và tính thực tế của quan hệ pháp luật
về xác định cha, mẹ, con.
Quyền của chủ thể trong việc xác định cha, mẹ, con là khả năng của chủ thể
được xác định cha mẹ, con theo qui định pháp luật; yêu cầu các chủ thể khác cùngtham gia quan hệ xác định cha, mẹ, con để đáp ứng quyền của mình; yêu cầu cơ quan
nhà nước có thấm quyền xác định hoặc xác định lại tư cách cha, mẹ, con để đáp ứngquyền của mình Quyền của chủ thể trong việc xác đinh cha me, con về nguyên tắckhông thể chuyển giao và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian Tuy nhiên,quyền đó cũng có thể bị giới hạn phụ thuộc vào từng giai đoạn kinh tế xã hội nhất định
Nghĩa vụ của chủ thể trong việc xác định cha, mẹ, con là những xử sự mang tínhchủ động của chủ thể phải thực hiện để xác định tư cách cha, mẹ, con và phải chịu trách
nhiệm pháp lý khi không chủ động thực hiện hành vi theo qui định của pháp luật Trongpháp luật HN&GD hiện hành thì tính chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể trong việcxác định cha mẹ, con không được qui định một cách rõ ràng Vì vậy, một vấn đề cần
Trang 33đặt ra là cần phải nhìn nhận việc xác định cha mẹ con không chỉ là một quyền của cácchủ thể trong mối quan hệ này mà còn là một nghĩa vụ của các chủ thể đó Có như vậymới có thể xác định tính chịu trách nhiệm pháp lý cụ thể cho các chủ thể khi trốn tránh
nghĩa vụ của mình trong việc xác định cha mẹ con
- Xác định cha, mẹ con với tư cách là một loại quan hệ pháp luật HN&GD cónhững đặc thù sau:
[hư nhất xác định cha me con là một quyền nhân thân về nguven tắc luôn
gan liền với chủ thé và không thể chuyển giao cho người khác Trong việc xác định cha
mẹ, con cần xác định một số quyền cơ bản sau:
Quyền được làm mẹ, làm cha, quyền được xác định cha mẹ cho mình là những
quyền rất cơ bản của con người Day là những quyền nhân thân gan liền với chủ thể và
không thể chuyển giao cho người khác Mỗi cá nhân có thể tự thực hiện những quyềncủa mình trên thực tế, có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặcbảo vệ quyền nhân thân của mình Quyền được xác định cha mẹ cho mình là một
trong những quyên nhân thân đặc biệt quan trọng trong các quyền co bản của trẻ em.Khi sinh ra, mọi đứa trẻ đều được quyền biết nguồn gốc huyết thống của mình, trừ
những trường hợp đặc biệt do pháp luật qui định Thông thường, khi người con sinh ra,
ngay lập tức sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con về mặt thực tế ngườicon được sống trong mot môi trường gia đình có cha, mẹ Việc khai sinh cho trẻ em là
sự khang định một lần nữa mối quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con về mặt pháp lý.
Bên cạnh đó, có những trường hợp khi sinh ra đứa trẻ không biết cha mẹ mình là ai Do
đó, pháp luật đảm bảo quyền được xác định cha, mẹ cho mình của đứa trẻ đó, nhằm
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể Quyền nhân thân này được đảm bảobảng nhiều phương thức khác nhau Người con đã thành niên có quyền nhận cha, mẹ kể
cả trong trường hợp cha mẹ đã chết và khi nhận cha mẹ không cần sự đồng ý của người
hiện đang là mẹ, là cha Qui định này đảm bảo được quyền nhân thân của người con đã
thành niên, nhưng có thể dẫn tới việc lạm dụng quyền của người con đó và các chủ thể
khác có liên quan Hơn nữa, bản thân người cha mẹ đã chết không thể hiện ý chí tựnguyện là muốn nhận con hay không, trừ trường hợp trước khi chết họ thể hiện ý chí
nhận con bang văn bản Mặt khác, việc có sự đồng ý của người hiện đang là cha, là mẹrất quan trọng để đảm bảo cho việc nhận cha, mẹ được chính xác Pháp luật cần quiđịnh cụ thể hơn về vấn dé này Quyền được xác định là cha, mẹ của người khác cũng là
Trang 34một quyền nhân than rất quan trong và cũng được dam bảo bàng nhiều phương thứckhác nhau.
Quyền được xác định không phải là cha, là mẹ của người hiện đang là con của
mình cũng là một quyền nhân thân gan liền với chủ thể không thể chuyển giao chongười khác, trừ những trường hợp đặc biệt do pháp luật qui định Việc xác định cha mẹ,
con là một vấn dé mang đậm tính truyền thống rất thiêng liêng, nhạy cảm Đây cũng là
môi quan hệ mang tinh quyết định tới việc xác định tinh chat va nội dung các moi quan
hệ khác như thừa kẻ, kết hôn cấp dưỡng Việc xác định tư cách là cha là mẹ là con có
thể ảnh hưởng nhất định tới quyền và lợi ích của các chủ thể khác Do vậy việc mở rộngquyền xác định cha mẹ, con là rất cần thiết trong những trường hợp nhất định
Như trên chúng tôi đã dé cập, việc xác định cha, mẹ, con còn là nghĩa vụ của chủ
thể trực tiếp liên quan Bởi khi chỉ xác định là một quyền thì chủ thể có thể thực hiện
hoặc không thực hiện và không bị coi là vi phạm pháp luật Khi xác định là một nghĩa
vụ thì các chủ thể phải chủ động tích cực thực hiện Điều đó sẽ đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp của các chủ thể Việc xác định cha, mẹ, con sẽ đảm bảo sự chính xác,nhanh chóng, hiệu quả hơn Nghĩa vụ của các chủ thể không chỉ dừng lại ở việc các chủ
thể chủ động xác định cha, mẹ, con mà các chủ thể còn phải chủ động, tích cực hợp tácvới các chủ thể khác để nhận diện mối liên hệ pháp lý giữa họ với nhau Việc xác định
cha, mẹ, con được coi là nghĩa vụ của các chủ thể là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chủ động trong việc thực thi pháp luật, buộc các chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ
pháp lý của mình trong việc xác định cha, me, con
Thứ hai, xác định cha, mẹ, con không qui định thời hiệu khởi kiện Quan hệpháp luật HN&GD nói chung mang nặng yếu tố tinh cảm Mặt khác, mục đích của việcxác định cha, mẹ, con là nhằm tìm kiếm một sự thật về quan hệ huyết thống giữa hai thế
hệ kế tiếp nhau và đó còn là cơ sở pháp lý để xác định tính hợp pháp hay không hợp
pháp của nhiều quan hệ pháp luật khác Chính vì vậy, các chủ thể có thể khởi kiện bất
cứ khi nào, thậm chí ngay cả khi một bên chủ thể đã chết hay các chủ thể đang tồn tại
một quan hệ cha con, mẹ con vẫn có quyền khởi kiện xác định lại Một vấn đề đặt ra là
để đảm bảo tính ổn định trong mối quan hệ cha mẹ và con, cũng như nâng cao ý thức
trách nhiệm của các chủ thể trong mối quan hệ này và đảm bảo sự bền vững của các
quan hệ hôn nhân và gia đình nên chăng qui định thời hiệu khởi kiện trong việc xác
định cha, me, con Hơn nữa pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam
Trang 35trong các thời kỳ trước cũng áp dụng thời hiệu khơi kiện đối với việc xác định cha me,con Tuy nhiên việc áp dung thoi hiệu khởi kiện cũng có những điểm bat cập là có thể
làm rối loạn các mối quan hệ trong gia đình mà đặc biệt là quan hệ cha mẹ và con có
thể chỉ mang tính hình thức và đương nhiên ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp phápcủa các thành viên khác trong gia đình Do đó, theo quan điểm của chúng tôi, không
nên dat ra thời hiệu khởi kiện trong việc xác định cha mẹ, con Bởi “Con khi được gắn
bó trong mối quan hệ với người cha thực sự cua mình, cho di, lúc đó, là con Hoài giáthu di chăng nữa, thì van có lợi hơn là gắn bó vào một quan hệ hôn nhân mà đứa conkhông được sinh ra từ dé” [59 tr.Š1 ]
+ Phan loại quan hệ pháp luật về xác định cha, me, con:
Việc phân loại quan hệ pháp luật về xác định cha, mẹ, con được căn cứ vào
nhiều tiêu chí khác nhau
- Căn cứ vào tính chất của quan hệ pháp luật, việc vác định cha, mẹ, con luôn
tôn tại hai loại quan hệ: Quan hệ vật chất và quan hệ hình thức
Quan hệ vật chất bao gồm mối quan hệ hai chiều, đó là quan hệ giữa hai bên chủ
thể với tư cách là cha, mẹ và với tư cách là con; mối quan hệ đa chiều, đó là quan hệ
giữa các chủ thể với tư cách là cha, me, con với các chủ thể khác có liên quan nhằmmục đích cuối cùng là nhận diện một người là cha, là mẹ, là con Từ đó, đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong mối quan hệ đó
Quan hệ hình thức bao gồm quan hệ giữa các chủ thể với các cơ quan nhà nước
mà cụ thể là quan hệ giữa các đương sự với cơ quan hành chính nhà nước (UBND) và co
quan tư pháp (TAND)
Theo cách phân loại này, quan hệ về xác định cha, me, con có đặc điểm sau:
Quan hệ vật chất về xác định cha mẹ con sẽ quyết định tới quan hệ hình thức về xácđịnh cha, mẹ, con Quan hệ vật chất bao gồm quan hệ tự nguyện nhận cha, me, con vàquan hệ tranh chấp xác định cha, mẹ con Vấn dé tự nguyện hay không tự nguyện trong
việc xác định cha, mẹ, con sẽ là cơ sở để phân loại quan hệ hình thức về xác định cha,
mẹ, con Nêu việc xác định cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp thì sẽ áp
dụng theo thủ tục hành chính, tức là việc xác định cha, mẹ, con được tiến hành tại cơ
quan hành chính nhà nước (UBND) Nếu việc xác định cha mẹ, con không có sự tự
nguyện và có tranh chấp thì việc xác định cha, mẹ con được tiến hành tại cơ quan tư
pháp (TAND) Bên cạnh đó cần đặc biệt lưu ý tới thẩm quyền của UBND trong việc
Trang 36xác định cha mẹ con là UBND chi có thẩm quyền tiến hành thủ tục dang ký nhận cha,
me, con cho các đương sự UBND không có thầm quyền tiến hành thủ tục từ chối tư
cách là cha, mẹ, con hoặc thay đổi tư cách cha mẹ con chỉ dựa trên sự thoả thuận, tựnguyện của các đương sự mà không có một quyết định hoặc một bản án của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền Như vậy, quan hệ vật chất và quan hệ hình thức trong việc xác
định cha, mẹ, con có mối liên hệ qua lại, mật thiết với nhau
- Can cit vào y chi cua các chu thé, quan hệ về xác định cha, mẹ, con bao gôm:Quan hệ tự nguyện nhận cha, mẹ, con được tiến hành tại cơ quan hành chính nhà nước(UBND) và quan hệ tranh chấp xác định cha, mẹ, con được tiến hành tại co quan tupháp (TAND)
Quan hệ tự nguyện nhận cha, mẹ con bao gồm: Quan hệ giữa chủ thế nhận cha,
me, con và chủ thể được nhận là cha, me, con; quan hệ về thủ tục xác định cha, mẹ, con
giữa các đương sự với cơ quan hành chính nhà nước (UBND)
Quan hệ tranh chấp xác định cha, mẹ, con bao gồm: Quan hệ giữa chủ thể xác
định cha, mẹ, con và chủ thể được xác định tư cách cha, me, con; quan hệ về thủ tục xác
định cha, mẹ, con giữa các đương sự với cơ quan tư pháp (TAND)
Theo cách phân loại này, quan hệ về xác định cha, mẹ, con có đặc điểm sau:Quan hệ tự nguyện nhận cha, mẹ, con thường được giải quyết một cách nhanh chóng
thuận lợi hơn so với quan hệ tranh chấp xác định cha, mẹ, con Bởi vì, việc xác địnhcha mẹ, con dựa trên cơ sở tự nguyện giữa các đương sự thì pháp luật chỉ quan tâm đặcbiệt đên ý chí của các bên dương sự mà không coi trọng chứng cứ chứng minh quan hệcha con, mẹ con Việc cung cấp chứng cứ trong trường hợp này là không bat buộc
Quan hệ tranh chấp cha, mẹ, con thường phức tạp hơn rất nhiều so với quan hệ tựnguyện nhận cha, mẹ, con Việc xác định cha, mẹ, con khi các bên không có sự tự
nguyện thì việc cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu xác định hoặc xác địnhlại tư cách cha, mẹ, con là bắt buộc Do tính chất đặc trưng của quan hệ này thì chứng
cứ chứng minh có hay không có tư cách cha, mẹ, con là không nhiều thông thường lànhững chứng cứ gián tiếp, sức thuyết phục không cao Mặt khác, quan hệ tranh chấp xácđịnh cha, mẹ, con thường xảy ra sau một khoảng thời gian dài kể từ khi đứa con đượcsinh ra: các đương sự không tự nguyện hợp tác nên việc thu thập chứng cứ là rất khókhăn Chính vì vậy, việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này kéo dài hơn; việc
Trang 37xác định đương sự có hay không có tư cách cha, mẹ con khó khan hơn nhiều so với
quan hệ tự nguyện nhận cha, me, con
- Căn cứ vào tu cách chủ thể, quan hệ tự nguyện xác định cha, mẹ, con bao gom:
Quan hệ giữa mot người dan ông, moi người phụ nữ tự nguyện nhận một người là con
của mình: quan hệ giữa một người đã thành niên tự nguyện nhận một người còn sống là
cha, mẹ của mình; quan hệ giữa một người đã thành niên tự nguyện nhận một người đãchết là cha, mẹ cua mình
Theo cách phân loại nay, quan hệ về xác định cha mẹ, con có chung một đạc
điểm là các bên chủ thể tự nguyện nhận cha, mẹ, con Tuy nhiên xét cụ thể từng quan
hệ thì mỗi quan hệ tự nguyện nhận cha, me, con cũng có những nét khác biệt nhất định
Về nguyên tác một người đàn ông một người phụ nữ nhận một người là con của mình
sẽ không có gì khác biệt với việc một người đã thành niên nhận một người khác là cha,
là mẹ của mình Bởi vì cha mẹ nhận con hay con nhận cha, mẹ đều là xác định tư cáchcha, mẹ, con và đều dẫn tới hậu quả pháp lý là phát sinh quan hệ cha con mẹ con Một
người chủ động nhận con của mình hoặc một người chủ động nhận một người là cha,
mẹ của mình thì trước tiên người đó phải thể hiện ý chí tự nguyện nhận con, nhận cha,
nhận mẹ; cung cấp chứng cứ chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan
hệ cha con, mẹ con (việc cung cấp chứng cứ này là không bát buộc) Tuy nhiên, haiquan hệ về tự nguyện nhận cha, mẹ, con này cũng có điểm khác nhau cơ bản:
Việc tự nguyện nhận con phải được người được nhận đồng ý nếu họ là người đãthành niên Nêu người được nhận là người chưa thành niên thì phải có sự đồng ý củangười hiện đang là mẹ, là cha Tức là, người được nhận phải là người còn sống vào thời
điểm được nhận là con Như vậy, việc một người nhận một người là con của mình luôn phải thể hiện ý chí của cả hai bên chủ thể trong mối quan hệ đó (có thể có sự thể hiện ýchí của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan)
Việc tự nguyện nhận cha, mẹ, về nguyên tác, phải được bên được nhận đồng ý
Tuy nhiên, con đã thành niên nhận cha, mẹ được chấp nhận cả trong trường hợp người
được nhận là cha mẹ đã chết Trong trường hợp này chỉ có sự thể hiện ý chí của một
bên chủ thể là người nhận cha, mẹ Mặt khác, với tư cách là người chủ động nhận cha,
mẹ cho mình thì người con đã thành niên không bị phụ thuộc vào ý chí của người hiện
đang là mẹ, là cha của mình
Trang 38- Căn cứ vào tr cách chủ thé, quan hệ tranh chấp vác định cha, mẹ, con bao
gom: Quan hệ xác định cha cho con theo yêu cầu của người con đã thành niên: quan hệxác định con cho cha theo yêu cầu của người cha: quan hệ xác định cha cho con theoyêu cầu của người mẹ hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên: quan hệ xácđịnh mẹ cho con theo yêu cầu của con đã thành niên; quan hệ xác định con cho mẹ theoyêu cầu của mẹ; quan hệ xác định mẹ cho con theo yêu cầu của người cha hoặc ngườigiám hộ cua người con chưa thành niên; quan hệ xác định con cho me mẹ cho con chacho con, con cho cha theo yêu cầu của một số tổ chức xã hội mà pháp luật qui định
nhàm bảo vệ quyền lợi cho người chưa thành niên hoặc người đã thành niên mất năng
lực hành vi dân sự; quan hệ xác định lại tư cách cha, con trong quan hệ cha con hoặc tưcách mẹ con trong quan hệ mẹ con theo yêu cầu của người hiện đang là cha là mẹ
Theo cách phân loại này, quan hệ tranh chấp xác định cha, mẹ, con có chung
một đặc điểm là các bên có sự tranh chấp trong việc xác định tư cách cha mẹ con Xác
định cha cho con hay xác định con cho cha thì cũng nhằm mục đích xác định tư cáchcha, con; xác định con cho mẹ hay xác định mẹ cho con thì đều nhằm mục đích xácđịnh tư cách mẹ, con và đều dẫn đến hậu quả pháp lý là làm phát sinh quan hệ cha con,
mẹ con Người chủ động yêu cầu xác định cha, mẹ, con sẽ là nguyên đơn; người bị yêu
cầu xác định cha, mẹ, con là bị đơn trong vụ án về xác định cha, mẹ, con Phụ thuộc vào
tư cách của từng chủ thể, cũng như nội dung của quan hệ thì việc xác định cha, mẹ, con
trong từng mdi quan hệ có những nét khác biệt nhất định:
Thứ nhất, người đàn ông yêu cầu xác định một người là con của mình Người
đàn ông này phải chủ động thể hiện ý chí muốn xác lập quan hệ cha con với người được
xác định Người yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh có quan hệ cha con
về mặt huyết thống với người được xác định Nếu người được yêu câu là người đã thành
niên thì người này có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ phản bác lại yêu cầu của nguyên đơn.Nêu người được yêu cầu là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất nănglực hành vi dân sự thì nghĩa vụ này thuộc về người đại diện hợp pháp Người yêu cầutrong quan hệ này, xét về mặt tâm lý, là người có niềm tin nội tâm rất lớn để chắc chắn
về quan hệ mà họ xác định Những chứng cứ mà họ đưa ra sẽ gắn liền với những hành
vi, những sự kiện mà họ tin rằng chính họ là người trong cuộc để tạo nên những sự kiện
đó Vì vậy, những chứng cứ đó sẽ mang tính “trực tiếp” hơn so với chứng cứ của người
được xác định là con Bởi vì, người được xác định là con họ luôn ở thế bị động Những
Trang 39chứng cứ mà họ đưa ra thông thường là gián tiếp Một điều đặc biệt lưu ý là việc xác
định tư cách cha, con luôn phải thông qua quan hệ mẹ con Tính chất bác cầu này sẽ dễdang hơn nêu đang có một quan hệ mẹ con về mat pháp lý Người cha (người đang yêu
cầu) chỉ cần chứng minh rằng mình có thời kỳ hôn nhân với người mẹ của người màmình đang yêu cầu xác định là con của mình trong khoảng thời gian người con đó được
người mẹ có thai hoặc sinh ra; hoặc người cha chứng minh mình là người thiết lập nên
quá trình sinh de của người mẹ người con đó Tức là người cha chứng minh trong thời
kỳ có thể thụ thai người con thì họ và người mẹ người con đã có quan hệ tình dục và
người con là kết quả của quan hệ tình dục đó Nếu người con đang không tồn tại quan
hệ me con về mat pháp lý thì việc người cha yêu cầu xác định con cho mình sẽ khó
khan hon, vì người cha còn phải chứng minh cả sự kiện sinh đẻ của người mẹ người con
trước khi chứng minh mình là cha của người con đó
Thứ hai, người đã thành niên yêu cầu xác định một người là cha của mình thìngười yêu câu (người con) phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh là có quan
hệ cha con với người được yêu cầu Như chúng tôi đề cập đến ở phần trên thì nhữngchứng cứ của người con đưa ra thường là gián tiếp, sức thuyết phục không cao Thôngthường, việc cung cấp chứng cứ này của người con có thể thông qua quan hệ mẹ con
đang tôn tại Người mẹ người con sẽ là một trong những nhân chứng để chứng minh có
hay không có quan hệ cha con giữa con mình với người đàn ông được xác định là cha
Thứ ba, việc xác định cha cho con theo yêu cầu của người con khác biệt với việc
xác định me cho con theo yêu cầu của người con ở chế: Nếu xác định cha thì người conphải chứng minh rằng người cha có thời kỳ hôn nhân với người mẹ, là người tạo nên quátrình sinh đẻ của người mẹ, là người đã quan hệ tình dục với người mẹ trong thời gianthụ thai người con và người con đã được người mẹ sinh ra Cũng như trường hợp trênviệc xác định cha luôn cân phải thông qua quan hệ mẹ con Nhưng việc xác định mẹ thìchỉ cân chứng minh có sự kiện sinh đẻ của người mẹ là đủ Trong trường hợp này, thời
kỳ hôn nhân của người mẹ không đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tư cách
mẹ, con Việc xác định tư cách me, con luôn tồn tại chứng cứ trực tiếp, đó là sự kiện
sinh đẻ Bên cạnh đó, người con phải chứng minh được ràng, mình chính là đứa trẻ mà
người mẹ đó đã sinh ra
Thứ tư, việc xác định cha cho con theo yêu cầu của người mẹ, người giám hộ
hoặc của tổ chức xã hội mà pháp luật qui định cũng có sự khác biệt với trường hợp xác
Trang 40định mẹ cho con theo yêu cau của người cha, người giám hộ hoặc của tổ chức xã hội mà
pháp luật qui định Nếu người mẹ là người chủ động xác định cha cho người con của
minh thì người mẹ sẽ là người cung cấp được nhiều chứng cứ để chứng minh có quan hệcha con Người mẹ sẽ chứng minh mình và người được yêu cầu là cha của đứa con đã có
quan hệ tình dục trong khoảng thời gian người con được thụ thai Nhưng nếu người yêu
cầu là người giám hộ hoac là tổ chức xã hội thì việc cung cấp chứng cứ sẽ khó khan hơnrat nhiêu để chứng minh có quan hệ cha con Đối với trường hợp xác định mẹ cho con
mà người cha là người chủ động yêu cầu thì cũng tương tự như trên, người cha là người
trong cuộc nên việc cung cấp chứng cứ sẽ dễ dàng hơn và chính xác hơn so với người
giám hộ hoặc các tổ chức xã hội khác Tuy nhiên trong việc xác định mẹ cho con,
người cha chi can chứng minh người được xác định là me đã sinh ra chính người con do
Như vậy, trong các trường hợp này mục đích cuối cùng là giống nhau, đều là
nham xác định tư cách cha, mẹ, con Tuy nhiên, tư cách chủ thể và phương thức tiếp cận
để xác định cha, mẹ, con là khác nhau Sự khác biệt lớn nhất là giữa các trường hợp xác
định quan hệ cha con và xác định quan hệ mẹ con
Đối với quan hệ xác định lại tư cách cha, mẹ, con theo yêu cầu của người hiệndang là cha mẹ có sự khác biệt cơ bản đối với các trường hợp trên ở chỗ: người yêu cầuxác định lại sẽ phải chứng minh ngược lại rằng không có quan hệ cha con mẹ con vềmặt huyết thống Quan hệ đang tồn tại là chỉ là quan hệ về mặt pháp lý Trong trườnghợp này, yếu tố về mặt pháp lý bi xem xét lại để xác định có trùng với yếu tố về mat
huyết thống hay không
Quan hệ xác định lại tư cách cha, con trong quan hệ cha con đang tồn tại có thể
do người chồng trong quan hệ hôn nhân hợp pháp yêu cầu hoặc do người đàn ông đãđược xác định là cha của người con ngoài giá thú yêu cầu Phương thức chứng minh của
những chủ thể này về cơ bản là giống nhau Họ đều phải chứng minh trong thời gian có thể thụ thai người con, họ không có quan hệ tình dục với mẹ của đứa con đó Nếu không
đủ chứng cứ chứng minh thì họ vẫn là cha của người con đó Quan hệ xác định lại tư
cách mẹ, con trong quan hệ mẹ con đang tồn tại thì người yêu cầu có thể là người vợ
trong quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc người phụ nữ đang là mẹ của người con ngoài
giá thú Phương thức chứng minh của những chủ thể này về cơ bản cũng giống nhau Họ
đều phải chứng minh mình không phải là người sinh đẻ ra người con đó; người con đó là
không phải là đứa trẻ mà người mẹ đã sinh ra Như vây, quan hệ xác định lại tư cách