LỜI CÁM ƠN. Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập lớp Kế toán viên đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô nên đề tài nghiên cứu của tôi mới có thể hoàn thiện tốt đẹp. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô – người đã trực tiếp giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt bài tiểu luận này trong thời gian qua. Trong quá trình thực hiện bài viết không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót về chủ quan, khách quan. Tôi mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý chân thành của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Học viên DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT QLNN Quản lý nhà nước HSSV Học sinh sinh viên BHYT Bảo hiểm y tế PHHS Phụ huynh học sinh BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội BHNT Bảo hiểm nhân thọ CSSK Chăm sóc sức khỏe NSNN Ngân sách nhà nước LỜI NÓI ĐẦU Theo quy định, bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc toàn dân, vậy nên tất cả học sinh, sinh viên đều có quyền và nghĩa vụ tham gia BHYT. Tuy nhiên, hiện nay, công tác triển khai thực hiện chính sách này trong đối tượng học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong những năm qua, công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe học sinh sinh viên (HSSV) luôn được Ðảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ðể hoàn thành bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) đến 100% HSSV, hơn lúc nào hết cần sự chung sức, đồng lòng của gia đình, nhà trường, các cấp, các ngành và toàn xã hội để thế hệ trẻ Việt Nam được hưởng một nền giáo dục toàn diện. Để hướng đến mục tiêu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT, bên cạnh nỗ lực của ngành Bảo hiểm cần phải có những giải pháp quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của nhà trường và xã hội. Theo Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020”, thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, BHYT là trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân, do đó cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Nhưng hiện nay, một số cơ sở giáo dục vẫn chưa quyết liệt trong việc vận động học sinh, sinh viên, phụ huynh, dẫn đến việc nhiều người không tự giác tham gia BHYT. Trong chuyên đề này tôi xin trình bày về chủ đề “Một số khó khăn của kế toán trong quá trình thu BHYT của học sinh tại trường tiểu học L”
Trang 1MỤC LỤC
2.3.1 Nguyên nhân dẫn đến tình huống 9
Phần 3 – Xây dựng phương án giải quyết tình huống 10
3.2 Phương án giải quyết tình huống 10
Đồng Nai, ngày 03 tháng 9 năm 2021
Trang 2LỜI CÁM ƠN.
Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập lớp Kế toán viên đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô và bạn bè
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô nên đề tài nghiên cứu của tôi mới có thể hoàn thiện tốt đẹp
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô – người đã trực tiếp giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt bài tiểu luận này trong thời gian qua
Trong quá trình thực hiện bài viết không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót về chủ quan, khách quan Tôi mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý chân thành của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bài viết được hoàn chỉnh hơn
Xin chân thành cảm ơn !
Học viên
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 3QLNN Quản lý nhà nước
HSSV Học sinh sinh viên
PHHS Phụ huynh học sinh
BHNT Bảo hiểm nhân thọ
NSNN Ngân sách nhà nước
LỜI NÓI ĐẦU
Theo quy định, bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc toàn dân, vậy nên tất cả học sinh, sinh viên đều có quyền và nghĩa vụ tham
Trang 4gia BHYT Tuy nhiên, hiện nay, công tác triển khai thực hiện chính sách này trong đối tượng học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Trong những năm qua, công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe học sinh sinh viên (HSSV) luôn được Ðảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Ðể hoàn thành bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) đến 100% HSSV, hơn lúc nào hết cần sự chung sức, đồng lòng của gia đình, nhà trường, các cấp, các ngành và toàn
xã hội để thế hệ trẻ Việt Nam được hưởng một nền giáo dục toàn diện
Để hướng đến mục tiêu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT, bên cạnh nỗ lực của ngành Bảo hiểm cần phải có những giải pháp quyết liệt, đồng
bộ, hiệu quả với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của nhà trường và xã hội
Theo Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế giai đoạn 2012 - 2020”, thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, BHYT là trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân, do đó cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị Nhưng hiện nay, một số cơ sở giáo dục vẫn chưa quyết liệt trong việc vận động học sinh, sinh viên, phụ huynh, dẫn đến việc nhiều người không tự giác tham gia BHYT
Trong chuyên đề này tôi xin trình bày về chủ đề “Một số khó khăn của kế toán trong quá trình thu BHYT của học sinh tại trường tiểu học Lê Thị Vân”
Trang 5I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
I.1 Hoàn cảnh xảy ra tình huống
Thực hiện chính sách an sinh xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững; Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 583/QĐ-TTg, phê duyệt đề án thực hiện
lộ trình tiến tới Bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và
2015 - 2020 Làm tốt công tác BHYT trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Theo đó, bảo hiểm y tế học đường cần được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới học sinh, sinh viên các cấp
Học sinh, sinh viên là lứa tuổi tràn đầy sức sống, tưởng chừng như không cần quan tâm chăm sóc sức khỏe, song ít ai chắc chắn rằng, trong quá trình vui chơi, tập thể dục hay hoạt động ngoại khóa lại không xảy ra rủi ro, té ngã, Hơn nữa, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, tồn dư hóa chất trong thực phẩm ăn uống hàng ngày khiến các em không tránh khỏi nguy cơ rình rập bệnh hiểm nghèo
Với ý nghĩa cộng đồng và nhân đạo, Bảo hiểm y tế (BHYT) giúp san sẻ gánh nặng viện phí nếu trường hợp học sinh, sinh viên mắc bệnh, điều trị lâu dài hay gặp tai nạn rủi ro có hoàn cảnh khó khăn
I.2 Mô tả tình huống
Bà Châu là kế toán của Trường Tiểu học Lê Thị Vân đã thông báo về kế hoạch đóng BHYT đối với giáo viên chủ nhiệm toàn trường vào đầu năm học Giáo viên chủ nhiệm của tất cả các lớp cũng đã phổ biến đến toàn thể học sinh và phụ huynh về việc đóng BHYT bắt buộc đối với toàn bộ các học sinh trong nhà trường
Tuy nhiên đến giữa tháng 12, việc triển khai thu BHYT của kế toán vẫn gặp phải một số khó khăn, đó là một số phụ huynh không đồng ý tham gia đóng BHYT cho con em mình, làm cho việc thu và nộp BHYT cho BHXH tỉnh Đồng Nai không đúng và đủ theo kế hoạch đã trình
Cả trường có 20 học sinh vẫn chưa tham gia BHYT Cụ thể:
Khối lớp Một có ba em là:
1 Nguyễn Thị Kim Cương
2 Nguyễn Văn Cường
3 Phan Văn Quốc Đại
Khối lớp Hai có năm em là:
Trang 61 Nguyễn Ngọc Tiền
2 Nguyễn Thị Như Quỳnh
3 Trần Thanh Kiệt
4 Nguyễn Thị Quỳnh Hương
5 Võ Thị Trâm Anh
Khối lớp 3 có sáu em là:
1 Trần Thị Cẩm Nhung
2 Nguyễn Đoàn Phương Linh
3 Châu Kiều Bảo Trâm
4 Lê Thị Uyên Nhi
5 Huỳnh Hiếu Nghĩa
6 Trần Ngọc Ánh
Khối lớp Bốn có bốn em là:
1 Võ Thị Loan Anh
2 Nguyễn Thanh Ngọc
3 Trần Tuấn Kiệt
4 Lê Gia Hưng
Khối lớp Năm có hai em là:
1 Kim Ngọc Đình Hiếu
2 Nguyễn Thị Hải Yến
Và trước tình hình này, kế toán đang gặp khó khăn trong việc thu nộp BHYT lên cấp trên
II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1 Cơ sở lý luận
Bảo hiểm y tế toàn dân là chính sách xã hội quan trọng hàng đầu, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng, luôn đề cao trong hệ thống chính sách An sinh
xã hội Đây là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng thể hiện tính nhân đạo, nhân văn và tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp Đồng thời thể hiện sự quan tâm của
Trang 7Đảng và Nhà nước nhằm hướng tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe (CSSK), góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân
10 năm qua, tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng từ 45% (năm 2009) lên 89,6% (tháng 6/2019) vượt chỉ tiêu mà Thủ tướng Chính phủ giao là 88,1% Trong đó người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội đã được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ mức đóng BHYT
Trang 8Hiện chỉ còn hơn 10% dân số (khoảng 10 triệu người) chưa có BHYT, thuộc nhóm tham gia theo hộ gia đình, làm nông lâm ngư nghiệp có mức sống trung bình, người lao động trong doanh nghiệp tư nhân và sinh viên Theo Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh: Thực hiện KCB bằng thẻ BHYT giúp người nghèo và cận nghèo bớt đi gánh nặng chi tiêu cho gia đình khi ốm đau, tai nạn Hiện nay, ở nước ta tỷ lệ chi trả chi phí
y tế từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ giảm từ 49% năm 2012 xuống còn khoảng 40% và đang phấn đấu đạt dưới 30% vào năm 2025 Đây là kết quả
có được từ chính sách BHYT và là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe Với nhiều lợi ích và được sự quan tâm chỉ đạo, định hướng của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của các
bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là sự nỗ lực của hệ thống BHXH, số người tham gia BHYT ở nước ta ngày càng tăng cao
Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 có trên 90,7% dân số tham gia BHYT, Bộ Y tế đã có văn bản tăng cường truyền thông về chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế (BHYT) gửi UBND tỉnh, thành phố trên cả nước
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh chỉ đạo Sở Y tế, bảo hiểm xã hội (BHXH) các tỉnh, thành phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho UBND xây dựng kế hoạch truyền thông, tuyên truyền về BHYT; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân tham gia BHYT gắn với thực hiện chỉ tiêu phát triển BHYT được Thủ tướng Chính phủ giao
Trong đó, cần tuyên truyền để 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT, tăng tỷ lệ hộ gia đình tham gia BHYT với toàn bộ thành viên Giao Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về BHYT, khám, chữa bệnh Tăng cường thanh tra, kiểm tra phòng chống hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh
BHXH Việt Nam đặt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông BHYT, hướng người tham gia BHYT khám, chữa bệnh BHYT tại tuyến y tế
cơ sở để được chăm sóc sức khỏe kịp thời, giảm các chi phí hành chính, đồng thời phối hợp với ngành Y tế nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế tuyến
cơ sở, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện cấp thẻ BHYT điện tử nhằm giúp người tham gia BHYT tiếp cận dịch vụ được dễ dàng và thuận tiện ngay từ tuyến y tế cơ sở, vì mục tiêu phát triển BHYT toàn dân bền vững
Trang 92.2 Cơ sở pháp lý
Chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) đã được triển khai thực hiện từ năm
1992 bằng việc ban hành các nghị định của Chính phủ về thực hiện BHYT Năm 2008, Luật BHYT đã được Quốc hội khóa 12 thông qua Ngày 16/6/2009, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 823/QĐ-TTg về việc lấy ngày 1/7 hằng năm là “Ngày BHYT Việt Nam”
Luật BHYT năm 2014 quy định các cơ sở giáo dục có trách nhiệm lập danh sách học sinh, sinh viên tham gia BHYT Về trách nhiệm thu BHYT của các trường học, Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT đã quy định: cơ sở giáo dục thu tiền đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng của học sinh, sinh viên 06 tháng hoặc 01 năm/ lần nộp vào Quỹ BHYT
Tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định trích để lại cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có đủ điều kiện theo quy định của
Bộ Y tế để mua thuốc, vật tư y tế tiêu hao, trang thiết bị và dụng cụ y tế thông thường để tổ chức khám, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em, học sinh, sinh viên
Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/05/2016 của liên Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể, chi tiết các nội dung của y tế trường học
Căn cứ văn bản số 1026/BHH-QLT ngày 20/8/2020 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai về việc hướng dẫn thực hiện BHYT-HSSV năm học 2020-2021
Căn cứ văn bản số 689/PGDĐT-PT ngày 27/8/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Biên Hòa về việc thực hiện BHYT học sinh tại trường học năm học 2020-2021
2.3 Phân tích tình huống.
Từ năm học 2013-2014, tôi được phân công về công tác kế toán tại trường Tiểu học Lê Thị Vân Qua bảy năm công tác tại trường, nhận thấy được nhiều khó khăn của của dân địa phương, và nhất là sự thiệt thòi của những học sinh nơi đây BHYT toàn dân là một chủ trương lớn, nhằm thực hiện chính sách an sinh xã hội Tuy nhiên, làm sao để chủ trương và chính sách này đi vào trong dân, góp phần thay đổi nhận thức của mọi người, góp phần giúp đỡ những gia đình khó khăn khi gặp phải bệnh tật,… nhất là với học sinh – lứa tuổi cần phải bảo vệ và chăm sóc nhiều nhất là việc cần phải tìm biện pháp để thực hiện cho bằng được Nhận định, cho dù khó khăn đến mấy thì cũng có thể khắc phục được nếu ta tìm ra giải pháp phù hợp Với vai
Trang 10trò là một kế toán, có nhiều năm trong nghề, cùng với lòng yêu thương các
em, bản thân đã suy nghĩ tìm mọi phương cách để vận động học sinh của trường tham gia mua BHYT đạt tỷ lệ cao nhất có thể, góp phần nào giúp đỡ cho các em tránh rủi ro, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương nghị quyết của Đảng, nhiệm vụ của ngành và hơn nữa chính là tạo tiền đề nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản cho trường trong các năm sau trong khâu vận động mua Bảo hiểm y tế
2.3.1 Nguyên nhân dẫn đến tình huống
Thứ nhất: Mặc dù, Luật BHYT quy định BHYT học sinh là hình thức bắt buộc, tuy nhiên vẫn chưa có biện pháp chế tài xử lý cụ thể đối với nhóm học sinh khi không tham gia BHYT Do đó, các cơ sở giáo dục vẫn chưa có biện pháp ràng buộc học sinh phải tham gia BHYT, dẫn đến tỷ lệ tham gia BHYT học sinh còn hạn chế
Thứ hai: Điều kiện hoàn cảnh kinh tế của nhiều hộ gia đình có con em là học sinh còn khó khăn
Thứ ba: Nhận thức của một số học sinh cũng như phụ huynh học sinh cho rằng con em họ ít ốm đau nên không tham gia BHYT
Thứ tư: Mức đóng BHYT học sinh hàng năm tăng do mức lương cơ sở điều chỉnh tăng sẽ là khó khăn đối với những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đông con đi học
Thứ năm: Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT học sinh ở một số nhà trường còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức; một bộ phận học sinh chưa hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi và ý nghĩa của việc tham gia BHYT
Thứ sáu: Hoạt động y tế tại các trường học đạt hiệu quả chưa cao, hầu hết các trường chưa có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm có đủ điều kiện theo quy định để được trích kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu; các trường còn lúng túng trong quản lý và sử dụng số kinh phí được trích chuyển tại nhà trường
Ngoài lý do hệ thống văn bản hướng dẫn thu BHYT và những sửa đổi,
bổ sung ra chậm, mức thu còn cao hơn những năm học trước, nguyên nhân chủ yếu mà Nhà trường nắm bắt được từ các cuộc họp phụ huynh là chất lượng phục vụ cho bệnh nhân tham gia BHYT của những năm trước chưa tốt, ảnh hưởng đến uy tín, làm mất lòng tin trong nhân dân; việc xin chuyển viện đối với bệnh nhân mang trọng bệnh còn rất khó khăn, nhiều người muốn khám tổng thể thì phải đi nhiều lần, nhiều ngày, khi đi điều trị từ kim tiêm
Trang 112.3.2 Hậu quả của tình huống
- Khi các bạn học sinh xảy ra tai nạn bất ngờ phải đi viện, không có BHYT chi trả thì gia đình phải tự chi trả toàn bộ các chi phí liên quan, đây là một gánh nặng về tài chính mà gia đình cha mẹ học sinh phải hứng chịu
- Các học sinh không có BHYT sẽ không được bảo vệ sức khỏe tốt nếu phải thường xuyên đi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế
- Nhà trường không đạt mục tiêu thu BHYT theo kế hoạch đề ra
III XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
3.1 Mục tiêu
Học sinh toàn trường tham gia BHYT trên tinh thần tự nguyện và tích cực
Cha mẹ học sinh hiểu được lợi ích của việc tham gia BHYT
Công tác thu BHYT được diễn ra đúng kế hoạch thu ngay từ đầu năm Các em sẽ được chăm sóc sức khỏe tốt nếu chẳng may bị ốm đau bệnh tật;
Thực hiện thắng lợi chủ trương nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước và kế hoạch của Ngành về công tác BHYT;
Góp phần từng bước chuyển biến nhận thức của cộng đồng dân cư về công tác an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước nói chung, của công tác BHYT nói riêng
Tạo sự lan tỏa trong toàn trường, lan tỏa ra cộng đồng dân cư về việc mua BHYT Từ đó, tạo đà và động lực cho việc vận động mua BHYT cho các năm tiếp theo
3.2 Phương án giải quyết tình huống
3.2.1 Phương án 1: Nhà trường phối hợp với BHXH huyện tăng cường
cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp thẻ BHYT, phối hợp với ngành y tế
tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các bạn học sinh
3.2.2 Phương án 2: Nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền phổ
biến tầm quan trọng của BHYT đối với việc bảo vệ sức khỏe cho con em, để các bậc phụ huynh hiểu và nắm rõ được những mặt tích cực khi tham gia BHYT và tự nguyện mua BHYT cho con em mình Đồng thời vận động các mạnh thường quân hỗ trợ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em có thể tham gia BHYT